Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24864642

 
Tin tức - Sự kiện 24.04.2024 20:07
Hoàng Sa 1974 những bí mật chưa hề tiết lộ: Chính phủ Mỹ nói gì?
20.01.2018 06:42

Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội


Bài học từ Hoàng Sa

Chu Ân Lai và vấn đề Hoàng Sa

Dựa theo các tài liệu đã giải mật của Hoa Kỳ, BBC tóm lược các phản ứng của chính phủ Mỹ ngay tại thời điểm sự kiện vừa diễn ra. Nhiều thông tin, quan điểm có thể đã bị những cứ liệu sau này vượt qua, nhưng thông tin dưới đây phản ánh cái nhìn trong chính phủ Mỹ tại thời điểm năm 1974:

18/1/1974:

Cơ quan tình báo Mỹ CIA gửi báo cáo nói Trung Quốc và Nam Việt Nam "có thể đã đụng độ" ngày 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Cam Tuyền trong khu vực Hoàng Sa.

"Phía Nam Việt Nam cũng nói rằng Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo khác trong Nhóm Nguyệt Thiềm của Hoàng Sa."

Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.

Báo cáo của CIA nhắc lại trước đó Bắc Kinh và Sài Gòn chỉ duy nhất một lần va chạm vào năm 1959 khi "phía Nam Việt Nam bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở Nhóm Nguyệt Thiềm".

"Việc quan tâm trở lại về sở hữu các đảo có thể xuất phát từ triển vọng tìm thấy dầu trên đảo hoặc vùng nước xung quanh," CIA nói.

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974
Image captionBản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974

21/1/1974:

Sau khi Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ Hoàng Sa, báo cáo của CIA ngày 21/1 thừa nhận thông tin về diễn biến cuộc đụng độ vẫn "vô cùng sơ sài".

Báo cáo này phân tích căng thẳng bắt đầu từ tuyên bố tháng Chín 1973 của Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

"Ban đầu Bắc Kinh bỏ qua tuyên bố này, nhưng đến ngày 11/1, họ phản ứng bằng tuyên bố bộ ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa và Bãi Macclesfield."

"Lần đầu tiên, Bắc Kinh cũng chính thức đòi chủ quyền với "tài nguyên tự nhiên ở vùng biển xung quanh" các đảo."

"Cùng lúc này, Trung Quốc cũng đưa một số ngư dân đến Nhóm Nguyệt Thiềm, nơi mà theo phía Nam Việt Nam, những người này dựng lều và cắm cờ Trung Quốc."

"Vào lúc này, Sài Gòn chuyển hướng chú ý từ Trường Sa sang Hoàng Sa."

Báo cáo nói Sài Gòn đưa hải quân ra Nhóm Nguyệt Thiềm, khiến các ngư dân Trung Quốc phải rút đi.

5 điều cần biết về đảo Tri Tôn

Hoãn đêm diễn Nội Mông vì 'sự cố kỹ thuật'

CIA nói Trung Quốc "rõ ràng đã có chuẩn bị" cho diễn biến này.

"Sau khi Nam Việt Nam bắn vào ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa ngày 16/1, Trung Quốc đưa các đơn vị quân đội hướng về nam, can thiệp bằng lực lượng bộ binh và hải quân khá lớn, cùng với không kích," CIA viết.

23/1/1974:

Tại trụ sở bộ ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Henry Kissinger gặp ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington.

Ông Kissinger nói chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang đưa nhiều thư phản kháng lên các tổ chức quốc tế như SEATO và LHQ.

"Chúng tôi không dính líu đến các phản kháng đó," Ngoại trưởng Kissiger nói.

Ông nói thêm: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."

25/1/1974:

Tại một cuộc họp khác, Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."

Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"

Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."

Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"

Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.

"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.

"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."

Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"

William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."

Pháp có nhiều lý do để quan tâm Biển Đông

Đàm phán biên giới Việt-Trung 1974-1978

Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."

Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:

"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?

Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.

Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.

Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."

Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."

28/1/1974:

Bộ Ngoại giao Mỹ gửi điện cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nói rằng có một bản tin của UPI viết các tàu chiến Nam Việt Nam đã "bao vây" Hoàng Sa, sau khi đã bị mất đảo về tay Trung Quốc.

Bức điện nói "lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc".

Bức điện yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn "kiềm chế" chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.


TNO) Lịch sử Việt Nam cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.

(TNO) Lịch sử Việt Nam cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.  

Nuôi chí giành lại Hoàng Sa

Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương thực thi chủ quyền trên quần đảo này - Ảnh: Tư liệu
Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương
thực thi chủ quyền trên quần đảo này - Ảnh: Tư liệu

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa
>> Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Cần vinh danh những người hy sinh khi bảo vệ Hoàng Sa 

Mất đi Hoàng Sa vào năm 1974 (cũng như mất Gạc Ma vào năm 1988), và cùng với đó chúng ta đã mất đi vị trí chiến lược bảo vệ đất nước từ biển, mất đi những người con của dân tộc đã hy sinh trong những trận hải chiến đó, là nỗi đau lớn cho Việt Nam. Đó là bài học về một phần cái giá phải trả khi Việt Nam bị chia cắt, ở trong thế yếu bị các cường quốc lớn chi phối, kinh tế yếu kém, không có sự quan tâm và chuẩn bị đúng mức để bảo vệ được đảo.

Cuộc chiến về ý chí và trí tuệ

Thực tế cho thấy, khi quần đảo đã bị Trung Quốc chiếm đóng, việc đòi lại Hoàng Sa đúng là một sự nghiệp lâu dài và khó khăn, đòi hỏi người Việt phải giữ vững được ý chí và chuẩn bị chu đáo. Người Do Thái sau 2.000 năm mất nước đã trở lại được mảnh đất quê hương mình. Làm được điều đó, trước tiên là vì họ không để ý chí mai một. Câu nói "Sang năm về Jerusalem" đã trở thành lời cầu nguyện trước mỗi bữa ăn, lời chào từ biệt giữa những người Do Thái mất nước từ đời này sang đời khác. Argentina chưa từng từ bỏ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Falkland dù gần 200 năm đã trôi qua và hiện quần đảo đang nằm trong tay người Anh. Lịch sử Việt Nam cũng cho thấy dù có 1.000 năm Bắc thuộc, đến cuối cùng ông cha ta cũng khôi phục lại được độc lập cho Việt Nam. Nhưng những điều đó thành hiện thực là do những nỗ lực đấu tranh không mệt mỏi, ngọn lửa ý chí được nuôi dưỡng và được truyền qua các thế hệ.

Lễ khao lề thế lính ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, một trong những hoạt động dân gian chứng tỏ Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước - Ảnh: Đỗ Hùng
Lễ khao lề thế lính ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, một trong những hoạt động dân gian chứng tỏ 
Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước - Ảnh: Đỗ Hùng

Bởi vậy cho dù đó là công cuộc lâu dài, chúng ta không giây phút nào được trễ nải hay có suy nghĩ rằng hãy gác lại để thế hệ sau làm tiếp. Luật quốc tế hiện đại đòi hỏi danh nghĩa chủ quyền cần phải được duy trì liên tục. Chỉ cần có những hành động hay tuyên bố biểu lộ sự thiếu quan tâm đối với chủ quyền Hoàng Sa, Việt Nam sẽ bị mất đảo vĩnh viễn một cách hợp pháp. Trách nhiệm của mỗi thế hệ là bảo vệ toàn vẹn và làm mạnh hơn lập luận pháp lý của Việt Nam, giảm nhẹ gánh nặng cho con cháu của mình.

Và danh dự của chúng ta, trách nhiệm với tiền nhân và hậu thế không cho phép chúng ta tiếp tục để mất hẳn Hoàng Sa.

Là một người đã tham gia vào lãnh vực nghiên cứu biển Đông hai năm nay, tôi cho rằng có những việc sau cần phải làm:

1. Giữ lửa trong giới trẻ, duy trì ý chí đòi lại Hoàng Sa

Như trên đã nói, để chuẩn bị cho công cuộc đòi lại Hoàng Sa lâu dài và khó khăn này, điều trước tiên là cần phải duy trì ngọn lửa ý chí, nhất là cho giới trẻ. Để làm được điều đó, việc đưa Hoàng Sa, lịch sử về Hoàng Sa và sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa vào sách giáo khoa, thường xuyên nhắc đến Hoàng Sa trong các ấn phẩm, tổ chức các hoạt động kỷ niệm cụ thể là cần thiết nhưng chưa đủ. Còn cần phải khơi dạy cho giới trẻ tình yêu biển, hiểu được tầm quan trọng của biển, đảo với sự tồn tại và phát triển của đất nước. Đồng thời cũng cần trang bị cho họ ý thức và những kỹ năng của một công dân, nâng cao tinh thần tự trọng, tự giác, tự lập và tự cường. Có được những phẩm chất này, tự họ sẽ có ý thức duy trì ngọn lửa ý chí trong mình cũng như nung nấu suy nghĩ làm sao có thể đòi lại được Hoàng Sa.

Việt Nam cũng đừng quên giới trẻ ở hải ngoại. Họ ở vị trí rất tốt để có thể đưa quan điểm, tiếng nói của Việt Nam tới thế giới, giúp dư luận thế giới hiểu về Việt Nam hơn.

Đồng thời, cũng cần phải tạo thêm nhiều điều kiện cho trí thức Việt kiều được đóng góp nhiều hơn cho công cuộc bảo vệ chủ quyền. Thực tế tôi đã được thấy nhiều người trong số họ đã có những đóng góp rất cụ thể, hữu ích vào cuộc tranh biện đấu tranh cho Việt Nam trên những diễn đàn hàng đầu thế giới, góp phần ngăn chặn âm mưu tuyên truyền tinh vi của Trung Quốc. Ví dụ như tiến sĩ Dương Danh Huy ở Anh với những bài viết được đăng trên các tạp chí, diễn đàn của giới chuyên gia thế giới, hay Giáo sư Phạm Quang Tuấn ở Úc với những nỗ lực tiên phong bền bỉ trong hoạt động xóa đường lưỡi bò trên các ấn phẩm khoa học quốc tế.

Để duy trì được ngọn lửa ý chí, thế hệ sau cũng cần phải được đảm bảo rằng thế hệ đi trước đã làm tròn trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đòi lại Hoàng Sa lâu dài và khó khăn này. Trong những cuộc thương thuyết, đàm phán tương lai về khai thác chung và phân định biển nói chung, và khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ tới Hoàng Sa nói riêng, các nhà thương thuyết cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng để không nói gì, không đưa ra thỏa thuận gì có thể ảnh hưởng đến hồ sơ pháp lý của Việt Nam. Mọi giải pháp về chính trị cần phải dựa trên cơ sở là lẽ công bằng và luật quốc tế.

Nội dung các cuộc đàm phán cũng cần được công bố công khai để người Việt nói chung và thế hệ trẻ nói riêng biết được diễn tiến thực sự, những khó khăn, thử thách của Việt Nam khi phải đối mặt với Trung Quốc lớn và mạnh hơn mình, cũng như rút ra được những bài học cho tương lai.

2. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp để hoàn thiện hồ sơ pháp lý và khả năng tranh biện của Việt Nam

Một giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu chuyên nghiệp là đưa lãnh vực này trở thành một bộ môn cụ thể trong các trường đại học. Việt Nam cần có đội ngũ chuyên gia được đào tạo bài bản để có thể tranh luận trong tòa quốc tế, trong môi trường học thuật cũng như trên truyền thông quốc tế nhằm tranh thủ dư luận thế giới. Nơi không thể thiếu được để phát triển đội ngũ này chính là trong các trường đại học. Chỉ phụ thuộc vào Học viện Ngoại giao hay một, hai cơ sở đào tạo khác để tạo nguồn là không đủ. Việt Nam cần có sự đa dạng về các kênh đào tạo cũng như môi trường đào tạo cả trong và ngoài nước để có thể khai thác hết tiềm năng và phát triển đội ngũ chuyên gia.

Sinh viên phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để phân tích các sự kiện và đề xuất các giải pháp. Một số chuyên đề sinh viên có thể thực hiện như tìm hiểu các án lệ về chủ quyền lãnh thổ, các án lệ về phân định biển và đối chiếu với thực tế của Việt Nam; giá trị pháp lý của những sự kiện lịch sử diễn ra xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Hiện tại dường như Việt Nam mới chỉ nhấn mạnh vào các bằng chứng thực thi chủ quyền dưới thời nhà Nguyễn. Điều này là cần thiết nhưng không đủ. Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca. Nhưng sau đó chủ quyền này đã mất vào tay Singapore do phía Malaysia đã không làm đủ để duy trì chủ quyền trong giai đoạn sau này. Tương tự, để tranh thủ sự ủng hộ của dư luận thế giới, Việt Nam sẽ phải tranh biện trên diễn đàn quốc tế vấn đề duy trì chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sau năm 1954. Mà vấn đề này dường như chưa được nghiên cứu đúng mức. Mở rộng các diễn đàn tranh luận học thuật cũng như tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu đi sâu về những vấn đề còn tồn tại này là điều cần thiết.

Bên cạnh nghiên cứu nhà nước, cần phải khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu độc lập, và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lãnh vực nghiên cứu biển Đông. Mô hình các tổ chức nghiên cứu độc lập, phi chính phủ đã xuất hiện trên thế giới từ trăm năm nay. Sự phối hợp giữa nghiên cứu của nhà nước và nghiên cứu độc lập sẽ giúp vấn đề được mổ xẻ từ nhiều góc nhìn khác nhau, và điều này sẽ giúp cho Việt Nam xây dựng được những lý lẽ hoàn thiện nhất để phản bác lại những biện ngôn tinh vi của Trung Quốc, cũng như xây dựng được nhiều phương án khác nhau để chuẩn bị cho những tình thế khác nhau có thể xảy ra. Ngoài ra, các tổ chức nghiên cứu độc lập là mô hình phù hợp nhất để khai thác được những ưu thế của ngoại giao nhân dân, ngoại giao nhưng không sử dụng danh nghĩa chính phủ.

3. Ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những hành động tích cực hơn để đưa sự thật về Hoàng Sa tới thế giới

Bộ Ngoại giao Việt Nam nên mở một website gồm nhiều thứ tiếng ghi lại tường tận và đầy đủ lịch sử của Hoàng Sa, cơ sở pháp lý của Việt Nam, cũng như những diễn tiến xung quanh tranh chấp Hoàng Sa.

Việt Nam cần công khai thách Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra Tòa án quốc tế. Hành động này sẽ gây sự chú ý của thế giới tới một tranh chấp vốn dĩ là vấn đề chỉ của Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời qua đó để thế giới thấy lẽ phải thuộc về Việt Nam.

Trong việc truyền thông để thế giới hiểu về vấn đề Hoàng Sa, mỗi cá nhân người Việt đều có thể tham gia bằng cách tự viết bài gửi cho các tạp chí, diễn đàn quốc tế để đưa những thông tin chứng minh Hoàng Sa thực sự là của Việt Nam, và hành động cưỡng chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực của Trung Quốc là hoàn toàn bất hợp pháp.

Trong thời đại của thông tin và toàn cầu hóa, có rất nhiều học giả quốc tế, các “think tank” hàng đầu thế giới, các văn phòng hay các quan chức chính phủ của các nước tham gia vào các mạng xã hội như twitter và facebook để lan tỏa và tiếp nhận thông tin. Việt Nam có thể tận dụng những phương tiện này để tiếp cận với thế giới, đưa thông tin tới thế giới. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu sinh Trung Quốc đã tận dụng rất tốt những công cụ này. Đối với người Việt, theo người viết được biết, hiện cũng đã có những nỗ lực tạo ra và duy trì kênh tổng hợp thông tin biển Đông tiếng Anh trên mạng xã hội, và đã góp phần thiết thực đưa thông tin tới giới chuyên gia quốc tế. Nên ý tưởng này hoàn toàn khả thi.

Năm 1940, chỉ trong một trận đánh chớp nhoáng, Đức đã loại bỏ tới 70% quân đội Đồng minh. Nước Anh trở nên đơn độc và có nguy cơ bị đại bại trước thế tấn công như chẻ tre của Đức. Trong giờ phút tuyệt vọng của nước Anh, tưởng như thất bại cầm chắc trong tay, Winston Churchill vẫn cương quyết không đầu hàng. Ông có câu nói bất hủ: "Chúng ta sẽ bảo vệ hòn đảo của chúng ta, dù với bất kỳ giá nào, chúng ta sẽ chiến đấu trên bãi biển, chúng ta sẽ chiến đấu tại nơi đổ bộ, chúng ta sẽ chiến đấu trên đồng ruộng và trên đường phố, chúng ta sẽ chiến đấu trong vùng đồi núi; chúng ta sẽ không bao giờ đầu hàng". Ý chí và quyết tâm phi thường cùng với lòng can đảm tuyệt vời của ông đã cổ vũ tinh thần của quân đội Anh, giúp cho nước Anh có thể kết thúc chiến tranh thế giới thứ II trong thế hiên ngang.

Ngày nay, cuộc chiến của chúng ta để đòi lại Hoàng Sa chính là cuộc chiến về ý chí và trí tuệ. Mỗi người Việt Nam sẽ không bao giờ đầu hàng và không bao giờ chấp nhận từ bỏ Hoàng Sa vào tay Trung Quốc.

Phạm Thanh Vân *

* Tác giả là thạc sĩ tại trường Đại học Quốc gia Chungbuk, Hàn Quốcđồng điều hành kênh thông tin Biển Đông tiếng Anh trên Facebook và Twitter: https://www.facebook.com/SoutheastAsianSeaNews




Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng

TTO - 20h ngày 17-1-1974, chiến hạm Nhật Tảo quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Lúc này một máy chính của tàu không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ chỉnh bằng tay...

Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng - Ảnh 1.

Chiến hạm Nhật Tảo - Ảnh tư liệu

"Mẹ tôi khóc suốt nhiều năm bên nấm mộ chiêu hồn sau ngày anh tôi hi sinh ở Hoàng Sa. Đến đám giỗ cuối cùng của anh, khi ấy mẹ còn sống, trên giường bệnh bà vẫn trăng trối: Con phải gắng đưa anh về. Tổ tiên, mồ mả ông bà trên đất quê hương, đừng để anh ngoài biển lạnh Huế, tháng 1, mưa mờ mịt. Người em tử sĩ Vương Thương ứa nước mắt, nhắc chuyện anh mình và trận tử chiến Hoàng Sa...

Nhiều năm gặp gỡ chứng nhân, viết về quần đảo Hoàng Sa máu thịt của Tổ quốc, tôi vẫn nghẹn lòng khi nhắc nhớ một buổi tối mùa đông ở Huế. Trong căn nhà nhỏ bạc màu thời gian, ông Vương Lăng, em trai trung sĩ giám lộ Vương Thương trên chiến hạm bi hùng Nhật Tảo đã hi sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa, cứ khóc mãi khi ôn ký ức về anh mình. 

44 năm đã qua với bao biến động thời cuộc, giọt nước mắt vẫn ngập tràn vị nóng của trái tim và như có cả vị mặn của biển, nơi những người còn đang nằm dưới đó...

Chuyến hành quân cuối cùng

Nhật Tảo, chiến hạm bi hùng - Ảnh 2.

Tử sĩ Vương Thương trước chuyến hành quân ra Hoàng Sa - Ảnh tư liệu gia đình do Quốc Việt chụp lại

Nghe tôi sẻ chia nỗi buồn, ông Lăng lạc giọng: "Nước mắt tôi có là gì đâu so với nỗi đau của 74 gia đình tử sĩ còn đang gửi xương cốt ngoài Hoàng Sa!". 

Người em trai gầy gò tâm sự: trước ngày lịch sử 19-1-1974, trung sĩ Vương Thương đã báo gia đình ở Huế là sẽ được về tết. Mẹ anh nghe vậy mừng lắm, vui vẻ chuẩn bị chuyện vợ con cho anh. 

Bất ngờ, kế hoạch bị hủy bỏ, chiến hạm HQ10 - Nhật Tảo, mà Vương Thương là sĩ quan giám lộ, nhận lệnh khẩn cấp hành quân bảo vệ Hoàng Sa đang bị các chiến hạm Trung Quốc và tàu cá giả dạng lăm le...

Lẽ ra Vương Thương cùng đồng đội tàu Nhật Tảo đã được nghỉ ngơi, vì chiến hạm cần được sửa chữa do một trong hai động cơ đã bị hư. 

Nhưng chiều 17-1, Nhật Tảo được lệnh hành quân khẩn cấp nhằm hỗ trợ cùng các chiến hạm HQ4 Trần Khánh Dư và HQ16 Lý Thường Kiệt đã có mặt ở Hoàng Sa. Lý do là Nhật Tảo đang đủ phiên trực, lại ở gần Hoàng Sa nhất.

20h ngày 17-1-1974, Nhật Tảo rời cảng Tiên Sa, quay mũi trực chỉ Hoàng Sa. Hạm trưởng là hải quân - thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm phó là đại úy Nguyễn Thành Trí, trung sĩ Vương Thương làm giám lộ trên đài chỉ huy. 

Chứng nhân Trần Văn Hà, thủy thủ có mặt trên chiến hạm Nhật Tảo, kể lại: "Bình thường, chúng tôi đã nhập biển Hoàng Sa sớm hơn. Nhưng chuyến hành quân này Nhật Tảo bị hư hỏng quá nhiều, nặng nhất là một máy chính không sử dụng được, rađa trục trặc, hỏa lực đối hạm đều là thế hệ cũ chỉnh bằng tay...". 

Tình hình trên Nhật Tảo lúc này rất gấp rút. Hạm trưởng Thà cho chuẩn bị đầy đủ đạn dược, lương khô, nước uống ngay vị trí chiến đấu.

Đến gần nửa đêm 18-1 thì Nhật Tảo kịp đến vùng biển Hoàng Sa, cùng ba chiến hạm Trần Khánh Dư, Lý Thường Kiệt và Trần Bình Trọng chuẩn bị tác chiến. Nhân chứng Hà kể đêm 18-1, hạm trưởng Thà phát lệnh làm tối tàu Nhật Tảo để tránh bị theo dõi. 

2h sáng 19-1, ông triệu tập cuộc họp khẩn cấp trên tàu, phổ biến tất cả chuẩn bị tác chiến bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Gần 7h sáng 19-1, sau khi nắm tình hình lần nữa, hạm trưởng Thà dặn dò pháo thủ phải cố bắn chính xác ngay loạt đạn đầu khi có lệnh để phá vỡ lợi thế tốc độ của đối phương.

Trận đánh bi hùng

Nhiều chiến hữu của tôi đòi ở lại hi sinh cùng hạm trưởng. Trong đó có Lê Văn Tây, Ngô Văn Sáu... Họ đã bị thương nặng, nhưng vẫn ghìm chặt khẩu 20 li chiến đấu đến cùng"

Nhân chứng Trần Văn Hà

Trong hồi ức của mình, hạ sĩ trọng pháo 76 li Vương Văn Hà nhớ lại: đang lúc cam go nhất thì khẩu 76 li hỏa lực chính trước mũi Nhật Tảo lại bị trục trặc, cả con tàu bị bắn xối xả. 

Trên đài chỉ huy, hạm trưởng Thà hi sinh với mảnh đạn phạt ngang cổ, hạm phó Trí bị thương nặng nhưng vẫn gắng điều khiển Nhật Tảo đâm thẳng vào tàu đối phương như đòn quyết tử cuối cùng. Ngay sau đó, đại úy Trí phát lệnh rời tàu.

Viết trong Nhật ký Hoàng Sa, chuẩn úy Tất Ngưu kể lại vẫn nhớ những lời rắn rỏi cuối cùng của hạ sĩ Lê Văn Tây: "Thôi, tôi ở lại ăn thua đủ với bọn Trung Quốc, chuẩn úy cứ nhảy đi". 

Bốn chiếc bè ban đầu được kết lại. Những người xuống biển ứa nước mắt nhìn các nòng súng vẫn lóe lên trên chiến hạm Nhật Tảo rồi tắt hẳn trước hỏa lực áp đảo của đối phương...

Lúc này, tình hình trên biển cũng hết sức nghiêm trọng. Đại úy Trí bị thương nặng, trút hơi thở cuối cùng trong đêm. Rồi Vương Thương, Đa, Thọ, Nam, Tuấn cũng ra đi. 

Hồi ức của hạ sĩ Vương Văn Hà vẫn nhớ đồng đội Vương Thương lênh đênh đến ngày thứ 4 thì mất. Đồng đội cố giữ thi hài anh một ngày với hi vọng có tàu đến vớt đưa về bờ, nhưng rồi phải ngậm ngùi thủy táng anh. 

Họ khấn vái đồng đội: "Anh là giám lộ, xin chỉ dẫn đường để gặp tàu bạn". Và đêm đó, một chiếc tàu buôn Hà Lan đã đi ngang qua và vớt những người lính cuối cùng còn lại của chiến hạm Nhật Tảo...

Nhưng 74 đồng đội của họ đã vĩnh viễn nằm lại quần đảo Hoàng Sa của Tổ quốc cùng chiến hạm Nhật Tảo!

Nằm dưới lòng biển Tổ quốc

Hộ tống hạm HQ10 - Nhật Tảo nguyên là tàu quét mìn USS Serene 300 của Mỹ từ Thế chiến thứ hai. Năm 1964, tàu này được hoán cải thành hộ tống hạm và chuyển giao cho quân lực Việt Nam cộng hòa.

Theo trung sĩ Trịnh Văn Quý thuộc lực lượng đổ bộ đảo Hữu Nhật, đến khoảng 8h sáng 20-1-1974, ông vẫn còn thấy khói lửa bốc lên từ chiến hạm bi hùng Nhật Tảo trước khi nó chìm hẳn xuống lòng biển Tổ quốc.

Sự Thật Về Trận Hải Chiến Hoàng Sa
Lê Văn Thự
(Trích báo Thời Luận – Los Angeles – 3/2004)


 Trung tá Lê Văn Thự

Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xẩy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra.
Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai. Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói. Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào.
Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa.
Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao kẻ trình độ thấp, do đó xin qúi vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam cộng hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.
Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung Úy Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xẩy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xẩy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến.
Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được ?
Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật.
Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.
Ông Dân viết :Ạ “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đã làm đúng những gì tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến 119 tháng 1, 1974.
Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn bằng.
Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.
Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì thì không thấy ông Dân nói đến !
Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân.

Và sau đây là những gì xẩy ra trong trận chiến mà tôi đã chứng kiến.
Trước khi nói đến trận đánh, tôi xin sơ lược về quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo Hoàng Sa (gọi chung là Paracels) cách bờ biển Đà Nẵng 180 hải lý về phía đông. 

Như qúi vị thấy trong bản đồ, quần đảo Hoàng Sa gồm một số đảo ghi trong bản đồ quây quần nhau làm thành một lòng chảo, mà muốn vào bên trong lòng chảo đó phải theo hai lộ trình mà chúng tôi thường gọi là cái “pass”. Một cái ở giữa đảo Hoàng Sa và đảo Cam Tuyền. Cái kia ở giữa bãi đá ngầm Antelope và đảo Quang Hòa.
Bản đồ này tỷ lệ xích quá nhỏ nên các đảo chỉ bằng lóng tay hay chỉ là những dấu chấm. Quần đảo Hoàng Sa không chỉ có bấy nhiêu đảo trong bản đồ mà còn một số đảo khác nữa nằm rải rác ở phía đông bắc. Những đảo trong bản đồ là những đảo tận cùng phía nam của quần đảo Hoàng Sa. Nhìn vào bản đồ, qúi vị thấy các đảo rời nhau, có khoảng trống ở giữa, nhưng tầu bè không chạy qua được vì đá ngầm và san hô ở dưới mặt nước, chỉ ra vào lòng chảo bằng hai cái “pass” tôi nói ở trên.
Quần đảo Hoàng Sa có đảo lài, có đảo cao nhưng cũng chỉ cao hơn mặt biển chừng vài chục thước. Các đảo phần nhiều trơ trụi, hiếm có cây cao, toàn đá lởm chởm, chỗ cao chỗ thấp, ít có nơi bằng phẳng. Gần bờ thì có đá ngầm, san hô. Hết đá ngầm, san hô thì biển rất sâu. Đáy biển cũng có đá nên neo tầu không an toàn. Quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa không thể lập căn cứ hải quân được vì không có chỗ ẩn núp cho tàu bè, chỉ có thể lập căn cứ trên đảo mà thôi.
Tất cả các đảo đều không có nước ngọt, trừ đảo Hoàng Sa mà chúng tôi thường gọi là “đảo khí tượng” vì có đài khí tượng do người Pháp thiết lập và sau này luôn luôn có nhân viên khí tượng Việt Nam làm việc cho đến ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra. Người Pháp xây một hồ chứa nước bên trong nhà, có các máng xối hứng nước mưa chuyền vào bên trong hồ chứa để dùng cho cả năm.
Trên đảo Hoàng Sa mấy năm đầu tiên có một Trung đội Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ. Về sau vì nhu cầu chiến trận, Thủy Quân Lục Chiến phải rời đảo và được thay thế bởi Địa Phương Quân của tiểu khu Quảng Nam. Họ phải ở trên đảo Hoàng Sa vì chỉ đảo này mới có nước ngọt. Thủy Quân Lục chiến hay Địa Phương quân đều được trang bị xuồng cao su để di chuyển quanh các đảo mà kiểm soát.
Sau khi biết tổng quát vị trí các đảo, qúi độc giả có thể theo dõi diễn tiến trận chiến Hoàng Sa sau đây.
Tôi cũng xin thưa trước là những gì xẩy ra tôi không nhớ chính xác giờ giấc, chỉ phòng chừng. Nhưng những sự kiện thì xác thực. Ngày giờ và sự kiện xẩy ra đều có ghi trong “Nhật ký hải hành” và “Nhật ký chiến hạm” nhưng nay không có để tham khảo.

Ngày 15 tháng 1, 1974 tàu tôi – HQ-16 – được lệnh ra công tác đảo Hoàng Sa, chở theo một cố vấn Mỹ và một Thiếu tá Bộ binh thuộc Quân đoàn I (mà nay tôi không còn nhớ tên).
Tàu khởi hành tối ngày 15 tháng 1, 1974 và đến Hoàng Sa sáng ngày 16 tháng 1, 1974. Khi đến nơi, Địa phương quân trên đảo thấy tàu đã lái xuồng ra đón viên Thiếu tá Bộ binh lên đảo. Trong khi chờ đợi để đưa Thiếu tá Bộ binh về lại Đà Nẵng, tôi vận chuyển tầu rời đảo Hoàng Sa ra biển, thả trôi tàu gần đảo Quang Hoà. Tôi lấy ống nhòm nhìn lên các đảo chung quanh để ngắm nhìn phong cảnh và tiêu khiển thì giờ.
Khi nhìn lên đảo Quang Hoà thì thấy có một dẫy nhà sườn gỗ còn đang xây cất dở dang, chỉ có sàn nhà, chưa có mái. Tôi thấy lạ, liền gọi máy về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải (BTL/HQ/VIZH) hỏi thì nơi đây hỏi lại tôi là có biết người nào trên đó không? Tôi trả lời chỉ thấy bốn, năm người di chuyển tới lui nơi dẫy nhà đang xây cất chứ không thể biết là ai. Họ ăn mặc thường dân, có người ở trần, nhưng có nhà xây cất thì chắc là người ngoại quốc mà không ai khác hơn là Trung cộng, vì cách đảo Quang Hoà chừng 20 hải lý về phía đông bắc có căn cứ của Trung cộng, cũng nằm trong quần đảo Hoàng Sa.
HQ-16 vẫn thả trôi tàu để chờ Thiếu tá Bộ Binh và chờ lệnh từ Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải.
*Trưa ngày 16 tháng 1, 1974 : Một chiến hạm Trung cộng xuất hiện trong vùng.
*Tối ngày 17 tháng 1, 1974 : Bộ Tư lệnh Hải quân gởi ra một toán người nhái do HQ-4 chở ra. Toán người nhái này rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ 16.

*Sáng ngày 18 tháng 1, 1974: HQ-5 và HQ-10 có mặt ở khu vực Hoàng Sa. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc (khoá 5) ở trên HQ-5 là người chỉ huy cuộc chiến.
HQ-5 do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh (khoá 11) chỉ huy.
HQ-16 do tôi (Trung tá Lê Văn Thự) (khoá 10) chỉ huy.
HQ-4 do Trung tá Vũ Hữu San (khoá 11) chỉ huy.
HQ-10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà (khoá 12) chỉ huy.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, 1974 Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho tôi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hoà và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Vĩnh Lạc.
Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, tôi vận chuyển HQ-16 bên trong lòng chảo để đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán người nhái lên đảo thì một tàu Trung cộng xuất hiện, cản trước mũi, không cho tàu tôi tiến gần đến đảo (xin xem hình 1).
Tôi phải ngưng máy, vận chuyển để tránh đụng tầu. Nhưng cả hai tàu cũng cọ vào nhau làm dẹp một số trụ căng dây an toàn chung quanh tàu Trung cộng và làm rác bè nổi của tàu Trung cộng. Nhờ xáp lại gần, tôi thấy tàu Trung cộng số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12.7 của tàu tôi. Tàu Trung cộng nhỏ hơn tàu tôi nhưng vận chuyển nhanh nhẹn hơn.
Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc những gì xẩy ra. Sau đó tôi lái tàu ra khỏi lòng chảo và đổ bộ toán người nhái vào mặt ngoài biển (mặt nam) của đảo Quang Hoà vào chiều ngày 18 tháng 1, 1974.
HQ-16 chỉ ở cách xa bờ một, hai hải lý rồi người nhái thả xuồng cao su có trang bị máy mà chạy vào bờ chứ HQ-16 không thể vào sát bờ được vì đá ngầm và san hô. Toán người nhái rời tàu chừng non một tiếng thì gọi máy báo cáo là ở trong bờ bắn ra. Tôi hỏi người liên lạc máy là có thấy người ở trên bờ không và các anh đã lên được bờ chưa ? Họ trả lời là đang lội nước ngang ống chân, còn chừng vài chục thước nữa mới tới bờ. Họ cũng cho biết là không thấy người trên bờ.
Vài phút sau thì nghe báo cáo là một thiếu úy người nhái bị bắn chết. Họ xin rút lui vì không thể vào bờ an toàn được. Tôi báo cáo với Đại tá Ngạc và xin cho người nhái rút lui. Toán người nhái đã trở về lại HQ-16.
Chiều ngày 18 tháng 1, 1974, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hoà. Sau khi Đại tá Ngạc ra lệnh này xong, thì từ đó về sau tôi không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ Đại tá Ngạc nữa.
Đến tối ngày 18 tháng 1, 1974 máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi Đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý.
Sau khi nhận lệnh, tôi nghĩ chỉ còn cách đổ bộ toán người nhái vào ban đêm mới may ra lên được đảo, nhưng chưa chắc toán người nhái đã vào trót lọt được vì có thể tàu Trung cộng theo dõi và liên lạc chỉ điểm cho người của họ trên đảo canh chừng để bắn khi người nhái vào bờ. Ngoài ra thức ăn, nước uống không có, làm sao toán người nhái có thể hoạt động lâu hơn một ngày được, và ít nhất cũng phải có một tiểu đội hay trung đội Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ gần bờ yểm trợ cho toán người nhái khi họ rút lui nếu bị phát hiện hay khi gặp lực lượng địch mạnh hơn. Vì thế, muốn thi hành lệnh của Đại tá Ngạc, tôi nghĩ chỉ còn cách là phải tiêu diệt tàu Trung cộng trước rồi mới tính chuyện đổ bộ người nhái lên đảo sau.
Lúc này phía Trung cộng xuất hiện thêm hai chiếc tàu nữa cùng loại với chiếc đã có trước.
Tôi gọi Thiếu tá Thà HQ-10 và nói ý định của tôi: Đêm nay HQ-16 và HQ-10 ra thật xa đảo, làm tối chiến hạm (không cho ánh sáng lọt ra ngoài) để tàu Trung cộng không biết chúng tôi ở đâu. Sáng mai (19 tháng 1, 1974) sẽ tiến vào lòng chảo. HQ-16 vào cái “pass” gần đảo Hoàng Sa, HQ-10 vào cái “pass” gần đảo Quang Hòa (xin xem hình 2).
Tôi cũng nói với Thiếu tá Thà là anh cũng như tôi, phải cố gắng hết sức mình. Nếu một trong hai đứa mà loạng quạng, chỉ còn lại một, thì bọn chúng (ba chiếc tàu Trung cộng) xúm lại, mình không thể nào chống nổi.
Đêm hôm đó (18 tháng 1, 1974) khoảng nửa đêm, tôi tập họp thủy thủ đoàn HQ-16 để thông báo ngày mai sẽ tiến vào đánh tàu Trung cộng. Tôi cũng nói với Thủy thủ đoàn là tất cả mọi người phải can đảm, cố gắng hết sức mình, ai làm phần việc của mình cũng phải nhanh nhẹn, chính xác mới mong thắng và sống còn. Nhất là các ổ súng và toán phòng tai phải lo chuẩn bị trước, xem xét lại súng ống, đạn dược phải mang từ hầm đạn lên để sẵn ở các ụ súng. Ống nước cứu hỏa phải trải sẵn ra. Máy bôm nước phải sẵn sàng.
Sáng ngày 19 tháng 1, 1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự định. Tôi gọi máy cho Thiếu tá Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền.
Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung cộng. Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái (xin xem hình 2). Nếu hướng mũi tàu về phía tầu Trung cộng thì chỉ sử dụng được hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Với lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng vì tôi đánh phủ đầu tàu Trung cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung cộng có, ngoài ra còn có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung cộng.
Khi đang tiến vào lòng chảo, tôi đã mừng thầm khi thấy ba tàu Trung cộng đều ở trong lòng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác xạ. Nếu chúng ở rải rác, chiếc trong chiếc ngoài lòng chảo thì tôi cũng chưa biết tính sao vì tàu Trung cộng tuy nhỏ nhưng linh động hơn, nếu chúng ra ngoài biển thì khó bắn trúng hơn vì nó nhỏ và chạy nhanh, còn tàu tôi lại là mục tiêu tốt cho tàu Trung cộng vì to con nhưng nặng nề, chậm chạp nên dễ lãnh đạn hơn. Nhưng nay thì cả ba tàu địch bị vây trong lòng chảo vì hai cái “pass” đã bị HQ-16 và HQ-10 chặn rồi.
Khi đã ở đúng vị trí và vị thế dự định (xin xem hình 2), HQ-16 cách HQ-10 chừng một hải lý, và hai tầu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung cộng từ 3 đến 4 hải lý, tôi ra lệnh lần chót: Các ổ súng phải luôn luôn theo dõi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi thì bắn mục tiêu đó. Sau khi hỏi tất cả các ổ súng đã sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa.
HQ-16 và HQ-10 đứng yên một chỗ (có muốn di động cũng không được vì chật hẹp) còn ba tàu Trung cộng di chuyển loanh quanh sát vòng cung lòng chảo gần đảo Duy Mộng và bắn trả chúng tôi.
Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung cộng vì khai hỏa trước và xử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung cộng bị tấn công bất ngờ vì ngày hôm trước, tàu tôi bị họ chặn, tôi bỏ đi mà không có gì xẩy ra nên họ không ngờ rằng tôi sẽ tấn công họ.
Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung cộng hề hấn gì, tôi bắt đầu sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn. Tôi nghĩ chắc là đạn thời chỉnh tức là đạn tự động nổ mà không cần chạm mục tiêu. Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung cộng bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.
Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xẩy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhẩy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.
 Những người lính tàu HQ 10 hy sinh
Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu. Trung sĩ điện khí Xuân bị thương. Nhân viên cứu hỏa tìm cách bít lỗ thủng. Chừng vài phút sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt không có chỗ cho nhân viên cứu hỏa xử dụng đà chống để chặn tấm bố và tấm gỗ bít lỗ thủng. Nước ngập đến đầu gối. Tôi ra lệnh nếu không bít được lỗ thủng thì đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước tràn ra khỏi hầm máy. (Tôi nhớ hầm máy hữu trúng đạn mà trong bài viết của ông Dân thì lại viết là hầm máy tả!).
Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền tin b gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, tôi vận chuyển tầu quay trở ra theo cái “pass” để rời lòng chảo.
Tàu mỗi lúc một nghiêng thêm (trên 10o) và chỉ còn một máy nên vận chuyển rất khó khăn. Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy vì tàu sắp chìm.
Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật nên tôi ra lệnh: Toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát vì sợ họ không còn thì giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở.
Trong khi tôi đang lái thì Đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ huy, nói với tôi: “Vì sao Hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát ? Tôi đang ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không biết sẽ lật chìm lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.
Lúc này tàu nghiêng đã đến độ bão hòa (không nghiêng thêm nữa) vì nước đã vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến. Lúc này ở đài chỉ huy có Trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói với Trung út Ất : “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”.
Trung úy Ất nói với tôi: “Xin Hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung cộng thì kể như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở. Xim Hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”.
Bây giờ viết lại câu nói này của Trung úy Ất, tôi vẫn còn xúc động đến chảy nước mắt. Nghe Trung úy Ất nói, tôi suy nghĩ thêm: Nếu tôi cứ ủi vào đảo khí tượng thì cũng không thể nào ủi sát vào bờ được vì gần bờ đá ngầm rất nhiều. Nếu ủi, tàu sẽ mắc cạn, lườn tàu sẽ bị đá ngầm rạch nát, nước sẽ vào thêm, tàu sẽ hoàn toàn tê liệt mà thủy thủ đoàn cũng không thể nào lên đảo được. Do đó tôi tiếp tục lái tàu ra khỏi “pass”, đồng thời ra lệnh nhân viên hướng súng về đằng sau và về phía quần đảo Hoàng Sa canh chừng tàu Trung cộng truy kích theo.
Khi rời Hoàng Sa, tôi hết sức ân hận đã bỏ lại trên đảo một toán nhân viên 8 người do Trung úy Liêm chỉ huy khi có lệnh đưa nhân viên lên giữ đảo. Trung úy Liêm và toán nhân viên sau đó đã mạo hiểm vượt biển bằng bè vì không muốn Trung cộng bắt làm tù binh. Sau hơn mười ngày lênh đênh trên biển, bè trôi về tận ngoài khơi Qui Nhơn, được ngư phủ cứu và được đưa vào bệnh viện Qui Nhơn cấp cứu. Họ vượt biển mà không chuẩn bị thức ăn nước uống nên Hạ sĩ Quản kho Nguyễn Văn Duyên đã chết vì kiệt sức khi đưa vào Qui Nhơn.
Ra khỏi “pass”, tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 19 tháng 1, 1974. Tàu chỉ còn một máy và nghiêng nên chạy chậm. Khi trời bắt đầu tối, tàu cách Hoàng Sa chừng 15 hải lý. Lúc này tôi mới thở ra nhẹ nhõm vì chắc tàu Trung cộng cũng bị thương tích cả người lẫn tàu nên không truy kích tàu tôi.
Bây giờ mối lo khác lại đến với tôi là tàu có thể lật chìm bất cứ lúc nào nếu có sóng chếch xuôi rất dễ làm tàu lật. Tôi cho nhân viên chuẩn bị các bè nổi, xem xét lại cách xử dụng để khi hữu sự thì làm cho nhanh chứ khi tàu lật thì không có thì giờ mà mò mẫm.
Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến báo cáo tình trạng chiến hạm về Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải nhưng không thấy HQ-5, HQ-4 lên tiếng.
Một tin làm bàng hoàng mọi người trên chiến hạm là Trung sĩ Điện khí Xuân trút hơi thở cuối cùng vì vết thương quá nặng mà không được săn sóc đúng mức.
Đại úy Hiệp mang họa đồ chiến hạm các khoang hầm trên tàu lên đài chỉ huy và cho tôi biết đã làm cân bằng tàu bằng cách bơm nước và dầu từ hầm này sang hầm khác và dồn về phía tả hạm, nhưng tàu cũng không bớt nghiêng bao nhiêu. Đại úy Hiệp nói : “Bây giờ chỉ còn cách bơm xả nước ngọt và dầu ra biển may ra mới làm tàu bớt nghiêng”. Xả nước ngọt và dầu ra biển thì tôi rất ngại mà cũng không biết chắc là khi xả xong thì tình trạng có khá hơn không hay lại tệ hơn vì phải biết trọng tâm con tàu trước và sau khi xả nằm ở đâu rồi mới dám làm.
Học môn lý thuyết thuyền bè trong trường Hải quân nhưng ra trường lâu ngày và gặp lúc hữu sự, lại không còn nhớ cách tính trọng tâm con tàu nên tôi không dám bảo Đại úy Hiệp làm và giữ nguyên tình trạng như vậy mà chạy về Đà Nẵng. Cũng may nhờ biển rất êm nên không có gì xẩy ra.
Sáng 20 tháng 1, 1974 khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng nhưng tôi không vận chuyển cặp cầu được. Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải phải xin tàu dòng từ Ty Thương Cảng Đà Nẵng, kẹp ngang hông HQ-16 mà cặp cầu quân cảng Đà Nẵng.
Cặp cầu xong, Thủy xưởng Đà Nẵng sang bơm dầu, nước ngọt ra, làm nhẹ tàu cho tàu nổi lên rồi tìm cách bít tạm lỗ thủng dưới nước (do người nhái lặn xuống nước mà bít, tôi nhớ như vậy không biết có đúng không ?). Sau đó bơm nước ngập hầm máy ra và hàn lại lỗ thủng ở hầm máy.
Ngày hôm sau, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải xin toán tháo gỡ đạn dược từ Quân Đoàn I sang để tháo gỡ viên đạn còn nằm lại trên tàu. Viên đạn được bắn vòng cầu, rơi xuống nước gần HQ-16, do tốc độ của viên đạn nên khi xuống nước gặp sức cản của nước, viên đạn không đi thẳng xuống nước mà bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tầu HQ-16 dưới mặt nước. Viên đạn vẫn còn tốc độ di chuyển, xướt qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó. May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 có thể chìm tại chỗ !
Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết là viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.
Sau khi sửa chữa xong, sơn phết lại, làm sạch sẽ, chiến hạm HQ-16 được lệnh về Sài Gòn làm lễ tiếp đón chiến hạm trở về từ Hoàng Sa. Phần thượng tầng kiến trúc của chiến hạm bị lỗ chỗ các lỗ thủng do đạn 40 ly và 20 ly bắn vào vẫn để y nguyên, mục đích cho dân chúng Sài Gòn ai tò mò muốn xem chiến hạm dự trận Hoàng Sa về ra sao, khi lên tàu xem sẽ thấy được dấu tích còn để lại trên tàu. Tàu cặp cầu B ở bến Bạch Đằng.
Trong buổi lễ tiếp đón, tôi cùng 4 – 5 nhân viên được Tư lệnh Hải quân gắn huy chương. Sau buổi lễ dân Sài gòn được lên xem tàu. Và phóng viên BBC là ông Tôn Thất Kỳ phỏng vấn tôi. Ông hỏi tôi có thấy máy bay phản lực Trung cộng dự chiến trong trận Hoàng Sa không ? Tôi trả lời là tôi không thấy.
Ngày hôm sau, Khối Chiến Tranh Chính trị Bộ Tư Lệnh Hải Quân (lúc đó Đại tá Trần Văn Triết làm Trưởng khối thì phải), phái một thiếu úy hay trung úy (mà tôi không nhớ tên hay cấp bậc), xuống HQ-16. Anh ta nói với tôi: “Tại sao Hạm trưởng trả lời phỏng vấn đài BBC là không thấy phản lực cơ Trung cộng ?”.
Tôi trả lời vị sĩ quan đó: “Anh về nói lại trên Bộ Tư Lệnh là tôi không thấy nên tôi trả lời không có. Nếu Bộ Tư Lệnh muốn tôi nói thì phải báo trước cho tôi biết”.
Tôi nghĩ nguồn tin này do Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải quân nên Bộ Tư Lệnh Hải quân muốn tôi trả lời phỏng vấn cho phù hợp với nguồn tin. Cũng như Đại tá Ngạc báo cáo về Bộ Tư Lệnh Hải Quân: HQ-16 và HQ-10 mất tích.
Lúc HQ-16 về Sài Gòn, tôi nghe nói lại (không biết có đúng không) là khi nhận được tin HQ-16, HQ-10 mất tích, Đại tá Võ Sum, Trưởng khối Truyền tin Hải quân, đã dùng con lắc (một loại dụng cụ cảm ứng) để xem thử HQ-16 còn hay mất. Tôi không nghe nói kết qủa của việc dùng con lắc này.

Sau khi trình bầy chi tiết những gì xẩy ra trong trận Hoàng Sa, tôi xin nêu lên những nhận xét của tôi về trận chiến này:
1.- Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Hải Quân Việt Nam không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 là loại tàu cồng kềnh, vận chuyển chậm, súng quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là tối tân nhất, các súng đều xử dụng bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại không xung trận.
Lúc trước, Sở Phòng vệ Duyên Hải ở Đà Nẵng có loại tàu PT chuyên đi bắn phá phía bắc vĩ tuyến 17 là loại chiến hạm thích hợp với trận chiến Hoàng Sa. Nhưng tôi nghe nói Hoa Kỳ đã thu hồi lại loại tàu này khi họ rút quân khỏi Việt Nam, trước ngày trận chiến Hoàng Sa xẩy ra.
2.- Không có kế hoạch hành quân. Kể từ khi có mặt ở Hoàng Sa, tôi chỉ biết một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc qua máy âm thoại, chỉ định tôi chỉ huy HQ-10 và có nhiệm vụ phải đổ bộ toán người nhái, mà trong bài viết của ông, ông gọi là Biệt Đội Hải Kích, lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào. Ngoài ra tôi không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ.
Gần đây, đọc bài “Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc, tôi mới biết là ông chia 4 chiến hạm thành hai phân đoàn :
· Phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5 (đại tá Ngạc ở trên HQ-5), do Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy là nỗ lực chính.
· Phân đoạn II gồm HQ-16 và HQ-10 do Hạm trưởng HQ-16 chỉ huy là nỗ lực phụ.

Nội việc chỉ định Hạm trưởng HQ-4 chỉ huy phân đoàn I là sai nguyên tắc chỉ huy, vì Đại tá Ngạc ở trên HQ-5, như vậy thì Hạm trưởng HQ-4 (Trung tá Vũ Hữu San) chỉ huuy luôn cả Đại tá Ngạc sao ? Đại tá Ngạc là người chỉ huy trận chiến thì phải kiêm luôn chỉ huy Phân đoàn I mới đúng. Suốt trận chiến, HQ-4 và HQ-5 làm gì tôi không được biết. Và cho đến lúc rời Hoàng Sa về Đà Nẵng, tôi chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 đâu.
Sau trận chiến, tôi thấy phải đổi lại Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) là nỗ lực phụ. Phân đoàn I (gồm HQ-16 và HQ-10) là nỗ lực chính mới đúng vì Phân đoàn II trực chiến với tàu Trung cộng trong lòng chảo trong khi Phân đoàn I chỉ ở bên ngoài “wait and see”. Và vì qúa lo sợ Trung cộng nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Ngạc mới ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 – 7 phát trước khi rút lui. Tôi không trách HQ-4 và HQ-5 vì họ chịu sự điều động của Đại tá Ngạc.
Vì không có kế hoạch hành quân nên máy truyền tin bị Trung cộng phá rối không liên lạc được mà không có tần số dự trù thay thế.
3.- Muốn thanh toán quân Trung cộng trên đảo (tôi nghĩ không nhiều chừng 1 tiểu đội) mà dự định đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà thành công. Phải có 1, 2 tiểu đội Thủy Quân Lục Chiến tăng cường yểm trợ mới được. Cần thêm xuồng cao su để đổ bộ quân, tiếp tế lương thực nước uống và vật dụng.
4.- Ra lệnh đưa quân lên giữ đảo mà không cung cấp lương thực, nước uống đầy đủ.Thủy thủ đoàn không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, chỉ có súng cá nhân và một ít đạn bắn chừng nửa tiếng là hết, làm sao giữ được đảo. Nếu chiến hạm bận tác chiến hay bị thiệt hại thì số quân nhân đưa lên đảo phải bị bỏ rơi như trường hợp HQ-16. Đúng là lệnh lạc kiểu mang con bỏ chợ. Phải có kế hoạch đưa bộ binh hay Thủy quân Lục chiến giữ đảo và phải có kế hoạch tiếp tế.
5.- Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.
6.- Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung cộng tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của HQ-5 và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung cộng phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn thời chỉnh của Trung cộng hay của HQ-5, HQ-4?
7.- Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bầy những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết qủa tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều choo trôi xuôi luôn.
Bài viết của tôi đến đây xem như đã trình bầy xong trận chiến Hoàng Sa, nhưng cũng xin nối tiếp thêm về bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc.
Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-16, HQ-5, HQ-4 và HQ-10 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Tôi chỉ nêu lên một số chi tiết mà tôi thấy vô lý hoặc có liên hệ đến tôi mà sai sự thật.
Ông viết: “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hoả tiễn loại hải – hải đang tiến vào vùng giao tranh”. Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi !
Sau đó cũng chẳng thấy ông nói chiến hạm Trung cộng này làm gì. Ngoài ra, ông còn lo sợ cả phản lực cơ và tiềm thủy đĩnh Trung cộng. Vì quá lo sợ nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa ! Ông Ngạc viết: “Khoảng 7:00 sáng ngày 20 tháng 1, 1974 thì hai chiến hạm Phân đoàn I về tới căn cứ an toàn. Tuần dương hạm HQ-16 cũng đã về bến trước đó ít lâu…”. Sự thực, sáng ngày 20 tháng 11, 1974, HQ-16 về đến quân cảng Đà Nẵng và sau đó chẳng thấy HQ-4 và HQ-5 ở Đà Nẵng. Chỉ một mình tôi lên trình diện Tư Lệnh Phó Hải Quân trong Phòng hội của Bộ Tư Lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải để trả lời những câu hỏi liên quan đến tổn thất giữa địch và ta trong trận chiến.
Ông Ngạc viết: “Sau khi di tản các chiến sĩ thương vong và tử vong lên căn cứ thì chỉ có ba vị Đô đốc cùng Hải Quân Đại tá Nguyễn Viết Tân, Chỉ huy trưởng Sở Phòng Vệ Duyên Hải lên Tuần dương hạm HQ-5 và vào phòng Hạm trưởng để dự cuộc thuyết trình về trận đánh. Ba vị Hạm trưởng (HQ-5, HQ-16 và HQ-4 – ghi chú của người viết) đều có mặt để trình bầy chi tiết về chiến hạm của mình v.v…”.
Tôi (Hạm trưởng HQ-16) đâu có mặt trên HQ-5 như Đại tá Ngạc viết.
Trong bài của ông có viết HQ-4, HQ-5 bị trúng đạn, thiệt hại khá nhiều, định chạy về Subic Bay Phi Luật Tân để xin Hoa Kỳ sửa chữa. Sao không chạy về Sài gòn cho gần mà lại chạy sang Subic Bay đã xa mà chắc gì Hoa Kỳ chịu sửa chữa.
Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5.
Trong bài viết “Biển Đông Dậy Sóng” của ông Trần Bình Nam, có câu: “Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên đã dè dặt đôi lời trước khi viết rằng vân vân…”. Cái gì sau lưng đó, nay được ông Trần Bình Nam nói ra: Đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger mà nội dung ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị “Years of Upheaval” và được ông Trần Bình Nam trích ra trong bài viết của ông ta. Đại khái là Hoa Kỳ bắt tay với Trung cộng để chống lại Nga sô và qua một vài câu dẫn chứng, ông Trần Bình Nam kết luận có lẽ có sự thoả thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam cộng hòa.
Ông Trần Bình Nam viết : “Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ bộ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels và vân vân…”.
Phần tiếp theo của đoạn này chỉ dựa vào những chi tiết sai sự thật trong bài viết “Tường thuật trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Ngạc. Như trước ngày trận chiến xẩy ra, quân Trung cộng đã chịu rời đảo mà họ đã chiếm khi có quân từ các chiến hạm Việt Nam đổ bộ chiếm lại đảo (Trung cộng chỉ chiếm một đảo duy nhất là đảo Quang Hòa. Còn quân từ các chiến hạm chỉ đổ bộ lên các đảo không có quân Trung cộng như Ạ đảo Cam Tuyền, Vĩnh Lạc. Toán người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa nhưng bị bắn phải rút ra – lời người viết).
Những điều ông Trần Bình Nam viết chỉ là những phỏng đoán, chẳng có gì chứng tỏ được Hoa Kỳ ngầm thoả thuận cho Trung quốc chiếm Hoàng Sa. Ngược lại, theo nhận xét của tôi, khi dự trận chiến Hoàng Sa, tôi thấy Trung cộng rất dè dặt trong việc xâm chiếm Hoàng Sa. Trước sau họ chỉ đưa ra vỏn vẹn có ba chiến hạm không thuộc loại tối tân, có thể vì họ ngần ngại có sự can thiệp của Hoa Kỳ. Họ không đưa ra một lực lượng hùng hậu để đánh chiếm Hoàng Sa vì sợ nếu Hoa Kỳ phản ứng thì sẽ thành lớn chuyện khó xử. Ngoài ra họ còn sợ dư luận thế giới nữa.
Ông Trần Bình Nam nói, nhờ Hoa Kỳ can thiệp nên Trung cộng đã nhanh chóng trao trả (qua ngả Hồng Kông) số quân nhân và dân chính trên đảo Hoàng Sa cùng một số ít thủy thủ đoàn của HQ-10 còn sống sót. Tôi không chắc có phải do Hoa Kỳ can thiệp không. Theo tôi, Trung cộng đã chiếm được đảo Hoàng Sa rồi thì sá gì mấy chục mạng người mà không trao trả. Giữ để làm gì ? Không cần Hoa Kỳ can thiệp họ cũng tự động dàn xếp để trao trả, vừa được tiếng nhân đạo vừa xoa dịu sự công phẫn của dân chúng Miền Nam Việt Nam và có thể của cả dư luận thế giới nữa.
Có sự bắt tay giữa Hoa Kỳ và Trung cộng để hai bên rảnh tay chống lại Nga sô nhưng không chắc có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa. Có thể một trong những lý do Trung cộng chiếm Hoàng Sa là để thăm dò mức độ hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung cộng sau khi đã ngầm bắt tay nhau. Trung cộng chỉ cần đưa tới Hoàng Sa ba chiến hạm để thăm dò vừa Hoa Kỳ vừa Việt Nam cộng hòa.
Nếu Việt Nam cộng hòa sợ oai hùm của anh khổng lồ mà tháo lui thì họ không còn gì mong đợi hơn nữa. Còn nếu VNCH tận lực bảo vệ và đánh thắng thì họ sẽ chờ lúc khác, chắc cũng không lâu, nếu Hoa Kỳ không tỏ thái độ trong lần này. Còn giả thử nếu có sự thoả thuận của Hoa Kỳ để Trung cộng chiếm Hoàng Sa đi nữa thì con dân nước Việt chúng ta có đánh hay không ?
Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố: “phải đánh”. Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai…

Lê Văn Thự

Việt Nam cần lấy lại Hoàng Sa

© Flickr/ Nicolas Lannuzel
QUAN ĐIỂM-Ý KIẾN
URL rút ngắn
Việt Nam và Biển Đông (32)
13221

Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), đã khẳng định như trên vào chiều 19/1, tại buổi gặp mặt 12 nhân chứng từng sống và làm việc trên quần đảo Hoàng Sa.

