Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24897097

 
Bản sắc Việt 01.05.2024 17:33
Ông Trump chuẩn bị kế hoạch trục xuất di dân hợp pháp nhận trợ cấp xã hội
05.02.2017 19:39

Washington DC. (Reuters) – Tổng thống Donald Trump đảo lộn chính sách di dân bằng 3 sắc lệnh trong tuần làm việc đầu tiên. Tuy nhiên điều đó chỉ mới bắt đầu. Nhiều cử tri gốc Việt đã hồ hởi bỏ phiếu cho Trump để mong có sự thay đổi cuộc sống sẽ thoải mái hơn

Ông Trump có kế hoạch trục xuất di dân hợp pháp nhận trợ cấp xã hội

Washington Post có bản nháp của 2 sắc lệnh khác mà chính phủ ông Trump nói rằng ông đang xem xét. Cả 2 giống với tài liệu mà Vox công bố từ tuần trước. Một có liên quan tới visa làm việc, và một có liên quan tới trợ cấp xã hội cho di dân hợp pháp đang sống tại Hoa Kỳ. Đây là dấu hiệu cho thấy nhiều sắc lệnh mà ông Trump ký không phản ảnh đầy đủ điều mà các cố vấn thảo luận.

Hiện nay di dân hợp pháp được hưởng trợ cấp xã hội trong một số trường hợp. Theo luật hiện hành, chính phủ liên bang có thể cấm một người vào Hoa Kỳ hoặc trở thành thường trú nhân, nếu có bằng chứng cho thấy người này là gánh nặng xã hội. Chính phủ liên bang đang xem xét việc sử dụng trợ cấp tiền mặt. Tất nhiên loại trợ cấp này khác với chương trình Medicaid hoặc Bảo hiểm Sức khỏe Trẻ em.

Bản nháp mà Vox lấy được, có nội dung phù hợp bản nháp Washington Post công bố, yêu cầu Bộ Nội An ban hành quy định, rằng một di dân không được Hoa Kỳ nhận vào nếu mục đích của người này là nhận trợ cấp xã hội trên cơ sở thu nhập, hoặc nhu cầu tài chính. Người nhận trợ cấp xã hội và đang sống ở Hoa Kỳ bằng visa, sẽ bị trục xuất. Sắc lệnh yêu cầu người bảo trợ của di dân này phải hoàn lại cho chính phủ liên bang, toàn bộ số tiền trợ cấp mà di dân này hưởng. Tuy nhiên yêu cầu hoàn tiền hiếm khi xảy ra. (Mai Đức).

 Lệnh mới của ông Trump trục xuất những người được bảo lãnh
          qua Mỹ lãnh Wellfare

        https://www.facebook.com/10000 0058013347/videos/155009945166 8640/

Ngòi bút của tân Tổng thống Donald Trump mạnh đến đâu?


Ngòi bút của tân Tổng thống Donald Trump mạnh đến đâu?

Theo luật pháp Mỹ quy định, chỉ có Quốc hội được ban hành luật. Thuộc nhánh hành pháp, Tổng thống chỉ có trách nhiệm đốc thúc, chỉ đạo để luật lệ được thi hành, có hiệu lực. Nhưng phạm vi rộng giúp nhánh hành pháp có thể chọn làm rất nhiều thứ mà luật không miêu tả.

Ngay sau khi nhậm chức, Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không phí phạm thời gian và bắt tay ngay vào việc thực hiện những lời hứa trong suốt quá trình tranh cử. Chỉ trong tuần đầu tiên ở Nhà Trắng, ông đã ký nhiều văn bản hành pháp chỉ đạo nhiều vấn đề: ngừng tuyển thêm công chức liên bang, rút Mỹ khỏi TPP, cắt nguồn viện trợ cho các khu vực bảo vệ người nhập cư không có giấy tờ, phá hủy Obamacare, khôi phục đạo luật ngừng cấp tài chính cho các tổ chức phi chính phủ cung cấp thông tin về nạo phá thai, tái khởi động hai dự án đường ống dẫn dầu gây tranh cãi, xây tường ngăn biên giới phía Nam, cấm nhập cảnh đối với người tị nạn Syria và các công dân của 7 nước Hồi giáo, nới lỏng các luật lệ ràng buộc giới kinh doanh.

Những động thái này gây nên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ phía đảng Dân chủ trong khi nhận được sự im lặng có chủ ý từ hầu hết các thành viên đảng Cộng hòa. Vậy thì các sắc lệnh hành pháp (excutive order) là gì và có phải chúng có quyền lực vô biên hay không?

Trước tiên cần hiểu về cơ cấu của chính quyền Mỹ. Chính quyền Mỹ được thành lập dựa trên Hiến pháp (Constitution) phân chia quyền lực thành ba ngành với các trách nhiệm khác nhau. Mỗi ngành có thể sử dụng quyền hạn của mình để kiểm tra quyền hạn của hai ngành còn lại nhằm duy trì quyền lực giữa ba ngành, và họ phải hợp tác với nhau để lãnh đạo đất nước.

Ba ngành đó là: ngành Lập pháp (Legislative Branch), ngành Hành pháp (Executive Branch) và ngành Tư pháp (Judicial Branch). Cơ quan lập pháp là Quốc hội gồm Thượng viện (Senate) và Hạ viện (House of Representatives). Ngành Hành pháp gồm Tổng Thống (President), Phó Tổng thống (Vice president), Nội các và các Bộ ngành (gồm 15 bộ). Còn lại, ngành Tư pháp là Tòa án tối cao.

Theo luật pháp Mỹ quy định, chỉ có Quốc hội được ban hành luật. Thuộc nhánh hành pháp, Tổng thống chỉ có trách nhiệm đốc thúc, chỉ đạo để luật lệ được thi hành, có hiệu lực. Điều II của Hiến pháp Mỹ quy định các Tổng thống “nên thận trọng rằng luật lệ được thi hành một cách trung thực, chính xác” và họ đã thề sẽ làm như vậy trong lời thề khi nhậm chức.

Nhưng như John Locke đã chỉ ra trong cuốn “Second Treatise of Government” (tạm dịch: Hai luận thuyết của Chính phủ”, những khoảng cách và sự mập mờ chính là những đặc tính của hệ thống luật thành văn (written law). Ông viết rằng phạm vi rộng giúp nhánh hành pháp có thể chọn làm rất nhiều thứ mà luật không miêu tả.

Ví dụ, ngày 25/1, khi chỉ thị dựng lên một bức tường ngăn cách biên giới Mỹ - Mexico, ông Trump tuyên bố mình đang hành động theo đạo luật Di trú và Quốc tịch (Immigration and Nationality Act) cùng với 2 đạo luật khác, bởi đây là động thái được thiết kế để bảo vệ “sự an toàn và tính toàn vẹn lãnh thổ” của nước Mỹ đồng thời để “đảm bảo rằng luật di trú của Mỹ được thi hành một cách trung thực, chính xác”.

Khi sắc lệnh của Tổng thống vượt qua phạm vi hoạch định chính sách và vi phạm luật, các vụ kiện sẽ nổ ra. Ví dụ, quyết định bảo vệ bố mẹ của các công dân Mỹ khỏi việc bị trục xuất của cựu Tổng thống Barack Obama hồi năm 2014 đã bị thẩm phán của bang Texas (tức thuộc cơ quan tư pháp) chặn lại trước khi có hiệu lực.

Các quan chức của cơ quan lập pháp cũng có thể phản đối mệnh lệnh của Tổng thống. Để bày tỏ thái độ phản đối trước tin đồn ông Trump có thể ra lệnh khôi phục việc sử dụng các biện pháp tra tấn như một kỹ thuật thẩm vấn những kẻ bị tình nghi là khủng bố, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain nói rằng ông Trump “có thể ký bất kỳ sắc lệnh nào ông ấy muốn. Nhưng luật là luật. Chúng ta sẽ không đem các biện pháp tra tấn quay trở lại nước Mỹ”.

Các nhà lập pháp khác cũng sẽ để mắt tới ngòi bút của tân Tổng thống. Trong phiên chất vấn Jeff Sessions, người được ông Trump đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp, Ben Sasse – một thượng nghị sĩ Cộng hòa đến từ Nebraska – đã bày tỏ thái độ khinh miệt đối với việc lạm dụng đặc quyền của ông Obama. Ông cảnh báo rằng mình cũng sẽ không chấp nhận nếu Trump là một vị Tổng thống hống hách: Tổng thống thứ 44 “đã thổi bùng lên … phân cực chính trị”, “bằng cách nói rằng theo luật ông ấy không có thẩm quyền làm một số thứ và sau đó lại tự tiện làm”. “Đó là một cuộc khủng hoảng, khi những đứa trẻ không hiểu được sự khác nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp”, ông tiếp tục nói với ông Sessions.

Trong lịch sử, một số Tổng thống Mỹ đã lưỡng lự không muốn sử dụng ngay lập tức quyền hành pháp của mình. Ông Obama ký ít sắc lệnh nhất, trung bình chỉ 35 sắc lệnh mỗi năm so với con số 307 của Franklin Delano Roosevelt hay 36 và 46 lần lượt của George W.Bush và Bill Clinton.

Tuy nhiên ông cũng ban hành 17 sắc lệnh trong tháng đầu tiên làm Tổng thống. Và không phải tất cả đều hiệu quả: Obama quyết định đóng cửa nhà tù Guantanamo ngay khi vừa nhậm chức năm 2009 nhưng cho đến khi ông rời Nhà Trắng ở đây vẫn còn 41 tù nhân.

Các mệnh lệnh hành pháp của ông Trump có thể rơi vào cảnh tương tự, và sắc lệnh nhập cư đã bị tòa án bác bỏ. Bên cạnh đó sắc lệnh liên quan đến các khu vực bảo vệ người nhập cư có thể vi phạm Tu chính án thứ 10 đối với Hiến pháp Hoa Kỳ (về giới hạn quyền lực của chính phủ liên bang) và sắc lệnh liên quan đến nạo phá thai có thể vi phạm Tu chính án thứ nhất (về bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do họp hội và kiến nghị của công dân Mỹ).

Thu Hương

Theo Trí thức trẻ/Economist

Hàng trăm người nhập cư bị bắt trong đợt truy quét mới ở Mỹ

Cơ quan di trú Mỹ vừa bắt giữ hàng trăm người nhập cư bất hợp pháp tại ít nhất 6 bang trên cả nước trong gần một tuần qua, bắt đầu từ 6/11.

Lực lượng quản lý nhập cảnh và hải quan Mỹ (ICE) đã khám xét đột xuất nhà và nơi làm việc của người nhập cư ở Atlanta, Chicago, New York, Los Angeles, North Carolina, South Carolina, bắt giữ hàng trăm người không có giấy tờ hợp lệ.

CNN dẫn lời bà Gillian Christensen, phát ngôn viên của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, nói đây là một phần trong chương trình kiểm tra các hoạt động di trú theo thông lệ. Bà cho biết các cuộc vây bắt đã phát hiện nhiều người nhập cư bất hợp pháp đến từ các quốc gia Mỹ Latin.

“Chúng tôi đang nói về những người đe dọa đến an ninh chung cũng như sự toàn vẹn của hệ thống nhập cư”, bà nói. Nữ phát ngôn viên cũng cho hay đa số người bị bắt là tội phạm nghiêm trọng, bao gồm các đối tượng từng bị kết án giết người hoặc bạo hành trong gia đình.

Cảnh sát Mỹ bắt giữ những người nhập cư bất hợp pháp tại 6 bang của nước này. Ảnh: ICE.
Cảnh sát Mỹ bắt giữ những người nhập cư bất hợp pháp tại 6 bang của nước này. Ảnh: ICE.

"Đây rõ ràng là đợt truy bắt (người nhập cư bất hợp pháp) đầu tiên của chình quyền Tổng thống Trump và sẽ không phải là đợt truy bắt duy nhất”, Cristina Jimenez, người đứng đầu tổ chức United We Dream, một tổ chức của thanh niên nhập cư, cho hay.

Washington Post dẫn lời nhà chức trách cho biết 37 trong tổng số 160 người nhập cư bất hợp pháp bị bắt giữ ở Los Angeles trong tuần này đã bị trục xuất sang Mexico.

Một số nhà hoạt động xã hội ở Austin và Los Angeles cho rằng động thái trên có thể là hành động trả đũa đối với chính sách “thành phố trú ẩn” tại một số bang của Mỹ.

Một trợ lý trong chiến dịch truy bắt nói trên cho hay động thái này được thực hiện vào ban ngày, khác với các hoạt động bố ráp vào ban đêm dưới thời Tổng thống Barack Obama. Điều đó cũng nhằm gửi đi thông điệp rằng lực lượng trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông Trump đang đi vào hoạt động.

Tổng thống Donald Trump từng cam kết sẽ trục xuất khoảng 3 triệu người nhập cư bất hợp pháp ra khỏi Mỹ. Trước đó, chính quyền Obama theo đuổi chính sách trục xuất người nhập cư bất hợp pháp quyết liệt hơn so với những người tiền nhiệm. Hơn 400.000 người nhập cư bất hợp pháp buộc phải trở về nước trong năm 2012.

Trong khi đó, lệnh cấm nhập cảnh trong vòng 90 ngày đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo và không tiếp nhận người tị nạn từ Syria của ông Trump đang bị đình chỉ tạm thời. Hàng nghìn người hối hả tới Mỹ trước khi tòa án nước này đưa ra quyết định cuối cùng.

Người Trung Quốc và ám ảnh những năm tháng bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Giống các công dân Hồi giáo bị Tổng thống Trump cấm nhập cảnh vào Mỹ trong những ngày gần đây, người Trung Quốc cũng từng phải chịu một tình trạng tương tự trong quá khứ.

Tổng thống Trump hồi cuối tháng 1 đã ký một sắc lệnh cấm người dân từ các quốc gia Hồi giáo như Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong thời gian 90 ngày tới.

Trong tuyên bố của mình, ông Trump nói rằng đây là hành động rà soát lại để đẩy lùi nguy cơ khủng bố ra khỏi nước Mỹ. Tuy nhiên, quyết định này đã gây ra sự tranh cãi lớn trong lòng nước Mỹ về những gì mà các phương tiện truyền thông gọi là sự phân biệt đối xử với người nhập cư.

Phố người Hoa ở Mỹ trở thành điểm du lịch cho nhiều du khách.

Đối với nhiều người trong cộng đồng người Hoa ở Mỹ, quyết định cấm nhập cảnh các công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo gần đây của Tổng thống Donald Trump khiến họ nhớ về những điều mà họ từng trải qua trong quá khứ. Nói chính xác hơn, chính những người Trung Quốc mới là đối tượng từng trở thành mục tiêu của chính sách nhập cư mang tính phân biệt đối xử.

< iframe id="ifvideoinpage" src="http://media.adnetwork.vn/assets/player/jwp611/videoinpage-player-jwp611.html?flash=false&volume=30&autoStart=false&skipAd=7&tag=http%3A%2F%2Fdelivery.adnetwork.vn%2F247%2Fxmlvideoad%2Fwid_1303970803%2Fzid_1444010216%2Ftype_inline%2Feff_vidinpage%2Fcb_13307%2Fw_490%2Fh_276%2Fpurl_aHR0cDovL3d3dy5uZ3VvaWR1YXRpbi52bi9uZ3VvaS10cnVuZy1xdW9jLXZhLWFtLWFuaC1uaHVuZy1uYW0tdGhhbmctYmktY2FtLW5oYXAtY2FuaC12YW8tbXktYTMxNDE2OS5odG1s&media_path=http%3A%2F%2Fmedia.adnetwork.vn%2Fassets%2F&w=490&h=276" frameborder="0" scrolling="no" allowfullscreen="" style="margin: 0px; padding: 0px; list-style: none; outline: none; line-height: 25px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 490px; height: 276px;">< /iframe>

Một số nhân vật người gốc Hoa có uy tín ở Mỹ đang cảnh báo chính quyền Washington không nên lặp lại những sai lầm họ đã phạm phải hơn một thế kỷ trước. "Chúng tôi sẽ xem lệnh cấm này của Trump như một chương đáng xấu hổ trong lịch sử nước Mỹ", Bill o­ng Hing, giáo sư luật tại trường Đại học San Francisco và là người hoạt động bảo vệ quyền tự do dân sự Mỹ nói với tờ Aljazeera.

Giáo sư Hing cho hay, nhiều tổ chức bảo vệ quyền lợi người gốc Á cũng đang lên tiếng kêu gọi chống lại sắc lệnh di trú gây tranh cãi của ông Trump dù bản thân họ không phải là đối tượng có trong danh sách.

Đối với nhiều người trong cộng đồng người Hoa ở Trung Quốc, những điều này đối với họ không có gì xa lạ. Đạo luật Mỹ Scott trong cuối kỷ XIX từng cấm người Trung Quốc trở lại Mỹ sau khi về quê hương thăm gia đình dù nhiều người đã có giấy phép cư trú và làm việc ở quốc gia này nhiều năm.

"Có hàng trăm người Trung Quốc từng bị chặn tại cảng San Francisco giống như nhiều người từ các quốc gia Hồi giáo bị mắc kẹt ở các sân bay vài ngày qua", Gordon H Chang, giáo sư lịch sử Đại học Stanford so sánh. Quyết định mà Mỹ đưa ra khi đó là một số số các Đạo luật sửa đổi nhằm ngăn chặn tình trạng nhập cư ồ ạt từ Trung Quốc, nơi mà Mỹ gọi là hỗn loạn, bần cùng - bởi nhà Thanh khi đó đang bị xâu xé và trở thành thuộc địa của nhiều nước. Đạo luật Scott đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 20.000 người Mỹ gốc Hoa trong nhiều năm.

Người Trung Quốc, hay các nhà sử học sau này nói rằng đạo luật mà chính quyền Mỹ đưa ra chỉ là vỏ bọc che đậy cho sự yếu kém của kinh tế đất nước chứ không phải lo ngại những hệ lụy từ việc nhập cư của người Hoa. Quyết định nói trên được ví như một hành động nhằm "loại trừ" cộng đồng người Hoa trên đất Mỹ.

Chinatown - Phố người Hoa ngày hôm nay xem như là địa điểm vui chơi giải trí, nơi mà những người Mỹ gốc Hoa tụ họp lại thành cộng đồng với nhau, sinh sống và buôn bán các mặt hàng tạp hóa, các loại thực phẩm, đồ nữ trang đặc trưng cho du khách. Tuy nhiên trong quá khứ, cộng đồng này phải chịu sức ép từ những sức ép từ nhiều cộng đồng người khác, bao gồm cả người da đen.

Đạo luật "loại trừ" người Hoa được bãi bỏ hơn sáu thập kỷ sau đó trong chương trình nghị sự ngoại giao của Washington với Bắc Kinh. Sue Lee, người đứng đầu trung tâm Lịch sử Xã hội người Hoa ở Mỹ cho biết, vào năm 1943 mọi thứ đã thay đổi sau khi Trung Quốc trở thành một đồng minh của Mỹ chống lại Nhật Bản trong Thế chiến II.

Nỗi đau quá khứ và nguy cơ hiện tại

Mỹ từng có những đạo luật chống người Trung Quốc trong quá khứ.

Đạo luật chống người Trung Quốc trong quá khứ được thông qua bởi cựu Tổng thống Mỹ Chester Alan Arthur trong năm 1882, với thời hạn ban đầu là 10 năm. Nhưng đến năm 1892, nó đã được gia hạn một thập niên nữa, và đến 1902 đạo luật này trở thành vô hạn.

Tổng thống Arthur dù chỉ phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm, nhưng quyết định này vẫn được duy trì đến 12 đời tổng thống sau đó, bất kể việc Mỹ và thế giới đã trải qua rất nhiều biến động, thay đổi. Nhiều ý kiến đang cảm thấy lo ngại khi tiền lệ như vậy có thể lặp lại với chính sách của Tổng thống Trump với khả năng áp dụng không chỉ là 90 ngày mà trở nên vĩnh viễn.

Cũng giống như thời điểm hiện tại khi các cuộc phản đối của những người Hồi giáo trên nước Mỹ nổ ra ở nhiều nơi, cộng đồng người Hoa phẫn nộ với chính sách áp đặt của chính phủ Mỹ trong quá khứ đã có những hoạt động phản đối trên diện rộng. Một điều khoản trong đạo luật "chống Trung Quốc" từng bắt buộc mỗi người gốc Hoa phải luôn mang theo ảnh nhận dạng của mình mọi lúc mọi nơi.

"Đạo luật Geary năm 1892 yêu cầu nguời Trung Quốc ở Mỹ phải mang ảnh nhận dạng cá nhân trên người ở mọi nơi, nếu không mang theo, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất", Giáo sư Chang kể lại. Tuy nhiên đã có "hàng chục ngàn người từ chối thực hiện bằng cách từ chối đăng ký làm ảnh với cơ quan của Mỹ".

Một cách khác mà người Hoa dùng để “lách luật” đó là vào năm 1906, trận động đất lớn ở San Francisco gây ra một đám cháy thiêu rụi toàn bộ giấy tờ sổ sách công. Nhiều người Trung Quốc đã đến Mỹ bằng cách mang theo “giấy chứng nhận con cái” và tự xưng là con của người dân Mỹ nơi đây. Look Lee - ông nội của Sue Lee là một trong những người đến Mỹ theo cách như vậy. Trong khi điều này khiến ông nội của Sue phải giữ bí mật nhiều năm thì bản thân cô cảm thấy tự hào khi coi đây là một lời nhắc nhở về khao khát phục hồi lại sự thịnh vượng của cộng đồng người Hoa trên đất Mỹ.

Tuy nhiên những năm tháng sau đó cộng đồng này vẫn phải cố gắng bảo vệ bản thân mình trước những quyền lợi ít ỏi mà nước Mỹ dành cho họ. "Một trong những điều người Mỹ gốc Hoa đã làm là chiến đấu. Chúng tôi đi thưa kiện và đứng lên chiến đấu cho quyền lợi của mình. Chúng tôi cũng có những luật sư luôn đứng về phía mình", Sue nói.

Những điều mà nước Mỹ từng làm trong quá khứ với cộng đồng người Trung Quốc giờ đây không còn được nhắc nhiều đến trong các cuộc thảo luận phổ biến về lịch sử nước Mỹ. Sue Lee và giáo sư Chang cho hay, mặc dù có lời xin lỗi chính thức từ chính phủ Mỹ, những người cùng dân tộc với họ đã không nhận được khoản bồi thường nào trước sự đối xử mà họ phải chịu đựng. Trong khi đó những người Mỹ gốc Nhật đã nhận được những khoản bồi thường khi họ bị giam giữ trong Thế chiến II.

"Chúng tôi không nhận được những bù đắp khi đạo luật bãi bỏ giống như những cộng đồng người khác dù chúng tôi bị đối xử không công bằng", Sue Lee nói.

Quốc Vinh



Các ‘thành phố ẩn náu’ không sợ ông Trump cắt trợ cấp

(Hình minh họa: David McNew/Getty Images)

SEATTLE, Washington (AP) – Các chính trị gia ở New York, Seattle và các nơi tự nhận là “thành phố ẩn náu” (sanctuary city) khác hiện đang có biện pháp bảo vệ di dân bất hợp pháp, hôm Thứ Tư nói rằng họ sẽ không để bị đe dọa qua quyết định cắt hàng triệu đô la tiền trợ cấp của chính phủ liên bang do Tổng Thống Donald Trump đưa ra.

Nhiều thành phố cho biết họ sẽ đi kiện, nói rằng việc đe dọa trừng phạt là điều vi hiến.


“Thành phố này sẽ không bị chính phủ bắt nạt,” theo thị trưởng Seattle, ông Ed Murray.Thị trưởng thành phố Boston, ông Marty Walsh, hứa hẹn sẽ để cho những di dân nào cảm thấy bị đe dọa qua các  hành động của chính phủ vào ẩn náu trong Tòa Thị Sảnh, nếu cần.

Thống đốc tiểu bang Washington, ông Jay Inslee, gọi sắc lệnh của Tổng Thống Trump về vấn đề di dân là điều nhẫn tâm và không cần thiết. Trong khi đó, người đứng đầu Thượng Viện California, Nghị Sĩ Kevin de Leon, đại diện cho thành phố Los Angeles, gửi tweet nói rằng “gặp ông tại tòa.”

Tại New York, “quê nhà” của ông Trump, các giới chức thành phố nói rằng hành động của chính phủ liên bang có thể khiến nơi này mất hơn $150 triệu cho ngân sách bảo vệ an ninh, phần lớn để chống khủng bố, bảo vệ các cơ sở ngoại giao đoàn, các giới chức chính phủ cao cấp ngoại quốc, và cũng để bảo vệ tòa nhà Trump Tower.

“Ở New York cũng như các thành phố lớn khác trên nước Mỹ, lệnh này có thể làm suy yếu an ninh công cộng,” theo lời Thị Trưởng Bill de Blasio, cho hay trong cuộc họp báo tối Thứ Tư, một điều cũng được Thị Trưởng District of Columbia, ông Muriel Bowser, tán đồng.

Những người ủng hộ việc trừng phạt các “thành phố ẩn náu” nêu lên các trường hợp như vụ bà Kate Steinle bị bắn chết năm 2015 ngay tại cầu tàu ở San Francisco. Một người đàn ông trước đó từng mấy lần bị trục xuất nhưng lại được cảnh sát địa phương thả ra sau khi mãn hạn tù về các tội gây ra ở Mỹ mà không giải giao cho cơ quan di trú, bị truy tố về tội giết bà Steinle.

Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, ông Sean Spicer, nói rằng chính phủ Trump sẽ “không cho các tiểu bang và thành phố ẩn náu, những nơi chứa chấp thành phần di dân bất hợp pháp, có được tiền tài trợ của chính phủ liên bang.” (V.Giang).

Những cái bắt tay 'gượng gạo' của các nhà lãnh đạo thế giới

Cái bắt tay giữa Thủ tướng Shinzo Abe và ông Trump hôm 10/2 được chuyên gia ngôn ngữ hình thể mô tả là "tồi tệ". Trước đó không ít các chính trị gia cũng gặp phải những tình huống gượng gạo như vậy.

Những cái bắt tay của các chính trị gia thế giới khi gặp nhau có thể ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Về cơ bản đây là cử chỉ mang tính chất ngoại giao thường thấy, nhưng đôi khi đằng sau nó những khoảnh khắc mang tính lịch sử, một thỏa thuận lớn hay một sự đồng thuận mà hai bên đạt được sau những bất đồng.

Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev bắt tay nhau sau khi đàm phán về việc giải trừ vũ khí trong thời điểm hai nước đang căng thẳng.

Trong lịch sử đã có những cái bắt tay ghi đậm dấu ấn giữa các chính khách đối lập như cái bắt tay của phó Tổng thống Mỹ Richard Nixon và lãnh tụ Cuba Fidel Castro, hay Tổng thống Mỹ John F. Kennedy và nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev v.v...

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ngày nay thường gặp phải những tình huống trớ trêu khi thực hiện cử chỉ tưởng chừng đơn giản như vậy.

Trong cuộc tiếp đón Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Nhà Trắng hôm 10/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt tay nhà lãnh đạo Nhật Bản trong 19 giây, ông Trump sau đó còn vỗ nhiều lần lên mu bàn tay ông Abe trước khi buông ra.

Có ý kiến cho rằng cách bắt tay của ông Trump dường như đã làm Thủ tướng Shinzo Abe cảm thấy khó chịu.

"Khi vỗ vào tay của ai đó, bạn đang cố gắng thể hiện sự gần gũi với người đối diện hơn những gì bản thân bạn có. Đó là cách thức tạo ấn tượng", tờ Quartz dẫn nhận xét của Joe Navarro, chuyên gia về ngôn ngữ cơ thể ở Florida. "Tình huống duy nhất bạn được phép vỗ vào tay họ như vậy là khi bạn là bà của họ, chứ không phải giữa hai người lớn đã trưởng thành".

Cách bắt tay man rợ của Tổng thống Trump có thể khiến một người Nhật như Thủ tướng Shinzo Abe cảm thấy không thoải mái.

Hành động như vậy khiến nhiều người khó chịu và cảm thấy bị động chạm. "Bởi vì phần mặt sau của bàn tay là vùng riêng tư", chuyên gia Navarro mô tả điều này cũng gây cảm giác giống như việc ai đó đứng quá gần với bạn. "Bạn có quyền được chạm vào lòng bàn tay của họ khi bạn bắt tay, nhưng không phải ở chỗ riêng tư như vậy", ông giải thích.

Tổng thống Trump không chỉ vỗ nhẹ lên mu bàn tay của ông Abe, ông còn giật mạnh và kéo Thủ tướng Nhật về phía mình. Đây có thể là thói quen của Tổng thống Mỹ khi ông từng làm như vậy nhiều lần với những người khác như Mitt Romney, Neil Gorsuch, Nancy Polosi, Rex Tillerson, và Mike Pence.

Kiểy bắt tay này khiến người ta cảm thấy giống như hai nhà lãnh đạo đang chơi kéo co một cách hài hước. "Điều này gây ra sự khó chịu về tâm lý. Đúng hơn nó là một hành động hơi thô lỗ", chuyên gia Navarro nhận xét.

Tại Nhật Bản, người ta thường chào nhau bằng cách cúi đầu hoặc một cái bắt tay, đôi khi là cả hai, sau đó là duy trì một khoảng cách và tránh những cử chỉ quá thân mật. Theo tờ Quartz, không khó để tưởng tượng một người Nhật Bản như ông Abe cảm thấy không vui vẻ khi bị giật mạnh tay như vậy.

Mặc dù những cái bắt tay có thể kéo dài hơn một cách tự nhiên để có thời gian chụp ảnh, chuyên gia Navarro cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu ông Trump chỉ nắm tay Abe một cách bình thường giống như mọi người.

Ông Abe sau đó liếc nhìn lên trần nhà sau khi Trump cuối cùng cũng buông tay ra. Nhà lãnh đạo trông có vẻ nhẹ nhõm khi cái bắt tay cuối cùng đã kết thúc. Sau đó ông chỉnh lại tư thế ngồi của mình, trong khi ông Trump giơ ngón tay cái trước ống kính máy ảnh và nói "tay khỏe".

Những cái bắt tay gượng gạo của các chính trị gia trên thế giới

Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mexico Enrique Peña Nieto thử một cái bắt tay ba bên khi họ gặp nhau tại Ottawa, o­ntario, trong Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ vào ngày 29/6/2016.

Đó không phải là lần đầu tiên ông Obama phải "chịu đựng" một cái bắt tay kiểu như vậy. Tại một cuộc họp ba bên trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 16/11/2014 ở Brisbane, Australia, ông cùng với Thủ tướng Australia Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng từng có một cái bắt tay đáng nhớ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp ông Obama tại trụ sở Liên Hợp Quốc ngày 28/9/2015.

Thủ tướng Anh David Cameron có cuộc gặp mặt với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Phố Downing vào ngày 27/2/2014, cả hai dường như có một cái bắt tay khá khó khăn.

Tổng thống Pháp François Hollande và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại điện Elysee vào ngày 16/1//2015. Cái bắt tay của ông Kerry khiến nhiều người liên tưởng đến việc nhà chính khách nước Mỹ đang muốn mời nhà lãnh đạo Pháp khiêu vũ.

Cái bắt tay "không trọn vẹn" giữa Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vào ngày 26/8/2014 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Cái bắt tay giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Kỳ Sơn với Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Timothy Geithner khiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ở giữa cảm thấy lúng túng.

Trong thời điểm quan hệ hai nước gặp những trắc trở, cái bắt tay giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng trở nên nặng nề.

Cái bắt tay kỳ lạ giữa ông Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 21/3/2016.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 647 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 640 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 625 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 525 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 508 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.