Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 24842221

 
Tin tức - Sự kiện 19.04.2024 18:42
Biên giới Việt - Trung : Đâu là sự thật – Đâu là dối trá lừa bip? CSVN đã hiến dâng bao nhiêu lãnh thổ cho láng giềng TQ?
08.01.2009 02:53

Hoàn tất phân giới cắm môc biên giới Việt - Trung :

Đâu là sự thật – Đâu là dối trá lừa bip

Ngày 2 tháng 1 năm 2009, trả lời báo điện tử VietNamNet, Vũ DũngThứ trưởng Bộ Ngoai giao Việt Nam khẳng định : « không thể có chuyện “Việt Nam mất đất”, “cắt đất” cho nước này, nước kia như một số mạng nước ngoài đưa tin. Chỉ có thể giải thích rằng những mạng này hoặc do thiếu thông tin hoặc cố tình làm sai lệch thông tin vì những ý đồ khác nhau.

Việt Nam - Trung Hoa,
Núi liền núi,
Sông liền sông,
Chung một biển Đông mối tình hữu nghị sáng như rạng đông.
Bên sông tắm cùng một dòng,
Tôi nhìn sang đấy anh nhìn sang đây!
Sớm sớm chung nghe tiếng gà gáy cùng.
A á ! Chung một ý chung một lòng! Đường ta đi hồng mầu cờ cách mạng.
A á ! Nhân dân ta ca muôn năm!
Hồ Chí Minh - Mao Trạch Đông!
Đỗ Nhuận (1922-1991,  nhạc sĩ danh tiếng, đảng viên kỷ cựu CSVN, Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam )

ĐƯỜNG SANG NƯỚC BẠN

Đường sang nước bạn chiều xuân,
Con tàu liên vận vui chân dặm trường.
Đồng-đăng đây, nọ Bình-tường,
Song song đôi mặt như gương với hình.
Bên ni biên giới là mình,
Bên kia biên giới cùng tình quê hương.
Chào Trung-quốc, giang sơn hùng vĩ,
Quê Hồng-quân Vạn Lý Trường Chinh !
Hồn các anh xưa, những người chiến sĩ,
Đầu đỏ ngôi sao, không sợ thác ghềnh.
Từ Giang Tây lên Thiểm-Cam-Ninh,
Ăn tuyết nằm sương, mặt đầy máu bụi,
Lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi,
Vai làm thang, lưng làm cầu.
Rừng thẳm sông sâu,
Không thể gì ngăn được !
Ôi tiếng sáo Ly Quê thuở trước,
Hồng-quân đi đến đâu
" Sông phải rẽ nước,
Núi phải cúi đầu " (a)
Các anh đi, lay động địa cầu.
Từ thuở ấy, nước tôi còn nô lệ,
Máu Sô-viết mới đầm đià đất Nghệ.
Tôi lớn lên, nhưng chưa được làm người,
Thèm một quê hương, một mảnh đất, khoảng trời.
Vời vợi Diên An, mộng mười sáu tuổi !
Từ ấy, đã biết bao đèo suối,
Chúng tôi đi, theo lối các anh đi,
Mười lăm năm trường kỳ kháng chiến,
Như các anh đã đi, đã đến,
Như các anh, giành biển, giành trời,
Hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi,
Chiến thắng ôm nhau, biên cương mở hội.
Hôm nay tôi đi từ Hà Nội,
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Con tàu đưa tôi đến Trung -hoa :
Bốn hướng mênh mông, bao la trời đất,
Ồ tất cả của ta đây, sướng thật !
Bánh xe quay trong gió, bánh xe quay
Cuốn hồn ta như tỉnh như say,
Như lịch sử chạy nhanh trên đường thép
Đưa ta đến một ngày mai tuyệt đẹp.
Ôi buổi bình minh dày dọc đường
Mướt xanh bờ liễu, vút hàng dương,
Trắng phau nội cỏ cừu phơi tuyết,
Ngạt ngào đồng xanh mịn phấn hương.
Vui nhỉ tiếng cười quanh giếng máy,
Hoa đào đôi bím nở trong sương.
Làng hay phố đó, tường vôi mới,
Băng đá tan trên dòng Trường-giang ...
Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi,
Hết khổ rồi em nhỉ, Hỉ Nhi ơi !
Em mặc áo hoa, cúi đi hài ấm,
Em nói em cười má em đỏ thắm ;
Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành,
Phơi phới đời em cao vút như dương xanh.
Trung-quốc đó : Sức thanh xuân bừng dậy,
Có phải chăng xưa nàng tiên nữ ấy
Mấy nghìn năm đày đọa tháp Lôi-phong
Vươn mình lên rực rỡ dưới cờ hồng !
Trung-quốc đó : Bàn tay nào huyền diệu
Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu,
Mặt đồng khô xóa sạch nhhững bờ ngăn,
Như mặt người tươi dần những đường nhăn,
Gót chân bước trên đường xanh nhún nhảy,
Như nhịp trống ương ca, như biển ngời sóng chạy !
Văn Thiên Tường ơi !
Nếu anh sống lai
Đến bến bờ Bột-hải
Thăm Sơn-hải-quan
Anh sẽ không còn khóc mãi
Nàng Mạnh Khương xưa mùa đông
Bơ vơ đi mang áo rét cho chồng
Đắp Trường Thành Vạn Lý (b)
Tôi đã gặp Mạnh Khương nhiều chị
Khắp công trường rộn rã như o­ng
Vui chồng vui vợ
Vai gánh vai gồng
Bạt núi khơi sông
Mùa đông không lạnh nữa
Tưng bừng đuốc lửa thâu đêm
Cướp thời gian thay búa thay liềm !
Ôi hai chữ Tự-do : Đôi hài vạn dặm,
Đôi cánh thần tiên bay lên xanh thẳm
Tôi đã trông, tôi đã thấy : Nơi đây
Hai mươi năm nhảy vọt một ngày
Sáu trăm triệu bàn tay : Một núi
Thép gang luyện từ bùn lầy, than bụi !
Quang vinh thay Đảng những con người
Cờ đỏ giương cao, đứng dậy làm trời
" Tia lửa nhỏ đốt cháy đồng cỏ rộng "(a)

Mao Trạch Đông !
Tôi đã thấy : Dáng người cao lồng lộng
Đẹp như một ngọn cờ Hồng
Trên mặt người, mặt đất mêng mông.
Tôi đã thấy ngày xưa đâu đó
Một tia lửa nhỏ
Trong xóm nhỏ Tương-đàm (c)
Cháy lan dần, đỏ khắp Hồ Nam
Thành ngọn lửa hôm nay : Trung-quốc !
Soi sáng phương Đông, châu Phi, châu Úc,
Lửa dâng cao, lửa Cách Mạng Tháng Mười
Rát mặt loài lang nhung, ấm dạ loài người ;
Sáng thêm nữa, đời đời, ngọn lửa
Của Trung-hoa, của chúng ta, tất cả !
Của chúng ta, muôn ngọn lửa lên cao
Cho cả địa cầu thành một ngôi sao !
Xin hiến dâng núi sông và biển cả
Để VN trở thành tỉnh An Nam! (một độc giả bổ túc 2 câu nầy)

TỐ HỮU (Thi hào, phó thủ tướng CHXNCNVN)

Chú thích của Tố Hữu:

(a) Mấy lời của Mao chủ tịch
(b) Chuyện ngày xưa có nàng Mạnh Khương mùa đông mang áo cho chồng đắp thành Vạn -lý, tìm không thấy chồng đâu, tuyệt vọng nhảy xuống biển Bột-hải mà chết. Nhà thơ Văn Thiên Tường thương thân nàng, làm mấy câu thơ còn ghi ở Sơn-hải-quan :

Tần hoàng an tại tại
Vạn lý trường thành trúc oán
Khương nữ vị vong gia
Thiên thu phiến thạch minh trinh.

Tố Hữu tạm dịch :

Vua Tần ngồi yên sao đành
Oán xây vạn lý trường thành
Khương nữ nàng ơi không chết
Nghìn thu bia đá chữ trinh !

(c) Tương-đàm : Quê hương Mao chủ tịch.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng đã “nêu thêm một số thông tin về kết quả phân giới căm mốc những khu vực mà mọi người quan tâm nhiều nhất:

Khu vực Thác Bản Giốc đã được Thứ trưởng Vũ Dũng giải thích như sau :

“Thác Bản Giốc gồm 2 phần: phần thác phụ và phần thác chính. Phần thác phụ hoàn toàn thuộc phía Việt Nam, còn phần thác chính đổ thẳng xuống sông Quây Sơn là sông chung biên giới. Theo Hiệp ước 1999, đường biên giới sẽ được xác định theo nguyên tắc trung tuyến dòng chảy chính. Tại vòng họp này, ta và Trung Quốc đã thoả thuận đường biên giới đi từ mốc 53 cũ, qua cồn Pò Thoong, đến điểm giữa của mặt thác chính và sau đó dòng chảy chính trên sông Quây Sơn. Ta và Trung Quốc cũng nhất trí sẽ cùng hợp tác để phát triển tiềm năng du lịch, kinh tế tại khu vực thác Bản Giốc.”

Xiin mời ông Vũ Dũng đọc kỹ đoạn tư liệu sau đây trích đãn từ cuốn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, do nhã xuất bản Sự Thật xuất bản cách đây 30 năm khi nổ ra cuộc chiên tranh biên giới Việt – Trung 17/2/1979 (xin nhấn mạnh nhà xuất bản Sự Thật là cơ quan chuyên xuất bản các văn kiện chính thức của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam)

Về Thác Bản Giốc, ở trang 11 cuốn sách Vấn đề biên giói giữa Việt Nam và Trung Quốc viêt như sau : :

Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh đã công nhận sự thật đo

Trước kia Thác Bản Giốc là hoàn toàn của Việt Nam, nhưng tại sao hiện nay chính quyền cộng sản Việt Nam lại phải chịu đưa ra 1 đường biên giới chạy qua thác !?!?!?

Vây lời giải thích của Vũ Dũng Thứ trương Bộ Ngoai giao và đoạn tư liệu ghi ở trang 11 cuôn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đâu là sự thật – đâu là dối trá, lừa bip !?!?!?

img

Khu vực Hữu nghị quan đưoc Thứ trưởng Vũ Dũng giải thích như sau :

Về khu vực Hữu nghị quan: Theo các tài liệu lịch sử đang được lưu giữ, do ra xuất bản Trấn Nam Quan hay còn gọi là Ải Nam Quan đều nằm bên phía Trung Quốc, đường biên giới nằm phía nam Trấn Nam Quan. Theo “Đại Nam Nhất thống chí” , Trấn Nam Quan được xây dựng từ thời nhà Minh; sau đó, đời Nhà Thanh cho tu bổ lại vào năm 1726. Dấu tích lịch sử quan trọng của khu vực cửa khẩu Hữu nghị là mốc 19 cũ do Pháp Thanh cắm năm 1894. Vừa qua ta và Trung Quốc đã tiến hành cắm mốc 1117 trùng với vị trí mốc 19 cũ, đường biên giới đi qua Km số 0, mốc 19 cũ đến điểm cách điểm nối ray hiện tại 148m. Như vậy có thể khẳng định đường biên giới tại cửa khẩu Hữu nghị vừa được phân giưới căm mốc là phù hợp với lịch sử và thực tiễn quản lý ở khu vực này.

Về khu vực Hữu nghị quan ở trang 10 cuốn sách Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc viêt như sau :

Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m, trên đường quốc lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử (theo Hiệp ĐỊnh Pháp Thanh-caubengaytho), rồi đặt cột km 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ VN trên 100m, coi đó là đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này.

Vê việc cột mốc số 0, chính quyềnViệt Nam nhìn nhận từ năm 1955 là Trung Cộng đã lấn qua Việt Nam 100m , nay Thứ trưởng Vũ Dũng lại nói rằng đường biên giới tại Ải Nam Quan đi qua cột mốc này - tức là cộng sản Việt Nam đã hợp thức hóa việc Trung Quôc lấn Ải Nam Quan qua biên giới Việt Nam 100m !?!?!?!

img
Nhà thơ Bùi Minh Quốc
ôm ghì cột mốc OKM trên biên giới Viêt – Trung. Ảnh: Phạm Xuân Nguyên

img

Nếu không "mất đất" “cắt đất” thì là gì đây Vũ Dũng và cộng sản Việt Nam !?!?!?
Lời giải thích của Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng đúng là lời phát ngôn dối trá, lừa bịp

Lê Phương Nga (Tổng hợp)

Việt - Trung sẽ cùng khảo sát cửa Vịnh Bắc Bộ

 Nguyễn Tiến Hưng

Việt - Trung sẽ cùng khảo sát cửa Vịnh Bắc Bộ
16:45' 07/01/2009 (GMT+7)

VietNamNet - Ngày 5 và 6/1, tại Hà Nội đã diễn ra hội đàm vòng 5 của Nhóm công tác liên hợp Việt Nam - Trung Quốc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, cuộc hội đàm diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng.

Hai bên nhất trí lấy nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước nêu trong các bản Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2008, về việc tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này làm nguyên tắc chỉ đạo các cuộc đàm phán liên quan đến vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Việt Nam và Trung Quốc đã tập trung trao đổi các nội dung liên quan đến khảo sát chung nhằm phục vụ mục tiêu phân định và hợp tác cùng phát triển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Hai bên nhất trí, hội đàm vòng 6 Nhóm công tác liên hợp sẽ được tiến hành tại Trung Quốc vào thời gian thích hợp trong năm nay.

Ngày 6/1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia Hồ Xuân Sơn đã tiếp toàn thể thành viên Nhóm công tác liên hợp và dự lễ ký Biên bản hội đàm.

* Xuân Linh

Tiền Phong, Thứ Tư, 07/01/2009, 19:31
Hội đàm Việt Nam - Trung Quốc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ

Từ ngày 5- 6/1, tại Hà Nội, đã diễn ra hội đàm vòng V của Nhóm công tác liên hợp Việt Nam - Trung Quốc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Cuộc hội đàm diễn ra trong không khí hữu nghị, thẳng thắn và xây dựng. Hai bên nhất trí lấy nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước nêu trong các bản Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trong năm 2008 về việc tiếp tục thúc đẩy một cách vững chắc đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc và tích cực trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển, sớm khởi động khảo sát chung ở khu vực này làm nguyên tắc chỉ đạo các cuộc đàm phán liên quan đến vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Hai bên đã tập trung trao đổi các nội dung liên quan đến khảo sát chung nhằm phục vụ mục tiêu phân định và hợp tác cùng phát triển tại khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

Hai bên nhất trí, hội đàm vòng VI Nhóm công tác liên hợp sẽ được tiến hành tại Trung Quốc vào thời gian thích hợp trong năm 2009.

Ngày 06/01, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia Hồ Xuân Sơn đã tiếp toàn thể thành viên Nhóm công tác liên hợp và dự lễ ký Biên bản hội đàm.

Theo TTXVN

Triển khai Hiệp định phân định và Nghề cá Vịnh Bắc Bộ
08:59' 10/08/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trong 2 ngày 9 và 10/8, Bộ Thủy sản tổ chức Hội nghị triển khai Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác Nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc, tới lãnh đạo của 15 tỉnh ven biển phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Bình Định.

Nội dung hội nghị là nhằm triển khai 2 hiệp định: Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc; từ đó, tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân và các lực lượng chức năng ven biển thực hiện tốt các hiệp định trên.

Trước đó, ngày 5/8, Thủ tướng Chính phủ đã ký QĐ 844/QĐ-TTg về việc thành lập Chi cục Khai thác và bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Vịnh Bắc Bộ, trực thuộc Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản (Bộ Thủy sản), có trụ sở đặt tại Hải Phòng. Chi cục này có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc và Ngân hàng NN. Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ Thủy sản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục này.

Trước đây, do chưa có đường biên giới và ranh giới biển rõ ràng trong Vịnh Bắc Bộ, nên giữa hai nước thường xảy ra các vụ việc tranh chấp phức tạp về đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác dầu khí, gây bất ổn định cũng như ảnh hưởng không tốt đến quan hệ hai nước, hạn chế việc khai thác bền vững và hiệu quả tiềm năng của vịnh. Chỉ khi có một đường ranh giới biển rõ ràng trong vịnh (được xác định trong hai hiệp định trên), hai nước mới có đầy đủ căn cứ pháp lý trong quản lý, sử dụng, khai thác, phát triển và bảo tồn các tài nguyên biển của mình trong Vịnh.

* H.Y



Vì Bài Thơ ‘biển Gọi’, Csvn Gây Khó Khăn Ô Trần Minh Quốc  TRẦN MINH QUỐC . Việt Báo Thứ Hai, 12/29/2008, 12:00:00 AM

Vì Bài Thơ ‘Biển Gọi’, csvn gây khó khăn ô Trần Minh Quốc; Bài Thơ Ca Ngợi Hải Quân VNCH Bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa

Trần Minh Quốc
THƯ THAN PHIỀN CỦA THẦY GIÁO TRẦN MINH QUỐC
Anh M. kính mến,
Sự việc ở Hà Nội GS.TS Nguyễn Thanh Giang, tập san Tổ Quổc bi công an làm khó dễ. Nay đến phiên tôi ở Saigon. Tuần vừa qua, sáng thứ sáu ngày 19/12/2008, tôi bị công an gởi thơ mời lên trụ sở, điều tra tôi quan hệ với tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang như thế nào? Trên bàn công an lúc ấy có đặt sẵn quyển tập san Tổ Quốc số 51, trong đó có bài thơ BIỂN GỌI cuả tôi. CA bảo rằng "bài thơ Biển gọi vô tư, đọc lên nghe rất hay, nhưng tiếc rằng tại sao bác lại dùng bài thơ này ca ngợi hải quân ngụy quyền Sài Gòn! "
Tôi thẳng thắn trả lời: "Xin chú CA không nên gọi tôi bằng bác, nếu có "kính lão đắc thọ " thì cũng chỉ nên gọi tôi bằng chú hay thầy gì đó cũng được! Qua bài thơ "Biển gọi", tôi chỉ ca ngợi chiến công lẫy lừng cuả hải quân VNCH trong phạm vi trận hải chiến 19/01/1974, dám đương đầu với hải quân Trung Quốc hùng mạnh gấp nhiều lần, nêu cao truyền thống VN anh hùng, không ươn hèn trước kẻ thù phương Bắc. Đúng không ? "
Chú CA tuổi khoảng trên 30, cỡ tuổi các học trò cuả tôi, im lặng nghe tôi nói, ngẫm nghĩ rồi gật đầu : "Đúng, chú nói rất đúng! Nhưng sao chú không ca ngợi hải quân VN hiện nay, từ sau 1975 cũng chiến đấu bảo vệ các hải đảo Trường Sa. Hoàng Sa rất dũng cảm ?
- " Tôi không hề hay biết gì về việc hải quân của ĐCSVN chiến đấu với hải quân Trung Quốc, vì nhà nước không công bố việc này lên báo chí, đài phát thanh truyền hình. Mỗi lần có mâu thuẫn giữa VN và TQ trên biển Đông, tôi chỉ thoáng nghe qua các bản tin TV đọc bản tuyên bố cuả người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Lê Dũng phản đối, nhưng chỉ phản kháng bằng miệng thôi, tôi biết lấy tư liệu nào để ca ngợi hải quân VN hiện nay? Tôi cũng rất muốn ca ngợi hải quân Nhân dân VN cho các em sinh viên học sinh mà tôi đang dạy chuyên khoa lịch sử. Các thế hệ VN chống TQ đều rất xứng đáng ca ngợi cả
- Các cuộc xuống đường cuả SVHS cuối năm ngoái va gần đây nhất, trong số truyền đơn chúng tôi tịch thu được có cả bài thơ "Biển gọi" cuả chú là sao vậy?
- Giáo trình bộ môn lịch sử và địa lý mà tôi phụ trách giảng dạy cho các em SVHS, có vài bài học về "Vùng biển VN", về "chủ quyền VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Ngoài ra, tôi có sáng tác ra bài thơ "Biển gọi" phát cho các em để minh họa cho baì học thêm sinh động :
" Sài Gòn, Hà Nội, Huế ơi !
Đừng quên máu thịt muôn đời Hòang Sa,
Trường Sơn rực ánh dương tà
Biển Đông vẫy gọi Hồng Hà, Cửu Long ...."
- Bài thơ cuả chú nghe như lời hiệu triệu, thành ra học trò cuả chú xuống đường là đúng quá rồi. Chú không xúi dục học trò cuả chú xuống đường nhưng bài thơ cuả chú làm việc này.
Trong bản tường trình tại trụ sở CA, tôi có viết: "Học trò cuả tôi xuống đường cũng như phát tán rải truyền đơn bài thơ cuả tôi là các em hoàn toàn tự ý làm, tôi không hay biết gì cả. Mãi sau đó ít lâu, vài SVHS đến nói với tôi qua nước mắt nghẹn ngào: "Thầy ơi ! thầy dạy chúng em phải bảo vệ tổ quốc, bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa, tại sao chúng em xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược lại bị các anh công an ngăn cản?
Tôi không biết phải trả lời các em như thế nào! chỉ biết phân trần: "Thầy dạy các em như vậy là dạy đúng theo nội dung sách giáo khoa, mà ngành giáo dục quy định sách giáo khoa là pháp lệnh của nhà nước". Có em chêm vào: "Như vậy là trống đánh xuôi, kèn thổi ngược phải không thầy". Thắc mắc này của các em SVHS tôi không thể trả lời được, nay, qua bản tường trình này, tôi kính nhờ các cấp chính quyền có liên quan trả lời giùm tôi.
Khoảng 11h30 tôi rất mừng vì được phép ra về. Ba chú công an vui vẻ lễ phép tiễn tôi ra tận cổng. Một chú công an nói: "Đọc thơ của thầy (Không gọi tôi bằng chú nữa mà gọi bằng thầy) bọn em cũng muốn xuống đường luôn". Tôi nói: "Mấy chú cho tôi xin đi! Có một điều tôi xin gửi gắm, mong các chú nhớ là các cháu SVHS xuống đường đều là em, là cháu của tôi, cũng như các chú cả".
Việc tôi bị công an mời tới, mời lui làm cho bà chủ cho tôi thuê nhà sợ liên lụy nên quyết định lấy lại nhà, không cho tôi tiếp tục thuê nữa. Tôi phải dọn đi nơi khác muộn nhất là cuối tháng 12 này.
Năm 1989, sau khi bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Việt Nam, nhà cửa bị tịch thu, gia đình tôi một vợ năm con phải lưu lạc lên Sài Gòn. Tôi cùng anh Lê văn Trinh (sau này bị bắt và hiện định cư tại Hoa Kỳ), thời gian đó được nhận vào làm việc trong Câu lạc bộ Những người Kháng chiến Cũ của ông Nguyễn Hộ và Tạ Bá Tòng. Năm 1991 hai vị lãnh đạo này bị quản thúc, anh Trinh bị bắt, tôi cũng bị mời tới mời lui suốt hai năm liền, sau đó đi dạy học để nuôi các con ăn học. Suốt 20 năm nay tôi sống lưu đầy trên chính quê hương mình, gia đình tôi đã phải dọn nhà 12 lần, lần này là lần thứ 13.
Tôi sinh năm 1943 tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, tốt nghiệp Đại học Cần Thơ 1968. Trong thời gian là sinh viên, tôi tích cực tham gia các phong trào SVHS, được kết nạp đoàn viên TNLDMNVN. Năm 1972 tôi được kết nạp đảng "Nhân dân Cách mạng Miền Nam VN". Trong quá trình tham gia Cách mạng Miền Nam, tôi được nhị vị chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ MTGPMNVN và thủ tướng chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam VN ân thưởng Huân chương Quyết thắng Hạng Nhất và Huân chương Giải phóng Hạng Hai.
Nay chẳng có đoàn có đảng gì cả, cũng chẳng có lương hưu, không nhà cửa, ở nhà thuê, đi dạy học. Tôi thấy Phong trào Dân chủ Nhân quyền ở hải ngoại và trong nước hiện nay là hợp lý và rất cần thiết đối với nhân dân, đất nước. Tôi rất kính trọng GS. TS Nguyễn Thanh Giang dũng cảm duy trì được tập san Tổ Quốc trong suốt nhiều năm nay, trước đầu sóng ngọn gió.
Kính chúc thầy Nguyễn Thanh Giang dồi dào sức khỏe để vượt qua khó khăn tạm thời hiện nay.
Tôi vẫn tin rằng " Chính nghĩa sẽ tất thắng ".
Sài Gòn ngày 22 tháng 12 năm 2006
Trần Minh Quốc
g/v Sử Địa, tác giả bài thơ "Biển gọi " đăng trên tập san Tổ Quốc số 51 do GS. TS Nguyễn Thanh Giang làm chủ nhiệm.
Mobile : 0908 953 760

Hà Nội: Thịt Chó Lừng Danh   Việt Báo Thứ Bảy, 12/27/2008, 12:00:00 AM

HÀ NỘI: THỊT CHÓ LỪNG DANH
Trong khi Sài Gòn nổi tiếng về thịt chó có các địa danh nổi tiếng như Bảy Hiền, Ngã Ba Ông Tạ... thì các xóm thịt chó Hà Nội lừng danh nhất, lúc đầu là vùng Nhật Tân, và sau đó là Ngọc Hồi, Mai Động... Mỗi xóm đều có nhiều tiệm thịt chó, và mỗi tiệm đều có những độc chiêu riêng. Nhưng để tồn tại qua một thời gian dài, tất cả tiệm đều có tay nghề thực sự. Tình hình có tiệm đã bán thịt chó cả vài thập niên ở Saà Gòn, không phải nhà nghề sẽ không trụ nổi. Điều này cũng đúng taạ Hà Nội, nơi tốc độ kinh doanh cũng nhanh tới chóng mặt: nhiều tiệm thịt chó xuất hiện, và vài tháng sau đã sập tiệm, vì người Hà Nội ăn uống, kể cả ăn thịt chó, đa số nổi tiếng là sành điệu. Mấy tháng trứơc, còn xảy ra dịch bệnh tả... Lúc đó, thành phố Hà Nội đã phải ra một công văn khẩn nghiêm cấm kinh doanh tiết canh chế biến, đe dọa “xử lý và tiêu huỷ đối với các cửa hàng kinh doanh thịt chó không có nguồn gốc và không qua kiểm dịch thú y.” Có phải thịt chó đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực của dân tộc VN, y hệt như Nam Hàn? (Photo VB)

Hàng nghìn nông dân Hưng Yên biểu tình

07 Tháng 1 2009 - Cập nhật 18h08 GMT
Quốc Phương
www.bbcvietnamese.com

Tin cho hay khoảng 2.000 nông dân ở các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trong địa bàn dự án 500 ha Khu đô thị, thương mại và du lịch Văn Giang, đã phản đối chính quyền cưỡng chế thu hồi ruộng đất của họ.

Các nhân chứng cho BBC biết, rạng sáng ngày thứ Tư, 07/01, trong một động thái bất ngờ, chính quyền địa phương huyện Văn Giang và tỉnh Hưng Yên đã huy động nhiều xe cơ giới, trong đó có các xe ủi, máy xúc v.v... san lấp ruộng đất và phủ cát ở khu vực đất tranh chấp thuộc ba xã.

mp3 Nghe tường thuật sự việc

Hàng trăm cảnh sát, an ninh đã hộ tống các xe cơ giới trên phần đất nông nghiệp của các hộ dân ở ba xã với lý do làm đường phục vụ dự án.

Người dân cho hay, nhiều nông dân địa phương sau khi biết tin đã kéo tới cánh đồng và các địa điểm bị san ủi, nhiều người trong số đó mang theo cuốc, xẻng, gây gộc.

"Nhiều người đã xông vào cản đường không cho máy xúc làm việc tiếp và phản đối cảnh sát. Họ hô to các khẩu hiệu, gọi cảnh sát và chính quyền là những kẻ cướp ngày", một người dân nói với BBC.

Trong lúc phản đối, có tin nói, một phụ nữ thuộc xã Phụng Công đã bị hành hung và bị thương nặng, buộc phải vào bệnh viện cấp cứu.

Thế nhưng, đại diện cho Chính quyền địa phương, ông Lê Văn Chắt, chủ tịch UBND xã Cửu Cao, một trong ba xã 'điểm nóng', không cho rằng có bất cứ sự việc nghiêm trọng nào xảy ra. Ông nói với BBC:

"Không xảy ra vấn đề gì cả. Đương nhiên cưỡng chế phải có công an, an ninh và bảo vệ. Phải cưỡng chế vì tuyên truyền vận động mãi rồi, người ta vẫn không thực hiện, thì theo quy định của pháp luật, từng bước phải cưỡng chế."

'Phải hỏi dân'

Ông Chắt cho biết thêm: "Đây là cưỡng chế đường, không phải cưỡng chế đất đô thị. Quy định của Thủ tướng ra 4 năm nay rồi. Người ta không bàn giao, nên bây giờ buộc phải cưỡng chế. Còn vì sao người ta không đồng ý thì cái đó phải hỏi dân."

Người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao cho hay nông dân không đồng ý với mức đền bù và cách thức trưng dụng đất của Chính quyền để xây khu đô thị, thương mại tài chính.

Theo họ, mức đền bù 150.000 đồng/m2 đất (hay khoảng 50 triệu đồng/sào đất) cho đất nông nghiệp đang canh tác của họ để chuyển sang phục vụ dự án đô thị, thương mại, du lịch, là không thoả đáng.

Một người dân địa phương nói: "Nhiều hộ dân hiện tại chưa ai đồng ý cả, chỉ có một số người. Đất là máu thịt của người dân. Bây giờ bán đi, người ta sống bằng gì? Bây giờ họ đang đổ lấp đất. Họ ăn cắp trắng trợn."

"Họ làm từ tối, tất cả dân không ai biết gì cả," nhân chứng này cho biết, "Sáng dân làng biết kéo lên thì họ đã đổ xong, sau họ rút về hết. Họ ủi bằng phẳng hết cả ruộng. Hiện tại dân làng đang cắm lều trại trên đó. Tối phải canh ở đó suốt cả đêm, ăn ủi trên đó suốt. Hôm nay lên đó tầm mấy nghìn người ở mấy xã liền."

Một người dân khác ở xã Cửu Cao cho BBC Việt ngữ biết người dân bức xúc vì thiệt thòi, lo lắng mất ruộng và mất kế sinh nhai nhưng ý kiến của họ không được nhà nước lắng nghe. Bà nói:

"Lấy thì phải lấy vừa phải thôi, lấy hết thì phải đảm bảo quyền lợi, đời sống cho nhân dân. Chứ bây giờ, như nhà tôi chẳng hạn, hai cháu nhỏ không có ruộng, hai vợ chồng mỗi người được một suất. Bây giờ lấy hết, chúng tôi lấy gì mà ăn ?"

"Dự án này chúng tôi nghe nói từ năm 2004. Cho đến tận năm nay mới có những giấy nọ giấy kia, đưa ra xã để họp," nữ nông dân này thuật lại, "Giấy ghi là mời ra 'nghe', thế nhưng khi chúng tôi phát biểu, Chủ tịch xã quát không cho phát biểu. Thế thì làm gì có sự họp bàn để có đồng thuận của nhân dân được."

Động thái bất thường

Trên thực tế, sự việc vụ cưỡng chế đất ruộng, dẫn tới phản đối và tranh chấp giữ đất của người dân 3 xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao, huyện Văn Giang với Chính quyền đã kéo dài từ năm 2006.

Cách đây một năm, vào tháng 1/2007, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn yêu cầu tiếp tục dự án sau nhiều tháng tiến độ bị chậm trễ do khâu đền bù không được người dân nhất trí.

Ngày 30/12, vừa qua, hai ông Lê Thanh Hậu và Nguyễn Văn Triệu, trưởng và phó thôn Hạ, xã Cửu Cao, đã bị Toà án Tỉnh Hưng Yên xử tù 1 năm vì tội 'gây rối trật tự' dù dư luận của người dân địa phương cho rằng hai ông chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.

Theo giới quan sát trong nước, năm 2008, đã diễn ra hàng nghìn vụ phản đối, đấu tranh, khiếu nại và biểu tình lớn nhỏ của người dân ở nhiều khu vực nông thôn và đô thị trong cả nước, phản đối các chính sách và cách thức thu hồi, trưng dụng, trưng mua ruộng, đất của nhà nước.

Vài năm gần đây, nhiều chuyên gia về chính sách nông nghiệp cũng như xã hội học trong nước đã lưu ý rằng nhà nước cần xem lại cách thức trưng dụng ruộng đất nông nghiệp, canh tác của người dân nhằm tránh các nguy cơ về an ninh lương thực và bất ổn xã hội.

Vụ việc mới diễn ra tại khu đô thị Văn Giang nổ ra đúng vào thời điểm tại Hà Nội đang diễn ra Hội nghị lần thứ 9 của Trung ương Đảng Khoá X, cho thấy bước sang năm 2009, mâu thuẫn lợi ích giữa chính quyền và người dân về các vấn đề đất đang tiếp tục tạo nên các điểm nóng ở Việt Nam.

Dư luận cũng đặt giấu hỏi về sự bất thường của động thái cưỡng chế này của chính quyền tỉnh Hưng Yên ở một địa điểm chỉ cách trung tâm Hà Nội 13 km về hướng Đông Nam.

Vì thông thường, trong thời điểm diễn ra các phiên họp quan trọng của Đảng và Nhà nước, chính quyền thường tránh không để xảy ra các vụ việc gây xôn xao dư luận, bất lợi cho Đảng.

img

img

img

Joseph Cao nhậm chức dân biểu Hoa Kỳ

DB Cao Quang Ánh: Tự do, Dân chủ, Nhân quyền ở VN là những điều đáng lưu tâm

BBC 07 Tháng 1 2009 - Cập nhật 13h33 GMT
Joseph Cao nhậm chức dân biểu Hoa Kỳ
Ký giả tự do Trần Đông Đức
Tường thuật cho BBCVietnamese.com từ Washington

Ông Joseph Cao chính thức nhậm chức trở thành dân biểu Hoa Kỳ khóa 111 khai mạc tại quốc hội Hoa Kỳ hôm 6/1/2009.

Thủ tục tuyên thệ theo nghi thức tôn giáo cũng được long trọng diễn ra tại số 2113 của toà nhà Rayburn House trên đại lộ Independence nơi văn phòng dân biểu tọa lạc.

Dân biểu Anh Joseph Cao (tức Luật Sư Cao Quang Ánh) không những là người nói rành tiếng Việt mà còn chia sẻ với cộng đồng người Mỹ gốc Việt về các ý tưởng dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Ngay ngày đầu tiên làm việc tại quốc hội, ông Joseph Cao đã dành thời gian để xem xét lại việc đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo.

Theo ông Nguyễn Quốc Khải, trong Tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam thì chức dân biểu này đối với người Việt Nam là quá quan trọng vì từ nay công việc đưa các dự luật vào quốc hội liên bang trở nên dễ dàng hơn.

Tiếng nói gốc Á

Không chỉ các hội đoàn Việt Nam có sự quan tâm riêng mà các đại diện người Mỹ gốc Á như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc cũng đến chúc mừng và coi văn phòng dân biểu Joseph Cao là chỗ gởi gắm và vận động cho các vấn đề trong tương lại.

Sau các nghi thức nhậm chức và tuyên thệ, dân biểu Cao đã dành rất nhiều thời gian để cảm tạ bạn bè và một số hội đoàn Việt Nam, đặc biệt là Uỷ ban Cứu người vượt biển của Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã tạo nên những hoạt động chính trị ban đầu cho sự nghiệp của ông dân biểu.

Ông Joseph Cao cũng cảm tạ sự ủng hộ của gia đình đã có niềm tin cho ông ngay từ bước đầu tranh cử.
Gia tộc của vị dân biểu này cũng rất đông đúc, đoàn kết và gắn bó theo truyền thống của gia đình Công Giáo đến từ miền Bắc.

Được biết vào năm 1975, trong lúc cha mẹ và một số anh chị bị kẹt lại ở Việt Nam thì ông đã được các cậu dì nuôi nấng khi bước đầu định cư trên đất Hoa Kỳ.

Ông cụ thân sinh của dân biểu Joseph Cao đã bị kẹt lại sau 1975 và bị nhà cầm quyền cộng sản đưa đi cải tạo.
Ông cụ sang Mỹ năm 1991 theo diện tù nhân chính trị và chỉ mới bảo lãnh được những người con và cháu mới sang chỉ ba tháng gần đây.

Tự hào

Trong khung cảnh đông đúc của người Việt Nam tại quốc hội Hoa Kỳ, câu chuyện thắng cử của ông như là một kỳ tích.

Bà Ruth Sherlock, người chủ tịch uỷ ban vận động nay là đổng lý văn phòng dân biểu cho biết bà tin tưởng Joseph Cao ngay từ ban đầu. Bà là cư dân của bang North Carolina nhưng xuống tận Louisiana tham gia vận động nhằm đánh bại dân biểu đương nhiệm William Jefferson.

Bà Ruth sẽ tham gia điều hành văn phòng này khoảng một năm với chi phí $1,4 triệu USD dành cho việc thuê mướn 14 đến 18 nhân viên.

Bà còn cho biết dân biểu Joseph Cao sẽ nhận mức lương $169.000 USD theo quy định dân biểu liên bang ngoài các khoản cho phí cho việc điều hành.

Cao Quang Ánh tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Quốc hội liên bang Hoa Kỳ
Mặc Lâm, phóng viên RFA 2009-01-06

Vào lúc 11 giờ trưa ngày thứ Ba 6-1-2009, ông Cao Quang Ánh đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ.

Người Việt đầu tiên

Tại trụ sớ Quốc hội trong khuôn viên văn phòng dân biểu các tiểu bang Hoa Kỳ tại Washington DC, một số khách mời Việt Mỹ đã được văn phòng dân biểu Cao Quang Ánh thuộc tiểu bang Louisiana tiếp đón nhằm chung vui buổi lễ nhậm chức của ông tại tòa nhà Quốc Hội.

Buổi lễ nhậm chức này là dấu ấn lớn cho riêng gia đình của ông Cao Quang Ánh và cộng đồng Việt Nam tại Mỹ cũng cảm thấy hãnh diện lây.

Sau hơn 30 năm hòa nhập, bước chân của người luật sư trẻ tuổi này đặt lên thềm nhà Quốc Hội đã mở đường cho nhiều hứa hẹn thuận lợi trong lĩnh vực chính trị cho người Việt hải ngoại trong nổ lực tiến những bước dài vào dòng chảy chính trị của cường quốc này.

Buổi lễ nhậm chức của một dân biểu Mỹ gốc Việt cũng là tiếng chuông báo hiệu một bình minh mới đối với các cộng đồng thiểu số.

Bà Hoàng Phương Hiếu, phu nhân của dân biểu Cao Quang Ánh khi được chúng tôi hỏi rằng sau những xúc động từ kết quả đắc cử lắng xuống thì điều gì khiến bà lo ngại nhất trước thời gian hai năm sắp tới bà cho biết: “Sau khi cuộc thắng cử của chồng tôi thì tôi rất cảm kích trước sự ủng hộ của đồng hương Việt Nam cũng như cộng đồng người Mỹ đã khuyến khích và giúp chúng tôi”.

Trong tiếng cười rạng rỡ trước thành công của một bạn đồng viện mà tuổi đời còn rất trẻ, Dân biểu Frank Wolf, thuộc tiểu bang Virginia nói rằng ông tin tưởng vào sự làm việc hăng say của dân biểu Cao Quang Ánh và ông cũng tin rằng bước đường thăng tiến của dân biểu Ánh sẽ còn rất lâu dài.

Niềm hãnh diện của Cộng đồng

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc chương trình Boat People người từng có thời gian dài làm việc chung với ông Cao Quang Ánh cho rằng thành công của ông Ánh sẽ mở đường cho giới trẻ tại hải ngoại và đây cũng là niềm phấn khích cho giới trẻ trước ngưỡng cửa đầy thử thách của hệ thống chính trường nước Mỹ. Ông nói: “Chúng tôi rất là phấn khởi vì việc này sẽ mở ra cánh cửa cho rất nhiều người trẻ khác.”

Khi chúng tôi mang câu ngạn ngữ "Sự thành công của người đàn ông luôn có hình ảnh của người vợ phía sau" ra để so sánh, bà Hoàng Phương Hiếu cho biết cảm tưởng của mình: “Sự thành công của người đàn ông luôn có hình ảnh của người vợ phía sau điều này có thể đúng nhưng tôi cho rằng bổn phận của mình là phải chăm lo con cái và khuyến khích chồng tôi chứ không phải là điều gì khác”.

Hình ảnh vợ và hai con của dân biểu Cao Quang Ánh với ba tà áo dài truyền thống Việt Nam tham dự trong buổi lễ tuyên thệ nhậm chức sẽ được toàn nước Mỹ theo dõi và có lẽ người Việt hải ngoại sẽ khó mà quên được câu chuyện có vẻ thần kỳ này trong một thời gian rất dài sau này.

Người thanh niên Việt Nam nhỏ nhắn đứng trước một cử tọa mang dáng dấp tôn nghiêm của hơn 300 năm lập quốc, đặt tay trên Kinh Thánh để lập lại lời thề có tính lịch sử này sẽ là trang sách mới cho một chặng đường mang tên dân chủ mà hàng triệu người đang quyết tâm theo đuổi.

DB Cao Quang Ánh: Tự do, Dân chủ, Nhân quyền ở VN là những điều đáng lưu tâm
Nguyễn Khanh, phóng viên RFA 2009-01-07

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ, ông Cao Quang Ánh đã dành cho đài Á Châu Tự Do một cuộc phỏng vấn đặt biệt, đề cập đến chương trình hoạt động của ông trong thời gian tới.

Sáng thứ Ba 6-1-2009, các tân Dân biểu và Thượng nghị sĩ Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ đã giơ tay tuyên thệ nhậm chức trước khi khoá họp thứ 111 bắt đầu.

Trong số những vị dân cử Mỹ năm nay, có ông Cao Quang Ánh, vị dân cử Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử Hạ Viện, đại diện cho đơn vị 2 bang Louisiana. Ông Tân Dân Biểu đã dành cho Nguyễn Khanh của Ban Việt Ngữ chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây.

Nguyễn Khanh: Thay mặt quý thính giả, Ban Việt Ngữ chúng tôi xin được chúc mừng ông tân Dân Biểu.

DB Cao Quang Ánh: Cám ơn anh Khanh.

Chương trình hoạt động

Nguyễn Khanh: Câu hỏi đầu tiên của chúng tôi là khi giơ tay tuyên thệ nhậm chức, ông Dân Biểu nghĩ gì trong đầu ?

DB Cao Quang Ánh: Thưa nói chung, một phần về gia đình, một phần về Cộng Đồng Việt Nam ở Hải Ngoại và một phần nữa cho đơn vị 2 mà tôi đại diện ở bang Louisiana.

Nguyễn Khanh: Trước hết, xin nói về đơn vị ông Dân Biểu đại diện. Kế hoạch phục vụ của ông Dân Biểu trong 2 năm sắp đến như thế nào?

DB Cao Quang Ánh: Bắt buộc tôi phải chú ý đến những đòi hỏi của cử tri đơn vị 2. Những đòi hỏi đó gồm có hệ thống giáo dục, y tế, cùng với lại những hệ thống bờ đê. Tôi hy vọng trong 2 năm tới sẽ vận động được những ngân khoản để giúp xây dựng lại những điều mà tôi vừa trình bày.

Nguyễn Khanh: Với cộng đồng Việt Nam nhất là cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ, ông Dân biểu là vinh dự của mọi người, và cộng đồng đặt rất nhiều niềm tin vào ông Dân Biểu. Chắc ông Dân Biểu cũng thấy điều đó ?

DB Cao Quang Ánh: Vâng. Tôi có dịp trả lời nhiều cuộc phỏng vấn với các đài phát thanh và báo chí Việt Nam. Tôi cũng biết đây là một chức vụ, một niềm hãnh diện cho cộng đồng Việt Nam của chúng ta ở đây.

Với tôi cuộc tranh cử và thắng cử này không phải là thắng cử của một người, mà là thắng cử của cả cộng đồng ở hải ngoại. Ngoài ra khi làm việc cho đơn vị 2 ở Louisiana, tôi cũng hy vọng đóng góp một phần nào cho những đòi hỏi của Cộng Đồng Việt Nam của chúng ta ở nước Mỹ.

Tự do, Dân chủ, Nhân quyền ở VN

Nguyễn Khanh: Ông Dân Biểu ghi nhận được những mong muốn gì từ phía Cộng Đồng? Ông Dân Biểu có thể chia sẻ với thính giả của chúng tôi ở trong nước được không ạ?

DB Cao Quang Ánh: Như anh cũng biết là vấn đề tự do tôn giáo, nhân quyền ở Việt Nam, một nước Việt Nam tự do, dân chủ, là vấn đề lớn lao mà Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại muốn tôi phải lưu ý tới, trong vai trò của tôi trong 2 năm tới.

Nguyễn Khanh: Trước dậy ông Dân Biểu đã về Việt Nam?

DB Cao Quang Ánh: Vâng, tôi có về hồi năm 2001 và hồi năm 1994. Lúc 2001 tôi và nhà tôi về để thăm gia đình, thăm anh chị em bên Việt Nam. Trước đó, hồi 1994 tôi về lúc đó còn ở trong Dòng Tên, về để thăm dò cho việc làm của Dòng ở Việt Nam.

Nguyễn Khanh: Liệu có phải là quá sớm để chúng tôi hỏi là trong 2 năm tới, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Dân Biểu, ông sẽ về Việt Nam với tư cách một vị dân cử Mỹ?

DB Cao Quang Ánh: Tôi có nói chuyện với nhân viên của tôi, như là anh Christopher Ingram có nói đến một chuyến đi quan sát kinh tế ở Việt Nam, hay chẳng hạn để nói chuyện về Giáo Xứ Thái Hà. Đó là một trong việc tôi đã đề nghị với anh Ingam sắp xếp, để tôi cùng với một nhóm người khác về Việt Nam để nói chuyện về các điều đó.

Nguyễn Khanh: Chúng tôi xin lỗi được hỏi một câu hỏi khá tế nhị là sau khi ông đắc cử, phía Việt Nam có liên lạc với ông Dân Biểu chưa ?

DB Cao Quang Ánh: Chưa, chưa có.

Nguyễn Khanh: Có lần ông Frank Wolf, đồng viện và cũng là người của đảng Cộng Hoà như ông Dân biểu, nói với tôi là công việc của một Dân Biểu đòi hỏi dành rất nhiều thì giờ cho Quốc Hội, nhưng ông Wolf bao giờ cũng dành ngày Chủ Nhật để đi lễ và cho gia đình. Ông Dân biểu đã nghĩ đến chuyện này chưa ?

DB Cao Quang Ánh: Đó là điều bắt buộc vì đòi hỏi của gia đình. Tôi cũng dành một hai ngày trong tuần để lo cho gia đình, chú ý đến con cái, đến gia đình cùng với cô Hiếu là nhà tôi đây.

Nguyễn Khanh: Xin cám ơn ông Dân Biểu, và cũng xin được chào Bà.

Bà Hiếu: Dạ vâng, xin được gửi lời chào đến quý đồng hương khắp nơi trên thế giới.

Cà Mau: Hiệu trưởng cũng phải ở trọ

TP - Giáo viên ở Cà Mau phần đông là người vùng miền khác đến công tác, nhiều năm nay phải ở trọ để đi dạy, trong đó có cả hiệu trưởng.

Bốn cặp vợ chồng giáo viên Trường THCS Khánh Hưng ở trọ trong căn nhà lá này

Hiệu trưởng trường Tiểu học Đất Mũi 3, xã Đất Mũi (Ngọc Hiển, Cà Mau) Đoàn Văn Tiệp, 37 tuổi, là người tỉnh Hải Dương.

Vào nghề dạy học ở 21 tuổi, thầy Tiệp ở trọ nhà dân để dạy học sinh xóm Mũi. Tính đến nay, thầy đã ở trọ 16 năm.

Có gia đình rồi, vợ chồng thầy vẫn ở trọ. Tám giáo viên khác dạy ở trường của thầy phải ở phòng học cũ.

Họ đều còn rất trẻ, độc thân. Cô giáo trẻ Lê Thị Thanh Xuân nói vui: “Có thanh niên ở xứ này thương, lấy làm vợ chúng em mới hy vọng có nhà ở”.

Trường THCS Khánh Hưng (Trần Văn Thời, Cà Mau) hoạt động ba năm nay. Thầy hiệu trưởng Nguyễn Văn Nghi tâm sự: “Toàn trường có 19 giáo viên thì có 10 người ở nhà mướn. Số còn lại có gia đình ở gần hoặc tá túc nhà người thân quen để dạy học”.

Vợ chồng bà Trần Thị Châu ở ấp Kinh Hãng A, ở gần trường THCS Khánh Hưng, cất mấy căn nhà lá cho giáo viên ở trọ. Bà Châu kể: “Lúc đầu, tôi cất nhà cho cô giáo Trịnh Thị Dung, con nuôi của tôi ở. Rồi con nuôi có chồng là giáo viên Đồng Văn Khiết. Tới bây giờ, khu nhà này có bốn cặp vợ chồng là giáo viên ở trọ. Tôi cho thuê 50.000 đồng/tháng. Tiền cho thuê chỉ đủ lợp lá dừa nước, nay nhà dột dữ lắm rồi!”.

Giáo viên trẻ Lại Tiến Dũng cùng vợ và đứa con trai đầu lòng ở trọ nhà bà Châu lo xa: “Trước đây, lương giáo viên của tôi được 2,2 triệu đồng/ tháng nhờ hưởng chế độ phụ cấp xã chương trình 135. Từ năm 2009, xã Khánh Hưng thoát nghèo rồi, không còn đặc biệt khó khăn nữa, giáo viên cũng không còn phụ cấp ưu đãi. Lương của tôi chỉ còn 1,4 triệu đồng/tháng, đang lo không đủ nuôi vợ con, không thể hy vọng có nhà cửa”.

Ông Nguyễn Văn Phú - Hiệu trưởng trường THPT Phú Hưng (Cái Nước, Cà Mau) cho biết: “Trường có tám phòng cho 15 giáo viên ở ngay trong khuôn viên trường. Ngoài ra, còn năm giáo viên ở trọ nhà dân. Chúng tôi nghe chủ trương xây dựng nhà công vụ giáo viên, đã chuẩn bị mặt bằng nhưng mãi chưa thấy triển khai”.

Ông Lâm Văn Xia, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau, cho biết: “Chương trình kiên cố hóa trường lớp và nhà công vụ giáo viên (2006-2011) có đặt chỉ tiêu xây 2.000 căn nhà công vụ giáo viên nhưng chưa thể triển khai vì chưa có thiết kế mẫu và cũng chưa có kinh phí”. Điều này đồng nghĩa với việc hàng nghìn giáo viên ở Cà Mau còn phải kéo dài cảnh ở trọ.

Tân Hoa hậu Thế giới đã đặt chân đến Việt Nam

Thứ năm, 08 Tháng một 2009, 06:12 GMT+7 < script language=javascript type=text/javascript>                                        < /script>
In
Ksenia Sukhinova, đương kim hoa hậu Thế giới đã được chào đón tại Sân bay Tân Sơn Nhất

18h30 chiều ngày 7/1, đương kim Hoa hậu Thế giới Ksenia Sukhinova cùng bà Julia Morley, Chủ tịch tổ chức Hoa hậu Thế giới đã đến Việt Nam để tham gia hành trình làm từ thiện dài ngày. Hoa hậu Ksenia được báo giới Việt Nam dành nhiều quan tâm ngay khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Ksenia Shukhinova cho biết, đây là lần đầu tiên cô đến Việt Nam và cũng là chuyến công tác từ thiện đầu tiên của cô trong nghĩa vụ của hoa hậu thế giới.

Cô cho biết, tìm hiểu về nội dung công việc cô đã rất thích chuyến đi này khi được ông Chủ tịch HD0QT tập đoàn Rass Hoàng Kiều giải thích ý nghĩa của chuyến đi. Tất cả những gì cô biết về Việt Nam trước chuyến đi là: Việt Nam là một đất nước có khí hậu tuyệt vời với dải bờ biển dài tuyệt đẹp, có những món ăn rất ngon và về sự hiếu khách, thân thiện của người dân.


Ảnh minh họa
Đương kim Hoa hậu Thế giới 2008 được chào đón tại Sân bay Tân Sơn Nhất

Cô tự tin sẽ khám phá được nhiều hơn những gì mình chưa biết khi có phiên dịch viên tiếng Nga đi cùng. Cô cho biết, cô chỉ mới bắt đầu học tiếng Anh gần đây nên không tự tin lắm nếu chỉ giao tiếp bằng tiếng Anh.

Cô rất xúc động khi ngay sáng hôm nay 8/1 cô sẽ khởi hành cho chuyến công tác từ thiện đầu tiên của mình tại Nha Trang, nơi đang có Liên hoan phim truyền hình cùng hội chợ phim quốc tế. Cô sẽ đi trao quà cho trại trẻ mồ côi nơi đây và sau đó là hành trình trao nhà tình thương xuyên Việt qua 13 tỉnh thành.

Cô cũng rất cảm động trước tấm lòng hào hiệp của nhiều doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình của cô. Dự kiến ban đầu, số tiền của chương trình từ thiện là hơn 20 tỷ của tập đoàn Rass nhưng nay, con số đã trên trăm triệu cùng hàng chục doanh nghiệp tham gia.


Ảnh minh họa
Đương kim Hoa hậu Thế giới 2008, ông Hoàng Kiều, đại diện công ty RAAS và bà Julia Morley, Chủ tịch tổ chức Hoa hậu Thế giới tại cuộc gặp gỡ báo chí ở sân bay Tân Sơn Nhất chiều 7/1

Sau buổi họp báo là cuộc giao lưu của hoa hậu cùng các phóng viên, các doanh nghiệp.


(Tổng hợp)

Việt Báo < script language=JavaScript type=text/javascript>//< /script>



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 833 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 480 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 411 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 372 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 352 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 346 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 298 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 285 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 255 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 249 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.