Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Mặc dầu tàu TQ giết hại hàng trăm ngư dân VN thời CSVN nhưng các ngư phủ miền Trung vẫn trộng lòng nhân ái liều chết chứu 32 ngư dân TQ gặp nạn khi xâm chiếm biển VN!
12.07.2019

32 ngư dân Trung Quốc vừa được cứu tại Trường Sa: Lại là Bùi Văn Phải

TP - Từ sáng sớm 11/7, tin tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải cứu 32 ngư dân Trung Quốc gặp nạn ở Trường Sa đã loang nhanh khắp đảo Lý Sơn. Bà con ngư dân bàn tán, ai nấy đều trầm trồ mấy từ “lại là thằng Phải…”.

Bởi như sự sắp đặt ngẫu nhiên của số phận, khi chính ngư dân Phải từng bao lần bị tàu của Trung Quốc tấn công giữa Hoàng Sa, khiến tan gia bại sản. Đỉnh điểm là lần tàu cá của anh bị bắn cháy suýt chết hồi mấy năm trước…

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm và làm việc tại Lý Sơn ngày 15/4/2013 đã trò chuyện, động viên thuyền trưởng Bùi Văn Phải.  ảnh: Lê Văn Chương

Câu chuyện của thuyền trưởng Bùi Văn Phải xuất hiện trên trang nhất báo Tiền Phong số 86 ngày 27/3/2013 Cuối cùng Bùi Văn Phải quyết định đi cứu bạn, dù bị không ít ngư dân trên tàu phản đối. Cuộc ứng cứu diễn ra giữa đêm tối. Cuối cùng, sau hai ngày trời vật lộn với sóng dữ, đến chiều tối 6/8/2013, cả hai tàu dắt nhau về đến Lý Sơn. Chuyến ấy tàu của Phải bị lỗ hơn 70 triệu đồng, mình anh phải gánh chịu. Để rồi lần này, Bùi Văn Phải chính thức mất tàu.

Đêm ấy ở Lý Sơn, Phải tâm sự: “Ai ra biển mà không muốn có thu nhập, nhưng mà bỏ mặc tàu bạn đang bị nạn em không đành. Giữa biển khơi, ai lại làm thế. Em biết trước sẽ lỗ, sẽ chịu nhiều hậu quả, nhưng làm sao bỏ bạn khi hoạn nạn được. Nếu không đi cứu bạn bè gặp nạn, thì mình chẳng mang cục nợ, rồi chẳng có tàu vươn khơi như bây giờ. Nhưng em chấp nhận hết”.

Trong thời điểm tàu anh Cường gặp nạn, tàu của Phải không trực tiếp nhận ICOM đề nghị ứng cứu. Bởi theo thông lệ lâu nay, các tàu cá cùng nghiệp đoàn với nhau có trách nhiệm cứu nhau trước. Tàu của anh Cường thuộc nghiệp đoàn An Vĩnh, còn Phải thuộc nghiệp đoàn An Hải. Phải lý giải: “Có lẽ mấy tàu ở An Vĩnh ở cách xa tàu anh Cường. Em nghe thông báo qua ICOM, thấy nói chuyện biết là mọi người ở xa hơn mình nên tới ngay”. 

Việc “gia đình QNg 96382 TS” sau bao gắn bó thăng trầm với nhau giờ rã đám, thất nghiệp đói khổ là điều khiến người thuyền trưởng mới 25 tuổi ấy xót xa nhất. Để kiếm tiền chữa bệnh cho vợ và mưu sinh gia đình, thuyền trưởng Phải ngày ngày vác lưới ra biển đi quanh quẩn kiếm vài con cá nhỏ về bán. Nhưng dù đói khổ, anh vẫn quyết không đi làm “bạn” (làm thuê) cho tàu khác, mà vẫn âm thầm tìm cách chạy vạy mượn người thân, bạn bè với hy vọng sẽ sắm được con tàu mới để tự mình cầm lái vươn khơi.

Cái kết có hậuThời điểm bài báo này phát hành, Bùi Văn Phải vẫn đang cùng các ngư dân của mình lênh đênh giữa Trường Sa trên “con tàu tình nghĩa” QNg 96169 TS vừa cứu sống 32 ngư dân Trung Quốc.

Chiều 12/7, ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải (Lý Sơn) thông tin với Tiền Phong, tàu QNg 96169 TS được Huyện ủy Lý Sơn, Liên đoàn Lao động tỉnh và nghiệp đoàn nghề cá An Hải giao cho Phải từ tháng 3/2014, nay làm ăn rất phát đạt, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Thu nhập của mỗi thuyền viên trên tàu đạt khoảng 25 triệu đồng mỗi tháng.

Theo cam kết, mỗi năm tàu đóng góp vào quỹ của nghiệp đoàn 150 triệu đồng. Sau 3 năm đầu, hiện nay mỗi năm rút xuống còn 145 triệu. Nghiệp đoàn An Hải lo khoản đóng bảo hiểm tàu và bảo hiểm thuyền viên. Tiền thu về nghiệp đoàn dùng để hỗ trợ các ngư dân khác gặp khó khăn, tai ương trên biển.

Một tin vui nữa, là sức khỏe của chị Nguyễn Thị Nở vợ thuyền trưởng Phải đã tốt hơn trước, ít còn đau ốm. Ngôi nhà nhỏ ở thôn Đông An Hải ngày trước nay cũng  đã xây lại khang trang.

Từ năm 2018, Bùi Văn Phải cùng anh em trong nhà đã sắm thêm được một tàu cá mới 400 CV. Tàu mang biển QNg 96267 TS do anh Ngô Văn Ngãi làm thuyền trưởng. Và vẫn bám biển trên ngư trường quen thuộc Hoàng Sa, Trường Sa….

Thuyền trưởng Bùi Văn Phải sinh năm 1989, quê quán xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Cha là ông Bùi Nồi, cũng là một ngư dân có tiếng ở Lý Sơn, không may mất sớm. Là anh cả của hai em nhỏ và là trụ cột gia đình, từ năm 13 tuổi Bùi Văn Phải đã nghỉ học theo người lớn ra khơi mưu sinh nuôi các em. Đến nay mới tròn 30 tuổi, Bùi Văn Phải đã có gần 20 năm bám biển, nổi tiếng là một thuyền trưởng can trường và hào hiệp. 

Anh ngư dân cứu 32 người Trung Quốc từng bị tàu Trung Quốc bắn cháy tàu

13/07/2019 07:00 GMT+7

TTO - Từng bị tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá, thuyền trưởng Bùi Văn Phải lại cứu 32 ngư dân Trung Quốc trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam.

Anh ngư dân cứu 32 người Trung Quốc từng bị tàu Trung Quốc bắn cháy tàu - Ảnh 1.

Ngư dân Bùi Văn Phải (bìa trái) cùng quốc kỳ được bảo vệ từ con tàu bị bắn cháy - Ảnh: HIỂN CỪ

12h trưa 11-7, đài canh Biên phòng Quảng Ngãi nhận được tín hiệu từ tần số mới gọi lúc sáng, báo tin vừa cứu 32 ngư dân Trung Quốc gặp nạn.

Thấy chết không cứu sao đặng

Chiến sĩ trực đài canh icom vội kết nối và nghe trong tiếng sóng ồn ào, tiếng người Việt nói dồn dập: "Cập vào, cập vào, rồi kéo lên, kéo lên...". Cùng với đó là âm thanh "xí xị" (tiếng Hoa là cảm ơn) lặp đi lặp lại nhiều lần.

Những thông tin cứu người đặc biệt đó được truyền về từ thuyền trưởng Bùi Văn Phải (30 tuổi, xã An Hải, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) trên con tàu QNg 96169. Trước đó 6 năm, Phải cũng chính là thuyền trưởng tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc xả đạn ở vùng biển Hoàng Sa.

Qua sóng icom, thuyền trưởng Phải báo cáo tình hình cụ thể: "Hiện tàu vận tải của Trung Quốc đã cập mạn xin nhận người. Chúng tôi đã trao trả an toàn 32 ngư dân Trung Quốc vừa cứu được".

Cuộc trao đổi liên tục giữa đất liền và biển khơi, bộ đội biên phòng hướng dẫn ngư dân đồng bào việc trao trả người. Đáp lại, thuyền trưởng Phải thông tin việc trao trả đã diễn ra an toàn. Trong tiếng sóng vẫn nghe rõ thuyền trưởng Phải nói: "Sau 30 phút đã bàn giao người xong. Ngư dân Trung Quốc cảm ơn ngư dân Việt Nam đã tận tình cứu giúp".

Báo cáo về đất liền xong, Phải tắt icom để tiếp tục nghề biển cùng bạn bè. Mọi thông tin dừng lại, đến chiều tối vẫn không liên lạc được với Phải. Ai cũng hiểu anh đang cùng đội tàu của mình vượt đầu sóng ngọn gió kiếm từng con cá, con tôm...

Còn nhớ từ sau ngày Phải giương cao lá cờ Tổ quốc trở về trên con tàu bị bắn cháy, chúng tôi có dịp gặp gỡ nhau thường xuyên và trở thành bạn bè. Có lần tôi hỏi Phải: "Từng bị tàu Trung Quốc bắn cháy, nhưng sau này nếu tàu Trung Quốc gặp nạn anh có cứu không?".

"Cứu chứ, đó là việc nhân đạo người đi biển phải làm. Người ta có thể bỏ mặc, nhưng làm sao mình tàn nhẫn bỏ họ chết được" - Phải trải lòng.

Khoảng 6h sáng 11-7, trong lúc khai thác hải sản trên vùng biển Trường Sa cách đảo Song Tử Tây khoảng 70 hải lý về hướng tây bắc, tàu cá QNg 96169 của thuyền trưởng Bùi Văn Phải đã phát hiện và ứng cứu an toàn 32 ngư dân Trung Quốc bị chìm tàu. Lúc phát hiện, 32 ngư dân Trung Quốc đang thả trôi tự do trên các phương tiện nhỏ đã chết máy.

Sóng biển và sóng lòng người ngư dân trẻ cứ thế ùa về. Phải nhớ lại chuyến biển không thể nào quên. Ngày ấy, tàu Phải đang đánh bắt ở biển Hoàng Sa của Việt Nam, một chiếc tàu Trung Quốc lao đến. Anh nhìn rõ trên tàu có những người mặc quân phục, có súng ống.

Họ phát loa yêu cầu tàu cá Việt Nam phải rời đi ngay lập tức, cùng với đó là các mũi súng lăm lăm. Thuyền trưởng Phải bình tĩnh trấn an anh em: "Không sợ, chúng ta đang đánh bắt trong vùng biển của nước mình đã được Nhà nước tuyên bố chủ quyền hợp pháp".

Đã mấy lần nghe Phải tâm sự về chuyến biển này, nhưng lời kể của thuyền trưởng trẻ lần nào cũng gấp gáp, xúc động như vẫn đang trên đầu sóng ngọn gió Hoàng Sa. "Họ cứ lăm lăm súng ống tiến đến. Tôi cứ lái tàu tránh né, quyết tâm không rời khỏi Hoàng Sa. Sau một hồi truy đuổi, tiếng súng vang lên. Tôi phát hiện lửa đang cháy trên tàu mình. Anh em múc nước biển dập lửa. Còn tôi cố lấy lá quốc kỳ nguyên vẹn ra khỏi chỗ cháy" - Phải xúc động kể.

Anh ngư dân cứu 32 người Trung Quốc từng bị tàu Trung Quốc bắn cháy tàu - Ảnh 3.

Ngư dân Bùi Văn Phải nhận cờ Tổ quốc do cảnh sát biển trao tặng để tiếp tục bám biển Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG

Sẵn sàng sống chết nơi đầu sóng ngọn gió

Nhắc đến Phải luôn là hình ảnh người thuyền trưởng trẻ can trường và nghĩa tình.

13 tuổi, Phải đi biển Hoàng Sa lần đầu tiên cùng cha. Một ngày, cha Phải - ông Bùi Nồi, ngư dân có tiếng ở Lý Sơn - đột ngột qua đời, nhưng anh vẫn tiếp tục đi biển. Đời ngư dân dạn dày sóng gió, đến năm 23 tuổi bản lĩnh biển khơi đủ để Phải làm chủ một con tàu. Anh ngồi ở vị trí thuyền trưởng trong mỗi chuyến ra khơi trên biển cả chủ quyền của Tổ quốc.

Sau chuyến biển bị tàu Trung Quốc bắn cháy, Phải vay mượn tiền sửa chữa tàu và tiếp tục ra khơi. Vẫn là vùng biển Hoàng Sa máu thịt.

Anh luôn được ngư dân nể phục sự gan dạ và nghĩa tình.

Trong cơn bão số 6 (đầu tháng 8-2013), tàu Phải chỉ mới đánh bắt được 80 con hải sâm đã phải chạy tránh bão. Vậy mà khi nghe thuyền trưởng tàu cá QNg 96462 Mai Văn Cường (xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn) cầu cứu qua icom tàu bị chết máy, không chút do dự Phải quyết đinh bỏ phiên biển, bất chấp sóng gió lao về hướng đảo Lin Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) ứng cứu.

Thấy Phải điều khiển tàu đến cứu, anh em vừa mừng vừa thương Phải bởi sóng gió đang rất nguy hiểm, chỉ có gan dạ và nghĩa tình lắm mới dám lao đi như vậy.

Ngư dân Mai Văn Cường

Tôi vẫn nhớ chiếc tàu của Phải kéo tàu bạn bị nạn trở về cảng Sa Kỳ ngày 6-8-2013. Phải đứng trước mũi tàu, nở nụ cười chào mọi người. Chàng thuyền trưởng trẻ tuổi quên mất rằng chuyến biển này lỗ tổn phí gần trăm triệu đồng.

Ngày 15-4-2013, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ra Lý Sơn. Phải vinh dự được ông mời lên ngồi cùng trò chuyện. Anh nói nhiều về khó khăn của ngư dân, chỉ khi được hỏi Phải mới kể chuyện mình. Nghe xong, ông Sang nắm tay khích lệ sự gan dạ của người ngư dân Lý Sơn trẻ, động viên anh cùng những người khác tiếp tục bám biển giữ chủ quyền Tổ quốc...

Truyền đời gắn với biển khơi, sẵn sàng sống chết nơi đầu sóng ngọn gió, nhưng chính Phải cũng từng gặp khó khăn nặng nề sau những chuyến đi biển bị thất bát. Anh bị lấy tàu vì nợ nần từ hồi phải vay tiền để sửa chữa tàu bị bắn cháy. Trắng tay, Phải ở nhà được một tháng thì quá nhớ biển khơi.

Từ thuyền trưởng, anh chấp nhận làm thuyền viên. "Chỉ để ra Hoàng Sa cho đỡ nhớ. Mình ăn ngủ trên sóng biển quen rồi, về nhà nằm giường lại khó ngủ, thèm mùi biển cả" - Phải trải lòng.

Sau đó, Phải đã được chương trình Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa trao tặng một con tàu để trở lại vị trí thuyền trưởng từ lòng can trường và nghĩa tình của mình. Đây cũng chính là con tàu QNg 96169 treo quốc kỳ Việt Nam vừa được Phải chỉ huy cứu sống 32 ngư dân Trung Quốc.

Trao tặng danh hiệu Bạn đồng hành quanh tôi

Ngày 12-7, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã quyết định trao tặng danh hiệu Bạn đồng hành quanh tôi cho ngư dân Bùi Văn Phải. Danh hiệu sẽ được trao sau phiên biển về đất liền.

Lá cờ Bùi Văn Phải liều mình bảo vệ sau khi tàu bị bắn cháy đang được trưng bày ở Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam, riêng Phải nhận được huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm. Chiếc tàu QNg 96169 vừa cứu 32 ngư dân Trung Quốc, thuyền trưởng Phải vinh dự được nhận từ chương trình Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa của quỹ Tấm lòng vàng do Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện.

32 ngư dân Trung Quốc trôi dạt ở Trường Sa đã được bàn giao trên biển32 ngư dân Trung Quốc trôi dạt ở Trường Sa đã được bàn giao trên biển

TTO - 32 ngư dân Trung Quốc đã được bàn giao cho một tàu vận tải của Trung Quốc ngay trên biển, việc bàn giao diễn ra an toàn và kết thúc sau 30 phút.

TRẦN MAI

„Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn“


Với người nước ngoài, Việt Nam hẳn nhiên là bức tranh đẹp tuyệt vời và thơ mộng, nhưng với tôi, những hình ảnh đó chỉ nói lên một Việt Nam lạc hậu, chậm tiến và đồng thời là những nhắc nhở về cuộc sống đầy tai họa của ngư dân Việt Nam trên biển Đông.


Những khán giả truyền hình ngồi trong căn phòng ấm cúng tiện nghi ở Mỹ, Anh, Đức sẽ không bao giờ biết được bên trong chiếc ghe buồm đang trôi trong suối nhạc êm tai kia là tiếng rên của đám dân chài cùng khổ. Phía dưới cánh buồm vá, hàng trăm mảnh đủ màu như chiếc áo của người ăn xin dưới tam cấp chùa Hương, là những con người sống một cuộc đời lam lũ, chưa bao giờ nghe ai nhắc đến hai chữ tương lai. Họ không có đủ cơm để ăn, không đủ áo để mặc, sinh ra ở hầm ghe, ăn đó, ngủ đó, cưới nhau đó, sinh con đẻ cái và lớn lên trong nghèo nàn và thất học cũng từ nơi đó.


Những khán giả truyền hình nước ngoài cũng không thể nào hiểu được đời sống của ngư dân Việt Nam trong những chiếc ghe đánh cá bắng gỗ, gắn những chiếc máy còn lại từ thuở hệ thống Liên Xô chưa tan rã, đi sớm về khuya. Những thế hệ ngư dân Việt Nam đời này qua đời khác chịu đựng bao thiên tai khắc nghiệt từ lúc mới sinh ra ra trên nước và không ít trong số họ đã chết theo dòng nước.


Những khán giả truyền hình nước ngoài cũng không biết rằng ngư dân Việt Nam còn chịu đựng một tai họa khác, chỉ có tại Việt Nam. Trong 30 năm qua, mỗi chuyến trở về của những ngư dân Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa v.v. như được chiếu trên màn ảnh truyền hình, còn là một lần sống sót, không phải sống sót từ những trận bão tố ngoài khơi, những ngọn sóng to, những cơn gió lớn..., mà sống sót từ những viên đạn không một chút xót thương của những người "vừa là đồng chí vừa là anh em" Trung Quốc. Ôi mỉa mai làm sao khi nghe những em bé học sinh Việt Nam tập hát: "Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi sông liền sông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông, sớm sớm nghe tiếng gà gáy rộn, anh nhìn em đó, em nhìn anh đây" của Đỗ Nhuận trong lúc bà con thân thuộc của các em mỗi ngày vẫn chết trong các trận đụng độ thường xuyên xảy ra dọc vùng biên giới giữa hai nước.


Những năm sau thời kỳ "đổi mới" tin tức được phổ biến rộng rãi hơn và những người chết trong vịnh Bắc Bộ còn được ghi lại dăm hàng trên mặt báo, nhưng những năm trước đó thì sao? Những tên cướp biển nói tiếng Quan Thoại trong 30 năm qua đã giết bao nhiêu ngư dân vô tội? Không ai biết. Nỗi bất hạnh của ngư dân Việt Nam đã âm thầm hòa tan vào sự chịu đựng triền miên của dân tộc Việt Nam như máu của họ đã và đang hòa tan vào nước biển Đông xanh thẳm.


Biến cố ngày 8 tháng Giêng lần nữa là một chứng tích đau lòng cho cuộc sống đầy bất hạnh của ngư dân Việt Nam và là một nhắc nhở cho mối nhục chung mà bất cứ ai còn nhận mình là người Việt Nam phải chịu đựng.


Đọc những lời tuyên bố gọi là phản đối của ông Lê Dũng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tôi có cảm tưởng ông ta đang nói về một tai nạn giao thông hay một trường hợp ngộ sát nào đó hơn là một cuộc thảm sát với 9 ngư dân bị bắn thủng ngực, tài sản bị tàn phá và 8 ngư dân khác chưa biết số phận ra sao. Đơn giản, bởi vì hơn ai hết ông Lê Dũng biết rằng việc chỉ trích nặng lời chỉ càng thêm tổn hại cho mối quan hệ về sau giữa hai nước chứ chẳng làm gì Trung Quốc được.


Trong đầu óc thiên triều của giới lãnh đạo Trung Quốc, Việt Nam chỉ là kẻ ăn cắp bản quyền "đổi mới" của họ chứ chẳng tài ba gì để đáng được nể vì. Bằng chứng, Khổng Tuyền, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chẳng những không chối cãi việc chính hải quân Trung Quốc đã bắn chết 9 ngư dân mà còn dọa sẽ đưa 8 ngư dân bị bắt ra tòa. Chính phủ Việt Nam, cuối cùng, biết đâu lại phải sang tận Bắc Kinh năn nỉ xin tha cho 8 đồng bào hiện còn đang bị giam giữ, nói chi đến chuyện bồi thường hay trừng phạt những kẻ sát nhân.


Đọc lời kể của những đồng bào may mắn chạy thoát mới biết những nhận thức chính trị và lịch sử của họ cũng nghèo nàn và tội nghiệp như chiếc ghe đánh cá họ đang dùng. Phái viên báo Thanh Niên ngày 15 tháng 1 năm 2005 viết lại lời ông Nguyễn Văn Hoàn, chủ của chiếc tàu bị tấn công: "Bất kể ngày đêm, lúc nào tàu của ông cũng treo cờ Tổ quốc và luôn tuân thủ mọi quy định của pháp luật khi hoạt động ngoài khơi", thế nhưng, "các tàu Trung Quốc vẫn tiếp tục truy sát, vừa đuổi, vừa bắn tàu của ông gần 3 giờ đồng hồ mới chịu quay trở ra". Người ngư dân chất phác xã Hòa Lộc, tỉnh Thanh Hóa kia nghĩ rằng khi treo "cờ Tổ quốc", biểu tượng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, và "tuân thủ pháp luật khi hoạt động ngoài khơi" thì hải quân Trung Quốc ắt phải è dè và kính trọng. Đáng thương thật, ông ta không biết rằng chình vì "treo cờ Tổ quốc" nên chiếc ghe máy thô sơ của ông mới bị đuổi bắn suốt 3 giờ. Nói thẳng thì bảo là phản động, nhưng phải chi ông đừng treo "lá cờ tổ quốc" đó hay treo đại lá cờ Phi, cờ Thái, thậm chí cờ trắng thì biết đâu bà con ngư dân Hòa Lộc còn có cơ may sống sót.


Bác Hoàn có lẽ chưa đọc Người Trung Quốc xấu xí nên không biết Bá Dương đã nhận xét về thói xấu của người dân nước ông: "Người Tây phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết." Cuộc chiến Việt - Trung đã chấm dứt hơn hai chục năm qua nhưng sự căm giận đối với Việt Nam vẫn còn hằn sâu trong lòng giới lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc. Những ai có dịp nghe chương trình Việt ngữ của đài Bắc Kinh trong cuộc chiến Việt Trung năm 1978, chắc còn nhớ Trung Quốc vừa kể ơn và vừa kể tội đảng Cộng Sản Việt Nam không sót một điều gì. Trong quan điểm của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, tất cả những gì Việt Nam có ngày nay, từ túi lương khô, khẩu súng trường cho đến cả "Độc lập, Tự do, Hạnh phúc" cũng đều do sự hy sinh của nhân dân Trung Quốc.


Bác Hoàn cũng không có Internet nên không đọc được lời bình luận của Frank Ching, đặc phái viên báo Kinh Tế Viễn Đông để biết sự cô đơn của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Cách đây mười năm, Frank Ching đã quan sát vai trò của quốc tế trong cuộc xung đột Hoàng Sa và Trường Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc: "Không ai trong cộng đồng thế giới muốn can dự vào việc giải quyết cuộc xung đột giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: Văn bản ngoại giao và sự công nhận (ý tác giả muốn viết đến lá thư công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Hoàng Sa do Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng ký năm 1958) của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam không thể được xóa bỏ bởi một nước nhỏ như Việt Nam lại muốn chơi trò lường gạt Trung Quốc. (No o­ne in the world community want to step in to settle the dispute between Communist Vietnam and PRC. The reason is very clear: diplomatic note and recognition by Vietnamese Communists can’t be erased by a small country like VN who has wanted to play a trick cheating China - Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994). Mười năm sau, vị trí chính trị của Việt Nam trong trường bang giao quốc tế tuy mở rộng hơn, nhưng cảm tình thế giới dành cho Việt Nam cũng không khác gì mười năm trước. Mặc dù là hội viên của cả Liên Hiệp Quốc và ASEAN, hai tổ chức quốc tế uy tín nhất, nhưng không một tổ chức nào buông một câu có lợi cho Việt Nam trong vụ thảm sát vừa qua.


Người ngư dân Hòa Lộc cũng không đọc Carl Thayer để biết Trung Quốc đánh giá khả năng quân sự của Việt Nam thấp đến mức độ nào. Những hình ảnh mà ông biết về một "quân đội nhân dân anh hùng, bách chiến bách thắng" chỉ còn trong phim ảnh. Tác giả của những kịch bản đó là những cụ già đang ngồi mơ một giấc mơ độc lập tự do vẫn chưa thành hiện thực trong những khu nhà tập thể chật hẹp ở Ba Đình, Đống Đa, Thanh Trì. Sau cuộc chiến 29 ngày năm 1978, tương quan quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc đã thay đổi và đến nay sự chênh lệch đã xa đến mức Việt Nam không còn là một đe dọa quân sự đối với Trung Quốc nữa. Bằng chứng mới nhất, mặc dù giết hàng chục người và bắt giữ hàng chục ngư dân Việt Nam khác vào sáng ngày 8 tháng 1, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chỉ lên tiếng vào ngày 15 tháng 1, tức sau khi Việt Nam chính thức gởi công hàm phản đối. Nếu Việt Nam không lên tiếng có lẽ Trung Quốc cũng chẳng buồn nhắc tới làm gì. Tại sao? Có thể họ nghĩ rằng, Việt Nam lại cố nhịn nhục bỏ qua như bao nhiêu lần trước và cũng có thể họ xem việc giết dăm ba người Việt chỉ là chuyện nhỏ. Cả hai trường hợp đều chứng tỏ sự khinh thường của Trung Quốc đối với Việt Nam.


Việt Nam phải làm gì để ngăn chận hiểm họa Trung Quốc?


Ba tuần qua, báo chí và đồng bào trong nước đã mạnh dạn hơn trong việc lên án hành động giết người dã man của hải quân Trung Quốc và ba tuần qua, đồng bào Việt ở hải ngoại cũng lên tiếng kết án, gởi thư phản đối Trung Quốc qua trung gian sứ quán hay lãnh sự Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tại Mỹ, Anh, Pháp v.v., đồng thời quy tội bất lực, không bảo vệ được sinh mạng người dân cho nhà chức trách Việt Nam. Cả hai phản ứng đều là phát xuất từ niềm tự ái dân tộc và tình cảm tự nhiên của tình nghĩa đồng bào, thế nhưng không phải là biện pháp hữu hiệu để ngăn chận hành động xâm lược của Trung Quốc. Thành thật mà nói, với điều kiện kinh tế, chính trị, quân sự quá khiêm nhượng, nếu không muốn nói là nghèo nàn lạc hậu của Việt Nam hiện nay, ngoài việc kết án, biểu tình, phản đối, câu trả lời vẫn là "Không làm gì ngăn chận được".


Câu hỏi tuy quan trọng, nhưng một câu hỏi khác, tôi nghĩ còn quan trọng hơn, đó là, mỗi chúng ta thật sự muốn gì cho đất nước mình? Sau gần 30 năm, người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, vẫn chưa thật sự trở thành khối đoàn kết có khả năng thay đổi vận mệnh của chính mình. Sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989, nhân dân Đức đoàn kết để xây dựng một nước Đức thống nhất sau gần nửa thế kỷ phân chia, trong khi đó, người Việt Nam sống trên nước Đức, dù cùng chán ghét độc tài, cùng tranh đấu cho nhân quyền và tự do dân chủ tại Việt Nam, vẫn còn nhìn nhau bằng cặp mắt e ngại, hoài nghi. Tại sao? Phải chăng chúng ta thù ghét nhau đến thế mức không thể nhìn mặt nhau? Phải chăng dân tộc chúng ta có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm nhưng không có khả năng hóa giải nội thù? Phải chăng dân tộc Việt Nam có truyền thống bảo vệ đất nước nhưng không có khả năng xây dựng đất nước? Không, tôi không nghĩ thế. Người Việt chưa đoàn kết bởi vì chúng ta chưa cùng tắm chung trong một dòng tâm thức Việt Nam, chưa cùng chia sẻ một suy nghĩ về tương lai và chưa thấy giống nhau khi đối diện với những nhu cầu chung của đất nước. Nói vắn tắt, chúng ta chưa thật sự có một ước muốn giống nhau cho đất nước mình.


Chọn lựa duy nhất để phá vỡ những bế tắc tư tưởng trong cộng đồng dân tộc hôm nay, không phải là đi xa hơn nữa, không phải rập khuôn từ ai khác, mà là trở về. Sau bao năm chạy theo những ảo vọng, những chân trời không có thực, những ý thức hệ ngoại lai, hơn bao giờ hết, mỗi người Việt Nam phải tự thắp sáng niềm tin vào dân tộc trong lòng mình bằng một cuộc hành hương trở về với các giá trị tự chủ, nhân bản và khai phóng đã hun đúc nên dòng giống Đại Việt như người Do Thái trở về bên chân tường Wailing Wall hay trên đồi Mount Masada linh thiêng của họ.


Ngoài các giá trị tinh thần và truyền thống, tổ tiên đã để lại cho chúng ta một gia tài vô cùng phong phú với tất cả phương tiện cần thiết để đưa đất nước Việt Nam thành một cường quốc văn minh và hiện đại. Chúng ta có một lãnh thổ đầy ắp tài nguyên trải dài trên 3 ngàn cây số biển. Chúng ta có khối nhân lực lao động với 65 phần trăm dân số dưới 30 tuổi. Chúng ta có hàng triệu tài năng đã và đang hấp thụ các nền giáo dục khoa học kỹ thuật hiện đại khắp thế giới. Cái duy nhất chưa có đó là một cơ hội. Và cơ hội sẽ không do ai ban cho, không do ai viện trợ, nhưng chính chúng ta, chứ không ai khác, phải là những người tạo ra cơ hội cho dân tộc mình.Con đường phục hưng Việt Nam cũng không phải là độc đạo của riêng ai mà là của nhiều người, nhiều thế hệ, nói chung, của tất cả người Việt yêu nước dù đang ở đâu trên trái đất nầy.


Nhân chuyện ngư dân Thanh Hóa và cũng trên đường về với uyên nguyên dân tộc, chúng ta hãy cùng nhau đi thăm một làng đánh cá khác, không phải Hòa Lộc, Thanh Hóa, mà là một làng nhỏ ở xã Tức Mạc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Từ nơi đó, hơn 800 năm trước, con cháu của những ngư dân họ Trần, khởi nghiệp trên những chiếc thuyền nan, sống bằng con cá con tôm, nhưng không lâu, đã lãnh đạo đất nước để đánh bại một đạo quân Nguyên hùng mạnh gấp nhiều lần và viết nên một trong những trang sử hào hùng nhất của lịch sử Việt Nam.


Trong cuộc kháng Nguyên lần thứ hai năm 1285, cháu nội của một ngư dân làng Tức Mạc, Nam Định, có tên là Trần Quốc Tuấn đã viết trong Hịch Tướng Sĩ: "Nay các ngươi trông thấy chủ nhục mà không biết lo, trông thấy quốc sỉ mà không biết thẹn, thân làm tướng phải hầu giặc mà không biết tức, tai nghe nhạc để hiến ngụy sứ mà không biết căm; hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú về vườn ruộng, hoặc quyến luyến về vợ con, hoặc nghĩ về lợi riêng mà quên việc nước; hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích rượu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc đến, thì cựa gà trống sao cho đâm thủng được áo giáp; mẹo cờ bạc sao cho dùng nổi được quân mưu; dẫu rằng ruộng lắm tiền nhiều, thân ấy nghìn vàng khôn chuộc" (Hịch Tướng Sĩ, bản dịch của Trần Trọng Kim).


Nếu chúng ta thắp một nén hương trên bàn thờ đức Hưng Đạo Vương để xin phép ngài được thay câu "chủ nhục" thành "quốc nhục", thay "việc chọi gà" thành "việc đá banh", thay câu "nghĩ về quyền lợi riêng mà quên việc nước" bằng "nghĩ về quyền lợi Đảng mà quên việc nước", thay câu "thích rượu ngon, mê tiếng hát" bằng câu "tham ô, hủ hóa, lạm dụng của công" cho thích hợp với sinh hoạt xã hội Việt Nam ngày nay, sau đó, phổ biến đến mọi người dân, tận hang cùng ngõ hẻm, từ Bắc đến Nam, trong nước ngoài nước, trong Đảng ngoài Đảng, để học thuộc lòng và tự kiểm điểm mỗi ngày, tôi nghĩ, đó cũng là một cách hay để đánh thức lương tâm của những người lãnh đạo và cũng của những ai đang mải mê trong cuộc chơi hay còn chìm trong giấc ngủ dài.


Lịch sử đã để lại nhiều bài học đầy xương máu. Họa phương Bắc của bốn ngàn năm trước và họa phương Bắc của ngày nay, phương pháp hẳn nhiên đổi khác nhưng bản chất vẫn như xưa. Nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn muốn Việt Nam nằm trong vòng kiểm soát của họ không những về kinh tế, chính trị mà cả về văn hóa, tư tưởng như họ đã cố làm đối với tổ tiên ta ngày trước và đang làm đối với hai dân tộc Nội Mông và Tây Tạng hiện nay.


Về phía Việt Nam, chính sách phát triển đất nước theo "định hướng xã hội chủ nghĩa" cũng không khác gì bao nhiêu so với chính sách bảo thủ trong bốn bức tường thành Nho Giáo thời nhà Nguyễn. Cả hai không những đều là sản phẩm của Trung Quốc mà còn chứng tỏ sự lạc hậu, lỗi thời, tự cô lập với dòng phát triển đa phương của nhân loại và không mở ra một lối thoát nào cho tương lai dân tộc. Một em học sinh lớp mẫu giáo cũng biết rằng nếu chỉ theo đuôi người khác, suốt đời sẽ chẳng bao giờ qua mặt được ai.


Hoàn cảnh xã hội mỗi thời đại tuy khác nhau nhưng trách nhiệm của người dân đối với sự an nguy của dân tộc vẫn không thay đổi. Tôi thật sự tin nếu mỗi chúng ta biết bước xuống khỏi những chiếc xe ngoại đắt tiền, vất đi những bằng tiến sĩ giấy, từ bỏ các chức vị đảng viên, bí thư, đừng mỏi cổ trông chờ sự ban ơn cứu giúp của người Mỹ, người Nga, để cùng về cầm lại mái chèo như tổ tiên đã từng làm từ ngàn năm trước, con thuyền dân tộc sẽ vượt qua sơn sóng lớn và mở đường ra biển cả mênh mông.


Một Việt Nam văn minh dân chủ với một nền kinh tế cường thịnh, một hệ thống khoa học kỹ thuật hiện đại là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn chận không những Trung Quốc mà bất cứ một thế lực xâm lăng nào muốn thách thức đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Nếu không làm được thế, rồi không chỉ 9 ngư dân Hòa Lộc, không chỉ Hoàng Sa, Trường Sa, mà cả dân tộc lại sẽ chìm đắm trong họa đồng hóa của thời đại mới. Và khi đó, đừng đổ thừa cho Trung Quốc mà chính sự khiếp nhược, ươn hèn, vong thân, mê muội trong mỗi chúng ta đã giết chết chính mình và dân tộc mình  Trần Trung Đạo

Cuộc thảm sát giữa Trường Sa do CSVN tiếp tayTQ TQ


TT - Chiến hạm Trung Quốc càng lúc càng gia tăng đe dọa, rình rập chiếm đảo Cô Lin, tôi lệnh cho tổ cắm quốc kỳ chủ quyền phải nhanh chóng thực hiện bằng mọi giá.

Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đứng giữa, hàng đầu) và các chiến sĩ tàu HQ-505 năm 1988 - Ảnh tư liệu
Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ (đứng giữa, hàng đầu) và các chiến sĩ tàu HQ-505 năm 1988 - Ảnh tư liệu
ngay, đề phòng trường hợp đối phương ra tay trước...

Cắm cờ chủ quyền

Tổ chuẩn bị kiểm tra lại mọi thứ. Lá cờ rộng khoảng 60 x 90cm may bằng vải tốt được đưa ra từ đất liền.

Tôi dặn đại úy Võ Tá Du và thượng úy Phạm Xuân Điệp nỗ lực cắm được cả hai cờ ở hai đầu đảo. Nếu mình chỉ cắm một cờ, Trung Quốc vẫn có thể lên cắm chỗ khác rồi trắng trợn giành giật chủ quyền.

Đồng hồ chỉ gần 0g ngày 14-3-1988, thủy triều xuống dần trên bãi ngầm Cô Lin. Xuồng đổ bộ nhanh chóng được hạ. Bảy sĩ quan, chiến sĩ khẩn cấp vào nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền.

Ngoài hai lá quốc kỳ, họ còn cầm theo xà beng và cuốc chim để đục lỗ cắm cán cờ trên đảo. Triều đã hạ, nhưng ở vị trí cắm cờ nước biển vẫn lấp xấp đầu gối. Tôi vẫn dặn dò anh em phải cố gắng đục thật sâu xuống san hô để cắm cờ cho chắc chắn, khiêng đá chèn thêm trên chân cột cờ...

4g sáng, tổ cắm cờ hoàn thành nhiệm vụ, trở lại tàu HQ-505. Lát sau toàn tàu báo thức, chuẩn bị ăn sáng để sẵn sàng ứng phó với tình hình mới.

Bình minh dần lên phía tây, chúng tôi đã có thể thấy rõ hai ngọn quốc kỳ chủ quyền đang tung bay trên bãi ngầm san hô Cô Lin. Đúng lúc này, sĩ quan trắc thủ rađa và tổ quan sát khẩn cấp báo cáo có nhiều mục tiêu đang tiến gần về phía đảo Gạc Ma.

Tôi vội vã lao lên ngay đài chỉ huy quan sát và nhìn thấy rõ qua ống nhòm các chiến hạm Trung Quốc đang siết chặt vòng vây. Tình thế vô cùng nóng bỏng.

Tôi hô lệnh toàn tàu chuẩn bị chiến đấu, nhổ neo khẩn cấp để có thể cơ động ngay. Những bát cơm chưa kịp ăn phải đặt vội xuống bàn. Các bộ phận thủy thủ đoàn và chiến sĩ vội vã vào nhiệm vụ của mình. Bình minh ngày mới bị xé toang bởi tiếng xích thép đang cuốn thu chiếc neo khổng lồ.

Trên đài chỉ huy lúc này có tôi, đại úy chính trị viên Võ Tá Du, đại úy thuyền phó 1 Đậu Anh Tư. Ai cũng lo lắng nhìn sang phía Gạc Ma.

Đồng đội chúng tôi đang bị nhiều tàu chiến Trung Quốc bao vây trong khi chiếc HQ-604 của thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ là tàu vận tải rất nhỏ với vỏ thép mỏng manh.

Nó không được trang bị hỏa lực đối hải nào ngoài mấy vũ khí bộ binh cầm tay, hoàn toàn bất tương xứng với chiến hạm của Trung Quốc được trang bị nhiều dàn hỏa lực hạng nặng.

Tàu HQ-605 bị bắn chìm ngày 14-3-1988 - Ảnh tư liệu
Tàu HQ-605 bị bắn chìm ngày 14-3-1988 - Ảnh tư liệu

Máu nhuộm bãi Gạc Ma

Nhìn sang bãi san hô Gạc Ma, tôi thấy các chiến sĩ, công binh của mình đang đứng bảo vệ ngọn cờ chủ quyền của Tổ quốc. Nhiều người nắm chặt tay nhau đứng thành vòng tròn. Xuồng đổ bộ Trung Quốc áp tới, thủy quân súng đạn hung hãn tràn xuống tấn công đồng đội chúng tôi.

Sau đó, hai chiến hạm Trung Quốc lùi xa khỏi chiếc HQ-604 để tránh tầm súng bộ binh, rồi bất ngờ nhả đạn xối xả. Tim chúng tôi thắt lại, phẫn nộ, căm hờn nhìn những nòng pháo hạng nặng liên tiếp lóe sáng, giội đạn vào đồng đội đang trên bãi ngầm và chiếc HQ-604.

Các chiến sĩ, công binh Việt Nam trên bãi Gạc Ma đang kiên cường trước kẻ thù. Ngọn cờ chao đảo nhưng vẫn được giữ vững. Những người lính tuổi 20 đang trở thành những cột chủ quyền sống. Rồi họ lần lượt ngã xuống. Máu đỏ loang mặt biển. Tàu vận tải HQ-604 cũng bốc cháy rừng rực.

Đó hoàn toàn không phải hành vi giao chiến, mà là một cuộc thảm sát, thảm sát man rợ những người lính chỉ có cuốc xẻng thực thi chủ quyền hợp pháp của mình một cách hòa bình và chiếc tàu vận tải không trang bị vũ khí hải quân. Khó ai ngờ đối phương lại có thể bắn giết như vậy...

Thảm sát xong ở Gạc Ma và bắn chìm tàu HQ-604, hai chiến hạm Trung Quốc lại hùng hổ kéo sang phía tàu chúng tôi. HQ-505 mới thu neo, đang chuẩn bị cơ động. Chiến hạm đối phương lại cậy mạnh, sử dụng hỏa lực tầm xa, giội đạn pháo vào con tàu vận tải chuyên chở vật liệu xây dựng.

Khói lửa bùng lên dữ dội trên tàu HQ-505. Buồng báo vụ trúng đạn, bốc cháy. Máy thông tin bị hỏng. Chiến sĩ báo vụ bị thương. Buồng thuyền trưởng trúng đạn phía dưới. Phòng chỉ huy cũng dính đạn.

Pháo bắn trúng vào hầm dầu làm con tàu bốc cháy dữ dội. Điện mất hoàn toàn. Lái cũng không còn điều khiển được...

Gió mùa đông bắc đẩy tàu ra xa bãi Cô Lin, rồi quay ngang. HQ-505 đã gần như tê liệt. Các chiến hạm Trung Quốc vẫn không dừng nổ súng, các giàn pháo vẫn liên tiếp lóe sáng. Đối phương cố ý bắn chìm tàu, muốn thảm sát tất cả chúng tôi.

Tình hình nguy cấp. Một số chiến sĩ bị thương. Tôi lệnh tổ cứu thương nhanh chóng cứu thương binh. Tổ cứu hỏa gắng dập lửa. Bộ phận lái tàu chuyển từ lái điện đã liệt sang lái cơ. Đèn điện tắt hết.

Dưới tàu tối đen như mực. Anh em mò mẫm mãi mới chuyển được từ lái điện sang lái cơ. Nhưng đúng lúc đó, đạn pháo lại bắn thẳng vào hầm lái làm bộ phận lái cơ bị kẹt cứng, bất khiển...

Tàu trôi tự do ra vùng biển sâu hơn 1.000m. Nếu tàu chìm, gần 50 chiến sĩ trên tàu hi sinh hết, nhưng điều quan trọng nhất là nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin sẽ không thành.

Tôi nói các sĩ quan chỉ huy động viên anh em cố gắng mọi cách cứu được tàu thì mới giữ được đảo. Thượng úy máy trưởng Nguyễn Đại Thắng bị thương, máu đỏ đầu, vẫn lao xuống hầm máy cùng anh em sửa chữa. Mình tôi ở đài chỉ huy. Pháo hạm Trung Quốc vẫn điên cuồng bắn phá.

Bộ phận lái vẫn bị kẹt. Tôi lệnh chạy một máy tiến, một máy lùi để thay lái hướng mũi tàu về phía Cô Lin, rồi chạy hết công suất hai máy tiến lao thẳng lên bãi ngầm.

Đạn pháo Trung Quốc xối xả bắn theo, nhưng hơn nửa thân tàu đã nằm trên rạn san hô. Nhưng họ không thể bắn chìm được con tàu đã trở thành công sự thép.

Lúc này, các lá quốc kỳ Việt Nam chủ quyền vẫn đứng vững trên bãi ngầm Cô Lin và phấp phới trên con tàu đã tả tơi thương tích...

Sau khi thảm sát ở bãi Gạc Ma, bắn chìm tàu HQ - 604 và phá hỏng tàu HQ-505, các chiến hạm Trung Quốc dồn sang Len Đao.

“Tôi lệnh lái tàu HQ-605 lao lên bãi ngầm Len Đao để bảo vệ đảo. Nhưng đúng lúc đó, máy lại trục trặc. Chiến hạm Trung Quốc dồn dập nã pháo vào chiếc tàu vận tải nhỏ 400 tấn, không có hỏa lực hải quân.

Loạt đạn đầu trúng phòng máy, rồi phá vỡ phòng chỉ huy. Thuyền phó Doan bị bỏng nặng, mảnh đạn găm sâu vào mặt, hi sinh sau đó. Tôi cũng bị bỏng. Đạn pháo xé toạc con tàu nhỏ bé.

Ở lại tàu thì hi sinh hết, chủ quyền cũng mất, tôi lệnh đồng đội rời tàu, bảo vệ đến cùng ngọn cờ chủ quyền đã cắm trên bãi Len Đao” - đại úy Lê Lệnh Sơn, thuyền trưởng tàu HQ-605, xúc động tâm sự.

____________

Kỳ tới: Cuốn nhật ký kỳ lạ từ tàu HQ-505

Các kỳ trước:

>> Kỳ 1: Hải trình sóng gió

>> Kỳ 2: 30 ngày trấn giữ đảo Đá Lớn

>> Kỳ 3: Đêm trước ngày 14-3

Đại tá VŨ HUY LỄ 
- QUỐC VIỆT ghi


Việt - Trung tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực


TTO - Ngày 12-7, ngày cuối cùng trong chuyến thăm kéo dài 4 ngày tại Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Việt - Trung tăng cường hợp tác nhiều lĩnh vực - Ảnh 1.

Chiều 12-7, tại Đại lễ đường Nhân dân, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình - Ảnh: TTXVN

Trong cuộc gặp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc hoan nghênh chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và gửi lời thăm hỏi tới Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Kinh tế, ngoại giao... và tất cả lĩnh vực

Theo Đài truyền hình Việt Nam, trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị hai bên tiếp tục duy trì trao đổi, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao, phát huy đầy đủ và hiệu quả hơn nữa vai trò của các cơ chế hiện nay, tiếp tục tăng cường hợp tác kênh Quốc hội, Nhân đạo, Mặt trận Tổ quốc, Chính hiệp hai nước, triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác trong các lĩnh vực như ngoại giao, quốc phòng, an ninh.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ hai nước tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao đã đạt được, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác hiệu quả trên tất cả lĩnh vực, trong đó có kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác giữa các địa phương, đảm bảo cân bằng lợi ích, đôi bên cùng có lợi.

Trong khi đó, ông Tập Cận Bình cho rằng hai nước cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác một cách toàn diện trên các kênh Đảng, Chính phủ, hai cơ quan lập pháp, Mặt trận Tổ quốc, đồng thời đánh giá cao sự hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp, mong muốn hai bên xây dựng cơ chế hợp tác thường xuyên.

Theo Tân Hoa xã, ông Tập nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc là "đồng chí và anh em". Năm 2020 sẽ đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, hai bên cần tiếp tục duy trì quan hệ tốt đẹp, tăng cường hợp tác và thúc đẩy quan hệ song phương lên một tầm cao mới.

Ông Tập còn khẳng định Trung Quốc ủng hộ Việt Nam trong vai trò chủ tịch ASEAN, đề nghị hai bên tăng cường giao lưu nhân dân. Trung Quốc cũng mong muốn quan hệ thương mại cân bằng với Việt Nam, đề nghị Việt Nam nắm bắt những cơ hội giới thiệu các sản phẩm sang Trung Quốc.

Kiên trì giải quyết vấn đề trên biển

Cũng trong ngày 12-7, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Uông Dương đã chào mừng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam.

Theo TTXVN, trong cuộc gặp này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng việc thực hiện các quy định của ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc là điểm sáng trong quan hệ hai nước. Đồng thời, bà đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ biên giới, giải quyết ổn thỏa các vấn đề nảy sinh, tồn tại, cùng nhau xây dựng đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc trở thành đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Đặc biệt về vấn đề trên biển, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Trung Quốc chỉ đạo xử lý theo các thỏa thuận cấp cao, khẳng định Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc tiếp tục thực hiện và tuân thủ nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng và hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt - Trung.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh cần kiên trì giải quyết vấn đề trên biển bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); thúc đẩy đàm phán thực chất để xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thực chất, có hiệu lực, phù hợp luật pháp quốc tế.

Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Uông Dương đánh giá hợp tác kinh tế, văn hóa, nhân văn thời gian qua có sự phát triển tích cực. Về vấn đề trên biển, ông Uông Dương nêu rõ lãnh đạo cấp cao hai nước đã có nhận thức chung. Với sự tin cậy chính trị trong quan hệ song phương, hai nước có thể giải quyết những vấn đề còn khác biệt, duy trì ổn định trên biển.

Xây dựng quan hệ Việt - Trung lành mạnh, bền vữngXây dựng quan hệ Việt - Trung lành mạnh, bền vững

TTO - Nhân dịp tham dự Hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần 1, ngày 4-11 tại Thượng Hải, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội kiến với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.



BÌNH AN


Người TQ đúng là dân tộc vong ân dã man đã không ngừng giết hại nhiều ngư dân VN trên biển cả ! Lãnh đạo và người dân TQ hãy học lòng nhân đạo của ngư dân VN mà bỏ di thú tính dã man giết hại dân lành VN nếu không trời đất sẽ trừng phạt tai họa sẽ đến với họ 

Chỉ có lãnh đạo CSVN coi TQ là quê cha của họ mang ơn CSTQ bênh  vực cho chủ của họ mà thôi, ngươì VN coi TQ là kẻ thù không đồi trời chung, cùng nhau tầy chay hàng hóa dịch vụ của TQ khắp trong nước và toàn thế giới, dùng hàng TQ là phản quốc, tẩy chay TQ là ái quốc!

Ngư dân bàng hoàng kể bị tàu Trung Quốc ép chìm trên biển

Ngư dân bàng hoàng kể bị tàu Trung Quốc ép chìm trên biển
(PLO)- Rạng sáng ngày 17-3, năm ngư dân bị tàu tuần tra Trung Quốc rượt đuổi khiến tàu va vào bãi đá ngầm gặp nạn đã vào bờ.

Một chuyến biển kinh hoàng, năm người may mắn trở về, con tàu cùng tài sản gần 3 tỉ đồng nằm lại dưới lòng đại dương.

Sau 12 ngày lênh đênh trên biển cùng tàu bạn đến cứu hộ, năm ngư dân trên tàu QNg 90819 TS do ông Nguyễn Minh Hùng (trú Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã cập bến Sa Kỳ.

Ngư dân bàng hoàng kể bị tàu Trung Quốc ép chìm trên biển - ảnh 1
Tàu của ông Hùng bị tàu Trung Quốc đuổi va vào đá bị chìm (Ảnh cắt từ clip)

Ông Hùng - thuyền trưởng tàu QNg 90819 TS kể lại sự việc, khoảng 10 giờ ngày 6-3-2019, tàu của ông neo đậu đánh bắt ở tọa độ 16 độ 15 phút vĩ độ bắc – 111 độ 38 phút kinh độ đông. Vị trí neo đậu cách đảo Đá Lồi, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam khoảng 5 hải lý về hướng Tây Bắc.

Lúc này tàu Trung Quốc mang số 44101 đuổi theo, phun vòi rồng và ép tàu của ông vào đá ngầm khiến tàu bị chìm. Theo ông Hùng, sau khi tàu của ông bị chìm, tàu Trung Quốc mang số hiệu 44101 vẫn ở đó, tuy nhiên họ cũng không có động thái gì hỗ trợ 5 ngư dân gặp nạn.

Ngư dân bàng hoàng kể bị tàu Trung Quốc ép chìm trên biển - ảnh 2
Các ngư dân đứng trước mũi tàu chờ tàu ông Hiền đến cứu (ảnh cắt từ clip).

“Tàu Trung Quốc vẫn ở đó chờ đến khi tàu mang số hiệu 90620 TS của ngư dân Trịnh Văn Hiền (trú cùng địa chỉ) đến cứu vớt rồi có một tàu khác của Trung Quốc mang số hiệu 46302 chạy tới xua đuổi chúng tôi về hướng Việt Nam. Đến khoảng 17 giờ chiều thì tàu này quay ngược về Hoàng Sa”, ông Hùng, kể.

Sau khi gặp nạn, ông Hùng cùng con trai Nguyễn Minh Lên (19 tuổi) cùng ba ngư dân cố gắng dùng mền, quần áo nhét lỗ hổng dưới tàu khắc phục sự cố nhưng không thể cứu vãn.

Em Lên nhớ lại, khi biết tàu chắc chắn bị chìm, mọi người không biết làm gì, chỉ trông chờ một phép màu cứu vớt mạng sống. “Lúc đó, hai cha con cùng các chú chỉ biết mặc áo phao lên trước mũi tàu ngồi đợi người đến cứu vớt”, em Lên nói.

Ngư dân bàng hoàng kể bị tàu Trung Quốc ép chìm trên biển - ảnh 3
Các ngư dân leo lên tàu ông Hiền đến ứng cứu. (Ảnh cắt từ clip)

Ông Trịnh Văn Hiền – Chủ tàu 90620 TS cho biết, khoảng 7 giờ cùng ngày (6-3), tàu của ông cũng bị tàu của Trung Quốc dí chạy, lúc nghe tin cầu cứu tàu của ông cách vị trí tàu gặp nạn khoảng 30 hải lý.

“Sau khi chạy khỏi đảo được khoảng 10 hải lý. Tàu tiếp tục chạy để tránh thì nghe tin cầu cứu từ tàu của anh Hùng. Mặc dù biết quay lại sẽ rất nguy hiểm nhưng nghĩ mình không cứu thì, không thể bỏ mặc được”- ông Hiền, nói.

Ngư dân bàng hoàng kể bị tàu Trung Quốc ép chìm trên biển - ảnh 4
Vợ chồng ông Hùng buồn bã vì tài sản đã mất. Ảnh THANH NHẬT

Bà Trương Thị Nga, vợ của thuyền trưởng Hùng vừa mừng vì chồng, con trở về an toàn, vừa lo vì tài sản đã mất.

Bà Nga cho biết: “Con tàu là tài sản của hai vợ chồng tích góp, vay mượn ngân hàng để sắm cho chồng, con làm ăn. Bây giờ không may gặp nạn như thế, không biết tiền đâu trả ngân hàng, lấy gì để đi làm”.

Cũng trong sáng cùng ngày (17-3), đại diện Cảnh sát biển vùng 2 đóng tại Núi Thành – Quảng Nam cũng đã đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ cùng gia đình chủ tàu gặp nạn.

THANH NHẬT


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7476

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca