Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24831211

 
Văn hóa - Giải trí 17.04.2024 20:57
Đề án thành lập Trung Tâm Văn Hóa Người Việt Montréal tại khu phố Việt Nam
14.07.2009 23:46

\

Trung tâm Văn Hóa Người Canada gốc Việt Montréal tọa lạc ngay khu phố Việt Nam sẽ thể hiện sự hiện diện của người VN tại Montréal, những đóng góp văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của quê hương thứ hai phong phú nầy.Nó cũng là nơi giải trí cho người Việt tại Montréal và từ các nơi đến viếng thăm,với các tiện nghi thư viện, video, computer, lớp học tiếng Việt và sinh ngữ, võ thuật VN, phòng bảo tàng kỷ vật, di sản người Việt du học và tị nạn đến Montréal, các tác phẩm và thành tựu của người Việt. Ngoài ra, trung tâm còn ấn hành quyển Niên Giám Điện Thoại với đầy đủ tên, địa chỉ và số phone người VN tại Montréal và phụ cận, và sẽ hỗ trợ cho các sử gia để ấn hành quyển Lịch Sử Người Việt Nam tại Montréal và Quebec. Trung tâm sẽ giúp ấn hành các tác phẩm giá trị,dịch thuật tác phẩm,  tổ chức và hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa như ca nhạc vũ dân tộc. Trong trung tâm còn có văn phòng giới thiệu việc làm hướng dẫn kinh doanh, từ thiện và xã hội ...

1.Bối cảnh lịch sử: chính sách và các thiết chế văn hoá

2.Thẩm quyền, ban hành quyết định và cơ quan quản lý

3.Mục tiêu và chính sách văn hoá

4.Các vấn đề chính sách văn hoá hiện nay và những tranh luận

5.Các quy định pháp luật trong lĩnh vực văn hoá

6.Hỗ trợ tài chính cho văn hoá

7.Các tổ chức văn hoá và những quan hệ đối tác.

8.Hỗ trợ và tham gia các hoạt động sáng tạo

9.Các vấn đề văn hoá và thương mại

1.Bối cảnh lịch sử: chính sách và các thiết chế văn hoá

Từ trước đến nay chính quyền Canada ở các cấp Liên bang, tỉnh, vùng lãnh thổ, thành phố thường tham gia vào lĩnh vực văn hoá ở một hoặc vài khía cạnh. Chính sách văn hoá Canada dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nhận thức về tài sản nhà nước, lợi ích quốc gia và vùng, tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội. Canada có hai ngôn ngữ chính thức, đa dạng xã hội, ngoại thương và cơ hội đầu tư.

Mô hình văn hoá Canada được hình thành từ những cộng đồng dân cư nhỏ lẻ và phân tán, quy mô kinh tế hạn chế và chi phí sản xuất cao, sự tương đồng với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (quốc gia lớn nhất thế giới và có ảnh hưởng mạnh nhất về văn hoá), sự pha trộn độc đáo trong văn hoá dân tộc, hệ thống hai ngôn ngữ chính thức (tiếng Pháp và tiếng Anh), và văn hoá dân tộc Bản địa đa dạng. Những diễn biến đang diễn ra về chính sách văn hoá Canada do Chính phủ liên bang thực hiện chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bảo vệ và gìn giữ chủ quyền Canada, tăng cường đoàn kết dân tộc và bảo vệ bản sắc văn hoá.

Việc thành lập các thiết chế văn hoá quốc gia Canada vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 xuất phát từ việc Chính phủ Liên bang thừa nhận trách nhiệm của mình đối với việc gìn giữ các tài sản văn hoá quốc gia vì lợi ích của công dân và những thế hệ sau này. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của Chính phủ Liên bang là xây dựng cơ sở hạ tầng văn hoá (ví dụ như thành lập hãng phát thanh trong những năm 20 và 30 của thế kỷ 20), thành lập cơ quan đại diện sở hữu, quản lý các di sản quốc gia (ví dụ như Uỷ ban Quản lý Di tích và Công trình lịch sử, thành lập năm 1919). Sự tham gia trực tiếp, tuy còn hạn chế, trong một thời gian dài làm cho nhiều tổ chức đến ngày nay vẫn còn hoạt động, ví dụ như Phòng trưng bày Quốc gia Canada (được thành lập năm 1880 và hợp nhất năm 1913), Cơ quan Lưu trữ Quốc gia (thành lập năm 1872) và Uỷ ban Phim Quốc gia (1939). Công ty phát thanh và truyền hình Canada được thành lập năm 1936 căn cứ vào Báo cáo của Uỷ ban Hoàng gia về Phát thanh truyền hình (1929), uỷ ban này còn có tên Uỷ ban Aird. Uỷ ban Aird đã nhấn mạnh Công ty phát thanh truyền hình là “một phương tiện để giáo dục ... giải trí và ... thông tin cho công chúng về các vấn đề thuộc lợi ích quốc gia.”

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi các công nghệ mới xuất hiện và nền kinh tế Canada đã đa dạng hoá, vai trò của chính quyền Liên bang trong lĩnh vực văn hoá đã được mở rộng. Chính phủ Liên bang không chỉ quản lý và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức văn hoá quốc gia mà còn phát triển các tổ chức hỗ trợ văn hoá dựa trên các chương trình cụ thể. Giai đoạn từ sau thế chiến thứ hai bắt đầu bằng việc xuất bản Báo cáo của Uỷ ban Hoàng gia về Phát triển Nghệ thuật, Văn học và khoa học. Uỷ ban này do Vincent Massey và Georges-Henri Levesque làm đồng chủ tịch. Để xác định chi tiết phạm vi tham gia của Liên bang vào vấn đề văn hoá, đặc biệt là đối với nghệ thuật và di sản, Massey-Levesque, như Uỷ ban Aird trước đây, đã lập luận về khả năng “chống lại việc văn hoá Canada bị ảnh hưởng bởi mô hình văn hoá Mỹ” vốn là một trong những mục tiêu chính của hệ thống phát thanh truyền hình Canada. Nguyên tắc này nhanh chóng được áp dụng rỗng rãi trong lĩnh vực văn hoá vào giai đoạn này, mà bắt đầu là việc thành lập thêm nhiều các tổ chức văn hoá quốc gia, bao gồm Thư viện Quốc gia Canada (1953), Hội đồng Canada (1957), Công ty Phát triển Phim Canada (1968), và quan trọng nhất là Bộ Truyền thông (1969) và Uỷ ban Phát thanh và truyền hình Canada (1969). Đây là cơ quan ban hành cơ sở chính sách và quy định cho sự phát triển sau này của hệ thống phát thanh truyền hình ở Canada trong thời đại truyền hình. Giai đoạn phát triển này của các tổ chức được đánh dấu bằng việc vào năm 1967 quốc gia này lần đầu tiên tổ chức các lễ kỷ niệm 100 năm. Điều này cho thấy sự đổi mới trong mối quan tâm về văn hoá của người dân và việc phát triển mạnh mẽ hạ tầng văn hoá, đặc biệt là ở cấp cộng đồng, thông qua các tổ chức và việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nghệ thuật và di sản.

Ba thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đã ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ về văn hoá của Canada, chủ yếu là do việc ban hành hàng loạt chính sách quốc gia và các chương trình hỗ trợ nhằm phát triển hơn nữa các lĩnh vực nghệ thuật, di sản và phát thanh truyền hình, và bắt đầu hỗ trợ các ngành kinh doanh văn hoá (bao gồm phim/video, ghi âm, xuất bản, truyền thông mới) và sửa đổi các luật như Luật Phát thanh Truyền hình (1991) và Luật Bản quyền (1988, và 1997 và 2002). Năm 1980 Bộ Truyền thông đã tiếp nhận các chương trình văn hoá và nghệ thuật sau đó chuyển giao cho Bộ Ngoại giao. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển vai trò văn hoá quốc tế của Canada bằng việc gia nhập các công ước của Liên hợp quốc, các tài năng Canada trình diễn tại các sự kiện có quy mô quốc tế như Expo 67 tổ chức tại Montreal.

Giai đoạn này cũng đánh dấu sự mở rộng chính sách văn hoá Liên bang ở Canada và đề cao việc phân chia chức năng trong Bộ Di sản Canada (được thành lập năm 1993, bằng việc ban hành Luật Di sản Canada, sau đó là sự đồng thuận chính thức năm 1995) bao gồm các cơ quan có chức năng về văn hoá, quy chế công dân và bản sắc, thể thao và gần đây là Cơ quan quản lý Vườn quốc gia. Chính sách văn hoá Liên bang cũng tiếp tục phản ánh hệ thống hai ngôn ngữ chính thức, và có tính đến sự thay đổi bản chất đa văn hoá của cộng động dân tộc Canada cũng như các quyền và nhu cầu của cộng đồng người bản địa. Những thảo luận hiện nay giữa chính quyền các cấp cho thấy rằng chính sách văn hoá giữa các cấp chính quyền ngày càng có sự phối hợp hơn, và trên thực tế đang theo xu hướng Liên bang.

 

Trở về

2. Thẩm quyền, ban hành quyết định và cơ quan quản lý

2.1 Cơ cấu tổ chức

2.2 Mô tả hệ thống tổ chức

Mặc dù có sự chia sẻ thẩm quyền trong lĩnh vực văn hoá giữa các cấp - Liên bang, tỉnh và thành phố - Chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm về các chính sách văn hoá quốc gia có ảnh hưởng đến toàn đất nước. Thẩm quyền của Liên bang về văn hoá không được quy định trong Hiến pháp, tuy nhiên các vụ việc tại toà án về những vấn đề liên quan đến nhiều tỉnh hoặc vấn đề có tính chất quốc tế đều ủng hộ quan điểm rằng chính quyền Liên bang phải có trách nhiệm đối với những vấn đề mang tính chất quốc gia nói chung. Những chính sách văn hoá này của Liên bang không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình, chính sách văn hóa của các cấp địa phương trong phạm vi lãnh thổ của các cấp này. Hệ thống quản lý văn hoá Canada cho phép tồn tại hình thức thẩm quyền thực tế (de facto: không theo quy định của luật) giữa ba cấp chính quyền.

Canada có mười tỉnh và ba vùng tự trị. Ngoài ra các thành phố và đô thị, theo quy định hiến pháp , chịu sự bảo hộ của chính quyền các tỉnh và vùng lãnh thổ. ở một số tỉnh lớn, đặc biệt là Quebec, các chương trình hỗ trợ được thực hiện ở trên hầu hết các lĩnh vực thì tại các tỉnh và vùng lãnh thổ khác chi tiêu cho văn hoá thường chú trọng đến lĩnh vực bảo tàng. Vai trò của ngôn ngữ trong xã hội và sự thừa nhận tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức duy nhất ở Quebec là những lý do quan trọng để chính quyền Quebec hỗ trợ rất nhiều cho hầu hết các lĩnh vực văn hoá ở tỉnh này. Vai trò văn hoá của Quebec đã vượt qua ranh giới tỉnh, nó còn tham gia vào hợp tác văn hoá trong cộng đồng Pháp ngữ (francophone) với các chính quyền khác trên thế giới. Điều này thể hiện rõ ràng qua việc Quebec tham gia vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật quốc tế - là tỉnh duy nhất có chiến lược hỗ trợ biểu diễn nghệ thuật quốc tế một cách lâu dài (một số tỉnh khác chỉ thực hiện hỗ trợ một cách gián đoạn). Chi tiêu của các thành phố chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thư viện, ngoài ra còn có các lĩnh vực khác như phim truyện, chương trình truyền hình, hỗ trợ việc tổ chức các liên hoan nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật thị giác tại các trung tâm đô thị lớn như Montreal, Toronto và Vancouver.

Bộ Di sản Canada, đứng đầu là Bộ trưởng, duy trì mối quan hệ làm việc chặt chẽ với Nội các và Nghị viện, ngoài ra còn có các mối quan hệ gián tiếp với những cơ quan văn hoá chịu trách nhiệm trước Nghị viện thông qua Bộ trưởng Bộ di sản (xem thêm phần 6.4). Quốc vụ khanh về các vấn đề Văn hoá và Quốc vụ khanh về Thể thao có nhiệm vụ trợ gúp Bộ Trưởng Bộ di sản và Bộ trưởng phụ trách về vấn đề phụ nữ.

Theo hệ thống Nghị viện Canada, các thành viên nội các cũng là thành viên Nghị viện. Nghị viện ban hành luật và thông qua ngân sách của Liên bang dành cho văn hoá. Uỷ ban thường trực về Di sản chịu trách nhiệm xem xét việc thực hiện các vấn đề văn hoá quan trọng của quốc gia như phát thanh truyền hình, xuất bản sách, nghe giải trình các dự thảo luật về văn hoá, sửa đổi các đạo luật này trước khi được đem ra bàn thảo trước Hạ viện.

Các mối quan hệ gián tiếp nghĩa là việc tách biệt các hoạt động văn hoá hàng ngày của cơ quan văn hoá Liên bang và các tổ chức văn hoá nhà nước khỏi sự kiểm soát trực tiếp của bộ trong khi vẫn duy trì trách nhiệm của Bộ trưởng trước Nội các và Nghị viện. Quy định này thường có trong các luật về chuyển giao thẩm quyền và những thực tiễn trong hoạt động, mặc dù cũng có vài ngoại lệ, ví dụ như theo Luật Phát thanh truyền hình, Nội các có quyền trả lại để xem xét thêm hoặc huỷ bỏ các quyết định điều chỉnh việc phát thanh truyền hình thay vì thông qua các quyết định đó.

Các cơ quan quản lý Di sản chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Di sản Canada, cơ quan này bao gồm 19 tổ chức: Bộ Di sản (bao gồm Viện Bảo tồn và Mạng lưới Thông tin Di sản Canada, 5 cơ quan ngang bộ (Uỷ ban Truyền thông và phát thanh truyền hình Canada- một cơ quan nhà nước độc lập, Uỷ ban Chiến trường, Uỷ ban Phim Canada, Thư viện và Lưu trữ, và Cơ quan phụ trách các vấn đề Phụ nữ), 10 Tổ chức Văn hoá (Hội đồng nghệ thuật Canada, 4 bảo tàng quốc gia (bao gồm Bảo tàng Tự nhiên Canada, Bảo tàng Văn minh Canada, Bảo tàng khoa học kỹ thuật và Phòng trưng bày Quốc gia Canada), Công ty phát thanh truyền hình Canada, Telefilm Canada, Hiệp hội quan hệ giữa các sắc tộc, Trung tâm nghệ thuật Quốc gia, và Uỷ ban tài sản Quốc gia. Ngoài ra còn có các cơ quan như Uỷ ban dịch vụ công cộng và Uỷ ban quan hệ nhân viên phục vụ cộng đồng, hai cơ quan này cũng chịu trách nhiệm trước Nghị viện thông qua Bộ trưởng Bộ Di sản. Theo cải tổ năm 2003, Cơ quan quản lý Vườn quốc gia được sáp nhập vào Cơ quan quản lý Môi trường. Cơ quan cuối cùng thuộc hệ thống các cơ quan quản lý di sản là Uỷ ban xem xét xuất khẩu tài sản văn hoá, đóng vai trò là tòa án hành chính mà người đứng đầu (Ban thư ký) do Bộ Di sản thành lập. Các tổ chức kể trên đây đều nhận nguồn tài chính hoạt động từ Nghị viện, và sử dụng các thiết chế, công cụ cần thiết để thực hiện chính sách văn hoá Liên bang. Các lĩnh vực hoạt động chính của các tổ chức này bao gồm cả việc lưu số hoá các di sản văn hoá đang có, thúc đẩy văn hoá quốc gia và quốc tế, tham gia vào chính phủ điện tử, thúc đẩy giới trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, thể thao, nghệ thuật và di sản.

2.3 Hợp tác giữa các ngành và các cấp chính quyền

Bộ Di sản Canada tham gia hợp tác liên ngành với các Bộ khác như Bộ Ngoại giao Canada (FAC), Cơ quan Thương mại Quốc tế (ITCan) (trước đây là Bộ ngoại giao và thương mại quốc tế), Bộ Tư pháp, Bộ Phát triển nguồn nhân lực, Kho bạc, Bộ Công tác Cộng đồng, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông, Bộ quốc phòng, Bộ Tài chính về những vấn đề liên quan đến các bộ này. Ví dụ:

     * Bộ Công nghiệp thành thập Hội đồng tư vấn xa lộ thông tin vào cuối những năm 1990, nhưng có những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Di sản.

     *Tập trung sở hữu và cạnh tranh trong lĩnh vực văn hoá liên quan đến cả Bộ Văn hoá và Bộ Công nghiệp.

      * Luật bản quyền cũng có sự liên quan giữa Bộ Di sản và Bộ công nghiệp.

      * Phát triển hoạt động văn hoá quốc tế bao gồm cả thương mại và văn hoá, nên nó liên quan đến chức năng của Bộ Ngoại giao, Cơ quan thương mại quốc tế và Bộ Di sản.

     * Thoả thuận phát triển nghệ thuật và văn hoá của những người Canada nói tiếng pháp. Thoả thuận này nhằm thúc đẩy văn hoá và nghệ thuật của cộng đồng nói tiếng Pháp ở Canada. Đây là kết quả của sự hợp tác giữa Liên đoàn văn hoá Pháp ngữ Canada, Bộ Di sản Canada, Hội đồng Nghệ thuật Canada, Công ty Phát thanh truyền hình Canada, Uỷ ban Phim Quốc gia và Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia.

       * Bộ Di sản hợp tác với Bộ Các vấn đề người Indian và Miền Bắc về các vấn đề văn hoá của người Bản địa.

Các tổ chức văn hoá Liên bang tham gia vào các nhóm hoạt động và nhóm đặc trách để giải quyết các vấn đề của Chính phủ. Bộ Di sản cũng tham gia cùng các cơ quan văn hoá của các tỉnh và vùng lãnh thổ tại các Uỷ ban các Bộ trưởng và Viên chức nhà nước. Hiện nay Bộ văn hoá đang phối hợp với các cơ quan văn hoá của tỉnh và vùng lãnh thổ trong các vấn đề như phát triển du lịch văn hoá, di sản, cải thiện thống kê văn hoá, đầu tư cho văn hoá (đứng đầu là Quebec), nghệ thuật và học tập (đứng đầu là o­ntario), di tích lịch sử, Chương trình ngày mai bắt đầu từ hôm nay, diễn đàn quốc gia về y tế và văn hoá (đứng đầu là British Columbia), vị trí của ngành phim Canada và các cơ hội để tham gia vào Olimpic Mùa đông 2010 tổ chức tại Vancouver. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu về việc các cấp chính quyền đã phối hợp với nhau như thế nào đối với các vấn đề văn hoá tại những cộng đồng cụ thể.

2.4 Hợp tác văn hoá quốc tế

Canada tham gia tích cực vào các hoạt động văn hoá quốc tế thông qua các hiệp định song phương và đa phương. Ba cơ quan tham gia nhiều nhất vào văn hoá quốc tế là Bộ Ngoại giao, Cơ quan Thương mại Quốc tế và Bộ Di sản. Vấn đề văn hoá đóng vai trò quan trọng thứ ba trong việc quảng bá văn hoá và các giá trị Canada ra nước ngoài. Hoạt động văn hoá quốc tế được thể hiện dưới rất nhiều hình thức như Chương trình con đường di sản Canada, chương trình này thành lập 5 văn phòng văn hoá- thương mại ở nước ngoài, tham gia vào các sự kiện văn hoá thể thao quốc tế, các triển lãm quốc tế, tham gia các diễn đàn đa phương. Ví dụ, trong lĩnh vực hợp tác về phim và nghệ thuật nghe- nhìn, Canada đã ký kết 17 thoả thuận song phương, 14 thoả thuận ba bên, và 2 thoả thuận bốn bên. Từ năm 1997 đến 2003, Canada đã tham gia vào 587 chương trình hợp tác sản xuất với tổng số tiền lên đến 1.4 tỉ đô la Canada (CAN), trong đó 2.3 tỉ do Canada bỏ ra. Năm 2003, hai nước đứng đầu trong việc chi tiêu cho các chương trình này là Vương quốc Anh (404 triệu CAN) và Pháp (217 triệu CAN).

ở cấp đa phương, Canada đóng vai trò quan trọng nhất trong các cuộc đối thoại quốc tế về đa dạng văn hoá và hợp tác văn hoá quốc tế. Ví dụ các tuyên bố về đa dạng văn hoá đã đạt được ở UNESCO, tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), nhóm G8, Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie), Hội đồng châu Âu, và Mạng lưới quốc tế về chính sách văn hoá (INCP). Đây là một mạng lưới không chính thức được thành lập giữa các Bộ trưởng Văn hoá. Là một thành viên sáng lập của NICP, Canada đã làm cho mạng lưới này là nơi để thảo luận các vấn đề chính sách văn hoá và để thành lập Cơ quan Quốc tế về đa dạng văn hoá (IICD). Canada cũng đóng vai trò quan trọng ở UNESCO trong việc phát triển Tuyên bố toàn cầu về đa dạng văn hoá (UNESCO 2001).

Tại hội nghị toàn thể của UNESCO tháng 10/2003, các nước thành viên đã đề nghị Tổng Giám đốc đưa ra Báo cáo sơ bộ, cùng với Dự thảo công ước quốc tế về Bảo vệ đa dạng nội dung văn hoá và thể hiện nghệ thuật, trong phiên họp tiếp theo vào tháng 10/2005. Dự thảo đầu tiên, được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập do Tổng giám đốc chỉ định, đã được gửi đến các nước thành viên vào mùa hè năm 2004.

Gần đây, Chính phủ Canada đã tư vấn cho các đối tác cấp tỉnh và vùng lãnh thổ, các tổ chức dân sự để thể hiện được vị thế của Canada trong Dự thảo Công ước của UNESCO. Trong nhận xét của mình được đưa ra vào tháng 11/ 2004, chính phủ Canada đã nhắc lại tầm quan trọng của việc Công ước thừa nhận bản chất hai mặt của các tài sản văn hoá và dịch vụ (nghĩa là chúng mang cả các giá trị văn hoá và kinh tế), và tái khẳng định quyền của chính phủ để ban hành chính sách văn hoá. Canada cũng nhấn mạnh vào việc bảo đảm rằng Công ước hoàn toàn tập trung vào các nội dung văn hoá và biểu hiện nghệ thuật, phù hợp với trách nhiệm mà các nước thành viên đã uỷ nhiệm cho Tổng giám Đốc tại phiên họp toàn thể lần thứ 32, tháng 10/ 2003.

Canada tin rằng công ước này sẽ là chuẩn mực cho các vấn đề văn hoá cấp quốc tế và sẽ thúc đẩy các tổ chức tôn trọng các nguyên tắc đa dạng văn hoá và hoàn thành trách nhiệm của mình. Canada hy vọng công ước này sẽ mang lại cho vấn đề văn hoá một vị trí phù hợp trong thực tiễn pháp luật quốc tế mà không cần các tiền lệ thoả thuận khác.

Canada cũng là thành viên của các điều ước đa phương trong lĩnh vực văn hoá. Ví dụ như, Canada là thành viên của các Công ước sau đây của UNESCO, Công ước bảo vệ di sản tự nhiên và văn hoá, Công ước về các biện pháp cấm và ngăn ngừa việc xuất- khẩu và chuyển nhượng trái phép các tài sản văn hoá, và Công ước bảo vệ tài sản văn hoá trong trường hợp có xung đột vũ trang.

 

Trở về

3. Mục tiêu và chính sách văn hoá

3.1 Các yếu tố chính của mô hình chính sách văn hoá hiện nay

Mô hình chính sách văn hoá liên bang của Canada không chỉ có một quy định chính sách chung, mà bao gồm rất nhiều các tuyên bố, hạ tầng chính sách, quy định pháp luật, chương trình chính sách, dịch vụ và những công cụ chính sách khác trong từng lĩnh vực văn hoá cụ thể. Mô hình chính sách văn hoá quốc gia được truyền lại từ các chính quyền kế tiếp nhau ở Canada. Đây là một trong những “sự khẳng định về văn hoá” thông qua việc tham gia liên tục, các mối quan hệ gián tiếp với khối nhà nước, hợp tác và tham vấn giữa các cấp chính quyền, và quan hệ đối tác nhà nước tư nhân. Một chính sách và chương trình văn hoá quốc gia về phi tập trung hoá được thực hiện thông qua các cơ quan của vùng và địa phương. Sáng tạo và thể hiện văn hoá được hỗ trợ thông qua việc trợ cấp cho các nghệ sĩ, các tổ chức cộng đồng và các lễ hội. Năng lực kinh tế của các ngành kinh doanh văn hoá được nâng cao thông qua các chương trình hỗ trợ liên bang, các quy định khuyến khích thuế. Việc bảo tồn, tiếp cận và tham gia vào vấn đề di sản là những trách nhiệm quan trọng của khối nhà nước ở mỗi cấp chính quyền, và điều này được bảo đảm thực hiện bởi các cơ quan như bảo tàng, lưu trữ và thư viện.

Các tư tưởng về sáng tạo đã dẫn đến việc thành lập Bộ Truyền thông (DOC) năm 1969. Bên cạnh trách nhiệm trực tiếp của Bộ đối với chính sách phát thanh truyền hình và việc phủ sóng, DOC là cơ quan theo dõi những vấn đề kinh tế xã hội mới nổi lên và khả năng kỹ thuật của hệ thống phát thanh truyền hình và truyền thông của Canada. Năm 1969, Nhóm Cố vấn Truyền thông đã thực hiện đã thực hiện những nghiên cứu trên diện rộng về những vấn đề liên quan đến truyền thông và những yếu tố dẫn đến việc phải thành lập DOC. Năm 1970, DOC đã thể hiện vai trò tiên phong......

Năm 1993 Bộ Di sản được thành lập để thay thế DOC (Bộ truyền thông). Cũng trong giai đoạn này có sự chuyển giao từ Bộ Truyền thông sang Bộ Công nghiệp một số trách nhiệm về quản lý, chính sách và chương trình. Tuy nhiên trong quá trình này việc thực hiện các trách nhiệm về quản lý, chính sách và chương trình được chuyển giao có sự vi phạm, đình trễ ở một mức độ nhất định. Bộ Di sản được thành lập trên cơ sở kết hợp lại với nhau các cơ quan văn hoá (nghệ thuật, di sản, ngành kinh doanh phát thanh và truyền hình) Cơ quan quản lý Vườn quốc gia, thể thao không chuyên và vấn đề công dân, các chương trình (Ngôn ngữ chính thức, Đa văn hoá, Chương trình văn hoá cho người bản địa, biểu tượng quốc gia, chống phân biệt sắc tộc). Sự sáp nhập này cho thấy việc mở rộng khái niệm văn hoá đến những vấn đề như các mối liên hệ tiềm tàng giữa văn hoá và các vấn đề công dân, ví dụ như sự gắn kết xã hội, đa dạng xã hội, bản sắc, v.v..

Quyết định thành lập một cơ quan liên bang duy nhất quản lý về cả vấn đề văn hoá và công dân cho thấy bắt đầu một sự đổi mới trong chính sách văn hoá bằng cách thừa nhận ảnh hưởng phức tạp đến kinh tế, xã hội và chính trị của văn hoá và khẳng định cam kết của Chính phủ liên bang trong việc tham gia hỗ trợ cho lĩnh vực văn hoá nói chung. Có nhiều chính sách và quy định về văn hoá của Canada theo đuổi cùng một lúc hai mục tiêu: chống lại sự ảnh hưởng thái quá của Hoa Kỳ trong quá trình hội nhập toàn cầu, và bảo đảm gìn giữ được sự đa dạng độc đáo về văn hoá của Canada. Điều đó được phản ánh ở các tổ chức văn hoá trong nước, các giá trị Canada và những người làm việc trong lĩnh vực văn hoá.

3.2 Định nghĩa về văn hoá

Uỷ ban Thường trực về Văn hoá của Nghị viện được thành lập năm 1999. Sau hai năm cân nhắc và xem xét, cơ quan này chưa đạt đến sự thống nhất cho định nghĩa về văn hoá. Khái niệm hẹp nhất và cổ nhất chỉ bao gồm nghệ thuật chuyên nghiệp và những môn học cổ điển. Định nghĩa hiện đại về văn hoá ở Canada bao gồm cả nghệ thuật và di sản, phát thanh truyền hình, kinh doanh văn hoá và truyền thông mới, và gần đây là các khía cạnh của “lối sống” do UNESCO đề xuất. Định nghĩa mới về văn hoá còn chứa một số yếu tố phù hợp với bốn nguyên tắc văn hoá của Hội đồng châu Âu: thúc đẩy sự thống nhất và sự đa dạng, hỗ trợ sự sáng tạo và tham gia vào đời sống văn hoá. Cũng nên lưu ý rằng các chính quyền kế cận nhau ở Quebec cũng ủng hộ cái họ gọi là “chính sách văn hoá quốc gia” để nói đến các chương trình và chính sách hỗ trợ toàn diện cho văn hoá của tỉnh này

3.3 Mục tiêu của chính sách văn hoá

Mặc dù không có một tuyên bố chung về mục tiêu chính sách văn hoá ở Canada, nhưng chính phủ liên bang cũng hỗ trợ hai mục tiêu chiến lược. Nhờ đó Canada thể hiện và chia sẻ kinh nghiệm về đa dạng văn hoá với các nước khác trên thế giới. Người dân Canada sống trong môi trường xã hội đa văn hoá có, hiểu biết lẫn nhau và có sự tham gia của mọi công dân. Các chương trình và chính sách văn hoá nhằm đạt được mục đích này thông qua việc xây dựng các giá trị Canada, gìn giữ các di sản của Canada, tiếp cận và tham gia vào đời sống văn hoá Canada. Các hoạt động của công dân (bao gồm cả thể thao không chuyên), trong đó có một số hoạt động liên quan đến các chương trình văn hoá, bao gồm thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hoá, phát triển cộng đồng, tham gia vào đời sống cộng đồng và đời sống dân sự (Mô hình chương trình hoạt động di sản văn hoá Canada 2004).

Nhiệm vụ của Bộ Di sản Canada là “xây dựng một nước Canada gắn kết về xã hội và có tinh thần sáng tạo.” thông qua:

·Thúc đẩy sáng tạo, phổ biến và gìn giữ sự đa dạng trong các công trình văn hoá, các câu chuyện và những biểu tượng văn hoá phản ánh được quá khứ của dân tộc, thể hiện được các giá trị và khát vọng của đất nước.

·Thúc đẩy việc tiếp cận và tham gia vào đời sống văn hoá.

·Thúc đẩy mối quan hệ giữa những người dân và tăng cường sự hiểu biết giữa các cộng đồng khác nhau.

·Nâng cao hiểu biết về các quyền và nghĩa vụ của công dân, tạo thêm nhiều cơ hội để mọi người tham gia vào đời sống văn hoá Canada (Kế hoạch và những ưu tiên 2003 - 2004).

Mục tiêu dài hạn nhất của chính sách văn hoá từ trước đến nay là hình thành và gìn giữ các giá trị Canada. Một số tổ chức văn hoá nhà nước, ví dụ như Công ty Phát thanh truyền hình Canada và Uỷ ban Phim Quốc gia, đã tự xây dựng cho mình các chương trình riêng. Các cơ quan tài trợ, ví dụ như Hội đồng Nghệ thuật Canada và Hãng phim truyền hình Canada, và các chương trình tài trợ như Chương trình phát triển ngành xuất bản sách và Chương trình Văn hoá trực tuyến của Bộ Di sản, đều khuyến khích khối tư nhân phát triển các giá trị văn hoá.

Mục tiêu quan trọng thứ hai trong chính sách văn hoá là thúc đẩy sự tham gia vào hoạt động văn hoá trong đó: người tiêu dùng và khán giả tiếp cận với những giá trị văn hoá; người sáng tạo, nhà chung cấp cũng như người tiêu dùng và khán giả sử dụng các phương tiện truyền thông, biểu diễn và triển lãm, v.v... Sự tham gia vào văn hoá có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như tiêu dùng, tham quan, hoạt động không chuyên, gây quỹ, thành lập các hiệp hội, đào tạo chuyên nghiệp và không chuyên. Mục tiêu này nhận được ngày càng nhiều sự hỗ trợ trong chính sách và các chương trình của liên bang nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong lĩnh vực văn hoá. Các công cụ chính sách và chương trình như tiếp thị và phân phối các khoản trợ cấp, phân phối sự hỗ trợ, quy định về việc phát sóng, quy định về sở hữu của người nước ngoài đều được thực hiện nhằm hướng tới những mục tiêu này. Dịch vụ internet và truyền sóng qua vệ tinh làm cho việc tiếp cận văn hoá Canada có thể diễn ra trên toàn cầu, mặc dù cần phải đặt ra vấn đề giá cả trước khi có thể đạt được những mục tiêu này.

Song song với hai mục tiêu trên là những mục tiêu và kết quả chiến lược chủ yếu liên quan đến những vấn đề công dân nhưng cũng có liên quan đến các thiết chế và mục tiêu văn hoá. Tháng 11 năm 2003, Bộ Di sản phối hợp với Mạng lưới Nghiên cứu Văn hoá Canada và Đại học Ottawa tổ chức cuộc hội thảo chuyên đề quốc tế nhằm tìm cơ sở khoa học cho “mối liên hệ giữa văn hoá và quyền công dân”. Có thể xác định được những mối liên hệ này trong các lĩnh vực như thể thao và văn hoá kết hợp với nhau để nâng cao sức khoẻ và và lối sống linh hoạt, và hiện nay đang tiếp tục thúc đẩy mối liên hệ giữa văn hoá và du lịch.

Mục tiêu thứ ba - những mối liên kết - điều này được hiện thực bằng các sáng kiến nhằm liên kết  công dân thuộc các cộng đồng ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá và vùng. Mục tiêu này đã được đưa vào Tuyên bố 2002, và đã được trình lên Chính phủ Canada, nhằm “bỏ qua mọi khác biệt để kết nối cộng đồng Canada lại với nhau, mỗi cộng đồng nhỏ sẽ có tiếng nói riêng của mình để tham gia lựa chọn phát triển một đất nước Canada mà họ mong muốn.” (Báo cáo về Kế hoạch và Những ưu tiên 2003 -2004). Mục tiêu này nhằm thúc đẩy sự hiểu biết sâu sắc hơn giữa các cộng đồng khác nhau ở Canada.

Mục tiêu cuối cùng - sự tham gia của dân chúng - là xây dựng một khung chính sách về sự chia sẻ giữa các công dân và sự gắn kết xã hội để định hướng đổi mới các chính sách và chương trình, cải cách pháp luật. Mục tiêu này được thực hiện qua các sáng kiến như là thúc đẩy các hoạt động không chuyên, thúc đẩy sự tham gia của người bản địa và sự hội nhập của người mới nhập cư. Trong quá trình thực hiện để đạt đến mục tiêu này, có thể kế ra một số thiết chế (công cụ) đóng vai trò thiết yếu như Chương trình Ngôn ngữ Chính thức (OLP) được sửa đổi năm 2003, và Chương trình Dân tộc Bản địa (APP). Cụ thể, OLP sẽ có trách nhiệm thực hiện theo Báo cáo mới được công bố gần đây của Giám đốc Chương trình Ngôn ngữ Chính thức về thúc đẩy việc sử dụng tiếng Pháp trên Internet, và APP sẽ được bổ sung thêm một chiến lược liên bang về văn hoá và ngôn ngữ của Người bản địa, dự kiến sẽ xây dựng vào giai đoạn 2004- 2005. (Báo cáo về Kế  hoạch và Những ưu tiên 2004- 2005Báo cáo Hoạt động của Bộ 2003- 2004).

Trong khi thực hiện được những nguyên tắc này đã có một số nguyên tắc được đặt ra như quyền tự do lựa chọn, mở cửa thị trường trong nước ra với thế giới, đa dạng về nội dung và thành phần sáng tạo, bảo đảm sự tồn tại của các giá trị Canada, các nghệ sĩ, nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng được tiếp cận khoa học công nghệ mới, quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân, thúc đẩy các hoạt động giao lưu trao đổi và hoạt động không chuyên. Ngoài ra còn có nguyên tắc đa dạng trong việc thực hiện các chính sách văn hoá. Các mục tiêu và nguyên tắc văn hoá quốc gia của Canada thừa nhận các nguyên tắc và thiết chế nhằm đảm bảo chủ quyền văn hoá của Canada

 

Trở về

4. Các vấn đề chính sách văn hoá hiện nay và những tranh luận

4.1 Các vấn đề chính sách văn hoá quan trọng và những ưu tiên

Bộ Di sản đã xác định bốn ưu tiên chính văn hoá cho nửa đầu của thế kỷ 21 (Báo cáo về Kế hoạch và các Ưu tiên 2003-2004):

Các mô hình chính sách: năm 2002, Bộ Di sản cho biết đang xây dựng mô hình về “chia sẻ giữa các công dân và sự gắn kết xã hội” và “một mô hình chính sách văn hoá toàn diện kết hợp được các vấn đề phát triển, tiếp cận và giữ gìn.” Trước mắt, Bộ Di sản kêu gọi các tổ chức hoạt động về di sản tham gia vào phát triển một “viễn cảnh về sự gắn kết và hội nhập” trong lĩnh vực văn hoá nghe nhìn, nghệ thuật, di sản/ lịch sử. Năm 2003, Bộ Di sản đã hình thành một cơ cấu mới nhằm thực hiện các nhiệm vụ văn hoá liên bang trên toàn quốc và đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế. Bộ Di sản đã đưa ra ba ưu tiên chiến lược năm 2003-2004: các cộng đồng sáng tạo, chia sẻ giữa các công dân, và vị thế cạnh tranh ở trong nước và ngoài nước. Đặc biệt là văn hoá và chính sách văn hoá được thể hiện một cách rõ ràng trong mỗi mục tiêu chiến lược này (Báo cáo về Kế hoạch và các Ưu tiên 2004 -2005).

Đổi mới pháp lý: năm 2004, luật mới đã được ban hành - Luật Thư viện và Lưu trữ Canada - và nó đã sáp nhập Cơ quan Lưu trữ Quốc gia và Thư viện Quốc gia thành Cơ quan Thư viện và Lưu trữ Quốc gia. Bộ Di sản cũng đã phối hợp với  Bộ Công nghiệp ban hành luật bản quyền nhằm đảm bảo rằng các quyền lợi về kinh tế và đạo đức của người sáng tạo và những người nắm giữ quyền khác được thừa nhận và bảo vệ cũng như đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng và giải quyết vấn đề bản quyền trong lĩnh vực kỹ thuật số, điều này cho phép Canada phê chuẩn Hiệp ước của WIPO năm 1996 về Internet. Luật Phát thanh Truyền hình - một trong những nội dung quan trọng của pháp luật về văn hoá - cũng đã được Uỷ ban Thường trực về Di sản đặt vấn đề xem xét sửa đổi khi cơ quan này nghiên cứu về thực trạng và những định hướng tương lai của lĩnh vực phát thanh truyền hình của Canada. Nghiên cứu này, còn được gọi là Báo cáo Lincoln - đặt theo tên của chủ tịch Uỷ ban Thường trực về Di sản Clifford Lincoln, đã đề cập đến những thay đổi diễn ra do cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu, sự gia tăng về số lượng và sự đa dạng về nội dung các giá trị Canada, những thay đổi có thể xảy ra trong quy định về quyền sở hữu, vai trò ngày càng tăng và sự tương tác giữa khối nhà nước và tư nhân trong việc tạo ra và tuyên truyền các chương trình. Những định hướng tương lai đòi hỏi rằng cần phải xem xét những giả định quan trọng và cả thực tiễn hiện nay, không phải để xoá bỏ hệ thống phát thanh truyền hình hiện có mà là để đánh giá hiệu quả của các chính sách hiện hành và các thiết chế, trong bối cảnh thay đổi mạnh mẽ. Mặc dù trong Phúc đáp lần thứ nhất của mình Chính phủ không kêu gọi sửa đổi theo những gì mà báo cáo nêu ra, Chính phủ vẫn đang xem và trả lời chi tiết trong Phúc đáp lần thứ hai vào năm 2005.

Đổi mới các chương trình: Bao gồm việc bảo đảm sự nguyên vẹn của các chương trình hiện có, và đánh giá các chương trình của Bộ trong bối cảnh có những thay đổi về ưu tiên và xác định lại các mục tiêu văn hoá. Tháng 5 - 2001, Chính phủ thông báo một khoản đầu tư 500 triệu đô la Canada (CAD) trong vòng ba năm để hỗ trợ cho một chương trình văn hoá và nghệ thuật có tên “Ngày mai bắt đầu từ hôm nay”. Khoản đầu tư này sẽ tiếp tục thúc đẩy sự sáng tạo của các nghệ sĩ, quảng bá nghệ thuật và di sản cho công chúng, và giúp đỡ phát triển ngành kinh doanh văn hoá. Theo sửa đổi năm 2005-06, một số lĩnh vực trong các chương trình nói trên được bổ sung thêm tài chính với tổng số tiền là 192 triệu CAD (tất cả các chương trình do liên bang tài trợ phải thay đổi các điều kiện và quy định vào cuối năm tài chính trước đó), cụ thể là các lĩnh vực nghệ thuật, xuất bản, ghi âm, xuất khẩu sản phẩm văn hoá và tăng cường sự hiện diện của văn hoá Canada trên internet (Thông cáo báo chí ngày 15/12/ 2004 của Bộ Di sản).

Hoạt động tại cộng đồng: Bộ Di sản Canada hợp tác với nhóm chính sách hoạt động cộng đồng để tìm ra các biện pháp cần thiết để xây dựng các mối quan hệ giữa những người dân Canada thông qua các cuộc đối thoại và tìm hiểu lẫn nhau giữa các nền văn hoá. Một trong những ưu tiên của Bộ Di sản là mở rộng các hoạt động này thông qua mạng Cultura.ca - Cổng giao tiếp điện tử về văn hoá của Canada được lập vào năm 2003, và Cơ quan quan sát văn hoá Canada thành lập tháng 11/ 2003 (xem thêm phần 4.2.9). Bắt đầu từ năm 2004 trở đi, người ta thực hiện kế hoạch 5 năm để tổ chức kỷ niệm 400 năm về khám phá và đối thoại. (khám phá ra châu Mỹ và đối thoại giữa các nền văn hoá).

4.2 Những vấn đề chính sách gần đây và các tranh luận

4.2.1 Văn hoá dân tộc thiểu số

Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Canada rất đa dạng. Họ có thể bao gồm những nhóm người mà theo cách thông thường không thể xem là dân tộc thiểu số, đáng chú ý là những người bản địa. Điều này sẽ được giải thích dưới đây. ở Canada, khái niệm văn hoá dân tộc thiểu số chỉ áp dụng cho văn hoá của các dân tộc và những thay đổi về nhân khẩu, bao gồm cả dòng người nhập cư, các yếu tố chính tạo nên sự đa dạng của Canada. Năm 1950, khi Uỷ ban Massey-Levesque liên hệ đa dạng văn hoá với vấn đề bản sắc Canada, tăng trưởng dân số do tỉ lệ sinh đẻ chiếm 92%. Ngày nay, dòng người nhập cư đã tăng rất mạnh, và chiếm 53% tổng mức tăng dân số. Do đó, nếu không có tỉ lệ người nhập cư liên tục tăng, Canada sẽ không thể đạt mức tăng trưởng tự nhiên về dân số để phát triển dân cư và lực lượng lao động. Theo thống kê dân số năm 2001, có 31 triệu người Canada là hậu duệ của người Anh hoặc Pháp, 47% dân số Canada là người lai hoặc ít nhất không có cha hoặc mẹ là người Anh hoặc Pháp hoặc Canada, và Canada có hơn 200 dân tộc khác nhau. Năm 2002, Bộ Di sản Canada cho biết, “Ưu tiên hàng đầu của Bộ là thúc đẩy một xã hội đa dạng và cảm giác chia sẻ giữa các công dân được xây dựng trên xã hội đó, và các giá trị, hệ thống hai ngôn ngữ và đa dạng văn hoá, có tính đến đặc điểm riêng biệt của văn hoá Quebec và nhu cầu sử dụng ngôn ngữ chính thức của các cộng đồng dân tộc thiểu số trên toàn Canada” (Bộ Di sản Canada, Kế hoạch và những ưu tiên 2002).

Có thể kể ra một số luật quan trọng như Luật ngôn ngữ chính thức (1969), Luật nhân quyền Canada (1997), Luật đa văn hoá (1998), Luật bình đẳng việc làm (1995). Luật bình đẳng việc làm áp dụng cho lao động trong khối tư nhân cũng như hầu hết các lĩnh vực của khối công cộng. Những vấn đề mà luật này đề cập không thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Di sản. Luật Bình đẳng Lao động được ban hành nhằm khắc phục các điều kiện khó khăn trong việc làm của phụ nữ, người dân tộc bản địa, người khuyết tật và thành viên của những cộng đồng thiểu số bằng các biện pháp đặc biệt và việc điều chỉnh những sự cách biệt”. Các công ước quốc tế như Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (Canada phê chuẩn năm 1976) và Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự (Canada phê chuẩn năm 1976) là những công cụ quan trọng để thúc đẩy sự đa dạng, các quyền và cơ hội bình đẳng.

Mặc dù Canada không chính thức thừa nhận các cộng đồng văn hoá dân tộc cụ thể, các nguyên tắc đa dạng văn hoá được thực hiện trong phạm vi toàn chính phủ, trong đó có cả những tổ chức văn hoá liên bang, nhằm hướng đến những mục tiêu sau:

  • Người dân Canada có thể tiếp cận đầy đủ và bình đẳng đối với văn hoá;
  • Những nghệ sĩ sáng tạo, các tổ chức văn hoá đại diện cho các cộng đồng đa dạng có thể tiếp cận bình đẳng đối với các nguồn tài chính của nhà nước;
  • Phát triển các giá trị Canada phản ánh đầy đủ sự đa dạng trong các cộng đồng dân tộc, thể hiện được tiếng nói sáng tạo của người Canada trong cả hai loại ngôn ngữ.
  • Tạo cơ hội việc làm bình đẳng tại các tổ chức văn hoá liên bang;
  • Tăng cường sự gắn kết xã hội và loại bỏ sự tách rời xã hội bằng cách đồng thời tôn vinh những nét bản sắc khác nhau, và nêu cao ý nghĩa về sự phụ thuộc lẫn nhau.

  Từ những năm 1980, Hội đồng Nghệ thuật Canada đã ban hành các chương trình và quy định để bảo đảm phản ánh đúng đắn sự đa dạng văn hoá của Canada. Ví dụ, Văn phòng Bình đẳng đưa ra các mục tiêu chiến lược về cơ hội bình đẳng cho những tổ chức và nghệ sĩ của các dân tộc thiểu số. Nghệ sĩ của các dân tộc thiểu số được hiểu là những nghệ sĩ người gốc châu á, châu Phi, Mỹ La tinh, Arab, v.v..

Mặc dù Bộ Các vấn đề của người Indian và phát triển miền Bắc chịu trách nhiệm về các chương trình và vấn đề pháp lý liên quan đến người Bản địa ở Canada, thì Bộ Di sản thực hiện các chương trình hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho người Bản địa ở cấp quốc gia, vùng và địa phương cho người Inuit, Métis. Các chương trình này cho phép người bản địa giải quyết các vấn đề kinh tế, văn hoá và xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, một trong những công cụ quan trong nhằm giải quyết vấn đề văn hoá của người bản địa là Hệ thống truyền hình dành cho người Bản địa, trong khi Quỹ Truyền hình Canada, một công cụ văn hoá khác, duy trì một quỹ đặc biệt để hỗ trợ việc sản xuất các tác phẩm dành cho người bản địa. Hội nghị Quốc gia về Nghệ thuật của người bản địa, phối hợp cùng với Cơ quan nghiên cứu đa dạng văn hoá của Hội đồng châu Âu, được tổ chức vào năm 2002,và Hội nghị Quốc gia về Văn hoá và Du lịch của Người bản địa được tổ chức năm 2003.

Bộ Di sản Canada cũng xem thế hệ trẻ là một đối tượng ưu tiên trong các chương trình và chính sách của mình. Cụ thể như Bộ Di sản tạo các điều kiện để thế hệ trẻ có thể tham gia vào đời sống cộng đồng, và từ đó để hiểu biết nhiều hơn về đa dạng văn hoá của Canada.

Các chương trình giao lưu cho phép thế hệ trẻ cả nước tham gia vào các diễn đàn quốc gia và sự trao đổi hai chiều. Trong các năm 2003- 2004, có hơn 17000 thanh niên Canada đã tham gia vào chương trình này. Những chương trình này cũng nhắm vào việc tạo ra một tỉ lệ đại diện hợp lý của các tỉnh và vùng lãnh thổ, và bảo đảm rằng những người tham gia đó thể hiện được sự đa dạng của thế hệ trẻ Canada. Năm 2003-2004, chương trình này đã vượt mục tiêu của mình về tỉ lệ đại diện của các nhóm, bao gồm cả thanh niên người bản địa, thanh niên từ những hộ gia đình có thu nhập thấp, thanh niên bị khuyết tật và thanh niên ở vùng nông thôn, vùng xâu vùng xa.

Sáng kiến hoạt động thanh niên Canada hàng năm đã giúp cho 2500 thanh niên có được việc làm vào mùa hè, và tham gia thực tập tại các bảo tàng, thư viện, phòng lưu trữ, trung tâm thanh niên Bản địa đô thị và các tổ chức ngôn ngữ. Sau cùng, Chương trình Nghiên cứu, thông qua việc hỗ trợ các tài liệu học tập và những hoạt động, đã thúc đẩy thanh niên tìm hiểu về lịch sử Canada, dân số đa dạng và hệ thống chính quyền.Ví dụ tài liệu “Người Canada và Chính quyền của mình” được viết ra để phục vụ cho các nhà giáo dục và thanh niên ở độ tuổi từ 12 đến 16. Từ năm 2003, tài liệu này đã được phân phối cho hơn 10 000 người Canada.

* Quy định đối với Dân tộc Bản địa

Cộng đồng người bản địa có một vị trí đặc biệt trong xã hội Canada. Điều này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, thể hiện trong các lễ hội, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, và di sản, trong chính sách của chính quyền và trong dân chúng nói chung. Để cho vai trò của người bản địa không chỉ là “điều được xã hội thừa nhận”, để cho người bản địa tham gia nhiều hơn và đóng góp nhiều hơn vào đời sống dân sự, cần thiết phải thiết lập một quan hệ đối tác với các cộng đồng bản địa. Quan hệ đối tác được thiết lập dựa trên mục tiêu chung về gìn giữ và phát triển văn hoá người bản địa, cộng đồng người bản địa phát triển và sung túc, nâng cao hiểu biết giữa các cộng đồng với nhau và làm giàu đời sống Canada nói chung.

Năm 2001, những người tự cho mình là người bản địa chỉ chiếm không dưới 1 triệu người, khoảng 3.3% tổng dân số cả nước. Đa số người bản địa, 608850 người hay 62%, là người Indian miền Bắc. 292310 là người Métis, chiếm khoảng 30% tổng số người Bản địa, và 5% hay 45070 là người Inuit. Từ năm 1996 đến năm 2001, tổng dân số người bản địa tăng 22%. Trong số này một nửa tăng dân số là do yếu tố nhân khẩu học, ví dụ như tỉ lệ sinh cao. Nửa còn lại là do họ khám phá về nguồn gốc Bản địa của mình. (Điều tra dân số 2001, Cơ quan thống kê Canada).

Hội đồng Nghệ thuật Canada cũng hỗ trợ cho phát triển đa dạng văn hoá thông qua cam kết của mình với các nghệ sĩ Bản địa. Ban thư ký Nghệ thuật Bản địa đã xây dựng các chính sách, các chương trình, các sáng kiến chiến lược và ngân sách để hỗ trợ cho hoạt động nghệ thuật của người Bản địa trong mọi lĩnh vực nghệ thuật. Chương trình hợp tác và trao đổi giữa người Bản địa thực hiện hỗ trợ tài chính cho các cá nhân hoặc nhóm người bản địa đối với các dự án liên quan đến chia sẻ, thưởng thức, tìm hiểu và nhận biết các tri thức về truyền thống và hiện đại. Vấn đề đa dạng văn hoá và sự tham gia của người Bản địa còn bao gồm:

·Khái niệm mới về “nghệ sĩ chuyên nghiệp” bao gồm một loạt các tập quán và truyền thống văn hoá;

·Tăng cường sự hiện diện của các nghệ sĩ người thiểu số và người bản địa.

·Các chương trình mới về âm nhạc, múa, nghệ thuật media và nghệ thuật thị giác cho người Bản địa.

·Số lượng các nhân công người bản địa và cộng đồng thiểu số chiếm tỉ lệ cao trong các ngành nghề văn hoá.

·Tăng cường các hoạt động của cộng đồng thiểu số tại địa phương bên cạnh việc dịch các thông tin chương trình ra nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau.

Xem phần 5.3.10 để biết thêm các quy định cho người bản địa

4.2.2 Bình đẳng giới và chính sách văn hoá

Status of Women Canada (SWC: Cơ quan phụ trách về tình trạng của phụ nữ) là cơ quan liên bang có nhiệm vụ thúc đẩy bình đẳng giới ở Canada và thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của đất nước. SWC là thành viên của hệ thống các cơ quan hoạt động về di sản, và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Di sản. Nhiệm vụ của nó còn bao gồm phân tích pháp lý, chính trị và chương trình của chính phủ liên bang liên quan đến vấn đề giới. SWC quản lý Quỹ Nghiên cứu Chính sách, quỹ này hỗ trợ nghiên cứu các vấn đề về giới. Sau đây là một số ưu tiên được SWC xác định trong hoạt động của mình:

·Thúc đẩy phụ nữ tham gia vào sự phát triển văn hoá và di sản ở Canada;

·Tôn vinh những người phụ nữ trong lịch sử Canada;

·Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong việc xây dựng các chương trình di sản;

·Thúc đẩy phụ nữ tham gia vào nghệ thuật;

·Thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các ngành kinh doanh văn hoá và phát thanh truyền hình;

·Nâng cao vị thế của phụ nữ trong lĩnh vực thể thao;

·Giúp xoá bỏ các rào cản về việc làm và những khó khăn khác gây cản trở cho những người Canada thế hệ thứ nhất và những người thuộc các dân tộc thiểu số, đặc biệt là phụ nữ, trong lĩnh vực nghệ thuật.

·Giúp đỡ phụ nữ người bản địa duy trì bản sắc văn hoá của họ và các vấn đề văn hoá khác;

·Tăng cường sự đóng góp của phụ nữ bản sắc của canada;

·Đưa vai trò của phụ nữ trong các cộng đồng nói ngôn ngữ chính thức vào quy định pháp luật, chính sách và các chương trình (Kế hoạch Bình đẳng Giới, 1995 - 2000).

Năm 1992, Uỷ ban Truyền thông và Phát thanh Truyền hình (CRTC) đã xây dựng chính sách bình đẳng giới trong các chương trình phát sóng và quảng cáo. Mặc dù đối với vấn đề giới các ngành nghề đều có quy định riêng của mình, nhưng các hãng phát thanh truyền hình đều bắt buộc phải tuân thủ Luật Bình đẳng giới trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, được giám sát thực hiện bởi Hội đồng tiêu chuẩn Phát thanh Truyền hình.

Cho đến ngày nay, không có một nghiên cứu đầy đủ nào về những tiến bộ đạt được về bình đẳng giới trong toàn lĩnh vực văn hoá. Tuy nhiên, Điều tra dân số 2001 đã chỉ ra rằng phụ nữ chiếm 54% trong tổng số 130 695 nghệ sĩ đại diện cho chín lĩnh vực nghề nghiệp ở Canada. Phụ nữ chiếm số lượng đặc biệt nhiều so với nam giới trong các lĩnh vực như múa (85%), nghề thủ công (62%). Ngoài ra tỉ lệ nữ còn cao hơn nam giới trong các lĩnh vực như âm nhạc (56), văn (54%) và hội hoạ, kiến trúc, các loại hình nghệ thuật thị giác khác (54%). Ngược lại, số lượng nam giới lại chiếm gấp đôi phụ nữ trong các vai trò như quản lý, sáng tác nhạc và cải biên (68%), nhà sản xuất, đạo diễn, biên đạo múa, và những nghề liên quan (61%), diễn viên (55%). Nam giới tiếp tục chiếm tỉ lệ cao trong những nghề nghiệp được trả lương cao, trong khi nữ giới chiếm tỉ lệ cao trong nghề nghiệp được trả lương thấp. (Chiến lược Hill: Phân tích số liệu các Nghệ sĩ ở Canada 2004). Trong các nghề nghiệp như nghệ thuật, văn chương và giải trí tỉ lệ phụ nữ tham gia vẫn có xu hướng tăng. Ví dụ năm 1987 là 50.4%, và năm 2002 là 53.5%.

Những sáng kiến khác của SWC còn bao gồm nghiên cứu về vấn đề giới tính ở Canada và vai trò của Canada trong việc thực hiện tuyên bố Bắc Kinh. Điều này sẽ tạo ra cơ hội thúc đẩy trao đổi giữa các đại diện quốc tế về việc làm thế nào để đạt được sự bình đẳng giới.

4.2.3 Ngôn ngữ và chính sách

Canada sử dụng hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp. Căn cứ các khuyến nghị trong Báo cáo của Uỷ ban Hoàng gia về hệ thống hai ngôn ngữ và hai nền văn hoá, nghị viện lần đầu tiên ban hành Luật ngôn ngữ chính thức 1969. Chính sách ngôn ngữ  hiện nay được phản ánh trong:

·Hiến chương Canada về quyền và tự do (1982): Theo Điều 16, tiếng Anh và tiếng Pháp là ngôn ngữ chính thức của Canada và của New Brunswick. Hai ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các tranh luận về pháp lý, xét xử, đạo luật, các hồ sơ và ghi chép tại các toà án liên bang và New Brunswick và việc cung cấp dịch vụ, các vấn đề truyền thông cho công chúng. Quebec sử dụng chủ yếu là tiếng Pháp và tất cả các tỉnh khác chủ yếu sử dụng tiếng Anh. Trẻ em dân tộc thiểu số được quyền học tập ở cấp một và cấp hai theo ngôn ngữ chính thức của cộng đồng thiểu số, điều này cũng được Hiến chương bảo đảm.

·Luật Ngôn ngữ Chính thức (1998): thúc đẩy hệ thống song ngữ ở Canada và hỗ trợ phát triển ngôn ngữ của các cộng đồng thiểu số. Điều 41 và 42 của Luật quy định chính phủ liên bang phải bảo đảm sự tồn tại ngôn ngữ chính thức của dân tộc thiểu số; thúc đẩy sự thừa nhận đầy đủ của hai ngôn ngữ chính thức, và thúc đẩy việc hợp tác tiếp cận giữa các tổ chức văn hoá liên bang.

Chính phủ Canada đưa ra hàng loạt các chương trình để quảng bá và phát triển các giá trị văn hoá trong mỗi ngôn ngữ chính thức. Năm 2000, có khoảng 25% của 2.8 tỉ đô la Canada (CND) đã được chi tiêu cho các vấn đề văn hoá liên quan đến tiếng Pháp. Hãng CBC/Tiếng nói Canada, Hãng phát thanh truyền hình Nhà nước, đóng vai trò chính trong việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ văn hoá, ngoài ra nó còn phát sóng bằng 8 thứ ngôn ngữ của người Bản địa tại các vùng miền Bắc Canada. Năm 2003-2004, tổng ngân sách của hãng CBC là 1.65 tỉ CAD, chương trình truyền hình tiếng Pháp chiếm 23% khoản chi ngân sách trên, và chương trình phát thanh tiếng Pháp chiếm 8%. Hãng CBC cũng quản lý một số kênh truyền hình Tiếng Pháp phát qua hệ thống cáp (Cable) và qua vệ tinh.

Hội đồng nghệ thuật Canada, Hãng phim truyền hình, Uỷ ban phim Quốc gia và Bộ Di sản quản lý các chương trình hỗ trợ tài chính cho những nhà văn, nhà xuất bản, nhạc sĩ, và nghệ sĩ biểu diễn khác, bảo tàng và phòng trưng bày, nhà làm phim, v.v.. trong những vấn đề liên quan đến sử dụng ngôn ngữ của người thiểu số. Có khoảng một phần ba số tiền của Quỹ Truyền hình Canada được dành để sản xuất các chương trình tiếng Pháp, hai phần ba còn lại được sử dụng để sản xuất các chương trình tiếng Anh. Trung tâm nghệ thuật Quốc gia cũng điều hành ba chương trình kịch sân khấu bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Năm 2003- 2004, Bộ Di sản Canada đã sửa đổi Chương trình phát triển ngôn ngữ. Theo chương trình trước đây, Bộ Di sản hỗ trợ cho việc học tập ngôn ngữ thứ hai tại các tỉnh và vùng lãnh thổ và có 2.5 triệu người Canada hưởng lợi từ chương trình này. Chính phủ cũng hợp tác chặt chẽ với trên 150 tổ chức phi chính phủ (NGO) để thúc đẩy hệ thống hai ngôn ngữ chính thức của Canada.

Các vấn đề tranh luận xung quanh việc sử dụng hai ngôn ngữ ở Canada là do tiếng Pháp chiếm quá thấp trên internet và thiếu sự hỗ trợ cho các ngôn ngữ “thứ ba” hay ngôn ngữ “di sản”. Vấn đề ngôn ngữ cũng được quy định trong Luật Đa văn hoá Canada. Luật này quy định chính sách của Canada là “gìn giữ và phát triển việc sử dụng các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Anh và tiếng Pháp, trong khi vẫn duy trì việc sử dụng hai ngôn ngữ chính thức” và “thúc đẩy việc hiểu biết, sử dụng tất cả các ngôn ngữ góp phần vào di sản đa văn hoá của Canada.” Một điều có thể nhận thấy rằng, thậm chí trong Luật đa văn hoá các ngôn ngữ không phải là tiếng Anh và Pháp cũng bị bỏ qua khi nói đến phát triển các mục tiêu ngôn ngữ chính thức.

Theo điều tra 2001, Canada sử dụng trên 100 ngôn ngữ. Tiếng mẹ đẻ của 58.5% người Canada là tiếng Anh, 22.6% là tiếng Pháp, còn 18.5% là các ngôn ngữ khác. Không kể Quebec, Cộng đồng Pháp ngữ chiếm 4.4% tổng dân số. ở Quebec cộng đồng Anh ngữ chiếm 8.3% vào năm 2001, trong khi năm 1991 là 9.2%. Cộng đồng đa ngôn ngữ (những người sử dụng hai thứ tiếng trở lên), chủ yếu là người nhập cư, chiếm gần 1/4 dân số các tỉnh o­ntario và British Comlumbia. Hầu hết mọi người sống ở Toronto và Vancouver, hai thành phố  lớn thứ nhất và thứ ba ở Canada. Năm ngôn ngữ không chính thức được sử dụng nhiều nhất tại các gia đình, theo thứ tự là Trung Quốc, Italia, Đức, Tây Ban Nha và Punjabi (Cục thống kê Canada, Điều tra dân số 2001). Sau tiếng Trung Quốc (tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông), thì các ngôn ngữ phát triển mạnh nhất những năm gần đây ở Canada là Punjabi, Arabic và Tagalog (Philippin).

4.2.4 Đa nguyên truyền thông và đa dạng nội dung

Trước đây chính sách văn hoá Canada thường phân biệt giữa truyền thông (hay phát thanh - truyền hình), “nghệ thuật đỉnh cao” và di sản mà Chính phủ có sự tham gia tích cực trong rất nhiều năm, với những lĩnh vực khác của văn hoá, đặc biệt là các ngành kinh doanh văn hoá (ngoại trừ phát thanh - truyền hình) mà những lĩnh vực này trước giai đoạn thập niên 70 không nhận được nhiều nguồn tài chính của chính quyền Liên bang. Với sự tăng trưởng của các ngành kinh doanh văn hoá, đặc biệt dễ nhận thấy trong ba thập kỷ qua, sự tham gia của chính quyền Liên bang trong lĩnh vực văn hoá được mở rộng đáng kể. Mỗi lĩnh vực đều nhận được sự hỗ trợ tuỳ thuộc vào mức độ lĩnh vực đó đóng góp vào việc tạo ra các giá trị văn hoá cho Canada. Mặc dù bản chất của các chương trình hỗ trợ cho văn hoá và các cơ chế có sự thay đổi khác nhau, thì xu hướng chung trong chính sách văn hoá Canada là hướng đến việc sáng tạo thông qua hoạt động tiêu dùng. Giới truyền thông, đặc biệt là truyền thông kỹ thuật số, trở thành những phương tiện quan trọng để phân phối và tiêu dùng các sản phẩm văn hoá ở Canada.

Mối quan hệ về vai trò của ngành truyền thông và văn hoá cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bản sắc và sự đa dạng. Một số người cho rằng bản sắc giúp định hình nên hình thức và tính thường xuyên của sự tham gia vào đời sống văn hoá. Một số người khác lại cho rằng văn hoá tạo nên bản sắc, và do đó tạo ra khả năng rằng một khi văn hoá thế giới chiếm ưu thế sẽ dẫn đến giảm tính đa dạng trong bản sắc. Bộ Di sản đang thực hiện một chương trình nghiên cứu để tìm hiểu sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa văn hoá và bản sắc, giữa văn hoá và quyền công dân. Bộ Di sản cũng đang nghiên cứu về những ảnh hưởng của văn hoá đối với xã hội. Nghiên cứu này xuất phát từ một hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Montreal tháng 8/ 2004, với sự phối hợp giữa Bộ Di sản, Đại học Ottawa và Mạng lưới nghiên cứu văn hoá Canada (CCRN).

Trong các tuyên bố công khai của mình, Chính phủ Canada sử dụng các thuật ngữ như đa dạng tích cực, sự khẳng định về mặt quốc gia. Đa dạng, bao gồm cả đa dạng văn hoá, được xem là một thế mạnh được thể hiện trong các giá trị được thừa nhận hoặc chấp nhận sự khác biệt, thoả hiệp, đàm phán và giải quyết hoà bình các xung đột, thích nghi và rộng mở đối với các tập quán và giá trị khác nhau của những cộng đồng khác. Đa dạng trong biểu đạt văn hoá được cho là sẽ thúc đẩy sự sáng tạo, và thúc đẩy những cách thức mới để tìm hiểu những vấn đề phức tạp, sự liên kết toàn cầu, và xây dựng xã hội mới và các giá trị văn hoá để hỗ trợ cho các giá trị kinh tế như phát triển kỹ năng và nâng cao hiệu quả.

Các mục tiêu về đa dạng bao gồm rất nhiều kết quả, đã đạt được hoặc dự báo, phản ánh được cộng đồng đa văn hoá, hệ thống hai ngôn ngữ chính thức, sự thừa nhận vị trí đặc biệt của người Bản địa ở Canada cũng như các quyền văn hoá và ngôn ngữ của họ. Để những mục tiêu này được công chúng thừa nhận và ủng hộ, tất cả mọi công việc đang được thực hiện nhằm đảm bảo rằng mục tiêu đa dạng luôn được nhấn mạnh bằng cách áp dụng các tiêu chuẩn về đa dạng trong các sáng kiến chính sách của nhà nước. Các tiêu chuẩn về đa dạng này sẽ giúp đạt được những mục tiêu chung về tính đầy đủ, bình đẳng về cơ hội, sức mạnh cộng đồng, gắn kết xã hội và sự tham gia của các công dân vào đời sống xã hội, những điều được xem là bản chất trong mô hình đa dạng của Canada. Tiêu chuẩn đa dạng cũng nhằm bảo đảm rằng, khi phát triển các nguồn lực để tăng lợi ích công cộng đến mức cao nhất sẽ không có tác động không mong muốn nào đối với văn hoá của các cộng đồng thiểu số.

Từ trước đến nay Canada vẫn sử dụng truyền thông là một công cụ để phát triển văn hoá quốc gia. Trong Luật phát thanh  truyền hình (1991) quy định, “Hệ thống phát thanh truyền hình Canada phải ... thông qua việc lập chương trình của mình và ... các cơ hội việc làm ... nhằm phục vụ những nhu cầu và lợi ích, và phản ánh tình hình và mong muốn của người Canada nói chung, bao gồm cả các vấn đề như quyền bình đẳng , hệ thống hai ngôn ngữ chính thức và bản chất đa văn hoá, đa sắc tộc của xã hội Canada, và vị trí đặc biệt của người Bản địa trong xã hội.” CBC/ Radio- Canada cho thấy vai trò đặc biệt của một hãng phát thanh truyền hình nhà nước hoạt động với hai ngôn ngữ chính thức. Phương tiện truyền thông của người thiểu số cũng truyền đạt các giá trị của người thiểu số cho các cộng đồng những người nói tiếng Anh và tiếng Pháp. Truyền thông là một công cụ quan trọng trong việc thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hoá và chống lại chủ nghĩa phân biệt sắc tộc. Hai chương trình là Chương trình phát thanh truyền hình miền Bắc và Chương trình phân bổ miền Bắc của Bộ Di sản, cũng như các chương trình khác của những cơ quan quản lý về Di sản, đã thúc đẩy việc sản xuất và phân phối các chương trình phát thanh truyền hình bằng tiếng Bản xứ, đặc biệt là tại ba Vùng lãnh thổ và các vùng phía Bắc của bảy tỉnh. Các chương trình như Giới thiệu nghệ thuật, Không gian văn hoá, Đào tạo nghệ thuật và Chương trình gìn giữ di sản và nghệ thuật đều có mục tiêu triển khai và đánh giá thực hiện các công việc vì cộng đồng đa văn hoá. (xem thêm phần 8.1.1). Chương trình Đa dạng Văn hoá của Bộ Di sản khuyến khích và hỗ trợ sự hiện diện của các dân tộc thiểu số trong lĩnh vực truyền thông bằng cách đề ra những dự án cộng đồng và phối hợp với các tổ chức truyền thông.

Cục Thống kê Canada đã tiến hành một cuộc Điều tra về Đa dạng Dân tộc ở Canada, với sự giúp đỡ tài chính của Bộ Di sản. Kết quả điều tra, được công bố tháng 9/ 2003, đã cung cấp những thông tin cơ bản về dân tộc và văn hoá ở Canada, từ đó có thể biết được cuộc sống của người dân ngày nay. Cuộc điều tra này còn tìm hiểu các vấn đề như tổ tiên của các dân tộc, bản sắc, nền tảng gia đình, tôn giáo, ngôn ngữ sử dụng, hệ thống xã hội, sự tương tác với cộng đồng khác và sự tham gia của dân chúng đối với hoạt động xã hội. Trong cuộc điều tra có 42000 người trên 15 tuổi tham gia phỏng vấn. Theo điều tra này, những người nhập cư thường có biểu hiện rõ ràng hơn trong việc cảm nhận về mối liên hệ với cộng đồng dân tộc của mình. Ngoài ra, điều tra cũng cho thấy những người nhập cư sống càng lâu ở Canada, sự tham gia của họ vào xã hội cũng tăng lên.

4.2.5 Ngành kinh doanh văn hoá: sự phát triển, các chương trình và quan hệ đối tác

Chính phủ Canada đã phát triển một loạt các tổ chức, các chính sách và chương trình để hỗ trợ cho ngành kinh doanh văn hoá và nghệ thuật thông qua Bộ Di sản Canada (DCH) và thông qua các cơ quan liên quan khác. Các ngành kinh doanh văn hoá thuộc trách nhiệm quản lý của Vụ Các vấn đề Văn hoá (thuộc Bộ Di sản). Vụ các vấn đề Văn hoá lại chia ra các ban chịu trách nhiệm về: phát thanh truyền hình; phim và video; ghi âm; xuất bản (sách, ấn phẩm định kỳ, báo), truyền thông mới và nghệ thuật (xem phần 8). Một số vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều chương trình văn hoá của Bộ Di sản hoặc các tổ chức quản lý di sản. Ví dụ, theo nghiên cứu gần đây, Bộ Di sản đang tìm cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc ngành kinh doanh văn hoá trong việc tiếp cận các nguồn tài chính và sử dụng cơ chế hỗ trợ cho khối nhà nước và tư nhân. Bộ cũng đang chuẩn bị một chiến lược nghe nhìn trong đó:

·Bổ sung những yếu tố có tác dụng phát triển các lĩnh vực nghệ thuật và di sản/ lịch sử.

·Xem xét các mục tiêu chính sách nhà nước ở khía cạnh nội dung và khán giả.

·Xác định các lỗ hổng trong những vấn đề quan trọng, xây dựng các chỉ số thay đổi và đánh giá hiệu quả của các quy tắc và công cụ hỗ trợ sáng tạo, sản xuất, phân phối, tiêu dùng và gìn giữ các giá trị của ngành nghe nhìn Canada.

Phát thanh truyền hình: Phát thanh truyền hình chiếm đến 49.3% tổng chi tiêu của liên bang cho văn hoá vào năm 2001-2002. Hầu hết khoản chi này là phân bổ của Nghị viện hàng năm cho các hãng phát thanh truyền hình liên bang, Công ty Phát thanh truyền hình Canada/ Radio-Canada. Ưu tiên đối với lĩnh vực phát thanh cho thấy vai trò của nó trong việc kết nối, xây dựng quốc gia và ràng buộc quốc gia tại một nước lớn như Canada. Năm 2003, nguồn thu của các hãng phát thanh truyền hình nhà nước (Chủ yếu là các hãng của Liên bang - CBC/ Radio - Canada, ngoài ra còn có các hãng của tỉnh như Phát thanh-Quebec và Truyền hình o­ntario) lên đến 1.5 tỉ CAD, trong đó gần hai phần ba là do nhà nước trợ cấp, một phần ba còn lại là thu từ quảng cáo. Cũng năm 2003, doanh thu của các hãng phát thanh truyền hình tư nhân là 10.8 tỉ CAD, bao gồm doanh thu từ các dịch vụ phát thanh truyền hình có thu tiền (dịch vụ kỹ thuật số), dịch vụ cáp (ngoại trừ doanh thu từ truy cập internet tốc độ cao), các dịch vụ không dây và qua vệ tinh. Một số vấn đề nổi bật mà ngành phát thanh truyền hình đang gặp phải:

·Thị trường “đen” do việc thu sóng nước ngoài qua vệ tinh mà không được CRTC cho phép;

·ở các hãng truyền hình tư nhân đang có xu hướng giảm các vở kịch truyền hình do trong nước sản xuất;

·Xu hướng tập trung quyền sở hữu ngày càng cao các lĩnh vực bao gồm báo chí, viễn thông và truyền thông.

·áp lực tự do hoá các quy định sở hữu nước ngoài (hiện nay là 47%)

·Chi phí tốn kém cho việc chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số, bao gồm cả trang thiết bị và nội dung.

·Sự thay đổi các điều kiện liên quan đến các quy định bắt buộc về nội dung phải chứa   đựng các giá trị Canada.

·Tương lai của Internet khi nó trở thành một phương tiện phân phối.

·Sự rời rạc thị trường truyền hình và tỉ lệ chương trình cho trẻ em ngày càng giảm, tỉ lệ về giới trong ngành truyền hình, các nội dung bạo lực và khiêu dâm trên truyền hình.

Nhiều trong số các vấn đề này đã được Uỷ ban thường trực về di sản Canada xem xét kỹ lưỡng trong một báo cáo có tựa đề Chủ quyền văn hoá của chúng ta: Thế kỷ thứ hai của phát thanh truyền hình Canada (tháng 6/2003). Trong báo cáo này, các khuyến nghị được đưa ra đối với: việc xây dựng các chương trình truyền hình của Canada, vấn đề CBC (Công ty phát thanh truyền hình Canada), việc phát sóng phi lợi nhuận, vấn đề phát sóng của các vùng, địa phương, và của tư nhân, việc phát sóng ở miền Bắc và của người Bản địa, vấn đề sở hữu, chuyển đổi sang truyền hình kỹ thuật số, thu sóng qua vệ tinh bất hợp pháp, toàn cầu hoá và đa dạng văn hoá, và vấn đề quản lý. Trong việc xây dựng các chương trình truyền hình của Canada, có một số khuyến nghị đáng lưu ý là: Xây dựng một chính sách và chiến lược toàn diện, xây dựng lại hệ thống đang có về chứng nhận, hỗ trợ tài chính và sản xuất các chương trình truyền hình Canada dựa trên những mục tiêu văn hoá đã đạt được, nâng cao chức năng của hệ thống khấu trừ thuế liên bang để phục vụ cho việc làm các chương trình truyền hình Canada, xem Quỹ Truyền hình Canada là một yếu tố cơ bản của hệ thống truyền hình Canada, hàng năm báo cáo cho Nghị viện về những tiến bộ đạt được trong những chính sách và chương trình của liên bang, và đánh giá những thay đổi này hai năm một lần. Cuối cùng, Báo cáo Lincoln khuyến nghị rằng CRTC nên sửa đổi lại chính sách truyền hình năm 1999 về việc thể hiện những ưu tiên làm chương trình truyền hình trong giai đoạn cao điểm.

Tháng 11/2003, lần đầu tiên Chính phủ có phản hồi đối với những khuyến nghị đưa ra trong báo cáo, rằng: “Chính phủ sẽ từng bước đồng bộ những quy định và cơ chế tài chính để nhấn mạnh hơn việc thu hút khán giả đến với chương trình truyền hình Canada ... cần phải đạt bước tiến thật sự trong việc xây dựng thói quen xem các vở kịch truyền hình bằng tiếng Anh. Sự thành công trong việc thu hút khán giả truyền hình đạt được rất khác nhau đối với mỗi loại chương trình. Chính phủ tin rằng hoàn toàn có thể thu hút được một lượng khán giả lớn đối với các loại chương trình truyền hình khác nhau trong khi vẫn bảo đảm rằng các vùng và sự đa dạng của Canada vẫn được phản ánh, những người Bản địa và các cộng đồng thiểu số không bị loại trừ trong quá trình này. Các mục tiêu này vẫn đang được duy trì.” Tuy nhiên, sự thiếu sót về chi tiết sẽ được bổ sung trong Phúc đáp ban đầu sẽ được đưa ra Nghị viện năm 2005.

Công ty phát thanh truyền hình Canada/ Radio-Canada (CBC/R-C): là một tổ chức văn hoá lớn nhất cả nước. Trong những năm gần đây, CBC/R-C là mục tiêu tranh cãi công khai cũng như trong nội bộ chính phủ về các vấn đề như vai trò của nó (CBC) được quy định trong Luật phát thanh truyền hình (1991), vấn đề sử dụng nguồn thu từ quảng cáo, việc phủ sóng ở địa phương, vùng và toàn quốc, sự thất thường liên tục trong cạnh tranh về thị phần của các đài tư nhân Canada và Hoa Kỳ, và những khó khăn trong việc thu hút khán giả đến với các chương trình truyền hình về Canada vào những giai đoạn cao điểm. Tháng 3/2002, CBC đã trình lên Uỷ ban thường trực nghị viện về di sản kêu gọi Chính phủ xác nhận lại cam kết của mình đối với việc phát sóng quốc gia, thực hiện những chương trình đặc biệt và chất lượng cao, tái đầu tư và hỗ trợ cho việc làm các chương trình truyền hình, các quan hệ đối tác và liên minh chiến lược như ba kênh truyền hình mới chuyên về các chương trình nghệ thuật bằng tiếng Pháp, Kênh Phim tài liệu Canada (với Uỷ ban Phim Canada) và Kênh truyền hình đất nước Canada.

Uỷ ban truyền thông và phát thanh - truyền hình Canada (CRTC): Theo Luật phát thanh truyền hình (1968), CRTC là cơ quan do Chính phủ thành lập. Nó là cơ quan quản lý trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và truyền thông. Theo luật CRTC có nhiệm vụ cân bằng các mục tiêu văn hoá, xã hội và kinh tế được quy định trong Luật phát thanh truyền hình trong khi tăng tăng cường các chương trình mang nội dung Canada. Đây cũng là cơ quan có trách nhiệm đảm bảo các chương trình phát sóng phải phản ánh được sự sáng tạo của Canada, hệ thống hai ngôn ngữ, sự đa dạng văn hoá, những người bản địa, và các giá trị xã hội của Canada. Năm 1999, Uỷ ban CRTC đã ban hành chính sách mới về truyền hình, chính sách này vẫn còn hiệu lực cho đến ngày nay, trong đó quy định: “... tất cả những hãng truyền hình được cấp phép ... đều phải có cam kết cụ thể về những sáng kiến nhằm bản đảm rằng họ sẽ góp phần phản ánh sự hiện diện của văn hoá và bản sắc của các dân tộc thiểu số, người bản địa trong cộng đồng mà họ phục vụ.”

Thành công quan trọng khác của CRTC trong 5 năm qua là thay đổi hệ thống phân phối dịch vụ truyền hình bằng cách thúc đẩy cạnh tranh giữa các dịch vụ cáp, truyền sóng qua vệ tinh và vi ba (vi sóng). CRTC cũng bãi bỏ một số quy định về tỉ lệ dịch vụ cable và tin tức của địa phương ở những nơi đạt có sự cạnh tranh công bằng. Năm 2001, một loạt dịch vụ truyền hình cáp và truyền hình số có thu phí đã được cấp phép, bao gồm cả các đài của những dân tộc thiểu số sử dụng “ngôn ngữ thứ ba”. Năm 2002, có thêm 47 kênh truyền hình kỹ thuật số, và doanh thu từ tiền thuê bao chiếm đến 25% doanh thu của các hãng truyền hình (năm 1999 chỉ chiếm chưa đến 18%). Năm 2004, CRTC đã cấp phép cho 66 dịch vụ truyền hình kỹ thuật số của Canada, và 49 dịch vụ sử dụng công nghệ analogue. Trong số này, 21 kênh truyền hình của Canada và 5 kênh truyền hình nước ngoài đã được chấp thuận và đang hoạt động. Ngoài ra, có 14 kênh truyền hình thu phí theo số lần xem, 48 kênh truyền hình của Mỹ cũng được chấp thuận cho phát sóng ở Canada.

Phim và Video: Chính quyền liên bang đang gia tăng đầu tư vào lĩnh vực phim và video nhằm thúc đẩy sản xuất và phân phối các bộ phim Canada để công chiếu tại các rạp và trên truyền hình. Sự hỗ trợ của liên bang dựa trên đánh giá về tầm quan trọng của phim đối với sự phát triển văn hoá cũng như mức ảnh hưởng đối với sự biểu đạt văn hoá và bản sắc. Tuy nhiên, tình hình không phải lúc nào cũng khả quan. Quý 1 năm 2004, các phim Canada chỉ chiếm 4.9% thị phần trong nước, mặc dù so với năm 2001 tỉ lệ này tăng 300% (tỉ lệ thị phần năm 2001 là 1.4%), điều này làm cho tỉ lệ 12% số phim bằng tiếng Pháp do Quebec sản xuất trở nên khá cao. Ngân sách bình quân dành cho phim (2.7 triệu CAD cho phim tiếng Anh và 2.2 triệu cho phim tiếng Pháp) và ngân sách cho việc tiếp thị (150 000 đối với hai phần ba số phim truyện do Hãng phim truyền hình tài trợ) là rất thấp nếu so với các nước khác. Tuy nhiên, Canada sản xuất được từ 30 đến 35 phim truyện mỗi năm, và các đạo diễn, diễn viên Canada liên tục thu hút được sự chú ý tại các liên hoan phim quốc tế. Một số vấn đề mà ngành phim phải đối mặt còn có:

·Khả năng giảm sút mang tính chu kỳ của nhu cầu quốc tế đối với các chương trình truyền hình Canada;

·Việc hỗ trợ tài chính thiếu ổn định đối với các chương trình truyền hình “chất lượng cao”;

·Duy trì các phim tài liệu và đa dạng hoá việc sản xuất các loại phim;

·Duy trì tỉ lệ tương đối cao các khán giả xem phim và các chương trình bằng tiếng Pháp; tăng số lượng người xem các chương trình bằng tiếng Anh có nội dung nói về Canada thông qua hoạt động tiếp thị và xử lý vấn đề sử dụng ngôi sao để thu hút khán giả tại các hãng truyền hình Canada;

·Giải quyết vấn đề chống đối ngày càng tăng của một số nhóm người ở Hoa Kỳ, đặc biệt là ở California, với cái gọi là “run away film production” (sản xuất phim ở nước ngoài) với tổng số tiền lên đến 1.9 tỉ CAD năm 2002-2003 (chiếm 38%) tổng chi phí sản xuất phim và truyền hình của Canada) mặc dù gần đây tỉ lệ đồng đô la Canada có tăng lên so với đồng đô la Mỹ làm cho xu hướng sản xuất phim ở nước ngoài giảm đi. Thực thế, hệ quả có thể nhận thấy một phần trong ngành sản xuất phim ở Canada, vốn đang trải qua những khó khăn do sự sụt giảm của xu hướng “run away” gây ra;

·Bảo đảm quá trình phát triển đa dạng văn hoá trong lĩnh vực nghe nhìn được thúc đẩy thông qua quan hệ đối tác mới được thiết lập giữa Bộ Di sản, Hãng phim truyền hình, Uỷ ban phim và hội đồng nghệ thuật. Quan hệ đối tác này nhằm mở cửa và dỡ bỏ các rào cản để đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng đối với việc hỗ trợ các chương trình và các cơ hội.

Các chương trình và các tổ chức về Phim của liên bang bao gồm:

·Uỷ ban Phim Quốc gia: sản xuất và phân phối các sản phẩm nghe nhìn. Các ưu tiên bao gồm những vấn đề xã hội, khán giả, các nhà làm phim trẻ và sự tham gia của người thiểu số, thừa nhận các thương hiệu và nâng cao các liên kết với hệ thống giáo dục;

·Hãng phim Truyền hình Canada: đầu tư sản xuất và quảng bá các sản phẩm nghe nhìn như phim, phim truyền hình và truyền thông mới; quản lý một chương trình trong lĩnh vực ghi âm để trợ giúp phát triển các kế hoạch kinh doanh. Gần đây Chính phủ đã đệ trình một dự thảo sửa đổi Luật phim truyền hình Canada để làm rõ và bổ sung những nhiệm vụ của Hãng phim truyền hình làm sao phản ánh được hoạt động hiện nay của cơ quan này. Dự thảo này đang chờ xem xét lần thứ hai tại Thượng viện;

·Quỹ Truyền hình Canada (CTF): đây là cơ quan duy nhất có sự hợp tác giữa nhà nước và tư nhân. Được thành lập năm 1996 bởi DCH, Hãng phim Truyền hình, các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình DTH, các công ty truyền hình Cable tư nhân, quỹ này sẽ đầu tư vào các vở kịch truyền hình, các chương trình dành cho trẻ em và nghệ thuật biểu diễn bằng cả hai thứ tiếng. Từ năm 1996, CTF đã đầu tư hơn 1.7 tỉ CAD vào sản xuất 18 000 giờ chương trình bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Bản ngữ.

·Chính sách Phim truyện (CFF): do Hãng phim truyền hình Canada quản lý nhằm mục tiêu phim truyện Canada sẽ chiếm 5% thị phần số vé bán ra và tăng lượng khán giả quốc tế đối với phim truyện Canada;

·Phòng cấp chứng nhận nghe-nhìn (CAVCO): thực hiện hai chương trình khấu trừ thuế, đánh giá mức độ nội dung Canada trong các sản phẩm nghe nhìn, và đánh giá phim nào được hưởng hỗ trợ của liên bang, chứng nhận các chương trình phim và truyền hình.

 

Xuất bản sách: Ngành xuất bản sách ở Canada đang đối mặt với sự hạn chế về quy mô trên thị trường nội địa. Những khó khăn chính là:

·Nguy cơ cạnh tranh đối với các nhà xuất bản trong nước từ phía các nhà xuất bản nước ngoài, và hệ quả của nó là vấn đề đảm bảo thành công của mỗi nhà xuất bản ở Canada;

·Chi phí để sản xuất sách rất cao ở Canada;

·Giảm lượng sách tồn đọng hoặc sách bị trả lại (ở Canada là 30% so với trên thế giới là dưới 10%);

·Thích nghi với việc các hãng ngày càng tập trung vào việc cùng sở hữu các khâu xuất bản và bán lẻ;

·Bảo đảm một hệ thống phân phối hiệu quả giữa những nhà xuất bản, nhà bán sỉ và bán lẻ.

Vấn đề sở hữu và thị phần của người nước ngoài cũng đáng quan tâm: 5% nhà xuất bản nước ngoài đang hoạt động tại Canada nhưng tạo ra trên 33% tổng lợi nhuận của ngành này. Mỗi giai đoạn của quá trình làm sách đều phải thực hiện theo hai ngôn ngữ (tiếng Anh và Pháp), điều này phát sinh thêm nhiều chi phí đáng kể. Tuy nhiên, với việc hỗ trợ tập trung của Chính phủ đối với lĩnh vực sách trong 25 năm qua, doanh thu hàng năm của ngành này đã tăng lên năm lần (đạt 2.4 tỉ CAD năm 2000-01). Bên cạnh đó là những thành công đáng kể và sự hoan nghênh của quốc tế đối với một thế hệ nhà văn Canada. Trên 87% đầu sách ở Canada, chiếm khoảng 54% tổng số đầu sách bán ra ở Canada, được xuất bản bởi các nhà xuất bản Canada hoặc nhà xuất bản mà phía Canada nắm phần kiểm soát. Booknet Canada (Mạng lưới sách Canada) là một chương trình hợp tác kéo dài 3 năm, bắt đầu từ năm 2003, giữa ngành sách và Bộ Di sản nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối sách ở Canada.

Bộ Di sản Canada hỗ trợ tài chính cho các nhà xuất bản thông qua:

Chương trình Phát triển Ngành xuất bản (BPIDP): hỗ trợ tài chính cho khoảng 200 nhà xuất bản do người Canada sở hữu, các nhà xuất bản này hàng năm xuất bản hơn 6250 đầu sách, và hỗ trợ cho những lĩnh vực khác của kinh doanh sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành. Chương trình này cũng hỗ trợ việc tiếp thị thị trường quốc tế thông qua Hiệp hội các Nhà xuất khẩu sách Canada (SECB), một tổ chức phi lợi nhuận. Trong thập kỷ vừa qua, các nhà xuất bản sách được AECB hỗ trợ đã tăng doanh số xuất khẩu lên gấp bốn lần.

- Chính phủ Canada cũng hỗ trợ các thư viện và những nhà xuất bản chủ chốt thông qua Hội đồng Nghệ thuật Canada, và hỗ trợ hoạt động xuất bản khoa học thông qua Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Xuất bản ấn phẩm định kỳ: Vấn đề đối với lĩnh vực ấn phẩm định kỳ đã được xác định trong Hiệp định Canada- Hoa kỳ năm 1999, bao gồm việc quảng bá các ấn phẩm của Hoa kỳ ở Canada. Theo Hiệp định, phía Hoa Kỳ công nhận Canada có quyền đòi hỏi tỉ lệ cao về nội dung Canada tại một trong số các phương tiện văn hoá của Hoa Kỳ. Luật Quảng cáo của Nhà xuất bản nước ngoài cho phép các nhà xuất bản nước ngoài chiếm tới 18% thị phần ngành quảng cáo trong xuất bản Canada 36 tháng sau khi luật ban hành, và có thể cho phép có tỉ lệ cao hơn nếu các ấn phẩm của nhà xuất bản nước ngoài có nội dung chủ yếu nói về Canada và họ thành lập mới một cơ sở kinh doanh về ấn phẩm định kỳ ở Canada. Từ năm 1970 đến nay, các tạp chí của Canada đã tăng số lượng độc giả trong nước từ 20% lên đến 41%. Bộ Di sản Canada, hợp tác với ngành xuất bản và chính quyền các tỉnh, vào năm 2003 đã thành lập Hội đồng Nghiên cứu Ngành Tạp chí. Bộ Di sản hỗ trợ các nhà xuất bản ấn phẩm định kỳ thông qua:

 - Chương trình Hỗ trợ Xuất bản (PAP): PAP khuyến khích việc phổ biến các xuất bản phẩm của Canada, thừa nhận vai trò của các loại tuần báo của các cộng đồng địa phương, hỗ trợ các loại báo của các dân tộc thiểu số, và tạo điều kiện cho các thư viện sách ở những vùng khó khăn thông qua việc hỗ trợ tài chính cho các nhà xuất bản của một số ấn phẩm định kỳ để bù đắp một phần chi phí phân phối. PAP cũng hỗ trợ cho 215 bản các tạp chí của Canada và 1200 các xuất bản phẩm khác nhau.

- Quỹ Tạp chí Canada (CMF): Quỹ CMF bảo đảm cho khả năng tồn tại của ngành kinh doanh tạp chí của Canada, ngành này đang chiếm tỉ lệ rất thấp thị phần trong nước, đặc biệt tại các cửa hàng bán lẻ. Quỹ CMF có nhiệm vụ thúc đẩy việc sáng tạo các nội dung xã luận trong các tạp chí, nâng cao chất lượng và sự đa dạng của các tạp chí. Chính phủ Canada cũng hỗ trợ thư viện và các tạp chí nghệ thuật thông qua Hội đồng Nghệ thuật Canada. Tháng Hai năm 2004, Chương trình Hỗ trợ các Tạp chí về Thư viện và Nghệ thuật (thuộc CMF) đã được thành lập. Các tạp chí có mức lưu hành nhỏ cũng được tạo điều kiện để nhận được hỗ trợ của chương trình này.

Ghi âm: Các tổ chức ghi âm, nghệ sĩ âm nhạc, nghệ sĩ biểu diễn đang phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng trên thị trường toàn cầu. Hàng năm Canada sản xuất trên

 2000 loại bản ghi âm, 80% trong số đó được sản xuất bởi những tổ chức do người Canada nắm quyền kiểm soát. Canada hiện có khoảng 20 000 nhạc sĩ sáng tác ca khúc, người viết nhạc và viết lời bài hát, trong khi đó 250 công ty nhỏ của Canada sản xuất ra 90% các bản ghi âm của nghệ sĩ Canada. Tiền bản quyền trả cho nhạc sĩ để được trình diễn tác phẩm của họ ở nước ngoài năm 2003 lên đến 47 triệu CAD (đô la Canada), tăng 7% so với năm 2002. Doanh số bán hàng trong nước các bản ghi âm tăng từ 11% năm 1991 lên đến 30,1% năm 2004. Với mức một người dân mua 2,5 bản ghi âm mỗi năm, Canada được xếp hàng thứ 10 trên thế giới vào năm 2003, và xếp thứ 6 về doanh số bán lẻ các ấn phẩm nhạc. Trên 90% thanh niên Canada nghe nhạc trực tuyến. Các vấn đề đáng quan tâm hiện nay của ngành ghi âm là doanh số đang sụt giảm (tính từ năm 1999 đến 2003, doanh số bán lẻ giảm 28,1%, mặc dù năm 2004 có tăng trở lại là 6,2%), và nạn ăn cắp bản quyền thông qua việc trao đổi các file và sử dụng các đĩa ghi.

Các công cụ chủ yếu mà chính quyền liên bang sử dụng để can thiệp vào ngành ghi âm là:

- Quỹ Âm  nhạc Canada (CMF): dựa trên một khung chính sách (Từ Người sáng tạo đến Người thưởng thức) nhằm phát triển ngành công nghiệp ghi âm Canada ở mọi cấp, CMF tạo thêm nhiều sự lựa chọn về âm nhạc thông qua các phương tiện truyền thông, tạo cơ hội cho các nghệ sĩ và doanh nhân phát triển các kỹ năng và bí quyết để thành công trên thị trường quốc tế và trong môi trường phát triển kỹ thuật số. CMF quản lý tám chương trình bao gồm: Chương trình Hỗ trợ Người sáng tạo, Chương trình Đa dạng Âm nhạc Canada, Chương trình Tác phẩm Âm nhạc Mới, Chương trình Sáng kiến tập thể, Chương trình Kỷ niệm Âm nhạc Canada, và Chương trình Quản lý Chính sách. CFM phối hợp với các đối tác thực hiện chương trình để bảo đảm quản lý hiệu quả. Các đối tác này bao gồm: hai hiệp hội Ghi âm (FACTOR và Musicaction), Hội đồng Nghệ thuật Canada, Hội Nhạc sĩ, Tác giả và Nhà sản xuất âm nhạc (SOCAN Foundation), Hãng phim Truyền hình Canada, Thư viện và Lưu trữ, và Cơ quan Uỷ thác Lưu giữ (các tác phẩm) Nghe nhìn

- Hội đồng Nghệ thuật: Quản lý mười ba chương trình tài trợ và phân bổ tiền tài trợ cho các nghệ sĩ và tổ chức nghệ thuật trong lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp;

- Thư viện Quốc gia: lưu giữ các tác phẩm âm nhạc của Canada cho các thế hệ tương lai;

- Uỷ ban Truyền thông và Phát thanh truyền hình (CRTC): Dựa trên Luật Phát thanh truyền hình, CRTC thiết lập và thực thi các hạn mức về hàm lượng Canada trong phát thanh và truyền hình ở cả hai thứ tiếng nhằm bảo đảm “chỗ đứng” của nhạc tiếng (radio) và nhạc hình (truyền hình) nội địa.

- Luật Bản quyền: thúc đẩy sáng tạo và phổ biến tác phẩm nghệ thuật thông qua bảo hộ và thực thi tài sản trí tuệ (sở hữu trí tuệ);

- Quy chế Đầu tư Văn hoá (Luật đầu tư Canada): chứa các quy định cụ thể về đầu tư trong ngành ghi âm cũng như các ngành kinh doanh văn hoá khác.

Văn hoá trực tuyến (CCOL): Cơ quan này thúc đẩy sáng tạo các giá trị văn hoá bằng phương tiện kỹ thuật số, trên cả hai ngôn ngữ chính thức, và mở rộng khả năng tiếp cận văn hoá thông qua Internet. Các mục tiêu của CCOL là hình thành một lượng thông tin quan trọng về văn hoá Canada trên internet cả bằng tiếng Anh và tiếng Pháp; tạo môi trường thuận lợi cho các ngành kinh doanh văn hoá, các tổ chức văn hoá, người sáng tạo tiến hành các hoạt động của mình; phổ biến các giá trị văn hoá của Canada trên internet.

Các vấn đề gây tranh cãi: nội dung văn hoá bằng tiếng Pháp trên internet - 76% người dùng Internet sử dụng tiếng Anh khi họ truy cập vào các website, 21% sử dụng tiếng Pháp khi truy cập, và 3% là các ngôn ngữ khác (EKOS 2002- 03); các trang web và nội dung trên mạng chủ yếu là của Hoa kỳ; trẻ em truy cập vào các trang web có nội dung đồi truỵ và bạo lực; và sự phát triển chậm chạp của truyền hình tương tác và “thương mại điện tử”. Sự phát triển của phương tiện truyền thông mới như đĩa video kỹ thuật số (DVD) dẫn đến các mối lo ngại về “bản quyền điện tử”.

CCOL đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội như góp phần chấm dứt những chia rẽ và thúc đẩy một môi trường lành mạnh cho trẻ em trên Internet. CCOL đang quản lý tám chương trình hỗ trợ tài chính nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các thông tin liên quan đến văn hoá Canada:

- Quỹ Truyền thông Mới (NMF): DHC (Bộ Di sản) hỗ trợ tài chính cho Hãng Phim truyền hình để quản lý NMF. Quỹ này có chức năng thúc đẩy việc phát triển, sản suất và tiếp thị/ phân phối các tác phẩm truyền thông mới bằng cả hai ngôn ngữ chính thức;

- Quỹ Memory (CMF): được thành lập năm 2003 và do Mạng lưới thông tin Di sản Canada (CHIN) quản lý. Quỹ CMF có nhiệm vụ làm cho người dân Canada dễ dàng tiếp cận các di sản phong phú của Canada bằng cách phổ biến trên mạng, bằng cả hai thứ tiếng, các bộ sưu tập mang nội dung văn hoá do các tổ chức văn hoá liên bang quản lý;

- Quỹ Đối tác (PF): Qũy này hỗ trợ các tổ chức văn hoá phi lợi nhuận tham gia vào việc số hoá các bộ sưu tập mang nội dung văn hoá để phổ biến lên mạng. Mục tiêu của Quỹ PF là thúc đẩy việc thành lập các quan hệ đối tác giữa các tổ chức phi lợi với các đối tác, cả khối tư nhân và nhà nước, để số hoá các bộ sưu tập mang nội dung văn hoá để phổ biến trên mạng. Các nội dung này đặc biệt chú trọng vào các đối tượng thanh niên;

- Quỹ Mạng lưới Nghiên cứu Truyền thông mới (NMRNF): có nhiệm vụ nâng cao năng lực nghiên cứu và thúc đẩy thực hiện cách tân trong lĩnh vực truyền thông mới và văn hoá;

- Quỹ Gateway (GF): Hỗ trợ tài chính cho các dự án được thực hiện bởi và có nội dung nói về các cộng đồng thiểu số và người bản địa.

Bên cạnh văn hoá Trực tuyến còn có hai cơ quan liên bang khác thực hiện các vấn đề liên quan đến văn hoá.

- Chính phủ điện tử (hoặc chính phủ Trực tuyến: GOL): được thành lập năm 2002 nhằm công bố các thông tin và dịch vụ của chính phủ thông qua internet. GOL xúc tiến quy trình thực hiện chương trình và thông tin cho công chúng việc tổ chức các sự kiện văn hoá;

- Cơ quan Giám sát Văn hoá (CCO): DHC thành lập CCO vào tháng Mười một năm 2003 để cung cấp các dữ liệu thống kê và về di sản và văn hoá, cung cấp thông tin về các chính sách văn hoá, các chương trình và các quy định pháp luật. Chính quyền Quebec là tỉnh duy nhất có cơ quan độc lập giám sát về truyền thông và văn hoá.

4.2.6 Chính sách việc làm trong lĩnh vực văn hoá

Trong môi trường văn hoá đang có những thay đổi nhanh chóng như hiện nay, lực lượng lao động trong ngành văn hoá vẫn là một đề tài quan trọng được nghiên cứu và tranh luận ở Canada. Tuy nhiên, việc đánh giá và phân loại các nghề nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do có những định nghĩa khác nhau về nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hoá, phương pháp tính số lao động trong ngành văn hoá, các nguồn và trình tự để tạo các số liệu. Hầu hết các số liệu về lực lượng lao động trong lĩnh vực văn hoá đều được lấy ra từ Điều tra dân số Canada thực hiện 5 năm một lần,  Điều tra Lao động thực hiện hàng tháng và các cuộc điều tra trong lĩnh vực văn hoá thực hiện hàng năm hoặc hai năm một lần.

Gần đây, trong việc tính chỉ số việc làm cho năm 2001, người ta còn đưa vào cả một lượng lớn người lao động độc lập trong số 130 700 nghệ sĩ thuộc chín ngành nghề văn hoá ở Canada (viết văn, nhà sản xuất, đạo diễn, biên đạo múa, và các nghề liên quan; chỉ huy dàn nhạc, sáng tác và cải biên; nhạc công và ca sĩ; vũ công; diễn viên; và nghễ sĩ trình diễn khác; hoạ sĩ, điêu khắc, và các nghệ sĩ liên quan; nghệ nhân và thợ thủ công); sự cách biệt lớn về thu nhập giữa những nghề có thu nhập thấp như nhà văn, nhạc công, nghệ sĩ nghệ thuật thị giác, vũ công và những nghề có thu nhập cao như nhà quản lý văn hoá; một tỉ lệ rất lớn những người làm công việc bán thời gian và những người làm nhiều công việc một lúc trong lĩnh vực văn hoá. Lao động trong lĩnh vực văn hoá có khoảng 516 000 người, chiếm 3.1% tổng số lao động cả nước vào năm 2001, tuy nhiên lại chiếm đến hơn 20% tổng số người có công việc liên quan đến máy tính. Nghiên cứu gần đây về lực lượng lao động trong ngành văn hoá ở Canada cho thấy:

- Có sự khác biệt lớn giữa các vùng: văn hoá chiếm 3.3% lực lượng lao động ở Quebec, o­ntario và British of Columbia, và chỉ chiếm 2% ở Sakatchewan, New Brunswick, Newfoundland, và PEI;

- Khác nhau về phân bổ độ tuổi: % số lao động văn hoá dưới 25 tuổi thấp hơn % số lao động dưới 25 tuổi của toàn bộ lực lượng lao động; tuy nhiên tỉ lệ lao động văn hoá tuổi từ 25 đến 44 lại cao hơn tỉ lệ của độ tuổi này trong toàn bộ lực lượng lao động. Từ năm 1996 đến 2001, nhóm tuổi trẻ có mức tăng mạnh hơn về quân số;

Lao động văn hoá có trình độ giáo dục cao: trên một phần ba số lao động văn hoá đã hoàn thành chương trình học đại học, trong khi đó tỉ lệ người có đã tốt nghiệp đại học trong lực lượng lao động ở Canada là trên 22%;

- Tỉ lệ tăng trưởng nhanh hơn: từ năm 1971 đến năm 2000, lực lượng lao động văn hoá đã tăng 160%, so với mức 81% của toàn bộ lực lượng lao động (Hội đồng Nhân lực Văn hoá 2004);

- Khác biệt về giới: số lao động phụ nữ trong ngành văn hoá tăng gấp bốn lần trong khoảng năm 1971 và 2001, trong khi đó số nam giới chỉ tăng 2 lần.

Các tổ chức liên bang về phát triển nguồn nhân lực cho ngành văn hoá bao gồm:

- Hội đồng Nhân lực Văn hoá: là một tổ chức quốc gia, Hội đồng này có quan hệ đối tác với các chính quyền tỉnh và liên bang nhằm xây dựng chiến lược nhân lực văn hoá cho Canada. Hội đồng cũng có nhiệm vụ hỗ trợ các lao động trong ngành văn hoá, các nhà sản xuất và nghệ sĩ, và củng cố lực lượng lao động văn hoá Canada. Trong các Diễn đàn gần đây, một số đề tài thường được đem ra thảo luận là tuyển dụng và đào tạo, chuyển đổi từ giáo dục sang phát triển nghề nghiệp, duy trì lực lượng lao động, và tạo việc làm;

- Các tổ chức đào tạo quốc gia: mặc dù chính quyền liên bang ở Canada đã chuyển giao cho các tỉnh trách nhiệm liên quan đến đào tạo, thì liên bang vẫn hỗ trợ 35 tổ chức quốc gia, trong đó có Trường Kịch Quốc gia, Trường Ballet Quốc gia, thông qua Chương trình Hỗ trợ Đào tạo Nghệ thuật Quốc gia. Ngoài ra liên bang còn thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo quốc gia trong lĩnh vực phim và video.

4.2.7 Công nghệ mới và chính sách văn hoá

Mặc dù Canada luôn đóng vai trò đầu tàu trong việc phát triển và ứng dụng công nghệ mới như là cable và vệ tinh, việc tiếp thu nhanh chóng và sử dụng các công nghệ đó để tạo ra, truyền phát và thu nhận các nội dung văn hoá là một quá trình vừa mang tính thiếu ổn định vừa mang tính tăng cường, phát triển. Những công nghệ mới cho phép những nhân tố mới tham gia vào thị trường văn hoá, làm tăng tính cạnh tranh của các nhân tố truyền thống và tạo ra một số lượng lớn các giá trị văn hoá được kỹ thuật số hoá phục vụ người tiêu dùng. Để duy trì tính cạnh tranh, các ngành kinh doanh văn hoá đối mặt với những thách thức của việc sử dụng công nghệ mới để phát triển các sản phẩm mới và duy trì thị phần kinh doanh ở cả phương thức truyền thông mới và cũ. Việc ra đời của những công nghệ truyền thông mới ở Canada thường mang tính bổ sung hơn là thay thế các hình thức văn hoá và truyền thông hiện có.

Một số vấn đề chính sách liên quan đã được chính phủ đề ra:

- Hệ quả gây ra đối với công cụ văn hoá truyền thống do việc con người ngày càng sử dụng nhiều Internet để tiếp nhận các nội dung văn hoá;

- Vấn đề đời tư và hoạt động phổ biến văn hoá khiêu dâm;

- Các hạn chế trong quy định áp dụng đối với internet, bao gồm cả việc phát sóng;

- Bảo hộ bản quyền trong môi trường kỹ thuật số;

- Giảm sự cách biệt về kỹ thuật số (ví dụ như cách biệt về sử dụng máy tính giữa thành thị và nông thôn);

- Hỗ trợ liên tục cho các ngành kinh doanh văn hoá về các hình thức kinh doanh trực tuyến.

Internet đã minh hoạ cho sự ảnh hưởng của công nghệ mới bằng việc nhanh chóng tạo ra các cơ hội để phổ biến các giá trị văn hoá và các lĩnh vực khác. Người sáng tạo, nhà sản xuất và nhà phân phối các nội dung (sản phẩm văn hoá) mang giá trị Canada chịu sức ép phải đảm bảo vị trí ưu thế trên internet khi phải đối mặt với dòng thông tin nhanh chóng, khổng lồ và khắp toàn cầu.

Chính sách văn hoá chịu ảnh hưởng của những thay đổi liên tục trong công nghệ tạo ra cơ hội mở rộng sự đa dạng về nội dung và sự tiếp cận của người tiêu dùng. Một số sáng kiến hiện nay, căn cứ vào những khuyến nghị của Nhóm Đặc trách về Kỹ thuật số hoá đưa ra vào cuối thập niên 1990:

- Một kế hoạch theo đó chính phủ liên bang phối hợp với chính quyền các tỉnh để bảo đảm mọi trường học ở Canada đều có kết nối với Internet vào nửa đầu của thập kỷ này;

- Mạng lưới Thông tin Di sản (CHIN) quản lý một thư viện ảo trực tuyến trong đó cung cấp các thông tin về hoạt động bảo tàng (xem phần 4.2.3);

- Cơ quan Giám sát Văn hoá thuộc Bộ Di sản đã được thành lập tháng Mười một 2003, và được kết nối với Cổng Văn hoá và Chính phủ Trực tuyến (xem Truyền thông mới tại phần 4.2.5);

- Sáng kiến về Nội dung Kỹ thuật số mang giá trị Canada bao gồm Quỹ Memory Canada, les Francommuautés virtuelles (tiềm năng của cộng đồng pháp ngữ), Quỹ Đối tác và hàng hoạt các chương trình khác của Bộ Di sản nhằm hỗ trợ sự phổ biến các giá trị của Canada trên internet. Bên cạnh CHIN và Bảo tàng ảo, các tổ chức di sản (phòng lưu trữ, thư viện và bảo tàng) cũng đi đầu trong việc gây dựng các giá trị di sản phổ biến trên mạng.

Hội đồng Nghệ thuật Canada hỗ trợ các nghệ sĩ trong việc sử dụng các công nghệ thông tin và truyền thông để thực hiện sáng tạo. Các ưu tiên được dành cho dự án của các nghệ sĩ có tác phẩm thể hiện được sự phát triển của phong cách cá nhân hoặc phương pháp thể hiện, cũng như cam kết về nghiên cứu và phát triển hình thức nghệ thuật. Một số loại tác phẩm của các nghệ sĩ trong lĩnh vực truyền thông mới:

- Tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng cách sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;

- Việc lắp đặt và trình diễn tích hợp được các công nghệ thông tin và truyền thông;

- Các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bằng cách áp dụng sáng tạo mạng lưới truyền thông;

- Trang web nghệ thuật;

- Việc sử dụng công nghệ người máy (robotics), thiết kế phần mềm dẫn đến tạo ra một tác phẩm nghệ thuật;

Mặc dù Bộ Di sản không có nhiều cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho các nghệ sĩ phim và video trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thông (nghệ thuật truyền thông bao gồm phim, video, âm thanh và truyền thông mới), thì Bộ Di sản cũng có hỗ trợ đối với các chương trình của Ban Nghệ thuật Truyền thông thuộc Hội đồng Canada. Chương trình Giới thiệu Nghệ thuật Canada và Chương trình Không gian Văn hoá Canada của Ban chính sách Nghệ thuật (thuộc Bộ Di sản) tạo điều kiện cho người dân Canada trong việc tiếp cận với các nghệ sĩ truyền thông và các tác phẩm của họ thông qua việc cung cấp tài chính cho các Liên hoan Nghệ thuật Truyền thông, và bằng cách thúc đẩy sự sáng tạo/ sản xuất và tạo điều kiện cho việc phổ biến và trình diễn.

4.2.8 Giáo dục nghệ thuật: các chương trình và mô hình

Việc được tiếp xúc và giáo dục về văn hoá và nghệ thuật từ lúc còn nhỏ tuổi được xem là yếu tố có tính chất quyết định đến hoạt động văn hoá và nghệ thuật sau này của con người. Tuy nhiên, ở Canada có xu hướng tách văn hoá (đồng thời thuộc trách nhiệm của liên bang và các tỉnh) và giáo dục (thuộc thẩm quyền địa phương tại cấp tiểu học và trung học). Sự chia tách này gây ra ảnh hưởng không mong muốn, đó là có những hạn chế nhất định trong chi tiêu của chính quyền cho văn hoá và có những trở ngại trong việc đi đến sự thống nhất về các môn học nghệ thuật, lịch sử, văn học và văn hoá ở Canada. Những vấn đề khác bao gồm sự cách biệt giữa học sinh, sinh viên thành thị và nông thôn trong việc tiếp cận với máy tính và các phần mềm giáo dục, và giữa nam giới và nữ giới trong việc được sử dụng máy tính.

Chính phủ Canada phối hợp tác với các tổ chức nghệ thuật và chính quyền khác thông qua:

- SchoolNet: được điều hành bởi Bộ Công nghiệp có sự phối hợp với chính quyền các tỉnh và vùng tự trị, ngành giáo dục, và lĩnh vực tư nhân để giúp các thư viện và trường học ở Canada kết nối được với Internet;

- Dự án Thanh niên và Nghệ thuật: Bộ Di sản đang hỗ trợ cho nghiên cứu thí điểm về ảnh hưởng của các chương trình đào tạo nghệ thuật cho các thanh niên tại 5 trung tâm trên toàn quốc.

- Canada trực tuyến: Với 10 000 điểm truy cập Internet công cộng, Canada trở thành một trong những nước có mạng lưới Internet phát triển nhanh nhất thế giới.

- Hành động Giáo dục (EducAction): là một loạt tài liệu giảng dạy gồm sáu phần, trong đó có một phần nói về giáo dục nghệ thuật. Tập sách này do chương trình Nghiên cứu Canada thực hiện.

- Các tổ chức văn hoá liên bang: Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia (NAC) cung cấp các thiết bị học tập cho các giáo viên tiểu học, tổ chức các hội thảo cho sinh viên các trường kịch, và tổ chức các buổi hoà nhạc với sự tham gia của Dàn nhạc NAC. Hội đồng Nghệ thuật Canada và Uỷ ban Phim Quốc gia thúc đẩy việc học tập văn hoá, trong khi Chương trình Phát triển Ngành Phát hành sách thực hiện đối với các nhà xuất bản giáo dục. Ngoài ra còn có hai chương trình đào tạo quốc gia về nghệ thuật và phim cũng là những nguồn hỗ trợ quan trọng đối với giáo dục nghệ thuật.

- Các sáng kiến khác về giáo dục và nghệ thuật: bao gồm ArtsSmarts, Học tập qua Nghệ thuật, Mạng lưới Giáo dục qua Truyền thông, và Hội nghị Quốc gia về Giáo dục Nghệ thuật. Chính quyền một số tỉnh cũng tham gia vào việc giáo dục nghệ thuật một cách tích cực. Các nhóm làm việc bao gồm các quan chức trong ngành giáo dục và nghệ thuật ở Liên bang/ Tỉnh / vùng lãnh thổ đã được thành lập

4.2.9 Vấn đề di sản và chính sách

Chính phủ Canada, thông qua Bộ Di sản, đang xác định lại một khung chính sách cho vấn đề di sản. Bởi vì là nhà nước Liên bang, chính phủ liên bang đóng một vai trò tích cực trong vấn đề di sản văn hoá mà ban đầu là việc thành lập các tổ chức di sản quốc gia để gìn giữ các đồ vật, bản ghi, các toà nhà và những di chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với Canada. Hiện tại, Chính phủ Canada không có một tuyên bố nào có tính toàn diện và tổng quát về mục các tiêu trong lĩnh vực di sản. Chính sách di sản hiện nay phản ánh sự phát triển của một loạt các thiết chế, hầu hết tập trung vào những lĩnh vực cụ thể của di sản như bảo tàng, lưu trữ, di tích lịch sử, và tài sản văn hoá.

Vấn đề di sản có một vị trí đặc biệt đối với các cơ quan quản lý Di sản ở Canada. Canada đã phát triển một cơ cấu tổ chức nhằm thúc đẩy mối liên kết ngang giữa chính sách di sản và những khía cạnh khác của chính sách văn hoá, bảo đảm rằng việc gìn giữ lâu dài và việc tiếp cận đến các tác phẩm văn hoá phải được đưa vào trong những chiến lược mới về phim truyện, bản ghi âm và các nội dung được thể hiện dưới dạng kỹ thuật số. Bộ Di sản phối hợp vùng Cơ quan thư viện và lưu trữ Canada thông qua Chương trình gìn giữ Âm thanh- Hình ảnh để bảo tồn và làm cho các bản ghi âm nhạc, di sản và phim truyện khả dụng không còn tồn tại trong phân phối thương mại nữa.

Những diễn biến gần đây trong lĩnh vực di sản: Chính phủ cam kết thực hiện một sáng kiến nhằm bảo tồn các công trình di sản tại các cộng đồng, sáp nhập Viện Lưu trữ Canada và Thư viện Quốc gia Canada thành một cơ quan chung (xem phần 5.3.4) và dự kiến vào năm 2005 sẽ khánh thành Bảo tàng Chiến tranh Canada. Trong những năm qua, Bộ Di sản tham khảo ý kiến của người dân và các giới hoạt động trong lĩnh vực di sản về những định hướng mới cho chính sách di sản liên bang mà có thể đoàn kết được người dân Canada thông qua vấn đề di sản, chia sẻ những giá trị đa dạng và thúc đẩy hơn nữa tinh thần chia sẻ giữa các công dân. Chính sách văn hoá gần đây đã được sửa đổi toàn diện hơn, trong đó bổ sung được Chính sách Bảo tàng Canada, các yếu tố để hỗ trợ cho cộng đồng hoạt động về di sản, các cộng đồng này vốn được xem là biện pháp thu hút được sự tham gia của rất nhiều người dân Canada.

Mục tiêu chủ đạo trong chính sách liên bang về di sản ở Canada bao gồm nâng cao “... khả năng gìn giữ và bảo tồn để gìn giữ được nhiều hơn các di sản của đất nước và tạo điều kiện để mọi người có thể chia sẻ và tìm hiểu các di sản”. Năm 2004 Cơ quan Quốc gia về Kiểm toán đã đưa ra một bản báo cáo trong đó nói rằng các di sản ở Canada đang có nguy cơ bị mất mát và kêu gọi chính phủ ban hành biện pháp mang tính chiến lược hơn và toàn diện hơn để bảo vệ các di sản văn hoá. Xây dựng khả năng của các cộng đồng hoạt động về di sản là một phần quan trọng của chính sách di sản. Ngoài ra còn các vấn đề quan trọng khác mà chính sách di sản phải quan tâm như nâng cao khả năng tiếp cận, trao đổi với các cơ quan quản lý và hoạt động về di sản. Liên bang đang xem xét mở rộng các chương trình và tổ chức sau:

- Chương trình Hỗ trợ Bảo tàng (MAP): MAP thực hiện hỗ trợ đối với các bảo tàng ở Canada cho các dự án về lịch sử của Canada, thúc đẩy phát triển các bảo tàng về người Bản địa, và hỗ trợ trao đổi và đối thoại.

- Chương trình các Tài sản Văn hoá Di dời được (MCPP): Chính phủ Canada bảo vệ các di sản văn hoá di dời được thông qua Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá (1997) để bảo đảm rằng các di sản văn hoá có ý nghĩa đối với quốc gia sẽ được gìn giữ trong những bộ sưu tập của nhà nước, và để công chúng có thể tìm hiểu được. Canada cũng hợp tác với các nước khác để đấu tranh chống lại việc buôn bán bất hợp pháp các tài sản văn hoá.

- Uỷ ban giám sát xuất khẩu tài sản văn hoá (CCPERB): là một cơ quan độc lập được thành lập theo Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá để chứng nhận một tài sản văn hoá phục vụ cho mục đích đánh thuế thu nhập. Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá Luật Thuế Thu nhập quy định các biện pháp ưu đãi thuế để khuyến khích lòng phúc thiện thông qua việc tặng vật hoặc bán các tài sản văn hoá quan trọng cho các cơ quan, tổ chức được chỉ định.

- Chương trình Hỗ trợ triển lãm lưu động (TREX): nhận thấy tầm quan trọng về văn hoá và lợi ích kinh tế của các triển lãm lưu động, Luật Hỗ trợ triển lãm lưu động (1999) đã đưa ra quy định theo đó Chính phủ bảo đảm gánh chịu những rủi ro tài chính do mất mát hoặc hư hại đối với các đồ vật được trưng bày tại những triển lãm lưu động hợp pháp.

- Mạng lưới thông tin di sản (CHIN): quản lý bảo tàng trực tuyến và các dịch vụ thông tin trực tuyến, cung cấp các thông tin về hiện vật tại các bảo tàng, các di vật và các di chỉ khảo cổ, và những Triển lãm ảo.

- Viện bảo tồn Canada (CCI): thúc đẩy việc gìn giữ các tài sản văn hoá di dời được của Canada, nâng cao năng lực bảo tồn tại các bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, các tổ chức hàn lâm và những cơ quan di sản khác.

- Các tổ chức di sản quốc gia: bao gồm Phòng trưng bày quốc gia Canada, Bảo tàng Văn minh Canada, Bảo tàng Chiến tranh Canada, Bảo tàng Tự nhiên Canada, bảo tàng Khoa học Kỹ thuật Canada, Cơ quan (Viện) Lưu Trữ Quốc gia Canada và Thư viện Quốc gia Canada.

- Các chương trình khác: bao gồm Nhóm Hoạt động Thanh niên ở các Cơ quan Di sản, bảo tàng ảo Canada, các chương trình về ngôn ngữ chính thức hỗ trợ hoạt động di sản trong khuôn khổ các cộng đồng thiểu số, và Quỹ Memory. Ngoài ra còn có các hoạt động và chương trình đa dạng khác của các cơ quan quản lý di sản.

Một số thách thức mà ngành di sản ở Canada đang phải đối mặt là tìm cách ngăn chặn sự xuống cấp hoặc biến mất của các di tích lịch sử, các toà nhà cổ và di chỉ khảo cổ ở Canada. Trong nửa thập kỉ qua có 20% các toà nhà cổ và một số lượng lớn các di chỉ khảo cổ của Canada đã biến mất. Là một người chủ sở hữu lớn nhất ở Canada, chính phủ liên bang đang xem xét thay đổi các biện pháp nhằm bảo vệ các toà nhà cổ của liên bang. Mục tiêu của Chính sách Di sản Xây dựng Liên bang là bảo vệ đặc thù của các toà nhà được liên bang lựa chọn cho thế hệ hiện tại và tương lai bằng cách kéo dài việc sử dụng các ngôi nhà đó theo cách có thể gìn giữ được những đặc thù đó. Sáng kiến Di tích Lịch sử (HPI) là một chiến lược do cơ quan Parks Canada ban hành nhằm tư vấn cho chính quyền các tỉnh và vùng lãnh thổ và cho các ngành ở Canada và cho các ngành, lĩnh vực nhằm tạo thói quen, hiểu biết trong việc gìn giữ các di sản trên cả nước. HIP đã lập Danh mục các Di tích Lịch sử, xây dựng Các tiêu chuẩn và Hướng dẫn để Bảo tồn các Di tích lịch sử ở Canada, và Quỹ Khuyến khích việc mua lại các Tài sản Di sản. Các công việc khác cũng đang được tiến hành nhằm xây dựng một khung pháp lý cho việc bảo vệ các di tích lịch sử ở Canada.

Parks Canada là cơ quan quản lý chương trình quốc gia về ghi nhận các giá trị lịch sử, việc ghi nhận này sẽ chính thức công nhận các di tích lịch sử quốc gia. Theo đề nghị của Uỷ ban Công trình và Di tích Lịch sử, Bộ Trưởng Bộ Môi trường thực hiện việc truy tặng danh hiệu đó. Cho đến ngày nay, có trên 850 di tích, 560 danh nhân và 325 sự kiện đã được công nhận. Trong quá trình công nhận, các ưu tiên được dành cho lịch sử của dân tộc bản địa, phụ nữ và các cộng đồng văn hoá dân tộc thiểu số.

Tháng Mười 2004, các vị Bộ trưởng của Liên bang/ Tỉnh / Vùng lãnh thổ chịu trách nhiệm về Văn hoá và Di sản đã hội họp để thảo luận về các cách thức hợp tác để nhận diện giá trị của các di tích lịch sử ở Canada và khuyến khích việc bảo tồn các di tích này. Việc hợp tác còn được mở rộng ra với các Bộ trưởng phụ trách về du lịch, và để xây dựng một mối quan hệ giữa văn hoá, nghệ thuật với sức khoẻ cộng đồng và cá nhân.

 

Trở về

5. Các quy định pháp luật trong lĩnh vực văn hoá

5.1 Quy định chung

Phần này nhằm cung cấp chi tiết các công cụ pháp lý được sử dụng để hỗ trợ phát triển văn hoá trong báo cáo  của mỗi quốc gia.

Mục 5.1 cung cấp các thông tin về quy định pháp luật tổng quan có ảnh hưởng lớn đối với văn hoá, ví dụ như các Điều trong Hiến pháp của mỗi nước hoặc văn bản khác được sử dụng để điều chỉnh phân bổ ngân sách nhà nước.

Mục 5.2 đưa ra một danh mục tổng quan về các quy định pháp lý chủ yếu về văn hoá. Một số quốc gia có hàng trăm luật lệ, trong khi một số quốc gia khác lại chỉ có một “Luật Văn hoá”.

Mục 5.3 cung cấp thông tin về từng lĩnh vực pháp lý cụ thể: nghệ thuật ứng dụng và nghệ thuật thị giác; nghệ thuật biểu diễn và âm nhạc; di sản văn hoá; văn học và thư viện; kiến trúc và môi trường; phim, video và nhiếp ảnh; ngành kinh doanh văn hoá; truyền thông đại chúng.

5.1.1 Hiến pháp

ở Canada thẩm quyền của Liên bang về văn hoá không được quy định trong Hiến pháp (xem phần 2.2).

5.1.2 Phân chia thẩm quyền

Toà án Tối Cao Canada, trong những vụ xét xử gần đây, đã thể hiện rõ việc phân chia thẩm quyền pháp lý đối với vấn đề văn hoá. Trong vụ kiện giữa Kitkatla Band và British Columbia (Bộ trưởng Văn hoá, Du lịch và Doanh nghiệp nhỏ), [2002] 2 S.C.R, Toà án tối cao đã phán xét, trong đó:

Hiến pháp Canada không có quy định thẩm quyền cụ thể đối với vấn đề văn hoá. Hầu hết các tranh chấp theo hiến pháp về vấn đề văn hoá đều phát sinh từ các quyền về ngôn ngữ và giáo dục. Tuy nhiên, các tỉnh có thẩm quyền lớn hơn và đa dạng hơn đối với các vấn đề văn hoá. Bên cạnh đó, chính phủ liên bang có tác động đến hoạt động văn hoá của đất nước thông qua việc thực hiện quyền lực rộng lớn của mình trên vấn đề truyền thông và thông qua việc thành lập các tổ chức văn hoá nhận hỗ trợ tài chính từ liên bang. Do đó, những vấn đề văn hoá cụ thể phải được phân tích trong bối cảnh của nó, trong mối quan hệ với các quy định pháp luật khác.

Đoạn trích trên đây đưa ra giải thích về phân chia thẩm quyền phù hợp với hiến pháp liên quan đến vấn đề “văn hoá”: vai trò của chính phủ liên bang là thông qua thực thi quyền hành pháp, và thông qua việc thành lập các tổ chức do liên bang hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, Toà án không đề cập dến một khía cạnh khác là thẩm quyền về chi tiêu, một yếu tố cũng cho phép chính phủ liên bang tham gia vào hoạt động văn hoá trên toàn đất nước. Thẩm quyền chi tiêu, như tên gọi của nó, chính là quyền chi tiền. Trong khi đặt ra các điều kiện và quy định về việc chi tiêu, mặc dù chính phủ có thể gây ảnh hưởng đối với người nhận các khoản tiền này, thì chính phủ cũng không có thẩm quyền ban hành luật hoặc quy định hoạt động của phía nhận tiền. Nói chung, theo Hiến pháp các tỉnh có quyền điều chỉnh hoạt động của các nghệ sĩ và doanh nghiệp địa phương, và đảm nhận trách nhiệm trong phạm vi tỉnh mình các vấn đề văn hoá, vốn được xem là một khía cạnh của thẩm quyền chung thuộc “quyền dân sự và tài sản” (mục 92(14) của Hiến Pháp, 1867).

5.1.3 An sinh xã hội

Được ban hành năm 1995, Luật về quy chế nghệ sĩ đã chính thức công nhận những đóng góp của các nghệ sĩ đối với đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị của Canada, Luật cũng đưa ra quy chế nghề nghiệp của các nghệ sĩ. Luật còn thừa nhận quyền tự do lập hội và tự do thể hiện của các nghệ sĩ, nhà sản xuất, quyền của các tổ chức được công nhận trong luật và quyền thúc đẩy vị thế kinh tế-xã hội của những người mà tổ chức đó đại diện. Luật đã thành lập Cơ quan phân xử quan hệ nghề nghiệp giữa Nhà sản xuất và Nghệ sĩ, và ban hành một chính sách về ứng xử mối quan hệ nghề nghiệp giữa các nghệ sĩ và nhà sản xuất trong phạm vi thẩm quyền liên bang (các tổ chức của Chính phủ và hãng phát thanh truyền hình hoạt động dưới thẩm quyền của Uỷ ban Viễn thông và Phát thanh- Truyền hình).

ở Canada pháp luật lao động thuộc thẩm quyền cấp bang nên Luật về quy chế nghệ sĩ chỉ áp dụng cho các nghệ sĩ có tham gia vào hoạt động của chính quyền liên bang. Luật này không áp dụng đối với các cá nhân trong mối quan hệ giữa người thuê lao động và người được thuê, cũng như không áp dụng đối với các nhà sản xuất và nghệ sĩ làm việc thuộc thẩm quyền của bang. Quebec là bang duy nhất có pháp luật riêng về quy chế các nghệ sĩ, (luật này ban hành trước luật liên bang). Bang Saskatchewan đã thông qua Luật về quy chế nghệ sĩ vào năm 2002, và trở thành bang đầu tiên, ngoài Quebec, đã ban hành luật về vấn đề này ở Canada. Hiện nay các nỗ lực đang được thực hiện nhằm thúc đẩy các bang khác xem xét ban hành luật về quy chế đối với nghệ sĩ.

Cơ quan Phân xử quan hệ nghề nghiệp giữa Nhà sản xuất và Nghệ sĩ đã khuyến khích xây dựng những mối quan hệ nghề nghiệp mang tính hợp tác giữa những nghệ sĩ tự doanh và các nhà sản xuất. Cơ quan này đã xác định 23 lĩnh vực hoạt động nghệ thuật và thừa nhận 21 hiệp hội văn hoá vào năm 2002. Có 14 tranh chấp đã được giải quyết, trong đó có những vụ liên quan đến các nhà sản xuất thuộc Chính phủ và những dịch vụ truyền hình đặc biệt. Tuy nhiên, cơ quan này đã không giải quyết một cách hiệu quả về vấn đề tăng thu nhập cho các nghệ sĩ làm thuê ở Canada, những người có mức thu nhập bình quân (bao gồm thu nhập từ các công việc khác) là 7300 CAD, trong khi thu nhập bình quân của lao động ở Canada là 31 757 CAD (Điều tra 2001). Luật này đã được xem xét sửa đổi năm 2002-2003 theo như quy định tại Điều 66 của Luật. Mặc dù Luật quy chế nghệ sĩ được ủng hộ hoàn toàn bởi những người được hỏi ý kiến, thì hầu hết mọi người đều nhận thấy rằng bản thân quy định luật không đủ để mang lại thay đổi cho tình trạng kinh tế-xã hội của các nghệ sĩ. Các tổ chức của nghệ sĩ cho rằng thiếu sót chủ yếu của luật là nó chỉ áp dụng đối với nhà sản xuất liên bang, chỉ giải quyết mối quan hệ lao động, và nó không áp dụng đối với những nhà sản xuất được nhà sản xuất liên bang thuê lại. Ngoài ra nhiều người cũng nhất trí rằng cần phải có các biện pháp khác để cải thiện tình trạng kinh tế-xã hội của những nghệ sĩ tự doanh.

5.1.4 Luật thuế

Khấu trừ thuế đối với các khoản tiền đóng góp, ủng hộ cho các tổ chức văn hoá và từ thiện phi lợi nhuận được xem là một biện pháp quan trọng để khuyến khích lòng phúc thiện. Mặc dù số lượng các tổ chức, cá nhân đóng góp đã giảm 21%, từ 571000 năm 1997 đến 451000 năm 2000, thì số tiền đóng góp lại tăng lên 22%, từ 39.4 triệu CAD năm 1997 đến 47.9 triệu CAD năm 2000, và tăng gấp đôi so với giá trị đóng góp cho các tổ chức phi lợi nhuận khác. (Xem Thống kê Canada, Điều tra quốc gia về hiến tặng, tình nguyện và tham gia 2000).

Các công ty và quỹ hội cũng đóng góp cho các tổ chức văn hoá thông qua việc quyên góp, tặng, bảo trợ. Các khoản tiền ủng hộ cho văn hoá chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như truyền thông, thông tin (truyền hình nhà nước, thư viện, các tổ chức báo chí) và nghệ thuật biểu diễn. Tính theo phần trăm, các khoản tiền đóng góp này chiếm đến 21% thu nhập của lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, và 10% đối với các tổ chức di sản. Hai lĩnh vực này đã cho thấy tiềm năng tăng trưởng trong những năm 1990, một giai đoạn khó khăn khác của các tổ chức văn hoá phi lợi nhuận.

Xem phần 5.3.6 để biết thêm quy định về khấu trừ thuế đối với sản xuất phim

Xem phần 4.2.9 để biết thêm những biện pháp khuyến khích về thuế tài sản văn hoá.

5.1.5 Luật bản quyền

Luật bản quyền của Canada có nguồn gốc từ các tập quán pháp luật của Anglo-America (Anh-Mỹ) và châu Âu-Lục địa. Hệ thống luật Anglo-America chú trọng vào sự đóng góp của tác giả đối với toàn bộ tri thức, tư tưởng và nghệ thuật của loài người, trong khi luật bản quyền hầu như vẫn mang bản chất kinh tế. Ngược lại, hệ thống pháp luật châu Âu-lục địa, xét từ thế kỷ 18 trở đi, lại phát sinh từ truyền thống nhân quyền và nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa tác giả và sản phẩm sáng tạo của tác giả đó. Các quyền đạo đức được phân biệt rạch ròi với quyền kinh tế, quyền đạo đức nhằm bảo vệ danh tính của tác giả, do đó chúng không thể chuyển nhượng, nhưng có thể bị từ bỏ hoặc được thừa kế. Quyền đạo đức không gây ra những tranh cãi đáng kể nào xung quan vấn đề bản quyền ở Canada.

Về những mục tiêu chính sách văn hoá, bảo hộ bản quyền được xem là cơ sở cho việc thúc đẩy sáng tạo. Việc sáng tạo các sản phẩm văn hoá Canada và sự sẵn có các sản phẩm đó để người Canada có thể lựa chọn đều tuỳ thuộc vào mức độ bảo hộ đầy đủ và việc thực thi hữu hiệu đối với vấn đề bản quyền thông qua việc thu phí bản quyền. Luật Bản quyền Canada quy định quyền kinh tế và quyền đạo đức của người sáng tạo để kiểm soát việc sử dụng những tác phẩm của họ, để nhận tiền thù lao khi tác phẩm của họ được sử dụng, và để bảo vệ sự nguyên vẹn tác phẩm của họ. Tuy nhiên, Luật Bản quyền còn có mục tiêu bảo đảm sự tiếp cận của mọi người dân đối với các tác phẩm có ý nghĩa nâng cao hiểu biết về văn hoá và làm phong phú cơ cấu xã hội Canada. Năm 2000, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của các lĩnh vực liên quan đến bản quyền (các ngành kinh doanh văn hoá và ngành kinh doanh chủ yếu dựa vào thông tin) đạt khoảng 65.9 tỉ CAD, và có mức tăng bình quân hàng năm là 6.6% từ năm 1992 đến 2000.

Luật Bản quyền được ban hành năm 1924, và được sửa đổi lại năm 1988 và 1997:

 Năm 1997, Luật Bản quyền bổ sung: các quyền thù lao đối với nhà sản xuất và người biểu diễn trong các bản ghi âm được phát công khai qua hệ thống phát thanh truyền hình (các đài phát thanh, truyền hình, các hệ thống Cable) và tại các quán ba, nhà hàng; thuế đối với băng trắng dùng để ghi âm; quy định bảo hộ pháp lý đối với các nhà phân phối sách độc quyền ở thị trường Canada; bổ sung những ngoại lệ đối với các tổ chức giáo dục phi lợi nhuận, thư viện, phòng lưu trữ, bảo tàng, hãng phát thanh truyền hình và những người có hạn chế về nhận thức;

    -  Năm 1997, Chính phủ Canada ký Hiệp ước Bản quyền của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới) và Hiệp ước về biểu diễn và ghi âm. Hai điều ước này cho phép chủ sở hữu có quyền độc quyền đối với tác phẩm của mình trong việc phổ biến ra công chúng, ngăn ngừa sự xâm phạm bản quyền và chống can thiệp vào việc quản lí thông tin. Canada đã tham khảo ý kiến rộng rãi của công luận về việc phê chuẩn điều ước này trong tương lai.

   Trách nhiệm về chính sách bản quyền được chia sẻ giữa Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Bộ trưởng Bộ Di sản, tuỳ thuộc vào các vấn đề liên quan của mỗi bộ. Bộ Công nghiệp liên quan đến sự tăng trưởng kinh tế dựa trên tri thức và sự đổi mới, trong khi đó Bộ Di sản lại liên quan đến việc thúc đẩy chính sách văn hoá và quyền của người sáng tạo. Tháng 6/2001, cả hai bộ trưởng đã công bố những tiến triển về quá trình lấy ý kiến đối với các vấn đề bản quyền thuộc kỹ thuật số, và ban hành một văn kiện, Khung cải cách bản quyền. Văn bản này đã thừa nhận sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật và những diễn biến quốc tế ảnh hưởng đến vấn đề bản quyền, do đó việc sửa đổi bổ sung Luật Bản quyền chưa hẳn là phương pháp tối ưu để cải các vấn đề bản quyền. Văn bản này còn xác định các vấn đề trước mắt cần giải quyết và vạch ra một tiến trình lấy ý kiến (về việc cải cách). Tháng 10/ 2002, một Báo cáo về các quy định và việc thực thi luật bản quyền (Báo cáo 92) đã được trình lên Nghị viện về việc thực hiện Luật sửa đổi năm 1997 của Luật Bản quyền. Các vấn đề ngắn hạn sau đây cũng đã được xác định, bao gồm: việc thực hiện Điều ước của WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới), Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (SIP), vấn đề nhiếp ảnh (quyền tác giả, mở rộng phạm vi bảo hộ, quyền sở hữu đối với tác phẩm đặt hàng), việc tiếp cận (sử dụng nhằm mục đích giáo dục đối với các tư liệu sẵn có trên internet, cải tiến công nghệ cho việc giáo dục từ xa, ứng dụng kỹ thuật số vào hệ thống các thư viện) nạn sao chép lậu. Các vấn đề mang tính dài hạn: ngoại lệ đối với việc sao chép lại các bản ghi âm của những hãng phát thanh truyền hình, cơ chế xử lý vấn đề sao chép lậu (nói chung), và quyền tác giả đối với các tác phẩm âm thanh-hình ảnh.

Tháng 10/ 2003, Uỷ ban thường trực về di sản bắt đầu tiến hành xem xét Báo cáo 92, bao gồm cả một số các vấn đề “đã được giải quyết” như các Điều ước của WIPO và vấn đề nhiếp ảnh, những vấn đề “chưa được giải quyết” như trách nhiệm của các SIP và việc tiếp cận. Tháng 5/2004, Uỷ ban thường trực về di sản đã công bố Báo cáo tạm thời, trong đó giải quyết một số vấn đề. Một dự luật về cải cách bản quyền có thể sẽ được trình lên nghị viện trong năm tới.

Cải cách bản quyền dẫn đến việc ban hành Dự luật Bill-C48, dự luật này đã được chấp thuận vào tháng 12/ 2002. Đối với Internet, dự luật không áp dụng giấy phép phát lại bắt buộc được quy định trong Luật Bản Quyền, mà quy định rõ ràng rằng hệ thống phân phối hiện nay như cable và vệ tinh có thể tiếp tục phát lại trên sóng phát thanh và truyền hình bằng cách trả tiền bản quyền theo quy định của Uỷ ban Bản quyền căn cứ vào cấp phép bắt buộc đối với việc phát lại tín hiệu. Dự luật này cũng thành lập một cơ chế quản lý theo đó sẽ cho phép những hình thức phân phối mới, bao gồm internet, để phát lại các tín hiệu sóng với điều kiện phải đáp ứng được một số quy định. Tuy nhiên, ngoài các tổ chức truyền thông mới, những tổ chức sử dụng Internet để truyền phát lại tín hiệu sẽ không được hưởng lợi từ quy định giấy phép bắt buộc, mà còn phải trả tiền bản quyền cho bên phát tín hiệu ban đầu.

5.1.6 Luật bảo vệ dữ liệu

Mặc dù không có luật cụ thể quy định việc bảo vệ dữ liệu trong lĩnh vực văn hoá, các quy định của liên bang có thể áp dụng chung cho vấn đề này được thể hiện trong Luật về bí mật.

5.1.7 Luật ngôn ngữ

Điều 41 và 42 Luật Ngôn ngữ chính thức quy định Chính phủ liên bang phải thúc đẩy việc sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp ở những cộng đồng thiểu số, cũng như thúc đẩy sự nhận thức và sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp trong toàn bộ xã hội Canada. Luật này không chỉ bảo đảm rằng các cộng đồng thiểu số được sử dụng ngôn ngữ riêng trong các hoạt động của mình, mà còn thúc đẩy các tổ chức liên bang đóng góp  tích cực vào sự phát triển và tồn tại của các ngôn ngữ này. Do đó, các chương trình và chính sách văn hoá của liên bang phải được xây dựng cho phù hợp với hai cộng đồng ngôn ngữ, và hai thị trường tách biệt nhau.

5.2 Luật văn hoá

Vấn đề văn hoá không được quy định rõ trong hiến pháp Canada. Ban đầu, các bang có thẩm quyền đối với vấn đề văn hoá và điều này được cho là đương nhiên. Tuy nhiên, vào giữa thế kỷ 20 Chính phủ liên bang đã can thiệp sâu hơn vào lĩnh vực văn hoá thông qua việc thực hiện thẩm quyền chi tiêu. Trong lĩnh vực văn hoá và truyền thông, chính quyền liên bang duy trì thẩm quyền đối với các vấn đề thuộc lợi ích chung của quốc gia (“hoà bình, trật tự và quản lý nhà nước”) và những tài sản dùng để truyền tín hiệu phát thanh, truyền hình và viễn thông giữa các tỉnh cũng như trên quốc tế. Vào cuối những năm 1970, Toà án Tối cao Canada đã mở rộng thẩm quyền của liên bang đối với việc quản lý truyền hình cáp, và năm 1989 Toà Tối cao đã ra phán quyết rằng mạng lưới viễn thông quốc gia cũng là một phần không thể tách rời thuộc quản lý của chính quyền liên bang.

Chính phủ liên bang đã thực hiện thẩm quyền đối với việc phát sóng, cấp phép đối với các chương trình giáo dục qua phát thanh, truyền hình của bang. Các vấn đề văn hoá, bao gồm cả nghệ thuật, di sản và các ngành kinh doanh văn hoá, thì liên bang và các bang chia sẻ thẩm quyền với nhau. Khác với các bang khác, Quebec duy trì các chương trình và chính sách văn hoá cho riêng mình, điều này là do mối liên hệ của bang này với văn hoá ngôn ngữ Pháp.

Sau đây là danh sách các văn bản luật quan trọng phản ánh chính sách văn hoá ở Canada (một số luật liệt kê dưới đây có ghi chú năm ban hành là 1985 bởi vì chúng được tập hợp lại thành văn bản thống nhất vào năm 1985):

- Luật Phát thanh Truyền hình (1991);

- Luật về Hội đồng nghệ thuật Canada (1985);

- Luật Hỗ trợ triển lãm lưu động (1999);

- Hiến chương Canada về Quyền và tự do (1982);

- Luật đa văn hoá Canada (1985);

- Luật Uỷ ban Viễn thông và Phát thanh-Truyền hình Canada (1985);

- Luật Bản quyền (1985 -- ban hành lần đầu tiên vào năm 1924);

- Luật Xuất khẩu và nhập khẩu tài sản văn hoá (1977);

- Luật thành lập Bộ Di sản Canada (1995);

- Luật Thuế thu nhập (1985);

- Luật về Dịch vụ quảng cáo của Nhà xuất bản nước ngoài (1999);

- Luật Bảo tàng (1990);

- Luật Trung tâm nghệ thuật quốc gia (1985);

- Luật về các chiến trường ở Quebec (1908);

-Luật Phim Quốc gia (1985);

- Luật Ngôn ngữ chính thức (1988);

-  Luật về quy chế nghệ sĩ (1992);

 - Luật  Phim Truyền hình Canada (1985).

5.3. Các quy định cụ thể

5.3.1 Nghệ thuật thị giác và nghệ thuật ứng dụng

Xem phầm 5.3.9

5.3.2 Nghệ thuật biểu diễn và âm nhạc

Xem phần 5.3.9

5.3.3 Di sản văn hoá

Có một số luật của liên bang điều chỉnh về di sản văn hoá. Năm 2004, một số luật áp dụng cho di sản văn hoá đã được chuyển giao cho Bộ trưởng Bộ Môi trường. Dự luật C-7 được ban hành nhằm sửa đổi Luật thành lập Bộ Di sản Luật về Cơ quan quản lý vườn Quốc gia (Parks Canada Agency Act). Dự luật này đã thay thế mục 4(1) của Luật về Cơ quan Quản lý vườn Quốc gia bằng quy định mới, trong đó liệt kê nhiều vấn đề mà hiện nay thuộc thẩm quyền của cơ quan này. Tóm lại, tất cả các vấn đề về di sản xây dựng - các kênh đào, nhà ga, toà nhà, và di tích lịch sử - đều thuộc thẩm quyền của Cơ quan Quản lý vườn Quốc gia. Cơ quan này chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Môi trường. Bộ Di sản Canada và Bộ trưởng có thẩm quyền quản lý đối với các tổ chức di sản Quốc gia, việc bảo vệ tài sản văn hoá di dời được và Uỷ ban Chiến trường Quốc gia.

Các luật sau đây điều chỉnh vấn đề di sản văn hoá:

* Luật Xuất khẩu và nhập khẩu tài sản văn hoá (1977): luật này điều chỉnh việc xuất khẩu các tài sản văn hoá từ Canada ra nước ngoài, và việc nhập khẩu các tài sản văn hoá vào Canada mà những tài sản này đã được xuất khẩu bất hợp pháp từ nước ngoài;

* Luật Thuế thu nhập: quy định việc miễn trừ các khoản thuế lợi vốn đối với các tài sản văn hoá đã được thừa nhận, mà tài sản đó được tặng hoặc bán cho những tổ chức được chỉ định hoặc cơ quan nhà nước ở Canada; các món quà tặng là tài sản văn hoá cũng được miễn thuế;

* Luật Hỗ trợ triển lãm lưu động: luật này quy định biện pháp bồi thường cho các triển lãm lưu động trong trường hợp có hư hỏng hoặc mất mát;

* Luật vườn Quốc gia Canada (2000): điều chỉnh các vấn đề liên quan đến vườn Quốc gia Canada;

* Luật Cơ quan quản lý vườn Quốc gia (1998): quy định khuôn khổ hoạt động mới cho các Cơ quan quản lý vườn Quốc gia, và các cơ quan của Chính phủ liên bang hoạt động trong lĩnh vực này;

* Luật các Công trình và di tích lịch sử (1985): Luật đã thành lập Uỷ ban Canada về các công trình và di tích lịch sử;

* Luật Bảo vệ các nhà ga Di sản (1985): theo Luật này Bộ trưởng Bộ Môi trường có trách nhiệm phải thực hiện phá bỏ hoặc sửa đổi một số nhà ga xe lửa đã được chỉ định;

* Luật Thành lập Bộ Giao thông: Quy chế Kênh đào lịch sử ban hành kèm theo luật này để quy định vấn đề gìn giữ các kênh đào có giá trị lịch sử;

* Luật Vận tải đường thủy (2001): Quy chế Di sản các tàu bị đắm được ban hành kèm theo luật này nhằm bảo vệ di vật của các tàu bị đắm. Luật liên bang không có quy định liên quan đến khảo cổ;

* Luật về Ngôi nhà của Laurier (1952): luật này quy định việc quản lý và gìn giữ ngôi nhà của Thủ tướng Wilfred Laurier;

Luật về các chiến trường Quốc gia ở Quebec (1908): luật này quy định việc gìn giữ các di tích chiến trường lịch sử (Đồng bằng Abraham) ở Quebec.

5.3.4 Văn học và thư viện

Luật Thư viện và lưu trữ Canada: luật này đã sáp nhập hai cơ quan Thư viện Quốc gia Canada và Phòng Lưu trữ Canada thành một cơ quan duy nhất.

Một chương trình quan trọng của liên bang, Chương trình Bản quyền cho thuê sách (PLR) được ban hành năm 1986 và do Uỷ ban Bản quyền cho thuê sách quản lý. Bản quyền cho thuê sách là khoản tiền mà các thư viện phải trả cho các tác giả Canada do việc lưu giữ các sách của các tác giả này. Có trên 14000 nhà văn, dịch giả và người vẽ minh hoạ trên toàn Canada nhận được tổng số tiền gần 9 triệu CAD trong năm 2003-2004. Chương trình bản quyền cho thuê sách hoạt động dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nghệ thuật Canada.

5.3.5 Kiến trúc và môi trường

Xem phần 5.3.3

5.3.6 Phim, video và nhiếp ảnh

Có hai luật áp dụng trong lĩnh vực phim ở cấp liên bang: Luật Phim Quốc gia áp dụng cho Uỷ ban Phim Quốc gia và Luật Phim Truyền hình áp dụng cho Hãng phim truyền hình Canada.

Năm 1997, Chính phủ Canada ban hành hai chương trình là Khấu trừ thuế đối với sản xuất phim và video (CPTC), và chương trình Khấu trừ thuế đối với dịch vụ phim và video (PSTC). Chương trình CPTC có thể thực hiện khấu trừ lên đến 12% tổng chi phí sản xuất. Chương trình PSTC thực hiện khấu trừ lên đến 11% của tiền lương và tiền công trả cho những người cư trú tại Canada hoặc công ty Canada bị đánh thuế vì dịch vụ họ đã cung cấp cho việc sản xuất phim ở Canada.

Ngày 14/11/ 2003, một dự thảo luật sửa đổi Luật Thuế thu nhập liên quan đến Chương trình khấu trừ thuế đối với sản xuất phim và video đã được trình lên Nghị viện. CPTC thực hiện hỗ trợ đối với sản xuất phim và video ở Canada bằng cách tăng tỉ lệ khấu trừ thuế lên đến 25% chi phí trả cho lao động. Mục đích của sửa đổi này là đơn giản hoá việc khấu trừ thuế . Luật sửa đổi bao gồm những nội dung sau:

* Hạn chế về mức chi phí lao động tăng lên 60% tổng chi phí, trước đây tỉ lệ này là 48%.

* Chi phí cho lao động người nước ngoài không thuộc diện được khấu trừ thuế;

* Cá nhân đầu tư vào sản xuất phim và video giờ đây cũng có thể được khấu trừ thuế, trừ phi việc sản xuất hoặc một trong các nhà đầu tư có liên quan đến việc trốn thuế. Tuy nhiên, việc khấu trừ vẫn được thực hiện đối với chi phí sản xuất của công ty sản xuất;

* Nếu một cơ quan chính phủ là nhà đầu tư, khi khoản đầu tư đó sẽ được xem như là những hình thức hỗ trợ khác của Chính phủ.

Ngày 18/2/ 2003, tỉ lệ khấu trừ thuế tăng từ 11% lên 16% đối với lương và tiền công trả cho lao động người Canada hoặc công ty Canada bị đánh thuế (đối với số tiền trả cho các lao động là người canada) cho dịch vụ cung cấp cho sản xuất phim và video ở Canada. Khoản khấu trừ này không phản ánh hết số chi phí đã trả cho lao động.

5.3.7 Các ngành kinh doanh văn hoá

ở cấp liên bang không có một khung pháp lý nào điều chỉnh hoạt động của các ngành kinh doanh văn hoá. Các ngành kinh doanh văn hoá bao gồm phim và video, ghi âm, và xuất bản. ở đâu có các cơ quan quản lý di sản tham gia, ở đó sẽ có luật ban hành. Lĩnh vực phát thanh truyền hình có quy định riêng. Xem phần 5.3.6 và 5.3.9 để biết thêm thông tin.

5.3.8 Quy định đối với nghệ sĩ tự doanh

Nhà văn và nghệ sĩ nghệ thuật thị giác: nghệ sĩ nghệ thuật thị giác và nhà văn là những người tự doanh được hưởng khấu trừ chi phí hợp lý phát sinh liên quan đến các hoạt động tạo thu nhập, bao gồm cả chi phí làm việc tại nhà, hội phí thành viên của các hiệp hội nghề nghiệp. Nghệ sĩ nghệ thuật thị giác và nhà văn, nếu là những người làm thuê, thì có thể khấu trừ, với một số hạn chế nhất định, các chi phí họ bỏ ra (ví dụ như chi phí quảng cáo, đi lại) để trong khi thực hiện các hoạt động nghệ thuật được công nhận (để thực hiện khấu trừ). Các hoạt động này bao gồm:

* Sáng tạo (không phải là tái tạo) tranh, bản in, khắc acid, kí hoạ, điêu khắc hoặc các công việc nghệ thuật tương tự;

* Sáng tác kịch, âm nhạc hoặc văn học;

* Biểu diễn kịch, âm nhạc với tư cách là diễn viên, vũ công, ca sĩ và nhạc công;

* Hoạt động nghệ thuật mà trong đó người đóng thuế là thành viên của một hiệp hội nghệ sĩ. Hiệp hội này được Bộ trưởng Bộ truyền thông, nay là Bộ trưởng Bộ Di sản, thừa nhận.

Nghệ sĩ biểu diễn, nếu là người tự doanh, có thể khấu trừ các chi phí kinh doanh hợp lí, bao gồm: phí bảo hiểm đối với nhạc cụ và thiết bị, chi phí sửa chữa nhạc cụ và thiết bị, phí luật sư và kế toán, phí hội đoàn và phí thành viên của các tổ chức, hoa hồng đại lý, chi phí quảng cáo, phí đi lại để thực hiện một công việc, chi phí cho các khoá học nhạc, học diễn xuất nhằm mục đích phục vụ cho vai diễn hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Nghệ sĩ, nếu là người làm thuê, có thể khấu trừ các khoản chi phí việc làm hợp lý, với một số hạn chế nhất định (chi phí quảng cáo, tiếp thị, hoặc đi lại). Một nhạc công làm thuê theo hợp đồng một năm, và theo quy định trong hợp đồng sẽ được cung cấp nhạc cụ trong khi làm việc, thì người đó có thể khấu trừ các khoản chi phí liên quan đến nhạc cụ đó (ví dụ như số tiền bảo dưỡng, tiền thuê và bảo hiểm nhạc cụ).

Nghệ sĩ được khấu trừ thuế thu nhập, được tính dựa trên giá trị thị trường, đối với việc tặng quà (các tác phẩm) cho các tổ chức và cơ quan nhà nước được quy định tại Luật Xuất khẩu và Nhập khẩu Tài sản Văn hoá. Luật này điều chỉnh việc xuất khẩu và nhập khẩu tài sản văn hoá, và quy định các biện pháp ưu đãi thuế để khuyến khích người dân, tổ chức tặng hoặc bán những tài sản văn hoá có giá trị cho các tổ chức của nhà nước. Một cơ quan hành chính độc lập có trách nhiệm xác nhận các tài sản văn hoá nhằm mục đích tính thuế bằng cách xác định “ý nghĩa nổi bật và tầm quan trọng đối với quốc gia” của tài sản văn hoá cũng như giá trị thị trường của nó, khi nó được tặng cho hoặc bán cho các bảo tàng, phòng lưu trữ và thư viện. Đây là chương trình khấu trừ thuế áp dụng cho “những người ủng hộ” tài sản văn hoá, và nó cũng áp dụng cho nghệ sĩ nếu người này thực sự sở hữu tác phẩm nghệ thuật tại thời điểm tặng cho. Đối tượng áp dụng chung của chương trình này là bất cứ người đóng thuế nào ở Canada muốn tặng tài sản văn hoá cho các tổ chức của nhà nước. Các tổ chức hoạt động nghệ thuật, được Bộ trưởng Bộ Di sản và Bộ trưởng Thuế vụ công nhận là có quy chế từ thiện (charitable status), có thể kí phát các biên lai, hoá đơn cho những người tặng tài sản để họ có thể thực hiện khấu trừ thuế.

5.3.9 truyền thông đại chúng

Hạn mức truyền hình được Uỷ ban truyền thông và phát thanh – truyền hình Canada (CRTC) quản lý dựa trên quyền sở hữu đối với công ty sản xuất. Chi phí trả cho các dịch vụ hoặc chi phí phát sinh ở Canada, và trong hầu hết các trường hợp là dựa trên quốc tịch của nhà sản xuất và nhân viên chủ chốt. CRTC (Uỷ ban truyền thông và phát thanh – truyền hình Canada) xem các chương trình thuộc Canada nếu nhà sản xuất là người Canada, hoặc nhân viên chủ chốt của đơn vị sản xuất là người Canada và ít nhất 75% phí dịch vụ và chi phí sau sản xuất được trả cho cá nhân hoặc tổ chức Canada. Hạn mức về nội dung Canada trên sóng radio, 35% thời lượng phát sóng, được quản lý theo hệ thống MAPL (âm nhạc, nghệ sĩ, quá trình sản xuất, lời bài hát được ưa chuộng), hệ thống này khuyến khích việc giới thiệu các nghệ sĩ biểu diễn, người viết lời nhạc, nhạc sĩ tới công chúng Canada và thúc đẩy ngành công nghiệp âm nhạc. CRTC (Uỷ ban Truyền thông và Phát thanh – Truyền hình Canada) phát sóng 65% nội dung âm nhạc Pháp.

Năm 2002, Chính phủ xác định lại các quy định về hàm lượng Canada trong sản xuất phim và truyền hình. Việc phát sóng các nội dung Canada, đối với truyền hình là 60%, từ 18h đến 24h hàng ngày. Quy định này không đồng nghĩa với việc các chương trình cũng được xem với mức độ như vậy. Ví dụ, năm 2002, số lượng người xem chương trình truyền hình tiếng Anh của Canada trong giờ cao điểm (19h đến 23h) là 20%, trong khi đó tỉ lệ người xem chương trình truyền hình Canada bằng tiếng Pháp là 77.7%. Từ năm 1991 đến 2001 tỉ lệ xem chương trình Canada bình quân là 41.7%, và năm 2002 là 42.5%. Năm 2002, các chương trình Canada bằng tiếng Pháp thu hút 76% trên tổng số người xem chương trình tiếng Pháp. Số người nói tiếng Anh xem các chương trình kịch Canada trên truyền hình chỉ còn 11%. Trong khi đó tỉ lệ người nói tiếng Pháp xem các chương trình kịch Canada trên truyền hình tăng từ 43% năm 2000 đến 48% năm 2002.

Những người chỉ trích cho rằng nên xác định lại hàm lượng Canada theo các tiêu chí khác thay vì “quyền công dân” hoặc “nơi cư trú”. Chẳng hạn có thể xem xét các yếu tố như đề tài, nơi sản xuất hoặc sau sản xuất, bản quyền, quyền phân phối quốc tế và trong nước. Ngoài ra người ta còn đề nghị rằng, đối với các chương trình của hãng truyền hình tư nhân, nên xác định hàm lượng Canada theo tỉ lệ ngân sách thay vì tỉ lệ thời gian phát sóng. Hiện tại, với mức chi tiêu rất lớn của các hãng truyền hình Canada (truyền hình tư nhân, nhà nước, truyền hình có thu phí và các dịch vụ kết hợp) đối với việc phát sóng các chương trình Canada (1.3 tỉ CAD năm 2003) và nguồn trợ cấp rất lớn của liên bang đối với các chương trình canada (trên 1.4 tỉ CAD), chỉ có một chương trình của Canada trong số 20 chương trình truyền hình tiếng Anh được người xem yêu thích nhất. Trong khi đó, ở Quebec, 19 trong số 20 chương trình được yêu thích lại do Canada sản xuất. Mức độ xem các chương trình bằng tiếng Anh của Canada rất thấp nếu so với các nước sử dụng tiếng Anh khác như Vương quốc Anh là 9, và úc là 8 trong số các chương trình được yêu thích nhất là do trong nước sản xuất. Đối với truyền hình bằng tiếng Pháp tình hình lại hoàn toàn khác, nguyên nhân chủ yếu là ngôn ngữ đóng vai trò rào cản đối với sự cạnh tranh của đài nước ngoài. Hãng phim truyền hình đang xem xét thay đổi việc hỗ trợ tài chính đối với các chương trình, theo đó những chương trình được hỗ trợ phải có chiến lược marketing và thu hút khán giả.

Tháng 6/ 2003, Báo cáo về Nội dung Canada trong các sản phẩm phim và Truyền hình Thế kỷ 21 (Francois Macerola) đã đưa ra 11 khuyến nghị đối với Chính phủ, trong số đó có các khuyến nghị đáng chú ý sau đây: (1) thay thế thế thống chi tiêu hiện nay bằng một mô hình chi tiêu linh hoạt hơn; (2) thành lập một tổ chức chịu trách nhiệm chứng nhận về nội dung Canada là: Uỷ ban nội dung Canada; (3) mở rộng chương trình Khấu trừ thuế sản xuất phim và video Canada; (4) Canada nên tìm cách để được hưởng các đối xử ưu đãi và quy chế hợp tác đặc biệt với các tổ chức đa phương quan trọng, đặc biệt là những tổ chức thuộc Liên minh châu Âu; (5) các công ty thuộc sở hữu Canada, hoặc phía Canada nắm quyền kiểm soát vẫn tiếp tục thực hiện phân phối các phim truyện Canada.

5.3.10 Các vấn đề khác

Điều 35 Luật Hiến pháp 1982, là một phần trong khung pháp lý quy định về thúc đẩy các quyền của công dân và chống lại việc phân biệt đối xử giữa các công dân. Nó cũng khẳng định rằng dân tộc bản địa và các quyền lợi của các dân tộc này (First nation, métis, inuit) là trung tâm trong mối quan hệ giữa người bản địa và Chính phủ Canada. Vào năm 1995 Chính phủ Canada đã thừa nhận quyền tự trị của người bản địa thông qua Chính sách tự trị của người bản địa: Quyền bất di bất dịch và những thoả thuận. Sự thừa nhận này dựa trên quan điểm cho rằng người bản địa có quyền tự quyết định đối với các vấn đề nội bộ của cộng đồng, vấn đề thuộc về văn hoá của họ, vấn đề bản sắc, truyền thống, ngôn ngữ và thể chế, những vấn đề liên quan đến mối quan hệ đặc biệt giữa dân tộc bản địa với đất đai và tài nguyên của họ. Hiện tại có khoảng 75 hiệp ước và thoả thuận tự trị (giữa chính phủ Canada) với các nhóm dân tộc bản địa.

 

Trở về

6. Hỗ trợ tài chính cho văn hoá

6.1 Tổng quan

Từ giữa những năm 1990 nhà nước cắt giảm ngân sách cho văn hoá ở cả ba cấp (liên bang, bang và địa phương), do đó chi tiêu cho văn hoá ở các cấp đã giảm xuống mức thấp nhất vào năm 1992-1993. Lần đầu tiên vào năm 2001-2002, tổng chi tiêu cho văn hoá của các cấp chính quyền, ngoại trừ khoản chuyển giao giữa các cấp, đã vượt qua mức chi tiêu của năm 1993-1994. Tính theo đồng đô la hiện nay, mức chi tiêu của năm 1999-2000 đã vượt qua mức chi tiêu của năm 1993-1994, và tiếp tục tăng trưởng những năm tiếp theo. Nếu tính theo giá trị đô la không đổi, chi tiêu cho văn hoá (ngoại trừ khoản chuyển giao giữa các chính quyền) năm 2001-2002 cao hơn 11% năm so với năm 1993-1994.

6.2 Chi tiêu cho văn hoá tính theo bình quân đầu người

Chi tiêu cho văn hoá tính theo bình quân đầu người vào năm 2001-2002 là 103 CAD ở cấp liên bang, 69 CAD ở cấp bang/ vùng tự trị, và 58 CAD ở cấp thành phố. Chi tiêu tính theo bình quân đầu người ở bang Quebec cao hơn so với các bang khác, và điều này phản ánh vai trò của chính phủ liên bang cũng như của bang trong việc chi tiêu cho văn hoá tại Quebec.

6.3 Chi tiêu cho văn hoá tính theo các cấp chính quyền

Bảng 1: Chi tiêu cho văn hoá theo cấp chính quyền, 1990/1991, 1995/1996, 2001/2002

Cấp chính quyền

1990-1991

1995-1996

2001-2002

Triệu CAD

% trên tổng số*

Triệu CAD

% trên tổng số*

Triệu CAD

% trên tổng số*

Liên bang

2 893

49.0

2 923

47.6

3 217

45

Bang Vùng tự trị

1 768

29.9

1 790

29.2

2 150

29

Thành phố (1)

1 237

21.0

1 420

23.2

1 814

26

Tổng (2)

5 898

100

6 133

100

7 180

100

Nguồn: Thống kê Canada, Điều tra về chi tiêu của chính quyền cho văn hoá, 2001-2002

*        Con số có thể không tròn số 100%

          % trên tổng số chi tiêu của chính quyền cho văn hoá bao gồm cả các khoản chuyển giao giữa các chính quyền

(1) Chi tiêu của thành phố được tính theo năm

(2) Bao gồm các khoản chuyển giao giữa các chính quyền

6.4 Thống kê theo lĩnh vực.

Bảng 2: Chi tiêu của nhà nước cho văn hoá: theo lĩnh vực, triệu CAD, 2001-02

Lĩnh vực

Liên bang

Bang /
Vùng tự trị

Thành phố (1)

Tổng chi tiêu (2)

Thư viện

(%)*

51 218

(2.3)

807 807

(36.8)

1 332 322

(60.7)

2 191 347

Di sản

(%)

739 495

(52.6)

555 833

(39.5)

109 604

(7.8)

1 404 932

Giáo dục nghệ thuật

(%)

8 523

(9.7)

78 992

(90.2)

NA

87 515

Nghệ thuật văn chương

(%)

174 679

(88.3)

23 092

(11.6)

NA

197 771

Nghệ thuật biểu diễn

(%)

164 477

(46.7)

160 091

(45.4)

27 377

(7.7)

351 945

Nghệ thuật thị giác và nghề thủ công

(%)

21 227

(31.2)

46 803

(68.7)

NA

68 030

Phim và Video

328 585

(79.0)

86 891

(20.9)

NA

415 476

Phát thanh truyền hình

(%)

1 585 541

(89.8)

178 939

(10.1)

NA

1 764 480

Ghi âm

(%)

18 606

(70.4)

7 845

(29.6)

NA

26 451

Đa văn hoá

(%)

888

(1.6)

52 594

(98.3)

NA

53 482

Những hoạt động khác

(%)

123 686

(19.9)

150 825

(24.3)

344 253

(55.6)

618 764

Tổng chi tiêu

(%)

3 216 927

(44.8)

2 149 711

(29.9)

1 813 556

(25.2)

7 180 194

Nguồn: Thống kê Canada, Điều tra về chi tiêu của chính quyền cho văn hoá, 2001-02

*        Các con số có thể không làm tròn được 100%

(1)      Chi tiêu của thành phố tính theo năm

(2)      Bao gồm các khoản chuyển giao giữa các chính quyền, khoảng 397 triệu CAD.

Bảng 3: Chi tiêu của các cơ quan Di sản Canada, 2003-2004

Cơ quan

Dự tính chi tiêu

Liệt kê theo thứ tự dự tính chi tiêu

Tổng

Triệu CAD

%

Bộ Di sản

1 128.4

29.3

Công ty Phát thanh Truyên hình Canada

1 066.3

27.7

Hội đồng Nghệ thuật Canada

153.2

3.9

ủy ban dịch vụ công

150.6

3.8

Hãng Phim truyền hình Canada

130.2

3.3

Uỷ ban tài sản Quốc gia

114.4

2.9

Bảo tàng văn minh Canada*

102.2

2.6

Uỷ ban phim Canada

67.7

1.7

Cơ quan lưu trữ Canada

60.3

1.5

Phòng trưng bày Quốc gia Canada

45.0

1.1

Thư viện Quốc gia Canada

44.5

1.1

Bảo tàng tự nhiên Canada

42.9

1.0

Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Canada

36.3

0.9

Trung tâm nghệ thuật Quốc gia

31.0

0.8

Cơ quan vì sự phát triển phụ nữ

24.0

0.6

Uỷ ban các chiến trường Canada

8.9

0.2

Uỷ ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông

8.2

0.2

Quỹ hội quan hệ giữa các sắc tộc

***

Tổng chi tiêu

3 848.1

100

Nguồn: Báo cáo về các kế hoạch và ưu tiên 2004-05

*        Bảo tàng văn minh Canada bao gồm cả Bảo tàng chiến tranh Canada

**       Các con số có thể không làm tròn được 100%.

*** Quỹ hội quan hệ các sắc tộc không được cung cấp tiền hàng năm. Nguồn tài chính của nó chủ yếu là doanh thu được tạo ra từ số vốn 24 triệu CAD do Chính phủ cấp ban đầu vào năm 1996. Quỹ này cũng hoạt động dựa trên doanh thu từ các hoạt động đầu tư, các khoản tiền hiến tặng hoạt động gây quỹ.

**** Tổng chi tiêu của các Cơ quan Di sản, bao gồm cả một số tổ chức mà thông thường công được xem là tổ chức văn hoá, ví dụ như Uỷ ban dịch vụ công cộng, hoặc chỉ có một số chi tiêu có liên quan đến văn hoá, ví dụ như Uỷ ban tài sản Quốc gia.

 

Trở về

7. Các tổ chức văn hoá và những quan hệ đối tác

7.1 Phân bổ lại trách nhiệm của nhà nước

Thay đổi lớn nhất gần đây ở cấp liên bang là vào năm 1993 khi Bộ Di sản được thành lập và được giao các trách nhiệm về chính sách văn hoá, đa văn hoá, bản sắc và vấn đề công dân. Sau thời điểm đó, việc phân bổ lại trách nhiệm văn hoá đáng chú ý là Cơ quan quản lý vườn Quốc gia đã tách ra khỏi Bộ Di sản và trở thành một cơ quan độc lập, rồi sau này lại thuộc về Bộ Môi trường.

7.2 Vai trò và sự phát triển của các tổ chức văn hoá lớn

Nhiều tổ chức văn hoá của liên bang không còn đóng vai trò hạn hẹp vào một số nhóm hoạt động nhất định nữa mà tham gia rộng rãi hơn các hoạt động của xã hội. Họ chuyển từ những cơ quan lệ thuộc vào Chính phủ thành những cơ quan có tính độc lập cao hơn, từ những mối quan hệ chỉ dựa trên các hoạt động đến việc tương tác lẫn nhau để đạt đến kết quả, từ việc hỗ trợ trực tiếp cho các dự án đến việc tạo ra một môi trường mang tính hỗ trợ. Thay đổi tương tự cũng diễn ra rõ ràng từ việc định ra các chính sách cho từng lĩnh vực, nay chuyển sang thành những khung chính sách hoặc tầm nhìn. Bộ Di sản Canada đã phát triển và tiếp tục xem xét lại khung chiến lược chính sách dài hạn (xem thêm phần 4.1). Việc tự hoạch định ra các chương trình và chính sách văn hoá độc lập ngày càng trở nên ít đi, điều này trái ngược với vai trò truyền thống của các cơ quan chính quyền. Hội đồng Nghệ thuật Canada đã thiết lập ra những mối quan hệ đối tác gần gũi điển hình với khối thứ ba (các tổ chức phi lợi nhuận), và đã mở rộng phạm vi giao phó trách nhiệm cho những lĩnh vực mới như nghệ thuật truyền thông mới, và những mối quan hệ mới như Chương trình nghệ thuật của người bản địa (xem thêm phần 8.1.8). Gần đây có việc xem xét lại những chính sách di sản và nghệ thuật, và xây dựng các khung chính sách chiến lược phát triển. Trong quá trình thực hiện người ta đã tiến hành hỏi ý kiến rộng rãi đối với các ngành lĩnh vực liên quan có thể bị ảnh hưởng bởi những chương trình, chính sách đó.

Hiện nay, hầu hết các chương trình cần phải phối hợp với những cơ quan, tổ chức như các ban ngành, cơ quan của liên bang, bang và thành phố, những tổ chức phi chính phủ và tổ chức tình nguyện, những tổ chức kinh doanh và tổ chức phi lợi nhuận, các cá nhân và các nhóm dân sự. Các quan hệ đối tác này dang diễn ra trong hầu khắp lĩnh vực văn hoá, từ việc đồng tài trợ như Quỹ Truyền hình Canada đến việc sắp xếp quản lí, trong đó các tổ chức tư nhân đã tiến hành một phần công việc của Chương trình phát triển ngành xuất bản sáchQuỹ âm nhạc Canada (xem thêm phần 4.2.9). Một số cơ quan văn hoá liên bang như Hãng phim Truyền hình Canada đã thực hiện quản lí các Quỹ mà từ trước đến nay không thuộc trách nhiệm của mình, ví dụ như Quỹ Truyền thông mới.

Tuy nhiên, việc tư nhân hoá các lĩnh vực được nhà nước hỗ trợ lại diễn ra rất ít ở cấp Liên bang. Cuộc tranh luận gay gắt nhất gần đây là vấn đề khả năng tư nhân hoá các tổ chức văn hoá quốc gia hoặc khả năng chuyển giao cho các bang như đã diễn ra vào năm 1991, một phần là do sự thất bại của cải cách hiến pháp. Vai trò của các quỹ hội của nhà nước là hỗ trợ tài chính cho các hoạt động văn hoá, thường là ở cấp bang hoặc thành phố.

7.3 Những quan hệ đối tác mới

Các quan hệ đối tác được hưởng lợi từ những quan hệ chiến lược hoặc dài hạn, dựa trên niềm tin. Tuy nhiên, lí do chủ yếu giải thích việc thiết lập những quan hệ đối tác trở thành “bắt buộc” (de rigueur) là ba nguyên nhân sau:

- Ngân sách nhà nước không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu và các dịch vụ. Hợp tác về tài chính và những quan hệ hợp tác khác trong việc thực thi các nhiệm vụ văn hoá là một cách để chia sẻ gánh nặng về tài chính;

- Kinh doanh và lĩnh vực văn hoá ngày càng phát triển mạnh và phức tạp hơn. Mọi tầng lớp xã hội và nhiều thành phần của nền kinh tế chịu tác động của lĩnh vực văn hoá, và do đó phải tham gia vào quá trình phát triển văn hoá;

- Mục tiêu dài hạn của việc “dân chủ hoá” cơ sở của chính sách văn hoá có liên quan mật thiết với việc Chính phủ phải thừa nhận rằng các chương trình và chính sách chỉ có thể thành công nếu chúng thể hiện được yếu tố thương mại và phi lợi nhuận cũng như sự tham gia vào đời sống văn hoá.

Với điều kiện những rủi ro liên quan có thể kiểm soát được, việc hợp tác tạo cho Chính phủ tiếp cận đến những đối tượng mới theo các cách phi truyền thống. Thiết lập các quan hệ đối tác có thể bao gồm những thoả thuận mang tính tham khảo hoặc tư vấn, đóng góp hoặc chia sẻ sự hỗ trợ, chia sẻ hoạt động hoặc công việc, mang tính hợp tác và ban hành quyết định. Không nên nhầm lẫn việc quyên góp tiền và những hình thức hợp tác khác với tài trợ và hoặc quảng cáo.

Bộ di sản Canada cũng tham gia vào những quan hệ đối tác và tài trợ cho các tổ chức thuộc khối thứ ba trong các lĩnh vực như vườn quốc gia và di tích lịch sử, đào tạo, tạo ra và phân phối các tài liệu giáo dục trên toàn Canada, thúc đẩy sự liên kết với các tổ chức thể thao, nghệ thuật và văn hoá dân tộc thiểu số, giao lưu giữa lớp trẻ, sự hiện diện của người bản địa, các tổ chức hữu nghị và tổ chức vì phụ nữ, và thúc đẩy du lịch di sản và sự tham gia Canada vào các hội chợ và triển lãm quốc tế. Chương trình các đối tác cộng đồng thực hiện  hỗ trợ đối với những tổ chức tình nguyện. Quỹ đối tác được thành lập nhằm thúc đẩy việc đưa các bộ sưu tập văn hoá của Canada lên mạng internet bằng cả hai ngôn ngữ chính thức. Chương trình Ngày quốc tế xoá bỏ phân biệt sắc tộc (21/3) nhận được sự hợp tác của các doanh nghiệp cũng như những hỗ trợ phù hợp. Cơ chế hỗ trợ tài chính bao gồm trợ cấp, đóng góp (bao gồm trách nhiệm của người nhận), cho vay và bảo lãnh cho vay, thoả thuận chia sẻ chi phí, thoả thuận hợp tác (phi tài chính), thoả thuận tài trợ, thoả thuận cùng tham gia dự án. Ngoài ra còn có rất nhiều quan hệ đối tác với khối tư nhân ở cấp thành phố. Trong lĩnh vực nghệ thuật, Chương trình duy trì di sản và Nghệ thuật cũng thực hiện quan hệ đối tác điển hình giữa nhà nước và tư nhân nhằm thúc đẩy việc lập kế hoạch tài chính thực tế và trách sự thâm hụt tài chính trong tương lai.

 

Trở về

8. Hỗ trợ và tham gia các hoạt động sáng tạo

8.1 Hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các nghệ sĩ

Kể từ khi thành lập Hội đồng Canada năm 1957, căn cứ vào Báo cáo của Uỷ ban Hoàng gia về Nghệ thuật và Văn chương (Massey-Levesque), được công bố trước đó 6 năm, Chính phủ Canada đã tham gia rất sâu đến lĩnh vực nghệ thuật, chủ yếu là nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác và nghề thủ công. Chính sách của liên bang về nghệ thuật thường nhấn mạnh đến hỗ trợ tài chính cho các tổ chức nghệ thuật phi lợi nhuận và các nghệ sĩ. Khía cạnh thương mại của nghệ thuật biểu diễn, ví dụ như kịch sân khấu, nhạc đại chúng (nhạc pop), các câu lạc bộ và sự tham gia của những người không chuyên, rất ít khi nhận được hỗ trợ từ chính sách và chương trình nghệ thuật của liên bang.

Bên cạnh vấn đề hỗ trợ tài chính, những vấn đề khác thường được thảo luận trong giới nghệ thuật bao gồm: điều kiện kinh tế - xã hội của các nghệ sĩ, đặc biệt là những người tự doanh, bản chất của quan hệ người thuê lao động - người lao động, ưu đãi thuế đối với việc tặng cho (các tác phẩm nghệ thuật), hoạt động nghệ thuật cộng đồng, các chương trình giáo dục nghệ thuật, chương trình đào tạo nghệ thuật, cải thiện cơ sở hạ tầng cho các cơ quan văn hoá, phát triển số lượng người muốn tìm hiểu nghệ thuật, việc lưu diễn ở trong và ngoài Canada, nghệ thuật đại chúng, sự tham gia vào nghệ thuật bao gồm cả hoạt động của những người không chuyên.

8.1.1 Các qũy đặc biệt cho nghệ sĩ

Bộ Di sản Canada đã xây dựng một khung chính sách nghệ thuật, và khung đó được thực hiện thông qua các chương trình sau đây:

- Giới thiệu Nghệ thuật Canada: nhằm tạo cơ hội cho người dân Canada tiếp cận với các hình thức thể hiện nghệ thuật có chất lượng cao và đa dạng thông qua việc hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân giới thiệu nghệ thuật, các chương trình nghệ thuật biểu diễn, và những hình thức thể hiện nghệ thuật khác. Từ năm 2001 đến 2003 chương trình này đã hỗ trợ tài chính cho hơn 1000 sự kiện và các chương trình nghệ thuật.

- Chương trình Duy trì Di sản và Nghệ thuật: hoạt động dưới hình thức đối tác với các bang và khối tư nhân nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tổ chức và xây dựng khả năng quản lí, tổ chức và tài chính của các tổ chức di sản và văn hoá, bao gồm cả việc tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các tổ chức nghệ thuật.

- Không gian Văn hoá Canada: nhằm nâng cao điều kiện thực tế cho hoạt động sáng tạo bằng cách hỗ trợ cho việc xây dựng và đổi mới các cơ sở nghệ thuật và di sản ở Canada cũng như việc mua sắm các trang thiết bị.

- Tài sản Văn hoá Canada: tìm nguồn tài chính cho các hoạt động tôn vinh văn hoá và nghệ thuật ở cấp địa phương, và hoạt động kết hợp được văn hoá và nghệ thuật thành một kế hoạch chung;

- Chương trình Đào tạo Nghệ thuật Quốc gia: hỗ trợ các tổ chức độc lập, phi lợi nhuận ở Canada, là những tổ chức chuyên đào tạo nghề nghiệp trong lĩnh vực nghệ thuật. Năm 2003-2004, Bộ Di sản tăng gấp 20 lần đầu tư cho các tổ chức nghệ thuật so với năm 2001;

- Chương trình Hỗ trợ Ngôn ngữ Chính thức: thông qua việc hỗ trợ tài chính và các thoả thuận đối tác đa phương để thực hiện hỗ trợ cho nghệ thuật và các mạng lưới văn hoá trong các cộng đồng thiểu số nói tiếng Anh và cộng đồng thiểu số nói tiếng Pháp.

Hội đồng Nghệ thuật Canada điều hành 64 chương trình và cung cấp 6100 khoản trợ cấp và dịch vụ cho 2100 các nghệ sĩ chuyên nghiệp Canada và trên 2000 tổ chức nghệ thuật thuộc các lĩnh vực múa, nghệ thuật truyền thông, âm nhạc, kịch, viết văn và xuất bản,  hoạt động nghệ thuật liên quan đến nhiều lĩnh vực và nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác (2003-2004). Hội đồng nghệ thuật cũng điều hành các chương trình sau:

- Uỷ ban UNESCO Canada: đang thành lập một mạng lưới UNESCO tại các trường tiểu học và trung học Canada;

- Ngân hàng Nghệ thuật: lưu giữ hơn 18000 bức tranh, bản in, bức ảnh, tác phẩm điêu khắc để cho thuê hoặc trưng bày tại các tổ chức của nhà nước hoặc tư nhân;

- Uỷ ban Bản quyền Cho thuê Sách (xem phần 5.3.4)

8.1.2 Trợ cấp, giải thưởng, và học bổng

Hội đồng Nghệ thuật Canada có rất nhiều các giải thưởng, khoản tiền trợ cấp dành cho các nghệ sĩ, hiện nay đã lên đến con số 131 ở Canada, tăng 33% trong vòng 10 năm qua. Năm 2003-2004 tổng số giải thưởng trị giá lên đến 126 triệu CAD, trong đó 21 triệu được trao cho các nghệ sĩ, và 105 triệu trao cho các tổ chức nghệ thuật. Các khoản tài trợ được thực hiện thông qua các chương trình, và tập trung vào những lĩnh vực sau: nghệ thuật thị giác, nghệ thuật đa lĩnh vực, viết văn và xuất bản, nghệ thuật của Người bản địa, kịch sân khấu, múa, âm nhạc, nghệ thuật truyền thông (bao gồm phim, video, truyền thông mới và ghi âm).

Hội đồng cũng điều hành một quỹ (tồn tại từ năm 2002-2004) có tên là Quỹ Hợp tác nghệ sĩ và cộng đồng. Quỹ này nhằm tạo ra các mối giao tiếp giữa nghệ sĩ với cộng đồng để làm cho nghệ thuật được hiện diện sâu rộng hơn trong đời sống hàng ngày. Các ưu tiên được dành cho thế hệ trẻ và giáo dục nghệ thuật, và cũng như các chương trình của Hội đồng Nghệ thuật, quỹ này cũng hỗ trợ đối với các nghệ sĩ và các tổ chức nghệ thuật của người bản địa cũng như nghệ sĩ và các tổ chức của các cộng đồng văn hoá thiểu số ở Canada. Chương trình Cộng đồng của Hội đồng nghệ thuật Canada cũng giúp đỡ việc đi lại của những người dẫn chương trình (người giới thiệu) và người quản lí của các nghệ sĩ chuyên nghiệp Canada để đến với những khán giả trong nước và nước ngoài. Hội đồng nghệ thuật còn có Chương trình phát triển thị trường và khán giả (AMDP) để hỗ trợ việc đi lại nhằm nâng cao, mở rộng các quyền lựa chọn chương trình của người giới thiệu (người dẫn chương trình, hướng dẫn viên) và những người quản lí của những nghệ sĩ chuyên nghiệp Canada, và hỗ trợ các nghệ sĩ chuyên nghiệp và người quản lí của họ phát triển và hướng đến những đối tượng khán giả mới và thị trường mới ở trong và ngoài nước. Bên cạnh các chương trình hỗ trợ này, AMDP (Chương trình phát triển thị trường và khán giả) cũng duy trì việc cập nhật trên mạng các danh bạ về người dẫn chương trình, các lễ hội.

8.1.3 Hỗ trợ các nghệ sĩ chuyên nghiệp và những hiệp hội nghệ sĩ

Trong khi hội đồng nghệ thuật của các bang có giúp đỡ đối với các hiệp hội nghệ sĩ của bang, thì Hội đồng nghệ thuật Canada và Bộ di sản Canada lại hỗ trợ đối với các tổ chức quốc gia về nghệ thuật, những hiệp hội nghệ sĩ khác, ví dụ như Hội nghị Quốc gia về nghệ thuật, Hiệp hội Bảo tàng Canada, Hội nhà văn và các hiệp hội ghi âm. Bộ Di sản thừa nhận về mặt pháp lí đối với các nghệ sĩ thông qua Luật Quy chế nghệ sĩ (xem phần 5.1.4). Tổ chức dịch vụ nghệ thuật quốc gia (NASO) cũng thực hiện việc hỗ trợ gián tiếp cho các tổ chức nghệ thuật.

8.2 Xu hướng tham gia và các số liệu

Từ trước đến nay lượng khán giả lớn nhất tiếp cận với các giá trị văn hoá là những người xem truyền hình, mặc dù gần đây có dấu hiệu cho thấy số lượng người xem đã giảm đi. Dù trong những năm gần đây việc tiếp cận truyền hình Cable và truyền hình qua vệ tinh có dễ dàng hơn, thì thời lượng xem truyền hình bình quân mỗi tuần của người Canada 21,7 giờ vào tháng 9, chỉ tăng rất ít so với 21,3 giờ vào năm 2001. Thời lượng xem của trẻ em giảm vào năm 2003, trong khi vẫn khá ổn định đối với tuổi thiếu niên. Năm 2003, thời lượng nghe sóng phát thanh bình quân mỗi tuần của người Canada là 19,5 giờ, giảm so với năm 2001 (20,1 giờ mỗi tuần).

Năm 1998, năm hoạt động văn hoá được yêu thích nhất, ngoài truyền hình và phát thanh, là đọc báo (81,8), nghe nhạc qua băng cassette, đĩa compact, và các bản ghi âm (76,8%), xem phim trên đầu máy VCR, mua hoặc thuê, (72,9%), đọc tạp chí (71%) và đọc sách (61,3). So với số liệu của năm 1992, thì số liệu của năm 1998 thấp hơn rất nhiều.

Những hoạt động văn hoá khác có tỉ lệ tham gia thấp hơn, tuy nhiên vẫn ghi nhận sự phát triển từ năm 1992 đến năm 1998:

* Đi xem phim tại rạp (48,6% năm 1992 lên đến 59,1% năm 1998);

* Xem các buổi hoà nhạc (23,7% năm 1992 và 34,6% năm 1998);

* Tham quan các phòng trưng bày nghệ thuật (19,3% năm 1992 và 22,1% năm 1998);

* Tham gia các sự kiện nghệ thuật biểu diễn (30% năm 1992 và 35% năm 1998);

* Tham quan các di tích lịch sử (26,7% năm 1992 và 32,4% năm 1998);

* Tỉ lệ người tham quan bảo tàng lại giảm xuống (32% năm 1992 và 30% năm 1998); và tham quan các vườn thú, công viên thủy sinh, vườn thực vật và cung thiên văn (36% năm 1992 và 32% năm 1996); mượn tài liệu của thư viện (34% năm 1992 và 27% năm 1998).

Sử dụng thời gian nhàn rỗi hàng ngày: 135 phút dành cho xem truyền hình, 13,5 phút đọc sách, 9,8 phút đọc báo, 3,2 phút lướt web (lên mạng internet), 2,3 phút đi xem phim, và 2,2 phút đọc tạp chí (xem Thống kê Canada, Điều tra xã hội tổng hợp (GSS), 1992 và 1998). Điều tra này không cập nhật được số liệu tổng quát về sự tham gia vào hoạt động văn hoá mặc dù những nguồn khác cũng có những số liệu nhất định về sự tham gia và tiêu dùng trong những ngành cụ thể. Cơ quan Thống kê Canada đang tiến hành một cuộc điều tra quốc gia toàn diện về sự tham gia vào hoạt động văn hoá và thể thao.

Việc điều tra sử dụng Internet ở Canada cho thấy rằng số hộ gia đình có truy cập internet nhiều hơn số hộ không truy cập, mặc dù mức độ tăng trưởng sử dụng internet đã hầu như dừng lại vào cuối những năm 1990, cũng giống như với truyền hình cable. Năm 2003, 64% hộ gia đình Canada sử dụng internet hàng ngày, tại gia đình hoặc nơi khác, để tiến hành các hoạt động liên quan đến công việc hoặc cá nhân. Cũng năm 2003 có 3,6 triệu hộ gia đình, trên tổng số 12,3 triệu hộ, chưa bao giờ sử dụng internet, điều này cho thấy sự cách biệt về (kĩ thuật) số. Có thể suy luận rằng việc sử dụng internet tăng lên là một phần nguyên nhân làm cho việc xem truyền hình và các hoạt động khác giảm xuống, cho dù gần đây lượng người xem truyền hình lại có vẻ tăng lên. Hơn nữa, người Canada xếp hàng thứ hai trên thế giới (sau Hàn Quốc) về việc sử dụng công nghệ internet băng thông rộng vào năm 2001.

8.3 Nghệ thuật không chuyên, các hiệp hội văn hoá và các trung tâm cộng đồng

8.3.1 Nghệ thuật không chuyên

Chính quyền liên bang thường không hỗ trợ tài chính cho các hoạt động nghệ thuật không chuyên, và trách nhiệm đó được giao phó cho chính quyền các bang và thành phố, các quỹ hội. Do đó vấn đề này hiện đang được đem ra bàn thảo, mặc dù cấp liên bang vấn đề này không phải là nội dung tranh luận chính ở cấp liên bang. Người ta nhận thấy rằng giáo dục nghệ thuật tại các trường học ngày càng ít được coi trọng, và điều này gây ra những mối quan ngại về việc sẽ hạn chế đến sự thể hiện sáng tạo về văn hóa của các cá nhân cũng như các nhóm hoạt động văn hoá. Tuy nhiên, các hiệp hội nghệ thuật và văn hoá đang nỗ lực thúc đẩy sự tham gia của người dân Canada vào đời sống văn hoá.

Ước tính trong năm 2000, khoảng 78% người dân Canada từ 15 tuổi trở lên có tham gia ít nhất vào một trong chính loại hình hoạt động văn hoá nghệ thuật. Các số liệu giao động từ 40% (những người sử dụng máy tính để thiết kế hoặc vẽ) đến 11% đối với những người hoạt động nghệ thuật không chuyên hoặc đang trở thành thành viên của các tổ chức nghệ thuật. Ước tính vào năm ngoái, có khoảng 68% người dân từ 15 tuổi trở lên tham gia vào ít nhất một trong bốn hoạt động liên quan đến di sản, con số này giao động từ 55% đối với những người tìm hiểu các tư liệu lịch sử đến 6% đối với những người là thành viên của các tổ chức lịch sử hoặc di sản. Những gia đình có con cái, và những người có trình độ giáo dục cao thường tham gia vào các hoạt động nghệ thuật/ sáng tạo hơn so với các đối tượng khác. Những người ở độ tuổi từ 15 đến 24 có xu hướng muốn tham gia vào hầu hết các lĩnh vực.

95% người dân Canada cho rằng thư giãn và tự hưởng thụ là một lí do rất quan trọng (65%) hoặc quan trọng (30%) để tham gia vào các hoạt động văn hoá và nghệ thuật. Những lí do khác là: học hỏi cái mới hoặc nâng cao các khả năng (87%), để làm việc hoặc chia sẻ với người khác (83%), và tự thể hiện mình (75%). Các hoạt động nghệ thuật thường được xem là cách thức để liên hệ đến nền tảng đạo đức và văn hoá của một người (53%)

8.4 Chương trình hoặc chính sách thúc đẩy sự tham gia vào hoạt động văn hoá

- Trung tâm nghệ thuật Quốc gia (NAC): dàn nhạc của NAC thực hiện các buổi biểu diễn cho học sinh trong các môn học ở trường có liên quan đến âm nhạc. NAC(Trung tâm nghệ thuật Quốc gia) còn có chương trình “Nghệ sĩ âm nhạc tại Trường học” nhằm đưa các nghệ sĩ đến tham gia biểu diễn và giảng dạy tại các trường.

- Phòng Trưng bày Quốc gia (NGC): cơ quan này đã thiết kế một chương trình giáo dục qua mạng để giúp đỡ các giáo viên trong việc lên kế hoạch tổ chức cho các lớp đi tham quan bảo tàng và hỗ trợ các giáo viên trong giảng dạy nghệ thuật.

- Bảo tàng Văn minh Canada (CMC): Cơ quan này đã đưa ra một chương trình có tính tương tác lẫn nhau, trong đó các nội dung được thiết kế phù hợp với các môn học ở trường tại các bang o­ntario và Quebec, ví dụ như mời người hướng dẫn của bảo tàng đến tham gia vào các cuộc thảo luận liên quan đến môn học;

- Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Canada (CSTM): có rất nhiều chương trình giáo dục dành cho học sinh và giáo viên tại các địa phương. Những chương trình tương tự cũng có tại các bảo tàng như Bảo tàng Chiến tranh Canada (CWM), Bảo tàng Tự nhiên Canada (CMC), Bảo tàng Nhiếp ảnh Đương đại (CMCP), và Bảo tàng Hàng không Canada (CAM).

Những sáng kiến của liên bang nhằm tăng tỉ lệ biết đọc biết viết ở Canada là nguyên nhân dẫn đến thành lập Ban Thư kí phụ trách về việc biết đọc biết viết, thuộc Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực (HRDC). Ban thư kí này phối hợp hoạt động với chính quyền các bang và vùng tự trị, giới kinh doanh, lao động và những người không chuyên. mặc dù từ năm 1988 đến năm 2002, Chính phủ đã đầu tư hơn 330 triệu CAD cho các chương trình dạy chữ cho người lớn, thì tỉ lệ mù chữ vẫn còn cao. 42% người dân Canada, tuổi từ 16 đến 45, không có đủ kĩ năng đọc viết cần thiết để tham gia một cách đầy đủ vào nền kinh tế tri thức. Mục tiêu của liên bang là đến năm 2010 phải giảm tỉ lệ này xuống còn 25%.

Hoạt động tình nguyện cũng là một hình thức tham gia vào đời sống văn hoá. Hoạt động này được khuyến khích phát triển bởi khối nhà nước cũng như tư nhân, bao gồm các tổ chức phi lợi nhuận và một số hoạt động vì lợi nhuận.... năm 2000, có khoảng 351 000 Canada, 1.4% dân số, từ độ tuổi 15 trở lên đã tình nguyện tham gia giúp đỡ các tổ chức văn hoá và nghệ thuật; giá trị tính theo đồng đô la cho công việc họ đã làm (51.9 triệu giờ làm việc tình nguyện) là 690 triệu CAD. Số người tình nguyện chiếm khoảng 39% tổng số nhân viên làm việc cho các tổ chức nghệ thuật biểu diễn phi lợi nhuận vào năm 2003, và chiếm 65% tổng số nhân viên của các tổ chức di sản vào năm 1997. Người dân ở các vùng nông thôn và thị trấn nhỏ dành nhiều thời gian (và tiền bạc) để đóng góp cho lĩnh vực văn hoá hơn so với người dân ở vùng thành phố. Những người từ 55 tuổi trở lên có tỉ lệ bình quân cao nhất trong việc tham gia đóng góp cho văn hoá, và phụ nữ chiếm nhiều hơn nam giới. Hoạt động tình nguyện cũng tương quan tỉ lệ thuận với trình độ giáo dục và mức thu nhập.

 

Trở về

9. Các vấn đề văn hoá và thương mại

Thương mại trong văn hoá là một hiện tượng toàn cầu mới nổi lên gần đây. Các ngành kinh doanh văn hoá, nghệ thuật và di sản của Canada, thông qua các cuộc triển lãm quốc tế và những chương trình biểu diễn, đã góp phần tích cực vào việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ văn hoá. Năm 2002, xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ văn hoá đạt 5 tỉ CAD, tuy nhiên giá trị nhập khẩu lại cao hơn. Thâm hụt thương mại này đang thu hẹp dần do trong những năm qua xuất khẩu văn hoá có sự tăng trưởng mạnh hơn so với nhập khẩu, trong số các vấn đề đáng quan tâm của mối quan hệ giữa văn hoá và thương mại, có lẽ các vấn đề quan trọng nhất là: giảm tác động mà các quy định của WTO (được ban hành năm 1997) chống lại việc áp dụng một số công cụ văn hoá như trợ cấp Bưu chính có thể ảnh hưởng đối với khả năng và tính hợp pháp của các biện pháp hỗ trợ văn hoá trong nước; sự lệ thuộc quá nặng nề của những nhà xuất khẩu văn hoá Canada vào thị trường Hoa Kỳ (xuất khẩu văn hoá sang Hoa Kỳ chiếm 82% tổng giá trị xuất khẩu văn hoá năm 2002); và tìm cách dể việc các sản phẩm văn hoá xuất khẩu phản ánh được các giá trị Canada, không chỉ là việc sản xuất phim tại nước ngoài hoặc in ấn các sản phẩm không mang nội dung văn hoá.

Các tuyến Giao thương là một chiến lược của Bộ Di sản Canada nhằm mở rộng thị trường quốc tế cho các sản phẩm văn hoá xuất khẩu của Canada. Nó hỗ trợ các chương trình thương mại của Chính phủ nhằm tăng cường sự thịnh vượng và tăng trưởng việc làm trong những những lĩnh vực sử dụng chủ yếu tri thức của nền kinh tế mới. Thông qua các Tuyến Giao thương, Bộ Di sản muốn bảo đảm rằng các tổ chức và doanh nhân trong lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật của Canada có thể tiếp cận với Team Canada Inc. Network (hệ thống liên hợp Canada) về các chương trình và dịch vụ của Chính phủ. Chương trình Các tuyến giao thương gần đây đã được sửa đổi theo một chiến lược lâu dài.

Từ trước đến nay, mối quan tâm của Chính phủ đến du lịch văn hoá chỉ là các yếu tố kinh tế. Bộ di sản Canada tham gia vào việc quảng bá du lịch với các đối tác liên bang như Uỷ ban Du lịch Canada và Bộ Công nghiệp Canada, và với chính quyền cấp tỉnh thông qua các Uỷ ban Văn hoá và Di sản của Liên bang/ Tỉnh và Vùng lãnh thổ. Mục đích của việc tham gia này là quảng bá những điểm cuốn hút về văn hoá như du lịch với cộng đồng người bản địa, du lịch học tập ngôn ngữ, du lịch ẩm thực, và sự cần thiết phải quảng bá du lịch giữa các vùng của Canada trong bối cảnh ngành du dịch quốc tế bị chùng xuống sau sự kiện 11 tháng 9.

Thẩm quyền xem xét và chấp thuận sở hữu và đầu tư nước ngoài trong ngành kinh doanh văn hoá theo Luật Đầu tư Canada đã được chuyển giao từ Bộ trưởng Bộ Công nghiệp sang cho Bộ trưởng Bộ Di sản năm 1999. Ban giám đốc phụ trách việc xem xét đầu tư trong lĩnh vực văn hoá là thành viên của Vụ Văn hoá. Luật Đầu tư Canada áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực liên quan đến xuất bản, phân phối hoặc bán sách, tạp chí, ấn phẩm định kỳ, báo hoặc âm nhạc dưới dạng bản in (ngoại trừ in ấn và sắp chữ), sản xuất, phân phối, bán hoặc trình chiếu các sản phẩm phim hoặc video, hoặc các sản phẩm âm nhạc nghe nhìn. Nhà đầu tư muốn quản lý hoặc thành lập doanh nghiệp kinh doanh văn hoá phải nộp hồ sơ cho Bộ Di sản và phải có sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ di sản mới được tiến hành kinh doanh. Có một số chính sách cụ thể liên quan đến đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sách, tạp chí, và phân phối phim. Các vụ đầu tư được chấp thuận đều phải đáp ứng các yêu cầu về lợi nhuận ròng được quy định trong Luật Đầu tư Canada.

(Nguồn: Culturalpolicies)



Cô dâu ngừời Canada yêu văn hóa Việt

“Cảm ơn Việt Nam đã cho tôi lòng đam mê, niềm tự hào khi nói tiếng Việt, hát nhạc Việt và lấy chồng người Việt…” - Cô chính là Lily Doiron - người con dâu của thành phố biển Đà Nẵng. Lần đầu tiên nghe giọng cô nói hay nghe một vài bài hát Việt Nam do cô thực hiện thì ai cũng đoán rằng cô là ca sĩ gốc Việt. Nhưng thực chất cô là người Canada chính gốc và điều làm cho chúng ta thú vị đến bất ngờ hơn nữa cô chính người con dâu của đất Đà thành rất thích hát nhạc Việt và yêu văn hóa Việt Nam. Cô đến từ làng Val-Doucet, tỉnh New Brunswick, Canada
http://www.youtube.com/watch?v=U3Eu6hV3ADk


http://www.infosharing.vn/Pictures/Photobaiviet/canada.jpg

Lily Doiron là người Canada, sinh trưởng ở Val-Doucet. Vào năm 16 tuổi, cô biết đến văn hoá Việt Nam lần đầu tiên.


Cô cảm thấy yêu mến văn hoá, nhạc, và người Việt. Cô học hát tiếng Việt, và sau đó trở thành ca sĩ hát nhạc Việt cho cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại. Cô lập gia đình với một người Việt, có ba con, và nói tiếng Việt rất giỏi.


Mời các bạn nghe bài phỏng vấn Lily sau đây - nghe thử Lily hát:


Giọng hát của Lily Doiron


« Những tấm lòng bà con người Việt ở Canada Cuộc sống chất lượng hơn »


Lần đầu tiên nghe giọng cô nói hay nghe một vài bài hát Việt Nam do cô thực hiện thì ai cũng đoán rằng cô là ca sĩ gốc Việt. Nhưng thực chất cô là người Canada chính gốc và điều làm cho chúng ta thú vị đến bất ngờ hơn nữa cô chính người con dâu của đất Ðà thành rất thích hát nhạc Việt và yêu văn hóa Việt Nam. Cô đến từ làng Val-Doucet, tỉnh New Brunswick, Canada. Lily Doiron sinh năm 1976 tại làng Val-Doucet, tỉnh New Brunswick, Canada. 16 tuổi, Lily lần đầu tiên biết đến văn hóa Việt Nam nhờ cái duyên kỳ ngộ giữa cô và anh chàng Lê Quang Duy (sinh năm 1962) đến từ phường Mân Thái (quận Sơn Trà - TP. Ðà Nẵng). Từ đó, Lily yêu mến người Việt và bắt đầu tập hát nhạc Việt. Ðến năm 1995 tham dự cuộc thi tuyển chọn ca sĩ “Cung Vàng” tổ chức tại Montreal, Canada, Lily đoạt giải nhất đồng hạng với bài “Em đi trên cỏ non”. Lily trở thành một ca sĩ Việt Nam, Lily muốn dành giọng của cô cho người Việt và rất hãnh diện sống trong cộng đồng người Việt, cô tâm sự. Lily phát âm tiếng Việt rất rõ ràng, chính xác, cô có thể hát được chất giọng của 3 miền. Ngoài ra, Lily còn thích hát cải lương, tuồng, hò khoan và rất thích nghe hát chèo, ca trù. Ðến nay, Lily Doiron đã thực hiện 5 CD: “Giai điệu quê hương”, “Thương về mẹ”, “Ai ra xứ Huế”, “Tóc mây” và “Cắt cỏ”. Lily còn rất thích học tiếng Việt và mong rằng học thêm nhiều nữa để đọc và hiểu về văn học Việt Nam. Lily mong muốn trong tương lai sáng tác một bài hát để bày tỏ lòng yêu thương, niềm say mê của mình đối với người Việt Nam và văn hóa Việt Nam.


Chính tấm lòng yêu thương ấy, vợ chồng anh Lê Quang Duy và Lily Doiron luôn biết cảm thông và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, những gia đình gặp nạn. Trong cơn bão số 6 năm 2006, vợ chồng anh đã không ngần ngại đến trực tiếp những gia đình bị nạn tại xã Bình Minh (huyện Thăng Bình - Quảng Nam) ủng hộ 120 triệu đồng cho những gia đình bị thiệt hại. Trong chuyến về thăm quê hương lần này, vợ chồng anh sẽ ủng hộ xây dựng 5 ngôi nhà tình nghĩa (mỗi ngôi nhà trị giá 20 triệu đồng) tại phường Mân Thái, quận Sơn Trà và sẽ thực hiện thu hình ngoại cảnh tại các làng quê Việt Nam để thực hiện DVD mới và ra mắt đồng hương tại Canada vào tháng 10-2007, toàn bộ số tiền thu lợi từ DVD này vợ chồng anh sẽ ủng hộ giúp đỡ cho trẻ em nghèo tại thành phố Ðà Nẵng và các tỉnh miền Trung Việt Nam.


Hiện tại, vợ chồng anh Lê Quang Duy và Lily Doiron đã có 1 gái và 2 trai. Con gái đầu của anh chị Phạm Thị Mỹ Dung (13 tuổi) hiện đang được tuyển chọn diễn viên chính trong phim Martyrs do hãng phim của Pháp thực hiện tại Canada. Bộ phim dự kiến sẽ được phát hành trên toàn thế giới vào năm 2008. Theo Lê Hiền - SGGP


Cách nay kho 843;ng 3 năm, Lily Doiron có thực hiện 2 CD có tên «Giai điệu quê hương» và «Thương về mẹ» với tiếng hát của cô, trình bày rất độc đáo tất cả 20 ca khúc âm hưởng dân ca 3 miền, sau nhiều năm kinh nghiệm khi đi hát đó đây. 2 CD này được giới ngưỡng mộ nhiệt tình ủng hộ, tuy cô không khoe khoang, không quảng cáo ồn ào - bởi hữu xạ tự nhiên hương - người ta nghe tiếng cô nên tìm hỏi mua CD của cô, giản dị chỉ có vậy thôi.


Ðặc biệt là khi buổi phỏng vấn cô do cô Thy Nga của Ðài RFA thực hiện vừa phát thanh xong thì trong Website của cô (www.lilydoironmusic.com ) có rất nhiều người ngưỡng mộ tìm mua cho được và cho đến nay, nghe nói cả 4,000 đĩa đã bán hết. Cũng kể từ đó, cô được nhiều nơi rất xa trên các tiểu bang nước Mỹ cũng như ở Canada mời đi hát và tiếng hát Lily Doiron là một thực chứng trong giới ca nhạc ở hải ngoại. Cuối năm 2006, Lily vừa thực hiện thêm 2 CD mang tên «Ai ra xứ Huế» và «Tóc mây», nghe qua tên CD, chúng ta cũng có thể đoán ra 2 CD này thuộc loại nào. Sở trường của Lily Doiron vẫn là những ca khúc âm hưởng nhạc dân gian, dĩ nhiên CD «Ai ra xứ Huế» gồm những bài trong chiều hướng đó, như Chuyện tình sông Hương, Chuyện một chiếc cầu đã gãy, Nước trôi qua ghềnh, Tương tư, Tôn nữ còn buồn, Năm cụm núi quê hương, Gửi Huế, Lạy mẹ con đi, Bài thơ Tôn nữ, Ai ra xứ Huế, còn CD «Tóc mây» là một thể nhạc khác, tuy không phải là loại sở trường của cô, nhưng cô trình bày một cách điêu luyện, quyến rủ, thật đáng khen ngợi.


Trong CD «Tóc mây» có những bài Tóc mây, Kiếp phiêu bồng, Mắt nai, Mùa thu Hà nội, Vào mộng, Cô bé dỗi hờn, Chiều Xuân, Trái tim ăn năn, Tình xót xa thôi và Hạnh phúc nơi nao. Cho nên đến nay, chúng ta mới biết Lily Doiron là một ca sĩ đa năng da điện, đưa cô một loại nhạc nào, mới hay cũ, nhịp điệu nào, Tây phương hay dân tộc, thể điệu nhanh hay chậm, cô đều diễn tả nội dung bài hát một cách hoàn nguyện, đúng theo ý muốn của tác giả. Cũng cần nói thêm là trong 2 CD mới này, phần hòa âm với những nhạc khí cổ truyền được chăm sóc thật kỹ lưỡng, mới lạ, rất lôi cuốn người nghe.


Tiến xa hơn nữa, Lily Doiron còn thực hiện thêm một CD thứ 5 mang tên «Cắt cỏ» và một DVD (đầu tiên) để cống hiến cho khách ngưỡng mộ hình ảnh của một cô gái Canada trong y phục truyền thống VN, với chiếc áo dài và chiếc áo bà ba trên sông nước đồng quê VN hay nơi lăng tẩm Huế. Hai tác phẩm này sẽ được ra mắt đồng hương vào mùa hè năm 2007 và đồng thời cũng để đánh dấu bước đầu thành lập trung tâm sản xuất của chính cô, có tên là Lily Productions Inc. Chúng ta chờ xem DVD đầu tay của Lily Productions, có lẽ sẽ hứa hẹn nhiều bất ngờ thú vị.


Sở dĩ mà ngày hôm nay Lily Doiron nói và hát tiếng Việt như một người VN chính cống như vậy là nhờ ngoài năng khiếu sẵn có, Lily còn được sự chỉ dẫn của anh Lê Quang Duy, chồng cô, và cũng là người hoạch định đường hướng nghệ thuật của Lily cùng sắp đặt mọi kế hoạch để đưa Lily tiến xa hơn trên đường ca nhạc. Tuy cũng không dư dả gì về mặt tài chánh, nhưng vì tình thương người, anh Lê Quang Duy có dự tính sau khi tiêu thụ hết 2 CD «Ai ra xứ Huế» và «Tóc mây», anh sẽ trích ra một số tiền để giúp đỡ các trẻ Việt Nam bị bán sang Kampuchia. Thật đáng khâm phục thay lòng nhân đạo của anh.


Vườn hoa tân nhạc Việt Nam hải ngoại, ngoài Lynn và Dalena, có thêm một bông hoa nữa điểm tô cho thật đậm đà cảnh sắc, cho thêm rực rỡ muôn màu. Cũng phải thôi và công bằng thôi, có nhiều ca sĩ Việt thi thố tài mình qua những bản nhạc ngoại quốc, đem tiếng hát của mình tô điểm cho vườn hoa xứ lạ, nhưng đừng «có the quên lụa, có vàng quên thao».


Ngược lại, vườn hoa nước mình cũng có những người ngoại quốc cùng nhau phụ sức vun phân, tưới nuớc. Có qua thì có lại, mỗi người một vẻ, góp phần đưa đến cho giới thưởng ngoạn những sắc thái thay đổi, hương vị mới lạ trong giọng hát, trong cách diễn tả hầu tạo nên một món ăn tinh thần thật ngon, thật lôi cuốn để cống hiến cho người thưởng thức.


Xin cảm ơn Lily, người con gái mà «tiền kiếp là người Việt Nam» - như lời cô nói - xin cảm Quang Duy, cảm ơn đôi uyên ương văn nghệ cùng nhau đem lại cho đồng hương tỵ nạn những giờ phút êm đềm, thư thả, quây quần bên nhau trong mái gia đình ấm cúng, quên đi phần nàếp sống vu buồn nhiều của cuộc đời tỵ nạn.



Lily Doiron



Real Name: Valérie Doiron



Birthplace: Bathurst, N.-B. Canada



Birthday: September 22nd



Residence: Montreal, Quebec



Height: 5''4 / 1,62 meters



Hair Color: Brown



Eye Color: Green


Favorie Food: Spring rolls with "mắm nêm" spicy fish sauce



Favorite Fruit: Durian (sầu riêng)



Religion: Christian


Lily grew up in a small village named Val-Doucet.



At the age of 16 years old, she got to know Vietnamese culture



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận Xem thảo luận (tổng cộng: 2)


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 817 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 450 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 386 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 356 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 329 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 321 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 272 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 268 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 232 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 230 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.