Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Mỹ cần hủy diệt lập tức căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng đòi lại Hoàng Sa cho VN
20.09.2018

Mỹ cần có kế hoạch bố trí đủ vũ khí để vô hiệu hóa lợi thế tên lửa Bắc Kinh ở Biển Đông, khi cần có thể hủy diệt lập tức căn cứ quân sự Trung Quốc xây dựng.

Tờ Washington Examiner ngày 4/6 đưa tin, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio kêu gọi các quan chức chính phủ phát triển kế hoạch phá hủy cơ sở quân sự Trung Quốc thiết lập (bất hợp pháp) trên Biển Đông.

“Nếu họ đã tạo ra một căn cứ tên lửa mà chúng ta có thể phá hủy, bởi vì chúng ta có thể bố trí vũ khí trong khu vực đủ sức xâm nhập hệ thống phòng thủ và phá hủy nó, thì chúng ta đã vô hiệu hóa được lợi thế đó”, ông Marco Rubio nói với Washington Examiner.

Đề xuất này là một khía cạnh của nỗ lực rộng lớn hơn để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc quân sự, đặc biệt là ở châu Á – Thái Bình Dương, nơi các quan chức Mỹ cảnh giác cao độ về sự bành trướng của Trung Quốc.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio, ảnh: Washington Examiner.

Cách tiếp cận này có tính chất đối đầu hơn so với một số đồng nghiệp thận trọng của ông, có khả năng làm tăng sự nhạy cảm của Trung Quốc với sức mạnh quân sự Mỹ trong khu vực.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio tin rằng, Trung Quốc đang theo đuổi một chiến lược tiệm tiến mà nếu không được kiểm soát, cuối cùng sẽ đẩy lãnh đạo Hoa Kỳ vào thế phải lựa chọn, hoặc một cuộc chiến hủy diệt, hoặc một thất bại không đổ máu.

Washington Ezaminer dẫn lời ông Marco Rubio bình luận:

“Chúng ta không cần tìm kiếm xung đột một cách không cần thiết, và có một cách để tránh nó, đó là tôn trọng các quy tắc.

Nhưng ở một số thời điểm, chúng ta sẽ phải thực thi các quy tắc này, hoặc chúng ta sẽ phải sống trong một thế giới mà họ (Trung Quốc) thống trị.

Và đó là những gì họ đang mong muốn, mà chúng ta thì không có bụng dạ nào.

Trên thực tế, nếu họ kết luận rằng chúng ta không còn bụng dạ nào, họ sẽ càng thích làm điều đó hơn.”

Ma sát giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ đã có từ nhiều năm nay, nhưng nó trở nên rõ rệt hơn dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trung Quốc đã sử dụng tia laser quân sự để gây ra thương tích nhỏ cho 2 phi công Mỹ ở Djibouti, theo Lầu Năm Góc.

Đáng kể hơn, Bắc Kinh đã triển khai các tên lửa hành trình chống hạm và các vũ khí khác ra đảo nhân tạo họ xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông để tuyên bố (cái gọi là) chủ quyền.

Thượng nghị sĩ Ron Johnson cho rằng, sự cố laser ở Djibouti là một cú “phản ứng” của Trung Quốc với Mỹ vì đạo luật cho phép các quan chức Mỹ – Đài Loan qua lại lẫn nhau.

Ông Marco Rubio không đồng ý với lập luận này, theo ông:

“Nếu chúng ta có thể giúp Đài Loan tăng cường phòng thủ, không đến mức họ có thể chiến thắng trong một cuộc xung đột, nhưng chí ít họ có thể buộc đối phương trả giá nặng nề nếu tiến hành thống nhất bằng vũ lực, điều đó sẽ trở nên một sự cân bằng.

Nếu chúng ta có thể tiếp tục làm việc cùng với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ đi nữa, để tạo ra các hiệu ứng làm tăng cái giá phải trả cho hành đông phiêu lưu, thì người Trung Quốc sẽ phải hiệu chỉnh những nỗ lực của mình.

Họ sẽ chỉ lấy những gì họ có thể lấy.”

Tóm lại theo Thượng nghị sĩ Marco Rubio, Mỹ phải sử dụng đòn bẩy tổng hợp, bao gồm sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự của mình để duy trì đủ sức răn đe ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Ông nói: “Đây không phải là kiềm chế Trung Quốc, mà là bảo vệ sự cân bằng giữa họ với chúng ta.

Trung Quốc không có thói quen ứng xử với các nước nhỏ hơn một cách bình đẳng hoặc hợp tác, hiện nay cũng như trong lịch sử.

Trên thực tế, lịch sử của họ, thậm chí hành động của họ hiện này có xu hướng xem các nước nhỏ hơn như chư hầu, phụ thuộc vào lợi ích của Trung Quốc.”

Để tránh điều này, Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng, các quan chức Mỹ cần chuẩn bị cho một cuộc đụng độ quân sự tiềm tàng với Trung Quốc, nếu không họ sẽ đẩy Mỹ ra khỏi khu vực.

“Nếu, lạy Trời đừng xảy ra, một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai sẽ phải trả một giá đắt. Nhưng chúng ta sẽ phải đảm bảo rằng họ phải trả giá nặng hơn chúng ta”, ông Marco Rubio bình luận.

Đại sứ Trung Quốc ở Anh phê phán Mỹ gây “rắc rối” lớn ở khu vực Biển Đông 

Bằng cách đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới vùng biển có tranh chấp. Ông gọi đó là một cái cớ mà Washington dùng để trưng ra các khả năng quân sự của mình, theo Daily Express.

Đại sứ Lưu Hiểu Minh hôm 19/9 nói tại một chương trình giới thiệu các nhà ngoại giao mới của khối Thịnh vượng chung thường niên được tổ chức ở London, Anh, rằng “một số nước lớn bên ngoài khu vực này” đã đi ngang qua các hòn đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; hành động đó “gây nguy hại tới nền hòa bình và sự ổ định của khu vực.”

Tờ báo của Anh trích lời ông Minh nói: "Tuy nhiên, đối với sự nhầm lẫn của mọi người, một số nước lớn ngoài khu vực dường như không đánh giá cao hòa bình và sự yên ổn ở Biển Đông.

“Họ đưa tàu chiến và máy bay tới thẳng biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) để gây rắc rối. Dưới cái cớ gọi là 'tự do hàng hải', họ bỏ qua hải lộ rộng lớn và chọn đi vào khu vực biển gần với các đảo và rạn san hô của Trung Quốc để thể hiện sức mạnh quân sự của họ.

"Đây là một sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc. Nó đe dọa an ninh của Trung Quốc và gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực."

Trung Quốc đã và đang tranh chấp với Mỹ trong việc kiểm soát Biển Đông.

Vào năm 2015, Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa tàu chiến và máy bay quân sự tới khu vực nhằm bác bỏ các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Số lượng các cuộc diễn tập đã tăng lên kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nhậm chức trong khi Washington tiếp tục thách thức việc mở rộng quân sự của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đại sứ Trung Quốc khăng khăng rằng quyền tự do hàng hải không hề bị xâm phạm, và tất cả các tàu thuyền nước ngoài đều được phép đi qua các vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền trong giới hạn lãnh thổ, theo Daily Express.

Ông Minh nói thêm: "Sự thật là quyền tự do hàng hải ở Biển Nam Trung Hoa chưa bao giờ là một vấn đề.

"Hàng năm, hàng trăm ngàn tàu buôn đi qua Biển Nam Trung Hoa một cách an toàn và không bị cản trở. Chưa bao giờ có một trường hợp nào bị ảnh hưởng về tự do hàng hải.

"Với hơn 60% khối lượng hàng hóa thương mại và dầu hỏa của thế giới được vận chuyển ngang qua Biển Nam Trung Hoa, Trung Quốc tôn trọng tự do hàng hải và hàng không trên Biển Nam Trung Hoa hơn bất cứ quốc gia nào."

Hoa Kỳ đã kêu gọi các nước đồng minh khác, như Úc, Anh và Nhật Bản thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai tuần trước, Nhật Bản đã triển khai tàu ngầm Kuroshio cùng với ba tàu chiến tham gia một cuộc tập trận chung.

Vương quốc Anh cũng đã thách thức sự bành trướng quân sự của Trung Quốc hồi tháng Tám khi Hải quân Hoàng gia đưa tàu chiến HMS Albion đi ngang qua quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Đáp lại, Trung Quốc đã triển khai hai máy bay trực thăng và một tàu khu trục để thách thức tàu HMS Albion trong một thế giằng co về quân sự và gọi động thái của Anh là "khiêu khích".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Các hành động liên quan của tàu chiến Anh vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật pháp quốc tế, và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

"Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình".

Thiếu tướng Lê Mã Lương: Phải đòi bằng được Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm

44 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc nổ súng tấn công và chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

VTC News đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam để cùng nhìn nhận, đánh giá lại sự kiện này cũng như những bài học lịch sử mà Việt Nam rút ra.

“Âm mưu thâm độc từ lâu”

- Là một tướng lĩnh quân đội và cũng là một người nghiên cứu về lịch sử, ông đánh giá thế nào về sự kiện ngày 19/1/1974, ngày mà quân đội Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khi đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý?

Rõ ràng đây là một sự kiện rất đáng buồn. Buồn vì chúng ta để mất phần lãnh thổ của mình. Nếu như khi đó chúng ta thể hiện được sự tỉnh táo và quyết đoán thì nó sẽ không xảy ra sự mất mát rất lớn ấy.

Thiếu tướng Lê Mã Lương: "Lợi ích quốc gia dân tộc là lợi ích cốt lõi, là lợi ích số một. Nếu không nghĩ đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì mình còn bị ảnh hưởng, còn bị thiệt thòi, mất mát rất nhiều trong một số mối quan hệ quốc tế".

Trước hết, phải nói sự kiện ngày 19/1/1974 là nằm trong một chuỗi sự kiện trong âm mưu của Trung Quốc chứ không phải là hành động đơn lẻ. Đây là mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc đã có từ rất lâu rồi. Âm mưu này đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước và đây là một ý đồ nhất quán và lâu dài.

Phải nói đó là một vấn đề nằm trong chiến lược bành trướng của Trung Quốc, họ muốn khống chế ta, khống chế Biển Đông. Do đó, đây không phải là sự ngẫu nhiên hoặc tranh thủ lúc ta đang đánh nhau để họ làm cái việc đã rồi theo kiểu “thừa nước đục thả câu” như thế.

Trung Quốc đã có âm mưu từ lâu, tư tưởng của họ là nhất quán. Sự nhất quán đó đã có tới cả nửa thế kỷ rồi chứ không phải là mới hình thành đâu.

Nếu nhìn lại các sự kiện lịch sử, chúng ta sẽ thấy ngay từ năm 1946, khi ta đang phải đương đầu với sự xâm lược trở lại của thực dân Pháp thì lúc này Trung Quốc (thời Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch) đã tranh thủ chiếm luôn đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa).

Lần thứ hai vào năm 1956, Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ phần phía đông của quần đảo Hoàng Sa. Đến năm 1959, lần thứ ba Trung Quốc mang quân chiếm nốt phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa.

Lần thứ tư là năm 1974, lợi dụng tình thế Mỹ rút hạm đội 7 ra khỏi vùng biển của Việt Nam thì phía Trung Quốc mang quân tấn công phần phía tây quần đảo Hoàng Sa.

Ngày 14/3/1988, lúc ấy quân đội chúng ta vẫn đang làm nhiệm vụ thời chiến ở biên giới Tây Nam và phía bắc. Trung Quốc đã đưa quân vào chiếm đảo Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa.

Vì vậy cho nên khi nhận xét đánh giá về vấn đề này thì phải thấy được nguyên nhân sâu xa của nó.

Trong sự kiện Trung Quốc tấn công và chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 và sau này là sự kiện Trung Quốc tấn công chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988 cho thấy chúng ta đã sơ suất, thiếu sự đề phòng.

“Sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật”

- Sau này, Đại tá phi công Nguyễn Thành Trung tiết lộ rằng, việc để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc năm 1974 còn có trách nhiệm của phía chính quyền VNCH khi đó đã thiếu quyết đoán. Bởi theo Đại tá Trung, khi đó VNCH vẫn có thể điều không quân từ Đà Nẵng ra chiến đấu đề giành lại đảo. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Việc không cho máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để tác chiến là một sai lầm nghiêm trọng về mặt chiến thuật khi đó của chính quyền VNCH. Phải nói là để mất Hoàng Sa là một sai lầm có tính lịch sử.

Bởi vì lúc cần sự cố gắng để giữ cho được lãnh thổ, lãnh hải của mình thì lại không dám quyết đoán để đưa ra những quyết định đúng đắn. Nếu mà quyết đoán thì chúng ta không bị mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.

Khi ấy, quân đội Trung Quốc chỉ có MiG-21 và họ không thể bay nổi từ lục địa để ra Hoàng Sa tác chiến, kể cả khi máy bay MiG-21 của Trung Quốc có xuất phát từ đảo Hải Nam để bay ra Hoàng Sa thì cũng không có đủ nhiên liệu để về và sẽ rơi xuống biển.

Không chỉ chính quyền VNCH mà chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi đó cũng có những sơ suất. Sơ suất đó là chúng ta vì hoàn cảnh khách quan, vì quá mải mê cho công cuộc chiến đấu để giải phóng miền Nam và thêm vào đó cũng có lúc chúng ta quá tin bạn bè, gửi gắm vào bạn bè mà không thấy được đằng sau là “ông bạn lớn” đã có một ý đồ rất lớn và thâm hiểm như thế.

Vì thế cho nên khi sự việc xảy ra thì chúng ta bị những bất ngờ. Nếu khi đó ta không chủ quan, đừng quá tin tưởng vào Trung Quốc, ta tìm hiểu tư tưởng chiến lược của Trung Quốc thì ta sẽ có những ứng phó phù hợp hơn.

Tàu cá có vũ trang của Trung Quốc khiêu khích chiến hạm của hải quân VNCH ở Hoàng Sa tháng 1/1974. (Ảnh tư liệu)

Nếu ta không chủ quan, thì khi đó quân đội nhân dân Việt Nam có thể bằng mọi giá sẽ chọn được thời cơ thích hợp, chỉ cần khoảng một tuần lễ là có thể lấy lại Hoàng Sa. Tỉnh táo thì không đến mức như vậy.

Nên có thể nói, việc để mất quần đảo Hoàng Sa là do Việt Nam khi đó chủ quan và dễ tin Trung Quốc.

“Có lỗi với tiền nhân”

- Trong một số hội thảo về lịch sử, về Biển Đông cũng như trả lời trên báo chí, Thiếu tướng nói sự kiện để mất Hoàng Sa và sau này là một số đảo ở Trường Sa vào tay quân Trung Quốc đã khiến những người lính như ông khi đó và cả về sau này luôn cảm thấy “có lỗi với tiền nhân”...

Không phải bây giờ, mà ngay từ hàng chục năm trước, tôi cũng đã có dự cảm về vấn đề Biển Đông sẽ là vấn đề mà Trung Quốc không dễ “buông tha” rồi.

Sau này, anh Nguyễn Thành Trung cho biết tại thời điểm năm 1974, nếu như phía chính quyền VNCH cho phép máy bay từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa để phản công thì vẫn có thể giữ hoặc chiếm lại được đảo. Tôi tin điều đó.

Không chỉ sự kiện ở Hoàng Sa năm 1974 mà ngay cả sự kiện Trung Quốc tấn công đảo Gạc Ma của Việt Nam năm 1988, nếu chúng ta quyết đoán thì khi đó vẫn có thể giữ được đảo.

Vì khi đó máy bay của chúng ta đã có thể bay ra để ứng cứu và tác chiến rồi. Thậm chí, có đồng chí phi công thời đó sau này còn nó với tôi là chỉ việc cho máy bay bay ra đảo, đơn giản chỉ cần bay thẳng thôi, không cần bỏ bom thì quân chiếm đóng của Trung Quốc khi đó đã sợ “thần hồn nát thần tính” rồi, vì khi đó quân đội Trung Quốc trang bị lạc hậu, không có gì là hiện đại và thiện chiến cả.

Thế nhưng, chúng ta đã không làm được điều đó. Ở đây cũng phải thấy là nó cũng có yếu tố lịch sử. Lúc bấy giờ là Liên Xô đang ở ngưỡng của của sự suy yếu, khủng hoảng, và bắt đầu “kiềng” Mỹ và cả Trung Quốc. Nên sự ủng hộ của Liên Xô khi đó là không có.

Chính điều ấy đã tác động đến tư duy của những lãnh đạo của ta khi đó, phải chịu những sức ép lớn khi đưa ra quyết định.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm để dựng nước và giữ nước, chúng ta đã từng hy sinh máu xương thậm chí còn nhiều hơn thế để giữ nước mà chúng ta vẫn phải chấp nhận, 21 năm kiên trì chiến đấu chống Mỹ cứu nước thì thêm sự hy sinh nữa để giữ biển, giữ đảo tại sao lại không thể làm? Tại sao khi cần có sự sáng suốt để quyết định một việc liên quan đến quốc gia, lãnh thổ mà chúng ta không làm được?

Cho nên đến tận bây giờ, thế hệ những người lính chúng tôi cảm thấy rất có lỗi với tiền nhân. Các bậc tiền nhân đã giữ được biển đảo, song cuối cùng chúng ta chỉ vì thiếu một quyết đoán sáng suốt mà đã để cho phần đất đảo của mình rơi vào tay đối phương.

Phải kiên trì đấu tranh để đòi lại chủ quyền biển đảo

- Việt Nam cần phải làm gì để giành lại chủ quyền biển, đảo mà Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép, thưa ông?

Hoàng Sa là của Việt Nam, điều này không thể phủ định, chối cãi. Chủ quyền đó không chỉ được khẳng định, xác nhận bằng máu xương của người Việt mà còn được xác nhận bằng rất nhiều tư liệu, sử liệu của cả sử sách nước ta từ thời nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn lẫn tư liệu của phương Tây, của người Pháp ghi chép lại.

Việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và sau này là cưỡng chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 là việc làm phi phạm, xâm phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Đây là hành vi phải lên án mạnh mẽ và không thể biện minh dù bằng bất cứ lý do nào.

lemaluong3

Việc Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa và sau này là cưỡng chiếm đảo Gạc Ma năm 1988 là việc làm phi phạm, xâm phạm thô bạo vào chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Thiếu tướng Lê Mã Lương

Hiện nay, chúng ta vẫn đang kiên trì thực hiện chính sách đấu tranh, chủ yếu trên lĩnh vực ngoại giao để gây sức ép nhằm đòi lại những đảo mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam. Tất nhiên, đây là một cuộc đấu tranh sẽ còn phức tạp, lâu dài và gian nan, song Việt Nam vẫn phải làm.

Phải kiên trì đấu tranh để đòi lại chủ quyền biển đảo. Nói như đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã từng có lần phát biểu là chúng ta vẫn kiên trì, bởi nếu đời chúng ta không đòi được thì đời con cháu chúng ta sau này sẽ đòi lại được.

Qua đó cho thấy, đây vẫn là một cuộc đấu tranh cam go lẫn dài lâu, song Việt Nam vẫn phải kiên trì thực hiện.

- Thưa ông, trong bối cảnh quan hệ quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, từ sự kiện đã xảy ra trong quá khứ như đã nói ở trên, chúng ta rút ra bài học cốt tử gì?

Thứ nhất, vấn đề cốt tử ở đây chính là Việt Nam cần phải luôn luôn tỉnh táo và sáng suốt để giữ vững chủ quyền của dân tộc, của đất nước mình. Cụ thể ở đây là Đảng và những nhà lãnh đạo, những người đưa ra những chiến lược, sách lược có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của cả quốc gia, dân tộc.

Thứ hai là trong quan hệ quốc tế, bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc mình lên trên hết. Phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc mình làm trọng, là tiêu chí đầu tiên trong mọi mối quan hệ.

Thực tế trong quan hệ ngoại giao cho thấy đã có rất nhiều nước khác họ làm như thế rồi, và trong quá khứ, Việt Nam cũng đã tuân thủ nguyên tắc này.

Lợi ích quốc gia dân tộc là lợi ích cốt lõi, là lợi ích số một. Nếu không nghĩ đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì mình còn bị ảnh hưởng, còn bị thiệt thòi, mất mát rất nhiều trong một số mối quan hệ quốc tế.

Năm 2018 được dự báo tình hình thế giới và khu vực còn diễn biến rất phức tạp, có những sự kiện sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam. Bối cảnh đó đòi hỏi chúng ta càng phải kiên định mục tiêu lợi ích cốt lõi của mình.

Thứ ba là, chúng ta cần phải phát huy nội lực của chính mình, phải nâng cao nội lực của mình lên thì mới có sức đề kháng trước các âm mưu của ngoại bang, của thế lực thù địch bên ngoài hòng can thiệp, phá hoại chúng ta.

Người Việt cần phải thể hiện được bản sắc của mình trong các vấn đề quốc tế, cần có sự kiên định và kiên trì. Nên dù đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ ngoại giao, song cũng đừng quên đi tự lực cánh sinh là rất quan trọng, chỉ có tự lực cánh sinh thì Việt Nam mới đảm bảo được lợi ích cốt lõi và giữ vững được độc lập, chủ quyền của mình.

- Xin trân trọng cảm ơn ông.


Bao giờ Việt Nam lấy lại được Hoàng Sa?

Trung Quốc chiếm Hoàng Sa không phải vào ngày hôm qua mà 44 năm trước, khi đó tôi 11 tuổi, là một đứa trẻ nít. Bây giờ tôi 55 tuổi, đã là ông nội; nhà tôi đã có thêm hai thế hệ. Thế mà Hoàng Sa của Việt Nam vẫn còn chưa lấy lại được.

Ảnh biếm họa

Ảnh biếm họa

Tại sao chưa lấy lại được? Vì Trung Quốc chưa bao giờ có ý định trả lại Hoàng Sa cho ta. Họ sẽ không bao giờ có ý định trả lại Hoàng Sa, có chăng, họ chỉ muốn lấy thêm.

Trong 40 năm đó, Trung Quốc có những bước tiến dài, đạt được những thành tựu phát triển vô cùng mạnh mẽ, thực sự trở thành cường quốc về kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, quân sự. Họ cung cấp hàng tiêu dùng và hàng công nghiệp cho cả thế giới. Họ là chủ nợ của cả thế giới, kể cả Mỹ và Nga. Chẳng có nước nào lại không thâm hụt ngoại thương với Trung Quốc.

Họ chế tạo và phóng tàu vũ trụ chở người, đưa xe tự hành lên mặt trăng. Họ chế tạo tàu phá băng điều đến Bắc Cực, Nam Cực, lập các trạm nghiên cứu ở đó. Họ chế tạo tàu lặn lặn xuống đáy biển 7 km. Họ chế tạo máy bay phản lực cạnh tranh với Mỹ và Tây Âu. Họ chế tạo hàng loạt giàn khoan viễn dương, trong đó có “con” Hải Dương 981 gây khó chịu cho ta.

Họ làm chủ kỹ thuật, công nghệ tàu hỏa cao tốc, từ đầu máy, toa xe, đến hạ tầng đường sắt. Đường bộ cao tốc của họ cũng rất phát triển, họ thi công nhanh và rẻ, nhưng chất lượng không tồi. Họ sản xuất xe máy bán ồ ạt sang ta, nhưng các đô thị lớn của họ lại cấm xe máy.

Họ có nhiều nhà khoa học giỏi, cả ở Trung Quốc và ở nước ngoài. Họ có vài nhà văn đạt giải Nobel văn học. Họ làm được những bộ phim với chất lượng nội dung, kỹ thuật điện ảnh đáng nể. Họ có nhiều quan tham, nhưng họ chống tham nhũng cũng rất mạnh tay. Đặc biệt, họ ít có tham nhũng vặt, ép người dân chi tiền ở trường học, bệnh viện, ở phường, trên đường giao thông…

Các doanh nghiệp của họ về cơ bản được hưởng sự đối xử bình đẳng, người dân được động viên khuyến khích làm giàu, ít bị “trấn lột”.

Thế nhưng chính Trung Quốc từng chịu nỗi nhục mất lãnh thổ. Thua chiến tranh nha phiến với Anh, họ muối mặt ký Hiệp ước Nanking năm 1842, Hiệp ước Beijing năm 1860, họ trao vĩnh viễn cho Anh đảo Hong Kong và bán đảo Kowloon (Cửu Long). Năm 1898, họ phải ký tiếp với Anh “Công ước mở rộng Hong Kong”, cho Anh thuê thêm New Territories (Đất Mới, rộng gấp nhiều lần đảo Hong Kong và khu Kowloon) trong 99 năm. Nhưng khi họ đã mạnh lên, ngày 1/7/1997, họ không chỉ thu lại đất cho thuê New Territories, mà thu hồi luôn đảo Hong Kong và bán đảo Kowloon. Nỗi nhục mất Hong Kong của người Trung Quốc kéo dài 155 năm.

Trung Quốc cũng đã chịu cảnh nghèo hèn, đói khổ trong cuộc Cách mạng Văn hóa, khi họ bắt đầu cải cách kinh tế – xã hội từ thời Đặng Tiểu Bình, điểm xuất phát của họ không khá hơn Việt Nam bao nhiêu.

Sau 40 năm, trong những thành tựu phát triển của Trung Quốc mà tôi viết ở trên, ta đã đạt được những thành tựu gì? Sự nghiệp công nghiệp hóa nước ta đang ở đâu khi nông nghiệp vẫn chiếm gần 70% dân cư Việt Nam và ngoài các công ty FDI gần như không có doanh nghiệp nào sản xuất được hàng hoá đủ tốt, đủ rẻ, đủ nhiều có khả năng cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc trong và ngoài nước? Ở Trung Quốc, dân cư nông nghiệp hiện nay chỉ còn chiếm 36%.

Nền kinh tế Việt Nam khó mà được chấn hưng, đặt lên đường ray phát triển khi rất nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế này cảm thấy mình kém cỏi, yếu thế và… nản. Ai cũng có thể bắt nạt, làm khó họ, từ cơ quan to đến cơ quan nhỏ. VCCI không sai khi gọi các doanh nghiệp Việt Nam là “đội quân thuyền thúng”, làm sao ra được đại dương để “đánh bắt”?

Nền khoa học – kỹ thuật Việt Nam đang ở đâu? Nền giao thông Việt Nam đang ở đâu? Nền giáo dục, y tế Việt Nam đang ở đâu? Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đang ở đâu?

Người Việt ta lấy đâu thời gian, đầu óc, năng lượng để kiến tạo phát triển khi mỗi ngày phải chịu bao nhiêu bức xúc trong cuộc sống đời thường, từ chuyện con cái học hành, người nhà đi bệnh viện, khi chen chúc đi lại trên đường bằng xe máy, khi đến các cơ quan công quyền giải quyết các công việc công, tư?

Bao giờ lấy lại được Hoàng Sa? Tôi nghĩ điều đó phụ thuộc vào mỗi một người Việt Nam. Khi nào Việt Nam ta thực sự giàu về kinh tế, mạnh về khoa học – kỹ thuật, giáo dục, văn hóa – nghệ thuật, chính trị, ngoại giao, quốc phòng; “nặng ký” trong các quan hệ song phương, đa phương; khi không nước nào dám bắt nạt nước ta, nước nào cũng muốn quan hệ thân thiện, thuận lợi, cùng có lợi với nước ta.

Còn khi mà tất cả các lĩnh vực của đất nước còn đang yếu kém, mọi điều đều khó nói, tương lai, vận mệnh đất nước khó lường.

Nếu cần, sẽ có “Điện Biên Phủ trên biển”

Nếu cần, sẽ có “Điện Biên Phủ trên biển”

Trong những ngày biển Đông dậy sóng, nhiều người lo ngại chiến tranh có thể xảy ra. Trung Quốc tiếp tục leo thang phá hoại kinh tế, quấy nhiễu biển Đông, xâm hại tài sản và tính mạng của ngư dân...
Ai đang hất đi bát nước đầy?

Ai đang hất đi bát nước đầy?

Người Việt vẫn dặn nhau “ăn ở như bát nước đầy” và trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam luôn thực tâm giữ gìn, thậm chí nâng niu bát nước tình nghĩa ấy. Nhưng đáng tiếc là bát nước đang bị người láng giềng...
“Chỉ một người ngã xuống trên biển, tình hình sẽ khó kiểm soát”

“Chỉ một người ngã xuống trên biển, tình hình sẽ khó kiểm soát”

Chúng ta cần chuẩn bị hồ sơ pháp lý, có khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế hay không còn phụ thuộc vào thái độ của Trung Quốc thời gian tới. Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP - ông...
Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa

Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền ở Hoàng Sa

Theo luật pháp quốc tế, sự kiện triều đình nhà Nguyễn hay thực dân Pháp không thường xuyên hay tích cực hành xử chủ quyền Hoàng Sa trong một thời gian không cấu thành yếu tố quần đảo Hoàng Sa, một...
“Trung Quốc sẽ mất nhiều nếu tiếp tục hiếu chiến ở Biển Đông”

“Trung Quốc sẽ mất nhiều nếu tiếp tục hiếu chiến ở Biển Đông”

Những hành động bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc tại Biển Đông tiếp tục vấp phải sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Ngày 30/6, phát biểu tại hội nghị các nhà...

(Theo Vnexpress)


Jun 3, 2018 - Uploaded by Kênh 14
Tin Mới-Mỹ Gây Sự Tại Hoàng Sa Giúp Việt Nam Lấy Lại Biển Đông Trung Quốc Quyết Định Khai Hỏa MỜI BẠN THEO DÕI VIDEO VÀ ...
Jun 5, 2018 - Uploaded by Tin Tức Hot 365
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tuyên bố Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam chúng ta nhất ... Phó thủ tướng tuyên bố đòi lại Hoàng ...
May 29, 2018 - Uploaded by Hải Quân Nhân Dân
... đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng trái phép và tiến hành rút lại ... liên túc có những hành động làm phức tạp tình ...
Aug 30, 2017 - Uploaded by tin tức o­nline 365
... Lấy Lại Trường Sa Và Hoàng Sa Trong Năm 2018 Không Để Trung Quốc Làm Càn Ở Biển Đông :https://www.youtube ...

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7132

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca