Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24840318

 
Tin tức - Sự kiện 19.04.2024 02:13
Chính quyền CSVN đã mật ký hiến dâng bao nhiêu lãnh thổ và lãnh hải cho anh cả TQ?
24.03.2010 03:57

Giới trẻ nghĩ gì khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm?

Vừa rồi dư luận xôn xao, bất bình chuyện Hội Địa lý Mỹ phát hành bản đồ với chú thích Hoàng Sa thuộc Trung Quốc, thì nay lại đến chuyện bản đồ Google cắt tỉnh Lào Cai sang Trung Quốc.

 

RFA PHOTO from Google Statellite.

Hình bản đồ vệ tinh của Google cho thấy một phần tỉnh Lào Cai đã nằm trong lãnh thổ Trung Quốc (phía trên đường biên giới đã được tô sáng).

< object id=audioplayer1 data="http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf" width=240 height=25 type=application/x-shockwave-flash>< /object>

< meta name=ProgId content=Word.Document>< meta name=Generator content="Microsoft Word 12">< meta name=Originator content="Microsoft Word 12">Khánh An rất vui chào đón các bạn đến với Cafe Wifi. Hôm nay, mình sẽ nói về đề tài Hoàng Sa - Trường Sa cũng như là vấn đề về chủ quyền của đất nước. Xin các bạn giới thiệu một chút về bản thân mình.

Hải: Mình xin giới thiệu mình là Hải, sinh viên năm thứ ba. Mình ở TPHCM.

Nam: Nam thì hiện tại đang học nhạc ở bên Pháp.

Quân: Quân đến từ vùng New England của nước Mỹ. Quân cũng vừa học xong ngành tài chính, hiện đang là một kỹ sư về viễn thông.

Lào Cai thuộc Trung Quốc?

Khánh An: Cảm ơn Quân. Tin tức gần đây nhất về Hội Địa Lý Mỹ, họ đã in cái bản đồ mà trong đó Hoàng Sa được gọi là của Trung Quốc. Khánh An muốn hỏi là ở trong này bạn nào đã theo dõi câu chuyện này?

Hải: Mình có theo dõi vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa do Hội Địa Lý Mỹ đăng tải về vấn đề bản đồ thì thuộc chủ quyền Trung Quốc. Và mới đây nhất, mình có biết một tin nữa, đó là bản đồ của Google lại đăng tải một vấn đề sai về đường biên giới của Việt Nam với Trung Quốc, đó là đã cắt nguyên tỉnh Lào Cai sang Trung Quốc.

Quân: Quân cũng phát hiện ra được khi mà Google đã đăng lên những đường biên giới rất sai, không những là Lào cai mà còn nhiều vùng khác nữa ở Miền Bắc Việt Nam. Còn về vấn đê NGS (Hội Địa Lý Mỹ) mà họ quyết định thay đổi cái tên trên bản đồ thì đối với Quân điều đó không có gì là ngạc nhiên lắm, tại vì trước hết, Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa là một điều mà mình có thể nói là trái với pháp luật, lúc bấy giờ Việt Nam đang trong thời chiến mà Trung Quốc đã sử dụng quân đội lấn chiếm Hoàng Sa của chúng ta.

< meta name=ProgId content=Word.Document>< meta name=Generator content="Microsoft Word 12">< meta name=Originator content="Microsoft Word 12">

Và mới đây nhất, mình có biết một tin nữa, đó là bản đồ của Google lại đăng tải một vấn đề sai về đường biên giới của Việt Nam với Trung Quốc, đó là đã cắt nguyên tỉnh Lào Cai sang Trung Quốc.

Bạn Hải

Khánh An: Vâng. Cảm ơn ý kiến của Quân. Và bây giờ, Khánh An mời bạn còn lại là Nam.

Nam: Nam gần đây cũng ít quan tâm về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa, vấn đề Bauxite Tây Nguyên, nhưng mà trước đó thì cũng rất là quan tâm và tự hỏi là liệu mình có làm gì được cho đất nước mình chẳng hạn.

 Khánh An: Khánh An muốn hỏi các bạn, khi mà các bạn nghe bất cứ một tin tức nào về vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa hay là một vùng lãnh thổ nào đó của đất nước bị xâm phạm, cảm xúc ngay lúc đó của các bạn là như thế nào?

Nam: Cảm xúc lúc đó trước tiên là mình tìm hiểu tin tức đó theo nhiều hướng, nhiều nguồn để mình xác thực thông tin đó, rồi cảm xúc lúc đó sẽ khác, chớ khi nghe một thông tin gì đó về điều này điều nọ về quốc gia thì đương nhiên là cảm xúc lúc đó chắc phải là tò mò, đi tìm lấy thông tin.

Khánh An: Vâng. Các bạn khác thì nghĩ sao?

Quân: Đối với Quân, khi phát hiện ra những điều này thì cũng như bạn vừa rồi nói là đi tìm thêm thông tin. Ngoài ra, Quân cũng đi đến các diễn đàn của các bạn trẻ khác để mình trao đổi thêm với các bạn ở trong và ngoài nước về những vấn đề này. Nhưng rất tiếc là Việt Nam gần đây đã ngăn chặn Facebook, không hoàn toàn, nhưng đã ngăn chặn những diễn đàn mà các bạn trẻ có thể tham gia.

Một số sinh viên tập trung trước Nhà Hát Thành Phố sáng 19-01-2008, mang theo các biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Photo courtesy of Diễn Đàn x-cafevn.
Một số sinh viên tập trung trước Nhà Hát Thành Phố sáng 19-01-2008, mang theo các biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Photo courtesy of Diễn Đàn x-cafevn.
Hải: Còn mình thì cũng giống như Nam, tức là khi mình biết những thông tin như vậy thì mình thường tìm kiếm những thông tin từ nhiều luồng khác nhau để có thể xác định lại những thông tin đó, vì đối với mình là một người đang ở trong nước thì vấn đề biết một phần lãnh thổ bị như vậy, cảm xúc đầu tiên của mình là rất là tò mò. Nếu mà thông tin chính xác thì mình rất là bực tức, tại vì một phần lãnh thổ của mình mà thế giới, gần như là một loạt các nước khác khi chúng ta giành được độc lập, thì đã công nhận rồi. Nhưng mà, khi có những sự nhầm lẫn như vậy mà là của giới khoa học thì rất là đáng tiếc cho sự nhầm lẫn đó.

Khánh An: Rồi bạn có theo dõi tiếp tục không?

Hải: Ừ thì mình vẫn theo dõi tiếp tục, như là đối với Hoàng Sa thì mình theo dõi từ lúc đầu tiên khi mà Trung Quốc đưa lính vào để lấn chiếm ở một số đảo. Sau đó đến tuyên bố luôn quyết định thành lập, đó là chủ quyền về thành phố Tam Sa, sau đó lại đưa ra cái hình bản đồ mà gọi là "lưỡi bò" đối với Biển Đông thì lấn chiếm khá nhiều so với Biển Đông của Việt Nam.

Giới trẻ có quan tâm?

Khánh An: Còn riêng chuyện vừa rồi Hội Địa Lý của Hoa Kỳ đã nhầm lẫn, các bạn bè của Hải có nhiều người quan tâm không?

Hải: Bạn bè của mình cũng có bạn quan tâm, có bạn không quan tâm lắm tại vì các bạn đó có thể là do việc học tập học hành gì đó nên các bạn ít có điều kiện để theo dõi. Còn nhóm bạn của mình thì thường xuyên theo dõi và cập nhật tin tức, như đưa ra rồi thì chính phủ Việt nam có phản ứng, bây giờ mình lại đang chờ đợi động thái tiếp theo của Hội Địa Lý Hoa Kỳ xem có sửa chữa ngay lập tức không, hay chỉ biện minh cho hành động nhầm lẫn của mình rồi cứ tiếp tục để cho sự nhầm lẫn đó tiếp tục.

Mình không nói lên những điều đó, những điều quan tâm của mình thì họ không bao giờ lắng nghe những ý nguyện của mình và khi họ đại diện cho mình thì họ cần phải lên tiếng cho số đông.

Bạn Quân

Khánh An: Khánh An có theo dõi khá nhiều những diễn đàn của các bạn trẻ trong nước về các vấn đề liên quan đến chủ quyền của đất nước, có một số bạn trẻ mà Khánh An đọc được, các bạn này nói rằng những vấn đề lớn như thế này là chuyện của những người lớn, chuyện của Nhà Nước hoặc của những người có chuyên môn, có trách nhiệm. Nó không liên quan gì đến cuộc sống hiện tại của họ. Vậy theo các bạn, điều này có đúng không?

Quân: Quân thấy đó là một điều rất đáng buồn khi nghe những bạn trẻ đó lên tiếng như vậy, tại vì một chính phủ, chính quyền, nhà cầm quyền tức là họ đại diện cho chính mình. Mình không nói lên những điều đó, những điều quan tâm của mình thì họ không bao giờ lắng nghe những ý nguyện của mình và khi họ đại diện cho mình thì họ cần phải lên tiếng cho số đông.

< meta name=ProgId content=Word.Document>< meta name=Generator content="Microsoft Word 12">< meta name=Originator content="Microsoft Word 12">Khánh An: Cảm ơn Quân. Còn Hải, Hải đang ở Việt Nam, Hải thấy tình trạng này có nhiều không và Hải nghĩ như thế nào về thái độ này?

Hải: Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng này không phải là số nhiều của giới trẻ Việt Nam nhưng nó cũng đang tồn tại trong giới trẻ Việt Nam khi các bạn không quan tâm nhiều đến tình hình của đất nước, mà các bạn chỉ quan tâm đến việc học tập, vui chơi của các bạn, thế thôi. Vấn đề này hiện đang là vấn đề đau đầu đối với một số người làm công tác thanh niên của Việt Nam, tại vì nếu nói đất nước này là đất nước của tất cả mọi người thì chẳng lẽ khi mà có vấn đề đó thì các bạn lại không quan tâm.

Các bạn xem đó là bổn phận để những nhà lãnh đạo họ giải quyết thì cái đó sẽ làm cho các bạn ngày càng xa rời những thông tin về đất nước hơn, thật là đáng buồn. Mới đây, đại hội thanh niên TP.HCM mới đưa ra vấn đề giới trẻ hãy cùng hành động về vấn đề chủ quyền của Việt Nam. Như vậy, nó cũng là một phương châm đưa ra để kêu gọi thanh niên Việt Nam trong nước đang chưa quan tâm đến vấn đề đất nước thì hãy quan tâm nhiều hơn. Các bạn mình cũng có tham gia một số diễn đàn thì những câu nói như vậy tạo cho mình cảm giác xấu hổ khi mình đọc báo lại nghe chính người Việt Nam đang ở trong nước lại phát ngôn những câu như vậy.

Bản đồ Google co thấy một phần diện tích của Tỉnh Lào Cao nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc (đường biên giới là đường màu đen). RFA Photo from Google Map.
Bản đồ Google co thấy một phần diện tích của Tỉnh Lào Cao nằm bên trong lãnh thổ Trung Quốc (đường biên giới là đường màu đen). RFA Photo from Google Map.

Khánh An: Nam thì Nam nghĩ như thế nào?

Nam: Mình thấy chính người trong nước mới thiếu thông tin hơn những người đi ra ngoài, người ta mới thấy được nhiều xã hội, nhiều chế độ chính trị khác nhau và khi đó mới có thể so sánh được nhiều. Ngay cả các bạn, nếu mà đa số các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường thì việc đầu tiên mà họ phải làm và nên làm là học hành và lo chuyện học hành. Cho nên, những chuyện như thế này chắc các bạn ấy không để ý và điều này cũng có thể hiểu được. Mình nghĩ, có nhiều người có tư tưởng là những cái mình biết mà không làm gì được thì thà không biết còn hơn. Mình biết có nhiều người có tư tưởng như vậy.

Thực sự, nếu họ có thể biết và nếu khi mà nghe một thông tin gì đó trên báo chí nhà nước nói là vấn đề này sẽ do nhà nước quyết định thì thậm chí họ có thể chán nản và sau đó họ cũng không muốn biết nữa, không muốn quan tâm nữa vì không giải quyết được vấn đề gì cả. Trên những diễn đàn Việt Nam cũng nói nhiều về vấn đề này rồi, các bạn cũng đọc, đọc và đọc, rồi… cũng thế nên mình nghĩ là các bạn có thể chán nản chăng?

Khánh An: Hải, Hải đang ở trong nước, Hải có đồng ý với những ý kiến mà Nam vừa mới nói ra không?

Hải: Đối với ý kiến của Nam, khi ngồi trên ghế nhà trường thì đồng ý ai cũng có nhiệm vụ là phải học tập, nhưng mà các bạn vừa học thì các bạn cũng phải theo dõi thông tin xã hội, tại vì đó là đất nước các bạn đang sống kia mà. 

Chỉ lo kiếm tiền?

Khánh An: Không biết là các bạn có nhận thấy một thực tế hiện nay, theo như Khánh An được biết thì rất nhiều bạn trẻ, có thể nói là đa số, bây giờ chỉ lo đến chuyện kiếm tiền mà thôi. Làm sao để có một công việc tốt, một gia đình hạnh phúc, có nghĩa là gia đình của mình, người thân của mình, nhu cầu của mình, tất cả những gì “của mình” thì sẽ quan trọng hơn. Ngay cả những vấn đề lớn như vấn đề có liên quan đến vận mệnh đất nước, an ninh, môi trường, những vấn đề đó hình như cũng không quá quan trọng?

< meta name=ProgId content=Word.Document>< meta name=Generator content="Microsoft Word 12">< meta name=Originator content="Microsoft Word 12">

Các bạn trẻ ở Việt Nam bây giờ cũng nằm trong tình huống mình nghĩ là như vậy, tại vì nó chưa ảnh hưởng trực tiếp đến mình nên mình chưa có hành động gì để mà phản ứng quyết liệt, mãnh liệt.

Bạn Nam

Nam: Theo mình nghĩ, nếu bây giờ mình nói chuyện nhà của người dân ở Việt Nam chẳng hạn, mình đọc trên báo nếu một người nào đó bị mất nhà, bị mất đất vì chuyện gì đó thì mình cũng chỉ biết thế thôi vì mình không phải là người trong cuộc và mình không phải là người chịu đựng trực tiếp cái điều đấy thì mình cảm thấy ít quan trọng hơn. Thành ra, các bạn trẻ ở Việt Nam bây giờ cũng nằm trong tình huống mình nghĩ là như vậy, tại vì nó chưa ảnh hưởng trực tiếp đến mình nên mình chưa có hành động gì để mà phản ứng quyết liệt, mãnh liệt.

Hải: Mình cũng đồng ý với Nam vì những gì của mình khi mình suy nghĩ tới nó thì đầu tiên ai cũng muốn nghĩ lợi ích của mình trước hết, đúng không ạ? Chừng nào lợi ích của mình bị xâm phạm một chút thì bắt đầu chúng ta mới có thể lên tiếng hay làm gì đó để bảo vệ lợi ích của mình. Cái đó theo mình nghĩ là chuyện bình thường, khách quan.

Khánh An: Vâng. Và như vậy thì các bạn nghĩ rằng chuyện liên quan đến chủ quyền của quốc gia, đến môi trường, đến an ninh quốc gia thì không phải là lợi ích của các bạn à?

Nam: Chưa ảnh hưởng sát sườn thôi (cười).

Hải: Còn mình thì mình nói nó phải trực tiếp, phải tác động một cách lập tức tới lợi ích thì các bạn mới cảm thấy có cái gì đó nó đến. Nếu mà nó cứ từ từ, từ từ thì các bạn chưa thấy. Thí dụ như vấn đề môi trường hiện nay nó đã ảnh hưởng rất nhiều rồi đó, chúng ta đã thấy tác động của nó và bây giờ đã thấy có vấn đề lên tiếng về vấn đề môi trường thế giới. Thí dụ như hiện nay ở TP.HCM đã có dự báo là TP.HCM lên đến 40 độ mà trong khi đó chưa từng lần nào TP.HCM lên đến 40 độ thì mới bắt đầu mùa nóng chẳng hạn.

Khánh An: Mời Quân.

Quân: Quân không đồng ý với hai bạn một chút, đó là vì ở Việt Nam cũng có một câu châm ngôn rất là hay, đó là "dân giàu, nước mạnh", nhưng mà chủ quyền đất nước không còn nữa hay cơ hội làm ăn của người dân Việt Nam không còn nữa thì đất nước không thể nào mạnh hơn được cả.

Hải: Cái đó đúng.

Nam: Những người như mình chẳng hạn, mình thấy nó là quan trọng, nhưng những người ở trong nước người ta không thấy được điều đấy, mà Việt Nam thì mình nghĩ một điều rất là quan trọng là tuyên truyền, tuyên truyền, trong khi báo chí không nói về những vấn đề như vậy, không đưa tin một cách nóng bỏng, không bàn luận một cách nóng bỏng để người dân Việt Nam có thể thấy được điều đó thì chắc chắn là vĩnh viễn không bao giờ có thể thấy được. Nó chỉ trôi nổi trên các diễn đàn mà thôi, chỉ dừng ở đó chứ không thể đi xa được…

Khánh An: Quý vị vừa nghe ý kiến của Nam, một nghiên cứu sinh tại Pháp. Bây giờ thì đã đến lúc Cafe Wifi phải đóng cửa rồi. Cuộc nói chuyện về mối quan tâm của giới trẻ đối với vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa và những vấn đề nóng khác của đất nước sẽ tiếp tục vào tuần sau.

Khánh An xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn

Thứ Tư, 24/03/2010, 06:29

TQ chận thượng lưu các con sống chảy qua VN làm cho dân Việt chết khát: Hiện tượng bất thường dọc các triền sông từ Bắc đến Nam:

Khô, khát, cháy

TP - Tình trạng cạn nước trên hệ thống sông toàn quốc cũng đang ở mức báo động. Phóng viên Tiền Phong đã ghi lại những hình ảnh nhiều dòng sông trơ đáy, nhiều cánh đồng khô hạn và người dân khốn đốn vì thiếu nước sản xuất, sinh hoạt.

Sông Vàng ở xã Tư, huyện Đông Giang, Quảng Nam cạn kiệt - Ảnh: Trung Việt

Gần 2 tháng nay, sông Ngàn Sâu đoạn qua xã Đức Ân trơ đáy, người dân có thể đi bộ qua sông

Ảnh: Minh Thùy

Người dân thôn Khăm, xã Krongpa, huyện Sơn Hoà (Phú Yên) tắm giặt bên con suối cạn vì khô hạn.  

Ảnh: Văn Tài

Sông Thu Bồn đoạn qua huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam.

Ảnh: T.Việt

Sông Vàng ở xã Tư, huyện Đông Giang, Quảng Nam cạn kiệt.  

Ảnh: Trung Việt

Bệnh viện chỉ có 1 giếng nhưng đã khô cạn gần 1 tháng nay nên người nhà bệnh nhân và các y bác sĩ ở Bệnh viện miền núi huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) phải đi gần 1 km để lấy nước.

Ảnh: Phú Đức - Đình Long

Nhiều mương tưới ở Điện Bàn (Quảng Nam) khô nước.

Ảnh:  Nguyễn Thành

  Nhóm Phóng viên

Quảng Nam - Đà Nẵng: Hàng nghìn héc - ta lúa khát

Nắng hạn kéo dài đang làm cho hàng trăm héc-ta lúa của người dân huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam rơi vào nguy cơ mất trắng. Lúa đang vào mùa trổ bông nhưng nước biển xâm thực nên các trạm bơm không dám hoạt động.

Nông dân xã Hòa Bắc - Hòa Vang (Đà Nẵng) chắt bóp nguồn nước tưới

Trên các cánh đồng kênh mương khô cạn trơ đáy. Đầm hồ nhỏ cạn rốc cá, tôm chết vì nước không còn.

Ông Phạm Hữu Kinh - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Điện Bàn cho biết: “Năm nay hạn hán về quá sớm đã làm cho nước các con sông nhiễm mặn nên rất khó khăn cho việc bơm nước. Chúng tôi phải lách thời gian nhiễm mặn để bơm”.

Tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) có 3.200 ha diện tích ruộng lúa nước đang vào chính vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, nhiều diện tích do thiếu nước đang đối diện với nguy cơ mất mùa.

Cánh đồng Nam Yên (xã Hòa Bắc - Hòa Vang) rộng hơn 80 héc - ta là nơi chịu nặng nề nhất do đợt nặng hạn này. Toàn bộ cánh đồng phụ thuộc vào nguồn nước tự chảy, do không chủ động được nguồn nước tưới nên toàn bộ diện tích này coi như mất trắng.

3 trạm bơm lớn nhất huyện Hòa Vang là trạm bơm Tuy Loan, An Trạch và Đích Bách đã xả nước điều tiết liên tục tuy nhiên vẫn không đủ nước tưới cho toàn huyện.

Cùng với đó, nông dân Hòa Vang đang đối diện với nạn chuột phá lúa do đồng ruộng thiếu nước.

Nguyễn Thành



Đàm phán Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương kết thúc tốt đẹp

2010-03-23

Vào ngày 19.3, vòng đàm phán đầu tiên của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, còn được gọi là Trans-Pacific Partnership (multinational economic agreement) TPP, giữa 8 nước trong khu vực - trong đó có Việt Nam, đã bế mạc tại Melbourne (Australia).

Photo courtesy Wikipedia

Nhà ga trung ương ở Melbourne. Photo courtesy Wikipedia

< object id=audioplayer1 data="http://www.rfa.org/vietnamese/manuallyupload/audio-player/player.swf" width=240 height=25 type=application/x-shockwave-flash>< /object>

Tự do hóa thương mại toàn vùng Châu Á-TBD

Mặc Lâm : Xin cám ơn nhà báo Lưu Tùng Quang. Thưa anh, cách dây vài ngày chúng ta đã nói về ngày khai mạc của Hội Nghị Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, hôm nay thì có thể xin anh cho biết là sau khi bế mạc vào ngày 19 vừa qua hội nghị có đạt được thảo thuận nào đáng kể hay không, thưa anh?

Không những đã có cái cam kết mới mà cuộc thảo luận có vẻ như đã đạt được những kết quả cụ thể, theo cái nghĩa 8 quốc gia này đồng ý sẽ tiếp tục cuộc đàm phán vòng thứ nhì tại Washington trong tương lai gần đây.

Nhà báo Lưu Tường Quang : Thân chào anh Mặc Lâm và kính thưa quý vị thính giả của Đài RFA. Sau 4 ngày đàm phán tại Melbourne thì Hội Nghị Thỏa Ước Tự Do Mậu Dịch Xuyên Suốt Thái Bình Dương vừa mới kết thúc vào ngày 19, và theo lời tuyên bố của Bộ Trưởng Thương Mại Úc Đại Lợi Simon Crean thì kết quả rất là đáng khích lệ, theo cái nghĩa không những là 4 quốc gia đang thương thuyết để gia nhập Tổ Chức Hợp Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) là Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Việt Nam và Peru, không những đã có cái cam kết mới mà cuộc thảo luận có vẻ như đã đạt được những kết quả cụ thể, theo cái nghĩa 8 quốc gia này đồng ý sẽ tiếp tục cuộc đàm phán vòng thứ nhì tại Washington trong tương lai gần đây.

Bộ Trưởng Thương Mại Úc Đại Lợi Simon Crean
Bộ Trưởng Thương Mại Úc Đại Lợi Simon Crean. Photo courtesy of simoncrean.net
Chúng ta còn nhớ là dự trù thì trong năm 2010 sẽ có 4 vòng đàm phán liên hệ đến vấn đề TPP, và Melbourne là vòng đàm phán đầu tiên. Cũng theo lời Bộ Trưởng Simon Crean của Australia, tóm lược kết quả của hội nghị, thì ông nói rằng tất cả 8 phái đoàn đều cam kết đẩy mạnh các tiến trình đàm phán để đạt được cái kết quả, cái mục tiêu của tổ chức TPP là làm thế nào để có thể hủy bỏ các rào cản để phát triển tự do thương mại giữa 8 quốc gia thành viên vào năm 2015.
TPP này nó có khả năng thu nhận những hội viên mới, và nếu cái việc này xảy ra thì về lâu về dài có thể đem lại lợi nhuận cho toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Và chúng ta cũng còn nhớ rằng một trong những điểm mà nó có tính cách lôi cuốn đối với các quốc gia là cái tổ chức đang phát triển TPP này nó có khả năng thu nhận những hội viên mới, và nếu cái việc này xảy ra thì về lâu về dài có thể đem lại lợi nhuận cho toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương.

Hoa kỳ một đối tác quan trọng

Trong hiện tại thì chúng ta biết rằng trong số 8 quốc gia đang thương thảo trong vòng đàm phán năm 2010 này thì tổng số người tiêu thụ trong vùng là đã lên tới 470 triệu người, với một tổng sản lượng quốc nội (GDP) là khoảng 18.000 tỷ đô la Mỹ. Đây là một con số rất lớn, tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng Hoa Kỳ là một nước rất lớn và Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế cũng như là siêu cường số 1 trên thế giới, cho nên việc này chúng ta không lấy làm lạ.

Trong số 8 quốc gia đang thương thảo trong vòng đàm phán năm 2010 này thì tổng số người tiêu thụ trong vùng là đã lên tới 470 triệu người, với một tổng sản lượng quốc nội (GDP) là khoảng 18.000 tỷ đô la Mỹ

Và cái đích quan trọng, theo tôi nghĩ, là các quốc gia nhỏ khác chẳng hạn, đặc biệt là Việt Nam, thì cái thị trường Hoa Kỳ là thị trường rất là quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam, là tại vì Việt Nam chưa có khả năng để xuất khẩu dịch vụ và đầu tư trong khi về cái thương vụ, về hàng hóa tiêu thụ, về hải sản thì Việt Nam cần thị trường Hoa Kỳ cũng như thị trường Liên Âu để có thể tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế tại Việt Nam.
Mặc Lâm : Riêng về quan điểm của phái đoàn Việt Nam tại hội nghị thì được nhìn nhận như thế nào đối với cặp mắt của giới chuyên gia quốc tế, thưa anh?
Nhà báo Lưu Tường Quang : Về cái điểm này thì ông Simon Crean đặc biệt đã trích dẫn cái quan điểm của phái đoàn Việt Nam tại hội nghị ở Melbourne trong mấy

Loại tàu khổng lồ chuyên chở hàng đóng trong containers
Loại tàu khổng lồ xuyên Thái Bình Dương chuyên chở hàng đóng trong containers.Ảnh minh họa. Courtesy Wikipedia
ngày vừa qua là Việt Nam cam kết sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình đàm phán của tổ chức TPP để đạt được kết quả trong một tương lai không xa, thưa anh.
Mặc Lâm : Mới đây thì Tổng Thống Barak Obama đã thay đổi trong kế hoạch công du Indonesia và đặc biệt là Úc, để cho ông có cơ hội tham gia hội nghị hay ít ra cũng chứng tỏ cho các nước thấy mối quan tâm của Mỹ đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là có thật. Theo anh thì hội nghị có tỏ ra thất vọng hay không khi mà chuyến đi này đã bị đình hoãn và dư luận báo chí tại Úc đối với việc này thì như thế nào, thưa anh?
Nhà báo Lưu Tường Quang : Để trả lời điểm thứ nhứt của anh trong câu hỏi là việc đình hoãn chuyến công du tại Indonesia và tại Australia của Tổng Thống Obama có ảnh hưởng gì đến tiến trình đàm phán này không, thì theo ý tôi nghĩ là nó không có ảnh hưởng gì cả.

Hoa Kỳ cũng đã rất là quan tâm đến việc đẩy mạnh sự phát triển của Tổ Chức Trans-Pacific Partnership để cho có kết quả về lâu về dài có thể đạt được và phát triển được cái khả năng của Tổ Chức TPP đạt được mục tiêu rộng lớn hơn là trong toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương

Chuyến đi này chỉ được đình hoãn chứ nó không có bãi bỏ, và Tổng Thống Barak Obama cho biết là sẽ dự trù thăm viếng Indonessia và Australia vào tháng 6 này. Cả Jakarta cũng như Canberra đều hiểu được cái lý do sâu xa của việc đình hoãn này là tại vì lý do chính trị quốc nội.

Cái vấn đề bảo hiểm y tế là một vấn đề rất quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua và đây là một trong những điểm chính yếu trong sách lược cải tổ tại Hoa Kỳ của Tổng Thống Obama, cho nên cái việc ông phải có mặt tại Washington để đẩy mạnh việc vận động trước khi Quốc Hội có cuộc bỏ phiếu về dự luật bảo hiểm y tế là một việc làm được chấp nhận và không ai phàn nàn gì về sự đình hoãn này.

Đặc biệt là tại vì ông Obama chỉ đình hoãn mà thôi, và trong vòng 3 tháng nữa thì ông dự trù sẽ tới Jakarta và Canberra để nhấn mạnh đến việc cam kết và cái ý muốn trở lại Châu Á của Hoa Kỳ, cho nên tất cả mọi việc đều nhằm vào hai mục đích, thứ nhứt là mục đích chính trị trong toàn vùng-Thái Bình Dương về sự hiện diện lâu dài của Mỹ, và mục đích thứ hai là đẩy mạnh sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và các quốc gia liên hệ, trong đó có việc hợp tác về kinh tế như đã được thể hiện trong sự hiện diện của Hoa Kỳ tại hội nghị TPP ở Melbourne trong mấy ngày vừa qua, thưa anh.
Mặc Lâm : Riêng phái đoàn Hoa Kỳ tham dự hội nghị đã có dấu hiệu tích cực nào lưu ý hay không ạ
Nhà báo Lưu Tường Quang : Theo lời ông Simon Crean thì phái đoàn Hoa Kỳ cũng đã rất là quan tâm đến việc đẩy mạnh sự phát triển của Tổ Chức Trans-Pacific Partnership để cho có kết quả về lâu về dài có thể đạt được và phát triển được cái khả năng của Tổ Chức TPP đạt được mục tiêu rộng lớn hơn là trong toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương chứ không phải chỉ giới hạn trong 4 quốc gia nguyên thủy là Brunei, Singapore, Chile và New Zealand, và 4 quốc gia đang gia nhập là Hoa Kỳ, Australia, Peru và Việt Nam, thưa anh.
Mặc Lâm : Một lần nữa xin cảm ơn nhà báo Lưu Tường Quang.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 475 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 344 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 341 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 292 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 250 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.