phố cổ hội anQuảng Nam là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Việt Nam có 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp được Unesco công nhận là di sản thế giới cho nên thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế ghé thăm. Sau đây là những điểm thăm quan không thể bỏ qua khi du lịch Quảng Nam

1. PHỐ CỔ HỘI AN

Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.

Đô thị cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồm nhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ … những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ. Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong cổ kính như một bức tranh sống động. Sự tồn tại một đô thị như Hội An là trường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới. Đây được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.

2. THÁNH ĐỊA MỸ SƠN

thánh địa mỹ sơnMỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13.

Hầu hết các đền tháp và các công trình phụ đều được xây bằng gạch với một kỹ thuật tinh tế. Các mô típ trang trí hoa văn trên các trụ đá cùng với những tượng tròn và phù điêu sa thạch được chạm khắc dựa theo các thần thoại Ấn Độ giáo … Sự kết hợp hài hòa với những mô típ chạm trổ tinh xảo trên các mảng tường gạch ngoài tháp đã tạo cho quần thể đền tháp Mỹ Sơn vẻ đẹp mỹ miều sinh động mang những nét đặc trưng nhất của các phong cách nghệ thuật Chămpa.

Hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Marrakesh (Morocco) ngày 01 tháng 12 năm 1999 đã công nhận Khu Di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản văn hóa thế giới với tiêu chí (ii): Là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa. Những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo từ tiểu lục địa Ấn Độ, và tiêu chí (iii): Phản ảnh sinh động tiến trình phát triển của lịch sử văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

3. CÙ LAO CHÀM

Cù lao Chàm là một cụm đảo xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Dân số trên các hòn đảo này gồm khoảng 3.000 người.

Tháng 10 năm 2003, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập để giữ gìn sinh vật hoang dã trên đảo, là 1 trong 15 Khu Bảo tồn biển của Việt Nam vào thời điểm 2007. Ngày 29.5.2009, với hệ động thực vật phong phú và những di tích lịch sử hàng trăm năm trước, Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới trong phiên họp thứ 21 của Ủy ban Điều phối quốc tế chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju (Hàn Quốc).

4. BÀNG THAN – VŨNG AN HÒA

bàn thanDọc theo bờ biển Tam Hải khoảng 4km, ta sẽ đến vùng đất mũi An Hoà. Có lẽ hình ảnh đầu tiên đầy ấn tượng đập vào mắt du khách là một hòn đảo nhỏ gọi là Hòn Dứa, cách không xa bờ biển án ngự lối váo vũng An Hoà, vào buổi chiều, hòn đảo rực lên một màu đỏ của đất bazan và màu xanh lục của thảo mộc, nổi bật lên giữa vùng biển xanh biêng biếc với từng đợt sóng nhấp nhô vào bờ đá, làm tung lên những bọt nước trắng xoá như hoa biển.

Mỗi dải đá đen tuyền lấp lánh như than đá trải dài trên bờ cát, bao quanh mũi An Hoà khoảng 3km, đó là Bàng Than(hay Bàn Than). Từng là lớp đá xếp chồng lên nhau, đó là những phiến thạch có nguồn gốc trầm tích biển.Nước và sóng biển xâm thực vào dải đá tạo thành những hình thù lạ mắt, kết hợp với hững vân đá trở thành những tác phẩm điêu khắc độc đáo của tạo hoá.

5. HÒN KẼM ĐÁ DỪNG

Đến với Hòn Kẽm Đá Dừng ngược dòng sông Thu từ Cửa Đại-Hội An hay đến từ sông Hàn -Đà Nẵng, sẽ là một cuộc du thuyền khá thú vị, trên dòng sông nước dài khoảng 30-40km, hoặc từ trung tâm thành phố Tam Kỳ, bằng ô tô, theo quốc lộp 1A về hướng bắc, đến ngã ba Hương An, rẽ trái về hướng tây nam khoảng độ 40km, du khách sẽ đến Hòn Kẽm Đá Dừng.

Ngó lên Hòn Kẽm Đá Dừng,
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bạn ơi.

Dòng sông Thu Bồn thơ mộng chảy qua nhiều cụm núi đá, trong đó có Hòn Kẽm Đá Dừng như hai ngọn núi đá nhô ra, tắm mình trên sông nước, để rồi theo dòng chảy của thời gian, Hòn Kẽm Đá Dừng như được bàn tay của tạo hoá nắn nót thành những hình nét kỳ bí, ẩn mình trên những phiến đá, hoà quyện với thiên nhiên; cây rừng, sương mù, nắng ấm.

6. CÁC BÃI TẮM ĐẸP

Bãi tắm cửa Đại – Hội An

biển cửa đạiBãi Biển Cửa Đại cách trung tâm Phố Cổ Hội An khoảng 5 km là nơi con Sông Thu Bồn đổ ra biển lớn. Bãi Biển Cửa Đại được xem là “nét duyên con gái” của mẹ hiền Hội An. Suốt cả ngày lẫn đêm, Cửa Đại có một nét đẹp riêng làm đắm lòng du khách phương xa…
Biển Cửa Đại nước trong xanh, cát biển trắng. Dưới ánh nắng, biển càng thêm trong, cát càng thêm trắng. Những nhà đầu tư resort cao cấp tại đây cho biết đó là một trong những lý do để họ chọn lựa. Cửa Đại có nét duyên mà khách du lịch càng khám phá càng thấy hấp dẫn

Bãi tắm Hà My

Bãi tắm Hà My được ví như nàng tiên đang ngủ vừa được đánh thức trong vài năm gần đây. Bãi tắm này hấp dẫn khách du lịch không chỉ bởi sự hoang sơ, sạch đẹp của cát trắng, rừng dương và bầu không khí trong lành mà còn bởi nhiều loại đặc sản tươi nguyên từ lòng biển.

Bãi biển Tam Thanh

Cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 07 km về phía đông, Tam Thanh là một bãi tắm sạch đẹp, trong lành. Biển Tam Thanh là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch: bãi biển đẹp với bờ cát chạy dài hàng cây số, chưa bị ô nhiễm bởi quá trình phát triển công nghiệp và nằm trong địa bàn Khu Kinh tế Mở Chu Lai đầy tiềm năng.
Bãi biển này là một trong những điểm đến hấp dẫn để quý khách lựa chọn trong hành trình khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng đất Quảng Nam. Bãi biển Tam Thanh luôn đầy ắp nắng và sóng biển, là địa chỉ hấp dẫn cho du khách trong những kỳ nghỉ hè.

7. KINH ĐÔ CỔ CỦA VƯƠNG QUỐC CHĂMPA – TRÀ KIỆU

kinh đô chămpaTrà Kiệu được coi là kinh đô Sinhapura hay “Kinh thành Sư Tử” của Vương quốc Champa từ khoảng thế kỉ 6 đến thế kỉ 7. Simhapura là kinh đô của tiểu quốc Avamarati một trong 5 tiểu quốc của vương quốc Champa. Theo văn bia cho biết, người đặt đô đầu tiên ở đây là vua thứ 9 Vikrantavacman II vào khoảng 686 – 731, thuộc dòng Gangaraja trị vì từ thế kỉ 3 đến giữa thế kỉ 8.

Theo nhiều nhà nghiên cứu thì tên Trà Kiệu được xuất phát từ cách gọi Chùm Chà chỉ những người Chiêm Thành. Chữ Chà phía sau đọc trại thành Trà còn chữ Kiệu có thể hiểu rằng người ở nơi xa đến, ý chỉ những người đàng Ngoài vào lập nghiệp tại vùng đất này.

Vào năm 1927-1928, dưới sự chỉ đạo của J.Y.Claeys, Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đã tiến hành cuộc khai quật ở Trà Kiệu. Theo miêu tả của Claeys, chu vi của toà thành vào khoảng 4000m. Ông còn tìm thấy một dãy những bức tường gạch được gọi là hoàng thành. Ông còn tìm thấy nhiều đền, tháp, các tác phẩm điêu khắc, văn bia có giá trị lớn ở 2 ngôi làng: Chiêm Sơn Đông và Chiêm Sơn Tây nằm kế cận kinh thành Trà Kiệu xưa.

8. NHÓM THÁP KHƯƠNG MỸ

Tháp Khương Mỹ thuộc thôn 4, xã Tam Xuân I, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam được xây dựng vào cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X bao gồm ba tháp: tháp Bắc, tháp Giữa và tháp Nam và được công nhận là di tích quốc gia vào năm 1989.

Nhóm tháp Khương Mỹ gồm 3 tháp xếp thành một hàng theo trục bắc- nam, cửa ra vào hướng đông, là kiểu tháp truyền thống của Chămpa với mặt bằng vuông, mái thấp, gồm 3 tầng, mà tầng trên cùng là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới. Trên cùng là chóp tháp làm bằng sa thạch.

Theo nhà khảo cổ học Pháp P. Stern, lần đầu tiên kiến trúc Chămpa xuất hiện ở Khương Mỹ một số mô típ trang trí của nghệ thuật Khmer. Kiểu cành lá uốn cong vểnh lên ở đầu mút, lá có rảnh sâu; các hình thoi nối tiếp nhau bởi đường chéo và các đóa hoa cách điệu là đặc trưng của nghệ thuật Khmer cuối thế kỷ IX- đầu thế kỷ X. Phần lớn các tác phẩm điêu khắc ở Khương Mỹ được đưa về trưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà Nẵng. Một pho tượng thần Vishnu có 4 tay hiện được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – Thành phố Hồ Chí Minh.

9. CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Nghề làm đèn lồng Hội An
đèn lông hội anPhố cổ Hội An cũng là vùng đất có nhiều làng nghề truyền thống rất đáng tự hào như gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… nhưng làm nên dấu ấn độc đáo của khu đô thị cổ chính là nghề làm đèn lồng ở Hội An. Nghề làm đèn lồng Hội An được vinh danh là làng nghề tiêu biểu Việt Nam trong tổng số 9 làng nghề truyền thống trong cả nước được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng năm 2011.

Làng Chiếu Bàn Thạch
Từ thị trấn Nam Phước – huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) đi về hướng Đông khoảng 5 km, du khách sẽ bắt gặp những bãi đay xanh tốt nằm dọc hai bờ hữu ngạn con sông Thu Bồn. Đây là nguồn nguyên liệu chính của làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch.

Làng Lụa Duy Trinh
Làng lụa Duy Trinh nổi tiếng không kém những vùng khác. Trong lịch sử, ở thời điểm hưng thịnh của ngành trồng dâu, nuôi tằm tại địa phương, diện tích dâu lên đến 160ha và gần 200 hộ gia đình tham gia nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa và dệt vải. Đến thăm làng nghề, du khách sẽ được tận mắt quan sát các công đoạn và thao tác để tạo ra những dải lụa mềm mại nổi tiếng.

Làng Trống Lâm Yên
Khởi thuỷ về một làng nghề này thì không ai nhớ là nghề làm trống ở Lâm Yên có từ bao giờ. Từ bao đời nay khi đến những mùa lễ hội:” Cử chinh cổ” người dân Ðại Lộc nói riêng và vùng lân cận Ðiện Bàn, Duy Xuyên…thường nhắc đến câu ca:” Trống Lâm Yên– Chiêng Phước Kiều“.Đa phần các hộ làm trống ở Ấp Nam hiện nay là người họ Phan. Chỉ cần nhắc đến dòng họ này, người dân nơi đây liền liên tưởng ngay đến những người suốt ngày “khoai chiêng, gõ trống”, làm nên thứ âm thanh đặc trưng không thể lẫn so với những làng quê khác.

Làng Gốm Thanh Hà
Du khách đến phố cổ Hội An thường thấy các bà các chị hàng rong bày bán những con thổi hay những quà lưu niệm khác được chế tác từ đất nung. Đó chính là những món quà từ làng gốm Thanh Hà – làng gốm có hơn 500 tuổi ở Hội An.

Làng nghề đúc đồng Phước Kiều
đúc đồng phước kiềuLàng đúc đồng Phước Kiều (thôn Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) là làng nghề truyền thống lâu đời nhất của tỉnh Quảng Nam. Hơn 400 năm qua, những thế hệ nghệ nhân của làng nghề không những giữ được nghề mà còn đưa các sản phẩm vươn ra thế giới.

Nghề đúc đồng ở Phước Kiều được hình thành do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư từ Thanh Hóa vào truyền dạy. Cuối thế kỉ 18, ở đây đã hình thành hai khu vực là phường tạc tượng Đông Kiều và phường chú tượng Phước Kiều. Đến đầu thế kỉ 19, triều Nguyễn sát nhập 2 phường lại thành “xã hiệu Phước Kiều”, còn được gọi là làng đúc đồng Phước Kiều .