Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Mỹ và đồng minh tấn công Syria,Tổng thống Bashar al-Assad và gia quyến thào chạy
11.04.2018

Tàu tên lửa cao tốc tên lửa lớp Bora mang theo 8 tên lửa chống hạm Moskit có thể hủy diệt tàu sân bay đối phương đã được Nga báo động sẵn sàng can thiệp vào chiến trường Syria trước những căng thẳng đang tăng cao tại đây.



Tàu cao tốc mang tên lửa diệt hạm Bora được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mọi tàu nổi, tàu tiến công cao tốc và tàu vận tải của đối phương trong khu vực biển gần, hoặc trong bán kính tác chiến ngắn trên khu vực biển mở một cách độc lập, hay như một tàu chỉ huy của biên đội hải quân. Đặc biệt mỗi tàu Bora mang theo tới 8 tên lửa diệt hạm Moskit.

Image result for syria rockets

Đây là một trong những loại tên lửa diệt hạm khủng khiếp nhất của Nga khi có tốc độ lên tớ Mach 3, rất khó trong việc đánh chặn. Tên lửa Moskit có thể đánh chìm tất cả các loại chiến hạm và vô hiệu hóa cả tàu sân bay. Với 15-17 tên lửa Moskit có thể tiêu diệt cả một cụm tàu hải quân công kích chủ lực.

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại vũ khí và hệ thống định vị tốt, tàu Bora có khả năng phát hiện cũng như tiêu diệt tàu mặt nước thậm chí cả máy bay bằng tên lửa hoặc pháo ở tầm bắn hiệu quả trong điều kiện nhiễu nặng đi kèm biển động mạnh (tới cấp 5).

Các thiết bị tác chiến điện tử chủ động và thụ động được trang bị giúp tàu đủ sức đối phó với tên lửa đối hạm của địch. Tốc độ tối đa của Bora lên tới 102 km/h (55 hải lý/h), biến nó thành tàu chiến mặt nước nhanh nhất thế giới hiện nay.


Image result for bora rocket ship
Chiến hạm siêu tốc lớp Bora đang phóng tên lửa Moskit

Nga hiện đã lệnh cho các tàu chiến thuộc hạm đội biển Đen trong đó có tàu tên lửa cao tốc lớp Bora sẵn sàng san thiệp vào chiến trường Syria trong bối cảnh căng thẳng tại khu vực này đang tăng cao.

 Hiện những chiến hạm của Nga quanh khu vực Syria đang ở mức báo động cao nhất kể từ 10 năm trở lại đây.

Mỹ và Nga đang theo dõi sát sao động tĩnh của cả hai phía trước khi có bước đi tiếp theo. Thế giới đang nín thở chờ phản ứng của đôi bên trong cuộc xung đột tăng cao sau khi có cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học vào ngày 8-4 vừa qua.

Nổ lớn ở thủ đô Syria sau khi Trump ra lệnh “dội bão lửa”

authorĐăng Nguyễn - RT Thứ Bảy, ngày 14/04/2018 09:01 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Một loạt các vụ nổ lớn được các nhân chứng nhìn thấy ở thủ đô Damascus của Syria.

   

Tại một quận ở thủ đô Damascus, một cơ sở nghiên cứu khoa học của Syria trở thành mục tiêu không kích của Mỹ, Pháp và Anh.

Nhiều vụ nổ khác và khói bốc lên từ phía đông Damascus, các nhân chứng cho biết.

 no lon o thu do syria sau khi trump ra lenh “doi bao lua” hinh anh 1

Nhiều vụ nổ lớn vang lên ở thủ đô Damascus, Syria.

CNN dẫn lời các quan chức Mỹ nói cả tàu chiến và máy bay đều tham gia vào đợt tấn công lần này.

Các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Syria được cho là đang đối phó với cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của Mỹ.

no lon o thu do syria sau khi trump ra lenh “doi bao lua” hinh anh 2

Thủ đô Syria sáng rực trước đợt không kích của Mỹ.

Hệ thống phòng không này được cho là đã bắn hạ ít nhất một tên lửa hành trình của Mỹ trên bầu trời thủ đô Damascus. Tên lửa Mỹ cũng được cho là đánh trúng khu vực dân cư al-Kaswa ở phía nam thủ đô Syria.

Tổng thống Nga Putin lần đầu lên tiếng vụ Mỹ tấn công Syria

TPO - Trong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Syria là hành động hung hăng, sẽ làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo ở Trung Đông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP

Nhận định về cuộc tấn công nhằm vào Syria, Tổng thống Nga Putin gọi đây là hành động hung hăng, vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế.

Ông Putin cho rằng hành động này của Mỹ sẽ "làm trầm trọng thêm thảm hoạ nhân đạo ở Syria", gieo rắc đau khố cho người Syria - những người đã phải chịu ảnh hưởng bởi khủng bố suốt nhiều năm, đồng thời thúc đẩy một làn sóng người tị nạn mới từ Syria và khu vực Trung Đông.

"Cuộc tấn công này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ quốc tế", ông Putin nhấn mạnh.

Tổng thống Nga Putin lần đầu lên tiếng về vụ Mỹ tấn công Syria - ảnh 1

Phòng không Nga không chặn tên lửa Mỹ, Syria dùng S-200 chống đỡ

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các đơn vị phòng không của nước này ở Syria không tham gia các cuộc đánh chặn tên lửa Mỹ và đồng minh. Trong khi đó Syria sử dụng các hệ thống phòng không được sản xuất từ thời Liên Xô để đối phó với tên lửa ba nước Mỹ, Anh và Pháp.
Tổng thống Nga một lần nữa khẳng định Moscow không tìm thấy bằng chứng về vụ tấn công vũ khí hoá học ở Douma (Syria) - vụ việc mà Mỹ cáo buộc do chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad thực hiện, dẫn tới cuộc không kích của Mỹ và các đồng minh vào sáng thứ Bảy.

Theo The Guardian, Moscow sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về “hành động hung hăng của Mỹ và các đồng minh”.

Nga nhấn mạnh nước này cực lực phản đối cuộc tấn công nhằm vào Syria, “nơi các binh sĩ Nga đang hỗ trợ chính phủ hợp pháp trong cuộc chiến chống khủng bố.”

Từ khoảng 3h đến 5h sáng 14/4 (giờ Moscow), Mỹ và các đồng minh đã phóng khoảng 100 tên lửa nhằm vào các căn cứ quân sự, dân sự tại Syria. Nhiều tên lửa trong số đó bị ngăn chặn bởi hệ thống phòng thủ do Liên Xô lắp đặt tại Syria cách đây 30 năm.

Hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA) cho biết 3 dân thường bị thương trong chiến dịch không kích.

Truyền thống Syria cáo buộc các cuộc tấn công của Mỹ - Pháp - Anh là hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế. Trong tuyên bố mới nhất trên Twitter, Đại sứ Nga tại Mỹ lên tiếng cảnh báo Washington về hậu quả của việc nước này và các đồng minh có hành động quân sự chống lại Syria.

“Mối lo ngại lớn nhất đã trở thành hiện thực. Lời cảnh báo của chúng tôi đã bị bỏ ngoài tai.

Một kịch bản dựng sẵn đang được tiến hành. Và một lần nữa, chúng tôi bị đe dọa. Chúng tôi cảnh báo rằng các hành động này sẽ phải trả giá. Trách nhiệm thuộc về Washington, London và Paris.

Mỹ - đất nước sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất - không có quyền để lên án các quốc gia khác về mặt đạo đức.”, Đại sứ Anatoly Antonov nói.

Nga phản ứng quyết liệt trước việc Mỹ - Anh - Pháp tấn công Syria - ảnh 1

Chuyên gia Nga: Mỹ đang cố lặp lại ‘kịch bản Nam Tư’ ở Syria

Nhà bình luận quân sự nổi tiếng của tạp chí Komsomolskaya Pravda, ông Victor Baranets trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Antimaidan.ru đã cho biết, trong vấn đề tấn công Damascus, Mỹ có thể đang cố lặp lại “kịch bản cuộc chiến tranh Nam Tư”.

Lên tiếng không lâu sau đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho rằng Damascus đã bị Mỹ, Pháp và Anh tấn công “đúng thời điểm Syria vừa trở lại cuộc sống yên bình”.

“Người Syria đã phải trải qua Mùa xuân Ả Rập, sau đó là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, và giờ là những tên lửa Mỹ thông minh.

Cuộc tấn công được tiến hành nhằm vào một quốc gia có chủ quyền, vốn đã có nhiều năm cố gắng tồn tại dưới sự đe dọa của khủng bố.”

Bà Zakharova cho rằng những thế lực đứng đằng sau vụ tấn công nhằm vào Syria luôn rao giảng về đạo đức và tuyên bố rằng “mình là độc nhất vô nhị”.

“Trên thực tế, đúng là họ phải cực kì khác người thì mới tấn công thủ đô của Syria vào thời điểm đất nước này nắm trong tay cơ hội hòa bình.”

Hãng tin RT dẫn lời đặc phái viên Nga tại Liên Hợp Quốc – ông Vassily Nebenzia nhận định: “Hành vi thiếu trách nhiệm, chà đạp lên luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia khác của Mỹ không xứng đáng với tư cách thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.”

Việc tấn công Syria do Mỹ và các đồng minh tiến hành “không khác gì những hành động hung hãn trước đây của họ ở Iraq và Libya”, khi Liên Hợp Quốc “bị họ lợi dụng để biện minh cho các hành động của mình”, phái viên Nga nói thêm.

Nebenzia cảnh báo Mỹ và các đồng minh về hậu quả của những hành động quân sự tại Syria, bởi “nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho cả thế giới, đặc biệt là khi quân đội Nga cũng được triển khai tới đất nước này”.

Nhà ngoại giao kêu gọi lãnh đạo Anh – Pháp – Mỹ "tôn trọng luật pháp và không đẩy thế giới vào chỗ nguy hiểm.”

Ông Dmitry Sablin – đại diện phái đoàn Nga, hiện đang có mặt tại Damascus nhận định: “Việc Mỹ - Anh – Pháp không kích chống lại Syria đúng ngày Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) bắt đầu quá trình xác minh thông tin tấn công hóa học ở Douma, là hành động cho thấy dường như chẳng ai quan tâm đến sự thật, cũng giống như trường hợp của Iraq, đó chỉ là một cái cớ.”
Ông Sablin khẳng định cuộc tấn công được tiến hành chủ yếu nhằm gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra của các chuyên gia OPCW. "Chúng tôi đã trực tiếp nhìn thấy, rằng Homs – khu vực bị tàn phá bởi Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và những nhóm khủng bố khác, đã bắt đầu tái thiết. Đúng lúc đó, các nhà đạo đức phương Tây lại mang đến cho họ cái chết và sự tàn phá" ông Sablin nói. Phái đoàn do ông Sablin dẫn đầu đã đến Damascus vào thứ Sáu, 13/4. Trước đó, phái đoàn đã đến Homs và Palmyra.

12 tàu chiến Mỹ áp sát Syria

Dân trí - Lực lượng gồm 12 tàu chiến của Hải quân Mỹ đang đổ về khu vực sát Syria trong một đợt triển khai lớn nhất kể từ năm 2003 sau khi Washington cảnh báo đáp trả mạnh mẽ Syria vì cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học.

 >> Đồng minh từ chối bắt tay với Mỹ trả đũa Syria
 >> Ba kịch bản tấn công của Tổng thống Trump và tương lai của Syria
 >> Dàn khí tài quân sự tiên tiến Mỹ đang triển khai xung quanh Syria

 Tàu sân bay hạt nhân USS Harry S Truman (Ảnh: Dailymail)

Tàu sân bay hạt nhân USS Harry S Truman (Ảnh: Dailymail)

Dailymail cho biết, tàu sân bay hạt nhân USS Harry S Truman mang theo 90 máy bay chiến đấu, và được hộ tống bởi nhóm tàu tác chiến gồm các tàu khu trục tàu tuần dương, đang tiến về châu Âu và Trung Đông.

Ngoài ra, 4 tàu khu trục được cho là cũng đã vào hoặc đang ở gần Địa Trung Hải, trong đó có tàu USS Donald Cook, USS Porter, USS Carney, USS Laboon, cùng với 2 tàu ngầm hạt nhân là USS Georgia và USS John Warner.

 Nhiều tàu khu trục của Hải quân Mỹ tham gia vào đợt triển khai này. (Ảnh: Dailymail)

Nhiều tàu khu trục của Hải quân Mỹ tham gia vào đợt triển khai này. (Ảnh: Dailymail)

Hoạt động triển khai 12 tàu chiến là một trong những đợt triển khai lực lượng hải quân lớn nhất của Mỹ kể từ năm 2003 khi Mỹ đồng thời triển khai 6 tàu sân bay trong cuộc chiến Iraq.

Ngoài dàn tàu chiến này, Mỹ cũng triển khai các khí tài tiên tiến xung quanh Syria tại các căn cứ quân sự ở Trung Đông thuộc lãnh thổ của các đồng minh Qatar, Jordan.

 Tàu khu trục USS Porter phóng tên lửa Tomahawk (Ảnh: Getty)

Tàu khu trục USS Porter phóng tên lửa Tomahawk (Ảnh: Getty)

Hoạt động triển khai này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu tuần này tuyên bố sẽ "đáp trả mạnh mẽ" vụ tấn công hóa học ở Syria. Kế hoạch này đến nay đã nhận được sự ủng hộ của Anh và Pháp.

CNBC ngày 12/4 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Mỹ được cho là cân nhắc tấn công vào 8 mục tiêu ở Syria trong đó có 2 căn cứ không quân, một trung tâm nghiên cứu và một cơ sở vũ khí hóa học.

Quân đội Syria trong những ngày qua được cho là đã di chuyển máy bay chiến đấu, sơ tán binh sĩ khỏi một số căn cứ vê căn cứ của Nga với hy vọng được bảo vệ chắc chắn hơn.

Năm ngoái, để đáp trả cáo buộc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học, Mỹ đã nã 59 tên lửa hành trình Tomahawk vào căn cứ không quân Shayrat của Syria. Tuy nhiên, một ngày sau đó, máy bay chiến đấu Syria vẫn cất cánh từ đây.

Lần này, theo nguồn tin của Reuters, Tổng thống Trump đang cân nhắc đáp trả mạnh mẽ hơn bất chấp sự khuyên ngăn của cấp dưới trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis.

Minh Phương

Theo Dailymail

Báo Nga: Syria bắn hạ 13 tên lửa của Mỹ - Anh - Pháp

Dân trí Hãng tin Sputnik dẫn thông tin từ quân đội Syria cho biết nước này đã bắn hạ 13 tên lửa của Anh, Pháp và Mỹ trong cuộc không kích vừa xảy ra.
 >> Hình ảnh nghi vấn đầu tiên về cuộc không kích của Mỹ nhằm vào Syria
 >> Ông Trump ra lệnh tấn công Syria, Anh - Pháp tham chiến

Theo Sputnik, quân đội Syria cho biết đã bắn hạ 13 tên lửa của Mỹ, Anh và Pháp trong cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở tại Syria sau khi Tổng thống Donald Trump phát lệnh tấn công.

Thủ đô Damascus, Homs, một cơ sở nghiên cứu ở Barzeh và một căn cứ ở núi Qasioun được cho là các mục tiêu trong chiến dịch không kích tổng lực của Mỹ, Anh, Pháp nhằm vào Syria.

Những đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy các hệ thống phòng không của Syria đã đánh chặn các tên lửa. Sputnik dẫn thông tin từ tài khoản Lucas Tomlinson trên Twitter cho biết, các tàu chiến của Hải quân Mỹ và các máy bay ném bom B-1 của Không quân Mỹ đã tham gia cuộc không kích tại Syria.

Trước đó, Tổng thống Trump cuối ngày 13/4 tuyên bố, ông đã "bật đèn xanh" cho một đợt tấn công tên lửa chính xác nhằm vào cơ sở vũ khí hóa học của Syria.

Thành Đạt

TheoSputnik


Nga cảnh báo ‘chiến tranh’ với Mỹ ở Syria

Quân Nga ở SyriaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionQuân Nga ở Syria

Nga đã cảnh báo Mỹ rằng chiến tranh giữa hai nước có thể xảy ra nếu Mỹ tiến hành không kích tại Syria.

Anh Quốc 'cần có hành động ở Syria'

Bàn tròn BBC: Về xung đột và căng thẳng ở Syria

TT Pháp: 'Có bằng chứng Syria dùng vũ khí hóa học'

Syria: Nghi tấn công hóa học làm hàng chục người chết

"Ưu tiên cấp thiết là tránh nguy cơ chiến tranh," Đại sứ Nga ở LHQ Vassily Nebenzia nói hôm thứ Năm.

Ông nói tình hình "rất nguy hiểm" và Nga "không thể loại trừ bất kỳ khả năng nào".

Các nước phương Tây được cho là đang chuẩn bị không kích Syria vì cáo buộc chính phủ dùng vũ khí hóa học ở thành phố Douma.

Nga, đồng minh của Syria, phản đối.

Các quan chức Nga, gồm cả người đứng đầu quân đội, cảnh báo sẽ bắn rơi tên lửa Mỹ nếu quân Nga bị đe dọa.

Nhà Trắng nói còn đang đánh giá tin tức tình báo và họp với các đồng minh.

Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) nói các chuyên gia sẽ bắt đầu thanh tra ở Syria từ hôm thứ Bảy.

Trump được gì nếu không kích Syria?

Tổng thống Mỹ dường như muốn chuyển hướng dư luận trong nước và lấy lại vị thế ở Trung Đông bằng đòn trừng phạt nhắm vào Syria.

Trump ôm quốc kỳ Mỹ khi tham dự buổi gặp gỡ cử tri tại Derry, New Hampshire năm 2017. Ảnh: Reuters.

Trump ôm quốc kỳ Mỹ khi tham dự buổi gặp gỡ cử tri tại Derry, New Hampshire năm 2017. Ảnh: Reuters.

Mỹ đang có những động thái quyết liệt trong việc thành lập một liên minh quốc tế để tấn công quân sự vào Syria nhằm đáp trả việc nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump vài ngày trước vừa tuyên bố sẽ sớm rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này.

Việc chính quyền Trump ưu tiên giải pháp quân sự trong xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria gây ra nhiều tranh luận trong giới phân tích quốc tế về động cơ gây chiến của Tổng thống Mỹ cũng như chiến lược lâu dài ở Trung Đông của Washington.

Chuyển hướng dư luận

Theo các bình luận viên của Guardian, việc Trump bất ngờ chỉ trích Syria và Tổng thống Nga Vladimir Putin trên Twitter liên quan đến cáo buộc vũ khí hóa học được sử dụng ở Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus khiến nhiều người ngạc nhiên. Hành động "tôn trọng nhân quyền quốc tế" này khiến giới quan sát bất ngờ, bởi Trump từng nhiều lần bỏ qua nhiều cáo buộc về "tội ác chiến tranh" nghiêm trọng hơn ở Syria.

Điều đáng chú ý là thông tin về việc quân đội Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Đông Ghouta nổi lên trong bối cảnh dư luận Mỹ đang sôi sục vì cuộc đối đầu thương mại mà Trump phát động nhắm vào Trung Quốc. Gói áp thuế trị giá hàng trăm tỷ USD Bắc Kinh vừa tung ra nhắm vào nhiều mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp trọng điểm tại các bang có truyền thống ủng hộ Trump.

Nhiều doanh nghiệp, nông dân đã bày tỏ bức xúc trước thực tế các mặt hàng của họ trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường Trung Quốc, trong khi dân chúng thất vọng vì sẽ phải hứng chịu mức sinh hoạt phí cao hơn khi các mặt hàng giá rẻ nhập khẩu từ Trung Quốc bị áp thuế cao.

Là người luôn chú ý đến những con số thống kê về tỷ lệ ủng hộ, đây chắc chắn là dấu hiệu đáng lo ngại đối với Tổng thống Trump. Khi cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc chưa có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt trong tương lai gần, Trump buộc phải có hành động nào đó để hướng sự chú ý của dư luận Mỹ sang vấn đề khác.

Theo bình luận viên Amanda Woods của NYPost, sau khi Trump ra lệnh không kích Syria bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào tháng 4/2017 cũng với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học tương tự, 58% người dân Mỹ được hỏi đã thể hiện sự ủng hộ đối với hành động quân sự của Trump. Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Mỹ cũng tăng từ 34% trước cuộc không kích lên 43%.

Trump dường như muốn tái lập điều này, khi tỷ lệ ủng hộ hiện nay của ông chỉ ở mức 41,8%, trong khi 53,3% người dân Mỹ bày tỏ sự không hài lòng với ông chủ Nhà Trắng, theo số liệu khảo sát của RealClearPolitics.

Một số chuyên gia tin rằng Trump muốn xây dựng hình ảnh một Tổng thống mạnh mẽ, quyết liệt, sẵn sàng đáp trả hành động sử dụng vũ khí hóa học nhắm vào dân thường, trái ngược với người tiền nhiệm Obama. Ông Obama cũng từng đe dọa sẽ không kích Syria sau cáo buộc tấn công hóa học cũng ở Đông Ghouta năm 2013, nhưng sau đó nhượng bộ và thiên về giải pháp ngoại giao để giải quyết khủng hoảng.

Một lý do nữa khiến Trump muốn chuyển hướng dư luận là cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ đang đến hồi quyết liệt, khi các nhân viên của công tố viên đặc biệt Robert Mueller khám xét văn phòng luật sư riêng của Trump. Trump bất bình với Mueller đến mức Nhà Trắng hôm qua tuyên bố Tổng thống có quyền sa thải công tố viên đặc biệt này để chấm dứt cuộc điều tra.

Tuy nhiên, giới phân tích cũng nhận định hành động chuyển hướng dư luận này có thể là "con dao hai lưỡi" đối với Trump. Nếu đòn không kích của Trump khiến Mỹ lún sâu hơn vào xung đột ở Syria hay lâm vào thế đối đầu trực diện với Nga trên chiến trường Trung Đông, ông có thể hứng chịu làn sóng chỉ trích mạnh mẽ chưa từng có từ dư luận trong nước và thế giới.

Lấy lại vị thế ở Trung Đông

Tàu chiến Mỹ khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk trong một cuộc diễn tập. Ảnh: USNavy.

Tàu chiến Mỹ khai hỏa tên lửa hành trình Tomahawk trong một cuộc diễn tập. Ảnh: USNavy.

Sau chiến dịch can thiệp quân sự ở Syria, Nga đang trở thành "tay chơi" lớn nhất ở quốc gia Trung Đông này và có tiếng nói ngày càng mạnh mẽ hơn trong bàn cờ chính trị khu vực. Trong khi đó, vai trò của Mỹ ở khu vực ngày càng suy giảm. Tuyên bố sớm rút quân khỏi Syria của Trump mới đây càng khiến các đồng minh và đối tác ở Trung Đông nghi ngờ về cam kết và quyền lực của Mỹ trong khu vực.

John Bolton, tân cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, là người có quan điểm cứng rắn, muốn kiềm chế vai trò của Iran và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ ở Trung Đông. Dường như Nhà Trắng coi cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học là một cơ hội để Mỹ có thể xoay chuyển thế cục, cạnh tranh quyền lực với Nga ở khu vực này, dù tới nay chưa có bằng chứng vững chắc nào cho thấy quân đội Syria đã thực sự sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.

Theo bình luận viên Uri Friedman của Atlantic, các quan chức Nhà Trắng dường như tin rằng hành động quân sự là biện pháp duy nhất hiện nay để Mỹ có thể lấy lại vị thế ở Syria, bởi phe nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn đã hoàn toàn thất thế trước chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad trên chiến trường lẫn bàn đàm phán.

Friedman cho rằng khác với cuộc không kích hạn chế bằng tên lửa hành trình tháng 4/2017, Mỹ lần này nhiều khả năng sẽ "chơi lớn" với các cuộc tấn công kéo dài hơn, quy mô lớn hơn, có sự tham gia của nhiều nước hơn.

Một đòn tấn công trừng phạt tập thể do Mỹ đứng đầu như vậy sẽ phát đi nhiều thông điệp quan trọng. Nó cho thấy Mỹ vẫn đóng vai trò tích cực, mang tính dẫn dắt trên bàn cờ khu vực Trung Đông, có khả năng tập hợp đồng minh để thực hiện nhiệm vụ chung. Đồng thời, đó cũng là tín hiệu cảnh báo, răn đe mà Mỹ gửi tới Nga và Iran, hai quốc gia đang có sự hiện diện quân sự và chính trị ngày càng lớn ở Syria.

Washington nhiều khả năng cũng hy vọng đòn không kích lớn hơn không chỉ ngăn ngừa chính quyền Syria tái diễn các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học, mà còn có thể làm suy yếu sức mạnh của quân đội chính phủ Syria, giảm bớt áp lực cho phe nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn và củng cố sự hiện diện của quân đội Mỹ trên lãnh thổ Syria.

Các khu vực kiểm soát ở Syria tính đến ngày 4/4. Đồ họa: TRT World.

Các khu vực kiểm soát ở Syria tính đến ngày 4/4. Đồ họa: TRT World.

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích chính trị Sam Heller của Crisis Group cho rằng hành động quân sự của Mỹ và đồng minh ở Syria tiềm ẩn nguy cơ làm leo thang căng thẳng rất lớn. Nếu tung ra đòn răn đe quá lớn, Mỹ có thể gây thương vong cho binh sĩ Nga đồn trú tại Syria, buộc Moscow tung đòn đáp trả và châm ngòi cho cuộc xung đột không thể lường trước hậu quả giữa hai cường quốc hạt nhân.

Ngoài ra, các cuộc không kích của Mỹ khó có thể thay đổi cục diện trên chiến trường Syria. Các bình luận viên của NBCNews cho rằng dưới sự hậu thuẫn của Nga, quân đội Syria nói chung và lực lượng phòng không nước này nói riêng ngày càng thiện chiến, dày dạn kinh nghiệm thực chiến, có thể đối phó và gây thiệt hại cho các khí tài Mỹ cũng như đồng minh xâm phạm không phận.

Không có lực lượng bộ binh trên chiến trường, Mỹ khó có thể thực hiện được những mục tiêu chiến lược ở Syria. Thực tế này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến những tính toán được – mất của Trump và các chiến lược gia đối với bài toán Syria trong những ngày tới, các chuyên gia nhận định.

Trí Dũng

Tàu ngầm Anh vào vị trí tấn công, Syria sẵn sàng trực chiến

Cả thế giới đang hướng chú ý về Syria sau khi Thủ tướng Anh Theresa May được cho là yêu cầu các tàu ngầm vào vị trí đặt Syria trong tầm tấn công của tên lửa.

Trong khi đó, Independent dẫn lời giới chức Mỹ và các nhà hoạt động tại Syria cho biết, quân đội Syria bỏ không một số mục tiêu chiến lược, gồm cả các căn cứ không quân khắp nước, đề tránh có thể bị Mỹ không kích sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa tấn công quân sự nước này.

Việc bỏ không các căn cứ không quân, sân bay giúp hạn chế thiệt hại nếu Mỹ và các đồng minh quyết định phối hợp không kích Syria.

Syria,tin Syria hôm nay,tình hình Syria,tin Syria ngày 12/4,chờ chiến,tấn công,tàu ngầm
Tàu ngầm Anh được cho là đang tiến gần Syria 

Thời điểm quyết định

Theo BBC, Thủ tướng Anh được cho là đã sẵn sàng phê chuẩn một hành động quân sự chống Syria mà không cần tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội.

Hôm nay (12/4), Thủ tướng Anh sẽ triệu tập các bộ trưởng hàng đầu trong chính phủ tới phố Downing để thảo luận về phản ứng của Anh về vụ tấn công nghi là bằng chất độc hóa học tại Syria hồi tuần trước.

Theo kế hoạch, bà May triệu tập cuộc họp khẩn của nội các suốt 4 ngày trước khi Quốc hội nước này trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Lễ Phục sinh. Tuyên bố sau khi thăm một trung tâm Sikh ở Walsall, Thủ tướng Anh nói: "Việc sử dụng vũ khí hóa học không thể diễn ra mà không bị phản đối".

Hôm 11/4, một nguồn tin từ Chính phủ Anh nói với tờ Daily Telegraph rằng, bất kỳ một quyết định hay hành động nào về Syria sẽ phải được tiến hành trước ngày 16/4, khi các nghị sĩ quay lại làm việc. Việc này là nhằm tránh một cuộc bỏ phiếu của Quốc hội về bất cứ hành động quân sự nào.

Syria,tin Syria hôm nay,tình hình Syria,tin Syria ngày 12/4,chờ chiến,tấn công,tàu ngầm
Bố trí tàu ngầm, tàu sân bay, máy bay sẵn sàng cho hành động quân sự chống Nguồn tin này cho biết: "Chúng tôi đã đưa tàu ngầm vào vị trí và làm mọi việc cần thiết để tiến hành chiến dịch. Nếu có hành động nào diễn ra thì nó sẽ diễn ra trước thứ hai tới (16/4) vì một khi bắt đầu tranh luận về vấn đề này, thì sẽ rất khó để Thủ tướng làm việc gì đó".


Theo Daily Telegraph, Anh có 3 tàu ngầm hạng Astute hoặc Trafalgar mà nước này có thể đã triển khai tới Syria. Astute Class là tàu ngầm tấn công lớn nhất, mạnh nhất trong hải quân hoàng gia và các tên lửa Tomahawk IV của nó có tầm bắn hơn 1.600km.

Syria sẵn sàng chờ chiến

Các đồng minh của Syria xác nhận, nước này đã áp dụng các biện pháp đề phòng trên toàn quốc.

Dân thường tại các khu vực do chính phủ kiểm soát ở Syria bày tỏ cảm xúc lẫn lộn, vừa lo sợ vừa sẵn sàng kháng cự. Trên các trang mạng xã hội của Syria hiện tràn ngập những bình luận kháng cự, chủ yếu là từ những người ủng hộ chính phủ.

Independent dẫn lời một phụ nữ Syria đề nghị giấu tên cho biết, bà lo lắng cho sự an toàn của mình và hiện đã tích trữ lương thực, cân nhắc không cho con tới trường.

Hoài Linh


Syria bắn hạ 70% tên lửa của liên quân Mỹ, Pháp, Anh

70% trong số hơn 100 tên lửa các loại được Mỹ, Pháp và Anh dùng tấn công Syria vào sáng 14/4 đã bị các hệ thống phòng không S-125, S-200, Buk, Kvadrat và Osa của chính quyền Damascus đánh chặn thành công.

Syria bắn hạ 70% tên lửa của liên quân Mỹ, Pháp, Anh 
ảnh minh họa

Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga, Thượng tướng Sergei Rudskoi cho hay, Syria đã đánh chặn được 71 trong số 103 tên lửa của Mỹ và các nước đồng minh. Theo tướng Rudskoi, các hệ thống phòng không của Syria cơ bản gồm các loại vũ khí được sản xuất từ thời Liên Xô trước đây, đã đánh chặn thành công phần lớn số tên lửa được 3 nước phóng từ trên biển và trên không vào lãnh thổ Damascus.

Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga khẳng định rằng, các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga không liên quan tới việc đánh chặn những vũ khí trên. Bộ này nêu rõ, trong cuộc tấn công kéo dài từ 7h42 phút đến 9h10 phút (giờ Hà Nội), không có bất cứ tên lửa có cánh nào được Mỹ và đồng minh bắn vào khu vực do các hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga kiểm soát ở các căn cứ Hmeymim và Tartus.

Cũng theo tướng Rudskoi, Mỹ và các nước đồng minh đã phóng nhiều tên lửa hành trình, trong đó có Tomahawks được phóng từ trên biển và bom có điều khiển GBU-38 được thả từ máy bay B-1B trong khi các máy bay tiêm kích F-15, F-16 phóng tên lửa không đối đất. Các máy bay Tornado của không quân Anh phóng 8 tên lửa Scalp EU.

Tướng Rudskoi đánh giá, “điều này chứng tỏ hiệu quả cao của các hệ thống vũ khí đang hoạt động ở Syria và kỹ năng xuất sắc của các chiến binh Syria được giới chuyên gia Nga đào tạo. Bên cạnh đó, ông tiết lộ, Nga đã khôi phục hoàn toàn các khả năng phòng không của Syria trong 18 tháng qua và hiện Moskcow vẫn tiếp tục cải thiện năng lực này cho Damascus.

Trong khi đó, hãng Reuters dẫn lời một quan chức Syria giấu tên cho hay các địa điểm bị tấn công đã được sơ tán vài ngày trước đó theo cảnh báo của Nga. Do vậy con số thiệt hại đã được giảm thiểu nhiều.

Phủ tổng thống Syria đã đăng tải một đoạn video dường như cho thấy Tổng thống Bashar al- Assad tới trụ sở để làm việc sau vụ tấn công.

Bộ Ngoại giao Syria đã lên án cuộc tấn công là hành động “xâm lược tàn bạo” nhằm ngăn chặn cuộc điều tra của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) về cáo buộc nước này sử dụng vũ khí hóa học tấn công thị trấn Douma. Bộ này nêu rõ, đây là “âm mưu nhằm ngăn chặn sự phơi bày những lời dối trá và thêu dệt của họ”.

Tổng thống Nga Putin lần đầu lên tiếng vụ Mỹ tấn công SyriaTrong tuyên bố mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Syria là hành động hung hăng, sẽ làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo ở Trung Đông.

Vụ tấn công sẽ không có bất kỳ tác động nào đến quyết tâm của quân đội Syria nhằm tăng cường cuộc chiến chống phiến quân và khôi phục sự kiểm soát toàn bộ đất nước. Bộ Ngoại giao Syria nhấn mạnh: “Cuộc xâm lược này sẽ chỉ dẫn tới những căng thẳng trên thế giới” và đe dọa an ninh quốc tế. Trước đó, Bộ Ngoại giao Syria đã lên án vụ tấn công này là hành động “vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, xâm phạm ý chí của cộng đồng quốc tế và chắc chắn sẽ thất bại”.

Trong một diễn biến liên quan, theo thông tin mới nhất từ các nguồn tin Nga, cho đến nay, danh sách các cơ sở của Syria bị tấn công được ghi nhận gồm: Trụ sở Vệ binh Cộng hòa (Damascus), cơ sở phòng không Kasjoon (Damascus), sân bay Mezza (Damascus), sân bay Ad Dumeir (Đông Ghouta), trung tâm khoa học và quân sự ở Barza (vùng Damascus), trụ sở của Trung tâm Khoa học ở Jamraya ở ngoại ô thành phố Damascus, Tiểu đoàn đặc nhiệm 41 (ngoại ô Damascus), các đơn vị quân đội ở Kalamun (ngoại ô phía Bắc của Damascus), cơ sở quân sự ở Kiswa (một vùng ngoại ô của Damascus) và kho quân sự ở Homs. Khu vực trụ sở chính phủ ở Damascus và dinh tổng thống không bị thiệt hại sau cuộc tấn công.

Mỹ, Anh, Pháp sử dụng vũ khí gì để tấn công Syria?


Mỹ, Anh và Pháp được cho là đã dùng tàu ngầm, chiến đấu cơ, chiến hạm, máy bay ném bom để phóng ít nhất 3 loại tên lửa hành trình vào Syria sáng 14.4.

Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ đã tham gia tấn công Syria sáng 14.4 REUTERS 
Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ đã tham gia tấn công Syria sáng 14.4 REUTERS

» Nga có thể ngưng bán titan cho Boeing để trả đũa Mỹ
» Những thương vong đầu tiên sau vụ không kích của Mỹ ở Syria
» Dư luận phản ứng trái chiều trước cuộc tấn công của Mỹ tại Syria
» Tổng thống Putin lên án cuộc không kích Syria

Tờ The New York Times dẫn lời giới chức quốc phòng Mỹ tiết lộ trong cuộc tấn công Syria nói trên, 3 khu trục hạm Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk, với tầm bắn khoảng 1.600 km. Ngoài ra, một số nguồn tin tiết lộ với CNN rằng một tuần dương hạm được trang bị Tomahawk và ít nhất một chiến hạm ở Biển Đỏ cũng tham gia cuộc tấn công.

Tên lửa TomahawkHẢI QUÂN MỸ

Mỹ còn triển khai một số chiếc oanh tạc cơ B-1B của nước này phóng tên lửa hành trình tầm xa nhắm vào các mục tiêu. Chiếc B-1B đã bay trên bầu trời Qatar và có khả năng khai hỏa tại vị trí cách xa mục tiêu hơn 960 km. Giới chức Mỹ không nói rõ B-1B phóng loại tên lửa nào, nhưng theo trang The Drive, đó có thể là tên lửa hành trình JASSM, với tầm bắn hơn 1.000 km.

Một tên lửa hành trình JASSM của hãng Lockheed Martin vừa được phóng từ máy bay. Ảnh minh họa

< iframe width="500" height="125" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_0" name="aswift_0" style="display: block; margin: 0px auto; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 500px; height: 125px;">< /iframe>

Chiến đấu cơ Pháp Rafale lúc chuẩn bị tấn công SyriaAFP

Ngoài ra, Reuters dẫn một số nguồn tin cho hay Pháp đã triển khai tiêm kích Mirage và Rafale cùng 4 tàu hộ vệ. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly khẳng định các chiến đấu cơ được triển khai từ căn cứ ở nước này. Tên lửa Pháp dùng trong cuộc tấn công có thể là tên lửa hành trình Storm Shadow, với tầm bắn hơn 560 km.

Tên lửa hành trình Storm Shadow

Về phần mình, Bộ Quốc phòng Anh thông báo 4 chiến đấu cơ Tornado nước này đã phóng tên lửa hành trình Storm Shadow tại căn cứ cách phía tây thành phố Homs của Syria khoảng 24 km về phía tây, theo Reuters. Những chiến đấu cơ đó có thể đã cất cánh từ căn cứ RAF Akrotiri của không quân Anh ở Cộng hòa Síp thuộc phía đông Địa Trung Hải.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho hay có hơn 100 tên lửa được phóng ra trong đợt này. Bộ Quốc phòng Nga nói phần lớn trong số đó đã bị hệ thống phòng không của chính phủ Syria bắn hạ và Moscow đã không sử dụng hệ thống phòng không của Nga ở Syria để đánh chặn, theo AFP.

đăng bởi: t.h.a.n.h.n.i.e.n...v.n. .A.F.P.

Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=2135248#ixzz5CdqFgVSK 
http://www.xaluan.com/raovat


Nga dọa 'xử đẹp' Mỹ nếu tấn công Syria

Nga dọa 'xử đẹp' Mỹ nếu tấn công Syria

Đại sứ Nga tại Lebanon Alexander Zasypkin tuyên bố, bất cứ tên lửa Mỹ nào nhắm bắn vào Syria sẽ bị bắn hạ và địa điểm phóng tên lửa sẽ bị nhắm bắn.

Cảnh báo tới tấp Syria bị tấn công trong 72h tới

Cảnh báo tới tấp Syria bị tấn công trong 72h tới

Cơ quan an toàn hàng không châu Âu (EASA) cảnh báo các hãng hàng không thận trọng khi đi lại ở đông Địa Trung Hải do Syria có thể bị không kích trong 72h tới.

Nga - Mỹ 'tấn công' nhau tại LHQ về Syria

Nga - Mỹ 'tấn công' nhau tại LHQ về Syria

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 10/4, dự thảo nghị quyết của cả Nga và Mỹ về việc điều tra vũ khí hóa học được sử dụng ở Syria đều không được thông qua

Thế giới 24h: Nga phủ nhận cáo buộc sốc dính đến Syria

Thế giới 24h: Nga phủ nhận cáo buộc sốc dính đến Syria

Kênh NBC dẫn lời các quan chức Mỹ buộc tội quân đội Nga đã chặn tín hiệu các máy bay không người lái của Mỹ tại Syria, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chiến dịch của quân Mỹ.


NÓNG: Tổng thống Trump đã tấn công Syria đêm nay, Tomahawk đã đánh trúng mục tiêu

Tờ Express (Anh) vừa loan tin Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ quyết định tấn công Syria vào đêm nay. Còn tờ New York Times cho biết ông đang họp bàn với các cố vấn quân sự.

Tổng thống Trump đang họp cùng các cố vấn quân sự tại Nhà trắng. Ảnh: New Yorrk Times.
Theo Unian, ít nhất một máy bay chiến đấu Nga mang đầy đủ vũ khí đã bay ở độ cao thấp, áp sát khinh hạm D650, lớp Aquitaine của Hải quân Pháp.
Một tài khoản Twitter được cho là của Babak Taghvaee – nhà báo, chuyên gia phân tích quân sự, đồng thời là tác giả cuốn “Air War o­n Terror : The Role of Airpower in the War Against Isil/Daesh in Iraq, Syria and Libya” đăng tải thông tin cập nhật cho biết:

Các máy bay ném bom Su-24M của Không quân Nga, được hộ tống bởi các tiêm kích đánh chặn Su-30SM, đã bay ở độ cao thấp, áp sát khinh hạm D650, lớp Aquitaine của Hải quân Pháp, khi con tàu đang di chuyển gần khu vực tập kết của tàu khu trục Mỹ USS Donald Cook (DDG-75) ở đông nam Địa Trung Hải.

Theo Babak Taghvaee, hiện không rõ các chiến đấu cơ Nga đang thực hiện nhiệm vụ do thám hay cố ý “quấy rối” tàu chiến Pháp.

Dẫn lại dòng trạng thái trên Twitter của Taghvaee, trang mạng Unian.info cho biết, vụ việc này đã diễn ra vào cuối tuần qua, khi khinh hạm Aquitaine của Pháp đang thực hiện nhiệm vụ trong khuôn khổ chiến dịch Chammal.

Unian xác nhận có “ít nhất một máy bay chiến đấu của Nga” đã bay sượt qua tàu Aquitaine ở độ cao thấp và máy bay này “mang theo đầy đủ vũ khí”.
Tờ này nhấn mạnh 2 điểm cần lưu ý. Thứ nhất, việc các máy bay Nga tiếp cận gần tàu chiến Pháp không phải chuyện hiếm gặp nhưng chúng thường giữ khoảng cách hợp lý, hành động lần này rõ ràng “hung hăng” hơn.

Thứ hai, với việc mang đầy đủ vũ khí, máy bay chiến đấu Nga dường như muốn truyền tải thông điệp tới giới chức Pháp, đặc biệt là Tổng thống Emmanuel Macron.

Tàu Aquitaine là một trong những tàu chiến chủ lực của Hải quân Pháp. Theo Unian, con tàu được trang bị tên lửa hành trình MdCN, có khả năng đánh trúng mục tiêu cách xa hơn 1.000km và có thể được sử dụng để chống lại quân chính phủ Syria.

Theo các báo cáo trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai bên đã nhất trí phối hợp để tìm ra thủ phạm chịu trách nhiệm cho vụ tấn công hóa học vào Đông Ghouta hôm 7/4.

Nguồn: http://soha.vn/chien-dau-co-nga-mang-day-du-vu-khi-ap-sat-tau-chien-phap-tai-dia-trung-hai-20180411122329931.htm

Kommersant: Nga yêu cầu Mỹ thông báo địa điểm tấn công Syria

Tờ Kommersant hôm nay, 12/4, dẫn nguồn tin giấu tên từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết Moscow mong muốn Washington cung cấp toạ độ của các mục tiêu có thể bị tấn công tạiSyria, để tránh tối đa thiệt hại cho các binh sĩ Nga ở chiến trường.

Trước đó, hôm 11/4, quân đội Nga khẳng định đang theo dõi chặt chẽ tình hình Syria, và đề cao cảnh giác trước việc một cụm binh lực lớn của Mỹ, bao gồm cả tàu sân bay đang tập trung tại khu vực đông Địa Trung Hải, sẵn sàng khai hỏa tấn công Syria.

Các hệ thống phòng không S-400 và Pantsir-S1 của Nga được triển khai ở Syria “không nên bị kích hoạt, nếu không hậu quả sẽ rất thảm khốc”, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay trên tờ Kommersant.

Pantsir-s1 sẵn sàng khai hỏa ở Syria

Các động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “Nga hãy chuẩn bị vì tên lửa sẽ đến. Những tên lửa tốt, mới và thông minh”.

Hiện, Mỹ cùng các đồng minh bao gồm Anh, Pháp, dường như đang chuẩn bị cho một đợt không kích nhằm vào Syria, sau khi cáo buộc quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học ở Đông Ghouta hôm 7/4 nhằm vào dân thường.

Đến thời điểm hiện tại, giới chức Nga chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

theo Tiền Phong

“Át chủ bài” giúp Nga bảo vệ Syria trước cuộc tấn công của Mỹ

Hệ thống phòng không S-400, biệt danh “Rồng lửa”, được xem là giải pháp then chốt giúp Nga đối phó với các tên lửa hiện đại của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng giữa các bên liên quan tới vấn đề Syria chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga (Ảnh: TASS)

Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga (Ảnh: TASS)

Tổng thống Donald Trump ngày 11/4 cảnh báo Nga hãy “sẵn sàng” đối phó với các tên lửa “mới, đẹp và thông minh” của Mỹ sau khi Moscow tuyên bố bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Washington bắn tới Syria. Căng thẳng giữa Nga và Mỹ bắt đầu tăng nhiệt sau khi chính quyền Mỹ cáo buộc lực lượng chính phủ Syria, với sự hậu thuẫn của Nga, đã gây ra cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học khiến ít nhất 70 người thiệt mạng tại thị trấn Douma ở Đông Ghouta, ngoại ô thủ đô Damascus hôm 7/4.

Trong bối cảnh căng thẳng, hệ thống phòng không “Rồng lửa” S-400 của Nga được cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Syria trước các cuộc tấn công bằng tên lửa có thể xảy ra từ Mỹ. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ rút bớt lực lượng ra khỏi chiến trường Syria sau khi cuộc chiến chống khủng bố thành công. Tuy nhiên, S-400 vẫn tiếp tục được giữa lại căn cứ của Syria. Moscow cho biết các hệ thống này sẽ đóng vai trò như một lá chắn bảo vệ cho các máy bay chiến đấu cùng lực lượng gìn giữ hòa bình Nga.

S-400 Triumf, hay SA-21 Growler theo cách gọi của NATO, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thế hệ 4 được Nga bắt đầu phát triển từ năm 1993. Là thế hệ kế cận của hệ thống phòng không S-200 và S-300, S-400 được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2007. (Ảnh: CSIS)

S-400 Triumf, hay SA-21 Growler theo cách gọi của NATO, là hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa thế hệ 4 được Nga bắt đầu phát triển từ năm 1993. Là thế hệ kế cận của hệ thống phòng không S-200 và S-300, S-400 được biên chế vào quân đội Nga từ năm 2007. (Ảnh: CSIS)

S-400 có khả năng tiêu diệt các máy bay, thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối. (Ảnh: CSIS)

S-400 có khả năng tiêu diệt các máy bay, thiết bị bay không người lái, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối. (Ảnh: CSIS)

Là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, S-400 bắt đầu được Moscow triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria từ năm 2015. (Ảnh: CSIS)

Là hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga, S-400 bắt đầu được Moscow triển khai tại căn cứ không quân Hmeimim ở Syria từ năm 2015. (Ảnh: CSIS)

Tầm hoạt động của hệ thống S-400 từ 240-400 km. Theo hãng sản xuất Almaz Antey, một hệ thống S-400 có thể tấn công 36 mục tiêu cùng lúc. (Ảnh: CSIS)

Tầm hoạt động của hệ thống S-400 từ 240-400 km. Theo hãng sản xuất Almaz Antey, một hệ thống S-400 có thể tấn công 36 mục tiêu cùng lúc. (Ảnh: CSIS)

Ở tầm xa, hệ thống phòng không S-400 sử dụng tên lửa 48N6 có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo trong bán kính 60 km. (Ảnh: CSIS)

Ở tầm xa, hệ thống phòng không S-400 sử dụng tên lửa 48N6 có thể bắn hạ các tên lửa đạn đạo trong bán kính 60 km. (Ảnh: CSIS)

Ở tầm cực xa, S-400 sử dụng các tên lửa 40N6. Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 600 km. (Ảnh: CSIS)

Ở tầm cực xa, S-400 sử dụng các tên lửa 40N6. Hệ thống radar của S-400 có thể phát hiện các mục tiêu ở khoảng cách 600 km. (Ảnh: CSIS)

Nga hiện triển khai S-400 tại Kaliningrad, Syria và Crimea. Nga cũng đang lên kế hoạch chế tạo hệ thống S-500 mới trong bối cảnh nhu cầu các nước đặt mua S-400 tăng vọt. (Ảnh: National Interest)

Nga hiện triển khai S-400 tại Kaliningrad, Syria và Crimea. Nga cũng đang lên kế hoạch chế tạo hệ thống S-500 mới trong bối cảnh nhu cầu các nước đặt mua S-400 tăng vọt. (Ảnh: National Interest)

Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ Nga vận chuyển và lắp đặt S-400, Qatar, Ả-rập Xê-út, Ấn Độ cũng đang thương lượng để có thể mang S-400 về tăng cường hệ thống phòng thủ. (Ảnh: CSIS)

Ngoài Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đang chờ Nga vận chuyển và lắp đặt S-400, Qatar, Ả-rập Xê-út, Ấn Độ cũng đang thương lượng để có thể mang S-400 về tăng cường hệ thống phòng thủ. (Ảnh: CSIS)

Thành Đạt  Theo BI


Nga lập tức di dời 11 tàu chiến khỏi cảng Syria sau cảnh báo tấn công của ông Trump

Nga được cho là đã di dời phần lớn tàu hải quân do nước này triển khai tại cảng ở Syria, trước khi Mỹ có thể tiến hành cuộc tấn công quân sự nhằm vào quốc gia Trung Đông.


Ảnh vệ tinh của ISI phát hiện Nga chuyển hàng loạt tàu chiến khỏi cảng Tartus (Ảnh: ISI)

Ảnh vệ tinh của ISI phát hiện Nga chuyển hàng loạt tàu chiến khỏi cảng Tartus (Ảnh: ISI)

Theo WND, cơ quan tình báo và cung cấp ảnh vệ tinh ISI ngày 11/4 đã gửi những bức ảnh vệ tinh cho hãng tin Fox News, cho thấy 11 tàu hải quân của Nga tại cảng Tartus của Syria đã rời đi và hiện chỉ còn một tàu ngầm hiện diện tại cảng này. Điều này đồng nghĩa với việc hầu hết các tàu của Nga không còn neo đậu tại cảng Tartus.

ISI cho biết thông thường sẽ có hơn 10 tàu hải quân và tàu thương mại của Nga được nhìn thấy xuất hiện tại cảng Tartus trong một ngày. Nga đã ký hợp đồng thuê cảng Tartus của Syria 74 năm theo một thỏa thuận quốc phòng với chính phủ Syria.

Hiện chưa rõ Nga sẽ di dời các tàu hải quân của nước này đi đâu sau khi rời cảng Tartus, song trang mạng Israel Defense nhận định động thái này có thể là dấu hiệu cho thấy sự chuẩn bị của Moscow trước khi Mỹ tiến hành cuộc tấn công quân sự nhằm vào Syria.

syria

Cảng Tartus của Syria nhìn từ trên cao (Ảnh: WND)

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 10/4 tuyên bố sẽ đưa ra quyết định quan trọng về Syria trong vòng từ 24-48 giờ để đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học mà Washington cho là chính quyền Damascus gây ra khiến hàng chục người thiệt mạng ở thị trấn Douma, Đông Ghouta. Tuy nhiên khoảng thời gian này đã trôi qua song Mỹ vẫn cho có bất kỳ động thái nào như cảnh báo.

Theo trang tin Almasdar News, không quân Syria được cho là đã di tản một số máy bay chiến đấu sang sân bay quân sự Hmeymim do Nga vận hành tại Syria để tránh nguy cơ thiệt hại trước một cuộc tấn công của Mỹ. Ngoài ra, các đơn vị thuộc lực lượng chính phủ Syria cũng được đặt trong tình trạng báo động cao để đề phòng kịch bản bị tấn công.

Thành Đạt Tổng hợp


8 tên lửa tấn công căn cứ quân sự Syria giữa lúc căng thẳng

Image result for tên lửa syria

Dân trí Một cuộc tấn công bằng ít nhất 8 tên lửa đã xảy ra tại căn cứ không quân của Syria ở tỉnh Homs sau vụ tấn công nghi bằng chất độc hóa học tại Đông Ghouta khiến 70 người thiệt mạng.
 >> Ông Trump: Syria - Nga phải “trả giá đắt” vì tấn công hóa học khiến 70 người chết
 >> Điều gì khiến Mỹ “quay ngoắt 180 độ", tiếp tục điều quân tới Syria?

Tên lửa hành trình phóng đi từ tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải nhằm vào căn cứ không quân Syria rạng sáng 7/4/2017 (Ảnh: AFP)
Tên lửa hành trình phóng đi từ tàu chiến Mỹ ở Địa Trung Hải nhằm vào căn cứ không quân Syria rạng sáng 7/4/2017 (Ảnh: AFP)

Hãng tin SANA hôm nay 9/4 dẫn một nguồn tin quân sự cho biết ít nhất 8 tên lửa đã phóng về phía căn cứ không quân T-4 tại tỉnh Homs của Syria và cho rằng vụ tấn công “có thể” do Mỹ tiến hành. Tuy nhiên Reuters dẫn lời một số quan chức Mỹ bác bỏ thông tin cho rằng Washington có liên quan tới vụ tấn công bằng tên lửa này.

Theo SANA, vụ tấn công đã gây ra thiệt hại về người, song không nói rõ con số thương vong. SANA cho biết lực lượng phòng không Syria đã đánh chặn được một số tên lửa. Theo hãng tin Al Mayadeen của Lebanon, các tên lửa bay từ hướng Địa Trung Hải và đi qua không phận Lebanon.

Một đoạn video chưa được xác minh xuất hiện trên mạng xã hội được cho là ghi lại hình ảnh các vật thể bay bay qua Lebanon và hướng tới Syria. Hiện chưa có thông tin xác nhận về các vật thể bay này và chưa rõ đó là các máy bay hay tên lửa.

Hãng tin Al Masdar News đưa tin “các vật thể bay chưa được xác định” đã đi vào không phận Syria từ phía Lebanon và phỏng đoán đó có thể là của Israel. Theo hãng tin này, hệ thống phòng không của Syria tại căn cứ Mezzeh đã được kích hoạt.

Thông tin trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/4 cảnh báo Nga, Syria và Iran sẽ phải “trả giá đắt” sau cuộc tấn công nghi bằng chất độc hóa học khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương tại thị trấn Douma ở Đông Ghouta.

Bản đồ khu vực Homs tại Syria (Ảnh: BBC)
Bản đồ khu vực Homs tại Syria (Ảnh: BBC)

Hồi tháng 4/2017, Mỹ đã tiến hành cuộc tấn công bằng hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk nhằm vào căn cứ Shayrat tại tỉnh Homs. Tổng thống Trump nói rằng động thái này nhằm đáp trả vụ tấn công nghi bằng vũ khí hóa học tại tỉnh Idlib trước đó mà Washington cho rằng do chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad gây ra.

Thành Đạt

Theo RT

Tên lửa ồ ạt nã vào Syria và những lời cảnh báo lạnh người

Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết tâm phát động cuộc tấn công Syria với lý do được dàn dựng là “quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học”, thì một cuộc đụng đầu quân sự Mỹ-Nga sẽ xảy ra.

Sơ đồ vụ tấn công của chiến đấu cơ Israel vào căn cứ không quân Syria sáng 9/4
Trong bối cảnh thế giới bất ổn, bất an và bất định như hiện nay, để nhận rõ bản chất các sự kiện đã, đang và sắp diễn ra, cần sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, nếu không sẽ khó đánh giá và dự báo đúng tình hình. Những sự kiện nóng diễn ra trong mấy ngày qua chứng tỏ điều đó, trong đó có vụ cháy ở tòa tháp Trump.

Khoảng 18h ngày 7/4/2018 (giờ địa phương, tức 5h ngày 8/4/2018 theo giờ Việt Nam), một đám cháy bùng phát ở tầng trên cao của tòa tháp Trump. Ngay khi nhận được tin báo, Sở cứu hỏa New York đã điều động khoảng 200 lính cứu hỏa tới hiện trường dập lửa. Trong đó, 4 lính cứu hỏa đã bị thương trong quá trình khống chế ngọn lửa. Ở thời điểm xảy ra đám cháy, gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump không có mặt ở Tòa tháp.

Trên Twitter cá nhân lúc 18h42 cùng ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trấn an mọi người bằng dòng trạng thái:”Ngọn lửa đã được dập tắt, một tòa nhà kiên cố”. Ông Trump không quên dành lời khen ngợi lực lượng cứu hỏa thành phố đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” khi ông đang có mặt tại Washington D.C.

Lời cảnh báo nhằm vào ông Trump?

Một câu hỏi được nêu ra là vụ cháy ở tòa tháp Trump xảy ra ngẫu nhiên hay do một hành động phá hoại nào đó? Câu hỏi này được đặt ra không phải là không có cơ sở, bởi kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt bên trong nội bộ chính trường Mỹ, thậm chí đã có người cảnh báo rằng có thể ông Trump phải chịu số phận tương tự cựu Tổng thống Mỹ John F.Kennedy từng bị ám sát năm 1963 nếu cứ bất đồng với “nhà nước ngầm” ở Mỹ.

Trong hơn một năm cầm quyền, do bị sức ép gắt gao từ “nhà nước ngầm”, Tổng thống Donald Trump đã phải làm ngược lại một điều cam kết vô cùng quan trọng đối với nước Mỹ mà ông từng đưa ra khi tranh cử là “sẽ cải thiện quan hệ với Nga và sẽ hợp tác với Nga và Syria trong cuộc chiến chống khủng bố”.

Liên quan tới cuộc chiến ở Syria, ngày 1/4/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ rút quân khỏi quốc gia này và chấm dứt sứ mệnh của Mỹ ở đó. Tuyên bố này ngay lập tức vấp phải sự phản đối của các nhân vật cấp cao trong bộ máy chiến tranh của Lầu Năm Góc.

Phát biểu tại Viện nghiên cứu hòa bình Mỹ tại Washington, tướng Joseph Votel-Chỉ huy Bộ tư lệnh trung tâm của Mỹ, khẳng định rằng quân đội Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Syria trong tương lai. Cùng quan điểm, ông Brett McGurk, đại diện cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ tại Liên minh chống khủng bố, xác nhận: “IS vẫn chưa được tiêu diệt hoàn toàn và đây chưa phải là thời điểm rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này. Chúng tôi ở Syria để chống IS và sứ mệnh đó vẫn chưa kết thúc”.

Lúc này, cả thế giới đều biết, cái gọi là “tiếp tục sứ mệnh chống IS” chỉ là cái cớ để Mỹ hiện diện lâu dài ở Syria. Trước đó, Mỹ đã từng mượn cớ chống IS để giúp các lực lượng đối lập tiêu diệt tổng thống Syria Bassa Al-Assad, nhưng toan tính này đã bị Nga phối hợp với quân đội Syria làm cho thất bại.

Vụ cháy ở tòa tháp Trump xảy ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc họp với các tướng lĩnh quân đội Mỹ và các lực lượng đặc biệt để đánh giá tình hình về các hoạt động đang diễn ra của Mỹ ở Syria. Tại cuộc họp này, Tổng thống Trump nói rằng ông muốn quân đội Mỹ rút khỏi Syria. Giới quân sự không tán thành quan điểm này của Tổng thống Mỹ Donald Trump và họ cảnh báo ông rằng nếu tổng thống rút quân khỏi Syria thì “mọi việc sẽ rất xấu”.

Vì thế, có ý kiến nhận định vụ hỏa hoạn trên tòa tháp Trump có thể là một cảnh báo cho Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng ông phải đứng trước hai sự lựa chọn. Một là, sẽ phê chuẩn kế hoạch tiếp tục chiến tranh ở Syria của Lầu Năm Góc để được an thân. Hai là, nếu vẫn quyết định rút quân thì sẽ lãnh hậu quả?!

Hai vụ tấn công hóa học xuất phát từ cùng một kịch bản

Chỉ 48 giờ sau cuộc họp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với các tướng lĩnh quân đội Mỹ, truyền thông Mỹ và phương Tây đồng loạt đưa tin:“Quân đội Syria được Nga bảo trợ sử dụng rất nhiều vũ khí hóa học chống lại thường dân ở phía đông của Ghouta, gần Damascus. Trong đó, có khoảng 1.000 nạn nhân và 161 người thiệt mạng”.

Vụ việc này đã được chỉ huy và lãnh đạo cấp cao của phía Nga nhiều lần cảnh báo, rằng quân đội Mỹ-đối tác liên minh của hai tổ chức khủng bố là “Mặt trận Al-Nusra” và “Quân đội Syria tự do” đang lên kế hoạch sử dụng vũ khí hóa học tấn công vào dân thường để buộc tội lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria gây ra. Phía Nga cũng cảnh báo, nếu Mỹ mượn cớ này để tấn công với lý do “trừng phạt” các lực lượng của Syria, thì Nga sẽ đáp trả bằng cách đánh trả vào tất cả các phương tiện mang vũ khí tấn công của Mỹ.

Để dàn dựng màn kịch “quân đội Syria được Nga bảo trợ sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân”, trước đó Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cục tình báo Anh (MI6) đã phối hợp dàn dựng vụ “Nga sử dụng vũ khí hóa học tấn công cựu điệp viên hai mang Sergei Skripal”. Một chi tiết cần đặc biệt lưu ý là mặc dù Sergei Skripal được cho là bị đầu độc bằng chất độc thần kinh, nhưng nhà cầm quyền Anh liên tục phát đi tuyên bố nhấn mạnh trong vụ này Nga đã sử dụng vũ khí hóa học.

Rõ ràng, việc cáo buộc “Nga sử dụng vũ khí hóa học ở Anh” là một mũi tên nhằm nhiều đích như giới phân tích đã đề cập trong mấy ngày qua. Trong đó có một mục đích rất quan trọng là tạo dư luận để dàn dựng kịch bản “quân đội Syria được Nga bảo trợ sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân”. Một thực tế không thể phủ nhận là quân đội Syria đang trên đà thắng to ở Đông Ghouta và đang truy quét tàn quân khủng bố. Trong điều kiện đó, nếu như họ có trong tay vũ khí hóa học thì cũng hoàn toàn không cần mang ra sử dụng trong lúc này. Hơn nữa, theo Tổ chức cấm vũ khí hóa học, Syria đã hoàn toàn tiêu hủy vũ khí hóa học của họ theo nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

Lời cảnh báo từ vụ hỏa hoạn đã có tác dụng

Quả nhiên, lời cảnh báo từ vụ hỏa hoạn trên tòa tháp Trump đã có tác dụng. Ngay sau khi có tin về vụ tấn công hóa học ở Syria, cũng tương tự như vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Anh, không cần một cuộc điều tra khách quan, ngay lập tức trên Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết: “Có nhiều người chết, trong đó có phụ nữ và trẻ em, trong vụ tấn công hóa học điên rồ. Tổng thống Putin, Nga và Iran phải chịu trách nhiệm trong việc ủng hộ Assad. Họ sẽ phải trả giá đắt”.

Nga tuyên bố 2 chiến đấu cơ F15 của Israel đã phát động đòn tấn công Syria rạng sáng 9/4
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết tâm phát động cuộc tấn công Syria với lý do được dàn dựng là “quân đội nước này sử dụng vũ khí hóa học”, thì một cuộc đụng đầu quân sự Mỹ-Nga sẽ xẩy ra. Khi đó, không chỉ mọi ý tưởng cải thiện quan hệ với Nga của Tổng thống Donald Trump sẽ vĩnh viễn tan thành mây khói mà còn sẽ đẩy thế giới trước hiểm họa một cuộc chiến tranh lớn.

Ai thực sự tấn công Syria sau vụ scandal hóa học?

Theo tin từ Đài truyền hình nhà nước Syria, rạng sáng ngày 9/4/2018, căn cứ không quân Tayfur của nước này ở tỉnh Homs bị tấn công bằng tên lửa. Hệ thống phòng không của Syria đã đáp trả và bắn rơi 8 tên lửa của đối phương.

Cả Mỹ và Pháp đều phủ nhận tấn công căn cứ không quân T4 của Syria
Thoạt đầu, truyền thông nhà nước Syria cho biết, có khả năng Mỹ tiến hành vụ không kích này nhưng Washington đã bác bỏ thông tin trên. Ngay sau đó, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đòn tấn công tên lửa do Israel ra tay. Israel hồi tháng 2/2018 cũng đã không kích các mục tiêu trên lãnh thổ Syria mượn cớ “một máy bay không người lái của Iran xuất phát từ căn cứ không quân Tayfur của Syria và bay vào không phận Israel”.

Một câu hỏi tự nhiên nảy ra ở đây là, do đâu hồi tháng 4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng ra lệnh sử dụng 59 quả tên lửa hành trình tấn công một sân bay của Syria sau khi cáo buộc quân đội nước này “sử dụng vũ khí hóa học tấn công dân thường”, mà nay lại không dám đứng ra nhận mình đã tấn công “trừng phạt Syria”? Lý do ở đây có thể là, sau khi Tổng thống Nga V.Putin đã đưa ra lời cảnh báo “lạnh gáy” trong bản thông điệp liên bang ngày 1/3/2018 và tiếp đến là tuyên bố sắc lạnh của tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga rằng Matxcơva sẵn sàng đáp trả một khi lực lượng của họ ở Syria bị tấn công.

Còn Israel, tuy họ sẵn sàng đóng vai trò lực lượng xung kích để tiến hành “cuộc chiến tranh qua tay người khác” của Washington ở Syria sau khi được Tổng thống Mỹ Donald Trump tặng món quà đặc biệt Jerusalem, nhưng cũng không thể mạo hiểm đương đầu với hệ thống phòng không dày đặc của Syria được Nga yểm trợ.

Vậy nên, cả Mỹ và Israel đều chỉ tiến hành “cuộc tấn công thăm dò” để xác định thái độ kiên quyết và sức mạnh thực tế của Syria và Nga. Mà đã là thăm dò thì chẳng dại gì đứng ra tự nhận mình tấn công, để trong trường hợp bị đánh trả quá đau thì còn có đường thoái lui an toàn và không để lại dấu vết./.


Mỹ muốn Nga đầu hàng tại Syria

Giới truyền thông Mỹ nói về các loại vũ khí mà Nga và Hoa Kỳ có thể sử dụng tại Syria. Moskva sẽ không ra đòn đánh trước bất cứ ai, nhưng sẽ đáp trả lại các cuộc tấn công vào mình, nhà khoa học chính trị Oleg Glazunov nói với Sputnik.

Trong trường hợp tấn công vào Syria, Hoa Kỳ có thể sử dụng tên lửa hành trình, máy bay tàng hình và máy bay ném bom chiến lược, còn Nga có thể ra đòn giáng trả bằng tên lửa có cánh của mình, theo ấn bản The National Interest.

Như bài báo viết, Mỹ có thể không kích vào các mục tiêu ở Syria bằng tên lửa hành trình “Tomahawk” AGM-86, được cho là có thể vượt qua các hệ thống phòng không của Nga S-300V4 và S-400 đang được bố trí tại Syria.


Tomahawk
Ngoài ra Lầu Năm Góc còn có máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và tiêm kích F-22 Raptor, hơn nữa, hai loại máy bay này có thể phát hiện hệ thống phòng không của Nga.

The National Interest nhận xét: phía Nga, về phần mình, có thể tấn công vào căn cứ của Hoa Kỳ và đồng minh ở Trung Đông và Châu Âu. Quân đội Nga có thể sử dụng tên lửa hành trình Kh-101, bắn ra từ máy bay ném bom chiến lượcTu-95 và Tu-160, cũng như tên lửa hành trình “Kalibr” phóng từ trên biển.


Kalibr
Oleg Glazunov, chuyên gia thuộc Hiệp hội các nhà khoa học chính trị quân sự, Phó Giáo sư Khoa Chính trị học và Xã hội học Đại học Tổng hợp kinh tế mang tên. Plekhanov trong cuộc phỏng vấn Sputnik đã dự đoán tại sao phải cần công bố bài báo như vậy.

“Donald Trump với những lời hùng biện của căn bệnh sợ Nga (Russophobia) của mình đã đẩychính bản thân ông ta vào góc kẹt. Ông ta không thể xuống nước, bởi vì sau đó trong con mắt của cử tri ủng hộ, ông sẽ là tổng thống đầu tiên của Mỹ lùi lại một bước trong quan hệ với Nga kể từ thời kết thúc Chiến tranh Lạnh. Do đó, Tổng thống Mỹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc đe dọa pháo kích vào Syria, còn đối với Nga — sử dụng các biện pháp trừng phạt. Ông ta chỉ hài lòng với việc đầu hàng của Nga, để Nga hoàn toàn rút khỏi Syria. Nhưng điều này, tất nhiên, sẽ không xảy ra. Tổng thống Vladimir Putin của chúng ta đã cho thấy rằng ông hoàn toàn có đủ khả năng giải quyết vấn đề địa chính trị. Chúng ta không có ý định tấn công ai cả, nhưng chúng ta cảnh báo rằng sẽ phản ứng đáp trả trước việc tấn công Syria. Thực tế các phương tiện truyền thông nói về việc Hoa Kỳ sẽ tấn công vào Syria như thế nào, sử dụng những tên lửa gì — đó là một động thái đe dọa bình thường. Để kiểm tra “nắn gân”: bỗng dưng Nga sẽ sợ hãi và sẽ đi đến nhượng bộ nào đó. Nga là “một tay chơi” toàn cầu đầy đủ thẩm quyền, nước Nga thể hiện rằng sẽ không bỏ rơi bạn của mình trong thời điểm khó khăn”, — Oleg Glazunov nói.

Trước đó có tin tức báo cáo rằng nhóm tác chiến Hải quân Mỹ do tàu sân bay “Harry Truman” đã di chuyển khỏi vị trí đóng quân thường xuyên ở bang Virginia tiến đến Biển Địa Trung Hải. Thành phần nhóm tàu chiến này cũng bao gồm tàu ​​tuần dương tên lửa và một số tàu khu trục tên lửa. Có dự kiến rằng tàu khu trục nhỏ của Hải Quân Đức cũng sẽ tham gia vào nhóm tàu tác chiến của Mỹ..


Tổng thống Trump: Nga sẵn sàng đi. Tên lửa Mỹ sẽ tới!

Viết trên Twitter cá nhân sáng 11-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo người Nga nên “sẵn sàng” bởi vì những tên lửa “mới, thông minh” của Mỹ sắp sửa tới Syria. Quân đội Nga đã trong tình trạng báo động.

“Nga vừa lên tiếng sẽ bắn hạ bất kỳ và tất cả tên lửa Mỹ không kích Syria. Sẵn sàng đi Nga, bởi vì những quả tên lửa đẹp đẽ, mới mẻ và thông minh sắp sửa đến”, Tổng thống Trump viết một cách đầy cảnh báo và nếu không muốn nói là mang tính khiêu khích đáp trả lại những thông tin phát đi trước đó từ Nga.

Dòng trạng thái dường như là sự đáp trả những thông tin đã được truyền thông đưa cùng ngày trước đó. Đại sứ Nga tại Li Băng, ông Alexander Zasypkin, tuyên bố nếu có một cuộc không kích Syria do Mỹ tiến hành, “tên lửa và những nơi chúng được phóng đi sẽ bị bắn hạ”.

Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn dùng từ ngữ khá nặng khi nhắc đến Tổng thống Syria Bashar al-Assad, gọi ông ta là “thứ động vật giết người bằng khí gas”, ám chỉ vụ tấn công nghi sử dụng chất độc hóa học ở quận Douma, thuộc khu vực Đông Ghouta, Syria ngày 7-4.

Vụ việc được xem là ngòi nổ cho những căng thẳng bùng nổ và leo thang nhanh chóng giữa Mỹ và một số nước phương tây với Nga như hiện nay.

“Nga đừng nên kết thân với một thứ động vật giết người bằng khí gas, cái thứ đã giết người dân của mình và lấy làm sảng khoái vì chuyện đó”, tổng thống Trump sử dụng giọng điệu nặng chưa từng thấy với một người đồng cấp nước ngoài kể từ khi ông nhậm chức.

Không mất nhiều thời gian để Nga phản pháo. Vài mươi phút sau dòng trạng thái của ông Trump, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova phản pháo: “Tên lửa thông minh của Mỹ nên dành cho bọn khủng bố chứ không phải một chính phủ hợp pháp đã chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế trên chính lãnh thổ của mình trong suốt nhiều năm liền”.

Bà Zakharova nhấn mạnh rằng một cuộc không kích bằng tên lửa của Mỹ có thể là một nỗ lực nhằm xóa bỏ các bằng chứng về cuộc tấn công hóa học ở quận Douma.

Cho đến thời điểm hiện tại, có thể thấy gần như các quốc gia liên quan đã ngầm xác nhận rằng có tấn công hóa học tại khu đông Ghouta của Syria. Tuy nhiên, không ai biết chính xác ai đã đứng đằng sau vụ tấn công khiến ít nhất 60 người chết này.

Gần đây, sau cuộc điện đàm với tổng thống Trump, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã dùng đến cụm từ “lằn ranh đỏ” để nói về việc sẽ trừng trị kẻ thực hiện tấn công hóa học nhắm vào dân thường ở Syria.

Nguyên văn cảnh báo của Tổng thống Trump về một cuộc không kích bằng tên lửa nhắm vào Syria – Ảnh chụp màn hình

Nguyên văn Tổng thống Trump sử dụng để nói về những quả tên lửa như sau: “They will be coming”.

Một nhà phân tích ngôn ngữ nhận định việc sử dụng thì tương lai tiếp diễn trong câu nói cho thấy chuyện Mỹ không kích Syria bằng tên lửa gần như chắc chắn 90% sẽ diễn ra vào một thời điểm cụ thể trong tương lai.

Vấn đề là thời điểm ấy là khi nào không ai biết được.

Thông tin từ Nhà Trắng hôm 10-4 cho hay Tổng thống Trump đã quyết định hủy chuyến công du tới Mỹ Latinh để ở nhà lo chuyện Syria.

Nhà lãnh đạo Mỹ trước đó tuyên bố sẽ ra quyết định về vụ tấn công hóa học ở Syria “một cách nhanh chóng”, nhấn mạnh “có rất nhiều lựa chọn quân sự” và “ai cũng phải trả giá” cho “cuộc tấn công hóa học” ở Douma

Quân đội Nga báo động

Quân đội Nga đã được đặt trong tình trạng báo động, trong bối cảnh nhiều khả năng các lực lượng Mỹ có thể tấn công Syria.

Hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin nước này sẽ “áp dụng mọi biện pháp trả đũa chính trị, ngoại giao và quân sự nếu thấy cần thiết trong trường hợp Mỹ phát động một vụ tấn công vào Syria”.

Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga), nghị sĩ Vladimir Shamanov cho biết: “Chính sách tiêu chuẩn kép (của phương Tây) đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất. Không hành động trái phép nào sẽ không bị đáp trả”.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga tại căn cứ Latakia, Syria – Ảnh: SPUTNIK

Một cuộc không kích của Mỹ nhắm vào Syria, nếu diễn ra, sẽ sử dụng lực lượng hải quân. Việc sử dụng các tiêm kích từ các căn cứ Mỹ trong khu vực được cho là quá mạo hiểm, có thể khiến tình hình leo thang khi đụng độ với các tiêm kích Nga và lưới phòng không Syria.

USS Donald Cook, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Mỹ, đã ở sẵn tại Địa Trung Hải. Tàu chiến này mang theo hàng chục tên lửa hành trình Tomahawk này cùng loại với hai tàu khu trục đã phát động cuộc không kích vào một căn cứ không quân của Syria hồi tháng 4-2017.

Hải quân Mỹ ngày 11-4 thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman cũng sẽ bắt đầu khởi hành tới Trung Đông từ cảng nhà ở Norfolk, Virginia (Mỹ).


Nga, Mỹ đối đầu tại Liên Hợp Quốc về vấn đề Syria

Nga, Mỹ đưa ra dự thảo riêng về cuộc điều tra chính phủ Syria nghi dùng vũ khí hóa học, kêu gọi sự ủng hộ từ Hội đồng Bảo an.

Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters.

Một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Reuters.

Mỹ và Nga, đồng minh của Syria, đưa ra các dự thảo nghị quyết đối lập nhau về việc kéo dài Cơ chế Điều tra Chung (JIM), điều tra cáo buộc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad dùng vũ khí hóa học, thêm một năm. Hai bên đều kêu gọi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu về dự thảo của họ trong ngày 16/11, AFP đưa tin.

Các nhà ngoại giao dự đoán Nga phủ quyết dự thảo của Mỹ, lần thứ 10 Moscow ngăn Liên Hợp Quốc có hành động nhằm vào đồng minh. Trong khi đó, Nga cũng khó có thể thu về 9 phiếu ủng hộ, điều kiện để một nghị quyết được thông qua.

"Mỹ hy vọng Hội đồng Bảo an sẽ thống nhất khi đối mặt với việc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường và kéo dài hoạt động của nhóm quan trọng này", theo thông báo của phái đoàn Mỹ tại Liên Hợp Quốc. "Nếu không, chúng ta đang ủng hộ cho hành động tàn bạo đó, khiến người dân Syria thất vọng".

Nga chỉ trích mạnh mẽ JIM sau khi báo cáo cuối cùng cho rằng không quân Syria đã tấn công khí độc vào làng Khan Sheikhoun làm hàng chục người chết hồi tháng 4. Vụ tấn công khiến cộng đồng thế giới giận dữ, Mỹ quyết định phóng hàng loạt tên lửa vào một căn cứ không quân Syria để đáp trả.

Dự thảo của Nga nhấn mạnh đặt kết quả của JIM sang một bên để thực hiện thêm một cuộc điều tra "chất lượng cao, quy mô toàn diện". Moscow hồi tháng 10 phản đối gia hạn JIM. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia sau đó nói hủy JIM có thể "gửi đi tín hiệu xấu, nhưng cách thực hiện cuộc điều tra còn gửi đi tín hiệu tồi tệ hơn".

JIM được 15 thành viên Hội đồng Bảo an nhất trí thành lập năm 2015 và được gia hạn một năm vào năm 2016. Quyết định về JIM dự kiến hết hạn vào khoảng giữa tháng 11. Mỹ cùng đồng minh cáo buộc chính quyền al-Assad đứng sau vụ tấn công Khan Sheikhoun nhưng Syria bác bỏ.

Vị trí thị trấn Khan Sheikhoun, Syria. Đồ họa: Al Jazeera.

Vị trí thị trấn Khan Sheikhoun, Syria. Đồ họa: Al Jazeera.

Như Tâm

Nga điều thêm quân tới Syria

Trung tướng Viktor Poznikhir, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho biết, nước này đã điều cảnh sát quân sự tới thị trấn Douma, Đông Ghouta, Syria để bảo đảm an ninh cho nơi này.

Syria,tình hình Syria,Nga,Mỹ,phương Tây,Putin
Trung tướng Viktor Poznikhir, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga. Ảnh: TASS

Theo ông Poznikhir, lực lượng quân cảnh Nga dự kiến sẽ có mặt tại thị trấn Douma trong ngày hôm nay, 12/4.

Tờ Daily Mail dẫn lời ông Poznikhir cho biết thêm, tổng cộng đã có 41.213 người, bao gồm cả 3.354 tay súng nổi dậy và 8.642 người thân của họ, rời Douma đi tị nạn dưới sự trợ giúp của binh lính Nga.

Quân đội Nga ngày 11/4 tuyên bố, các mẫu lấy từ khu vực nghi đã xảy ra vụ tấn công hóa học thảm khốc ở Douma hôm 7/4 không chứa bất kỳ chất độc hại nào.

Nga và chính phủ Syria vẫn nhất quyết bác bỏ các cáo buộc của Mỹ và các đồng minh phương Tây về việc chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad đã dùng bom khí độc khiến ít nhất 60 người thiệt mạng và hàng trăm nạn nhân khác bị thương trong vụ tấn công Douma cuối tuần trước. Moscow thậm chí tố cáo sự cố là âm mưu dàn dựng của phe đối lập được phương Tây bảo trợ tại Syria.

Quân đội Nga hiện được đặt trong tình trạng báo động cao nhằm đề phòng nguy cơ Mỹ và các đồng minh không kích quốc gia Trung Đông. Moscow đã lệnh cho các tàu chiến thuộc hạm đội biển Đen, trong đó có tàu tên lửa cao tốc lớp Bora sẵn sàng can thiệp vào chiến trường Syria khi cần.

Phát biểu tại lễ tiếp đón tân đại sứ các nước ở Nga hôm 11/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh: “Tình hình thế giới ngày càng trở nên hỗn loạn, gây ra nhiều quan ngại. Dẫu vậy, chúng tôi vẫn hy vọng, lương tri cuối cùng sẽ thắng thế và các mối quan hệ quốc tế sẽ bước vào giai đoạn xây dựng. Toàn bộ hệ thống thế giới sẽ trở nên ổn định và dễ dự đoán hơn".

Theo báo Russia Today, ông Putin cũng cam kết, Moscow sẽ tiếp tục ủng hộ việc tăng cường an ninh toàn cầu và khu vực, cũng như "tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm quốc tế và phát triển hợp tác với các đối tác trên cơ sở xây dựng, tôn trọng lẫn nhau".

Tuấn Anh

Sức mạnh khủng khiếp của tên lửa Mỹ từng nã Syria

Sức mạnh khủng khiếp của tên lửa Mỹ từng nã Syria

Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố sẽ quyết định trong 24-48 giờ nữa và dư luận đang theo dõi xem ông có dùng vũ lực với Syria hay không.

Cựu ngoại trưởng Mỹ phát biểu sốc về ông Trump

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright tuyên bố, ông Donald Trump là "tổng thống phi dân chủ nhất" trong lịch sử nước này.

Mỹ,Donald Trump,cựu ngoại trưởng Mỹ,Madeleine Albright,Syria,Kim Jong Un
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright. Ảnh: CNN

Xuất hiện trong chương trình "The View" mới phát sóng trên kênh ABC, bà Albright, người từng giữ chức Ngoại trưởng Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Bill Clinton, đã có nhiều phát biểu gây sốc về lãnh đạo Nhà Trắng đương nhiệm.

Bà Albright cáo buộc ông Trump đang "sống trên luật pháp" và "nỗ lực hủy hoại các tiến trình dân chủ". Bà gọi phản ứng của ông Trump trước việc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) lục soát nhà và văn phòng của luật sư riêng Michael Cohen là sai lầm.

Luật sư Cohen đang bị công tố viên liên bang điều tra về nghi vấn gian lận trong các giao dịch ngân hàng.

Tổng thống Trump đã bày tỏ bất bình trước vụ khám xét của FBI đối với ông Cohen. Trả lời phỏng vấn báo chí, lãnh đạo Nhà Trắng thậm chí cho biết sẽ không loại trừ khả năng sa thải công tố viên đặc biệt Robert Mueller vì vụ việc này.

Theo bà Albright, nếu Tổng thống Trump cách chức ông Mueller, đó sẽ là thảm họa. Bà kêu gọi Quốc hội Mỹ cần phải ra tay ngăn chặn.

Bà Albright nói, một điều nguy hiểm hiện nay là ông Trump không hề có chiến lược trong vấn đề Syria và ông chỉ thường xuyên đăng tải thông điệp trên Twitter. Cựu ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh, việc ông Trump chỉ thị rút quân ngay khỏi Syria hồi tuần trước là "không chấp nhận được" vì động thái đó "có thể cổ vũ Tổng thống Syria Bashar al-Assad".

Một ngày sau tuyên bố của ông Trump, Nhà Trắng đính chính rằng ông Trump kêu gọi sớm rút các lực lượng Mỹ khỏi Syria. Đến ngày 4/4, giới chức Mỹ cho biết thêm, ông Trump đã đồng ý kéo dài sự hiện diện của quân đội nước này tại quốc gia Trung Đông.

Bà Albright cũng chỉ trích việc ông Trump bổ nhiệm John Bolton, một người có quan điểm "diều hâu" làm tân cố vấn an ninh quốc gia. Bà giải thích, động thái sẽ càng làm phức tạp thêm tình hình, vì "một cố vấn an ninh quốc gia tốt cần đón nhận quan điểm của mọi người", thay vì chỉ ra lệnh cho họ những việc phải làm.

Về chính sách đối với Syria, bà Albright tin Washington cần có sự kết hợp nhiều giải pháp, bao gồm cả ngoại giao, vũ lực và dàn xếp chính trị, thay vì "chỉ tấn công các căn cứ quân sự và đấu khẩu với người Nga".

Đối với một cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến diễn ra giữa ông Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bà Albright lưu ý: "Tôi tin tưởng vào ngoại giao. Vấn đề nằm ở chỗ bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng".

Khi còn giữ chức Ngoại trưởng trong chính quyền Bill Clinton, bà Albright từng gặp cha của ông Kim Jong Un - cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il vào tháng 10/2003. Cho tới nay, bà vẫn là quan chức đương nhiệm cao cấp nhất của Mỹ từng gặp người đứng đầu Triều Tiên.

Tuấn Anh

Giữa lúc nguy cấp, gia đình Tổng thống Assad tháo chạy khỏi Syria

Một loạt tờ báo ở Trung Đông đưa tin, gia đình của Tổng thống Bashar al-Assad đã vội vàng tháo chạy khỏi đất nước Syria vì lo sợ viễn cảnh phương Tây tung đòn sấm sét vào chiến trường này. Liệu thông tin này có chính xác hay không?

Tổng thống Assad được cho là vẫn đang ở Syria
Tình hình Syria được cho là đang ở trong trạng thái nguy cấp khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đang cân nhắc một loạt lựa chọn quân sự nhằm vào quân đội trung thành với Tổng thống Assad với lý do cáo buộc lực lượng này thực hiện một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học vào Douma hồi cuối tuần, khiến ít nhất 60 người thiệt mạng. Ông chủ Nhà Trắng cho biết sẽ đưa ra quyết định chính thức trong vòng 48 giờ và đòn đáp trả sẽ “rất mạnh mẽ”.

Trong bối cảnh như vậy, nhiều tờ báo có trụ sở ở Trung Đông đồng loạt đưa tin cho rằng, Nhà lãnh đạo Syria cùng toàn bộ họ hàng của ông này được cho là đã tháo chạy khỏi Syria, sang nước đồng minh Iran, cụ thể là thủ đô Tehran, vì lo sợ viễn cảnh phương Tây sắp đánh vào Syria.

Tuy nhiên, một nguồn tin nắm rõ tình hình hôm qua (10/4) đã lên tiếng cho biết, Tổng thống Assad và gia đình ông này hoàn toàn không rời khỏi đất nước Syria. “Những thông tin đó hoàn toàn là giả mạo”, nguồn tin khẳng định.

Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện những tin đồn kiểu như vậy. Thời gian đầu khi cuộc nổi dậy ở Syria nổ ra cách đây hơn 7 năm, thường xuyên có tin đồn Tổng thống Assad cùng vợ và ba người con, hai trai và một gái, đã rời bỏ đất nước, chạy đi lánh nạn ở nước ngoài. Mẹ của Tổng thống Assad – bà Anisa Makhluf cũng bị đồn là đã rời bỏ Syria, chạy sang Dubai để sống với con gái Bushra cách đây vài năm.

Tuy nhiên, sau đó, người ta vẫn thấy Tổng thống Assad và vợ con xuất hiện trước công chúng ở Syria dù những lần xuất hiện như vậy không nhiều.

Gần đây, tần suất xuất hiện của Tổng thống Assad trước công chúng gia tăng nhanh chóng. Điều này được lý giải là ông Assad đang ngày càng tự tin sau khi cuộc nội chiến ở Syria đang đi theo chiều hướng có lợi cho chính quyền của ông. Thực vậy, kể từ năm 2015 khi Nga chính thức can thiệp quân sự vào đây, quân đội Syria liên tiếp giành chiến thắng trên chiến trường. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Lực lượng Không quân Nga cũng như sự giúp đỡ to lớn của Iran, quân đội trung thành với ông Assad đã giành lại quyền kiểm soát hàng loạt khu vực lãnh thổ và từ đó củng cố quyền lực cho chính quyền ông Assad.

Khi Tổng thống Assad tiến ngày một gần đến một chiến thắng toàn diện ở Syria thì cuộc chiến ở quốc gia Trung Đông đang đứng trước bước ngoặt đáng sợ khi các cường quốc nhăm nhe tiến đánh quân đội Syria.

Với lý do cáo buộc chính quyền của ông Assad dùng vũ khí hóa học, Mỹ cùng hai đồng minh Anh và Pháp đang sôi sục tìm kiếm biện pháp trừng phạt Syria, trong đó lựa chọn quân sự dường như đang được đặt lên hàng đầu.

Quân đội Mỹ được cho là đang vạch ra một loạt kế hoạch tiến đánh Syria. Tờ Washington Examiner dẫn các nguồn tin trong Lầu Năm Góc tiết lộ, có nhiều lựa chọn đang được đặt lên bàn và một trong những lựa chọn đó là một cuộc tấn công tương tự như năm ngoái. Cách đây một năm, Tổng thống Trump từng ra lệnh cho quân đội Mỹ dội 59 quả tên lửa Tomahawk ồ ạt vào một căn cứ quân sự của Không quân Syria ở Homs cũng vì lý do tương tự là cáo buộc quân Assad sử dụng vũ khí hóa học.

Tổng thống Trump lần này được cho là đang cân nhắc một lựa chọn quân sự quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn.

Kiệt Linh (tổng hợp)

Ông Trump lại dọa tăng thuế hàng nhập Trung Quốc

Ông Trump lại dọa tăng thuế hàng nhập Trung Quốc

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung tiếp tục nóng lên khi Tổng thống Donald Trump đe dọa tăng thêm thuế nhập khẩu đánh vào hàng hóa Trung Quốc.

Ông Trump thề 'quyết định lớn', Putin cảnh báo đừng 'khích động' về Syria

Ông Trump thề 'quyết định lớn', Putin cảnh báo đừng 'khích động' về Syria

Khẩu chiến Nga - Mỹ tiếp tục nóng ran giữa lúc có nhiều kêu gọi về một phản ứng quốc tế đối với vụ tấn công vũ khí hóa học ở Douma, Syria.

Kim Jong Un lần đầu nói gì về cuộc gặp với ông Trump?

Kim Jong Un lần đầu nói gì về cuộc gặp với ông Trump?

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lần đầu đề cập trực tiếp tới cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Trump dự kiến diễn ra trong tháng Năm hoặc đầu tháng Sáu.

Ông Trump ra sức trấn an về thương mại Mỹ - Trung

Ông Trump ra sức trấn an về thương mại Mỹ - Trung

Thông qua Twitter, Tổng thống Donald Trump ra sức trấn an dư luận trước những quan ngại về nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.


TT Trump dọa tấn công tên lửa Syria - VOATiengViet

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump...lua-syria/4342033.html
12 hours ago
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 11/4 ra cảnh báo với Nga rằng Mỹ sẽ tấn công Syria bằng tên lửa vì nước này đã sử ...

Mỹ có thể phải phóng gần 240 tên lửa trong đòn không kích Syria ...

https://vnexpress.net › Thế giới › Quân sự
19 hours ago
Để có thể hủy diệt hoàn toàn năng lực không quân Syria, Mỹ sẽ phải dùng số tên lửa gấp 4 lần vụ không kích năm 2017. - VnExpress.

Dàn khí tài giúp Syria đủ sức bắn hạ tên lửa hành trình - VnExpress

https://vnexpress.net › Thế giới › Quân sự
3 days ago
Lực lượng phòng không Syria sở hữu nhiều hệ thống tên lửa có khả năng bắn hạtên lửa hành trình bay sát mặt đất. - VnExpress.

Căn cứ quân sự Syria bị tấn công bằng tên lửa hành trình - VnExpress

https://vnexpress.net › Thế giới › Quân sự
3 days ago
Thông tấn nhà nước Syria cáo buộc Mỹ không kích sân bay quân sự T-4 ở phía đông tỉnh Homs bằng tên lửa hành trình, Lầu Năm ...

Phòng không Syria khai hỏa đánh chặn tên lửa hành trình - VnExpress

https://vnexpress.net › Thế giới › Quân sự
3 days ago
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy tên lửa phòng không Syria được phóng lên để đánh chặn đợt không kích vào sân bay quân sự ...

4 loại tên lửa Syria có thể dùng để hạ gục tiêm kích F-16 Israel ...

https://vnexpress.net › Thế giới › Quân sự
Feb 12, 2018
Lực lượng phòng khôngSyriasở hữu nhiều loạitên lửaphòng không tầm trung và xa, đủ sức bắn rơi tiêm kích hiện đại của ...

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.6839

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca