Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 24720883

 
Vietnam News in English 29.03.2024 01:33
Văn hóa chửi Hà Nội lan tới Mỹ: Phở chửi ở Sài Gòn Nhỏ
19.11.2016 22:40

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2016-11-17“Bún mắng cháo chửi”

Hà Nội từ xa xưa đã từng là nơi nổi tiếng với những món ngon, thanh lịch và dù đi đâu người Hà Nội cũng hãnh diện khi món ăn của họ được nhắc nhở tới như nét truyển thống của nền văn hóa ẩm thực Tràng An.


Quán Bún chửi Ngô Sỹ Liên, Hà Nội.
Quán Bún chửi Ngô Sỹ Liên, Hà Nội.
Courtesy photo


Nhà văn nào của Hà Nội cũng có ít nhất vài lần viết về món ngon nơi mình lớn lên và sống cùng. Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng, Mai Thảo đều lần lượt nói tới những món ngon đã ăn sâu vào ký ức. Người Hà Nội sống với hình ảnh thanh lịch ấy và đi đâu người miền Bắc cũng hãnh diện lây vì món ngon xứ Bắc.

Thời gian dần qua, chiến tranh kéo dài tàn phá mọi thứ kể cả món ăn truyền thống. Một phần do thiếu thốn nguyên vật liệu, một phần vì đời sống kinh tế cạn kiệt do phải cung cấp toàn phần cho chiến tranh, Hà Nội cũng như nhiều địa phương, thành phố khác phải thay đổi khẩu vị dù không muốn. Những tô phở mậu dịch không người lái xuất hiện thay thế cho tuyệt phẩm Phở Bắc. Những món ăn khác cũng cùng số phận và một thời gian rất lâu, khẩu vị cũ âm thầm biến mất thay vào đó là sự thích nghi mau chóng với cuộc sống mới đầy gian khổ.

Có một bác đứng kế bên cũng khá lớn tuổi bác hỏi một anh chàng phục vụ ở đó rằng sao có nhiều bàn trống như vậy mà không cho khách vào. Anh phục vụ trả lời bằng một giọng điều rất là gắt gỏng, ảnh nói là “Bác nghĩ sao có bàn mà không cho bác vô ngồi?
-Một thực khách

Sau chiến tranh, người dân Hà Nội lần hồi trở lại với những món ngon ngày xưa nhưng có một thứ người dân Thủ đô chờ hoài mà nó vẫn chưa tới, đó là cung cách phục vụ của người bán hàng hôm nay. Nó vẫn đậm đặc chất mậu dịch của những ngày trước chiến tranh và đôi chỗ thậm chí còn hơn thế nữa.

“Bún mắng cháo chửi” trở thành một sư thật hiển nhiên và không biết tự lúc nào thực khách Hà Nội dần dẩn xem nó là một thực thể của cung cách phục vụ của hàng quán Hà Nội. Những cửa hàng chửi mắng khách ấy vẫn buôn bán rầm rộ, khách vẫn tấp nập vào ra bất kể sau khi ăn một tô bún một bát cháo hương vị ngon lành của nó có còn nằm trong miệng được không khi tiếng chì chiết, mắng mỏ của bà chủ quán như loại âm nhạc làm cho thực khách thêm ngon miệng?

Người Hà Nội chắc sẽ không thể hãnh diện được khi đài truyền hình CNN của Mỹ trong chương trình Parts Unknown chiếu đoạn phim đầu bếp nổi tiếng Anthony Bourdain, người giới thiệu món bùn chả cho Tổng thống Barak Obama trước đây, đã vào quán bún Ngô Sỹ Liên ăn tô bún với gia vị mằng mỏ, chì chiết của bà chủ hàng bún này. Dĩ nhiên Bourdain không hiểu thứ ngôn ngữ chào khách ấy nhưng người Hà Nội khắp nơi khi xem phim đã thấy như chính mình bị sỉ nhục.

Bún mắng cháo chửi hình như chỉ khu biệt tại Thủ đô, người ta chưa thấy nó lan tràn sang nơi khác, ít nhất cho tới lúc này.

Đánh động tới cộng đồng

Nhưng bên ngoài Việt Nam lại khác, đã có dấu hiệu lây lan loại văn hóa khó hiểu này. Nó xuất hiện ngay tại cộng đồng Việt Nam lớn nhất tại Mỹ, sau khi CNN tung ra những thước phim đầy xấu hổ ấy.

Từ Little Saigon, nơi mệnh danh là Thủ đô của người tỵ nạn một loại hình “Phở chửi” đã làm cho thực thách bất ngờ, nhưng khác với Hà Nội, sự bất ngờ ấy không bị bỏ qua mà nó đã được đánh động tới cộng đồng.

Một thực khách vừa là nạn nhân vừa là chứng nhân kể lại với chúng tôi câu chuyện hiếm hoi này như sau:

bun-chui-ha-noi-622.jpg
Quán Bún chửi Ngô Sỹ Liên, Hà Nội. Courtesy photo

“Sáng Thứ Bảy một hai tuần trước tôi và một người bạn chạy bộ khi trên đường về tôi và đứa bạn muốn ăn phở gà thì nhỏ bạn muốn ăn thử cái quán (censor) cho nên mới ghé vào quán đó. Khi hai đứa mới ghé vô khoảng 9 giờ sáng thì bên ngoài cũng đã có vài người đứng đợi bên. Khi vào trong nó cũng lạ là có 4-5 cái bàn trống, chí có một hai người phục vụ mà thôi. Có một bác đứng kế bên cũng khá lớn tuổi bác hỏi một anh chàng phục vụ ở đó rằng sao có nhiều bàn trống như vậy mà không cho khách vào. Anh phục vụ trả lời bằng một giọng điệu rất là gắt gỏng, ảnh nói là “Bác nghĩ sao có bàn mà không cho bác vô ngồi?”

Lúc đó mình cũng cảm thấy khó chịu nhưng mình nghĩ thôi kệ, đôi khi người ta bực bội vì đông khách quá hay là gì đó. Khi tôi đợi một vài phút nữa thì thấy có hai vợ chồng khách đang ngồi sẵn rồi mà họ chưa có đồ ăn ra nên họ giơ tay lên để hỏi xin thực đơn hay nước đá gì đó tôi không rõ. Khi họ giơ tay lên thì cũng anh chàng phục vụ đó đi tới bàn và nói với hai người này bằng tiếng Anh với một giọng điệu rất là vô văn hóa kiểu như quát vô mặt người khách: “Hai người có biết đợi nghĩa là gì không? Hai người đợi một vài phút không được à” tạm dịch ra là như vậy.

Lúc đó tôi cũng rất khó chịu và ngạc nhiên vì thái độ như vậy và hai người khách kia cũng rất ngạc nhiên cho nên họ không biết trả lời như thế nào. Chưa kịp gì hết thì anh chàng đó bỏ đi còn quay lại hỏi thêm lần nữa là “Hai vị không hiểu tôi nói gì sao?”

Đến lúc đó tôi chịu không nổi nữa tôi mới tới anh chàng phục vụ ấy nói với anh ta rằng anh phục vụ khách như vậy là không được, thái độ như vậy không chấp nhận được anh phải biết lịch sự với khách. Tôi vừa nói như vậy thì anh chàng này quay qua dùng từ ngữ rất tục tằng để mà quát vô mặt tôi.

Tôi thấy có ông chủ đứng đó nên tôi nói, anh ơi người làm của anh phục vụ như vậy là không được. Quát vô mặt khách rồi chửi thề với khách là không được…tôi chưa nói hết câu thì ông chủ nhìn tôi rồi bỏ vô bên trong.

Sau đó cũng người phục vụ khi nãy từ bên trong đi ra tiếp tục chửi thề với tôi nữa. Mình đâu có quen bị chửi thề hay nói tục cho nên lúc đó tôi chới với không biết phải như thế nào và cũng không quen để trả lời lại cái văn hóa, ngôn ngữ như vậy cho nên tôi và bạn cùng nhau rời khỏi quán.

Tôi không nghĩ là cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở đây lại có cái văn hóa như vậy. Tôi là một người trẻ lớn lên ở trong cộng đồng rất nhiều năm nên tôi thấy văn hóa này là văn hóa không có trong cộng đồng của tôi.
-Một nữ thực khách

Người nữ thực khách mà chúng tôi không muốn nêu tên kể tiếp câu chuyện xảy ra sau đó đối với cặp vợ chồng mà cô gặp trong quán “Phở chửi”:

“Đi qua một quán phở khác thì tôi gặp lại cặp vợ chồng lúc nãy nhưng họ không phải là người Việt Nam mà là người Hàn Quốc. Tôi nói chuyện với họ, ngỏ lời xin lỗi và giải thích không phải ai cũng vậy. Nói chung họ rất yêu thích ẩm thực Việt Nam nên mới tìm đến. Mình thấy quý họ tuy rằng đã trải nghiệm qua như vậy nhưng vẫn tìm đến một quán phở khác để ăn, tại vì họ thích ăn phở Việt Nam.”

Câu chuyện tuy nhỏ nhưng với tinh thần xác minh sự thật, chúng tôi gọi cho quán phở này và được người nhấc máy trả lời:

“Cái đó là hiểu lầm thôi, không phải như vậy. Không phải chửi khách hàng đâu có cái sự hiểu lầm ở trong đó. Dạ, em không rõ em chỉ là người bảo vệ thôi.”

Khi được hỏi tên gì người trả lời cúp máy.

Trở lại với người kể chuyện chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi nghe cô nói bổn phận của mình phải lên tiếng để cộng đồng người Việt không mang tiếng là nhiễm phải thứ văn hóa mắng chửi ấy nơi công cộng. Tuy rất trẻ nhưng cô cho thấy ý thức bảo vệ văn hóa Việt Nam mạnh mẽ và hơn rất nhiều người trong nước, vẫn phớt lờ câu chuyện bún mắng cháo chửi coi như không phải xảy đến cho người Việt:

“Tôi không nghĩ là cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản ở đây lại có cái văn hóa như vậy. Tôi là một người trẻ lớn lên ở trong cộng đồng rất nhiều năm nên tôi thấy văn hóa này là văn hóa không có trong cộng đồng của tôi. Tất nhiên là cũng có người này người nọ và cộng đồng Little Saigon này cũng có người này người nọ rất đa dạng đủ thành phần khác nhau và tất nhiên nếu mình thấy xuất hiện cái văn hóa như vậy thì nó là cái gì đó không thể chấp nhận được trong cộng đồng của mình vì cái xấu không thể dung dưỡng được, không thể nuôi nấng những cái xấu như vậy.”

Quán Bún chửi Ngô Sỹ Liên mặc dù được kênh truyền hình VTC phỏng vấn và bà chủ tuyên bố sẽ không còn chửi khách của mình, vậy mà chỉ một tuần sau, chính VTC phỏng vấn khách hàng thì họ cho biết cung bậc chửi rủa, chì chiết, lẫn mát mẻ một cách ác ý vẫn không giảm mà có khi lại còn tăng lên một phần. Nguyên nhân được suy đoán có lẽ do CNN quảng cáo nên người ta thấy nều được đến đây ăn một bát bún mà nghe chửi thì cũng thỏa lòng?

Điều này rất khác với hải ngoại, người chủ quán ý thức được quán phở của ông ra sẽ không thể sống tại nơi mà người Việt xem cung cách phục vụ quan trọng hơn chuyện ăn uống. Từ lý do đó chúng tôi mạn phép không nêu tên quán vì ông chủ đã thấy cái sai của mình.



Bánh mì Việt Nam tại Pháp, cuộc hôn nhân hoàn hảo Tường An, thông tín viên RFA

2015-10-24
Bánh mì thịt Việt Nam tại Pháp
Bánh mì thịt Việt Nam tại Pháp RFA PHOTO

Ở hải ngoại, sau món Phở, phải nói món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam đã trở thành nổi tiếng nhờ ngon, bổ và rẻ. Tuy nhiên, ổ bánh mì thịt Việt Nam tại mỗi quốc gia vẫn có những hương vị khác nhau. Tại Pháp, quê hương của những ổ baguette nổi tiếng, người dân thưởng thức món ăn bình dân này ra sao?

Một món ăn đường phố quen thuộc

Sau khi món Phở vượt đại dương ra hải ngoại và trở thành món ăn quen thuộc trong các nhà hàng Việt Nam thì kế đó phải kể đến món bánh mì kẹp thịt, một món ăn đường phố đã trở thành quen thuộc trên khắp các quốc gia có bước chân người Việt.

Cũng như chữ Phở đã trở thành danh từ riêng, chữ “Bánh mì” đơn điệu cũng được dùng để ám chỉ món bánh mì kẹp thịt của Việt Nam và hai chữ “Bánh mì” đã bước chân vào tự điển Oxfort ngày 24 tháng 3 năm 2011.

Những chiếc bánh mì dòn thon thả, gói tròn bên trong là những miếng thịt đỏ tươi béo, những miếng chả lụa thơm tho, xen lẫn với những lát dưa leo, cà-rốt, thẹn thò ló ra bên ngoài vài cọng ngò thật bắt mắt. Mùi tiêu,mùi bơ, chút ớt dủ cay làm dậy khẩu vị một buổi trưa hè ở Bangkok hoặc một buồi chiều lành lạnh ở Paris.

Thật vậy, những ổ bánh mì xinh xắn đã có mặt khắp nơi, từ những con hẻm nhỏ ở Singapore, Malaysia cho tới những cửa hàng ăn nhanh ở Boston, Cali, Luân Đôn, Paris…

Đặc biệt của tụi em ở đây là có gà, có chả, có thịt, nhưng cái ngon nhất của em là gà chà bông, gà ruốc của em làm rất đặc biệt. Em chỉ có 3 thứ thịt thôi: thịt heo, gà ruốc và chả lụa. Tổng cộng ba cái lại người ta gọi là bánh mì đặc biệt. Bữa nào em hết gà là người ta hơi thất vọng. 
-Cô chủ tiệm Khai Trí

Paris, quê hương của những chiếc baguette nổi tiếng dòn và thơm, mang ra khỏi tiệm là đã muốn cắn một miếng trước khi kịp về đến nhà.

Có lẽ không đâu nướng được ổ bánh mì dòn vừa phải, thơm lừng như ở Paris. Chiếc bánh mì căng lên khi được nướng đúng độ, ít ruột, nhiều da. Khi được cho vào những miếng thịt ba chỉ lát mỏng, một ít đồ chua, thêm chút ớt, tiêu, ngò để tăng hương vị là một kết hợp hài hoà giữ Âu và Á, là món ăn nhanh quyến rũ nhất cho những buổi trưa giữa hai giờ làm việc.

Hai khu có nhiều người Á Châu nhất là quận 20 và quận 13 của Paris dĩ nhiên không thể thiếu món ăn bình dân và thông dụng này.

Khu Á Châu sầm uất nhất của Paris toạ lạc tại quận 13. Nơi đây có rất nhiều tiệm bánh mì Á Châu, nhìn vào những ổ bánh mì Pháp dài ngoằng được cắt làm 3 chất cao trong tủ kính, người ta cũng đoán được số lượng khách mua không phải ít. Nhiều người Việt từ các nước khác đến Paris không quên ghé quận 13 mua hàng chục ổ bánh mì thịt mang về làm quà.

Tuy nhiên, đa số cửa tiệm bánh mì ở quận 13 do người Tàu hoặc người Miên, Lào lai Tàu làm chủ. Tại đây, chỉ có một tiệm duy nhất do người Việt làm chủ. Đó là tiệm Khai Trí. Cái tên gợi nhớ đến một tiệm sách nổi tiếng ngày xưa ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn dù không cùng chủ.

Đây là cửa tiệm đầu tiên bán bánh mì ở quận 13 từ năm 1984. Lúc đầu tiệm Khai Trí bán bánh mì và bán… sách! nhưng dần dần món ăn vật chất đã lấn áp món ăn tinh thần nên thu nhập chính của tiệm bây giờ là bánh mì và các thức ăn phụ khác như chè, xôi, bò bía… Những quyến sách vẫn còn đó, nằm dọc bên tường như để nhắc nhở khách mua bánh mì rằng nền văn hoá ẩm thực cũng từ sách vở bước ra.

Cô chủ tiệm Khai Trí cho biết bí quyết câu khách của tiệm ngoài bánh mì được đặt riêng từ một tiệm bánh mì Pháp, nhân thịt ngon và tươi mỗi ngày cũng là những yếu tố làm ổ bánh mì trở nên hấp dẫn với khách hàng:

“Mình không làm theo lối kỹ nghệ, hàng ngày mình làm nên đồ nó tươi! Một ngày mình nghĩ bán bao nhiêu thì làm bấy nhiêu thôi. Mình muốn làm cho khách hàng ăn rồi trở lại chứ không phải ăn rồi đi luôn. Có nhiều nơi họ mua bánh mì industrielle (kỹ nghệ) thì rất rẻ. Em đặt bánh mì đặc biệt thành ra ổ bánh mì lúc nào cũng ngon. Đặc biệt của tụi em ở đây là có gà, có chả, có thịt, nhưng cái ngon nhất của em là gà chà bông, gà ruốc của em làm rất đặc biệt. Em chỉ có 3 thứ thịt thôi: thịt heo, gà ruốc và chả lụa. Tổng cộng ba cái lại người ta gọi là bánh mì đặc biệt. Bữa nào em hết gà là người ta hơi thất vọng.”

Một khu Á Châu khác của Paris cũng không kém phần nhộn nhịp nằm ở quận 20, còn gọi là khu Belleville. Nơi đây có đến 3 tiệm bánh mì thịt do người Việt làm chủ. Chị Huỳnh mở tiệm bánh mì Hoà Hưng đã 21 năm nay. Khách hàng đến tiệm chị thì ưa chuộng món bánh mì với nhân gà nướng ướp sả. Đặc biệt bánh mì của chị được sản xuất tại chỗ. Về những ổ bánh mì tự nướng của mình, chị Huỳnh nói:

“Bánh mì tự nướng để nó ngon, nó nóng. Thịt đùi, chả lụa với gà chà bông. Đó là bánh mì đặc biệt, bánh mì gà thì gà ướp sả, vệ sinh hơn mà ở ngoài thì cũng không có bán.”

Chiếm trọn tình yêu của người bản xứ

bm2015-10-23-at-400.jpg
Tiệm Bánh mì thịt Việt Nam Khai Trí tại Paris, Pháp. RFA PHOTO/Tường An. Photo: RFA

Cách đó không xa, tiệm bánh mì Sài Gòn tuy mới mở được 5 năm rưỡi, tuy nhiên khách ra vào tấp nập, tiệm chỉ với một diện tích khoảng 12 mét vuông, nhưng 5 người làm việc luôn tay, bên trong hai người chuẩn bị nhân bánh mì trong khi 3 người bên ngoài tiếp khách, cho nhân vào bánh mì và thu tiền. Mùa lạnh, một chiếc bình trà nóng sẵn sàng phục vụ khách trong khi chờ đợi nhận chiếc bánh mì nóng, thơm từ tay cô chủ niềm nở và nhiệt tình. Tiệm nhỏ, không có lò nướng, phải đặt bánh mì từ tiệm Pháp. Cô chủ tiệm Sài Gòn nói:

“Tại tiệm tụi em nhỏ nên tụi em đặt, cứ nửa tiếng là ra bánh mì nóng. Thịt thì em phải chuẩn bị trước 1 ngày thì nó mới thấm, mới ngon hơn. Sốt mayonnaise thì mỗi sáng tới mỗi đánh để làm trong ngày. Cà-rốt thì tụi em làm bằng tay, các tiệm khác làm bằng máy nên khi ngâm nước bị mềm chứ không dòn như của tụi em. Tụi em thì cực hơn, tốn thì giờ nhiều hơn. Nhưng tụi em thích như vậy…”

Bí quyết của tiệm Sài Gòn cũng là những món tươi làm mỗi ngày:

“Tiệm tụi em nhỏ nên không có chỗ chứa! Nhiều khi tới 2 giờ 30 có khi em hết món này, hết món kia… nhưng mà trung bình thì em bán khoảng 200 ổ/ngày. Còm măng thì em không lấy, phải đặt trước 2 ngày vì nhân thịt em chỉ làm cho mỗi ngày thôi! Thành ra khách đặt 50-60 ổ thì em không lấy, em giới thiệu qua tiệm kế bên. Phải đặt trước 2 ngày em mới có thì giờ làm chứ em không có chỗ chứa, còn khác tiệm khác người ta làm sẵn, muốn đặt 100 ổ cũng có nữa mà tiệm em thì nhỏ, em thích… nó tươi hơn… (cười !)”

Và cô chủ tiệm Sài Gòn hãnh diện khoe:

“Tiệm tụi em nhỏ nên tụi em thích làm cái gì cũng tươi. Tụi em thích bán chất lượng hơn là số lượng. Tiệm tụi em cũng được đài truyền hình M6. Nó giới thiệu và phỏng vấn trên truyền hình phát cho tất cả mọi người coi. Rồi em cũng có một cái thư của Mairie (Tòa thị chính) của quận 20 này gửi tới khen tụi em. Rồi em cũng có những tờ báo nổi tiếng như Figaro, Le Monde cũng có tới chụp hình. Tụi em muốn giữ như vậy, không phải tụi em không muốn làm giàu, nhưng muốn làm theo khả năng!”

Mặc dù nằm giữa khu Á Châu, nhưng khách hàng đông nhất của tiệm không phải là người Á Châu, mà là người Pháp. Có thể nói món ăn bình dân này đã chiếm trọn tình yêu của người bản xứ. Cô chủ tiệm Sài Gòn cho biết:

“Buổi sáng hay có khách Việt Nam mình đi chợ sớm thì có khách Việt Nam. Nhưng giờ trưa, từ 12 giờ 30 đến 14 giờ 30 thì khách Tây.”

Trường đại học kiến trúc gần đó cũng là một lợi thế để tiệm buổi trưa nhiều sinh viên ghé mua một ổ bánh mì đầy chất lượng mà lại vừa túi tiền. Một sinh viên Pháp chia sẻ:

“Tôi rất thích bánh mì Việt Nam. Trường học tôi ở gần đây nên tôi thường đến đây mua 1 ngày mỗi tuần, trong mùa nghĩ hè thì tôi mua mỗi ngày. Nó không đắt, tiện để ăn, nhanh chóng và làm rất ngon, nóng, rất tốt!”

Ngoài lý do tiện lợi của bánh mì cho một buổi ăn nhanh, giá cả cũng là một nguyên nhân hấp dẫn để chọn một ổ bánh mì thay cho buổi ăn trưa trong nhà hàng. Được hỏi tại sao thích bánh mì Việt Nam, một khách hàng người Pháp đang đợi mua bánh mì nói:

“Tại sao? Tại vì trong đó có tất cả: thịt, rau… được coi như một buổi ăn đầy đủ. Lúc thì tôi chọn thịt heo, lúc thì tôi chọn thịt gà, thay đổi… Và, hơn nữa, nó không đắt tiền!”

So sánh bánh mì nhân thịt Việt Nam và bánh mì kẹp thịt theo kiểu Pháp. Ông Jan Pierre nhận xét:

Bánh mì của người Việt mình ở Pháp làm thì ngon nhưng vẫn không bằng trước năm 75 của mình vì nó nhiều mỡ quá. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ nhì là không biết tại sao khúc bánh mì của Việt Nam mình ở Pháp không biết tại sao mà nó dai. 
-Anh Hải Phong

“Sự khác nhau? Đó là món Á Châu, nó đầy đủ hơn, nóng. Tôi ở khu này không lâu lắm, món bánh mì ngon, và làm thay đổi khẩu vị… Món bánh mì nào của Pháp ngon nhất đối với tôi? Tôi không biết! Có lẽ là món bánh mì Vendôme với paté, rất, rất ngon! Nhưng không ngon như bánh mì (Việt Nam). Với bánh mì, chúng tôi khám phá thêm được một món ăn Việt Nam, rất ngon!”

Một khách hàng Việt Nam thường xuyên khác của tiệm Sài Gòn thì không tiếc lời khen:

“Thì tại vì bánh mì người ta làm khéo rồi, còn tất cả phụ tùng như thịt, đều được làm khéo, cho nên nó ngon. Tôi thường lại đây ăn, chẳng có chỗ nào ngon bằng chỗ này, tôi dám danh dự vậy! Không có ở đâu ngon hơn cái Sài Gòn sanwich này, ngon hơn ở Việt Nam. Ở đây ngon hơn ở Việt Nam.”

Nhưng không phải ai cũng nghĩ vậy. Anh Hải Phong, mặc dù mỗi ngày thưởng thức hầu hết cá món ăn ngon ở quân 13 vẫn hoài niệm về những xe bánh mì ở góc phố với những ổ bánh mì thịt, paté, xíu mại nóng dòn của một Sài Gòn hơn 40 năm về trước:

“Bánh mì của người Việt mình ở Pháp làm thì ngon nhưng vẫn không bằng trước năm 75 của mình vì nó nhiều mỡ quá. Đó là cái thứ nhất. Cái thứ nhì là không biết tại sao khúc bánh mì của Việt Nam mình ở Pháp không biết tại sao mà nó dai. Cái quan trọng là nóng, dòn. Ngon hay không là do cái ổ bánh mì, còn thịt thì em thấy ở đâu cũng giống nhau hết. Ở Việt Nam người ta có cái lò than để nướng nên ổ bánh mì lúc nào cũng nóng mà dòn. Rất là ngon. Còn ở bên Pháp, bánh mì baguette của Tây thì nổi tiếng rất ngon, nhưng phải nóng mới ngon, còn nếu nó nguội rồi thì nó dai, nó mềm. Còn đồ chua trước 75 thì rất là dòn, ăn rất là ngon.”

“Ngon, bổ và rẻ” là 3 nguyên nhân chính để món ăn bình dân này được mang theo trong các cuộc đi dã ngoại, tiện lợi lúc họp hành hay cũng là món quà không thể thiếu cho khách phương xa. Anh Hải Phong nói”

“Bánh mì bán rất đắt trong quận 13 này là ở con đường d’Ivry, Khai Trí… Họ bán đắt là vì người Việt mình ở xa về đây muốn ăn một khúc bánh mì thịt Việt Nam, cái goût (mùi vị) Việt Nam. Thứ bảy, chúa nhật hay các ngày lễ, người Việt ở các nước khác của Âu Châu tới thì rất là đắt, thích ăn bánh mì Việt Nam.”

Tuy trong quyển tiểu thuyết “Chuyến métro đi từ Belleville” của cố văn thi sĩ Mai Thảo không có hình bóng ổ bánh mì Việt Nam, nhưng nơi đó lại là khởi đầu của “một cuộc gặp gỡ tình cờ và tuyệt diệu” có thể ví như cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa ổ bánh mì Pháp và nhân thịt Việt Nam. Có người dí dỏm so sánh ổ bánh mì dòn nóng như người nam đang vòng tay khép trọn người nữ là những thịt, những rau nằm gọn bên trong. Cũng như nhận xét của một khách hàng trung thành người Pháp về “cặp tình nhân” của món ăn đường phố này:

“Bánh mì Pháp là một cuộc gặp gỡ tuyệt vời giữa hai nền văn hoá Pháp-Việt về khẩu vị và mùi vị. Đó là một cuộc hôn nhân hoàn hảo!”





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 536 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 486 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 80 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 24 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.