Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24836631

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 18.04.2024 13:52
Độc tài kiêm bất tài nên thất bại: Tập trung chống ma tuý, Duterte không kịp trở tay trước IS
11.06.2017 18:06

Tổng thống Duterte biết trước về mối đe dọa từ phiến quân nhưng lại dồn lực cho cuộc chiến chống ma túy chết chóc, khiến ông gần như không kịp trở tay khi Marawi bị tấn ông.

Trước khi tấn công thành phố Marawi cách đây 3 tuần, nhóm chiến binh Hồi giáo từng đối đầu với lực lượng chính phủ Philippines tại đây hồi năm ngoái. Khi đó, họ đưa ra đề nghị ngừng bắn.

Tuy nhiên, Tổng thống Rodrigo Duterte đã từ chối đề nghị. "Chúng nói chúng sẽ tới Marawi và thiêu rụi nơi này", ông Duterte nói vào tháng 12/2016. "Và tôi nói 'xin mời, cứ tự nhiên'".

Ước gì, được nấy - Hàng trăm tay súng của nhóm Maute và các nhóm phiến quân đồng minh chiến đấu dưới sắc cờ đen của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã đột kích vào Marawi đêm 23/5, khiến tổng thống Philippines phải thiết quân luật lên toàn vùng Mindanao. Đây là thử thách lớn nhất đối với chính quyền Duterte trong năm đầu nhiệm kỳ.

Phớt lờ mối đe dọa

Vị tổng thống, vốn dành nhiều tâm sức cho chiến dịch chống ma túy đến nay đã lấy đi sinh mạng của hàng nghìn người Philippines, dường như không chuẩn bị cho việc ứng phó với mối đe dọa từ quân phiến loạn hoành hành ở miền Nam đất nước trong nhiều năm.

"Chính phủ Philippines về cơ bản đã phủ nhận sự lớn mạnh của IS và các nhóm 'chân rết' của tổ chức này", giáo sư Zachary M. Abuza của Đại học Chiến tranh Quốc gia (Washington, Mỹ), chuyên gia về an ninh Đông Nam Á, nói với New York Times. "Tâm trí ông Duterte chỉ dành cho chiến dịch chống ma túy".

Tap trung chong ma tuy, Duterte khong kip tro tay truoc IS hinh anh 1

Quân đội và cảnh sát Philippines phá cửa xông vào một căn nhà trong cuộc truy quét nhóm phiến quân Maute tại Marawi. Ảnh: Reuters.

Lực lượng chính phủ đã không thể đẩy lùi nhóm phiến quân dù đã triển khai cả lực lượng trên bộ lẫn đánh bom Marawi từ trên không. Hơn 200 người đã chết, bao gồm 24 dân thường, 58 binh sĩ và cảnh sát, và ít nhất 138 tay súng nổi dậy, theo quân đội Philippines.

Hàng chục nghìn người đã phải rời bỏ nhà cửa và nhiều nơi ở Marawi biến thành đống đổ nát. Quân đội cho biết họ đã giành quyền kiểm soát 90% diện tích thành phố nhưng phiến quân vẫn đang ẩn nấp ở 3 khu vực trung tâm. Các nhà phân tích nói quân chính phủ có ít kinh nghiệm chiến đấu ở đô thị, nơi phiến quân hòa lẫn với dân thường.

Tổng thống Duterte đã tuyên bố 60 ngày thiết quân luật đối với toàn bộ đảo Mindanao, bao gồm thành phố Marawi và quê nhà của ông, thành phố Davao. Ông cũng 2 lần đặt ra thời hạn để quân đội giành lại Marawi, thành phố Hồi giáo lớn nhất Philippines, nhưng cả 2 lần đều bất thành khi cuộc chiến vẫn tiếp diễn.

Hôm 9/6, tướng Restituto Padilla dự đoán chính phủ sẽ giành lại Marawi trước thứ Hai tuần sau, tức 12/6 - ngày quốc khánh Philippines. Đến hôm 10/6, 13 lính thủy đánh bộ Philippines mất mạng trong một trận đối đầu với phiến quân tại Marawi.

IS mở rộng ở Đông Nam Á 

Việc nhóm Maute đánh chiếm Marawi nhằm thành lập một "nhà nước Hồi giáo" (caliphate) ở Đông Nam Á đánh dấu một bước tiến quan trọng của lực lượng IS cũng như một sự tái sắp xếp rõ ràng của mối đe dọa từ phiến quân ở miền Nam Philippines.

Lần đầu tiên, Philippines bị đưa vào bản đồ cùng các "quốc gia thất bại" như Libya và Afghanistan, những nơi đồng minh của IS đánh chiếm các phần lãnh thổ để thành lập "caliphate". Sự kiện tại Philippines cũng giúp IS có thêm cứ điểm khu vực khác trong nỗ lực mở rộng ảnh hưởng toàn cầu.

Theo ông Sidney Jones, giám đốc Viện Phân tích Chính sách về Xung đột, IS đã kêu gọi các chiến binh nếu không thể đến Syria thì hãy gia nhập lực lượng thánh chiến ở Philippines. Các tay súng từ Indonesia, Malaysia, Chechnya, Yemen và Saudi Arabia có mặt trong số phiến quân thiệt mạng tại Marawi.

Tap trung chong ma tuy, Duterte khong kip tro tay truoc IS hinh anh 2

Cờ đen IS xuất hiện trên đường phố Marawi. Ảnh: Reuters.

Mindanao từ lâu đã là điểm nóng của lực lượng nổi dậy với rất nhiều nhóm có vũ trang hoạt động ngoài tầm kiểm soát của chính phủ. Cho đến sự kiện tại Marawi, nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf nổi tiếng toàn thế giới với các vụ bắt cóc tống tiền, gần như đã một tay biến Đông Nam Á thành "thủ phủ cướp biển thế giới", hơn cả vùng Sừng châu Phi.

Vụ việc tại Marawi cũng cho thấy sự trỗi dậy của Isnilon Hapilon, một lãnh đạo lâu năm của Abu Sayyaf. Năm ngoái, Hapilon (51 tuổi) đã được IS phong vương (emir) tại khu vực Đông Nam Á. Từng hoạt động ở đảo Basilan, y là một trong những kẻ khủng bố được Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy lùng gắt gao nhất và Mỹ đã đưa ra phần thưởng 5 triệu USD cho ai bắt được y.

Rất nhiều nhóm khác nhau đã đi theo Hapilon, nổi bật nhất là Maute do anh em Omar và Addullah Maute lãnh đạo. Được giáo dục ở Trung Đông, anh em Maute hoạt động ở khu vực Marawi và gần đây đã chấp nhận Hapilon là thủ lĩnh của họ.

Nhóm Maute được cho là đứng sau vụ đánh bom chợ ở thành phố Davao hồi tháng 9 năm ngoái khiến 15 người chết.

'Tôi sẽ ăn gan hắn ta'

Ông Duterte là tổng thống đầu tiên của Philippines xuất thân từ Mindanao và trong chiến dịch tranh cử ông từng cam kết sẽ mang lại sự yên bình cho khu vực. Vụ đánh bom ở Davao có lẽ là nguồn cơn khiến ông buông lời thách thức đầy giận dữ với nhóm Maute hồi tháng 12.

"Đó là sự táo bạo thường thấy mang thương hiệu Duterte", Roilo Golez, cựu cố vấn an ninh quốc gia làm việc cho Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo, nhận định. "Đây là cách để khiến đối thủ khiếp sợ. Cách này phần lớn là có hiệu quả"

Tuy nhiên, cách này lại không hiệu quả với những tay súng Hồi giáo ở Mindanao.

Sau cuộc đối đầu giữa quân chính phủ và Abu Sayyaf hồi tháng 4, ông Duterte nói rằng cách để ngăn chặn phiến quân là "ăn" họ. "Cứ khiến tôi nổi điên đi", ông nói. "Đưa tôi một tay khủng bố. Đưa tôi muối và giấm. Tôi sẽ ăn gan hắn ta".

Tap trung chong ma tuy, Duterte khong kip tro tay truoc IS hinh anh 3

Tổng thống Duterte (giữa) phát biểu tại một doanh trại quân đội hôm 11/6  sau khi thăm các binh sĩ chiến đấu ở Marawi bị thương. Ảnh: Reuters.

Vào tháng 5, quân đội Philippines được chỉ điểm rằng Hapilon đã đến Marawi để nhập hội với anh em Maute. Khi các binh sĩ lùng sục căn nhà được cho là nơi Hapilon trú ẩn, hy vọng bắt được y và nhận lấy 5 triệu USD, họ bất ngờ khi thấy hàng chục chiến binh có vũ trang "nghênh đón" họ.

Một đoạn video sau đó được quân đội phục hồi và hãng tin AP công bố cho thấy các lãnh đạo phiến quân đã lên kế hoạch đánh chiếm Marawi nhiều ngày trước khi chính phủ Philippines biết về sự có mặt của Hapilon ở đây.

Việc Tổng thống Duterte tuyên bố thiết quân luật đã giúp bắt giữ Cayamora Maute, cha của anh em Maute, cùng một số thành viên khác vào hôm 6/6 tại một chốt kiểm tra ở Davao. Một số người lo sợ rằng tình trạng thiết quân luật có thể được mở rộng ra toàn đất nước, một ý định mà ông Duterte đã công khai tuyên bố để có thể sử dụng quân đội cho cuộc chiến chống ma túy.

"Có người đang lo lắng và sợ hãi rằng điều này sẽ là nền tảng cho việc thiết quân luật", Richard Javad Heydarian, nhà phân tích chính trị, tác giả cuốn Duterte's Rise (Sự trỗi dậy của Duterte), cho biết. "Điều này có thể càng khiến cho cộng đồng thiểu số Hồi giáo cảm thấy bị cô lập".

Thất bại của tiến trình hòa bình

Người theo đạo hồi chỉ chiếm khoảng 5% dân số Philippines nhưng một phần lớn trong số họ, ước tính khoảng 20-40%, sống trên đảo Mindanao.

Những khó khăn từ xa xưa của người Moro theo đạo Hồi ở đây, tình trạng đói nghèo gia tăng cũng như những khu vực vô tổ chức rộng lớn đã tạo cơ hội cho IS. Tiến trình hòa bình mà Tổng thống Benigno S. Aquino, người tiền nhiệm của Duterte, từng theo đuổi đã dậm chân tại chỗ vào năm 2015 và tiếp tục như vậy dưới thời ông Duterte.

"Không phải sự lan rộng của IS ở Iraq và Syria khiến IS trỗi dậy ở Philippines, mà lý do chính là sự thất bại của tiến trình hòa bình", giáo sư Abuza nói.

Mối đe dọa gia tăng ở miền nam đất nước nhiều khả năng sẽ buộc ông Duterte cải thiện quan hệ với Mỹ, một quá trình đã bắt đầu từ khi Tổng thống Trump đắc cử.

Ông Duterte từng chỉ trích Mỹ kịch liệt khi Mỹ lên án chiến dịch chống ma túy và từng kêu gọi "thoát ly" khỏi Mỹ khi Tổng thống Barack Obama còn tại nhiệm. Tuy nhiên, ông Trump nói sẵn sàng xem xét lại các cáo buộc, đồng thời ca ngợi ông Duterte "làm việc không thể tin được về ma túy".

Tap trung chong ma tuy, Duterte khong kip tro tay truoc IS hinh anh 4

Một người mẹ ngồi khóc bên cạnh đứa con trai bị thương trong cuộc đọ súng giữa quân chính phủ và nhóm Maute tại Philippines. Ảnh: Reuters.

Các lãnh đạo của quân đội Philippines đã thuyết phục được ông Duterte không cắt giảm hợp tác quân sự, bao gồm chương trình hỗ trợ về nghiệp vụ, trang thiết bị và tình báo chống khủng bố lâu nay giữa Manila và Washington. Từ năm 2001, Mỹ đã duy trì lực lượng xoay vòng với khoảng 50 đến 100 quân ở miền nam Philippines để chiến đấu với Abu Sayyaf.

Đại sứ quán Mỹ tại Manila cũng cho hay lực lượng đặc nhiệm Mỹ cũng đang hỗ trợ quân đội Philippines trong cuộc chiến tại Marawi, ty nhiên không nói rõ chi tiết.

"Quan hệ quân sự của chúng tôi với Philippines vẫn mạnh mẽ và trải rộng trên nhiều phương diện", Emma Nagy, người phát ngôn của sứ quán Mỹ tại Philippines, cho biết. "Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã hỗ trợ ở miền nam Philippines trong nhiều năm, theo yêu cầu của một vài chính quyền khác nhau tại Philippines".

Dù cuộc chiến tại Marawi có thể kết thúc vào thứ Hai, như hy vọng của quân đội Philippines, phong trào nổi dậy ở miền Nam nước này vẫn còn lâu mới chấm dứt. Bản chất táo bạo của cuộc đánh chiếm, dù cho có thất bại, có thể sẽ giúp thu hút nhiều tay súng gia nhập các nhóm phiến quân hơn trước, bao gồm thành viên của các nhóm Hồi giáo vẫn không bị ảnh hưởng và không thỏa mãn với một tiến trình hòa bình đang chết dần chết mòn.

"Nếu ông Duterte không động tay vào tiến trình hòa bình, toàn bộ vấn đề sẽ còn nhức nhối trong thời gian dài", giáo sư Abuza nói. "Không gian ngoài kiểm soát" ở Mindanao, theo vị chuyên gia, "là mối đe dọa an ninh với khu vực, không phải chỉ với Philippines".

Theo Đông Phong (Tri Thức Trực Tuyến)

Tổng thống Philippines nói không nhờ Mỹ giải phóng thành phố bị phiến quân chiếm đóng

Dân trí Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 11/6 nói rằng chính phủ của ông không nhờ sự giúp đỡ của Mỹ cũng như không hề hay biết Mỹ đưa đặc nhiệm tới Marawi để đối phó phiến quân Hồi giáo cho tới khi họ tới đây.
 >> Đặc nhiệm Mỹ giúp Philippines diệt phiến quân thân IS
 >> Philippines dốc sức giải phóng thành phố bị phiến quân chiếm đóng

 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Reuters)

Theo Reuters, phát biểu tại cuộc họp báo hôm qua tại thành phố Oro, Tổng thống Philippines Duterte khẳng định, ông chưa bao giờ đề nghị Mỹ giúp đỡ giải quyết tình hình ở Marawi, thành phố miền nam đang bị phiến quân Hồi giáo Maute chiếm đóng.

Khi được hỏi về việc Mỹ điều lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ Philippines trong cuộc chiến chống phiến quân thân Tổ chức Hồi giáo tự xưng (IS) ở Marawi, ông Duterte cho biết ông “không hề hay biết cho tới khi họ đưa lực lượng tới”.

Đây là bình luận đầu tiên của người đứng đầu chính phủ Philippines sau khi Reuters dẫn lời người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ tại Philippines ngày 10/6 nói rằng: Quân đội Philippines tham gia cuộc chiến chống phiến quân tại Marawi (Ảnh: Reuters)

“Theo đề nghị của chính phủ Philippines, lực lượng đặc nhiệm Mỹ tham gia hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP) trong các chiến dịch đang diễn ra tại Marawi, nhằm giúp các chỉ huy của AFP chiến đấu với các phiến quân của nhóm Maute và Abu Sayyaf”. Người phát ngôn từ chối cung cấp thông tin chi tiết về sự hỗ trợ của Mỹ trong các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và các nhóm phiến quân có dính líu tới IS tại thành phố Marawi trên đảo Mindanao, miền nam Philippines.

Hiện chưa rõ có phải quân đội Philippines đã tự ý đề nghị sự giúp đỡ từ Mỹ hay không. Quân đội Philippines hôm 10/6 chỉ nói rằng đang nhận sự hỗ trợ kỹ thuật từ quân đội Mỹ nhưng khẳng định binh sĩ Mỹ không tham gia vào chiến sự ở Marawi.

Phiến quân Maute tấn công và chiếm đóng thành phố Marawi trên đảo Mindanao, miền nam Philippines từ hôm 23/5. Các cuộc giao tranh giữa quân đội và phiến quân đến nay đã khiến gần 200 người thiệt mạng, hàng chục nghìn người phải sơ tán. Giới quân sự Philippines cho biết, hiện phiến quân Maute chỉ còn kháng cự ở vài khu vực nhỏ sau khi quân đội chặn đứng nguồn tiếp viện tay súng, lương thực và đạn dược của chúng. Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Philippines, Tướng Eduaro Ano, hôm qua cho biết chiến sự ở Marawi có thể sẽ kết thúc trong vài ngày nữa.

Minh Phương

Theo The Hill

Hàn Quốc: Triều Tiên dùng động cơ máy bay không người lái do Mỹ sản xuất

Dân trí Các nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết một máy bay không người lái được tìm thấy ở gần biên giới giữa nước này với Triều Tiên hồi tuần trước có phần động cơ do Mỹ sản xuất.

Bức ảnh chụp vật thể được cho là máy bay không người lái Triều Tiên được tìm thấy ở Inje do truyền thông Hàn Quốc công bố (Ảnh: Reuters)
Bức ảnh chụp vật thể được cho là máy bay không người lái Triều Tiên được tìm thấy ở Inje do truyền thông Hàn Quốc công bố (Ảnh: Reuters)

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc ngày 9/6 thông báo một người dân địa phương đã phát hiện ra một máy bay không người lái rơi trên một ngọn núi ở Inje, tỉnh Gangwon - khu vực gần biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Hàn Quốc tin rằng đây là máy bay không người lái Triều Tiên, trước đó đã bay từ Triều Tiên sang Hàn Quốc để phục vụ mục đích do thám. Truyền thông Hàn Quốc đưa tin máy bay này dài 1,8 m với độ sải cánh là 2,4 m. Máy bay không người lái này cũng giống với một chiếc từng được tìm thấy ở một hòn đảo phía tây cách đây 3 năm.

Một số nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết phần động cơ của máy bay không người lái Triều Tiên được phát hiện lần này là do Mỹ sản xuất. Ngoài ra, công suất của động cơ này lớn gấp 3 lần so với động cơ của các máy bay không người lái Triều Tiên, vốn do Séc chế tạo, trước đây.

Cũng theo các nguồn tin trên, Hàn Quốc đã phát hiện một camera kỹ thuật số của Nhật Bản được gắn trên máy bay không người lái Triều Tiên lần này. Đây là sản phẩm không nằm trong danh sách cấm bị xuất khẩu sang Triều Tiên theo lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.  Thành Đạt Theo NHK


Philippines tìm ra nơi ẩn náu trùm khủng bố khét tiếng nhất châu Á

Dân trí Quân đội Philippines cho rằng, Isnilon Hapilon, thủ lĩnh nhóm phiến quân Abu Sayyaf, đang ẩn náu cùng với các tay súng nước ngoài ở thành phố Marawi, nơi 13 lính thủy đánh bộ Philippines thiệt mạng hồi tuần trước.
 >> Tổng thống Philippines nói không nhờ Mỹ giải phóng thành phố bị phiến quân chiếm đóng
 >> Philippines dốc sức giải phóng thành phố bị phiến quân chiếm đóng
 >> Tiết lộ âm mưu khủng khiếp của IS ở Philippines

 Phát ngôn viên Lực lượng vũ trang Philipines Restituto Padilla Jr (trái) cho biết, quân đội Philippines tin Isnilon Hapilon (phải) đang ẩn náu ở Marawi. (Ảnh:Phil Star)

Phát ngôn viên Lực lượng vũ trang Philipines Restituto Padilla Jr (trái) cho biết, quân đội Philippines tin Isnilon Hapilon (phải) đang ẩn náu ở Marawi. (Ảnh:Phil Star)

Báo Phil Star dẫn lời ông Restituto Padilla Jr., phát ngôn viên Lực lượng vũ trang Philipines, hôm nay 12/6 cho biết quân đội nước này tin rằng Hapilon đang ẩn náu ở khu vực Barangay Lilod Madaya thuộc thành phố Marawi, nơi lực lượng thủy quân lục chiến Philippines giao tranh với phiến quân Hồi giáo Maute tuần trước khiến 13 lính thiệt mạng.

Theo lời quan chức này, các tay súng ngoại quốc đã vào Marawi từ trước khi Maute tấn công và chiếm đóng thành phố này hôm 23/5 và có thể sự hiện của Hapilon chính là lý do phiến quân Maute bằng mọi cách cố thủ ở đây.

Hapilon là một trong những tên khủng bố bị truy nã gắt gao nhất thế giới được bầu là thủ lĩnh của tất cả các nhóm có liên hệ với IS ở Đông Nam Á. Mỹ coi hắn là một trong những kẻ khủng bố nguy hiểm nhất thế giới và đã treo thưởng 5 triệu USD cho bất cứ ai lấy được đầu của hắn. Trong khi đó, nhóm phiến quân khét tiếng ở Philippines Abu Sayyaf cũng bắt đầu liên hệ với phiến quân Maute, nhóm đã thề trung thành với IS hồi năm ngoái.

Chiến sự ở Marawi bắt đầu nổ ra sau khi quân đội đột kích căn hộ bị nghi là nơi ẩn náu của Hapilon. Các cuộc giao tranh giữa quân đội Philippines với phiến quân Hồi giáo ở đây đã khiến khoảng 200 người thiệt mạng.

Hãng tin AP tuần trước cho biết, một đoạn video vừa được tiết lộ cho thấy, việc chiếm đóng Marawi là một phần trong kế hoạch của phiến quân Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) nhằm lập ra một đế chế nữa ở Philippines, tương tự như ở Iraq và Syria.

Minh Phương

Theo PhilStar

Duterte sáp bị đảo chánh: Quân đội Philippines lại qua mặt tổng thống?

12/06/2017 13:01 GMT+7

TTO - Sau khi Mỹ tuyên bố đã gửi lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ Manila chống phiến quân Hồi giáo, Tổng thống Philippines lại nói rằng ông chưa hề yêu cầu sự giúp đỡ.

Quân đội Philippines lại qua mặt tổng thống?
Ông Duterte trả lời phỏng vấn khi đến thăm bệnh viện quân đội Cagayan De Oro ngày 11-6 - Ảnh: Reuters

Hãng tin Reuters dẫn lời Tổng thống Duterte nói tại cuộc họp báo ngày 11-6 rằng ông “chưa từng đặt vấn đề với Mỹ” để yêu cầu viện trợ quân sự và ông “không biết cho đến khi họ đến”.

Ngày 10-6, thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ ở Manila cho biết quân đội Mỹ đã cử lực lượng đặc nhiệm hỗ trợ hậu cần quân sự nhằm giúp quân đội Philippines trong cuộc vây ráp phiến quân Hồi giáo tại đảo Mindanao. Yêu cầu này xuất phát từ yêu cầu trong chính quyền Manila.

Cũng hôm 10-6, người phát ngôn của quân đội Philippines xác nhận rằng quân đội Mỹ đã hỗ trợ công tác hậu cầu và do thám, nhưng không “đặt chân xuống mặt đất”. 

Như vậy phải chăng quân đội Philippines qua mặt tổng thống, cho phép quân đội Mỹ can dự vào cuộc chiến chống khủng bố?

Phát biểu của ông Duterte trong cuộc họp báo khi thăm bệnh viện quân đội Cagayan De Oro ngày 11-6 cũng có nhắc đến ý giảm nhẹ tình hình: "Binh sĩ chúng tôi tập trận với binh sĩ Mỹ nhiều năm qua nên họ thân với người Mỹ, tôi không thể chối bỏ điều đó".

Ông Duterte đã không bình luận gì về khả năng các quan chức quân đội Philippines đã vượt quyền ông để xin hỗ trợ từ lực lượng đặc nhiệm Mỹ.

Người phát ngôn của tổng thống Philippines, ông Ernesto Abella, trong khi đó, phát đi thông cáo cho biết quân đội Mỹ không được phép tham chiến tại miền nam Philippines. 

Theo Reuters, thông cáo đó có đoạn cũng nhằm giảm nhẹ khả năng căng thẳng: “Cuộc chiến chống khủng bố không chỉ là mối quan tâm của Philippines và Mỹ mà còn là vấn đề của tất cả các nước trên thế giới. Philippines luôn chào đón sự hỗ trợ từ các nước khác, nếu các nước có đề nghị hỗ trợ".

Sau khi các tay súng Hồi giáo thuộc nhóm Maute có liên hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm đóng một phần thành phố Mindanao, ông Duterte đã tuyên bố thiết quân luật tại đây. Trong tình trạng thiết quân luật, tổng thống có quyền kiểm soát quân đội.

Tính đến nay, khoảng 300 người đã thiệt mạng, bao gồm cả binh sĩ Philippines, dân thường và phiến quân, đồng thời có khoảng 250.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa kể từ khi cuộc chiến nổ ra tại thành phố Marawi vào ngày 23-5.

Trong cuộc họp báo ngày 11-6, Tổng thống Duterte cho biết chính thủ lĩnh của IS là Abu Bakr al-Baghdadi đã ra lệnh tấn công thành phố Marawi. 

Tổng thống Duterte nêu rõ rằng tên thủ lĩnh al-Baghdadi đã “đích thân ra lệnh tiến hành các hành động khủng bố tại Philippines”. 

Trước đó, Tổng thống Duterte từng cáo buộc nhóm phiến quân Maute có liên hệ với IS và ông dùng từ "xâm lăng" để nói về cuộc tấn công của lực lượng phiến quân Hồi giáo.

Ông cho biết đối tượng khủng bố bị truy nã Isnilon Hapilon được chỉ định làm thủ lĩnh IS tại Philippines và âm mưu thành lập một nhà nước Hồi giáo tại quốc gia Đông Nam Á này. 

Cũng trong ngày 11-6, các thượng nghị sĩ Philippines đã yêu cầu cơ quan chức năng tịch thu hoặc đóng băng tài sản của các thủ lĩnh và người thân của các phiến quân Maute, nhằm ngăn chặn dòng tiền được cho là để hỗ trợ các chiến dịch của nhóm khủng bố này tại Mindanao. 



Tổng thống Trump chỉ trích cựu Giám đốc FBI “hèn nhát”

Dân trí Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ trích cựu Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) James Comey là “hèn nhát” sau phiên điều trần căng thẳng của cựu lãnh đạo FBI trước Thượng viện về những vấn đề liên quan tới mối quan hệ giữa ông và ông chủ Nhà Trắng.
 >> Câu chuyện về bức ảnh “đắt giá” trong phiên điều trần của cựu Giám đốc FBI
 >> Cựu Giám đốc FBI nghi ngờ Nhà Trắng nói dối

Tổng thống Donald Trump (trái) và cựu Giám đốc FBI James Comey (Ảnh: The Hill)
Tổng thống Donald Trump (trái) và cựu Giám đốc FBI James Comey (Ảnh: The Hill)

“Tôi tin rằng những tiết lộ của James Comey sẽ còn nhiều hơn rất nhiều so với những gì mà mọi người có thể nghĩ tới. Hoàn toàn phi pháp đúng không? Rất hèn nhát!”, Tổng thống Trump viết trên mạng xã hội Twitter hôm qua 11/6, chỉ trích việc cựu Giám đốc FBI để lộ quá nhiều thông tin liên quan tới mối quan hệ giữa ông Comey và nhà lãnh đạo Mỹ.

Bình luận trên của Tổng thống Trump được đưa ra sau phiên điều trần của ông Comey trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm 8/6 về các vấn đề liên quan tới cuộc trò chuyện giữa ông và tổng thống hồi tháng 2, lý do ông bị sa thải cũng như nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Trong phiên điều trần, cựu Giám đốc FBI tiết lộ rằng ông đã viết lại một loạt bản ghi nhớ về mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Trump, trong đó có cuộc trò chuyện hồi tháng 2, sau đó đưa cho một người bạn và nhờ người này công bố với báo giới. Trước mặt các nghị sĩ trong phiên điều trần, ông Comey “tố” chính quyền của Tổng thống Trump bịa đặt khi đưa ra một loạt lý do khác nhau để giải thích cho quyết định sa thải ông hồi tháng 5.

Cựu Giám đốc FBI cũng cho biết trong cuộc nói chuyện hồi đầu năm nay, Tổng thống Trump đã đề nghị ông thề trung thành, nhưng ông đã không đưa ra lời thề như vậy. Ngoài ra, theo tiết lộ của ông Comey, Tổng thống Trump cũng từng đề nghị ông dừng cuộc điều tra đối với cựu Cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn.

Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Nhà Trắng sau phiên điều trần một ngày, Tổng thống Trump phủ nhận các cáo buộc trên của cựu Giám đốc FBI. Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí tuyên bố sẵn sàng ra điều trần về cuộc trò chuyện gây tranh cãi giữa ông với ông Comey.

Trước đó, quyết định sa thải bất ngờ cựu Giám đốc FBI của Tổng thống Trump cũng khiến dư luận xôn xao vì vào thời điểm đó ông Comey đang dẫn đầu cuộc điều tra của FBI về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Lý do ban đầu do Nhà Trắng đưa ra để giải thích cho việc sa thải này là vì ông Comey đã xử lý không tốt cuộc điều tra về vụ bê bối sử dụng thư điện tử của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.

Thành Đạt

Theo Independent

Câu chuyện về bức ảnh “đắt giá” trong phiên điều trần của cựu Giám đốc FBI

Dân trí Nhiếp ảnh gia Doug Mills đã chia sẻ câu chuyện phía sau bức ảnh “gây bão” chụp cựu Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) James Comey “lọt thỏm” giữa vòng vây của báo giới và các nghị sĩ Mỹ trong phiên điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện hôm 8/6.
 >> Cựu Giám đốc FBI nghi ngờ Nhà Trắng nói dối

Bức ảnh gây sốt do nhiếp ảnh gia Doug Mills chụp buổi điều trần của cựu Giám đốc FBI James Comey (giữa) (Ảnh: Doug Mills)
Bức ảnh "gây sốt" do nhiếp ảnh gia Doug Mills chụp buổi điều trần của cựu Giám đốc FBI James Comey (giữa) (Ảnh: Doug Mills)

Doug Mills, nhiếp ảnh gia nổi tiếng của tờ New York Times, đã tạo nên cơn sốt trong giới truyền thông Mỹ những ngày vừa qua sau khi ông công bố bức ảnh chụp cựu Giám đốc FBI James Comey trong phiên điều trần công khai trước Ủy ban Tình báo Thượng viện tại tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington hôm 8/6.

Bức ảnh của Doug Mills đã “gây bão” trên mạng và nhận được 60.000 lượt ủng hộ trên trang mạng Reddit. Trong bức ảnh của nhiếp ảnh gia New York Times, cựu Giám đốc FBI được “đặt” ở vị trí trung tâm của căn phòng, xung quanh ông là một loạt nhà báo với hàng chục ống kính máy ảnh luôn chờ trực sẵn và rất đông chính khách cũng như những người tới dự phiên điều trần.

Doug Mills cho biết ông đã dự đoán từ trước rằng cuộc điều trần của ông Comey sẽ không quá nảy lửa hoặc gay gắt vì cựu giám đốc FBI đã chuyển các lời khai của ông từ một ngày trước đó. Theo đó, ông Mills nhận định rằng nếu chỉ tập trung chụp những biểu lộ sắc thái trên gương mặt của ông Comey thì ông sẽ không thể có được một bức ảnh ấn tượng và thu hút sự chú ý của dư luận.

Nhiếp ảnh gia của New York Times đã nghĩ ra một cách chụp ảnh mới lạ hơn. Ông đến căn phòng nơi ông Comey sẽ điều trần từ sớm, sau đó đặt 3 máy ảnh điều khiển từ xa ở 3 vị trí khác nhau: một ở phía sau chủ tọa phiên điều trần, một ở ngay chính giữa, chiếu thẳng vào chiếc ghế của ông Comey và một ở phía sau, bao quát toàn bộ căn phòng.

Định hình sẵn kế hoạch từ đầu

Ông Doug Mills (giữa, cầm gậy máy ảnh cao nhất) trong cuộc điều trần của ông Comey (Ảnh: New York Times)
Ông Doug Mills (giữa, cầm gậy máy ảnh cao nhất) trong cuộc điều trần của ông Comey (Ảnh: New York Times)

“Với những phiên điều trần kiểu này, tôi phải định hình trước về bối cảnh. Tôi đã vạch sẵn trong đầu tất cả mọi diễn biến có thể xảy ra, như khoảnh khắc ông ấy bước vào, ngồi xuống hay giơ tay tuyên thệ. Và tôi đã cài đặt các máy ảnh của mình để có thể ghi lại tất cả những khoảnh khắc đó. Chúng sẽ được điều khiển từ xa và chụp tất cả các bức ảnh cùng một lúc”, nhiếp ảnh gia kỳ cựu chia sẻ.

Để có thể ghi lại được khoảnh khắc ấn tượng nhất của cựu Giám đốc FBI, ông Mills đã phải sử dụng tới chiếc máy ảnh thứ 4. Ông đã gắn máy ảnh trên một cây gậy và giữ nó ở mức cao nhất có thể. Doug Mills cũng phải lấy nét trước cho máy ảnh và dành một chút thời gian để chỉnh sửa ảnh cho sắc nét hơn. Nhiếp ảnh gia Mỹ cho biết đây là một trong những buổi điều trần đông nhất mà ông từng tham dự.

“Vì ngày càng nhiều người kéo đến (phòng điều trần) nên tôi không thể nào gạt các nhiếp ảnh gia ra khỏi vị trí trung tâm của bức ảnh. Vì thế tôi đã lùi lại 3, 4 bước và phóng to khung hình ra một chút. Tôi cũng không chắc là mọi chi tiết sẽ được sắp xếp hoàn hảo, cả về vị trí nơi ông Comey ngồi cũng như bối cảnh phía sau ông ấy. Nhưng rốt cuộc, chính những chiếc ghế sau lưng đã khiến ông ấy lọt vào khung hình một cảnh hoàn hảo”, ông Mills chia sẻ về khoảnh khắc chụp bức ảnh “gây sốt” của mình.

Sau khi chụp xong, Doug Mills đã nhanh chóng gửi trực tiếp các bức ảnh từ máy ảnh của ông đến các biên tập viên ảnh ở New York. Riêng với bức ảnh “gây sốt” trên, ông đã gửi một tin nhắn đến cho biên tập viên, nói rằng: “Gửi cho ông một bức ảnh tuyệt đẹp ngay bây giờ”. Chỉ một lúc sau, ông đã nhìn thấy mọi người bàn luận về bức ảnh đó trên Twitter. Khi đó, Doug Mills hiểu rằng ông đã thành công.

Thành Đạt

Theo New York Times

Nếu Nixon nói dối như Trump, có lẽ ông ấy đã không phải từ chức

Andrew Coyne | DCVOnline

Hôm thứ Sáu Tổng thống Mỹ bắn tin, “Mặc dù có rất nhiều tuyên bố sai và lời dối trá, sự bào chữa hoàn toàn và đầy đủ … và WOW, Comey là một kẻ rò rỉ thông tin!”

Rõ ràng: một mặt, Donald Trump cáo buộc cựu Giám đốc của FBI, James Comey, khai man sau khi thề trước Ủy ban Tình báo Thượng viện – lời khai dựa trên bản ghi nhớ chi tiết về các cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống. Mặt khác, cùng một lời khai đó, theo Trump, đã “bào chữa hoàn toàn và đầy đủ” về hành vi của ông ta.

Ồ, và Comey đưa những ghi nhận cá nhân của ông cho giới truyền thông sau khi trở thành cựu công chức lại là một sự rò rỉ đáng nguyền rủa – luật sư của ông Trump đe dọa sẽ đệ trình khiếu nại với Bộ Tư pháp về vấn đề này – mặc dù đó là một “rò rỉ” thông tin mà theo Trump là do Comey tạo ra. Ngoại trừ những điều [“bịa đặt” đó] à bào chữa hoàn toàn và đầy đủ cho Trump.

Thật là điều đáng buồn và xấu hổ. Lời cáo buộc của Comey là Tổng thống đã đuổi ông khỏi vai trò Giám đốc FBI để ngăn chặn cuộc điều tra của cơ quan này lên quan đến các cuộc tiếp xúc bí mật trước và sau cuộc bầu cử 2016 giữa các nhân viên thân cận của Trump, đặc biệt là cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, và tình báo của chính phủ Nga. Điều đó không còn gì để tranh cãi: Chính Trump đã công khai nói như vậy.

“Những lời sai trái và dối trá” có lẽ là lời Comey kể lại những nỗ lực của Tổng thống để buộc ông ta phải bỏ cuộc điều tra Flynn (“Tôi hy vọng ông có thể bỏ qua điều này.”) trong khi thảo luận về việc Comey sẽ ở lại vai trò của ông là Giám đốc FBI và sau nhiều lần đòi Comey phải “trung thành”. Liệu điều này có đúng với định nghĩa pháp lý về sự cản trở công lý hay không là một chuyện nhưng rõ ràng là nó không đúng đắn khi Tổng thống gợi ý cho giám đốc FBI như thế.

TToorng thốn Nixon và Tổng thống Trump. AP Photo / File; ảnh của Michael Reynolds-Pool / Getty

Và “sự bào chữa hoàn toàn và đầy đủ”? Trước tiên, Comey xác nhận rằng thực ra, ông đã nói với Trump rằng không phải là cá nhân ông Trump bị FBI điều tra của vào thời điểm đó, như Trump đã cẩn thận ghi lại khi đuổi Comey. Thứ hai, khi được hỏi liệu những gợi ý của ông Trump để ông ấy bỏ qua cuộc điều tra Flynn có cản trở công lý hay không, Comey từ chối đưa ra ý kiến, lưu ý rằng đó là rách nhiệm của người hiện đứng đầu cuộc điều tra Nga, cựu giám đốc FBI Robert Mueller. Sau cùng khi được hỏi, liệu “Donald Trump đã thông đồng với Nga hay không”, ông từ chối trả lời “trong một môi trường mở”, và một lần nữa nói thêm rằng cuộc điều tra sẽ trả lời câu hỏi này.

Nó là như thế. Đó là “sự bào chữa”. Cá nhân Tổng thống của Hoa Kỳ, cách đây một tháng, không bị FBI điều tra – mặc dù một số cộng sự thân cận của ông ta, và bản thân ông ta bây giờ có thể là người bị điều tra (những bản ghi nhớ của Comey giờ đây thuộc hồ sơ của Mueller có ý như vậy). Và cựu giám đốc FBI không muốn đưa ra ý kiến ​​công khai về việc liệu Tổng thống có phạm tội cản trở công lý, hay thông đồng với một thế lực thù địch khác hay không. Comey không nói rằng ông Trump không làm những điều đó. Ông ta không đưa ra ý kiến thế này hay thế khác.

Trump chỉ có thế. Đó là cách ông ta hạ thấp tất cả mọi người. Thực tế, các lập luận của người ủng hộ ông Trump thậm chí là điều sỉ nhục cho giới tình báo hơn là lập luận của riêng ông. Như vậy: Tổng thống đã không “ra lệnh” cho Comey bỏ cuộc điều tra Flynn – ông chỉ nói ông “hy vọng” Comey sẽ bỏ qua. Hoặc: Trump chỉ cố can thiệp vào một cuộc điều tra của FBI vì ông ta “mới làm tổng thống.” Hay là: Tại sao Comey không từ chức hay phản đối nếu ông ta quan tâm đến những tuyên bố của Trump – cứ như chúng quan trọng lắm vậy. (Tôi ngờ rằng ông coi đây là sự quan tâm đối với cuộc điều tra.)

Càng ngày càng có nhiều so sánh với việc những băng ghi âm và điều tra viên bị sa thải, với Watergate: đôi khi người ta cho rằng nó “tồi tệ hơn Watergate”, vì những gì đã xẩy ra trong trường hợp này không chỉ là sự thao túng một cuộc bầu cử do và cho với một thế lực thù địch nước ngoài – có thể – còn có sự thông đồng của một ban vận động tranh cử. Chúng ta sẽ thấy: như Comey đã nói, đó là điều mà cuộc điều tra phải tìm ra.

© 2017 DCVOnline

Trump vừa bỏ qua một thỏa thuận tốt nhất địa cầu từ trước đến giờ

David Suzuki | DCVOnline

Cách phân tích của ông để rút khỏi thỏa thuận Paris là lỗi thời và sai. Nay Mỹ tự tạo con đường đơn độc của mình trong gông cùm của than đá và dầu khí.

Tổng thống Mỹ Donald Trump | “Rút khỏi thỏa thuận lịch sử này, Trump sẽ gây nhiều thù hơn có bạn.” Nguồn: Pablo Martinez Monsivais / AP

Kể từ ngày đầu tiên ra ứng cử, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump luôn hô hào: ông là một doanh nhân. Ông hiểu kinh tế. Ông biết nghệ thuật đi buôn. Tuần này, với quyết định rút Mỹ khỏi hiệp định Paris, ông Tổng thống đã đưa ra lý do mạnh để bác bỏ những gì ông hô hoán trước đây.

Lý do căn bản ông đưa ra là ông chọn kinh tế trước môi trường, và nền kinh tế nhiên liệu dầu khí là ưu tiên hàng đầu – đã lỗi thời và sai lầm. Các quốc gia trên thế giới đã thu hoạch kết quả của năng lượng sạch, và đang xác định lại nền kinh tế và các nguồn năng lượng của họ cho phù hợp thời đại. Tuy nhiên đi theo giả thuyết sai lầm “than sạch”, khí đốt tự nhiên và các loại dầu khí khác là tốt hơn việc bảo toàn năng lượng và dùng năng lượng sạch, Mỹ đang tạo con đường đơn độc, riêng cho mình.

Tổng thống Hoa Kỳ bác bỏ thoả thuận hiện tại:

“Chúng tôi sẽ rút ra khỏi thoả thuận Paris, nhưng chúng tôi sẽ bắt đầu đàm phán và chúng tôi sẽ xem liệu chúng tôi có thể có được một thỏa thuận công bằng không”

Một số lãnh đạo thể giới (Đức, Pháp, v.v.) đã trả lời “Không có gì trong thoả thuận Paris có thể đàm phán lại.”

Khái niệm năng lượng sạch và năng lượng tái tạo sẽ tạo ra sức mạnh cho hành tinh của chúng ta trong nhiều thế hệ tương lai không phải là những tu từ. Mức độ thay đổi khí hậu do con người gây ra – và sự phát triển kinh tế nhanh chóng thúc đẩy sự gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo – làm cho nó trở thành một thực tế.

Nếu chính quyền Hoa Kỳ không sẵn sàng tiến về phía trước, thì vẫn có hàng trăm quốc gia khác sẽ làm như vậy.

California đã là khu vực lãnh đạo thế giới về chính sách khí hậu. Texas đang nhanh chóng phát riển năng lực năng lượng gió. Tại Đức, năng lượng sạch đã trở thành một phong trào, tập trung vào hàng nghìn dự án quy mô nhỏ trong chương trình Energiewende. Tại Scotland, sản lượng gió đã tăng 81% trong năm qua, và tháng 3 năm nay, nó sản xuất đủ năng lượng để đáp ứng 136% nhu cầu năng lượng dùng trong tất cả các nóc gia ở đó. Đây chỉ là vài ví dụ.

Sự rút lui của Mỹ không có nghĩa là người Mỹ và giới đầu tư Mỹ sẽ ngồi yên. Có những cơ hội kinh tế đáng kể trong khu vực năng lượng tái tạo. Chỉ riêng ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của Mỹ đã tạo ra 1 trong 50 việc làm mới. Trên toàn thế giới, gần 10 triệu người đã làm việc trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Xuất cảng công nghệ sạch toàn cầu đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2015, vượt qua 1,15tn USD mỗi năm. Ngay cả các tập đoàn khổng lồ của Mỹ – từ Apple và Google đến Walmart, và cả tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobil – ủng hộ thỏa thuận Paris.

Phúc lợi về mặt kinh tế đã quá rõ. Vậy những ý nghĩa chính trị của quyết định này là gì?

Bằng cách rút khỏi thỏa thuận lịch sử này, Trump sẽ tạo ra nhiều thù hơn bạn.

Kết quả thăm dò của Đại học Yale về Khí hậu Thay đổi trong Khảo sát Ý Người Mỹ (American Min – được tiến hành sau cuộc bầu cử 2016) cho thấy 73% cử tri đã bầu cho Trump (những người ủng hộ ông!) muốn Hoa Kỳ sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn. Gần đây nhất là ngày 7 tháng 5, một nhóm đảng viên Cộng hòa nhỏ nhưng ngày càng gia tăng đã chấp nhận thực tế của sự nóng lên toàn cầu, và có hành động để nhấn mạnh vấn đề này trong Quốc hội.

Ở những nơi khác trên thế giới, 195 quốc gia và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định Paris, trong đó 147 nước đã phê chuẩn. Chỉ có Nicaragua và Syria đã không ký.
Khi tin tức về việc Mỹ có thể rút lui đến Liên Hợp Quốc, trang Twitter của UN đã viết:

“Không thể phủ nhận hiện tượng biến đổi khí hậu. Không thêt chặn đứng sự biến đổi khí hậu. Các giải pháp cho vấn đề khí hậu cung cấp những cơ hội không thể so sánh được.”

Một bản tin của tờ Globe and Mail cho thấy, ngay cả các công ty dầu khí như ExxonMobil, BP và Shell cũng nghĩ rằng Mỹ nên ở lại với thoả thuận Paris.

Sự rút lui này là một quyết định tồi của một quốc gia đáng lý phải lãnh đạo tiến trình chuyển đổi sang một tương lai sạch hơn – không chỉ vì tầm vóc của nó là một cường quốc kinh tế quốc tế mà còn vì hồ sơ môi trường của nó không được sạc sẽ cho lắm.

Sau Trung Quốc, Mỹ là nước gây ô nhiễm khí nhà kính lớn thứ hai thế giới.

Đáp lại, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu về công nghệ năng lượng mặt trời và đang giảm dấn việc xây dựng điện than.

Hoa Kỳ, trong khi đó, đang bám víu vào ngành công nghiệp than mà lẽ ra phải được dẹp đi từ hàng chục năm trước.

Ngay phía bắc của biên giới Mỹ, ở Canada, nơi tôi sinh sống, tình hình rất tế nhị. Chúng tôi đã gặp phải những sai lầm gần đây như phê duyệt các dự án đường ống dẫn dầu khí, nhưng ít nhất chính phủ của chúng tôi tuyên bố cam kết về một tương lai bền vững, năng lượng sạch. Ở tỉnh bang British Columbia, kết quả bầu cử gần đây thậm chí có thể đảo ngược việc đã chấp thuận một số dự án cơ sở hạ tầng đó.

Nhưng chúng ta chưa phải là đã an toàn. Những hành động này của chính quyền Hoa Kỳ cho thấy các quyền về môi trường – đối với Canada và tất cả các quốc gia trên thế giới – là rất quan trọng, bây giờ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, trong khi 110 quốc gia trên toàn thế giới có các quyền về môi trường được viết trong hiến pháp của họ, nhưng Canada thì không.
Tôi có khuynh hướng tập trung khyến cáo của tôi về các vấn đề ở Canada như những vấn đề này. Nhưng hôm nay, tôi có lời khuyến cáo Tổng thống Hoa Kỳ:

Sự thay đổi toàn cầu đối với năng lượng tái tạo đang tiến hành. Không ái có thể phủ nhận nó hoặc đi ngược lại. Nó rất tốt cho kinh doanh. Đây không phải là tin giả. Đó là đời sống thực. Và nó đang xảy ra dù có hay không có ông.

Ông tuyên bố rằng ông biết một thỏa thuận tốt khi ông thấy nó. Nhưng ông vừa bỏ qua một thỏa thuận tốt nhất địa cầu từ trước đến giờ.

© 2017 DCVOnline

Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Trump với 'quyền lực thứ 4'

 Ông Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên công khai bày tỏ bất mãn với báo chí khi còn tại vị, đẩy những tên tuổi lớn trong làng báo chí Mỹ vào thế đối đầu.

“Trong làng báo Mỹ thì New York Times và Washington Post được coi như một trong số các ‘huyền thoại’. Vậy mà Tổng thống Trump đã không ngần ngại ‘tuyên chiến’ với chúng tôi, chỉ trích chúng tôi là tin tức sai trái, giả mạo (fake news). Tuy nhiên, đến nay chúng tôi chưa phải rút lại một bài báo nào hoặc phải đính chính về sai sót nghiêm trọng nào trong các tác phẩm của mình”, ông Will Englund, biên tập viên phụ trách mảng Thời sự châu Á của Washington Post, nói với Zing.vn.

Báo Washington Post, nơi từng phanh phui vụ Watergate ảnh hưởng đến mức Tổng thống Richard Nixon phải từ chức, cũng tạo dấu ấn trong luồng sự kiện về cuộc điều tra mối quan hệ giữa chính quyền Trump với phía Nga. Tờ này chính là nơi đầu tiên tiết lộ việc tướng Michael Flynn nói dối về mối quan hệ và những nội dung trao đổi với người Nga khiến ông này mất chức, trở thành cố vấn an ninh quốc gia có thời gian tại vị ngắn nhất lịch sử (24 ngày).

Trước đó, Washington Post cũng là tờ báo giáng vào chiến dịch tranh cử của ông Trump một đòn mạnh hồi năm 2016 khi công bố đoạn băng mà vị tỷ phú có lời lẽ khiếm nhã với phụ nữ trong một cuộc chương trình ghi hình cách đây hơn 10 năm.

Khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ, giáo sư Charles Lewis (trường Báo chí thuộc Đại học American University, Washington) nói giới truyền thông bao gồm những tên tuổi như Washington Post và New York Times đang trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có trong quan hệ với chính quyền.

Cuoc doi dau giua Tong thong Trump voi 'quyen luc thu 4' hinh anh 2

Giáo sư Charles Lewis là nhà báo nhiều năm kinh nghiệm ở ABC News, CBS,... và là người đồng sáng lập mạng lưới Các nhà báo điều tra toàn cầu (ICIJ), nơi công bố vụ Tài liệu Panama gây chấn động thế giới. Ảnh: CT.

Cuộc chiến chống 'tin tức giả mạo'

Mâu thuẫn giữa báo chí với chính quyền Trump bắt đầu ngay từ ngày đầu sau tuyên thệ về số lượng người dự lễ nhậm chức. Ngay trong ngày đầu tiên, Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer đã "tuyên chiến" với báo chí. Giới truyền thông Mỹ hồi tháng 3 như dậy sóng khi biết Nhà Trắng thậm chí cấp thẻ hoạt động báo chí và dự họp báo cho đại diện trang InfoWars, một tờ được coi là "fake news".

Theo giáo sư Lewis, không phải đến thời Tổng thống Trump thì chính quyền mới có những chạm trán nảy lửa với báo chí, mà việc này đã diễn ra từ nhiều chính quyền trước đây. Như việc báo chí phơi bày những mặt trái của cuộc chiến Iraq, vụ Watergate, Chiến tranh Việt Nam... Ngay cả Tổng thống Obama là người hoà nhã và thân thiện với báo chí nhưng chính quyền của ông cũng từng khởi kiện nhiều tờ báo.

Tuy nhiên, cuộc đụng độ giữa ông Trump với giới truyền thông lần này được cho là chưa bao giờ xảy ra trước đây, khi một tổng thống đương nhiệm công khai bày tỏ thái độ với báo chí. Ông Trump thậm chí còn doạ bỏ luôn họp báo ở Nhà Trắng và chỉ phát báo cáo.

Một đại diện tổ chức chính sách thân với đảng Cộng hoà nói với Zing.vn rằng: "Tờ New York Times vài ngày trước công khai người mà Trump bổ nhiệm phụ trách các vấn đề Iran ở CIA. Chúng tôi tôn trọng việc đưa tin nhưng đồng thời thắc mắc liệu các thông tin có hoàn toàn phục vụ lợi ích cộng đồng hay không? Khi tên tuổi của người bị công bố thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của họ và cản trở công việc của chính quyền".

Trước đó, cũng chính New York Times đã đăng ảnh những vật liệu còn sót lại trong vụ đánh bom trong vụ khủng bố ở nhà thi đấu Manchester cuối tháng 5 khiến tình báo Anh nổi giận, đe doạ ngưng chia sẻ thông tin với tình báo Mỹ. Điều này khiến Tổng thống Trump lên tiếng đe doạ truy tìm và trừng phạt người rò rỉ thông tin cho báo chí.

Khi tổng kết những thành tựu 100 ngày của Tổng thống Trump, Nhà Trắng cũng chỉ trích các báo chỉ tập trung vào những thiếu sót hoặc những điều tổng thống chưa thực hiện; mà không để ý tới những chỉ số tích cực mà chính quyền Trump đã đạt được như các con số ấn tượng về sắc lệnh hành pháp được ban hành...

Cuoc doi dau giua Tong thong Trump voi 'quyen luc thu 4' hinh anh 3

Bên trong văn phòng của báo Washington Post ở thủ đô Washington D.C. Ảnh: CT.

Ngăn chặn thông tin giả mạo

Đối mặt với chính quyền khác lạ nhất trong lịch sử, đại diện báo Washington Post cho biết số lượng độc giả đăng ký (subscription) của họ tăng đột biến. "Do vậy nhóm nội dung chuyên về các vấn đề trong nước của chúng tôi, đặc biệt là về an ninh quốc gia, phải tăng cường độ làm việc vì đây là nội dung mà độc giả quan tâm rất nhiều", nhà báo Englund nói.

Bên cạnh đó, một nhóm "chuyên trách" về nội dung được đưa vào vận hành chuyên nghiệp và đưa ra một mục trên báo chính là nhóm "đối chứng" (fact checking) các nội dung mà tổng thống và các quan chức chính quyền đưa ra. Điển hình là trang PolitiFact là nơi thường cung cấp những thông tin kiểm chứng trong các phát biểu của Tổng thống Trump từ khi tranh cử đến nay.

Nhóm kiểm chứng ở Washington Post hiện gồm 2 người chuyên kiểm chứng và một kỹ thuật viên video sản xuất các video. Họ có nhiệm vụ tìm kiếm và phân tích những nội dung chưa chính xác trong tuyên bố của Tổng thống Trump cũng như các quan chức khác trong chính quyền.

Cuoc doi dau giua Tong thong Trump voi 'quyen luc thu 4' hinh anh 4

"Tổng thống Trump là người rất tự tin và ông chắc chắn rằng những điều mình nói ra đều đúng. Nhưng rất nhiều tuyên bố của ông không như vậy. Chúng tôi đã kiểm chứng và thấy một tỷ lệ đáng kể bị sai sót về số liệu hoặc bản chất vấn đề", Glenn Kesler, thành viên trong nhóm cho biết.

Theo người này, tỷ lệ sai sót thấp hơn nhiều trong những phát biểu của bà Hillary Clinton. Điều này có thể hiểu được do bà Clinton là chính trị gia chuyên nghiệp nên các tuyên bố luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng. Hoặc trong một số nội dung khác, bà trình bày vấn đề một cách kỹ thuật hoặc tạo ra nhiều cách hiểu khiến việc đo lường cũng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, nhóm kiểm chứng của Washington Post khẳng định họ không nhắm vào Tổng thống Trump mà còn là các quan chức đảng Cộng hoà, Dân chủ và các đảng nhỏ khác. "Như gần đây mọi người rất quan tâm việc Tổng thống Trump quyết định không tiếp tục tham gia Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đảng Cộng hoà và Dân chủ đều có chương trình nghị sự riêng để ủng hộ hoặc chống đối quyết định này. Chúng tôi phải theo dõi cân bằng ở tất cả các bên", ông Kessler nói.

Trong khi đó, Giáo sư Lewis thừa nhận cuộc đối đầu giữa Tổng thống Trump và báo chí sẽ vẫn tiếp diễn và thực sự chúng tôi chưa có giải pháp nào.

"Những tờ báo uy tín như New York Times hay Washington Post vẫn tiếp tục sứ mệnh của họ là tường thuật một cách khách quan. Còn các học giả như chúng tôi đang tích cực triển khai những chương trình nâng cao khả năng phân biệt, đánh giá cho độc giả về thông tin sai trái và thông tin chính xác. Các mạng xã hội như Facebook cũng đã vào cuộc khi tuyên bố loại bỏ các nội dung fake news. Đây sẽ là một chặng đường dài và cần sự chung sức".



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 823 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 462 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 398 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 360 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 335 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 331 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 280 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 275 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 239 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 236 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.