Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Niềm hãnh diện thời đại HCM: Tôn sư học đạo, Việt Nam học Campuchia, cách làm đơn giản để có điện giá rẻ
28.11.2019

Hình thức đấu thầu cạnh tranh giúp Campuchia thu được kết quả rất tốt khi giá trúng thầu cuối cùng là 3,877 UScents/kWh (khoảng 900 đồng/kWh). Mức giá đó có tồn tại nếu Việt Nam áp dụng? 

Liên quan giá điện mặt trời áp dụng sau ngày 30/6/2019, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ mới đây, Bộ Công Thương lại được yêu cầu nghiên cứu phương án đấu thầu dự án điện mặt trời như Campuchia đã làm.

Thông tin về yêu cầu của Thủ tướng liên quan đến đấu thầu dự án điện mặt trời, Bộ Công Thương cho biết: Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang hỗ trợ Bộ này nghiên cứu cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời.

Qua nghiên cứu sơ bộ của tư vấn, nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng cơ chế khuyến khích giá bán điện cố định trong thời gian đầu, sau đó dần chuyển sang hình thức đấu thầu. Tư vấn quốc tế của WB là Baker Mackenzi và PwC đã hoàn thành 2 báo cáo về lộ trình thực hiện đấu thầu và cơ chế đấu thầu.

Việt Nam học Campuchia, cách làm đơn giản để có điện giá rẻ
Cơ chế giá cho điện mặt trời sau 30/6/2019 vẫn còn bỏ ngỏ. Ảnh: Lương Bằng

Theo Bộ Công Thương, các nghiên cứu của WB đã được tư vấn trình bày báo cáo tại nhiều hội thảo thu thập ý kiến của các chuyên gia, nhà đầu tư, địa phương để tiếp tục hoàn thiện. Về báo cáo cơ chế đấu thầu, WB đề xuất 2 hình thức thực hiện. Hình thức đấu thầu thành công tại Campuchia tương ứng với đề xuất hình thức thứ 2 của WB và tương tự đề xuất của ADB.

“Theo khuyến nghị của các chuyên gia, để có thể có kết quả đấu thầu là giá bán điện thấp thì Nhà nước cần chia sẻ các rủi ro cho nhà đầu tư về hạ tầng sạch, hợp đồng mua bán điện có bảo lãnh Chính phủ về bao tiêu, chuyển đổi ngoại tệ... ”, Bộ Công Thương cho biết.

Bộ Công Thương khẳng định đang nghiên cứu các đề xuất này xem có phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam không, có cần điều chỉnh hay ban hành bổ sung quy định pháp lý không, khả năng áp dụng thực tế tại Việt Nam... để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian sớm nhất.

Hình thức đấu thầu cạnh tranh để chọn nhà phát triển dự án giúp công khai, minh bạch và đã giúp Campuchia thu được kết quả rất tốt khi giá trúng thầu cuối cùng là 3,877 UScents/kWh (khoảng 900 đồng/kWh), bỏ xa mức giá trần được đặt ra ban đầu là 7,6 UScents/kWh (gần 1.800 đồng/kWh).

Nhưng có nhiều vấn đề cần làm rõ liên quan giá đấu thầu thành công này của Campuchia.

Trả lời PV. VietNamNet, một chuyên gia trong ngành điện cho hay: Để có được giá đấu thầu thành công thấp như vậy, Campuchia đã làm 4 việc: Bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư; làm đường dây truyền tải, trạm biến áp cho nhà đầu tư; dự án được vay lãi suất thấp của WB và ADB (khoảng 2,5% bằng đồng USD, tương đương mức lãi suất 5,5% bằng VNĐ); bức xạ tốt hơn, nắng nhiều hơn Việt Nam.

Trên Diễn đàn năng lượng tái tạo Việt Nam, câu chuyện đấu thầu giá điện mặt trời cũng thu hút được sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà đầu tư. Có chuyên gia tính toán rằng, nếu đấu thầu dự án điện mặt trời được triển khai ở Việt Nam, thì giá trúng thầu thấp nhất cũng ở mức trên 6 cent/kWh (trên 1.400 đồng).

Đấu thầu là phương án tốt, Việt Nam có thể làm được, nhưng e rằng “rừng thủ tục” có thể khiến một dự án đem vào đấu giá chậm trễ đáng kể - chuyên gia này nhận định.

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó Chủ tịch ủy ban phát triển năng lượng của Tập đoàn Hà Đô, cho rằng: Mục tiêu của Chính phủ muốn đấu thầu là minh bạch, công khai. Đây là điều tốt.

Nhưng đại diện doanh nghiệp này băn khoăn bao giờ mới có cơ chế đấu thầu? Về hạ tầng, các dự án điện này muốn đưa ra đấu thầu phải có đất sạch, muốn có đất sạch phải có quy hoạch. Trong khi, quy hoạch là vấn đề bị kêu nhiều sau khi Luật Quy hoạch có hiệu lực.

Ngoài ra, một doanh nghiệp khác nghi ngại: Muốn có đất sạch đấu thầu cần có tiền giải phóng mặt bằng. Liệu UBND tỉnh có ngân sách để thực hiện thu hồi giải phóng mặt bằng hay không, nhất là khi nhiều địa phương không dư dả về ngân sách?

Nhiều nhà đầu tư khi được hỏi đều tỏ ra lo ngại việc xây dựng cơ chế đấu thầu kéo dài, mất thời gian. Nếu các vấn đề này được đẩy mạnh, thì cơ chế đấu thầu mới đạt mục tiêu đề ra. Khi đó, chủ trương phát triển năng lượng tái tạo mới thực sự khuyến khích thêm nhà đầu tư tham gia. Còn ngược lại, việc triển khai chậm trễ thì phần thiệt là không huy động được nguồn lực đầu tư vào nguồn năng lượng tái tạo.

Lương Bằng

Buồn trông Việt Nam thua Campuchia nhiều mặt

(Doanh nghiệp) - Nhiều bằng chứng như tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... cho thấy Việt Nam đang thua kém Capuchia.

Tăng trưởng, thu hút FDI hơn Việt Nam

Vừa qua, Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố dự báo của mình về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia, cho rằng Campuchia trong năm 2014 sẽ có mức tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á trong khi Việt Nam được đánh giá là "sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn vào khoảng 5,5%".

Cụ thể, theo WB, kinh tế Campuchia đang trong quá trình cải cách nhằm tăng cường hiệu lực quản lý kinh tế nội địa và duy trì tăng trưởng.

Nước này đã giữ được mức tăng trưởng kinh tế ổn định khoảng 7,4% trong năm ngoái bất chấp những ảnh hưởng từ bất ổn chính trị hậu bầu cử và tình trạng đình công lan tràn hồi cuối năm. Đối với các năm 2015 và 2016, WB giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế của Campuchia ở mức 7%. 


Tăng trưởng của Campuchia sẽ hơn Việt Nam
Tăng trưởng của Campuchia sẽ hơn Việt Nam


Trong khi đó, WB cho rằng kinh tế Việt Nam "sẽ tăng trưởng với tốc độ khiêm tốn vào khoảng 5,5% trong năm 2014".

Theo WB, nền kinh tế của Việt Nam trở về tình trạng môi trường kinh tế vĩ mô tương đối ổn định trong suốt hai năm qua so với thời kỳ đầy biến động 2007- 2011.

Nhưng dù các cân đối kinh tế vĩ mô được cải thiện và các tài khoản đối ngoại được củng cố, tỷ lệ tăng trưởng GDP vừa phục hồi bền vững vẫn còn bị ngăn trở do sự chậm chạp trong cải cách cơ cấu và do mức độ không chắc chắn của tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Trước đó, kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI cho thấy, năm 2013, trong số các doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát có đến 54% doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào Trung Quốc, Thái Lan, đặc biệt là Campuchia và Lào - đất nước trước đây chưa từng được coi là "đối thủ" cạnh tranh về vốn đầu tư FDI đối với Việt Nam thay vì con số 32% như thời điểm năm 2011, năm 2012.

Theo TS Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, rất có thể thời gian tới đây họ sẽ chuyển sang đầu tư Lào, Campuchia và điều này đang diễn ra rồi do giá đất ở Campuchia, Lào thấp hơn và thủ tục đỡ phiền hà hơn nhiều so với Việt Nam.

Bày tỏ quan điểm về kết quả khảo sát do VCCI đưa ra, chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan cho rằng, Campuchia và Lào đang cải thiện nền kinh tế rất nhanh so với Việt Nam, nhờ những giúp đỡ tốt từ Phương Tây và sự chú tâm của Trung Quốc về địa chính trị.

"Tôi nghĩ nếu Việt Nam không thay đổi mạnh mẽ về hệ thống cơ chế cho phù hợp với thị trường toàn cầu, thu nhập đầu người của Campuchia và Lào sẽ cao hơn Việt Nam sau 15 năm nữa", TS Alan Phan cảnh báo.

Campuchia tự chế ô tô điều kiển bằng smartphone giá 100 triệu

Chiếc ôtô "Angkor EV 2014" lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia này được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek địa phương thiết kế. bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID).

Chiếc xe
Chiếc xe "Angkor EV 2014"

Đây được coi là thành tựu lớn của ngành chế tạo còn non trẻ của Campuchia, đất nước vốn phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Thái Lan...

Còn tại Việt Nam, thời gian vừa qua Madaz rồi đến Ford đã từ bỏ những dự án từ 700 triệu đến 1 tỷ USD sản xuất ô tô ở Việt Nam vì không thể tìm mua các linh kiện đơn giản như ốc vít, dây diện hay đồ nhựa.

Các dự án đó được chuyển sang các nước lấn cận sản xuất rồi nhập khẩu xe về Việt Nam với giá đắt.

Hiện, số doanh nghiệp nội làm công nghiệp hỗ trợ rất ít. Các doanh nghiệp cung cấp linh kiện, bán sản phẩm hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn quốc đang đầu tư vào Việt Nam, tiếp theo là các doanh nghiệp Đài Loan, cuối cùng mới là các doanh nghiệp Việt Nam với một tỉ trọng ít ỏi.

Sau 20 năm hoạt động, số doanh nghiệp sản xuất linh kiện không phát triển, tỷ lệ nội địa hoá chỉ đạt tới 5 – 10% và giới hạn vào các linh kiện kỹ thuật thô sơ như ắc quy, dây điện, các chi tiết nhựa đơn giản,...

Theo Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro), hiện nay tỷ lệ thu mua các nguyên liệu đầu vào và phụ tùng cho sản xuất mà các công ty Nhật Bản đang phải mua tại Việt Nam vẫn còn thấp, chỉ đạt 28%, trong khi đó tỷ lệ này ở Indonesia là 43%, ở Thái Lan là 53% và ở Trung Quốc là 61%.

Tại Triển lãm Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 5 về công nghiệp hỗ trợ diễn ra ở Hà Nội vào đầu tháng 9 vừa qua, Toyota tham gia với một gian trưng bày các sản phẩm muốn tìm kiếm nhà cung cấp trong các lĩnh vực hàn, dập, đúc, nhựa và các chi tiết cao su.

Nhưng mục đích này đã không đạt được và đây là lần thứ 5 liên tiếp Toyota thất bại trong việc tìm kiếm nhà cung ứng linh kiện thông qua triển lãm.

Theo thống kê cho thấy, Việt Nam hiện mới chỉ 210 doanh nghiệp tham gia ngành công nghiệp phụ trợ ô tô và chủ yếu sản xuất các loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp, như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa...

Gạo Campuchia tấn công Mỹ, Hàn, Việt Nam vẫn dựa Trung Quốc

Mới đây, Campuchia cũng cho biết, họ đang tích cực xây dựng mối quan hệ đối tác với Mỹ và Hàn Quốc để xuất khẩu gạo sang các thị trường đầy tiềm năng này.

Hồi tháng trước, công ty Amru Rice Campodia của Campuchia cũng đã ký kết một thỏa thuận xuất khẩu gạo với Tập đoàn Hanwha của Hàn Quốc và mong muốn xuất khẩu gạo sang Hàn Quốc, ông Song Saran nói trên tờ Bưu điện Phrom Penh.

Gạo Campuchia sẽ tấn công vào thị trường Mỹ, Hàn Quốc trong khi gạo Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc, một vài nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia và các nước Châu Phi
Gạo Campuchia sẽ tấn công vào thị trường Mỹ, Hàn Quốc trong khi gạo Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào Trung Quốc, một vài nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Philippines, Indonesia và các nước Châu Phi

Ông Song Saran cho hay: “Thị trường của chúng tôi tại châu Âu đã đạt mức đỉnh, vì vậy chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng thị trường tại châu Á, đặc biệt tại Hàn Quốc.”

Không những thế, vừa qua hàng ngàn nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long đang rơi vào cảnh điêu đứng khi lúa chất đầu nhà mà không thấy thương lái đến mua. Hầu hết các thương lái đang tìm sang Campuchia để mua với giá hời và bỏ qua tiền đặt cọc với nông dân trong nước.

Vùng giáp ranh với nước bạn Campuchia, như cửa khẩu Dinh Bà, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), kênh Vĩnh Tế (xã An Nông, huyện Tịnh Biên, An Giang) mỗi ngày có hàng trăm chiếc ghe chài lớn nhỏ, mang biển kiểm soát các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cà Mau… túc trực mua lúa Campuchia.

“Với giá lúa trong nước và lúa Campuchia chênh lệch như hiện nay thì vợ chồng tôi chỉ cần 2 -3 ngày là mua đầy ghe 25 tấn về sang lại cho các nhà máy xay xát thì kiếm lời cả chục triệu đồng. Đây cũng là cách lấy ngắn nuôi dài khi giá lúa trong nước lên xuống thất thường nên mình tranh thủ làm thêm, khi nào giá lúa ổn định lại thì đi mua tiếp", thương lái tên Thành ở Cần Thơ cho biết.

Và cứ với quan điểm đó, mỗi ngày có đến hàng trăm tấn lúa Campuchia được bán sang Việt Nam bằng con đường tiểu ngạch.

"Đa phần các giống lúa được các thương lái Việt thu mua là các giống lúa cao sản có giá từ 4.500 - 5.000 đ/kg. Với giá này thấp hơn giá lúa chất lượng cao, lúa thơm trong nước nên đã thu hút các thương lái Việt đến thu gom lúa ngoại", ông Nguyễn Văn Lực - một người dân sống lâu năm tại xã An Nông cho biết.

Sếu đầu đỏ cũng bỏ Việt Nam sang Campuchia

Cuối tháng 3/2014, Hội Sếu quốc tế đã kiểm đếm sếu đầu đỏ đồng loạt tại Việt Nam và Campuchia. Nói về mục đích của việc này, TS Trần Triết, điều phối viên Chương trình Đông Nam Á - Hội Sếu quốc tế cho biết: "Hằng năm, vào cuối tháng 3, Hội Sếu quốc tế tổ chức đếm sếu đầu đỏ đồng loạt tại các điểm có loài chim này để kiểm kê số lượng.

 Qua 14 năm theo dõi quần thể sếu đầu đỏ, tôi nhận thấy số lượng sếu tại Việt Nam giảm dần trong 5 năm gần đây. Riêng năm nay, tỉ lệ sếu giảm đột biến, thấp nhất trong 14 năm qua.

 Năm nay, phần lớn đàn sếu ở lại Campuchia chứ không về Việt Nam. Giáp với vùng Phú Mỹ (Kiên Giang) là khu vực bảo tồn sếu Anlung Pring, tỉnh Kampot - Campuchia, dù diện tích nhỏ hơn rất nhiều nhưng do không có xáo trộn từ con người gây ra nên sếu sinh sống rất đông".

Nguyên nhân của việc sếu không về Việt Nam, theo TS Trần Triết là do con người. Các vùng đất ngập nước là nơi sinh sống của sếu đã bị thu hẹp diện tích hoặc bị xáo trộn vì các hoạt động kinh tế.

Hà Anh

Hứng nguồn điện vô tận, nguy cơ bỏ phí vì thiếu đường dây

Hứng nguồn điện vô tận, nguy cơ bỏ phí vì thiếu đường dây

Ninh Thuận, Bình Thuận là hai địa phương tập trung số lượng lớn nhà máy điện mặt trời, dẫn đến tình ....



Ông Nguyễn Trần Bạt: Lào, Campuchia đã vượt Việt Nam rồi

(Doanh nghiệp) - Cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực, chính sách cũng như những tồn tại vấn đề tham nhũng, gánh nặng quy định pháp luật... là những rào cản thu hút FDI.

Trong cuộc trao đổi với PV Đất Việt sau khảo sát của phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI thực hiện với các doanh nghiệp nước nước ngoài (FDI), so sánh các chỉ số cơ bản ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ vào Việt Nam với các nước láng giềng khác, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group đã phân tích kỹ hơn về những điểm mạnh, yếu của Việt Nam trong vấn đề thu hút FDI thời gian qua.

Ngoài ra, ông Nguyễn Trần
 Bạt cũng cho rằng, môi trường của Việt Nam hiện nay chưa thuận tiện cho các chuyển giao công nghệ, bởi vì không thể "giao trứng cho ác" nên Việt Nam phải chứng minh không là ác để cho người ta giao trứng.

Sự hấp dẫn FDI đang kém đi

PV- Báo cáo đưa ra tại lễ công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa qua cho thấy, có đến 54% doanh nghiệp nước ngoài (FDI) được khảo sát trước khi chọn Việt Nam đã từng cân nhắc đầu tư vào các nước như Trung Quốc (11,1%), Thái Lan (10,6%) và Campuchia (7,7%)… đặc biệt là Lào (4,13%) trong khi năm 2011, 2012 con số này khoảng 32%.

Theo ông, thực tế trên cho thấy điều gì, phải chăng Việt Nam đã kém hấp dẫn so với các nước khác trong khu vực?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Cách đưa số liệu như vậy không phản ánh hay không tạo điều kiện thuận lợi cho chúng ta đưa ra bất kỳ kết luận gì chắc chắn.

Các nhà đầu tư nước ngoài trước khi đến Việt Nam có thể cân nhắc đến Lào, Campuchia hay Thái Lan, Trung Quốc là một chuyện thông thường. Cân nhắc là bản năng của các nhà đầu tư, họ cân nhắc bằng chính họ và họ cân nhắc bằng kết quả của các tổ chức cung cấp dịch vụ nghiên cứu cho họ bởi vì phát triển thị trường là một việc rất nghiêm túc.

Cách so sánh như thế này là chúng ta thương mại hóa sự so sánh quốc gia. Chưa kể việc đưa ra những so sánh ấy rất bất lợi, trong quan hệ của chúng ta với Trung Quốc, vì đây là hai đối tượng rất khó để so sánh với nhau.

Còn so sánh với Lào, Campuchia thì có vẻ trịch thượng. Trong quan hệ quốc tế thì thái độ này không thích hợp cho lắm. Tuy nhiên, chúng ta cũng buộc phải kết luận rằng sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài của Việt Nam là kém đi.


Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group
Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch InvestConsult Group

 

PV: - Các nhà đầu tư nước ngoài cũng xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với Campuchia và Lào, trong khi tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật Việt Nam bị đánh giá là hơn 2 nước này. Đây có phải là nguyên nhân khiến doanh nghiệp FDI cân nhắc đầu tư vào Campuchia và Lào trước khi quyết định vào Việt Nam?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Có một lần khi tôi làm việc với Sở du lịch TP Đà Nẵng, anh Giám đốc Sở có nói với tôi rằng, nếu đem so với Huế và Hội An thì Đà Nẵng kém ở chỗ không có di sản trong khi Hội An và Huế có nhiều di sản.

Tôi có nói là nếu chúng ta không có di sản thì chúng ta có tài sản. Người ta tham gia vào quá trình cạnh tranh bằng rất nhiều tiêu chuẩn, văn hóa, còn cơ sở hạ tầng được xét vào loại tài sản, bởi nó là kết quả của đầu tư.

Như vậy, nếu đem so Việt Nam với Campuchia và Lào thì chúng ta thấy rằng chúng ta kém Campuchia một cách rất rõ ràng về mặt di sản, chúng ta kém Lào về sự bảo tồn các trạng thái tự nhiên của nước Lào, tức là tính hoang vu, tính hoang vắng, tính tồn tại một cách tự nhiên. Thiên nhiên có lẽ cũng là một loại di sản, cho nên khái quát hóa khái niệm di sản chúng ta thấy di sản của chúng ta kém hai nước này. Chúng ta chỉ có tài sản, chúng ta phát triển trước họ, chúng ta đi trước họ trong chuyện mở cửa, trong chuyện kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Công ty của tôi đã từng giúp Bộ Khoa học và Công nghệ Lào trong việc xây dựng một số các dịch vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, qua đó tôi hiểu được họ đi sau chúng ta.

Họ đi sau chúng ta thì chúng ta mặc nhiên xem họ là kém thì không đúng, chúng ta không thể nói là hoa hậu Ngọc Hân và hoa hậu Bùi Bích Phương ai đẹp hơn ai được. Tất nhiên bao giờ thế hệ trẻ cũng có ưu thế của nó, các nước mới phát triển, mới mở cửa có ưu thế của nó.

Nhưng người Lào tạo ra ưu thế chứ không phải chỉ có chúng ta giúp người ta tạo ra ưu thế. Người Lào mở cửa với cánh phía Tây của nó là Thái Lan, cho nên các nguồn lực kinh tế không chỉ đi từ phía Đông là Việt Nam sang. Chúng ta có đường 7, có đường 9, có một số đường đi sang Lào, nhưng ở Thái Lan họ cũng sang Lào bằng rất nhiều con đường. Gần đây họ mở cửa cả biên giới phía Bắc tức là Trung Quốc. Người Lào cố dứt ra khỏi tình trạng lệ thuộc một phía trong quá trình mở cửa đất nước của họ, đấy là một sự sáng tạo địa chính trị. Tất cả các quốc gia đều tìm cách để bứt ra khỏi tình trạng lệ thuộc, Camuchia cũng thế.

Còn cơ sở hạ tầng, nếu bây giờ người ta đánh giá Việt Nam kém hay bằng với Lào hay Campuchia là một vấn đề, bởi vì chúng ta đi trước mà chúng ta không giải quyết được cơ sở hạ tầng.

Chúng ta đầu tư một cách dàn trải, đất nước không được phân chia, không được quy hoạch để có thể dồn tiền vào làm từng bước một, cho nên chúng ta không tạo ra bằng phương pháp cuốn chiếu để hoàn thiện dần dần đất nước của mình về mặt cơ sở hạ tầng, cái đấy là một lỗi.

Do đó đứng ở góc nào người ta cũng thấy không hoàn thiện, và người ta có thể kết luận là đầu tư cơ sở hạ tầng của mình kém, kém sau khi đã triển khai một đống tiền.

Đây là một cảnh báo buộc phải lưu ý, chưa kể chúng ta lại còn là một nước có thứ bậc tham nhũng cao hơn Lào và Campuchia. Tham nhũng phản ánh sự phiền hà của hệ thống quản lý, thể hiện tính không hiệu quả của quá trình đầu tư và thể hiện sự suy thoái đạo đức trong việc tiếp đối tượng mà các nhà đầu tư hoặc các nhà du lịch người ta tiếp xúc.

Chúng ta phải cảnh báo là thua kém về di sản, cho nên bây giờ chúng ta đang nói rất nhiều về các di sản phi vật thể. Những di sản phi vật thể tức là những di sản không nhìn thấy. Mà đại bộ phận những người du lịch người ta thích nhìn thấy hơn là người ta nghe mình nói. Bởi vì hầu hết du lịch là không chuyên nghiệp trong việc thưởng thức các di sản phi vật thể.

Cho nên tự nhiên chúng ta giống một người nói nhiều về mình. Một người nói nhiều về mình, một quốc gia nói nhiều về mình thì thường không hấp dẫn con người.

Di sản kém, cơ sở hạ tầng kém, tức là cạnh tranh bằng di sản không ưu thế, cạnh tranh bằng tài sản cũng không ưu thế, và cạnh tranh bằng đạo đức cũng không ưu thế. Đây là một cảnh báo khổng lồ, đây mới là cảnh báo chứ không phải so sánh phần trăm.

PV: - Ngoài ra còn có những nguyên nhân nào khác ngoài nguyên nhân cơ sở hạ tầng hay gánh nặng quy định pháp luật, vấn đề tham nhũng sẽ làm cho việc thu hút FDI của Việt Nam bị giảm đi, thưa ông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Chúng ta vừa kiêu ngạo lại vừa thiếu hiểu biết, chúng ta hội nhập hàng chục năm rồi nhưng xã hội hiểu biết về các quy tắc quốc tế rất kém. Đến mức nhầm lẫn địa vị của ông Bộ trưởng một bộ với địa vị của ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong những chuyện gần đây.

PV: - Theo ông, để khắc phục tình trạng như ông vừa chỉ ra thì giải pháp trong ngắn hạn, dài hạn có thể là gì?

Cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực, chính sách cũng như những tồn tại vấn đề tham nhũng, gánh nặng quy định pháp luật... là những rào cản thu hút FDI.
Cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực, chính sách cũng như những tồn tại vấn đề tham nhũng, gánh nặng quy định pháp luật... là những rào cản thu hút FDI.

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Gần đây có hai Nghị quyết mà tôi rất thích thú. Nghị quyết thứ nhất là Nghị quyết TW IV, Nghị quyết thứ hai là Nghị quyết Hành pháp, Nghị quyết của Chính phủ về việc nâng cao sức cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.

Trong nội dung của hai Nghị quyết đã mô tả khá đầy đủ công việc đó, chúng ta vừa chấn chỉnh lại tư cách đạo đức của cả một hệ thống chính trị bằng Nghị quyết IV, chúng ta vừa xắp xếp trật tự xã hội lại cho nó thông thái, cho nó hợp lý bằng Nghị quyết của Chính phủ về nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia.

Làm tốt hai chuyện này thì chúng ta sẽ đạt được, khắc phục được những khuyết tật mà chúng ta vừa thảo luận từ nãy đến giờ.

Lào, Campuchia đã “vượt mặt” Việt Nam

PV: - Theo quan sát và đánh giá của ông, Campuchia và Lào có thể "vượt mặt" Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài hay không, nếu có thời gian có thể là bao lâu?

Ông Nguyễn Trần Bạt: - Tôi nghĩ bây giờ Lào, Campuchia đã vượt Việt Nam rồi. Dân số Campuchia, Lào ít hơn Việt Nam tức là gánh nặng để giải quyết mọi vấn đề xã hội thấp hơn, nhẹ hơn. Đây là một tham số rất quan trọng. Nếu một cố gắng nào đó để giải quyết cơ sở hạ tầng, để giải quyết vấn đề phổ biến kiến thức liên quan đến quá trình hội nhập của Lào và Campuchia thì nó đi nhanh hơn chúng ta rất nhiều.

Họ đã có ưu thế về di sản, về quy mô tài sản cần phải đầu tư, họ lại thực thi chính sách tốt hơn chúng ta. Có thể chỉ số hình thức về tham nhũng của họ cũng chẳng kém mình, nhưng cơ cấu nhẹ hơn và ít hơn cho nên dễ giải quyết hơn.

Rõ ràng họ có ưu thế trong việc khắc phục các khuyết tật cơ bản của một nền kinh tế hay của một quốc gia. Họ vượt chúng ta rồi chứ không phải mất bao nhiêu lâu.

Trong khi chúng ta đi trước, chúng ta ý thức trước, những người lãnh đạo của thế hệ cách đây vài ba chục năm thông thái đến mức tìm ra lối thoát để mở cửa đất nước trước cả Lào, Campuchia. Chúng ta có ưu thế là đã từng có một thế hệ lãnh đạo hết sức nhạy cảm, nhưng chúng ta không tận dụng được điều ấy, chúng ta ề à, chậm chạp. Chúng ta không phân tích các đặc điểm quốc gia, chúng ta vẫn say sưa trong việc nói về mình và chúng ta thua.

Nhớ một điều rằng bằng sự phát triển của công nghiệp hàng không việc nước Lào không có biển cũng không phải là khuyết tật sống còn. Và bằng thái độ nhân nhượng, bằng kích thước vừa phải một quốc gia không gây nguy hiểm cho ai cả, thì Lào và Campuchia rất có ưu thế với các quốc gia tầm cỡ với kích thước trong khu vực hiện nay.

Chúng ta so với khu vực là hơi to một tí, sự khôn khéo đôi khi không tỉ lệ thuận với kích cỡ của chúng ta. Cho nên chúng ta có thể có một chính sách đối ngoại thông minh từ phía trên cao của sự lãnh đạo, nhưng sự triển khai chính sách lại kém ở phía dưới. Do đó phải nói thẳng là không còn dự trữ ưu thế cho Việt Nam nếu đem so với Lào và Campuchia.

Tuy nhiên, tôi lưu ý thế này, đây là cách quan niệm của một anh nông dân, tức là đem đối lập giữa mình với Lào và Campuchia. Nhưng nếu chúng ta xem đây là không gian kinh tế Đông Dương, tức Lào, Campuchia, Việt Nam thì phải nói rằng nếu cả Lào và Campuchia đều phát triển tốt hơn lên, điều kiện cơ sở hạ tầng, nền kinh tế tốt hơn lên thì nền kinh tế của bán đảo Đông Dương sẽ tốt hơn.

Nền kinh tế của bán đảo Đông Dương tốt hơn thì chưa chắc đã có hại cho Việt Nam mà còn có lợi cho Việt Nam. Cho nên chúng ta phải cân đối giữa việc đi nhanh một chút của Lào và Campuchia kéo mất đầu tư của chúng ta, với việc đầu tư nhảy dù vào toàn bộ bán đảo Đông Dương này. Bởi vì người Lào và người Campuchia rất cần Việt Nam như là cửa biển.

Cho nên rõ ràng trong chính sách đối ngoại, trong cách giải thích tìm ra chiến lược phát triển của bán đảo Đông Dương chúng ta phải hiểu chúng ta giữ địa vị gì, chúng ta phải thấy rằng sự vươn lên của cả Lào và Campuchia là lợi thế của bán đảo Đông Dương.

Bây giờ chúng ta mở rộng TPP tức là chúng ta vươn sang bên kia bờ Thái Bình Dương, thế thì tại sao chúng ta lại sốt ruột và đau khổ vì Lào và Campuchia vượt mặt chúng ta.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(Còn nữa)

Tâm An (Thực hiện)

Thua Campuchia do người Việt đã trở nên ngu đần vì đảng bắt học thuộc lòng triết lý Mac Le Nin và tư tưởng HCM lỗi thời

(Tin tức thời sự) - Campuchia cũng nhận được giải thưởng lớn về điện ảnh trong khi Việt Nam hầu như trắng tay trên mọi đấu trường.

Chưa hết những xôn xao về việc "chơi sang" đăng cai ASIAD, mấy ngày gần đây, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch lại khiến người dân "mắt tròn mắt dẹt" về đề án “Chiến lược và Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

Người lạc quan nhất thì bảo, thôi thì dù mục tiêu đề án đưa ra và kết quả đạt được trong thực tế luôn khác nhau "một trời một vực" nhưng "méo mó có vẫn hơn không". Người thực tế hơn thì ngửa mặt kêu trời, các ông bà làm điện ảnh, văn hóa hãy chịu khó bước ra ngoài xe hơi, ngó phim trường Cổ Loa tan hoang rồi hẵng tính đến "kế hoạch ba miền" này.

Mà không đi thì chỉ cần lên mạng google là đã ra khối thứ. Nào thì, phim trường Cổ Loa vốn đã được đầu tư tới hơn 100 tỷ đồng, nhưng bây giờ để không.

Nào thì, dù trường quay Cổ Loa đã phục vụ cho một số bộ phim như Thái sư Trần Thủ Độ, Huyền sử thiên đô song những bối cảnh dựng lên cho các phim này phần nhiều là bằng xốp, nên chỉ một thời gian sau đã xuống cấp.

Nhìn cái thực tế "lù lù cả một đống" như thế này mà vẫn đề xuất 3 phim trường ở 3 miền thì có khác nào "họa sĩ tồi" vẽ dự án to không, thưa các ông bà làm điện ảnh, văn hóa?

Trường quay Cổ Loa là bài học để cân nhắc kỹ đến đề án xây dựng 3 trường quay mới tại 3 miền

Trường quay Cổ Loa là bài học để cân nhắc kỹ đến đề án xây dựng 3 trường quay mới tại 3 miền

Nghe thì có vẻ hợp lý lắm nhưng thực ra chỉ là "ghen ăn tức ở", nghĩ một mà không nghĩ hai. Người viết bài này thì không thể đồng tình với những suy nghĩ nông cạn nói trên được. Bởi lẽ, xét một cách khách quan và khoa học, việc gì cũng có căn nguyên của nó. Vấn đề là có nhìn ra được những căn nguyên sâu xa, lẩn khuất và vô cùng tinh tế đó không?

Này nhé, nhìn sang nước bạn, điện ảnh Campuchia vừa được xướng danh là một trong 5 ứng viên xuất sắc nhất hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, tranh tượng vàng Oscar năm nay với “The Missing Picture” (Bức tranh bị mất tích) của đạo diễn Rithy Panh.

Điện ảnh Thái Lan cũng đã từng gây chấn động với Cành cọ Vàng LHP Cannes 2010 cho "Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives" của đạo diễn Apichatpong Weerasethakul. Điện ảnh Việt Nam thì có gì nào?

Không cần nhắc ai cũng biết những loại giải thưởng trong nước vốn bị các bậc có nghề về phê bình điện ảnh chê "có cũng như không", "so bó đũa chọn cột cờ". Bước ra thế giới thì năm 2013, không thấy tên phim VN xuất hiện tại các LHP danh giá thế giới. Tại các LHP hạng A khác cũng vậy.

Thế cho nên, dù "lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa" cũng buộc phải thừa nhận, điện ảnh Việt Nam "thua đứt đuôi" các nền điện ảnh trong khu vực. Vậy thì "hào khí người Việt, vinh quang Việt Nam" phải tìm ở đâu?

Không ra biển thì ta bơi trong hồ nhà, không thắng về chất thì chọn cách thi đua về lượng. Ấy thế nên, các nhà hoạch định chiến lược điện ảnh Việt Nam đã tìm ra một phương cách tối ưu để "chữa ngại" với các nước láng giềng: xây 3 phim trường lớn ở ba miền, để từ đâu nhìn vào cũng thấy một nền điện ảnh Việt Nam "bạo vì tiền". Có lý có tình cả đấy.

Xin quý vị đừng vội nghĩ các vị hoạch định chiến lược điện ảnh chỉ biết "ngồi mát húp bát vàng", đi resort vẽ chiến lược quốc gia. Họ cũng phải nuốt nước mắt vào trong mà tính chuyện tiêu đồng tiền người dân còng lưng đóng thuế, cùi gằm mặt xuống đất không dám nhìn cảnh người nông dân khóc bên ruộng xoài, ớt, dưa hấu, thanh long...

Thôi thì người dân Việt vốn được đức bao dung. Hãy tiếp tục rộng lượng mà mở rộng hầu bao. Mà nói thật nhé, các vị có không muốn mở cũng có bàn tay vô hình rút mất, thà cứ cười tươi móc ví còn được tăng thêm chút sức khỏe tinh thần. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ cơ mà, phải không các vị?

Thái Linh

Việt Nam thua Lào, Campuchia: Tự hào công nghệ đào tạo tiến sĩ!

(Thị trường) - Cứ đà phát triển như hiện nay không những chấp nhận thua mà VN còn phải chạy đuổi theo Lào và Campuchia. 

Th.S Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới.

PV:- Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra khảo sát GDP bình quân đầu người năm 2013 của VN là 1.910 USD/người chỉ cao hơn Lào hơn 300USD/người và 900USD so với Campuchia.  Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng phải thừa nhận "Nếu vẫn phát triển như hiện nay, các nước này chỉ mất 3-5 năm tới là vượt mình". Ông có bất ngờ về nhận định trên không và tại sao? Theo ông, vì sao thông tin kinh tế Việt Nam thua kém những nước như Lào và Campuchia luôn gây sự băn khoăn lớn trong dư luận đến vậy?

Th.S Bùi Ngọc Sơn: Tôi không cho rằng nhận định trên là điều có thể gây bất ngờ. Nhìn vào thực tế, nền kinh tế VN mấy năm qua sẽ thấy chính sách, môi trường không đem lại sự cải thiện nào cho nền kinh tế. Trong khi, tài nguyên đang bị tiêu hao, nợ công lớn dần, khu vực kinh tế sản xuất trì trệ, chết đứng không tạo ra được của cải dôi dư. Còn Lào và Campuchia lại đang trở thành môi trường tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do chính sách làm ăn thông thoáng, họ lại đang ở giai đoạn đầu của các nước đang phát triển và có tốc độ phát triển rất cao.

Khi Lào và Campuchia đang ở đà phát triển cao như vậy mà VN lại chậm, thậm chí còn thụt lùi thì việc thua họ là đương nhiên.

Campuchia sản xuất ô tô, VN chạy đua đào tạo tiến sĩ
Campuchia sản xuất ô tô, VN chạy đua đào tạo tiến sĩ ngành Xây Dựng Đảng và triết học Mác Lê Nin

Thành hiện thực được chưa, thưa ông, đặc biệt trong bối cảnh, nhiều chuyên gia đã khẳng định, Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình?

Th.S Bùi Ngọc Sơn: Tôi cho rằng VN thua Lào và Campuchia đã trở thành hiện thực rồi chứ không còn là dự báo nữa. Công nghiệp ô tô chúng ta đi trước Campuchia cả mấy chục năm, nhưng trong 20 năm phát triển ngành công nghiệp này VN vẫn là lắp ráp, gia công trong khi Campuchia đã đón nhận chiếc ô tô tự sản xuất đầu tiên. VN chỉ có niềm tự hào lớn nhất, hơn Lào và Campuchia được công nghệ đào tạo và số lượng tiến sĩ, giáo sư.

Tức là họ làm có chủ đích, có ý đồ để vươn tới làm chủ công nghệ, khẳng định vị thế trong khi VN chỉ quan tâm tới GDP và tiền bạc. Với tình trạng sức khỏe như hiện nay, VN lại đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình thì vấn đề đặt ra là VN thua tới mức nào và Lào - Campuchia sẽ tiến nhanh tới đâu chứ không phải câu chuyện dự báo trong tương lai nữa.

Nhất là trong bối cảnh thế giới đang cạnh tranh dữ dội nhưng VN trong tay không có gì từ công nghệ, trình độ quản lý tới tiềm năng kinh tế... tức là cứ nằm chờ cơ hội đưa đẩy mình thì rất nguy hiểm. Cứ với cách làm thụ động, ngồi yên để đi từ giật mình này tới giật mình khác, chỉ trong vài năm tới VN sẽ phải đuổi theo Lào và Campuchia.

Trong khi Lào họ đang làm thật thì VN lại đang cổ vũ nhau bằng các chỉ số GDP, thậm chí có cả những thứ rất kỳ quặc như chỉ tiêu tăng tưởng tín dụng... Tôi phải nhấn mạnh, tăng trưởng tín dụng không phải mục tiêu, nó chỉ là phương tiện, là chỉ tiêu phản ánh chứ không thể coi đó là mục tiêu. Cái quan trọng là nhìn thẳng vào cách thức tăng trưởng GDP được tạo ra từ đâu, tăng trưởng phải bền vững, chắc chắn... khi đó tăng trưởng tín dụng sẽ lên. Cách tăng trưởng tín dụng bằng cách bơm tiền ra một thị trường đang bị tê liệt, không thể hấp thụ được chỉ làm rối loạn thêm thị trường.

 Tức là, làm nhưng không có kế hoạch cụ thể rõ ràng. Tại sao phải làm như vậy, làm vậy thì phải cần nguồn lực bao nhiêu, cơ chế nào, ai làm là hiệu quả, vai trò, trách nhiệm của nhà nước là gì... tất cả không được thể hiện rõ. 

PV:- Xem xét cụ thể hơn, thưa ông, cách thức phát triển của Lào và Campuchia hiện nay giống và khác con đường Việt Nam đã đi qua như thế nào? Nếu như vậy, Lào và Campuchia có cơ hội nhìn vào bài học Việt Nam mà tránh được "bẫy thu nhập trung bình" mà Việt Nam đang vướng vào hay không? Đã có dấu hiệu gì chứng tỏ điều đó ở hai nền kinh tế này?

Th.S Bùi Ngọc Sơn: Tôi không đi sâu nghiên cứu hai nền kinh tế này, nhưng theo đánh giá của tôi hai nền kinh tế này cũng có cách đi lên gần giống VN. Giai đoạn đầu cũng tăng trưởng chủ yếu nhờ tận dụng tài nguyên, tận dụng lao động.

Tuy nhiên, một quốc gia muốn đi lên, đạt được sự tăng trưởng bền vững phải tạo ra được sự tăng trưởng ban đầu bắt đầu từ thiết lập một hệ thống thể chế thuận lợi, phù hợp với điều kiện, bối cảnh phát triển của mỗi nước đó.

Chính sách phải khuyến khích sáng tạo, cạnh tranh, khuyến khích đổi mới mới trường tồn được, nếu lúc nào cũng trong ảo tưởng sắp cất cánh nhưng cứ nằm mãi trên đường băng chờ điều kiện thì đến một lúc nào đó cũng sẽ dậm chân tại chỗ.

Việt Nam thua Lào, Campuchia: Điều đương nhiên vì...

PV:- Phía Bộ KHĐT cho rằng, phải duy trì tăng trưởng ở mức 6-7% mới giúp tránh được tương lai gần trên nhưng theo nhiều chuyên gia đã nhận định, cách thức tăng trưởng không dựa vào phát triển sản xuất, tăng nội lực của nền kinh tế như ở VN hiện nay không đưa kinh tế Việt Nam ra khỏi vòng luẩn quẩn. Ông bình luận như thế nào về hai ý kiến trên? Theo quan điểm cá nhân ông, Việt Nam có cách nào để thoát khỏi "bẫy thu nhập trung bình" đang vướng phải, để nền kinh tế có thể đứng vững được trước những thách thức WTO sắp tới?

Th.S Bùi Ngọc Sơn: Đó là điều chính xác. Chỉ tiêu cứ đưa ra nhưng duy trì bền vững được mới là quan trọng.

Nếu cứ làm như hiện nay, rất khó để VN có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nền kinh tế còn coi DNNN là chủ đạo của nền kinh tế, còn trông chờ vào DNNN trong khi nhóm này đang làm ăn thua lỗ, nợ nần chồng chất, BĐS đắp đống, nợ xấu lên cao, khu vực sản xuất dậm chân tại chỗ... thì khó nhìn thấy sự thay đổi trong thời gian tới.

PV:- Xin cảm ơn ông!

Lam Lam

Thua Lào và Campuchia là hiển nhiên

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam là hiển nhiên, điều này đã được cảnh báo từ trước đó cả chục năm nhưng không ai làm gì, không ai thay đổi.

Đó là cả một quá trình phát triển mà VN đã bộc lộ nhiều yếu điểm. Biểu hiện đầu tiên là tốc độ tăng trưởng ngày càng chậm lại, lên ít nhưng xuống rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng thấp, DN phá sản, tín dụng ngân hàng không tăng trưởng được; nợ xấu, sở hữu chéo chưa được khắc phục.

Dự báo VN thua Lào và Campuchia là điểu hiển nhiên
Dự báo VN thua Lào và Campuchia là điểu hiển nhiên
< iframe id="adbro-video" width="100%" height="100%" src="https://www.youtube.com/embed/1k11hzGv4Nw?rel=0&controls=0&showinfo=0&mute=1&enablejsapi=1&controls=0&showinfo=0&mute=1&enablejsapi=1&rel=0" allow="autoplay" frameborder="0" allowfullscreen="" style="position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 480px; height: 270px; margin: 0px !important;">< /iframe>

Từ những yếu tố như vậy phải nhìn thêm gánh nặng nợ công ngày càng tăng, bội chi lớn… Tăng trưởng nền kinh tế phải dựa vào khu vực sản xuất, khu vực làm ra nhiều của cải, đóng góp cho tăng trưởng GDP lại ngày càng bị lụi bại, trong khi Lào và Campuchia họ vẫn luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng 7%/năm thì VN cứ lẹt đẹt 5%/năm.  

"Đã có lần tôi nói, nếu cứ như hiện nay VN không chỉ thua Lào mà còn thua cả Campuchia, Myanmar. Đó là điều đương nhiên", PGS.TS Nguyễn Văn Nam nói.

Ông Nam cho rằng, từ chỗ nền kinh tế không phát triển nó sẽ kéo theo sự đi xuống về mọi mặt từ GDP được cho là sắp thấp hơn Lào và Campuchia, Việt Nam đang bị đánh giá thấp về năng lực sáng tạo của nền kinh tế thua Lào, tăng trưởng nền kinh tế, thu hút FDI, công nghiệp ô tô, thậm chí nông nghiệp như lúa gạo... đang thua kém Campuchia. Đây là hệ quả của chính sách trì trệ, không chịu thay đổi.

 Cùng quan điểm, GS Võ Đại Lược- Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu KTTƯ cũng không tỏ ra bất ngờ trước dự báo VN sẽ thua Lào và Campuchia.

Một lẽ thông thường người ta luôn nhìn VN phải hơn Lào và Cam nhưng thực tế hiện nay lại đang thua kém, rõ nhất là tốc độ tăng trưởng của Lào và Campuchia đang vượt VN. GS Võ Đại Lược cho rằng. từ tốc độ tăng trưởng bị thua đương nhiên sẽ thua kém về những lĩnh vực khác.

"Cứ nhìn vào sự tăng trưởng liên tục của Lào 7%/năm, VN tăng trưởng không vượt được 6%, thậm chí các chỉ số về năng lực sang tạo, môi trường sản xuất cũng đều bị đánh giá thấp hơn Lào và Campuchia… Nếu không có đổi mới, tiếp tục trì trệ như thế này thì việc Lào và Cam vượt mặt VN là điều dễ hiểu", vị GS này nói.

Tăng trưởng không bền vững

Đi vào phân tích cụ thể, Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu thương mại PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho biết, nền kinh tế hiện nay không ngành nào không sa sút.

Ngành công nghiệp sản xuất ô tô của VN, sau 30 năm công nghiệp hóa  tỉ lệ nội địa hóa cũng chỉ đạt 6-7%.

Chính sách điều hành, quản lý còn nặng tư duy bao cấp, cơ chế xin cho, VN chưa có được nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Đáng nói, cách thức tăng trưởng của VN không bền vững, chủ yếu dựa vào đào và bán, không dựa vào khu vực sản xuất mà ngược lại còn phải nuôi dưỡng những DNNN vốn được cho là ốm yếu, không hiệu quả.

Mặc dù được biệt đãi về phương diện tiếp cận nguồn lực, đồng thời trong nhiều trường hợp được hưởng vị thế độc quyền trên thị trường nội địa, cũng là khu vcc chiếm nhiều nguồn lực của quốc gia (gần 70%) nhưng đóng góp của khu vực DNNN cho nền kinh tế lại rất hạn chế (khoảng 30%), không những thế lại đang trên đà đi xuống. Nếu tiếp tục tập trung nguồn lực vào khu vực DNNN kinh tế sẽ chỉ đi xuống.

Trong khi đó, tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm đang được xem là yếu tố cản trở, kìm hãm nền kinh tế lại không được giải quyết dứt điểm.

Việt Nam thua Lào, Campuchia: Dự báo đang thành hiện thực?

PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng, nhìn lại, không có nước nào như VN tỉnh nào cũng có sân bay, cảng nước sâu trong khi đường xá trọng điểm thì xuống cấp, lún nứt nhưng lại đổ tiền làm những đường mang tính khu vực. Lao động giá rẻ đang dần không còn là lợi thế, DN nước ngoài có biểu hiện rút dần khỏi VN.

Cùng với đó, khâu quản lý nhà nước đang bộ lộ nhiều yếu kém, bộ máy quản lý ngày càng phình to nhưng hiệu quả không rõ nét. Nếu cứ mãi quẩn quanh trong vòng kim cô đó mà không thoát được VN chỉ có nước đành chấp nhận chịu thua Lào và Campuchia.

GS Võ Đại Lược khẳng định, để cải thiện được tình hình trong bối cảnh hiện nay bắt buộc VN phải đổi mới mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Nhất là khi VN gần như cầm chắc sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nếu không quyết tâm VN sẽ để mất cơ hội thay đổi.

Lam Lam

Nguyên nhân do thiếu Tự do kinh tế: Việt Nam thua cả Lào và Campuchia

TTO - Theo báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế 2018”, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục giữ danh hiệu “nền kinh tế tự do nhất thế giới”. Bí quyết đạt được nhờ Hong Kong tăng cường minh bạch và củng cố chính quyền liêm chính.

Tự do kinh tế: Việt Nam thua cả Lào và Campuchia - Ảnh 1.

Khách hàng xem một dự án bất động sản mới ở Hong Kong - Ảnh: Reuters

Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" được Quỹ Heritage ở Washington (Mỹ) công bố hôm 2-2 (giờ địa phương). Báo cáo đánh giá chung rằng kinh tế thế giới phát triển ở mức độ tự do vừa phải và năm 2017 là năm thứ sáu liên tiếp chỉ số tự do kinh tế bình quân thế giới tiếp tục tăng. Điểm bình quân đạt 61,1/100, mức cao nhất trong lịch sử xếp hạng và cao hơn 3 điểm so với lần công bố chỉ số đầu tiên vào năm 1995.

Tổng điểm của Việt Nam tăng 0,7 điểm nhờ Việt Nam nỗ lực cải cách chính sách thuế, tăng cường chính phủ liêm chính và gia tăng hiệu quả của bộ máy pháp luật

Ghi nhận của báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế 2018”

Kinh tế càng tự do, thu nhập càng cao

Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" xếp hạng 180 nền kinh tế, trong đó 102 nền kinh tế đã cải thiện chỉ số tự do kinh tế, 75 nền kinh tế giảm chỉ số này và 3 nền kinh tế giữ nguyên chỉ số. Có 6 nền kinh tế được xếp hạng "tự do" (từ 80 điểm trở lên) và 90 nền kinh tế thuộc hạng "cơ bản tự do" (70 - 79,9 điểm) hoặc hạng "tự do vừa phải" (60 - 69,9 điểm).

Như vậy có 96 nền kinh tế đã tạo môi trường thể chế thuận lợi cho các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân. Dù vậy, vẫn còn 63 nền kinh tế được đánh giá là "cơ bản không tự do" (50 - 59,9 điểm) và 21 nền kinh tế thuộc hạng tự do kinh tế "bị áp chế" (dưới 50 điểm).

Báo cáo ghi nhận ở các nền kinh tế thuộc hạng "tự do" và "cơ bản tự do", thu nhập bình quân đầu người cao hơn hai lần so với bình quân các nước và cao hơn năm lần so với các nền kinh tế thuộc hạng "bị áp chế".

10 nền kinh tế thuộc top 10 lần lượt là Hong Kong (Trung Quốc), Singapore, New Zealand, Thụy Sĩ, Úc, Ireland, Estonia, Anh, Canada và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). 10 nền kinh tế đứng cuối bảng gồm CHDCND Triều Tiên, Venezuela, Cuba, Congo, Eritrea, Guinea Xích đạo, Zimbabwe, Bolivia, Algeria và Djibouti.

Việt Nam xếp hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22).

Báo cáo nhận xét tổng điểm của Việt Nam đã tăng 0,7 điểm so với năm trước nhờ nỗ lực cải cách chính sách thuế, tăng cường chính phủ liêm chính và gia tăng hiệu quả của bộ máy pháp luật. Ngược lại, Việt Nam vẫn còn thấp điểm về các chỉ số tự do thương mại, quyền tư hữu và tự do lao động.

Vì sao Hong Kong?

Trong báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018", đặc khu Hong Kong tiếp tục giữ danh hiệu nền kinh tế tự do nhất thế giới suốt 24 năm qua với 90,2 điểm, thậm chí còn tăng 4 điểm so với năm trước nhờ các yếu tố như sau: tiếp tục cải thiện chính quyền liêm chính, phát triển tự do kinh doanh và tự do tiền tệ, bù lại chỉ số về quyền tư hữu có giảm.

Báo cáo ghi nhận tại Hong Kong, khuôn khổ pháp lý chất lượng cao đã tạo nền tảng bảo vệ hiệu quả các quyền tư hữu và thúc đẩy mạnh mẽ nhà nước pháp quyền. Chính quyền ngày càng liêm chính nhờ không khoan dung với nạn tham nhũng và tăng cường tính minh bạch. Hiệu quả của pháp luật và chính sách mở cửa thương mại toàn cầu đã tạo môi trường kinh doanh năng động. Hong Kong duy trì liên kết kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc đại lục qua các lĩnh vực tài chính và thương mại.

Viện nghiên cứu Fraser của Canada đánh giá kinh tế Hong Kong tự do nhất thế giới, có tính cạnh tranh cao nhất thế giới và thuế thấp thứ ba thế giới nhờ ba yếu tố: 1/ bộ máy chính quyền tinh gọn (dân số 7,4 triệu), do đó chi tiêu công không tốn kém nhiều; 2/ các quy định pháp luật về kinh tế rất linh hoạt và hiệu quả; 3/ Hong Kong đã thực hiện nhiều chính sách mở cửa thị trường thương mại.

Chính quyền đặc khu Hong Kong đã hoan nghênh báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" vừa công bố. Vụ trưởng Tài chính Hong Kong Trần Mậu Ba (Paul Chan) cam kết chính quyền Hong Kong sẽ tiếp tục bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi, thương mại tự do và cởi mở, chế độ thuế thấp và đơn giản, quản lý theo pháp luật và tư pháp độc lập...

Chỉ số tự do kinh tế được Quỹ Heritage công bố hằng năm từ năm 1995. Chỉ số đánh giá bốn nhóm lĩnh vực gồm luật pháp, quy mô chính phủ, hiệu quả điều tiết và thị trường tự do.

Bốn nhóm này gồm 12 tiêu chí kinh tế: quyền tư hữu, hiệu quả tư pháp, chính phủ liêm chính, gánh nặng thuế, chi tiêu công, tình hình tài chính, tự do kinh doanh, tự do lao động, tự do tiền tệ, tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính.

Dữ liệu nghiên cứu được các tổ chức quốc tế uy tín thu thập như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế, bộ phận phân tích của tạp chí kinh tế The Economist (Anh). Chỉ số tự do kinh tế xếp theo thang điểm 100.

HOÀNG DUY LONG (báo Tuổi Trẻ CSVN)

Mẵc dầu thua Lào, Campuchia kinh tế nhưng dân tộc VN hãnh diện hơn họ về xây dựng XHCN và tư tưởng HCM

Việt Nam sáng tạo kém Lào:Thay đổi hay... ngả mũ nhận thua?

(Doanh nghiệp) - Tương lai mất cạnh tranh của Việt Nam ngày càng rõ rệt do bản thân Việt Nam làm mình kém đi trong khi các đối tác xung quanh đang nổi lên.

Ths Bùi Ngọc Sơn – Trưởng phòng Kinh tế Quốc tế, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị thế giới nêu quan điểm trước những thông tin liên quan đến báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) cho thấy, trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan về Chỉ số Năng suất Sáng tạo.

Việt Nam thua Lào vì…

PV: - Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và tổ chức nghiên cứu Economist Intelligence Unit (EIU) vừa công bố báo cáo Chỉ số Năng suất Sáng tạo (CPI) của 22 nền kinh tế châu Á, Mỹ và Phần Lan. Chỉ số CPI được tính dựa trên 36 chỉ số “đầu vào” như nền kinh tế đó có bao nhiêu trường đại học được xếp trong danh sách 500 trường hàng đầu thế giới, tỷ lệ đô thị hóa, chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tham nhũng, quan liêu… 8 chỉ số “đầu ra” gồm số bằng sáng chế được phát minh, giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp, số sách và phim ảnh được sản xuất…

Theo nghiên cứu của EIU, Việt Nam đạt mức trung bình về “đầu vào” nói chung nhưng yếu về “đầu ra", đặc biệt tính riêng khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp thứ 6, sau Lào, Singapore, Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Ông có bất ngờ trước kết quả này không và vì sao? Liệu ông có thể lý giải, vì sao Lào, một nước vốn bị coi là nghèo và kém phát triển ở Đông Nam Á lại có được kết quả nổi bật đến như vậy?

Ths Bùi Ngọc Sơn: - Gần đây một số nước như Lào, Campuchia thay đổi nên có thể điểm số của họ cao hơn. Song ý nghĩa của con số này không lớn, chỉ mang tính chất tham khảo vì bản thân nó được tính ra bởi hàng loạt con số mà độ thuyết phục, chính xác chưa cao.

Nó giống như chỉ số đánh giá về độ hạnh phúc của con người, từng quốc gia cho thấy Việt Nam có chỉ số này rất cao nhưng người Việt Nam lại không cảm nhận được điều đó. Vì có thể những nhà nghiên cứu đánh giá theo tiêu chuẩn của họ mà người Việt Nam cảm thấy không hài lòng nhưng họ lại cho điểm cao.

Trong các chỉ số “đầu vào”, bảo hộ sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được đánh giá ở mức thấp do nạn ăn cắp quá nhiều. Khi so sánh với Lào, ở Lào không có tình trạng này trong khi Việt Nam sử dụng nhiều hàng nhái, túi xách, quần áo… trong khi hàng tại Lào chủ yếu là tự cung tự cấp, tự may để sử dụng.

Về vấn đề tham nhũng, quan liêu có thể 2 nước bằng nhau vì Lào cũng tham nhũng nhưng mức độ tham nhũng quan liêu của Việt Nam có thể nhiều hơn chút ít. Chính những lý do này có thể khiến cho “đầu vào” của Việt Nam thấp hơn so với Lào.

Còn về những chỉ số “đầu ra” trong đó có giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam rất lớn, là nước xuất khẩu hàng đầu nhiều mặt hàng nhưng sự thay đổi chưa nhiều nhưng Lào chỉ có một vài công ty vào đầu tư, mở rộng sản xuất, nông nghiệp bé nhưng chế biến được rất nhiều. Như vậy tỷ lệ nông nghiệp chế biến trên tổng nông nghiệp lớn hơn so với Việt Nam.

Giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn khi so sánh với Lào
Giá trị gia tăng trong ngành nông nghiệp của Việt Nam thấp hơn khi so sánh với Lào
< iframe id="adbro-video" width="100%" height="100%" src="https://www.youtube.com/embed/CLJZaxomK4I?rel=0&controls=0&showinfo=0&mute=1&enablejsapi=1&controls=0&showinfo=0&mute=1&enablejsapi=1&rel=0" allow="autoplay" frameborder="0" allowfullscreen="" style="position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 480px; height: 270px; margin: 0px !important;">< /iframe>

Điều đó có nghĩa, chưa chắc chuyện này đã phản ánh điều gì quá lo ngại, chỉ khi các chỉ số như quan liêu, tham nhũng tách riêng hoặc cảnh báo cụ thể môi trường đầu tư sẽ bắn thông điệp vào các doanh nghiệp, có thể là những tham khảo để doanh nghiệp loại Việt Nam ra khỏi danh mục đầu tư.

PV: - Cách đây không lâu, khảo sát từ VCCI - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về môi trường đầu tư của Việt Nam so sánh với Lào Campuchia đã cho kết quả, các nhà đầu tư nước ngoài cũng xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với Campuchia và Lào, trong khi tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật Việt Nam bị đánh giá là hơn Lào, Campuchia.

Thưa ông, có ý kiến cho rằng, sự tụt hậu này bắt nguồn từ “thói quen ăn sẵn bán đào”, sự chủ động lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc của Việt Nam. Ông có đồng tình với ý kiến này không và vì sao?

Ths Bùi Ngọc Sơn: - Kết quả khảo sát về môi trường đầu tư của Việt Nam so sánh với Lào, Campuchia cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài xếp hạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam ngang bằng với Campuchia và Lào, trong khi tham nhũng và gánh nặng quy định pháp luật Việt Nam bị đánh giá là hơn Lào, Campuchia là đúng vì Lào, Campuchia mới trong khi Việt Nam có mấy chục năm, hệ thống ăn sâu bám rễ nếu không được thay đổi ngay từ đầu thì dứt khoát sẽ cao hơn.

Còn nếu nói sự tụt hậu do “thói quen ăn sẵn bán đào” cũng không phải, nó do chính sách của Việt Nam hoặc do cấu trúc kinh tế liên quan đến nhiều vấn đề như doanh nghiệp nhà nước, mang nặng tư tưởng doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo trong khi hệ thống được hưởng nhiều làm ra ít nhưng không bị trừng phạt…

Việt Nam đang kém dần

PV: - Sự vươn lên của Lào và Campuchia trong những bảng đánh giá khách quan và trung lập này liệu có là cảnh báo đỏ cho Việt Nam, đặc biệt khi hiện tại nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng dựa một phần lớn vào FDI (đầu tư trực tiếp, xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp FDI)?

Ths Bùi Ngọc Sơn: - Việt Nam phải tự xem xét thậm chí không chỉ Lào, Campuchia mà Myanmar mới gia nhập vào hệ thống phát triển nhưng tốc độ sức hút cao, Việt Nam phải lưu ý vì các lợi thế của Việt Nam đang bị cạnh tranh thậm chí mất dần nếu không thay đổi.

Người ta đánh giá sức cạnh tranh các nước gần Việt Nam nổi lên, Việt Nam không thay đổi tức là môi trường của Việt Nam kém dần, các nhà đầu tư sẽ chuyển hướng sáng nơi khác vì vậy phải có sự cải tiến về hành chính luật pháp, chất lượng lao động, cơ sở hạ tầng…

Cơ sở hạ tầng của nhiều nước chưa quá tải nên trong khi Việt Nam phát triển nhiều, phát triển lâu nên giờ tình trạng quá tải khiến việc vận chuyển hàng hóa mất thời gian quá lâu dẫn đến chi phí lớn, tham nhũng trên đường nhiều cũng đội chi phí lên cao người ta sẽ tính toán di chuyển sang chỗ khác. Lao động mang tiếng nhiều nhưng lao động sử dụng được ít, nếu muốn sử dụng phải bỏ tiền ra để huấn luyện và đào tạo cũng khiến chi phí tăng… Tất cả phải được thay đổi để làm sao cho lao động tốt, môi trường kinh doanh tốt, cơ sở hạ tầng tốt mới giữ được chân các nhà đầu tư.

Người Việt Nam vẫn thích ăn sổi, không thích sáng tạo trong sản xuất
Người Việt Nam vẫn thích ăn sổi, không thích sáng tạo trong sản xuất

Tôi được biết, cơ sở hạ tầng của Campuchia tốt hơn nhiều so với Việt Nam, lượng ô tô cũng chưa nhiều, không có hiện tượng đường lún nứt, ổ gà, ổ voi chưa kể trên đường tình trạng cảnh sát dừng xe, chặn xe không có.

PV: - Tương lai mất cạnh tranh về môi trường đầu tư (do sự vươn lên của các nước láng giềng, dư địa trục lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư không còn…) có còn xa với Việt Nam hay không? Nếu điều đó xảy ra thì diện mạo của nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao, khi mà tới thời điểm này, năng lực sản xuất của nền kinh tế Việt Nam bị đánh giá là không làm nổi một cái ốc vít, còn nền nông nghiệp khiến người nông dân thua thiệt mà phải bỏ ruộng?

Ths Bùi Ngọc Sơn: - Có những doanh nghiệp nước ngoài vừa và nhỏ, ở Việt Nam có thể không là gì nhưng sang kia thì được ưu đãi hơn. Rõ ràng có những đối tác cạnh tranh đang nổi lên nên phải lưu ý điều đó và rõ ràng chưa mất hẳn nhưng có dấu hiệu đang kém đi và kém đi nhanh chóng theo nghĩa bản thân mình làm cho nó kém hấp dẫn, thứ 2 là các đối tác xung quanh đang nổi lên nên tốc độ xuống dốc có vẻ nhanh lên. Nên phải có thay đổi tích cực, căn bản mới có thể thay đổi được cục diện.

Dư địa trục lợi từ chính sách ưu đãi đầu tư không còn, sẽ bị đe dọa khi dòng FDI bị phân tán, không tập trung vào Việt Nam. Nhưng diện mạo của nền kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc vào nhiều vấn đề như cấu trúc nền kinh tế hiện nay, vấn đề nợ xấu, bất động sản, ngân hàng trì trệ. Vấn đề môi trường đầu tư ảnh hưởng FDI là một khía cạnh nhưng cái chính là vấn đề cấu trúc kinh tế, các vấn đề bất động sản, nợ xấu, doanh nghiệp nhà nước… những điều này sẽ không có gì thay đổi đến năm 2016.

PV: - Thực chất, thời điểm mà Việt Nam phải hội nhập đầy đủ vào WTO sắp cận kề. Lối thoát cho những nền kinh tế nhỏ trước áp lực này là như thế nào, thưa ông? Nhìn vào đó, Việt Nam có lợi thế hơn Lào hay Campuchia hay không, hay chính chúng ta rồi sẽ phải ngả mũ trước hai nền kinh tế vốn bị coi là yếu kém hơn này?

Ths Bùi Ngọc Sơn: - Việt Nam phải tự cải cách, nâng cấp mình. Theo đó có 2 cách thức, một là chưa đủ năng lực và không muốn thay đổi nhưng lại gia nhập vào thế giới để lấy áp lực đó thay đổi mình, cách thứ 2 là tự thay đổi để gia nhập vào cuộc chơi. Cách thứ 2 tốt hơn việc tự tạo sức ép để thay đổi, vì như vậy sẽ phát sinh vấn đề cầu xin sự thông cảm. Trung Quốc chơi bài thứ 2, thay đổi để tham gia vào cuộc chơi của thế giới.

Còn lợi thế, Việt Nam có tiềm năng quy mô dân số, thị trường mà các nước khác có thể không có, có vị trí thuận lợi, đường biển giao thông, các trung tâm tài chính giao dịch phát triển hơn, so với Trung Quốc lao động rẻ hơn nhiều, vấn đề giáo dục có vẻ hơn Lào, Campuchia nhưng lại dạy những điều không áp dụng vào thực tiễn.

Chỉ số IQ của người Việt cao hơn so với nhiều nước nhưng cũng không để làm gì, IQ xét về xử lý của bộ não nhưng xử lý cái gì lại là chuyện khác, Việt Nam có tiềm năng nhưng không đi vào thực tế.

Thêm nữa, người Việt Nam vẫn thích ăn sổi, không thích sáng tạo trong sản xuất đến giờ cái lược, cái kim, sợi chỉ cũng nhập từ Trung Quốc. Theo tôi, những phát minh sáng chế, thay vì tặng bằng khen, phải có quỹ bằng tiền mặt để trao tặng, lúc bấy giờ họ mới mở thêm các phòng thí nghiệm tìm tòi sản phẩm mới sử dụng được, bán được. Việc này bắt nguồn từ chính cơ chế, người tài hoặc làm ra không ai khen, không ai trả tiền cho họ, không phải tự nhiên phương Tây coi trọng luật bản quyền vì sự sáng tạo là sự dẫn dắt, dẫn đến sự đổi mới cho nền kinh tế.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Kinh tế Việt Nam không sáng tạo bằng Lào

Tâm An (thực hiện)



URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7632

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca