Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Tài liệu tối mật: Chính Nga chủ mưu ám sát Tổng thống Kennedy - Giải mật hội nghị Thành Đô CSVN bán nước cho Tàu
03.11.2017

Chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt tài liệu mật liên quan vụ ám sát Tổng thống John Kennedy, trong đó có tài liệu mật nghi Nga chủ mưu ám sát Tổng thống Kennedy.

Image result for top secret

Điệp viên KGB Nosenko - Ảnh: Reuters
TheoNewsweekngày 27,7, trong loạt tài liệu giải mật ngày 24.7 có những biên bản và băng ghi âm của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) phỏng vấn Yuri Nosenko, một cựu điệp viên của Cơ quan tình báo Liên Xô (KGB) đào ngũ qua Mỹ và bị bắt giam, sau khi Nosenko nói có biết thông tin về sát thủ Lee Harvey Oswald dính líu với âm mưu Nga ám sát Kennedy. 

Nosenko là điệp viên KGB chịu bị tù để phá cựu đồng nghiệp

Nosenko nói sát thủ Oswald từng bị theo dõi trong một chuyến đi Liên Xô, nhưng hắn không được Liên Xô tuyển dụng làm điệp viên ngầm. Nosenko còn cho biết Anatoliy Golitsyn, một tay KGB khác bỏ trốn qua Mỹ thật ra là một điệp viên hai mang do Moscow cài cắm.

Cả hai cựu điệp viên KGB tố cáo lẫn nhau là cố tình phát tin nhiễu cho Liên Xô. Các lời khai của Nosenko bị đánh dấu “không đáng tin cậy” trong các hồ sơ về vụ ám sát Kennedy. Tuy nhiên chỉ huy phản gián của CIA lúc đó, James Angleton quan tâm đặc biệt đến tay KGB đào ngũ này.

Angleton rất tin Nosenko đang ráng lừa CIA, bằng cách bôi bác tay KGB đào ngũ Golitsyn, một điệp viên đáng tin cậy hơn của KGB, và nhằm che giấu mối liên quan giữa sát thủ Oswald với Liên Xô.

Golitsyn từng khai với Angleton: Moscow sẵn sàng cử điệp viên hai mang để đập tan những lời khai của ông, và Nosenko là một trong số điệp viên hai mang đó.

Nosenko bác bỏ, nói Golitsyn mới đúng là gián điệp hai mang.

Nosenko bị biệt giam suốt 3 năm rưỡi

CIA từng nhốt Nosenko nhiều năm, nghi ông ta toan phá hoại những lời khai của các cựu đồng nghiệp và giấu thông tin nội bộ về âm mưu ám sát Kennedy của Liên Xô.

Nosenko cũng nói ông ta có trí nhớ kém, nên ông ta không thể trả lời những câu hỏi của CIA về những cái tên, vị trí và các sự kiện liên quan thời gian ông ta làm việc cho KGB.

Việc Nosenko không thể nhớ gì khiến CIA nghi ngờ, và họ cho ông ta biết có thể bị tù suốt 25 năm, nếu ông ta không khai nhận ý đồ trốn qua Mỹ là có chủ ý trở thành điệp viên hai mang.

Cuối cùng, Angleton bỏ tù biệt giam Nosenko suốt 3 năm rưỡi, từ năm 1964 đến 1967. Sau khi được thả, Nosenko được miễn tội năm 1969 và sau này qua đời năm 2008.

Việc CIA đối xử cứng rắn với Nosenko được nhắc đến trong báo cáo Những viên ngọc gia đình (1973) đề cập những hành xử độc ác của Cục tình báo trung ương Mỹ.

Báo cáo này có sự hỗ trợ của Giám đốc CIA lúc đó là William Colby, và được công bố năm 2007.

Theo đó,Nosenko bị cấm mọi hoạt động, không hề được gặp người khác trong thời gian bị biệt giam.

Ông ta còn bị tiêm ma túy đến mức gần chết, theo lời khai của ông ta trong một tài phim tài liệu.

Cựu giám đốc CIA Richard Helms phủ nhận thông tin Nosenko bị tra tấn trong thời gian bị giam nhốt, nhưng người kế nhiệm Stansfield Turner vẫn lên án việc ngược đãi Nosenko trong báo cáo Những viên ngọc của gia đình.

Cho đến nay, vẫn còn tranh luận có phải Nosenko tiếp tục làm việc cho KGB vào lúc bị CIA bắt hay không.

Cũng có thắc mắc: ông ta giấu thành công sự dính líu của Liên Xô trong vụ sát thủ Oswald ám sát Tổng thống Kennedy ?

Đó là một giả thiết, mà tổ chức chính phủ minh bạch MuckRock xác định là không thể loại trừ, dựa theo những cuộc điều tra của CIA.

Fidel Castro biết sát thủ Oswald?

Dù Angleton nghi ngờ, CIA và FBI không tin Liên Xô đứng sau vụ ám sát Kennedy, kết luận sát thủ Oswald hành động một mình.

Tên này từng là lính thủy đánh bộ Mỹ, bỏ trốn qua Liên Xô năm 1959 làm công nhân.

Ở Liên Xô, hắn muốn từ bỏ quốc tịch Mỹ và lấy một cô gái Nga làm vợ. Cô này có bác là đại tá tình báo Liên Xô.

Năm 1961, Oswald mới trở về Mỹ, nhiều lần một mình biểu tình công khai ủng hộ Cuba. Hắn còn đánh nhau với những kẻ chống Cuba. CIA theo dõi hắn và phát hiện hắn đến Sứ quán Cuba và Sứ quán Liên Xô tại Mexico nhiều lần (từ ngày 27.9 đến ngày 2.10.1963) để xin visa thăm Cuba nhưng không được.  

Ngày 22.11. 1963, Oswald bắn chết Kennedy, trong lúc đoàn xe chở tổng thống đang diễu hành trên đường phố Dallas (Texas) trước khi hắn bị bắt.

Hai ngày sau, chủ hộp đêm Jack Ruby bắn chết Oswald. Ruby bị buộc giết người, kháng án nhưng chết vì bịnh ung thư phổi hồi năm 1967, trong lúc ông ta chờ ra phiên tòa mới.

Sát thủ Oswald trước khi bị Ruby bắn chết 

Trong cuốn sách Những bí mật của Castro, CIA và cỗ máy tình báo Cuba, cựu nhân viên CIA Brian Lattel nêu cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro biết trước vụ ám sát Kennedy.

Lattel viết vào sáng 22.11.1963, Fidel ra lệnh cho Florentino Aspillaga (một cựu quan chức của Cơ quan tình báo Cuba - DGI) ngưng nghe lén các cuộc liên lạc radio của CIA, để tập trung “vào từng chi tiết nhỏ nhất ở Dallas”.

Khoảng 3 giờ sau, Aspillaga bị sốc khi báo cáo vụ ám sát Kennedy. Năm 1987, ông ta trốn qua Mỹ, Lattel đã tìm gặp và được nghe ông ta nói: “Castro biết trước Kennedy sẽ bị giết”.

Lattel còn dẫn báo cáo của đặc vụ Cảnh sát liên bang Mỹ (FBI) Jack Childs được cài sâu vào hàng ngũ Đảng Cộng sản Mỹ, nêu trong một cuộc họp diễn ra 5 tháng sau cái chết của Kennedy, Fidel công nhận Oswald, kẻ ám sát Kennedy:

Hồi tháng 9 và 10.1963, khi bị Sứ quán Cuba tại Mexico không cấp visa thăm Cuba cho Oswald, hắn nói với các nhân viên ở đó rằng sẽ giết Kennedy để chứng tỏ hắn là cảm tình viên của Cuba. 

Childs kể Fidel cho ông ta biết: “Oswald xộc vào Sứ quán, xin cấp visa và khi bị từ chối đã hét: “Ta sẽ giết Kennedy cho mà xem !”.

Lattel viết: “Castro biết ý đồ của Oswald và không làm gì để ngăn chặn”.

Theo tài liệu của CIA được giải mật, vào ngày 1.1.1962, người Cuba còn làm lễ khiêng quan tài giả của Kennedy.

“3 phát vào mặt”

Lúc sinh thời, Fidel cực lực phủ nhận rằng chính phủ Cuba không hề biết gì về Oswald ngoài những thông tin trên báo chí.

 Nhưng vào năm 1964, một tay DGI đào ngũ khác là Vladimir Rodriguez Ladera, khai với CIA rằng Fidel  nói dối, vì tin tức Oswald bị bắt khiến DGI lập tức xôn xao.

Ladera nói Sứ quán Cuba ở Mexico là “sân chơi chính” để Cuba do thám Mỹ và khu vực Mỹ La tinh, nên tất cả các thông tin nhỏ nhất đều được báo về Fidel.

CIA nghe lén Sứ quán này và biết được các quan chức DGI nói chuyện với nhau, qua đó nổi lên chi tiết bất ngờ: họ biết rõ lý lịch Oswald chỉ vài giờ sau vụ ám sát, khi chưa có nhiều thông tin trên báo chí.

Một trong những người nói chuyện là Luisa Calderon, nữ nhân viên DGI khoảng 20 tuổi và xinh gái, nói thạo tiếng Anh do từng sống ở Miami với bố mẹ cô trong những năm 1950.

Bốn giờ sau vụ ám sát Kennedy, cô nhận cú điện thoại của một điệp viên DGI hỏi cô có biết chuyện gì xảy ra ở Dallas không, và cô đáp “Biết chứ”.

Họ tiếp tục “tám” và người gọi xác nhận Oswald nói thạo tiếng Nga, từng viết thư cho Fidel  để xin gia nhập lực lượng vũ trang Cuba hồi năm 1959.

Calderon còn nói “Hoàn hảo” với một người gọi khác, khi đầu dây bên kia nói “3 phát vào mặt”, rồi cô bảo “Đây là một tin vui”  trước khi cười ha hả với tin vợ và em của Kennedy cũng bị thương (thực tế không phải vậy).

Lattel nêu những sự việc này cho thấy DGI có lập hồ sơ về Oswald và biết hắn rất rõ. Cuốn sách được xem là công trình nghiên cứu đầu tiên về hoạt động tình báo của Cuba.

Lattel từng là nhà phân tích tình hình Nam Mỹ  cho CIA trong những năm 1960, là giảng viên cấp cao về Cuba của đại học Miami. Ông ta khoe phát hiện các thông tin trên từ những cuộc phỏng vấn các cựu quan chức DGI, cộng với các tài liệu được các cơ chính phủ Mỹ như CIA, FBI, Lầu Năm Góc giải mật. 

Ông ta nói với báo Miami Herald: “Tôi không nói Castro ra lệnh ám sát,  không nói Oswald bị ông ấy  kiểm soát. Có thể hắn bị thế nhưng tôi không cãi vì không thể tìm ra chứng cớ xác nhận nghi ngờ này. Nhưng những gì tôi viết là dựa theo các tài liệu và các nguồn tin có ghi âm. Liệu Fidel có muốn Kennedy chết? Có. Ông ấy sợ Kennedy và biết Kennedy muốn khử ông ấy. Có thể Fidel nghĩ ông ta nên tự vệ”.

Fidel tuyên bố “lạnh lưng” với một nhà báo Mỹ hồi tháng 9.1963: “Các lãnh đạo Mỹ nên nghĩ rằng nếu họ giúp bọn khủng bố trừ khử lãnh đạo Cuba, chính họ cũng sẽ không được an toàn”.

Trong bối cảnh đó, việc nghi ngờ Cuba dính líu vụ ám sát Kennedy là lẽ tự nhiên.

Vì vào những năm 1960, cuộc Chiến tranh Lạnh trở nên nóng bỏng. Mỹ sợ cuộc cách mạng của Cuba sẽ giúp Liên Xô có thế đứng ở Tây bán cầu, nên đã ủng hộ kế hoạch xâm lược “Vịnh con heo” của bọn lưu vong Cuba phản động, nhưng chúng bị đập tan ngay khi đổ bộ vào lãnh thổ Cuba.

Tiếp đó, Liên Xô cho lắp đặt tên lửa hạt nhân ở Cuba, khiến toàn thế giới lo sợ nguy cơ bùng nổ Thế chiến 3 trong suốt hai tuần, trước khi Kennedy đạt một thỏa thuận và Liên Xô rút dàn tên lửa.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)


Giải mật hồ sơ J.F.Kennedy: Lòng tin chao đảo

Gần 90% hồ sơ về cái chết của tổng thống J.F. Kennedy đã được giải mật hồi tuần rồi nhưng đa số người Mỹ vẫn không tin Lee H. Oswald là sát thủ "sói đơn độc".
 >> Mỹ công bố tiếp hồ sơ mật vụ ám sát cựu Tổng thống Kennedy
 >> Ai giết Tổng thống J.F. Kennedy?
 >> Giải mật hồ sơ J.F.Kennedy (*): Lee Oswald - nhân vật kỳ bí

Hơn nửa thế kỷ qua, người dân Mỹ vẫn còn hoài nghi kết luận điều tra chính thức của chính quyền xung quanh cái chết của Tổng thống (TT) J.F. Kennedy. Sở Cảnh sát Dallas, FBI (Cục Điều tra Liên bang), CIA ( Cục Tình báo Trung ương), Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng đều thống nhất Lee Harvey Oswald là thủ phạm duy nhất.

Ủy ban Warren, Ủy ban Rockfeller, Hội đồng Pháp y Ramsey Clark, Ủy ban Điều tra đặc biệt về cái chết của TT J.F. Kennedy của Thượng và Hạ viện cũng có kết luận tương tự. Tóm lại, quan điểm của chính phủ Mỹ về vụ án này từ 1963 tới nay đều trước sau như một.

61% nói không

Việc giải mật gần 3.000 hồ sơ J.F. Kennedy hôm 26-10 vừa qua đã không thể đánh tan ngay hàng chục, hàng trăm thuyết âm mưu xung quanh vụ án được coi là bí ẩn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Một số hồ sơ hứa hẹn tiết lộ cái mới đã bị cắt xén, làm mờ khi công bố. Liệu có gì mới trong hơn 200 hồ sơ chưa được giải mật vì lý do an ninh quốc gia? FBI thông báo sẽ công bố số hồ sơ này trước thời hạn 6 tháng mà TT Donald Trump đưa ra. Đây là hành động tích cực bởi chính FBI và CIA trước đó khẩn thiết yêu cầu TT Trump trì hoãn việc công bố vì "lợi bất cập hại".

 L.H. Oswald bị Jack Ruby bắn chết trước cửa Sở Cảnh sát Dallas. Theo thuyết âm mưu, Ruby là người của giới MafiaẢnh : Youtube

L.H. Oswald bị Jack Ruby bắn chết trước cửa Sở Cảnh sát Dallas. Theo thuyết âm mưu, Ruby là người của giới MafiaẢnh : Youtube

Trang tin FiveThirtyEight chuyên phân tích dữ liệu thăm dò dư luận quần chúng hôm 23-10 cho biết theo kết quả thăm dò dư luận trên mạng của MonkeySurvey, đa số người Mỹ tin rằng ngoài Oswald còn có ai đó tham gia vụ sát hại TT J.F. Kennedy.

Cuộc thăm dò được tiến hành từ ngày 17 đến 20-10. Trong số 5.130 người được yêu cầu trả lời câu hỏi "bạn có tin Lee H.Oswald hành động một mình trong vụ ám sát TT J.F. Kennedy?" chỉ có 33% trả lời "có". Đa số (61%) trả lời "không". Tất cả đều tin rằng Lee Oswald không phải là thủ phạm duy nhất.

Trang tin FiveThirtyEight còn phát hiện 61% cử tri bầu cho ông Donald Trump và 59% cử tri bầu cho bà Hillary Clinton tin vào các thuyết âm mưu. Đi sâu hơn, trang tin còn thấy thành phần người Mỹ gốc Phi (76%), gốc Mỹ Latin (72%) nói "không" nhiều hơn người Mỹ da trắng (56%). Điều này không có gì khó hiểu bởi họ cho rằng chính quyền thường hay nói dối với cộng đồng người da đen. Vì vậy, những người Mỹ gốc Phi không tin chính quyền nói thật về cái chết của TT J.F. Kennedy cũng như nhiều chuyện quan trọng khác.

Tuy vậy, trang tin cũng tìm thấy một điểm tích cực. Đó là tỉ lệ nói "có" hiện nay cao hơn trước đây. Nói cách khác, số người tin tưởng chính phủ nói thật trong vụ án J.F. Kennedy có xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây.

Những câu hỏi khó

Lý giải hiện tượng khủng hoảng lòng tin của người Mỹ về cái chết của TT John F. Kennedy, nhà báo Andrew Buncombe, thông tín viên báo The Independent (Anh) tại Mỹ, cho rằng còn quá nhiều câu hỏi chưa có lời giải hợp tình hợp lý.

Ví dụ "Làm sao Lee H. Oswald có thể làm được điều đó một mình? Làm sao một gã gầy nhom di cư qua Liên Xô rồi trở về để làm chuyện đó sau khi nếm trải cuộc sống khó khăn? Làm sao một gã bị binh chủng Thủy quân Lục chiến tống cổ một cách lịch sự có thể bắn 3 phát súng trường trong vòng 8 giây?

Hay "Làm sao viên đạn thứ hai - được mệnh danh là viên đạn thần thánh - bắn trúng lưng, thoát ra đằng cổ (TT J.F. Kennedy) rồi ghim vào lưng và đâm thủng phổi một người thứ hai? Làm sao một kẻ vô tích sự có thể giết chết một người quyền lực nhất thế giới rồi ung dung bước lên xe buýt tẩu thoát?"

Trước hàng loạt câu hỏi cắc cớ kể trên, không có gì là khó hiểu nếu đa số người Mỹ tin rằng Lee H. Oswald - nhân viên kho sách Trường Trung học Texas - không thể "đơn thân độc mã" giết chết TT J.F. Kennedy.

Họ không tin vào chính phủ vì có hàng ngàn quyển sách đã trả lời giùm họ. Phim truyện và phim tư liệu cũng vào cuộc hết sức sôi nổi. Theo nhà báo Buncombe, có cả một ngành công nghiệp sản xuất thuyết âm mưu xung quanh cái chết của vị TT Mỹ thứ 35.

Sở dĩ một số thuyết âm mưu sống dai dẳng mấy chục năm qua vì bản thân TT J.F. Kennedy gây thù chuốc oán với nhiều giới. Đặc biệt là giới Mafia khi ông và em trai Robert Kennedy - với tư cách là người đứng đầu Bộ Tư pháp - tấn công không khoan nhượng thế lực ngầm này (Robert Kennedy cũng bị ám sát năm 1968).

Trong cuộc sống riêng tư, ông cũng không phải là người chồng mẫu mực. Những cuộc đàn đúm với giới nghệ sĩ là đầu đề các xì-căng-đan đình đám không có lợi cho uy tín ông. Về mặt chính trị, ông cũng có những quyết sách không quang minh chính đại như cho phép CIA dùng nhiều thủ đoạn ám sát Chủ tịch Fidel Castro hay lật đổ chính quyền Havana. Việc ông suýt gây chiến tranh hạt nhân với Liên Xô cũng là một đề tài của thuyết âm mưu. Tất cả đều có thể là nguyên nhân dẫn tới việc kẻ thù âm mưu giết ông.

Từ thuyết âm mưu đến phim

Jim Garrison - công tố viên thành phố New Orleans - là viên chức nhà nước đầu tiên tố cáo chính phủ che giấu sự thật về cái chết của TT J.F. Kennedy. Theo điều tra riêng của ông vào cuối năm 1966, chính các phần tử chống cộng cực đoan của CIA chủ mưu vụ ám sát chứ không phải Oswald.

Năm 1969, ông truy tố Clay Shaw, một doanh nhân ở New Orleans, về tội âm mưu ám sát TT J.F. Kennedy. Phiên tòa kéo dài 34 ngày nhưng sau khi thảo luận chưa đầy 1 giờ, hội đồng xét xử tuyên bị cáo trắng án.

Không chịu thua, ông cùng với đạo diễn nổi tiếng Oliver Stone thực hiện phim "J.F.K" cụ thể hóa thuyết âm mưu của ông. Trong phim, diễn viên gạo cội Kelvin Cosner đóng vai Garrison mô tả ông giống như Don Quixote kiên cường đấu tranh chống chính phủ, quân đội, Mafia và CIA để làm sáng tỏ ai là thủ phạm đích thực trong vụ án J.F. Kennedy. Bộ phim là một thành công về mặt doanh thu phòng vé, thu về 195 triệu USD.   Theo Nguyễn Cao - Người lao động

Hồ sơ vụ ám sát Tổng thống Mỹ John F. Kennedy không được giải mật hoàn toàn

Hơn một nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng đến nay những thông tin tài liệu xoay quanh vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ John F. Kennedy vẫn còn nhiều ẩn số. 

ảnh 1Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân trong chuyến công du Dallas, Texas, chưa đầy 1 giờ trước khi bị ám sát năm 1963

Căn cứ theo một đạo luật của Mỹ được ký vào năm 1992, thì sau 25 năm kể từ ngày ký, toàn bộ các phần còn giữ kín về vụ ám sát phải được giải mật và hạn chót là ngày 26-10-2017 (giờ địa phương). Ngày 21-10-2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump xác nhận cho phép giải mật những hồ sơ về vụ ám sát.

Tuy nhiên theo đề nghị từ Cơ quan Tình báo Quốc gia (CIA), Cục Điều tra Liên bang (FBI) cùng một số cơ quan khác, ông Trump đã quyết định hoãn công bố một số tài liệu vì các cơ quan này cho rằng những tài liệu đó có liên quan đến an ninh quốc gia. Trên thực tế, khoảng 88% các hồ sơ đã được công bố, và 11% cũng đã giải mật, trừ một số phần “tế nhị” được xóa bỏ, và chỉ còn 1% là bí mật.

Những thông tin mới?

Tờ The Guardian đưa tin Cục Điều tra Liên bang FBI đã cố gắng theo dõi Lee Harvey        Oswald, thủ phạm bắn Tổng thống Kenedy, trước vụ ám sát, theo bản ghi nhớ của văn phòng điều tra New Orleans. Một đặc vụ làm việc tại đây đã viết rằng theo “nguồn tin từ Cuba”, Oswald được quan tâm đặc biệt, và rằng ông ta đã chuyển thông tin cho chính quyền Dallas.

Theo một bản ghi nhớ của giám đốc J. Edgar Hoover, FBI đã cảnh báo cảnh sát Dallas về khả năng Lee Harvey Oswald có thể bị giết để bịt đầu mối, nhưng cảnh sát vẫn thất bại trong quá trình bảo vệ ông ta. Bản ghi nhớ viết: “Tối qua chúng tôi đã nhận được một cuộc gọi tới văn phòng Dallas từ một người đàn ông nói chuyện với một giọng rất bình tĩnh và thông báo rằng ông ta là một thành viên của một ủy ban được thành lập để giết Oswald”.

Cũng theo tờ The Guardian, các nhà lãnh đạo Liên Xô (trước đây) coi Oswald là một “kẻ điên loạn thần kinh, người không trung thành với đất nước của mình và mọi thứ khác”. Họ cũng sợ rằng âm mưu giết Tổng thống Kennedy có lẽ được tổ chức bởi một cuộc đảo chính hoặc liên quan đến Lyndon Johnson.

Họ cũng sợ rằng một vị tướng khinh suất sẽ khởi động một tên lửa và khơi mào chiến tranh sau cái chết của Kennedy. Tuy nhiên cựu Chủ tịch Fidel Castro tuyên bố với các nhà lập pháp Mỹ rằng Cuba không tham gia vào âm mưu này, khi các nhà điều tra đến La Habana vào năm 1978. 

Giải thích về việc không công bố một số tài liệu, Tổng thống Donald Trump nói rằng ông “không có lựa chọn” nào khác ngoài việc phải nhượng bộ những quan ngại liên quan đến an ninh quốc gia của FBI và CIA. Ông cũng ra lệnh cho các cơ quan này cần xem lại các tài liệu bí mật của họ trong 180 ngày tiếp theo, đồng thời đặt ra thời hạn phải công bố là vào ngày 26-4-2018.

Các nhà sử học trông đợi điều gì?

Các nhà sử học nghiên cứu chặt chẽ vụ ám sát Kennedy nói rằng họ không mong đợi tài liệu mới giải mật có thể dẫn tới bất cứ kết luận chấn động nào hoặc mâu thuẫn với kết luận rằng chỉ mình Lee Harvey Oswald chịu trách nhiệm về việc ám sát ông Kennedy. Tuy nhiên, các hồ sơ này sẽ cung cấp cho người Mỹ một hình ảnh đầy đủ hơn về cách thức Tổng thống thứ 35 của Mỹ bị giết và cuộc điều tra tiếp theo về vụ ám sát này.

Ngoài ra các sử gia nghiên cứu về vụ ám sát cho rằng, tài liệu mới giải mật có thể sẽ giúp hé mở phần nào các khía cạnh khác về vụ điều tra cũng như về chuyến đi bí ẩn của thủ phạm Lee Harvey Oswald tới Mexico City vài tuần trước khi vụ ám sát diễn ra. Tuy nhiên một số người bày tỏ lo ngại tài liệu mới sẽ gây tổn hại cho quan hệ Mỹ và  Mexico.

Hơn thế nữa, họ nhận định các hồ sơ này cũng có thể sẽ tiết lộ chi tiết mới về sự can dự của Mỹ trong nỗ lực ám sát Tổng thống Cuba Fidel Castro, đặc biệt là những cáo buộc về mối liên quan của CIA với thế giới ngầm như là một phần trong nỗ lực này

.

Toàn cảnh vụ ám sát Tổng thống Kennedy qua ảnh


  • < if
  • 6

 Ngày 22/11/1963, thời điểm vị tổng thống trẻ nhất lịch sử nước Mỹ, John F. Kennedy, đến thăm thành phố Dallas ở bang Texas cũng chính là ngày định mệnh mà ông rời xa cõi đời.

Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy đáp máy bay tại Love Field ở Dallas, bang Texas ngày 22/11/1963. Vụ ám sát ông Kennedy diễn ra ngay sau đó khoảng 1 tiếng.
Tổng thống John F. Kennedy và phu nhân Jacqueline Bouvier Kennedy đáp máy bay tại Love Field ở Dallas, bang Texas ngày 22/11/1963. Vụ ám sát ông Kennedy diễn ra ngay sau đó khoảng một tiếng.
Tổng thống Kennedy và phu nhân cười tươi với người dân đứng xung quanh đường chào đón họ ở Dallas, Texas ngày 22/11/1963. Chỉ sau đó vài phút, khi đoàn xe đi ngang Dealey Plaza, một tay súng đã ám sát Tổng thống Kennedy.
Tổng thống Kennedy và phu nhân cười tươi với người dân đứng xung quanh đường chào đón họ ở Dallas, Texas ngày 22/11/1963. Chỉ sau đó vài phút, khi đoàn xe đi ngang Dealey Plaza, một tay súng đã ám sát Tổng thống Kennedy.






Tổng thống John F.Kennedy trúng phát đạn của tay súng vào khoảng 12g30 ngày 22/11/1963, khi đoàn xe chở ông đi quanh thành phố Dallas ở bang Texas.

Góc nhìn từ cửa sổ tầng 6 tại thư viện sách Texas School Book Depository, nơi thủ phạm đã thực hiện vụ ám sát ông Kennedy. Bức ảnh này được chụp khoảng 1 tiếng ngay sau vụ nổ súng.
Góc nhìn từ cửa sổ tầng 6 tại thư viện Texas School Book Depository ở Dallas, nơi thủ phạm đã thực hiện vụ ám sát ông Kennedy. Bức ảnh này được chụp khoảng một tiếng ngay sau vụ nổ súng.
Người dân bật khóc bên ngoài bệnh viện Parkland sau khi hay tin Tổng thống Kennedy đã qua đời vì trúng đạn.
Người dân bật khóc bên ngoài bệnh viện Parkland sau khi hay tin Tổng thống Kennedy đã qua đời vì trúng đạn.
Ông Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, kế nhiệm ông Kennedy, ngay trong chiếc Không lực 1 đậu ở Dallas vào chiều 22/11.
Ông Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, kế nhiệm ông Kennedy, ngay trong chiếc Không lực 1 đậu ở Dallas vào chiều 22/11.

Phu nhân Jacqueline vận bộ đồ còn nguyên những vết máu vấy từ thi thể chồng, nắm tay anh rể là Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy. Trong khi đó, lực lượng an ninh nhấc quan tài đặt thi thể ông Kennedy từ một xe cứu thương. Lúc này, đoàn người đã đến căn cứ không quân Andrews gần Washington.
Phu nhân Jacqueline mặc bộ đồ còn nguyên những vết máu vấy từ thi thể chồng, nắm tay anh là Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy. Trong khi đó, lực lượng an ninh nhấc quan tài đặt thi thể ông Kennedy từ một xe cứu thương. Lúc này, đoàn người đã đến căn cứ không quân Andrews gần Washington.
Đoàn xe ngựa chở quan tài đặt thi hài Tổng thống Kennedy từ Nhà Trắng đến Điện Capitol vào ngày 24/11 để người dân viếng thăm lần cuối.
Đoàn xe ngựa chở quan tài đặt thi hài Tổng thống Kennedy vào ngày 24/11 để người dân viếng thăm lần cuối.
Quan tài của ông Kennedy được bao bọc bằng quốc kỳ Mỹ tại trụ sở quốc hội ngày 24/11.
Quan tài của ông Kennedy được bao bọc bằng quốc kỳ Mỹ tại trụ sở quốc hội ngày 24/11.
Phu nhân Jacqueline hôn lên quan tài đặt thi thể chồng, kế bên là người con gái Caroline.
Phu nhân Jacqueline hôn lên quan tài đặt thi thể chồng, kế bên là người con gái Caroline.
Ngày 24/11, Lee Harvey Oswald, thủ phạm ám sát ông Kennedy, bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm, bắn khi Oswald đang chuyển trại giam. Xung quanh Oswald là những cảnh sát mặc thường phục.
Ngày 24/11, Lee Harvey Oswald, thủ phạm ám sát ông Kennedy, bị Jack Ruby, một chủ hộp đêm, bắn khi Oswald đang chuyển trại giam. Xung quanh Oswald là những cảnh sát mặc thường phục.
Cảnh sát chở Lee Harvey Oswald tới bệnh viện trên cáng, nhưng y không qua khỏi do viên đạn ghim trúng bụng. Ruby bị kết tội giết người và nhận án tử hình, nhưng ông kháng cáo. Tháng 1/1967, Ruby qua đời vì ung thư trong khi đang chờ toà án xét lại.
Cảnh sát chở Lee Harvey Oswald tới bệnh viện trên cáng, nhưng y không qua khỏi do viên đạn ghim trúng bụng. Ruby bị kết tội giết người và nhận án tử hình, nhưng ông kháng cáo. Tháng 1/1967, Ruby qua đời vì ung thư trong khi đang chờ toà án xét lại.
Phu nhân Jacqueline cùng con gái Caroline và con trai JFK Jr. viếng quan tài ông Kennedy ngày 25/11 trước khi chôn cất cố tổng thống.
Phu nhân Jacqueline cùng con gái Caroline và con trai JFK Jr. viếng quan tài ông Kennedy ngày 25/11 trước khi chôn cất cố tổng thống.
Bà Marie Tippit, vợ của cảnh sát J.D. Tippit, trong tang lễ của anh diễn ra ở Dallas ngày 25/11. Một nhân chứng khẳng định trông thấy Oswald tại nơi Tippit bị bắn. Tang lễ của cảnh sát Tippit cử hành sau khi đám tang của ông Kennedy vừa kết thúc tại Washington.
Bà Marie Tippit, vợ của cảnh sát J.D. Tippit, trong tang lễ của anh diễn ra ở Dallas ngày 25/11. Một nhân chứng khẳng định trông thấy Oswald tại nơi Tippit bị bắn. Tang lễ của cảnh sát Tippit cử hành sau khi đám tang của ông Kennedy vừa kết thúc tại Washington.
Tổng thống Barack Obama yêu cầu hạ cờ tại Nhà Trắng vào ngày 22/11/2013 để tưởng niệm 50 năm vụ ám sát Tổng thống Kennedy xảy ra.
Tổng thống Barack Obama yêu cầu hạ cờ tại Nhà Trắng vào ngày 22/11/2013 để tưởng niệm 50 năm vụ ám sát Tổng thống Kennedy xảy ra.

Lần đầu tiên Donald Trump chính thức thăm Á Châu, chú trọng an ninh và thương mại

Eric Talmadge, Elaine Kurtenbach And Jim Gomez * VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Tokyo - An ninh và thương mại, mục tiêu trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Donald Trump tới Á châu, bắt đầu vào Chủ nhật tại Nhật Bản.

Các chương trình hỏa tiễn và võ khí nguyên tử của Bắc Hàn chiếm ưu thế trong phần đầu của chuyến đi khi ghé thủ đô Nam Hàn, Bắc Kinh và Tokyo. Vấn đề thương mại sẽ hình thành trong khu Bắc Á và Đông Nam Á qua hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam và hội nghị các Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Philippines.

Bắc Hàn:

Trump tốt hơn nên nguội xuống trong chuyến đi này.

Các bình luận và tweet của Trump tỏ ra hiếu chiến, do chính sách đối với Bắc Hàn của Washington trong nhiều thập niên qua, càng cho thấy quyết định phát triển võ khí nguyên tử của Bắc Hàn chỉ là biện pháp phòng thủ và là ví dụ chống trả khá hay.

Trong tuần qua, các truyền thông quốc gia của Bắc Hàn nhấn mạnh cuộc tranh luận:

"Rõ ràng là kẻ quấy rối hòa bình", tờ báo đảng cho hay hôm thứ Tư. "Vì Hoa Kỳ, nguy cơ chiến tranh nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên liên tục xảy ra, hòa bình và an ninh gặp nguy hiểm. Nếu Bắc Hàn không phát triển võ khí nguyên tử "chủ quyền và nhân phẩm quốc gia sẽ bị Hoa Kỳ vi phạm tàn bạo ".

Bắc Hàn từ lâu tin rằng lời nói thiếu kiểm soát của Trump giúp Bắc Hàn nhận sự thông cảm của các nhà phê bình giới truyền thông Hoa Kỳ, giới học giả, các chính phủ ngoại quốc khác.

Thêm mối lợi cho Bắc Hàn nữa là bất hòa trong vấn đề thương mại của mọi khu vực, hoặc chia sẻ gánh nặng quân sự của Nhật Bản và Nam Hàn. Hay bất kỳ vấn đề nào với TC.

Trong cuộc họp báo ngắn, viên chức cao cấp cho biết tòa Bạch Ốc tin rằng TC đã làm rất nhiều và "hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với TC về vấn đề Triều Tiên", nhưng nói thêm, Mỹ muốn nhiều hơn nữa từ phía Bắc Kinh.

Bắc Hàn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng sắc thái các cuộc họp đó.

Thương mại:

Trump nêu tên Á châu, Trung cộng, và Nhật Bản, nguồn gốc tai ương kinh tế của Mỹ. Liên tục thâm hụt thương mại với các nước Á châu và Trunp thường đe dọa trừng phạt hoặc tăng thuế đối với hàng hóa từ khu này khiến thương mại trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Ông nói: "Thâm hụt thương mại với Trung cộng vượt qua nóc nhà "Con số quá lớn và tệ đến mức phải xấu hổ khi nói ra. Nhưng bạn biết con số rồi, thật là khiếp đảm, tôi không muốn mọi người bối rối bốn ngày trước khi tôi đến TC."

Trump nhiều lần gọi TC là tay tác động tiền tệ, lúc tranh cử Tổng thống năm 2016: "Chúng đang giết chúng ta" bằng cách làm giảm đồng NDT khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh với sản phẩm TC, dù Bắc Kinh cố không cho đồng NDT xuống thấp. 

Ông đe dọa áp đặt mức thuế 45% đối với hàng TC.

Tuy nhiên, từ khi nhậm chức, cần Bắc Kinh giúp đối phó với mối đe dọa Bắc Hàn, Trump dịu giọng. Chính phủ Trump ép Bắc Kinh cho các công ty Mỹ tham gia kinh tế quốc doanh và tổ chức đàm phán giảm thâm hụt thương mại với TC. 

Quyết định của Trump đưa Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến 11 hội viên mất tham dự vào thị trường tiêu thụ trị giá 12.000 tỷ USD.

Các quốc gia còn lại của TPP, từ Canada đến vương quốc dầu mỏ Brunei nhỏ bé, đang tìm cách giải quyết để tiến tới TPP không có mặt Hoa Kỳ. Thoả thuận có thể đạt được trong hội nghị APEC ở Việt Nam.


Trump thích các thỏa thuận từng quốc gia một, hơn là hợp đồng đa quốc như TPP, điều này sẽ được thảo luận khi dừng chân ở Tokyo, Bắc Kinh và các thủ đô trong vùng. Điều đó bao gồm một hiệp định thương mại tự do với Nam Hàn, Hoa Kỳ đang tìm cách tái thương lượng. Hôm thứ Tư, ông nói rằng Hoa Kỳ phải đàm phán lại các thỏa thuận thương mại.

"Các thoả ước thương mại của chúng ta thật khiếp quá. Thật lòng rất buồn. Buồn cho đất nước chúng ta. Mỗi thỏa thuận thương mại của chúng ta là một tai họa."

Biển đông:

Một trong hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới, Biển Đông đang gặp rắc rối, Trump có thể phô diễn sự lãnh đạo và cam kết đáng chú ý của Hoa Kỳ đối với khu vực. Hoặc không có gì cả cho hai điều này.

TC, nước lớn nhất và hung hăng nhất trong số sáu quốc gia tranh chấp vùng biển, các quốc gia khác phải báo động khi TC biến bảy rạn san hô ngầm và đảo san hô thành đảo nhân tạo - ba đảo có phi đạo quân sự - một kỳ công kỹ thuật. Thậm chí hệ thống hỏa tiễn phòng thủ cũng gắn xong ở quần đảo Trường Sa dù còn đang tranh chấp nóng bỏng.

Trong khi đó, TC vẫn phủ nhận tham vọng bá quyền hải lộ chiến lược, biện hộ rằng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn vùng biển và tuyên bố sẵn sàng chiến đấu cho từng tấc đất.

TC bác bỏ phán quyết của Tòa án trọng tài có liên quan với LHQ vào năm ngoái, đánh dấu quan trọng bằng việc Tòa đã vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của TC, Hoa Kỳ, các quốc gia khác ủng hộ việc tuân thủ luật pháp.

Dưới thời Trump, Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục "tự do hoạt động hàng hải", cũng như tập trận ở Biển Đông, thách thức tuyên bố của TC, nhưng nhiều người tự hỏi liệu Trump sẽ làm gì khi lúc nào ông cũng cần Bắc Kinh giúp đỡ trong vấn đề Bắc Hàn, mối lo ngại an ninh của Mỹ.

Tranh chấp lãnh thổ cũng thay đổi, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, không giống như người tiền nhiệm, tránh liên minh với Mỹ, tiến gần đến TC và Nga hơn. Duterte đã ngăn chặn các cuộc tuần tiểu chung với Hoa Kỳ trong vùng biển tranh chấp và giảm chỉ trích TC giành giật biển. Trump cũng tới tham dự hội nghị ASEAN do Duterte chủ tọa ở Pasay, Philippines.

Nhà phân tích Richard Heydarian của Manila cho biết: 

"Chủ tịch ASEAN là Philippines, TC nước yêu sách hàng đầu, cả hai cùng nhau nói tình hình hoàn toàn ổn định, không có lý đó gì để can thiệp từ bên ngoài vào.

Vì vậy, hội đồng ASEAN sẽ đồng ý Bắc Hàn có vấn đề, hơn là nói nhiều về biển Đông."

Nguồn:



Nguyễn Phú Trọng và ĐCSVN khẳng định là chư hầu của Trung Quốc

Nguyên Thạch (Danlambao) - Hãy nghe bà Nguyễn Nguyên Bình Phó viện trưởng các vấn đề phát triển Việt Nam đã nhận định hành động của Nguyễn Phú Trọng qua việc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 rằng: “Ông Tập Cận Bình vừa rồi có đọc bài diễn văn nói quá rõ tham vọng xây dựng lại trật tự thế giới mới trong đó có vấn đề ông quyết tâm lấy Biển Đông của Việt Nam”. Bà Bình còn tiếp: “Tập Cận Bình nói rõ những mưu đồ, mà mình lại sang (triều kiến) thì theo tôi cũng như một số các dư luận có quan tâm thì người ta thấy đấy là một sự tiếp tục tỏ thái độ như là chư hầu.”

*


Ông Hoàng Bình Quân đặc sứ của Việt Nam, trưởng Ban đối ngoại của ĐCSVN và là đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh để chúc mừng thành công của Đại hội thứ 19 của ĐCSTQ, bên cạnh việc chúc mừng, ĐCSVN còn mong muốn có sự hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, trong khi đó trong diễn văn phát biểu khai mạc Đại hội đảng 19, ông Tập nhấn mạnh lại công tác này là tiến triển vững chắc. Nghĩa là ông Tập gởi thông điệp muốnthể hiện quyết chí chiếm trọn Biển Đông mà trong đó phần lớn diện tích biển và đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Sự biểu hiện trắng trợn của TBT (Thằng Ba Trợn) Nguyễn Phú Trọng trước những chuỗi Hiệp định song phương, Hiệp thương về đất liền và vịnh biển, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt bất bình đẳng mà thiệt thòi lớn luôn nghiêng về phía Việt Nam. Hơn thế nữa Trung cộng đã ngang nhiên cướp chiếm 7 đảo của VN, đã và đang xây dựng các căn cứ quân sự kiên cố, sân bay hiện đại, các kho chứa nhiên liệu cũng như kể cả các hầm chứa hỏa tiễn mạnh, đồng thời nêu rõ quyết tâm chiếm cho bằng được Biển Đông như chính bản thân người có quyền lực cao nhất Trung cộng cũng đã nói rõ: “Hoạt động cải tạo, bồi lắp lên những đảo nhân tạo tại Biển Đông của Trung Quốc tiêu biểu cho sự quyết đoán ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông dưới nhiệm kỳ đầu của chủ tịch Tập Cận Bình. Trong diễn văn phát biểu khai mạc Đại hội đảng 19, ông Tập nhấn mạnh lại công tác này là tiến triển vững chắc.” (1) Đây là sự lộ liễu chạy theo giặc, nối giáo cho giặc mà Nguyễn Phú Trọng đã không xem ai ra gì.

Nguyễn Phú Trọng không trọng dân thì đã đành vì đó là bản chất của những tên độc tài và cộng sản nhưng hắn còn không xem ĐCSVN là cái thể thống chi cả. Trong trường hợp này, tập thể đảng viên ĐCS bất luận là chức vị lớn hay nhỏ đều phải có phản ứng:

1- Hãy luận tội Nguyễn Phú Trọng tên phản quốc, bán đứng đất nước biển đảo hùa theo giặc nhằm thôn tính Việt Nam. Đưa y ra đại hội đảng và định tội cũng như xử lý theo pháp luật dành cho những tên bán nước phản bội lại dân tộc.

2- Cúi mặt lặng im và coi như đồng lõa với tên phản quốc, nghĩa là toàn bộ ĐCSVN cũng thỏa thuận việc bán nước cho Trung cộng.

Trước khi là một đảng viên ĐCS thì các đảng viên này là người Việt Nam. Nếu là một người yêu nước, có trách nhiệm và bổn phận của những công dân thì các vị sẽ tự quan tâm đặt câu hỏi và phải có câu trả lời thỏa đáng.

Hãy nghe bà Nguyễn Nguyên Bình Phó viện trưởng các vấn đề phát triển Việt Nam đã nhận định hành động của Nguyễn Phú Trọng qua việc Đại hội ĐCSTQ lần thứ 19 rằng: “Ông Tập Cận Bình vừa rồi có đọc bài diễn văn nói quá rõ tham vọng xây dựng lại trật tự thế giới mới trong đó có vấn đề ông quyết tâm lấy Biển Đông của Việt Nam”. Bà Bình còn tiếp: “Tập Cận Bình nói rõ những mưu đồ, mà mình lại sang (triều kiến) thì theo tôi cũng như một số các dư luận có quan tâm thì người ta thấy đấy là một sự tiếp tục tỏ thái độ như là chư hầu.”

Giờ đây không còn nghi ngờ gì nữa, toàn thể người dân đã quá rõ bộ mặt của Đ M, (Đỗ Mười) Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Phú Trọng… là những tên phản quốc sẵn sàng bán đứng đồng bào, đưa cả nước vào vòng nô lệ mà không cần phải giấu diếm.

90 triệu con tim chung nhịp bước

Tiến về Thăng Long, ta tiến về Hà Nội
Quét sạch bọn tham ô, bọn phản bội quê hương
Tiến về Thủ đô, ta chiếm các nẻo đường
Hài tội quân bán nước một phường giặc nội.

Hơn 70 năm qua, đất nước ngập chìm trong bóng tối
90 triệu dân Việt nam bị đẩy vào ngõ tối lầm than
Hận vút trời cao khắp lối ngập tràn
Quê hương, dân tộc vô vàn thống khổ

Tiến về Sài Gòn ta tiến về các thành phố
Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Tây Đô ta thách đố bạo quyền
Đồ tể cường hào theo ác đảng cuồng điên
Quân bán nước phản Tổ Tiên nòi giống.

Triệu triệu người xuống đường hô to SÁT CỘNG
Giáo mác gươm đao gậy nhọn tầm vông
Hỏi tội bạo quyền có lùi bước hay không?
Bởi hôm nay 90 triệu người đã đồng lòng đứng dậy

Đất tổ quê cha, toàn dân phải giữ lấy.




Biển Đông: Trung Quốc thông báo đạt được một thỏa thuận với Việt Nam

mediaNgoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (t) và ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh trước cuộc hội đàm tại Hà Nội ngày 02/11/2017.REUTERS/Kham

Ngày 03/11/2017, một quan chức Ngoại Giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh và Hà Nội đã đạt được một đồng thuận trong việc quản lý tranh chấp ở Biển Đông thông qua nhiều cuộc đối thoại hữu nghị. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh ngoại trưởng Vương Nghị vừa đến Hà Nội làm việc với các đồng nhiệm Việt Nam vào tuần này.

Phát biểu trước chuyến công du tham dự thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng của chủ tịch Tập Cận Bình, ông Trần Hiểu Đông (Chen Xiaodong), trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc cho biết các quan chức của hai nước đã có nhiều cuộc thảo luận « sâu sắc, thẳng thắn » về các vấn đề hàng hải và « đã đạt được một thỏa thuận quan trọng » song ông không nêu chi tiết.

Ông cho biết thêm : « Cả hai bên duy trì nguyên tắc tham khảo và đàm phán hữu nghị để cùng quản lý và kiểm soát các tranh chấp hàng hải và bảo vệ hình ảnh phát triển quan hệ Việt-Trung, cũng như ổn định tại Biển Đông ».

Về phía Việt Nam, trong một bản thông cáo ngày 02/11/2017, phó thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, trong buổi làm việc với phái đoàn Trung Quốc, ông đã đề nghị với ngoại trưởng Vương Nghị rằng hai nước giải quyết các tranh chấp dựa trên đồng thuận và luật pháp quốc tế.

Sau khi tham dự thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng trong hai ngày 10-11/11, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam và Lào. Theo thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lý Bảo Đông (Li Baodong), mục đích chính của chuyến công du là thúc đẩy môi trường mở cửa và hòa nhập để phát triển thương mại và đầu tư trong vùng.

Vì căng thẳng tại Biển Đông, một cuộc gặp gỡ giữa ngoại trưởng hai nước được dự kiến vào tháng 08/2017 bên lề một cuộc họp tại Manila, đã bị hủy.

Biển Đông: Trung Quốc hy vọng Mỹ « giúp đỡ, không gây thêm vấn đề »

Hãng tin Reuters cho biết ông Trần Hiểu Đông cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc và các nước Đông Nam Á sẵn sàng và có khả năng tự giải quyết tình hình Biển Đông, ngầm nhắc đến Hoa Kỳ và những chuyến tuần tra của Hải Quân Mỹ trong vùng biển này khiến Bắc Kinh tức giận.

Cũng trong ngày 03/11, phát biểu trước báo giới tại Bắc Kinh, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang (Zheng Zeguang) hy vọng Hoa Kỳ có thể « giúp đỡ, chứ không gây thêm vấn đề » ở Biển Đông. Ông khẳng định : « Vấn đề tại Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ».

Hậu Quả Tai Hại của Hội Nghị Thành Đô

Tác giả: Dương Danh Dy (Nhà nghiên cứu Trung Quốc)

Các ông Võ Nguyên Giáp,
Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười

…Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.
Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.
Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.

Không dám hé một lời

Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu ‘lấy làm tiếc’ về hành động phi nghĩa của mình?

Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được ‘vị thế chính nghĩa’ trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.

Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: ‘Việt Nam xua đuổi người Hoa’, ‘Việt Nam xâm lược Campuchia’… là đúng, việc thế giới ‘lên án, bao vây cấm vận Việt Nam’ là cần thiết, việc Trung Quốc ‘cho Việt Nam một bài học’ là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.

Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.

Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là ‘vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát’…

Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc – tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học – tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.
Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.

Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…

Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.

Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)

Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.

Quan hệ Việt – Trung 
đ̣ã trải qua nhiều bước thăng trầm

Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.
Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.

Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.

Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện ‘Nhóm lợi ích thân Trung Quốc’ trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.

Bài học bị dắt mũi nhớ đời

Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã…
Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?

1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.

Lãnh đạo Việt Nam đã nhận định sai về vị thế
quan hệ Trung – Xô

Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.

Trong tình hình như thế mà lại chủ trương ‘bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc’, ‘Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản’.
“Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)

Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.

Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.

Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc ‘dắt mũi’ kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.

Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.

Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?

2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.

Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp ‘vì chủ nghĩa xã hội’, ‘vì đại cục’ của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.

Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi ‘láng giềng bốn tốt’, của ‘những đồng chí’ luôn rêu rao ’16 chữ vàng’ đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.

(nguon: BBC Tiếng Việt)

………………………………

Họp Thành Đô ‘nguyên nhân và diễn biến’

Dương Danh Dy (Nhà nghiên cứu Trung Quốc)

Cuộc họp bí mật Thành Đô tháng 9/1990 làm VN đổi hướngBBC giới thiệu một phần bài tư liệu của ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu về các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới Hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990 giữa một số lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam:

Nguyên nhân từ phía Việt Nam:

Ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.

Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.

Qua thực tiễn “cay đắng” về nhiều mặt, đã thấy tác hại rất lớn của “cái bẫy” Campuchia, ban lãnh đạo mới quyết tâm thay đổi chính sách về vấn đề CPC mạnh hơn trước.

Việt Nam đang tiến hành cải cách và đổi mới, đã thu được nhiều thành quả rõ rệt, nếu chưa bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc sẽ bị những hạn chế và gặp những khó khăn nhất định về thu hút đầu tư và mở rộng mậu dịch đối ngoại.

Nguyên nhân từ phía Trung Quốc:

Trong thời gian dài hơn 10 năm, mặc dù Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã dùng mọi thủ đoạn xấu xa, tàn bạo nhất hòng làm cho Việt Nam suy sụp, phải khuất phục Trung Quốc, nhưng Việt Nam vấn đứng vững, đặc biệt là những thành quả rõ rệt thu được sau mấy năm chúng ta tiến hành chính sách đổi mới, mở cửa đã khiến họ phải thay đổi cách nhìn và đối sách cũ đối với Việt Nam.

Ngoài ra những chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Việt Nam và chuyển biến bước đầu trong quan hệ Việt Mỹ đã khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh thấy nếu tiếp tục kéo dài căng thẳng với Việt Nam sẽ làm cho Mỹ được hưởng lợi.

Trung Quốc đang bị cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sẽ tạo thêm thế.

Thấy rõ những điểm yếu của ban lãnh đạo Việt Nam, chủ động chấp nhận bình thường hoá với Việt Nam lúc này sẽ thu lợi nhiều hơn trong chính sách đối với Việt Nam và trên quốc tế.

Nguyên nhân quốc tế:

Trung Quốc thông qua Liên Xô gây sức ép với Việt Nam, phải nhân nhượng, chấp nhận các yêu cầu của Trung Quốc

Các nước XHCN Đông và Trung Âu không còn nữa, Liên Xô mất quyền lãnh đạo, sắp tan rã, Việt Nam đứng trước nguy cơ mất chỗ dựa về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, quốc phòng) cần phải tìm chỗ dựa mới, và Trung Quốc là đối tượng thích hợp nhất. Do đó cần phải tích cực đáp ứng một số yêu cầu của phía Trung Quốc nhằm nhanh chóng bình thưòng hoá quan hệ với họ.

Hội nghị bí mật Thành Đô:

Hội nghị Thành Đô họp theo ‘lý luận Đặng Tiểu Bình’ dù ông này không có mặtThời gian họp và những nội dung thảo luận.

Do không thể trực tiếp tiếp cận những tư liệu do phía ta nắm giữ nên người viết đành phải dựa vào một số cuộc hỏi chuyện với đồng chí phiên dịch của đoàn và đồng chí Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng, thành viên của đoàn.

Ngoài ra đồng chí Đinh Nho Liêm chủ động cho biết một số tin liên quan và một số ít tư liệu đã được công khai của phía Trung Quốc, đó là Nhật ký của Lý Bằng (Bản tiếng Trung, Mạng “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 5/1/2008) bài viết của Lý Gia Trung (lúc đó là Tham tán chính trị ĐSQ Trung Quốc), nguồn “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007 đưa lại tin của “Báo cuộc sống ngưòi già” Trung Quốc ) và bài viết của Trương Thanh (lúc đó là Vụ phó Vụ Á châu 1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người tham dự hội nghị. Nguồn “Tạp chí “Thế giói trí thức” số 24 năm 2004, đang lại trên “Tân Hoa văn trích” số 5/2005)).

Để đỡ nhắc đi nhắc lại, khi dưới đây ghi “Nhật ký Lý Bằng”… bạn đọc nên nhớ cả nguồn đã ghi trên và đặc biệt là cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” bản năm 2001 và bản năm 2003.

Theo các tư liệu đó thì diễn biến và kết quả đạt được của hội nghị như sau:

“Chiều ngày 28/8/1990 Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy nhận được chỉ thị trong nước, chuyển lời tới TBT Nguyễn Văn Linh:

“TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh TBT Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưỏng Đỗ Mưòi thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.

Hồi ký Trần Quang Cơ cho biết Trương Đức Duy nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể đến hội nghị gặp anh Tô. Do Á vận hội sắp cử hành tại Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên” (Lý Gia Trung: “Nội tình gặp gỡ Thành Đô…” “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007).

“Nhật ký Lý Bằng” cho biết:

“Sáng ngày 3/9/1990 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều tới Thành Đô, hai giờ chiều đoàn Việt Nam tới nhà khách Kim Ngưu, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân đón tiếp họ tại phòng khách, rồi cuộc hội đàm bắt đầu.”

“Mặc dù biểu thị nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, nhưng lại biểu thị không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.”

Nguyễn Văn Linh có bài nói dài mà hiện nay chưa tìm đọc được vì cả hai phía đều không công bố, bài nói của Giang Trạch Dân tại hội nghị cũng như “Kỷ yếu hội nghị” cũng trong tình trạng như vậy.

Lý Bằng nhận xét:

Ban lãnh đạo Việt Nam năm 1990 lo sợ diễn biến Đông Âu làm phe cộng sản than rã“Xem ra trên vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một cái biểu thị nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào mặt bình thường hoá quan hệ Trung Việt.”

“Hội đàm kéo dài tới 8 giờ tối. 8: 30 mới bắt đầu tiệc tối . Tại bàn tiệc tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm công tác Đỗ Mưòi và Nguyễn Văn Linh.

Sáng ngày 4 tháng 9, chúng tôi cùng các đồng chí Việt Nam tiếp tục họp. Đến đây những vấn đề mà hội nghị đề xuất có thể nói là đã tương đối đạt được đồng thuận, tương đối trọn vẹn đầy đủ. Quyết định khởi thảo một kỷ yếu hội nghị.

Vào 2 giờ 30 phút chiều, hai bên cử hành lễ ký kết, lần lượt do TBT và Thủ tướng mỗi bên ký. Đó là bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Trung Việt. Chuyên cơ Việt Nam bay về nước ngay trong ngày.”

Bài viết của Trương Thanh nói:

“Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa những ngưòi lãnh đạo hai nuớc Trung Việt sau hơn 10 năm, hai bên tiến hành hội đàm cấp cao. Trước tiên Giang Trạch Dân biểu thị: quan hệ Trung Việt đã xấu đi hơn 10 năm. Hai bên chúng ta nên quán triệt lý luận Đặng Tiểu Bình “kết thúc quá khứ, mở ra tương lai”.

Vừa là đồng chí vừa là anh em

“Ngoài việc khôi phục quan hệ hữu hảo láng giềng hai nước Trung, Việt ra, phía Trung Quốc đã đề xuất ý kiến quan trọng giải quyết chính trị vấn đề Campuchia: Việt Nam rút quân toàn bộ, hội đàm với các phái Campuchia, tiếp nhận văn kiện khung do năm nước thưòng trực Hội đồng Bảo an chế định, tham gia hội nghị quốc tế Paris về Campuchia, đó là then chốt của việc hai nước Trung Việt khôi phục quan hệ hữu hảo.

TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh cám ơn bài phát biểu quan trọng của Giang Trạch Dân, ông biểu thị, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là “vừa là đồng chí vừa là anh em” như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói. Trung Quốc đã ủng hộ to lớn cho cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam.

“Đáng tiếc là Lê Duẩn người lãnh đạo tiền nhiệm đã thi hành chính sách sai lầm khiến người ta khó lý giải. Hai nước Việt Nam, Campuchia xảy ra 10 năm chiến loạn, khiến quan hệ Trung Việt bị phá vỡ nghiêm trọng, nhân dân Việt Nam vô cùng đau lòng.

Giang Trạch Dân: ‘Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này’.Bây giờ chúng tôi quyết tâm sửa chữa chính sách sai lầm trước đây, khôi phục tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai Đảng, cùng đi về con đường XHCN tươi đẹp.”

Về việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đều biểu thị “chúng tôi tiếp nhận văn kiện khung, kết thúc cuộc xung đột Việt Nam, Campuchia.”

Qua hai buổi thảo luận, chiều ngày 3 và sáng 4, người lãnh đạo hai nước đã đạt được sự đồng thuận quan trọng, ký văn kiện “Kỷ yếu hội đàm”.

TBT Giang Trạch Dân biểu thị: bắt đầu từ hôm nay, hai nước Trung Việt “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại;Tương kiến nhất tiếu mấn oan cừu” (thơ cổ: Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, gặp nhau cười một cái là quên ân oán )”

Giang Trạch Dân nói thêm:

“Các nước Phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt Nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Trong tình hình quốc tế hiện nay, nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không có lợi cho chúng ta.”

Trước khi đánh giá hội nghị xin nói thêm một nhận xét quan trọng: Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã “tỏ ra” rất kính trọng ba vị Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười trong đoàn Việt Nam, coi họ thuộc thế hệ cha chú của mình.

Xin nêu một ví dụ : để tỏ lòng kính trọng ba vị ấy, tại nơi họp họ đã bố trí mỗi vị ở riêng một biệt thự cách nhau khá xa. Xin hỏi mấy ông già bảy mươi, tám mươi này sau khi họp mệt nhoài về liệu có thể tranh thủ gặp nhau để hội ý thêm được không?

Ngoài ra việc vì sao Đặng Tiểu Bình không đến dự hội nghị cũng cần được đánh giá thêm.

Ông ta sợ bị phía Việt Nam trực tiếp phê phán, để làm phía Việt Nam dịu bớt thái độ khi bàn về bình thường hoá quan hệ, để phía Việt Nam dễ tiếp thu dàn xếp của Trung Quốc.

Tổng bí thư Đỗ Mười

…Chấp nhận thoả thuận Thành Đô, Đại hội VII ĐCSVN, họp từ ngày 17/6 đến 27/6/1991 đã gạt đồng chí Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không để ông giữ bất kỳ chức vụ nào về đảng và nhà nước.

Các ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười lên làm lãnh đạo Việt Nam sau cuộc họp Thành ĐôĐại hội đã bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Sau đó ít lâu Uỷ viên Bộ Chính trị Lê Đức Anh được bầu làm Chủ tịch nước. Như đã nêu trên, tháng 10/1991 hội nghị quốc tế về CPC họp tại Paris giải quyết về cơ bản vấn đề Campuchia.

Và chỉ sau khi hai sự kiện lớn đó đã diễn ra theo đúng yêu cầu của phía Trung Quốc, ngày 5/11//1991 (tức là hơn một năm sau Hội Nghị Thành Đô) phái đoàn Việt Nam do TBT Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt mới được mời tới Bắc Kinh, đặt dấu mốc cho việc chính thức bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên tại hội nghị này Lý Bằng đã “thẳng thừng” nêu ra nhiều vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Việt Nam nợ Trung Quốc, vấn đề của cái gọi là “nạn kiều” từ Việt Nam về Trung Quốc… (Nhật ký Lý Bằng) trong khi phía Việt Nam không có động thái gì.

Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, ngưòi ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến “kết quả” của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số “yếu kém” của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những “dại khờ, non yếu” của chúng ta, không vạch trần những “mưu ma chước quỷ” của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những “đồng chí cộng sản”, những người đang cùng chúng ta xây dựng “chủ nghĩa xã hội”… thì sẽ là một “nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn” đối với dân tộc.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. BBC sẽ đăng tiếp phần ông viết về ‘hậu quả lâu dài của Hội nghị Thành Đô’.

…………………………………………………………..

Thực hư tài liệu tuyên truyền Thành Đô

Quốc Phương (BBC Việt ngữ)

Một số tầng lớp người dân đang yêu cầu Đảng bạch hóa Hội nghị Thành Đô.Mới đây, xuất hiện một văn bản lưu truyền trên mạng Internet, được cho là do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn, để tuyên truyền về Hội nghị Thành Đô và để các cấp ủy, chính quyền cơ sở triển khai, tổ chức quán triệt, phổ biến tới cán bộ, đảng viên và người lao động.Giới chức Việt Nam từ chối bình luận với BBC về tin này, nhưng một cựu cán bộ cao cấp thuộc Ban Dân vận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam nói “có căn cứ” để ra đời tài liệu này.

Trong khi đó, một cựu thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ thời các Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải không bình luận trực tiếp về tài liệu. Nhưng bà nói chính quyền nếu không công bố nhiều thì cũng nên có lộ trình bạch hóa từng bước, chứ không nên giữ im lặng về cuộc đàm phán cấp cao Trung – Việt.

‘Có văn bản ấy’

Được hỏi liệu văn bản này có phải là thật hay không, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương Đảng nói với BBC:

“Theo tôi nghĩ có một văn bản ấy để giải thích thắc mắc của nhân dân cũng như ở trong Đảng.

“Hiện nay như tôi thì chưa thấy nó xuống đến cơ sở, chưa thấy, mới thấy nó ở trên mạng.

“Nhưng tôi biết là có một cuộc họp mà ban tuyên huấn phải mời những người lãnh đạo cao cấp đến để tường trình.”

Theo cựu Vụ trưởng này, văn bản tuyên truyền này đã ra đời trước áp lực của dư luận trong nước, đặc biệt của các giới từ tướng lĩnh, cán bộ cao cấp, các nhà nghiên cứu, tới nhiều người dân.

Ông Nguyễn Khắc Mai nói: “Và như thế là đứng trước một áp lực cần phải trình bày, trình bày có thỏa đáng hay không còn là một việc khác nữa.”Cựu quan chức dân vận của Trung ương Đảng cho biết chi tiết thêm về một cuộc họp của Ban tuyên giáo có liên quan tới văn bản này mới đây.

“Theo tôi biết, Ban tuyên giáo trung ương họ đã có một cuộc họp, đầu tiên là mời các cán bộ cao cấp, từ Bộ trưởng, Ủy viên Trung ương đã về hưu đến để họ thông báo tình hình này.

“Và sau đó họ đưa ra chuyện ấy, đó là vấn đề mà buộc Ban tuyên giáo phải có một động tác để đáp lại yêu cầu từ người dân thường cho đến các tướng lĩnh, cho đến các nhà trí thức người ta yêu cầu phải minh bạch vấn đề này,” ông Mai nói với BBC.

‘Không thấy văn bản’

Tuy nhiên hôm thứ Năm, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông nói với BBC ông không hề biết tới văn bản này.

“Tôi đã nghỉ hưu được hơn một năm, bản thân tôi không thấy văn bản này,” ông Đỗ Quý Doãn nói với BBC.

Khi được hỏi liệu văn bản này có thể được phổ biến tới cấp ủy Đảng nơi ông sinh hoạt hay không, cựu Thứ trưởng khẳng định thêm.

“Cái đó tôi không biết đâu, tôi không hề thấy văn bản đó và cũng chưa nghe thấy.”

Cũng hôm thứ Năm, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ bình luận với BBC về hiện tượng xuất hiện của ‘tài liệu tuyên huấn’ này, cũng như một lá thư liên quan tướng Giáp được cho là của vợ cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Duẩn, được lưu hành trên mạng gần đây.

Bà Chi Lan nói: “Xã hội đang có nhiều luồng suy nghĩ khác nhau, có nhiều điều trăn trở, kể cả đã được thể hiện bằng văn bản, của những người đã tham gia cách mạng từ rất lâu.

“Nên có một phản hồi nhất định của lãnh đạo hiện nay, của những người đang cầm quyền, đang chịu trách nhiệm, thì họ nên có thái độ, ít nhất họ nên có một lời giải trình.

Chính sự im lặng, không có giải thích gì, không có phản ứng gì từ phía chính quyền thì nhiều khi lại càng gây thêm những điều nghi ngại, những điều băn khoăn tiếp và càng có thể tiếp tục chia rẽ trong dự luận hoặc suy nghĩ trong xã hội Việt Nam, nó không có lợi gì cả

Bà Phạm Chi Lan

“Hoặc nếu không rộng rãi thì gặp các cụ chẳng hạn để chia sẻ lại thông tin, thì tốt, hoặc tốt hơn nữa là đối thoại thì hay hơn nhiều.

“Bởi vì chính sự im lặng, không có giải thích gì, không có phản ứng gì từ phía chính quyền thì nhiều khi lại càng gây thêm những điều nghi ngại, những điều băn khoăn tiếp và càng có thể tiếp tục chia rẽ trong dự luận hoặc suy nghĩ trong xã hội Việt Nam, nó không có lợi gì cả.”

‘Tăng độ minh bạch’

Nguyên Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng chính quyền nên xem lại chính sách giữ bí mật với nhiều thông tin, hồ sơ, tài liệu trong quá khứ của mình. Bà nói:

“Có lẽ ở Việt Nam lâu nay xã hội cũng hơi bức xúc là số tài liệu mà được coi là mật thì nhiều quá. Thành ra cũng nên giảm bớt dần những tài liệu không được coi là mật, cần tăng thêm độ minh bạch về thông tin.”

“Còn kể cả những thông tin cũ cũng vậy, có lẽ nên rút ngắn quá trình công khai hóa nó ra, chứ không nên giữ lâu quá.

Ông Nguyễn Văn Linh (giữa) từng dẫn đầu đoàn Việt Nam tại Hội nghị Thành Đô“Tôi cho là với Thành Đô là hiện nay trong quan hệ với Trung Quốc cũng đang có những cái phức tạp. Thứ hai nữa là một số người liên quan đến Thành Đô thì đang còn đây. Cho nên có thể có những điểm nhạy cảm nào đó mà người ta chưa muốn đưa ra.”

Cũng về điểm này, hôm 15/4, một cựu quan chức ngành ngoại giao, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc nói:

“Phê phán tại sao Hội nghị đó có những kết quả như thế này, như thế kia, nói thế thì nó đụng nhiều người.”

“Tôi biết chuyện này khá rõ nhưng chưa tiện nói bây giờ, bởi vì Trung Quốc rõ ràng có ý định trong chuyện đưa một số nhà lãnh đạo Việt Nam vào bẫy, mắc bẫy của họ.

“Chẳng hạn như chuyện phía Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mưới như ông Phạm Văn Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau…”

‘Để thử phản ứng’

Trung Quốc họ bảo rằng để rất kính trọng ba đồng chí lão thành của Đảng CS Việt Nam, thì họ để ba ông ở ba biệt thự khác nhau, thế thì những ông đã già bảy mươi, tám mươi như ông Đồng, ông Đỗ Mười, ông Nguyễn Văn Linh lúc đó thì làm sao mà hội ý được với nhau…

Ông Dương Danh Dy

Hôm thứ Năm, một cựu quan chức ngoại giao khác không muốn tiết lộ danh tính thì bình luận với BBC về thực hư của văn bản ‘tuyên huấn’ về Hội nghị 24 năm về trước.

Nhà ngoại giao nói:
“Văn bản này ra là chịu áp lực của dư luận, nay thì không thể không nói ra. Nhưng cách người ta chọn để nói nửa kín, nửa hở như thế càng không ổn.

“Mặt khác, nếu bạch hóa sẽ động chạm tới rất nhiều người, sẽ rất phức tạp.

“Nhưng tôi khẳng định là việc bảo có thỏa thuận Việt Nam là một tỉnh tự trị của Trung Quốc vào năm 2020 bởi phía Việt Nam trong hội đàm với Trung Quốc là bịa.

“Nhưng Trung Quốc họ đưa ra tin đó lại chính là vì Việt Nam muốn giấu nhẹm đi thông tin và các thỏa thuận, kể cả một số thỏa thuận của một số cá nhân trong Hội nghị này

“Và do đó mà họ tung ra thông tin ấy, tạo sức ép với nội bộ của Việt Nam,” cựu viên chức ngoại giao này nói với BBC.

………………………………….

KD: Cảm ơn bạn bè iu quí đã gửi cho cả một vệt bài xung quanh Hội nghị Thành Đô, một vấn đề quá nhạy cảm, từng bị dư luận xã hội xôn xao bàn luận. Xin đưa những nhận xét của bạn bè lên đây, vì nó nghiêm túc, đứng đắn:

Trong bài,, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh trả lời: “nội dung về ‘khu tự trị’ mà truyền thông Trung Quốc đưa ra ông ‘biết chắc là không đúng’”.

Được như thế thì may cho Đảng và Dân tộc.

Cụ Vĩnh nói:“Tôi đã đọc hồi ký của đồng chí Trần Quang Cơ (người từng là thứ trưởng Ngoại giao) thì chỉ có nói về việc (lãnh đạo hai nước) cãi nhau về việc rút quân ở Campuchia thôi,” ông nói. Ông cho biết khi ông ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu minh bạch hóa về hội nghị Thành Đô thì ông cũng không tin vào thông tin phía Trung Quốc đưa ra.“Chúng tôi hỏi là vì chúng tôi muốn lãnh đạo trả lời là hoàn toàn không có. Đó chỉ là sự bịa đặt để gây nghi ngờ cho người Việt Nam thôi,” ông nói.“Nhưng lãnh đạo lại không trả lời công khai ra,” ông than phiền..

Nhưng mà những sai lầm như ông Dương danh Dy phân tích thì đúng là “cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi ‘láng giềng bốn tốt’, của ‘những đồng chí’ luôn rêu rao ’16 chữ vàng’ đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai”.


Những bí mật về Hội nghị Thành đô thông qua tài liệu mật giữa Cục ...

https://www.youtube.com/watch?v=eDvOxoGorXA
Feb 4, 2017 - Uploaded by Việt Mỹ Thời Báo
Những bí mật về Hội nghị Thành đô thông qua các tài liệu tuyệt mật giữa Cục Tình Báo Hoa Nam & Tổng cục 2 đảng cộng sản Việt ...

Tiết lộ động trời về ĐCSVN tại Hội Nghị Thành Đô Trung Quốc ...

https://www.youtube.com/watch?v=EdSr4A1kDYU
Aug 8, 2014 - Uploaded by MrLecongnhan
Tiết lộ động trời về ĐCSVN tại Hội Nghị Thành Đô Trung Quốc . .... Hoa Kỳ và Trung Cộng đang bí mật phân chia tầm ảnh hưởng .

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.6645

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca