Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt và khám nhà vì cáo buộc xịt sơn lên cờ VC
09.08.2018

Có tin nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị an ninh Việt Nam bắt giữ, khám nhà sáng 9/8, liên quan cáo buộc bà 'xịt sơn lên cờ tổ quốc'.

Vietnam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VY
Image captionHuỳnh Thục Vy (áo trắng) trong một lần bị bắt giữ năm 2012 khi bà tham gia biểu tình chống Trung Quốc

Bắt người, khám nhà

"Khoảng 9h sáng nay tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ. Tôi gọi lại thì nhận ra giọng nói là của Duy, chồng Thục Vy. Giọng nói rất hốt hoảng, như là đang sợ người khác nghe," ông Phạm Bá Hải, cựu tù nhân chính trị ở Sài Gòn, nói với BBC qua điện thoại chiều 9/8.

Ông Hải cho biết, ông Duy thông báo "Vy bị bắt đưa đi rồi."

Ông Phạm Bá Hải và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, cha của Huỳnh Thục Vy, là thành viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam.

Huỳnh Thục Vy nói về biểu tình và tự do

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt

Phim blogger Mẹ Nấm 'gây sốc' tại Bangkok

Từ nông dân thành nhà bất đồng chính kiến

Theo ông Hải, trong cuộc trao đổi chỉ kéo dài vài chục giây, ông Duy cho hay có khoảng 30 nhân viên an ninh Việt Nam "đến tận nhà riêng" ở Buôn Hồ - Đắc Lắk, "dùng vũ lực bắt bà Vy đi".

"Lo sợ cho an toàn của con gái của Vy và Duy, hiện mới 22 tháng tuổi, tôi có hỏi cháu đang ở đâu thì được Duy cho biết là đang ở nhà."

"Duy cũng nói công an bao vây nhà, canh giữ nghiêm ngặt không cho đi đâu, đồng thời tịch thu điện thoại của hai vợ chồng."

Vietnam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VY
Image captionVụ bắt giữ bà Vy lần này được cho là 'nghiêm trọng'

Ông Hải sau đó nhiều lần gọi lại số điện thoại này nhưng không liên lạc được.

Trong lúc trao đổi với BBC, ông Hải cho hay ông tiếp tục nhận được một số tin nhắn từ số điện thoại nói trên.

"Nhưng tôi gọi lại thì không được. Hình như cứ nhắn tin xong là tắt máy."

"Tin nhắn mới nhất nói lực lượng an ninh rất đông đi xe biển xanh của Bộ Công an đã tiến hành khám nhà ngay sau khi bắt Vy," ông Hải nói với BBC từ TP Hồ Chí Minh.

Một thông tin mà ông Hải cho BBC biết thêm là bài đăng của ông trong sáng 9/8 về vụ bắt giữ bà Vy đã bị Facebook xóa, sau khi đã có hơn 1.000 lượt chia sẻ.

'Nghiêm trọng'

Vietnam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VY
Image captionBà Huỳnh Thục Vy bị yêu triệu tập lần thứ tư liên quan đến hành vi xịt sơn lên cờ Tổ quốc

Theo ông Phạm Bá Hải, đây là một vụ bắt giữ nghiêm trọng, liên quan đến cáo buộc bà Huỳnh Thục Vy xịt sơn lên cờ Việt Nam.

"Có thể vì việc này - mà họ cho là xúc phạm lá cờ của họ - tôi nghĩ chính quyền sẽ làm lớn chuyện. Dấu hiệu làm lớn chuyện là khám xét nhà và cho người của Bộ Công an, xe biển số xanh 80, bắt Vy. "

"Cũng vì vấn đề này, Huỳnh Thục Vy trước đó đã bị chính quyền gửi giấy triệu tập đến lần thứ tư, theo thông tin Vy đăng công khai trên Facebook cá nhân. Nhưng Vy bất tuân dân sự, không đi trình diện."

"Số lượng những người bất đồng chính kiến bị bắt năm nay là đáng ngạc nhiên. Chưa bao giờ những người đấu tranh kỳ cựu hoặc đã từng đi tù lại bị bắt nhiều như thế, và bị kết án rất nặng nề..."

"Việt Nam không chấp nhận tiếng nói khác biệt. Với trường hợp của Vy, chúng tôi sẽ tiếp tục lên tiếng."

"Vy có con gái mới 22 tháng tuổi. Đây là vấn đề nhân đạo. Nếu nhà nước Việt Nam chính thức bắt Thục Vy thì họ hoàn toàn chà đạp lên luật pháp của chính họ, chưa nói gì đến luật pháp quốc tế, trong việc bảo vệ trẻ em," ông Hải nói với BBC qua điện thoại.

'Bị sách nhiễu liên tục'

Vietnam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnhPHAM BA HAI
Image captionCuốn sách về nhân quyền ở Việt Nam của Huỳnh Thục Vy

Bà Huỳnh Thục Vy, sinh năm 1985, là một nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh đòi nữ quyền. Bà thường xuyên viết về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và tăng tải trên mạng xã hội, trong đó có việc chính quyền đàn áp người thiểu số.

Bà là tác giả cuốn sách "Nhận định Sự thật Tự do và Nhân quyền", được cho là "góp phần làm rõ tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam".

Trong một bài đăng trên Facebook cá nhân gần đây, bà Vy tuyên bố không trình diện theo giấy triệu tập của an ninh, liên quan đến việc bà bị cáo buộc "xịt sơn lên cờ tổ quốc'.

"Vy đã bị sách nhiễu liên tục kể từ năm 2012 đến nay," ông Phạm Bá Hải nói.

Năm 2012 cũng là thời gian bà Vy an ninh Việt Nam bắt trong một vụ việc được cho là 'kinh sợ'.

Bà bị đưa đi bằng xe ô tô quãng đường hơn 1000 cây số xuyên qua Sài Gòn, trở về quê bà.

An ninh thẩm vấn bà suốt 12 tiếng đồng hồ trước khi bỏ bà lại tại một trạm xăng vào lúc nửa đêm.

Bất chấp sự giám sát gắt gao của chính quyền, bà Vy từ chối im lặng.

Bà Vy tiếp nối con đường mà cha bà, ông Huỳnh Ngọc Tuấn, đã từng đi. Ông Tuấn là một người bất đồng chính kiến từng bị bỏ tù 10 năm vào năm 1993 vì ông viết blog chỉ trích chính phủ Việt Nam.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn BBC trước đây, bà Vy từng nói: "Đàn áp, bắt bớ, sách nhiễu, tù đày là những trở ngại chúng ta phải chấp nhận và phải vượt qua nó. Khi vượt qua nó rồi thì chúng ta sẽ có phần thưởng, hoa trái cho nỗ lực đấu tranh của chúng ta."

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt giam, khám xét nhà riêng

CTV Danlambao - Blogger Huỳnh Thục Vy - người đồng sáng lập Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam vừa bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam và khám xét nhà riêng sáng ngày 9/8/2018 tại thị xã Buôn Hồ, Đăk Lăk.

Ông Lê Khánh Duy, chồng Huỳnh Thục Vy đã xác nhận thông tin này và cho biết thêm: Vào khoảng 7h sáng, lực lượng nhà cầm quyền trên 30 người, gồm công an sắc phục, thường phục và các đoàn thể địa phương đã ập vào nhà riêng của ông bà, sau đó áp giải Huỳnh Thục Vy đi.

Khoảng 2 tiếng sau, một nhóm khác khoảng 30-40 người ập vào nhà đọc lệnh khám xét nhà. Cuộc khám xét diễn ra khoảng 2-3 tiếng đồng hồ với nhiều đồ đạc bị lấy đi: laptop, điện thoại, máy chụp hình, sách vở, quần áo,... 

Blogger Huỳnh Thục Vy là một trong những sáng lập viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền. Cô từng được tổ chức Human Rights Watch trao giải thưởng Hellman/Hemmett năm 2012.

Cô sống cùng chồng và con gái nhỏ tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk. Cô nhiệt tình tham gia các hoạt động giúp đỡ những nhóm sắc tộc thiểu số gần nơi cô sinh sống. 

Thời gian gần đây, cô liên tục bị nhà cầm quyền gửi giấy triệu tập vô lý vì "hành vi xịt sơn lên cờ Tổ quốc".


Ngày 10.06.2018, trước nhà thờ Vinh Đức, cô đã phát động một cuộc biểu tình nhỏ để phản đối dự luật đặc khu và luật an ninh mạng. Công an địa phương lúc đó đã ra tay bắt giữ Thục Vy nhưng bị người dân tham gia ngăn chặn và bảo vệ.

Sau ngày 10.06, tất cả những người tham gia cuộc biểu tình trước nhà thờ Vinh Đức đều bị triệu tập "nguội". Huỳnh Thục Vy cũng nhận được giấy triệu tập với lý do "tụ tập đông người". Cô vẫn từ chối lệnh triệu tập sai trái của nhà cầm quyền như những lần trước.

Theo nhận định của một số cựu tù nhân lương tâm thì việc bắt giữ và đọc lệnh khám xét nhà chỉ diễn ra khi đã có lệnh bắt giam và truy tố.

Điều đáng lưu ý, Huỳnh Thục Vy hiện đang nuôi con nhỏ 22 tháng tuổi. Như vậy việc bắt giữ một bà mẹ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi cho thấy sự vô nhân đạo và bất chấp pháp luật của nhà cầm quyền CSVN.

09.08.2018


Huỳnh Thục Vy: Cờ đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của đàn áp, độc tài

Huỳnh Thục Vy. (Hình: RFA)

Tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết, sáng ngày 10/8/2018, nhà hoạt động vì nữ quyền Huỳnh Thục Vy trở về nhà ở Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lak sau một ngày làm việc với cơ quan công an vì bị cáo buộc tội “xúc phạm quốc kỳ”.

Theo lời Huỳnh Thục Vy thì ngay chiều tối ngày 9 tháng 8, Cơ quan cảnh sát điều tra thị xã Buôn Hồ ban hành các Lệnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh đối với cô vì hành vi “xúc phạm quốc kỳ”.

“Tôi là người xịt sơn lên lá cờ!”

Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do về việc ai là người xịt sơn lên các lá cờ đỏ sao vàng trong những bức ảnh hồi cuối năm 2017, Huỳnh Thục Vy không né tránh và cho hay chính cô là người xịt sơn, nhưng giải thích rằng đó là quyền tự do biểu đạt.

“Đối với nhiều người thì việc đụng chạm đến cờ đỏ là việc chi khá nhạy cảm và là việc hơi thiếu sáng suốt, dại dột, nhưng đối với tôi thì cờ đỏ, ‘cờ máu’ là biểu tượng của sự đàn áp, độc tài, độc đoán, phi dân chủ, phản dân quyền của chính quyền độc tài cộng sản Việt Nam.

Nó là biểu trưng cho việc đảng cộng sản VN ngồi trên đầu 90 triệu người dân.

Tôi xịt sơn lên lá cờ để biểu đạt quan điểm rằng, tôi chống lại lá cờ của các ông, chúng tôi chống lại mọi biểu tượng, mọi ý nghĩa của biểu tượng đó, và tôi chống lại việc các ông là những người cộng sản đã cai trị trên đầu trên cổ của người dân một cách độc đoán.”

RFA trích lời Huỳnh Thục Vy cho biết, việc trả cô về nhà là do cô đang nuôi con nhỏ chỉ 22 tháng tuổi, tuy nhiên cô cho biết công an nói rằng đây chỉ là tội nhẹ.

“… theo họ nói với mình đó là việc ‘xúc phạm quốc kỳ’ là một tội nhẹ nên chúng tôi không cần bắt giam mà chúng tôi chỉ thực hiện biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú và nếu chị đi khỏi nơi cư trú, chúng tôi sẽ tạm giam chị,” Huỳnh Thục Vy nói.


Blogger Huỳnh Thục Vy bị khởi tố

Việt Nam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VY
Image captionBà Huỳnh Thục Vy và con gái

Chính quyền Việt Nam ra quyết định khởi tố, cấm xuất cảnh, cấm ra khỏi nơi cư trú đối với blogger Huỳnh Thục Vy sau 15 giờ thẩm vấn bà vì hành vi 'xúc phạm quốc kỳ'.

Sau khi được thả về từ đồn công an, nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy khẳng định với BBC thông tin bà bị khởi tố do xịt sơn lên cờ tổ quốc.

Bà cũng cho hay Bộ Công an đồng thời áp dụng biện pháp ngăn chặn là "cấm ra khỏi nơi cư trú" và "hoãn xuất cảnh" đối với bà.

"Họ ập vào nhà lúc 7h sáng lúc tôi và con gái đang ngủ hôm 9/8, cưỡng chế tôi đi trình diện. Sau đó thẩm vấn tôi suốt 15 tiếng đồng hồ. Khoảng 10h tối cùng ngày, họ cho xe đưa tôi về nhà," bà Vy nói với BBC qua điện thoại từ Đắk Lắk chiều 10/8.

An ninh Việt Nam cũng tịch thu iphone, ipad, áo dài, áo khoác cờ vàng, laptop và "đặc biệt các sách quý" của bà.

"Việc họ dẫn giải tôi đi là điều bình thường. Điều tôi thấy bực mình là họ cưỡng chế chồng tôi, tịch thu điện thoại để chúng tôi không liên lạc được với bên ngoài. May là chồng tôi có giấu được một điện thoại nữa ở trong người nên mới liên lạc được với ông Phạm Bá Hải để báo tin."

Blogger Huỳnh Thục Vy bị bắt và khám nhà

Huỳnh Thục Vy nói về biểu tình và tự do

Phim blogger Mẹ Nấm 'gây sốc' tại Bangkok

Theo mô tả của bà Vy, cuộc làm việc giữa bà và lực lượng an ninh diễn ra trong không khí thoải mái, dễ chịu. "Họ cho tôi ăn uống, đi vệ sinh bình thường."

"Ban đầu họ có ý dọa nạt nhưng việc đó không hiệu quả với tôi nên dần dần họ nói chuyện bình thường, vui vẻ."

Việt Nam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VY
Image captionHuỳnh Thục Vy và lá cờ VN bị xịt sơn (ảnh chụp năm 2017)

Bà Vy nói trong 15 giờ làm việc với an ninh Việt Nam, bà được hỏi về việc 'xịt sơn lên cờ Tổ quốc', về việc tham gia biểu tình chống Luật Đặc khu vào ngày 10/6,

Ngoài ra, an ninh Việt Nam cũng hỏi bà Vy về cuốn sách về nhân quyền ở Việt Nam do bà viết, về các bài bà đăng tải trên mạng, và về mối quan hệ của bà với những người Thượng ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai.

Theo Quyết định Phê chuẩn khởi tố bị can do ông Trương Quang Sinh, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk ký, bà Vy bị cáo buộc 'xúc phạm quốc kỳ' theo Điều 276 Bộ Luật Hình sự năm 1999. Việc xúc phạm này là 'có căn cứ', theo "các tài liệu điều tra của Công an thị xã Buôn Hồ".

Quyết định Tạm hoãn Xuất cảnh do trung tá Trần Quang Vinh, Phó thủ trưởng cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thị xã Buôn Hồ ký, cho hay bà Vy không được xuất cảnh từ ngày 9/8 - 9/10/2018 "để phục vụ điều tra vụ án" và "ngăn chặn bị can xuất cảnh để bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ".

Bà Vy bị cấm đi khỏi nơi cư trú ở thị xã Buôn Hồ từ ngày 9/8 - 9/10/2018.

Vì sao 'xịt sơn lên cờ?

Bà Vy cho BBC biết bà thực hiện xịt sơn lên cờ Việt Nam vào ngày 1/9/2017.

Sau đó bà được an ninh Việt Nam cho biết có người tố cáo bà về hành vi này.

Trả lời BBC lý do xịt sơn lên cờ đỏ sao vàng của Việt Nam, bà Vy nói:

"Đối với người dân Việt Nam trong nước hiện nay, lá cờ đó như vật gì linh thiêng, bất khả xâm phạm, một bùa chú của Đảng Cộng sản Việt Nam."

"Hành động xịt sơn của tôi lên lá cờ đó không xuất phát từ những suy nghĩ bồng bột, non nớt của người chưa hiểu chuyện. Mà tôi mong ước qua hành động đó khiến người dân bớt sợ hãi về những biểu tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam, bớt cảm thấy nó nhạy cảm, linh thiêng."

"Tôi cũng muốn qua đó thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình. Vì hành vi của tôi đối với lá cờ là một phần của quyền tự do biểu đạt mà luật pháp quốc tế công nhận, bất chấp luật của Việt Nam có chấp nhận hay không."

'Điều hồi tiếc nhất'

Việt Nam, bất đồng chính kiếnBản quyền hình ảnhHUYNH THUC VY
Image captionBà Huỳnh Thục Vy từng tham gia các hoạt động ủng hộ nữ quyền và hỗ trợ người thiểu số

Bà Huỳnh Thục Vy nói với BBC rằng bà đã chuẩn bị tinh thần cho những tình huống bị bắt bớ như vậy.

"Từ trước đến nay quan điểm của tôi rất rõ ràng. Tôi là người sống có lý tưởng. Mọi việc tôi làm đều có ý thức sâu sắc. Không ai xúi giục, lãnh đạo. Nên việc tôi phải đối diện với họ, tôi đã chuẩn bị tinh thần từ trước. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên nên tôi làm việc với họ cũng thoải mái thôi."

Bà Vy nói "không có gì phải lo lắng cho mình hết" mà "chỉ lo cho con".

"Nếu tình huống xấu nhất xảy ra cho tôi thì cộng đồng quốc tế, bà con ở hải ngoại, những thân hữu của tôi ở bên ngoài sẽ chiếu cố đến chồng và con tôi. Nên tôi không lấy làm lo lắng lắm."

"Con tôi không phải là đứa con duy nhất của người bất đồng chính kiến. Mẹ Nấm bị bỏ tù khi có hai con nhỏ. Bà Trần Thị Nga [Thúy Nga] cũng vậy. Tôi không thấy mình cô đơn trong cuộc đấu tranh này. Tôi thấy mình là một phần nhỏ, nhưng tất yếu của cuộc đấu tranh này. Và tôi vui lòng gánh lấy sứ mệnh của mình."

"Cái mà tôi thấy hối tiếc nhất nếu tôi bị bắt, đó là tôi sẽ bỏ qua quãng đời tuổi thơ đẹp đẽ nhất của con tôi," bà Vy nói với BBC từ Đắk Lắk.

Quốc tế nói gì?

"Việc bắt giữ này cho thấy nỗ lực chính trị của Việt Nam nhằm bịt miệng một trong những tiếng nói có trọng lượng nhất về nhân quyền," ông Clare Algar, Giám đốc điều hành toàn cầu của Tổ chức Ân xá Quốc tế, phát biểu trong thông cáo báo chí phát đi ngày 9/8.

"Huỳnh Thục Vy đã nỗ lực không mệt mỏi để vạch trần những vy phạm và buộc những người có quyền lực phải chịu trách nhiệm, thông qua các hoạt động và các bài đăng trên blog cá nhân để hỗ trợ quyền của phụ nữ và người thiểu số. Vì những việc này, gia đình cô đã phải chịu sự giám sát, quấy nhiễu và đe dọa liên tục của chính quyền."

Thông cáo báo chí của Ân xá Quốc tế phát đi ngay sau khi bà Huỳnh Thục Vy bị bắt giữ, trong đó ông Clare kêu gọi chính quyền tỉnh Đắk Lắk phải thả bà ngay lập tức và vô điều kiện. Đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam ngừng ngay lập tức việc đàn áp có hệ thống những nhà hoạt động ôn hòa.

Bà Huỳnh Thục Vy là người sáng lập ra tổ chức Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, với mục tiêu cổ vũ các giá trị của nhân quyền và ủng hộ các nhà bảo vệ nhân quyền là nữ giới. Bà thường xuyền viết blog về các vụ đàn áp nhân quyền bao gồm cả những vụ đàn áp nhắm tới các sắc dân thiểu số ở Việt Nam.

Huỳnh Thục Vy: “Tôi đã chuẩn bị tất cả”

Huỳnh Thục Vy và con gái của mình. Ảnh: Facebook
< iframe width="468" height="60" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" id="aswift_0" name="aswift_0" style="box-sizing: border-box; left: 0px; position: absolute; top: 0px; width: 468px; height: 60px;">< /iframe>

Vietnam – Cali Today News – 7 giờ sáng ngày 9/8, một lực lượng vũ trang gồm khoảng 30 người, gồm công an phường, xã, tỉnh và cả công an của bộ đã ập vào nhà áp giải cô Huỳnh Thục Vy (địa chỉ tại phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk). Những người này đã đọc lệnh khám xét khẩn cấp, tịch thu các thiết bị điện tử, như: điện thoại, laptop, máy ảnh, băng đĩa nhạc, sách…Điều đáng nói hơn, tất cả việc bắt bớ, trấn áp đó đều diễn ra trước mắt của bé Katie (mới 22 tháng tuổi), con gái của cô Huỳnh Thục Vy.

Đến khoảng hơn 22 giờ tối cùng ngày, cô Vy đã được trả về nhà. Cùng với đó là lệnh khởi tố vì hành vi “Xúc phạm quốc kỳ”. Cô bị cấm rời khỏi nơi cư trú và cấm xuất cảnh.
Việc bắt giữ người phụ nữ có con nhỏ này đã thực sự gây chấn động dư luận. Ngay sau đó, tin tức này ngay lập tức được rất nhiều người loan tin như một cách phản đối việc bắt giữ vô phép.

Tổ chức Ân xá Quốc tế nga lập tức đã có phản ứng, họ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho cô Huỳnh Thục Vy. Bà Clare Algar, Giám đốc phụ trách điều phối toàn cầu của tổ chức này nói:

“Vụ bắt bớ này không gì khác ngoài mục đích chính trị nhằm dập tắt một trong những tiếng nói mạnh mẽ nhất cho nhân quyền ở Việt Nam”

“Thông qua các hoạt động xã hội và viết blog nhằm ủng hộ quyền của phụ nữ, các sắc dân thiểu số và nhân quyền nói chung, Huỳnh Thục Vy đã làm việc không ngưng nghỉ để phát giác các vụ đàn áp nhân quyền và buộc những người quyền thế phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, cô và gia đình của mình đã chịu sự giám sát, đe dọa và sách nhiễu liên tục của các cấp chính quyền”

“Chúng tôi hối thúc chính quyền tỉnh Đắk Lắk trả tự do cho Huỳnh Thục Vy ngay lập tức và vô điều kiện, và kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt việc đàn áp có hệ thống nhắm tới các hoạt động xã hội ôn hòa”.

Có thể do áp lực xã hội tăng cao nên 22 giờ tối cùng ngày, cô Huỳnh Thục Vy đã được trả tự do. Trong một đoạn trao đổi ngắn với báo Cali Today, Huỳnh Thục Vy cho biết cô đã chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nhất.

Vy cho biết, trong suốt quá trình làm việc phía công an liên tục tra hỏi cô về việc xịt sơn lên lá cờ, điều mà cô đã làm từ hồi tháng 11/2017. Cũng chính vì điều này mà Vy liên tục bị công an gởi giấy triệu tập đến 5 lần. Tuy nhiên, Vy khảng khái từ chối không chấp nhận lên làm việc, vì với cô, không có việc gì phải làm việc với công an CSVN.

Tại nhiều quốc gia dân chủ trên thế giới không có tội “xúc phạm quốc kỳ”. Vì ở những quốc gia văn mình này, hành vi được cho là “xúc phạm hay phỉ báng” chỉ là quyền biểu đạt của người dân. Tuy nhiên, với chế độ độc tài CSVN việc xúc phạm quốc kỳ có thể sẽ phải bị ngồi tù với thời gian lên đến 3 năm.

“Tôi luôn muốn khẳng định hành vi (xịt sơn-người viết) với lá cờ nó nằm trong quyền tự do biểu đạt mà luật quốc tế công nhận. Tôi xịt sơn lên cờ để nó không còn là thứ gì đó linh thiêng như bùa chú nữa, điều mà đảng Cộng sản luôn muốn áp đặt”- Huỳnh Thục Vy cho biết.

Cho đến nay vẫn chưa rõ ý đồ của nhà cầm quyền CSVN trong việc “khai quật” sự việc đã xảy ra từ hơn 9 tháng qua đối với Huỳnh Thục Vy để làm gì. Vì theo Vy cho biết, không chỉ công an thị xã Buôn Hồ, công an tỉnh Đắk Lắk, mà còn có cả công an của bộ đến bắt giải cô. Công an tỉnh chỉ làm theo chỉ thị từ bộ trong vụ bắt giữ này.

“Tạm thời tôi không biết họ ủ mưu gì, nhưng là mưu gì thì tôi cũng đối mặt được”- Huỳnh Thục Vy khảng khái cho biết.

Từ lâu nay, Huỳnh Thục Vy vẫn thường xuyên tiếp xúc với những người Thượng ở Tây Nguyên, giúp đỡ họ cất lên tiếng nói đã bị nhà cầm quyền CSVN dập tắt. Theo cô, việc cấm rời khỏi nơi cư trú là nhằm bắt buộc cô phải chôn chân ở nhà, không được tiếp tục tiếp xúc với người Thượng ở Tây Nguyên, theo đuổi công việc mà cô đang làm. Và, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi Luật đặc khu đang được chính quyền CSVN muốn Quốc hội thông qua, việc cấm rời khỏi nơi cư trú là nhằm không cho phép cô được đi biểu tình.

Trong khi đó, theo giới quan sát chính trị tại Việt Nam, một số người cho rằng, nhà cầm quyền CSVN đang muốn biến Huỳnh Thục Vy trở thành món hàng để trao đổi với Đức và Âu châu, khi mà việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã khiến cho mối bang giao giữa Đức và Âu châu với Việt Nam trở nên vô cùng căng thẳng. Có thêm “món hàng” Huỳnh Thục Vy, phía nhà cầm quyền CSVN sẽ được thêm sức mạnh trên bàn đàm phán nhằm làm ấm lại mối bang giao.

Huỳnh Thục Vy (sinh năm 1985) là một blogger bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền CSVN. Cô rất kiên định trên con đường của mình. Ngoài việc viết blog, cô còn là người sáng lập Hội phụ nữ nhân quyền Việt Nam. Chính từ những hoạt động của cô đã khiến cho nhà cầm quyền CSVN coi như một cái gai trong mắt họ.

Khi nào bị tạm giữ?

Nguyễn Ngọc Già ( Danlambao) - Đài RFA cho hay [1] bà Huỳnh Thục Vy bị“tạm giữ để điều tra” vào sáng ngày 9 tháng 8 năm 2018 tại thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắc Lắc, kèm theo một ảnh chụp "Lệnh khám xét khẩn cấp", ngoài ra không có một hình ảnh nào cho thấy thêm "văn bản quy phạm pháp luật" xung quanh sự việc mà ông Lê Khánh Duy (chồng bà Vy) cho RFA biết: "Sáng nay vào lúc 7 giờ, có 2 công an ở trên phường đập cửa nhà mình, họ xin vào nhà để đưa giấy triệu tập lần thứ 6 cho Vy (Huỳnh Thục Vy đã nhận 5 giấy triệu tập). Sau đó có khoảng 30 người công an thường phục, sắc phục và các đoàn thể ở phường ập vào và áp giải Vy đi. Khoảng 1 - 2 tiếng sau họ ập vào thêm 1 đoàn nữa khoảng 30 - 40 người để khám xét mọi ngõ ngách trong nhà lấy đi laptop, máy ảnh, iPhone, điện thoại, sách vở, quần áo, đĩa nhạc… Họ khám xét khoảng 2-3 tiếng đồng hồ mới kết thúc”.

Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định tại Điều 110 về việc "giữ người trong trường hợp khẩn cấp"

1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. 

Song song đó, tại điều 117 quy định về việc "tạm giữ" như sau:

1. Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

2. Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra quyết định tạm giữ.

Quyết định tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này. Quyết định tạm giữ phải giao cho người bị tạm giữ.

3. Người thi hành quyết định tạm giữ phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 59 của Bộ luật này.

Và điều 59 của BLTTHS quy định về "người bị tạm giữ" gồm:

1. Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

2. Người bị tạm giữ có quyền:

a) Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

d) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

3. Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Trong Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự không có bất kỳ điều khoản nào như ông Phạm Lê Vương Các viết [2]: "... Khi xác định được đối tượng liên quan đến một vụ án hình sự đã được khởi tố thì Cơ quan cảnh sát điều tra có thẩm quyền triệu tập họ lên làm việc. Khi triệu tập đến lần thứ 3 mà đối tượng bị triệu tập vẫn không tự nguyện chấp hành lên làm việc theo yêu cầu, thì công an có thể sử dụng đến biện pháp áp giải đối tượng đến địa điểm làm việc theo giấy triệu tập. Sáng nay, công an thị xã Buôn Hồ (Đắc Lắc) đã tiến hành áp giải Huỳnh Thục Vy lên làm việc sau khi đã gửi giấy triệu tập lần thứ 4 mà Vy vẫn không chấp hành...".

Trong Luật Thi Hành Tạm Giữ, Tạm Giam cũng hoàn toàn không đề cập đến thuật ngữ "Giấy Triệu Tập". 

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 192 mà trung tá Trần Quang Vinh dùng làm căn cứ để ký "Lệnh khám xét khẩn cấp" đối với bà Vy, được BLTTHS quy định như sau:

Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử

2. Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử.

Tóm lại, "giấy triệu tập" (dù có phát hành bao nhiêu lần chăng nữa) không phải là một trong các điều kiện để "tạm giữ" bà Huỳnh Thục Vy. Bộ Luật Hình Sự cũng không có tội danh gọi là “không chấp hành yêu cầu triệu tập gây cản trở cho công tác điều tra” như ông Phạm Lê Vương Các cho biết. Cũng không có điều khoản nào trong BLTTHS nói về mối liên hệ buộc phải xảy ra song song giữa việc "khám xét" luôn phải đi đôi với việc "tạm giữ". 

Thêm nữa, khoản 2 điều 192 có sử dụng thuật ngữ "liên quan đến vụ án" - điều này có nghĩa cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất kỳ "một vụ án" nào mà liên quan đến bà Huỳnh Thục Vy được khởi tố, cho nên căn cứ vào khoản 2 điều 192 như trung tá Trần Quang Vinh áp dụng là hoàn toàn sai luật.





Đà Nẵng bất lực với người Trung Quốc tổ chức du lịch ‘chui’

Sáu tháng đầu năm 2018, Đà Nẵng kiểm tra phát hiện 23 người Trung Quốc điều hành, dẫn tour “chui” ở Đà Nẵng. (Hình: Tiền Phong)

ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Sở Du Lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, Công An thành phố đã phát hiện hàng chục người ngoại quốc, chủ yếu là Trung Quốc hoạt động điều hành, hướng dẫn du lịch “chui.”

Tại buổi gặp mặt các Hội, Hiệp Hội Doanh Nghiệp, Doanh Nhân trong ngành du lịch ở Đà Nẵng, vào ngày 11 Tháng Tám, 2018, Sở Du Lịch Đà Nẵng cho biết, Thanh Tra Sở phối hợp với Công An kiểm tra và phát hiện 23 người ngoại quốc “có hoạt động điều hành, hướng dẫn khách du lịch trái phép,” báo Tiền Phong loan tin.


Ngoài ra, trong sáu tháng đầu năm 2018, Sở Du Lịch cũng tiến hành 120 lượt kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền phạt là hơn 197 triệu đồng.Trong đó, có 20 người Trung Quốc và ba người Nam Hàn có hoạt động điều hành và hướng dẫn “chui.” Sở Du Lịch đã xử phạt vi phạm hành chính 20 người với tổng mức phạt là gần 323 triệu đồng, hủy thị thực, buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam và đưa vào diện chưa có nhập cảnh 11 trường hợp.

Tại cuộc họp, vấn đề Hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hoạt động “chui” cũng khiến nhiều đơn vị bất bình. Ông Chế Viết Đông, hướng dẫn viên du lịch tiếng Trung Quốc bày tỏ: “Con số báo cáo của Sở Du lịch về số lượng hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc hoạt động ‘chui’ rất… nực cười. Thực tế, hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc đang hoạt động công khai, ngang nhiên trên các tour.”

Hiện nay, để lách luật thì trên mỗi tour sẽ có hai hướng dẫn viên: một người Việt, một người Trung Quốc, ghi danh tour tuyến do hướng dẫn viên người Việt đứng tên, nhưng trực tiếp dẫn tour là người Trung Quốc.

Giải thích về thực trạng trên, ông Đông cho rằng, do việc nở rộ các “tour 0 đồng” nên các đơn vị lữ hành cần khuyến khích du khách chi tiền ở các cửa hàng để thu lợi nhuận. Hướng dẫn viên người Trung Quốc đóng vai trò như người tiếp thị, PR sản phẩm hàng hóa chứ không phải để giới thiệu về lịch sử, văn hóa Đà Nẵng.

Đồng ý với quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hùng, Câu Lạc Bộ Lữ Hành Khai thác thị trường Hoa ngữ cho biết: Các hướng dẫn viên Trung Quốc hoạt động “chui” được là do có sự bao che của các doanh nghiệp lữ hành.

Theo ông Đặng Việt Dũng, Phó Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng, vấn đề hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc là “vấn đề nhức nhối lâu nay và chưa được giải quyết triệt để.”

“Có nghịch lý là khách Trung Quốc tới Đà Nẵng rất đông nhưng hướng dẫn viên tiếng Trung lại thất nghiệp. Các đơn vị cần quyết liệt hơn nữa để giải quyết dứt điểm tình trạng này, xử lý nghiêm các đơn vị lữ hành sử dụng hướng dẫn viên Trung Quốc,” ông Dũng nói. (Tr.N)

Toàn lũ man rợ: 

CSGT truy đuổi học sinh lớp 9 bị tai nạn nghiêm trọng rồi... bỏ đi

authorHải Vân Thứ Năm, ngày 09/08/2018 06:00 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Phụ huynh học sinh lớp 9 tại TP Hạ Long (Quảng Ninh) phản ánh 2 chiến sỹ CSGT truy đuổi khiến 3 học sinh bị thương, trong đó một trường hợp chấn thương sọ não.

3 học sinh lớp 9 điều khiển xe máy, không đội mũ bảo hiểm bị 2 chiến sỹ CSGT Công an TP.Hạ Long (Quảng Ninh) dùng xe môtô chuyên dụng truy đuổi. Khi tai nạn xảy ra, khiến 1 trong 3 cháu bị chấn thương sọ não, CSGT lại quay đầu xe bỏ đi, không gọi xe cấp cứu, không đưa các cháu đến bệnh viện...

Đó là nội dung phản ánh Dân Việt nhận được từ anh Nguyễn Trung Dũng (trú tại tổ 67, khu 8, phường Cao Thắng, TP.Hạ Long, Quảng Ninh), bố của cháu Nguyễn Đào Khánh Chi – người điều khiển chiếc xe máy bị tai nạn.

Tại Văn phòng đại diện Đông Bắc, Báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt, anh Dũng kể: "Khoảng 7h20 ngày 21.4.2018, cháu Nguyễn Đào Khánh Chi - con tôi – đã tự ý lấy xe máy của gia đình để chở 2 bạn cháu là Tuyền và Nguyên. Trên đường di chuyển từ Trung tâm thương mại Vincom theo hướng đường Trần Quốc Nghiễn, các cháu đã gặp 2 chiến sỹ CSGT đang điều khiển xe mô tô đặc chủng. Do tâm lý hoảng sợ, các cháu đã điều khiển xe máy chạy nhanh về hướng Bảo tàng Quảng Ninh.

Sau này, các cháu kể với chúng tôi rằng 2 chú CSGT phóng xe rượt theo, áp sát và dùng gậy chỉ huy giao thông để vụt vào người các cháu, dẫn đến cháu Chi là người điều khiển hoảng sợ, không làm chủ được tay lái đã ngã ra đường” – anh Dũng nói.

 csgt truy duoi hoc sinh lop 9 bi tai nan nghiem trong roi... bo di? hinh anh 1

Hình ảnh 2 chiến sỹ CSGT cạnh xe của 3 học sinh lớp 9 được camera ghi lại

Cũng theo anh Dũng, khi vụ tai nạn xảy ra, máu của nạn nhân chảy ra rất nhiều. Sau này có trong bệnh án của bệnh viện xác nhận: cháu Chi bị đa chấn thương, chấn thương sọ não, chấn thương răng hàm mặt; cháu Nguyên bị gãy tay; cháu Tuyền bị xây xát.  Tuy nhiên, tại thời điểm xảy ra tai nạn 2 CSGT đã bỏ đi, không gọi xe cấp cứu, không đưa các cháu đến bệnh viện. Rất may là các cháu đã được người dân xung quanh đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh để cấp cứu kịp thời.

Anh Dũng day dứt: “Các cháu còn nhỏ (đang cùng học lớp 9), chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông là xe máy, không đội mũ bảo hiểm, tuy vậy CSGT có cần thiết phải truy đuổi các cháu đến tận cùng, áp sát dùng công cụ hỗ trợ vụt vào người các cháu, dẫn đến xảy ra vụ tai nạn thương tâm như vậy hay không?”.

 csgt truy duoi hoc sinh lop 9 bi tai nan nghiem trong roi... bo di? hinh anh 2

Đoạn đường xảy ra việc các học sinh bị tai nạn

Đưa ra bằng chứng vụ việc, anh Dũng cung cấp đoạn clip trích xuất từ camera của 1 quán cafe trên đường Trần Quốc Nghiễn. Đoạn clip thể hiện hình ảnh: 3 người đi trên xe máy đang bị 2 CSGT đi xe mô tô chuyên dụng đuổi theo, áp sát. Cả 2 xe đều chạy với tốc độ cao, 3 người bị truy đuổi cúi rạp lưng trên xe máy.

“Đã hơn 3 tháng nay vợ chồng tôi không làm ăn gì được, chỉ tập trung vào việc chữa trị cho cháu Chi ở trên Hà Nội. Chúng tôi cũng đã nhận được sự thăm hỏi của lãnh đạo Công an thành phố Hạ Long, cùng 2 chiến sỹ thuộc Đội CSGT là Phạm Ngọc Chính và Ngô Trung Hiếu. Thậm chí chúng tôi đã nhận được lời đề nghị dàn xếp nội bộ.

Tuy nhiên đến nay gia đình tôi vẫn chưa nhận được kết quả giải quyết hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ của 2 CSGT Chính và Hiếu. Hơn nữa, tôi cho rằng vụ việc cần được đưa ra công luận, để làm bài học đối với cả các cháu học sinh và lực lượng CSGT.

Chúng tôi hiểu rằng, 3 cháu Chi, Nguyên, Tuyền đã có những hành vi vi phạm về ATGT đường bộ, nhưng hành vi truy bắt, áp sát, dùng công cụ hỗ trợ của 2 CSGT Chính và Hiếu đã gây ra hậu quả đáng tiếc, để lại di chứng nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần cho các cháu nhỏ và gia đình” – anh Dũng nói.

 csgt truy duoi hoc sinh lop 9 bi tai nan nghiem trong roi... bo di? hinh anh 3

Gia đình học sinh bị chấn thương vẫn đang chờ câu trả lời chính thức từ cơ quan chức năng

Để làm rõ nội dung kiến nghị của anh Nguyễn Trung Dũng, PV Dân Việt đã liên hệ với lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ninh. Đại tá Trinh Ngọc Quyên, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh trao đổi: “Hiện vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an TP.Hạ Long tiếp tục điều tra, giải quyết theo quy định của pháp luật”.

Dân Việt tiếp tục thông tin vụ việc.

Luật sư Nguyễn Thu Hiền (Công ty Luật Song Nguyễn TECSS – TP.Hạ Long, Quảng Ninh):

Theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT, việc dừng phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu “an toàn, đúng quy định của pháp luật...”. Như vậy, pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về việc CSGT truy đuổi người vi phạm, mà chỉ được phép dừng các phương tiện đang tham gia giao thông.

Điều 38 Luật ATGT đường bộ; Khoản 5, Điều 4 của Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ: “Tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an”.


Trịnh Xuân Thanh có thể sẽ trở lại Đức sớm và cuộc khủng hoảng chính trị tại Slovakia

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Với những dữ kiện thông tin đến từ các trang báo uy tín của Đức và Slovakia, sự việc Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chỉ đạo và có mặt tại chỗ trong cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã không còn là mối nghi ngờ gì nữa. Đối diện với những thảm họa bang giao Việt-Đức và nhu cầu thông qua Hiệp ước Thương mại Tự do EVFTA, Hà Nội không còn chọn lựa nào khác là phải trao trả Trịnh Xuân Thanh trở về Đức theo yêu cầu của Bá Linh. Nhiều thoả thuận đã được đồng ý bởi 2 phía từ cuối năm 2017 theo lời công bố của Tham tán công sứ ĐSQ CSVN tại Đức là Nguyễn Hữu Tráng, cũng như theo dự đoán của bà Petra Schlagenhauf - luật sư của Trịnh Xuân Thanh.

Điểm mấu chốt của việc thương thảo giữa Hà Nội và Bá Linh là Hiệp định Thương mại Tự do VN-EU (EVFTA). Xác suất cao là Cộng đồng chung Âu châu, trong đó Đức là quốc gia dẫn đầu, sẽ không thông qua EVFTA nếu Hà Nội không giải quyết vấn đề Trịnh Xuân Thanh theo đòi hỏi của chính phủ Đức. Dĩ nhiên bên cạnh yêu cầu này còn có những yêu sách khác của EU đặt ra đối với Hà Nội như thực thi Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, vấn đề môi trường và giám sát việc thực thi EVFTA. 

Một trong những yêu cầu của Bá Linh đã được đáp ứng bởi Hà Nội là trả tự do cho Ls Nguyễn Văn Đài sang Đức vào tháng 6/2018. 

Robert Kaliňák
Trong khi đó tại Slovakia, vụ cựu Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kaliňák bị nghi ngờ có liên quan với Bộ trưởng Công an Tô Lâm trong việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị. 

Thủ tướng Peter Pellegrini
Thủ tướng Slovakia, ông Peter Pellegrini tuyên bố chính phủ của ông sẽ điều tra đến tận gốc mọi sự liên quan, dính líu của quan chức Slovakia trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. 

Denisa Sakova
Bà Denisa Sakova, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đương nhiệm đã gặp ông Joachim Bleicker - Đại sứ Đức tại Slovakia để cam kết Bộ Nội vụ Slovakia sẽ hợp tác với Đức trong việc điều tra vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Bên cạnh đó, bà Sakova đã ra lệnh đình chỉ công tác đối với 14 nhân viên cảnh sát Slovak hộ tống phái đoàn Tô Lâm vào ngày 26/06/2017 để những cảnh sát này có thể dễ dàng làm nhân chứng cho cuộc điều tra. 

Tổng thống Andrej Kiska
Tuy nhiên, ông Andrej Kiska -Tổng thống Slovakia không tin là bà Sakova sẽ tiến hành một cuộc điều tra khách quan vì bà này được xem là cánh tay phải của cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák - người đã gặp Tô Lâm tại khách sạn Bôrik trước khi Trịnh Xuân Thanh được chuyển sang đoàn xe ra phi trường Milan Rastislav, bay sang Moscow và về Hà Nội làm người đầu thú theo phiên bản của Nguyễn Phú Trọng. 

Tổng thống Andrej Kiska đã lên tiếng yêu cầu bãi nhiệm bà Denisa Sakova. Thủ tướng Pellegrini cũng tuyên bố là sẽ chỉ thị xúc tiến điều tra cả hai bộ trưởng tiền nhiệm lẫn đương nhiệm Kaliňák và Sakova. 

Bộ trưởng CA gốc Hoa kiều Tô Lâm
Với khủng hoảng chính trị ở tầm mức lớn xảy ra tại Slovakia, cuộc điều tra buộc sẽ thực hiện đến nơi đến chốn với sự theo dõi của truyền thông và quan tâm của đại chúng. Nó sẽ phơi bày những quan hệ giữa Bộ trưởng công an Tô Lâm với Bộ Nội vụ Slovakia; những đổi chác, hối lộ giữa Hà Nội với cựu thủ tướng Robert Fico; vai trò của Lê Hồng Quang - cố vấn ngoại thương của ông Fico và là người được Fico bổ nhiệm làm Đại biện lâm thời Sứ quán Cộng hòa Slovakia tại Việt Nam sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh thành công. 

TBT Nguyễn Phú Trọng
Mọi việc sẽ không thể dừng lại ở mức thoả thuận giữa Hà Nội và Bá Linh vào cuối năm ngoái. A can of worms / một hũ giòi đã bị khui ra và Ba Đình sẽ không còn có thể có những thương lượng ngầm với các chính khách Đức khi mà mọi sự đã bị phơi bày trước công chúng Đức lẫn Âu châu. 

*

Tham khảo




09.08.2018

danlambaovn.blogspot.com

Hai tướng cướp côn an vẫn tiếp tục là "chiến sĩ công an nhân dân"

CTV Danlambao - ...Tại sao Vũ Nhôm, Phan Hữu Tuấn, Đinh La Thăng bị cho vào tù mà Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành vẫn tiếp tục là cán bộ, tướng tá côn an? Câu trả lời của chủ lò là đánh chuột thì cũng tuỳ chuột mà đánh cho chết, đánh cho sợ hay đánh cho vui. Đánh chết nhiều quá thì bình mất đi bản chất chuột, làm suy yếu lực lượng nòng cốt của đảng chuột vinh quang...

*

Bám sát và tuân theo chủ trương của chủ lò Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định cách chức 2 tướng côn an, vốn là đồng chí đồng thương vụ với tội phạm tình báo côn an Vũ Nhôm. 

Theo quyết định này Trần Việt Tân bị xóa tư cách thứ trưởng Bộ Côn an nhiệm kỳ 2011-2016 và giáng cấp từ thượng tướng xuống thành trung tướng. 

Bùi Văn Thành bị cách chức thứ trưởng đương nhiệm Bộ Côn an và giáng cấp từ Trung tướng xuống đại tá. 

Như vậy Bộ Côn an vẫn tiếp tục có được 2 "chiến sĩ tội phạm" - một trung tướng, một đại tá. 

Trước đó Trần Việt Tân đã bị Bộ Chính trị cách chức Uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ Côn an TQ nhiệm kỳ 2011-2016 và Bùi Văn Thành bị cách chức tất cả các chức vụ trong đảng. 

Cả hai vẫn còn mang thẻ đỏ và do đó đảng cộng sản không bị mất bớt 2 thành viên trong đội quân tội phạm "không nhỏ" của đảng. 

Cả 2 đương kim đồng chí trung tướng, đại tá côn an và đảng viên cộng sản này bị chủ lò "cho bị lộ" với tội phạm "rất nghiêm trọng" là làm thất thoát tài sản Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến ngành côn an, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Tổng cục IV; vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước và Quy chế làm việc của Bộ Côn an; ký văn bản của Bộ Côn an để bán một số cơ sở nhà, đất an ninh không đúng quy định pháp luật; ký một số văn bản không đúng thẩm quyền được phân công phụ trách. 

Đồng thuyền với Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành là thượng tá tình báo côn an Phan Văn Anh Vũ, tự Vũ Nhôm; cựu trung tướng, cựu phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an Phan Hữu Tuấn. Tuy nhiên 2 đồng bọn này bị tức mất tư cách đồng chí và bị các đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc cho trở thành đồng phạm với 9 và 7 năm tù. 

Cách đây mấy tháng chủ lò Nguyễn Phú Trọng cũng đã cho đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng thành ma tù tương lai với 2 bản án tổng cộng 31 năm tù. Đinh La Thăng cũng bị chủ lò "cho bị lộ" và kết án với tội danh không khác gì Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành: “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. 

Tại sao Vũ Nhôm, Phan Hữu Tuấn, Đinh La Thăng bị cho vào tù mà Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành vẫn tiếp tục là cán bộ, tướng tá côn an? 

Câu trả lời của chủ lò là đánh chuột thì cũng tuỳ chuột mà đánh cho chết, đánh cho sợ hay đánh cho vui. Đánh chết nhiều quá thì bình mất đi bản chất chuột, làm suy yếu lực lượng nòng cốt của đảng chuột vinh quang. 

09.08.2018



URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7055

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca