Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24826850

 
Bản sắc Việt 16.04.2024 15:45
Dân tộc suy thoái trầm trọng
31.07.2008 21:43

Trẻ em VN thấp hơn 5 centimét so với tiêu chuẩn thế giới
Jul 31, 2008

Năm 2007, chiều cao trung bình của trẻ em dưới 2 tuổi của Việt Nam tăng 5 centimét so với 22 năm trước, nhưng vẫn thấp hơn 5 centimét so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Ngoài ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam là 34%.


Con số này đã được các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra tại diễn đàn quyền uống sữa của trẻ em tổ chức tại Saigon vào ngày hôm qua. Các khảo sát trên lứa tuổi học đường thực hiện tại Saigon trong các năm gần đây cho thấy, trẻ em nam nữ tại Việt Nam có chiều cao trung bình thấp hơn trẻ em Nhật Bản cùng nhóm tuổi, cùng giới. Chênh lệch thấp nhất là 1.2 đến 2 centimét lúc 6 đến 7 tuổi, và cao nhất là 7.1 centimét lúc 14 tuổi ở nam và 6.6 centimét ở nữ. Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Saigon cho biết theo tài liệu năm 2007 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, hiện nay Việt Nam có trên 2.6 triệu trẻ em suy dinh dưỡng, thiếu chiều cao. Cứ 3 trẻ thì có một trẻ thiếu chiều cao. Ngoài ra có hơn 2 triệu trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu cân nặng, và như vậy là cứ 5 trẻ em thì có một trẻ suy dinh dưỡng vì thiếu cân nặng. Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng khi tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao, tỷ lệ dân chúng có chiều cao thấp quá lớn, tỷ lệ còi xương lớn, thiếu vi chất dinh dưỡng.

Tỷ lệ sữa sử dụng trên đầu người Việt Nam hiện nay thuộc loại thấp nhất khu vực và thế giới, mỗi người một năm chỉ tiêu thụ 6 lít sữa, trong khi tại Thái Lan là 22 lít, và Trung cộng là 26 lít.

Nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng quốc gia về mối liên hệ của sữa và chiều cao được tiến hành trên 2200 trẻ, có độ tuổi từ 2 đến 12 tuổi, tại Bắc Ninh, Hà Nội và Saigon. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi trẻ được uống sữa thường xuyên, sự thiếu hụt về Vitamin A, hay tình trạng thiếu máu, kẽm đều được cải thiện rõ rệt, dù chưa hoàn toàn thanh toán được vấn đề thiếu sắt và kẽm.(Cali Today)

Lại có tin lãnh tụ Bắc Hàn sắp sang thăm Việt Nam
Jul 31, 2008

Theo một số nhà ngoại giao phương Tây đang làm việc tại Hà Nội, lãnh tụ Kim Chính Nhật của cộng sản Bắc Hàn có thể sang thăm Việt Nam vào tháng 9 tới đây. Tuy nhiên đến nay tin tức về chuyến đi này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.

Trích dẫn những nguồn tin cấp cao, báo chí Nhật Bản cho biết trong cuộc thảo luận diễn ra ở Hà Nội hôm thứ Sáu tuần trước, Phó Thủ tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm và Bộ Trưởng Ngoại Giao Bắc Hàn Park Ui Chin chỉ bàn về chương trình viện trợ gạo mà Hà Nội hứa giúp cho Bình Nhưỡng. Dựa vào điều này, giới truyền thông Nhật cho rằng khả năng lãnh tụ Bắc Hàn thực hiện chuyến viếng thăm Việt Nam là rất thấp.

Trong khi đó một nguồn tin chưa thể kiểm chứng được ở Hà Nội lại nói chuyến viếng thăm vẫn có thể thành hình, và sớm hơn dự đoán của mọi người. Trước đây từng có tin đồn là Kim Chính Nhật sẽ sang thăm Việt Nam, nhưng ai cũng biết rằng họ Kim rất sợ đi máy bay mà chỉ di chuyển bằng xe lửa, mà nếu đi xe lửa thì chuyến đi sang Việt Nam sẽ rất dài ngày và giờ, cũng như sẽ rất tốn kém để bảo vệ an ninh cho lãnh tụ của Cộng sản Bắc Hàn.

Cho đến nay Kim Chính Nhật chỉ mới thăm Trung cộng là quốc gia duy nhất, và cũng di chuyển bằng xe lửa qua biên giới giữa Bắc Hàn và Trung cộng. Nguồn tin này cho rằng lần này có thể họ Kim sẽ dùng xe lửa để đến Bắc Kinh dự lễ khai mạc Olympic, và sau đó ghé sang thăm Việt Nam.



Đâu là sự thật trong vụ biểu tình, tranh chấp ở Thái Bình

2008-07-31

Đầu tuần này, các viên chức địa phương tại Thái Bình cho biết, chính quyền đã bắt giam 3 người dân với cáo giác là biểu tình chống chính phủ. Trong khi đó, dân chúng khẳng định là họ biểu tình để phản đối việc nhà cầm quyền cưỡng chiếm đất canh tác của dân làng.

RFA file photo

Dân oan ở Thái Bình khiếu kiện trưng thu đất tháng 12-2007.

< object id=audioplayer1 type=application/x-shockwave-flash height=20 width=240 data=http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf>< /object>

Theo thông tấn xã AP thì những vụ bắt giữ này là diễn biến thất bại mới nhất trong nỗ lực của chính phủ mua lại đất canh tác để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị nhanh chóng ở địa phương.

Tờ Nhân Dân hôm 29 tháng 7 vừa rồi có bài về tình hình khiếu kiện diễn ra cả năm trời qua tại phường Tiền Phong, Thị Xã Thái Bình.

Trong hai chương trình trước đây, Đài Á Châu Tự Do đã có trình bày về vấn đề này, nay trước thông tin chính thức từ phía cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi tiếp tục theo dõi vụ việc với tiếng nói từ phía nguời dân về bài báo trên tờ Nhân Dân để rộng đường dư luận.

Linh hồn của cuộc đấu tranh

Thông tin lâu nay được nguời dân tại phường Tiền Phong cho biết nhân vật được xem là 'linh hồn' của cuộc đấu tranh đòi đền bù đất đai bị trưng thu, cũng như yêu cầu chính quyền địa phương kỷ luật những cán bộ tham nhũng tại phường Tiền Phong; đó là ông Phạm Trung Phồn.

Dân chúng phường Tiền Phong có nhiều bức xúc, Ông Phồn là nguời nắm pháp luật nên dân phường họp vào ngày 12 tháng 9 năm 2007 để đại diện cho dân đấu tranh. Đến ngày 23 tháng 7 vừa qua thì ông bị bắt.

Người dân phường Tiền Phong

Dân chúng thì cho ông này thay mặt bà con để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ như phát biểu của một nguời dân tại phường Tiền Phong sau đây:

“Dân chúng phường Tiền Phong có nhiều bức xúc, Ông Phồn là nguời nắm pháp luật nên dân phường họp vào ngày 12 tháng 9 năm 2007 để đại diện cho dân đấu tranh. Đến ngày 23 tháng 7 vừa qua thì ông bị bắt.”

Tuy nhiên, theo bài nguyên văn của bài viết trên báo Nhân Dân thì “vào năm 1974 bị khai trừ khỏi Đảng vì thiếu tinh thần trách nhiệm để quần chúng trong bộ phận tham ô, ý thức tổ chức kỷ luật kém và có quan hệ nam nữ bất chính”.

Vấn đề nhân thân của ông Phạm Trung Phồn mà báo Nhân Dân đưa ra đó được dân chúng phản hồi thế nào?

“Ông là nguời mẫu mực, dạy con rất ngoan. Ông có 5 con, nay có một là giám đốc doanh nghiệp, một là cô giáo cấp ba. Ông chỉ có một vợ, còn đối với thông tin 'quan hệ bất chính' là do bí thư Đảng Bộ Đài Thị Khuyên có bất đồng với ông trứơc đây về vấn đề chống tham nhũng.”

Biểu tình tranh chấp đất đai

Theo Báo Nhân Dân thì trong thời gian hơn hai tháng qua kể từ ngày 15 tháng 5, 2008, sau hai lần UBND phường triệu tập ông Phồn lên làm việc nhưng ông từ chối thì phường đã chỉ đạo lực lượng an ninh cơ sở phối hợp cùng công an phường xuống tổ 10 đưa ông này về trụ sở ủy ban để làm việc; và sau đó thì ông ngày không làm việc và ở lỳ tại đó.

Một nguời dân tại phường Tiền Phong nói về điểm này:

“Ông có dùng loa tay tuyên truyền dân chống tham nhũng; rồi chính quyền đầu tiên mời ông lên phường nhưng ông không lên, sau đó là lệnh triệu tập. Vào ngày 16 tháng 5 vào 7 giờ kém 15 một xe con va hai nguời mặc dân sự bắt ông bằng xe và đưa lên tầng hai phường. Dân cho đó là bắt cóc chứ không phải ông chiếm chỗ đó.”

Bài viết đăng trên báo Nhân Dân số ra ngày 29 tháng 7 vừa qua cũng nói về việc giải quyết của chính quyền địa phương Thái Bình đối với những yêu cầu của dân chúng phường Tiền Phong. Cụ thể đó là làm rõ những sai phạm của một số cán bộ thóai hóa, biến chất trên địa bàn.

Ông có dùng loa tay tuyên truyền dân chống tham nhũng; rồi chính quyền đầu tiên mời ông lên phường nhưng ông không lên, sau đó là lệnh triệu tập. Vào ngày 16 tháng 5 vào 7 giờ kém 15 một xe con va hai nguời mặc dân sự bắt ông bằng xe và đưa lên tầng hai phường. Dân cho đó là bắt cóc.
Người dân phường Tiền Phong

Song song đó là đầu tư kinh phí xây trường học, đường sá, sửa chữa chùa Đoan Túc, xây dựng nghĩa trang nhân dân, quyết định di dời cây xăng Việt Hà, chỉ đạo thanh tra tỉnh sớm tổ chức thanh tra khu đất 5000 m2 và việc sử dụng đất của các doanh nghiệp trên địa bàn phường. Số tiền đền bù cho 600 hộ dân đã nhận tính đến ngày 26 tháng 7 vừa qua là hơn 6 tỷ đồng.

Đối với thông tin vừa nêu thì một người dân tại Phường Tiền Phong cho biết:

“Cây xăng thì do hồ sơ không hợp pháp và địa điểm không thuận lợi nên đã có quyết định di dời. Nghĩa trang thì vẫn chưa hòan tòan hợp ý dân. Bồi thường thì sau 7 năm rưỡi thì bồi thường mỗi mét vuông là 70 ngàn đồng, số tiền 6 tỷ là đúng. Những vẫn còn một số vướng mắc nên nay dân vẫn còn ra cổng ủy ban phường để đòi quyền lợi.”

Một bước lùi của chính quyền?

Bản tin của hãng thông tấn AP phát đi từ Hà Nội cùng ngày với bài báo trên tờ Nhân Dân về việc khiếu kiện của dân chúng phường Tiền Phong nói rằng một viên chức địa phương cho biết có ba người bị bắt giữ trong vụ việc khiếu kiện tại phường Tiền Phong:

“Bắt ông Phồn gần tuần rồi. Khi bắt thì có đọc lệnh, và sau đó có bắt thêm 10 nguời khác, đã có thả 5 nguời, còn giữ 5 nguời.”

AP nói việc bắt giữ đó là một bước lùi mới nhất của chính quyền Việt Nam trong vấn đề thu mua đất đai của nông dân để phát triển đô thị.

Về tình hình bồi thường đất đai thu hồi để làm dự án thì Báo Tuổi Trẻ hôm 30 tháng 7 cho biết có trường hợp bồi thường cho dân chỉ 130 ngàn đồng một mét vuông nhưng dự án bán lại đến 43 triệu một mét vuông; đó là nguyên nhân của tình trạng khiếu kiện dai dẳng lâu nay ở khắp mọi tỉnh thành tại Việt Nam.



Phản ứng của dư luận về vụ các lãnh đạo báo Tuổi Trẻ bị mất chức

2008-07-31

Giới cầm bút tại Việt Nam nghĩ gì trước sự kiện Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ bị rút thẻ nhà báo vĩnh viễn và trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội bị cách chức, do lên tiếng bênh vực các ký giả bị bắt vì viết bài phanh phui vụ tham nhũng PMU18.

Photo Courtesy of Tienphong o­nline.

Báo chí Việt Nam từng có lúc được thoả mái đưa tin về các vụ án tham nhũng lớn. Các phóng viên đang săn tin về vụ Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị bắt tại nhà riêng vì liên quan tới vụ tham nhũng, đánh bạc PMU18. Photo Courtesy of Tienphong o­nline.

< object id=audioplayer1 type=application/x-shockwave-flash height=20 width=240 data=http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf>< /object>

Theo nguồn tin đáng tin cậy từ Việt Nam, Phó tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, ông Bùi Thanh vừa bị rút thẻ nhà báo vĩnh viễn, mà nhiều người cho là bị cách chức. Cùng lúc đó, Trưởng văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội là ký giả Đà Trang cũng bị cách chức.

Diễn biến này có thể gây phản ứng trong dư luận ra sao, nhất là giới cầm bút? Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang, nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ từ Sài Gòn nhận xét:

Dư âm từ vụ bắt giam 2 nhà báo

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ: Theo tôi nghĩ, nếu mà có thực chuyện này thì chắc chắn là chuyện ấy đã được đoán trước, đã được biết trước lâu rồi, trong giới báo chí đã được biết trước lâu rồi, nhứt là những giới chóp bu, tức là các tổng biên tập đó mà, thì chắc họ đã biết rồi.

Mà cái chuyện này đã được sắp sẵn sau vụ anh Chiến, anh Hải bị bắt đó mà. Tôi nghĩ là đều sắp sẵn hết rôi. Mà như cái việc này hầu như là đã được "Tổ Chức" nó sắp sẵn, kỷ luật làm sao, ai sẽ bị như thế này, như những con vật tế thần đó mà. Thì để cho nó yên đi.

Cái chuyện này đã được sắp sẵn sau vụ anh Chiến, anh Hải bị bắt đó mà. Tôi nghĩ là đều sắp sẵn hết rôi. Mà như cái việc này hầu như là đã được "Tổ Chức" nó sắp sẵn, kỷ luật làm sao, ai sẽ bị như thế này, như những con vật tế thần đó mà.

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ

Một cuộc trao đổi ngoạn mục giữa giới quyền chức với nhau, họ ăn có với nhau trong đời sống chính trường đó mà. Tôi nghĩ bây giờ giống như kiểu anh Đà Trang bị cách chức, anh Bùi Thanh gì đó bị rút thẻ, thì tôi nghĩ đó cũng chỉ là chuyện bình thường.

Thanh Quang: Mặc dầu như vậy, nhưng mà theo nhận xét của anh, cái phản ứng của dư luận có thể như thế nào, thưa anh?

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ : Dư luận bây giờ thì đã nguội rồi. Trường hợp này đây là trường hợp của "Tổ Chức" thôi. Trường hợp anh Bùi Thanh bị rút thẻ nhà báo hay cách chức gì đó, hay anh Đà Trang bị cách chức Truởng Phòng Đại Diện tại Hà Nội chẳng hạn, thì tôi nghĩ đó là hệ quả của những cuộc bắt bớ của anh Chiến và anh Hải. Và người ta cần phải xử lý những người đã trực tiếp phục trách những người ở đó.

NguyenVietTien_Congtay_ThanhNien_200.jpg
Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị công an còng tay hôm 4-4-2006 vì liên quan đến vụ tham nhũng, đánh bạc PUM18. Photo courtesy Thanh Nien o­nline.
Và cái chuyện này thì ở báo Thanh Niên người ta đã làm rồi, bây giờ tới báo Tuổi Trẻ. Vấn đề ở chỗ là người ta làm để hợp pháp hoá những việc người ta làm mà người ta cho là đúng mà theo "Tổ Chức" thì ai phải chịu trách nhiệm, thì cái đợt này tất cả những tổng biên tập đều né đạn được hết cả. Mà đây tôi nghĩ là những con chốt thí để quan sông mà thôi chớ không có gì ghê gớm cả.

Những trưởng phòng sẽ bị, ai cầm can sẽ bị, ai là phó tổng biên tập phải bị, ví dụ thế. Những người trực tiếp làm nên vụ việc đó, để xảy ra vụ việc đó thì phải chịu trách nhiệm chuyện này. Tôi nghĩ đợt này thì các tổng biên tập có lẽ bị kỷ luật hết cả, hay họ có chỗ dựa khác chắc hơn, thì cần phải thí những con chốt hay những con xe gì đó.

Tự do báo chí ở Việt Nam?

Thanh Quang: Nhưng mà về mặt tự do báo chí, như anh vừa nói hối nãy, thì cách đây không lâu hai ký giả của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị bắt giam vì liên hệ tới vụ PMU18, thì bây giờ lại hai ký giả vừa nói của báo Tuổi Trẻ bị mất chức thì điều này có cho thấy là tự do báo chí trong nước vốn đã gặp khó khăn rồi bây giờ bị hạn chế hơn nữa như thế nào không thưa anh?

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ: (Cười) Từ hồi nào tới giờ báo chí trong nước có tự do bao giờ đâu mà khó khăn? (Cười) Báo chí Việt Nam có bao giờ tự do đâu mà khó khăn với lại không khó khăn, anh Quang! Báo chí Việt Nam chưa bao giờ có tự do hết, chưa bao giờ có tự do cả, cho nên không thể đặt vấn đề tự do báo chí ở đất nước này được.

Báo chí là báo chí của đảng, báo chí của nhà nước, mà báo chí của đảng và nhà nước thì họ phải làm theo ý của đảng và nhà nước thôi. Không thể nói chuyện tự do ở đây được.

Ở đất nước này không thể có cái gọi là tự do báo chí được. Có tự do chăng là tự do trong cái lồng của nó, tự do trong cái khuôn khổ của đảng và nhà nước cho phép. Còn nếu không thì không được đâu, không có đâu.

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ

Cho nên nhiều người ảo tưởng rằng là có tự do hay không có tự do trong báo chí, trong văn chương, văn học nghệ thuật, nhứt là báo chí, thì tôi  e rằng ngay cả các ký giả, các nhà báo của Việt Nam đang ảo tưởng chính mình. Những con chim đang ảo tưởng ngay chính cái lồng của mình!

Và họ cứ nghĩ họ tự do nhưng thực tế họ đang ở trong cái lồng và được một ông chủ nuôi. Khi ông chủ cho bay cho hót thì họ bay hót, nhưng khi ông chủ không thích nữa thì ông chủ có thể vặt lông bẻ cổ đó chứ.

NguyenVietTien_250.jpg
Việc cựu Thử trưởng Nguyễn Việt Tiến được tuyên bố trắng án hôm 28-3-2008 được coi là một khúc quanh quan trọng của vụ PMU18. Photo courtesy of Laodong o­nline.
Rất đơn giản! Ở đất nước này không thể có cái gọi là tự do báo chí được. Có tự do chăng là tự do trong cái lồng của nó, tự do trong cái khuôn khổ của đảng và nhà nước cho phép. Còn nếu không thì không được đâu, không có đâu. Đó không phải là một nền báo chí nhân bản như Phương Tây đâu. Không có.

Thanh Quang: Trong khi có tin là các nhà lập pháp Việt Nam đang thu thập ý kiến cho dự luật tự do báo chí thì những vụ giam giữ hay cách chức nhà báo như vừa nói lại xảy ra, anh nhận xét như thế nào về vấn đề này ạ?

Nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ : Những vấn đề lập pháp đặt ra hành lang pháp lý cho tự do báo chí tương lai thì chắc chắn con người ta luôn luôn cần phải có, người ta cần phải làm việc, những nhà làm luật cần phải làm việc. Nhưng mà hiện thời cái đó (tự do báo chí) còn xa vời lắm, đối với đất nước này thì xa vời lắm.

Cái này giống như đang chập chửng, mò mẩm trên con đường lập pháp, hành pháp, tư pháp đối với đất nước này rất là mò mẩm và đang trên con đường phải đi đến đó. Con đường rất là xa vời, cái đó chắc đời con đời cháu mình hưởng anh ạ. Tôi nghĩ đời mình không hưởng nổi đâu (cười). Rất là khó.

Cái đó người ta đang hy vọng, đang kỳ vọng vào một cái lề luật mới, một cái luật mới, hay là đối với tự do báo chí cần có luật hoá thì mới có tự do được. Nhưng mà hiện thời, giống như hồi nãy tôi nói, có tự do hay không thì chắc chắn chưa có bởi chưa có luật gì hết cả. Không có một cái luật gì hết cả để bảo đảm rằng người cầm bút họ có thể hành nghề được, thì chắc chắn là chưa có luật, mà chưa có luật thì đương nhiên phải nắm trong tay một số  người nào đó, hay nằm trong một ý thức nào đó thôi.

Chắc chắn hiện tại không có tự do và luật nó chỉ biểu hiện trong tương lai sẽ có thôi, sẽ có tự do báo chí, chứ hiện thời chưa có. Đương nhiên xa lắm! Chúng ta đi giật lùi cách đây 30 năm trước thì rất là khó. Giật lùi lại trước 1975 rất là khó. Tự do trước 75, tự do báo chí nên có ký giả đi ăn mày, ký giả xuống đường hay ký giả thế này thế khác, thì rất là mơ hồ. Không có chuyện đó được.

Thanh Quang: Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Tấn Cứ rất nhiều.

Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô nói về quyết định cách chức các tướng lãnh

2008-07-31

Việc cả 5 tướng lãnh thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô bị hoán chuyển và trả về Bộ Quốc Phòng là một sự kiện mới xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử Quân Đội Nhân Dân Việt Nam.

AFP PHOTO/Hoang Dinh Nam

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng duyệt hàng quân danh dự của Quân đội Nhân dân Việt Nam nhân dịp đón tiếp Thủ tướng Nam Hàn Kim Young-Il. Hôm 28-7, ông Dũng đã ký quyết định cách chức toàn bộ lãnh đạo của Quân Khu Thủ Đô.

Chắc chắn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã là người đứng ra thi hành quyết định chung của cả Bộ Chính Trị, Trung Ương Đảng CSVN, nhưng phải chăng đó là dấu hiệu cho thấy quyền lực của Thủ Tướng Dũng vẫn được yểm trợ và củng cố vững mạnh? 

Và sự kiện ấy còn mang ý nghĩa gì, báo hịêu những điều gì cho lực lượng quân sự hùng mạnh này?  Thanh Trúc phỏng vấn một sĩ quan phục vụ tại Quân Khu Thủ Đô, tỏ ra nắm vững nội tình quân khu này.  Vị sĩ quan không muốn nêu tên và cấp bậc.

Đấu tranh giữa phe thân Mỹ và thân Trung Quốc

Thanh Trúc: Ông có cảm nhận gì về sự thuyên chuyển và cách chức bất ngờ này?

Sĩ quan QĐNDVN: Thật ra tôi chưa hiểu sâu sắc việc thay đổi này tại vì quyết định mặc dầu rõ ràng là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định ký cái việc đó, nhưng mà ai đã ủng hộ cho ông Thủ Tướng Dũng ký một cái quyết định lớn như vậy?

Nhưng mà chắc chắn rõ ràng là nó có một sự đấu tranh nào đó giữa lực lượng thân Mỹ và lực lượng thân Trung Quốc, hai bên đang đấu tranh vớí nhau rất quyết liệt.

Chắc chắn rõ ràng là nó có một sự đấu tranh nào đó giữa lực lượng thân Mỹ và lực lượng thân Trung Quốc, hai bên đang đấu tranh vớí nhau rất quyết liệt.

Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô

Cái thứ hai nữa là cái việc Hà Nội là địa bàn có thể nói là một trong những địa bàn trọng điểm và vô cùng quan trọng. Mình chỉ cần nói một cách đơn giản thôi, việc tư lệnh một quân khu đóng tại Hà Nội -mà người ta đồng tình để người ta thay đổi - thực hiện cuộc cách mạng nào đó thì việc đó vô cùng dễ dàng. Khi đã thay đổi rồi thì lập tức tất cả các quân khu, các quân doàn, các đơn vị khác không kịp trở tay.

Trong cái tình hình như hiện nay, về mặt quân đội, do vậy là sự thay đổi này có thể là một sự thay đổi trong sự chuẩn bị nào đó, mà theo nhận định của cá nhân tôi, thay đổi một quân khu lớn như vậy, trọng điểm như vậy, rõ ràng là có một vấn đề gì đó.

Nếu như việc thay đổi này là hoàn toàn từ quyết định của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có đủ quyền lực để thay đổi một cái việc như thế thì có nghĩa là phe thân Mỹ đã mạnh lên rồi đó. Thực tế phe thân Mỹ đã mạnh lên rất nhiều rồi.

Thanh Trúc: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam thời gian gần đây có biểu hiện gì trong quan điểm về sự đối đầu hay thân thiện với Mỹ hay là với Trung Quốc không? 

Sĩ quan QĐNDVN: Hiện bây giờ có hai vấn đề, một là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký cái việc này thì phải có một người nào đó trong quân đội ủng hộ, dứt khoát như thế, mà có lẽ mình thấy là Bộ Trưởng Quốc Phòng. Bộ Trưởng phải ủng hộ, phải ủng hộ thì mới ký được cái việc như thế. Như vậy khi mà Bộ Trưởng ủng hộ thì có nghĩa rằng Bộ Trưởng cũng có tư tưởng rất hướng về phía Mỹ trong việc hợp tác quân sự về mặt chiến lược và lâu dài.

Bởi vì về quân trang có sự thay đổi về trang phục thì thời Bộ Trưởng Phạm Văn Trà là muốn mặc lại trang phục thời chiến tranh chống Mỹ mà Trung Quốc đã cấp cho họ. Hiện nay quân phục của những người lính là mặc lại đó chứ, mặc lại những bộ gabardine đấy, còn trước đây thời mình là chiến sĩ thì mình mặc K82, cho đến bây giờ, đến thời gần đây nhất và hiện nay là ăn mặc theo bộ quần áo may theo kiểu của Trung Quốc viện trợ cho Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ.

Bush-Dung-062408-305.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Ba 24-6-2008. AFP PHOTO/Jim Watson
Cái ý tưởng này là do ông Phạm Văn Trà làm lại, thì bây giờ ông Phùng Quang Thanh lên, ổng thay đổi cái trang phục đó, ổng không muốn nhìn lại bộ trang phục đó, có nghĩa là ông Phùng Quang Thanh có cái gì đó không thích Trung Quốc thôi. Đấy, theo cách nhìn chủ quan của tôi.

Thanh Trúc: Vị tướng tư lệnh quân khu thì hoán chuyển với ông tướng giám đốc Học Viện Quốc Phòng, tức là không bị cách chức phải không?

Sĩ quan QĐNDVN: Thì bây giờ ổng về làm giám đốc học viên, giám đốc học viện đó. Thật ra trong cái việc thay đổi tại sao không gạt ông Hoạt ra, có lẽ ông Hoạt cũng là một người rất gần gũi với ông Phùng Quang Thanh và rất gần gũi với cả ông Nguyễn Tấn Dũng, vì thế mà không bị gạt đi, còn những vị trí ở bên dưới thì có thể gạt bỏ luôn.

Thế còn ông giám đốc học viện đương nhiệm hiện nay là ông Phạm Xuân Hùng thì lên làm Phó Tổng Tham Mưu Trưởng và ông này có nhiều khả năng trở thành Tổng Tham Mưu Trưởng trong tương lai.

Thanh Trúc: Thế còn 4 người kia bị trả về Bộ Quốc Phòng là thế nào, có phải để chờ thuyên chuyển không?

Sĩ quan QĐNDVN: Thật ra là cho nghỉ luôn chứ không phải thuyên chuyển đâu. Nghỉ luôn, năm ông này nghỉ luôn. Quyết định của Thủ Tướng là cho nghỉ luôn. Chỉ duy nhất là ông Tư Lệnh Quân Khu là ông ấy được điều sang làm giám đốc học viện thôi. Còn thì cho nghỉ luôn mà, cho về hưu luôn.

Số sĩ quan trẻ là rất bức xúc về tất cả vấn đề Trung Quốc, nào là hiệp định biên giới, rồi nào là Hoàng Sa, nào là Trường Sa. Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của quân đội, đảng, nhà nước đều là hèn nhát cả, hèn nhát đến vô cùng luôn.

Một sĩ quan thuộc Quân khu Thủ đô

Thay đổi để ứng phó

Thanh Trúc: Tại sao trong tình hình bây giờ mà quân đội lại có chiều hướng thay đổi?

Sĩ quan QĐNDVN: Đã có những bước thay đổi rồi. Bao giờ quân đội cũng đặt ra tình huống Trung Quốc có thể bất ngờ tấn công, thì ai sẽ là người điều động quân đội để đối phó với tình huống như thế ?

Nếu mà còn giữ lại người thật sự thân với Trung Quốc thì chắc chắn họ sẽ không điều động quân, hoặc họ sẽ sử dụng hình thức tác chiến có hại cho phía quân đội Việt Nam hơn. Vì thế mà cuộc thay đổi này mình nghĩ là một cuộc thay đổi rất mạnh mẽ

Thanh Trúc: Tầng lớp sĩ quan trẻ trong Quân Đội Nhân Dân bây giờ có thể có suy nghĩ như thế nào về cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước trước đây và vấn đề Trung Quốc ngày nay? Họ có sợ Trung Quốc hay không?

Sĩ quan QĐNDVN: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng như Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà trước đây, tuy nhiên có thể đánh nhau trong quá khứ là việc của quá khứ, nhưng để bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc thì như nhau, đều sẵn sàng hy sinh như nhau. Những việc đó, tất cả những người lính và sĩ quan đều sẵn sàng, luôn sẵn sàng, luôn sẵn sàng, làm việc đấy bất cứ lúc nào, bất cứ lúc nào luôn.

Nhưng mà tại sao lãnh đạo cứ sợ những việc đó? Quân đội ta không phải là mạnh, ngay cả bây giờ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam không phải là mạnh, nhưng không đến mức độ hèn và yếu để mà lùi bước trước Trung Quốc.

Thanh Trúc: Tầng lớp sĩ quan trẻ trong Quân ĐỘi Nhân Dân bây giờ có suy nghĩ như thế nào về vấn đề Trung Quốc hiện nay? Họ có sợ Trung Quốc không?

Sĩ quan QĐNDVN: Số sĩ quan trẻ là rất bức xúc về tất cả vấn đề Trung Quốc, nào là hiệp định biên giới, rồi nào là Hoàng Sa, nào là Trường Sa. Toàn bộ hệ thống lãnh đạo của quân đội, đảng, nhà nước đều là hèn nhát cả, hèn nhát đến vô cùng luôn.

Hèn đến mức mà mình cảm tưởng mình không thể sống được nữa, nếu mình cứ tiếp tục như thế này. Chả biết mình chiến đấu vì ai. Người lính thì dù mặc bộ quần áo nào, mục tiêu đầu tiên là bảo vệ nhân dân và bảo vệ tổ quốc, và bảo vệ lãnh thổ, sau đó bảo vệ cái gì đó thì mình không biết, nhưng hai cái trước phải đặt lên hàng đầu.

Cái thứ hai nữa là trong quá trình xây dựng chiến lược, phát triển các mối quan hệ quân sự thì mối quan hệ đầu tiên, lớn nhất, là hợp tác quân sự với Mỹ. Mặc dù đảng không thích Mỹ một chút nào luôn, có thể nói ghét là khác, nhưng dứt khoát phải dựa vào Mỹ.

Thanh Trúc: Các sĩ quan tương đối trẻ có được biết gì về trận chiến Hoàng Sa năm 1974 không?

Sĩ quan QĐNDVN: Vô cùng bức xúc, mình vô cùng bức xúc. Những thế hệ sĩ quan trẻ như mình và về sau này nữa thì họ càng bức xúc những cái như thế. Nhưng mà phải nói là cái Hoàng Sa, một bài học đau đớn là chính Mỹ đã bán rẻ.

Phải nói thật là Mỹ và Trung Quốc đã bắt tay nhau bán rẻ cái Hoàng Sa đó, sau cái cuộc ngoại giao bóng bàn năm 1972 thì quân đội Trung Cộng tấn công Hoàng Sa mà khi đó Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà còn đang trấn giữ, thì quân đội Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của mình rồi. 54 người lính có thể nói là những người anh hùng của đất nước đã hy sinh ở đó chính là những người lính Việt Nam Cộng Hoà.

Và sau này đến năm 1974  thì những người lính của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam cũng chết ở Trường Sa một lần nữa. Những bài học vô cùng đau đớn như thế mà mình không hiểu tại sao lãnh đạo không nhìn ra những việc đó. Lãnh đạo đảng - nhà nước, lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này tại sao không nhìn ra những việc như thế!

Thanh Trúc: Những sĩ quan và chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam có sự kỳ vọng gì vào thế hệ sĩ quan trẻ hay có e ngại gì trong mối quan hệ với Hoa Kỳ không?

Sĩ quan QĐNDVN: Theo tôi thì cái tôi mong mỏi nhất là Mỹ mở rộng cái chương trình đào tạo quân sự cho Việt Nam, theo cái chương trình mà Bộ Quốc Phòng Mỹ dành cho các nước, thì Mỹ sẽ đào tạo những thế hệ sĩ quan trẻ để từ đó họ có - vì thế hệ trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng khác với những thế hệ già cỗi như hiện nay và hèn nhát như hiện nay.

Thế hệ sĩ quan trẻ bao giờ họ cũng có tư tưởng cởi mở hơn và có thể nói họ sẽ là những người hàn gắn lại nỗi đau chiến tranh mà cả dân tộc phải chịu dựng, chứ không phải bên nào hoặc bên nào cả, cuộc chiến tranh qua đi quá lâu rồi đừng để nó đau đớn nữa.

Tất nhiên cá nhân tôi thì tôi vẫn rất ghét Mỹ vì thật ra Mỹ đã bán cả Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà rồi, bán đi những người gần gũi nhất của người Mỹ rồi. Về phần tôi, tôi vẫn có sự cảnh giác đối với Mỹ, thật sự đối với Trung Quốc và ngay cả đối với Mỹ.

Nhưng mà dứt khoát, chắc chắn rằng trong khu vực Đông Nam Châu Á này và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cả cái vùng này người Mỹ không thể tìm được người bạn nào tốt hơn là người Việt Nam cả. Tôi khẳng định là như vậy.

31 Tháng 7 2008 - Cập nhật 10h30 GMT

Hiện đại hóa quân đội

Tờ báo chính thức của quân đội Việt Nam loan tin Quân khu Thủ đô Hà Nội đã thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội từ 30/07.

Báo Quân đội Nhân dân nói Bộ Quốc phòng đã 'tổ chức trọng thể' lễ công bố quyết định của Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết hôm 16/07 về việc tổ chức lại này.

Quyết định tổ chức lại Quân khu Thủ đô là bước thay đổi quan trọng trong hệ thống quốc phòng Việt Nam, thể hiện ở sự có mặt của các lãnh đạo cấp cao.

Hai Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có mặt tại buổi lễ.

Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Thượng tướng Nguyễn Khắc Nghiên, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng dự lễ lập ra Bộ Tư lệnh Thủ đô.

Tờ Quân đội Nhân dân cũng nói các Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Nội, Hà Tây và huyện Mê Linh của Vĩnh Phúc nay đều thuộc Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội mở rộng.

Các nhà quan sát nói với BBC đây là bước đi nằm trong kế hoạch hiện đại hóa quân đội Việt Nam vốn được cho là về mặt hiện đại chỉ hơn quân đội Lào và Campuchia trong khu vực.

Nhân sự mới

Toàn bộ dàn lãnh đạo cũ gồm năm tướng của Quân khu Thủ đô đã ra đi theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Năm tướng Nguyễn Như Hoạt, Nguyễn Đăng Sáp, Trần Trung Khương, Lê Hải Bình, và Nguyễn Văn Nghinh dường như đã bị gạt sang một bên.

Trung tướng Nguyễn Đình Ước, nhà nghiên cứu lịch sử quân đội đã về hưu nói với BBC từ Hà Nội rằng bộ tư lệnh chỉ ngang cấp quân đoàn, trong khi quân khu là cấp chỉ huy quân đoàn.

Mỗi quân đoàn ở Việt Nam hiện có ba đến bốn sư đoàn với khoảng 20.000 quân trong mỗi sư đoàn.

Tướng Ước nói thêm: ''Trước là quân khu nhưng thấy rằng lực lượng và phạm vi nó cũng phải chăng nên thành lập bộ tư lệnh cho vừa phải hơn.''

Ông nói: " Việc giảm tầm quan trọng của Quân Khu Thủ Đô trong thời bình là một đề tài được bàn bạc từ lâu nay"

Ông Ước cũng nói cấp cao nhất ở quân khu là trung tướng trong khi ở bộ tư lệnh chỉ là thiếu tướng.

Năm chỉ huy mới của Bộ Tư lệnh Thủ đô bao gồm Đại tá Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh và Thiếu tướng Phùng Đình Thảo, Chính ủy.

Ông Tuấn được điều về từ vị trí Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tây nay đã được sáp nhập về Hà Nội.

Tướng Phùng Đình Thảo vừa được thăng chức sau khi rời vị trí Chủ nhiệm chính trị Quân khu thủ đô cũ với hàm đại tá.

Người ta dự đoán ông Tuấn sẽ sớm được thăng thiếu tướng.

Bộ Tư lệnh sẽ thuộc quyền chỉ huy của Bộ trưởng Quốc phòng.

Việc chỉnh lý và điều động lại các đơn vị của Quân khu Thủ đô cũ ngoài các lý do chính trị còn được giới nhà báo tại Việt Nam bình luận rằng có vấn đề an toàn, an ninh.

Vụ một binh sĩ thuộc xí nghiệp quân đội X18 nổ súng bắn chết bốn đồng ngũ giữa tháng 6/2008 cho thấy cần chấn chỉnh kỷ luật, đặc biệt khi các đơn vị quân đội đóng ngay trong các khu dân cư.

Cũng có nguồn tin từ quân đội cho BBC hay bố trí lại các đơn vị báo hiệu quá trình tinh giản lực lượng quân sự, giảm bớt các cấp trung gian nhất là sĩ quan bàn giấy.

Hoàn cảnh mới

Việc Trung tướng Phạm Xuân Hùng từ vị trí Giám đốc Học Viện Quốc phòng lên làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng được bình luận rộng rãi.

Nhà quan sát Nguyễn Văn Huy từ Paris, Pháp tin rằng khả năng ông Hùng có thể sẽ còn được lên cao nữa, kể cả vào chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Các nguồn tin ở Hà Nội cho hay tướng Phạm Xuân Hùng thuộc lớp người có học, biết ngoại ngữ.

Trình độ của các vị chỉ huy quân đội Việt Nam cần phải được nâng cao trong bối cảnh hợp tác quốc tế gia tăng, và nhu cầu thu nhận công nghệ quân sự cao cấp cũng lớn hơn trước.

Trước đây, Quân đội Nhân dân Việt Nam dựa vào học thuyết 'toàn dân đánh giặc' nhưng trong thời đại kỹ thuật số, việc bảo vệ tổ quốc, nhất là các vùng biển, đảo, không phận rất cần công nghệ quốc phòng hiện đại.

Ngoài ra, như tờ Quân Đội Nhân Dân hôm 30/07 viết, Bộ Tư lệnh Thủ đô có nhiệm vụ "giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô."

Báo này cũng nói quân đội có nhiệm vụ "tuyệt đối trung thành với Đảng".

Tin khẩn từ Hải Dương : Anh Nguyễn Bá Đăng bị đấu tố

img

Anh Nguyễn Bá Đăng nhà đấu tranh cho tự do dân chủ ở Hải Dương đã bị bưu chính viễn thông và công an việt nam phá mạng intenet của nhà anh Đăng, từ ngày 14/7/2008 đến nay vẫn chưa khôi phục lại cho anh . và thường xuyên cho người đến nhà anh theo dõi để lấy máy vi tính của anh . đồng thời ngày 30/7/2008 , hội đồng nhân dân xã Nam Trung nơi quê anh họp, có đại diện của huyện nam sách về dự và chỉ đạo hội nghị . đã đấu tố anh lúc 9h sáng trước hội nghị họp tại hội trường xã . họ phát thanh trực tiếp từ hội nghị và cho truyền phát lên loa phóng thanh của xã . họ vu khống cho anh là tội phạm phản động và tổ chức tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCN Việt Nam . đã lợi dụng tổ chức biểu tình nhiều lần ở Hà Nội về việc nhà cầm quyền độc tài cộng sản việt nam , đã bán nước cho tầu và chống lạm phát tăng cao , tệ nạn xã hội xuống cấp , không có dân chủ và phản đối việc Trung Quốc rước đuốc qua Sài Gòn , đàn áp các nhà dân chủ .

Mong các cơ quan tổ chức , cá nhân , EU , liên hợp quốc can thiệp và gây sức ép với nhà cầm quyền cộng sản việt nam . để giúp anh và phong trào dân chủ việt nam , đang bị một cuộc đàn áp mới từ phía chính quyền , công an độc tài tham nhũng việt nam . mà Việt Nam hiện nay là chủ tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc . rất mong và được quan tâm , xin liên lạc :

đt : 03203756845 -- dđ : 0976265014
email : nguyenbadang2007@gmail.com

Việt Nam ngày 30/7/2008 .

Nữ nhà báo tranh đấu Dương Thị Xuân tiếp tục bị công an CSVN khủng bố căng thẳng và nặng nề.

Như dư luận đã biết, hồi giữa tháng 7/2008 công an TP Hà Nội và Bắc Giang đã phối hợp để lừa dụ cựu quân nhân tình nguyện Lê Thanh Tùng - một nhà tranh đấu dân chủ, nhân quyền trẻ tuổi phải đến trụ sở công an thị trấn Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội thẩm vấn. Nội dung cuộc tra vấn này do công an tiến hành, là do việc anh Tùng là một thành viên trong Nhóm phóng viên đấu tranh vì Dân chủ, Tự do, Nhân quyền và Công lý đã viết, đưa tin, bài, hình ảnh và giúp nông dân thôn My Điền, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang được trả lời phỏng vấn tố cáo việc họ đã bị công an CSVN đàn áp, đánh đập dã man trước đó tại quê nhà trên đài phát thanh hải ngoại là VN Sydney Radio - ở Úc Châu do chị Bảo Khánh thực hiện vào chiều ngày 15/5/2008. Sau đó, sáng ngày 17/7/2008 nhà báo Dương Thị Xuân, thư ký Tập san Tự Do Dân Chủ đã bị gần 1 chục mật vụ của sở công an Hà Nội bắt cóc để cưỡng chế đưa vào đồn công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm giữa thủ đô nhằm tiếp tục tra vấn chị hơn 4 giờ đồng hồ xoay quanh vụ án có tên gọi nôm na là : " đã đưa tin bà con nông dân thôn My Điền bị công an Việt Nam đàn áp tàn bạo lên Mạng và ra nước ngoài trái phép " !!!

Tiếp theo đó, liên tục trong các ngày 18,19, 20 tháng 7/2008 công an Hà Nội đã tiến hành đặt chốt canh gác từ sáng sớm đến đêm khuya với lực lượng hàng chục nhân viên mật vụ tại cả 2 nơi mà chị Dương Thị Xuân thường có mặt sinh sống cùng thân nhân của mình. Đó là tại nhà ở của gia đình cùng chồng con chị tại địa điểm phòng 404, khu tập thể ban tổ chức TW, ngõ 186 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình HN; và nhà mẹ đẻ chị tại khu tập thể của cán bộ, nhân viên trường Trung cấp xây dựng Hà Nội tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, HN.

Đặc biệt nghiêm trọng là trong đêm khuya, vào hồi 23 giờ 30 phút ngày 20/7/2008. Ban lãnh đạo của sở công an thành phố đã huy động hơn 10 công an Hà Nội, phối hợp cùng an ninh mật vụ của tỉnh Bắc Giang đã đập cửa định xông vào nhà, nơi cư trú của gia đình riêng chị Xuân tại khu tập thể ngõ 186, phố Ngọc Hà nhằm cưỡng chế để tống đạt "giấy triệu tập lần thứ 1" bắt buộc chị phải đến trại giam Kế của công an tỉnh Bắc Giang để họ tiếp tục thẩm vấn vụ án " Bản tin về hàng chục, hàng trăm người dân Thôn My Điền bị công an đàn áp, bị bắt giam" mà họ cho rằng chị có liên quan trực tiếp. Nhưng vì lúc đó trong nhà chỉ có mặt 2 mẹ con, mà trời thì đã quá khuya nên chị cương quyết không mở cửa cho toán công an, mật vụ được xông vào nhà để khủng bố và hăm doạ tinh thần cả gia đình một cách trái pháp luật. Khi bà con lối xóm thấy vang động cả khu nhà làm mất giấc ngủ của họ, nên nhiều gia đình xóm giềng liền kề đã ra mở cửa để hỏi tốp công an lý do ra sao khi đêm đã quá khuya khoắt mà "người của nhà nước" lại làm việc có vẻ khuất tất và mờ ám như vậy ? Thì được số công an mật vụ đông đúc lúc đó trả lời : " Chúng tôi là cán bộ và đại diện chính quyền phường vào thu lệ phí vệ sinh công cộng và tiền an ninh trật tự cho phường theo quy định, chứ không có gì nghiêm trọng cả. Đề nghị bà con tiếp tục nhà ai, nhà ấy về nghỉ để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ !!! ".

Bắt đầu từ rạng sáng hôm ấy cho đến tận đêm gần 24 giờ, toán công an mật vụ vẫn bao vây chặt chẽ quanh nhà và tuyên bố nếu chị ra khỏi chỗ ở sẽ cưỡng bức đưa ngay lên xe chuyển về trại giam Kế của tỉnh Bắc Giang để hỏi cung vụ án cực kỳ nghiêm trọng là "Đã đưa tin My Điền và phát quà của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trái phép cho đồng bào bị nạn tại thôn này để kích động họ chống đảng và nhà nước nhằm lật đổ chính quyền nhân dân !!!".

Mặt khác họ không ngừng tuyên truyền cho dư luận là sư cô Thích Đàm Thoa và Lê Thanh Tùng đã thành khẩn khai báo hết cả, là chị Xuân đứng đầu vụ án " Bản tin thôn My Điền hôm 15/5/2008" như nội dung đã nêu trên đây. Trước bối cảnh căng thẳng đó, chị Xuân đã tạm lánh về quê nội ở tỉnh Yên Bái để lo một số việc cho gia đình, thì ngay lập tức liên tục trong các ngày từ 21 đến 27/7/2008 ban chỉ huy công an cấp trên của thành phố đã chỉ đạo các nhân viên an ninh thuộc công an Hà Nội tới tấp đến nhà chị ở cả 2 nơi để khủng bố đe doạ gia đình và thân nhân chị như sau : " Nếu Chị Xuân về lúc nào là chúng tôi bắt lúc đó để đưa lên Bắc Giang ngay. Công an trên đó đã bắt Lê Thanh Tùng rồi, bắt xong Dương Thị Xuân là quay về bắt nốt Nguyễn Khắc Toàn luôn thể để đưa ra xử tội bọn này...".

Họ còn nói : " Chị Xuân có về thì toà án Bắc Giang mới đem được Nguyễn Văn Bình cựu trưởng thôn My Điền ra xét xử. Nếu không về làm việc tiếp với chúng tôi thì vụ án xử tay Bình - Bắc Giang không thể tiến hành được theo đúng luật pháp !!! Chúng tôi yêu cầu gia đình mời chị Xuân về làm việc với công an.cho xong đi..".

Hiện nay cuộc sống của gia đình chị Dương Thị Xuân bị công an đe doạ, khủng bố cực kỳ căng thẳng và nặng nề. Cả nhà họ đang phải sống trong bầu không khí bị đàn áp rất nghiêm trọng, tính mạng và sự an toàn của tất cả mọi người đang trong tình trạng bất an cực độ và rất nguy hiểm do bộ máy trấn áp của công an rình rập đêm ngày !

Như dư luận đã biết, Nữ nhà báo Dương Thị Xuân là thành viên của " Hội ( Câu lạc bộ ) các nhà báo Tự do" tại Thủ đô, chị đã từng bị công an Hà Nội bắt bớ, giam giữ phi pháp và bị đánh đập tàn bạo nhiều lần trong các đồn bốt của cảnh sát tại giữa thủ đô trong mấy năm qua kể từ khi chị tham gia Phong trào đấu tranh cùng nhiêù anh chị em dân chủ và đồng bào dân oan các tỉnh. Như việc chị đã từng bị bắt ở đồn công an phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, đồn công an phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, đồn công an phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, đồn công an phường Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, đồn công an phường Thuỵ Khê, và đồn công an phường Trúc Bạch quận Ba đình, đồn công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm.... Đặc biệt, vào hồi đầu tháng 8/2006 chị đã bị bắt giữ, khám nhà, khám máy vi tính, bị thẩm vấn nhiều ngày trên phòng điều tra an ninh của sở công an Hà Nội tại 87 phố Trần Hưng Đạo khi tham gia sáng lập tờ báo đấu tranh cho Dân chủ, Nhân quyền, Công lý mang tên Tập San Tự Do Dân Chủ do nhà văn Hoàng Tiến và nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đứng đầu.

Chị cũng đã từng bị công an Hà Nội tổ chức tông xe máy trên đường Thanh Niên bên hồ Trúc Bạch và Hồ Tây hồi giữa năm 2006 nhằm ngăn chặn chị tham gia sâu và mạnh mẽ vào Phong trào đấu tranh đòi dân chủ hoá đất nước. Chị đã gặp gỡ tiếp xúc và làm việc với nhiều nhà tranh đấu có tên tuổi trong nước như : Cụ Hoàng Minh Chính, ông Lê Hồng Hà, nhà văn Hoàng Tiến, ông Phạm Quế Dương, các Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Phan Văn Lợi, nhà Hán Nôm học Trần Khuê, nhà thơ Bùi Minh Quốc, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, Hoà thượng Thích Không Tánh, Nguyễn Xuân Nghĩa.... Các trí thức trẻ tuổi tham gia Phong trào đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền trong nước, thì hầu hết chị cũng đã gặp gỡ cùng tham gia các hoạt động tranh đấu như họ. Đó là các anh chị em, như Đỗ Nam Hải, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Bạch Ngọc Dương, Đào Văn Thuỵ, Nguyễn Phương Anh, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Trung Lĩnh, Phạm Văn Trội, Vũ Hùng....Chị cũng tham gia viết nhiều bài báo phê phán đường lối cai trị đất nước một cách độc đoán, chuyên chế của đảng và nhà nước CSVN có ký tên thật của mình và nhiều bài báo ký bút hiệu Quang Minh để bênh vực cho đồng bào dân oan thấp cổ bé miệng là nạn nhân của nạn "loạn quyền, ác đảng" đang hoành hành trắng trợn và phi nhân khắp các địa phương trong cả nước.

Trong các cuộc xuống đường đấu tranh biểu tình trên đường phố tại Hà Nội, như chống tập đoàn CS độc tài gian ác, bá quyền Trung Quốc xâm lược các đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam hồi tháng 12 cuối năm 2007, hay cuộc biểu tình phản đối ngọn đuốc thế vận hội Bắc Kinh 2008 ô nhục được tổ chức trước cửa chợ Đồng Xuân sáng ngày 29/4/2008, chị cũng đều có mặt và hoạt động khá tích cực, nhiệt tình mặc dù đã bước sang tuổi 50...

Là một nhà báo tự do, là một trí thức, cựu giảng viên đại học sư phạm Hà Nội 2, được sinh ra trong một gia đình nền nếp và dòng họ có truyền thống Nho giáo và yêu nước, quê gốc ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định từ lâu đời nay. Thế nên dù bị công an CSVN bắt giữ, đánh đập nhiều lần và dung mọi thủ đoạn nhưng không làm chị mảy may nhụt ý chí đấu tranh. Đáng chú ý là trong các lần trực tiếp đối đáp tranh đấu quyết liệt trong đồn bốt của công an Hà Nội, nhưng chị đã làm cho phía các sĩ quan an ninh làm nhiệm vụ baỏ vệ nền chính trị độc tài của "nhà nước toàn trị CSVN + kiêm nhà nước cảnh sát và mật vụ trị" rất lúng túng, bối rối không sao trả lời cho thuyết phục được trước người phụ nữ chân yếu tay mềm này.

Nhóm phóng viên chúng tôi tha thiết kêu gọi dư luận rộng rãi trên thế giới và trong nước hãy lên án mạnh mẽ, cực lực đòi nhà cầm quỳên CSVN phải dừng tay khủng bố những công dân vô tội như nữ nhà báo Duơng Thị Xuân, cựu quân nhân Lê Thanh Tùng và những người đối kháng khác trong nước có chủ trương đối lập với đảng CSVN chỉ bằng ngòi bút, bằng những tiếng nói ôn hoà, lành mạnh bất bạo động để đòi cải cách hoặc xoá bỏ triệt để thể chế chính trị nhân danh XHCN đã lạc hậu và quá lỗi thời so với trào lưu tiến bộ của cả nhân loại và thời đại văn minh như hiện nay.

Chúng ta cũng đòi họ phải thực thi nghiêm chỉnh, đầy đủ và vô điều kiện các quyền Con người, quyền Công dân căn bản và tối thiểu như bản hiến pháp của chính họ viết ra mà họ đã long trọng thừa nhận về các quyền tự do dân chủ như tự do báo chí, ngôn luận, thông tin, phát biểu chính kiến, lập hội, biểu tình, sinh hoạt chính trị...vv...

Chúng ta cũng kiên quyết và tha thiết đòi nhà cầm quyền độc tài CSVN phải chấp hành, phải thực thi nghiêm chỉnh mọi cam kết của họ với cộng đồng Quốc tế văn minh, với Liên Hợp quốc khi họ đã và đang là một quốc gia thành viên đã tham gia ký kết các Công ước Quốc tế quan trọng về Nhân quyền, về các quyền Dân sự và Chính trị từ hàng chục năm nay.

Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin về tình hình khi có được thông tin mới và chính xác nhất tới công luận.

Nhóm Phóng Viên Đấu Tranh Vì Dân Chủ, Tự Do, Nhân Quyền và Công Lý cho Việt Nam thực hiện và phổ biến bản tin này.
Làm tại Hà Nội ngày 30/7/2008

BBC 31 Tháng 7 2008 - Cập nhật 14h46 GMT
Gia đình Lê Thị Công Nhân lại gặp khó khăn

Bà Trần Thị Lệ thân mẫu của cô Lê Thị Công Nhân, người đang chịu án tù 4 năm vì các hoạt động đấu tranh cho nhân quyền, vừa cho BBC Việt ngữ biết gia đình bà hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do việc điện thoại cố định bị cắt.
Bà Lệ nói: "Điện thoại cố định nhà tôi bị cắt lâu rồi. Có lẽ nhà nước cũng không muốn có những cuộc nói chuyện với lại bên ngoài."
"Cái số điện thoại cố định đầu tiên bị cắt là sau khi họ bắt Công Nhân. Sau này tôi cũng xin một số điện thoại khác nhưng mà họ cũng cắt mất."
Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, Luật sư Lê Thị Công Nhân, bị bắt ngày 06/3/2007 và sau đó đã bị kết án tù giam 4 năm, cùng với đồng nghiệp là luật sư Nguyễn Văn Đài tại phiên toà ngày 11/5/2007.
Bà cho biết: "Sau đó tôi cũng cố gắng cậy cục xin các số điện thoại khác. Nhưng thời gian rất là ngắn cũng bị cắt. Cắt cũng vài lần."
Vẫn lời bà Lệ: "Tôi cũng xin vài lần, nhưng mà xin cũng khó lắm. Bởi vì họ biết cái tên tuổi tôi. Tôi nghĩ an ninh cũng đã đưa cái danh sách đó cho mấy hãng điện thoại, hợp đồng khó khăn lắm, không dễ."
Bà Lệ nói là một số hãng điện thoại đã cho bà biết là cơ quan an ninh đã yêu cầu những hãng này không đáp ứng nhu cầu lắp số thuê bao điện thoại cố định cho bà:
"Họ nói là an ninh yêu cầu họ làm như vậy, thì họ phải làm thôi, chứ họ không có quyền gì."

Tốn kém hơn nhiều
Bà Trần Thị Lệ cũng cho BBC biết một số gia đình có người thân hoạt động nhân quyền khác bị bắt giam cũng ở trong tình trạng tương tự.
Bà Trần Thị Lệ cho hay là việc điện thoại bị cắt đã gây ra rất nhiều phiền phức cho gia đình và bà đã buộc phải chuyển sang sử dụng dịch vụ điện thoại di động:
"Điện thoại cố định mà bị cắt thì bà con, anh em liên lạc đâu có được. Chúng tôi phải cố gắng kiếm điện thoại di động mà dùng thôi, thì tất nhiên là nó phải tốn kém hơn rất nhiều."
Nhưng ngay cả khi chuyển sang sử dụng điện thoại di động, bà Lệ cũng bị cắt di động đến hàng chục lần.
"Tất nhiên là mình dùng, trả lời điện thoại nước ngoài lâu lâu thì họ theo dõi hết. Nếu mà họ cắt sớm thì mình lại phải chịu thôi."
Con gái của bà Lệ, luật sư Lê Thị Công Nhân vừa được Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm nay cùng với bảy nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ khác của Việt Nam.

Công an CSVN lại đến nhà Kỹ sư Đỗ Nam Hải tịch thu tài sản của anh

Tin Sàigòn – 2g00 chiều ngày 30-7-2008, theo giấy mời của UBND phường 9 - quận Phú Nhuận, Ks Đỗ Nam Hải đã ra trụ sở Ủy Ban phường này – số 92 Trần Khắc Chân – để làm việc về việc thực hiện "Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính" số 551/QĐ-CC do ông Phạm Công Nghĩa, Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, ký ngày 26/6/2008. Quyết định này đã được ông Nguyễn Bá Tùng - Chủ tịch UBND P.9 - Q. Phú Nhuận giao cho Ks Đỗ Nam Hải chiều ngày 21/7/2008 tại UBND phường 9.

Tại UBND phường 9, trước mặt ông Nguyễn Bá Tùng - Chủ tịch UBND P.9, cùng trưởng ban văn hóa thông tin, trưởng ban tài chính của phường và nhiều người khác, tất cả khoảng 10 người, Ks Đỗ Nam Hải vẫn tiếp tục tuyên bố rằng việc xử phạt anh là việc làm sai trái và vi hiến của nhà cầm quyền CSVN, anh cương quyết không bao giờ chấp nhận nộp phạt. Vì thế, họ tuyên bố sẽ đến nhà anh để tịch thu tài sản của anh hầu bán đấu giá nộp cho ngân sách nhà nước. Đó là phương cách cưỡng chế anh nộp phạt số tiền 15 triệu theo tinh thần quyết định số 551/QĐ-CC nói trên.

Do đó, từ 3g30 đến 5g00 chiều hôm ấy, trung tá công an Nguyễn Hoài Phong - Đội trưởng đội An ninh nhân dân quận Phú Nhuận, ông Nguyễn Bá Tùng - Chủ tịch UBND P.9, cùng hai tay trung tá Tâm và Tùng là hai người thường thẩm vấn anh Hải đã dẫn một đám công an, tất cả khoảng 10 người, đến nhà anh Hải để lục lọi, khám xét đồ đạc trong phòng của anh. Họ đã tịch thu của anh một máy laptop, một máy in, một điện thoại di động, một modem, một thùng tài liệu và một số ảnh anh chụp với các nhà đấu tranh dân chủ, với dân oan.

Đây là lần thứ 7 anh Đỗ Nam Hải bị nhà cầm quyền CSVN tịch thu máy vi tính cách trái pháp luật, trong số hàng chục lần đến nhà tịch thu tài sản của anh tính từ năm 2004. Máy laptop họ tịch thu lần này chính là quà tặng của ông Luke Donnellan, một dân biểu Úc đại diện vùng Narre Warren North. Được tin nhà cầm quyền cộng sản tịch thu máy tính của anh vào ngày 7/4/2006 ngay sau khi anh vừa viết xong dự thảo "Tuyên ngôn Tự do Dân chủ và Nhân quyền cho Việt Nam 2006", tức "Tuyên Ngôn Khối 8406", ông Donnellan đã quyết định gửi tặng anh Hải chiếc máy tính này qua đường bưu điện. Vì sợ công an bí mật cài đặt vào máy những chương trình bất lợi cho anh, nên anh đã để cho con gái anh sử dụng máy này suốt hai năm nay. Mãi đến những tháng gần đây, sau khi bị tịch thu máy tính lần thứ 6 ngày 27/3/2008, anh mới lấy lại máy tính này để sử dụng.

Khi thấy công an tịch thu cả thùng tài liệu cùng các hình ảnh anh chụp chung với các nhà dân chủ và dân oan, anh liền phản đối: "Các anh bảo các anh tịch thu tài sản của tôi để bán lấy tiền để nộp cho nhà nước thay cho số tiền phạt của tôi, vậy thì các anh tịch thu những tài liệu và hình ảnh này để làm gì? những thứ ấy làm sao bán được? Tôi biết thật ra việc kê biên và tịch thu tài sản chỉ là cái cớ các anh dùng để thực hiện hai mục đích sau đây: một là các anh muốn trói tay, bịt miệng tôi để tôi không còn phương tiện đấu tranh; hai là các anh khủng bố tinh thần cha mẹ tôi, vốn đáng tuổi cha mẹ của các anh, với hy vọng cha mẹ tôi sẽ tác động lại tôi, ngăn cản tôi tranh đấu. Các anh và đảng của các anh thật là những thằng tồi, thằng hèn!"

Trước khi ký vào biên bản tịch thu tài sản, anh Hải viết vào biên bản: "Một lần nữa, tôi phản đối hành động xông vào nhà tịch thu tài sản của nhà cầm quyền CSVN đối với tôi. Tôi thực hiện đúng đắn các quyền tự do của người dân và tôi cương quyết không bao giờ chịu đóng tiền phạt. Cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi. Sàigòn, ngày 30-7-2008. Người viết: Đỗ Nam Hải (đã ký)".

7g30 sáng hôm sau, 31/7/2008, anh Hải ra công viên Gia Định – chỗ sân golf cũ thời trước 1975, gần bệnh viện Cộng Hòa – để tập thể dục. Vừa ra khỏi nhà thì anh bị mấy công an chìm theo dõi anh chặn lại, họ yêu cầu anh về trụ sở công an quận Phú Nhuận để "làm việc" (chắc hẳn về những tài liệu chứa trong máy vi tính và trong thùng tài liệu). Anh liền nói với chúng: "Tụi bay hãy gọi điện cho cấp trên của tụi bay lời nhắn của tao: Chúng mày là đồ chó má, tao không thể làm việc với quân chó má!" Sau đó, anh tiếp tục ra công viên rồi cùng ăn sáng tại quán ăn Vườn Nhà Ai trong vùng công viên cùng với một dân oan quen thuộc mà anh gọi điện mời đến.

Đang ăn sáng thì có tên Trung tá Đoàn Duy Linh – thuộc phòng PA 21 phụ trách trinh sát ngoại tuyến, chuyên theo dõi những phần tử bị nhà cầm quyền coi là nguy hiểm – đến ngồi vào bàn đòi nói chuyện với anh và yêu cầu anh về trụ sở công an. Anh Hải tuyên bố anh không có chuyện gì phải nói với họ cả. Ăn sáng xong, anh ra về thì bị một đám công an cưỡng ép anh về trụ sở công an Phú Nhuận "làm việc".

Trước khi kết thúc bản tin này – vào lúc 12g30 giờ Việt Nam – chúng tôi được biết anh Hải vẫn chưa được thả ra.

Phóng viên tự do Khối 8406.

________________________

Đính kèm thư ngỏ của anh Đỗ Nam Hải (để tham khảo thêm)




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 798 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 433 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 368 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 336 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 301 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 295 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 255 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 250 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 218 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 213 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.