Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Đại lộ kinh hoàng 2021: Sài Gòn dân ùa chạy về quê tránh dịch Covid Delta
31.07.2021

BM
                            
        Chống dích kiều PMC phát tán qua đoàn người chạy xe máy đi khắp ba mìền đất nước


 BM

Người dân nhiều địa phương đã tìm mọi cách, từ đi bộ, đạp xe đến đi xe máy, rời Sài Gòn để tránh dịch. Câu hỏi nhiều người đặt ra là: Chính quyền ở đâu?

 

Trong những ngày gần đây, hình ảnh những đoàn người chạy xe máy rời Sài Gòn đã gây xôn xao dự luận. Rất nhiều người trong số này là người gốc Thừa Thiên-Huế đang sống tại Sài Gòn, địa phương đang ở giữa đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng nhất cả nước.

 

Ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng tổ tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, trả lời báo chí:

BM

"Sau khi rà soát thì việc đăng ký số lượng quá nhiều. Một số đăng ký theo phong trào với mong muốn được duyệt, một số đăng ký về toàn bộ gia đình, một số có gia đình ở Sài Gòn rồi nhưng vẫn muốn về để tránh dịch, một số muốn về thăm thân… Vì vậy, Sở đang xác minh trường hợp nào cấp bách để đón về trước. Trong giai đoạn này sẽ ưu tiên các đối tượng: người cao tuổi, có bệnh, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đi theo, người bán vé số, làm thuê... đối tượng dễ tổn thương vì dịch bệnh. Sở sẽ có thông báo sau khi có kết quả phê duyệt".

 

Vạn lý hồi hương

BM

Trên trang cá nhân, nhà báo Hoàng Xuân viết: "Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó, mang theo cơm nước, chọn bóng râm nằm, không ghé đâu, không mua bán đâu để tránh dịch cho mình và cho người."

Quãng đường từ Sài Gòn về Huế dài khoảng
 
1.000 km, tùy theo tuyến đường. Hành trình
 
này đi xe máy trung bình mất hai ngày. Đó là
 
một hành trình gian nan đối với những công
 
nhân, lao động tự do, người làm thuê… nghèo
 
vốn đã mất việc, mất thu nhập từ nhiều ngày
 
qua. Đó cũng là một hành trình tạo ra nguy cơ
 
lây nhiễm dịch bệnh lớn, khi hàng trăm người
 
không được kiểm soát về y tế có thể đi lại, tiếp
 
xúc với người khác dọc hành trình thiên lý của
 
mình, dù rằng nhiều người tuyên bố họ sẽ tự
 
"giãn cách" để phòng dịch.

BM

Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó để tránh dịch cho mình và cho người

 

Bà Hoàng Xuân liên hệ với các địa phương khác: "Bình Định quê nội mình, Đà Nẵng, Thanh Hóa đón dân quê mình về bằng máy bay, Hà Tĩnh, Nghệ An thuê nguyên đoàn tàu, Quảng Nam đón bằng máy bay và xe, lập danh sách ưu tiên người già yếu, bịnh, phụ nữ, trẻ em..."

 

Rồi bà đặt câu hỏi: "Huế có đón công dân của mình về không? 'Cả nước yêu thương ôm Huế vào lòng', thế còn Huế, Huế có yêu thương ôm chính người dân của mình vào lòng không?"


BM

Một người dùng Facebook có tên Hương Phạm viết: "Thời sống chung với Covid-19 rồi mà chưa chuẩn bị tinh thần gì cả. Không có phương án đón người là sao? Không có các kịch bản, các phương án dự phòng thì lại toang thôi."

 

Không chỉ có người dân Thừa Thiên-Huế mới tự tìm đường về quê. Trong những ngày qua, nhiều câu chuyện tương tự đã được báo chí và cộng đồng mạng phản ánh.

BM

Vào lúc 7 giờ sáng 9/7, bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Hương đã khởi hành đạp xe từ huyện Trảng Bom ở tỉnh Đồng Nai hướng về quê nhà Nghệ An. Với tốc độ trung bình 28km mỗi ngày trên những chiếc xe đạp "cà tàng", họ phải mất hơn một tháng mới tới nơi. May thay, sau khi đạp được 282km, họ đã được hỗ trợ cho đi tàu lửa từ TP Phan Rang-Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận về quê.

 

Hồi giữa tháng 7, hàng chục người lao động đã từ Bình Định đi bộ hướng về quê là huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng đói khát. Họ nằm trong số hàng trăm người dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi đi làm ăn ở các tỉnh lân cận phải đi bộ về quê trong đợt này.

BM

Báo Công an Nhân dân ngày 22/7 dẫn lời ông Phạm Văn Thái ở huyện Ba Tơ, kể: "Chờ cả tuần không có xe, đồ ăn cũng hết nên bà con mình quyết định đi bộ. Từ 5 giờ sáng hôm kia, bà con xuất phát, đến tối thì tụm lại ngủ ven đường. Bây giờ mới đặt chân lên đất Quảng Ngãi".

BM

Nhiều người dân tự tìm đường về quê cũng đã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: tỉnh nhà không tiếp nhận mà Sài Gòn cũng chặn đường trở lại. Báo Tuổi Trẻ ngày 24/7 đưa tin rất nhiều người dân quê Bến Tre trên đường từ Sài Gòn về quê bị chặn lại tại các chốt kiểm tra trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh Sài Gòn - Long An và buộc phải quay đầu.

BM

Tờ báo này dẫn lời một người dùng Facebook viết: "Chào mọi người! Sáng nay mình đi về Bến Tre. Mình đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ nhưng đến đoạn Long An thì tất cả mọi người đều không được qua. Và khi quay lại Sài Gòn thì lại có một chốt tại huyện Bình Chánh không cho mình vào."

 

Tại sao đón chậm?

 

Sau khi dịch bệnh bùng phát dữ dội tại Sài Gòn, một số địa phương đã tổ chức đón người dân của mình về. Tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng… đã tổ chức xe, máy bay để đón người, dù chưa đón hết được nhưng cũng đã giúp cho những trường hợp cần kíp nhất có cơ hội về quê. Trong khi đó, một số tỉnh khác lại chậm trễ trong việc này.

BM

Tại Thừa Thiên-Huế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh này đã có thông báo UBND tỉnh quyết định tổ chức đón công dân trở về quê, dự kiến đợt 1 từ ngày 20/7 đến 25/7, đón khoảng 300 công dân từ SÀI GÒN về bằng tàu hỏa.

 

Tuy nhiên, báo Thanh Niên ngày 24/7 cho biết đến thời điểm bài báo đăng, Thừa Thiên-Huế vẫn chưa chính thức đón được người nào như kế hoạch công bố, trong khi đã có hơn 10.000 người đăng ký trở về quê.

 

Tờ báo này dẫn lời ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng tổ tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết:

 

"Sau khi rà soát thì việc đăng ký số lượng quá nhiều. Một số đăng ký theo phong trào với mong muốn được duyệt, một số đăng ký về toàn bộ gia đình, một số có gia đình ở Sài Gòn rồi nhưng vẫn muốn về để tránh dịch, một số muốn về thăm thân… Vì vậy, Sở đang xác minh trường hợp nào cấp bách để đón về trước. Trong giai đoạn này sẽ ưu tiên các đối tượng: người cao tuổi, có bệnh, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đi theo, người bán vé số, làm thuê... đối tượng dễ tổn thương vì dịch bệnh. Sở sẽ có thông báo sau khi có kết quả phê duyệt".

BM

Do Sài Gòn đang là vùng dịch, mọi người đi từ địa phương này tới các nơi khác đều phải thực hiện xét nghiệm, cách ly y tế theo thời gian quy định. Một số địa phương do chưa chuẩn bị được phương án đón dân, cụ thể là các phương án về cách ly, xét nghiệm, chăm sóc y tế… cho số công dân hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người hồi hương, nên đã chậm trễ trong việc đón người.



Chiều 28/7, trên QL1, cả hai chiều TP.HCM đi Đồng Nai và ngược lại đều thông thoáng. Tại cầu Đồng Nai, hai địa phương đều đặt chốt mỗi bên để kiểm soát xe cộ đi lại phòng chống dịch Covid-19.

Tại chốt cầu Đồng Nai, làn dành cho xe máy, có 4 Cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ kiểm tra “giấy thông hành” từng xe một. Người dân muốn qua chốt phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (còn hiệu lực trong 72 giờ).

TP.HCM: Người dân vẫn ùn ùn đi xe máy về quê tránh dịch 1

Người dân đi xe máy về quê đông nghẹt trên QL1 gần cầu Đồng Nai. Ảnh Đỗ Loan

Càng về chiều, lượng xe máy đổ về chốt càng đông, bị ùn ứ, các lực lượng chức năng đã phối hợp kiểm tra nhanh chóng để giải tỏa đám đông. Với những người chưa có giấy xét nghiệm, được hướng dẫn xét nghiệm tại chỗ và chờ kết quả trong 15 phút.

Ghi nhận của PV, hầu hết người dân đi xe máy về quê để “trốn” dịch. Có những người ở mãi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… cũng khăn gói đồ đạc chạy xe về.

Lỉnh kỉnh đồ đạc trên xe, anh Nguyễn Văn Hùng, làm nghề phụ hồ, cho biết: “Hai anh em chạy xe máy về quê Nghệ An. Ở lại Sài Gòn hết dịch đi làm nhưng chờ lâu quá, thất nghiệp 2 tháng nay không có tiền sinh sống, hết tiền trả nhà trọ nên đành phải về”.

Cùng chung cảnh ngộ, sinh viên Phạm Thu Hòa, chạy xe máy về Cam Ranh - Khánh Hòa chia sẻ: “Lúc đầu tưởng sớm hết dịch nên chưa về, nhưng giờ chưa biết đến khi nào. Không có phương tiện để về nên em và nhóm bạn chạy xe máy về quê với gia đình chứ ở lại giờ không đi học cũng không có việc để làm, không có tiền trả tiền ăn, nhà trọ...".

Thiếu tá Trần Quốc Việt, tổ trưởng tổ kiểm soát tại chốt cầu Đồng Nai cho biết, thời gian đầu TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, người dân đi xe máy qua chốt về quê rất đông, trên 1.000 xe mỗi ngày.

Nhưng mấy hôm nay thì ít hơn khoảng 300 - 400 xe/ngày. Hầu hết người dân qua chốt đều có giấy xét nghiệm âm tính, thỉnh thoảng có vài trường hợp không có giấy tờ thì buộc phải quay trở lại hoặc có thể xét nghiệm nhanh để được đi.

Hình ảnh PV ghi nhận tại chốt kiểm dịch QL1 gần cầu Đồng Nai:

TP.HCM: Người dân vẫn ùn ùn đi xe máy về quê tránh dịch 2

Kiểm tra giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2

TP.HCM: Người dân vẫn ùn ùn đi xe máy về quê tránh dịch 3

Nhiều người dân ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đi xe máy về quê

TP.HCM: Người dân vẫn ùn ùn đi xe máy về quê tránh dịch 4

Anh Nguyễn Văn Hùng, làm nghề phụ hồ đi xe máy về quê ở Nghệ An

TP.HCM: Người dân vẫn ùn ùn đi xe máy về quê tránh dịch 5

Phía làn ô tô dành cho "luồng xanh" khá thông thoáng

TP.HCM: Người dân vẫn ùn ùn đi xe máy về quê tránh dịch 6

Quy trình kiểm tra rất nhanh, các xe không phải chờ lâu

Hàng nghìn người miền Trung tiếp tục đi xe máy về quê

Hàng nghìn người dân miền Trung tiếp tục chạy xe máy từ TP HCM và các tỉnh phía  Nam về quê, trong khi đó khu cách ly một số địa phương bắt đầu quá tải.

2h ngày 31/7, vợ chồng anh Vừ Bá Giống và chị Lầu Y Tia, quê huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cùng hai con nhỏ đi xe máy từ Bình Dương về đến đèo Lò Xo (địa phận Quảng Nam).

Anh Giống vào Bình Dương làm công nhân xây dựng, còn vợ là công nhân may, thuê nhà trọ sinh sống gần hai năm nay. Một tháng qua, vợ chồng nghỉ việc, không có thu nhập. Quyết định về quê, họ xuất phát từ Bình Dương trưa 29/7 và qua nửa đêm 30/7 thì đến đèo Lò Xo.

"Hơn 30 tiếng đi xe máy giữa nắng nóng, bụi bặm, hai con khóc, buồn ngủ nhưng chúng tôi cố gắng chạy theo đoàn để đi qua các tỉnh", anh nói và cho hay gia đình phải vượt qua quãng đường hơn 1.200 km để về quê tránh dịch. Đoàn xe máy trong đó có vợ chồng anh Giồng khoảng 600 người.

Chị Lầu Y Tia ở Kỳ Sơn, Nghệ An cùng hai con nhỏ khi dừng ở đèo Lò Xo. Ảnh: Đắc Thành


Vợ chồng chị Nguyễn Khắc Thị Mai Sương (31 tuổi, trú Long Thành, Đồng Nai) cùng hai con nhỏ 5 và 10 tuổi, chạy xe máy từ Đồng Nai ra đến Quảng Trị. "Ban đêm cả nhà ngủ nhờ cây xăng hoặc trải chiếu ở đoạn vỉa hè có ánh sáng. Ăn uống thì tại các điểm tiếp tế từ thiện, có gì ăn nấy", chị kể.

Thiếu tá Ngô Hoàng Việt, Tổ trưởng chốt kiểm soát đèo Lò Xo, cho hay từ ngày 24/7 đến 31/7, lực lượng tại chốt đón nhận 15 đoàn đi xe máy từ các tỉnh phía Nam theo đường Hồ Chí Minh về quê, với khoảng 1.500 xe máy, gần 3.000 người. Trong đó, 700 người Quảng Nam, số còn lại tiếp tục hành trình.

Người dân về quê thường đi từng đoàn, di chuyển theo quốc lộ 1A hoặc đường Hồ Chí Minh. "Khi đến chốt, lực lượng chức năng phân luồng, nếu người Quảng Nam thì đưa đi cách ly 14 ngày, còn người về các tỉnh khác chúng tôi sẽ dẫn đường cho bà còn đi tiếp 130 km đến vùng giáp ranh, bàn giao cho Công an Đà Nẵng", thiếu tá Việt nói và cho hay "số lượng người về quê ngày càng đông".

Người dân nằm vạ vật ở chốt kiểm soát thị trấn Lăng Cô chờ xe cách ly tập trung. Ảnh: Võ Thạnh

Người dân nằm nghỉ vạ vật ở chốt kiểm soát thị trấn Lăng Cô chờ xe đi cách ly tập trung. Ảnh: Võ Thạnh

Từ khi 19 tỉnh, thành phía Nam giãn cách, các địa phương đã tổ chức một số chuyến xe khách, tàu hỏa và cả máy bay đón bà con về, nhưng "số lượng người dân đi tự phát bằng xe máy vẫn rất lớn".

Trong sáng nay, chốt kiểm soát y tế ở đỉnh đèo Hải Vân do đội CSGT huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) phụ trách tiếp nhận trên 700 xe máy với hơn 1.000 người dân từ các tỉnh, thành phía Nam đi về nhà.

Tại khu vực trạm trung chuyển trên đèo Hải Vân, nhiều người lớn và trẻ em mệt mỏi sau hành trình hơn 1.000 km nên nằm ngủ thiếp trên sàn nhà. Anh Trương Đức Tri, 31 tuổi ở TP Huế, cho biết vào TP HCM làm nghề đóng giày, hai tháng nay thất nghiệp. "Áp lực tiền nhà trọ và chi phí sinh hoạt nên tôi quyết định thu dọn hành lý, đi làm xét nghiệm để lấy giấy chứng nhận chạy xe máy xuyên đêm về quê", anh Tri cho hay.

Dòng người về quê được cảnh sát giao thông hỗ trợ nước uống, bánh và một ít xăng, sau đó tổ chức thành đoàn chạy hơn 150 km từ đèo Hải Vân ra đến huyện Hải Lăng và bàn giao cho lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị.

Theo sau đoàn xe máy, nhà chức trách bố trí một xe cấp cứu để phòng trường hợp xảy ra sự cố trên đường.

Đoàn người từ các tỉnh phía Nam về quê, đoạn qua chốt kiểm dịch xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị, lúc 18h ngày 31/7. Ảnh: Hoàng Táo

Đoàn người từ các tỉnh phía Nam về quê, đoạn qua chốt kiểm dịch xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị, lúc 18h ngày 31/7. Ảnh: Hoàng Táo

"Chúng tôi nhận được thông tin từ CSGT các tỉnh là số lượng người đi xe máy từ TP HCM và các tỉnh phía Nam, hướng về các tỉnh miền Trung vẫn còn rất nhiều" Trung tá Hoàng Phước Tế, Trưởng trạm CSGT Phú Lộc nói, sáng 31/7.

Trạm kiểm soát số 4 trên quốc lộ 1A, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) trong sáng 31/7 tiếp nhận hơn 700 người đi ôtô từ TP HCM và các tỉnh phía Nam về quê. Năm chuyến xe đã chở hơn 150 người rời trạm kiểm soát đi cách ly tập trung. Do tình trạng quá tải của các khu cách ly trên địa bàn Thừa Thiên Huế, hơn 500 người phải ngồi trong rạp dã chiến chờ đợi bố trí điểm cách ly mới.

Nhiều người dân đi xe máy mang biển số xe Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình. Ảnh: Võ Thạnh

Nhiều người dân đi xe máy biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình chạy trên quốc lộ đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Võ Thạnh

Theo nhà chức trách Thừa Thiên Huế, thời gian qua, tỉnh bố trí 16 khu cách ly tập trung với hơn 10.000 chỗ song vẫn bị quá tải. Hiện tỉnh này cách ly hơn 9.000 người về từ TP HCM và các tỉnh có dịch, và đang mở rộng khu cách ly tại các xã, phường. Nhiều trường học trên địa bàn cũng được trưng dụng làm khu cách ly tập trung.

Từ 29/4 đến nay, Thừa Thiên Huế ghi nhận 34 ca nhiễm Covid-19, trong đó 24 ca là người về từ TP HCM.

Đoàn người từ các tỉnh phía Nam về quê, ngang qua TP Đông Hà (Quảng Trị), tối 30/7. Ảnh: Hoàng Táo

Đoàn người từ các tỉnh phía Nam về quê, ngang qua TP Đông Hà (Quảng Trị), tối 30/7. Ảnh: Hoàng Táo

Thượng tá Nguyễn Năng Điền, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Quảng Trị, thông tin thêm từ ngày 27/7 đến sáng 31/7, tỉnh đón 3.300 xe máy với 4.500 người đi về. Trong đó, khoảng 650 người Quảng Trị được đưa đi cách ly tập trung.

Hôm nay, chính quyền TP HCM đã đề nghị các địa phương khi có nhu cầu tổ chức đưa người dân đang sống tại thành phố trở về thì gửi kế hoạch cùng phối hợp thực hiện; nhằm tránh tình trạng người dân tự ý di chuyển bằng xe cá nhân, không đảm bảo các yêu cầu về kiểm soát, phòng chống dịch. 

Võ Thạnh - Đắc Thành - Hoàng Táo



Người lao động mất việc chật vật cầm cự cùng nghèo đói giữa dịch COVID-19

Công nhân, người lao động là một trong những lực lượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19. Khi dịch tấn công các nhà máy, hàng triệu công nhân bị mất việc. Nghỉ việc, đồng nghĩa với thu nhập bị cắt giảm. Đồng lương của những người công nhân trước kia vốn đã không dư dả, nay lại phải tằn tiện chi tiêu, thắt lưng buộc bụng cũng chưa chắc đã đủ để chi trả cho cuộc sống hàng ngày... NHÓM PV

Sáng 1-8: Cả nước thêm 4.374 ca COVID-19, 23 tỉnh thành tiếp tục thực hiện chỉ thị 16


TTO - Sáng 1-8, Bộ Y tế cho biết cả nước ghi nhận thêm 4.374 ca mắc COVID-19, trong đó TP.HCM 2.027 ca. Chiều 31-7, Thủ tướng có công điện yêu cầu tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 tại 19 tỉnh thành khu vực phía Nam, sau 1-8 có 23 địa phương áp dụng.

Bản tin 6h sáng 1-8 cho biết trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.374 ca mắc mới, trong đó 2 ca nhập cảnh và 4.372 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (2.027), Bình Dương (1.415), Long An (318), Đồng Nai (262)...

Hà Nội (67), Vĩnh Long (50), Bà Rịa - Vũng Tàu (46), Hậu Giang (37), Bến Tre (32), Kiên Giang (24), Phú Yên (22), Trà Vinh (22), An Giang (21), Đồng Tháp (16), Thanh Hóa (6), Quảng Trị (3), Hải Dương (2), Kon Tum (1), Hưng Yên (1), trong đó có 884 ca trong cộng đồng.

Tính đến sáng 1-8, Việt Nam có 150.060 ca mắc, trong đó có 2.241 ca nhập cảnh và 147.819 ca mắc trong nước.

Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27-4 đến nay là 146.249 ca, trong đó có 35.960 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 4/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Điện Biên, Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định.

Trong ngày 31-7 có trên 276.370 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là gần 6.203.870 liều, trong đó tiêm 1 mũi là trên 5.583.250 liều, tiêm mũi 2 là trên 620.610 liều.

Sáng 1-8: Cả nước thêm 4.374 ca COVID-19, 23 tỉnh thành tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 - Ảnh 2.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Ngày 31-7, bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc với Thành ủy, UBND TP Cần Thơ, tỉnh Long An, trong đó có nội dung Bộ Y tế sẽ đưa chuyên gia và hỗ trợ thiết bị để sẵn sàng đưa Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường tại Cần Thơ vào hoạt động, thiết lập Trung tâm hồi sức tích cực quy mô 500 giường tại nhà khách Tổng liên đoàn Lao động (phường 3, Tân An) tỉnh Long An.

Cũng trong ngày 31-7, TP.HCM đã tiếp nhận 1 triệu liều trong tổng số 5 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm, Trung Quốc, do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP.HCM.

Tại Hà Nội đã khởi công xây dựng Bệnh viện dã chiến hồi sức điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và nguy kịch quy mô 500 giường trên địa bàn phường Yên Sở, quận Hoàng Mai theo chỉ đạo của Bộ Y tế và TP Hà Nội.

Sáng 1-8: Cả nước thêm 4.374 ca COVID-19, 23 tỉnh thành tiếp tục thực hiện chỉ thị 16 - Ảnh 3.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, ngày 31-7 Thủ tướng Chính phủ có công điện số 1063/CĐ-TTg về phòng chống dịch COVID-19.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tổ chức tốt hệ thống, mạng lưới chăm sóc, điều trị người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 theo các tầng điều trị; tập trung và ưu tiên năng lực, nâng cao chất lượng điều trị, đặc biệt là đối với các bệnh nhân diễn tiến nặng, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong.

Tiếp tục áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 thêm 14 ngày (kể từ ngày kết thúc giãn cách xã hội theo công văn số 969/TTg-KGVX) đối với 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đã thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tại công văn số 969/TTg-KGVX ngày 17-7.

Thủ tướng cũng cho biết những tỉnh thành sau một thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nếu đã kiểm soát được dịch bệnh có thể nới lỏng giãn cách theo từng khu vực trong nội bộ tỉnh.

Đối với khu vực liên tỉnh thì phải có thỏa thuận, thống nhất với các tỉnh liên quan và phải báo cáo Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ, trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trước khi quyết định.

Tính chung đến nay có 22 tỉnh thành tiếp tục thực hiện chỉ thị 16.



Tang thương khắp mọi nơi:

Gia đình 4 người đi xe máy về quê, không may gặp tai nạn

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: T.X
< iframe name="f3102945950364" width="1000px" height="1000px" data-testid="fb:share_button Facebook Social Plugin" title="fb:share_button Facebook Social Plugin" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" scrolling="no" allow="encrypted-media" src="https://www.facebook.com/v2.8/plugins/share_button.php?app_id=103473449992006&channel=https%3A%2F%2Fstaticxx.facebook.com%2Fx%2Fconnect%2Fxd_arbiter%2F%3Fversion%3D46%23cb%3Df139643531e9c3c%26domain%3Dlaodong.vn%26origin%3Dhttps%253A%252F%252Flaodong.vn%252Ff3758ff3ec31f7%26relation%3Dparent.parent&container_width=87&href=https%3A%2F%2Fmedia-cdn.laodong.vn%2Fstorage%2Fnewsportal%2F2021%2F8%2F1%2F936949%2F225399461_5507511693.jpg%3Fw%3D600%26crop%3Dauto%26scale%3Dboth&layout=button&locale=vi_VN&mobile_iframe=true&sdk=joey&size=large" class="" style="box-sizing: border-box; outline: 0px; position: absolute; border-width: initial; border-style: none; visibility: visible; width: 87px; height: 28px;">< /iframe>
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: T.X



Việt Nam: Quốc lộ A1 oằn lưng gánh dòng người chạy dịch về quê

  • Mai Hoa
  • Gửi bài từ Sài Gòn  1 tháng 8 2021
UGC

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Tôi đã đi trên quốc lộ 1A và đường Trường Sơn nhiều lần, từ khi con đường Trường Sơn còn chưa hoàn thiện, chỗ này cây cầu xây dở, chỗ kia vách núi mới cắt, phơi màu đất đỏ lói.

Mùa này trong năm, đường Trường Sơn đang đẹp vô cùng. Những cơn mưa tưới lành đất đai, bật mầm cho thảm rừng một màu xanh biếc.

Cùng với quốc lộ 1A, đường Trường Sơn là xương sống của đất nước Việt Nam vốn dài và hẹp giữa, như có nhạc sĩ từng ví von chính xác là chiếc đòn gánh, gánh nặng hai đầu đất nước.

Nhưng cả tuần nay, những tán rừng xanh ngắt không còn cuốn được mắt người trong hành trình.

Chiếc đòn gánh nhẫn nại oằn thêm vì hàng chục ngàn người nghèo bỏ lại Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, chạy xe máy về quê trốn dịch.

Những đoàn người chở gần như hầu hết của nả quý giá, chở vợ con, người ruột thịt… lầm lũi đi suốt mấy ngày đêm, phơi mình trong mưa nắng. Mỏi mệt cũng không dám dừng, và không được dừng trong thị tứ, bởi địa phương nào cũng sợ đoàn người không kiểm soát mang theo bệnh dịch.

UGC

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Đêm đến, họ cố chạy xa khỏi vùng tập trung dân cư. Chỉ cần tìm được một chỗ đất bằng phẳng đặt được lưng, đoàn người ngã ra ngủ mê mệt để mờ sáng lại tiếp tục hành trình.

Trên quốc lộ không còn tiếng súng, chỉ còn tiếng nổ oành oành của động cơ xe máy, nhưng cảnh tượng hôm nay khiến tê liệt tâm can không khác gì cảnh những đại lộ kinh hoàng trong chiến tranh vài chục năm trước.

Họ là ai?

Là những người dân Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Bình Định, Đắc Lắc, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An…

Họ là những tế bào sinh ra trong chiếc đòn gánh nghèo khó, quanh năm lụt bão, hoặc không có nghề nghiệp gì mưu sinh nơi quê nhà.

Họ phải rời quê đến những vùng đất trù phú kiếm sống, để có tiền về nuôi cha mẹ già, nuôi con đi học.

Họ là những sinh viên khao khát sẽ thay đổi cuộc đời bằng học hành. Họ làm công nhân, bán vé số, bán hàng rong, buôn bán nhỏ, thợ hồ, thợ sơn…

Họ sống ở đâu?

Họ sống trong những khu nhà trọ, tiện nghi tương ứng với túi tiền. Hầu hết là những căn phòng 12 m2-18 m2, một cửa sổ nhỏ, kiến trúc bất di bất dịch với chiếc gác xép làm nơi ngủ nghỉ, ở dưới có chiếc bếp nhỏ hoặc không.

Ở giữa là lối đi, cũng là nơi để xe máy, xe đẩy đi bán hàng, hàng hóa, phơi áo quần, khu sinh hoạt công cộng…

Giá những phòng trọ như vậy khoảng một triệu đồng đến hai triệu đồng. Để tiết kiệm tiền, họ thường thuê một căn ở chung nhiều người. Nghề nào, tỉnh nào lại có những khu trọ tập trung cho nghề ấy, tỉnh ấy.

Có những khu trọ chỉ cho phụ nữ thuê. Những người phụ nữ độc thân gánh trên vai trách nhiệm nuôi cha mẹ già, nuôi anh em bệnh tật, nuôi cháu, những người phụ nữ chồng làm thuê một nơi, vợ bánh rong một nẻo, họ nằm chung san sát trên nền nhà, đồ đạc chất gọn trong thùng carton.

Người Huế ở Sì Gòn

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGƯỜI HUẾ Ở SÌ GÒN

Chụp lại hình ảnh,

Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó để tránh dịch cho mình và cho người

Tài sản quý nhất của họ là con số gửi về gia đình hoặc dành dụm được hàng tháng.

Từ khi Sài Gòn trở dịch nặng, xây dựng đình trệ. Nhà máy không bảo đảm được "ba tại chỗ" phải đóng cửa.

Trường học học o­nline. Chợ đóng. Quán đóng.

Hạn chế ra đường, cấm bán thức ăn mang về. Người lao động nghèo mất hết việc làm.

Tiền đâu sống ở Sài Gòn nữa? Tiền đâu trả nhà trọ, mua gạo, mua gas?

Không còn con đường nào khác. Phải về quê thôi.

Ở quê cũng không làm ra tiền, nhưng còn gia đình nương nhau.

Hồi trước, về quê để được vui.

Bây giờ, về quê để còn sống.

Chính quyền có thiếu tiền?

Hôm nay, trên hành trình sống còn, anh Xồng Bá Xò, quê ở miền núi Nghệ An đã chở bằng xe máy người vợ và đứa con mới sinh được 11 ngày, về quê.

Nhờ người dân chia sẻ trên mạng xã hội, khi đến Đà Nẵng vợ chồng anh Xò đã được một người dân mang xe hơi đến chở cả nhà về quê.

Khoảng gần 10 ngày trước, ở khắp cả nước, Ủy ban mặt trận tổ quốc tổ chức phong trào quyên góp gửi tặng bà con vùng dịch TP HCM.

Trang web của Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM, tính đến 17h00 ngày 17/7, Ban Vận động, tiếp nhận và phân phối Quỹ Phòng, chống dịch Covid-19 TP tiếp nhận tiền và hàng hơn 1.008 tỷ đồng, trong đó tiền mặt gần 779 tỷ đồng; hàng hóa và trang thiết bị trị giá hơn 229 tỷ đồng (con số này đến 31/7 chắc chắn phải cao hơn nhưng tôi không tìm được). Lương thực, thực phẩm cụ thể phải lên đến vài ngàn tấn.

Trích: "Từ số tiền, hiện vật tiếp nhận được, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã phân bổ gần 882 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt hơn 652,5 tỷ đồng và đã chuyển đến Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để ủng hộ Quỹ Vaccine phòng Covid-19 số tiền 500 tỷ đồng; Hàng hóa, trang thiết bị trị giá hơn 229 tỷ đồng".

Cộng vào đó là số tiền và vật phẩm khổng lồ không thể tính xiết của hàng vạn, triệu người/tổ chức thiện nguyện cộng đồng mới sinh ra trong dịch của người dân.

Dân tự cứu nhau, dân Sài Gòn, dân cả nước và dân hải ngoại gửi về cứu trợ đồng bào.

Rau cứu trợ đc chuyển tới cho công nhân nghèo

NGUỒN HÌNH ẢNH,ĐỖ HÙNG

Chụp lại hình ảnh,

Rau cứu trợ đc chuyển tới cho công nhân nghèo sau khi nhà báo Đỗ Hùng kêu gọi

Tôi tin rằng số người nghèo cùng kiệt, mất khả năng mưu sinh trong vài tuần qua ở TP HCM không thể nào tiêu thụ hết lượng tiền, hàng cứu trợ nhiều đến mức đó.

Nếu được tính toán, lên kế hoạch từ trước, số tiền-hàng cứu trợ này dư đủ để trích một phần hỗ trợ người dân kiệt lực bám trụ lại thành phố.

Dư đủ để thuê xe, thuê tàu đưa dân về quê an toàn về thể chất và dịch tễ. Hệ thống tàu xe chở khách của hệ thống nhà nước đều đang nhàn rỗi, việc tổ chức cũng không hề khó.

Nhân dân, không phải nạn dân

Hôm nay, trong số đoàn người chạy loạn về quê đã có những người bệnh. Dư luận đa phần thương xót họ, nhưng cũng không ít người chỉ trích họ mang dịch về gây hại cho quê hương.

Thái độ của các địa phương hoàn toàn không thống nhất. Có nơi tổ chức được vài đoàn về, chưa biết mới khi nào mới đưa về tiếp, theo báo nhà nước.

Có nơi thẳng tay từ chối như Long An cấm đoàn 300 công nhân từ Đồng Nai về miền Tây cách đây vài ngày. Có nơi như Huế, trì hoãn mãi cho đến khi áp lực dư luận bùng nổ.

Chiều 31/07, Thủ tướng đã gửi công điện hỏa tốc, trong đó có mệnh lệnh:

"Tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/07/2021 tới khi hết giãn cách (trừ những người được chính quyền cho phép)."

Điều này không mâu thuẫn với nội dung công văn trước cũng của Thủ tướng yêu cầu các tỉnh đón công dân về quê, giảm tải cho TP HCM.

Nó được hiểu là từ 01/8 sẽ chấm dứt cảnh đoàn dân chạy dịch trên quốc lộ bằng chân, bằng xe máy, bằng phương tiện tự túc. Sẽ không còn em bé 11 ngày tuổi nào được ôm trong lòng mẹ vượt hàng ngàn cây số trên xe máy nữa.

Sau khi kêu gọi giúp đỡ, mọi người đã thuê xe hơi đưa vợ chồng anh Xồng Bá Xô và cháu bé 10 ngày tuổi về quê Nghệ An

NGUỒN HÌNH ẢNH,UGC

Chụp lại hình ảnh,

Sau khi kêu gọi giúp đỡ, mọi người đã thuê xe hơi đưa vợ chồng anh Xồng Bá Xô và cháu bé 11 ngày tuổi về quê Nghệ An

Nhìn lại các nguồn lực đổ về TP HCM, khẳng định chính quyền không thiếu tiền hay vật lực.

Cái một số nơi chính quyền thiếu là sự đặt mình vào vị trí người dân. Là thực sự thực hành được "Cho dân, do dân, vì dân".

Chúng ta hô khẩu hiệu mãi mà đôi lúc không hiểu nội dung của nó.

Từ 01/8, người dân các tỉnh sẽ phải được chính quyền đón về an toàn và chính thức bằng tàu, xe.

Là nhân dân thì sẽ phục hồi. Là nạn dân thì sẽ suy sụp.

Bài thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của bạn đọc Mai Hoa từ TP

Phải chăng đang có hiện tượng “trên bảo dưới không nghe”?

< A >
Ngàn Hương (Danlambao)
 - Công việc chống dịch cúm Tàu hiện nay đang rất quyết liệt, nhất là tại các tỉnh phía Nam. Nhà nước đã ban hành nhiều biện pháp mạnh nhằm đẩy lùi dịch bệnh, trong đó việc tăng cường tiêm vắc xin toàn dân để tạo miễn dịch cộng đồng.

Ngày 5/6/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định sớm tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân.

Theo đó: “Thủ tướng nhấn mạnh Đảng và Nhà nước đặt mục tiêu sớm tiêm vaccine miễn phí cho toàn dân nhằm đạt được sự miễn nhiễm cộng đồng và việc này cần duy trì hàng năm”(1).

Tiếp đến là tại cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành và 7 quân khu trên toàn quốc vào ngày 10/7/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính tái khẳng định: “Đảm bảo mọi người tiếp cận công bằng, bình đẳng, miễn phí và đủ vắc-xin tiêm hàng năm”(1).

Trước đó, ngày 21/5/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sử dụng 12,1 nghìn tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vắc xin phòng dịch COVID-19(2).

Ngày 25/6/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết: “Đến thời điểm này, Quỹ vắc xin đã nhận được hơn 8.000 tỉ đồng. Kỳ vọng quỹ sẽ tiếp nhận được 10.000-11.000 tỉ đồng, cùng với nguồn ngân sách nhà nước, để mua vắc xin tiêm cho toàn dân."(3)

Vậy là với hai lần phát biểu của thủ tướng chính phủ, với nghị quyết của UBTV QH, và khẳng định của bộ tài chính, đều hướng đến việc ngoài tiền người dân và các doanh nghiệp đóng góp, nhà nước sẽ bỏ tiền ngân sách để mua vắc xin về tiêm miễn phí cho nhân dân.

Vậy mà “Ông trời con” bộ y tế lại có chủ trương đi ngược lại chính phủ, quốc hội và bộ tài chính.

Ngày 27/7. Bộ Y tế đề nghị ngân sách sẽ không mua thêm vắc xin COVID-19, thực hiện tiêm “xã hội hóa”.

Theo đó: “Việt Nam đã đàm phán và được xác nhận được cung cấp 38,9 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, đủ tiêm cho 19,4 triệu người thuộc đối tượng ưu tiên, do đó Bộ Y tế đề nghị không mua thêm vắc xin mà thực hiện "xã hội hóa"(4)

Có nghĩa là số người thuộc nhóm ưu tiên là 19,4 triệu với 38,9 triệu liều, còn lại là phải bỏ tiền ra thì mới được tiêm. Vậy số người không thuộc diện ưu tiên không phải người VN?

Và trong số nhóm ưu tiên ấy, có biết bao nhiều là “ông ngoại”, “ông anh”… chen ngang như đã xảy ra?

Bộ y tế xưa nay nổi tiếng là bị nhóm lợi ích thao túng. Thời bà Tiến kim tiêm thì có vụ bảo kê cho VN Pharma buôn thuốc ung thư giả, biến mình thành những con kền kền, làm giàu trên xác chết của những bệnh nhân nghèo.

Ngày 25/7 vừa qua, Bộ Y tế ban hành văn bản 5944/BYT-YDCT, công bố danh mục 12 thuốc cổ truyền được sử dụng để phòng và hỗ trợ điều trị COVID-19.

Trong số 12 loại thuốc YHCT này, đa số là thực phẩm chức năng, không phải là thuốc chữa bệnh. Và công văn số 5944/BYT-YDCT được cho là chỉ định thầu trái luật.

Vì vậy cái công văn vi phạm pháp luật này đã bị dư luận lên án dữ dội, và chỉ sống được 2 ngày đã phải khải tử. BBYT đã phải cuống cuồng rút công văn này(5).

Vì BYT đã dám cả gan cho sản phẩm đang thử nghiệm được phép lưu hành. Điều đáng nói là những sản phẩm này có mặt trong phụ lục công văn của Bộ Y tế. 5 ngày trước khi công văn 5944 ra đời, giá của sản phẩm tăng lên gấp hàng chục lần. Nghĩa là BYT cho phép sử dụng sản phẩm trước khi được phép lưu hành.

Nay BYT đề nghị không dùng tiền ngân sách mua vắc xin tiêm cho dân, mà phải bắt dân bỏ tiền ra.Nên biết rằng tiền ngân sách là mồ hôi nước mắt của dân đóng thuế, chứ không phải của riêng ông bà nào. Dùng tiền ngân sách cũng là hình thức dân bỏ tiền ra thông qua đồng tiền thuế mà thôi.

Hơn nữa từ 2 năm nay, vì dịch bệnh nên người dân sống lao đao, mất công ăn việc làm, nông sản không bán được. Nhất là tại các khu vực bị phong tỏa, người dân đang giãy dụa trong cơn tuyệt vọng.

Dân tranh giành nhau khi hàng tiếp tế do các tổ chức cộng đoàn Tôn giáo hỗ trợ. Những người nghèo đổ ra đường ngồi ăn xin. Họ là những người thường ngày sống nhờ bán vé số, bới rác tìm kiếm ve chai. Là những đứa trẻ khát sữa, vì mẹ đi cách ly.

Phải chăng BYT muốn dân bỏ tiền ra để hưởng lợi từ việc tiêu thụ vắc xin Tàu mà thế giới không thèm sử dụng?

Phải chăng bộ y tế coi chính phủ và quốc hội như cái giẻ rách, nên không thèm tuân lệnh sao?

Bộ Y tế đừng lo “chăm chút cho bộ lông của mình" nữa, đừng quay lưng với nỗi đau đồng loại nữa. Hãy vì dân mà phục vụ, để xứng đáng với câu truyền tụng ngàn đời của cha ông ta, là “Lương y như từ mẫu”.

Chú thích:








Kiêu ngạo cộng sản và dịch Covid-19 ở Việt Nam

< A >
Phạm Trần (Danlambao)
 - Sau 6 tháng phòng, chống dịch Covid-19 đầu năm 2020, Việt Nam đã tự mãn thành công với phí tổn thấp và khoe được Cộng đồng Thế giới khen ngợi như tấm gương cho nhiều nước noi theo. Thậm chí, từ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy kiêm luôn chức Chủ tịch nước) cho đến Tuyên giáo, cơ quan bảo vệ tư tưởng và tuyên truyền cho chế độ và báo Quân đội Nhân dân, cái loa của Bộ Quốc phòng đã tự ca kết quả là “tính yêu việt của chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở nước ta”.

Bắng chứng hồ hởi bắt đấu từ bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với địa phương sáng 28/12/2020 của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông nói: "Nước ta đã ứng phó rất nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Đồng thời, đã nỗ lực duy trì, phục hồi, phát triển kinh tế đạt kết quả cao nhất có thể; được đánh giá là một trong số 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất; một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm 2020.”

Ông ca tiếp: "Mặc dù không hoàn thành được một số chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, chủ yếu do nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu cao lòng yêu nước, tình đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.”

Đáng chú ý là khi ông Trọng độc diễn như thế thì cả nước bắt đầu gồng minh chống dịch. Trường học bị đóng cửa, nhiều hoạt động tụ tập đông người bị ngăn cấm, hay tự ý người dân không dám đến để tránh bị lây nhiễm. Toàn hệ thống các doanh nghiệp du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn bắt đầu rung rinh, gây ảnh hưởng nặng đến khoảng 22 triệu lao động, tức 40,8% tổng số việc làm của Việt Nam.

Nhưng trước ông Trọng, Tạp chí Tuyên giáo đã “phất cờ chiến thắng” dịch Covid 19 với lời lẽ hợm hĩnh rằng: "Với tất cả sự khiêm tốn của người cộng sản”, có thể khẳng định thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch COVID-19 là minh chứng hùng hồn cho sự ưu việt của chế độ ta, trong đó có sự lãnh đạo sát sao của Đảng, chỉ đạo hiệu quả của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị."(Tuyên giáo, ngày 1/10/2020)

Thái độ khoe hàng qúa lố này bộc lộ thêm: "Trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia đã thể hiện năng lực ứng phó và kiểm soát dịch COVID-19 hiệu quả, được thế giới đánh giá cao. Thậm chí, truyền thông và các chuyên gia quốc tế còn cho rằng Việt Nam là “một hình mẫu trong cuộc chiến chống COVID-19 với chi phí thấp.”

Hoặc: "Là quốc gia có hệ thống y tế không bằng các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, nhưng với chiến lược thông minh và hiệu quả của mình, Việt Nam đã trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới.”

Cái loa tuyên truyền này còn lên giọng: "Đây là các yếu tố mà cộng đồng quốc tế phải thừa nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, một số thế lực phản động vẫn cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam “ăn may” hoặc “giấu dịch”. Một số nhà phân tích và bình luận phương Tây, với định kiến vốn có về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và các Đảng Cộng sản, cho rằng Việt Nam vận dụng “chế độ độc đảng toàn trị” nên dễ dàng thắt chặt kiểm soát, khoanh vùng dịch bệnh, đồng thời nhân dịp này kiểm soát truyền thông, báo chí, dư luận…”

Kệch cỡm hơn, loa Tuyên giáo còn “tự sướng” qua giọng điệu nịnh đảng: ”Việc lãnh đạo toàn dân vượt qua thách thức toàn cầu chưa từng có đã một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.”

Quân đội nhân dân

Đến phiên báo Quân đội Nhân dân, loa tuyên truyền của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đã “chiến tranh hóa” phương châm “chống dịch như chống giặc” của Chính phủ qua câu chữ: "Chiến thuật đánh Covid-19 tuân thủ nguyên tắc của chiến dịch đánh giặc. Các hình thức chiến thuật vận dụng từ đánh nhỏ đến đánh lớn, từ bao vây, phục kích, đánh chặn đến dốc toàn lực lượng đánh một trận tổng lực để quyết giành thắng lợi và tiến tới thắng lợi hoàn toàn!".

Sau khi tự vẽ như thế, báo này phịa ra chuyện thành công khi viết rằng: "Trong khi Việt Nam đã giành thắng lợi cơ bản thì không ít quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang đương đầu với đại dịch Covid-19. Nhiều nước trên thế giới đã ca ngợi thành công của Việt Nam, một đất nước tiềm lực kinh tế còn hạn chế nhưng đã không chịu khuất phục "giặc Covid-19", đã chiến đấu kiên cường và giành thắng lợi một cách ngoạn mục. Cho đến cuối tháng 5 vừa qua, khi Việt Nam đã là một trong những nước mở cửa sớm nhất để phục hồi nền kinh tế thì trên hệ thống truyền thông của nhiều nước vẫn không ít nhận xét, đánh giá về thành công của Việt Nam và cho rằng những gì Việt Nam làm được là bài học hết sức quý giá cho các nước.”

Nhưng thứ “kiêu ngạo Cộng sản” không dừng ở đây mà còn hung hăng tô son điểm phấn cho khả năng gọi là “quản trị quốc gia” của đảng để thực hiện “mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch của phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”.

Đến cuối năm 2020 sang đầu năm 2021, dịch Covid-19 từ vùng biên giới Việt-Trung đã lan nhanh và rộng ra nhiều cộng đồng dân cư, các thành phố lớn và khu công nghệ. Việt Nam giải thích đó là hậu quả của dân nhập cư xuyên biên giới bất hợp pháp từ Trung Cộng và Cao Miên, và do nhập cảnh từ nước ngoài, kể cả số công nhân và du học sinh được đem về từ nước ngoài có lây nhiễm cao.

Tình trạng khẩn trương hơn khi Việt Nam phải đối phó với dịch bệnh qua đợt 2, đợt 3 rồi sang đợt thứ 4, bắt đấu từ tháng 4/2021, nghiêm trọng nhất tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) và 19 tỉnh, thành miền Nam.

Vì tính nguy hiểm chưa từng có, Chính phủ đã thành lập “Tổ công tác “đặc biệt”, đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19”, để: "xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ, các vấn đề cấp bách, phát sinh trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Thành phố và các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội.”

Hậu quả nhãn tiền

Tuy nhiên, khi Chính phủ áp dụng giãn cách nhà với nhà, người với người, cấm ra đường nếu “không có lý do chinh đáng”, khoanh vùng, lập chốt kiểm soát cho tới ban hành lệnh giới nghiêm tại Sài Gòn từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng thì tình hình kinh tế và xã hội xáo trộn rất nhanh. Đời sống người dân bị đảo lộn, gặp muôn vàn khó khăn do mất việc, giảm việc, cạn kiệt tài chính vì dù không có việc làm nhưng vẫn phải ăn để sống, vẫn phải trả tiền thuê nhà, điện nước v.v…

Do đó, hàng ngàn công nhân đến Sài Gòn và vùng phụ cận làm công đã phải “chạy trốn” khỏi thành phố về quê miền Trung và vùng Cửu Long bằng mọi phương tiện, kể cả xe máy, đi bộ để tránh dịch, hay không còn tiền để sống.

Một số địa phương đã nhanh tay thuê xe đò chở đồng hương về quê trong tay xách, nách mang giữa người lớn và trẻ em trông rất tội nghiệp.

Nhưng khi bệnh dịch Covid-19 chuyển sang Delta Variant đe dọa toàn cầu, kể cả Việt Nam từ tháng 4/2021 thì tình hình bất ổn định kinh tế và xáo trộn xã hội tại Việt Nam đã có dấu hiệu báo động. Vì vậy, tại cuộc thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và phòng chống Covid-19 chiều 25/7 (2021) đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đã phê bình: "Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, cách ly... là biện pháp cần thiết để chống dịch hiệu quả, nhưng chính điều này cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của con người.”

Bà nói: "Đó là sự mệt mỏi, lo lắng, bất an khi chứng kiến dịch bệnh kéo dài, là nỗi hoảng loạn đối với những người mất người thân, sự u uất, chán chường, mất việc làm, mất thu nhập, bị phá sản, những kế hoạch cho cuộc sống bị đảo lộn. Tất cả những điều này tạo thành tâm lý nặng nề mà nếu không được quan tâm đúng mức, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều hệ lụy tiêu cực".

(Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, ngày 25/7/2021)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến tháng 12-2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19. Con số này bao gồm người bị mất việc, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. (Tuổi Trẻ 06/01/2021)

Bước qua năm 2021, TCTK của Việt Nam cho biết trong bản tin ngày 06/07/2021: "Trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng do sự bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 của đại dịch Covid-19. Tình hình lao động việc làm quý II cho thấy thị trường lao động chưa thấy dấu hiệu khả quan với số người có việc làm giảm so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng so với quý trước.”

Bản tin viết tiếp: "Thiếu việc làm trong độ tuổi (nam, từ 15 đến 59 và nữ, từ 15 đến 54) quý II năm 2021 là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn người so với quý trước… Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%). Xét theo ba khu vực kinh tế, tỷ trọng lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2021 ở khu vực dịch vụ là cao nhất với 35,8%, tiếp theo là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 35,6%.”

Cũng vì dịch Covid-19 mà nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa khiến số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.

TCTK cho biết: "Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước.” Chi tiết hơn: "Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8 nghìn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là 7,47%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước... Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,57%, cao hơn 3,11 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn.”

Tuy vậy, theo báo Chính phủ, ngày 06/07/2021 thì tổng sản phẩm nội địa (GDP, Gross Domestic Product) của Việt Nam sáu tháng đầu năm 2021 “vẫn tăng trưởng dương và vẫn cao nhất khu vực Đông Nam Á tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020.”

Lời khoe của Chính phủ cũng nhanh hẩu đoảng vì từ lâu, các số thống kể của Việt Nam không được coi chinh xác và thường tiềm ẩn “chính trị” sau những con số khiến nhiều người nghi ngờ. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch Delta, biến chứng của Covid-19 sang Delta Varian đã lan nhanh và lây nhiễm đến hàng ngàn công nhân các khu Công nghệ, đặc biệt ở trung tâm Kinh tế của cả nước ở Sài Gòn và ở phía bắc như Samsung, Foxconn thì “sản phẩm nội địa” sẽ giảm và đe dọa mức phát triển của Việt Nam.

Sài Gòn lâm nguy

Bởi vì: "Hiện nay, dịch bệnh ở TP.HCM, một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã nhiễm rất rộng, ngấm rất sâu. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì hệ thống y tế không còn đủ khả năng đáp ứng…”, Thời báo Kinh tế Việt Nam hôm 27/7 (2021) đã trích lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói như thế khi ông “đến kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Quân y 175.”

Ông Đan kêu gọi: "Các tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội phải thực hiện rất nghiêm, động viên toàn dân cách ly triệt để nhà với nhà, người với người. Nhất là những nơi như TP.HCM, qua hai tháng giãn cách với nhiều bất tiện, tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế.”

Ông nói: "Chúng ta chịu khắc khổ trong một thời gian để chiến thắng được dịch bệnh, còn nếu dễ dãi, nơi lỏng thì không thể khống chế được tình hình.”

Phản ảnh tình hình dịch bệnh đã gây nhiều khó khăn cho cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: "Đám mây đen COVID-19 đã phủ nghịch cảnh lên cuộc sống của chúng ta.” (Diễn văn ngày 28/7/2021)

Trong khi ấy, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam xác nhận vào ngày 28/7 (2021) rằng: "Với kịch bản tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là dịch vụ, công nghiệp - xây dựng… Dự kiến nhu cầu nhân lực nửa cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc...”

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì: "Số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đang làm việc trong 4.140 doanh nghiệp khảo sát là 125.277 người (chiếm 37,70% tổng số lao động trong doanh nghiệp khảo sát)…. Có 1.924 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động trong 6 tháng cuối năm 2021, chiếm 46,47% tổng số doanh nghiệp khảo sát. Trong đó, có 1.794 doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 93,24%); có 104 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5,41%); có 26 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước"(chiếm 1,35%).

Số người bị tổn thương “tập trung chủ yếu ngành: bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; công nghiệp chế biến, chế tạo; dịch vụ lưu trú và ăn uống; xây dựng; vận tải kho bãi; hoạt động kinh doanh bất động sản…”

Vẫn theo báo cáo này thì: "Với kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải…); khu vực công nghiệp - xây dựng (ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…). Dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc.”

Trước viễn ảnh biến chứng khó lường của dịch Covid-19, bình quân mỗi ngày ở Việt Nam có trên 3,000 ca mới và tình hình kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực khó lường, Quốc hội CSVN đã ra Nghị quyết ngày 28/07 (2021) trao quyền cho Chính phủ và Thủ tướng được áp dụng các biện pháp cần thiết và cấp thời để chống dịch và phục hồi kinh tế.

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, cho đến ngày 28/7 (2021), cả nước có 113,225 ca nhiễm, trong đó Sài Gòn chiếm 74,855 bệnh nhân. Số người đang nằm viện là 97,223 và số tử vong là 524.

Nhưng không ai biết rõ “số thật” ca nhiễm ở Việt Nam là bao nhiêu vì có nhiều lãnh đạo đã không muốn bị cấp trên coi đã thất bại để bảo vệ uy tín cho địa phương nên thường báo cáo sai với tình hình thật. Việc này không mới vì đã xẩy ra trong 2 công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn đảng.

Hai công tác quan trọng này, dù đã bắt đầu từ khóa đảng XI năm 2011, nhưng cho đến khóa đảng XIII, bắt đầu từ tháng 1/2021, nói theo ngôn ngữ của lãnh đạo Việt Nam, thì “tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và tình vi”, trong khi “xây dựng, chỉnh đốn đảng” là nhiệm vụ lâu dài và thường xuyên, không thể một sớm một chiều mà xong.

Do đó, đối với nạn dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc sớm trên toàn cầu và ở Việt Nam, vì thiếu phương tiện và nhân lực, lại chưa có một chiến lược chận đứng lây lan hiệu quả để phục hồi sản xuất thì bất kỳ sự kiêu ngạo và tự mãn quá lố nào cũng chỉ rước lấy thất bại mà thôi. -/-






(07/021)

Việt Nam đi xin vaccine viện trợ xong họp Quốc hội đề nghị sớm ra luật chích vaccine thu tiền

< A >
Mẹ Nấm (Danlambao)
 - Tạm tính đến ngày 26/7/2021, Việt Nam hiện đang có khoảng 13,326,270 liều vaccine.

Trong số này có 10,024,660 liều nhận viện trợ thông qua chương trình COVAX (Mỹ, Nhật, Trung Quốc tài trợ + 1,000 liều của Nga). Số còn lại 3,194,500 liều AstraZeneca VNVC mau và 97,110 liều vaccine Pfizer Bộ Y tế mua.

Tuy nhiên sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động chiến dịch tiêm chủng "lớn nhất Việt Nam" đến nay từ ngày 10/07/2021 thì hiện Việt Nam chỉ mới thực hiện được 4,807,614 mũi tiêm theo báo cáo của Bộ Y tế. Trong đó có 393,789 người đã tiêm đủ 2 liều.

Nếu đem dữ liệu này so sánh với số vaccine tài trợ hiện Việt Nam đang có hơn 10 triệu liều và số vaccine đi mua hơn 3,2 triệu liều, người ta sẽ đặt câu hỏi tại sao tốc độ tiêm chủng của Việt Nam lại chậm như vậy?

Trong cuộc họp quốc hội đang diễn ra, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đề nghị "mở thêm loại hình tiêm dịch vụ để mở rộng kênh giúp người dân tiếp cận vaccine". Tức là để dân trả tiền.

Vaccine đã nhận viện trợ, tiền cũng đã huy động trong dân lập Quỹ vaccine toàn dân rồi đem đi gửi ngân hàng. Vậy hiện tại sao không đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng để chích hết số vaccine viện trợ cho các nhóm ưu tiên như nhân viên y tế, người già, người nghèo, tài xế, nhân viên giao hàng, nhân viên các ngành nghề thiết yếu?

Chiến lược chống dịch hiện tại của đảng là buộc dân phải trả tiền xét nghiệm nếu muốn ra đường đi làm. Tài xế phải trả tiền xét nghiệm nếu muốn chở hàng. Dân càng hoảng loạn, càng hoang mang đến lúc chịu hết nổi thì sẽ chấp nhận tranh nhau bỏ tiền để chích vaccine.

Đảng không từ một thủ đoạn nào để moi tiền từ trong túi dân.

Suy ngẫm về biểu tình ở Việt Nam: Đâu là gốc? - BBC News Tiếng Việt

Chính quyền chậm trễ, dân tự chạy xe máy về quê tránh dịch

Vạn lý hồi hương

Trên trang cá nhân, nhà báo Hoàng Xuân viết: "Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó, mang theo cơm nước, chọn bóng râm nằm, không ghé đâu, không mua bán đâu để tránh dịch cho mình và cho người."

Quãng đường từ TP HCM về Huế dài khoảng 1.000 km, tùy theo tuyến đường. Hành trình này đi xe máy trung bình mất hai ngày. Đó là một hành trình gian nan đối với những công nhân, lao động tự do, người làm thuê… nghèo vốn đã mất việc, mất thu nhập từ nhiều ngày qua. Đó cũng là một hành trình tạo ra nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh lớn, khi hàng trăm người không được kiểm soát về y tế có thể đi lại, tiếp xúc với người khác dọc hành trình thiên lý của mình, dù rằng nhiều người tuyên bố họ sẽ tự "giãn cách" để phòng dịch.

Người Huế ở Sì Gòn

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGƯỜI HUẾ Ở SÌ GÒN

Chụp lại hình ảnh,

Người Huế ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương đang phải chạy về quê bằng xe máy. Đụng đâu nghỉ đó để tránh dịch cho mình và cho người

Bà Hoàng Xuân liên hệ với các địa phương khác: "Bình Định quê nội mình, Đà Nẵng, Thanh Hóa đón dân quê mình về bằng máy bay, Hà Tĩnh, Nghệ An thuê nguyên đoàn tàu, Quảng Nam đón bằng máy bay và xe, lập danh sách ưu tiên người già yếu, bịnh, phụ nữ, trẻ em..."

Rồi bà đặt câu hỏi: "Huế có đón công dân của mình về không? 'Cả nước yêu thương ôm Huế vào lòng', thế còn Huế, Huế có yêu thương ôm chính người dân của mình vào lòng không?"

Một người dùng Facebook có tên Hương Phạm viết: "Thời sống chung với Covid-19 rồi mà chưa chuẩn bị tinh thần gì cả. Không có phương án đón người là sao? Không có các kịch bản, các phương án dự phòng thì lại toang thôi."

Không chỉ có người dân Thừa Thiên-Huế mới tự tìm đường về quê. Trong những ngày qua, nhiều câu chuyện tương tự đã được báo chí và cộng đồng mạng phản ánh.

Chụp màn hình

NGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNH

Vào lúc 7 giờ sáng 9/7, bốn mẹ con bà Nguyễn Thị Hương đã khởi hành đạp xe từ huyện Trảng Bom ở tỉnh Đồng Nai hướng về quê nhà Nghệ An. Với tốc độ trung bình 28km mỗi ngày trên những chiếc xe đạp "cà tàng", họ phải mất hơn một tháng mới tới nơi. May thay, sau khi đạp được 282km, họ đã được hỗ trợ cho đi tàu lửa từ TP Phan Rang-Tháp Chàm ở tỉnh Ninh Thuận về quê.

Hồi giữa tháng 7, hàng chục người lao động đã từ Bình Định đi bộ hướng về quê là huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng đói khát. Họ nằm trong số hàng trăm người dân tộc thiểu số tại Quảng Ngãi đi làm ăn ở các tỉnh lân cận phải đi bộ về quê trong đợt này.

Báo Công an Nhân dân ngày 22/7 dẫn lời ông Phạm Văn Thái ở huyện Ba Tơ, kể: "Chờ cả tuần không có xe, đồ ăn cũng hết nên bà con mình quyết định đi bộ. Từ 5 giờ sáng hôm kia, bà con xuất phát, đến tối thì tụm lại ngủ ven đường. Bây giờ mới đặt chân lên đất Quảng Ngãi".

Nhiều người dân tự tìm đường về quê cũng đã rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: tỉnh nhà không tiếp nhận mà TP HCM cũng chặn đường trở lại. Báo Tuổi Trẻ ngày 24/7 đưa tin rất nhiều người dân quê Bến Tre trên đường từ TP HCM về quê bị chặn lại tại các chốt kiểm tra trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh TP HCM - Long An và buộc phải quay đầu.

Tờ báo này dẫn lời một người dùng Facebook viết: "Chào mọi người! Sáng nay mình đi về Bến Tre. Mình đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ nhưng đến đoạn Long An thì tất cả mọi người đều không được qua. Và khi quay lại TP HCM thì lại có một chốt tại huyện Bình Chánh không cho mình vào."

Tại sao đón chậm?

Sau khi dịch bệnh bùng phát dữ dội tại TP HCM, một số địa phương đã tổ chức đón người dân của mình về. Tỉnh Quảng Nam, TP Đà Nẵng… đã tổ chức xe, máy bay để đón người, dù chưa đón hết được nhưng cũng đã giúp cho những trường hợp cần kíp nhất có cơ hội về quê. Trong khi đó, một số tỉnh khác lại chậm trễ trong việc này.

Tại Thừa Thiên-Huế, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh này đã có thông báo UBND tỉnh quyết định tổ chức đón công dân trở về quê, dự kiến đợt 1 từ ngày 20/7 đến 25/7, đón khoảng 300 công dân từ TP HCM về bằng tàu hỏa.

Tuy nhiên, báo Thanh Niên ngày 24/7 cho biết đến thời điểm bài báo đăng, Thừa Thiên-Huế vẫn chưa chính thức đón được người nào như kế hoạch công bố, trong khi đã có hơn 10.000 người đăng ký trở về quê.

Tờ báo này dẫn lời ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Tổ trưởng tổ tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho biết:

"Sau khi rà soát thì việc đăng ký số lượng quá nhiều. Một số đăng ký theo phong trào với mong muốn được duyệt, một số đăng ký về toàn bộ gia đình, một số có gia đình ở TP HCM rồi nhưng vẫn muốn về để tránh dịch, một số muốn về thăm thân… Vì vậy, Sở đang xác minh trường hợp nào cấp bách để đón về trước. Trong giai đoạn này sẽ ưu tiên các đối tượng: người cao tuổi, có bệnh, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ đi theo, người bán vé số, làm thuê... đối tượng dễ tổn thương vì dịch bệnh. Sở sẽ có thông báo sau khi có kết quả phê duyệt".

Do TP HCM đang là vùng dịch, mọi người đi từ địa phương này tới các nơi khác đều phải thực hiện xét nghiệm, cách ly y tế theo thời gian quy định. Một số địa phương do chưa chuẩn bị được phương án đón dân, cụ thể là các phương án về cách ly, xét nghiệm, chăm sóc y tế… cho số công dân hàng ngàn, thậm chí hàng chục ngàn người hồi hương, nên đã chậm trễ trong việc đón người.

Người Huế ở Sì Gòn

NGUỒN HÌNH ẢNH,NGƯỜI HUẾ Ở SÌ GÒN

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người chạy xe máy về quê, không dám ghé đâu, không mua bán đâu để tránh dịch cho mình và cho người

Một khi không kiểm soát tốt, nguy cơ dịch bệnh từ TP HCM thông qua người hồi hương sẽ lan ra nhiều tỉnh thành khác là rất lớn. Đây chính là mối quan ngại của các địa phương, khiến họ chần chừ. Trên thực tế, chính quyền Thừa Thiên-Huế, do lo ngại lây lan dịch, từng từ chối đón 26 người có hộ khẩu tỉnh này xuống ga Huế, khiến họ phải đi tiếp và xuống ở ga Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị.

Trong khi chính quyền đang "họp bàn" thì người dân tự tìm lối thoát cho mình. Hình ảnh những người dân tự đi bộ, đạp xe, chạy xe máy hay tìm bất cứ phương tiện nào để rời Sài Gòn, về quê tránh dịch. Nhiều người đặt câu hỏi về năng lực và vai trò của chính quyền.

Mặt khác, việc người dân tự tìm đường về sẽ tạo ra những lỗ hổng về kiểm soát dịch, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh cao hơn so với việc hồi hương theo sự sắp xếp của chính quyền. Trên thực tế, một số người tự chạy xe về quê sau đó đã bị phát hiện dương tính, trường hợp mới nhất là một thanh niên ở Thừa Thiên-Huế tự chạy xe, khi về đến tỉnh này đã bị phát hiện nhiễm bệnh.

Bài viết trên báo Thanh Niên đánh giá: "Chính việc người dân tự phát tìm cách đi về bằng nhiều con đường, qua nhiều chặng, tiếp xúc nhiều người, tiềm ẩn nhiều nguy cơ hiện hữu trong kiểm soát dịch Covid-19."

Người dân Malaysia biểu tình đòi giải thể chính phủ trong khi dân VN hèn nhat sợ run bỏ chạy như bầy vịt !

Người biểu tình Malaysia ở quảng trường Độc Lập, Kuala Lumpur, ngày 31/07/2021.
Người biểu tình Malaysia ở quảng trường Độc Lập, Kuala Lumpur, ngày 31/07/2021. AP - FL Wong

Ngày 31/07/2021, hàng trăm người Malaysia mặc trang phục đen, giương cờ đen, đã biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Kuala Lumpur bất chấp lệnh cấm tụ tập phòng chống dịch Covid-19. Đây là cách để người dân Malaysia bày tỏ phẫn nộ về cách quản lý dịch của chính phủ trước số ca nhiễm mới không ngừng tăng dù bị phong tỏa từ hơn hai tháng nay.

QUẢNG CÁO

Sau phong trào treo “cờ trắng” để nói “đang đói”, giờ người dân dùng mầu đen để đòi giải thể chính phủ. Thông tín viên Gabrielle Maréchaux tường trình từ Kuala Lumpur :

“Đằng sau những lá cờ đen, những chiếc khẩu trang, những chiếc mũ và tấm chắn mặt là những khuôn mặt trẻ đến đòi thủ tướng từ chức. Nhưng trong giới trẻ giận dữ này, không phải tất cả đều có thể đến tham được, như giải thích của cậu thanh niên 20 tuổi, có bằng cấp và thất nghiệp.

Anh nói : “Tôi có nhiều người bạn không thể đến được vì bố mẹ của họ sợ. Tôi nghĩ là người dân Malaysia vẫn thường nhút nhát, dè dặt, bản thân tôi cũng đã rất đắn đo khi đến, nhưng thật tình mà nói tôi chẳng còn gì khác để làm vào lúc này”.

Dưới tiếng ồn của máy bay trực thăng theo dõi đoàn người biểu tình, một nữ nhân viên xã hội trẻ thú nhận là cô đã không báo cho gia đình biết là đi biểu tình.

Đối với cô, chính phủ hoàn toàn vắng bóng: “Vì chính phủ không hành động, chúng tôi đã phải làm việc gấp 10 lần và chúng tôi không phàn nàn nhưng nếu chính phủ vẫn có thể làm như không có gì xảy ra là vì đã có tất các những nhân viên xã hội như chúng tôi, những tổ chức phi chính phủ và những hoạt động thiện nguyên, đảm đương công việc”.

Đằng sau tấm khăn và cặp kính, một phụ nữ trẻ khác chỉ có một con số trong đầu để nói về ưu phiền của người Malaysia đang phải chịu đại dịch và cuộc khủng hoảng chính trị từ hơn một năm nay.

Cô cho biết : “Cứ 8 tiếng lại có một người tự tử vì bị căng thẳng liên tục hoặc vì họ bị mất việc làm. Và dù mọi người đều bị phong tỏa nhưng số ca nhiễm mới vẫn rất cao và không ngừng tăng”.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị này, một tấm biển còn gợi ý là áp dụng cả những biện pháp phòng ngừa virus corona : Đó là khử trùng chính phủ”.

Thái Lan : Biểu tình đông đảo đòi thủ tướng từ chức vì xử lý dịch bệnh kém mặc dầu khá hơn TT CSVN

Chủ Nhật, ngày 18/07/2021, hàng ngàn người dân Thái Lan đã xuống đường biểu tình đòi thủ tướng Prayut Chan O Cha phải từ chức vì cách xử lý dịch bệnh kém. Cuộc biểu tình cũng diễn ra đúng dịp kỷ niệm một năm phong trào ủng hộ dân chủ Thái Lan.

Những người biểu tình tố cáo chính phủ trì trệ trong việc cung cấp vac-xin, trong khi đất nước đang phải đối mặt với một làn sóng dịch bệnh Covid-19 tệ hại nhất từ đầu mùa dịch khiến các bệnh viện lâm vào tình trạng quá tải.

AFP cho biết, cảnh sát Thái Lan đã dùng vòi rồng, đạn cao su và hơi cay để giải tán đoàn người biểu tình.

Tính đến nay, Thái Lan ghi nhận tổng cộng có 403. 000 ca nhiễm bệnh và 3.341 người chết vì Covid-19. Hôm Chủ Nhật, Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục hơn 11 ngàn người trong vòng 24 giờ, một ngày sau số ca tử vong kỷ lục 141 người.

Từ Bangkok, thông tín viên đài RFI, Carol Isoux tường thuật :

« Bất chấp các hạn chế, phòng ngừa dịch tễ, hàng ngàn người biểu tình đã xuống đường, và cũng như năm rồi, để đòi thủ tướng từ chức và cải cách nền quân chủ. Lập luận của họ rất đơn giản: Để xử lý một cuộc khủng hoảng dịch tễ có quy mô lớn mà Thái Lan đang trải qua như hiện nay, thì cần một chính phủ có năng lực kỹ thuật và một Hiến Pháp bảo đảm sự minh bạch. Nhưng hai tiêu chí này hiện đã không được đáp ứng bởi vì chính phủ bao gồm các cựu tướng lĩnh và Hiến Pháp chỉ bảo vệ trước tiên các lợi ích của quân đội và Hoàng gia.

Một chiếc máy chém giả, biểu tượng rất được ưa chuộng của phong trào cộng hòa Thái Lan vốn thường kín tiếng, đã bị thiêu rụi ngay giữa dòng người biểu tình. Các cuộc đụng độ kéo dài đến tận 9 giờ tối, giờ giới nghiêm được áp đặt tại thủ đô Thái Lan. Những người biểu tình đã ném các loại gạch đá, đồ vật về phía cảnh sát. Lực lượng này đáp trả lại bằng đạn cao su, vòi rồng và hơi cay.

Phong trào ủng hộ dân chủ Thái Lan từng lên đến cao trào hồi năm 2020, với nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn, để rồi phải chấm dứt do các biện pháp hạn chế dịch tễ và các nhà lãnh đạo của phong trào liên tục bị bắt giữ. »

 Lực lượng cảnh sát ở Bangkok đã phải dùng vòi rồng, hơi cay và bắn đạn cao su để đẩy lùi những người biểu tình phản đối Thủ tướng Prayuth Chan-o-cha và đòi chính phủ chịu trách nhiệm trong việc xử lý đại dịch COVID-19.

Cảnh sát Thái Lan đụng độ người biểu tình - Ảnh 1.

Cảnh sát Thái Lan dùng vòi rồng để trấn áp đám đông biểu tình ở Bangkok ngày 18-7 - Ảnh: REUTERS

Theo báo Bangkok Post ngày 18-7, đụng độ xảy ra khi người biểu tình cố phá bỏ các rào chắn ngăn họ tiến vào khu vực Hạ viện Chính phủ Thái Lan.

Bất chấp các quy định chống dịch mới nhất nghiêm cấm tụ tập trên 5 người, đám đông vẫn mang các túi xác giả sơn màu đỏ tuần hành từ tượng đài Dân chủ ở thủ đô về phía Hạ viện. Nhiều xe hơi, xe máy cũng tham gia vào đoàn diễu hành.

Cảnh sát đã triển khai hơn 2.000 người để đối phó với biểu tình. Các cơ quan chức năng cũng triển khai vòi rồng, chặn các tuyến đường chính để đẩy lùi đám đông. Phóng viên của Hãng tin AFP tại hiện trường cho biết lực lượng an ninh đã bắn đạn cao su và hơi cay vào người biểu tình.

Một số người bị thương sau vụ việc nhưng chưa rõ con số bao nhiêu người.

Các cuộc biểu tình phản đối ông Prayuth và Chính phủ Thái Lan từ năm ngoái và đã thu hút được hàng trăm ngàn người tham gia. Làn sóng biểu tình tiếp diễn gần đây mở rộng sang chỉ trích chính phủ trong việc xử lý đại dịch COVID-19 và triển khai chương trình tiêm ngừa. Chính quyền đã trấn áp phong trào này, bắt giữ nhiều thủ lĩnh biểu tình, trong bối cảnh dịch bùng phát.

Thái Lan ngày 18-7 ghi nhận kỷ lục 11.000 ca bệnh mới trong ngày, trong khi ngày 17-7 trước đó có số người tử vong cao nhất từ trước đến nay là 141 người. Nước này có tổng cộng hơn 400.000 ca bệnh và 3.300 ca tử vong.

Chính quyền Thái Lan mới đây đã kéo dài phong tỏa ở 9 tỉnh và thủ đô Bangkok đến ngày 2-8 và dự kiến mở rộng biện pháp này sang 3 tỉnh khác vào tuần sau.

Hàng ngàn người Cuba biểu tình ở Havana, ngày 11/7/2021. đòi lãnh đạo từ chức

Hôm 11/7, người dân Cuba tổ chức biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua, từ thủ đô Havana cho đến thành Santiago, kêu gọi “tự do” và đòi Chủ tịch Miguel Diaz-Canel từ chức, theo Reuters.

Người dân Cuba biểu tình đòi Chủ tịch Diaz-Canel từ chức

Các cuộc biểu tình nổ ra trong bối cảnh Cuba rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất và số ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục. Người dân bày tỏ sự tức giận về tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, hạn chế quyền tự do dân sự và việc chính quyền xử lý đại dịch.

Hàng nghìn người đã xuống đường ở nhiều khu vực khác nhau của thủ đô Havana, bao gồm cả khu trung tâm, hô to “Diaz-Canel từ chức” át cả tiếng hô “Fidel” của các nhóm người ủng hộ chính phủ vẫy cờ Cuba.

Những chiếc xe jeep có trang bị súng máy của lực lượng đặc biệt được nhìn thấy khắp thủ đô và sự hiện diện của cảnh sát rất dày đặc ngay cả khi hầu hết những người biểu tình đã về nhà lúc 9 giờ tối - giờ giới nghiêm do đại dịch.

Một người biểu tình bị bắt ngày 11/7/2021.
Một người biểu tình bị bắt ngày 11/7/2021.

Bà Miranda Lazara, 53 tuổi, một giáo viên dạy khiêu vũ, người đã tham gia cùng hàng nghìn người tuần hành ở thủ đô Havana cho Reuters biết: “Chúng tôi đang trải qua những khoảng thời gian thực sự khó khăn. Chúng tôi cần một sự thay đổi hệ thống.”

Chủ tịch Diaz-Canel, người cũng đứng đầu Đảng Cộng sản, nói trong một bài phát biểu trên truyền hình vào chiều 11/7 rằng nguyên nhân của tình trạng bất ổn là do Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã thắt chặt lệnh cấm vận thương mại hàng thập kỷ đối với Cuba.

Ông Diaz-Canel cho biết nhiều người biểu tình chân thành nhưng bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch truyền thông xã hội do Hoa Kỳ tổ chức và “lính đánh thuê” trên thực địa, đồng thời cảnh báo rằng sẽ không dung thứ cho những “hành động khiêu khích” tiếp diễn, cũng như kêu gọi những người ủng hộ đối đầu với “những hành động khiêu khích”.

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ở San Antonio de los Banos, Cuba, ngày 11/7/2021.
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ở San Antonio de los Banos, Cuba, ngày 11/7/2021.

Bà Julie Chung, quyền thứ trưởng của Vụ các vấn đề Tây Bán cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, cho biết Hoa Kỳ vô cùng quan ngại đến “những lời kêu gọi chiến đấu” ở Cuba và ủng hộ quyền hội họp hòa bình của người dân Cuba.”

Các nhân chứng của Reuters trong các cuộc biểu tình ở Havana đã nhìn thấy lực lượng an ninh, được hỗ trợ bởi các nhân viên mặc thường phục nghi cũng là an ninh, bắt giữ khoảng hai chục người biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng bình xịt hơi cay và đánh một số người biểu tình cũng như một nhiếp ảnh gia làm việc cho hãng tin AP.

Nhà sư Thái Lan gia nhập tuyến đầu chống Covid-19 trong khi sư VN  qùy cúng vái bác Hồ cho hết dịch

Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan.

Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.

Trong bối cảnh đó, không ít nhà sư Thái Lan đã cất đi bộ quần áo cà sa quen thuộc để mặc lên mình bộ đồ bảo hộ để giúp chuyển bình dưỡng khí, hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm hay thậm chí là đưa bệnh nhân chết vì Covid-19 đến lò hỏa táng.

Nhà sư Mahapromphong, phó trụ trì chùa  Suthi Wararam ở Bangkok, mặc đồ bảo hộ trước khi đi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại khu Charoen Krung ngày 30/7. Ảnh: AFP.

Nhà sư Mahapromphong, phó trụ trì chùa Suthi Wararam ở Bangkok, mặc đồ bảo hộ trước khi đi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân tại khu Charoen Krung ngày 30/7. Ảnh: AFP.

"Còn rất nhiều người Thái không thể tiếp cận hệ thống y tế công cộng", Mahapromphong, 33 tuổi, phó trụ trì chùa Suthi Wararam ở thủ đô Bangkok, cho hay. "Chúng tôi chăm sóc tất cả những ai cần giúp đỡ".

< iframe src="https://imasdk.googleapis.com/js/core/bridge3.473.0_en.html#goog_490510888" allowfullscreen="" allow="autoplay;trust-token-redemption" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; border-width: 0px; border-style: initial; opacity: 0; position: relative; color-scheme: light;">< /iframe>
< iframe src="https://imasdk.googleapis.com/js/core/bridge3.473.0_en.html#goog_1969187724" allowfullscreen="" allow="autoplay;trust-token-redemption" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; border-width: 0px; border-style: initial; opacity: 0; position: relative; color-scheme: light;">< /iframe>
< iframe src="https://imasdk.googleapis.com/js/core/bridge3.473.0_en.html#goog_551663297" allowfullscreen="" allow="autoplay;trust-token-redemption" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; border-width: 0px; border-style: initial; opacity: 0; position: relative; color-scheme: light;">< /iframe>
< iframe src="about:blank" scrolling="no" allow="autoplay" style="margin: 0px; padding: 0px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 640px; height: 360px; display: block; opacity: 0; position: absolute; top: 0px; border-width: initial; border-style: none;">< /iframe>

Kể từ hôm 21/7, nhà sư Mahapromphong đã đến những khu dân cư nghèo nhất Bangkok, đưa bình oxy, thực phẩm và vật tư y tế tới tận tay người cần cũng như lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.

Mahapromphong học cách lấy mẫu xét nghiệm từ các bác sĩ và y tá làm việc trong ngôi chùa của ông, nơi hiện được chuyển đổi thành trung tâm cách ly cho những người nhiễm virus.

"Các nhà sư có thể sống nhờ vào quyên góp từ người dân. Thế nên đã đến lúc chúng tôi trả ơn cho họ. Ít nhất, chúng tôi có thể khuyến khích họ tiếp tục chiến đấu", ông nói.

Trong khi đó, nhà sư Supornchaithammo tại chùa Chin Wararam Worawiharn lại đảm nhận công việc vận chuyển thi thể bệnh nhân Covid-19 tới lò thiêu. "Tôi sẵn lòng chấp nhận rủi ro", ông nói. "Nếu tôi nhiễm virus, tôi sẵn sàng đương đầu với nó mà không hề hối hận".

Thái Lan đến nay ghi nhận hơn 597.000 ca nhiễm và 4.800 ca tử vong vì Covid-19. Phần lớn các trường hợp lây nhiễm mới được phát hiện từ hồi tháng 4, bắt nguồn từ ổ dịch tại một khi giải trí về đêm cao cấp ở Bangkok.

Vũ Hoàng (Theo AFP)

Việt Nam: Đi tu mà giàu và chùa giống công ty

  • Hoàng Trúc
  • Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Vesak

NGUỒN HÌNH ẢNH,MANAN VATSYAYANA

Chụp lại hình ảnh,

Tượng Phật khổng lồ ở Sơn Tây trước lễ Vesak 2019

Một đại đức ở tỉnh Vĩnh Phúc, sư Thích Thanh Toàn, sau khi được Giáo hội Phật giáo chấp thuận cho xả giới hoàn tục vì bị cáo buộc 'gạ tình', đã công khai với báo chí ông có khối tài sản khoảng 200 đến 300 tỷ đồng bao gồm tiền, vàng, xe, nhà đất, trang trại…

Người này còn vui mừng bày tỏ ông sẽ lập gia đình và ăn chơi xả láng.

Từ trường hợp này và nhìn rộng ra những người tham gia mạng xã hội ngao ngán và khó hiểu, hoài nghi về con đường tu tập của nhiều tu sĩ hiện nay.

Nhà sư nêu trên vào chùa tu từ bé, gia tài chỉ có bình bát, ba bộ áo cà sa nhưng hơn 10 năm sau, vì vi phạm mà phải xin hoàn tục và có khối tài sản khổng lồ, nếu coi đây là start-up thì dó là trường hợp thành công nhất, tay trắng đi tu làm nên tất cả.

Vậy những gì diễn ra trong chùa làm cho những tu sĩ giàu lên nhanh chóng như vậy?

Nhà chùa phát triển trùng điệp

Chưa có bao giớ Phật giáo VN hưng thịnh như hiện nay nếu nói về sự phát triển nóng của hệ thống thờ tự.

Tăng sư Việt Nam - Hình minh họa

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Các tăng sư Việt Nam - Hình minh họa

Có gần 15.000 ngôi chùa đã được trùng tu, xây dựng mới thật bề thế, xứng tầm đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Việt.

Việc đầu tư vào du lịch gắn với các cơ sở thờ tự cũng được đẩy mạnh, thể hiện qua sự ra đời, phát triển nhanh của các điểm du lịch tâm linh ở khắp Việt Nam.

Nhiều dự án du lịch tâm linh rộng đến cả ngàn héc-ta, trong khi đó mỗi khu vực lại xuất hiện một công trình tôn giáo mới với đủ các loại kỷ lục do doanh nghiệp xây dựng.

  • Công trình rất nổi tiếng hiện nay là dự án tâm linh Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình) với hàng loạt các kỷ lục.
  • Ngôi chùa mới xây dựng được cho là lớn nhất thế giới bên cạnh ngôi cổ tự Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).
  • Theo thông tin công bố doanh nghiệp đã rót 11.000 tỷ đồng, mục tiêu là xây dựng ngôi chùa lớn nhất thế giới bên trong một khu du lịch rộng 5.100 héc-ta.
  • Tại Hải Phòng, dự án làm khu du lịch tâm linh tại đảo Cái Tráp gồm cả khu biệt thự, câu lạc bộ thủy thủ, casino… và tượng Phật cao 150m.
  • Ở Thái Nguyên sẽ có bảo tháp lớn nhất thế giớ, chứa được tới 10 ngàn người ở Khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc rộng 18.940 héc-ta (gồm diện tích hồ là 2.500 héc-ta).
  • Gần đây nhất, Hà Nộcó đề xuất xin 1.000 héc-ta đất để đầu tư 15.000 tỷ đồng làm khu du lịch tại chùa Hương.

Tuy nhiên không phải chùa nhiều là Phật pháp phát triển, tam bảo dường như lung lay trước những bê bối của giới tu sĩ do chính báo chí phát hiện như vụ dâng sao giải hạn ở chùa Phúc Khánh hay thỉnh vong ở chùa Ba Vàng.

Tam Chúc

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN

Chụp lại hình ảnh,

Chùa Tam Chúc - hình chỉ có tính minh họa

Phật tử đến chùa cũng chụp giật, chụp ảnh post lên mạng xã hội, nhét tiền vào tượng Phật rồi vội vả lên xe tiến đến một ngôi chùa khác.

Thông thường, một chuyến đi chùa theo tour dạng bình dân , khách hành hương sẽ đi 10 kiểng chùa trong một ngày, quá nhanh, Phật cũng không chạy theo kịp.

Người viếng chùa bây giờ cũng khác xưa, thay vì cầu mong được giải thoát thì đa số chuyển sang cầu an.

Người nhà đau yếu cũng đi chùa xin cái lễ, công việc làm ăn thất bại cũng lên chùa xin lễ, bán nhà không dược cũng lên chùa xin cái phép bán nhà…

Hàng chục triệu người cô đơn trong chính ngôi nhà của mình, bất ổn với công việc làm ăn và những đối mặt khắc nghiệt khác của cuộc sống quá nhanh quá nguy hiểm đã tìm đến chùa để…cầu an chứ không phải tìm con đường đi giải thoát mang tính triết học như Phật giáo thuở ban đầu.

Phật giáo VN bảo thủ hay cởi mở?

Từ không gian siêu thoát thành không gian giao dịch

Sự hồi sinh và thịnh vượng của Phật giáo VN có nguồn gốc từ sự đổi mới cho phù hợp với chúng sinh, nhà chùa cung cấp cái chúng sinh cần, hình thành một thị trường tâm linh, cung cấp dịch vụ an ninh tinh thần.

Các loại lễ cúng sao, giải hạn, cầu an, tụng niệm tang lễ, cầu siêu,đưa vong lên chùa, bán khoán, …có nguồn gốc từ các đạo giáo bản địa, tín ngưỡng thờ cúng gia tiên đã được nhà chùa mềm hóa và được chúng sinh thành tâm hưởng ứng hình thành một thị trường nhộn nhịp và nhà chùa có thu , giàu lên rất nhanh.

Những dịch vụ này là sự phát triển từ triết lý của Phật giáo dân gian bản địa, trên cơ sở từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn bằng mọi cách giúp chúng sinh xoa dịu nỗi đau, sống lành mạnh, vị nhân sinh…Phật phải có thần thông để cứu giúp chúng sinh ngay từ những yêu cầu cụ thể của Phật tử…Sự cải cách này đã được Phật tử ủng hộ và họ cũng sẵn sàng mở hầu bao cho nhà chùa.

Nhà chùa trở thành sàn giao dịch tâm linh và trụ trì trong phần đời thực nào đó đóng vai trò như chủ một doanh nghiệp.

Việc xã hội hóa lành mạnh trên cơ sở triết học cứu khổ cứu nạn, Phật giáo phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc của người dân được cả giáo hội Phật giáo và chính quyền ủng hộ nên sự phát triển gần như bùng nổ của các cơ sở thờ tự là có thật.

Nhưng sư trụ trì chưa bao giờ được đào tạo làm giám đốc hay CEO cho nên những bê bối trong hàng ngũ tu sĩ chung quanh chuyện tiền bạc, sắc giới là điều không thể tránh khỏi.

Nếu Phật giáo là chỗ dựa tinh thần của hàng triệu người Việt thì khi bản thân Phật giáo lúng túng với chính nền tảng phát triển của mình thì Phật tử biết tính sao đây?

Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả, hiện sống tại TPHCM.

Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM khánh thành cơ sở Lê Minh Xuân tháng 5/2016

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh và một hòa thượng trả lời BBC xoay quanh thông báo tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin.

Hôm 19/12, website của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đăng thông báo về việc tuyển sinh thạc sĩ Phật học khóa 2 dự kiến tổ chức vào tháng 3/2017.

"Ba môn thi gồm: Phật học, Triết học Phật giáo và Mác-Lênin, Ngoại ngữ (Anh văn hoặc Hoa văn) trình độ B," thông báo ghi.

Thông báo gây tranh cãi trên mạng xã hội về việc có cần thiết đưa môn học của chủ nghĩa xã hội vào chương trình thi cử của một cơ sở đào tạo tôn giáo.

Hôm 19/12, trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, Đại đức Thích Quang Thạnh, Tổng thư ký Hội đồng Điều hành Học viện và cũng là người ký thông báo, nói: "Thông báo tuyển sinh thạc sĩ Phật học mới chỉ là dự trù, còn phải đợi nhà nước cấp phép thì Học viện mới công bố chính thức môn thi sau."

"Tuy nhiên, trong đợt tuyển sinh thạc sĩ Phật học lần trước [năm 2012] có môn Mác-Lênin mà không thấy ai phản ứng gì."

"Việc đưa môn Mác-Lênin vào kỳ thi của Học viện Phật giáo là tư duy tập thể."

Ông Thích Quang Thạnh từ chối câu hỏi của BBC: "Ông suy nghĩ gì về mối liên hệ giữa Phật học và môn Mác-Lênin?"

Phật giáo

NGUỒN HÌNH ẢNH,VBU.EDU.VN

Chụp lại hình ảnh,

Thông báo trên website Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh

'Nô lệ hóa'

Hôm 19/12, Hòa thượng Thích Không Tánh, cựu trụ trì chùa Liên Trì, nói với BBC từ Phú Yên: "Học viện Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo trực thuộc nhà nước thì đương nhiên họ phải giảng dạy và thi tuyển môn Mác-Lênin rồi."

"Đây là động thái cho thấy chính quyền muốn nô lệ hóa người của Phật giáo và đào tạo các học viên tốt nghiệp Học viện Phật giáo trở thành cán bộ tuyên truyền tôn giáo nhằm đưa môn Mác-Lênin đến rộng rãi cộng đồng Phật tử."

"Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, một tổ chức tôn giáo chân truyền, độc lập đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc đưa yếu tố chính trị, chủ nghĩa xã hội vào việc giảng dạy Phật giáo nhưng giới Phật giáo quốc doanh là do chính quyền dựng lên và dễ hiểu tại sao họ chấp hành chỉ thị."

"Có thể thấy việc các cơ sở Phật giáo quốc doanh tuân theo chính quyền trong việc giảng dạy môn Mác-Lênin cũng như đưa ông Hồ Chí Minh vào thờ trong các chùa là vì yếu tố thời thế."

"Họ muốn hưởng ưu đãi, có lợi ích thì phải dựa vào thế lực chính quyền thôi."

Bản chất đặc thù của động vật hoang dã cộng sản dù là Tàu cộng hay Việt cộng đều không thể thay đổi

< A >
Phương Nguyễn (Danlambao)
 - Đảng cộng sản Việt Nam du nhập vào Việt Nam từ tên cộng sản quốc tế đệ tam mang bí danh Hồ Chí Minh. Hồ có trăm tên nghìn mặt, lừa thầy phản bạn, có vợ không nhận, có con không nhìn mà mồm cứ bảo kiêng khem đàn bà, cả đời vì dân, vì nước. Hắn quy tụ những tên lưu manh côn đồ, du thủ du thực, là loài thú đội lốt người, phi nhân tính như loài động vật hoang dã. Do đó, là con người lương thiện, yêu thương động vật, loài thú đội lốt người cần phải biết yêu đúng cách, biết đặt tình cảm đúng chỗ, không nên con người hóa động vật hoang dã cộng sản với con người và hãy tôn trọng bản năng, môi trường sống của chúng, không khéo thương hại cho chúng ăn sẽ bị chúng quay lại cắn tay mình.

Không biết bao nhiêu người Việt Nam yêu nước lương thiện có tài năng, trí tuệ đã sập bẫy gục ngả, cho nó ăn nó quay lại cắn mình... Thậm chí bỏ mạng trước sự bịp bợm lưu manh, gian ác của loài thú hoang dã cộng sản Việt Nam như bà doanh nhân thành đạt Nguyễn Thị Năm, Cát Hanh Long góp công, góp của nuôi giấu cộng sản bị cộng sản quy tội địa chủ ác ghê và mang ra xử bắn.

Những ai chưa trải nghiệm cộng sản, chưa là nạn nhân trực tiếp của cộng sản, khó hình dung ra thủ đoạn gian manh, xảo quyệt, độc ác, tráo trở của cộng sản. Chính vì lẽ đó, nên những ai trải nghiệm cộng sản kể lại thủ đoạn gian manh, xảo trá, độc ác, tráo trở của cộng sản và vạch trần dối trá, tố cáo tội ác cộng sản với những người chưa sống trong chế độ cộng sản, rất dễ bị hệ thống tuyên giáo cộng sản cho là bịa đặt, nói xấu, phỉ báng.

Cụ thể như những người sinh sau cuộc chiến 1975 và những người trí thức, khoa bảng ở các xứ dân chủ tư bản chỉ hiểu cộng sản qua lý thuyết và biết cộng sản qua sách vở. Thành phần này, có khả năng sẽ không tin những gì mà những người kinh qua chế độ cộng sản, trải nghiệm cộng sản và là nạn nhân trực tiếp của cộng sản kể lại.

Thế hệ sinh sau cuộc chiến 1975 và giới trí thức khoa bảng sống trong cái nôi tự do, dân chủ trong xứ tư bản, lơ là không tin lời thật của nạn nhân cộng sản kể chuyện độc ác, lưu manh cộng sản. Vì họ có suy nghĩ theo cách nhân chi sơ tính bổn thiện nên không cách chi nghĩ ra sự độc ác và sự dối trá vô đối không biết ngượng mồm của loài thú hoang dã đội lốt người.

Dưới đây là câu chuyện thật về thủ đoạn lưu manh bao gồm chuyện cướp công lộ liễu xảy ra vào đợt bùng phát dịch ở thành Hồ trong nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và vụ việc bộc lộ sự độc ác, qua việc bắt giữ tra tấn, khủng bố tinh thần nạn nhân trong nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa:

1-Lời chia sẻ đắng lòng, có chút bi phẫn của Bé Bảy, là cư dân của chung cư The Useful bị phong tỏa trong đợt dịch lần thứ tư bùng phát ở thành Hồ:

“Trời ơi ngó xuống mà coi, Mặt Trận Tổ Quốc Phường 9, Quận Tân Bình Cướp Công...

Cả tuần nay, chung cư mình bị phong toả. Thực sự đó là cú sốc cho toàn thể cư dân. Bỗng dưng mọi người bị nhốt trong nhà, không thể đi làm được. Trong chung cư còn không ít hộ khó khăn, người già neo đơn, các bà mẹ nuôi con nhỏ và nhiều người thuê phòng sinh sống tại đây.

Trước những khó khăn đó, một số cư dân giàu nhiệt huyết đã hô hào lập nhóm mở gian hàng 0 đồng để hỗ trợ nhau. Khẩu hiệu đưa ra: AI CẦN ĐẾN LẤY, AI DƯ GÓP VÀO.

Lập tức lời kêu gọi này được cư dân thành phố hưởng ứng nhiệt tình. Chỉ trong vài ngày tiền chuyển khoản ủng hộ đã lên đến trên 50 triệu đồng. Qua sự năng nỗ của những người thực hiện, các Mạnh Thường Quân ở bên ngoài chung cư cũng giúp đỡ nhiệt tình. Thịt, trứng, rau củ, trái cây, gạo... ủng hộ được chuyển đến.

Cư dân chúng tôi có người may mắn đang kẹt ở bên ngoài, không về nhà được thì ngày ngày lấy xe chạy vòng vòng để tìm nguồn hàng tươi sống, tìm những thứ bà con ở trong vùng phong toả đang cần...

Người trong kẻ ngoài phối hợp ăn ý. Nhờ vậy mà những ngày bị phong toả, thực phẩm được cung cấp rất đầy đủ, chu đáo. Tinh thần mọi người yên ổn hơn. Đặc biệt, tình cảm của bà con cư dân thành phố trở nên thắm thiết, nồng ấm hơn...

Ấy thế mà sáng nay Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phường 9, Quận Tân Bình, đem xuống một cái băng rôn in rất chuyên nghiệp đề nghị thiện nguyện viên trông coi gian hàng 0 đồng treo lên:

“MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM PHƯỜNG 9, QUẬN TÂN BÌNH.

BAN QUẢN LÝ CHUNG CƯ THE USEFUL VÀ CÁC MẠNH THƯỜNG QUÂN.

CHƯƠNG TRÌNH GIAN HÀNG 0 ĐỒNG HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN TẠI ĐIỂM PHONG TOẢ CHUNG CƯ THE USEFUL.”

Gian hàng không đồng do cư dân tự góp tiền, tự tổ chức để hỗ trợ nhau, bỗng dưng mặt trận đưa băng rôn đến đòi treo. Đương nhiên, băng rôn này bị anh chị em nhóm từ thiện tự phát phản đối mạnh, không cho treo.

Dù kế hoạch treo băng rôn của Mặt Trận không thành, nhưng chuyện họ nghĩ ra những điều họ không làm, rồi cho in nội dung băng rôn như trên để cướp công thì mới thấy họ trơ trẽn đến mức nào?

Cá nhân tôi sốc thực sự, vì không thể hình dung ra cái qui trình làm việc của họ,” nó lại bá đạo đến thế. Họ không bỏ một đồng nào ủng hộ, đến một lời thăm hỏi động viên cũng không có, mà giờ toan tính treo cái băng rôn này lên. Họ còn tệ hơn bọn cướp. Nói thẳng, cướp này là cướp thật chứ không chỉ là cướp công!

Tôi đề nghị Mặt Trận Tổ Quốc Phường 9, đã lỡ in băng rôn với nội dung tốt đẹp như thế thì hãy mau chóng đưa đến chung cư 100 triệu để ủng hộ, rồi đề nghị cư dân ở đây cho treo băng rôn lên. Chỉ có cách làm như vậy mới hợp thức hoá được nội dung mà các ông bà đã soạn ra và cho in.

2-Steven Schaerer, cư dân vùng Vịnh San Francisco đến làm việc tại Trung Quốc, đã may mắn sống sót trở về sau khi bị bắt, bị giam giữ bất hợp pháp. Trải nghiệm một tháng tù kinh hoàng trong nhà tù Trung cộng khiến Schaerer cảm thấy vô cùng trân quý các quyền bảo vệ người dân ở Hoa Kỳ và đánh giá cao Hiến pháp Hoa Kỳ. Với Schaerer nhà tù Trung cộng là chất liệu, là trải nghiệm để anh viết sách trình bày chi tiết về sự kinh khủng của nhà tù cộng sản, có tựa đề “Sống sót khi bị Cộng sản Trung Quốc giam giữ”. Schaerer có những lời chia sẻ với truyền thông như sau:

“Hầu hết các luật an ninh của Trung Quốc cực kỳ mơ hồ, các bạn không biết ý nghĩa của chúng là gì... Tôi bị thẩm vấn hàng giờ với các sĩ quan cảnh sát Trung Quốc...

Tôi bị giam tại một trung tâm giam giữ hoàn toàn theo phong cách quân đội, với những bức tường kim loại cao khoảng 9 mét và có lính canh vũ trang xung quanh. Các tù nhân bị lấy máu, bị lột quần áo, phải xếp hàng đi qua máy dò kim loại và bị lấy hết đồ đạc tư trang. Điều kiện trong tù là điều mà những người sống bên ngoài Trung Quốc không thể nào hiểu được...

Bạn phải dùng chung một nhà vệ sinh độc nhất, ẩm mốc, kinh tởm với 17 tù nhân khác, và bị nhốt 24 một ngày, 7 ngày một tuần. Bạn phải ăn bên ngoài, trong một cái máng chung... Về cơ bản, họ đổ một thứ chất nhầy màu vàng vào một cái xô, thông qua một cái phễu ở cửa. 17 tù nhân cố gắng lao tới và giành ăn cái thứ này từ cái xô đó. Các điều kiện thật kinh khủng, chúng được thiết kế để giết bạn. Có những tấm biển cảnh báo tự tử được dán trên các bức tường.

Tù nhân ngủ với những tấm chăn dính máu trên những tấm ván lạnh cóng, với ánh đèn huỳnh quang chói mắt chiếu xuống trong suốt thời gian ngủ. Các lính canh thay phiên nhau thức đêm để canh chừng, để bảo đảm rằng các tù nhân không giết hại lẫn nhau.

Tù nhân cũng liên tục thông báo rằng, họ không thể liên lạc được với bất kỳ ai ở thế giới bên ngoài.

Tôi bị bỏ tù chưa đầy một tháng đã bị suy dinh dưỡng, thiếu ngủ và bệnh tật. Tôi phải trải qua các liệu pháp điều trị để có thể trở lại cuộc sống bình thường.”

Các động vật hoang dã cộng sản vàng, trắng, đen, nâu... đều có mẫu số chung, là lưu manh, độc ác, dối trá, lươn lẹo có tính thú không có tính người. Nhất là không nên con người hóa động vật hoang dã cộng sản với con người. Hãy tôn trọng bản năng, môi trường sống của chúng, không khéo thương hại cho chúng ăn, sẽ bị chúng quay lại cắn tay mình như đảng viên Lê Đình Kình cả đời theo đảng, cả họ theo đảng nhưng khi đứng lên bảo vệ quyền lợi của dân thì chúng xua quân tàn sát, bắn vào đầu, vào tim...

Đó là bản chất đặc thù của động vật hoang dã cộng sản không thể thay đổi dù là cộng sản Tàu hay cộng sản Việt và không nên ngây thơ, mơ hồ nghĩ rằng dầu sao Việt cộng cũng là người?...

Tham khảo:




URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8182

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca