Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Năm 2024
T2T3T4T5T6T7CN
    1 2 3 4 5
6 7 8 9 10 11 12
13 14 15 16 17 18 19
20 21 22 23 24 25 26
27 28 29 30 31    
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24897080

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 01.05.2024 17:30
Thân phận người lính CSVN hy sinh đảo Trường Sa
04.03.2017 19:56

Tiễn đưa người lính Gạc Ma về đất mẹTP - Hôm qua (4/3) Dũng Gạc Ma đã được đồng đội, người thân tiễn đưa về với đất mẹ. Dũng nằm bên người con trai xấu số và cạnh đồng đội năm xưa đã chiến đấu và ngã xuống vì Gạc Ma - Trường Sa dù rằng thi thể vẫn còn giữa trùng khơi, làm ấm lòng người đang sống.

Anh em đồng đội giơ tay chào theo điều lệnh lần cuối tiễn Dũng Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Thành
Anh em đồng đội giơ tay chào theo điều lệnh lần cuối tiễn Dũng Gạc Ma. Ảnh: Nguyễn Thành

Cuộc chiến sinh tử của cựu binh Gạc Ma Dương Văn Dũng trên giường bệnh đã kết thúc vào lúc 16h20 ngày 26/2... Nhớ mãi giây phút cuộc hội ngộ của anh cùng những đồng đội từng sát cánh bên nhau giữa "Vòng tròn bất tử" Gạc Ma lịch sử ngày 14/3/1988 .

Anh Dũng là một trong 10 tân binh người Đà Nẵng có mặt trên con tàu HQ 604 ra Trường Sa làm nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao hồi tháng 3/1988. Chín trong số 10 tân binh ấy đã hy sinh, chỉ còn lại mình anh Dũng. Gia đình anh Dũng ở nhà cũng đã nhận được giấy báo tử và lập bàn thờ vì nghĩ anh đã chết.

Trong trận hải chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988, anh Dũng cùng một số đồng đội khác bị tàu Trung Quốc bắt giữ, giam ở Quảng Đông (Trung Quốc) suốt 4 năm.

Cuối 1991, anh Dũng được trao trả về Việt Nam. Về quê nhà, anh làm nghề thợ hồ cùng vợ buôn bán nuôi 3 đứa con ăn học. Năm 2011, nỗi đau ập đến với gia đình anh khi con trai đầu lòng bị tai nạn giao thông qua đời khi đang còn học lớp 12.

Cựu binh Gạc Ma cuối cùng ở Đà Nẵng đã ra đi

Anh Dũng cùng đội đồng giơ tay chào theo điều lệnh

Nỗi đau còn chưa nguôi ngoai thì năm 2015, anh Dũng phát hiện ra mình bị bệnh ung thư da dầu. Những ngày tháng điều trị ở Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng, đặc biệt là khi căn bệnh ung thư bước vào giai đoạn cuối, nỗi nhớ về đội đồng và mong muốn được gặp lại những người bạn cùng từng bị bắt giam ở Trung Quốc lại mãnh liệt trong anh.

Biết được mong ước ấy của anh, Ban liên lạc bộ đội Trường Sa (1984 – 1988) cùng các tổ chức đã “âm thầm” tổ chức buổi gặp mặt cho anh cùng các đồng đội.

Hôm ấy, anh Dũng ngồi trên chiếc xe lăn, được đẩy từ phòng bệnh qua một phòng họp nhỏ. Nơi đó, có các đồng đội đang chờ anh. Anh Dũng vô cùng bất ngờ và xúc động khi nhìn thấy 6 đồng đội của mình. Họ ôm chầm lấy nhau, những giọt nước mắt đã rơi trong niềm hạnh phúc.

Sau đó, anh Dũng được đồng đội cẩn thận mặc cho chiếc áo Hải quân. Như được tiếp thêm sức mạnh, anh Dũng không còn thấy đau đớn, đứng dậy cùng đồng đội giơ tay chào theo điều lệnh, gương mặt hân hoan.

Giây phút ấy sẽ còn khắc ghi trong tâm trí của những người đồng đội của anh, những người chứng kiến buổi hội ngộ hôm đó.

Sáng 27/2, anh Nguyễn Văn Tấn, Trưởng Ban liên lạc bộ đội Trường Sa (1984 – 1988) cho biết, anh Dương Văn Dũng đã mất vào lúc 16h20 ngày 26/2 tại Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng.

“Sau lần gặp đồng đội, tinh thần anh Dũng rất tốt nhưng bệnh đã ở giai đoạn cuối. Anh ấy yếu dần rồi chuyển qua liệt não. Trước đó một ngày, tôi có ghé thăm, khi đó anh lúc tỉnh, lúc mê. Khi nghe gia đình báo, tôi có chạy lên nhưng không kịp nữa, anh đã ra đi…”, anh Tấn nói.

Đoàn xe tang nối dài, từ nhà riêng cựu binh Dương Văn Dũng (phường Hòa Xuân, Cẩm Lệ, Đà Nẵng) chở theo thân nhân, đồng đội, anh em họ hàng. Trong tiếng bi ai, tôi nghe người thân anh Dũng nói rằng: “Dũng chết trong vinh dự thế này là mãn nguyện lắm rồi”. Sao không “vinh” cho được, khi nghi lễ truy điệu của Dũng lá Quân kỳ Quyết thắng đỏ thắm được phủ kín quan tài giữa niềm xúc động cho người thân và đồng đội. Đó là sự tôn vinh và ghi nhận cao cả nhất mà đến lúc nằm xuống Dũng mới nhận được.

Người thân kể, từ sau ngày được Trung Quốc thả tự do, anh trở về với cuộc sống thường ngày, lập gia đình trong muôn vàn khó khăn. Không vốn liếng, nghề nghiệp Dũng âm thầm làm nghề phụ hồ để nuôi vợ và ba con. Lầm lũi một đời người, Dũng chưa được một phút thảnh thơi. Rồi tai ương liên tiếp ập đến. Con trai duy nhất qua đời sau tai nạn chưa bao lâu thì anh đổ bệnh. Mãi đến cuối năm 2015, anh mới được hưởng chế độ trợ cấp ít ỏi 800.000 đồng/tháng, đó là thiệt thòi không riêng gì cho Dũng mà cho cả 9 đồng đội bị tù đày sống sót trở về. Cũng vì khó khăn và bận mưu sinh nên anh Dũng không có điều kiện sinh hoạt Hội Cựu chiến binh phường. Dù vậy khi hay tin anh qua đời, Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng đã đặc cách phủ quốc kỳ trên linh cữu anh vì những đóng góp và mất mát anh đã gánh chịu trong và sau trận Hải chiến Gạc Ma 29 năm về trước.

Tiễn đưa người lính Gạc Ma về đất mẹ ảnh 1

Anh em đồng đội cựu binh Trường Sa đặt vòng hoa tưởng nhớ đồng đội ngã xuống vì Gạc Ma

Cựu binh Gạc Ma Trần Thiện Phụng (Đông Hà, Quảng Trị) vóc người nhỏ thó, gầy ốm nhất trong số 9 anh em sống sót ngày ấy. Vào sinh ra tử có nhau, năm xưa anh Phụng và Dũng bị bắt và giam cùng buồng nên hai người có quá nhiều kỷ niệm để kể. Đám tang về hết, anh Phụng và đồng đội ráng ở lại để giơ tay chào đồng đội theo điều lệnh lần cuối trong niềm xúc động nghẹn ngào. “Mai này anh em mình chết cũng chỉ mong được như Dũng hôm nay”, anh Phụng xúc động. Anh Nguyễn Văn Tấn - Trưởng ban liên lạc bộ đội Trường Sa, vỗ vai động viên: “Đồng đội sẽ luôn sát cánh bên anh em mà”.

Anh Phụng chia sẻ rằng: anh em đồng đội Gạc Ma luôn liên lạc và sẻ chia với nhau những khó khăn của cuộc sống. Dù chịu nhiều thiệt thòi, nhưng anh em vẫn luôn động viên nhau rằng: hãy sống như mình đã từng sống những ngày quên mình vì Tổ quốc thân yêu. Anh em tự hứa với lòng mình, đồng đội nằm lại với biển sâu, anh em sống sót phải sống sao cho đàng hoàng tử tế để không hổ thẹn với máu xương đồng đội.

Người bạn tù, cựu binh Lê Văn Đồng (Quảng Bình), bùi ngùi: Dù ở đâu, làm gì cũng sẽ nhớ về nhau. Vì điều đó, cuối năm ngoái, khi hay tin Dũng bị bạo bệnh tất cả anh em đều tựu về  Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng để đứng bên nhau tiếp thêm sức mạnh cho đồng đội chiến đấu với bệnh tật

Sau lễ tang của Dũng Gạc Ma, lần đầu tiên đông đủ anh em đồng đội cựu binh Trường Sa cùng nhau về nghĩa trang thành phố (Hòa Khương, Hòa Vang) - nơi có 7 ngôi mộ gió (mộ không hài cốt) của 7 người lính trong số 64 chiến sĩ đã ngã xuống tại Gạc Ma – Trường Sa ngày 14/3/1988. Đặt vòng hoa, thắp nén nhang cho đồng đội, tất cả anh em cùng ngưỡng vọng đến 64 đồng đội trong niềm xúc động lẫn day dứt. Và càng day dứt hơn khi ngày 14/3 đang đến gần.   Bên mộ đồng đội, anh Phụng nghẹn lòng: “Chỉ mong sao có ngày 64 đồng đội sớm được về với đất mẹ để anh em được nguôi ngoai nỗi lòng”.

Suốt mấy ngày liền lo hậu sự cho Dũng, rồi lo đưa đón anh em ở xa về anh Tấn như gầy hơn. “Dũng an nghỉ bên cha và con trai, cạnh đồng đội là niềm an ủi cho người nằm xuống và cả anh em chúng tôi. Chúng tôi tin rằng, dưới suối vàng Dũng sẽ gặp lại đồng đội, anh em sống cũng cảm thấy mát lòng”, anh Tấn tâm sự. 

Anh Nguyễn Văn Tấn - Trưởng ban liên lạc bộ đội Trường Sa cho biết: Từ nay đến tháng 3/2018, Ban liên lạc sẽ làm việc với cơ quan ban ngành Đà Nẵng và chính quyền địa phương để sớm lập thêm 2 ngôi mộ còn lại cho đồng đội. “Dù chỉ là mộ gió không hài cốt, nhưng đó là một sự vinh danh, tưởng nhớ xứng đáng và cần thiết cho người đã ngã xuống vì chủ quyền”, anh Tấn xúc động.



Gạc Ma - Huyền thoại bất tử!

Trận hải chiến bi hùng bảo vệ đảo Gạc Ma 25 năm trước qua hồi ức của những cựu binh còn sống trở về trong chương trình giao lưu “Hướng về Trường Sa thân yêu”.

Các đại biểu tham dự buổi giao lưu, hầu hết tóc đã ngả bóng hoa râm. Nhưng với khí phách của một người lính biển, những con người đã từng sống và chiến đấu giữa muôn trùng biển khơi ấy vẫn còn rất minh mẫn. Những câu chuyện họ kể như những thước phim quay chậm về cuộc chiến bi hùng cách đây một phần tư thế kỷ.

Khúc ca bi tráng

Sau những cái ôm hôn thắm tình đồng đội, những câu chuyện về một thời khói lửa năm xưa được các cựu chiến binh nhắc lại như muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ hôm nay: Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm!

Thượng tá Hoàng Văn Hoan, nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 83 công binh khẳng định, thực ra, thời điểm ngày 14/3/1988 chỉ là đỉnh điểm của cả một chiến dịch theo kịch bản đã được Trung Quốc tính toán, triển khai nhằm thực hiện dã tâm xâm chiếm khu vực quần đảo Trường Sa.

Gạc Ma - Huyền thoại bất tử! - 1

Những người lính trở về từ bãi đá Gạc Ma và mẹ Lê Thị Muộn tại buổi giao lưu

Trong buổi giao lưu, rất nhiều cựu binh trở về từ Gạc Ma hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng kể lại rằng dù đối mặt với cái chết, nhưng tất cả vẫn không hề run sợ. Hình ảnh những người lính tay không bảo vệ đảo kết lại thành vòng tròn bảo vệ cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma đã khiến quân Trung Quốc phải khiếp sợ.

Là một trong những người trở về sau trận chiến năm xưa, Anh hùng Nguyễn Văn Lanh, kể: “Khi đối mặt với quân Trung Quốc đông gấp nhiều lần, anh em chúng tôi thề sẽ cùng chết để bảo vệ đảo đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi chỉ tay không đánh trả để bảo vệ cờ Tổ quốc, bảo vệ đảo. Cuối cùng quân Trung Quốc đã dùng vũ lực với tàu to súng lớn đánh thẳng vào đảo Gạc Ma. Toàn bộ anh em bảo vệ đảo hy sinh và bị thương.”.

Tại khu vực đá Gạc Ma, sáng 14/3/1988, từ tàu HQ-604 đang thả neo làm nhiệm vụ xây dựng, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông phát hiện bốn chiếc tàu lớn của Trung Quốc đang tiến lại gần. Tổ 3 người gồm thiếu uý Trần Văn Phương và hai chiến sĩ Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Lanh được cử lên đá (bãi đá) bảo vệ lá cờ Việt Nam đang tung bay. Phía Trung Quốc liền cho hai xuồng chở tám lính có vũ khí lao thẳng về phía đá. Chỉ huy Trần Đức Thông ra lệnh cho các thủy thủ từ tàu 604 tiến về, hình thành tuyến phòng thủ, không cho đối phương tiến lên.

“Khoảng 6 giờ sáng, Hải quân Trung Quốc thả ba thuyền nhôm và bốn mươi quân đổ bộ lên đá giật cờ Việt Nam. Tôi bị lê đâm và trúng đạn. Thiếu úy Trần Văn Phương hi sinh dưới làn đạn. Lúc 7 giờ 30 phút, Trung Quốc dùng hai chiến hạm bắn pháo 100mm vào tàu 604, làm tàu hỏng nặng. Hải quân Trung Quốc cho quân xông về phía tàu Việt Nam. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ chỉ huy đánh trả quyết liệt, buộc đối phương phải nhảy xuống biển bơi trở về tàu”, ông Lanh nhớ lại giây phút căng thẳng tại trận chiến năm xưa.

Gạc Ma - Huyền thoại bất tử! - 2

Đông đảo thân nhân của các chiến sỹ tham gia bảo vệ đảo Gạc Ma và nhiều bạn trẻ đến dự buổi giao lưu

Cựu binh Dương Văn Dũng ở quận Cẩm Lệ bồi hồi nhớ lại: “Tàu chiến Trung Quốc tới tấp nã pháo sang tàu ta. Tàu ta là tàu vận tải, đâu có pháo để bắn lại. Pháo địch bắn trúng cabin và nhiều vị trí trên tàu. Tàu tròng trành dữ dội. Nước ồng ộc chảy vào khoang tàu. Tàu chìm dần… Hầu hết anh em hy sinh và bị thương. Tôi và 8 đồng chí khác may mắn bám được vào các thanh gỗ, thanh ván, bồn dầu… trôi dạt giữa biển khơi, đến chập choạng tối thì bị tàu Trung Quốc bắt…”.

Khoảng một tháng sau trận hải chiến tại Gạc Ma, Hải quân Việt Nam đưa 35 công binh và 7 thủy binh cùng vật liệu xây dựng bí mật đổ bộ trong đêm lên đá Len Đao xây nhà đánh dấu chủ quyền.

Lặp lại kịch bản Gạc Ma, trong ngày, Trung Quốc đưa 7 tàu chiến và nhiều xuồng nhỏ bao vây uy hiếp số quân Việt Nam trên đá. Tuy nhiên lần này Việt Nam cho 7 máy bay chiến đấu từ đất liền bay ra phía đá hỗ trợ nên số tàu chiến của Trung Quốc tản ra. Đụng độ không nổ ra, phía Việt Nam giữ được đá và hoàn thành việc xây dựng nhà trên đá.

"Con là niềm tự hào của gia đình"

Bãi san hô bây giờ vẫn dậy sóng... Nơi 25 năm về trước, trận chiến đấu bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc nổ ra khiến 64 chiến sĩ Hải quân vĩnh viễn gửi mình nơi biển cả. 11 chiến sĩ trở về nhưng đến nay, những vết thương năm xưa như vẫn còn hằn in trên thân thể họ.

Máu và thân xác các anh đã hòa cùng sóng biển quê hương, tạo thành một vòng hoa bất tử. Tấm gương dũng cảm, mưu trí bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của những người chiến sĩ sẽ mãi là những thiên sử anh hùng, bất diệt.

Gạc Ma - Huyền thoại bất tử! - 3

Mẹ Lê Thị Muộn, mẹ liệt sỹ Phan Văn Sự tại buổi giao lưu

Ngày tiễn con lên đường làm nhiệm vụ, mẹ Hồ Thị Lai (75 tuổi, P. Hòa Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng) vẫn còn xuân sắc. Nhưng rồi cũng như bao người mẹ Việt Nam thời chiến tranh, mẹ Lai như chết lặng khi nghe tin người con yêu dấu của mình đã vĩnh viễn nằm lại nơi biển lạnh. Nghe tin các đồng đội tổ chức chương trình giao lưu “Hướng về Trường Sa”, mẹ Lai lụ khụ chống gậy đến nghe các đồng chí, đồng đội của con kể về cuộc chiến năm ấy.

Lấy chiếc khăn lau nhẹ hai dòng nước mắt lăn dài trên gò má, mẹ Lai nói: “Mẹ nhớ ngày Hùng (anh Trương Quốc Hùng, SN 1967) từ biệt mẹ, đi làm nhiệm vụ ở Trường Sa là dịp hoa mai nở vàng. Tết năm ấy lạnh lắm. Hùng để lại cho mẹ chiếc mền mới mà đơn vị vừa phát, bảo: Thôi chừ con để mền mới ở nhà cho mẹ đắp kẻo lạnh, con mang mền cũ đi. Thanh niên không thấy lạnh đâu mẹ à”.

Mẹ Lai vẫn còn nhớ như in bóng của Hùng. Anh thích đá bóng, đọc sách mà đặc biệt là mong được trở thành người lính biển. Khi ước mơ thành hiện thực, anh viết thư về cho mẹ, từ Cam Ranh (Khánh Hòa): “Con ở đây với bạn bè vui lắm. Mẹ đừng buồn lo. Trời lạnh mẹ nhớ mặc áo ấm mẹ nhé”.

Ngày 14/3/1988, tin dữ được thông báo trên đài. Mẹ thức trắng ba đêm, tóc rụng chỉ còn vài sợi. Rồi mẹ lao đi khắp nơi, chạy hỏi thăm tin tức của con, mong chờ một phép màu. Và 25 năm nay, mẹ vẫn hy vọng, trông chờ... Mẹ nói: “Thằng Hùng của mẹ còn trẻ lắm mà...”.

Cũng giống như mẹ Lai, cụ Trần Huỷnh - người cha già của liệt sĩ Trần Văn Tài (phường Hòa Cường Bắc) lọ mọ chống gậy đến dự buổi giao lưu với tâm trạng nhớ con da diết.

Cụ Huỷnh vẫn nhớ như in cái ngày nhận được tin người con trai út đã vĩnh viễn nằm lại đảo Gạc Ma, cách đây hơn 25 năm. Cụ bảo, nghe đồng đội kể lại những giờ phút con cùng đồng đội tay không chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ đảo, cụ vô cùng tự hào, dẫu đến giờ vẫn chưa tìm được hài cốt con trai.

Còn ông Lê Văn Xuân (bố liệt sĩ Lê Văn Xanh, Đà Nẵng) nhớ lại: Ông đã đứng chết lặng khi nghe tin con hy sinh qua loa phóng thanh. “Về nhà, tôi lấy hết can đảm nói với vợ con: Xanh đã hiến trọn tuổi thanh xuân của mình quyết giữ chủ quyền, đó là niềm tự hào của gia đình mình", người cha già nói, mắt ngấn lệ.

Gạc Ma - Huyền thoại bất tử! - 4

Các đại biểu dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988

Chương trình giao lưu với chủ đề “Hướng về Trường Sa thân yêu” do Hội Cựu Chiến binh TP Đà Nẵng phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình và Ban liên lạc Bộ đội Trường Sa TP Đà Nẵng (giai đoạn 1984 - 1987) tổ chức sáng nay (14/3) tại TP.Đà Nẵng.
Theo Giang Nam (Khampha.vn

Người lính Gạc Ma không bao giờ gục ngã

Người lính Gạc Ma không bao giờ gục ngã
Người cựu binh Gạc Ma Dương Văn Dũng

Mang trong mình cơn bạo bệnh, anh Dũng vẫn mỉm cười hàng ngày trước số phận nghiệt ngã. Anh nói, mình là người lính, lại là lính Gạc Ma mà buồn, mà khóc thì xấu hổ với đồng đội, bạn bè lắm.

Anh biết rõ cuộc sống của mình đang ngắn dần nên chỉ ước mong một nguyện vọng duy nhất: Gặp lại những đồng đội đã từng chiến đấu, bị địch bắt và giam giữ trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988.

Ước vọng của anh được những nhà báo, bạn bè và người thân âm thầm thực hiện. Những người lính Gạc Ma năm xưa gặp lại nhau giữa phòng bệnh. Họ ôm nhau, mỉm cười và thực hiện lại biểu tượng “Vòng tròn Gạc Ma” bất tử để động viên anh vượt qua bệnh tật.

Dũng "Gạc Ma"

Người đàn ông mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác nhưng luôn mỉm cười chống chọi đó là cựu binh Dương Văn Dũng (52 tuổi, trú quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng).

Nhắc đến anh Dũng, nhiều người nhớ ngay đến cái tên gần gũi, đầy tự hào nhưng cũng đầy đau thương: Dũng “Gạc Ma”.

Người lính Gạc Ma không bao giờ gục ngã - Ảnh 1.

Những đồng đội Gạc Ma bất ngờ hội ngộ anh Dũng ở bệnh viện

Mùa xuân năm 1987, chàng trai trẻ mới 23 tuổi Dương Văn Dũng tình nguyện gia nhập quân ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Dũng được phân công làm nhiệm vụ giữ gìn và xây dựng ở đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa, Việt Nam).

Chàng trai trẻ khi ấy tự hào khoác lên mình chiếc áo người lính Hải quân nhận nhiệm vụ nơi đảo xa.

Cùng lên đường với Dũng năm đó còn có 9 chàng trai khác cùng quê Đà Nẵng. Họ có tất cả 10 người luôn đoàn kết, bảo vệ nhau giữa những cơn sóng giữ của đại dương.

“Ngày đó ra đảo làm nhiệm vụ gian khổ nhưng anh em thương nhau lắm. Tất cả các đồng đội đều xem nhau là người một nhà. Mấy anh em Đà Nẵng chúng tôi lại càng thân thiết với nhau.

Từng bức thư, tấm hình và địa chỉ của mỗi người đều được chia sẻ với nhau. Chúng tôi còn hẹn ngày ra lính sẽ làm lễ kết nghĩa huynh đệ”, anh Dũng chia sẻ.

Dự định của những người lính trẻ cùng quê Đà Nẵng chưa kịp thực hiện thì ngày định mệnh 14/3/1988 ập đến.

Những người lính công binh Việt Nam đang làm nhiệm vụ dân sự trên đảo Gạc Ma thì bị tàu hải quân Trung Quốc tấn công.

Anh Dũng cùng với những đồng đội khác, họ đã chiến đấu đến tận hơi thở cuối cùng để bảo vệ hòn đảo Gạc Ma trước những làn đạn của Trung Quốc.

64 chiến sĩ, những người con của Tổ quốc Việt Nam ngã xuống trong đó có 9 chiến sĩ đến từ Đà Nẵng.

“Trận chiến đó tôi cũng bị thương nặng, tưởng đã hy sinh. Tàu Trung Quốc sau đó bắt tôi làm tù binh. Cùng bị bắt như tôi còn có 8 đồng đội khác.

Bọn chúng giam giữ chúng tôi trong 1 nhà tù ở tỉnh Quảng Châu (Trung Quốc) và canh gác rất cẩn mật.

4 năm bị giam giữ, hơn 1.000 ngày đêm không khi nào chúng tôi e sợ. Nhiều lần anh em tổ chức vượt ngục nhưng không thành công.

Sau đó, bọn chúng trao trả chúng tôi về quê nhà. Ngày trở về nhà, trên bàn thờ đã có di ảnh tôi với khói hương nghi ngút”, anh Dũng kiềm nén cơn đau của bệnh tật, vui vẻ kể.

Người lính Gạc Ma không bao giờ gục ngã - Ảnh 2.

Những người lính chào nhau

Trở về quê hương sau những ngày tháng bị giam giữ nơi đất khách quê người, anh Dũng tất bật với cuộc sống mưu sinh. Sức khỏe anh giảm sút do bị ảnh hưởng của vết thương nên chỉ làm nghề thợ nề.

Cô gái Trần Thị Lợi cảm phục người cựu lính đảo cùng quê nên đem lòng yêu thương rồi 2 người nên duyên vợ chồng.

“Ngày đó anh ấy nổi tiếng lắm. Khi trở về, cả xã Hòa Xuân ai cũng biết anh ấy là lính đảo chiến đấu ở Gạc Ma bị Trung Quốc bắt giữ. Mọi người gọi anh ấy là Dũng “Gạc Ma”.

Tôi tò mò nên đến xem cho biết. Thấy anh ấy tồi tội nên thương rồi yêu luôn”, chị Lợi kể.

"Vòng tròn bất tử" giữa phòng bệnh

Cuộc sống mưu sinh vất vả nhưng ông trời không phụ người có công. Ba người con lần lượt ra đời giúp vợ chồng Dũng quên đi sự vất vả cực nhọc.

Năm 2011, vợ chồng anh Dũng bắt tay xây dựng căn nhà mơ ước mà hai vợ chồng dành dụm cả đời mới có được.

Cũng trong năm đó, sau 20 năm xa cách, lần đầu tiên Dũng được gặp lại những người đồng đội Gạc Ma từng bị Trung Quốc giam giữ. Cuộc hội ngộ diễn ra ngay tại Đà Nẵng.

Những người lính ôm chầm lấy nhau, ôn lại những ký ức không quên và kể cho nhau nghe về cuộc sống.

Tưởng như cuộc sống đã mỉm cười với anh thì tai họa ập đến. Người con trai cả của anh đột ngột qua đời do tai nạn giao thông. Đó là lần duy nhất người khác nhìn thấy người lính Gạc Ma rơi nước mắt vì quá đau đớn và mất mát.

Nỗi đau lại một lần nữa ập đến khi anh nhận tin sét đánh mắc bạo bệnh. Chị Lợi cho hay cách đây hơn 2 tháng, anh Dũng bị tức ngực, khó thở và hay chóng mặt.

Chị có lần chứng kiến anh nôn ra máu nên giục chồng đến bệnh viện khám. Các bác sĩ kết luận anh Dũng đang mang trong mình căn bệnh ung thư hạch giai đoạn cuối.

“Tôi nhận kết quả thì khóc lên khóc xuống nhưng anh ấy bình thản đến lạ. Bác sĩ nói thời gian của anh còn lại rất ngắn, được chừng nào hay chừng đó. Vậy nhưng anh ấy nói sống chết có số. Anh nói tôi sống được đến nay là may mắn hơn đồng đội nhiều rồi.

Nhiều lúc ngồi chờ xạ trị, anh ấy hay tâm sự với tôi nguyện vọng cuối cùng là được gặp lại những đồng đội từng bị giam giữ ở Trung Quốc rồi chết cũng mãn nguyện.

Thương chồng, tôi chia sẻ nguyện vọng của anh với Hội liên lạc chiến sĩ Trường Sa. Các anh ở Hội đưa ra 1 kế hoạch bí mật giúp anh thỏa ước nguyện cuối cùng của mình”, chị Lợi nói.

Những người đồng đội của anh ở khắp mọi miền Tổ quốc đều đồng ý với kế hoạch hội ngộ ở Đà Nẵng. Họ muốn gặp anh để cùng nhau ôn lại kỷ niệm, để động viên anh vượt qua nỗi đau bệnh tật.

Người lính Gạc Ma không bao giờ gục ngã - Ảnh 3.

Các đồng đội anh Dũng không kìm được nước mắt

Họ gồm: Nguyễn Văn Nhân (tỉnh Hà Nam); Nguyễn Văn Thống, Lê Văn Đông (Quảng Bình); Trần Thiên Phụng (Quảng Trị); Lê Minh Thoa (Bình Định); Trương Văn Hiền (Đăk Lăk) âm thầm hội ngộ ở Đà Nẵng.

Anh Dũng được bác sĩ đưa đến phòng xạ trị rồi bất ngờ rẽ vào 1 phòng bệnh nhỏ ở hành lang, nơi các đồng đội đã chờ sẵn.

Anh Dũng thẫn thờ vài giây rồi ngay lập tức đưa tay chào theo hiệu lệnh. Những người đồng đội chào trả. Họ ôm chầm lấy nhau, hôn lên đôi má của Dũng. Họ khoác lên người anh chiếc áo lính Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam.

“Thằng Dũng vẫn vậy, vẫn mỉm cười trước số phận. Tính nó như vậy từ hồi còn bị giam giữ bên Trung Quốc.

Nhìn nó, tôi ứa nước mắt còn nó cứ tỉnh như không. Nó bảo, gặp tụi mày rồi tao chết mới nhắm mắt được. Nó nói tụi mình là lính Gạc Ma, bệnh tật sá chi.

Chúng tôi chỉ biết siết chặt tay nhau, đứng thành vòng tròn như vòng tròn Gạc Ma năm xưa để cùng nó vượt qua bạo bệnh.

Chúng tôi mỗi người mỗi nơi, hoàn cảnh ai cũng khó khăn nên những dịp gặp nhau không nhiều nhưng tình cảm vẫn luôn trọn vẹn.

Tôi tin, dù thế nào Dũng vẫn luôn mạnh mẽ trước mọi biến cố của cuộc đời”, anh Trương Văn Hiền xúc động nói.

Người lính Gạc Ma không bao giờ gục ngã - Ảnh 4.

Họ khoác chiếc áo hải quân cho anh Dũng

Anh Dũng nhìn các đồng đội, mỉm cười hiền từ rồi dặn dò từng người. “Thằng Hiền bớt uống rượu nhé, thằng Phụng cái chân mày còn đau không, thằng Thoa bán quán phở thì nhớ giữ uy tín nhé, quán mày là quán Gạc Ma đó nhớ chưa…

Bệnh tau thì vậy rồi, gặp được tụi mày tau có nhắm mắt cũng mãn nguyện. Tau sẽ vui vẻ đi gặp đồng đội ở dưới kia”.

theo Nông nghiệp Việt Nam

29 năm hải chiến Trường Sa: Cuộc xâm lược của Trung Quốc

25 năm hải chiến Trường Sa (kỳ 1): Cuộc xâm lược của Trung Quốc

25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.

Những ngày tháng 3 này dường như đang trôi nhanh đối với hơn 50 cựu chiến binh, thân nhân của những liệt sĩ từng chiến đấu ngoan cường nơi Gạc Ma khi họ hội ngộ cùng nhau.

Thanh Niên o­nline đã tìm gặp những người anh hùng năm xưa, những người thân nơi quê nhà của họ để nghe kể về cuộc chiến bi hùng này.

Tháng 3.2013, trời Đà Nẵng chuyển lạnh đột ngột vì gió mùa đông bắc, cơ thể hai cựu binh của trận hải chiến Gạc Ma 1988 là Phan Văn Đức và Dương Văn Dũng cũng trở chứng theo. Nhưng không chờ những cơn đau của những thương tích ấy “nhắc nhở”, trong lòng họ vẫn đau đáu một ký ức như mới ngày hôm qua.

Năm 1988 anh Phan Văn Đức chiến đấu ở Gạc Ma, Trường Sa. Nay, anh ở trong căn nhà nhỏ nằm trong con hẻm đường Hoàng Sa ven biển (P.Mân Thái, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng).

Càng đến gần ngày 14.3, anh Đức càng khó ngủ. Mờ sáng, anh bước vài bước ra quán cà phê Biển Đảo của ngư dân câu mực Trần Văn Mười và nhìn đăm đăm ra phía biển.

Anh Đức nguyên trú khu vực tổ 5 An Thị (P.An Hải Tây, Q.Sơn Trà), lớn lên bằng nghề bốc xếp và đi biển. Tuổi đôi mươi, anh cùng người bạn thân là liệt sĩ Lê Thế ở gần nhà nhập ngũ vào tháng 3.1987.

Tàu HQ-931 chở những người còn sống sót và thi thể các chiến sĩ sau trận chiến Gạc Ma về Cam Ranh - Ảnh tư liệu

Cựu binh Phan Văn Đức với vết sẹo trên vai trái do quân Trung Quốc bắn - Ảnh: Nguyễn Tú

Nhập ngũ cùng thời gian còn có anh nông dân Dương Văn Dũng, tạm biệt đám ruộng ở khu vực Bình An (nay thuộc P.Hòa Cường Bắc, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng). Sau 6 tháng huấn luyện ở Hội An, họ được giao về Trung đoàn 83 công binh (Vùng 3 Hải quân) đóng tại Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.

Anh Đức được phân công làm anh nuôi cho đơn vị, còn anh Dũng là lính công binh. Một đêm đầu tháng 3.1988, mọi người nhận nhiệm vụ đi Cam Ranh, Khánh Hòa và sau đó lên tàu HQ 604 thẳng tiến ra Trường Sa.

Anh Dũng kể, 20 giờ ngày 11.3, anh cùng mọi người lên tàu HQ 604 của Lữ đoàn 125 do Vũ Phi Trừ làm thuyền trưởng, đưa 70 công binh Trung đoàn 83 và 22 chiến sĩ Lữ đoàn 146 rời Cam Ranh.

Anh Dương Văn Dũng trong ngôi nhà vừa mới xây dựng và cô con gái út - Ảnh: Nguyễn Tú

Khoảng 15 giờ ngày 13.3, tàu đến đảo Gạc Ma và tiến hành làm dây, hạ xuồng, đưa vật liệu vô để chuẩn bị xây dựng. Thế nhưng chỉ khoảng 1 tiếng sau là tàu Trung Quốc liên tục đưa xuồng quần thảo cắt dây vận chuyển của tàu HQ 604, dùng loa yêu cầu tàu HQ 604 phải nhổ neo gấp bằng tiếng Việt.

“Trung tá Trần Đức Thông, Lữ đoàn phó Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân đã động viên anh em. Thiếu úy Trần Văn Phương cũng động viên, nói rằng vợ anh sắp sinh nhưng vẫn sát cánh cùng anh em nên không phải lo”, anh Phan Văn Đức nhớ lại.

Đến 21 giờ cùng ngày, tàu HQ 604 khẩn trương thả xuồng nhôm để đưa người và vật liệu xuống bám giữ đảo Gạc Ma và quyết làm nhà trên đó. Lúc 3 giờ sáng ngày 14.3.1988, các chiến sĩ đã cắm được cờ Tổ quốc lên bãi đá Gạc Ma.

Hằng ngày, anh Đức đều cầu nguyện cho những đồng đội đã hy sinh - Ảnh: Nguyễn Tú Anh

Đức kể, đến 4 giờ sáng, khi mặt trời lên anh Đức đã cùng khoảng 20 - 30 chiến sĩ bơi vô đảo

“6 giờ sáng 14.3, chiến sự nổ ra, các chiến sĩ dưới sự chỉ huy của thiếu úy Trần Văn Phương vẫn kiên quyết bảo vệ cờ Tổ quốc và không chịu rút lui.

Đôi bên giằng co quyết liệt, Trung Quốc nổ súng bắn vào anh Phương, Phương ngã xuống, song vừa lúc ấy, binh nhất Nguyễn Văn Lanh đã nhanh chóng xông tới, cùng anh em đứng vây quanh lá cờ của Tổ quốc.

Nguyễn Văn Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay một chỉ huy phía Trung Quốc thì một lính khác của đối phương đã dùng lưỡi lê đâm vào Lanh từ phía sau.

Lanh gục xuống, một dòng máu nhuộm đỏ từ dưới chân cột cờ của Tổ quốc nhưng cột cờ của Tổ quốc không đổ… ".

(trích Lịch sử Trung đoàn công binh 83 hải quân)

nhưng chỉ mang theo 2 khẩu súng AK 47. Hai khẩu súng này giấu rất kỹ, không để phía Trung Quốc phát hiện vì mục đích của phe ta là vừa phòng vệ nhưng vẫn giữ hòa khí.

“Trong đêm ở trên đảo, anh em tụi tôi đã xác định đụng độ với Trung Quốc là không còn đường về vì tàu họ quá hiện đại. Nhưng tụi tôi chấp nhận, vì nghĩ núi rừng còn chạy được chứ trên trời dưới biển thì làm sao tránh được”, anh Đức nói.

Chiến sự

Không khí lúc đó hết sức căng thẳng. “Phía bên ngoài, Trung Quốc bao vây quá đông, lúc đó chúng tôi chỉ mặc quần đùi, áo may ô. Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, cắm cờ Tổ quốc giữ đảo rồi bất ngờ bị phía Trung Quốc bắn chết.

Ngay lúc ấy anh Nguyễn Văn Lanh liền nhảy lên gạt súng, xô ngã tên bắn anh Phương nhưng chính anh đã bị tên khác đâm lê vào sau lưng. Lúc đó chúng tôi chỉ dùng tay không đánh nhau với địch vì ai cũng nghĩ mất cờ là mất đảo” - anh Đức thuật lại.

“Lúc ấy, tôi hỏi anh em là 2 cây súng AK đâu rồi, thì được biết là mọi người đã dụi xuống biển trước đó để tránh bị hiểu lầm. Lúc đó tôi nghĩ mình chỉ cần 1 cây súng thôi thì ít nhất cũng bắn được trên chục mạng vì lính Trung Quốc đứng rất đông”, anh Đức sục sôi. Khoảnh khắc ấy không bao giờ phai mờ trong tâm trí của anh Đức.

“Trước thái độ cương quyết giữ đảo của phe ta trên bãi đá Gạc Ma, phía Trung Quốc bất ngờ bắn một loạt đạn dày đặc. Tôi nhớ đạn dày đến nỗi lúc đó chỉ có đạn tránh người thôi chứ người không thể tránh đạn. Tôi bị trúng đạn ở vai trái ngã xuống nước, khi trồi lên tôi bơi về phía tàu HQ 604. Khi gần đến tàu, tôi thấy tàu Trung Quốc bắn liền 2 quả, 1 quả chớp đỏ nổ cabin tàu HQ 604, quả còn lại làm tàu lật luôn”.

Sau trận hải chiến Gạc Ma 1988, nhân dân cả nước ủng hộ vật chất xây dựng nhiều đảo kiên cố tại quần đảo Trường Sa, trong ảnh là Nhà cấp 1 tại đảo Đá Nam - Ảnh tư liệu

 Cùng đường, anh Đức ôm một cây gỗ bơi lại vào bãi đá thì được đồng đội dùng xuồng vớt lên và đưa về đảo Sinh Tồn. Còn về phần anh Dũng, tàu HQ 604 bị bắn chìm khi anh ở trong bệ cẩu nằm giữa tàu.

Ngoi lên mặt nước thì đạn địch bắn rất rát. Anh ngoi lên hụp xuống vài lần thì vớ được một thùng gỗ chứa lương khô và bơi ra xa. Lần lượt anh với tìm được 2 cây gỗ, cùng 2 đồng đội khác ghép ván tạo thành bè rồi cả 3 người ngồi lên trên.

Họ trôi dạt đến 18 giờ cùng ngày thì bị tàu Trung Quốc bắt giữ, cùng với 6 đồng đội khác bị đưa về Quảng Đông.

Trận Gạc Ma 1988: Bộ chính trị CSVN quyết định hy sinh 3 con tàu và thủy thủ đoàn để được TQ thương hại tái bang giao chủ tớ

Lý Kiến Trúc


Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988,bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo, Trung Quốc đã sẵn sàng sử dụng lực lượng hải quân lớn tiến xuống vùng biển phía nam đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.Tình báo còn báo thêm, mục tiêu hàng đầu của cuộc xâm lược là chiếm cụm đảoGạc Ma-Cô Lin-LenĐao; cụm đảo này cực kỳ quan trọng về chiến thuật và chiến lược đối với toàn bộ hơn 100 đảo vùng biển Trường Sa.

Từ bàn đạp cụm đảo đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao, Trung Quốc sẽ xua quân chiếm toàn bộ quần đảo và vùng biển Trường Sa, khống chế con đường hàng hải lưu thông quốc tế và trực tiếp uy hiếp Việt Nam nếu đánh từ biển vào.

Biết được ý đồ thâm độc đó, so sánh lực lượng hải quân của ta lúc bấy giờ, VN không thể nào đối đầu với Trung Quốc được, trong lúc tình thế chính trị ở mặt trận Tây-Nam đang rối beng, Bộ chính trị quyết định hy sinh vài con tàu già nua không vũ trang và thủy thủ đoàn bằng cách gởi họ đến cụm đảo Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao "làm mồi" cho hải quân Trung Quốc. Giới chức ngoại giao cho biết nếu không có trận hy sinh từ quyết định của Bộ chính trị, Trung Quốc đã không "kiêng" gì việc xâm lăng toàn bộ Trường Sa.

Trong trận thảm sát ở cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, phía Việt Nam chìm 2 tàu vận tải, 64 chiến sĩ bị Trung Quốc xả súng tàn sát khi họ đang lội nước trên mặt biển, trên tay không một khẩu súng, 9 thủy thủ bị bắt làm tù binh đưa về Quảng Đông. Những thủy thủ VN lội vào đảo để tiếp tế, cắm cờ chủ quyền. Riêng tàu HQ 505 (là một trong 3 tàu 505, 604, 605) bị thương tích nặng, thuyền trưởng Vũ Huy Lễ quyết định lao thẳng con tàu bị bắn cháy phần đuôi lên bãi cạn Cô Lin, nằm ụ ở đó, cắm cờ chủ quyền. Vũ Huy Lễ cho thuyền máy nhỏ ra vớt xác thủy thủ và vài người sống sót. Mất Gạc Ma nhưng Việt Nam giữ lại được Cô Lin và Len Đao.

Trận Gạc Ma 1988 là một trong các yếu tố rất quan trọng trong cuộc tranh chấp "Ai thắng Ai làm bá quyền Đông Dương" giữa Việt Nam và Trung Quốc vào thời điểm 1978-88. Nhưng ở hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, VN đã phải xuống một nước rút quân về VN, sau khi đánh tan quân diệt chủng Pon Pốt giải phóng Campuchia, đóng lại trang đối đầu với Trung Quốc kéo dài 13 năm. Một năm sau hội nghị Thành Đô, tháng 11 năm 1991, tân Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười và tân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm Trung Quốc. Chóp bu hai đảng cộng sản ra "Thông cáo chung", tuyên bố thực hiện bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.

Cho đến nay, các cam kết Thành Đô giữa hai đảng vẫn còn là tấm màn bí mật, trong đó bao gồm cả sự quyết định ác liệt về Gạc Ma, tạo sự tranh cãi đúng, sai. Nhiều giới trong nước đòi hỏi chính quyền công bố công khai. (VH)

image004
HQ-571 thả neo giữa vùng biển Gạc Ma-Linh Côn-Len Đao, nhiều cuộc lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và trận thảm sát Gạc Ma 1988 diễn ra trên boong tàu dưới sự chủ trì của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, các cấp chỉ huy Hải quân cùng 200 người tham dự. Những vòng hoa, đèn hoa, điếu văn được thả nổi trôi về hướng đảo Gạc Ma. 

image006
image007
Cụm đảo Gạc Ma, Lin Côn, Len Đao san sát nhau chỉ cách vài cây số nằm ở vị trí trung tâm phía nam quần đảo Trường Sa. Cụm đảo này là mục tiêu chiếm đoạt của Trung cộng. Bộ Ngoại Giao, Bộ Hải quân VN tổ chức chuyến Hải trình III cho người Việt nước ngoài, các cơ quan báo chí trong nước đến ngay trận mạc (vẫn còn nóng hổi) để thăm viếng, quan sát. Hải đồtư liệu

image008 
Đảo nửa nổi nửa chìm Len Đao, góc phải xa xa là đảo Cô Lin. Ảnh LKT

+++++++++++++++++++++++++++

Dưới đây là:

1/ Video bản gốc của Trung cộng quay cảnh tàn sát 64 Thủy thủ VN ở đảo Gạc Ma.

2/Cuộc phỏng vấn của bổn báo Lý Kiến Trúc vào ngày 19/4/2014 với nhân chứng cựu Đại tá Hải quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu vận tải 505 dự trận Gạc Ma năm 1988.

Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc ...

www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q

Oct 2, 2011 - Uploaded by 123xuongduong

Bộ đội Việt Nam bị hải quân trung cộng thảm sát ở đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa 14-3-1988 bản video gốc của trung cộng - XĐ -

https://www.youtube.com/watch?v=NdZ3nZv9j8Q

++++++++++++++++++++++

Phỏng vấn cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988

 image010
Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ trên Vận tải hạm HQ-571 TrườngSa. Ảnh Văn Hóa.

image012
Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa.

image014
Cầu nguyện Bố Lạc Long Quân Biển Đông trước khi khởi hành chuyến “Hải trình 3”. Ảnh Văn Hóa.

Lời Tòa Soạn:

Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa. Hóa ra sau khi nghe lời giới thiệu mới biết hai người đó là bà quả phụ Ngụy Văn Thà và Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505, con tàu đã cấp cứu thủy thủ tàu 604, 605 đã chiến hạm và lính Trung cộng bắn giết ở khu vực biển đảo Gạcma. Tàu 605 và tàu 604 chỉ huy bởi Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ bị bắn chìm, còn tàu 505 của Đại tá Vũ Huy Lễ bị bắn trọng thương nhưng vẫn cố ‘lết” đâm vào bãi đá Côlin cắm cờ bám trụ tại đó.

image016
Ngồi từ trái: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (áo pull sọc trắng đỏ), bà quả phụ Ngụy Văn Thà và cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ. Ảnh Văn Hóa.

LKT: Hôm nay là ngày 19-4, chúng tôi là đại diện cho tờ VanhoaMagazine tại California có dịp được phỏng vấn 1 sĩ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam. Ngồi trên chiếc tàu Trường Sa 571 đang trên đường đi ra thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, rất may mắn được gặp vị sĩ quan này. Đó là ông Vũ Huy Lễ, Hải quân Đại tá của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông là một nhân vật lịch sử trong trận Gạcma năm 1988, ông là một nhân chứng cao nhất trong trận chiến Gạcma. Xin kính chào đại tá.

- VŨ HUY LỄ: Vâng, xin chào ông.

- LKT: Thưa ông, xin ông có thể nói cho đọc giả của chúng tôi tại Mỹ sơ lược vài tiểu sử về quá trình hoạt động của ông trong hải quân hay không ?

- VHL: Vâng, tôi cũng sẵn sàng nếu như các anh có đề nghị, tôi tên là Vũ Huy Lễ, đã học xong ở trường phổ thông, tức là học cấp 3, cái đấy là học cấp 3, 10/10 ấy, học xong phổ thông thì tôi vào đại học. Khi vào trường đại học được 9 tháng tức là học dự khóa thì diễn ra cái sự kiện năm 64, mùng 5-8 năm 64. Sự kiện đó thì chắc là ông cũng đã biết, tức là ngày mùng 5-8 năm 1964 ở Vịnh Bắc Bộ, gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ma-đốc, sau đó rồi thì Mỹ cũng thường cho máy bay đến bắn phá miền Bắc; vào những ngày đó chúng tôi học thì đúng là ngồi học không yên vì cứ thỉnh thoảng một ngày 2-3 lần máy bay của Mỹ thường đến bắn phá Hải Phòng và miền Bắc.

- LKT: Xin lỗi, tạm thời ngắt lời đại tá.

- VHL: Vâng!

- LKT: Ông có cho rằng cái sự kiện Maddox năm 64 đó là sự kiện dàn dựng của Mỹ hay là sự kiện ..., không phải là một sự kiện thật?

- VHL: Thực tế thì thời đó thì tôi cũng là một sinh viên cho nên là am hiểu về cái việc này thì nó cũng chưa thật là sâu sắc lắm , thế nhưng đây là một cái sự việc thật mà Mỹ đã cho tàu đến để gây ra cái sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

- LKT: Thưa ông ngoài sự kiện đó ra thì ấn tượng nào lớn nhất trong cuộc đời hải quân của ông đối với bờ biển VN?

- VHL: Tôi thì tính đến nay là 34 năm trong quân đội, phục vụ trong quân chủng hải quân, trong quá trình phục vụ trong quân chủng hải quân, tôi cũng được làm thuyền trưởng của nhiều loại tàu của quân chủng hải quân. Nhưng mà những kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi mà chúng tôi không thể quên được đó là năm 1988 vào ngày 14-3 năm 1988, khi tàu tôi đang neo đậu và hoạt động bình thường ở trên đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Thì sáng sớm hôm ấy “nước ngoài” cho tàu chiến đến bắn phá chúng tôi, đánh chúng tôi, trong quá trình đánh phá như vậy thì bên đảo Gạc Ma, tức là 2 cái đảo của chúng tôi gần nhau, tôi thì ở khoảng cách 4 hải lý, tàu tôi 505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu 604 thì được lệnh giữ đảo Gạc Ma, sáng hôm đó đối phương cho 2 tàu chiến đến bắn phá tàu 604.

image018
Con tàu vận tải già nua 604 trước khi đi dự trận Gạc Ma. Ảnh tư liệu Lữ đoàn 125

image020
Tàu 604 bị đại bác từ chiến hạm Trung cộng bắn cấp tập chìm ngay tại chỗ. Ảnh tư liệu.

- LKT: Vâng thưa ông, xin được ngắt lời ông là bên nào nổ súng trước?

- VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.

- LKT: Vâng, tàu 604 là tàu chiến hạm hay là tàu bình thường?

- VHL: Tàu 604 là tàu vận tải bình thường mà chúng tôi vẫn hoạt động ra ngoài Trường Sa để thăm đảo, rồi đưa tiếp tế cho nhân dân, quân và dân trên đảo.

- LKT: Sau đó thì ra sao ?

- VHL: Sau đó thì khi tàu 604 bị chìm thì chúng tôi cũng bắt đầu nhổ neo và cơ động để mà tránh đạn của đối phương. Khi mà 604 chìm thì đối phương quay nòng súng sang bắn chúng tôi ngay (tàu 505), bắn cấp tập tất cả 2 pháo của 2 chiến hạm của đối phương bắn cấp tập vào tàu tôi, và toàn bộ cái mạn bên phải của tàu bị trúng đạn, đài chỉ huy trúng đạn, rồi phòng thuyền trưởng trúng đạn, phòng báo vụ VTD cũng trúng đạn, anh em bị thương nhiều, tàu bốc cháy ngùn ngụt, cháy rất dữ dội, thế rồi tất cả đạn 85 li, 100 li của đối phương bắn dưới vạch mức nước, thủng nhiều, tàu tôi bị thủng nhiều.

- LKT: Lúc đó ông là hạm trưởng của tàu 604?

- VHL: Không, tôi là hạm trưởng tàu 505, tức là đối phương bắn chìm tàu 604 xong thì quay nòng súng sang bắn tàu 505 của chúng tôi 

- LKT: Hạm trưởng của tàu 604 là ai?

- VHL: Tàu 604 là đồng chí Vũ Huy Trừ, lúc đó đã hy sinh.

- LKT: Hy sinh tại chỗ?

- VHL: Vâng, tàu chìm, chìm theo tàu, cho nên là anh em ở trên đấy bị trôi dạt trên biển rất nhiều, chúng tôi phát hiện là nhìn qua bên đảo Gạc Ma là nhìn rõ là thấy người lố nhố ở trên biển, rất nhiều, và tàu tôi bị đối phương bắn trúng như vậy thì toàn bộ hệ thống điện của tàu bị mất cho nên không cơ động được, lái thì phải sử dụng bằng điện, thế là bây giờ mất điện rồi nên lái không thể điều khiển được, thế tôi mới lệnh cho anh em là phải xuống hầm lái để chuyển lái điện sang lái cơ để mình có thể mình cơ động, lúc đó anh em mò mẫm mãi không xuống được thì lại một quả pháo 85 li nó bắn trúng vào hầm lái mở ra được một cái lỗ rộng khoảng gần 1 mét vuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào hầm lái thì anh em mới xuống được và chuyển từ lái điện sang lái cơ được, khi chuyển xong rồi anh em báo cáo lên là đã chuyển sáng lái cơ xong thì sử dụng được, thì lúc đó lại một quả pháo nữa lại bắn trúng vào trục lái của chúng tôi làm lái kẹt cứng không tài nào điều khiển được nữa.

image022
Thủy thủ từ tàu vận tải 604, 605 lội bộ vào đảo (Cụm đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao là cụm đảo nổi chìm khi thủy triều biển lên xuống; trận đánh diễn ra trong lúc thủy triều xuống). Ảnh trích từ video gốc của TC.

image024
Ảnh trên và dưới: Đại bác 100 ly, đại liên 80 ly trên chiến hạm Trung cộng nã súng liên hồi vào các thủy thủ đang ở dưới biển cạn vào sáng 14/3/1988. Thiếu úy Trần Văn Phương tay cầm cờ cùng các chiến sĩ cố lội vào đảo đứng thành vòng tròn quanh lá cờ đỏ sao vàng giữa đảo Gạc Ma; tàu Trung Quốc tiến đến gần, và rồi những tên lính Trung cộng cầm AK ào lên đảo, nã đạn vào Phương và đồng đội. Ảnh trích từ video gốc của TC.

- LKT: Thế như vậy thì cách nào mà cứu được anh em bên tàu 604?

- VHL: Vâng để tôi kể tiếp, tức là khi đó máy chính của 2 tàu tôi cũng bị hỏng, không nổ máy, bình nén khí bị trúng đạn nên xì hơi không điều khiển được máy chính, thế mà lúc đó thì gió mùa đông bắc thổi, tàu càng bị trôi ra xa đảo, ra xa đảo hơn cây số, mà ở đấy có độ sâu khoảng độ 1000 m, độ sâu rất sâu như thế, thế nên tôi nghĩ rằng nếu như mà là tàu chìm ở đây, tức là nước nó đã vào rồi đấy, dầu trôi ra lênh láng rồi, tàu bị nghiêng rồi, thế là khả năng tàu sẽ bị chìm, cho nên tôi nghĩ là tàu chìm ở đây thì toàn bộ, toàn thể cán bộ chiến sĩ ở trên tàu sẽ phải hy sinh hết, mà mình mất tàu, thế rồi mất đảo, không giữ được đảo, cho nên là bằng mọi giá mình phải sửa chữa máy để đưa tàu lên bãi cạn, xong rồi dùng súng bộ binh để mà đánh trả nếu như đối phương đưa quân lên đảo hoặc là đưa quân lên chiếm, đánh tàu chúng tôi, cho nên phải dùng súng bộ binh để đánh. Được anh em đồng ý anh em lao xuống các vị trí chiến đấu để chỉ đạo, các đồng chí trong ban chỉ huy tàu xuống các vị trí chỉ đạo cho anh em sửa chữa máy, rùi bịt vòi chống đấm, động viên bộ đội, động viên anh em để mà quyết tâm ...

- LKT: Thế đại tá có nghĩ rằng tàu 505, 604 đã lọt vào ổ phục kích của Trung Cộng hay không?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng không phải là ổ phục kích bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là đến đảo hoạt động bình thường, làm các hoạt động rất bình thường vì đảo của chúng tôi cho nên chúng tôi hoạt động hoạt động rất bình thường. Đối phương tự nhiên đến đánh tàu 604 xong lại đánh tàu của tôi thì cái đó thì chúng tôi...

- LKT: Tức là 2 tàu vận tải 505-604 hoàn toàn không biết gì về chiến hạm của Trung Cộng cả?

- VHL: Buổi chiều hôm trước là chúng tôi đã biết trước, khi chúng tôi thấy rằng có cái hiện tượng có thể là ngày mai hoặc đêm nay là họ chiếm đảo của mình, cho nên mình bằng mọi cách mình phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quan sát thật là chắc chắn, thế rồi đêm hôm ấy chúng tôi cho người lên cắm cờ trên bãi cạn đó để giữ chủ quyền của mình, vì đây là đất của Việt Nam cho nên mình phải cắm cái cờ Việt Nam lên đấy để giữ cái chủ quyền của mình ở trên đảo.

- LKT: Đứng về phương diện quân sự, đại tá cho rằng những khu vực đảo Gạc Ma, Cô Lin thì khu vực đó quan trọng như thế nào đối với quần đảo Trường Sa?

- VHL: Thực ra thì về mặt quân sự thì nó một điểm mấu chốt để quan sát được mặt biển, các hoạt động của các tàu đi trên mặt biển, cái thứ 2 về mặt kinh tế thì ví dụ như là sau này mình xây dựng các cây đèn biển với các thứ thì mình cũng có thể quan sát được các hoạt động của các tàu nước ngoài đi trong khu vực của mình.

- LKT: Như vậy có thể là một trong các yếu tố mà Trung Cộng họ tàn sát các tàu 505-604 đó là có phải là do lý do về quân sự không ?

- VHL: Cái đó thì tôi cũng hiểu nó chưa thật là sâu sắc, thế nhưng tôi nghĩ rằng cái chính của họ là muốn chiếm quần đảo Trường Sa của chúng tôi để họ làm ví dụ như xây dựng kinh tế hoặc là quân sự, cái đó ý đồ của họ là họ muốn chiếm các đảo.

- LKT: Ý đồ chiếm Gạc Ma và Cô Lin là những trận chiến đầu tiên để thực hiện kế hoạch chiếm toàn bộ Trường Sa?

- VHL: Vâng, vâng ...

- LKT: Vậy tại sao họ không đánh chiếm nốt?

- VHL: Bởi vì là ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà họ muốn chiếm ấy mà thì còn có cái sự thỏa thuận, rồi xây dựng cái mối hòa giải giữa nước mình với nước bạn, để mà mình cố gắng làm sao để mà không xảy ra xung đột giữa 2 nước thì cái đó là cái cố gắng.

- LKT: Thì thưa đại tá tối hôm qua trong cái buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đại tá có nhớ là đại tá ngồi bên cạnh một người phụ nữ đó, đại tá có biết người đó là ai không ?

- VHL: Tôi cũng chỉ biết đấy là quả phụ của một anh, một người ở chế độ cũ, đến đây để tham gia văn hóa văn nghệ và đi thăm đảo Trường Sa của chúng ta.

- LKT Theo chúng tôi được biết thì bà quả phụ đó là vợ của cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, ông ta là hạm trưởng chiếc HQ10, ông đó là hạm trưởng chỉ huy trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá nghĩ thế nào về cái trận chiến Hoàng Sa, nó có liên quan với trận chiến Gạc Ma năm 88 hay không ?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng cái âm ưu độc chiếm biển Đông của đối phương là họ rất là sâu sắc trong cái đầu óc của họ rồi, họ không nghĩ rằng là đất đó là của Việt Nam mà chúng tôi thì khẳng định hằng bao nhiêu đời đây là cái đất Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình, cho nên là không thể không phải như thế được, cho nên khi mà nghe được cái lệnh đi bảo vệ quần đảo Trường Sa là chúng tôi cũng rất là phấn khởi, rất là tin tưởng vào cái sự bảo vệ đó của nhà nước mình.

- LKT: Đại tá nghĩ như thế nào về sự hy sinh của 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại trận Hoàng Sa?

- VHL: Tôi nghĩ rằng là anh em Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa cũng là bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ đất nước của Việt Nam mình, cho nên là dù có phải hy sinh đến người cuối cùng nhưng mà mình giữ được cái đảo Hoàng Sa, cái quần đảo Hoàng Sa hoặc là Trường Sa thì mình cũng vẫn phải tôn vinh họ lên trở thành những người anh hùng những người giữ đảo giữ đất nước của Việt Nam mình, đấy thì tôi cũng nghĩ như thế.

- LKT: Vâng, tối hôm qua cũng do sự bố trí của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đại tá đã ngồi gần vợ một sĩ quan hải quân anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa và đại tá cũng là một anh hùng hải quân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì ông nghĩ thế nào về sự bố trí do 2 người anh hùng đó của 2 miền Nam Bắc gặp nhau trong tối hôm qua?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng đây là cái sự hòa hợp, chúng ta luôn luôn mong muốn sự hòa hợp thống nhất giữa, không thể nói là miền Nam riêng, miền Bắc riêng được mà nó là sự hòa hợp giữa người dân tộc Việt Nam mình nói chung để giữ mảnh đất thiêng liêng của mình, dù là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, mình cũng phải quyết tâm giữ cho bằng được, dù là anh ở chế độ nào đi chăng nữa, anh đã thấm nhuần được cái đất nước của ta, cái mảnh đất đó là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải giữ, cho nên phải hy sinh, cả nước mình vẫn phải tôn vinh họ là những người giữ đất nước, giữ đất, giữ nước của tổ quốc Việt Nam. 

- LKT: Vâng cảm ơn đại tá câu hỏi cuối cùng là: thưa ông với cái lời lẻ của ông rất là lịch sự đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mà chúng tôi nhận thấy là trong một số báo chí và ngôn từ hiện nay ở trong nước vẫn còn dùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa là chữ "Ngụy", ngụy quân ngụy quyền, cái điều đó có làm ông cảm nhận có sự khác biệt nào không ?

- VHL: Theo tôi thì cách sử dụng các từ đấy thì có thể về phía tôi thì tôi nghĩ rằng là mình cũng không sử dụng như thế nữa và từ nay trở đi ta nên sử dụng đó là một người Việt Nam bảo vệ đất nước Việt Nam mình của cái thời trước, theo tôi nghĩ thì như thế.

- LKT: Xin cảm ơn đại tá , thay mặt cho báo Văn Hóa ở hải ngoại, ở nước Mỹ, chúng tôi vô cũng hân hạnh được tiếp xúc với đại tá trong buổi hôm nay và xin chúc đại tá sức khỏe dồi dào.

- VHL: Vâng, không có chi ạ./

image026
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam. Ảnh tư liệu nguồn: NTD.ORG

“Ngày 14.3.1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ bội của ta đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, họ đã dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ 604 ở đảo Gạc Ma, HQ 605 ở đảo Len Đao và HQ 505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất, 3 cán bộ hy sinh, 11 cán bộ, chiến sĩ bị thương, 70 người mất tích… (sau đó Trung Quốc trao trả lại 9 người đã bắt giữ).

Bị tổn thất và hy sinh nhưng bộ đội ta với tinh thần kiên cường, kiên quyết đấu tranh bảo vệ giữ vững chủ quyền đảo Cô Lin và Len Đao, tiếp tục triển khai đóng giữ bảo vệ thắng lợi Đá Nam và Đá Thị ở phía bắc quần đảo (15-16.3.1988).

Nhân dân cả nước đã tổ chức hàng trăm buổi mít tinh phản đối hành động xâm chiếm trái phép của nước ngoài, đồng thời quyên góp vật chất trị giá hàng trăm triệu đồng ủng hộ chi viện Trường Sa…

Trải qua hơn 5 tháng, Quân chủng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CQ88, đóng giữ và bảo vệ thắng lợi 11 đảo mới với 32 điểm đóng quân”.

(Trích Lịch sử Vùng 3 hải quân )


 

theo Trí Thức Trẻ

29 năm hải chiến Trường Sa: 1.000 ngày bị địch bắt

Khoảnh khắc những người lính bám trụ trên con tàu của hải quân Việt Nam không kém bi tráng so với hình ảnh quyết tử giữ quốc kỳ trên bãi Gạc Ma, khi tương quan lực lượng giữa ta và quân Trung Quốc như trứng chọi đá.

9 người lính Trường Sa (mặc áo hải quân) bị quân Trung Quốc thả về sau 3 năm giam giữ (ảnh chụp ở trại an dưỡng Quảng Ninh năm 1992) - Ảnh do anh Trần Thiện Phụng cung cấp

Không bao giờ đầu hàng 22 năm sau khi được phía Trung Quốc trả về nước, cựu binh Trần Thiện Phụng (46 tuổi, trú P.2, TP.Đông Hà, Quảng Trị) giờ đây sức khỏe không tốt, bước đi không còn nhanh nhẹn, duy đôi mắt sâu hoắm vẫn sáng lên, đôi tay nhăn nheo nắm chặt khi nhớ về trận chiến năm xưa. Câu chuyện của ông như mới diễn ra hôm qua...

Ông Phụng là con trai độc nhất trong gia đình có 6 chị em. Ngày 17.3.1987, ông lên đường nhập ngũ, vào biên chế trung đoàn 83 (thuộc Bộ tư lệnh Hải quân) đóng quân ở Q.Sơn Trà (Đà Nẵng).

Đến tháng 1.1988, ông cùng đơn vị được lệnh điều chuyển vào quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) và đến đêm 11.3.1988 bí mật lên tàu, trực chỉ Trường Sa. 

Vợ chồng ông Trần Thiện Phụng xem lại những bức thư một thời họ gửi cho nhau từ nhà tù Trung Quốc

Vợ chồng ông rần Thiện Phụng xem lại những bức thư một thời họ gửi cho nhau từ nhà tù Trung Quốc - Ảnh: Nguyễn Phúc

Vào thời điểm đó có 3 tàu vận tải của hải quân Việt Nam được điều động ra Trường Sa bảo vệ bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, gồm HQ-604, HQ-605, HQ-505. Ông Phụng đi trên tàu HQ-604.

Cùng đi trên tàu với ông Phụng còn có ông Trương Văn Hiền (nay 45 tuổi, quê gốc Hương Khê, Hà Tĩnh, hiện ngụ tại thôn 3, xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).

Năm 1986, tròn 18 tuổi, Hiền xung phong đi bộ đội, vào quân chủng hải quân, được huấn luyện làm chiến sĩ đo đạc hải đồ ở Quảng Ninh.

Đầu năm 1988, ông được về phép ăn tết ở quê rồi cùng đồng đội đi tàu hỏa từ Hải Phòng vào Cam Ranh nhận nhiệm vụ ra Trường Sa.

Anh Trương Văn Hiền lúc là lính hải quân

Ông Trương Văn Hiền lúc là lính hải quân - Ảnh: T.N.Quyền chụp lại

Theo ông Phụng, khi ấy tương quan hai bên là không đồng đều khi ta chỉ có súng cá nhân, tàu vận tải trong khi phía Trung Quốc là tàu chiến với pháo 100 ly.

Lúc nổ súng, Phụng cùng một số anh em được giao nhiệm vụ ở lại để bảo vệ tàu HQ-604, đồng thời dùng tàu này để lập phòng tuyến, cản hướng tấn công của tàu Trung Quốc.

“Tôi nằm bắn ở mũi tàu và bị trúng đạn ở cánh tay, máu ra lênh láng trong khi loạt pháo đầu tiên giặc hướng về phía ca bin. Tôi gọi đồng đội cũng là hàng xóm của mình là Hoàng Ánh Đông khi đó đang trong ca bin thì không còn nghe thấy tiếng trả lời.

Sau 2 loạt pháo nữa thì HQ-604 chìm dần, dù vậy tôi nghe thấy lác đác tiếng súng bắn trả của đồng đội về phía tàu Trung Quốc”, thời khắc sinh tử vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức ông Phụng.

Còn với Trương Văn Hiền, từ trên tàu ông có thể thấy rõ các đồng đội của mình nắm tay nhau thành vòng tròn giữ đảo sau loạt súng của quân Trung Quốc.

Anh Trương Văn Hiền với tấm Huân chương Chiến công hạng ba ghi nhận đóng góp của người chiến sĩ trong trận chiến đảo Gạc Ma

Ông Trương Văn Hiền với tấm Huân chương Chiến công hạng ba ghi nhận đóng góp của người chiến sĩ trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma - Ảnh: T.N.Quyền

“Sự việc xảy ra quá nhanh, vì tàu của ta không trang bị hỏa lực mạnh ngoài

Nơi ấy là lãnh thổ Việt Nam

Ông Lê Văn Thoa (46 tuổi, cựu binh Lữ đoàn 125 Hải quân) là một trong số các chiến sĩ bị Trung Quốc bắt, hiện ông là chủ một quán phở nhỏ ở TP.Quy Nhơn, Bình Định.

Nhớ lại cuộc chiến năm xưa, ông Thoa kể chỉ sau 3 tháng ở tù đã sút hơn 20 kg, những người khác ai nấy cũng chỉ còn da bọc xương. Dù vậy, cả 9 người vẫn cố gắng động viên nhau, phải sống cho mình và cho những đồng đội đã hy sinh.

“Ý chí ấy đã giúp chúng tôi vượt qua được những tháng ngày cơ cực xứ người”, ông Lê Văn Thoa bồi hồi.

“Lúc nào tôi cũng nhớ đến những ngày tháng được sống và chiến đấu cùng đồng đội trong trận chiến năm 1988. Mỗi khi xem lại những hình ảnh về thời khắc ấy, nghe đến hai chữ Gạc Ma, tôi lại chảy nước mắt.

Đảo Gạc Ma đẹp lắm. Nơi ấy là lãnh thổ Việt Nam, là nơi mà máu huyết, tinh thần của những người lính hải quân đã nhuộm đỏ vùng biển, nhuộm đỏ màu cờ Tổ quốc”.

(Trần Thị Duyên ghi)

nhữngkhẩu tiểu liên AK nên nhanh chóng bị đạn pháo từ tàu chiến Trung Quốc bắn chìm.

Lúc đó tôi ở mũi tàu, bị thương do mảnh đạn pháo, tàu chìm nên vội nhảy xuống nước ôm lấy một mảnh gỗ, trôi ba ngày hai đêm trên biển.

Chỉ trong tích tắc là tàu HQ-604 chìm, 64 chiến sĩ của ta hy sinh và mất tích ngay trên vùng biển đảo chủ quyền của Tổ quốc”, ông Hiền xúc động kể lại.

Ông Hiền bị một tàu Trung Quốc vớt lên, bắt làm tù binh. Ông Phụng vớ được thanh gỗ, lênh đênh trên biển từ sáng đến khoảng cuối giờ chiều thì cũng bị quân Trung Quốc bắt.

“Lúc này sức tôi đã kiệt, một tay bị thương và một tay phải bám vào thanh gỗ, lính Trung Quốc chĩa súng kêu giơ tay đầu hàng thì tôi chỉ lắc đầu và thiếp đi.

Về sau khi chúng tra hỏi “sao lúc đó chúng tao bảo mày giơ tay hàng mà mày không hàng” thì tôi vẫn nói cứng: Lính Việt Nam không được dạy cách đầu hàng...”, ông Phụng quả quyết.

Bị bắt Ông Phụng, ông Hiền, ông Dương Văn Dũng (Đà Nẵng) cùng 6 người lính Hải quân Việt Nam bị giam tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc; mỗi buồng giam một người.

Quân Trung Quốc tra tấn ông Hiền liên miên.

“Khoảng ba tháng đầu, chúng tôi bị phía Trung Quốc liên tục tra khảo, đánh đập để hỏi cung, bắt khai vị trí các căn cứ quân sự của ta, có loại vũ khí nào…

Nhưng lần nào tôi cũng chỉ trả lời là tân binh, mới được huấn luyện rồi đưa ra Trường Sa, không thể biết các thông tin về quân sự”, ông Hiền nhớ lại.

Những ngày trở gió, vết thương ở tay cựu binh Trần Thiện Phụng lại nhức mỏi không nguôi

Những ngày trở gió, vết thương ở tay cựu binh Trần Thiện Phụng lại nhức mỏi - Ảnh: N.Phúc

Thời gian đằng đẵng trôi đi, gần như các ông không ai biết gì bên ngoài. Hơn 3 năm sau, khi có Hội Chữ thập đỏ quốc tế đến thăm thường xuyên, các ông mới bắt đầu viết thư gửi về nước, báo tin mình còn sống.

Rồi những bức thư cứ thế mà qua lại, đó là những dòng thư thấm đẫm nước mắt, viết chi chít chữ để tiết kiệm giấy mà vợ chồng người cựu binh Trần Thiện Phụng vẫn giữ lại cho đến tận bây giờ.

Lần giở những trang giấy bạc màu, rách nát, càng hiểu thêm tâm trạng của một người lính bị giam lỏng nơi xứ lạ.

Những bức thư ông Trần Thiện Phụng gửi từ Trung Quốc về cho gia đình

Những bức thư ông Trần Thiện Phụng gửi từ trại giam Trung Quốc về cho gia đình - Ảnh: Nguyễn Phúc

Ở quê nhà, sau trận hải chiến không lâu, gia đình ông Phụng nhận được giấy báo tử và đồ cá nhân của đời lính. Cha mẹ già, người vợ trẻ và đứa con thơ của ông Phụng đã bắt đầu tin rằng ông đã hy sinh.

Hung tin cũng báo về Đà Nẵng, cả 11 gia đình nhận được tin mất tích đều đã lập bàn thờ, trong đó có nhà ông Dương Văn Dũng.

“Trước khi ra đảo, anh có về thăm nhà, cuống cuồng vài ngày rồi lại đi, tôi đã biết điềm chẳng lành. Rồi anh mất tích, tôi đã phải nén mọi nỗi đau để động viên cha mẹ, buôn bán kiếm tiền nuôi con thì thư về.

Có lẽ suốt đời này tôi không quên cái buổi chiều đó, khi một cán bộ phường cầm bức thư ghi nơi đi là Trung Quốc vừa chạy vào nhà vừa hét “thư của thằng Phụng, thư của thằng Phụng”. Tôi òa khóc vì bao tủi hờn đã được giải tỏa, anh còn sống là tốt rồi”, bà Lê Thị Thiên, vợ ông Phụng vẫn còn ngấn lệ khi nhắc về quá khứ.

9 người lính Trường Sa (mặc áo hải quân) sống sót được quân Trung Quốc thả về sau 3 năm giam giữ (ảnh chụp tại trại an dưỡng ở Quảng Ninh năm 1992). Ông Hiền (ngồi hàng đầu, ngoài cùng bên trái); vợ chồng ông Phụng đứng giữa - Ảnh do ông Trần Thiện Phụng cung cấp

Và sau ngàn ngày bị giam lỏng, đến ngày 2.9.1991, Trần Thiện Phụng, Dương Văn Dũng, Trương Văn Hiền và đồng đội mới được bước chân về đất Việt, qua cửa Hữu Nghị quan.

Khi về quê Trương Văn Hiền mới biết tên mình nằm trong danh sách 74 chiến sĩ hy sinh và mất tích trong trận chiến Gạc Ma, gia đình đã lập bàn thờ. Khi nghe tin ông Hiền "từ cõi chết trở về”, đông đảo người dân trong huyện Hương Khê đến thăm hỏi, chia sẻ.

Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo tối cao CSVN’

https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg

Video: Tướng Lương chua chát tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma, sát hại 64 chiến sỹ hải quân Việt Nam năm 1988

CTV Danlambao - Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm tiếp tay cho Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam chính là ‘một đồng chí lãnh đạo cấp cao’.

Theo tướng Lương, trước khi xảy ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, quân đội Việt Nam đã phải phải nhận lệnh ‘không được nổ súng’ trong trường hợp Trung Quốc đánh chiếm Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

Hậu quả là ngày 14/3/1988, hải quân Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma và ra tay thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam chỉ sau một trận chiến ngắn.

Hiện nay, Trung Quốc đang ráo riết xây sân bay quân sự trên đảo Gạc Ma, biến nơi này thành một tiền đồn uy hiếp toàn bộ khu vực miền Nam của Việt Nam.


Ai ra lệnh không được nổ súng?

Đại tướng Lê Đức Anh 
Mặc dù tướng Lương không nêu tên đích danh, nhưng ai cũng hiểu ‘đồng chí lãnh đạo cấp cao’ là để ám chỉ ông Lê Đức Anh, khi ấy đang giữ chức bộ trưởng bộ quốc phòng.

Đại tướng Lê Đức Anh là người duy nhất trong bộ chính trị CS vào năm 1988 có đủ quyền lực để ra lệnh cho quân đội Việt Nam không được nổ súng. 

Theo tướng Lương, trong một cuộc họp của bộ chính trị diễn ra sau đó, bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn chất vấn: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Theo các tài liệu đã được tiết lộ một phần, sau trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, đại tướng Lê Đức Anh đã ‘đi đêm’ với Trung Quốc, dẫn tới kết quả là Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào năm 1990.

Phía Trung Cộng áp lực CSVN phải loại bỏ bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vì quan điểm chống Trung Quốc của ông này. 

Bộ chính trị CSVN đã chấp nhận các yêu cầu của Trung Cộng ‘để bình thường hóa quan hệ’. Vài tháng sau, ông Nguyễn Cơ Thạch bị gạt bỏ mọi quyền lực. Còn đại tướng Lê Đức Anh chỉ 2 năm sau lên làm chủ tịch nước.

Hiện nay, dù đã về hưu nhưng đại tướng Lê Đức Anh vẫn là một thế lực đáng sợ trong giới chóp bu Ba Đình.

Nỗi đau người lính

Tướng Lê Mã Lương
Thiếu tướng Lê Mã Lương là cựu giám đốc bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Từng tham chiến trong cuộc chiến tranh Việt Nam, chiến tranh biên giới Việt - Trung. 

Ông được phong làm anh hùng lực lượng vũ trang ở tuổi 21. Theo sách vở cộng sản, tướng Lương là người nổi tiếng với câu nói: “Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến đánh quân thù”.

Phát biểu của tướng Lê Mã Lương được đưa ra hôm 14/6/2014 tại hội thảo Minh Triết Biển Đông. Video phần phát biểu đã được báo Pháp Luật Việt Nam ghi lại.

Trong video, có thể thấy vị tướng này tỏ ra rất xúc động khi nói về trận Hải chiến Trường năm 1988. Có những đoạn, dường như ông phải cố gắng kiềm chế để tránh nói ra hết những hiểu biết của mình. 

Về câu hỏi vì sao Trung Quốc chỉ tập trung đánh chiếm Gạc Ma, tướng Lương thuật lại lời đô đốc Giáp Văn Cương - người đứng đầu hải quân Việt Nam năm 1988 nói:

“Nó chỉ có thể lấy được Gạc Ma. Còn những đảo khác, nếu lấy thì vấn đề không phải như thế... không còn là câu chuyện của 64 chiến sỹ hy sinh và 3 tàu của chúng ta chìm dưới biển như thế”.

Tướng Lương giải thích tiếp:

“Bởi vì câu chuyện như thế này, có đồng chí lãnh đạo cấp cao đã lệnh là bộ đội ta không được nổ súng nếu như [Trung Quốc] đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ một đảo nào ở Trường Sa.

Không được nổ súng!

Và sau này có một câu chuyện và tài liệu đã rõ rồi. Cho nên trong một cuộc họp của bộ chính trị, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã đập bàn và nói: Ai ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng?

Chính vì thế khi Trung Quốc tấn công vào đảo Gạc Ma, nó chỉ có hơn 40 lính với mấy cái xuồng bằng hợp kim nhôm đổ bộ vào. Trong khi bộ đội ta, trong đấy có một người sau này được truy tặng anh hùng là thiếu úy Trần Văn Phương chỉ có mỗi tay không và giữ chặt lá cờ trên đảo Gạc Ma. Không có súng.

Và rồi lính Trung Quốc bắn, nó đâm. Nó đâm hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh nhiều nhát trọng thương. Anh em cứ quần lộn với lính Trung Quốc như vậy... 

Nó vừa chiếm được đảo Gạc Ma sau đó nó chuyển hướng, nó bắn tàu 505, 604, 605.” 

Tàu HQ-604 của hải quân Việt Nam hứng chịu đạn pháo dữ dội của lính Trung Cộng và chìm dần xuống biển.

Theo tướng Lương, lệnh không được nổ súng cộng với sự chênh lệch lực lượng và khí giới đã khiến cho Trung Quốc dễ dàng đánh chiếm đảo Gạc Ma, 64 người lính hải quân Việt Nam hy sinh trên biển. Vị tướng này chua xót nói:

“Đứng về góc độ người lính, đây là nỗi đau không chỉ của người lính hải quân mà cả người lính quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong lịch sử hải quân Việt Nam, chưa có trận nào mà chỉ có mấy phút thôi mà hải quân ta chết đến hơn nửa đại đội. Lịch sử của các đơn vị chiến đấu bộ binh cũng thế, làm gì có mấy phút mà ‘đi’ như thế... trong đánh nhau, ta cũng trong thế chủ động thì không có chuyện đó.

Đó là nỗi đau, mà nỗi đau này nó âm ỷ và sẽ đi cùng người lính cho đến khi kết thúc sứ mệnh trên mảnh đất này.”

Trong phát biểu của tướng Lương, có một phần mà đoạn video đã không ghi lại. 

Đó là câu chuyện dưới thời TBT Nông Đức Mạnh, một quan chức ngoại giao đã đề nghị nhà nước nên yêu cầu Trung Quốc để phía Việt Nam được đến Gạc Ma trục vớt 3 chiếc tàu bị bắn chìm cùng 61 thi thể các chiến sỹ hy sinh trên biển. 

TBT Nông Đức Mạnh nghe xong liền nói: “Có nên làm việc đó không? Cứ để họ nằm đó cũng đã làm sao"


Tướng Lê Mã Lương tiết lộ thủ phạm tiếp tay Trung Quốc đánh chiếm ...

https://www.youtube.com/watch?v=uS5fmvKoCeg
Oct 1, 2014 - Uploaded by Dân Làm Báo TV
Thiếu tướng quân đội Lê Mã Lương gián tiếp tiết lộ thủ phạm đã tiếp tay choTrung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam

9 chiến sĩ Trường Sa bị địch bắt làm tù binh

1. Trần Thiện Phụng (P.2, Đông Hà, Quảng Trị)

2. Lê Văn Thoa (TP.Quy Nhơn, Bình Định)

3. Nguyễn Văn Thống (xã Nhân Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình)

4. Lê Văn Đông (xã Tây Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình)

5. Mai Văn Hải (xã Liên Trạch, H.Bố Trạch, Quảng Bình)

6. Dương Văn Dũng (P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, Đà Nẵng)

7. Phạm Văn Nhân (thị trấn nông trường Rạng Đông, H.Nghĩa Hưng, Nam Định)

8. Trương Văn Hiền (thôn 3, xã Hòa Thắng, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk)

9. Nguyễn Tiến Hùng (Thanh Hóa, đã mất).

Danh sách do ông Trần Thiện Phụng cung cấp  (Nguyễn Phúc ghi)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 647 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 640 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 625 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 555 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 525 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 517 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 508 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 495 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 479 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 441 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.