Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Bị Hoàn Cầu Thồi Báo cảnh cáo NPT khiếp sộ từ chối tập trận với Mỹ, hậu quả VN bị liệt vào danh sách các quốc gia lũng đoạn tiền tệ bị Mỹ trừng phạt
28.08.2020

Báo TQ: Việt Nam sẽ gánh chịu ‘hậu quả ý thức hệ’ nếu tăng cường ‘giao thiệp’ với Mỹ


Hôm 27/8/2020, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cảnh báo rằng Việt Nam sẽ gánh chịu “những hậu quả về ý thức hệ” nếu cứ tiếp tục dùng địa chính trị, “giao thiệp” với Mỹ, để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Hôm 27/8, tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cảnh báo rằng Việt Nam sẽ gánh chịu “những hậu quả về ý thức hệ” nếu cứ tiếp tục dùng địa chính trị, “giao thiệp” với Mỹ, để giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Cơ quan ngôn luận Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra bình luận như trên ngay sau khi Việt Nam hôm 26/8 lên tiếng phản đối Trung Quốc việc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, nơi Bắc Kinh và Hà Nội có tranh chấp chủ quyền.
Bài xã luận viết: “Nếu Việt Nam tiếp tục sử dụng đòn bẩy địa chính trị để giải quyết các tranh chấp trên biển bằng cách gia tăng giao thiệp với Mỹ, chắc chắn sẽ dẫn đến những hệ quả về ý thức hệ.”
Hoàn Cầu Thời Báo: VN sẽ ‘trắng tay’ nếu đu dây Mỹ tăng cường sức mạnh ở Biển Đông“Mỹ hy vọng sẽ giật dây ở Việt Nam để khuấy động khu vực ngoại vi của Trung Quốc. Nhưng chiến thuật này cho thấy quan điểm của Washington không phù hợp với hệ thống chính trị của Hà Nội,” tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết.

Tình hình trong nước và những thay đổi trong chiến thuật của Hoa Kỳ có thể tác động đến sự ổn định của hệ thống chính trị Việt Nam.Hoàn cầu Thời báo
Nhận định rằng “tình hình trong nước và những thay đổi trong chiến thuật của Hoa Kỳ có thể tác động đến sự ổn định của hệ thống chính trị Việt Nam,” bài xã luận cảnh báo “nếu các nhóm đối lập được tiếp thêm năng lượng, Hà Nội chắc chắn không thể trông cậy vào việc Washington giúp bảo vệ hệ thống của mình.”
Bài báo cho rằng căng thẳng Mỹ-Trung sẽ gián tiếp khiến tạo điều kiện cho các thế lực chống Đảng Cộng sản Việt Nam, và như vậy “làm tăng thêm khó khăn cho đất nước trong việc duy trì ổn định chính trị lâu dài,” nhất là khi “chủ nghĩa dân tộc của người Việt Nam chú tâm vào các tranh chấp trên Biển Đông và nhằm vào Trung Quốc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của Việt Nam.”
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn VOA gần đây, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak, nói rằng trong 25 năm bang giao, quan điểm của Washington về ý thức hệ của Hà Nội “khá nhẹ nhàng” và hai bên cam kết tôn trọng đường lối chính trị của nhau.

“Trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ không có cạnh tranh chiến lược. Việt Nam là nước nhỏ, không phải là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ như là Trung Quốc.
“Cách cư xử của Mỹ như họ đã nói từ khi bình thường hóa năm 1995 đến nay là họ tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam, và từ đó hàn gắn vết thương chiến tranh, và tiếp tục phát triển càng nhiều càng tốt.”

Bài xã luận của Hoàn cầu Thời báo đưa ra giải pháp: “Trung Quốc và Việt Nam nên giảm bớt căng thẳng hàng hải thông qua các con đường ngoại giao, và ngăn chặn vấn đề gây ra những thay đổi chính trị trong nội bộ hai nước.”

Truyền hình VOA 27/8/20: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy tập trận gần Hoàng Sa
Phát biểu hôm 27/8 dịp kỷ niệm 75 năm ngành ngoại giao Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Luôn giữ vững nguyên tắc, đường lối đối ngoại của Đảng đồng thời linh hoạt, khéo léo, tăng cường đan xen lợi ích, gia tăng điểm đồng, cân bằng quan hệ, nhất là với các nước lớn và các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện.”

Vào tháng 7/2020, Thời báo Hoàn cầu từng đưa ra cảnh báo rằng Việt Nam sẽ ‘trắng tay’ nếu đu dây theo Mỹ, tăng cường sức mạnh ở Biển Đông.
“Nếu sự can dự của Mỹ vào Biển Đông làm gia tăng căng thẳng khu vực hoặc phá vỡ sự cân bằng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ, thì sự phát triển của Việt Nam sẽ bị gián đoạn. Tổn thất của Việt Nam sẽ lớn hơn những gì nước này có được,” bài báo viết.
Trước đó không lâu, ông Hồ Tích Tiến, Tổng Biên tập Thời báo Hoàn Cầu, viết bài nói rằng: “Chúng tôi sẽ phản đối việc sử dụng quan hệ Việt – Mỹ để chống Trung Quốc dưới bất kỳ hình thức nào.”

Tác giả Quang Minh Vũ ở Đức bình luận trên Facebook: “Thực tế lãnh đạo Việt nam đã coi chính quyền Trung Quốc là chỗ dựa chính trị và kinh tế cho mình từ lâu rồi. Ngay việc họ dọa cũng là mối lo lâu nay của chính quyền Việt nam.”

Đại sứ Mỹ: Washington chống quan niệm ‘mạnh được yếu thua’ ở Biển Đông
Giới quan sát trong nước nói với VOA rằng xét trong hai mối quan hệ giữa Việt Nam – Trung Quốc và Việt Nam – Mỹ, thì “quan hệ với Mỹ phải được ưu tiên.”
Ông Trần Bang, một nhà hoạt động ở Hà Nội, chia sẻ quan điểm: “Xét trong hai mối quan hệ, thì quan hệ với Mỹ phải được ưu tiên... Tôi nghĩ rằng nâng cấp quan hệ ngoại giao, chính trị, quân sự với Mỹ là điều tốt cho Việt Nam.”

Độc giả VOA Hoàn Đinh Nho bình luận: “Quan hệ Việt Nam-Hoa kỳ phát triển tốt đẹp sẽ tăng thêm sức mạnh cho Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, cả trên đất liền lẫn ngoài các hải đảo. Như thế sự kiện này là một động lực mạnh mẽ chống lại dã tâm xâm lược toàn diện của Trung quốc đối với Việt Nam. Vì thế, Trung quốc tất yếu sẽ chống lại sự phát triển tốt đẹp của quan hệ Việt Mỹ.

Ông Nho viết tiếp: “Bất chấp những lời đe dọa vừa thiếu nhân phẩm, vừa láo xược của Trung quốc, Việt Nam cần đẩy nhanh hơn nữa mọi quan hệ với Hoa Kỳ để bảo vệ Tổ quốc.”

Việt Nam không tham gia tập trận Vành Đai Thái Bình Dương

Võ Mường Thanh (Nguồn: RFA)

Cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2020 do Mỹ tổ chức bắt đầu khởi động hôm 17 Tháng Tám và kéo dài hai tuần, tới ngày 31 Tháng Tám. Đây là cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn nhất thế giới do Mỹ tổ chức hai năm một lần, đã bắt đầu tại Honolulu, tiểu bang Hawaii.

Các tàu hải quân đa quốc gia và một tàu ngầm hơi ngoài khơi Hawaii trong khuôn khổ cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2020. Mười quốc gia, 22 tàu, một tàu ngầm và hơn 5,300 nhân viên tham gia cuộc tập trận RIMPAC từ ngày 17 đến 31 Tháng Tám trên biển, ở vùng biển quanh Hawaii. (Hình: U.S. Navy)

Với sự lãnh đạo của Mỹ, cuộc tập trận này bao gồm hải quân các nước thuộc khu vực Vành Đai Thái Bình Dương với mục tiêu thúc đẩy ổn định và hợp tác khu vực.

Điểm đáng chú ý là RIMPAC 2020 thiếu vắng sự tham gia của một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Cách đây năm tháng, khi virus Corona gây ra đại dịch COVID-19 bắt đầu lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới, có vẻ như Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ (PACFLEET) sẽ khó có thể tổ chức cuộc tập trận dự kiến diễn ra vào Tháng Sáu và Tháng Bảy, 2020. Tuy nhiên, Tháng Tư vừa qua, PACFLEET đã gửi thư tới 25 quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mời tham gia RIMPAC 2020.

Cuộc tập trận đã lùi từ Tháng Sáu, 2020, xuống trung tuần Tháng Tám, 2020, và cắt ngắn thời gian từ năm tuần xuống còn hai tuần. Do những lo ngại từ COVID-19, cuộc tập trận sẽ diễn ra hoàn toàn trên biển để giảm nguy cơ lây nhiễm cho các nhân viên quân sự và cư dân trên quần đảo Hawaii. Một số hoạt động như tập trận đổ bộ, các hoạt động giao lưu thể thao, văn hóa trên bộ đều bị hủy. Tập trận trên biển sẽ gồm các mục tác chiến chống tàu ngầm, huấn luyện ngăn chặn hàng hải và bắn đạn thật với mục tiêu là một tàu hải quân Mỹ đã hết hạn sử dụng.

Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 rõ ràng đã tác động tới năng lực sẵn sàng tác chiến của các lực lượng quân đội khắp khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Mặc dù PACFLEET chưa công bố danh sách các quốc gia tham gia RIMPAC 2020, các thông tin báo chí cho thấy chỉ có 11 nước gồm Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Ấn Độ, Nam Hàn, Nhật Bản, New Zealand, Brunei, Philippines và Singapore, giảm đáng kể so với 26 quốc gia tham gia RIMPAC 2018.

Trung Quốc không được mời tham dự RIMPAC 2020. Mặc dù từng tham dự RIMPAC 2014 và 2016, Trung Quốc đã không được mời kể từ RIMPAC 2018 sau khi chính quyền của Tổng Thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc đã “nuốt lời,” không thực hiện cam kết không quân sự hóa tại các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã chiếm giữ ở Biển Đông. Dù vậy, Hải Quân Trung Quốc đã cử tàu do thám tới để theo dõi cuộc tập trận RIMPAC 2018. Có lẽ, Hải Quân Trung Quốc sẽ một lần nữa hiện diện không phải với tư cách khách mời tại RIMPAC 2020.

Sự hiện diện hải quân của các quốc gia Đông Nam Á ngoài khơi quần đảo Hawaii lần này đã giảm đáng kể so với cách đây hai năm, chủ yếu vì đại dịch COVID-19. Tại RIMPAC 2018, có bảy quốc gia Đông Nam Á tham gia gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines cử tàu chiến, trong khi Brunei, Thái Lan và Việt Nam cử nhân sự tham gia và được triển khai trên các tàu hải quân của Mỹ. Cambodia, Lào và Myanmar không được mời tham gia do những quy định hạn chế hợp tác quân sự của Mỹ với ba nước này.

Lực Lượng Phòng Vệ Hàng Hải Nhật (JMSDF) tham gia cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2020. (Hình: Japan Maritime Self-Defense Force)

Năm nay, chỉ có ba quốc gia Đông Nam Á cử tàu chiến. Brunei đã triển khai tàu tuần tra ngoài khơi KDB Darulehson, Singapore cử tàu khu trục RSS Supreme lớp Formidable, Philippines cử tàu khu trục BRP Jose Rizal mới do Nam Hàn chế tạo. Việc Hải Quân Philippines tham gia không bị ảnh hưởng bởi quyết định mới đây của Tổng Thống Rodrigo Duterte về việc cấm các tàu chiến của nước này tham gia tập trận với hải quân nước ngoài tại Biển Đông để tránh khiêu khích Trung Quốc. Đáng ngạc nhiên là Việt Nam đã không cử tàu chiến tham gia RIMPAC 2020 dù quan hệ quốc phòng với Mỹ đang phát triển và Việt Nam đang thể hiện sự năng động của mình trong vai trò chủ tịch đương nhiệm của ASEAN năm nay.

Những hạn chế tác chiến được áp đặt để các quốc gia khu vực có thể kiểm soát dịch bệnh là nguyên nhân chính khiến nhiều quốc gia Đông Nam Á không nhận lời mời tham gia RIMPAC 2020. Thông thường, các cuộc tập trận như vậy mang lại một cơ hội tốt để hải quân khu vực tăng cường huấn luyện và kết nối với Hải Quân Mỹ cũng như các đối tác hàng hải quan trọng khác như Úc và Nhật Bản. Những cơ hội này là đặc biệt quan trọng vào thời điểm căng thẳng đang gia tăng tại Biển Đông, khi mà các quốc gia Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền hơn bao giờ hết muốn bảo vệ các quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của họ vốn bị Trung Quốc lấn lướt trong những tháng qua.

Tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc cho rằng Mỹ lợi dụng RIMPAC 2020 để “thể hiện và phô trương sức mạnh quân sự, và quan trọng hơn là để thử thách lòng trung thành của các đồng minh và đối tác.” Sự “nguyền rủa” của Trung Quốc đối với RIMPAC 2020 nhiều khả năng sẽ trở thành cơn cuồng nộ nếu Đài Loan được mời làm quan sát viên RIMPAC 2020 như vùng lãnh thổ này đã đề nghị. Việc này tất nhiên phù hợp với Đạo Luật Ủy Quyền Quốc Phòng 2021 của Mỹ, theo đó kêu gọi Mỹ tăng cường hợp tác quốc phòng với Đài Loan, trong đó có việc tham gia các cuộc tập trận quân sự như RIMPAC 2020.

Đài Loan từng hy vọng việc củng cố quan hệ của vùng lãnh thổ này với Mỹ sẽ giúp họ được mời tham dự RIMPAC với tư cách quan sát viên, song điều này đã không xảy ra. Ngày 17 Tháng Tám, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Đài Loan Shih Shun-wen (Sử Thuận Văn) cũng đã xác nhận rằng Đài Loan không nhận được lời mời tham dự, song ông nhấn mạnh rằng “hợp tác giữa Đài Loan với Mỹ sẽ có lợi cho sự ổn định khu vực.”

Hải Quân Hoàng Gia Úc trên tàu HMAS Arunta (FFH 151) tại một sự kiện bắn hỏa tiễn thật trong cuộc tập trận Vành Đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2020. (Hình: Royal Australian Navy)

Cuối Tháng Bảy, 2020, ông Shih Shun-wen đã tuyên bố rằng Đài Loan muốn được tham gia cuộc tập trận: “Đài Loan mong muốn được tham gia RIMPAC với vai trò quan sát viên bởi điều này sẽ giúp chúng tôi học hỏi được từ các hoạt động hợp tác huấn luyện và cứu trợ nhân đạo.”

Quyết định của Washington không mời Đài Bắc làm quan sát viên của cuộc tập trận RIMPAC bắt nguồn từ thực tế là quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan xấu đi và cả Trung Quốc, Mỹ lẫn Đài Loan đều đang tìm cách giảm căng thẳng. Bắc Kinh coi Đài Bắc là một phần lãnh thổ của Trung Quốc và không loại trừ khả năng dùng vũ lực để giành quyền kiểm soát hòn đảo này.

Tuần trước, tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng đăng bài viết cho biết Quân Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc (PLA) đã ra lệnh cho các nhân viên đang làm nhiệm vụ “không được nổ súng trước” do Bắc Kinh muốn hạ nhiệt căng thẳng với Mỹ ở khu vực Biển Đông. Cả Trung Quốc và Mỹ đều đẩy mạnh hoạt động tại các vùng biển tranh chấp trong những tháng gần đây, làm gia tăng nguy cơ xảy ra các vụ việc vượt ngoài tầm kiểm soát.

Quân đội Đài Loan từng rất hy vọng được tham gia RIMPAC khi Thượng Viện Mỹ thông qua Đạo Luật Chi Ngân Sách Quốc Phòng năm tài khóa 2021 vào Tháng Bảy, 2020. Đạo luật này kêu gọi Mỹ mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận và ngăn chặn Trung Quốc tiến hành đánh chiếm Đài Loan. Sau khi Mỹ cử Bộ Trưởng Y Tế Alex Azar thăm chính thức Đài Loan vào đầu Tháng Tám, 2020, nhiều ý kiến cho rằng có thể Đài Loan sẽ được mời tham gia tập trận RIMPAC. Ông Azar là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Đài Loan kể từ khi Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan vào năm 1979. Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn đã khẳng định chuyến thăm này cho thấy quan hệ Mỹ-Đài đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất.

Ông Lin Yu-fang – trưởng Bộ Phận Nghiên Cứu An Ninh Quốc Gia tại Cơ Quan Chính Sách Quốc Gia, một tổ chức nghiên cứu tư vấn chính sách ủng hộ Quốc Dân Đảng – cho rằng bất chấp mối quan hệ Mỹ-Đài đang ấm lên, có thể hiểu lý do Mỹ sẽ không mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận RIMPAC.

Với kinh nghiệm từng là chủ tịch Ủy Ban Quốc Phòng và Đối Ngoại của Quốc Hội Đài Loan, ông Lin Yu-fang nói: “RIMPAC là một cuộc tập trận quốc tế quan trọng, và các quốc gia tham gia cuộc tập trận này thuộc diện đồng minh chủ chốt của Mỹ, với các thỏa thuận quân sự và an ninh đã được các bên ký kết.”

Ông cho rằng mặc dù quan hệ Mỹ-Đài đang ở thời kỳ đỉnh cao, song Washington cũng phải có giới hạn nhất định: “Mỹ đã cử bộ trưởng Y Tế tới Đài Loan, nhưng đây là kết quả của tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục. Chúng ta không nên mong đợi Mỹ làm bất cứ điều gì có lợi cho Đài Loan. Tổng Thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra giới hạn đỏ về vấn đề này và sẽ không cho phép các quan chức khác trong chính quyền vượt qua giới hạn đó bởi điều này sẽ gây ra thảm họa đối với quan hệ Mỹ-Trung, và Trung Quốc chắc chắn sẽ trả đũa.” Ông cũng cho biết thêm rằng một cuộc xung đột toàn diện với Bắc Kinh không có lợi cho Mỹ.

Ông Zhu Feng, giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế tại trường Đại Học Nam Kinh, cho biết việc Mỹ không mời Đài Loan tham gia tập trận RIMPAC phản ánh “sự nhạy cảm” từ phía Ngũ Giác Đài nhằm tránh nguy cơ xung đột quân sự. Ông bình luận: “Quan hệ Trung-Mỹ hiện ở vào giai đoạn khó khăn, và cả hai bên đều không muốn xung đột ở khu vực Tây Thái Bình Dương vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Các cường quốc có thể cạnh tranh về mặt chiến lược, nhưng các nước này cũng muốn kiểm soát rủi ro để tránh khả năng xảy ra xung đột vũ trang.”

Trong khi đó, chuyên gia Hải Quân Li Jie ở Bắc Kinh cho rằng vấn đề Đài Loan tham gia RIMPAC là một trong số các “lá bài mặc cả” của Washington trong xử lý quan hệ với Bắc Kinh. Ông nói: “Mỹ vẫn có thể mời Đài Loan tham gia tập trận RIMPAC vào lần sau nếu họ muốn sử dụng ‘lá bài’ này.”

Biển Đông: Trung Quốc muốn đàm phán với Việt Nam theo mô hình các hiệp định biên giới đã ký

Một cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tại cửa khẩu Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, ngày 01/11/2014.
Một cột mốc biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc tại cửa khẩu Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, ngày 01/11/2014. AFP - HOANG DINH NAM
Minh Anh

Nhân cuộc gặp với đồng nhiệm Việt Nam ngày 23/08/2020 để kỷ niệm 20 năm ký kết hiệp ước đường biên giới, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hối thúc Hà Nội đàm phán tranh chấp ở Biển Đông dựa theo mô hình các hiệp định biên giới đạt được trong quá khứ. Theo giới quan sát, Bắc Kinh hối thúc trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc căng thẳng gay gắt.

Trong một thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Nghị tuyên bố : « Chúng ta nên dựa trên thực tiễn thành công trong việc giải quyết các vấn đề biên giới trên đất liền để sớm giải quyết các tranh chấp trên biển… Hai nước có đủ khả năng và trí tuệ để tiếp tục các cuộc đàm phán về các vấn đề lãnh hải. »

Trang mạng South China Morning Post (SCMP) ngày 24/08/2020 nhắc lại cuộc gặp giữa hai lãnh đạo ngoại giao của hai nước diễn ra hôm Chủ Nhật 23/08/2020 tại Đông Hưng, vùng biên giới Việt – Trung, khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc để đánh dấu 20 năm ký kết Hiệp ước biên giới (chính thức ký kết vào ngày 30/12/1999) và 10 năm thực hiện cắm mốc đường biên.

Nhân cơ hội này, ông Vương Nghị gợi nhắc với giới lãnh đạo Việt Nam những cuộc đàm phán thành công trong quá khứ giữa hai nước như Hiệp ước biên giới trên đất liền (30/12/1999) và việc hoàn thành phân giới, cắm mốc đường biên giới năm 2009 và Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ cũng như là Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ (ngày 25/12/2000). Theo truyền thông Việt Nam, với hai hiệp định trên, Việt Nam xem như đã « giải quyết dứt điểm 2 trong số 3 vấn đề lớn về biên giới lãnh thổ do lịch sử để lại trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ».

Ông Vương Nghị cho rằng « Cả hai nước nên tập trung vào các nhu cầu hợp tác lâu dài giữa hai nước và tích cực khởi động các cuộc đối thoại để tìm ra một phương thức cơ bản và bền vững nhằm duy trì sự ổn định trên Biển Đông ». Vẫn theo ngoại trưởng Trung Quốc, hai nước nên tiếp tục thúc đẩy các hoạt động kinh tế biên giới và ngành du lịch, cũng như thực thi các kế hoạch trong khuôn khổ dự án Một vành đai Một con đường.

< iframe class="teads-resize" style="width: 530px; height: 0px !important; min-height: 0px !important; border-width: initial !important; border-style: none !important; margin: 0px !important; padding: 0px !important; display: block !important;">< /iframe>

Tại Biển Đông, Đài Loan cùng với nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei đều có đòi hỏi chủ quyền tại vùng lãnh hải được cho là giầu nguồn tài nguyên mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền gần như toàn bộ khu vực.

Căng thẳng với Washington, Bắc Kinh « ve vãn » Hà Nội ?

Thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục hối thúc các nước liên quan nhanh chóng giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trung Quốc dường như muốn gạt sang một bên hồ sơ tranh chấp ở Biển Đông để tập trung vào hợp tác kinh tế. Theo nhật báo Hồng Kông, những hoạt động ngoại giao này của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng.

Tình hình Biển Đông trở nên nóng bỏng hơn khi Hoa Kỳ đột nhiên có một tuyên bố cứng rắn khi cho rằng những đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp. Tuy không có lợi ích lãnh thổ tại vùng biển có tranh chấp này, nhưng Mỹ đã tăng cường triển khai các đội hàng không mẫu hạm và tầu chiến bảo vệ tự do lưu thông hàng hải.

Tuy nhiên, theo nhận định của ông Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu tại ISEAS – Viện Yusof Ishak tại Singapore với SCMP, những tranh chấp liên quan đến những vùng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông phức tạp hơn nhiều so với những hiệp ước biên giới trên bộ được ông Vương Nghị đề cập đến.

Ông Lê Hồng Hiệp còn cho rằng Trung Quốc dường như đang tiến hành một cuộc « tấn công ve vãn » để giành lại các đối tác trong khu vực, hay chí ít cũng để ngăn ngừa những nước này ngả theo Mỹ chống Trung Quốc.

« Việt Nam là một mục tiêu quan trọng trong nỗ lực này của Trung Quốc do vị trí chiến lược quan trọng của Việt Nam. Việc nhắc nhở Hà Nội một sự hợp tác đôi bên cùng có lợi, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, là một thủ thuật thích hợp và có sức mạnh khi lưu ý rằng Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và nguồn nhập khẩu hàng Việt Nam nhiều nhất. Dù vậy, đối với Việt Nam, an ninhh mới là điều tối quan trọng ».

Hơn nữa, theo nhận định của ông Lê Hồng Hiệp, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ những năm qua đã có những tiến triển đáng kể, chủ yếu là do sự phù hợp về những lợi ích chiến lược giữa Hà Nội và Washington, nhất là về tình hình Biển Đông.

« Xét cho cùng, hợp tác với Hoa Kỳ có lợi cho cả an ninh quốc gia và chế độ Hà Nội. Đó là vì nếu Trung Quốc tiếp tục có những hành động gây hấn với Việt Nam tại Biển Đông, việc thắt chặt quan hệ với Mỹ có thể đưa Việt Nam vào một vị thế tốt hơn để chống lại sức ép từ Trung Quốc. »

Bắc Kinh cũng đặt nhiều kỳ vọng vào thời hạn ba năm được đề ra để kết thúc một bộ Quy tắc ứng xử cho tuyến hàng hải chiến lược này, nơi lưu thông ước tính đến 3,4 nghìn tỷ đô la thương mại quốc tế mỗi năm.

Từ hơn hai thập niên qua, Trung Quốc và nhiều nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đàm phán một bộ quy tắc về ứng xử (COC) nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, mà Bắc Kinh đang gây áp lực để hoàn tất vào năm 2021. Kể từ khi Việt Nam đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của khối đầu năm 2020, các cuộc họp đã bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, việc Trung Quốc gây áp lực để thúc đẩy tiến độ đàm phán COC còn do áp lực ngày càng lớn của Mỹ cũng như là những căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và các nước thành viên khối ASEAN – kể cả căng thẳng mới nhất giữa Việt Nam và Trung Quốc tại bãi Tư Chính (Vanguard Bank).

SCMP nhắc lại, đầu tháng 8/2020, Việt Nam mạnh mẽ phản đối Trung Quốc triển khai oanh tạc cơ H-6J đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam và Trung Quốc cùng tuyên bố có chủ quyền. Hà Nội cho rằng hành động quân sự này của Bắc Kinh là « vi phạm chủ quyền » và gây « tổn hại cho hòa bình ».

Hiệp ước Biên giới Việt – Trung là một “thành công” của cả hai nước  hay thất bại của VN?

Bốn nhà quan sát thời sự chính trị từ Việt Nam, Pháp và Anh bình luận về vấn đề biên giới Việt - Trung và những tranh cãi, trong dịp hai nước đánh dấu 20 năm ký kết hiệp ước phân định biên giới trên đất liền và 10 năm thực hiện ba văn kiện pháp lý về quản lý biên giới đất liền Việt - Trung.

Việt Nam và Trung Quốc đang đánh dấu 20 năm ký kết Hiệp ước Phân định Biên giới Đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt-Trung.

Ngày 23/8/2020, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đồng chủ trì một lễ kỷ niệm trên biên giới hai nước tại cầu Bắc Luân II, trên đường biên giới Việt - Trung.

Nhân dịp này một số nhà quan sát, bình luận chính trị và thời sự từ Việt Nam và hải ngoại đưa ra bình luận với BBC về sự kiện thời sự nói trên cùng ý nghĩa của nó.

Tiến sỹ Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam): Đây là một sự kiện lịch sử, chính trị, pháp lý hết sức quan trọng và rất có giá trị không những đối với hai quốc gia láng giềng núi sông liền một giải mà lịch sử của mối quan hệ đó đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm, mà còn đối với cả khu vực và quốc tế nữa, nhất là trong bối cảnh khu vực và quốc tế phức tạp hiện nay.

Vì vậy, việc tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ký kết Hiêp ước biên giới trên đất liền và 10 năm triển khai ba văn kiện pháp lý về quản lý biên giới đất liền Việt - Trung là đúng đắn và rất có ý nghĩa, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân hai nước Việt - Trung, phản ánh lập trường và chủ trương trước sau như một của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc duy trì, củng cố và phát triển quan hệ với với các nước láng giềng, nhất là với Trung Quốc, theo phương châm bốn chữ : "hợp tác, đấu tranh".

Nhà nghiên cứu độc lập Trương Nhân Tuấn: (nhà biên khảo từ Bordeaux, Pháp): Hiệp ước phân định biên giới trên đất liền ký ngày 30/12/1999. Đúng lẽ thì ngày đánh dấu 20 năm ký kết hiệp định phải là ngày 30/12/1999 chứ không phải ngày 23/8/2020 như quan chức ngoại giao hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã làm lễ kỹ niệm tại cầu Bắc luân vừa qua.

Về ba văn kiện pháp lý liên quan biên giới trên đất liền, nếu tính vào năm 2010, thứ nhất là Nghị định thư và các phụ lục liên quan đến việc phân giới và cắm mốc, thứ hai là Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền và thứ ba là Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền.

Văn bản có giá trị pháp lý trọng yếu là Nghị định thư và các phụ lục phân giới và cắm mốc. Nội dung nghị định thư và các phụ lục mô tả hướng đi, tọa độ và vị trí các cột mốc cũng như bộ bản đồ đính kèm. Quan trọng là vì nó phân định rạch ròi thẩm quyền quốc gia đối với những vấn đề lãnh thổ thuộc hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.

Việt Nam cho rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam
Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam cho rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam

Cả ba văn bản về biên giới vừa nói đều được ký tại Bắc Kinh ngày 18/11/2009 và có hiệu lực kể từ ngày 14/7/2010.

Ý kiến riêng của tôi về buổi lễ nói là kỷ niệm 20 năm ngày ký hiệp định biên giới, thì về thời điểm tổ chức đã không phù hợp. Còn về bối cảnh thì dịch Covid-19 đang hoành hành. Theo tôi, buỗi lễ có mục đích khác. Ta thấy là toàn khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang ở trong bối cảnh căng thẳng về địa chiến lược. Sự cạnh tranh chiến lược trong khu vực giữa cường quốc đang lên là Trung Quốc và cường quốc đã khẳng định là Hoa Kỳ ngày càng gay gắt. Cộng thêm các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và các yêu sách đối nghịch về hải phận giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia.... khiến cho quan hệ Việt Nam và Trung Quốc có những nghi kỵ. Hiển nhiên Trung Quốc muốn biết Việt Nam và các quốc gia ASEAN theo phe nào trong tranh chấp hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc. Buổi lễ vừa qua có thể là dịp để Vương Nghị hỏi thẳng Phạm Bình Minh Việt Nam đứng về phía nào?

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh
Chụp lại hình ảnh,

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh

Nhà báo Song Chi (từ Leeds, Anh quốc): Chúng ta biết từ khi xảy ra đại dịch COVID-19 quan hệ giữa Mỹ-Trung càng ngày càng xấu đi, hàng loạt lời công kích qua lại, những hành động leo thang giữa hai bên. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompel đã có những lời nói chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ. Chẳng hạn, ông Mike Pompeo công khai tuyên bố các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp, và bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc là vô giá trị,

Đặc biệt, trong bài phát biểu của ông Mike Pompeo tại Bảo tàng Thư viện Quốc gia Richard Nixon, thành phố Yorba Linda, bang California hôm 23/7/2020 đã nêu rõ những tai họa từ Trung Quốc đối với thế giới và kêu gọi các nước liên minh với Hoa Ký để chống Trung quốc, nhất là khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Có lẽ vì vậy mà Trung Quốc thấy cần phải lôi kéo các nước trong khu vực về phía mình, đặt ra những lợi ích trong việc hợp tác kinh tế và chung sống hòa bình với Trung Quốc, khuyến cáo các nước đừng ngả theo Hoa Kỳ. Với Việt Nam, Trung Cộng rất cần phải củng cố quan hệ đôi bên, xét theo vị trí chiến lược của Việt Nam.

Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao: (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam - Vusta): Trước hết, theo tôi lãnh đạo Trung Quốc muốn khẳng định trước Nhân dân Việt Nam về giá trị pháp lý của Hiệp ước và các văn bản pháp lý liên quan đường biên giới Việt-Trung. Lãnh đạo Việt Nam, dù có thể không muốn, những cũng buộc phải tổ chức sự kiện này, vì lý do chính trị trong quan hệ với Đảng Nhà nước Trung Quốc, cũng như với người dân Việt Nam.

Tiếp theo, theo tôi sự kiện này diễn ra trong bối cảnh khi dư luận trong nước rất cần biết một cách minh bạch hồ sơ đàm phán và nội dung cụ thể của Hiệp ước và các văn kiện liên quan về biên giới Việt-Trung.

Không phải ngẫu nhiên, dư luận cho rằng Mục Nam quan tại sao trước kia được ghi trong sử sách là thuộc Việt Nam, nay lại thuộc lãnh thổ của Trung Quốc? tại sao Thác Bản Dốc thuộc Việt nam, nay hơn 2/3 thuộc về Trung Quốc? tại sao diện tích lãnh thổ Việt Nam hiện nay so với trước kia lại bị thu hẹp hơn chục nghìn cây số vuông? Những câu hỏi này và nhiều câu hỏi liên quan khác - cần được Đảng và Nhà nước Việt Nam minh bạch, giải đáp cho Nhân Dân Việt Nam.

Thành công hay không?

Khi được hỏi, liệu Hiệp ước được ký kết này là thành công của Việt Nam hay không, liệu còn có tranh cãi hoặc vấn đề gì lớn đặt ra sau hay còn tồn tại qua mấy thập niên, các nhà quan sát, bình luận cho biết ý kiến của mình.

Ông Trần Công Trục: Hiệp ước biên giới được ký kết cách đây đã 20 năm là một thành công của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Bởi vì, cả hai nước đã đàm phán giải quyết xong tranh chấp về biên giới, lãnh thổ đất liền, môt loại tranh chấp đã tồn tại lâu dài hàng trăm năm, nếu không muốn nói là hàng ngàn năm, tưởng chừng không bao giờ có thể giải quyết được, vì tính phức tạp, nhạy cảm và dễ bị những thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, những kẻ cơ hội chính trị và ôm mộng bá quyền… có thể lợi dụng để thực hiện tham vọng chính trị của chúng.

Ông Trương Nhân Tuấn: Khi nói đến phân định biên giới thì hai quốc gia đối tác nhìn nhận rằng đường biên giới hoặc có những tranh chấp về lãnh thổ, hoặc đường biên giới không rõ rệt cần được phân định lại. Còn nói về "thành công" hay "thất bại", một cách cụ thể thì ta phải biết Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp đất đai ở đâu, khu vực nào, nguyên nhân do đâu? Việt Nam được bao nhiêu, mất bao nhiêu, ở đâu? Mất là "thất bại" còn được là "thành công".

Theo tôi, đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc theo các Công ước Pháp-Thanh 1887 và 1895 thì đường biên giới này đã được xác định theo tiêu chuẩn quốc tế, thể hiện qua các bộ bản đồ do Sở Địa dư Đông dương ấn hành (các năm 1948 và trước đó). Đường biên giới này rõ rệt và có hiệu lực pháp lý.

Việc phân định biên giới vào các năm 1887 và 1897 giữa Pháp và nhà Thanh đã gây thiệt hại đất đai cho Việt Nam. Nhà nước bảo hộ Pháp đã trao đổi đất đai của Việt Nam để lấy lợi ích kinh tế. Điều này vi phạm hiệp ước bảo hộ 1884 theo đó Pháp cam kết bảo toàn lãnh thổ của đế quốc Đại Nam. Việt Nam mất những vùng đất quan trọng như Tụ long (thuộc Hà giang, 750 km²), Đèo lương (thuộc Cao bằng, 300km²), các tổng Kiến duyên và Bát tràng (thuộc Hải Ninh, nay là Quảng ninh, diện tích vài ngàn cây số vuông) và vùng đất mũi Bạch Long (phía bắc Móng cái, nay là vùng đất mà Trung Quốc gọi là là Kinh đảo, các đảo của dân tộc Kinh).

Việt Nam đang có dân số trẻ
Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang có dân số trẻ

Sau khi hoạch định biên giới 1887 đến năm Pháp thua trận Điện Biên Phủ 1954, thì đường biên giới Việt-Trung đã không còn rõ rệt nữa. Các bản báo cáo của các viên chức phụ trách biên giới người Pháp cho thấy là hầu hết các cột mốc trên biên giới đều thay đổi chỗ, phần lớn dời về phía Việt Nam.

Tức là, kết luận lại là đường biên giới qui ước trở thành không rõ rệt và có tranh chấp.

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nên phân định biên giới lại hay không?

Nếu ngừng ở đây theo tôi thì không cần. Bởi vì đường biên giới theo Công ước 1887 vẫn còn hiệu lực pháp lý. Hợp lý là hai bên Việt Nam và Trung Quốc cần thảo luận để điều chỉnh lại vị trí các cột mốc cho phù hợp theo các tấm bản đồ do Sở địa dư Đông dương ấn hành.

Vấn đề khác làm phức tạp thêm là cuộc chiến biên giới 1979, Việt Nam đã mất một số lãnh thổ, đặc biệt là cao điểm chiến lược dọc theo biên giới cho Trung Quốc.

Việc ký kết lại hiệp ước do đó trở thành điều hợp lý.

Điều quan trọng là Việt Nam có mất đất hay không? Câu trả lời ngắn gọn là có. Tức là việc ký hiệp ước không "thành công", mà là một thất bại cho Việt Nam.

Việt Nam bỏ đường biên giới lịch sử, bác bỏ đường biên giới qui ước (Pháp-Thanh) để nhìn nhận hiện trạng đường biên giới. Tức Việt Nam chấp nhận thuộc về Trung Quốc các vùng đất trước kia của Việt Nam bị Pháp nhượng để được đặc quyền kinh tế. Việt Nam cũng nhượng cho Trung Quốc những vùng đất của Việt Nam hiện do Trung Quốc kiểm soát sau cuộc chiến biên giới thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Bà Song Chi: Thứ nhất, hiểu theo nghĩa tích cực thì việc Việt Nam và Trung Quốc đàm phán, ký kết Hiệp ước Biên giới trên đất liền và hoàn thành việc phân giới cắm mốc là sự kiện có ý nghĩa lịch sử; xác định rõ ràng một đường biên giới trên đất liền chính là tiền đề, là cơ sở pháp lý quan trọng để hai bên tiến hành quản lý biên giới trên đất liền; tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên củng cố an ninh, mở rộng hợp tác và phát triển kinh tế.

Trước đó giữa hai nước chỉ có Công ước Pháp - Thanh 1887, và 1895. Nhưng thành công thì khó có thể nói. Chắc chắn là Việt Nam có bị thiệt thòi, nhưng mất bao nhiêu lãnh thổ, lãnh hải là không thể nói chính xác.

Rồi còn Ải Nam Quan, bãi Tục Lãm, còn chuyện phía Trung Quốc cho di dời cột mốc biên giới sâu vào trong nước ta, một số cao điểm bị Trung Cộng chiếm đóng sau cuộc chiến tranh biên giới, và vịnh Bắc Bộ v.v…

Trước đây thì còn nại lý do những vấn đề nhạy cảm, rằng có những nội dung chưa thể công khai ngay được, nhất là trong thời gian đang đàm phán hoạch định biên giới và tiến hành phân giới cắm mốc trên thực địa, từ năm 1993 cho đến năm 2008, sau đó thì lại còn tiếp tục đàm phán một số nội dung quản lý biên giới, mốc giới, cửa khẩu, sử dụng sông suối biên giới chung v.v…

Cần công bố những thông tin như: trong đàm phán Việt Nam đã đòi gì, Trung Quốc đã đòi gì, mỗi bên đã đưa ra dẫn chứng và lập luận gì cho yêu sách của mình, và cuối cùng mỗi bên được gì, tại sao. Từ những thông tin đó mọi người có thể đánh giá giá trị pháp lý của chứng cứ của mỗi bên, thỏa hiệp đến mức nào.

Ông Hoàng Ngọc Giao: Việc ký kết Hiệp ước này - dư luận cho rằng đây là thành công của Trung Quốc.

Đối với Nhân dân Việt Nam, không có căn cứ để cho rằng đây là một Hiệp ước được đàm phán, ký kết một cách công khai minh bạch về mặt thủ tục phù hợp với Hiến pháp của Việt Nam. Nội dung của Hiệp ước được thể hiện trên thực địa biên giới Viêt Nam - Trung Quốc cho thấy đây là một Hiệp ước bất bình đẳng từ góc độ pháp luật quốc tế.

Tôi cho rằng có thể, Nhà nước Việt Nam mới sau này sẽ phải xem xét lại việc ký kết và giá trị pháp lý của Hiệp ước Biên giới Viêt Nam - Trung Quốc này. BBC

Tiến trình bị mất đất

Lữ Giang

Chúng ta nhớ lại, nhân dịp Đại Hội Đảng Toàn Quân từ ngày 3 đến 11.1.2001, Lê Đức Anh đã đứng lên tố Lê Khả Phiêu 10 tội, trong đó có một tội rất quan trọng là “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” trong chuyến đi Trung Quốc chầu Giang Trạch Dân. Người đầu tiên đưa sự tố cáo này ra công luận là Đỗ Việt Sơn, một đảng viên đảng CSVN về hưu và có lẽ là đàn em của Lê Đức Anh. Sau đó, Luật sư Lê Chí Quang viết bài “Hãy cảnh giác Bắc Triều” nói rõ rằng phần đất bị “bán” là 720 cây số vuông. Nguyễn Chí Trung, thư ký của Lê Khả Phiêu, nói với báo chí rằng Lê Khả Phiêu là “nạn nhân của những âm mưu đánh phá của 3 vị cố vấn là các ông Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.”

Dĩ nhiên, nhóm Lê Khả Phiêu phải phản pháo. Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh đã cho Thượng Tướng Nguyễn Nam Khánh dùng tài liệu vụ án chính trị T-4 tại Tổng Cục II thuộc Bộ Quốc Phòng để chơi lại nhóm Lê Đức Anh.

Khởi sự từ đó, một phong trào tố đảng CSVN làm mất đất mất biển được phát động ở hải ngoại, nhưng người Việt chống Cộng không dùng những chữ “Bán đất, bán biển cho Trung Quốc” của Lê Đức Anh, mà đổi thành “Dâng đất dâng biển cho Trung Quốc”. Chiến dịch này đã trở nên rầm rộ khi Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa thưộc tỉnh Hải Nam bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, sau đó phong toả Biển Đông.

Thật ra, người Việt đã bị Tàu cướp đất dài dài trong tiến trình lịch sử, bắt đầu từ thời mới lập quốc cho đến ngày nay, do đó người Việt phải tiến dần xuống phía Nam. Tuy nhiên, cha ông chúng ta cũng đã chiếm đất của Lâm Ấp, Chiêm Thành và Chân Lạp để lập thành một nước mới.

Trong bài này chúng tôi chỉ nói về tiến trình bị mất đất trong lịch sử. Trong bài sau, chúng tôi sẽ bàn đến chuyện đòi đất của tiền nhân để rút kinh nghiệm.

BÀI HỌC LỊCH SỬ?

Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc phỏng vấn của đài RFA ngày 24.7.2009 về đề tài “Việt Nam cần làm gì trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc?”, Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan có nêu lên hai đề nghị: (1) Đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam. Cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được. (2) Cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi.

Ông nói rõ: “Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam…”

Nhưng với nhiều người Việt chống cộng ở hải ngoại, đề nghị này rất khó nghe. Lý do thứ nhất: Người Tàu có “Tam thập lục kế” (với người Tàu, con số 36 có nghĩa là nhiều lắm), nhưng một số người Việt đấu tranh ở hải ngoại chủ trương chỉ có “biểu dương khí thế” là thượng sách, không cần biết kết quả như thế nào. Mọi kế khác gần như không được chấp nhận. Như vậy học sử để làm gì? Lý do thứ hai: Sử đâu mà học?

Trong bài Tựa của bộ “Việt Nam Sử Lược”, cụ Trần Trọng Kim (1882 – 1953) có than phiền: “Sử mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử của mình”.

Bài Tựa này được viết vào năm 1919, khi bộ “Việt Nam Sử Lược” lần đầu tiên được xuất bản, nhưng đến nay vẫn còn đúng. Không những thế, một số “sử gia” đời nay khi viết sử, thường không dựa theo chính sử như cụ Trần Trọng Kim, mà chỉ ghi lại những phần mình thích, bỏ đi những phần bị coi là mất “khí thế” hay không oai hùng, biến hoá nhiều đoạn và thêm huyền thoại vào làm cho sử không còn là thực sử nữa! Một vài thí dụ cụ thể:

(1) Khi viết về vua Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, các “sử gia” ta chỉ ghi lại “Bình Ngô Đại Cáo” và giấu đi tờ biểu thê thảm mà Lê Lợi dưng lên vua Minh xin phong vương. Trong vụ Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, các “sử gia” ta cũng chỉ ghi lại “Hịch Đánh Trịnh” của Nguyễn Hữu Chỉnh và “Hịch Gọi Đò” của Nguyễn Huệ, còn tờ biểu được Nguyễn Huệ dưng lên vua Thanh năn nỉ xin ban sắc phong được coi như không có. Họ cho rằng những tở biểu đó làm mất “khí thế” nên phải loại ra khỏi sử, không nên cho con cháu đọc.

(2) Thiền sư Lê Mạnh Thát đã sửa lại sử, cho rằng không có chuyện Bắc Thuộc lần thứ nhất và Mã Viện đem quân đánh hai Bà Trưng. Trái lại, các đời vua Hùng Vương đã kéo dài ra đến sau Công Nguyên, tức đến khi Phật giáo được truyền vào đất Việt! Việc sửa sử này nhắm mục tiêu chứng minh: “Phật giáo là dân tộc” vì đã du nhập vào Việt Nam từ đời Hùng Vương!

Pháp nạn kinh hoàng (gần như làm cỏ) mà Nguyễn Huệ đã gây ra cho Phật Giáo để có phương tiện tiến đánh quân Thanh, không được ai ghi lại một vài dòng, kể cả các “sử gia” Phật Giáo! Họ chỉ nói đến “Pháp nạn” dưới thời Ngô Đình Diệm!

(3) Tàu xây Ải Nam Quan như thế nào và các diễn biến về sau ra sao, đã được ghi rất tỉ mỉ trong chính sử của Tàu cũng như của ta. Công Ước Thiên Tân ngày 9.6.1885 giữa Pháp và Trung Hoa và các văn kiện đính theo đã gọi Ải Nam Quan là “Porte de Chine” (cửa của Trung Hoa) và vẽ nó nằm trên đất Trung Hoa. Ấy thế mà để “tố cộng”, các “sử gia” và các chiến sĩ chống cộng đã coi những văn kiện lịch sử và pháp lý đó như không có, cũng nhau ngồi “khóc Nam Quan”! Có “đại sử gia” còn biến hoá Ải Nam Quan ra hai phần, một phần nói là của Tàu và một phần nói là của ta, để cho “hợp với lòng dân”!

Bây giờ người Việt ở trong cũng như ngoài nước, gần như nhà nào cũng xem phim Đại Hàn, trong đó có nhiều phim lịch sử, chẳng hạn như Thời Đại Anh Hùng, Những Ngày Đen Tối, Jumong, Bài Ca Sơ Đông, Đại Hiệp Sĩ, v.v. Qua các bộ phim này, chúng ta thấy người Đại Hàn đã diễn tả rất trung thực lịch sử của họ: thời kỳ nào cường, thời kỳ nào nhược, những sự rối loại trong cung đình, những thủ đoạn gian ác áp chế dân lành của các quan lại phong kiến, những phương thức mà cha ông họ đã dùng để chống ngoại xâm… Nhờ diễn tả lịch sử một cách trung thực như vậy, người Đại Hàn ngày nay đã rút được kinh nghiệm lịch sử để xây dựng một đất nước Đại Hàn tốt đẹp hơn. Trái lại, sử của người Việt đã bị hai bên đối nghịch biến chế theo sở thích và theo nhu cầu chính trị, làm sao có thể dựa vào đó để rút kinh nghiệm của cha ông được?

NƯỚC TA KHỞI TỪ BÊN TÀU?

Theo truyền thuyết và dã sử, thời kỳ Hồng Bàng bắt đầu từ năm 2879 trước Tây lịch, thuộc niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Địa bàn của Việt Nam dưới thời Kinh Dương Vương nằm ở tận bên Tàu, rất rộng lớn: Phía bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía đông là Đông Hải, phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên), và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành).

Nước Chiêm Thành lúc đó nằm ở đâu? Bộ “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu đã ghi lại như sau:

“Chiêm Thành: phiá đông giáp bể, phía Tây đến Vân Nam, phía nam giáp Chân Lạp, phía bắc liền Annam, phía đông bắc đến Quảng Đông...

Thật ra, phải đến thế kỷ thứ 13, nước ta mới có quan viết sử, nên những điều xẩy ra trước đó đều được chép lại theo tục truyền, không biết đúng được bao nhiêu phần trăm. Nhưng chắc chắn người Việt ngày xưa ở tận bên Tàu, sau đó trụt dần xuống phía nam. Tại sao như vậy? Cụ Trần Trọng Kim giải thích:

“Người nòi gióng Việt Nam ta mỗi ngày một nẩy nở ra nhiều, mà ở phía bắc đã có nước Tàu cường thịnh, phía tây thì lắm núi nhiều rừng, đường đi lại không tiện, cho nên mới theo bờ biển lấn xuống phía nam, đánh Lâm Ấp, dứt Chiêm Thành, chiếm đất Chân Lạp, mở ra bờ cỏi bây giờ.”

Đây là kiểu “Dùi đánh đục thì đục đánh săng (gỗ)” hay “Cá lớn nuốt cá bé”.

ĐỒNG TRỤ NẰM Ở ĐÂU?

Nước ta có ranh giới đầu tiên với nước Tàu là do Mã Viện ấn định. Lịch sử kể lại rằng dưới thời Đông Hán, năm 41 sau Tây lịch, vua Quang Vũ của Tàu sai Mã Viện làm Phục Ba Tướng Quân, sang đánh Trưng Vương, đem đất Giao Chỉ về lại cho nhà Hán (Thiền sư Lê Mạnh Thát nói chuyện này không có!). Mã Viện dời phủ trị về Mê Linh và dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới, khắc sáu chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nghĩa là cây đồng trụ gãy thì người Giao Chỉ mất. Người Giao Chỉ đi qua dưới chân cột đồng ấy cứ lấy đá bồi đắp lên mãi thành gò đống cao, vì sợ cột đồng ấy bị đổ gãy.

Nhưng cột đồng này đã được dựng ở đâu?

Theo “Lĩnh Ngoại Đại Đáp” của Tàu (đời Đường) và “An Nam Chí Lược” của Lê Tắc, cột này được dựng ở Khâm Châu, trong vùng hang động Cổ Sâm.

Khâm Châu là một châu của Tàu nằm sát biên giới với Giao Chỉ, còn Cổ Sâm là một động của ta nằm sát biên giới Tàu.

Sách “Vân Đài Loại Ngữ” của Lê Quế Đường (tức Lê Qúy Đôn) có ghi: “Giữa đỉnh núi Phân Mao ở Khâm Châu có cột đồng to độ hai thuớc. Có lẽ đây là Mã Tống dựng lên.

Núi Phân Mao (Phân Mao lĩnh) ở đâu?

Sách “Dư Địa Chí” của Nguyễn Trãi viết:

Vân Cừ, Kim Tiêu, Phân Mao ở về Yên Bang (sau tránh húy đổi làm Yên Quảng). Vân Cừ là tên sông, tên khác của sông Bạch Đằng, Tiền Ngô Vương bắt Hoằng Tháo, Hưng Đạo Vương bắt Ô Mã Nhi đều ở đây. Phân Mao là tên núi, Kim Tiêu là cột đồng. Ở phía Tây lộ Hải Đông 300 dặm có đèo Phân Mao, ở nửa đèo có cột đồng của Mã Viện dựng, lớn chừng ba thước.

(Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi toàn tập, bản dịch của NXB KHXH – Hà Nội, tr. 202)

Sách “Gia Khánh Trùng Tu Nhất Thống Chí”  của Nhà Thanh cho biết: Núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu (nay là đất tỉnh Quảng Đông). Năm Tuyên Đức thứ 2 (1427) thời Minh, núi ấy thuộc vào châu Tân An của Giao Chỉ. Đến năm Gia Tĩnh thứ 21 (1542) Mạc Đăng Dung hàng, mới thuộc về nước Tàu.

Đồng trụ nếu to 2 thước ta (theo Lê Qúy Đôn) hay 3 thước ta (theo Nguyễn Trải) thì cũng rất lớn. Mỗi thước ta bằng 0,425 mét. Như vậy 2 thước là 0,850 mét và 3 thước là 1,275 mét.

Về sau, cả người Tàu lẫn người Việt đều không biết rõ đồng trụ nói trên nằm ở đâu. Sách “Khâm Định Việt Sử Thương Giám Cương Mục” có cho biết năm 1272, nhà Nguyên đã sai Ngột Lương sang Việt Nam hỏi giới mốc đồng trụ ngày trước ở đâu. Vua Trần Thánh Tôn đã sai viên phái Lê Kính Phu đi hội đồng khám xét. Lê Kính Phu tâu với Nhà Nguyên: “Chỗ cột đồng do Mã Viện dựng lên lâu ngày bị chìm lấp, nay không thể biết ở chỗ nào được”. Việc đó sau cũng thôi. (Quyển VII, tr. 219).

Thật ra, Mã Viện không phải chỉ dựng một đồng trụ ở Cổ Sơn. Ông đã mở mang bờ cỏi của nhà Hán, dựng lên một đồng trụ ở Đèo Ngang (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình) và hai đồng trụ ở Bình Định. “Phương Đình Dư Địa Chí” của Nguyễn Văn Siêu cho biết: Sách Tần Thư Điạ Lý Chí ghi: Ở quận Nhật Nam có cột đồng từ đời Hán dựng làm địa giới. Sách Lâm Ấp Ký chép: Phía tây quận Nhật Nam có nước Tây Đồ Di, Mã Viện qua đất này dựng hai cột đồng nêu bờ cỏi nhà Hán.

Quận Nhật Nam lúc đó gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định ngày nay (có tài liệu cho là đến tận cửa Đại Lãnh, Phú Yên). Vùng này là bắc Chiêm Thành.

Nhìn lại, nếu đồng trụ do Mã Viện dựng để phân ranh giới Việt – Trung mà còn thì nó cũng đã nằm trên đất Tàu, vì năm 1540 Mạc Đăng Dung đã giao vùng đất Cổ Sơn, nơi có đồng trụ, cho Trung Hoa rồi.

MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI PHONG KIẾN

Nhiều người tưởng rằng, trong lịch sử, cha ông chúng ta luôn kiên cường dựng nước và giữ nước, không để mất một tấc đất nào. Thực tế không phải như vậy. Ngoài việc bỏ Hồ Nam, Quảng Đông và Quảng Tây chạy xuống Bắc Việt hiện nay, cha ông chúng ta còn phải chịu bị mất đất rất nhiều lần.

Mặc dầu Mã Viện đã dựng đồng trụ ở Phân Mao để đáng dấu ranh giới giữa Giao Chỉ và nước Tàu, những việc phân định ranh giới giữa hai nước không dễ dàng vì biên giới rất rộng lớn. Mỗi lần có tranh chấp, vua hay quan Tàu đều giàng quyền quyết định phần nào thuộc Tàu và phần nào thuộc ta.. Thí dụï năm 1442, nhà Minh gởi dụ cho vua Lê Thái Tông, nói rằng Chiêm Lãnh và Như Tích là thuộc Châu Khâm của Trung Quốc, do Hoàng Khoan cai quản, nên phải trả lại cho Trung Quốc. Năm 1547, Đô Đốc Mã của nhà Thanh gởi thư cho Chúa Trịnh và nói: “Từ Sa Châu trở ra ngoài đến Phân Mao - Đồng Trụ là đất của quý quốc cày cấy chăn nuôi từ lâu, cho về An Nam”.

Ngoài chuyện tranh chấp về vùng biên giới, các vua và quan Tàu luôn tìm cách chiếm thêm đất của nước ta. Tạm bỏ qua “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” đi, chúng ta thấy từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 18, dưới các triều đại của Trung Quốc từ Tống, Nguyên, Minh đến Thanh đều đem quân xâm lấn Đại Việt. Nhà Tống xâm chiếm 2 lần, nhà Nguyên 3 lần, nhà Minh và nhà Thanh mỗi vương triều một lần. Ngoài những cuộc xâm chiếm đại quy mô như thế, các triều đại Trung Quốc cũng thường tìm cách cướp đất của người Việt ở vùng biên giới. Sau đây là một số thí dụ cụ thể:

1.- Mất hai động Vật Ác và Vật Dương.

Dưới thời nhà Tống, Quách Quỳ đã chiếm 4 châu và một huyện của Đại Việt là Quảng Nguyên,  Quang Lang, Tô Mậu, Môn, và Thuận châu. Sau đó, năm 1057 Nùng Tôn Đàn nộp động Vật Ác và năm 1064 Nùng Trí Hội nộp thêm động Vật. Dương. Vua Lý Nhân Tông phái sứ qua thương lượng nhiều lần, vua Tống chỉ chịu trả cho 4 châu và một huyện, nhưng không trả hai động Vật Ác và Vật Dương.

2.- Mất 59 thôn ở Cổ Lâu

Năm 1401, khi Hồ Hán Thương được Hồ Quý Ly nhường ngôi, đã sai sứ sang xin vua nhà Minh phong vương. Vua Thánh Tổ nhà Minh nghe tin ở An Nam đang có chuyện lộn xộn nên cho điều tra và biết được Hồ Quý Ly đã cướp ngôi nhà Trần. Nhà Minh muốn nhân cơ hội này đem quân sang chiếm nước An Nam, lấy lý do là để hạch tội Hồ Quý Ly. Khởi đầu, vào năm 1405 nhà Minh sai sứ sang đòi lại đất Lộc châu, tức Lộc Bình thuộc tỉnh Lạng Sơn ngày nay, viện lý do đất này trước đây thuộc châu Tự Minh của tỉnh Quảng Tây. Lúc đầu Hồ Quý Ly không chịu, nhưng thấy áp lực của nhà Minh quá nặng nên Hồ đã sai quan hành khiển là Hoàng Hối Khanh đến dàn xếp. Hoàng Hối Khanh quyết định cắt 59 thôn ở Cổ Lâu nhường cho Tàu. Hồ Quý Ly thấy cắt nhiều quá, có mắng Hoàng Hối Khanh. Tuy đã nhún nhường như thế, nhà Minh vẫn không chịu, đem binh qua chiếm nước ta.

3.- Mạc Đăng Dung giao hai châu và 4 động cho Tàu

Theo cuốn “Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí” của Phan Huy Chú, năm 1540 khi Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh, đã trao trả 2 châu và 4 động cho nhà Minh. Hai châu là Như Tích và Chiêm Lãng, và 4 động là Tê Phù, Kim Lạc, Cổ Sâm và Liêu Cát. Các lãnh thổ này được sát nhập vào châu Khâm của Tàu. Nhưng Mạc Đăng Dung không được nhà Minh phong vương mà chỉ phong làm Đô Thống Sứ.

4.- Mất 13 châu và 3 động.

Năm 1684, thổ quan huyện Khai Hóa của tỉnh Vân Nam đem quân chiếm ba động Vị Xuyên, Bảo Lạc và Thủy Vĩ thuộc tỉnh Tuyên Hưng của ta. Chúa Trịnh Thuận Đức cho sứ qua đòi lại nhưng nhà Thanh không trả.

Năm 1698 thổ quan tỉnh Vân Nam lại chiếm thêm ba động Ngưu Dương, Hồ Điệp và Phổ Viên thuộc tỉnh Tuyên Quang. Sứ thần Nguyễn Đăng Đạo đến Trung Quốc xin vua Khang Hy trả lại, nhưng vua từ chối. Chúa Trịnh Bính lại phái sứ khác qua nhà Thanh xin xem lại vụ này, nhưng quan Tuần Phủ Quảng Tây không cho đi. Từ đó, ba động này kể như mất luôn.

Năm 1781, dưới thời Tây Sơn do Nguyễn Nhạc lãnh đạo, Hoàng Công Thư đã đem 10 châu của nước Việt nộp cho Tổng Đốc tỉnh Vân Nam. Triều đình ta gởi thư yêu cầu Tổng Đốc Vân Nam xét lại biên giới. Tổng Đốc Vân Nam trả lại thư và nói rằng biên giới tự nhiên không cần vạch lại.

Trên đây là một số vụ mất đất điển hình trong thời phong kiến.

MẤT ĐẤT DƯỚI THỜI XHCN

Có thể nói, nếu không có Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta, khó mà ấn định được đường ranh giới hợp lý và khoa học trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và Trung Hoa.

Sau nhiều lần thương lượng rất gay cấn, kể cả dùng sức mạnh quân sự, ngày 9.6.1885 nhà cầm quyền Pháp và Trung Hoa đã ký Công Ước Thiên Tân về biên giới Việt – Trung được gọi là “Hiệp Ước Hòa Bình, Hữu Nghị và Thương Mại” (Traité de Paix, d'Amitié, et de Commerce). Công ước này đã được bổ túc do công ước ngày 26.6.1887 và công ước ngày 20.6.1895.

Mặc dầu có những hiệp ước ấn định ranh giới một cách rõ ràng nói trên, kể từ năm 1954, sau khi Pháp rút khỏi miền Bắc, Trung Quốc bắt đầu xâm phạm biên giới Việt Nam. Những vụ xâm phạm này đã được nhà cầm quyền Hà Nội ghi rõ trong tập “Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”, do nhà xuất bản Sự Thật của Hà Nội xuất bản năm 1979, sau khi Trung Quốc đem quân “dạy cho Việt Nam một bài học.” Trong “Lời Nhà Xuất Bản”, nhà xuất bản Sự Thật nói rõ đây là toàn bộ “Bị vong lục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc nhà cầm quyền Trung Quốc gây khiêu khích, xâm lăng lãnh thổ Việt Nam ở vùng biên giới”.

Vì tập sách khá dài, chúng tôi chỉ ghi lại những điểm chính. Trong phần “Tình hình Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam từ năm 1954 đến nay”, nhà cầm quyền Hà Nội cho biết thủ đoạn lấn chiếm đất của Trung Quốc như sau:

(1) Từ xâm canh, xâm cư, đến xâm chiếm đất (tr. 8).

(2) Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữa nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam (tr. 10).

(3) Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam (tr. 11).

(4) Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc (tr. 12).

(5) Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới, điển hình là đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53), nơi chúng định chiếm một phần thác Bản Giốc và cồn Pò Thông (tr.14)...

Sau đây là một số trích đoạn được trích dẫn:

1.- Từ xâm canh, xâm cư đến xâm chiếm đất.

Tài liệu cho biết:

“Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.”

Một thí dụ cụ thể: Từ năm 1956 phía Trung Quốc tìm cách nắm số dân Trung Quốc sang làm ăn ở Trình Tường bằng cách cung  cấp cho họ các loại tem phiếu mua đường, vải và nhiều hàng khác, đưa họ vào công xã Đồng Tâm thuộc huyện Đông Hưng, khu tự trị Choang-Quảng Tây. (tr. 8 và 9)

2.- Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.

“Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã đề nghị Chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét...” (tr.10)

3.- Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.

“Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.

“Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 20.2.1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc... (tr.11 và 12).

Trên đây chỉ là một vài thí dụ cụ thể. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này sau.

LỆNH PHẢI GIỮ ĐẤT

Năm 1473 khi Lê Duy Cảnh, Thái bảo kiến dương bá, đi trấn giữ ở vùng biên giới giáp với tỉnh Quảng Tây, vua Lê Thánh Tông đã trao cho ông một sắc dụ, trong đó viết:

Một thước núi, một tấc sông của ta không nên vứt bỏ, ngươi nên cố cãi, chớ cho họ lấn dần, nếu họ không nghe, còn có thể sai quan sang xứ Bắc triều bày tỏ phải trái. Nếu ngươi dám lấy một thước, một tấc đất của Thái Tổ mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di.

Lữ Giang


Sự chuẩn bị kỹ càng, bước đi thận trọng vì lợi ích dân tộc

Xây dựng đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc hòa bình

Tôi từ Viện nghiên cứu chiến lược ra công tác tại A47 khi Đảng ta vừa thông qua “Chiến lược An ninh quốc gia”. Đây là lần đầu tiên Đảng ra Nghị quyết chuyên về vấn đề này.

“Chiến lược An ninh quốc gia” cần có một bộ phận chuyên trách nên bước đầu tập hợp một số cán bộ của các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao thành bộ phận A47 để nghiên cứu về cơ cấu tổ chức.

Bộ phận đó trực tiếp phụ trách là ông Nguyễn Đình Hương và chỉ đạo là ông Lê Khả Phiêu khi đó là Tổng Bí thư

Những năm đó cuộc khủng hoảng tài chính châu Á kéo dài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trong nước. An ninh chính trị nội bộ không được thuận lợi. Các vụ biểu tình khiếu kiện lan rộng, nổi lên là các huyện ở Thái Bình.

Mặc dù có nhiều yếu tố không thuận lợi nhưng kinh tế trong nước vẫn phát triển ổn định, Việt Nam đã chuyển vị thế từ nước kém phát triển sang nhóm nước đang phát triển,..dự trữ ngoại tệ trong nước tăng cao.

Lúc đó có 2 nhiệm vụ quan trọng đặt ra là phải ký được hiệp định Biên giới Việt - Trung và Hiệp ước thương mại Mỹ - Việt.

Sự chuẩn bị kỹ càng, bước đi thận trọng vì lợi ích dân tộc - ảnh 1
"Anh Phiêu có quan điểm rất rõ ràng, lúc ấy các đồng chí Cố vấn cũng rất đồng tình, đưa ra Bộ Chính trị, đưa ra Ban Chấp hành Trung ương bàn đều thống nhất phải sớm ký kết Hiệp định biên giới với Trung Quốc, giải quyết việc cắm mốc biên giới" - ông Phạm Thế Duyệt.

Về Hiệp định Biên giới Việt - Trung.

Theo ông Trần Công Trục lúc đó là trưởng Ban biên giới Chính phú, để có được cơ sở pháp lý cho việc đàm phám hai bên phải thống nhất biên giới hai nước phải dùng bản đồ nào để phân định? Và cuối cùng đã thống nhất là dùng Công ước Pháp - Thanh 1887, 1895 là cơ sở pháp lý rõ ràng nhất, hiện đại nhất. Đây có thể dùng làm cơ sở để tiếp tục đàm phán, tiến tới hoạch định, đàm phán và xác lập đường biên giới chính thức, cụ thể, chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi đã chấp nhận được nguyên tắc đầu tiên này, hai bên mới tiến hành ký kết thỏa thuận về nguyên tắc đàm phán thì cả hai bên phải tuân thủ.

Thật ra Công ước Pháp - Thanh và những mốc biên giới đã cắm từ lâu, theo lịch sử đã có sự xê dịch và có nhiều mốc đã không còn. Trải qua năm tháng có lúc hai bên bà con hữu hảo còn làm nương lấn sang nhau. Lại có những cột mốc đã bị di dời do nhiều lý do. Đặc biệt sau này dân TQ thường lợi dung để di dời cột mốc sâu vào đất ta.

Hai bên sau khi đối chiều bản đồ, nếu những cột mốc, những vùng đất đã thống nhất thì mọi chuyện dễ dàng. Còn lại những vùng đất hai bên không thống nhất được mới đi đến đàm phán. Trong đàm phán cái nào dễ thì đàm phán trước, khó thì đàm phán sau và những nơi “nhạy cảm" thì để sau cùng. Vùng đất mà hai bên còn ý kiến khác nhau lên đến hàng mấy trăm km2. 

Từ năm 1993 đến 1999, về đàm phán trên bộ đã có 7 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 16 vòng đàm phán cấp chuyên viên, 3 vòng Nhóm soạn thảo Hiệp ước.

Chúng tôi lúc đó công tác tại Bộ Quốc phòng là những người có nhiệm vụ theo dõi các cuộc đàm phán. Đây là bộ phận chuyên nghiên cứu tình hình trên bàn đàm phán, nghiên cứu tài liệu để đối chiếu kết quả đạt được, dư luận trong và ngoài nước…từ đó đưa ra đánh giá nhận định, tham mưu cho lãnh đạo.

Theo Tiến sĩ Hoàng Trọng Lập lúc đó là Phó Ban Biên giới Chính phủ trưởng đoàn đàm phán cấp chuyên viên, cuộc đàm phán có sự chỉ đạo rất chặt chẽ. Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ là thứ trưởng Vũ Khoan. Và vào giai đoạn cuối, đàm phán diễn ra căng thẳng, với mật độ dày đặc. Nhóm Công tác Liên hợp về biên giới trên bộ của Việt Nam gồm các cán bộ cấp vụ và chuyên gia của các Bộ ngành Ngoại giao, Quốc phòng, Biên giới, Công an, Biên phòng, Địa chính, Nông nghiệp, Đại diện lãnh đạo các tỉnh biên giới Việt - Trung v.v.

Càng gần đến ngày ký Hiệp ước, các vòng đàm phán càng diễn ra dài hơn, căng thẳng hơn. Vòng đàm phán cuối cùng còn 7 khu vực quan trọng như Cửa khẩu Hữu Nghị, thác Bản Giốc, cửa sông Bắc Luân... vẫn chưa giải quyết được, đoàn chuyên viên Việt Nam giữ nguyên phương án của mình báo cáo Đoàn đàm phán Chính phủ.

Như vậy việc đàm phán biên giới diễn ra trong nhiều năm với sự tham gia của nhiều cấp, có tham khảo cả chính quyền địa phương và người dân ở thực địa v.v.

Theo ông Phạm Thế Duyệt, lúc đó là Thường vụ thường trực Bộ Chính trị, ông Duyệt cho rằng: Thời gian gặp rất nhiều khó khăn phải giải quyết một vấn đề có tính lịch sử, chịu trách nhiệm trước lịch sử.

Sự chuẩn bị kỹ càng, bước đi thận trọng vì lợi ích dân tộc - ảnh 2
Ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ - một trong những người trực tiếp tham gia quá trình đàm phán ký kết Hiệp định Biên giới Việt - Trung.

Ông đánh giá về ông Lê Khả Phiêu, nếu không có thái độ xử lý dứt khoát thì làm sao đất nước yên bình, ổn định được. Anh Phiêu có quan điểm rất rõ ràng, lúc ấy các đồng chí Cố vấn cũng rất đồng tình, đưa ra Bộ Chính trị, đưa ra Ban Chấp hành Trung ương bàn đều thống nhất phải sớm ký kết Hiệp định biên giới với Trung Quốc, giải quyết việc cắm mốc biên giới.

Chúng tôi vẫn nhớ những vị trí quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, ý nghĩa về lịch sử đàm phán không phải một vài lần là xong, có vị trí đàm phán ròng rã hàng năm trời. Thác Bản Giốc, cửa Hữu nghị quan, Bãi Tục Lãm là 3 nơi mà sự giằng co quyết liệt nhất. Chúng tôi tập hợp thông tin cả thực tế, dư luận, đánh giá và gửi lên lãnh đạo để tham khảo.

Về vấn đề này ông Phạm Thế Duyệt cho rằng: Những chỗ khó khăn như là bãi Tục Lãm hay là Thác Bản Giốc mà sau này dư luận hay bàn tán thì cũng đều được bàn rất kỹ lưỡng, có những lúc còn có những ý kiến băn khoăn thắc mắc trong nội bộ Trung ương thì anh Phiêu giao cho tôi mời các đồng chí lãnh đạo các tỉnh biên giới về Hà Nội họp để trao đổi thẳng thắn, trình bày rõ với Trung ương, phương án xử lý phải thế này thế kia, nó có cơ sở pháp lý, có đạo lý, trên nguyên tắc độc lập chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ được đặt lên cao nhất. Không có chuyện thiếu cẩn thận hay không cương quyết bảo vệ chủ quyền của quốc gia như nhiều ý kiến sau này phán xét.

Cho đến nay viêc ký kết Hiệp định biên giới Việt - Trung và tiếp theo là Vịnh Bắc bộ là một thắng lợi đảm bảo cho đất nước được bình yên, tập trung vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Việc ký kết sau này đã được đoàn đàm phán báo cáo Quốc hội. Theo Tiến sĩ Hoàng Trọng Luật, người báo cáo về việc ký kết Hiệp định trước Quốc hội thì nhiều đại biểu hỏi và đoàn đàm phán đã trả lời một cách rõ ràng khoa học và thuyết phục, được các đại biểu đồng tình.

Sau này bọn phản động nước ngoài lu loa rằng ta đã phải nhượng cho Trung Quốc mấy trăm km2, số km2 đó còn lớn hơn diện tích hai bên khi đối chiếu bản đồ chưa thống nhất thì là cả là câu chuyên nực cười. Thực chất sau khi đối chiếu bản đồ giữa ta và Trung Quốc, số lệch nhau chỉ 227 km2 và khi ký kết hai bên đã thống nhất: Việt Nam 113km2, Trung Quốc 114 km2.

Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ

Đây là Hiệp định cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, không phải là ý kiến về nội dung Hiệp định mà là thời gian chậm ký. Họ cho rằng lùi gần hai năm mà những điều đạt được không được bao nhiêu trong khi Việt Nam mất cơ hội…

Như phần trên, lúc đó đang công tác tại Viện Nghiên cứu chiến lược của Bộ Quốc phòng, chúng tôi là bộ phận chuyên theo dõi về việc đàm phán. Cũng như Hiệp định Biên giới Viêt - Trung, Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa kỳ cũng đàm phán nhiều năm, qua nhiều vòng rất quyết liệt.

Việt Nam có nhiều bộ phận, nhiều chuyên gia giỏi về kinh tế, có kinh nghiệm đàm phán tham gia. Phải thừa nhận rằng cho đến những ngày cuối chuẩn bị ký, các điều khoản hầu như đều được thống nhất. Duy nhất có những điều khoản liên quan đến an ninh quốc gia, an ninh tiền tệ vẫn còn có ý kiến khác nhau về tỷ lệ góp vốn.

Để đảm bảo cho thật khách quan trước khi ký, những người có trách nhiệm cao nhất đã thống nhất cần phải lấy ý kiến 3 bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao. Cụ thể các bộ phải tổ chức nghiên cứu Hiệp định, hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia.

Riêng Bô Quốc phòng giao cho Viện nghiên cứu chiến lược nghiên cứu và tổ chức Hội thảo. Các ý kiến đều thống nhất cần hạ thấp tỷ lệ góp vốn phía Mỹ với tỷ lệ 49/51 để đảm bảo an ninh. Một số điều khoản khác cũng cần cân nhắc. Và cuối cùng là báo cáo đề xuất ý kiến: Ký hay chưa ký, chưa ký thì đàm phán thêm những nội dung gì? Trong 3 bộ được hỏi ý kiến thì có đến 2 bộ là đồng ý tạm dừng việc ký kết để đàm phán thêm một số nội dung. Cuối cùng Bộ Chính trị đồng ý tạm dừng ký hiệp đ

Sự chuẩn bị kỹ càng, bước đi thận trọng vì lợi ích dân tộc - ảnh 3
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch phát biểu với một số nhà báo tối 4/2/1994, tại một sự kiện được tổ chức tại Hà Nội nhân việc Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. (Nguồn: TTXVN)

Thật ra điều kiện lúc đó chúng ta mới hội nhập với thế giới, một số lĩnh vực quan trọng như: An ninh tiền tệ, an ninh internet, lĩnh vực chứng khoán…còn rất mới mẻ. Việc hội thảo khoa học, lấy ý kiến chuyên gia cũng là điều hết sức đúng đắn và cần thiết khi đã có nội dung dự thảo để chuẩn bị ký. Đây là phát huy trí tuệ để tạo nên sức mạnh

Đánh giá về việc này ông Phạm Thế Duyệt nhận định: “Tổng Bí thư phải lắng nghe ý kiến của các bộ ngành, của Chính phủ để có đủ cơ sở đưa ra chủ trương. Cho nên chỉ trong một thời gian không lâu chúng ta vượt qua được khủng hoảng kinh tế đưa kinh tế đất nước phát triển, năm 2000 ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ. Cái đó không thể không kể đến công lao của đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, không thể xem nhẹ công lao của anh Phiêu được”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong buổi lễ trao tặng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đánh giá: Trên cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí đã cùng tập thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đạt nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kém khả năng điều khiển 2 Thiết giáp BTR-80 cháy động cơ, đội tuyển Hóa học Việt Nam chịu thiệt phải đền hàng triệu đô cho Nga

Việc cả hai chiếc xe thiết giáp chở quân BTR-80 cùng gặp sự cố đã ảnh hưởng lớn kết quả thi đấu của đội tuyển Binh chủng Hóa học Việt Nam tham gia cuộc thi 'Môi trường an toàn' trong khuôn khổ hội thao quân sự Army Games 2020.

Theo báo QĐND, ngay sau khi lễ khai mạc hội thao Army Games 2020 diễn ra (ngày 23/8), tại thao trường Pesochnoe (thành phố Kostroma, Liên bang Nga) đã diễn ra phần thi "Môi trường an toàn" dành cho lực lượng phòng chống hóa học Quân đội các nước. Tham gia phần thi này lần đầu tiên, đội tuyển Binh chủng Hóa học Việt Nam trang bị nhiều loại khí tài lần đầu tiên được "dùng thử", đặc biệt là xe thiết giáp chở quân hiện đại BTR-80 (trong nước ta chỉ có tới loại BTR-60PB) - Ảnh: QĐND

Việc lần đầu tiếp xúc với dòng xe thiết giáp mới tạo ra một thách thức lớn với bộ đội Hóa học Việt Nam khi chúng ta chỉ có khoảng 1 tuần làm quen với dòng xe mới để tham gia vào các bài thi rất phức tạp. Theo quy chế, 2 kíp xe sử dụng xe BTR-80 đua tài trên 2,5 vòng thao trường với tổng độ dài 5.500m, trên các vòng đua bố trí rất nhiều vật cản và các nội dung chuyên ngành phòng hóa như trinh sát, dò tìm nguồn phóng xạ, tiêu tẩy. Sau khi hoàn thành các thử thách trên BTR-80, toàn kíp xe sẽ bị vắt kiệt thể lực trong bãi vật cản thể lực dài 550m, trong đó có nhiều vật cản khó và mang tính rủi ro cao như đi trên dây cáp vượt sông và cầu thăng bằng - Ảnh: Vitaly-Kuzmin

Thật vậy, trận thi đầu tiên của đội tuyển Hóa học không những gặp thách thức về trang bị mà còn phải chịu thiệt vì khí tài. Dù đã được lựa ra 2 trong 3 chiếc xe trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất, ở vòng đua thứ 2 cùng đội tuyển Trung Quốc, chiếc xe thiết giáp BTR-80 của đội Việt Nam bị cháy động cơ dù ta đang có thuận lợi khi bám đuổi đội bạn sát nút - Ảnh: QĐND

Ở lượt thi sau, kíp xe của Đội tuyển Hóa học QĐND Việt Nam tiếp tục không gặp may mắn khi chiếc xe có tình trạng kỹ thuật tốt nhất của đội gặp sự cố ngay ở vạch xuất phát, không thể khởi động. Sự lựa chọn duy nhất cho đội tuyển vào thời điểm này là tiếp tục sử dụng xe dự phòng để thực hiện bài thi. Như vậy, trong cả 2 lượt thi của cả 2 kíp xe, đội tuyển Hóa học đều không gặp may mắn và phải sử dụng sự lựa chọn không tối ưu để thi đấu. Kết thúc ngày thi đầu tiên, Đội tuyển có kết quả thi đấu không được như kỳ vọng. Nước chủ nhà LB Nga và đội tuyển Belarus lần lượt xếp thứ 1 và 2 - Ảnh: QĐND

Nói thêm về BTR-80, đây là dòng xe thiết giáp chở quân chủ lực của Quân đội Nga hiện nay dù cho Moscow đã có thêm các lựa chọn mới như BTR-82A hay Boomerang. Dòng xe này là sự phát triển cao hơn và là kế thừa từ thế hệ BTR-60PB (Việt Nam đang sử dụng) và BTR-70, chúng khắc phục các nhược điểm và cải tiến tốt hơn nữa về giáp, tính cơ động - Ảnh: Wikipedia

Ra đời dưới thời Liên Xô, ước tính 5.000 chiếc BTR-80 được chế tạo từ năm 1984 tới tận ngày nay với vô số các phiên bản dùng cho mục đích không chỉ chở quân mà còn trinh sát, cứu hộ, chỉ huy chiến trường.. - Ảnh: Vitaly Kuzmin

Về thiết kế chở quân, dòng BTR-80 khắc phục hoàn toàn nhược điểm đổ quân mà BTR-60PB (đổ bộ từ nóc xe không được che chắn tốt) hay BTR-70 (thiết kế cửa đổ bộ hông quá nhỏ) - Ảnh: Wikipedia

Phân đội bộ binh kèm xe có thể rời xe dễ dàng ngay cả khi xe đang chạy nhờ thiết kế cửa hông kiểu vỏ sò lớn mở ngược lên trên (phần dưới mở ra tạo thành bậc lên xuống) - Ảnh: Wikipedia

Kíp lái của chiếc xe gồm 3 người và chở thêm được 7 lính trong xe và "vô tội vạ" trên nóc xe khi cần thiết - Ảnh: Cận cảnh cabin đơn giản của BTR-80 - Ảnh: Wikipedia

BTR-80 trang bị động cơ diesel KamAZ-7403 260 mã lực, tăng áp V-8, làm lạnh bằng nước, đây là một sự cải tiến về động cơ so với các động cơ xăng dùng cho BTR-60 và BTR-70. Xe đạt tốc độ tối đa 80-90km/h, có thể leo dốc tới 60% và vượt chướng ngại vật thẳng đứng cao 0,5 m - Ảnh: Wikipedia

Khả năng bơi của BTR-80 “miễn bàn” – tốc độ hơn 10km/h, thân kín nước, có thể bơi trên biển, bơi từ các tàu đổ bộ vào bờ biển - Ảnh: Wikipedia

Thực tế chiến đấu đã chứng minh BTR-80 hoạt động cực kỳ hiệu quả trong vùng địa hình đồi núi gập ghềnh, cung cấp hỏa lực hỗ trợ đáng kể cho phân đội bộ binh mang vũ khí nhẹ chuyên chở trong xe. Với ụ súng máy 14,5mm KPVT trên tháp pháo có góc tà đạt tới 60 độ và kính ngắm quang học 1PZ-2 kiểu mới, xe có khả năng tiêu diệt cả các mục tiêu trên không - Ảnh: Vitaly-Kuzmin

Video Trận thi đấu quả cảm của Đội tuyển Hóa học Quân đội nhân dân Việt Nam - Nguồn: QĐND o­nline

Hoàng Lê


Ải Nam Quan và sự thật về cái gọi là ‘Cộng sản Việt Nam dâng đất cho Tàu’

Các nhân vật chống phá Việt Nam thường nhai đi nhai lại luận điệu: “Bộ Chính Trị Lê Khả Phiêu đã tùy tiện ký nhượng đất đai sông biển của tổ quốc…”.  Sự thật là thế nào?

Ải Nam Quan và sự thật về cái gọi là ‘Cộng sản Việt Nam dâng đất cho Tàu’

Tác giả: Hoàng Nguyên Nhuận

Nguồn: Tuần Báo Văn Nghệ TP HCM số 452 / Sách Hiếm, 2008.

Người Miền Nam thuộc thế hệ của Hoàng tôi mấy ai chẳng một lần lắc lư hụt hẫng khi nghe Nguyễn Văn Đông hỏi “Chiều mưa biên giới anh đi về đâu. Sao còn đứng ngóng nơi giang đầu?” Dù chẳng biết nhạc sĩ này hỏi ai và muốn nói đến biên giới nào, biên giới Việt-Miên, Việt-Lào, Việt-Hoa hay lằn ranh Nam-Bắc?

Biên Giới Nào?

Thiệt tình, với Hoàng tôi, biên giới nào thì cũng thế thôi. Bởi lý cho đến bây giờ Hoàng tôi chỉ thực sự thấy tận mắt hai cái-gọi-là-biên-giới. Thứ nhất, cầu Hiền Lương trên sông Bến Hải do Hiệp định Genève 1954 chọn làm mốc tạm phân chia Nam-Bắc. Thứ hai, lằn mức sóng nước bao la vô hình trên Vịnh Thái Lan khi người tài công chiếc ghe vượt biên chặt cổ con gà thắp hương cúng trước mũi ghe rồi hân hoan bảo: Yên chí! ghe đã vào hải phận quốc tế! Hoàng tôi đâu biết “hải phận quốc tế” chính là lằn ranh của một thế giới mới trong đó Hoàng tôi rồi ra có thể chỉ là một “con thú hoang lạc đàn” như Nam Lộc nghẹn ngào thở than trong bản nhạc Sài Gòn Vĩnh Biệt.

Học trò Việt Nam ai mà chẳng “tụng”: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” và “Đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”. Chẳng đứa nào thèm băn khoăn biên giới phía Bắc của Nam quốc đó lên tận đâu? Thời khuyết sử biên giới đó hình như lên đến tận Triết Giang hay Hồ Nam có đúng không? Lý Thường Kiệt và Quang Trung dựa vào bản đồ nào mà chuẩn bị đòi lại Quảng Đông Quảng Tây?

Hoàng tôi lơ mơ về chuyện biên giới vì nhiều lý do. Thứ nhất, vì lơ mơ về lịch sử và công pháp quốc tế. Hiểu biết về biên giới chung quy đều do ký ức tập thể, lịch sử truyền miệng, sách báo rất lưa thưa mơ màng… Thứ hai, trong thời đại Internet, Star Wars, MAD (mutual assured destruction – bảo đảm chết chùm), WMD (weapons of mass destrucion – chết cả đám), Jihad-Mujaheddeen và toàn cầu hóa kinh tế tài chính này, biên giới trên bộ trên biển có thể đang trở thành lỗi thời lạc điệu. Thật vậy, biên giới nào – ngay cả một hàng rào điện tử kiểu hàng rào McNamara ngày trước, có thể ngăn chận được những bom vi khuẩn phá computer, những tay cướp cạn toàn cầu trong đại công ty ENRON, hay những kẻ liều mạng gây ra vụ 11/9 ở Mỹ? Thứ ba, vì sơn hà quê hương vốn là chuyện có thể nhạy cảm, cục bộ, chủ quan, dễ đúng mà cũng dễ sai. Thảm kịch Miền Đất Hứa của Do Thái-Palestine hôm nay cho thấy một quan niệm quá đáng về đất đai lãnh thổ có thể gây ra những hậu quả kinh hoàng đến mức nào.

Khi phong trào tố khổ “Việt cộng dâng đất cho Trung cộng” xảy ra, Hoàng tôi mới lục lọi sách báo xem có thêm được hiểu biết nào không ngoài chuyện nói lui nói tới trên báo, trên đài, trên Internet vốn đã bị chính trị hóa méo mó đến độ không biết đâu mà phân biệt thực hư. Tài liệu coi như xưa nhất Hoàng tôi có sẵn trong tay là quyển État Actuel du Tunkin, de la Cochinchine et des Royaumes de Cambodge, Laos et Lac Tho của M. de la Bissachère, in năm 1812, tức 44 năm trước khi Pháp-Bồ Đào Nha tấn công Đà Nẵng và 72 năm sau khi Việt Nam phải khổ nhục ký văn kiện đầu hàng gọi là Hòa ước Giáp Thân. Về biên giới Việt-Hoa, de la Bissachère không cung cấp một bản đồ nào cả mà chỉ viết một câu: “… người ta có thể ước đoán rằng Tonkin (hay Đông Kinh) trải dài từ vĩ độ 17 lên đến vĩ độ 23, từ kinh tuyến 118 độ đến kinh tuyến 127 độ 30 phút” (1). So với thực tế biên giới Việt-Hoa hôm nay, ước tính đó hình như chỉ có một điểm khả dĩ chấp nhận đó là vĩ độ 23. Ngoài ra, quyển Vietnam – Places and History do Stewart, Tabori & Chang ấn hành ở New York năm 1998, có in lại ba bản đồ Việt Nam cổ. Bản đồ thứ nhất của anh em Van Langren phát họa năm 1595. Bản đồ thứ hai của P. du Val năm 1686. Và bản đồ thứ ba là của Giám Mục Alexandre de Rhodes (2). Càng xem ba bản đồ này Hoàng tôi càng mù mờ thêm nên đành chào thua. Mặt khác, Nguyễn Xuân Thọ kể rằng ngày 15.12.1883, Thủ Tướng Pháp Jules Ferry từng đề nghị với Đặc sứ nhà Thanh tại Paris hai bên nên thương thuyết về “một đường biên giới chắc chắn” giữa Việt Nam và Trung Quốc để đi đến một vùng trái độn trung lập (3). Không biết chuyện này đi đến đâu nhưng ít ra Hoàng tôi có thể nghĩ rằng cho đến 1883 thì giữa Việt Nam và Trung Quốc chưa có một đường biên giới rạch ròi nào cả.

Vì kinh nghiệm và hiểu biết về biên giới ăn đong như thế, Hoàng tôi không khỏi chới với khi nghe nói đến Hiệp ước Thiên Tân 1885 về phân ranh lãnh thổ và Hiệp ước Brévié 1887 về lãnh hải (4), hoặc khi nghe Thứ Trưởng Ngoại Giao Lê Công Phụng nhắc đến là công ước 1887 và 1895 phân định toàn bộ biên giới Việt-Hoa từ Tây sang Đông trên chiều dài trên dưới 1.300km và đã cắm trên 300 cột mốc, cũng như nội dung hiệp định Việt-Hoa 30.12.1999 về biên giới và hiệp định 25.12.2000 về lãnh hải (5).

Hoàng tôi cứ lao đao vì những câu hỏi như biên giới Việt-Hoa nào, ai phân định biên giới đó, hồi nào? Ải Nam Quan của ai, nằm ở đâu? Thác Bản Giốc ở đâu, của ai? Hang Pác Bó ở đâu? Tại sao chuyện hiệp định biên giới và lãnh hải bây giờ mới đặt ra v.v… và v.v…?

Phát Súng Lệnh của Trần Khuê

Chiến dịch tố khổ “Việt cộng cắt đất dâng cho Trung cộng” hình như khởi sự từ trong nước với những danh tính “đối kháng” quen thuộc… Phát súng lệnh điển hình khởi sự chiến dịch là lá thư ngỏ gửi Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân của Trần Khuê. Trần Khuê viết thư ngày 20/2/2002 trong lúc nhà lãnh đạo Trung Quốc này dự tính đến Việt Nam ngày 27/2/2002 (6). Đã hẳn, Trần Khuê là người đang ở trong nước dễ thu lượm và kiểm chứng các nguồn tin tức tài liệu liên hệ, lại là một người làm công tác nghiên cứu văn hóa, nghĩa là người mà thiên chức trí thức buộc phải nghiêm túc nói có sách mách có chứng. Trần Khuê nghiêm túc đến mức nào?

Trần Khuê nhắc lại chuyện xưa rằng: “…Nếu chúng tôi nhớ không nhầm thì trong dịp tiếp một đoàn đại biểu cao cấp của Việt Nam do Hồ Chủ Tịch dẫn đầu, Mao Chủ Tịch đã thay mặt nhân dân Trung Quốc xin lỗi nhân dân Việt Nam về những lỗi lầm và tai họa mà các triều đại phong kiến đã gây ra cho nhân dân Việt Nam trong quá khứ. Người còn đề nghị và tự tay mình bút phê sửa lại tên cho cửa ải biên giới Việt-Hoa, đổi ba chữ “Trấn Nam Quan” thành “Mục Nam Quan” (7). Trần Khuê không nói hội nghị thượng đỉnh ấy xảy ra ở đâu, năm nào. Điều khiến Hoàng tôi phân vân là tại sao Mao Trạch Đông vừa xin lỗi Hồ Chí Minh về những tội ác phong kiến rồi lại tái phạm ngay lỗi lầm phong kiến đó khi tự tiện cầm bút sửa chữ Trấn thành chữ Mục trên ải Nam Quan mà không hề trao đổi hay lịch sự hỏi qua ý kiến Hồ Chí Minh, như thể Trung Quốc là chủ nhân của Trấn Nam Quan vậy?

Ải Nam Quan Nào?

Băn khoăn đó chưa được giải tỏa thì Hoàng tôi lại nhận được tờ Pháp Âm số 72, tháng 1/2002 phát hành từ Canada của Hòa Thượng Tâm Châu. Bìa sau của tờ báo đăng một bức hình với chú thích: “Cửa Ải Nam Quan. Biên giới Việt Nam & Trung Quốc từ nhiều đời. Nay tập đoàn Cộng sản Việt Nam nhượng cho Trung Cộng và còn nhượng thêm vào nội địa Việt Nam chừng 5 cây số”.

Hòa Thượng Tâm Châu cao tăng đức trọng, lời Hòa Thượng hẳn phải là “chân như” chứ không thể có chuyện “sắc tức thị không, không tức thị sắc”, râu ông nọ cắm cằm bà kia, Hòa Thượng bảo cửa ải Nam Quan tức thị là cửa ải Nam Quan, mất thêm 5 km tức thị là mất thêm 5km. Biên giới Việt-Hoa dài ngót 1.300km, Hòa Thượng dạy mất 5km bề rộng tức là mất 1.300km x 5km = 6.500km2, nghĩa là mất một diện tích rộng hơn gấp ba lần diện tích Hà Nội. Thực hư thế nào?

Hoàng tôi ước mong có cơ duyên hầu Hòa Thượng để Hòa Thượng khai tâm cho chuyện đó. Cũng như để xin Hòa Thượng giải tỏa băn khoăn về hai chữ Nam Quan hay cửa Nam. Nếu người Việt tự ý xây một cửa ải địa đầu giữa mình và Trung Quốc thì ải đó phải là cửa Bắc, ải Bắc hay Bắc Quan chứ sao lại Nam Quan? Nói thế khác, nếu Việt Nam thực sự có một cửa ải gọi là Ải Nam Quan thì cửa ải đó phải ở Cà Mau, ở U Minh Hạ, hay ít ra thì cũng đâu đó ở khu Mõ Vẹt Tịnh Biên chẳng hạn chứ sao Nam Quan lại nằm về phía Bắc và nhìn về phương Nam?

Ải Nam Quan của Ai?

Trong khoảng 1.300km biên giới Việt-Hoa thì Cao Bằng có 314km và Lạng Sơn có 253km biên giới chung với tỉnh Quảng Tây (9). Lạng Sơn – cách Hà Nội 154km – là tỉnh địa đầu của Việt Nam theo nghĩa trong tất cả các tỉnh biên giới, Lạng Sơn là tỉnh gần nhất với thủ đô Hà Nội. Lạng Sơn nổi danh với hai cửa khẩu hay hai quan ải là Chi Lăng và Nam Quan.

Ải Chi Lăng, không phải cổng hay cửa mà là “một trận đồ hiểm ác… một thung lũng hẹp, hình bầu dục, chiều dài Bắc-Nam khoảng 4km. Có hai cửa, cửa phía Bắc gọi là Qủy Môn Quan, cửa phía Nam gọi là Ngõ Thề. Ải Chi Lăng cách Hà Nội chừng 110km và cách biên giới 60km” (10).

Trong tỉnh Lạng Sơn, thị trấn biên giới cực Bắc là Đồng Đăng. Từ Đồng Đăng người ta có thể đi lên Ải Nam Quan. Khoảng cách Lạng Sơn-Đồng Đăng theo Madrolle là 15km, theo Nguyễn Khắc Viện là 14km. Điều đó chẳng gây ra thắc mắc nào cả. Rắc rối là khoảng cánh Đồng Đăng-Ải Nam Quan. Khoảng cách đó, theo Madrolle là 4km (11), theo Nguyễn Khắc Viện là 3km (12), theo D. Robinson – R. Storey là 600m, theo Lê Công Phụng 200m. Sách Indochina của Madrolle viết năm 1930, nghĩa là trong lúc các hiệp ước giữa Pháp và nhà Thanh của Trung Quốc còn hiệu lực. Sách Đất Nước Việt Nam của Nguyễn Khắc Viện & al. viết năm 1989, quyển hướng dẫn du lịch Vietnam của D. Robinson – R. Storey viết năm 1993 (13), Lê Công Phụng lên tiếng mới đây và được phổ biến lại trên tờ Việt Luận ngày 8.2.2002 (14).

Như vậy, khoảng cách từ cột mốc 0km trên đường biên giới Việt-Hoa ngang Đồng Đăng đến Ải Nam Quan hoặc là 4km, hoặc là 3km, hoặc là 600m hay ít nữa cũng là 200m chứ không trùng với cột mốc 0km cũng không ở trước cột mốc 0km về phía Nam nghĩa là nằm lọ trong lãnh thổ Việt Nam. Nói thế khác, Ải Nam Quan, Trấn Nam Quan, Mục Nam Quan, Hữu Nghị Quan là một và xây trên phần đất của Trung Quốc chứ không phải trên phần đất Việt Nam. Hình ảnh của Ải Nam Quan đó chính là hình ảnh xuất hiện trên trang bìa sau tờ Pháp Âm của Hòa Thượng Tâm Châu như đã nói. Madrolle cũng còn kể một chi tiết khác đáng chú ý về Ải Nam Quan đó là “Vào ngày 24/2/1885, một ngày sau khi xảy ra trận chiến ở Đồng Đăng, Tướng de Négrier cho phá sập ải Nam Quan vào lúc 2h30 chiều và cho dựng lên gần đó một tấm biển ghi bằng chữ Hán: “Không phải vách đá bảo vệ được biên giới, mà là sự tôn trọng các hiệp định” (15). Như vậy là chính Pháp đã phá sập Ải Nam Quan, và phải chăng Ải Nam Quan hay Hữu Nghị Quan đang có hôm nay đã được Trung Quốc xây lại vào một lúc nào đó sau ngày 24/2/1885?

Học trò Việt Nam ngày trước đứa nào mà chẳng “tụng”: “Đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”. Chúng tôi ngu ngơ, dại khờ, cuồng tín, lười biếng đến độ chẳng đứa nào thèm thắc mắc: Một, ải Nam Quan không phải do Việt Nam xây dựng vì nếu của Việt Nam thì phải gọi là ải Bắc Quan. Hai, ải Nam Quan do Trung Quốc xây trên đất Trung Quốc. Ba, ải Nam Quan không nằm trên biên giới Việt Hoa trùng với cột mốc 0km hoặc trong địa phận Việt Nam. Bốn, ải Nam Quan nằm trong dịa phận Trung Quốc, cách cột mốc 0km từ 4km đến 200m về phía Bắc như đã nói trên. Nếu hồi đó lũ chúng tôi thắc mắc được như thế thì đâu đến nổi bây giờ cứ ngẩn tò te ra trước màn đấu tố “tội dâng đất” như xem ảo thuật hay làm xiếc thế này?!

Ai Lấn Đất của Ai?

Trở lại vấn đề khoảng cách giữa cột mốc 0km nằm trên ranh giới Việt-Hoa ở Đồng Đăng với Ải Nam Quan hay Hữu Nghị Quan nằm gọn trên đất Trung Quốc. Như đã nói, Madrolle, Nguyễn Khắc Viện, D. Robinson – R. Storey và Lê Công Phụng đều đưa ra những con số khác nhau về khoảng cách đó, chứng tỏ khoảng cách đó đã co dãn. Nhưng khoảng cách co dãn như vậy là vì Ải Nam Quan di chuyển về hướng Việt Nam, hay vì lằn ranh giới Việt-Hoa di chuyển về hướng Trung Quốc ? Nếu lằn ranh giới Việt-Hoa thực sự đã bò về hướng Hữu Nghị Quan trên đất Trung Quốc khiến cho khoảng cách từ cột mốc 0km đến Hữu Nghị Quan đã từ 4km năm 1930 đến 200m năm 2002 như vậy thì phải chăng Việt Nam đã lấn đất bằng cách nhích cột mốc 0km về phía Hữu Nghị Quan chứ không phải đã nhượng đất hay đã cắt đất dâng cho Trung Quốc? Và như vậy, nếu có tố cáo thì phải tố “Việt cộng lấn đất của Trung cộng” chứ sao lại tố ngược “Việt cộng dâng đất cho Trung cộng”?

Trần Khuê xác nhận là đã đi “khảo sát thực địa ở Lạng Sơn” (16) hồi tháng 8/2001, nghĩa là gần 20 tháng sau khi hiệp định về biên giới và lãnh hải được ký kết. Đã lặn lội lên Lạng Sơn như thế nhưng Trần Khuê lại không chịu khó chút nữa đến tận Đồng Đăng để xem Ải Nam Quan nằm ở chỗ nào? Trần Khuê chỉ ở lì tại tỉnh lỵ vểnh tai nghe nguyên văn “người thì nói (Ải Nam Quan) đã nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc 500m, người thì nói 2000m. Diện tích đất nhượng người thì bảo mất 500km2, người thì bảo mất hơn 700km2, có người lại nói mất hẳn 900km2. Riêng đồng chí Lê Thế Nghĩa nguyên trưởng ban biên giới của chính phủ thì cho chúng tôi biết Mục Nam Quan hiện nằm cách vạch biên giới là 800m và tổng số diện tích địa giới mà Việt Nam phải cắt nhượng cho Trung Quốc chỉ mất 232km2” (17).

Nhưng người mà Trần Khuê gọi là “đ/c Lê Thế Nghĩa nguyên trưởng ban biên giới của chính phủ” thực sự là Đại Tá Lê Minh Nghĩa, kẻ đã xác nhận hai bên Việt-Hoa đang tranh chấp về 227km2 dọc biên giới chứ không hề có chuyện “dâng” cho Trung Quốc 232km2 như Trần Khuê nghe nói (18). Lại nữa, về 227km2 hai bên tranh chấp Lê Công Phụng cho biết đó là tổng số diện tích của 164 điểm tranh chấp trải dài trên khoảng 400km biên giới. Tranh chấp này cuối cùng được giải quyết ngày 30/12/1999 theo thỏa thuận Việt Nam: 113km2 và Trung Quốc: 114km2 (19). Nghĩa là, nếu có mất thì Việt Nam đã chỉ mất 114km2 chứ không phải 232, 500, 700 hay 900km2 như Trần Khuê nghe nói?

Chuyện trên bộ của Trần Khuê là thế, chuyện trên biển thì sao? Trần Khuê quả quyết rằng “vùng hải giới theo một cán bộ trong ban biên giới thì tỷ lệ chia lại vùng Vịnh Bắc Bộ là: Việt Nam 53,23%, Trung Quốc 46,77%. Theo hiệp ước ký năm 1895 giữa triều Thanh Trung Quốc và chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam thì tỷ lệ là Việt Nam 64%, Trung Quốc 36%, như thế có người tính cụ thể Việt Nam mất (khoảng 10% hay) 112.000 km2 lãnh hải” (20). Trần Khuê không cho biết dựa vào đâu mà kết luận 10% = 112.000km2 vì thực tế toàn bộ diện tích Vịnh Bắc Bộ là khoảng 123.700km2 thì 10% số đó phải là 12.370km2 chứ làm sao lên đến 112.000km2 được (21)?

Dựa vào những kết quả nghe ngóng và tính toán như vậy, Trần Khuê thẳng tay tố cáo Bộ Chính Trị Lê Khả Phiêu và Nhà Nước Việt Nam “đã tùy tiện ký nhượng đất đai sông biển của tổ quốc, đã phản bội dân tộc và càng làm lộ rõ thêm bộ mặt bù nhìn của mình, đã gây ra những tội ác trời không dung đất không tha vì đã ký hai hiệp định bán nước Việt-Hoa (22)”. Đây chính là nội dung bản đại cáo mà những nhân vật đối kháng chuyên nghiệp trong ngoài nước đồng loạt lặp lại. Còn chuyện tại sao lại Bộ Chính Trị Lê Khả Phiêu mà không phải là Bộ Chính Trị Nông Đức Mạnh thì chỉ có Trần Khuê và đồng bạn biết.

Lời Thề của Trần Đại Sĩ

Người thứ hai theo chân – hoặc dẫn đường – Trần Khuê trong việc khảo sát thực địa vấn đề biên giới và tội ác mại quốc cầu vinh là Bác Sĩ Trần Đại Sỹ ở Paris (23).

Khác với Trần Khuê là trước khi phát hiện cái gọi là – nguyên văn của Trần Đại Sỹ – những “bí ẩn” về việc “Đảng CSVN lãnh đạo Nhà Nước CHXHCNVN nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho THNDCHQ”, Trần Đại Sỹ đã long trọng tuyên bố: “Tuy tôi đã tuyên thệ tại đây hồi tháng Ba vừa qua. Nhưng hôm nay tôi xin tuyên thệ một lần nữa: “Tôi xin tuyên thệ với tất cả danh dự của tôi rằng: Tôi không thù, không ghét những người tại Việt Nam họ đã nộp lãnh thổ, lãnh hải cho Trung Quốc. Tôi cũng không vì lòng yêu nước mà oán ghét họ. Tôi không hận những người Việt chủ trương khủng bố tôi khi họ mời tôi về Việt Nam giúp đỡ họ. Những lời tôi trình bày hôm nay hoàn toàn vô tư.” Thề xong, Trần Đại Sỹ bật mí những điều được Trần Đại Sỹ coi là bí ẩn như sau…

Thứ nhất, số đất Việt Nam nhường cho Trung Quốc dọc theo biên giới hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng là 789km2 chứ không phải 720km2.

Thứ hai, cột cây số Zero (cột mốc 0km) bây giờ ở phía Nam chính là cột 5 cây số (cột mốc 5km) ngày trước.

Thứ ba, vùng Cao Bằng bị Trung Quốc lấn sát tới Hang Pak-bó vì hang này trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50km) nay nằm sát biên giới.

Thư tư, hiệp định về lãnh hải ngày 25.12.2000 làm cho Việt Nam mất thêm 9%, nghĩa là theo hiệp ước Pháp-Hoa 1887 về Vịnh Bắc Bộ thì tỷ lệ là VN 62%, TQ 38%, bây giờ là VN 53% và TQ 47%.

Thứ năm, tất cả những “bí ẩn” đó là do hai ký giả Trung Quốc bạn của Trần Đại Sỹ cho biết ngày 9.1.2000.”

Trần Đại Sỹ thề với người đọc nhưng hai ký giả bạn Trần Đại Sỹ có thề – hoặc Trần Đại Sỹ có đòi họ phải thề – khi họ tiết lộ bí ẩn cho Trần Đại Sỹ không? Mặt khác, Trần Đại Sỹ bảo lấy danh dự cá nhân để thề, nhưng lại không cho biết lấy gì để bảo chứng danh dự cá nhân đó? Thế nên, Trần Đại Sỹ đã không thể giải tỏa hết những thắc mắc về những điều được bật mí…

Thứ nhất. Trần Đại Sỹ quả quyết Việt Nam mất 789km2 chứ không phải chỉ 720km2 thôi, nhưng Trần Đại Sỹ lại không viện dẫn tài liệu nào nói Việt Nam mất 720km2? Mặt khác, chiều dài biên giới Việt-Hoa thuộc tỉnh Lạng Sơn là 253km, thuộc Cao Bằng là 314km, tổng cộng là 567km. Trần Đại Sỹ tính chiều rộng của những chỗ bị mất như thế nào mà đưa ra đáp số 789km2 từ 567km chiều dài đó?

Thứ hai, Trần Đại Sỹ quả quyết cột mốc 0km hiện tại chính là cột mốc 5km ngày trước. Ở trên đã lược qua một số ý kiến khác nhau về đoạn đường từ Đồng Đăng – cụ thể là từ cột mốc 0km – lên đến Ải Nam Quan, theo Madrolle là 4km, Nguyễn Khắc Viện là 3km, D. Robinson và R. Storey là 600m và Lê Công Phụng là 200m. Dù xa gần có khác nhau như thế, nhưng không một người nào trong số đó dám bảo là cột mốc 0km trên đường biên giới Việt-Hoa băng quang vùng Đồng Đăng bây giờ chính là cột mốc 5km trong lãnh thổ Việt Nam ngày trước – nghĩa là cột mốc 0km đã bị đẩy lùi về phía Nam sâu vào nội địa Việt Nam 5km – như Trần Đại Sỹ thề quyết. Không ai dám nói, vì nếu sự thật quả như lời thề của Trần Đại Sỹ thì thị trấn Đồng Đăng – cụ thể là ga xe lửa Đồng Đăng – bây giờ đã là của Trung Quốc, đã lọt thỏm vào trong lãnh thổ Trung Quốc rồi. Điều này chỉ mới có trong mơ của Trần Đại Sỹ.

Thứ ba, về tỷ lệ bách phân trong việc phân chia lãnh hải giữa Việt Nam và Trung Quốc. Con số Trần Đại Sỹ đưa ra đại để cũng giống như con số của Trần Khuê. Chỉ khác hai điều. Một, Trần Đại Sỹ không dám quả quyết 9%-10% là bằng 112.000km2 như Trần Khuê. Hai, số liệu của Trần Đại Sỹ là do hai ký giả Trung Quốc tiết lộ trong khi số liệu của Trần Khuê là do “một cán bộ trong Ban Biên Giới” cho biết. Tất cả đều vô danh, đều khẩu thuyết vô bằng nhưng đều đáng tin vì một đàng do tài “nghe nói” của Trần Khuê, một đàng do “tất cả danh dự” của Trần Đại Sỹ.

Thứ tư, hang Pác Bó (Trần Đại Sỹ viết là Pak-bó) và thác Bản Giốc. Đây cũng là những địa điểm Trần Khuê-Trần Đại Sỹ và đồng bạn nâng cấp thành vùng đất thiêng để thêm bằng chứng cho cáo trạng “dâng đất”. Trần Đại Sỹ bật mí là Việt Nam đã “nhượng vùng Cao Bằng sát tới Hang Pak-bó. Trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50km) nay nằm sát biên giới”. Nhưng Nguyễn Khắc Viện cho biết thực tế Pác Bó là “một xóm nhỏ nằm sát biên giới Việt-Hoa cách Cao Bằng 60km… nơi đây có một dòng suối, một ngọn núi và một cái hang gọi là hang Cóc Bó nơi đã che chở Hồ Chí Minh khi Hồ Chí Minh từ Trung Quốc trở về năm 1941. Khu vực hang Pác Bó đó nằm ngay trên biên giới Việt-Hoa, cột biên giới 108 (24)”. Nguyễn Khắc Viện viết ra chi tiết đó năm 1989, mười năm sau cuộc chiến biên giới Việt-Hoa. Như vậy thì cái hang mà Trần Đại Sỹ gọi là “Trước kia nằm rất xa biên giới khoảng 50km đó nhưng nay lại nằm sát biên giới” – nghĩa là đường ranh giới đã bị dời xuống phía Nam, là cái hang tên gì, ở đâu? Phải chăng đây là cái hang mà Trần Đại Sỹ thề bán sống bán chết là đã tận mắt nhìn thấy từ… Paris?

Thác Bản Giốc. Theo Nguyễn Khắc Viện thì “Từ huyện Trùng Khánh đi chừng 20km về tới xã Đàm Thủy, từ xa có thể nghe thấy tiếng ầm ầm vang lại và một làn sương mờ tỏa ngang sườn núi vòng lấy một đoạn sông Quy Sơn nằm ngang biên giới Việt-Hoa, ở đây mặt nước sông Quy Sơn đột ngột hạ thấp hẳn xuống chừng 30m, làm cả khối nước khổng lồ ấy đổ xuống, tạo thành thác Bản Giốc… Dưới chân thác Bản Giốc là mặt sông rộng, phẳng như gương” (25).

Nguyễn Khắc Viện xác nhận thác Bản Giốc nằm ngang biên giới Việt-Hoa. Cũng như hang Pác Bó, xác nhận đó được đưa ra năm 1989. Trần Khuê và đồng bạn có thể lắc đầu phủ nhận nại cớ là đường biên giới đó đã bị Trung Quốc ép buộc Việt Nam vẽ lại để hợp thức hóa việc chiếm đất của Trung Quốc. Hình như Thượng Tọa Như Điển ở Đức cũng đã nghĩ như thế. Tờ Viên Giác số 127 tháng 2/2002 của Thượng Tọa viết: “Đảng CSVN đã giao nộp 12 cây số chiều sâu vào đất liền thuộc biên giới 6 tỉnh miền Bắc, từ biên giới Lào Quốc đến Vịnh Bắc Việt”. Do đó “Thác Bản Giốc Cao Bằng nay thuộc về lãnh thổ của Trung Quốc.” Như vậy, tố cáo của Thượng Tọa Như Điển trầm trọng hơn cáo trạng của Hòa Thượng Tâm Châu. Vì theo Thượng Tọa Như Điển thì Việt Nam mất 1.300km x 12km = 15.600km2 đất liền chứ không phải chỉ 6.500km2 như Hòa Thượng Tâm Châu dạy. Còn thác Bản Giốc thì mất đứt. Người Việt nào mà không ấm ức tiếc hận. Đó cũng là nhờ quý Hòa Thượng, Thượng Tọa khai tâm cho. Nhưng thực hư ra sao?

Không phải đến năm 1989 Nguyễn Khắc Viện mới xác nhận tình trạng thác Bản Giốc nằm ngang biên giới Việt-Hoa như thế mà 59 năm trước, Madrolle cũng từng nói nguyên văn: “Từ Cao Bằng đến Bản Giốc, 81km Đông-Bắc-Đông. Cuối dòng là thác Tu-Tong, cao 25m. Lòng sông tạo thành ranh giới giữa Tonkin và Trung Quốc (26).” Madrolle viết câu ấy năm 1930 nên không thể nghi ngờ Madrolle bị áp lực Trung Quốc mà quấy quá. Vì trong tình thế năm 1930, Pháp không chiếm đất của Trung Quốc thì thôi chứ không thể có chuyện ngược ngạo Trung Quốc ép Pháp dâng đất. Mặt khác, Madrolle nói đến thác “Tu-tong”, phải chăng đây là tiếng người Trung Quốc dùng để gọi phần thác Bản Giốc của họ? Lê Công Phụng cũng nhắc lại ý niệm “Lòng sông tạo thành ranh giới giữa Tonkin và Trung Quốc” của Madrolle bằng cách nói rõ: “Cột mốc đang tồn tại được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như một dòng sông, một dòng suối. Đã là sông suối thì đường biên giới đi qua luồng chính tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất… Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả hai bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình (27)”. Như vậy, nếu nói rằng thác Bản Giốc vốn là hoàn toàn của Việt Nam và bây giờ đã lọt 2/3 hay 1/2 vào tay Trung Quốc thì hóa ra kẻ đáng bị tố khổ chính là thực dân Pháp trước đây chứ không phải Việt Nam hôm nay?

Đấy là những điều Trần Đại Sĩ thề danh dự khi nói ra, và những người tham dự chiến dịch tố khổ “Việt cộng dâng đất cho Trung cộng” thề mà lặp lại. Thề là một quyết tâm chân thật và thề cũng là một hứa hẹn gian dối. Bởi lý, nếu biết chắc mình không nói dối thì cần gì phải thề nói thật. Phải chăng vì không muốn cho hai ông bạn ký giả của mình ở vào tình trạng khó xử đó nên Trần Đại Sỹ không bắt họ thề trước khi tiết lộ bí ẩn để Trần Đại Sỹ tiết lộ lại cho đồng bào mình nghe chăng?

Ông Tây Dăng Giây Thép Họa Địa Đồ Nước Nam

Hành động của Tướng de Négrier đánh sập Ải Nam Quan năm 1885 để dằn mặt Trung Quốc như Madrolle kể, gợi lại một thời đen tối tũi nhục mà cũng hào hùng của lịch sử Việt Nam. Pháp chiếm trọn Miền Bắc, quay vào tiến đánh kinh thành Huế, và hoàn thành nền đô hộ Việt Nam. Phong trào Văn Thân-Cần Vương nổi lên khắp nơi kéo dài trong ngót 20 năm khởi từ quyết định của vua Hàm Nghi rời bỏ đế đô lên rừng kháng chiến cho đến khi Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám hy sinh. Lồng trong phong trào này là phong trào Bình Tây Sát Tả vì sĩ phu toàn quốc và “phần đông người đương thời cho rằng “Tây là đạo”, “đạo là Tây” (28).”

Hồi nhỏ Hoàng tôi thường nghe Bà Nội hát ru: Kể từ ngày thất thủ kinh đô, ông Tây qua dăng dây thép họa địa đồ nước Nam. Như vậy, không có “ông Tây” thì cũng không có bản đồ nước Nam – ít nữa cũng như bản đồ mà Hoàng tôi thấy trong sách của Madrolle hay Gourdon (29)? Kinh đô thất thủ năm 1885. Năm 1885 có thể coi là cột mốc thời gian từ đó cái gọi là bản đồ Việt Nam và lãnh thổ-lãnh hải Việt-Hoa được chính thức thành hình. Công chiếm đất của Trung Quốc cho Việt Nam hay tội nhường đất Việt Nam cho Trung Quốc đều một tay do Pháp. Phải chăng cũng vì vậy mà khi nói đến chuyện ranh giới Việt-Hoa trên đất liền hay trên mặt biển thì luôn luôn phải bắt đầu bằng những thỏa hiệp giữa Pháp với nhà Thanh?

Trong giai đoạn Pháp thiết lập nền đô hộ trên đất Việt Nam, cụ thể là giai đoạn xâm chiếm và bình định Miền Bắc, cả Pháp và Trung Quốc đều lo ngại về vấn đề biên giới. Bởi vì “Bắc Kinh thì đinh ninh rằng Pháp sẽ mở cuộc tấn công trực tiếp vào lãnh thổ của mình, có thể là vào Thiên Tân… Vì vậy nỗi lo lắng giờ đây của chính phủ Trung quốc không còn là vấn đề Bắc Kỳ nữa, mà là vấn đề quốc phòng của chính mình (30).” Trong khi người Pháp lại không muốn để cho Trung Quốc lợi dụng vấn đề biên giới để can thiệp vào Việt Nam. Cũng vì những lo sợ ngấm ngầm đó nên cả hai đều nghiêm túc đàm phán về biên giới trên căn bản Pháp không xâm phạm chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc và Trung Quốc thì từ bỏ quyền bảo hộ Việt Nam và công nhận một vùng trung lập trái độn.

Trong khi thương lượng với Trung Quốc, nếu Pháp không chịu thiệt một tất đất của Việt Nam hoặc lấn thêm đất thêm biển của Trung Quốc, thì cũng chỉ vì Pháp nghĩ rằng Việt Nam đã là một thứ Pháp quốc hải ngoại của chính quốc rồi (31). Mặt khác, vùng trung lập trái độn Pháp âm mưu thiết lập không chỉ dọc biên giới Việt-Hoa mà chính là một vùng rộng lớn xuống tận Campuchia bao gồm các tỉnh biên giới từ Mong Cáy-Quảng Ninh phía Đông sang Lai Châu phía Tây, và từ Sơn La xuống đến tận Đắc Lắc-Đà Lạt. Vùng trái độn nầy sẽ là nước Việt Nam thứ tư – sau Bắc Kỳ quốc Tonkin, Trung Kỳ quốc Annam và Nam Kỳ quốc Cochinchine – mà Pháp dự định thành lập dưới cái tên Hoàng Triều Cương Thổ, với dân số chủ lực là người Tày-Nùng và người Thượng. Phong trào FULRO được thai nghén từ đó. Đến bây giờ, mưu định đó vẫn chưa hẳn đã chết trong đầu óc ngoại bang.

Tình Nghĩa Việt-Hoa

Năm 1876, Rheinart Đặc sứ Pháp bên cạnh triều đình Tự Đức gởi cho Thống Đốc Nam Kỳ Thomson một phúc trình trong đó có đoạn: “Triều đình Huế chắc cũng hối hận bị nội thuộc nước Tàu, nhưng tôi chắc rằng họ muốn trở thành một tỉnh của nước Tàu còn hơn là nhận ta bảo hộ… Người Tàu là chú hoặc anh, chúng ta là mọi rợ. Chế độ Tàu sẽ thay đổi rất ít đến tập tục của các quan, còn phụ thuộc là một điều nhục nhã còn khó chịu hơn là tự tử (32).” Nhận định của Rheinart có lẽ chỉ đúng một phần, đó là mất tự chủ tự quyết là “điều nhục nhã còn khó chịu hơn là tự tử”. Và đối với những người Việt có ý thức và ý chí tự chủ tự quyết thì Pháp hay Trung Quốc, Nga hay Mỹ, hay bất cứ nước nào khác đều như nhau thôi.

Vào giai đoạn chót của Đệ Nhị Thế Chiến, Nhật chính thức mở mặt trận Thái Bình Dương và lấn chiếm Đông Dương. Vì Pháp không tự vệ được mà cũng không bảo vệ được cho Việt Nam nên chế độ bảo hộ mặc nhiên kết thúc. Pháp không chấp nhận thực tế lịch sử đó nên khi Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc thì Pháp lại mon men trở lại Việt Nam. Năm 1949, trong lúc Pháp đang lủng ca lủng củng tái lập chế độ thực dân và Việt Minh đang vất vả cầm cự bằng du kích chiến thì ở Hoa lục, cuộc vạn lý trường chinh của Mao Trạch Đông hoàn thành. Quả thực, Trung Quốc có thể lợi dụng tình thế để rửa cái nhục biên giới cũ bằng cách tràn qua biên giới, buộc Pháp phải xóa bỏ tất cả những điều ước bất công ngày trước. Trung Quốc đã không làm hay chỉ làm nửa chừng đó là “dùng người Việt để chống Pháp” bằng cách thừa nhận ngoại giao Việt Minh và giúp cho Việt Minh đủ sức chống Pháp.

Cái Giá của Viện Trợ

Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan. Số vũ khí mà bại quân của Tưởng vứt lại giúp trang bị đầy đủ cho Việt Minh. Sư Đoàn 308 hay đại đoàn chủ lực đầu tiên được thành lập và Việt Minh bước từ giai đoạn cầm cự chiến lược sang giai đoạn chuẩn bị tổng phản công. Cuối tháng 12/1950, Việt Minh mở đầu Chiến Dịch Trần Hưng Đạo, tràn xuống trung du hay đồng bằng Bắc Bộ khởi sự tổng phản công (33) và kết thúc cuộc chiến ở Điện Biên Phủ năm 1954.

Điều bi hài lịch sử là kể từ khi Pháp đô hộ Việt Nam, triều đình Trung Quốc ba lần đổi chủ với nhà Thanh, Trung Quốc Dân Quốc và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng chủ trương của Trung Quốc dùng Việt Nam như một trái độn thì vẫn không thay đổi – trước là với Pháp và sau với Mỹ. Vì chủ trương chiến lược đó nên khi cần, Trung Quốc chỉ giúp Việt Nam đủ sức cầm cự chiến đấu chứ không đủ sức chiến thắng. Trung Quốc cũng thừa biết vì thế kẹt “sanh dựa thần, thần dựa cây đa”, Việt Nam phải cam phận làm đòn kê trái độn. Cái giá của viện trợ này đã được chính Bộ Ngoại Giao Việt Nam CHXHCNVN xác nhận trong bạch thư nhan đề Sự Thật Về Quan Hệ Việt Nam – Trung Quốc Trong 30 Năm Qua, phổ biến hồi tháng 10/1979 (34).

Bằng chứng về chủ trương dùng viện trợ để làm áp lực đó đã lộ rõ trong hội nghị Genève 1954. Trong hội nghị này, “lập trường của Việt Nam là đi tới một giải pháp hoàn chỉnh: đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với một giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia…” thì Trung Quốc lại chỉ muốn “một giải pháp theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là đình chỉ chiến sự mà không có giải pháp chính trị.” Nói thế khác, Trung Quốc chủ trương chia cắt Việt Nam, duy trì chế độ bảo hộ của Pháp ở Miền Nam với thâm ý dùng Pháp ngăn Mỹ nhảy vào Việt Nam, và giữ Miền Nam như một trái độn chặn Mỹ xâm nhập và hăm dọa Trung Quốc từ phía Nam (35).

Đối với cả Việt Minh và Trung Quốc, nếu Điện Biên Phủ là một toàn thắng quân sự thì Hội nghị Genève chỉ là một chiến thắng chính trị nửa vời. Việt Minh chỉ chiếm được nửa Việt Nam và trở thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Pháp đã bị Mỹ hất cẳng chứ không bám trụ ở Miền Nam như Trung Quốc mong ước. Sau này, khi bị Trung Quốc thúc ép phải nhượng bộ Mỹ, Miền Bắc nói thẳng là sẽ không nghe Trung Quốc nữa vì Trung Quốc đã sai lầm trong hội nghị Genève năm 1954 (36).

Khi Miền Nam biến thành nước Việt Nam Cộng Hòa như Miền Bắc và Mỹ thực sự thế chân Pháp, lo ngại vì Miền Bắc mà mình có thể trực tiếp đụng đầu với Mỹ nên Trung Quốc cố thuyết phục Miền Bắc đừng quấy động ở Miền Nam và duy trì nguyên trạng hai chế độ. Bằng chứng là năm 1964, vụ Vịnh Miền Bắc xảy ra thì Trung Quốc một mặt cho Mỹ biết “anh không đánh tôi thì tôi không đánh anh” và mặt khác chỉ viện trợ cho Việt Nam vũ khí nhẹ, đạn dược và trang bị hậu cần đủ để bảo trì một cái bẫy cho Mỹ sa vào (37). Cũng vì tránh đụng độ trực tiếp với Mỹ như thế nên Trung Quốc đã làm lơ một hiệp định quân sự bí mật giữa Việt-Hoa theo đó đến tháng 6.1965, Trung Quốc sẽ gửi phi công sang giúp (38).

Trung Quốc không muốn cho Miền Bắc thắng mà cũng không muốn chiến tranh sớm kết thúc. Sau Tết Mậu Thân 1968, Mỹ và Hà Nội đồng ý thương thuyết thì Trung Quốc lại chống lấy lý do nhận thương thuyết là “nhân nhượng một cách vội vã”. Đây là điều mà Tướng Taylor gọi là âm mưu của Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng. Đến khi không ngăn cản được Miền Bắc ngồi vào bàn hội nghị với Mỹ thì Trung Quốc làm áp lực bằng cách cắt viện trợ, cụ thể là giảm kim ngạch viện trợ năm 1970 hơn 50% so với năm 1968 (39).

Trung Quốc cũng lợi dụng tình hình Việt Nam để cãi thiện bang giao với Mỹ trên căn bản trao đổi: Trung Quốc giúp Mỹ giải quyết vấn đề Việt Nam thì Mỹ sẽ giải quyết vấn đề Đài Loan cho Trung Quốc. Để gia tăng áp lực với Miền Bắc, Trung Quốc lại dùng viện trợ. Năm 1971, 1972 Trung Quốc đã dành cho Miền Bắc viện trợ cao nhất so với những năm trước (40) để cố thuyết phục Miền Bắc chấp nhận đề nghị 4 điểm của Mỹ: – rút quân và thả tù binh trong vòng 12 tháng, – ngưng bắn kiểu Genève 1954, – nhận cho Mỹ để lại một số cố vấn kỹ thuật và – duy trì Nguyễn Văn Thiệu(41). Miền Bắc không chịu. Nixon đến Bắc Kinh tháng 3.1972 và cụ thể hóa những cam kết Hoa-Mỹ bằng Thông cáo Thượng Hải. Hai chỗ dựa chính của Miền Bắc là Trung Quốc và Nga Sô. “Đả thông” với Trung Quốc rồi thì Mỹ chỉ còn “thông cảm” với Moscow là tha hồ “nghiền nát Việt Nam” (42). Nixon và Kissinger lại lục tục đi Nga vào tháng 5. Liên minh Hoa-Mỹ thất bại trong việc ngăn Miền Bắc tiến công Miền Nam thông nhất đất nước năm 1975, nhưng quả thật đã phần nào giúp Mỹ rảnh tay thúc ép Nga đến chỗ phải giải thể chế độ Sô Viết và giải tỏa gọng kềm khống chế Đông Âu năm 1989 vậy.

Được sự mặc nhiên đồng thuận với Trung Quốc rồi, Nixon phát động chiến dịch “già đòn non nhẽ” thả mìn phong tỏa các hải cảng Miền Bắc, ồ ạt tấn công hai miền Nam Bắc (43) hầu như suốt cả năm 1972 mà vẫn không ép được Miền Bắc phải nhượng bộ thêm điều gì thiết thực trong khi Nixon đang bị Quốc Hội còng tay vì vụ Watergate. Nixon phải gánh trên vai hai thất bại Watergate và Đông Dương. Ngày 27/1/1973 Hiệp định Paris được hai phe bốn phía ký kết với những điều cam kết: Mỹ rút quân, trao trả tù binh, Miền Nam có hai vùng, hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng chính trị, các lực lượng này sẽ thành lập một chính phủ liên hiệp ba thành phần.

Tháng 6/1973, tức nửa năm sau Hiệp định Paris, trong khi một mặt Mao Trạch Đông khuyên các nhà lãnh đạo Miền Bắc nên ngưng nghỉ một thời gian “nửa năm, một năm, một năm rưỡi, hai năm” càng tốt ở Miền Nam và Chu An Lai lại nhấn mạnh thêm là thời gian nghỉ ngơi đó chưa thể dứt khoát là 5 hay 10 năm để thực hiện “hòa bình, trung lập” (44) thì mặt khác Trung Quốc cũng khuyên Mỹ là “đừng thua ở Việt Nam và đừng rút lui khỏi Đông Nam Á như lời tiết lộ của A. Haig với tờ Christian Science Monitor ngày 20/6/1979 (45). Để tăng mức độ thuyết phục Miền Bắc, Trung Quốc hứa duy trì mức viện trợ của năm 1973 cho 5 năm tới, nhưng “sự thật là họ đã ngừng hoàn toàn viện trợ về quân sự, còn về viện trợ kinh tế họ nhận chủ yếu phục hồi các cơ sở do Trung Quốc giúp trước đây và đã bị Mỹ đánh phá, nhưng họ kéo dài việc thực hiện, có nơi không thực hiện (46). Đây cũng chính là thời gian Trung Quốc bất thần ra tay chiếm Hoàng Sa.

Hoàng Sa và Bài Học của Đặng Tiểu Bình

Năm 1958, ban chấp hành trung ương của hai Đảng đồng ý tôn trọng ranh giới do Pháp và nhà Thanh đã thỏa thuận trong thế kỷ trước (47). Ngày 26/12/1973 Hà Nội đề nghị Bắc Kinh nói chuyện về hải phận trong Vịnh Bắc Bộ. Gần một tháng sau, ngày 18/1/1974 Bắc Kinh mới thông báo chấp nhận đề nghị đó. Nhưng ngay ngày hôm sau – ngày 19/1/1974 – Trung Quốc bất thần tung hải và không quân đánh chiếm Hoàng Sa với sự đồng thuận của Mỹ. Bằng chứng là Mỹ không những làm ngơ lời cầu viện của Sài Gòn mà còn ra lệnh cho Hạm Đội 7 tránh xa vùng Hoàng Sa Trường Sa cho Trung Quốc rộng đường hành động. Từ tháng 8 đến tháng 11/1974, Hà Nội lại cố tái tục các cuộc thương thuyết về biên giới trên bộ và dưới biển nhưng chẳng đi đến đâu. Sau khi chiến tranh chấm dứt, đến tháng 10/1977, Việt Nam lại cố gắng nữa (48). Nhưng vấn đề trở thành trầm trọng hết thuốc chữa vì lần này Trung Quốc không những không muốn thương thuyết mà còn muốn lấy chuyện biên giới làm cái cớ để “dạy” cho Việt Nam một vài bài học về cái tội… cứng đầu.

Lịch sử có những điều lặp lại trớ trêu. Sau 1945, nhân loại bắt đầu hưởng hòa bình thì Việt Nam phải bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Sau 1975, chiến tranh Việt-Mỹ kết thúc thì xung đột Việt-Hoa bắt đầu. Có thể nói, việc Việt Nam ký hiệp ước an ninh Việt-Nga và gia nhập khối Comecon, cũng như chiến dịch cãi tạo công thương nghiệp hay đánh tư sản mại bản và chương trình Xuất Ngoại Bán Chính Thức ở Miền Nam và phong trào hồi hương Hoa Kiều ở Miền Bắc là những giọt nước làm cho ly nước xung khắc Hoa-Việt đầy tràn. Điều đáng nói là điểm nóng của cuộc xung đột này không phải chỉ biên giới Việt-Hoa, mà cả biên giới Việt-Miên.

Vì đã nghéo tay với Trung Quốc để thực hiện chiến dịch dương Tây kích Bắc nên Pol Pot không những chối từ đề nghị hai bên Miên-Việt ký một hiệp ước bất tương xâm và lập khu phi quân sự giữa hai nước, mà còn tập trung 19 sư đoàn bộ binh cơ hữu dọc biên giới Việt-Miên chuẩn bị gây hấn (49). Ngày 22/12/1978, Pol Pot phát động chiến dịch cáp- duồng mới đánh vào Bến Sỏi với ý định chiếm Tây Ninh mở đường tiến về Sài Gòn. Việt Nam chỉ còn một đường phải giải quyết gấp vấn đề Campuchia để còn ứng phó với tình hình nóng bỏng ở biên giới Việt-Hoa. Ngày 10/1/1979, Việt Nam tiến quân vào Nam Vang và chế độ Pol Pot cáo chung.

Để chuẩn bị dạy cho Việt Nam một bài học về tội cứng đầu, ngày 17/2/1979 Đặng Tiểu Bình đã “huy động 60 vạn quân, gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại” (50) để phát động tấn công trên một mặt trận dài 1.000km (51). Bài học Đặng Tiểu Bình nhắm bốn mục tiêu rõ rệt: triệt hạ một phần quân lực, phá hoại tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Việt Nam, lấn chiếm đất đai và kích động bạo loạn (52). Cuộc chiến biên giới chấm dứt sau hơn nửa tháng. Ngày 5/3/1979, Trung Quốc tuyên bố đơn phương ngưng bắn, rút quân và chấp nhận đàm phán.

Hiểm Họa Biên Giới

Trong một liên hệ cơm không lành canh không ngọt giữa hai nước, biên giới là mối họa chính. Nước lớn bao giờ cũng khai thác điểm này để gây hấn với luận điệu đối phương quấy phá chiếm đất nên gia chủ phải ra tay tự vệ dành lại. Nhưng biên giới của Trung Quốc với Việt Nam xuống tận đâu?

Quyển Sơ Lược Lịch Sử Trung Quốc Hiện Đại, xuất bản ở Bắc Kinh năm 1954 cho rằng vùng Đông Nam Á – cụ thể là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan là những vùng đất của Trung Quốc bị nước ngoài chiếm mất. Thực tình, với quan niệm biên giới đó, Trung Quốc muốn phát động chiến tranh đòi lại đất đai bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào ở Đông Nam Á mà chẳng được. Thế nên, trước khi bùng nổ cuộc chiến Việt-Hoa ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã “đưa thêm quân ra vùng biên giới Việt-Hoa, tăng cường những vụ khiêu khích vũ trang chiếm lãnh thổ Việt Nam… tạo nên tình hình thường xuyên căng thẳng…” (cho nên) nếu vụ khiêu khích lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam của Trung Quốc năm 1975 là 234 vụ, gấp rưỡi năm 1974, thì năm 1978 tăng vọt lên 2.175 vụ, gấp mười lần (53). Nhưng mối nguy không phải chỉ ở đó thôi. Vì cũng theo lời than thở của Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì cuộc chiến biên giới chính thức chấm dứt ngày 5.3.1979, nhưng mãi cho đến tháng 10.1979 – nghĩa là bảy tháng sau ngày ngưng chiến rút quân, Trung Quốc vẫn “tiếp tục chiếm đóng hơn mười điểm trên lãnh thổ Việt Nam, xây dựng thêm công sự ở các nơi đó, vi phạm trắng trợn đường biên giới do lịch sử để lại mà cả hai bên đã thỏa thuận tôn trọng. Suốt dọc biên giới Việt-Hoa, họ tiếp tục bố trí nhiều quân đoàn có pháo binh và thiết giáp yểm trợ, tăng cường các phương tiện chiến tranh, ra sức xây dựng các công trình quân sự, thường xuyên diễn tập quân sự, tung các đội thám báo, biệt kích xâm nhập nhiều khu vực của Việt Nam. Không ngày nào họ không gây những vụ khiêu khích vũ trang, nổ súng, gài mìn, bắn giết nhân dân địa phương. Có nơi họ cho bắn súng cối hạng nặng suốt ngày, có nơi họ cho một tiểu đoàn quân chính quy tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam hơn 4km, bắn giết dân thường, đốt phá nhà cửa và phá hoại hoa màu. Có nơi từng tốp máy bay Trung Quốc bay sâu vào vùng trời Việt Nam từ 8 đến 10km… nhiều lần đe dọa “cho Việt Nam một bài học thứ hai”, thậm chí “nhiều bài học nữa” (54).

Dọc ranh giới đất liền đã thế, còn lãnh hải thì sao? Tài liệu chính thức là quyển Bản Đồ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa do Bắc Kinh ấn hành năm 1973, xác định lãnh hải của Trung Quốc ở phía Nam chạy dọc bờ biển Việt Nam, vùng Bắc Calimantan của Mã Lai, và Phi Luật Tân (55). Việt Nam không thể không biết rằng vì quan điểm lãnh hải đó mà “Trung Quốc thường nhắc đến “chủ quyền” của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đầu năm 1974, với sự đồng tình của Mỹ, họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, bộ phận lãnh thổ của Việt Nam, để từng bước kiểm soát biển Đông, khống chế Việt Nam và toàn bộ Đông Nam Á, đồng thời khai thác tài nguyên phong phú ở vùng biển Đông (56).”

Những điều vừa kể chứng tỏ cho đến bây giờ giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ có những đường biên giới do lịch sử để lại mà cả hai bên đã thỏa thuận tôn trọng, nghĩa là những quy định về ranh giới giữa nhà Thanh và Pháp như Bộ Ngoại giao Việt Nam nói (57). Những đường biên giới đó cả Trung Quốc và Việt Nam hôm nay đều có thể phớt lờ nếu thấy có lợi cho mình. Cho nên, Việt Nam thực sự cần có một ranh giới Việt-Hoa rạch ròi trên đất liền cũng như trên biển cả để chính thức thay thế “đường biên giới do lịch sử để lại” đó. Đạt đến những hiệp định về một đường biên giới mới trên bộ cũng như trên biển giữa hai quốc gia có chủ quyền, giữa hai chính quyền có tự quyết – chứ không phải như quan hệ Pháp-Hoa hồi cuối thế kỷ 19 – là điều cốt tử cho Việt Nam. Muốn đạt đến điều đó, Việt Nam không thể “cả vú lấp miệng em” như thực dân Pháp mà cũng không thể “nhũn như con chi chi” như triều đình nhà Thanh ngày trước. Nếu đã lấy lại đất nước từ tay Pháp Mỹ được, đã giữ được đất nước trong trận chiến biên giới Miên-Việt và Hoa-Việt được, thì đương nhiên cũng phải cố giữ và giữ được đất nước trên bàn hội nghị về biên giới.

Cho đến bây giờ Việt Nam chỉ mới đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về biên giới trên bộ bằng cách chia đôi 227km2 đang tranh chấp tại 164 điểm trải dài trên khoảng 400km biên giới, theo tỷ lệ Việt Nam: 113km2 và Trung Quốc: 114km2. Điều này được hai bên thỏa thuận ngày 30/12/1999 như chính quyền Việt Nam xác nhận (58).

Vấn đề lãnh hải thì vẫn còn lòng thòng. Hoàng tôi đã lầm khi trộm nghĩ vấn đề lãnh hải có thể được giải quyết trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Chủ Tịch Giang Trạch Dân hồi cuối tháng 2/2002. Sau khi Chủ Tịch Giang Trạch Dân ra về hơn tháng rưỡi thì Ngoại Trưởng Nguyễn Di Niên cho Quốc Hội biết là vấn đề vẫn chưa xong. Chủ Tịch Giang Trạch Dân phải ra về tay không như vậy cũng là một điều vừa bối rối vừa gay cấn cho cả Trung Quốc và Việt Nam. Và phải chăng vì gay go như vậy nên chính quyền Việt Nam mới cần đến một thứ tinh thần Diên Hồng mặc nhiên của dân chúng cả trong nước lẫn ngoài nước? Ngay cả số người chẳng thích gì Nhà Nước Việt Nam vì một lý do nào đó.

Thật vậy, chưa có một vấn đề nào đã vận dụng được thế nhất trí của người Việt bằng vấn đề bảo vệ lãnh thổ. Đề tài bảo vệ lãnh thổ là một quang phổ biểu hiện mọi màu sắc chính trị. Từ những cây viết nghiêm túc kẹt nhưng vẫn cố lách như Nguyễn ngọc Bích, Ngô Nhân Dụng, Phạm Xuân Đài, Trần Bình Nam đến những chính khách lẩm cẩm ham nói như Nguyễn Chí Thiện hay Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh và công ty “Phù Chí sĩ”. Từ những bậc chân tu thượng thủ chuyện chuông mõ nhưng lơ là chuyện thế trị để cho sư tử trùng và những kẻ nằm vùng mượn tên mượn báo của mình làm chuyện mượn Sư cúng… Đấng Tạo Hóa đến những người từng chủ trương chia cắt đất nước vĩnh viễn, từng hô hào Mỹ oanh tạc Miền Bắc, từng to tiếng phản đối Mỹ ngưng oanh tạc. Từ những kẻ từng vổ tay hoan hô Mỹ siết chặt cấm vận đến những người từng vui mừng hồi hộp chuẩn bị chờ “đất nước sạch bóng quân thù” để trở về khi trận chiến biên giới Hoa-Việt bùng nổ. Từ những kẻ không còn muốn biết mình cắt rốn chôn nhau ở đâu đến những người từng hân hoan reo hò “Đó! thấy chưa!…” mỗi khi nghe tin thiên tai nhân họa giáng xuống trên đầu trên cổ đồng bào mình trong nước. Từ những người quyết làm chuyện đội đá vá trời ngót 20 năm không biết lãnh tụ của mình sống hay chết như Trần xuân Ninh (63) đến những người trước nay vẫn quen với lối suy nghĩ kiểu “thà mất nước không thà mất… Đấng Tối Cao” như Nguyễn Gia Kiểng (61), Nguyễn Văn Chức và đồng bạn (62)… Phải chăng ý thức bảo vệ lãnh thổ có tác dụng tổng động viên như thế nên tin Trung Quốc ép buộc Việt Nam nhượng đất nhượng biển được tung ra trước khi Chủ Tịch Giang Trạch Dân đến, và tại sao Trần Khuê và đồng bạn chỉ nhắm đến Bộ Chính Trị Lê Khả Phiêu chứ không trực tiếp tấn công những nhà lãnh đạo Việt Nam hiện tại?

Có dư luận cho rằng Trung Quốc đã dùng vấn đề mà Trung Quốc từng gọi là “nạn kiều” – hay vấn đề “đánh” tư sản mại bản Chợ Lớn và “đuổi” Hoa kiều ở ngoài Bắc về nước – để làm áp lực với Việt Nam trong các quan hệ với Việt Nam, kể cả thương lượng về biên giới. Nhưng chuyện Chủ Tịch Giang Trạch Dân ra về mà chưa giải quyết xong vấn đề lãnh hải phải chăng đã chứng tỏ lo như vậy là lo hơi… xa? Mặt khác, trước khi Chủ Tịch Giang Trạch Dân đến, Việt Nam đã nhắc đi nhắc lại sẽ không tái tục hợp đồng Cam Ranh với Nga mà cũng không cho Mỹ thuê Cam Ranh. Trung Quốc có muốn thuê Cam Ranh không? Không ai biết, nhưng một vài chi tiết tưởng cũng đáng ghi nhận. Thứ nhất, ngày nào Mỹ còn xử dụng con tẫy “bảo vệ Đài Loan” bằng Đệ Thất Hạm Đội thì ngày ấy cạnh sườn phía Đông và phía Nam của Trung Quốc vẫn còn bị hăm dọa, trầm trọng hơn nữa là nếu Mỹ được quyền xử dụng Cam Ranh hay các bến cảng khác của Việt Nam như Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng. Thứ hai, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Chủ Tịch Giang Trạch Dân đã ra thăm Hội An, đi tắm biển và tuyên bố ông cảm thấy “an toàn” ở đây. Hội An là một trong những trung tâm định cư đầu tiên của Hoa kiều, Hội An không xa Hoàng Sa và cũng không xa Chu Lai là nơi Mỹ từng đổ quân lên Việt Nam đầu tiên. Phải chăng Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn nhắn gởi rằng ông đã không muốn dùng chuyện nạn kiều để làm khó Việt Nam thì Việt Nam cũng đừng dùng Cam Ranh Hoàng Sa như những con bài tẩy trong ván bài “biên giới” để làm khó Trung Quốc?

Làm Sao Cắt Nghĩa Được Tình Yêu Nước?

Hoàng tôi đã trích dẫn khá nhiều những thông tin và nhận định về vụ xung đột biên giới theo quan điểm của Nhà Nước Việt Nam. Bởi vì Nhà Nước Việt Nam là người trong cuộc, có chuyện gì xảy ra thì Nhà Nước này – và đồng bào trong nước, phải trực tiếp đối phó và lảnh đủ trước tiên như trong trận chiến biên giới năm 1979 chẳng hạn. Những điều trích dẫn đó có bao nhiêu phần sự thật?

Vốn không có thái độ sô-vanh hay dân tộc quá khích đối với Trung Quốc, Hoàng tôi ước mong những điều Việt Nam than thở chỉ là quá khứ của “5 năm qua” – 1975-80 (58) như lời bạch thư xác nhận. Hoàng tôi cũng ước mong vụ biên giới năm 1979 chỉ là một quá khứ oan khiên giữa Đặng Tiểu Bình và Lê Duẫn. Rằng quá khứ đó đã theo hai nhân vật lịch sử này về bên kia thế giới. Tuy nhiên, vạn bất đắc dĩ quá khứ đó lại tái diễn cách này cách khác thì tất nhiên Hoàng tôi phải “thấy” người Việt đúng trước cái đã. Dù đó có thể là “thấy mù”. Ý thức dân tộc lắm khi nếu không là một bản năng thì ít ra cũng là một xung động hữu kiện, tương tự như ý thức tư hữu của con chó. Với ý thức tư hữu đó, con người thương gốc đa đầu làng thế nào thì con chó nhớ gốc cây mà nó đã đái vào để “đánh dấu” thế ấy, con người bảo vệ quê cha đất tổ thế nào thì con chó cũng sủa cắn người lạ để giữ nhà thế ấy. Ít ra là như thế…

Tình yêu nước không chỉ là lý trí, không phát xuất từ một nhận định khách quan khoa học. Cái lý của con tim thường phấn kích đam mê hoan lạc hay chịu đựng khổ đau hy sinh hơn là những chân lý hiển nhiên phổ biến. Galileo biết rõ trái đất quay nhưng khi bị Tòa Thánh dọa đem lên giàn hỏa là nói ngược ngay cái rụp! Trong những thời kỳ đất nước bị đọa đày ngoại thuộc, không thiếu gì trí thức khoa bảng Việt Nam lần lữa cả đời để chứng minh cho được tội ác của ngoại nhân là hiển nhiên khách quan khoa học như 2+2=4 rồi mới bắt đầu yêu nước – nghĩa là bắt đầu nghĩ đến chống lại ách ngoại thuộc… Những người này thường bình nhiên tọa thị khi nghĩ bàn đến những chuyện như Trung Quốc đô hộ Việt Nam, Pháp thống trị Việt Nam, Mỹ khống chế Miền Nam oanh tạc Miền Bắc… một cách khách quan lạnh lùng hay bàng quan khoa học như khi nói chuyện Hitler khởi động Đại Chiến thứ hai, hay Tần Thủy Hoàng xây vạn lý trường thành, các vua Ai Cập xây kim tự tháp. Thế nên, phần đông số đó đã trễ tàu yêu nước để vừa an nhiên với cuộc sống phúc lợi an toàn, hạnh phúc êm ấm, vừa được tiếng là khách quan, ôn hòa, đề huề, không cực đoan quá khích, vừa khỏi lao vào đường nhục nhằn tù tội đọa đày. Ai chết mặc ai, ai ngu ráng chịu. Những người lính VNCH phải xâm trên cánh tay mấy chữ TQLC Sát Cộng, ND Sát Cộng, BĐQ Sát Cộng… Có ông Úy, ông Tá, ông Tướng nào chỉ huy các binh chủng đó, có ông Tổng Thống, Thủ Tướng, Bộ Trưởng, Tổng Giám Đốc, Nghị Sĩ, Dân Biểu nào xâm mấy chữ đó trên cánh tay hay ngay cả nơi những… chỗ kín, để gọi là ta đây quyết sống chết như những người đang hạnh phúc vì yêu hay đang khổ đau vì dang dở?

Giả Dược Quốc Gia

Một số người tự nhận là “quốc gia” thường nhìn Nhà Nước Việt Nam như cái đòn kê, như tấm thớt để tỏ bày hờn giận hận thù. Vì trước tiên, ồn ào tỏ ra hận thù kiểu đó nhiều khi chẳng mất vốn mà lại rất nhiều lời. Vụ Trần Trường là một ví dụ. Thứ nữa, không ồn ào tỏ ra hận thù như vậy thì không đúng “mốt” Quốc Gia. Nhưng muốn cho đúng mốt thì lại trở thành càm ràm, bắng nhắng, lẩm cẩm. Chuyện biên giới là một ví dụ. Qua chiến tranh biên giới đã qua và cuộc thương lượng gay go về vùng trời vùng biển hôm nay, nếu những người Mác-xít thân Trung Quốc đã thấy rõ được điểm tương đồng giữa Đặng Tiểu Bình và chủ trương sô-vanh nước lớn của một số triều đình thời Hán, Nguyên, Minh, Thanh đối với Việt Nam thì tại sao một số người quốc gia Bốn Không lại không thấy được những điểm tương đồng lịch sử giữa Pháp và Mỹ đối với Việt Nam? Lại không thấy được rằng cái gọi là Ý Thức Hệ Quốc Gia chỉ là một giả dược – placebo – chính quyền Pháp dùng để phấn kích những người lính “lê dương” bản xứ trong chiến dịch tái chiếm Đông Dương sau năm 1945 và chính quyền Mỹ thế chân Pháp, lại tiếp tục xử dụng lại giả dược đó cho những chiến sĩ Tiền Đồn Thế Giới Tự Do mà thôi? Thật vậy…

Một, Pháp dùng giả dược đó 9 năm -1946-1954, Hoa Kỳ cũng thực sự dùng giả dược đó được 9 năm – 1964-1972.

Hai, lực lượng viễn chinh Pháp dùng những Giám Mục Pigneau de Béhaine, Puginier, Lê Hữu Từ, Linh Mục Trần Lục, Linh Mục kiêm Đô Đốc d’ Argenlieu… Mỹ dùng Giám Mục Phạm Ngọc Chi, Linh Mục Hoàng Quỳnh, Linh Mục Nguyễn Lạc Hóa… Hồng Y Spellman ban phép lành cho những người lính Mỹ sang diệt qủy đỏ ở Việt Nam, Giám Mục Pellerin là tuyên úy, cố vấn chính trị quân sự – nghĩa là một thứ chính ủy – cho hạm đội 14 chiến thuyền của Đô Đốc Rigaul de Genouilly tấn công Đà Nẵng (59).

Ba, Pháp khởi sự chiến dịch xâm lược Việt Nam bằng “Vụ Đà Nẵng” năm 1856 với chiến thuyền Catinat (60). Mỹ khởi sự chiến dịch Mỹ hóa chiến tranh bằng “Vụ Vịnh Bắc Việt” với chiếc Maddox năm 1964. Để phát động cuộc chiến, Pháp đổ bộ Đà Nẵng năm 1858, Mỹ đổ bộ Chu Lai-Đà Nẵng năm 1965.

Bốn, năm 1947, Pháp dùng chiến thuật Lùng-Diệt để khủng bố và trừng trị những ai theo “Việt Minh” và thanh lọc bạn thù bằng câu hỏi: “Việt Minh? Việt Nam?” Năm 1968 Mỹ dùng chiến dịch Phụng Hoàng để khủng bố và trừng trị những ai theo “Việt Cộng” và thanh lọc bạn thù bằng câu hỏi: “Việt Cộng? Quốc gia?” Khối người chết oan vì cái giọng Việt Nam lơ lớ của mấy ông ông Tây, ông Mỹ cũng như vì cái tật gật đầu nói “vâng dạ” trước khi lắc đầu nói “không” của chính người Việt!

Năm, Tướng Navarre của Pháp chủ trương dùng chính trị để chiến thắng, nghĩa là dùng người Việt trị người Việt. Đại Tá Lansdale của Mỹ là người đầu tiên thực hiện Việt hóa chiến tranh. Cuối cùng, cả Pháp và Mỹ đều từ bỏ chính trị, dùng Lùng-Diệt để Việt hóa chiến tranh và dọn đường tháo chạy.

Sáu, Pháp chủ trương dùng không lực – kể cả lực lượng Nhảy Dù – để chiến thắng ở Điện Biên Phủ. Mỹ cũng chủ trương dùng phi pháo để bẻ gảy xương sống của đối phương.

Bảy, năm 1954, Việt Minh lấy đại pháo chống lại không lực của Pháp. Năm 1970, Miền Bắc dùng đại pháo và hỏa tiễn để chống lại phi pháo của Mỹ.

Tám, cả Pháp và Mỹ cuối cùng đã phải bỏ cuộc đầu hàng trong những trận Điện Biên Phủ chính trị ngay tại hậu phương của mình. Sau 9 năm tự tung tự tác (1946-1954) Pháp bỏ Miền Bắc, nhảy lên tàu há mồm vào Nam. Mỹ sau 9 năm tự tung tự tác (1964-1973) leo lên nóc nhà bỏ đi. Pháp dùng hải quân để di tản những người trung thành với mình vào Nam, Mỹ dùng Hạm Đội 7 để di tản những đồng minh nhỏ của mình đến bến bờ an toàn trước cơn đại hồng thủy 30.4.1975.

Trước những tái hồi lịch sử bi hài đó, một số nạn nhân của giả dược Quốc Gia hẳn phải tỉnh người ra. Đáng nói là tỉnh ra để đi tới, để thấy rằng điều cần thiết cho Việt Nam là ý thức hệ Dân Tộc thì đàng này những người đã ghiền giả dược này chỉ đi thụt lùi, biến ý thức hệ Quốc Gia trở thành ý thức hệ Tuyệt Vọng của những kẻ bị chứng loạn thị. Vì vậy, cuộc chiến biên giới năm 1979 và cuộc tranh chấp biên giới hiện nay lý đáng là cuộc chiến và tranh chấp Việt-Hoa thì lại trở thành cuộc chiến và tranh chấp Quốc-Cộng giữa người Việt với người Việt. Số người tự nhận là quốc gia này đã yêu nước bằng cách theo Pháp, theo Mỹ, bây giờ họ yêu nước bằng cách theo Trung Quốc, ước mong Trung Quốc “dạy” cho Việt Nam thêm vài bài học nữa.

Một điều bi hài nữa của chiến dịch tố khổ tội “dâng đất” là những chuyên viên đối kháng hải ngoại bảo rằng họ có được những người đối kháng trong nước tiết lộ những chi tiết dâng đất đó thì các chuyên viên đối kháng trong nước lại bảo là họ biết được những tin tức đó nhờ theo dõi các website của đồng bào hải ngoại. Trong khi một số người nước ngoài đối kháng như một nghề – cựu Đại Tướng Nguyễn Khánh mới đây gọi là những kẻ làm nghề chống Cộng – thì một số người trong nước lại đối kháng như một thời trang. Trước sau họ sẽ thấy rằng mẫu số chung của cái nghề và cái thời trang này là ý thức vọng ngoại thỏa hiệp và ý hướng biện minh cho hành động bán nước từ hai trăm năm nay của một số người.

Tạm Thay Kết Luận

Dù đứng ở điểm nào đi nữa, cuối cùng cũng phải thấy rằng, đụng đến chuyện tự chủ tự quyết, ngoại quốc nào cũng là ngoại quốc thôi. Cảm nghĩ đó có vẻ ngược với ý thức đại đồng của Khổng, với quan điểm vô sản quốc tế của Marx, với ý niệm cứu rỗi toàn nhân loại của Jesus hay ý niệm Phật tính không có Nam có Bắc của Phật giáo, và với khuynh hướng thời thượng Toàn Cầu Hóa hôm nay. Nhưng một người Việt muốn làm đồ đệ chân chính của Khổng, của Marx, của Jesus, của Phật, của nhà băng thế giới IMF và quỹ tiền tệ quốc tế WTO thì trước tiên người đó phải là một người Việt “thật”, ít ra cũng “thật” như con chó ghếch chân tưới vào gốc cây để “giữ” gốc cây, hay sũa để “giữ” nhà?

Ừ nhỉ! cảm nghĩ đó khiến Hoàng tôi liên tưởng đến một sự cố có hể coi là “định phận”. Thật vậy, thời còn học Tiểu học trường Pellerin Huế, Hoàng tôi được bạn bè tặng cho hỗn danh Thằng-N-Chó-Đái chỉ vì một đôi lần tôi bị thầy giáo thân yêu là Frère Maurice “thương cho roi cho vọt” vì tội… viết chữ N như con chó đứng… tè từ sau nhìn tới! Ôi, chuyện nước non thường là nghiêm túc đứng đắn nhưng cũng có khi lẩm cẩm đứng… đái như thế đó!

Trong bang giao quốc tế, có nhiều thỏa thuận giữa hai nước có thể là những thỏa thuận mật với những điều kiện nào đó. Có phải lý do duy nhất khiến Việt Nam tạm thời giữ kín các thỏa hiệp về lãnh thổ và lãnh hải vì đã nhượng bộ quá nhiều nên sợ dân oán trách tố cáo? Nhưng nếu Việt Nam phải giữ kín những thỏa hiệp đó vì Việt Nam đã “triều cống” quá nhiều đất nhiều biển cho Trung Quốc, thế còn Trung Quốc được “triều cống” quá nhiều, sao Trung Quốc lại cũng dấu kín mà không đem ra khoe để lấy điểm? Hay Trung Quốc không làm vậy vì sợ Việt Nam nổi giận đòi lại, hay nhờ quốc tế đòi lại? Càng hỏi càng thấy băn khoăn. Băn khoăn đó họa may chỉ được giải tỏa khi các thỏa hiệp về lãnh thổ và lãnh hải được giải mật. Bao giờ đây? Cho nên, biết đâu nếu bị Nguyễn Văn Đông chận hỏi: Chiều mưa biên giới anh đi về đâu? Không khéo Hoàng tôi lại chỉ có thể cúi đầu thì thầm: Ôi, biết trả lời sao! như ca sĩ Thanh Tuyền hay Hoàng Oanh thường hát mà thôi?

CỘNG SẢN VIỆT NAM BÁN NƯỚC


Tiếng Việt & Anh ngữ đây là Tài Liệu bán nước cho Trung Quốc do đảng CSVN gây ra. Xin vui lòng chuyển đi rộng rãi cho toàn dân biết chi tiết, diễn biến sự việc và thủ phạm bán nước. China Website phổ biến rộng rãi tin cướp đất nầy như là một thỏa thuận buôn bán với CSVN
http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm
http://www.chinaembassy-canada.org/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm
Tài Liệu 19/11/2007 TÀI LIỆU TÌNH BÁO VỀ VỤ CSVN BÁN NƯỚC (Vài sự kiện dẫn đến bán nước của csvn) Sau vụ CSVN bán nước cho Trung Cộng, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy . Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau ñây là những diễn biến về cuộc BÁN NƯỚC NHƯ SAU:

#

Cột Mốc Đại Nam đang bị đào bởi dân Việt dưới bàn chân của lính Tàu.


1) Lê Khả Phiêu bị Trung Quốc gài Mỹ Nhân Kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm Trung Quốc năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần Trung Cộng gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 1 năm 1999. đồng thời đòi ñưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30 tháng 12 năm 1999.
2) Ngày 31 tháng 12 năm 1999 phái đoàn Trung Quốc cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến ñất .
3) Ngày 25 tháng 2 năm 2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang Trung Quốc, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất. Trung Quốc nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều Cung Tần Mỹ Nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan.
4) Bộ Trưởng Trung Quốc Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng CSVN tại ThaiLand khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26 tháng 7 năm 2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 6 giờ 47 sáng sang ThaiLand gặp Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc tại khách sạn Shangri-La Hotel Bankok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ ñòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, ñòi VietNam cắt 24,000
sp Km vùng biển cho TQ. Ngày 28 tháng 7 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.
5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc. Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng.
I
Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26 tháng 9 năm 2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm ñó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoan mang về vụ hiến đất (điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen ñảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông đức Mạnh (lúc ñó là chủ tịch Quốc Hội DCSVN) đã đi ñêm sang Trung Quốc vào tháng 4 năm 2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông đức Mạnh, vào tháng 8 năm 2000 ở New York Hoa Kỳ.
Lý Bằng cho biết Nồng đức Mạnh phải được cử làm Tổng Bí Thư đảng CSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị Trung Quốc 'đòi nợ cũ' . Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc... Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: 'Trung Quốc đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nông đức Mạnh ...nếu không nghe lời TQ Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị 'chích thuốc'.
Khải cúi đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đải như một vị quốc khách vì tính tình bướng bỉnh vì không nghe lời đàn anh ...

#Cột Mốc Đại Nam đang bị đào bởi dân Việt dưới bàn chân của lính Tàu.


(6) Vào ngày 24 tháng 12 năm 2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần đức Lương phái âm thầm đến Trung Quốc gặp ông tình báo của Trung Quốc là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Quốc. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt, (Tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt 'Beibu Bay' đòi lấy luôn ñảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6% của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam . Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56% Vịnh Bắc Việt và mất đi 16,000 sq Km vùng vịnh cho Trung Quốc.
7) Ngày 25 tháng 12 năm 2000, ông Trần đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo Trung Quốc. Trần đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội.
Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho Trung Quốc được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ US Dollar được chuyển cho Việt Nam qua hình thức đầu Tư.
đảng CSTQ chỉ thị cho đảng CSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 3 năm 2001 sắp tới. Trần đức Lương ñược khoảng đải ở Thành Bắc QTNN.
II
8) Ngày 26 tháng 12 năm 2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng ñược cận vệ đưa tới gặp Trần đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân (QTNN). Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16,000 sq km vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần đức Lương cám ơn đảng CSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN.
Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện Trung Quốc đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên Trung Quốc dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng... Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nông đức Mạnh !. Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.
9) Ngày 26 tháng 2 năm 2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang Trung Quốc để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn Trung Quốc đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ US Dollar.
Yahoo search: http://www3. fmprc.gov. cn/eng/3808. html
China and Vietnam Sign Land Border Treaty 2000/11/15
++++++++++++ ++++++++ General Secretary Le Kha Phieu Met with Foreign Minister Tang Jiaxuan. o­n December 31, 1999, General Secretary of the Communist Party of Vietnam Le Kha Phieu met with Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan in Hanoi, during which Foreign Minster Tang conveyed the cordial greetings from President Jiang Zemin. He indicated that we had just experienced an important moment in the history of the Sino-Vietnamese relations. The Treaty of Land Border between China and Vietnam had been officially signed at long last after 20-plus years of negotiations. This was a major event that merited celebration in the bilateral relations. He attributed the settlement of land border disputes, first and foremost, to the foresight and able guidance of the leaders of the two countries, the General Secretaries of the Communist Parties of the two countries in particular who pointed out the direction for and gave impetus to the negotiations. Your contributions were irreplaceable. The official signing of the Treaty of Land Border symbolized that we would bring peace, amity and stability along the land border between the two countries into the 21st century. This would not o­nly benefit the two peoples and the coming generations, but also contribute to the advancement of the relations between the two countries and two parties, the bilateral cooperation in all dimensions and peace and stability of the region at large. The achievements of the land border negotiations had been hard-won. This would provide an example for the settlement of the questions left over from history between the two countries. At the same time, it also demonstrated to the world that China and Vietnam were capable of resolving all the outstanding questions left over from history through friendly consultations.
III
General Secretary Le Kha Phieu said that the signing of the Treaty of Land Border was of great significance to the friendly relations and cooperation of the two countries built o­n the basis of mutual-trust and was the result of the painstaking efforts of both sides.
It marked a step forward in the good-neighborly, friendly relations of solidarity of the two countries and would exert positive impact to peace and stability of the region. Foreign Minister Tang Jiaxuan said that the relations between the two countries and the two parties were enjoying sound momentum of development. Mutual trust was enhanced and solidarity stepped up through the frequent contacts of state and party leaders, which played a guiding role in the furtherance of the relations between the two countries and two parties.
He went o­n to say that mankind would embark o­n a new millennium in some 10 hours' time. We should value all the more the peaceful environment, which did not come easily and treasure the traditional friendship between the two countries, the two parties and the two peoples.
We had every confidence that the 21st century would see even better Sino- Vietnamese relations. General Secretary Le Kha Phieu indicated that o­ne of the highlights of Vietnam- China relations was that the leaders of the two countries reached an agreement o­n putting a complete end to the past and building a future featuring friendship and mutual trust. It was the consistent policy of Vietnam to develop good- neighborly and friendly cooperation with China.
The friendship between Vietnam and China would enjoy further development and would be carried o­n generation after generation. The spirit of cooperation manifested during the land border negotiations was bound to give impetus to the development of bilateral relations in all the fields. Meanwhile, we would move up the settlement of other outstanding questions left over from history between the two countries by drawing o­n the experience of this round of negotiations.
The two sides also exchanged views o­n the current regional and international situations. General Secretary Le Kha Phieu thought highly of the independent foreign policy of peace pursued by China and expressed appreciation to China that attached importance to the development of good-neighborly and friendly relations with its surrounding countries. He maintained that Vietnam was not in favor of a uni-polar world, and the world should be characterized by variety. General Secretary Le Kha Phieu asked Foreign Minister Tang Jiaxuan to convey his best wishes to General Secretary Jiang Zemin and other Chinese state and party leaders. Prior to this, Foreign Minister Tang Jiaxuan met with President Tran Duc Luong of Vietnam... Tang conveyed the warm regards from President Jiang Zemin, to which President Tran Duc Luong expressed his gratitude. He also expressed his belief that the Chinese people would achieve greater success in the new century under the leadership of President Jiang Zemin.
++++++++++++ ++++++++ Chinese Foreign Minister Tang Jiaxuan and Vietnamese Deputy Prime Minister and Foreign Minister Nguyen Manh Cam signed the Treaty of Land Border between China and Vietnam in Hanoi o­n December 31, 1999 o­n behalf of their respective countries. With the signing of the treaty, all outstanding issues relating
IV
to the land border between China and Vietnam have been resolved. Among those who attended the signing ceremony were Vietnamese Prime Minister Phan Van Khai and Wang Yi, head of the Chinese delegation for China-Vietnam land border negotiations and Chinese Assistant Foreign Minister.
Prior to the signing ceremony, Prime Minister Phan Van Khai met with Chinese Foreign Minister Tang. At the meeting, Tang said he and Comrade Nguyen Manh Cam had officially signed the Treaty of Land Border between China and Vietnam, thus having fulfilled the glorious task assigned by the two countries' leaders. Recalling all rounds of negotiations o­n land border between the two countries, Tang attributed the removal of numerous difficulties, the complete settlement of remaining disputes and the timely signing of the treaty, first and foremost, to the very attention and guidance given by leaders of the two parties and countries. He also attributed the success to the consistent efforts made by the two countries' delegations and working groups in charge of land border negotiations. China and Vietnam are close neighbors, and to bring peace, amity, cooperation and stability along the land border between the two countries into the 21st century conforms to the common aspirations of the two peoples and serves the fundamental interest of the two countries, Tang said. It will also contribute significantly to regional peace and stability.
Vietnamese Prime Minister Khai described December 30, 1999 as a red-letter day when China and Vietnam officially signed the Land Border Treaty, fulfilling the task assigned by the General Secretaries of the two parties. It was a big event of great historic significance in the relations between Vietnam and China. It was his strong belief that the event would contribute to further promoting the friendly and cooperative relations between the two countries well into the 21st century. Foreign Minister Tang conveyed the warm regards from Chinese Premier Zhu Rongji to Prime Minister Khai.
Earlier in the day, Foreign Minister Tang also met with Vietnamese Deputy Prime Minister and Foreign Minister Nguyen Manh Cam. o­n the morning of the very day, Chinese Assistant Foreign Minister Wang Yi and Vietnamese Permanent Deputy Foreign Minister Vu Khoan, head of the Vietnamese delegation for negotiations, reviewed land border negotiations between the two countries and initialed the land border treaty.
China Website pho bien rong rai tin cuop dat nay nhu la mot thoa thuan buon ban voi CSVN
http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm
http://www.chinaembassy-canada.org/eng/wjb/zzjg/tyfls/tyfl/2631/t15493.htm

LÊ KHẢ PHIÊU BÁN NƯỚC VÌ CHƠI GÁI TÀU

NGUYỄN THỊ BẮC

Tin từ Hà Nội: Tên Bán Nước Lê Phả Phiêu:

“Sướng con koo, mù con mắt”

Hiện tượng thật sự và rất lạ lùng bao trùm Việt Nam từ nam chí bắc, từ đông sang tây:

Một người đàn ông chơi gái, mà khiến cho đến mấy triệu người sướng.

Điều kỳ lạ hơn nữa là có cả đàn bà, nữ cán bộ cũng sướng vì sự chơi gái nầy !

Người ta thường kể cho nhau nghe chuyện mê gái như vua Trụ mê Đắc Kỹ, vua Ngô Phù Sai mê Tây Thi v.v. mà mất nước hay những mẩu chuyện về đàn ông dân dã mê gái, mê mấy con gái điếm mà đem tiền bạc, tài sản đôi khi cả nhà cửa cung phụng cho gái, vì bị mê hoặc do gái làng chơi làm cho sướng khoái chí tử mà trở nên mù quáng đến tán gia bại sản, cho nên Người xưa có câu rằng: “Sướng con cu, thì mù con mắt”

Vụ việc hiện nay là Lê Phả Phiêu qua Bắc Kinh chơi gái, cô gái nầy [tên là Cheng Mei Wang hay Trương Mỹ Vân ] do mưu sĩ uyên thâm nhất của Trung Cộng gài bẫy để bắt chẹt Lê Khả Phiêu. Xong rồi TC dùng sự chơi gái nầy của Phiêu mà làm săng ta (chantage = blackmail) bảo chính phủ VN phải nhường biển và ải Nam Quan, thác Bản Giốc cho Tàu.

Sự chơi gái nầy của Lê Khả Phiêu sướng như thế nào không ai biết, mà người dân chỉ thấy cách ứng xử của các đồng chí lớn rất bức xúc:

Các đồng chí trong chính phủ VC vồn vả ríu ríu nghe theo, cho nên TC đòi VC nhượng nhiều vùng biển, vùng đất cho TC. Quốc hội, chính trị bộ lúc nào cũng đồng tình hồ hỡi dâng đất cho Tàu, Mặt Trận Tổ Quốc, công an, bộ đội cũng hồ hỡi thông đồng cắt hết phần đất nầy đến phần biển khác dâng cho Tàu. Tòan bộ các đảng viên Cộng sản đều mù mắt mà hoan hỉ cắt đi phần đất mà tổ tiên VN đã tốn bao xương máu mới bảo tòan trong bao ngàn năm qua.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ một mình con cu của Lê Khả Phiêu sướng mà cả mấy triệu đảng viên Cờ Máu đều mù mắt, kể cả bọn vẹm cái cũng mù luôn, sự cố nầy rất quái lạ.

Hơn thế nữa, bọn “công an và bộ đội mù mắt” cùng nhau ngăn cản, lùng bắt và đàn áp (dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Tấn Dũng) những người đi biểu tình chống Trung Quốc “xâm chiếm” đất của VN. Người dân biểu tình chống Trung Cộng xâm chiếm Hòang Trường Sa thì đúng, còn Nam Quan Bản Giốc thì sao ?

Hải quân VN có đánh với hải quân của TC, nhưng theo diễn biến các vụ việc từ đó đến nay, thì tôi phát giác ra rằng: sự hy sinh một số binh lính tại biên giới hay tại Hòang Trường Sa là do mánh lới của các mưu sĩ TC và VC dàn dựng ra để lừa người dân Việt Nam và lừa bọn Mỹ ngu. Bọn Cờ Máu chúng đem hy sinh mạng sống của một số lính ra để làm cảnh, để tỏ ra rằng Việt gian cờ Máu “chống Tàu cứu nước”. Nhưng bên trong cha con chúng (cha TC và con VC) đã thỏa thuận chi tiết từng trận đánh, từng số quân lính phải hy sinh trong mỗi trận địa với mục đích tuyên truyền gian trá. Binh lính “quân đội nhân dân” tưởng rằng họ hy sinh để bảo vệ tổ quốc, nhưng họ không biết rằng bọn cầm quyền Cờ Máu chỉ xem sinh mạng của họ chẳng khác gì giòi bọ, chết bao nhiêu cũng thây kệ, miễn mục đích tuyên truyền đạt chỉ tiêu.

Hiện tượng “hoan hỉ dâng đất cho Tàu” của tòan bộ đảng viên Cờ Máu bao gồm luôn công chức và bộ đội đều mù mắt: do đó mà 5 chữ “Lê Khả Phiêu chơi gái” là một bản án tròng lên đầu quân cán chính Việt Gian Cờ Máu, nhẫn nhục tuân lệnh bọn chủ nhân ông Tàu Phù gian ác dơ dáy và điếm đàng.

HIỆN TƯỢNG LẠ LÙNG: dấu chàm hiện lên

Nhân dân ta mỗi ngày càng thấy rõ bản mặt của từng thằng quân cán chính cờ Máu, càng ngày càng dễ phân biệt bọn chúng vì trên trán của chúng đều có dấu chàm trổ “Lê Khả Phiêu chơi gái” tự nhiên hiện lên.

Dấu chàm trổ trên trán của bọn cường quyền “Lê Khả Phiêu chơi gái” càng ngày càng hiện rõ, không phải màu nâu mà là màu đỏ chói: rõ nhất là khi từ tên thủ tướng cho đến bọn lập ra kế họach chiếm nhà chiếm đất của dân, đây là dấu ấn thượng đội hạ đạp của bọn Việt gian nô lệ ngu dốt và ô nhục.

Đồng bào ta càng ngày càng thấy rõ dấu chàm trổ “Lê Khả Phiêu chơi gái” trên trán của Việt Gian Cờ Máu, chúng bị mù mắt mà trở thành công cụ của vụ dâng đất cho Tàu.

Bộ đội công an phái đến đàn áp nhân dân phản kháng chiếm nhà đất, chúng dùng bạo lực thẳng tay đàn áp và giết hại dân oan, thì dấu chàm “Lê Khả Phiêu chơi gái” lại càng hiện rõ ra trên trán của chúng.

Cho nên mỗi lần thấy chúng bao vây đàn áp nhân dân thì đồng bào ta hô to: “Lê Khả Phiêu chơi gái”, thì tức khắc 5 chữ nầy nổi đỏ lên trên trán của mỗi tên công an bộ đội bạo hành. Đây là hiện tượng hết sức lạ lùng cổ kim hãn hữu.

Khẩu hiệu “Lê Khả Phiêu chơi gái” được đồng bào xử dụng như phù chú, họ hô to khi công an bộ đội đến đàn áp dân oan, thì chúng bị mù mắt ngay, vì vậy mà dùi cui của chúng mất hiệu lực, cứ nhắm khỏang không múa may búa xua.

Khẩu hiệu “Lê Khả Phiêu chơi gái” được xử dụng rộng rãi hơn nữa khi đồng bào thấy lấp lóan bọn công an bộ đội quân cán chính xuất hiện ở bất cứ đâu.

Dấu chàm trên trán “Lê Khả Phiêu chơi gái” càng đậm nét theo những hành vi gian ác và bạo ngược của từng thằng quân cán chính Cờ Máu, từ an ninh khu vực cho đến các nơi đóng quân sư đòan.

Dấu chàm trên trán “Lê Khả Phiêu chơi gái” cũng được bọn quân cán chính xử dụng để nhận ra cấp bậc của nhau, địa vị và quyền thế càng cao càng lớn thì càng đậm nét.

2. TẠI HẢI NGOẠI

Khi đồng bào cần đến sứ quán hay lãnh sự quán VC thì gặp ngay bọn trên trán có dấu chàm “Lê Khả Phiêu chơi gái”, địa vị chức vụ càng cao thì dấu chàm nầy càng hiện rõ.

Bọn văn công cho xuất ngoại ra các nước để tuyên truyền duyên dáng Việt Cộng cũng có dấu chàm “Lê Khả Phiêu chơi gái”

Riêng bọn gián điệp nằm vùng thì dấu chàm “Lê Khả Phiêu chơi gái” được bọn chúng bôi lên một lớp son phấn, bao che bằng một lớp da người, hay bằng bong bóng heo dán lên trên. Khi một tên điệp viên nằm vùng của chúng bị phát giác, thì lập tức 5 chữ “Lê Khả Phiêu chơi gái” liền hiện rõ dưới lớp sơn phấn.

3. KẾT LUẬN

Dân oan khiếu kiện hô to “Lê Khả Phiêu chơi gái” khi bọn công an bộ đội đến bao vây đàn áp.

“Lê Khả Phiêu chơi gái” là khẩu hiệu mới tại Việt Nam.

Tòan dân ta khi gặp bọn quân cán chính của Cờ Máu thì hô to “Lê Khả Phiêu chơi gái” cho đến khi bạo quyền sụp đổ.

Trong tương lai gần đây

Nhất định nhân dân ta sẽ lấy lại chính quyền.

Nguồn: http://www.buinhuhung.com/chiendich/Hieenj_Tuwowngj_Bao_Trumr_Ddangv_VC.htm

Cựu Tổng Bí Thư Cộng Đảng Việt Nam Lê Khả Phiêu nói chuyện về vấn đề tham nhũng. Sau đây là một đoạn phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ở Thành Hồ:

” Thưa nguyên tổng bí thư, ông có kinh nghiệm gì không trong phòng chống tham nhũng?

– (Cười) Qua thực tế bản thân tôi thấy muốn làm được việc này thì mình phải giữ nghiêm đức tính liêm khiết. Tôi không muốn cái gì cũng đổ lỗi cho kinh tế thị trường. Trong quan hệ xã hội cả bên trong bên ngoài có nhiều mối quan hệ: với lãnh đạo cấp cao, với cấp dưới, với dân…

Có người đến với mình với động cơ cầu thị, trong sáng như xin ý kiến để thực hiện công việc được tốt hơn. Song cũng có người đến với động cơ không trong sáng, muốn tìm chỗ nương tựa hay tiếp tay gì đó. Mình phải hết sức cảnh giác. Phải luôn răn mình là đầy tớ của dân. Tôi nói thật có chuyện họ đến biếu tiền, năm nghìn, mười nghìn chứ không ít đâu.

* Năm, mười nghìn đô (USD)?

– Đô chứ. Lúc tôi còn thường trực (Thường trực Bộ Chính trị -PV) đã có rồi, lúc làm tổng bí thư càng có. Đối với tôi, họ đến đút tiền không dám đưa thẳng đâu. Thường là có bó hoa xong để cái gói trên bàn rồi về. Mở ra thấy có năm nghìn, mười nghìn tôi gọi anh Hoan (ông Trần Đình Hoan, khi ấy là chánh Văn phòng Trung ương Đảng – PV) và cậu Dần (ông Nguyễn Giáp Dần – thư ký nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu – PV) lên, nói: “Cái này của ông A, ông B… Giao các cậu mời các ông đó lên xem thái độ thế nào. Tại sao lại có phong bì thế này?

Đồng chí tổng bí thư nhắc như thế là không được, từ nay trở đi không được làm thế”. Vậy mà có ông trả lời rằng “đồng chí Phiêu không nhận thì tôi xin biếu các anh”. Cả cậu Dần, anh Hoan về báo cáo lại tôi. Thế thì không được rồi. Tôi phải gọi lên cảnh cáo.

* Sao lại chỉ cảnh cáo thôi, thưa ông?

– Tôi không muốn làm to chuyện mà giáo dục bên trong. Nhưng tôi biết cũng có người khác đã nhận rồi, tôi phải mời lên yêu cầu trả lại. Nói thế để thấy trong nội bộ ta chuyện đó không ít. Họ cứ cho chuyện đưa là tự nhiên, chuyện nhận là bình thường. Nói thật, tôi thấy buồn. Bây giờ chuyện đó chắc vẫn thế thôi.

Vì vậy cái chính là anh phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”, giữ mình trong sáng mới chỉ đạo được. Ngay hồi phát động thực hiện nghị quyết 6 (lần 2) tại hội nghị toàn quốc, tôi đã nói hết các vụ việc (dù không nêu tên) với yêu cầu các anh cán bộ đứng đầu phải hết sức cảnh giác. Anh em ở dưới nghe rất ủng hộ.

Mà không chỉ bản thân đâu, nhất là với gia đình cũng phải dặn dò cẩn thận, bởi kẻ xấu có nhiều thủ đoạn lắm. Vợ con anh phải giữ, nếu không nó tấn công rất ghê. Tấn công con có, tấn công vợ có. Đánh vào bếp, đánh từ phía sau. Phải đề cao cảnh giác! ….”

(Trang Webb của đài BBC trích đoạn của báo Tuổi Trẻ về cuộc phỏng vấn ông Lê Khả Phiêu, cựu tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam tháng 5 năm 2005)

Đọc xong đoạn trên chúng tôi có ý nghĩ như sau:

Hồi còn đang làm tổng bí thư đảng cộng sản, quyền uy nhất nước sao ông không nói để đến bây giờ khi bị đá văng khỏi chức rồi mới dám nói.

Phải chăng vì còn tí chút lương tâm cho nên ông cựu du kích tỉnh Thanh Hoá Lê Khả Phiêu cố cứu cái đảng sắp tan rã của mình bằng cách chứng minh rằng đảng cộng sản Việt Nam của ông thật sự muốn đổi mới, muốn làm một cái gì cho dân cho nước chứ không phải là thứ ăn hại, và bắn tiếng xin bà con trong nước cũng như hải ngoại đừng hiểu lầm, và ủng hộ chúng tôi đi.

Ngay cả cái ông Mai Chí Thọ lúc còn làm chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh thì miệng cứ câm như hến, đếch nói cái gì. Đến khi hết làm rồi thì mới dám nói lên sự thật dù chỉ là một chút cỏn con trong lòng để tỏ ra rằng mình còn có chút “lương tâm hão”. Khi chỉ trích chính sách bỏ tù cải tạo các sĩ quan, quân nhân và các cấp chỉ huy hành chánh ở miền Nam sau năm 1975, ông ta nói, “cái hận thù của người ta là nặng nề, tụi nó thù mình lắm chứ không phải không!” Và: “Đáng lẽ theo tôi phải thả họ sớm hơn, động viên họ tham gia xây dựng lại đất nước …” Thì ra người cộng sản hèn thế. Văng cha nó khỏi chức rồi mới dám vén cái miệng hến lên mà nói nghe xôm lắm.

1. TẠI VIÊT NAM

Bởi thế cho nên:

Lúc còn chức trọng quyền cao

Say sưa ông để mắt nào đến dân!

Về vườn ông nghĩ tấm thân

Chẳng bằng cục “phẩn” nên gân cổ gào

Thưa ông, dù có thế nào

Có ngày cả bọn sẽ trào đờm thôi!

***

Chó không chê cứt

Người không chê tiền

Biếu ông, ông bỏ túi liền

Tiền đô bạc lớn mua tiên với đời

Cứ nhìn lũ cộng con thôi

Nó sang xứ Mỹ học đòi làm sang

Mua xe cả mấy chục ngàn

Đô tươi xỉa trả phăng ngang một lèo

Nhà thời dù giá có leo

Mấy trăm ngàn, mặc! “cậu” theo tới cùng

Tiền đâu nhiều thế để “chung”

Cán cha “cạp” cả cái lưng quần nghèo

Gian manh một lũ quỷ yêu

Đù cha cái bọn cộng tiều lưu manh

Bác cả Phiêu chỉ một lần ăn chơi thôi là đã tốn đến mấy hòn đảo và mấy ngàn cây số vuông dọc theo biên giới cộng thêm mấy trăm mạng sĩ tốt hy sinh lót đường để hợp thức hóa việc này. Năm mười ngàn đô biếu xén thì thấm vào đâu với cách ăn chơi “Hoành Tráng” của các “Bác”. Hiềm một điều Lê Khả Phiêu là tên đảng viên có tiếng là thanh liêm bậc nhất mà còn như vậy thì với phường tham quan ô lại thì chúng làm hại nước hại dân đến thế nào.

Hiểm họa nuớc mất, dân Việt bị diệt vong không phải do Tàu Cộng mà chính là do Việt Cộng.

Thi thu nghi quang doc

Thiên ha su da tri

TN.

Bố tiên sư tên Lê Khả Phiêu: “Sướng con koo, mù con mắt”

Tên Bán Nước Lê Phả Phiêu:

“Sướng con koo, mù con mắt”

Tài Liệu Tình Báo Về Vụ CSVN

Bán Nước Cho TC

(Theo Diễn Đàn Nước Việt, Cập Nhựt 20/11/2008)

Gần đây chúng tôi nhận nhận được tài liệu liên quan đến một số dữ kiện đảng CSVN đi TC để dâng đầt biên giới và vùng Vịnh Bắc Việt cho Tàu Cộng …


Ải Nam Quan trước khi ký hiệp định biên giới


Đây là Ải Nam Quan mới gọi là cột mốc “0″

Sau vụ CSVN bán nước cho TC, theo lời ông Hoàng Minh Chính cho biết thì không ai biết được ai trong bộ chính trị đã ký tên trong vụ bán nước nầy. Bộ chính trị CSVN đã dấu nhẹm chuyện nầy và BÍ MẬT ĐÃ được BẬT MÍ và sau đây là những diễn biến về việc BÁN NƯỚC:

1) Lê Khả Phiêu bị TC gài mỹ nhân kế lấy cô Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) lúc Lê Khả Phiêu sang thăm TC năm 1988 và sanh được một bé gái. LKP không đem con về vì sợ tai tiếng đưa đến nhiều lần TC gửi văn thư đòi lấn vùng biển vào tháng 01/1999 … Đồng thời đòi đưa ra ánh sáng vụ nầy nếu LKP không hợp tác. Và buộc Lê Khả Phiêu phải hạ bút ký bản hiến biển ngày 30/12/1999.

2) Ngày 31/12/1999 phái đoàn TC cầm đầu do ông Tang Jiaxuan và tình báo TQ sang Việt Nam, họ gặp kín ông Lê Khả Phiêu bàn thêm về vấn đề hiến đất …

3) Ngày 25/02/2000, Lê Khả Phiêu phái Nguyễn Duy Niên sang TC, ông Nguyễn Duy Niên cho biết Lê Khả Phiêu đã đồng ý việc hiến thêm đất.

TC nghe tin rất hoan hỉ mở tiệc chiêu đãi Nguyễn Duy Niên một cách nồng nhiệt với nhiều cung tầng mỹ nữ ở nhà khách Diao-yu-tai ăn nhậu cùng ông Ngoại Trưởng Tang Jiaxuan …

4) Bộ Trưởng TC Tang Jiaxuan gửi thư kín nhắn tin muốn gặp Bộ Trưởng CSVN tại Thái Lan khi ông viến thăm nước nầy. Ngày 26/07/2000. Ông Nguyễn Duy Niên đáp chiếc Air Bus bay từ phi trường Nội Bài vào lúc 06 giờ 47 sáng sang Thái Lan gặp Bộ Trưởng Ngoại giao TC tại khách sạn Shangri-La Hotel Bangkok phía sau phòng Ballroom 2. Cuộc gặp rất ngắn ngủi. Tang giao cho Niên một chồng hồ sơ đòi CSVN hiến thêm đất, biển trong hồ sơ ghi rõ TQ đòi luôn 50/50 lãnh hải vùng Vịnh Bắc Việt, đòi Viet Nam cắt 24 ngàn Km2 vùng biển cho TQ. Ngày 28/07 bộ chính trị nhóm chóp bu họp kín.

5) Sau hai tháng họp kín và bàn bạc, Bộ chính trị CSVN cử Phan Văn Khải qua gặp mặt Lý Bằng. Phan Văn Khải bay chuyến máy bay sớm nhất rời Việt Nam ngày 26/09/2000 qua Bắc Kinh và được xe Limo chở từ phi trường Bắc Kinh về Quảng Trường Nhân Dân vào trưa hôm đó. Nhìn thấy mặt Khải tỏ vẻ không hài lòng và hoan mang về vụ hiến đất (Điều nầy chứng tỏ Khải không rõ chuyện nầy). Lý Bằng cho Khải biết là hai tay Lê Khả Phiêu và Giang Trạch Dân đã gặp nhau 2 lần cho vụ hiến đất rồi. Lý Bằng ôm chặc PVK và khen đảng CSVN làm việc rất tốt và ông cho biết là đã có Nông Đức Mạnh (lúc đó là chủ tịch Quốc Hội đảng CSVN) đã đi đêm sang TC vào tháng 04/2000 và Lý Bằng đã gặp lại Nông Đức Mạnh, vào tháng 08/2000 ở New York Hoa Kỳ. Lý Bằng cho biết Nồng Đức Mạnh phải được cử làm Bí Thư đảng CSVN sau khi Lê Khả Phiêu xuống, nếu không thì sẽ bị TC “đòi nợ cũ”. Khải trước khi về vẫn khước từ vụ hiến vùng biển VN và nói với LB là sẽ xem lại sự việc. Lý Bằng nhăn mặt bắt Khải ngồi chờ, vào gọi điện thoại, nói gì trong đó và trở lại nói là Chủ Tịch Giang Trạch Dân muốn gặp Khải tại Zhong-nai-hai và sau đó Khải được đưa đi gặp GTD và cho ông Zhu Rongji hù dọa Khải nói: TC đã nắm trong tay Lê Khả Phiêu, Nồng Đức Mạnh … nếu không nghe lời TC, Khải sẽ bị tẩy chay và coi chừng bị “chích thuốc”. Khải cúi đầu và run sợ, sau đó đòi về. Trước khi Khải về, một lần nửa Giang Trạch Dân nhắn Khải gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh chứ không nhắc tới tên người khác trong Quốc Hội CSVN. Khải không được khoản đãi như một vị quốc khách vì tính tình bướn bỉnh vì không nghe lời đàn anh …

6) Vào ngày 24/12/2000 , Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VN Lê Công Phụng được Trần Đức Lương phái âm thầm đến TC gặp ông tình báo của TC là ông Hoàng Di, ông nầy là cánh tay phải của Bộ Trưởng Ngoại Giao TC. Ông ta nói tiếng Việt rất rành. Hai bên đã gặp nhau ở một địa điểm X gần biên giới Việt (Tỉnh Móng Cái Việt Nam). Theo bản báo cáo cho bộ chính trị CSVN, ông Lê Công Phụng Cho biết lúc đầu ông Hoàng Di vẫn khăn khăn đòi chia 50/50 với Việt Nam về vùng biển Vịnh Bắc Việt “Beibu Bay” đòi lấy luôn đảo Bạch Long Vĩ sau đó ông Phụng, được bộ chính trị dặn trước là xin lại 6 % của Vùng biển gần khu vực Bạch Long Vĩ vì đã được lâu đời là của Việt Nam. Kết Qủa cuộc đi đêm Việt Nam còn lại 56 % Vịnh Bắc Việt và mất đi 16 ngàn Km2 vùng vịnh cho TC.

7) Ngày 25/12/2000, ông Trần Đức Lương rời Hà Nội qua Bắc Kinh gặp Giang Trạch Dân và được đưa về Thành Bắc của Quảng Trường Nhân Dân, theo tài liệu lấy được của tình báo TC. Trần Đức Lương và Lê Khả Phiêu chính thức quyết định thông qua bản hiệp ước hiến đất bất chấp lời phản đối của Khải và nhiều người trong quốc hội. Phe thân Nga và Phe Miền Nam đã không đủ sức đấu với Lê Khả Phiêu và Trần Đức Lương. Bản hiến chương hiến đất cho TC được chính Giang Trạch Dân và đảng CSTQ trả cho số tiền là 2 tỉ USD được chuyển cho Việt Nam qua hình thức Đầu Tư. Đảng CSTQ chỉ thị cho đảng CSVN sẽ phải làm gì trong kỳ đại hội đảng thứ 9 vào tháng 03/2001 sắp tới. Trần Đức Lương được khoảng đải ở Thành Bắc Quảng Trường Nhân Dân.

8) Ngày 26/12/2000 vào lúc 2 giờ trưa, Lý Bằng được cận vệ đưa tới gặp Trần Đức Lương ở Quảng Trường Nhân Dân. Lý Bằng cho Lương biết là số tiền 2 tỉ dollar để mua 16 ngàn km2 vùng vịnh Beibu của Việt Nam là hợp lý. Trần Đức Lương cám ơn đảng CSTQ về số tiền nầy. Số tiền 2 tỉ đồng nầy được Lương đem về để làm bớt sự phẩn nộ của Khải, Kiệt và những nhân vật khác trong quốc hội CSVN. Ông Lý Bằng nhắc lại chuyện TC đã bán vũ khí và hổ trợ cho đảng CSVN trong thời gian chiến tranh và số nợ trên TC dùng để trao đổi mua lại vùng đất Bắc Sapa của Việt Nam, Ải Nam Quan, Bản Dốc, Cao Bằng … Thêm lần nữa Lý Bằng chỉ gửi lời thăm Lê Khả Phiêu và Nồng Đức Mạnh ! Sau đó Lương được mời lên xe Limo và đưa về Zhong-nan-hai để gặp Zhu Rongji . Zhu Rongji không nói gì khác hơn là nhắc lại số tiền 2 tỉ đồng sẽ được giao cho Việt Nam sau khi Lương trở về nước.

9) Ngày 26/02/2001 Nguyễn Mạnh Cầm bay sang TC để gặp ông Qian Qichen tại đảo Hải Nam. Nguyễn Mạnh Cầm cám ơn TC đã mua vùng Vịnh Bắc Việt của Việt Nam (Beibu Bay) với giá 2 tỉ USD.


Hoàn Cầu Thời Báo: VN sẽ 'trắng tay' nếu đu dây Mỹ tăng cường sức mạnh ở  Biển Đông

URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.7945

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca