Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Gả con cho chồng Hàn, bố miền Tây đi thâm con về vừa xuống phi trường tử vong vì ?
05.03.2020

TTO - Chiều 4-3, sân bay Cần Thơ đón 2 chuyến bay từ Hàn Quốc với tổng số 385 khách. Trên chuyến bay này có một hành khách bị choáng, ngất xỉu đã được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi Cần Thơ, sau đó bệnh nhân tử vong.


Khách về từ Hàn Quốc ngất xỉu tại sân bay Cần Thơ sau đó tử vong, âm tính COVID-19 - Ảnh 1.

Đón hành khách về từ Hàn Quốc đưa đến các khu cách ly - Ảnh: T.LŨY

Theo thông tin, bệnh nhân là ông L.V.D. (65 tuổi, quê Đồng Tháp) đi Hàn Quốc thăm con, vừa trở về tại sân bay Cần Thơ cùng vợ. 

Khi chuyển cấp cứu, bệnh nhân được đưa ngay vào khu cách ly của bệnh viện, tuy nhiên tình trạng chuyển biến nặng nên được chuyển viện về Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, đến sáng 5-3 bệnh nhân tử vong.

Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, lúc nhận bệnh, ghi nhận bệnh nhân bị sốc nhiễm trùng do viêm phổi, suy thận cấp, có bệnh thận mãn, hôn mê nhiễm ceton acid/bệnh đái tháo đường type 2. Mặc dù đã được hồi sức tích cực nhưng bệnh nhân không qua khỏi do tiên lượng quá nặng.

Do bệnh nhân về từ Hàn Quốc nên toàn bộ quy trình đưa đi cấp cứu, chuyển viện đã được thực hiện theo đúng quy định hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19. Bệnh nhân được chuyển thẳng đến khu tiếp nhận cách ly đã được bố trí sẵn, khử trùng và cách ly người tiếp xúc theo quy định. Hiện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Cần Thơ đã lấy mẫu xét nghiệm virus corona.

Chiều 5-3, bác sĩ Cao Minh Chu - giám đốc Sở Y tế Cần Thơ - cho biết: "Bệnh nhân này có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona". 

Lúc 15h18 ngày 5-3, cảng hàng không quốc tế Cần Thơ tiếp nhận thêm 1 chuyến bay từ sân bay Incheon (Hàn Quốc) với 236 hành khách. Tất cả đã được kiểm tra y tế và đưa về các khu cách ly của Quân khu 9.

Tại Cần Thơ, theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, hiện có 15 trường hợp trở về từ các chuyến bay từ Hàn Quốc có biểu hiện sốt, ho đang được cách ly theo dõi, tình hình sức khỏe ổn định và đang chờ kết quả xét nghiệm.

Theo đại tá Phan Văn Chương - cục phó Cục Hậu cần (Bộ tư lệnh Quân khu 9), hiện tại các khu cách ly tại các trường quân sự Quân khu 9 đã tiếp nhận khoảng 1.700 người từ Hàn Quốc trở về. 

Cụ thể, tại Trường quân sự Cần Thơ 302 người, Trường quân sự quân khu tại Sóc Trăng 612 người, Trường quân sự Hậu Giang 124 người, Trường quân sự Vĩnh Long 241 người, Trường quân sự Tiền Giang 385 người. 

Virus corona: California tuyên bố khẩn cấp sau khi có người tử vong

Mike Pence holds press conference o­n coronavirusBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

California tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi thông báo về trường hợp tử vong đầu tiên do virus corona ở đây, nâng số trường hợp tử vong trên toàn Hoa Kỳ lên 11.

Các quan chức y tế cho biết, trường hợp tử vong mới nhất này là người đàn ông 71 tuổi, qua đời tại bệnh viện ở gần Sacramento. Ông này vốn đã có vấn đề về sức khỏe từ trước, và cũng từng ở trên du thuyền Princess Cruise.

Hôm 4/3, Nhà Trắng quyết định mở rộng xét nghiệm liên quan dịch bệnh này ra phạm vi toàn quốc.

Hiện Hoa Kỳ xác nhận ít nhất 150 trường hợp nhiễm Covid-19 trên 16 tiểu bang của nước này.

Giới hữu trách xác nhận hơn 92 ngàn trường hợp nhiễm dịch trên toàn thế giới, trong đó hơn 80 ngàn trường hợp ở Trung Quốc. Hơn 3.100 trường hợp tử vong trên toàn cầu, trong đó đa số ở Trung Quốc.

Tiểu bang Washington có 10 trường hợp trong tổng số 11 trường hợp tử vong do dịch bệnh này ở Hoa Kỳ, nhưng dịch cũng đang bùng phát ở Texas và Nebraska.

Washington và Florida đều tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tuần, như giải pháp để giúp ngăn chặn virus corona.

Người đàn ông ở California tử vong được cho là đã bị nhiễm dịch khi đi du lịch vào tháng trước, trên du thuyền Princess Cruise, đi từ San Francisco đến Mexico.

Tàu đã được lệnh quay lại cảng ở San Francisco.

Con tàu được vận hành bởi Carnival, cũng chính là công ty tàu biển vận hành chiếc du thuyền Diamond Princess, vốn đã bị cách ly vào tháng trước, sau khi có hàng chục hành khách đi trên chiếc du thuyền này dương tính với Covid-19 khi cập cảng Nhật Bản.

Tăng cường kiểm tra

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence cho biết hôm 4/3 rằng, bất cứ công dân Mỹ nào cũng có thể được xét nghiệm virus corona chủng mới, nếu có yêu cầu từ bác sĩ.

Ông Pence được Tổng thống Donald Trump chỉ định đứng ra điều phối các hoạt động phòng chống dịch của Hoa Kỳ. Ông Pence nói rằng, Nhà Trắng sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh.

Một số quan chức y tế cáo buộc chính quyền của Tổng thống Trump phản ứng chậm trước dịch bệnh.

Ông Pence cho biết, Trung tâm Kiểm soát và phòng dịch Hoa Kỳ sẽ dỡ bỏ các hạn chế hiện có với các xét nghiệm và cung cấp các hướng dẫn mới nhằm tăng cường tốc độ kiểm tra cho những người lo ngại rằng họ có thể đã bị nhiễm bệnh.

Presentational grey line

Những điều cần biết về virus corona

"Khi trao đổi với một số quan chức nhà nước, tôi có cảm giác rằng, những người có triệu chứng nhẹ sẽ không được xét nghiệm", ông Pence nói. "Chúng tôi đã ban hành hướng dẫn rõ ràng rằng, nếu có yêu cầu của bác sĩ, bất kỳ người Mỹ nào cũng có thể được xét nghiệm."

Nhưng câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để yêu cầu này được thực hiện, bởi các phòng xét nghiệm y tế công cộng khẳng định,, họ gặp hạn chế trong khả năng tiến hành xét nghiệm.

Ngoài ra, câu hỏi khác cũng đáng lưu tâm là chi phí xét nghiệm, khi mà thông tin nói rằng, nếu không có bảo hiểm y tế, người Mỹ sẽ phải trả tới 1.000 đô la cho mỗi lần xét nghiệm.

Covid-19: Bay cùng khách Nhật 'dương tính', 5 người vào VN

Chuyện một doanh nhân trở thành tình nguyện viên chống bệnh dịch

Dịch COVID-19 cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?

Muôn mặt mùa chống Covid-19 ở VN và trên thế giới

Cũng trong ngày 4/3, Hạ viện Hoa Kỳ đã phê duyệt 8,3 tỉ đô la viện trợ khẩn cấp để chống dịch do virus corona.

Một nghị sĩ, Matt Gaetz của tiểu bang Florida, đã đeo mặt nạ phòng độc khi bỏ phiếu, chưa rõ lý do vì sao.

Presentational white space

Thách thức mà giới hữu trách Hoa Kỳ đang đối mặt trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch thể hiện rõ qua một loạt các trường hợp nhiễm mới ở ngoại ô thành phố New York.

Sau khi một luật sư 50 tuổi làm việc ở Midtown Manhattan bị nhiễm virus, vợ và hai con của ông cũng có kết quả dương tính. Người hàng xóm đã chở ông đến bệnh viện, cùng một người bạn khác, vợ của ông này và ba người con của họ cũng bị nhiễm.

Hiện quận Westchester - nơi viên luật sư nói trên cư ngụ - ở thành phố New Rochelle có khoảng 1.000 người đã tự cách ly.

Woman in face mask in New YorkBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTP New York đã có các trường hợp nhiễm virus corona

Từ tháng Hai, chính phủ Hoa Kỳ cấm nhập cảnh với các công dân nước ngoài đã đến Trung Quốc trong vòng 14 ngày trước đó.

Hôm 3/3, Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ cho biết, từ nay đến tháng 5, lượng du khách nước ngoài đến Hoa Kỳ dự kiến giảm 6% - mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Năm ngoái, có khoảng 79,3 triệu du khách quốc tế đến Mỹ.

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-2" name="smphtml5iframemedia-player-2" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.30.14/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" lang="vi" allow="autoplay" title="Năm điều cần biết về virus corona" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.203px; height: 346.609px;">< /iframe>
Năm điều cần biết về virus corona

Quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc là Hàn Quốc, với 516 ca nhiễm mới được xác nhận trong ngày thứ Tư, nâng tổng số các trường hợp nhiễm bệnh ở nước này tại thời điểm đó lên tới 5.328 người, với 35 trường hợp tử vong.

Ngân hàng Thế giới cam kết viện trợ 12 tỷ đô la cho các quốc gia đang phát triển để ngăn chặn sự lây lan của virus, sau những cảnh báo rằng, dịch bệnh có thể đẩy các quốc gia vào suy thoái kinh tế.


Chủ nghĩa bài Trung: Virus corona tiết lộ vô số cách thế giới e sợ Trung Quốc

Two women wearing protective facemasks stand inside a shopping mall in Bangkok o­n 5 February 2020.Bản quyền hình ảnhAFP
Image captionSự nghi ngại đối với người Trung Quốc đã tăng lên kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu, thậm chí ngay cả ở châu Á

Sammi Yang lần đầu nhận thấy có cái gì đó 'sai sai' khi cô tới một phòng khám ở Berlin (Đức) và ngay lập tức bị cấm bước vào tòa nhà.

Các bệnh nhân khác xì xào sau cánh cửa phòng khám; trong khi cô Yang - một nghệ sỹ trang điểm từ Trung Quốc - phải đợi bên ngoài trong thời tiết tháng Giêng lạnh giá.

Cuối cùng, bác sỹ của cô cũng xuất hiện. Và câu đầu tiên bà bác sỹ nói là: "Đây không phải là vấn đề cá nhân nhưng..."

Virus corona: Người biểu tình Ukraine tấn công xe bus chở người về từ Vũ Hán

Bị phong tỏa, cuộc sống người dân vùng tâm dịch Sơn Lôi ra sao?

Ứng phó với Covid-19: VN 'trước thụ động, sau thái quá'?

Bệnh viện có kỳ thị khi từ chối nhận sản phụ người Vĩnh Phúc?

Rồi bà bác sỹ nói: "Chúng tôi không nhận bất cứ bệnh nhân Trung Quốc nào bởi vì loại virus Trung Quốc này" - cô Yang kể với BBC. "Tôi không có cơ hội để giải thích và nói rằng tôi khỏe mạnh."

Cô Yang không hề tới Trung Quốc thời gian gần đây.

Năm điều cần biết về virus corona

Trong nhiều tuần kể từ khi virus corona lây lan khắp thế giới, xuất hiện vố số vụ việc kỳ thị chống người Trung Quốc hoặc bất cứ ai trông giống người châu Á.

Thậm chí ngay cả khi cảm thông tăng lên đối với các nạn nhân người Trung Quốc, đặc biệt với cái chết của bác sỹ Lý Văn Lượng - người đầu tiên cảnh báo sự xuất hiện của virus corona - cộng đồng người châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng cho hay, phân biệt chủng tộc và bài ngoại liên quan đến virus này vẫn gia tăng.

Chống Trung Quốc và kỳ thị người Trung Quốc không phải là điều mới - Chủ nghĩa bài Trung là một hiện tượng đã tồn tại hàng thế kỷ.

Nhưng vô số cách mà Chủ nghĩa bài Trung thể hiện trong đại dịch corona cho thấy mối quan hệ ngày càng phức tạp hiện nay giữa thế giới và Trung Quốc.

'Không quen thuộc ở phương Tây, quá quen ở phương Đông'

Những chỉ trích thậm tệ liên quan đến virus corona đã xuất hiện khắp thế giới, được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau.

Ở những nơi mà người châu Á là thiểu số như ở châu Âu, Mỹ và Úc, Chủ nghĩa bài Trung có vẻ bị thúc đẩy bởi những định kiến hời hợt rằng, người Trung Quốc là bẩn thỉu và thiếu văn minh.

Bị gọi là "virus", ví dụ, là rất phổ biến. Cộng đồng thiểu số châu Á bị xa lánh nơi công cộng và trở thành mục tiêu của các cáo buộc và các vụ tấn công phân biệt chủng tộc.

Presentational white space

Các tiêu đề như 'mối nguy hiểm màu vàng', 'Gấu trúc nhiễm virus Trung Quốc', 'Trẻ em Trung Quốc nên ở nhà' xuất hiện trên các báo ở Úc và Pháp.

Với thông tin rằng, virus này bắt nguồn từ một chợ buôn bán động vật hoang dã và có thể lây từ loài dơi, các lời đùa cợt quen thuộc rằng, người Trung Quốc ăn mọi thứ 'động đậy' đã lan truyền khắp nơi.

Presentational white space

Trong khi các bình luận tương tự cũng xuất hiện ở châu Á, các chỉ trích chống Trung Quốc được thực hiện với giọng điệu bài ngoại ở mức độ sâu sắc hơn. Một chủ đề phổ biến là nghi ngờ có phải chính Trung Quốc đã làm lây lan virus này cho dân của họ.

Tại Singapore và Malaysia, hàng trăm ngàn người đã ký một thỉnh nguyện thư o­nline kêu gọi cấm công dân Trung Quốc vào lãnh thổ nước mình. Và chính phủ cả hai nước này đã 'cấm cửa' với người Trung Quốc ở một số địa điểm.

Ở Nhật Bản, nhiều người gọi người Trung Quốc là "những kẻ khủng bố sinh học", trong khi thuyết âm mưu về việc Trung Quốc làm lây nhiễm virus cho người dân, nhất là người Hồi giáo, đã sinh sôi nảy nở ở Indonesia và các nơi khác.

"Ở phương Tây, Trung Quốc bị nhìn nhận như vậy và bị loại bỏ, và Chủ nghĩa bài Trung ở đó có khuynh hướng sinh ra từ sự không quen thuộc. Nhưng ở châu Á và Đông Nam Á, nó sinh ra từ quá nhiều sự quen thuộc," Giáo sư Donald Low, một học giả tại Hong Kong, người nghiên cứu về chính sách công Trung Quốc, nói.

Ở châu Á, nhiều thế kỷ qua, cái bóng của Trung Quốc đã phủ lên các lĩnh vực như tranh chấp khu vực, bất bình về lịch sử và làn sóng di dân Trung Quốc. Gần đây, các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông và việc họ giam giữ người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương đã làm dấy lên sự tức giận và nghi ngờ đặc biệt ở Đông Nam Á - nơi có dân số Hồi giáo đáng kể.

Tiền và đầu tư Trung Quốc đổ vào khu vực được chào đón, nhưng cũng làm dấy lên ngờ vực về sự thống trị và bóc lột với rất ít lợi lộc đem về cho kinh tế địa phương.

Thậm chí, ngay cả trong các nước chủ yếu là người Hoa, như ở Hong Kong và Singapore, đã có một sự gia tăng trong tình cảm chống đại lục, một phần do những lo lắng kéo dài về việc người Trung Quốc nhập cư, bản sắc, cũng như ảnh hưởng từ Bắc Kinh.

A view of a mural referring to the coronavirus outbreak that was created by the street artist Laika near Piazza Vittorio in the Chinese district of Rome, Italy, 4 February 2020Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionKỳ thị cũng tạo ra sự phản kháng chống phân biệt chủng tộc, như đã thấy trong bức tranh graffiti của Ý này có nội dung: 'Có một dịch bệnh của sự thiếu hiểu biết ở khắp nơi ... Chúng ta phải bảo vệ chính mình."

'Kinh ngạc và coi thường'

Một số người tin rằng làn sóng bài Trung này chủ yếu là do việc Trung Quốc đã cư xử thế nào, cả trong khủng hoảng hiện thời và trong các năm gần đây trên trường thế giới.

Thái độ chung đối với Trung Quốc là một hỗn hợp của "kinh ngạc và coi thường," Giáo sư Low cho hay.

Đối với một số người đang xem xét cách Trung Quốc xử lý khủng hoảng virus corona,"có sự ngưỡng mộ đáng kinh ngạc về những gì người Trung Quốc có thể làm, chẳng hạn như xây bệnh viện trong vài ngày. Nhưng cũng có sự khinh miệt vì họ không thể kiểm soát những thứ như buôn bán động vật hoang dã, hoặc tính minh bạch."

Người Việt trụ lại Hàng Châu giữa mùa virus corona

Giới chức Trung Quốc đã thừa nhận rằng họ quá chậm trễ trong các báo cáo và kiểm soát ban đầu về dịch bệnh, và đã bị trừng phạt vì cách họ đối xử với bác sỹ Lý Văn Lượng - người từng bị cảnh sát điều tra khi ông gửi thông tin cho đồng nghiệp cảnh báo sự xuất hiện của virus corona.

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình tìm cách quảng bá một Trung Quốc mạnh mẽ và tự tin, thông điệp được truyền đi là Trung Quốc là một đối tác có trách nhiệm, trong khi nước này đã đầu tư hàng triệu đô la vào các nước khác trên khắp thế giới.

Nhưng Trung Quốc không ngần ngại tăng cường 'sức mạnh cơ bắp', như đã thấy trên mặt trận truyền thông khốc liệt trong thời gian chiến tranh thương mại với Mỹ; hay việc có thêm bằng chứng về chương trình gián điệp nhà nước sâu rộng của Trung Quốc, và việc họ không ngừng đặt ra các yêu sách đối với các vùng lãnh thổ đang tranh chấp.

"Họ muốn được yêu mến, nhưng cũng muốn được e sợ," Giáo sư Low nói.

Sự giàu có ngày càng tăng của Trung Quốc dẫn đến số lượng khách du lịch và sinh viên đến thăm và sống ở khắp nơi trên thế giới tăng vọt hơn bao giờ hết, khiến sự hiện diện của nước này rõ rệt hơn. Các báo cáo lẻ tẻ về hành vi xấu cùng với sự hiện diện đông đảo của họ đã làm nảy sinh những định kiến về khách du lịch Trung Quốc thô lỗ hay sinh viên Trung Quốc siêu giàu vung tiền qua cửa sổ.

A Chinese tourist wearing a medical protection mask walks at the Red Square in Moscow, Russia, 26 January 2020Bản quyền hình ảnhEPA
Image captionKhách du lịch Trung Quốc tăng mạnh khiến sự hiện diện của họ rõ nét hơn trên khắp thế giới

Dĩ nhiên, không phải nơi nào trên thế giới cũng có chung nỗi nghi ngại về Trung Quốc như chúng ta có thể thấy rõ ở Tây Âu, Mỹ và châu Á. Người dân Nam Mỹ, châu Phi và Đông Âu nhìn nhận về Trung Quốc tích cực hơn, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew.

Một số nhà quan sát và chính phủ Trung Quốc nói rằng các đối thủ của Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Chủ nghĩa bài Trung, với các cơ hội và quyền lực chính trị mà họ có thể gặt hái được từ đó.

Du lịch Hà Nội sau Tết đình trệ vì virus corona

Những năm gần đây, một số lượng đáng kể những chỉ trích chống Trung Quốc đến từ Mỹ - đặc biệt dưới thời chính phủ Trump, theo Giáo sư Barry Sautman, một nhà xã hội học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.

Chính Mỹ đã có lịch sử lâu dài về Chủ nghĩa bài Trung, đáng chú ý nhất là Đạo luật Loại trừ Trung Quốc năm 1882 cấm lao động người Trung Quốc sau làn sóng nhập cư bắt đầu từ Gold Rush. Làn sóng hiện nay trùng khớp với việc này, và có lẽ một phần là do sự gia tăng của chủ nghĩa bản địa bài ngoại của Mỹ, cũng như phần còn lại của thế giới, Giáo sư Sautman nói.

"Trung Quốc hiện này đang được nhìn nhận là kể thách thức quyền bá chủ của Hoa Kỳ, và hầu hết mọi khía cạnh của những gì chính phủ Trung Quốc đang làm đã bị chỉ trích nặng nề. Kết quả là rất nhiều người trên thế giới nhắm vào đó, và nó dựa trên Chủ nghĩa bài Trung đã ăn sâu trong lịch sử, như ở châu Á," ông nói.

"Tấn công Trung Quốc khi họ đang đuối"

Trong vài tuần qua, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải những bài bình luận buộc tội chủ nghĩa kỳ thị, phân biệt chủng tộc, đáng chú ý là bằng tiếng Anh và nhắm vào độc giả toàn cầu.

Trung Quốc cũng phản đối mạnh mẽ các bài tường thuật trên truyền thông quốc tế về cách họ đối phó với dịch virus corona, mặc dù một vài trong số đó là các chỉ trích được đăng trên truyền thông địa phương. Trung Quốc gọi đó hoặc là thông tin sai lệch, hoặc kỳ thị chống lại Trung Quốc. Người dẫn chương trình nổi tiếng Liu Xin của CGTN so sánh việc này với "tấn công Trung Quốc khi họ đang yếu".

Chính phủ Trung Quốc chính thức chỉ trích các nước, nhất là Mỹ, đã "tạo ra và giao rắc nỗi sợ hãi" bằng cách ban hành lệnh cấm nhập cảnh "không cần thiết" đối với du khách Trung Quốc.

Trong khi đó, căng thẳng và thất vọng đối với sự kỳ thị ngày càng sâu sắc tại nhiều cộng đồng thiểu số Trung Quốc và châu Á, khi đại dịch diễn biến phức tạp mà chưa có dấu hiệu kết thúc.

Người Việt trụ lại Hàng Châu giữa mùa virus corona

"Tôi thấy sợ hãi", cô Yang, nghệ sỹ trang điểm ở Berlin mà chúng tôi đề cập ở đầu bày nói. Yang dự định sẽ tránh ra ngoài trong vài tuần tới.

Không phải những gì cô Yang trải qua tại phòng khám đã khiến cô hoảng sợ. Một người bạn Đức gốc Á gần đây cũng bị quấy rối tại một nhà ga xe lửa, trong khi một phụ nữ Trung Quốc bị tấn công dã man trên đường về nhà. Cảnh sát Berlin xếp vụ này vào loại phân biệt chủng tộc. Người phụ nữ Trung Quốc khẳng định trên mạng xã hội rằng bà bị gọi là "virus" và bị đánh đập sau khi bà chống trả.

"Tôi không muốn cự cãi với những người gọi tôi là virus. Tất cả những điều họ biết là những thứ mà họ đọc trên báo, và ta không thể thay đổi suy nghĩ của họ", Yang nói.

"Thậm chí nếu tôi cho họ xem visa của tôi, nói với họ tôi thường trú ở đây, điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì. Bởi vì tất cả mọi thứ họ thấy chỉ là gương mặt Trung Quốc của tôi."

Khu cách ly đầy, chuyển nhiều địa điểm cách lyKhu cách ly đầy, chuyển nhiều địa điểm cách ly

TTO - Trong vài ngày qua, Hà Nội bắt đầu tiếp nhận cách ly tập trung những người từ vùng dịch của Hàn Quốc về nước, riêng 2 khu cách ly của Bộ tư lệnh thủ đô đã tiếp nhận trên 1.100 người.


Lúc nào cũng 16 ca Covid-19 không aichết : Ý kiến hỏi xét nghiệm virus của VN có thực sự chính xác?

Sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội đi học trở lại hôm 2/3Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionSinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội đi học trở lại hôm 2/3

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường, các khu cách ly của Việt Nam đang có dấu hiệu quá tải.

Bên cạnh đó, tính chính xác của việc xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Việt Nam vẫn là mối lo ngại của nhiều người dân.

Đã có trường hợp xét nghiệm 4 lần mới ra kết quả dương tính tại Thiên Tân, Trung Quốc [1]. Mới đây ngày 27/2, một nữ bệnh nhân 27 tuổi đã tử vong tại bệnh viện 115 khi có đầy đủ các triệu chứng của viêm phổi virus corona chủng mới như: sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, ARDS (suy hô hấp cấp tính), viêm cơ tim, suy đa cơ quan, chưa loại trừ cúm (xem giấy báo tử 1). Sau đó ngày 28/2, một nam thanh niên tử vong ở Hà Nội. Cả 2 trường hợp này đều đã được lấy mẫu dịch từ đường hô hấp (mũi, họng, thanh quản) để xét nghiệm và cho về kết quả âm tính [2][3].

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Trung Quốc được đứng đầu bởi Thạch Chính Lệ - trưởng phòng nghiên cứu Virus học Vũ Hán, thì chỉ xét nghiệm bằng dịch đường hô hấp là chưa đủ mà còn phải xét nghiệm cả mẫu phân (phết hậu môn)[4].

A medical worker samples for nucleic acid test at Weishi Medical Laboratory o­n March 4, 2020Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột nhân viên ty tế Trung Quốc xử lý mẫu xét nghiệm tại Phòng Lab Y khoa Weishi hôm 4/3
Presentational grey line

Những điều cần biết về virus corona

Nghiên cứu này có thể dùng để giải thích các trường hợp dương tính lần 2 với loại virus chủng mới, đồng thời là một tài liệu quý để các nước học hỏi trong công tác phòng dịch.

Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành theo dõi 2 nhóm bệnh nhân, thuộc tất cả các nhóm tuổi và giới tính. Họ kết luận như sau (lược dịch):

- Trong một nhóm 16 người được theo dõi, ngày đầu tiên (Day zero) chúng tôi nhận được kết quả 8 ca dương tính từ dịch đường hô hấp và 4 kết quả dương tính từ dịch hậu môn. Tuy nhiên, vào ngày thứ 5, chúng tôi chỉ xét nghiệm thấy 4 mẫu dương tính từ dịch hô hấp và đến 6 mẫu dương tính từ dịch hậu môn.

- Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng cách phát hiện virus trong mẫu dịch đường hô hấp đối với nCoV-2019 là không hoàn hảo. Virus có thể có trong phết hậu môn hoặc máu của bệnh nhân ngay cả khi xét nghiệm dịch đường hô hấp cho kết quả âm tính.

- Bệnh nhân bị nhiễm nCoV-2019 có thể chứa virus trong ống tiêu hoá ở giai đoạn sớm hoặc muộn của bệnh.

- Đáng lưu ý rằng không có bệnh nhân nào có máu nhiễm virus cho ra kết quả dương tính. Những bệnh nhân này (xét nghiệm bằng dịch đường hô hấp và máu) có thể sẽ được coi là âm tính với nCoV-2019 bằng các quy trình xét nghiệm thông thường, từ đó gây ra mối đe dọa về truyền nhiễm cho những người khác.

- Chúng tôi quan sát thấy sự thay đổi từ dương tính với virus trong đường hô hấp ở những ca mới nhiễm bệnh sẽ dần chuyển thành dương tính qua xét nghiệm phết hậu môn trong thời kì sau.

- Quan sát này cho thấy rằng chúng ta không thể để xuất viện một bệnh nhân mà chỉ dựa trên bệnh phẩm âm tính của đường hô hấp, người này vẫn có thể dùng tiếp tục lây lan virus bằng đường phân hoặc đường hô hấp. Trên hết, chúng tôi đặc biệt khuyến cáo nên sử dụng xét nghiệm virus trong huyết thanh IgM và IgG để xác nhận, xét đến việc các kết quả từ bệnh phẩm đường hô hấp là không đáng tin cậy.

Nhân viên bệnh viện Chợ Rẫy và một bệnh nhân dương tính với Covid-19. Hình chụp ngày 23/1Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNhân viên bệnh viện Chợ Rẫy và một bệnh nhân dương tính với Covid-19. Hình chụp ngày 23/1

Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy gì?

Điều có thể thấy qua nghiên cứu này là: Các xét nghiệm bằng bệnh phẩm đường hô hấp được đánh giá có độ tin cậy thấp, nhóm khoa học Trung Quốc khuyến cáo dùng thêm xét nghiệm huyết thanh để xác nhận người bệnh có thực sự âm tính với virus hay không.

Theo như thông tin từ một số bác sĩ cũng như trên các phương tiện truyền thông, thì đối với COVID-19 Việt Nam đang sử dụng xét nghiệm dịch đường hô hấp (thấy rõ qua hai bài báo về hai thanh niên tử vong) mà không xét nghiệm bằng phết hậu môn hay huyết thanh.

Như vậy kết quả xét nghiệm của Việt Nam có thể không chính xác theo quy trình hiện tại. Đây là một vấn đề Bộ Y Tế cần thảo luận và nghiên cứu kĩ.

Đồng thời, để nhân dân an tâm trong mùa dịch, đặc biệt trong thời điểm học sinh sắp đi học lại vào tháng 3, Bộ Y Tế nên công khai, minh bạch về các số liệu xét nghiệm. Ví dụ như: một ngày xét nghiệm bao nhiêu mẫu, bao nhiêu ca là dương tính và âm tính, số người nghi nhiễm và chưa được xét nghiệm, vv… Việc này CDC Hàn Quốc đang làm rất tốt, cập nhật định kỳ mỗi ngày 3 lần cho dân chúng được biết [5].

WHO đã nâng cảnh báo toàn cầu đối với COVID-19 lên mức cao nhất, Việt Nam là nơi sát vùng tâm dịch Trung Quốc, công tác xét nghiệm rất cần chính xác, minh bạch để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người dân.

Rất mong kiến nghị này được giới chuyên môn và các chuyên gia dịch tễ đầu ngành thảo luận và giải đáp

Virus corona: Cần làm gì nếu đi Ý? Quan hệ tình dục có sao không?

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Cho đến nay đã có hơn 78.000 trường hợp nhiễm virus corona mới, trong đó 77.000 người ở Trung Quốc.

Bệnh dịch đã lan ra tới 30 quốc gia, và được tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, với khoảng 2.600 người đã tử vong.

Virus corona: Số ca tăng toàn cầu, 'tái nhiễm' có thật không?

Đeo khẩu trang có chống được virus corona không?

Virus corona: Những triệu chứng và cách phòng tránh cần biết

Nhóm phóng viên chuyên về tin thời sự y tế của BBC trả lời các câu hỏi mà độc giả gửi về liên quan tới bệnh dịch này, BBC News Tiếng Việt trích giới thiệu dưới đây:

Hỏi: Tôi là công dân Anh sống tại Ý, tôi cần cảnh giác điều gìcâu hỏi của Alex Darlbosco, Milan

Một số thị trấn tại các vùng Veneto và Lombardy ở miền bắc nước này đã được đặt trong tình trạng kiểm dịch, và lễ hội hóa trang Carnival vùng Venice đã bị cắt ngắn.

Khoảng 50.000 người sẽ không được phép ra vào các vùng bị ảnh hưởng trong thời gian hai tuần tới, nếu không có giấy phép đặc biệt.

Với những người sống tại Ý và nhiều ngàn người đi tới nước này, một số bước cần thực hiện để hạn chế nguy cơ nhiễm virus corona.

Virus lây lan thông qua tiếp xúc giữa người với người, qua nước bọt bắn ra khi ho.

Do vậy, điều quan trọng là phải rửa tay thường xuyên bằng nước tẩy có cồn hoặc nước ấm và xà phòng, và tránh đưa tay lên sờ mặt.

Tourists wearing protective facemasks and a Carnival mask visit the Piazza San Marco, in VeniceBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Thêm nữa, bạn cần tránh tiếp xúc với những người bị ho, hắt hơi hoặc bị sốt.

Bất kỳ ai nghĩ rằng mình có thể đã bị dính virus corona cần phải báo cho bác sỹ biết ngay qua điện thoại.

Hỏi: Virus corona có lây lan mạnh hơn không so với cúm? Merry Fitzpatrick, Sydney, Úc

Hiện vẫn có quá sớm để so sánh trực tiếp, nhưng chúng tôi biết rằng cả hai loại virus này đều có khả năng lây nhiễm cao.

Tính trung bình, những người nhiễm virus corona sẽ làm lây cho hai đến ba người khác, trong lúc những người bị cúm sẽ lây cho một người.

Tuy nhiên, những người bị cúm có xu hướng bị lây nhiễm cho người khác nhanh chóng hơn, cho nên cả hai loại virus đều lây lan nhanh chóng.

Hỏi: Virus này có thể bị các loài động vật hoang dã làm lây lan không? Robert Scammell, Fareham, Hampshire, Anh

Hầu như chắc chắn là đợt bùng phát virus corona này khởi phát ban đầu ở Trung Quốc là có nguồn gốc từ động vật.

Các vụ đầu tiên được truy ra là từ chợ Hoa Nam có bán hải sản, thú vật, gia cầm cùng động vật hoang dã tươi sống như dơi và rắn.

Tuy nhiên, hiện có nghi vấn rằng chỉ một con vật khó có thể là vật chủ gây lây bệnh sang cho người.

Với những người sống ở Anh Quốc thì cơ hội bị lây virus từ động vật sang là cực kỳ thấp.

Chúng ta hiện đang trong giai đoạn khác của bệnh dịch, với các trường hợp lây nhiễm từ người sang người. Đây là mối đe dọa thực sự.

A worker wearing a protective facemask cleans the handrails at the passengers' arrival area of Suvarnabhumi Airport in BangkokBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Hỏi: Virus corona có thể lây truyền qua những thứ như tay nắm cửa hay không, và nó có thể sống trên bề mặt đó được bao lâu? Jean Jimenez, Panama

Nếu người bị nhiễm bệnh dùng tay để che khi họ, rồi lại dùng tay chạm vào vật khác, thì họ có thể sẽ làm cho virus dính vào bề mặt mà họ chạm vào. Tay nắm cửa là bề mặt lý tưởng để lây lan theo hình thức này.

Người Việt ở Daegu: "Tôi lo đến run cả người"

Virus corona tiết lộ vô số cách thế giới e sợ Trung Quốc

Virus corona: Các nạn nhân đáng chú ý tại Vũ Hán

Hiện chưa rõ virus corona chủng mới này có thể sống bao lâu trên các bề mặt như thế. Các chuyên gia cho rằng nó tồn tại được vài giờ chứ không phải vài ngày, nhưng tốt nhất là hãy rửa tay thường xuyên để giúp giảm thiểu nguy cơ làm lây lan virus.

Hỏi: Khí hậu và nhiệt độ có ảnh hưởng tới việc truyền nhiễm virus corona không? Ariyana, Märkisch-Oderland, Đức

Chúng ta vẫn chưa hiểu rõ loại virus này. Hiện chưa rõ liệu nhiệt độ thay đổi theo mùa có ảnh hưởng tới mức độ lây lan của nó hay không.

Một số loại virus khác, như cúm, thì lây lan theo mùa với khả năng bị bệnh cao nhất trong các tháng lạnh.

Có một số nghiên cứu nói rằng hội chứng Mers - một loại virus khác cùng họ với virus corona - bị ảnh hưởng bởi các điều kiện khí hậu, và trở nên phổ biến hơn trong các tháng ấm nóng.

Hỏi: Bạn có thể dính virus không nếu ăn đồ ăn do người đã nhiễm virus này chuẩn bị? Sean McIntyre, Brisbane, Úc

Một số người bị virus corona có khả năng sẽ làm lây sang người khác nếu thức ăn do họ chuẩn bị không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Virus corona có thể lây lan qua nước bọt bắn dính trên tay. Rửa tay sạch sẽ trước khi chạm vào đồ ăn, trước khi ăn uống sẽ có tác dụng tích cực trong việc chặn lây lan.

People in face masks in a supermarket in Beijing, ChinaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Hỏi: Một khi đã từng nhiễm virus corona, ta có trở nên miễn dịch không? Denise Mitchell, Bicester, Oxfordshire, Anh

Khi khỏi bệnh, cơ thể ta sẽ vẫn còn một chút ký ức về cách chống lại bệnh dịch nếu như lại bị virus tấn công trở lại. Tuy nhiên, sự miễn dịch này không phải lúc nào cũng kéo dài vĩnh viễn hoặc hoàn toàn hiệu quả, và có thể suy giảm theo thời gian. Hiện chưa rõ khả năng miễn dịch được duy trì trong bao lâu sau khi nhiễm rồi khỏi bệnh.

Protective face masks in Bangkok, ThailandBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Hỏi: Virus corona có lây lan qua đường tình dục không? David Cheong, Singapore

Chưa rõ liệu đây có phải là tuyến lây nhiễm mà chúng ta cần quan ngại hay không. Hiện nay, ho và hắt hơi được cho là nguồn lây lan chính.

Hỏi: Những người bị nhiễm virus corona có bình phục hoàn toàn không? Chris Stepney, Milton Keynes, Anh

Có. Nhiều người nhiễm virus corona sẽ chỉ bị các triệu chứng nhẹ, và hầu hết được trông đợi là sẽ bình phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, nó gây nguy hiểm cao hơn đối với người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tật như tiểu đường, hoặc ung thư, hoặc có hệ thống miễn dịch yếu.

Một chuyên gia tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói có thể mất một tuần để phục hồi đối với những người bị các triệu chứng virus corona nhẹ.

The LancetBản quyền hình ảnhLANCET
Image captionHai y tá từ Vũ Hán có lời 'kêu cứu' trong thư gửi các đồng nghiệp người Anh đăng trên tạp chí The Lancet

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7752

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca