Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24832908

 
Vietnam News in English 18.04.2024 03:16
Chỉ một xóm dân nghèo không sợ hãi ra đường biểu tình chống tham nhũng chính quyền
08.04.2010 17:42

Xóm nghèo Kyrgyzstan vùng lên


Biến động ở Kyrgyzstan cho thấy phân hóa xã hội và tham nhũng làm lật đổ nhanh chóng một chính quyền chỉ mới vài năm trước còn mang danh cách mạng.

Trong cuộc Cách mạng Hoa Tulip chưa đầy năm năm về trước, Tổng thống Kurmanbek Bakiyev đã lên nắm quyền nhưng nghèo khổ và giá điện nước tăng đột ngột đã làm nổ ra một cuộc chính biến mới.
Bên cạnh đó, uy tín chính thể sụt giảm vì các cáo buộc tham nhũng nhắm vào nhà lãnh đạo đã tạo đà cho các sự kiện tuần này.

Thất vọng gây biến động
Tháng 1 vừa qua, chính quyền đột ngột cho tăng giá điện nước trong lúc các cáo buộc về tham nhũng nhắm vào ông Bakiyev và gia đình lên cao.

Trong một hình thức chia chác để nắm các nguồn lợi làm ăn kiểu môn phiệt Trung Á, con trai ông được cho là đã "kiểm soát gần như toàn bộ nền kinh tế", theo tường thuật của báo Financial Times.

Các vụ biểu tình bị đàn áp đẫm máu với công an bắn thẳng vào đám người tuần hành.

Nhưng tường thuật báo chí cũng cho thấy dân chúng các xóm nghèo ngay tại thủ đô đã xông đến tấn công các trụ sở chính quyền, ném chai xăng vào lực lượng an ninh.

Có tin rằng một số người đã lợi dụng tình hình hỗn loạn để đập phá và hôi của các cửa hiệu.

Cuộc đầu phiếu gần đây nhất trong tháng 7/2009 bị các quan sát viên bên ngoài cho là không công bằng.

Cách đối xử với truyền thông cũng là dấu hiệu chính sách 'ổn định trên hết' của ông Bakiyev không đem lại hiệu quả.Theo AFP, kể từ khi lên cầm quyền nhờ "sức mạnh đường phố" năm 2005, ông đã đề cao ổn định nhưng hạn chế các quyền dân chủ.

Đối mặt với chỉ trích, chính quyền trong hai năm qua đã hạn chế tự do báo chí trong lúc các nhà hoạt động đối lập luôn phàn nàn rằng họ bị bức chế, đe dọa.

Chính quyền cũng dùng các điều khoản của luật hình sự để đánh vào phe đối lập khiến các nh̀a hoạt động bị xử án, hoặc phải trốn sang nước khác.

Nhưng sự vùng lên của đám đông dân chúng, có lúc lên tới trên 30 nghìn người ở thủ đô Bishkek và các nơi khác, đã làm sụp đổ chính quyền tuy chưa rõ phe đối lập sẽ có giải pháp gì lâu dài để ổn định quốc gia 5 triệu dân này.

Người đứng đầu chính phủ lâm thời, bà Otunbayeva, vốn là Ngoại trưởng của Kyrgyzstan và từng là cộng sự của ông Bakiyev hồi Cách mạng Hoa Tulip, nay nói ông "đánh cắp cuộc cách mạng của chúng tôi".

Năm nay 59 tuổi, bà lãnh đạo đảng Ata-Jurt (Tổ Quốc) với 'thương hiệu' là dải băng màu vàng.

Hiện chính phủ lâm thời của bà tuyên bố sẽ tạm cầm quyền trong sáu tháng trước khi tổ chức tổng tuyển cử mới.

Rất được quan tâm


Vị trí của Kyrgyzstan cũng khiến các nước Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều quan tâm.

Hiện Kyrgyzstan đang có một căn cứ quân sự của Mỹ.

Nước này có đường biên giới dài 500 dặm với Trung Quốc cũng là một thị trường cho hàng 'Made in China'.

Ngay nước Nga vốn vẫn đóng một vai trò quan trọng trong khu vực Liên Xô cũ cũng tỏ ra không bằng lòng với ông Bakiyev nữa.


Gần đây, các kênh truyền hình Nga chiếu nhiều phóng sự nhắc lại Cách mạng Tulip và phê phán chính thể của ông.

Ngay hôm 8/4, Nga tỏ ra ủng hộ tân chính quyền.

Thủ tướng Vladimir Putin đã điện đàm với người đứng đầu chính phủ lâm thời, bà Rosa Otunbayeva, người từng tốt nghiệp đại học ngành triết ở Moscow.

Tuy nhiên Nga bác bỏ mọi cáo buộc họ có liên quan đến vụ lật đổ.

Dù là cựu đảng viên Cộng sản nhưng nói thạo tiếng Anh và từng làm đại sứ cả ở Hoa Kỳ và Anh nên có nhiều khả năng bà Otunbayeva dễ dàng đối thoại với cả Phương Tây.
Nhung ke dung sau cac cuoc cach mang mau o Dong Au va Trung A
Trong cuộc cách mạng cam ở Ukraina, đa phần người biểu tình là thanh niên.

Chỉ một nhóm nhỏ chuyên nghiệp đứng sau các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á có thể lật chế độ 

Các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á thời gian vừa qua sẽ không thể lật đổ chính quyền trung ương nhanh đến vậy nếu không có sự dẫn dắt của một nhóm người bản xứ chuyên lập kế hoạch và tiến hành đảo chính với sự tiếp tay của các thế lực ngoại bang.

Họ gồm khoảng 10 người. Từ 5 năm nay, họ liên tục tuồn bí quyết đảo chính vào các nước Đông Âu và Trung Á. Họ đã tham gia vào cuộc đảo chính ở Gruzia, Ukraina rồi Kyrgykistan. Hiện nay, đích ngắm của nhóm người này là lãnh đạo các nước Belarus, Kazakhstan và Azerbaidjan.

Để lật đổ chính thể một nước, những kẻ “tổ chức đảo chính” có một công thức duy nhất: “Góp quỹ + hô hào người dân + tổ chức biểu tình không bạo loạn = đảo chính”. Từng trải nhất trong số những người “làm đảo chính” là Pavel Demes, người Slovakia, năm nay 49 tuổi.

Pavel Demes là người đi đầu trong “cái nghề làm cách mạng màu ở Đông Âu”. Năm 2000, y bí mật câu kết với các thế lực ngoại bang chống lại chính quyền Milosevic. Năm ngoái, nhân vật này cũng ngấm ngầm xúi giục những kẻ nổi loạn tại Ukraina. Pavel Demes hiện đang điều hành chi nhánh Đông Âu của tổ chức phi chính phủ German Marshall Fund, đứng đầu tổ chức này chính là Mỹ.

Sự thành công của cuộc đảo chính kiểu này trước hết dựa vào phương thức biểu tình không bạo loạn. Phương thức này có lợi thế về mặt đạo đức và lôi kéo được sự hậu thuẫn. Mặt khác, động đến bạo lực thì rõ ràng bạo lực của dân chúng không thể chống lại được quân đội của chính quyền.

Yếu tố thứ hai quyết định thành công của các cuộc đảo chính này là cách thức tiến hành và quan trọng nhất phải là thời điểm tiến hành biểu tình. Theo Pavel Demes, thời điểm đó là trước ngày bầu cử. Ngay sau khi có kết quả các cuộc bầu cử, nhóm “tổ chức đảo chính” tìm mọi cách để đưa ra những chứng cứ cho thấy có sự gian lận trong bầu cử và nhanh chóng phát tán trên toàn quốc. Sau đó, chúng hô hào người dân xuống đường rồi xúi họ chiếm quyền kiểm soát các trụ sở chính quyền mà không gây đổ máu để chứng tỏ rằng, đất nước đã đổi chủ. Bằng chứng là Milosevic, Shevardnadze, Kouchma và Akaev đều bị lật đổ theo cách thức này. Đó chỉ là lý thuyết, chứ công việc chuẩn bị cho những cuộc đổi chủ này là rất dài hơi.

Srdja Popovic, người Serbia, năm nay 32 tuổi, là người tổ chức cuộc đảo chính mang hơi hướm phong trào cách mạng đầu tiên của thế kỷ XXI mang tên Otpor (kháng chiến) lật đổ chính quyền của Tổng thống Milosevic vào tháng 10/2000 mà không hề tốn một giọt máu. Từ đó trở đi, y trở thành người nổi tiếng, bất cứ ai muốn đảo chính đều tìm tới xin lời khuyên của y đầu tiên.

Để đáp ứng nhu cầu này ngày càng tăng, Srdja Popovic cho mở một văn phòng tư vấn chuyên về tổ chức đảo chính mang tên Canvas Group. Theo người này, để một cuộc đảo chính thành công cần phải có thanh niên. Srdja Popovic lý luận rằng, thanh niên là những người nhiệt tình, năng động, can đảm và có ít điều phải lo lắng: họ chưa có gia đình cũng chẳng có tài sản riêng. Ngoài ra, còn có một lý do thực tế hơn đó chính là khi chính quyền chế độ đương thời bắt giam, đánh đập, giết hại thanh niên, người thân của họ thì thậm chí cả thế giới phẫn nộ. Như vậy, các nhà tổ chức đảo chính đã đạt được mục đích.

Cách thức để khơi dậy sự phẫn nộ của người lớn trước cảnh con em họ bị chế độ đàn áp rất đơn giản: đưa số nữ sinh mặc quần áo trắng lên dẫn đầu các cuộc biểu tình và chờ đụng độ với cảnh sát. Chỉ cần một chút máu loang đủ để đưa lại những tấm hình, thước phim có sức tác động lớn trên toàn thế giới. Khi ấy, chế độ đó sẽ bị mất lòng tin đối với mọi tầng lớp.

Aleksandar Maric, người Serbia, năm nay 30 tuổi, một trong những người từng tham gia phong trào Otpor cho biết, muốn cuộc đảo chính thành công thì các công đoạn tiến hành phải hết sức chính xác. Giai đoạn đầu theo người này là tập hợp một nhóm thanh niên cộm cán vài tháng trước khi diễn ra bầu cử, đây là lực lượng tiên phong cho cuộc đảo chính. Sau đó là tìm một cái tên để đặt cho nhóm người này. Bước kế tiếp là lăngxê cái tên này. Rồi rải tờ rơi, miếng dán, áo phông, băngrôn, lập trang web...

Nhưng trước hết là phải có tiền và muốn vậy thì phải tới gõ cửa khắp nơi. Trong cuộc "Cách mạng cam" tại Ukraina vừa qua, ngay từ đầu năm 2003 (một năm trước khi cuộc đảo chính nổ ra) nhóm đảo chính mang tên Pora đã được một tay người Serbia tên Balasz Jarabik giúp đỡ trong việc xin viện trợ từ các quỹ tư nhân hay tổ chức công như (USAid và National Endowment for Democracy). Thậm chí, để thuyết phục Quỹ Freedom House bỏ tiền ra tài trợ, Balasz Jarabik đã phải lên kế hoạch cụ thể về cuộc đảo chính. Khi đã có tiền, nhóm tổ chức sẽ tiến hành thuê các nhà chuyên gia về ngôn luận tới các tỉnh của đất nước, tổ chức nhiều hội nghị, mục đích là để tuyên truyền tình cảm chống đối chế độ cho người dân.

Dimitri Potyekhin, 29 tuổi, người Ukraina, một trong những kẻ tổ chức cuộc "Cách mạng cam" tại Ukraina tiết lộ rằng, bước tiếp theo là kích động dân chúng phản đối kết quả bầu cử và tiến hành biểu tình trong hòa bình. Khi sứ mệnh hoàn tất, những kẻ tổ chức đảo chính lại quay sang các mục tiêu mới. Hiện một trung tâm tư vấn tiến hành đảo chính mới được thành lập tại Kiev dưới cái tên Viện Dân chủ quốc tế. Hiện nay mục tiêu của nhóm chuyên thực hiện các vụ đảo chính đang nhắm tới lãnh đạo các nước như Belarus, Kazakhstan và Azerbaijan. Nga cũng là một mục tiêu dài hơi của chúng.



Trong lịch sử hiện đại, đấu tranh bất bạo động đã trở thành một công cụ mạnh mẽ cho sự phản đối. Mahatma Gandhi đã lãnh đạo cuộc đấu tranh bất bạo động kéo dài hàng thập kỷ để chống lại sự đô hộ của AnhẤn Độ và cuối cùng giúp nước này giành độc lập vào năm 1947. Khoảng 10 năm sau, Martin Luther King áp dụng thành công phương pháp bất bạo động của Gandhi trong cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen. Vào thập niên 1960, César Chávez, tổ chức một chiến dịch bất bạo động để phản đối chế độ đối với nông dân ở California. Chávez giải thích rằng “Bất bạo động không phải là không hành động. Nó không phải là sự hèn nhát hoặc yếu đuối. Nó là một việc khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn để giành chiến thắng.” Một phong trào bất bạo động gần đây là cuộc Cách mạng Nhung, một cuộc cách mạng bất bạo động đã lật đổ chính quyền cộng sảnTiệp Khắc vào năm 1989. Nó được coi là một trong những phong trào quan trọng nhất vào năm 1989.

Đây cũng là phương pháp đấu tranh của nhiều nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam hiện nay.

Cụm từ bất bạo động thường liên quan tới cụm từ chủ nghĩa hòa bình thậm chí đôi khi được dùng như nhau tuy nhiên hai khái niệm này về cơ bản là khác nhau. Chủ nghĩa hòa bình chỉ khía cạnh đạo đức hoặc tinh thần của một cá nhân ủng hộ không sử dụng bạo lực nhưng không chỉ sự mong muốn thay đổi xã hội. Trong khi đó, bất bạo động bao hàm mục đích thay đổi xã hội hoặc nền chính trị.

Phân loại

Người chủ trương bất bạo động cho rằng sự đồng thuận và hợp tác là nguồn gốc của quyền lực chính trị: tất cả chế độ chính trị đều phụ thuộc vào sự ủng hộ của người dân.[4] Trên phương diện quốc gia, chiến lược bất bạo động làm suy giảm quyền lực của nhà cầm quyền bằng cách làm cho người dân giảm sút sự đồng thuận và hợp tác. Các dạng bất bạo động dựa trên niềm tin trong tôn giáo hoặc đạo đức và những phân tích chính trị. Bất bạo động dựa trên tôn giáo hoặc đạo đức đôi khi gọi là bất bạo động cơ bản, triết học hoặc đạo đức trong khi đó bất bạo động dựa trên phân tích chính trị thường được gọi là bất bạo động chiến thuật, chiến lược hoặc thực tiễn. Thông thường ở nhiều phong trào và trong tư tưởng cá nhân, có cả hai dạng này.

Bất bạo động triết học

Đức Phật dạy con người không dùng bạo lực.

Thương yêu kẻ thù là một triết lý cơ bản trong bất bạo động triết học. Mục đích của loại bất bạo động này không phải để đánh thắng kẻ thù mà chiến thắng bằng cách tạo ra sự yêu thương và thấu hiểu cho tất cả. Nguyên tắc này cũng tương đồng trong bất bạo động tôn giáo hay bất bạo động tinh thần và là giáo lý chính yếu trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham (Hồi giáo, Do Thái giáoCơ Đốc giáo) cũng như các tôn giáo Dharm (Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ Na giáoTích Khắc giáo) và các đa thần giáo khác. Các phong trào, nhà lãnh đạo hoặc người ủng hộ bất bạo động từng sử dụng nhiều triết lý căn bản trong tôn giáo cho cuộc đấu tranh của họ. Chẳng hạn như triết lý bất bạo động có trong bài giảng trên núi của chúa Giê-su rằng “nên thương yêu kẻ thù”, triết lý vô vi trong Đạo giáo, triết lý trong võ thuật Aikido, triết lý từ bi trong Phật giáo và nguyên tắc bất hại đối sinh vật trong Phật giáo, Kỳ Na giáo và vài giáo phái Ấn Độ giáo. Ngoài ra, tư tưởng tha thứ và không bạo lực còn có trong kinh Cô-ran.

Tôn trọng và thương yêu kẻ thù còn có thể làm cho người thực hiện thay đổi hành vi hoặc tư tưởng của họ. Martin Luther King cho rằng “Bất bạo động không chỉ tránh tư tưởng bạo lực bên ngoài (cơ thể) mà còn tránh bạo lực bên trong (tinh thần) nữa. Bạn không những quyết định không bắn một người mà còn quyết định không căm ghét người đó nữa.”

Bất bạo động thực tiễn

Bất bạo động thực tiễn tạo nên một phong trào chính trị hay phong trào xã hội có thể tác động làm thay đổi xã hội mà không cần phải chiến thắng những người muốn duy trì tình trạng hiện tại.Trong các xã hội dân chủ hiện đại, các nhóm chính trị sử dụng bất bạo động một cách rộng rãi mà không phải nhờ tới một lực lượng chính trị chính thống chẳng hạn như trong các phong trào đấu tranh cho người lao động, hòa bình, môi trường và quyền phụ nữ. Bất bạo động cũng đóng một vai trò trong việc làm suy giảm quyền lực của chính quyền muốn đàn áp các phong trào ở các nước đang phát triển và các nước Đông Âu trước đây. Susan Ives nhấn mạnh: “Vào năm 1989, 13 quốc gia với tổng dân số 1.695.000.000 người đã trải qua các cuộc cách mạng bất bạo động. Điều này đã vượt ra khỏi sự dự đoán của bất cứ ai một cách không ngờ. Nếu kể thêm các quốc gia có phong trào bất bạo động trong thế kỷ này (như Philippines, Nam Phi, Ấn Độ...), con số lên đến 3.337.400.000 chiếm 65% dân số thế giới. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho những ai cho rằng bất bạo động không có tác dụng thực sự.”

Đấu tranh bất bạo động được coi là chính trị quần chúng vì chúng từng được đông đảo quần chúng áp dụng trên khắp thế giới. Những cuộc đấu tranh gắn liền với tư tưởng bất bạo động là chiến dịch bất hợp tác do Mohandas Karamchand Gandhi lãnh để giành độc lập cho Ấn Độ và cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người Mỹ da đen do Martin Luther King lãnh đạo và cuộc cách mạng Quyền lực Nhân dânPhilippines.

Gandhi sử dụng vũ khí bất bạo động để chống lại sự đô hộ của Anh

Phương pháp

Hành động bất bạo động thường thuộc ba loại sau: lên tiếng và thuyết phục, bất hợp tác và can thiệp.

Lên tiếng và thuyết phục

Lên tiếng và thuyết phục được thực hiện bởi một nhóm người nhằm thể hiện sự ủng hộ hay phản đối một điều gì đó. Mục đích của việc này nhằm làm cho dư luận chú ý đến một vấn đề, thuyết phục hoặc tác động đến một nhóm người nào đó hoặc tạo điều kiện cho hành động bất bạo động trong tương lai. Họ gửi thông điệp đến dư luận, phe đối lập hoặc những người bị ảnh hưởng bởi vấn đề đó. Lên tiếng và thuyết phục bao gồm đọc diễn văn, nói chuyện trước công chúng, thỉnh cầu, tạo hình ảnh, sáng tác các tác phẩm nghệ thuật, diễu hành và các cuộc tập hợp công cộng khác.

Bất hợp tác

Bất hợp tác là sự không hợp tác một cách có chủ đích. Mục đích của việc này là gây trở ngại hoặc tạm dừng một ngành kinh doanh, một hệ thống chính trị hoặc một quá trình kinh tế. Phương pháp bất hợp tác bao gồm đình công, tẩy chay, bất phục tùng, không nộp thuế hoặc các hành động bất phục tùng khác.

Can thiệp

Bất bạo động can thiệp là một phương pháp bất bạo động trực tiếp so với lên tiếng và bất hợp tác. Bất bạo động can thiệp có thể là phòng ngự như duy trì một tổ chức hoặc tấn công như xâm nhập vào khu vực của phe đối lập. Can thiệp tạo ra tác động trực tiếp và hiệu quả hơn hai phương pháp trên nhưng khó khăn hơn và đòi hỏi sự nổ lực của người tham gia. Phương pháp can thiệp bao gồm biểu tình ngồi, chặn đường, tuyệt thực, diễu hành bằng phương tiện giao thông và chia sẻ quyền lực.

Chiến thuật phải được cân nhắc, có xem xét đến tình hình chính trị và đặc điểm văn hóa cũng như phải theo một chiến lược hoặc kế hoạch nhất định. Gene Sharp, một nhà nghiên cứu chính trị và nhà đấu tranh bất bạo động, đã viết phương pháp đấu tranh bất bạo động, trong đó bao gồm một danh sách có 198 phương pháp đấu tranh.

Bác họcEinstein là một người ủng hộ bất bạo động mạnh mẽ

Một phương pháp hiệu quả khác là làm cho dư luận đánh giá hành động của những người đàn áp khi những người này dùng bạo lực đàn áp một phong trào không bạo lực. Nếu như cảnh sát hoặc quân đội dùng bạo lực để dập tắt phong trào thì quyền lực đã chuyển từ tay những người đàn áp vào tay những người đấu tranh. Nếu những người đấu tranh vẫn giữ được trạng thái đó, quân sự và cảnh sát phải chấp nhận sự thật là họ không còn quyền lực đối với những người đấu tranh. Thông thường, sự sẵn sàng chịu đựng đàn áp sẽ tác động mạnh mẽ lên tinh thần và tình cảm của người đàn áp và làm cho họ không thể thực hiện hành vi bạo lực đó nữa.

Có nhiều nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng có xem xét những khía cạnh tinh thần và thực tiễn của bất bạo động như: Lev Nikolayevich Tolstoy, Lech Wałęsa, Petra Kelly, Thích Nhất Hạnh, Dorothy Day, Ammon Hennacy, Albert Einstein, John Howard Yoder, Stanley Hauerwas, David McReynolds, Johan Galtung, Martin Luther King, Mohandas Karamchand Gandhi, Daniel Berrigan, Khan Abdul Ghaffar Khan, Mario Rodríguez CobosCésar Chávez.

“ Khả năng chịu đựng của chúng tôi sẽ làm hao mòn các ngài. ”



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 817 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 452 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 387 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 356 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 331 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 324 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 273 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 268 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 234 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 231 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.