Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 24897001

 
Bản sắc Việt 01.05.2024 17:19
Những ai bầu cho Trump nên đọc: Ba cách để thoát khỏi Tổng thống Trump trước năm 2020
02.02.2017 09:51

DCVOnline Rosa Brooks | Trà Mi
1-2-2017Từ 20 tháng 1, 2017 đến nay chưa quá hai tuần nhưng một số người dân ở Mỹ dường như đã không còn đủ kiên nhẫn nhìn Tổng thống Donal J. Trump lãnh đạo cường quốc lớn mạnh nhất hoàn cầu.

Bảo thủ hay Tự do, người của cả hai khối tiều biểu cho nước Mỹ đã lên tiếng nghi ngờ khả năng lãnh đạo của Trump. Và trên báo chí đã xuất hiện những bài bình luận với tựa đề như

– “Liệu chúng ta có thực sự ‘kẹt’ với thằng cha này hay không?”
– “Tổng thống Pence! Donald Trump có thể bị lật đổ không cần luận tội.”
– “Luận tội hay suy đồi: sự sụp đổ tất yếu của triều Donald Trump”, vân vân và vân vân.

Sau đây là tóm lược nhận định của Rosa Brooks, một giáo sư luật tại Đại học Georgetown và một viện sĩ cao cấp Schwartz tại Viện New America. Bà đã từng là một cố vấn về chính sách cho thứ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ trong khoảng 2009-2011 và trước đây từng là một cố vấn cao cấp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Tại sao bây giờ chúng ta cần phải đọc Tu chính án thứ 25? Liệu chúng ta có thực sự ‘kẹt’ với thằng cha này hay không?

Thực ra David Frum – một nhân vật bảo thủ, một người viết diễn văn cho Tổng thống G.W. Bush – từ hôm 16 tháng 11, 2016 đã tweet:

h1

Tu chính án thứ 25 là gì, Điều 4 của Tu chính án đó bàn đến việc chi sẽ được đề cập đến ở phần sau.

Những câu hỏi nêu trên không chỉ là vấn đề của người Mỹ mà là của cả thế giới, bởi vì chi mới tuần đầu tiên Donald Trump nhậm chức Tổng thống đã cho mọi người thấyquá rõ ràng: Vâng, ông ấy điên như tất cả mọi người đa lo ngại. Một người bị hội chứng “Malignant narcissism”, một hội chứng tâm lý tổng hợp sự quá yêu mình, nhân cách rối loạn chống xã hội, thích gây hấn và tàn ác.

Mọi người hẳn vẫn còn nhớ những ảo tưởng lạc quan trước lễ nhậm chức chứ? Tôi cũng trân quý chúng. Nào là: “Một khi là Tổng thống, tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ nhận ra nó là điều không thực sự có ý nghĩa nếu Mỹ rút ra khỏi tất cả những hiệp ước.” “Một khi ông ấy là Tổng thống, chắc chắn rằng ông ta sẽ hiểu rằng ông ấy cần phải ngưng tweet bừa bãi những lời mạ lị.” “Một khi ông ấy là Tổng thống, thì ông ta sẽ phải dẹp đi những lời phách lối vô lý về việc xây dựng một bức tường dọc theo biên giới Mexico.” Vân vân và vân vân.

Không. Chỉ trong tuần đầu tiên ngồi ở Phòng Bầu Dục, Trump đã làm mọi người thấy rất rõ ràng rằng ông chủ tâm thực hiện những điều – điên rồ hay hoảng loạn – mà ông đã tuyên bố trong khi vận động. Trump tuyên bố tối ngày 31/1, khi đề cử Chánh ánh Neil Gorsuch làm Thẩm phánTối cao Pháp Viện, “Tôi là người nói là làm.”

Kết quả cho đến nay: Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc cảnh cáo chống lại cuộc chiến tranh thương mại và tuyên bố rằng Bắc Kinh sẽ nhận nhiệm vụ bảo vệ toàn cầu hóa và thương mại tự do chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto đã hủy một chuyến thăm tới Washington, và giới lãnh đạo Mexico đã nói rằng kế hoạch xây tường biên giới của Trump “có thể đưa chúng ta đến một cuộc chiến tranh nhưng không phải là một cuộc chiến thương mại”. Lãnh đạo cấp cao trong đảng Cộng hoà đang lên án lời tuyên bố của tân Tổng thống về chuyện gian lận bầu cử – hoàn toàn không thể chứng minh – và kế hoạch cho rằng Trump có thể mở lại những “nhà tù bí mật” của CIA để áp dụng tra tấn. À còn nữa, toàn bộ đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ đã từ chức.

Trong khi đó, Trump được sự ủng hộ của dân Mỹ thấp hơn so với bất kỳ Tân Tổng thống Hoa Kỳ nào trong lịch sử bầu cử: Chỉ có 36% dân Mỹ hài lòng với hiệu năng của Trump tính đến nay. Khoảng 80% công dân Anh Quốc nghĩ Trump sẽ là cho một “Tổng thống tồi” cùng với 77% những người được hỏi ở Pháp và 78% ở Đức. Hiện có hơn 1,5 triệu người Anh đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu Thủ tướng Anh rút lại lời mời Trump sang Anh Quốc,

Và đó chỉ mới có một tuần.

Vì thế mới có câu hỏi, “Liệu chúng ta có thực sự ‘kẹt’ với thằng cha này hay không?”

Còn tuỳ. Về căn bản có bốn cách để loại một tổng thống tồi.

Đầu tiên, tất nhiên, và dễ nhất là cả thế giới có thể kiên nhẫn ôm đầu chờ tháng 11 năm 2020 đến. Lúc đó cử tri Mỹ, có lẽ đã tỉnh mộng, và sẽ chuẩn bị tống Trump ra khỏi Toà Bạch Ốc.

Nhưng sau một tuần đầu tiên thê thảm như vậy thì bốn năm có vẻ như một thời gian chờ đợi dài như cả thiên thu. Điều này đưa người Mỹ đến lựa chọn thư hai: luận tội. Theo Hiến pháp Mỹ, đa số trong Hạ viện có thể bỏ phiếu để buộc tội Tổng thống đã “phản quốc, nhận hối lộ, hoặc những trọng tội khác hoặc tội nhẹ.” Nếu bị 2 phần 3 Thượng viện kết tội, Trump có thể bị cách chức – và một cuộc thăm dò mới đay cho thấy rằng sau tuần thứ nhất, hơn một phần ba người Mỹ đã háo hức để xem Trump bị luận tội.

Nếu luận tội là một giải pháp tốt cho bạn, thì cũng may là Quốc hội không cần bằng chứng thực sụ về tội phản quốc hoặc tội giết người để đi đến cuộc luận tội: Thực ra cái gì cũng co thể xem là trọng tội hay hành động phi pháp.” (Mọi người vẫn nhớ cựu Tổng thống Bill Clinton đã bị buộc tội vì đã nói dối về mối quan hệ của ông với Monica Lewinsky). Nhưng điều không may, nếu bạn muốn luận tội Trump, là Đảng Cộng hòa hiện kiểm soát cả Hạ viện và Thượng viện, khiến cho một cuộc luận tội là điều bất khả thi, trừ khi và cho đến khi đảng Dân chủ chiếm đa số ở Quốc hội. Và điều đó không thể xảy ra cho đến khi kết thúc cuộc bầu cử bán phần năm 2018. Và đảng Dân chủ thắng thế cũng là một trường hợp có thể và cũng có thể không xẩy ra vào năm 2018.

Việc luận tội sẽ mất thời gian: vài tháng, nếu không lâu hơn – ngay cả với một Quốc hội nhiệt tình. Và khi một người mất trí đang có trong tay mã hạt nhân, thì ngay cả một vài tháng cũng có vẻ là một khoảng thời gian dài quá dài để mọi người phải thấp thỏm chờ đợi. Người ta sẽ phải đợi bao lâu trước khi Trump quyết định “You are fired” một cụm từ cũng thể được áp dụng cho dàn hoả tiễn hạt nhân? (Có lẽ nhắm vào Mexico?)

Trong những ngày đen tối này, một số người trên thế giới đang tìm an ủi trong Tu Chánh án thứ 25 của Hiến pháp Mỹ. Tu Chính án ít người để ý đến này được đưa vào Hiến Pháp sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát để điền vào vai trò Phó Tổng thống vừa bỏ trống (khi Lyndon B. Johnson trở thành Tổng thống). Nhưng Điều 4 của Tu Chính Án này lại liên hệ đến một việc hoàn toàn khác:

“Whenever the Vice President and a majority of either the principal officers of the executive departments or of such other body as Congress may by law provide, transmit to the President pro tempore of the Senate and the Speaker of the House of Representatives their written declaration that the President is unable to discharge the powers and duties of his office, the Vice President shall immediately assume the powers and duties of the office as Acting President.”

“Bất cứ khi nào Phó Tổng thống và đa số của một trong hai cơ quan hành pháp (nội các chính phủ) hay lập pháp (Quốc hội) bằng pháp luật hiện hành, gởi đến Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện viện văn bản tuyên bố rằng Tổng thống bất lực không thực hiện nổi quyền hạn và nhiệm vụ của văn phòng Tổng thống, Phó Tổng thống ngay lập tức nhận thi hành quyền hạn và nhiệm vụ vói tư cách Quyền Tổng thống.”

Đây là lựa chọn thứ ba để đưa nước Mỹ thoát khỏi triều đại Trump: và cũng là một sức quyến rũ cho tham vọng của Phó Tổng thống Mike Pence. Chắc chắn Pence muốn trở thành Tổng thống một ngày nào đó, đúng không? Pence không hẳn là một chính khách ôn hoà – ông ấy đã không ngừng chống đối quyền người đồng tính, ông ấy là người hoài nghi về sự thay đổi khí hậu, v.v. dù Pence dù không hấp dẫn về mặt chính trị đối với nhiều người Mỹ, nhưng ông ta không có vẻ thực sự điên. (Đây là thềm vượt mới cho tính hợp lý trong nền chính trị Mỹ: “không thực sự điên khùng.”)

Có lẽ, Pence đủ tỉnh táo để phản đối những hành vi bất chợt, ví dụ như, cắt bỏ những thành phần cốt yếu của đồng minh quân sự của Mỹ, hoặc lần đâu tiên Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân – và có lẽ, nếu mọi chuyện đã tồi tệ quá, các thành viên nội các của Trump có thể cũng sẽ nghiêng về phía lật đổ Tổng thống và thay thế bằng Phó tổng thống. Quốc hội sẽ phải chấp nhận sự hạ bệ Tổng thống bằng Tu chính án thứ 25, nhưng nếu Pence và một nửa nội các tuyên bố Trump không xứng đáng, thậm chí là một Quốc hội do đảng Cộng hòa kiểm soát cũng có thể sẽ phải chấp nhận truất phế Tổng thống.

Khả năng thứ tư là một trong những điều cho đến gần đây không ai có thể nói là có thể xẩy ra tại Hoa Kỳ: một cuộc đảo chính quân sự, hoặc ít nhất là sự bất tuân chấp hành mệnh lệnh nào đó trong giới lãnh đạo quân sự Mỹ.

Nguyên tắc dân sự kiểm soát quân đội là nét văn hóa đã khắc sâu trong quân đội Hoa Kỳ, tập thể này luôn tự hào về tính chuyên nghiệp phi đảng phái của quân đội. Hơn thế nữa, chúng ta biết rằng một người vi phạm luật ở cấp cao trong chính quyền, với một chút tinh tế, cũng có thể qua mặt giới quân nhân. Víi dụ, trong những năm đầu tiên của chính quyền George W. Bush, các cuộc chống đối chính thức từ các luật sư quân sự ở cấp cao nhất của quốc gia cũng đã không chận được việc sử dụng tra tấn. Khi giới lãnh đạo quân sự phản đối kỹ thuật điều tra như trấn nước, chính quyền Bush đã qua mặt quân đội, ra lệnh cho CIA và các nhà thầu tư nhân thực hiện những hành vi bẩn thỉu thay cho họ.

Nhưng Trump lại không phải là người tinh tế hay thạo đời: Ông ấy lập chính sách bằng những tiếng gằn, hậm hự, hay bằng những dòng tweets nửa khuya, không cần, không nghe những gợi ý của nhóm phụ tá, hay của luật sư. Trump lại là người “da mỏng”, nhậy cảm, đổi tính thất thường, và không tự chế được – và những tuyên bố bất ngờ, bê tha đó đươc biết đã làm nhiều người, kể cả các phụ tá, cố vấn thân cận nhất của ông cũng phải rùng mình, rởn tóc gáy.

Giới lãnh đạo quân sự của Hoa Kỳ sẽ làm gì nếu nhận được mệnh lệnh không chỉ đơn thuần là thiếu khôn ngoan, nhưng còn rối loạn và nguy hiểm? Một mệnh lệnh không phải tương tự như “Chuẩn bị một kế hoạch xâm lăng Iraq nếu Quốc hội cho phép dựa trên thông tin tình báo vẫn có vấn đề”, nhưng là “Chuẩn bị để xâm chiếm Mexico vào ngày mai!” Hoặc “Bắt đầu tập trung tất cả người Mỹ Hồi giáo và gửi bọn chúng đến Guantanamo!” hoặc “Tôi sẽ dạy cho Trung Quốc một bài học – bằng vũ khí hạt nhân.”

Tất nhiên không thể đoán được việc gì sẽ xẩy ra. Triển vọng giới lãnh đạo quân sự của Mỹ đối phó với một sắc lệnh tổng thống bằng một thách thức công khai là điều đáng ngại – nhưng cũng rất đáng sợ, nếu giới lãnh đạo quân đội Mỹ tuân phục chấp hành một mệnh lệnh điên rồ. Chung cuộc, tất cả sĩ quan quân đội đã thề che chở và bảo vệ Hiến pháp của Hoa Kỳ chứ không phải che chở và bảo vệ Tổng thống. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể tưởng tượng ra một kịch bản hợp lý, trong đó giới lãnh đạo quân sự cấp cao đơn giản nói với Tổng thống: “Không, thưa ngài. Chúng tôi không làm điều đó” trong tiếng vỗ tay như sấm rền từ ban biên tập tờ New York Times.

Thắt chặt dây an toàn. Cách này hay cách khác, trước mặt là một đoạn đường kinh hoàng trong vài năm sắp tới.

Những cú điện đàm gây sóng gió

02/02/2017 23:01

Thái độ của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull trong cuộc điện đàm gần đây khiến nhiều người kinh ngạc

Nhậm chức chỉ mới hơn 10 ngày nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kịp biến không ít mối quan hệ ngoại giao trở nên bất định.

Trút giận và đe dọa

“Nạn nhân” tiềm tàng mới nhất là quan hệ Mỹ - Úc theo sau cuộc điện đàm được chính ông Trump mô tả là “tồi tệ” kể từ khi nhậm chức ngày 20-1. Cuộc trò chuyện giữa lãnh đạo 2 nước đồng minh thân cận này lẽ ra kéo dài 1 giờ nhưng chỉ diễn ra 25 phút do ông Trump đột ngột gác máy. Theo một số quan chức cấp cao Mỹ, ông Trump có lúc nói với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull rằng đây là cuộc trao đổi “tệ nhất” nếu so với cuộc điện đàm với 4 nhà lãnh đạo khác trong cùng ngày 28-1.

Theo tờ The Washington Post, tâm điểm của cuộc trò chuyện là thỏa thuận tị nạn mà Mỹ và Úc đạt được dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama. “Đây là thỏa thuận tệ nhất từ trước đến giờ” - ông Trump nổi nóng sau khi ông Turnbull muốn ông chủ mới của Nhà Trắng xác nhận Washington sẽ tuân thủ cam kết nhận 1.250 người tị nạn đang bị tạm giữ tại Úc.

Viết trên mạng xã hội Twitter cuối ngày 1-2, ông Trump giữ nguyên lập trường công kích thỏa thuận “ngu ngốc” nêu trên và cho biết sẽ xem xét lại nó. Có thể hiểu được cơn giận của ông Trump vì nhiều người tị nạn đến từ Iran, Iraq, Sudan và Somalia - những nước có công dân bị tạm cấm đến Mỹ theo sắc lệnh vừa được ông ban hành.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm 28-1. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull hôm 28-1. Ảnh: Reuters

Giới chức Mỹ cho biết ông Trump có kiểu hành xử tương tự trong các cuộc điện đàm với lãnh đạo những quốc gia khác. Tuy nhiên, thái độ của ông Trump với ông Turnbull khiến nhiều người kinh ngạc bởi Úc là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ. Hai nước không chỉ chia sẻ thông tin tình báo, ủng hộ nhau về ngoại giao mà còn “kề vai sát cánh” trong một loạt cuộc chiến, như ở Iraq và Afghanistan.

Trước đó, theo AP, cuộc điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto hôm 27-1 cũng “căng” không kém. Ông chủ Nhà Trắng thậm chí dọa “đưa quân sang Mexico để bắt giữ kẻ xấu” nếu quân đội láng giềng không nỗ lực nhiều hơn.

Dù thông tin trên bị Nhà Trắng và chính phủ Mexico bác bỏ nhưng không thể phủ nhận thực tế rằng quan hệ 2 nước thời ông Trump đang ngày một xấu đi vì nhiều vấn đề. Ông Nieto vừa hủy kế hoạch sang Washington gặp ông Trump do nhà lãnh đạo Mỹ khăng khăng đòi Mexico phải trả tiền xây bức tường gây tranh cãi ở biên giới 2 nước.

Cứng rắn với Iran, Triều Tiên

Không dừng lại ở đó, chính quyền ông Trump còn phát đi tín hiệu sẽ có lập trường cứng rắn hơn với Iran khi tuyên bố “chính thức để ý” đến Tehran dù không nói rõ điều này có nghĩa gì.

Trong tuyên bố đầu tiên kể từ khi lên làm cố vấn an ninh quốc gia, ông Michael Flynn hôm 1-2 cáo buộc chính quyền ông Obama không “đáp trả tương xứng những hành động ác ý của Tehran” khiến Iran “liều lĩnh hơn”, như tiến hành vụ thử tên lửa 3 ngày trước đó. Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Hossein Dehghan cùng ngày khẳng định vụ thử tên lửa không vi phạm thỏa thuận hạt nhân ký với các cường quốc hoặc vi phạm nghị quyết Liên Hiệp Quốc.

Mối đe dọa hạt nhân đang tăng của Triều Tiên cũng là nỗi lo hàng đầu của chính quyền mới ở Washington, thể hiện qua chuyến thăm Hàn Quốc (trong ngày 2 và 3-2) và Nhật Bản của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của một bộ trưởng thời ông Trump.

Đài CNBC nhận định mục đích chuyến thăm là tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ dành cho 2 đồng minh hàng đầu ở châu Á trong bối cảnh Nhà Trắng vừa có một ông chủ khó đoán, tình hình căng thẳng ở biển Đông và sự khiêu khích của Triều Tiên. Ngoài ra, nó cho thấy ông Trump xem trọng mối quan hệ với Seoul và Tokyo sau khi lên tiếng đe dọa phát động chiến tranh thương mại nhằm vào Bắc Kinh.

Vấn đề Triều Tiên chắc chắn là nội dung thảo luận chính trong các cuộc gặp của ông Mattis sau khi nước này tuyên bố sẵn sàng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa bất kỳ lúc nào. Trước thềm chuyến thăm, Nhà Trắng đã xem xét lại chính sách đối với Bình Nhưỡng theo lệnh của ông Flynn.

Tờ Financial Times (Anh) dẫn một số nguồn tin cho biết chính quyền ông Trump muốn tìm kiếm những cách thức khác biệt (so với thời ông Obama) để đối phó nguy cơ Triều Tiên tấn công Mỹ bằng tên lửa hạt nhân.

Khó tránh đối đầu Mỹ - Trung ở biển Đông?

Ông Steve Bannon, người vừa được ông Trump đưa vào Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) của Nhà Trắng, từng tin rằng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở biển Đông trong 5-10 năm tới là điều chắc chắn.

Ông Bannon đưa ra quan điểm này hồi tháng 3-2016. Lúc đó, không nhiều người quan tâm đến những lời lẽ của nhân vật theo đường lối cánh hữu này.

Giờ đây, dư luận lo ngại kịch bản xấu nêu trên không phải là chuyện quá xa vời trong bối cảnh ông Bannon ngày càng nắm nhiều quyền lực dưới thời ông Trump, còn tân Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo không cho phép Trung Quốc tiếp cận những hòn đảo được nước này xây dựng và quân sự hóa trái phép ở biển Đông. Chuyên gia Ashley Townshend của Trường ĐH Sydney (Úc) nói với tờ The Guardian (Anh) rằng đối đầu là điều khó tránh nếu Mỹ tìm cách ngăn Trung Quốc tiếp cận những nơi được Bắc Kinh xem là lãnh thổ của họ.

Nỗi lo tăng thêm khi truyền thông Trung Quốc hôm 1-2 đưa tin tàu sân bay thứ hai của Bắc Kinh có thể được triển khai ở gần biển Đông để xử lý “các tình huống phức tạp”. Tàu sân bay đang được đóng tại cảng Đại Liên, phía Đông Bắc Trung Quốc và dự kiến hoàn thành vào nửa đầu năm 2017 trước khi chính thức gia nhập hải quân năm 2019.

Trong ngày ông Trump nhậm chức, quân đội Trung Quốc đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa 2 nước. “Một cuộc chiến tranh trong nhiệm kỳ tổng thống hay một cuộc chiến tranh nổ ra đêm nay không còn là khẩu hiệu mà ngày càng trở thành hiện thực” - trang web của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc dẫn lời bình luận của một quan chức quân đội.

Huệ Bình

HOÀNG PHƯƠN


Hệ lụy từ việc đặt "nước Mỹ lên trên hết"

Hoàng Hà
ANTD.VN - Việc nhanh chóng triển khai những chính sách nhằm đặt “nước Mỹ lên trên hết” của chính quyền tân Tổng thống Donald Trump đang gây ra không ít quan ngại sâu sắc trên thế giới.

ảnh 1Một đoạn bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico được xây dựng trước đây

Trong một động thái khác thường bởi hiếm khi can dự vào chuyện chính sự trên thế giới, nhưng Vatican ngày 1-2 đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về các sắc lệnh hành pháp của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm xây dựng một bức tường dọc biên giới với Mexico cũng như áp đặt lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo. Thứ trưởng Ngoại giao Vatican, Tổng Giám mục Angelo Becciu cho rằng toàn thể các tín đồ Cơ đốc giáo nên tái khẳng định một cách dứt khoát thông điệp họ là những người xây cầu, chứ không xây dựng những bức tường. 

Tổng Giám mục Angelo Becciu, nhân vật thứ ba trong Tòa Thánh Vatican cũng khẳng định tới việc Giáo hoàng Francis từng cho rằng lập luận của ông Donald Trump - khi đó là ứng cử viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa về việc xây dựng bức tường biên giới với Mexico không phải là lập luận của một tín đồ Cơ đốc giáo.  

Có thể nói cùng với lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo, việc chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện cam kết xây dựng bức tường dọc biên giới đã châm ngòi cho những tranh cãi, làm rạn nứt mối quan hệ giữa Mỹ với Mexico. Cho rằng việc xây dựng bức tường dài khoảng 3.220km chạy dọc biên giới hai quốc gia Mỹ - Mexico sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả những người nhập cư bất hợp pháp, Tổng thống Trump đang đẩy nhanh hiện thực hóa kế hoạch này.

Không những thế, tân Tổng thống Mỹ còn muốn Mexico phải chịu phí tổn xây dựng bức tường ngăn người nhập cư vào Mỹ lên tới 12-15 tỷ USD. Khi Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto tuyên bố hủy chuyến thăm Mỹ dự định vào ngày 31-1 vừa qua để phản đối việc xây dựng bức tường cũng như khẳng định nhất quyết không trả một xu cho việc này, Tổng thống Donald Trump đã “đáp trả” bằng dự định áp đặt mức thuế 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico để trả tiền cho việc xây dựng bức tường.    

Mối quan hệ hữu hảo lâu nay giữa Mỹ và Mexico chắc chắn sẽ bị rạn nứt nghiêm trọng nếu chính quyền Tổng thống Donald Trump cứ nhất quyết triển khai thực hiện việc dựng lên bức tường ngăn cách biên giới giữa hai nước. Tuy nhiên, nếu nhìn vào những tuyên bố cùng chính sách mà ông Donald Trump triển khai từ khi đặt chân vào Nhà Trắng ngày 20-1 tới nay có thể thấy tân chính quyền Mỹ không hề e ngại làm mất lòng, thậm chí rạn nứt các mối quan hệ quốc tế, kể cả những đồng minh thân thiết và chiến lược, miễn là đảm bảo mục tiêu đặt “nước Mỹ lên trên hết”. 

Những quyết định và chính sách của tân Tổng thống  Trump như xây dựng bức tường dài hàng nghìn km ngăn cách với quốc gia láng giềng Mexico, cấm nhập cảnh với công dân 7 nước có đa số dân theo Hồi giáo, hay rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) để theo đuổi chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch… đang gây quan ngại rộng khắp. Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) Donald Tusk ngày 31-1 đã không ngần ngại tuyên bố công khai rằng, Tổng thống Donald Trump đang gây ảnh hưởng đến liên minh này.

Tổng thống Trump gây mất niềm tin

Mỗi quyết định lớn tại Nhà Trắng đều có bóng dáng của cố vấn chính trị Steve Bannon, dấy lên lo ngại Tổng thống Mỹ Donald Trump bị giật dây

Chính quyền của Tổng thống Trump rối tung khi chưa đầy 2 tuần ông đảm nhận cương vị ông chủ Nhà Trắng.

Kỷ lục đáng buồn

Đó là nhận xét của nhà báo kỳ cựu của tờ The Washington Post Carl Bernstein - người từng phanh phui vụ bê bối chính trị Watergate, buộc Tổng thống Mỹ Richard Nixon phải từ chức hồi năm 1974.

Các thách thức pháp lý nhằm vào ông Trump liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo không ngừng lan rộng khi ít nhất 4 bang của Mỹ đã khởi kiện sắc lệnh gây phản đối rầm rộ cả trong lẫn ngoài nước này.

Theo đài CNN, đến ngày 31-1, có 42 đơn kiện nhắm vào ông Trump kể từ khi ông nhậm chức. Con số này hơn gấp nhiều lần so với 11 đơn kiện nhằm vào cựu Tổng thống Barack Obama trong suốt 11 ngày đầu tiên nhậm nhiệm sở, đa số xoáy vào gốc gác của vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ.

Washington đang mất niềm tin vào tân tổng thống, nhà báo Carl Bernstein phát biểu trên đài CNN hồi đầu tuần. Diễn biến càng tồi tệ hơn khi ông Trump cách chức quyền Bộ trưởng Bộ Tư pháp Sally Yates hôm 30-1 sau khi bà phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh - một quyết định được đánh giá là thiếu sáng suốt của vị tổng thống 70 tuổi.

Trong khi đó, sắc lệnh cấm nhập cư cũng chấm dứt “tuần trăng mật” của thị trường chứng khoán Mỹ, kéo theo những phản ứng tiêu cực của thị trường tài chính toàn cầu sau chút khởi sắc từ khi vị tân tổng thống vốn là một tỉ phú nhậm chức.

Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones - thước đo cho toàn bộ thị trường nền kinh tế số 1 thế giới - giảm hơn 200 điểm ngay trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần này và rớt khỏi mốc 20.000 điểm lịch sử mới đạt được lần đầu tiên trong 120 năm tồn tại của chỉ số này hôm 25-1.

Đây là lần đầu tiên thị trường chứng khoán chứng kiến phản ứng tiêu cực ở mức độ lớn như vậy với hành động của ông Trump. Nước Mỹ cũng chưa từng chứng kiến sự phản ứng mạnh mẽ của giới doanh nghiệp với sắc lệnh của vị tổng thống như lần này, theo GS Bill Klepper - Trường Columbia Business ở TP New York. Các giám đốc điều hành của những hãng công nghệ lớn như Apple, Google, Netflix... đều đồng loạt lên tiếng phản đối sắc lệnh tiềm ẩn nguy cơ gây hại lớn cho thung lũng Silicon này.

Theo kết quả khảo sát được Gallup công bố hôm 28-1, chỉ sau 8 ngày ông Trump đảm trách cương vị tổng thống, khoảng 51% người Mỹ không tán thành sự thể hiện của ông. Đây là kỷ lục chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ khi các ông chủ Nhà Trắng khác phải mất hàng trăm ngày mới gây mất lòng tin tới mức này.

Lên tiếng ủng hộ các cuộc biểu tình trên toàn quốc phản đối sắc lệnh nhập cư mới, cựu Tổng thống Obama cho rằng những người dân đang thực hiện quyền Hiến pháp của họ để tập hợp, tổ chức và đưa ra tiếng nói đối với các quan chức được bầu của họ lắng nghe, chính xác là những gì người dân trông đợi khi mà những giá trị Mỹ bị đe dọa. Bên cạnh đó, chính các viên chức liên bang trong chính phủ Mỹ cũng đang bày tỏ sự phản đối với chính quyền mới.

 Nụ cười của bé gái với khăn trùm đầu và bé trai đội mũ Do Thái trong cuộc biểu tình chống sắc lệnh nhập cư của ông Trump tạo nhiều cảm xúc Ảnh: CHICAGO TRIBUNE

Nụ cười của bé gái với khăn trùm đầu và bé trai đội mũ Do Thái trong cuộc biểu tình chống sắc lệnh nhập cư của ông Trump tạo nhiều cảm xúc Ảnh: CHICAGO TRIBUNE

Nội bộ chia rẽ

Không chỉ vấp phải sự phản đối từ phe Dân chủ, nội bộ Đảng Cộng hòa cũng nảy sinh những hồ nghi. Hai thượng nghị sĩ uy tín trong Đảng Cộng hòa là John McCain và Lindsey Graham lo ngại những điểm chưa rõ trong sắc lệnh nhập cư mới có thể châm ngòi sự trả đũa từ những phần tử cực đoan.

Nguồn tin của báo The Daily News tiết lộ người đứng đằng sau lệnh cấm nhập cảnh gây phẫn nộ này chính là ông Steve Bannon - cố vấn chính trị hàng đầu trong chiến dịch tranh cử của ông Trump. Việc vị cố vấn chiến lược này được ông Trump trao một ghế thường trực trong Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) hồi đầu tuần trong khi tước bỏ tư cách thường trực của giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia (DNI) và chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (JCS) hồi đầu tuần đã gây ra sự xáo trộn chưa từng có tiền lệ trong NSC.

Ông Bannon cùng với Chánh Văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus và người con rể của ông Trump, Jared Kushner, được cho là tạo nên một bộ máy khép kín và tác động đến nhiều quyết sách quan trọng của ông Trump. Một số phương tiện truyền thông Mỹ đã bóng gió rằng ông Bannon là người giật dây đằng sau ông chủ Nhà Trắng.

Viện dẫn sắc lệnh nhập cư mới nói trên cũng như quan ngại về việc ông Trump ủng hộ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit, Chủ tịch EU Donald Tusk hôm 31-1 đã tuyên bố tân tổng thống Mỹ chính là một trong những mối đe dọa đối với khối này, bên cạnh Nga, Trung Quốc và Hồi giáo cực đoan.

Tuyên bố trên được ông Tusk, vốn là cựu Thủ tướng Ba Lan, đề cập trong lá thư gửi đến những lãnh đạo các quốc gia thuộc EU trước thềm hội nghị ở Malta vào ngày 3-2 để thảo luận về tương lai của EU hậu Brexit. Cùng ngày, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hối thúc ông Trump dỡ bỏ lệnh cấm cửa người nhập cư từ 7 quốc gia có phần lớn dân số theo đạo Hồi càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, quốc hội Anh ngày 1-2 thông báo sẽ tranh luận vào ngày 20-2 tới đối với kiến nghị ngăn ông Donald Trump công du đến nước này khi số người ký tên vào đơn kiến nghị đã vượt quá hàng chục lần con số 100.000 chữ ký cần thiết để được các nhà lập pháp xem xét tranh luận. Đơn kiến nghị do một luật sư có tên Graham Guest đưa ra trên trang web của chính phủ và quốc hội Anh từ cuối tháng 11-2016 chỉ nhận được vài trăm người ủng hộ nhưng số chữ ký bất ngờ tăng vọt lên hơn 1,6 triệu sau sắc lệnh nhập cư mới của ông Trump.

Trấn an đồng minh châu Á

Tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 1-2 bắt đầu chuyến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản trong nỗ lực trấn an các đồng minh thân thiết của Mỹ. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của một thành viên cấp cao trong chính quyền mới của ông Trump.

Theo Reuters, với việc chọn châu Á làm điểm công du nước ngoài đầu tiên, Bộ trưởng Mattis muốn củng cố các cam kết an ninh của Mỹ với các đồng minh quan trọng trong khu vực giữa lúc lo ngại về Triều Tiên và căng thẳng với Trung Quốc gia tăng. Theo tờ Nikkei, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ tiếp tục kêu gọi Tổng thống Trump duy trì sự hiện diện của Mỹ ở châu Á trước sự lo ngại gia tăng về chính sách “nước Mỹ trên hết”.

Trong khi đó, một trong những vị trí nội các của ông Trump được nhiều người chú ý nhất hôm 31-1 đã được công bố. Tân Tổng thống chỉ định ông Neil Gorsuch, hiện là thẩm phán Tòa Phúc thẩm liên bang ở TP Denver - bang Colorado, vào vị trí Chánh án Tòa án Tối cao. Nếu được thượng viện thông qua, ông Gorsuch sẽ thay thế chỗ trống do thẩm phán theo đường lối bảo thủ Antonin Scalia để lại sau khi ông qua đời hồi tháng 2-2016. Vị thẩm phán 49 tuổi cũng là ứng cử viên trẻ nhất được đề cử vào chức vụ trọn đời tại tòa án cấp cao nhất của Mỹ trong hơn 25 năm qua.

Giáo sư Trường Luật Columbia (Mỹ) Philip Bobbitt, chuyên gia về luật hiến pháp và an ninh quốc tế, cảnh báo rằng lựa chọn này có thể sẽ gây nhiều phiền toái cho những chính sách nhập cư của chính quyền ông Trump khi ông Gorsuch vốn là người theo chủ nghĩa hoài nghi trong việc thực thi quyết định của các cơ quan chính phủ.

Theo đài BBC, phe Dân chủ có thể sẽ tìm cách ngăn chặn cuộc bỏ phiếu thông qua đề cử nói trên. Các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Ủy ban Tài chính thượng viện cùng ngày vừa tẩy chay cuộc bỏ phiếu bầu chọn bộ trưởng tài chính cũng như bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh của ông Trump.

Xuân Mai

HUỆ BÌNH

Thêm một tiên tri kinh hoàng với ông Donald Trump

Thầy phù thủy Mexico tiên đoán Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đối mặt với 3 âm mưu ám sát vào năm 2017.

Thầy phù thủy Antonio Vazquez - người tự xưng là "Grand Warlock" của Mexico nổi tiếng với dự đoán tương lai đã tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 6/1 rằng, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ đối mặt với ba âm mưu ám sát vào năm 2017.

Antonio Vazquez đã tiến hành một nghi thức thắp nến màu tím để dự đoán ông Donald Trump sẽ thoát khỏi cái chết sau cả 3 âm mưu ám sát nhằm vào ông. Ngoài ra theo phán đoán của thầy phù thuỷ Mexico, sức khoẻ của ông Trump sẽ gặp một số vấn đề trong năm 2017.

Them mot tien tri kinh hoang voi o­ng Donald Trump
Vị phù thủy Mexico làm lễ tiên đoán về ông Trump.

“Nước Mỹ sẽ lại bị tấn công”, “Ông Trump sẽ bị ám sát hụt” - đó là những lời “sấm truyền” trên được đưa ra trong cuộc họp báo thường niên của ông – được coi như là 1 truyền thống năm mới thú vị ở Mexico kể từ những năm 60.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng những tranh cãi về tuyên bố của Tổng thống đắc cử sẽ "đi vào sự hòa hợp" với Mexico khi ông lên nắm quyền.

Thầy phù thuỷ này cũng cho rằng, Mexico sẽ bị buộc phải trả tiền cho bức tường mà ông Donald Trump muốn xây dựng giữa biên giới Mỹ và Mexico.

Them mot tien tri kinh hoang voi o­ng Donald Trump
Phù thủy Mexico bắt đầu làm lễ.

Không chỉ riêng vị phù thủy người Mexico có tiên đoán về ông Trump như vậy, trang Independent (của Anh) trước đó cũng mới cập nhật lời tiên tri của nhà khoa học Johan Galtung.

Giáo sư Galtung đang gây xôn xao, thu hút nhiều tranh cãi vì những lời dự báo tương lai nước Mỹ của mình. Giáo sư Galtung cảnh báo sức mạnh ảnh hưởng toàn cầu của nước Mỹ sẽ giảm "một cách nhanh chóng" và nước Mỹ sẽ sụp đổ nếu như ông Trump lên lãnh đạo đất nước trong 4 năm tới.

Hồi năm 2000, Giáo sư Galtung đã từng tiên tri rằng, sức mạnh của nước Mỹ sẽ "sụp đổ" vào năm 2025. Một thời gian sau, ông lại có tiên đoán nước Mỹ sẽ đi xuống vào năm 2020 khi cựu Tổng thống Geogre W.Bush lên nắm quyền.

Them mot tien tri kinh hoang voi o­ng Donald Trump
Nhà tiên tri Nostradamus từng tiên đoán về ông Trump.

Trước đây, theo dự đoán của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus nổi tiếng, ông Trump được cho là sẽ can thiệp vào châu Âu nhằm ngăn chặn dòng người tị nạn ồ ạt và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhập cư.

Bên cạnh đó, tình hình Mỹ sẽ trở nên khó kiểm soát và siêu cường này sẽ không đủ năng lực để đảm đương những điểm nóng khác của thế giới. Những vấn đề khác bao gồm sự chia rẽ ý thức hệ và bất bình đẳng… tiếp tục gia tăng.

Người ta thấy nhà tiên tri này kể về nhân vật tên "Trumpet" một cách lạ lùng. Nhiều nhà phân tích cho rằng, đây là những câu thơ ẩn ý về vị Tổng thống kế sau vị Tổng thống gốc Phi mà ông từng nói đến.

Nostradamu mô tả, Trumpet là người sẽ nắm quyền lãnh đạo nhưng lại đưa ra những quyết định khó hiểu. Người ta sẽ bị sốc bởi những phát ngôn của ông tại Nhà trắng. Và nhân vật này sẽ gây chia rẽ sâu sắc trong mối quan hệ quốc tế. Ông sẽ gây thù hận sâu sắc giữa các đảng phái chính trị và giữa người dân.

Them mot tien tri kinh hoang voi o­ng Donald Trump
Nhà tiên tri mù Vanga từng nói có thể ông Trump bịám sát.

Nhà tiên tri mù Baba Vanga cũng từng dự báo về vị Tổng thống kế sau Barack Obama rằng, vị Tổng thống thứ 45 sẽ khó có được nhiều lòng dân và sẽ có nguy cơ bị ám sát khi gần hết nhiệm kỳ.

Ông sẽ đưa ra những quyết định khó hiểu và gây xung đột tới các nước lớn trong thời gian làm Tổng thống của mình. Nữ tiên tri mù Baba Vanga từng nói rằng, một khi Tổng thống thứ 44 [Barack Obama] rời nhiệm sở thì nước Mỹ sẽ rơi vào loạn lạc, kinh tế khủng hoảng, đất nước phân chia chẳng khác nào một cuộc nội chiến.

Theo Kim Chi - Đất Việt



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 647 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 640 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 625 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 525 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 508 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.