Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 6
 Lượt truy cập: 24866548

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 25.04.2024 14:13
Chào đón Thủ tướng Phúc, Nhật bắt 3 người Việt nghi trộm cắp liên hoàn hàng triệu đô phát sóng TV
04.06.2017 21:13

Cảnh sát Nhật hôm qua bắt giữ ba người đàn ông Việt Nam nghi ngờ liên quan tới hàng loạt vụ trộm cắp tài sản có giá trị hơn 2 triệu USD.

Nhật bắt 3 người Việt nghi trộm cắp.

Nhật bắt 3 người Việt nghi trộm cắp.

Theo cơ quan điều tra Nhật, Nguyen Van Sau, 26 tuổi, cùng hai nghi phạm Việt Nam đã đột nhập và lấy đi nhiều tài sản trị giá 9.700 USD, trong đó có một nhẫn kim cương tại một ngôi nhà ở thành phố Komae, Tokyo vào tháng 12/2016.

Khám nhà Nguyen và những nghi phạm khác tại thành phố Ayase, tỉnh Kanagawa, cảnh sát phát hiện nhiều đồng hồ thương hiệu nổi tiếng và nhẫn kim cương. Tuy nhiên, khi bị bắt, các nghi phạm đều phủ nhận tội trộm cắp, theo ANN.

Cảnh sát Nhật nghi ngờ Nguyen cầm đầu băng nhóm trộm cắp hơn 30 thành viên người Việt, thực hiện hơn 300 vụ trên toàn quốc với thiệt hại ước tính 2,2 triệu USD từ tháng 6/2016 tới nay.



Nhật Bản lật chiêu ăn cắp của nhóm du học sinh CHXHCNVN

(Tin tức thời sự) - Đường dây ăn cắp số lượng lớn mỹ phẩm từ Nhật Bản và nhờ du học sinh chuyển về Việt Nam để bán đã bị cảnh sát Nhật Bản bắt giữ.

Tờ báo Mainichi của Nhật Bản hôm 5/4 thông tin, Cảnh sát tỉnh Osaka đã bắt 7 người Việt Nam với cáo buộc cầm đầu và tham gia vào đường dây chuyên ăn cắp mỹ phẩm ở Nhật Bản trong những ngày hội khuyến mãi để mang về bán lại ở Việt Nam.

7 du học sinh đều khoảng 20 tuổi, đã tham gia vào nhóm trộm cắp mỹ phẩm hoạt động tại Tokyo và Osaka, trong đó cựu sinh viên Dao The Quang được cho là người cầm đầu băng nhóm này. Có 3 người hiện đã bị kết án treo.

Nhat Ban lat chieu an cap cua nhom du hoc sinh Viet
7 du học sinh Việt bị bắt tại Nhật vì tội trộm cắp.

Dao The Quang và 2 người khác của nhóm hoạt động tại Tokyo đã bị bắt vì ăn cắp 25 món mỹ phẩm trị giá khoảng 24.000 yen (khoảng 5 triệu đồng) tại một cửa hàng giảm giá ở Himeji, tỉnh Hyogo vào tháng 10 năm ngoái.

4 người còn lại bị bắt vì ăn cắp một lượng lớn sản phẩm tại các cửa hàng thuốc và giảm giá ở quận Chuo, tỉnh Osaka vào tháng 5 và tháng 10/2016.

Nhóm bảy người này được cho là đã thực hiện 15 phi vụ trộm cắp, với tổng trị giá sản phẩm lên đến 1,3 triệu yen (khoảng 267 triệu đồng).

Các thành viên trong nhóm đã đến Nhật Bản bằng visa du học sinh từ năm 2013 và theo học các trường dạy tiếng Nhật ở đây.

Báo Mainichi cho biết các sinh viên này đã khai nhận với cảnh sát là họ lấy cắp sản phẩm là “để kiếm tiền trang trải chi phí học tập và sinh hoạt”.

Một phụ nữ Việt Nam thông qua mạng xã hội Facebook đã nói với các du học sinh tại Nhật Bản rằng bà sẽ mua sữa dưỡng da, kem chống nắng và các sản phẩm khác của Nhật Bản sản xuất. Người này yêu cầu các sinh viên giao hàng hóa ăn cắp được cho Dao The Quang. Mỗi lần như vậy, họ sẽ nhận được khoảng 100.000 yen (khoảng 20 triệu đồng).

Cũng thông qua Facebook, Dao The Quang sẽ tìm kiếm những sinh viên sắp quay về nước để nhờ họ mang mỹ phẩm về cùng, đổi lại Quang sẽ trả tiền vé máy bay cho họ. Cảnh sát tin rằng các sinh viên này không hề biết việc mỹ phẩm họ mang về là đồ ăn cắp.

Theo báo Mainichi, phần lớn các sản phẩm bị trộm là loại không được bán chính thức tại Việt Nam và các sản phẩm này khi mang về Việt Nam sẽ được bán lại với giá rất cao.

Cảnh sát đang điều tra khả năng đây là một nhóm tội phạm có tổ chức, chủ động tuyển các du học sinh có điều kiện tài chính hạn hẹp tham gia.

Nhat Ban lat chieu an cap cua nhom du hoc sinh Viet
Mô hình nhóm du học sinh Việt trộm cắp mỹ phẩm tuồn về Việt Nam.

Người Việt Nam trộm cắp ở Nhật Bản là một trong những vấn đề nổi cộm đặc biệt và là sự quan ngại của giới chức và cảnh sát nước này.

Hồi tháng 2 vừa qua, cảnh sát ở Nakano đã bắt giữ ba thanh niên quốc tịch Việt Nam vì có hành vi trộm cắp tài sản gồm son và các mặt hàng mỹ phẩm. Nghi can là Nguyễn Hồng Hiệp, 20 tuổi, khai nhận là sinh viên, cùng với hai người nữa đã bị bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi tại một cửa hàng ở Tokyo.

Tại cơ quan công an, Hiệp và đồng bọn bị cáo buộc thực hiện ba vụ trộm cắp tài sản vào tháng 11/2016, tháng trước và lần bắt quả tang vào ngày 27/1 mới đây, với 220 sản phẩm gồm son và các mặt hàng mỹ phẩm, tổng trị giá hơn 210.000 Yen (khoảng 42 triệu VND).

Nhà chức trách ở Nakano và Nerima đã phối hợp điều tra sau khi được trình báo về những vụ mất cắp xảy ra tại cửa hàng thuốc và mỹ phẩm này. Ba nghi can phủ nhận cáo buộc nói trên, song cảnh sát đã đưa ra những bằng chứng cụ thể cho thấy Hiệp và đồng bọn có liên quan đến những vụ mất cắp.

Hồi tháng 6 năm ngoái, Nhật báo Asashi Shimbun dẫn nguồn tin từ cảnh sát Asashi, tỉnh Chiba cho biết,  6 người đàn ông Việt Nam đã trộm 112 quả dưa lưới  thương hiệu Takami trên bán đảo Boso, tỉnh Chiba từ một trang trại.

Số dưa lưới đã bị cắt trộm vẫn còn xanh. Số người Việt Nam tham gia vụ trộm thừa nhận hành vi và nói chỉ muốn ăn thử.

Tổng giá trị số dưa bị trộm là 67.000 yen (khoảng hơn 14 triệu đồng).

Đại diện Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản cho biết mùa thu hoạch dưa lưới Takami thường rơi vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Tuy nhiên, những trái dưa trong vụ trộm vừa rồi còn quá xanh để có thể ăn như lời những người này nói.

Nhat Ban lat chieu an cap cua nhom du hoc sinh Viet
Tang vật 112 quả dưa lưới Takami trong vụ trộm - Ảnh: Asashi Shimbun

Truyền thông Nhật đã đưa tin nhan nhản về những vụ việc người Việt Nam ăn cắp tại Nhật, thế nhưng mức độ của vấn nạn ăn cắp của người Việt Nam tại Nhật đã đến mức mà cuối năm 2014, Japan Today phải dành riêng cả một bài báo dài đăng trên trang nhất để nói về vấn đề này.

Trong năm 2013, các cửa hàng Uniqlo tại vùng Tokai đã bắt được nhiều người Việt ăn trộm đến hơn 100 lần. Sau nhiều lần canh chừng, cảnh sát đã bắt được toàn bộ nhóm người trên.

Đầu năm 2014, cảnh sát Nhật đã bắt giữ một tiếp viên hàng không người Việt Nam vì tiêu thụ hàng ăn cắp. Cũng trong tháng 12/2014, một người Việt Nam tại tỉnh Gifu bị bắt vì ăn trộm dê thí nghiệm để xẻ thịt ăn.

Đại diện một số công ty tuyển sinh du học sang Nhật (du học Nhật Bản 2016) cho biết thời gian gần đây, các trường bên Nhật đã siết chặt các yêu cầu về hồ sơ chỉ riêng đối với du học sinh đến từ Việt Nam.

Cúc Phương

"Ăn cắp là văn hoá của công dân CHXHCNVN"

Sếp Nhật: 'Chúng mày sang đây để học và làm, không phải để ăn cắp'

Du học sinh Việt Nam ăn trộm bị bắt 

Chào các bạn, đây là lần đầu tiên tôi viết vài dòng tâm sự lên đây. So với phần lớn các anh em sang đây (Nhật), thì tôi thuộc thành phần khá già (đời đầu 8x). Mục tiêu của tôi sang đây để đi làm kiếm tiền (trả nợ, đóng học phí, gửi tiền nuôi vợ con). Nên ngoài thời gian lên lớp, còn lại tôi đi làm. Cày ngày, cày đêm mong kiếm đủ tiền sau có vốn làm ăn. Gần 2 năm sống ở Nhật, đi làm khá nhiều loại công việc, tiếp xúc với đủ hạng người. Tôi lập cho mình thói quen việc ai người ấy lo, không nói nhiều, ko can dự vào chuyện người khác. Tuy nhiên, có những việc mà các bạn vẫn "vô tư" cư xử như ở VN, làm ảnh hưởng đến rất nhiều người Việt khác, trong đó có tôi. Nên cho phép tôi chia sẻ một số vấn đề về ý thức, cũng như tác phong sinh hoạt. Không phải ai cũng vậy, nhưng chỉ một vài người kém ý thức, cũng khiến cho người khác họ nói, đó là "bọn Việt Nam", nhục lắm.
1. Vô kỷ luật:

Cái này thì rõ rồi, rất nhiều bạn thích nghỉ là nghỉ, đăng ký lịch đi làm nhưng hôm nay kêu mệt, nghỉ, trời mưa, nghỉ... đủ lý do, làm người quản lý ngày nào cũng đau đầu kêu hết người này tới người khác, vì không đủ người cho công ty bố trí vào các chuyền dẫn tới hậu quả là ở một số công ty, họ dần dần hạn chế không gọi người Việt đi làm nữa.

2. Hay trốn việc:

Đủ chiêu trò, nào là chui vào nhà vệ sinh ngồi hơn nửa tiếng, hay lén lên phòng chuke để ngủ (nhờ bạn người Việt làm cùng chuyền có ai hỏi thì báo đi vệ sinh). Có lần tôi vào nhà vệ sinh thấy một người quản lý ngồi hẳn trong đó để theo dõi mấy ông VN luôn. Các bạn đừng nghĩ họ không biết mà lầm đấy.

3. Tác phong làm việc uể oải, chậm chạp:

Có nhiều công việc đòi hỏi phải thao tác nhanh, nhưng một số bạn thì cứ tà tà, ai nhanh kệ họ, việc ta chậm cứ chậm. Không cần biết chuyền khác họ đang cần sản phẩm gấp, hay quy định phải đạt một số sản phẩm trong thời gian nhất định. Nếu có bạn Việt Nam nào làm nhiệt tình, nhanh nhẹn một chút, thì lập tức bị xéo, kiểu "làm nhanh thì lương có cao hơn tụi này đâu", hay "làm thế có huy chương không".... Rốt cuộc người khác họ nhìn tác phong làm việc đó đã thấy ghét rồi, đi trong xưởng nhìn cậu nào dáng đi chậm chạp, đủng đỉnh đích thị là người Việt. Nhìn sang các bạn Nepal xem, họ làm việc nhanh nhẹn, đi lại năng động lắm! Bạn Việt Nam nào làm tốt, nhanh nhẹn thì quản lý họ rất quý.

4. Coi thường các quy định của công ty:

Nhiều bạn đi làm mà chẳng thèm để ý đến quy định của công ty về trang phục, vệ sinh... đến nỗi có công ty tôi làm, tuần nào quản lý cũng bắt nhóm lao động Việt Nam họp để phổ biến các quy định của công ty, và nhắc nhở kỷ luật
5. Thụ động, kém ý thức học hỏi:

Có nhiều bạn mới đi làm lần đầu, tôi nhiệt tình hướng dẫn thì nhận được những ánh mắt hằn học, kiểu "không mượn, bố mày không cần". Riết rồi tôi cũng nản luôn. Làm một lúc y như rằng bị quản lý mắng cho vì làm sai, hỏng sản phẩm, rồi mắng sang cả tôi sao mày không chỉ cho nó? Công việc không khó, làm vài lần là biết, nhưng người mới thì nên chịu khó quan sát và học hỏi chứ?

6. Làm việc ẩu, vô trách nhiệm:

 Câu mà tôi hay nghe là, "ôi, kệ mẹ nó, có phải của mình đâu". Nhiều bạn làm việc rất ẩu và vô trách nhiệm, chỉ mong nhanh nhanh hết giờ để về. Nhiều cậu làm xong việc liền lén lén chạy ngay lên thay đồ để về. Cuối cùng chẳng có ai ở lại vệ sinh máy móc lau chùi, đến nỗi quản lý nhiều lần phải chạy lên lôi từng anh xuống để bắt dọn dẹp xong mới cho ra về, và cũng nhiều lần họ phải tổ chức họp hành để nhắc nhở về thái độ này.

7. Cái tính táy máy, ăn cắp vặt:

Biển cảnh báo du học cấm du học sinh lấy trộm ô

Cái này không nhiều, nhưng một vài vụ cũng khiến người Nhật coi khinh. Ví dụ, công ty quy định mang dép đi trong nhà, thì nhiều bạn không thèm mang theo, mà lên công ty xem có dép của ai để đó không là "vô tư" lấy dùng. Hoặc đi làm về thấy trời mưa thì chạy lại rút ngay một cái ô của người khác, đến nỗi một người quản lý đã quát vào mặt cả đám Việt Nam là: “Chúng mày sang đây để học và đi làm chứ không phải đi ăn cắp nhé” (ông này cực ghét người Việt). Hoặc nhiều lần quản lý đứng canh ngay cửa kiểm tra xem dép có phải của người đó hay không, có nhục không các bạn?

Có nhiều bạn rất có ý thức và làm việc tốt, được quản lý quý mến. Có thể bạn làm chăm chỉ thì lương không cao hơn người khác, nhưng bạn nhận được đó là sự tôn trọng. Mà theo tôi, người Nhật họ khác biệt so với các dân tộc khác, đó là mỗi cá nhân đều có ý thức xây dựng lòng tự trọng cho bản thân, và nhận được sự tôn trọng của người khác.

Sưu tầm

Nguồn: http://congdongnhatngu.blogspot.jp/2014/11/an-cap-la-van-hoa-cua-nguoi-v...

Bài tham khảo: Rùng mình trước thực trạng du học Nhật Bản

http://duhoc.thanhgiang.com.vn/rung-minh-truoc-thuc-trang-du-hoc-nhat-ba...

Du học Nhật Bản uy tín hay Du học Nhật Bản vừa học vừa làm

Sang Nhật Bản du học, một số du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam đã có những hành vi trộm cắp vặt xấu xí, khiến hình ảnh người Việt xấu đi trong mắt người Nhật. Những người nầ y đều có tưổi đảng, thân nhân cán bộ cao cấp thuộc thành phần ưu đãi của chế độ hiện nay, kkhông phải thường dân hoặc ngụy dân gây nên. 

Tại một vài nơi trên đất nước Nhật, người Việt không khỏi đau lòng khi nhìn thấy những tấm biển báo mà người Nhật ghi bằng tiếng Việt với nội dung: "Không được ăn cắp", "Ăn cắp là hành vi xấu sẽ bị cảnh sát bắt". Đáng buồn, đó lại là một vấn nạn trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật.

Trong một số lần tiếp xúc với cảnh sát Nhật, họ cũng hỏi tôi những câu hỏi xoay quanh vấn nạn này. Và người Việt ở Nhật như chúng tôi cũng không biết phải trả lời sao với họ nữa.

Những vụ ăn cắp của người Việt Nam trên báo Nhật

Đầu năm nay, báo Ashahi đưa tin 2 sinh viên người Việt, dù kiếm được khá nhiều tiền nhờ đi làm thêm hàng tháng nhưng lại bị bắt vì ăn trộm dê thí nghiệm để giết thịt tại một công viên thuộc tỉnh Gifu ở Nhật.

Trong một bài báo gần đây, một nghiên cứu sinh người Việt Nam sang Nhật theo diện học bổng 3 năm cho biết ở Nhật vì giá cả hàng hóa rất đắt đỏ, một đôi giày có giá từ 10 triệu đến 20 triệu nên những người như anh không thể có tiền mua giày và phải ăn cắp. Rồi việc các siêu thị ở Nhật không bắt gửi túi xách nên càng "tạo điều kiện" để có hành vi xấu. Sau nhiều lần ăn cắp các đồ ăn lặt vặt, anh nghiên cứu sinh này còn bê cả một chiếc tủ lạnh 200 lít về nhà để dùng vì giá tủ lạnh quá đắt. Sau đó anh còn ăn cắp rất nhiều đồ đạc để gửi cho người thân ở Việt Nam sử dụng.

Mới đây, vào tháng 10, một nữ sinh Việt Nam bị bắt vì ăn trộm thịt lợn trong siêu thị để nấu cho bạn trai ăn. Khi bị bắt và khám người, cô có mang theo trong người khoảng 80 nghìn yên, tức khoảng gần 15 triệu đồng Việt Nam nhưng cô vẫn cố tình ăn cắp gói thịt giá trị chỉ khoảng 50 nghìn đồng.

Thói ăn cắp vặt của 1 bộ phận người Việt ở Nhật - Đừng chặn đường của các thế hệ du học sinh đi sau! - Ảnh 1.

 Chi phí sinh hoạt ở Nhật thực ra không cao như người nước ngoài nghĩ - (Ảnh: Internet).

Cô khai cô và bạn trai kiếm được mỗi tháng hơn 40 triệu đồng nhờ đi làm nhiều việc khác nhau. Như vậy không thể nói vì đói nghèo túng bấn mà họ phải đi ăn trộm trong siêu thị. Kết quả nữ sinh này đã bị trục xuất khỏi Nhật. Và thường thì những người rời khỏi nước Nhật với lý do trên sẽ không có cơ hội quay lại Nhật trong tương lai.

Những vụ việc trên đây là số ít trong hàng chục vụ người Việt Nam ăn cắp ở Nhật bị bắt giữ, có trường hợp cả tiếp viên hãng hàng không lớn cũng ăn cắp trong thời gian dài và bị dẫn độ về nước.

Không thể bao biện hành vi ăn cắp bằng lí do giá cả đắt đỏ 

Chi phí sinh hoạt ở Nhật thực ra không cao như người nước ngoài nghĩ. Hai thứ chi phí tốn kém nhất là nhà ở và đi lại. Còn với chi phí đồ ăn, thức uống hay đồ dùng sinh hoạt hoàn toàn không quá đắt đỏ. Một đôi giày giá 10 đến 20 triệu đồng như anh nghiên cứu sinh nói thực ra là giá quá cao ngay cả so với rất nhiều người Nhật, nên việc người Việt Nam không có tiền mua là điều tất nhiên.

Thói ăn cắp vặt của 1 bộ phận người Việt ở Nhật - Đừng chặn đường của các thế hệ du học sinh đi sau! - Ảnh 2.&

Tấm biển cảnh cáo bằng tiếng Việt trong một siêu thị ở Nhật Bản

Quần áo ở Nhật có nhiều loại cao cấp hơn Việt Nam nhưng cũng có rất nhiều hãng bình dân, giá cả chấp nhận được ngay cả khi chưa vào đợt giảm giá. Ví dụ như một chiếc áo sơ mi thông thường có thể mua được ở mức giá khoảng 500, 600 nghìn đồng Việt Nam. Ở thời điểm sale vào khoảng tháng 7 hay tháng 12, chiếc áo sơ mi trên chỉ còn khoảng 300 nghìn, tương đương với giá ở Việt Nam.

Đối với thực phẩm, một gói thịt lợn ăn được 1 bữa có giá khoảng 50, 60 nghìn đồng, thịt bò đắt hơn một chút. Tuy nhiên chỉ cần sau 8h tối thì giá giảm đến 50% hoặc hơn nữa. Giá thịt bò và các loại rau củ quả cũng có loại đắt loại rẻ nhưng nhìn chung mỗi tuần kể cả sống ở Tokyo thì ăn uống nấu tại nhà cũng chỉ mất tối đa khoảng 10 nghìn yên (1,8 triệu đồng Việt Nam).

Với mức sống trên thì số tiền đi làm của một du học sinh - theo đúng quy định của luật pháp Nhật là 28 tiếng/tuần - hoàn toàn đủ sống chứ không thể đến nỗi cùng cực.

Đừng chặn đường sang Nhật của những thế hệ du học sinh về sau 

Ăn cắp ở bất kỳ nước nào cũng là xấu nhưng với người Nhật, đó còn là một hành vi tồi tệ khủng khiếp. Chắc hẳn chưa ai trong chúng ta quên được rằng sau trận động đất sóng thần năm 2011, dù hàng trăm nghìn người Nhật chìm trong đau khổ, cùng cực nhưng không có hành vi hôi của, trộm cắp, những người no bụng và có áo ấm sẵn sàng trả lại phần ăn, miếng áo của mình cho người thiếu thốn hơn.

Giáo sư Gregory Pflugfelder, người đứng đầu bộ môn nghiên cứu về văn hóa Nhật tại đại học Boston, Mỹ, khẳng định ở đâu cũng có người tốt người xấu nhưng chắc chắn rằng ở Nhật, từ “ăn cắp” và bạo lực gần như không có trong từ điển của họ.

Thói ăn cắp vặt của 1 bộ phận người Việt ở Nhật - Đừng chặn đường của các thế hệ du học sinh đi sau! - Ảnh 3.

 Ăn cắp ở bất kỳ nước nào cũng là xấu nhưng với người Nhật, đó còn là hành vi tồi tệ khủng khiếp - (Ảnh: Internet).

Người Nhật luôn tôn trọng văn hóa hướng đến cộng đồng, tránh làm ảnh hưởng đến cộng đồng một cách tối đa và cùng lúc đó đóng góp cho cộng đồng càng nhiều càng tốt. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào, trong đó có ăn cắp, được coi như gây tổn tại nghiêm trọng đến cộng đồng. Cũng chính vì tâm lý đó mà nước Nhật nằm trong nhóm nước có tỷ lệ tội phạm thấp nhất thế giới.

Lí giải điều này để thấy rằng, những hành vi ăn cắp của một bộ phận người Việt Nam trên đất Nhật -  trong con mắt của người dân đất nước mặt trời mọc - bị coi là vô cùng nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến cách họ nhìn nhận, đánh giá chung về người Việt Nam.

Theo số liệu Bộ Tư Pháp Nhật công bố tính đến cuối tháng 6/2015, có 124.820 người Việt Nam tại Nhật. Tốc độ tăng trưởng về số lượng người Việt Nam nhập cư vào Nhật trong năm vừa qua lên đến 140%.

Vì thế có cơ sở để lo ngại rằng nếu vẫn còn những vụ việc tương tự như trên, thì rõ ràng, một số ít người đi trước đang chặn đường sang Nhật của rất nhiều thế hệ du học sinh Việt đi sau.

Vì sao một số người Việt dễ dàng ăn cắp vặt tại Nhật?

Gần đây cư dân mạng nóng lên với tin người Việt Nam ăn cắp ở Nhật. Hầu như nơi nào đề cập đến vấn đề này cũng sẽ tràn ngập những nhận xét như "nhục", "con sâu làm rầu nồi canh" v.v.... Và cũng có vài người tự đi tìm cho mình câu trả lời cho câu hỏi là tại sao người Việt tại Nhật lại dễ dính vào ăn cắp như thế?


Mỗi người một ý kiến. Nhưng sau khi đọc hết khá nhiều bài viết cả tiếng Việt cũng như nghe ý kiến của người Nhật, tôi có thể tóm tắt lại câu trả lời có hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là quy kết cho việc quản lý lỏng lẻo ở các cửa hàng tại Nhật. Khuynh hướng thứ hai là quy cho việc do đời sống (người Việt) khó khăn.


Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan tôi cho rằng cả hai điều được nêu ra trên kia không phải là nguyên do chính. Vậy thừ nguyên do từ đâu?


1/ Nhìn nhận từ khía cạnh pháp luật, xã hội:

Pháp luật tại Nhật rất nghiêm minh. Vi phạm là bị xử lý. Ăn cắp nếu bị phát hiện thì dù là 1 que tăm đi nữa cũng sẽ bị xử lý theo luật. Và hầu như mọi thứ đều có luật lệ rõ ràng mọi người cứ theo đó mà làm. Nhờ sự nghiêm minh của pháp luật và tính tự giác cao độ của người Nhật mà ở Nhật ít khi có ẩu đả vì tai nạn giao thông. Cũng không có việc kẻ trộm bị đánh hội đồng như ở Việt Nam. Hơn nữa, hình phạt dành cho tội ăn cắp vặt(1) cũng rất nhẹ. Ngoài ra, cách cư xử của cảnh sát Nhật khi bắt được tội phạm cũng rất đúng mực. Do đó mà tổng thể hình phạt cả về tâm lý và về pháp luật dành cho tội ăn cắp là rất nhẹ. Điều này vô tình đã tạo ra sự yên tâm cho các "đạo tặc" con Lạc cháu Hồng".

Mặt khác, lỗ hổng pháp luật của Việt Nam cũng là một yếu tố cần bàn đến. Theo tôi được biết thì những người phạm tội ở Nhật khi quay về nước hầu như được "trắng án". Cho dù có phạm tội bị giam ở Nhật đi nữa thì khi về Việt Nam lý lịch vẫn "sạch sẽ"(2). Giả sử như lý lịch phạm tội ở Nhật được chuyển về Việt Nam cho "địa phương quản lý giáo dục" và được ghi rõ vào lý lịch thì tôi nghĩ sẽ góp phần rất lớn vào việc ngăn chặn nạn ăn cắp vặt của người Việt tại Nhật.


Một điểm cần đề cập đến là quan niệm về chuyện ăn cắp của các bên liên quan như các công ty phái cử lao động, các trung tâm giới thiệu lưu học sinh.... Hầu như những nơi này vì lý do nào đó mà đã có cách nhìn rất "vị tha" đối với nạn ăn cắp của những con người do mình đưa qua Nhật. Không ít lần trong công việc tôi đã trực tiếp liên lạc với các tổ chức này về việc người của họ ăn cắp thì đã số đều nhận được những câu trả lời đại loại: "Lần đầu nên tha cho họ đi". "Vì họ khó khăn nên mới thế". Chính từ những cách nhìn thiếu trách nhiệm của những người liên quan như thế này nên cho dù dân chúng bức xúc thì một số người Việt vẩn nhởn nhơ ăn cắp.


2/Nhìn nhận từ khía cạnh tâm lý:

Tôi có đọc một cuốn sách nói về những điểm xấu của người Nhật. Trong đó tác giả có đề cập đến việc người Nhật khi ở Nhật thì rất hiền nhưng khi ra nước ngoài thì rất hay "quậy phá" và hầu như không biết xấu hổ là gì. Và để giải thích cho hiện tượng này tác giả đã nêu ra yếu tố tâm lý "yên tâm" khi ra nước ngoài(3).Nghĩa là khi ở Nhật thì người Nhật sợ tiếng tăm nhưng khi ra nước ngoài thì có làm gì xấu cũng khó ai biết. Do đó tiếng xấu lan truyền ra bên ngoài hòan tòan không xảy ra.

Tương tự như thế, những người Việt đi ăn cắp nói riêng và làm chuyện không tốt tại Nhật nói chung cũng có chung tâm lý là không ai biết nên không sợ mang tiếng.

3/Có phải đời sống quá khó khăn đến nỗi phải đi ăn cắp?

Vài lần tôi đọc được những nhận xét trên cả báo Việt Nam lẫn báo nước ngoài rằng "do khó khăn quá nên người Việt Nam ở Nhật mới phải đi ăn cắp" , " do bị các công ty du học, xuất khẩu lao đông lừa đảo và o ép đến cùng cực nên mới đi ăn cắp để sống qua ngày"... Nếu như ai hoàn toàn không biết gì về đời sống ở Nhật thì sẽ tin và cảm thấy thương(hay thương hại cho những người đi ăn cắp kia).

Thực tế thì hoàn toàn khác. Vấn giá cả ở Nhật đắt đỏ và đời sống khó khăn thì cũng không sai. Và vấn đề có những người bị các công ty xuất khẩu lao động hay du học lừa cũng đúng. Thế nhưng bị lừa đến cùng cực phải đi ăn cắp để sống thì hoàn toàn sai sự thật.

Trước hết, nhờ internet phát triển mà người ta dễ dàng có được thông tin mình muốn. Vì vậy nên chắc chắn một điều là người đi(du học, xuất khẩu lao động)cũng ít nhiều biết thông tin về cuộc sống giá cả ở Nhật thế nào. Hơn nữa, các công ty xuất khẩu lao động hay du học có lừa đi nữa thì cũng không thể lừa được người đi đến mức cháy túi (để phải đi ăn cắp).

Vì sao? Câu trả lời đơn giản là ở Nhật này nếu chỉ để ở mức không bị chết đói thì một ngày bạn chỉ cần làm một giờ là đủ. Tôi cứ cho là có nơi trả rất bèo thì một giờ bạn cũng kiếm được 600 Yên. Với 600 Yên này bạn có thể "cầm cự" cho qua ngày. Ngoài lựa chọn mua mì gói, cơm nắm ở cửa hàng 24/24.

Tôi chỉ muốn đơn cử để chỉ ra rằng việc báo chí đưa tin "do đói nên phải đi ăn cắp" là hoàn toàn sai sự thật.

Ở Nhật, một người lành lặn bình thường nếu chịu khó thì sẽ không có chuyện "chết đói" !

Viết đến đây tôi chợt nhớ lại có một lần đi dịch cho cảnh sát vì họ bắt được 1 nnười Việt Nam ăn cắp. Và khi cảnh sát hỏi lý do ăn cắp thì người này trả lời là : "Do đời sống khó khăn!". Sau khi nghe câu trả lời này anh cảnh sát hỏi lại :" Thế ở Việt Nam cứ ai khó khăn thì có quyền đi ăn cắp sao?". Tôi biết câu hỏi này anh cảnh sát không chỉ dành riêng cho người ăn cắp mà còn dành cho cả tôi(bởi lẽ tôi cũng là một người Việt Nam)...

Thành tích XHCN và học tập đạo đức bác Hồ: Người Việt ăn cắp bị bắt ở Nhật gây rúng động facebook

Video được phát trên một kênh truyền hình Nhật cho thấy một một thanh niên bị cảnh sát bắt vì tình nghi ăn cắp mỹ phẩm trong các hiệu thuốc ở tỉnh Kagawa.

Video được một hãng thông tấn lớn của Nhật phát trên sóng truyền hình sáng 13/4 đã gây rúng động cộng đồng người Việt đang học tập và làm việc sinh sống nơi đây.

“Thật quá xấu hổ, chỉ vì những "con sâu làm rầu nồi canh” mà giờ đây, đi đâu người Nhật cũng nhìn người Việt bằng ánh mắt kỳ thị…” - Đó là lời chia sẻ của Facebooker Cham Nguyen sau khi xem video về một thanh niên người Việt vừa bị cảnh sát Nhật bắt vì nghi ngờ ăn cắp một số lượng lớn mỹ phẩm trong các hiệu thuốc ở tỉnh Kagawa.

“Giờ ở Nhật đi đến đâu mà nhắc tới người Việt là họ lại nghĩ đến các vụ trộm cắp. Thấy người Việt đi vào siêu thị, nhà thuốc thì họ soi từ đầu đến chân. Tôi buồn quá!” - facebooker Son Tran Huy xót xa.

“Tôi sống ở Nhật đã được 7 năm, cũng chỉ là một du học sinh tự túc qua đây bươn chải từ rửa bát đến quét dọn, ngày nào cũng dậy từ sáng sớm cho đến tối mịt mới về. Có những lúc, tôi phải đi mót từng đồng tiền lẻ, cóp lại để đi mua một vỉ trứng, nhưng tôi không bao giờ nghĩ sẽ đi ăn trộm hoặc là lấy của ai đó cái gì. Vì tôi thấy nó nhục nhã lắm. Bởi tôi đường hoàng là một thanh niên đủ chân đủ tay, sao phải đi làm cái việc để người ta khinh như vậy, làm thế khác nào đang bôi nhọ bố mẹ, quê hương đất nước mình” - nick Văn Dũng Nguyễn bức xúc.

“Tôi chỉ xin những người môi giới xuất khẩu lao động có cái tâm khi giới thiệu, đừng vẽ ra miền đất hứa để rồi họ vỡ mộng. Dẫu biết rằng “có thực mới vực được đạo” nhưng không vì thế mà túng quẫn làm liều. Ở quê nhà cha mẹ ta cũng khó khăn vất vả, nhưng có ai dạy làm điều trộm cắp đó đâu? “Đói cho sạch, rách cho thơm”, ông bà đã dạy như vậy mà” - Facebooker Quang Tuan Tran khuyên nhủ.

2-5742-1397622707.jpg

Video đang được cộng đồng mạng lan truyền trên Facebook.

>> Xem thêm: Vì sao có những người Việt ở Nhật Bản lại ăn cắp

Trần Hưng tổng hợp

Khách mời bị đuổi khỏi sự kiện Thủ tướng Phúc vì 'mối nguy an ninh'

Đó là một sự kiện đặc biệt quan trọng mà bà Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao không thể bỏ lỡ. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có bài diễn văn tại một viện nghiên cứu chính sách ở Washington sau khi hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 31 tháng 5. Nhiều quan chức cao cấp của Việt Nam cũng góp mặt.

Là người thường xuyên tham dự những sự kiện liên quan đến Việt Nam và Châu Á được tổ chức ở Mỹ, bà Giao là một trong những người đầu tiên đến trụ sở Quỹ Di sản (Heritage Foundation), nơi ông Phúc có bài phát biểu. Sau khi đăng ký và đi qua kiểm tra an ninh, bà đi vào hội trường với ý định tìm một chỗ ngồi tốt ngay chính giữa, sau hai hàng ghế được dành riêng cho các quan chức Việt Nam vẫn còn để trống.

Khách tham dự bắt đầu đổ vào mỗi lúc một đông. Sự kỳ vọng gia tăng trong khi còn vài phút nữa là tới giờ Thủ tướng bắt đầu đọc bài diễn văn, theo lịch trình diễn ra vào 5 giờ chiều thứ Tư tuần trước.

Đó là lúc bà Giao bị yêu cầu phải rời khỏi hội trường ngay lập tức. Lý do: Bà bị xem là “mối nguy an ninh.”

Phóng viên VOA có mặt trong hội trường nơi diễn ra sự kiện này. Dù không chứng kiến khoảnh khắc bà Giao bị mời ra ngoài, VOA trước đó nhìn thấy bà Giao đến bắt tay và chào hỏi những quan chức cao cấp của Việt Nam ngồi ở hàng ghế đầu tiên, bao gồm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Đại sứ Phương Nga đứng lên chào và mỉm cười khi bà Giao tới bắt tay và trò chuyện.

“Họ cũng nói chuyện nhã nhặn thôi,” bà Giao thuật lại sự việc với VOA. “Ý của tôi là muốn đặt câu hỏi sau này cho nên muốn chờ ông Phúc nói chuyện xong rồi thì có dịp sẽ phỏng vấn và nói chuyện với họ.”

Nhưng không lâu sau khi bà quay trở lại chỗ ngồi để viết câu hỏi, bà nhận thấy mình bị săm soi bởi những người mà bà nói là “mật vụ cộng sản.” Bà cho biết một nhân viên an ninh người Mỹ đến chỗ bà ngồi và mời ra ngoài. Bà nhanh chóng nhận ra rằng sự hiện diện của mình là một vấn đề đối với các nhân viên an ninh Việt Nam và bà sẽ không được phép tham dự sự kiện nữa.

“Khi mà đi ra thì thấy mấy người mật vụ của cộng sản Việt Nam đứng ở ngoài khá đông, chắc cũng phải trên năm người. Họ nhìn tôi xong họ gật gật đầu với nhau nói là, ‘Đúng rồi.’ Họ hỏi tôi là tại sao vào đây. Tôi nói là tôi là khách của Quỹ Di sản,” bà Giao kể.

Bà Giao nói khi bà cố gắng giải thích bà có tên trên danh sách khách mời và được cấp thẻ khách mời, các nhân viên an ninh của phái đoàn Việt Nam khăng khăng đòi bà trả lại thẻ này trong khi nhân viên an ninh của Quỹ Di sản hối thúc bà chấp hành yêu cầu đó.

Bà cương quyết từ chối và đòi được nói chuyện với giới chức cao cấp của Quỹ Di sản, theo lời bà Giao.

“Lúc đó mấy người mật vụ của Việt cộng họ có vẻ khó chịu lắm. Họ nói là ‘Chị có giấy mời không, chúng tôi có mời chị đâu, tại sao chị đến đây?’ Tôi cũng không muốn nói gì tại vì tôi nghĩ họ là khách của Quỹ Di sản. Tôi cũng là khách và tôi thường đến Quỹ Di sản nhiều nữa, thì tôi thấy thái độ đó không chấp nhận được.

“Tôi mới nói là tôi là công dân Hoa Kỳ, ở đây có quyền tự do báo chí, tôi đến đây là nhân danh báo chí và có sự đồng ý mời của Quỹ Di sản. Đây là chuyện bình thường ở Hoa Kỳ, đây không phải là Việt Nam.”

“Nhưng mà mấy người đó rất là khó chịu, có lẽ là họ sợ gần đến giờ ông Phúc đến thì họ làm dữ lên. Họ đòi mấy người nhân viên an ninh mang tôi ra. Tôi không ra. Ông nhân viên an ninh mới nói là kêu cảnh sát.”

Bà Giao kể bà buộc lòng phải đi theo nhân viên an ninh này và tranh cãi kéo dài từ trong thang máy ra ngoài cửa tòa nhà. Một phần cuộc tranh cãi được ghi lại bởi một người gốc Việt đứng ở bên ngoài chờ gặp Thủ tướng Việt Nam.


“Thưa bà, chúng ta nói như vậy đủ rồi,” nhân viên an ninh này đáp trong khi bà Giao liên tục đòi ông này giải thích. “Tôi đã trả lời bà rồi. Họ nói là mối nguy an ninh.”

“Nhưng sao họ lại sợ tôi?” chị Giao tiếp tục chất vấn trong khi bị dẫn ra khỏi khuôn viên tòa nhà.

“Thưa bà, tôi không biết,” nhân viên an ninh này nói.

Trong tâm của họ lúc nào cũng nghĩ những người Việt Nam ngoài này là đối thủ của họ chứ họ không nghĩ chúng ta là những người Mỹ gốc Việt, chỉ muốn cho Việt Nam được tốt đẹp hơn.

Quỹ Di sản không hồi đáp những email và cuộc gọi điện thoại của VOA hỏi về sự việc.

VOA đến tận nơi để tìm gặp nhân viên an ninh áp tải bà Giao ra khỏi tòa nhà. Người này xưng tên là Robert Fisher và từ chối bình luận.

Sau đó, cấp trên của ông Fisher cũng bước ra trao đổi với VOA. Ông này cũng từ chối bình luận và đề nghị VOA chuyển những câu hỏi sang bộ phận báo chí của Quỹ Di sản.

“Bộ phận báo chí đang bận không tiếp xúc được,” ông này nói.

Bà Giao, Chủ tịch Hội Tiếng nói Người Mỹ gốc Việt chuyên cổ súy sự tham gia dân sự thông qua hoạt động tổ chức cộng đồng ở quanh khu vực thủ đô Washington, cho biết đây không phải là lần đầu tiên bà gặp phải sự đối xử này. Đó là bởi vì bà thường hay tham dự những sự kiện có quan chức Việt Nam tới phát biểu và đặt những câu hỏi liên quan đến dân chủ-nhân quyền khiến họ bối rối, theo lời bà.

“Thật sự lần đó thì tôi không bị mời ra ngay lúc đó nhưng mà những lần sau khi mà có ông [Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình] Minh hay ông [Chủ tịch nước Trương Tấn] Sang đến, tôi muốn tham dự thì tôi không được [cho vào],” bà Giao kể về một trải nghiệm tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nơi thường hay tổ chức những buổi nói chuyện của các quan chức Việt Nam tại Washington. “Họ gửi email mời dự, mình trả lời RSVP (hồi âm) nhưng mà khi mình đến thì họ không đồng ý cho mình tham dự.”

Thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn bị nhiều tổ chức vận động nhân quyền quốc tế chỉ trích vì hạn chế những quyền căn bản như tự do ngôn luận, báo chí, lập hội và tôn giáo trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và blogger thường xuyên bị sách nhiễu, hăm dọa, tấn công và bỏ tù, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền.

Bà Giao mô tả mình là một người có thái độ “khá ôn hòa” và muốn đối thoại thẳng thắn trong tinh thần mang tính xây dựng. Vì thế, bà nói bà thường chủ động đến bắt tay chào hỏi những quan chức này. Nhưng thái độ dè chừng và khép kín của họ khiến những cuộc trao đổi khó khăn hơn, như khi bà tìm cách tiếp xúc với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong một lần ông đến dự cuộc tọa đàm tại CSIS.

“Không biết vì lý do gì khi mà ông Phạm Bình Minh đi ra cửa, ông ấy đi ngang chỗ tôi, tôi thực sự mà nói chỉ là một người bình thường, ông ấy đi ngang thì mình cũng đứng lên chào, không biết sao ông ấy rất là sợ,” bà kể.

“Ông ấy thấy mình đứng lên muốn chào thì ông ấy lùi lại và người bảo vệ thì lại tưởng tôi muốn làm gì ông ấy, nhưng mà thấy họ rất là sợ.

“Trong tâm của họ lúc nào cũng nghĩ những người Việt Nam ngoài này là đối thủ của họ chứ họ không nghĩ là chúng ta là những người Mỹ gốc Việt, chỉ muốn cho Việt Nam được tốt đẹp hơn.

“Trong lòng họ rất sợ hãi, đó là điều tôi nhận thấy,” bà Giao chia sẻ.

Bà Giao nói sự việc ở Quỹ Di sản khiến bà “hơi bực mình” nhưng không khiến bà nản lòng. Và bà vẫn muốn đến dự những buổi nói chuyện có sự hiện diện của các quan chức Việt Nam.

“Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt, chúng tôi nghe được người dân thì chúng tôi phải có mặt và phải được lên tiếng,” bà nhấn mạnh. “ Có như thế thì tiến trình ‘hữu nghị’ mới phát triển tốt đẹp được.”



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 564 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 557 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 458 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 441 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 418 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 368 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 366 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 350 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 325 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 316 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.