"Hoàng Sa là một phần lãnh thổ của nước ta nhưng Trung Quốc đã dùng vũ lực xâm chiếm trái phép. Các thế hệ người Việt sẽ cương quyết đòi lại quần đảo này", ông Võ Ngọc Đồng nói.

Ông Đồng nói rằng nhiều năm qua UBND huyện Hoàng Sa, Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng đã sưu tầm được rất nhiều tài liệu, bản đồ của các học giả nổi tiếng trong và ngoài nước nói về Hoàng Sa. Tất cả các tài liệu này đều chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Thời chiến tranh, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã khai thác, sử dụng quần đảo này. Tuy nhiên, đến ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã nổ súng xâm chiếm đảo.

Là một trong số 12 nhân chứng Hoàng Sa hiện diện tại buổi gặp mặt, ông Trần Hòa (ngụ Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) kể tháng 10/1973, khi đó ông mới đôi mươi, đã không nề hà khó khăn để ra Hoàng Sa làm y tá. Trong 3 tháng làm nhiệm vụ, ông nhớ rõ có lần biển động, một tàu cá Trung Quốc không kịp vào bờ đã tấp vào đảo trú ngụ trong đêm.

Chiếc tàu này sau đó bị bão biển đánh chìm, các ngư dân được cứu giúp lên đảo. Ông Hòa và những người lính địa phương, nhân viên khí tượng giữ đảo nhường cơm xẻ áo cho các ngư dân Trung Quốc, dù lương thực trong 3 tháng đã được tính toán chi li vừa đủ.

"Anh em chấp nhận nhịn đói để cưu mang ngư dân nước họ. Thế mà sau đó gần 3 tháng, phía Trung Quốc lại đưa quân lên đảo xua đuổi chúng tôi, rồi ngang nhiên chiếm giữ quần đảo này", ông Hòa kể.

Một nhân chứng khác nhớ lại, vào ngày 18/1/1974 đội của ông lên tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) về đất liền thì phát hiện tàu chiến Trung Quốc đang xâm phạm phía nam đảo Hoàng Sa. Lúc này, tàu HQ-16 chặn đường, buộc tàu Trung Quốc rút lui.

Sau đó, 6 người trên HQ-16 được yêu cầu xuống xuồng trở lại đảo. Đến rạng sáng 19/1/1974, khi mọi người vào đến đảo thì phía Trung Quốc bắt đầu dội pháo và đổ bộ lính, bắt hết lực lượng Việt Nam Cộng hòa.

"Bây giờ Hoàng Sa là của Việt Nam thì cả thế giới đều biết cả rồi. Nhưng họ không chịu trả lại cho chúng ta là điều đáng buồn. Chúng tôi còn sống ở đây và sẽ luôn nói với con cháu là sẽ tìm mọi cách để đòi lại quần đảo Hoàng Sa", nhân chứng Trần Văn Chương (ngụ quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), nói.

Ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, cho biết từ năm 2014 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa đã làm "nóng" trên tất cả các diễn đàn đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Tuy nhiên, theo ông Ngữ, trách nhiệm đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, không chỉ dừng lại trên mặt trận truyền thông, sưu tập, tổng hợp các bằng chứng để khẳng định chủ quyền, mà cần phải biến thành hành động.

"Bước tiếp theo là phải đưa các bằng chứng đó ra để đấu tranh pháp lý, đấu tranh ngoại giao, tiến tới đòi lại Hoàng Sa từ tay Trung Quốc", ông Ngữ nói.

Ông Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP Đà Nẵng, cho biết hai năm qua Đà Nẵng đã đưa lịch sử Hoàng Sa vào chương trình giáo dục trong các cấp học. Vị này kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa lịch sử Hoàng Sa vào sách giáo khoa để giáo dục cho các thế hệ trẻ. 

"Chúng ta sẽ không bao giờ được phép quên ngày Hoàng Sa thất thủ. Phải nói với con cháu mai sau nhớ mãi sự kiện này. Mười năm, 50 năm hoặc 100 năm sau, nhất định chúng ta phải đòi lại chủ quyền quần đảo thiêng liêng này", ông Tiếng nhấn mạnh.

Huyện Hoàng Sa phải có dân

Ông Đặng Công Ngữ nói rằng việc TP Đà Nẵng bổ nhiệm chức danh Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa là minh chứng cho quyết tâm đòi lại chủ quyền lãnh thổ. Tuy nhiên, theo ông, Nhà nước cần phải cho phép huyện này có dân.

"Trước mắt, khi Hoàng Sa đang rơi vào tay nước khác thì chúng ta nên lấy dân ở một số phường thuộc quận Sơn Trà nhập khẩu vào huyện Hoàng Sa", ông Ngữ kiến nghị.

Vị này cũng mong muốn chính quyền Đà Nẵng sớm thành lập Hiệp hội nghề cá Hoàng Sa để các ngư dân đùm bọc, hỗ trợ nhau trong quá trình đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa.

Theo Đoàn Nguyên, Zing.vn

Bí Mật Về "Hải Chiến Hoàng Sa 1974" và Những Điều Chưa Biết

Thanh Niên Đất Việt

http://sachhiem.net/LICHSU/H/HaichienHS_bimat.php

 19-Jan-2014

LTS: Trong khi những bài khác nhấn mạnh về cảm giác trong sự kiện Hoàng Sa, bài sau đây khảo sát thực tế, đo đạc và so sánh những gì VNCH có thể làm nhưng không "dám" làm để giữ gìn biển đảo. Ban chủ trương trang nhà xin phép tác giả để dùng tên chính thức VNCH thay vì từ "ngụy" trong nội dung bài viết này. (SH)


Khi rút quân khỏi VN thì Mỹ đã bán toàn bộ biển Đông cho Trung Quốc

Đã 39 năm qua, Quần đảo Hoàng Sa thân yêu của chúng ta nằm trong tay bọn bành trướng Bắc Kinh. Từ đó đến nay, “nỗi nhớ” Hoàng Sa vẫn rực cháy trong tim mỗi người VN. Và cũng từng thời gian đó nhà nước VN vẫn đang tìm mọi cách đấu tranh đòi lại những gì của tổ tiên chúng ta bao đời dựng xây để lại cho con cháu hôm nay. Vì thời gian và thông tin không nhiều do đó mình sẽ sử dụng tài liệu của bạn “Huy Phúc_1981nb” về trận chiến Hoàng Sa. 

Chủ đề này không mới nhưng để hiểu về nó thì không ai cũng biết cả. VNCH đã dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974. Nhưng từ đó đến nay các "chiến binh hèn nhát" vẫn ngày đêm ra rả chửi “Việt Cộng”.

Có một sự thật mà chính các sỹ quan của VNCH Lê Văn Thự chỉ huy chiến hạm, tàu HQ-16 đã xác nhận: "May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn.(xem link)

Một loạt các câu hỏi tại sao lại có sự “kỳ quặc” như vậy? 

1. Tại sao tầu HQ-5 lại bắn vào tầu quân mình?
2. Tại sao con tầu ngắm bắn điện tử HQ-4 không tham chiến?
3. Tại sao HQ-4/5 chạy sang Philippines chứ không chạy về Nam để vòng về Sài Gòn?.
4. Tại sao HQ-4 và HQ-5 không trúng đạn? 
5. Vũ khí của Trung Quốc và VNCH ai hơn ai, hơn mấy lần?
6. Số tầu VNCH đã tham chiến thật sự, tức là bắn giặc Tầu chứ không bắn quân mình, là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trên tổng số vũ khí của 4 tầu.
7. Khi chỉ còn một mình HQ-16 chiến đấu, thì tương quan lực lượng thế nào giữa HQ-16 và các tầu chiến Trung Quốc?
8. Khi HQ-5 đứng về phía Trung Quốc, thì HQ-16 với liên quân VNCH - Tầu sẽ tương quan lực lượng thế nào?
9. Tại sao có nhiều máy bay F-5 trong phi đội lớn thứ 3 thế giới lúc đó, toàn bộ phía Tây quần đảo nằm trong vùng chiến đấu tích cực của F-5 và A-37 cũng như những máy bay khác, toàn bộ quần đảo nằm trong tầm chiến đấu tối đa của các máy bay VNCH, kể cả trực thăng như Chinook, nhưng toàn bộ các máy bay thúc thủ?
10. Trung Quốc có thật sự đem lực lượng lớn đến đánh "Hải chiến Hoàng Sa 1974" không, hay chỉ vài tầu cá, tầu rà mìn, tầu chống ngầm... thăm dò? 
11. Trận chiến tử thủ Hoàng Sa năm 1974 diễn ra ở đâu, những ai, những đơn vị nào đã tử thủ?
12. Có phải Trung Quốc ban đầu chỉ dám thăm dò? Sau đó, khi nó nhìn rõ HQ-4 và HQ-4 đã đứng về phiá Trung Quốc, nó mới đanh mạnh và chiếm đảo, có phải vậy không?

Những câu hỏi Tại sao này chắc phải để lại cho các “chiến binh cờ vàng” đang đêm ngày “thăng cấp” vì chưa “giải ngũ” bên Cali hay Bolsa trả lời.

Tuy nhiên, để mở rộng đường để tìm hiểu về trận “hải chiến” này mà các sỹ quan VNCH vẫn nổ banh salon suốt 39 năm nay. Chúng ta cùng tìm hiểu đôi chút “bí mật” về trận chiến này. 

I. KẾT LUẬN VỀ SỰ THẬT CỦA "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974".

Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa. Hà Văn Ngạc, C/N 2012/10. Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

Ông ta chép hồi ký thanh minh, rằng ông ta phải chạy vì Tầu Khựa kéo đến ồ ạt loại chiếm hạm diệt hạm Komar-class(mã NATO của Project 183R class, Liên Xô). 

Thực chất, đó là nhảm nhí huyễn hoặc. Dù có huyễn hoặc thì những cái huyễn hoặc của ông ta cũng chỉ có thể có lợn liệt não mới dám hốc mà không oẹ. Gạt đi những cái huyễn hoặc đó, thì ông ta cũng phải căn cứ vào các báo cáo lưu trữ và nói lên một phần sự thật. Đó là, quân ta (VNCH) mạnh hơn tuyệt đối so với địch (Trung Quốc), nhưng ta thua vì ta hoặc là ngồi nhìn, hoặc là cùng với định bắn chìm ta. Và toàn bộ không quân ném bom lớn thứ 3 thế giới ngồi nhìn, trong khi địch gần như là số không về phòng không so với trình độ máy bay lúc đó.

SỰ THẬT VỀ TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA. HQ-16 do tôi, Trung tá Lê văn Thự (khoá 10) chỉ huy. HQ-16 bị soái hạm HQ-05 loại khỏi vòng chiến bằng một phát đạn 127mm. May là tầu không chìm chết mất xác vì đạn lởm. 

HQ-16 cùng HQ-10 lập thành cánh Bắc đánh vào trong quần đảo. HQ-4 cùng HQ-5 lập thành cánh Nam đánh vào trong quần đảo. Cánh Bắc hoàn toàn bất ngờ vì cánh Nam theo Tầu Khựa phục kích họ. HQ-10 đắm, HQ-16 bị thương không thể chiến được. Bên cánh Nam, HQ-5 chịu trách nhiệm phục kích tiêu diệt đồng đội, còn HQ-4 đực mặt ra không tham chiến. Sau trận đánh thì HQ-4 và HQ-5 dông sang Phillipines, đến mức vô lý quá, VNCH phải gọi về cho đỡ thối.

Toàn bộ đoàn máy bay cường kích đứng thứ 3 thế giới lúc đó thúc thủ. Trung Quốc trong trận này gần như là số không về đối không. Vì thế, Trung Quốc không dám đánh ngay, họ dứ dần. Đến khi Trung Quốc xác định chính xác VNCH và Mỹ thật lòng dâng cho họ quần đảo Hoàng Sa, họ mới ra lấy đảo.

II. DIỄN BIẾN KỊCH HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974: MỸ VNCH BẮN CHÌM TẦU VNCH YỂM TRỢ HẢI QUÂN TRUNG QUỐC, BÁN ĐỨNG QUẦN ĐẢO.

Những bịa đặt nhục nhã của các sỹ quan VNCH bấy lâu nay cũng chỉ để che đi sự thật trận đánh hèn nhát điên khùng vụng về. 

Sự thật là Mỹ - VNCH diễn kịch bán đứng Hoàng Sa cho Trung Quốc. 

Sự thật là lúc đó hải quân Trung Quốc rất yếu, đa phần các tầu Trung Quốc tham chiến năm 1974 là tầu cá. Phòng không trên các tầu Trung Quốc lúc đó gần như là số không, trong khi VNCH có phi đội máy bay ném bom lớn thứ 3 thế giới. 

Như thế, không có lý do nào để Trung Quốc có thể chiếm được Hoàng Sa. Trung Quốc ban đầu cũng chỉ thử, họ không tin ngay nổi là họ có thể dễ dàng lấy được quần đảo.

VNCH cử 4 tầu ra đánh 4 tầu Trung Quốc, 4 tầu VNCH này vượt trội cả về hoả lực và mức độ tiên tiến. Trong đó có tầu bắn bằng pháo điều khiển qua radar-máy tính. 4 tầu đó chia làm 2 đội. Quân ta (VNCH) dồn sức vào diệt một tầu quân ta (VNCH, HQ-16). Trung Quốc dồn sức diệt một tầu quân ta (VNCH, HQ-10 chìm), HQ-4/5 tê liệt hoả lực. Ta (VNCH) và địch (Trung Quốc loại khỏi vòng chiến 3 trong số 4 tầu của ta (VNCH), thì hỏi làm sao không thua? HQ-4 và HQ-5 co cẳng định chạy sang Philipines không dám về nhà, cho đến khi thấy yên yên mới dám quay đầu lộn về Tây Bắc.

Sau đó về “tự sướng” bằng nhưng tin thức như quân Tầu dùng tầu ngầm bắn tên lửa, báo cáo về đạn tự hành diệt hạm: Nhật Tảo trúng đạn tự hành diệt hạm; không quân lớn thứ 3 thế giới của VNCH thúc thủ vì khựa bay được ra ném bom. Với số lượng các tầu nổi khá ngang nhau, tầu ngầm khựa tệ hại, thì yếu tố quyết định trận đánh chóng vánh là HQ-16 bị đồng đội loại khỏi vòng chiến. HQ-4 và HQ-5 không tấn công địch mà bắn đồng đội, loại khỏi vòng chiến 3 trong số 4 tầu.

1. Tham số và ảnh vũ khí hai bên.

Nếu như trừ đi các máy bay không hề tham chiến, chỉ tính tầu biển. Thì VNCH đem ra 4 tầu phờ-rai-ghết Frigate Trần Bình Trọng (HQ-5), Lý Thường Kiệt (HQ-16), and Trần Khánh Dư (HQ-4), o­ne corvette, Nhật Tảo (HQ-10).

Trung quốc có 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, mỗi tầu dài 49 mét rộng 6 mét 271, 274, 389, 396; 2 tầu rà mìn 281, 282; (wiki gọi là tầu chống tầu ngầm, thực chất đây là các tầu rà mìn, choáng nước 390 tấn, mẫu SO-1 Liên Xô và kiểu 037 Trung Quốc).

Vũ khí của các "siêu chiến hạm" Kronstad-Class lớn nhất có 2x2=4 nòng 57mm liên thanh, phòng không, đầu đạn 2,8kg. Còn lại là 4 nòng 25mm phòng không, súng cối bắn bom chìm (BMB-2 ASW mortars), bom chìm, giàn phóng bom chìm (ASW rocket launchers), thuỷ lôi.... hoàn toàn không có tác dụng trong cuộc đấu pháo tầu - tầu.

Còn đây là vũ khí chính của VNCH, không tính cái phi đội lớn thứ 3 thế giới giương mắt lên nhìn. Cũng không tính ở đây các súng 40mm trở xuống vẫn thừa sức bắn các tầu cá Trung Quốc rất hiệu quả vì bắn liên thanh. Hay các ngư lôi.

+ RVNS Trần Bình Trọng HQ-05. Choáng nước 2.800 tấn. Pháo mũi 127mm nòng trung bình. Súng cối đa năng.Tầu có 10 nòng 40mm liên thanh phòng không, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau.

+ RVNS Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall. Choáng nước 1.590 tấn. Tầu có 3 tháp pháo, 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh điều khiển radar - máy tính, 2 nòng 40mm phòng không, 8 nòng 20mm phòng không.

+ RVNS Lý Thường Kiệt HQ-16. Như HQ-05.

+ RVNS Nhật Tảo HQ-10. Choáng nước 650 tấn, 1 pháo 76mm. 4 nòng 40mm. 6 nòng 20mm.

HQ-10 đắm, HQ-16 hỏng nặng. HQ-4 và HQ-5 hỏng nhưng vẫn chạy được, dông sang Philipines .

Tầu Khựa có 4 tầu nhỏ, mỗi tầu có 1 nòng 85mm săn tăng, 3 nòng 37mm phòng không cổ. 2 tầu to mỗi tầu 4 nòng 57mm và 4 nòng 25mm.

Số pháo chỉ so sơ sơ

• VNCH

- 2 nòng 127mm
- 4 nòng 76mm, trong đó có 3 nòng bắn nhanh ("hải pháo 76 ly tự động"), đặc biệt có ngắm bắn máy tính - radar
- 16 nòng 40mm liên thanh.
- 14 nòng 20mm liên thanh.
- Các súng nhỏ hơn không tính.

• Tầu Khựa

- 4 nòng 85mm phát một nạp đạn tay (Đ-44 bản 85mm cho hải quân).
- 8 nòng 57mm liên thanh (súng phòng không đầu đạn 2,8kg, liên thanh nhưng liên thanh ww2 bắn bằng kẹp đạn 4 viên nạp thủ công).
- 12 nòng 37mm
- 8 nòng 25mm
- Nếu chỉ tính pháo chống tầu, thì VNCH có 2 nòng 127mm và 4 nòng 76mm. Tầu Khựa có 4 nòng 85mm.

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/image002_zpse19575da%5B1%5D.gif

Siêu chiến hạm Trung Quốc: tầu cá. Ảnh chụp tầu Trung Quốc khiêu chiến trước khi đánh nhau.

Trung Quốc năm 1974, ảnh chụp trước khi đánh nhau. Project 122bis , mã tên NATO Kronshtadt class. Choáng nước lớn nhất 340 tấn.

Project 122bis, mã tên NATO Kronshtadt class. Tầu dài toàn bộ 52,24 mét, rộng 6,55 mét. Choáng nước lớn nhất 340 tấn. Vũ khí có 1 nòng 85mm kiểu săn tăng (phiên bản dùng trên biển của D-44 WW2), 3 nòng 37mm phòng không bắn kẹp đạn cũng thế hệ WW2. Ngoài ra là những vũ khí như bom chìm hay thuỷ lôi không có tác dụng trong trận đấu pháo. Xem quân VNCH nổ tung trời đất: "Kronstadt của Trung Quốc mang số hiệu 274 và 271 sơn màu xám đen, trang bị đại bác 100 li và nhiều đại bác 37 li". 

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/HoangSa_Kronstadt_zpsdde72c0e%5B1%5D.jpg

Phía trước mũi tầu là giàn phóng bom chìm. 1 pháo nòng dài 85mm kiểu săn tăng và 2 pháo phòng không 37mm.

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/800px-Project122bis-2007-Pashaliman%5B1%5D.jpg

Soái hạm, kỳ hạm Trung Quốc trong sự kiện Hoàng Sa năm 1974. Ảnh chụp trên mạng Tầu, Type 037, 390 tấn, tầu rà mìn.

Vũ khí lớn nhất là 2 pháo phòng không 2 nòng 57mm thời WW2, đạn 2,8 kg (mỗi kẹp đạn - băng có 4 viên nặng 6,6kg). Phía trước mũi tầu là giàn phóng bom chìm. Tầu không có phương tiện đấu pháo tầu - diệt - tầu. Khi lâm trận, mà tầu địch còn tự vệ được, thì Type 037 chỉ có mỗi nước hạ cái nòng phòng không này xuống đấu với đạn xuyên phá diệt hạm. Loại đạn này bắn vào các tầu VNCH lúc này chỉ gãi ghẻ. Tổng cộng, loại tầu này có 4 nòng 57mm, 4 nòng 25mm, đều là súng phòng không. Ngoài sornar và rardar chống ngầm thì tầu có các giàn phóng bom chìm kiểu tên lửa, bom chìm kiểu đạn cối, thuỷ lôi... đều là các vũ khí chống ngầm, phá mìn, rải mìn....

Trần Quang Khải Frigate Class. Barnegat-class seaplane tender của Mỹ WW2.

Đây là một lớp tầu của quân VNCH. Chúng khá cổ, từ WW2 (chiến tranh thế giới thứ 2), nhưng đó là các tầu to lớn gấp 7-9 lần tầu Trung Quốc, mang pháo lớn. Vì tầu Trung Quốc không có vũ khí hiện đại đáng kể, nên các tầu này của VNCH rất uy lực. Như chúng ta đã thấy trên, Trần Quang Khải Frigate Class, có 2 Tá To Thà, chỉ huy trận đánh, đã chọn HQ-05 làm soái hạm, và từ đó bắn hỏng cái còn lại HQ-16.

Đây là lớp tầu lớn nhất của hải quân VNCH và số lượng tầu trong lớp cũng không nhỏ. Khi chuyển cho hải quân VNCH, các tầu pháo phần lớn trang bị chống ngầm, như các giàn phóng bom chìm, nhưng vẫn để lại sornar. Các tầu này phần lớn được đóng cuối WW2, phục vụ Hải Quân Mỹ năm 1944, năm 1949 chuyển vào Biên Phòng Mỹ, năm 1971 chuyển cho VNCH sau khi tháo bớt vũ khí chống ngầm không cần thiết và cũng đã quá lạc hậu.

Phờ-rai-ghết Frigate được hiểu là các tầu chiến cỡ trung bình có nhiệm vụ đối kháng tầu - diệt -tầu. Chúng nhỏ hơn các tuần dương hạm Cruiser (kiểm soát vùng đại dương), chiến đấu hạm BattleShip (đối kháng tầu-diệt-tầu với các tầu chiến mạnh nhất. Các Frigate làm nhiệm vụ ven bờ và trên các biển nhỏ như biển Đông nhà ta. Có thể hiểu, Frigate là "tiểu Cruiser", cùng nhiệm vụ nhưng nhỏ hơn tuần dương hạm. Như vậy, dùng tầu trong trận đánh này là hợp lý và nó quá mạnh so với Trung Quốc.

Các tầu này trước là lớp tầu Barnegat-class seaplane tender của Mỹ WW2, đặt hàng 41 tầu, đóng xong 35 tầu. Seaplane tender còn có tên là seaplane carrier, là một loại tầu sân bay. Chúng không có đường băng, mà chở theo các máy bay đậu nước. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ và cung cấp dịch vụ cho các máy bay đó, chính vì thế mà các tầu này khá lớn và rất mạnh về vũ khí.

Khi chuyển cho VNCH thì tầu đã có một số thay đỏi so với ban đầu. Ngoài cấu hình vũ khí, thì tầu choáng nước nhiều hơn chút, tăng lên 2800 tấn, gấp 8-9 lần tầu Trung Quốc tham chiến. Dài cả tầu 94,72 mét. Rộng nhất 12,52 mét. Tầu có 2 trục đẩy, máy 6.000 ngựa. Tốc độ 18. Tầm xa tối đa 6 ngàn hải lý. Vũ khí chính của tầu là pháo đa năng 127mm, vừa bắn thẳng đạn xuyên vừa câu cầu vồng bắn đạn phá, vừa đối kháng tầu - diệt - tầu, vừa bắn phá trên bờ. Trước đây tầu có tối đa 4 pháo như thế, sang Việt Nam có 1 nòng và thay bằng tháp pháo mang súng cối 81mm.

Lớp tầu này của VNCH có những tầu sau (mình chưa kiểm lại đã đủ chưa). 

- RVNS Trần Quang Khải (HQ-02), USS Bering Strait (AVP-34)

- RVNS Trần Nhật Duật (HQ-03), USS Yakutat (AVP-32)

- RVNS Trần Bình Trọng (HQ-05), USS Castle Rock (AVP-35). USCGC Castle Rock (WAVP-383)

- RVNS Trần Quốc Toản (HQ-06), USS Cook Inlet (AVP-36)

- RVNS Phạm Ngũ Lão (HQ-15), USS Absecon (AVP-23)

- RVNS Lý Thường Kiệt (HQ-16). USS Chincoteague (AVP-24) 1944-1946 . 1948-1971 tầu thuộc biên phòng Mỹ ( United States Coast Guard)USCGC Chincoteague (WAVP-375).

- RVNS Ngô Quyền (HQ-17). USS Wachapreague (AGP-8)

RVNS Nhật Tảo HQ-10. USS Serene (AM-300). Admirable-class minesweeper.

Tầu rà mìn được đóng trong WW2. Sau WW2 tầu nghỉ, năm 1964 tầu được hiện đại hoá và chuyển cho VNCH, vũ khí khi chuyển cho VNCH thay đổi chút để phục vụ như tầu khu trục.

- Tầu choáng nước 650 tấn. Dài : 184 ft 6 in 56.24 m ; rộng nhất : Beam: 33 ft (10 m);

- Máy đẩy 2 × ALCO 539 diesel engines, 1.710 shp (1,3 MW). 2 trục đẩy. Tốc độ 14,8. 

- Biên chế 104 người.

- Vũ khí chính: 1 pháo 76mm nòng dài. 6 pháo phòng không 20mm; 4 nòng pháo liên thanh 40mm. Tầu có trang bị vũ khí chống ngầm như giàn phóng bom chìm, ray phóng bom chìm, thuỷ lôi.

Tầu khu trục, destroyer. Ban đầu có tên là Torpedo destroyer. Đây là các tầu ban đầu dùng để chặn các tầu phóng ngư lôi Torpedo, thường là tầu nhỏ chạy nhanh. Về sau này các tầu khu trục được hiểu là các tầu đánh đuổi các mục tiêu phức tạp, không ngầm nổi.... Các tầu này đắc dụng khi đánh đuổi các tầu nhỏ, đông, chạy nhanh.... 

Tuy là tầu yếu nhất hạm đội, nhưng cũng to gấp đôi tầu lớn nhất bên Trung Quốc. Về bắn pháo đối kháng tầu - diệt - tầu, thì Nhật Tảo hầm hố chẳng kém gì các tầu mạnh nhất của Trung Quốc, đương nhiên là ăn gỏi lớp Project 122bis - mã tên NATO Kronshtadt class. Chỉ riêng đám pháo liên thanh 40mm của nó đã là khủng khiếp so với đám tầu rà mìn và tầu cá Trung Quốc.

Nhật Tảo đi cùng HQ-16, bị quân Tầu và cánh Nam liên quân phục kích, tầu HQ-10 bị đắm. HQ-16 bị thương, may là đạn không nổ, thuyền trưởng tỉnh táo đi về được không chìm, mới điều tra ra được là HQ-16 trúng đạn 127mm của HQ-05.

Mô hình đồ chơi một chiến hạm cùng lớp:

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/adm749jb%5B1%5D.jpg 
http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/EMailAdmirableClassMinesweeper0334%5B1%5D.jpg

HQ-16, VNCH phóng tác là tuần dương hạm. Thực chất chúng là các tầu hộ vệ và tầu khu trục. Tầu 2.800 tấn như HQ-05. Tầu HQ-16 bị loại khỏi vòng chiến bằng một phát đạn 127mm của soái hạm HQ-05. HQ-05 do chính hạm trưởng ngự chỉ huy (chỉ bên Mỹ mới dùng đạn 5" 127mm).

Pháo đối kháng tầu-tầu 127mm. Trong trận chiến, HQ-16 đi cùng HQ-10 ở cánh bắc. HQ-10 bị bắn đắm. HQ-16 bị thương vinh quang trở về. Nhưng khi mổ ra thì viên đạn là 127mm USA do Trần Bình Trọng HQ-05. Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, đích thân ngồi trên HQ-05 chỉ huy trận đánh: "May là viên đạn không nổ, chứ nổ thì HQ-16 chìm tại chỗ! Lấy được viên đạn ra, toán tháo gỡ đạn dược ngạc nhiên cho biết rằng viên đạn “made in USA” và cỡ 127 ly. Sau này truy ra mới biết là đạn do HQ-5 bắn".

Soái hạm của VNCH quân trong trận chiến, chỉ huy hạm đội Ðại Tá Hà Văn Ngạc. RVNS Trần Bình Trọng HQ-05. Choáng nước 2800 tấn. Dài 94,7 mét. Rộng 12,5 mét. HQ-05 là Sát Thủ, loại HQ-16 khỏi vòng chiến.

1 Pháo mũi 127mm nòng trung bình. 2 Súng cối đa năng.

RVNS Trần Khánh Dư HQ-04. Tầu khu trục Mỹ lớp Edsall, mạnh nhất trong trận đánh này. 

Ban đầu, trong WW2 tầu được đóng với nhiệm vụ đầu tiên là khu trục - hộ tống Destroyer Escort. Sau khi chuyển cho VNCH, tầu vẫn giữ nhiệm vụ này nhưng hiện đại hoá. Choáng nước tối đa 1.590 tấn. lắp máy 6 ngàn ngựa. Tốc độ 22. Tầu dài 306 ft - 93,3 m. Tầu rộng nhất 36 ft 7 in - 11,2 m. VNCH được Mỹ chuyển giao 2 chiếc là. DE-251 USS Camp - Trần Hưng Đạo. Năm 1975 chạy sang Philippines đổi tên là Rajah Lakandula. DE-334 USS Forster Trần Khánh Dư HQ-04, bị bắt năm 1975 đổi tên là HQ-03, quân ta dùng huấn luyện.

http://www.edsallclassveterans.org/EDSALL_CLASS_SHIPS.DOC.htm

http://www.ussslater.org/history/dehistory/history_classes.html

http://uboat.net/allies/warships/class/81.html

http://destroyerhistory.org/de/edsallclass/

http://www.destroyersonline.com/usndd/classedsa.html

Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp 1 nòng 76mm bắn nhanh 20 phát phút, là 3 nòng bắn nhanh 60 phát/phút ("hải pháo 76 ly tự động"), điều khiển radar - máy tính. Đây là các pháo đa năng vừa bắn thẳng đạn xuyên vừa câu cầu vồng đạn phá. Ngoài ra, tầu có 2 pháo liên thanh 40mm, 8 pháo liên thanh 20mm, 3 ống lôi 533, 8 nòng phóng tên lửa mang bom chìm chống ngầm, và 3 giàn phóng bom chìm khác. 

Đáng ra chỉ 1 tầu này cũng làm gỏi quân Tầu. Lúc đó, bắn bằng máy tính - radar là cực lỳ ưu thế so với quân Tầu, càng ưu thế hơn khi tầu có tốc độ cao. Cỡ những tầu cá nhỏ mà liều thân thì pháo liên thanh 40mm làm gỏi.

Ðại Tá Hà Văn Ngạc , Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH , người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974: "Khu Trục Hạm HQ4 nằm về phía tây nam của Tuần Dương Hạm HQ5 đặt mục tiêu là chiếc Kronstad 274 nằm về phía Bắc tức là tả hạm của chiến hạm . Nhưng chẳng may , HQ4 báo cáo bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên và phải chờ sửa chữa . Việc này đã làm đảo lộn các dự tính của tôi và làm tôi bối rối . Sau vài phút thì chiến hạm này xin bắn thử và kết quả là vẫn bị trở ngại và cần tiếp tục sửa chữa thêm , nhưng tôi vẫn còn chút hy vọng . Khu Trục Hạm HQ4 vài phút sau lại xin tác xạ thử lần thứ ba nhưng vẫn không có kết quả". Như vậy. HQ-05 cùng với quân Tầu Khựa tiêu diệt HQ-10. HQ-16 bị quân Tầu vây. HQ-4 trợ chiến với HQ-5 bắn đắm HQ-10 xong thì ngồi nhìn. Ðại Tá Hà Văn Ngạc chép trong hồi ký là sau đó Tầu kéo ồ ạt đến, nhưng thực chất điều đó đã được phản bác.

Trung tá Lê văn Thự: "Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả". 

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/image001_zpsfeaf85ac%5B1%5D.gif

2. Ảnh sơ đồ trận đánh:

Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974: "vào khoảng ngày 11/01/1974 , chỉ khoảng vài ngày sau khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Kissinger rời Trung Cộng, thì đột nhiên Ngoại Trưởng Trung Cộng lại một lần nữa tuyên bố về chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng và Trường Sa."

Ban đầu, Trung Quốc chỉ có các tầu cá ra thăm dò. VNCH đổ quân lên chiếm đảo, bị Trung Quốc chĩa AK vào tầu chiến mang pháo 127mm, thế là VNCH chạy. Sau đó đánh ta. VNCH chia làm hai mũi. Phía Bắc là các HQ-10 và HQ-16. Phía Nam là HQ-4 và HQ-5. Trong đó, mũi Nam là chủ lực có tầu chiến hiện đại, pháo lớn và điều khiển radar. Thế nhưng cả cánh Nam, VNCH và Tầu chung sức nhau tấn công tiêu diệt cánh Bắc của quân VNCH, HQ-10 chìm, HQ-16 hỏng nặng hoàn toàn mất tác dụng. Sau đó HQ-4 và HQ-5 chạy sang Phillipines không dám về nhà. Chạy được một đoạn thì nhà gọi bắt về không nhục quá.

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/HoangSa3_zps22ecfabb%5B1%5D.gif

Sơ đồ trận đánh do Trung Quốc vẽ. Bằng hoả lực mạnh, hiện đại, chính xác, bắn nhanh pháo bắn nhanh điều khiển radar. Đội Nam HQ-4/5 nã đại vào đội Bắc, loại khỏi vòng chiến cả hai tầu đội Bắc. Sau đó đội Nam chạy. Cũng cần nhắc rằng, Trung Quốc chỉ mang mấy cái tầu rà mìn đó ra chiến thôi, không hề có cái tầu bắn tên lửa nào như ông chỉ huy VNCH viết hồi ký.

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/HaiChienHoangSa_zps0c489065.jpg

3. Không quân VNCH lớn thứ 3 thế giới ngồi nhìn mất quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Lúc đó, VNCH có đội máy bay cường kích lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Mỹ và Liên Xô. Các tầu chiến Trung Quốc thì như trên, chỉ toàn pháo phòng không bắn máy bay cánh quạt WW2, ngắm bắn thủ công, tốc độ chậm. Không hề có các thiết bị phòng không hiện đại như radar-máy tính ngắm bắn đối không, không hề các pháo bắn nhanh thế hệ mới 23mm và 30mm (như ZSU-23-4 của Việt Cộng hay A-213-Vympel-A, dùng AK-630 Liên Xô), càng không hề có các đạn được lái-đạn tự hành-tên lửa có điều khiển đối không SAM, như SAM-2 hay SAM-7 lúc đó đã là lạc hậu, mà Việt Cộng có. Thậm chí là những súng máy của các phiên bản phòng không đó, không tính phần điều khiển tự động, thì Trung Quốc cũng không có, như Gryazev-Shipunov GSh-6-30 (6 nòng quay, không dùng motor như Gattling, tốc độ bắn 4000-6000), Gryazev-Shipunov GSh-23, Gryazev-Shipunov GSh-6-23 (6 nòng tốc độ bắn 10 ngàn phát / phút), Gryazev-Shipunov GSh-301 (1 nòng,1500 phát/phút), Gryazev-Shipunov GSh-30-2 (2 nòng, 3000). 

Như trên, loại tháp pháo phòng không mạnh nhất của Trung Quốc là tháp pháo 2 nòng 57mm dùng trên tầu, nó đơn giản hơn nhiều tháp pháo thời WW2 của ZSU-57-2, ngắm bắn thủ công, mỗi đầu đạn nặng 2,8kg, bắn từng kẹp đạn (băng) 4 viên. Các pháo cổ này có tốc độ bắn rất chậm, tốc độ đầu đạn thấp... so với các pháo băng dây nói trên. Khi bắn các máy bay phản lực thế hệ mới thì chúng đã quá lạc hậu. Vả lại, tổng cộng thì toàn bộ hạm đội Trung Quốc chỉ có vài nòng pháo phòng không 37 và 57 cổ lỗ này là đáng kể, nên coi toàn bộ phòng không hạm đội Tầu Khựa là con số không.

Nếu như không quân VNCH xuất kích thì Trung Quốc bó tay. Chính vì thế Trung Quốc cũng không dám đánh mạnh từ đầu, mà dò ý dần, thấy VNCH quyết chí dâng đảo, thì Trung Quốc mới ra lấy.

Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH, người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. "Vào giờ này thì tin tức từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Sài Gòn do chính Tham mưu phó hành quân cho hay là một phi đội khu trục cơ F5 đã cất cánh để yểm trợ cho Hải Đoàn Đặc Nhiệm. Do sự liên lạc từ trước với Bộ Tư Lệnh SưĐoàn I Không Quân tại Ðà Nẵng , tôi hiểu là phi cơ F5 chỉ có thể yểm trợ trong vòng 5 tới 15 phút mà thôi vì khoảng cách từ Ðà Nẵng tới Hoàng Sa quá xa so với nhiên liệu dự trữ. Tôi vẫn tin rằng loan tin việc phi cơ cất cánh , Bô Tư Lệnh Hải Quân đã cho rằng tin này có thể làm cho tôi vững tâm chiến đấu. Một điều nữa là từ trước tới giờ phút đó tôi chưa được thấy có cuộc thao dượt hỗn hợp nào giữa Không Quân và Hải Quân nên tôi rất lo âu về sự nhận dạng của phi công để phân biệt giữa chiến hạm của Hải Quân Việt Nam và chiến hạm Trung Cộng , nhất là lúc có mây mù thấp, nên phi cơ có thể gây tác xạ nhầm mục tiêu. Máy VRC 46 trong Trung tâm chiến báo phải chuyển sang tần số không hải và đích thân tôi dùng danh hiệu để bắt liên lạc với phi cơ. Một viên đạn xuyên nổ trúng ngay Trung tâm chiến báo từ hữu hạm , sát gần ngay nơi tôi đứng, làm trung tâm bị phát hoả. Các nhân viên trong trung tâm còn mải núp sau bàn hải đồ thì tôi nhanh tay với một bình cứu hoả gần chỗ tôi đứng dập tắt ngay ngọn lửa. Tôi bị té ngã vì vấp chân vào bàn hải đồ , bàn chân trái bị đau mất vài ngày . Tôi vẫn vẫn tiếp tục liên lạc với phi cơ nhưng sau chừng 5 tới 10 phút vẫn không thấy đáp ứng nên tôi phải ngưng và chuyển tần số về liên lạc với các chiến hạm khác vì cuộc giao tranh đã đến độ khốc liệt hơn."(xem link)

Bản đồ khoảng cách gần nhất, xa nhất từ các căn cứ không quân chính đến các đảo chiến sự, và so sánh với tầm các máy bay ném bom VNCH.

Máy bay A-37. Đây là máy bay ban đầu được thiết kế - sản xuất để huấn luyện. Nhưng vì nó thích hợp nên sau này dùng rất nhiều vào việc cường kích. Cấu hình trọng lượng-khí động của máy bay này rất giống Su-25, nên nó rất linh hoạt khi bổ nhào, ném bom rất chính xác. Tuy nhiên, nó không được thiết kế giáp trụ và điện tử như Su-25, vì máy bay khá nhỏ so với Su-25. Sau này Việt Cộng cũng nhai lại rất nhiều A-37 vì đặc tính này, dùng cả khi đánh VNCH và đánh Campuchia.

VNCH Sài Gòn có 254 máy bay Cessna A-37 Dragonfly chủ yếu là kiểu A-37B dùng máy đẩy J-85-GE-17A. Kiểu này là máy bay lưỡng dụng, vừa huấn luyện vừa cường kích. Kiểu này cũng là kiểu chủ yếu được sản xuất. So với các kiểu A-37 khác thì kiểu này có thêm khả năng mang dầu, bay xa, tiếp dầu trên không. Sau này Việt Cộng mót rác nhai lại được 95 chú. A-37 như là máy bay sản xuất riêng cho Việt Nam, rẻ tiền và hiệu quả với địch không có, hoặc có rất yếu đối không.

Cessna A-37 Dragonfly có:

-Khối lượng rỗng 6.211 lb = 2.817 kg. Khối lượng tối đa 14.000 lb = 6.350 kg. 

-Tầm bay điển hình.

-Tầm tối đa: 800 nm = 920 mi = 1.480 km; 

-Bán kính chiến đấu: 400 nm = 460 mi = 740 km; con số này là mang 4.100 lb = 1.860 kg bom.

Xem ra, chỉ cần độ 10-20 con này tham chiến thì các bác VNCH đỡ chút vì nhổ được cái gai Hoàng Sa.

VNCH được các đồng minh cấp 158 máy bay F-5A Freedom Fighters, 10 RF-5A 8 F-5B huấn luyện, USA cung thêm bản mới nhất của dòng F-5 là F-5E Tiger II. Theo các bác VNCH già thì máy bay ấy tốt lắm nên Việt Cộng sau 1975 có những 40 cái nâng như nâng trứng, còn đem dâng lên Liên Xô nữa.

F-5 là các máy bay phản lực hiện đại, tốc độ khoảng 2 lần âm thanh, cân nặng cỡ MiG-21. So với MiG-21, thì MiG ưu thế ở độ cao trên 6km, khi đó MiG có lực đẩy vượt trội cho không chiến. Nhưng MiG-21 yếu hơn F-5 xa ở khả năng ném bom, độ cao thấp, không khí đặc, tốc độ chậm, mang nặng... F-5 ném bom bổ nhào tốt, bổ nào chính xác, dễ bám sát mặt đất né đạn. 

- Khối lượng rỗng: 9.558 lb =4.349 kg

- Khối lượng cất cánh điển hình: 15.745 lb =7.157 kg

- Khối lượng cất cánh tối đa: 24.722 lb =11.214 kg

- Tầm thông thường: 760 nmi = 870 mi = 1,405 km

- Tầm tối đa: 2.010 nmi = 2.310 mi = 3.700 km

Cụ thể

Đời đầu F-5A Freedom Figher

- Tầm tối đa 1387 miles = 2232 km.

- Bán kính chiến đấu với vũ khí tối đa: 195 miles = 313 km

- Bán kính chiến đấu với 2 bom 530-pound: 558 miles = 898.

Đời sau F-5E Tiger II

- Tầm bay tối đa : 1543 miles = 2483 km

- Bán kính chiến đấu với 2 đạn AAM không chiến: 656 miles = 1055.

Xem ra, vùng xa nhất của chiến sự 1974 chỉ bằng nửa tầm của các máy bay F-5, cả tầm ném bom lẫn tầm không chiến.

Căn cứ không quân lớn nhất là Đà Nẵng và hàng loạt căn cứ Miền trung. Vị trí gần trận đánh nhất là Quảng Ngãi , trận đánh xảy ra giới hạn tại khu vực Đá Bông bay, quân Tầu đã chọn vị trí này và không thể đi thêm vì lo chính cái máy bay VNCH, họ sẵn sàng nướng các tầu tiền tiêu này nếu VNCH xuất quân, thành thế giằng co mỗi bên giữ một nửa hoặc bỏ mồi quay về, còn nếu VNCH không xuất quân thì họ lấy trọn quần đảo như đã xảy ra.

Khoảng cách từ Cù Lao Ré là 121 hải lý.

Năm 1974, ngoài F5 chủ lực (tầm bay tối đa 1400/3700 km), VNCH còn có Cessna T-37 Tweet (1500km), và có thể có B57. Trong đó, phòng không của Trung Quốc gần như là con số không, với các súng phòng không từ thời Đại Chiến Thế Giới Lần Thứ Hai.

Tầu Trung Quốc không dám vào phía Tây và Nam, càng vào gần, khả năng chiến đấu của 300-400 F-5, A-37 càng tăng lên. Nếu như VNCH muốn giữ, họ không tốn nhiều công để chí ít chia đôi quần đảo chờ cãi cọ, hoàn toàn có sức làm hạm quân Tầu phải bỏ cuộc giữ được toàn vẹn quần đảo. 

Nhưng chỉ sau loạt đạn chóng vánh, tầu VNCH bỏ cả đồng đội chạy té về Đông Nam rồi vòng về bờ. Thậm chí là các tầu VNCH còn không dám chạy vào bờ ngay, định sang Philipine, sau thấy yên yên mới dàm mò về phía Tây. 

Khoảng cách từ căn cứ Chu-lai ra quần đảo và vùng chiến sự nằm trong tầm tác chiến của A-37 và F-5




http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/Map-hoang-sa%5B1%5D.gif

Điên rồ, hèn nhát và ngu ngốc. Ngoài các chuyện máy hỏng, vũ khí hỏng..... đặc trưng của một hỗn quân vô luật và ngu si.

Xem ra quân đội VNCH chê thịt quân Tàu, chỉ thích thịt đồng bào, máu đỏ da vàng của mình thôi.

http://files.myopera.com/thanhniendatviet/albums/14198912/222.jpg

4. Phi công Nguyễn Thành Trung nói về kế hoạch dùng máy bay phản công. "Đã quá cái tuổi lục thập nhi nhĩ thuận, còn điều gì ông thấy hối tiếc, hoặc món nợ nào ông chưa trả được?" (xem link)

Đến giờ này tôi vẫn ân hận, tiếc là không được chết vì Hoàng Sa. Ngày 18.1.1974, hải quân Trung Quốc đổ bộ lên chiếm đảo Hoàng Sa, phía Việt Nam Cộng hoà khi đó có một đại đội địa phương quân chốt trên đảo Phú Lâm. Hai bên đánh nhau, cùng có thương vong về con người nhưng quân số Trung Quốc đông quá, 51 lính địa phương quân của ta bị bắt đưa về Trung Quốc. Việt Nam Cộng hoà lên tiếng phản đối việc Trung Quốc dùng sức mạnh quân sự để chiếm đảo của Việt Nam một cách phi pháp. Đây là sự kiện lớn, dư luận thế giới cũng phản đối việc đó.

Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19.1.1974, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Mọi người rất phấn khởi, tụi tôi đi ra với tư thế là đi lấy lại một phần lãnh thổ đất nước. Sĩ quan cấp tá ở các phi đoàn 520 – Nguyễn Văn Dũng, 536 – Đàm Thượng Vũ, 540 – Nguyễn Văn Thanh, 544 – Đặng Văn Quang, 538 – Nguyễn Văn Giàu đều đã lên kế hoạch tác chiến kỹ lưỡng.

150 phi công thuộc sáu phi đoàn F5 của không lực Việt Nam Cộng hoà khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.

Hàng ngày, máy bay RF5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các toạ độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Tụi tôi đếm từng tàu một, thậm chí đếm được cả số ghi trên tàu, chia bản đồ ra làm bốn, mỗi góc tư giao cho một phi đoàn, phi đoàn thứ năm bay bảo vệ trên không. 

Họ có 43 tàu tất cả và quyết tâm của tụi tôi là đánh chìm tất cả 43 tàu đó trong vài giờ.

Về không quân, vào thời điểm đó chúng tôi có nhiều lợi thế hơn Trung Quốc. Bay từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa bằng cự ly từ đảo Hải Nam ra. Ưu thế của phi đội tụi tôi là máy bay bay ra, đánh nửa tiếng vẫn thừa dầu bay về còn Trung Quốc chỉ có Mig 21, bay ra đến Hoàng Sa thì không đủ dầu bay về. Khí thế phi công lúc đó hừng hực, mấy anh chỉ huy trưởng từ đại tá trở xuống đòi đi đánh trước. Tất cả háo hức chờ đến giờ G là xuất kích.Nhưng giờ G ấy đã không đến. Hạm đội 7 của Mỹ trên biển không cứu các hạm đội của đồng minh Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm và bị thương trên đảo. Dường như vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác.

Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy. Tụi tôi háo hức sẵn sàng tất cả nhưng cuối cùng không được chết cho Hoàng Sa. Tới bây giờ tôi vẫn ân hận. Sau này bạn bè tôi gặp lại nhau cũng cùng một tâm trạng: đáng lẽ tụi mình chết cho Hoàng Sa thì vinh dự hơn!

Tham khảo link tổng hợp

Nguồn http://my.opera.com/thanhniendatviet/blog/show.dml/62466952


"Hải chiến Hoàng Sa": Thêm một ý kiến khẳng định cấp chỉ huy bất tài và hèn nhát

GGtienlang/LÊ HƯƠNG LAN tổng kết

http://sachhiem.net/LICHSU/H/HaichienHS_GGtienlang.php

 18-Oct-2013

Lời dẫn: Sau khi đăng bài “Hải chiến Hoàng Sa” – Sự bất tài và hèn nhát của cấp chỉ huy VNCH của tác giả Vi Đức Thanh, bản thân chúng tôi cũng đã tìm hiểu thêm về trận hải chiến này. Chúng tôi thấy có nhận định của Trung tá VNCH Vũ Hữu San- nguyên Hạm trưởng tàu HQ.04 về bài viết của Trung tá Lê Văn Thự- nguyên Hạm trưởng tàu HQ.16:

"Trong những tài-liệu viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa, có người viết trên Internet cho rằng tai hại nhất là bài của ông Lê Văn Thự, cũng đã có nhiều phát biểu phản hồi. Tuy vậy, chúng ta thông-cảm là Ông Thự, theo một số người nói tính tình thật-thà. Ông chỉ nhớ vậy, biết vậy, thấy vậy mà viết ra như vậy theo khả-năng Ông có vậy thôi.

http://2.bp.blogspot.com/-F7IWoNj4iaE/UsnLS-Hz_2I/AAAAAAAAAN0/A-QgSk7tLLU/s1600/vuhuusan-trankhanhdu-danlambao.jpg

Trung tá Vũ Hữu San

Có mấy ai đặt câu hỏi bởi đâu, tại sao Ông Thự phải viết? Ông đã cho biết chỉ vì bài viết của Đại-Tá Ngạc "dàn dựng ra" đó sao? Có lửa mới có khói. Muốn chữa nạn cháy, trước hết phải tìm ngọn lửa ở đâu, trừ trường-hợp người ta dửng-dưng...

Đại-Tá Ngạc viết: Trong thời-gian tại căn-cứ, Tư-lệnh-phó HQ ít nhất đã hai lần tập-hợp nhân-viên tất cả các chiến-hạm có mặt tại chỗ để chỉ-thị không được có hành-động kiêu-ngạo về chiến-tích của Hải-quân VNCH. Ðể làm gương cho tất cả nhân-viên thuộc quyền, tôi đã giữ một thái-độ rất khiêm-nhượng và im-lặng.

Trong hai lần tập-họp đó (phải 500 người tham-dự ?) còn ai nhớ lúc nào, ở chỗ nào, ai nói gì nghe gì? Xin vui lòng kể ra vì các Hạm-Trưởng đều không biết...

Nếu thực-sự được kiêu-ngạo phút giây trong đời, 500 người chúng tôi cũng... sung sướng sau khi đã đổ máu xương!

Có đứa nào trong chúng tôi ngẩng mặt lên được như các Vị Chỉ-Huy của chúng tôi lúc đó không?

Càng suy-nghĩ, ai cũng thấy lời Trung-Tá Thự nói quá đúng:

"Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng (của Đại-Tá Ngạc) dàn dựng ra".

Đọc bài của ông Vũ Hữu San, chúng tôi cũng cho rằng có thể có một vài chi tiết trong bài của ông Lê Văn Thự chưa chính xác khi nói về tàu HQ.04 nhưng về toàn cục trận chiến, về nguyên nhân thất bại, về sự bất tài và hèn nhát của cấp chỉ huy ... có lẽ là chính xác?

Chúng tôi đồng tình với những phản bác của ông Vũ Hữu San về cái gọi là Ủy ban Hoàng Sa được thành lập bởi các ông Hà Quang Tự, Phạm Văn Thanh, Trần Trọng Ngà, Nguyễn Mạnh Trí, Vũ Văn Thiện- đồng tác giả cuốn sách HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19-1-1974.

Chúng tôi cho rằng tìm ra sự thật, dù đau lòng nhưng chắc chắn sẽ hữu ích cho cuộc chiến bảo vệ biển đảo trong giai đoạn hiện nay cũng như sau này. Do vậy, chúng tôi kính mong bác Vũ Hữu San HQ.04, Lê Văn Thự HQ.16, Phạm Trọng Quỳnh HQ.05 cùng những người khác trực tiếp tham gia trận đánh nên ngồi lại với nhau nhằm tìm ra sự thật.

Hôm nay, để tiếp tục tìm hiểu về trận Hải chiến Hoàng Sa, chúng tôi xin chép về đây bài viết Đại-Tá Ngạc Ở Đâu trên trang web http://luotsong.tripod.com/Ngac-hohai.htm do ông Vũ Hữu San cùng bè bạn thực hiện.

LÊ HƯƠNG LAN

*************

Đại-Tá Ngạc không trên Đài Chỉ-Huy thì ở đâu khi hải-chiến?

Trung tá Vũ Hữu San cùng bè bạn thực hiện

Nguồn: http://luotsong.tripod.com/Ngac-hohai.htm

Mỗi khi nhìn lại hàng huy-chương cũ mà chúng tôi từng mang trên ngực áo thời trai-trẻ, chúng tôi nghĩ ngay đến nhành dương-liễu nào, ngôi sao nào ghi dấu ở đâu... và hồi-tưởng ngay đến vị-trí hoạt-động của cấp chỉ-huy của chúng tôi lúc đó...

Có lẽ người ngoài cuộc thì không để ý, nhưng với người lính chiến thì hình-ảnh cấp chỉ-huy của mình ảnh-hưởng bao trùm suốt cả đời người họ... Xương máu nước mắt anh-hùng chiến-sĩ bạn bè và thân quyến của họ làm sao mà quên đươc.

Bất cứ trong một cuộc hành-quân nào, cá-nhân chúng tôi (trong nhiều trách-vụ khác nhau) đều tự hỏi "ta phải đứng chỗ nào cho đúng, cho phải?" và đương-nhiên cũng để ý rất kỹ xem Vị Chỉ-Huy của mình ở đâu?

Thắng hay Thua trong chiến-trận ảnh-hưởng từ người Chỉ-Huy rất nhiều.

Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa ở đâu, làm gì thì hỏi Hạm-Trưởng chiến-hạm Ông này đặt Bộ Chỉ-Huy.

Muốn biết Vị Chỉ-Huy-Trưởng Hoàng-Sa liên-lạc ra sao thì hỏi Sĩ-Quan Truyền-Tin, Sĩ-Quan Liên-lạc CIC và Sĩ-Quan Tình-Báo của chính Ông ta.

Bài viết này nhắn gửi những Tác-giả thời lạm-phát "không tai nghe mắt thấy", không đi Hộ-Tống-Hạm, Tuần-Dương-Hạm, Khu-Trục-Hạm, trong đó có cả những anh trốn đi tàu lên ngồi bờ, viết không chứng cứ, nhưng tham-vọng quá lớn khi âm-mưu sửa Sử VNCH đã thực-hiện được trong các năm 1974-75 về Hải-Chiến Hoàng-Sa.

Hải-Quân là một ngành chuyên-nghiệp, không phải là nơi phất-phơ của những tay chơi lơ mơ tài-tử!

-- o0o --

Một câu "để đời" tìm thấy trên Internet như sau: cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.

Một câu "để đời" nữa tìm thấy trên Internet: Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh." Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc.

Mấy cái nhất này khủng-khiếp quá! Hải-Quân Việt-Nam có tài-liệu "nhất" như thế này đây, xin mời độc-giả xem qua ra sao.

"Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Hồ Hải

Phần này trích nguyên văn vài đoạn trong bài "Trận Hải Chiến Hoàng Sa" của Hồ Hải (đăng trong Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004, trang 7-22. Vì tầm quan-trọng của các sự kiện, & số báo sau đó, qua nhiều độc-giả đề-nghi, bài được cho đăng lại vào Đặc-San Lướt Sóng số 59 năm 2007, từ trang 106-121):

Tôi (lời Trung-Uý Hồ Hải) được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Truyền tin cho Bộ Chỉ Huy Hành Quân

http://3.bp.blogspot.com/-SrTshmlNJ4w/UsdsUm68NGI/AAAAAAAAALA/GX4b54oIB4M/s1600/Trung-T%25C3%25A1-L%25C3%25AA-V%25C4%2583n-Th%25C6%25B0.jpg 
Đại tá Hà Văn Ngạc

Gần một thập niên qua đã có nhiều qúy vị Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan, Đoàn Viên, những người có tham dự trận Hải Chiến Hoàng Sa, tường thuật lại trận chiến, nhìn chúng tôi tự nghĩ như vậy cũng đã tương đối đầy đủ. Tuy vậy, với tư cách là người có tham dự trận chiến, tôi thấy có trách nhiệm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, giới hạn trong phạm vi trách nhiệm của mình để được đóng góp thêm. Và như vậy, bài này sẽ không phải là toàn bộ trận chiến mà chỉ là bổ túc thêm một số dữ kiện, hy vọng là mới, để chúng ta có được sự ghi nhận từ nhiều phía khác nhau.

Trận Hoàng Sa tôi là SQ Trưởng ngành Vô Tuyến Điện Tử kiêm Mật Mã của HQ05, được Đại tá Hà Văn Ngạc chỉ định làm SQ Tr/tin cho BCH/Hành Quân mà ông là Chỉ Huy Trưởng. Tôi túc trực bên cạnh Đ/tá Ngạc những khi ông chuyển và nhận lệnh và có trách nhiệm ghi lại vào sổ nhật ký truyền tin tất cả những lệnh này (1).

Suốt đêm 17, ngày và đêm 18/1 tôi luôn luôn điều chỉnh sẵn tất cả các máy truyền tin có công suất mạnh để Đại Tá Ngạc liên lạc. Tôi còn nhớ suốt ngày và đêm 18/1, Đại tá Ngạc liên lạc với BTL/HQ/V1DH và BTL/HQ rất nhiều lần bằng âm thoại cũng như điện báo. Nội dung ngoài việc báo cáo tình hình địch trong vùng, xin chỉ thị, và quan trọng hơn cả là ông muốn biết quan niệm cũng như hành động cụ thể ra sao đối với địch, đối với tình hình thực tế tại chiến trường. Kể từ tối 18/1 (tôi không nhớ rõ giờ) BTL/HQ yêu cầu dùng một máy truyền tin để trực 24/24 với BTTM, sẽ có chỉ thị có thể là trực tiếp cho Đ/tá Ngạc. Có một lần liên lạc với Phòng Hành Quân/BTL/HQ, khoảng giữa đêm 18 rạng 19, Đại tá Ngạc đã yêu cầu cho gặp một vị Sĩ Quan nào đó tôi không nhớ tên, để nói chuyện với ông bằng tiếng Pháp; có lẽ ông muốn có thêm sự an toàn cho nội dung ông đang trao đổi.

Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa"

Lệnh chỉ thị cho Đ/tá Ngạc "khai hỏa" bắt đầu một cuộc hải chiến có tầm mức quan trọng trong lịch sử hải chiến của HQVN, nay tuy đã 30 năm nhưng tôi vẫn chắc chắn là nhớ đúng nội dung 100%. Có điều lệnh này từ BTL/HQ/V1DH, BTL/HQ hay BTTM thì tôi không thể nhớ chắc. Nhật ký truyền tin đương nhiên ghi rất rõ giới chức chuyển, nhận lệnh và nội dung nhưng thường thì hầu hết ghi bằng danh hiệu theo đặc lệnh truyền tin; do danh hiệu sử dụng ta có thể biết được giới chức đó là ai. Lúc Đ/Tá Ngạc nhận lệnh khai hỏa, tôi đứng bên cạnh cứ đinh ninh là ông đã biết ai đang ra lệnh cho ông nên tôi cũng không thắc mắc. Trong tài liệu Đ/Tá Ngạc, ông nói cho đến nay (lúc ông viết tài liệu cách đây hơn 5 năm) ông vẫn chưa biết là TL/HQVN hay TL/HQ/V1DH đã ra lệnh khai hỏa này. Tuy vậy ông vẫn tin là của Tư Lệnh Hải Quân mà ông đã quen thuộc giọng nói. Trong tài liệu Hải Chiến Hoàng Sa, bài của cựu Thiếu Tá Trần Đỗ Cẩm, trang 63 có nói trong một cuộc phỏng vấn Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, TL/HQ/V1DH, Ông Thoại có tiết lộ là chính ông đã ra lệnh khai hỏa đúng theo chỉ thị của Tổng Thống Thiệu. Như vậy chúng ta đã có câu . Gần đây, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng xác-nhận lại chi-tiết trong cuốn sách "Can Trường Trong Chiến Bại".

Bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.

Liên quan đến việc các chiến hạm rút ra khỏi vòng chiến, trong bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi thấy không ổn.

Thứ nhất : Khi đánh nhau, khẩu 76 ly của HQ04 bị trở ngại tác xạ bao nhiêu lần, thời gian tổng cộng bao nhiêu lâu tôi thực sự không biết rõ vì có thể HQ4 liên lạc với Đ/Tá Ngạc bằng máy PRC-25 trên đài chỉ huy. Nhưng nếu nói trong khi lâm chiến mà HQ04 cứ vài phút xin bắn thử, mà lại gọi xin bắn thử đến ba lần thì nghe không ổn. Đang đánh nhau, súng bi trở ngại thì sửa, có thể báo cáo ngay cho cấp chỉ huy biết, sữa xong thì nhắm vào tàu địch mà bắn tiếp may ra được viên nào đở viên đó chứ sao lại cứ xin bắn thử? Bắn thử nghĩa là bắn không nhắm mục tiêu, mà lại xin bắn thử đến ba lần.

Thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này.

Thứ hai: Đaị Tá Ngạc thấy HQ04 bị trở ngại tác xạ và bị thiệt hại nhiều nên ông đã ra lệnh cho HQ04 rút ra khỏi vòng chiến ngay? Thời gian hai bên bắn nhau dữ dội nhất là từ phút khởi đầu cho đến nửa giờ sau. HQ04 có bị thiệt hại nặng thì bị trong khoảng thời gian này, đây cũng là thời gian mà máy PRC-25 của HQ05 trên đài chỉ huy bị trúng đạn bể. Nếu Đ/Tá Ngạc ra lệnh cho HQ04 rút lui ra khỏi vòng chiến thì phải dùng máy VRC-46 để chỉ thị, và như vậy tôi phải nghe được vì 15-20 phút sau cùng tôi chỉ còn có máy này để liên lạc và luôn luôn trực 24/24. Nếu thực sự Đ/Tá Ngạc chỉ thị cho HQ04 rút lui, thì HQ04 cũng chẳng có tội tình gì vì chỉ thi hành lệnh của Đ/Tá Ngạc, tôi không có nhu cầu gì phải giải thích giùm nhưng thực sự tôi không nghe lệnh quan trọng này. (2) Lời bình của Vũ Hữu San:

Làm sao đây?

Năm 1974 tại HC Hoàng-Sa, HQ-4 đã xin phép 3 lần thử bắn hải-pháo (!), HQ-4 tác-chiến bằng súng liên-thanh (!) HQ-4 được lệnh rút ra ngoài vòng chiến (!). Nhớ lại tích xưa tại Phú-lương Hà: Một bài Văn (tế cá của cụ Hàn-Thuyên) đốt đi ném xuống nước, đã đuổi được Ngạc ngư!

http://2.bp.blogspot.com/-hxKJdWhnOvo/UsdtatJeVoI/AAAAAAAAALM/MW7zkOJZpyM/s400/Paracel_Islands_%2528Vietnamese_names%2529.png

http://1.bp.blogspot.com/-t00Sf7hjhhA/Usdtma_xi6I/AAAAAAAAALU/w7LQGogp9sg/s400/Hoang-sa-400x317.jpg

HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly

Ngay sau khi trận chiến chấm dứt, bất cứ một Sĩ Quan dù thuộc ngành chuyên môn nào, cũng muốn biết lúc đánh nhau, vị trí của ta ở đâu, địch đã bố trí như thế nào và có bao nhiêu thiệt hại ? Tôi và một vài Sĩ Quan không có nhiệm sở trên đài chỉ huy hoặc không ở những vị trí thuận tiện quan sát chiến trường cũng rất muốn biết. Đến nay tôi chỉ còn nhớ được một số yếu tố quan trọng. Lúc đánh nhau, HQ04 và HQ05 ở về phía Nam đảo Quang Hoà. HQ16 và HQ10 ở về phìa Bắc. HQ 4 và HQ05 trách nhiệm hai tàu Kronstad 271 và 274 của địch vì hai tàu này đang có mặt án ngữ cạnh đảo phía Nam. HQ16 và HQ10 trách nhiệm tàu 396 và 389 phía Bắc. Khi tàu về đến Đà Nẳng biết tin HQ16 bị trúng một trái đạn 127 ly, chúng tôi cũng đã ngờ rằng trái đạn này của HQ05 bắn nhầm, lý do rất dễ hiểu là vì chỉ có HQ05 và HQ16 có súng 127 ly. Liên hệ đến vị trí chiến hạm lúc đánh nhau, tôi thấy nếu HQ05 có bắn nhầm HQ16 cũng là điều dễ hiểu. Viên đạn này có sác xuất rất cao xảy ra khi khẩu 127 ly của HQ05 bị hỏng hệ thống điện, phải quay bằng tay. Tàu địch thì nhỏ và di chuyển nhanh, sóng biển lúc đó chỉ là cấp 1, cấp 2 thôi nhưng cũng đủ ảnh hưởng đến độ cao thấp của tầm đạn vì vậy mà viên đạn có thể đã trượt khỏi tàu TC mà trúng vào HQ16.

Ray rứt về trách nhiệm của mình

Tại SaiGon, HQ05 đậu ở cầu A, HQ16 đậu ở cầu B cách nhau không quá 200 mét. Chúng tôi được biết HQ16 được tổ chức tiếp đón trọng thể lúc mới về đến thủ-đô. Chúng tôi thấy hãnh diện lây vì mình cũng là thành viên tham dự trận đánh. Riêng HQ05 về trễ hơn 1 tháng nhưng cũng đã được BTL chiếu cố, tuy hơi muộn màng. Nhiều người được đề nghị thăng cấp và huy chương do công trận Hoàng Sa, nhưng không hiểu tại sao đã không được cứu xét nhanh chóng (ngoại trừ Đại Úy Nguyền) mà mãi đến cuối năm mới có lệnh được thăng cấp như là thăng cấp thường niên. Nhiều phái đoàn dân sự xuống thăm viếng, ủy lạo, kết thân. Nhiều tiền ủy lạo nhất hình như là hãng Vishipcoline, nhiều nhóm kết thân nhất là trường Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm. Bên cạnh một chút hãnh diện, một chút niềm vui, an ủi nho nhỏ đó, chúng tôi nhiều lúc cũng không khỏi suy tư, ray rứt về trách nhiệm của mình là đã không giữ được nổi quần đảo Hoàng Sa, vùng đất tuy xa xôi nhưng từ thời cha ông đã có được chủ quyền, nằm trong vùng lãnh hải của đất nước Việt Nam thân yêu.

Hồ Hải, báo Lướt Sóng, Kỷ niệm húy nhật Đức Trần Hưng Đạo, năm 2004

Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội hình hay thời điểm thuận lợi.

Trận Hoàng Sa ngoài chính phủ ra không ai nói đây là một trận đại thắng cả. Lý do gì chính phủ lúc bấy giờ tuyên bố như vậy thì là một vấn đề khác không nằm trong phạm vi bài này. Chính phủ đã loan báo thắng trên báo chí, truyền thanh, truyền hình ầm ĩ thì BTL/HQ có dám nói thua không? Môt người dân thường cũng hiểu được, sau trận chiến, Hoàng Sa đã mất vào tay TC thì thắng ở cái chỗ nào? BTL/HQ dám báo cáo láo với BTTM là ta thắng hay sao? Tuy nhiên, chúng ta không thể “lấy sự thành bại mà luận anh hùng”. Không thể thấy người ta thua trận mà vội kết luận những người tham chiến là hèn nhát, bất tài. Kết luận như vậy tôi cho đó là những kẽ bất trí, xu thời. Chuyện mất Hoàng Sa, ở một góc nhìn khách quan cũng như chính trị, không khác năm 75 mất Ban Mê Thuột, rồi mất miền Nam. Chúng ta không đổ lỗi cho ai vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm nhưng chắc cũng không có ai nói mất miền Nam là do những người lính chiến QLVNCH đă bất tài hoặc hèn nhát ngoài chiến trường. Theo sự đánh gía của tôi, chưa nói chuyện chúng ta có giữ được Hoàng Sa sau trận đánh hay không, TC sẽ trả đủa lại như thế nào, chỉ nói đến việc hạ 3 tàu TC không thôi; nếu cấp trên cho lệnh dứt khoát là phải tiêu diệt các chiến hạm địch, giao toàn quyền cho Đ/tá Ngạc tùy điều kiện hiện trường mà quyết định thì ngay chiều 18/1, khi các tàu TC rất gần trong tầm đạn của các chiến hạm ta, thì chắc chắn ta tiêu diệt cả 3 chiếc rất dễ dàng vì hỏa lực của ta mạnh và nhiều hơn, lại khai hỏa trước. Tôi rất thông cảm thái độ vừa ngạc nhiên vừa bực tức của Đ/tá Ngạc khi ông nhận lệnh phải bắn ngay mà không cần bố trí đội hình hay thời điểm thuận lợi. Khi ra lệnh phải bắn ngay và bấm ống liên hợp để cho giới chức ra lệnh nghe tiếng nổ, rõ ràng là thượng cấp không cần biết vị trí của HQ05 và tàu địch cách xa bao nhiêu. Khi đó HQ05 cách tàu TC chiếc gần nhất phải từ 3 đến 5 hải lý (đây là tôi ước chừng bằng mắt thường chứ không đo bằng radar nên có thể không đúng lắm), như vậy những viên đạn đầu tất nhiên là không chính xác. (3) HQ05 phải vừa bắn vừa di chuyển đến gần và xoay trở để tạo thế thuận lợi. Lúc đó thì tàu TC đã tăng tốc độ để tránh né và điều chỉnh tấn công lại hữu hiệu.

Hồ Hải Jun 15, 2004

http://www.calitoday.com/

--o0o --


Chú-thích của Vũ Hữu San:

(1) Khi nghiên-cứu Hải-Chiến Hoàng-Sa, mà bỏ qua giá trị bài viết của Sĩ-Quan Truyền-Tin trận đánh thì có bỏ công-lao nghiên-cứu bao nhiêu cái gì khác nữa cũng không còn bao nhiêu giá-trị.

(2) SQ Truyền-tin cho BCH/Hành Quân không nghe lệnh quan trọng này. Hạm Trưởng Phạm-Trọng-Quỳnh HQ-5 là giới-chức thi-hành không nghe, mà mấy chục SQ, HSQ & Đoàn-Viên khác trên Đài Chỉ-Huy, Phòng lái, Trung-Tâm Truyền-Tin, Trung-Tâm Chiến-Báo có đặt speakers của cả bốn chiến-hạm (HQ-10, HQ-16, HQ05, HQ-4) cũng không nghe. Những báo-cáo, quyết-định hay mệnh-lệnh quan-trọng lúc đó đều phát trên VRC-46 (HQ-5 chỉ còn có máy này để liên lạc và luôn luôn trực 24/24). Sau khi HQ-10 tê-liệt, HQ-16 rút lui và HQ-5 đã chạy về phía Tây, bắn HQ-16. Soái-hạm với hai máy rất tốt, đã chạy rất xa, khỏi tầm bắn của hải-pháo 2 bên. HQ04 tiếp-tục một mình giao-tranh, bơ-vơ một mình, tự ý đoạn chiến (bài viết Lữ-Công-Bảy có lẽ nhầm thời-gian, nhưng Hạm-phó Nguyễn-Thành-Sắc  phỏng-vấn của UBHS tương-đối chính-xác hơn).

Đại-Tá Ngạc không liên-lạc với bất cứ ai kể từ khi "khéo léo" bấm máy trình-diễn tiếng súng nổ.

Tàu cập bến, Đại tá Hà Văn Ngạc vẫn còn hoảng loạn, lên bờ quên đi giầy

Vị-trí HQ-5 do chính HQ-5 báo-cáo trong Phúc-Trình. Liên-lạc của Đại-Tá Ngạc cũng rõ-ràng thấy trong các bài viết của Ông, cũng như của Sĩ-Quan Truyền-Tin của Ông. Phản-ánh rõ-rệt nhất về sự tệ-hại này được thấy một phần qua bài viết của HQ Trung-Tá Lê-Văn-Thự về việc mất liên-lạc truyền-tin.

(3) Về hoạt-động của HQ-5, Sĩ-Quan Chiến-Tranh Chính-Trị của "Soái-hạm" HQ-5 Trương-Văn-Liêm đã viết rõ-ràng như sau:

...Tin hành lang (lại tin truyền miệng), sở dĩ chiến hạm HQ-5 không được về sửa chửa mà phải trở ra gần vùng giao tranh tiếp tục tuần tiểu và quan sát để vớt các nhân viên đào thoát từ HQ10 và các toán đổ bộ của HQ04 và HQ16; bởi vì chiến hạm đã:

- bỏ chạy khỏi chiến trường để cho HQ04 bị tấn công,

- không giữ liên lạc với các đơn vị.

- bắn vào hầm máy HQ16 (đầu đạn 127 ly không nổ, số danh bộ của lô đạn thuộc HQ05)

Một số nhân viên tỏ vẻ bất mãn, không khí trên chiến hạm đột nhiên ngột ngạt, có tiếng than phiền HT quá hiền và tôi với chức vụ SQ/Chiến tranh chánh trị lâm vào tình trạng khó xử...

... Từ mấy chiếc máy thu thanh được bạn bè cung cấp khi còn ở Đà nẵng, chúng tôi theo dõi ngày đêm các bài bình luận cũng như tin tức, mà lòng ngậm ngùi. Tại sao? Ai bỏ ai? Nhân viên rỉ tai nhau: “chúng ta đang thi hành quân kỷ ”. Nghi vấn rõ ràng: bỏ chạy về hướng nam, không liên lạc với các đơn vị tham chiến, bắn vào bạn, chứng cớ rành rành, làm sao chối cãi. Ngậm đắng nuốt cay !!!

... Đến Sài gòn, âm thầm. Sự tiếp đón (HQ-5) tổ chức đơn sơ, có thể gọi là tạm bợ., thiếu hoan hỷ. Không khí toàn chiến hạm nặng nề vì lịnh cắm trại 100% an ninh hải quân làm việc với từng sĩ quan cũng như một số nhân viên để điều tra tại sao đạn 127 ly của HQ05 nằm trong hầm máy HQ16. Tôi không rõ các vị sĩ quan khác đã được hỏi những gì và  ra sao. Riêng tôi đã được một Trung úy an ninh hỏi:

- Nhiệm sở tác chiến của tôi ở đâu và tôi đã thấy thiệt hại của chiến hạm Trung cộng ra sao?

- Tại sao bỏ chạy về hướng nam và không liên lạc với các đơn vị khi lâm trận?

- Có biết HQ05 bắn vào HQ16 không?

- Là SQ/CTCT tôi đã làm gì, nói gì với nhân viên chiến hạm trước và sau khi lâm chiến?

(4) Theo HQ Đại-Úy Trần-Kim-Diệp (bài "Bên lề trận hải chiến Hoàng-Sa", Paris , hè 2003), SQ Tình-báo V1ZH cạnh Đại-Tá Ngạc: Trận đánh chỉ kéo dài khoảng 15-20 phút nhưng cường độ thật khốc liệt. Ông Diệp (hiện-diện trên HQ-5), nói rất đúng: kể cả thời-gian HQ-5 & HQ-16 bắn nhau thêm vào đó, thời-gian tác-xạ của HQ-5 chỉ ngắn-ngủi là như vậy thôi!

Trung-Uý Hồ-Hải cũng viết: HQ-5 phải di chuyển tất cả đạn 127 ly trên sàn tàu xuống lại nơi an toàn. Số đạn được mang từ dưới hầm tàu HQ-5 lên quá nhiều chưa bắn hết vì súng bị hỏng, có thể bị trúng đạn địch phát nổ.

http://1.bp.blogspot.com/-h_cX73ffLtE/UspzEXevuxI/AAAAAAAAAPo/M3IN-4bWVlI/s1600/1b.jpg 
http://3.bp.blogspot.com/--akpQEYPq6s/Uspw-Qp2cQI/AAAAAAAAAPc/G1qXC4HIyHc/s1600/1a.jpg

Tất cả các lệnh nội-bộ chiến-hạm & thu-phát truyền-tin ra ngoài đều khởi-sự từ khu-vực Đài Chỉ-Huy / Phòng Lái này. Cấp Chỉ-Huy như Hạm-Trưởng HQ-10 HQ Thiếu-Tá Nguỵ-Văn-Thà có hy-sinh thì cũng hy-sinh tại vị-trí Đài Chỉ-Huy vinh-dự này!

http://1.bp.blogspot.com/-wNczoI1bz-k/UspzQAoWMvI/AAAAAAAAAPw/4gdYlTMto9k/s1600/1.jpg

Phòng Truyền-Tin là khu-vực các máy thu phát, đươc bao kín trong 4 vách sắt.

http://1.bp.blogspot.com/-bPMcZ1hWYLE/UspzbJ7asiI/AAAAAAAAAP4/uHfvb9VhNfU/s1600/Trung+tam+truyen+tin.jpg

Trung-Tâm Chiến-Báo của các Khu-Trục-Hạm, nơi giải tất cả các bài toán chiến-thuật. Nhiều Sĩ-Quan của HQ-4 từng tốt nghiệp trường Destroyer School của ngoại-quốc, đảm-nhiệm đương-phiên tại đây.

- - - - - -

Ông Hồ-Hải, Sĩ-Quan Truyền-tin của Đại-Tá Ngạc đã viết bài trên Đặc-San Lướt Sóng số 52 năm 2004: bài của Đai Tá Ngạc có hai điều quan trọng tôi (lời Ông Hồ-Hải) thấy không ổn:

- khi lâm chiến mà HQ04 cứ vài phút xin bắn thử, mà lại gọi xin bắn thử đến ba lần thì nghe không ổn.

- thực sự tôi không nghe lệnh (Đ/Tá Ngạc chỉ thị cho HQ04 rút lui) quan trọng này.

Mấy anh Tác-gỉả "không tai nghe mắt thấy" chắc chắn là không suy-nghĩ kỹ, nên viết theo "người cõi trên" một cách vô-thức đều là "không ổn" hết.

Xin nhắc cho những ai không phục-vụ chiến-hạm biết: Trên chiến-hạm khi tác-chiến, hệ-thống âm-thoại đều được nối kết giữa Phòng Truyền-tin, Trung-Tâm Chiến-Báo, Đài Chỉ-Huy, Phòng Lái. Những lệnh quan-trọng như vậy phải qua tai hàng trăm người, trong đó có các Si-Quan cấp-bậc cao nhất trong Hải-Đội, các Sĩ-Quan, Hạ-Sĩ-Quan giữ trách-nhiệm quan-trọng đến sự an-nguy của 4 Chiến-Hạm cũng như cả Hải-Đội. Đấy là chưa kể mạch âm-thoại có thể nghe được lên hệ-thống dọc tới Bộ Tư-Lệnh HQVN.

Hai chữ "không ổn" của Trung-Uý Hồ-Hải (viết hai lần) đầy đủ để mọi người hiểu cái giá trị bài viết của người chỉ-huy cấp Đại-Tá của Ông, và nhất là "tư-chất" chánh tà của Ông ta muốn sửa lại "Lịch-Sử VNCH" là HQ-4 rút lui không hải-chiến theo lệnh Ông vậy.

- - - - - - -

UBHS có hỏi Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh (ĐĐ LNT) một câu hỏi mà có người lính tham-chiến chúng tôi rất đồng ý với ông Tánh :

UBHS (Vì) Một số nhân chứng khác nói rằng HQ04 vẫn sử dụng được hai khẩu 76.2 li... ý anh em muốn hỏi là khi họ lên trình bày trong buổi họp, các hạm trường cũng như là Đại Tá Ngạc cũng có trình bày các trở ngại này, có phải không thưa Đô Đôc.?

ĐĐ LNT: Có, nhưng mà tôi không rõ những cái chi tiết, cho nên theo tôi nghĩ, nếu các anh có được cái tài liệu mà cố Đại Tá Ngạc đã viết ra về trận hải chiến Hoàng Sa, thì có lẽ là chúng ta đọc cái đó rồi nghiên cứu cái đó, có lẽ chúng ta cũng thấy được một vài ánh sáng nào đó.

Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây có phải là tài liệu "thẩm quyền nhất" của người trong cuộc không? Hãy đọc ngay tài-liệu đó rồi chúng ta thấy rõ-ràng lịch-sử được Ông Ngạc viết ra sao !

Không khảo mà xưng. Đại tá Hà Văn Ngạc làm gì ở Hoàng-Sa? Chính Ông tường-thuật.

Đại-Tá Ngạc viết trong bài "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa (1974)" :

"Sau chừng 15 phút thì Tuần-dương-hạm HQ16 báo-cáo là bị trúng-đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả-năng vận-chuyển giảm-sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa-chữa và cũng không còn liên-lạc được với Hộ-tống-hạm HQ10, không biết rõ tình-trạng và chỉ thấy nhân-viên đang đào-thoát. Tôi nhận thấy một tuần-dương-hạm đã vận-chuyển nặng-nề mà chỉ còn một máy và bị nghiêng, nếu tiếp-tục chiến-đấu thì sẽ là một mục-tiêu tốt cho địch, nên tôi đã không ra phản-lệnh. Ngoài ra, Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ16 là một vị sĩ-quan ít tích-cực hơn, nên tôi không mấy tin-tưởng là vị này có thể vượt qua được các khó-khăn kỹ-thuật để cố-gắng tiếp-tục tấn-công. Khu-trục-hạm HQ04 đã bị thiệt-hại nhiều sau khi phải bám-sát chiến-hạm địch trong tầm đại-liên, nên tôi ra lệnh cho Khu-trục-hạm HQ04 phải rút ra khỏi vòng-chiến ngay và chỉ-thị cho Tuần-dương-hạm HQ05 yểm-trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, vì tất-nhiên Hải-đội đặc-nhiệm không thể để bị thiệt-hại một khu-trục-hạm mà Hải-Quân VNCH chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi.

http://2.bp.blogspot.com/-8I_A8YSodq0/UspwhvKqjNI/AAAAAAAAAPU/qvIUgWgZzQo/s1600/t%C3%A2y.jpg

Khi Tư-Lệnh vững-vàng thì Hải-Đội mới mong mạnh-mẽ để diệt thù. 
Nhìn người, ta lại bồi-hồi ngẫm-nghĩ đến ta.

Tại Hải-chiến Hoàng-Sa, vừa đánh nhau mới được có 15 phút tức là đúng thời-điểm sống chết sôi-động, thế mà Sếp Ngạc của chúng tôi đã ra lệnh tháo chạy. Trời hỡi Trời! Ông viết lại chuyện "LỊCH SỬ" này làm chi vậy?

Bài "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa" của Hà Văn Ngac đã làm những giọt nước tràn ly. Những giọt nước tràn ly này tỉ như bài viết nổi tiếng của Trung-Tá Lê-Văn-Thự đã cùng với bài viết của Ông, đều mang tính-chất lịch-sử (!?)sẽ đi vào lịch-sử và tồn-tại mãi với thời-gian không chừng!

Nguyễn Mạnh Trí, Khóa 10/SQHQNT, "người trên bờ tàn-nhẫn nhất", trong BẢN ĐỀ NGHỊ SƠ KHỞI “BIẾN CỐ HOÀNG SA” edited: July 29, 2004, còn cố ý cắt hoàn-toàn "15 phút tác-chiến" của HQ-4 qua câu văn quái ác đầy nọc độc như sau:

"Những dữ kiện khá rõ ràng: - Trận hải chiến xảy ra rất nhanh (khoảng 30 phút) ...HQ 4 hai khẩu 76 ly bị bất khiển dụng ngay từ đầu và rút ra khỏi vùng giao tranh."

Nguyễn Mạnh Trí ơi, (anh khoá 10?) anh ở bờ, nỡ nào bắt HQ-4 sau hải-chiến lại phải nhận ân-huệ từ miệng lưỡi... trí mạng của anh!

http://3.bp.blogspot.com/-G-Cy-S3Bugs/UspwWUATxmI/AAAAAAAAAPM/Ct9D9XYhvtE/s1600/Tr%C3%AD.jpg 
Nguyễn Mạnh Trí

Trí này nhận là khoá 10, vậy mà không thấy bất cứ một SQ khoá 10 nói lên được một lời công-đạo khi Trí công-khai tính-toán in sách "Hải Chiến Hoàng Sa" tại Việt-Nam Cộng-Sản. Các Anh phản-bội VNCH hay sao đây?

Nhân-chứng trong buổi họp mặt rất đông (8pm Friday August 26, 2011, Anaheim Marriot Suites,12015 Harbor Blvd., Garden Grove, CA 92840.)

Sách "Hải Chiến Hoàng Sa" do Tổng-Hội Hải-Quân VCNCH chính-thức bảo-trợ, vậy Tổng-Hội Hải-Quân cũng tính việc tái-bản sách của mình tại thành-phố Cáo-Hồ Chí Minh cho tụi Việt-Cộng cán ngố phản-quốc cùng coi? Đổ đốn quá đáng rồi!

Giá-trị đúng "là cục... phân" lại còn "vớ vẩn" nữa, chưa sáng mắt ra à? xoá bỏ lằn ranh Quốc Cộng để hoà hợp hoà giải với VC sao?

Bọn vẹm mà cần gì đến các Anh trong UB Hoàng Sa , xin nâng bi, đội điã chúng cũng chẳng thèm đếm xiả đến, rõ nhục. (Germany, 31.08.2011, Chủ Nhiệm TCDV, Điều Hợp Viên Diễn Đàn Ngôn Ngữ Việt. LÝ TRUNG TÍN)

Theo đuôi Nguyễn Mạnh Trí, một Hải-Quân (?!) ác không kém là Vương-Thế-Tuấnđã thực hiện VideoClip HẢI CHIẾN HOÀNG SA ngày 19-01-1974 (trình chiếu và phát-tán từ Hội Hải Quân Bạch Đằng, Jan/27/2007, San Jose) trong đó Tuấn viết HQ-4 xin rút ra khỏi vùng giao tranh từ phút đầu. (xem bài viết của Tuấn).

Hải-Quân Việt-Nam không thua hải-chiến, nhưng có thể ngã quỵ, chết tức-tưởi vì phản-bội bên trong. Buồn và Nhục quá!

http://3.bp.blogspot.com/-niv9MHrWOE0/UspzvJ1xwFI/AAAAAAAAAQA/I5R4gT52BFk/s1600/vuongthetuan.jpg 
Vương-Thế-Tuấn

Trung tá Lê văn Thự viết: Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao, kẻ trình độ thấp, do đó xin quí vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.

... Về bài viết "Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa" Ông Thự nhận-xét: "Toàn bài viết của Đại tá Ngạc từ đầu đến cuối là sai sự thật. Những điều ông nói khó mà kiểm chứng. Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng dàn dựng ra. Ông Ngạc viết: “Bất thần về phía đông vào khoảng 11 giờ 25 sáng, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung Cộng loại có trang bị mỗi bên một giàn phóng kép hỏa tiễn loại hải - hải đang tiến vào vùng giao tranh”.Cách xa chừng 8 đến 10 hải lý khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn. Chỉ tưởng tượng thôi!

Phụ chú về sự bất nhất: Lời Ông Ngạc viết trước câu đó như sau: (1) tầm quan-sát trong vòng 1.50 đến non 2.00 hải-lý, trời có ít mây thấp ... (2) Vì tầm quan-sát còn rất hạn-chế, nên từ Tuần-dương-hạm HQ05 không quan-sát được Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10.. Vậy mà nay Ông bỗng thấy cả các ống phóng kép hỏa-tiễn loại hải-hải của tàu địch xa 8-10 hải-lý (khoảng 16-18 km)! Thực-tế không có hỏa-tiễn hải-hải nào cả.

Đại-Tá Ngạc viết: "Trên Tuần-dương-hạm HQ05, tôi xử-dụng chiếc máy PRC 25 trước ghế hạm-trưởng bên hữu-hạm của đài chỉ-huy để liên-lạc với các chiến-hạm, tôi vừa rời ghế để ra ngoài quan-sát hai phía thì một trái đạn loại nổ mạnh gây một lỗ lủng khoảng nửa thước đường kính (?!) và làm nát máy PRC25, nên từ phút này trở đi tôi phải vào tận Trung-tâm chiến-báo để dùng máy VRC46.

Hạm-Trưởng HQ-5 Phạm-Trọng-Quỳnh đã nói ngay khi về bến: Ông Ngạc không ở Đài Chi-huy khi chúng tôi tác chiến...

Đây là câu nói phạm tới danh-dự cấp Chỉ-huy, chỉ nói khi bắt buộc phải nói mà thôi, nhất là Ông Ngạc lại đứng trước ghế của Hạm-Trưởng Quỳnh để liên-lạc.

Lỗ thủng nửa thước trên vách thép Tuần-Dương-Hạm không phải là nhỏ... Đạn địch cỡ nào?

Về lệnh lạc khi tác-chiến, Ông Ngạc viết:

"Tôi ra ngoài quan-sát phía tả-hạm và được nghe báo cáo là hầm-đạm phát-hỏa. Tôi nói ngay với hạm-trưởng là cần phải làm ngập hầm-đạn. Khẩu hải-pháo 40 ly đơn tả-hạm bị bất khiển-dụng vì bị trúng đạn vào khối nạp-đạn và khẩu 40 ly hữu-hạm bị hư-hại nhẹ. Tôi yêu-cầu hạm-trưởng là chỉ nên cho tác-xạ từng viên mà thôi, vì nhu-cầu phòng-không rất có thể xẩy ra trong một thời-gian ngắn."

Thật là quá đáng khi Ông Ngạc viết tường-trình lịch-sử như vậy, trong khi chính người phải trực-tiếp thi-hành lệnh là Hạm-Trưởng HQ-5 Phạm-Trọng-Quỳnh không biết Ông Ngạc ở nơi nào...

Đại-Tá Ngạc viết: "Một viên đạn xuyên-nổ trúng ngay Trung-tâm Chiến-báo từ hữu-hạm, sát gần ngay nơi tôi đứng, làm trung-tâm bị phát-hỏa. Các nhân-viên trong trung-tâm còn mải núp sau bàn hải-đồ thì tôi nhanh tay với một bình cứu-hỏa gần chỗ tôi đứng dập tắt ngay ngọn lửa. Tôi bị té ngã vì vấp chân vào bàn hải-đồ, bàn chân trái bị đau mất vài ngày. Tôi vẫn vẫn tiếp-tục liên-lạc với phi-cơ nhưng sau chừng 5 tới 10 phút vẫn không thấy đáp-ứng nên tôi phải ngưng..."

HQ Thiếu-Tá Nguyễn-Chí-Toàn, Sĩ-Quan được Đại-Tá Ngạc chỉ-định nhiệm-sở tại Trung-tâm Chiến-báo (CIC - Combat Information Center) đã một lần xác-nhận Đại-Tá Ngạc không hiện-diện cùng Ông tại CIC khi tác-chiến và như vậy không thể nào có chuyện "nhanh tay" này xảy ra được. Thiếu-Tá Toàn còn nhấn mạnh là CIC không lớn lắm và chính Ông là người đứng rất gần bàn hải-đồ, bị miểng đạn gây thương-tích ở chân. Ông Toàn khôi-hài: "Thế thì Đại-Tá nhanh tay quá, Ông xịt hết bình CO2 vào chân tôi!". Vị Sĩ-Quan Truyền-tin của Đại-Tá Ngạc là Hồ-Hải viết trên báo Lướt Sóng: "Th/tá Toàn bị thương nhẹ, tôi có thấy ông đi cà nhắc khi rời chiến hạm"..

Phụ-chú: Thiếu-tá Toàn là người được Đại-Tá Ngạc "trao nhiệm-vụ giữ liên-lạc với các Bộ Tư-lệnh" nhiệm-sở thường-trực tại phòng CIC.

Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin. Còn nhiều điều bất khả tin nữa như vậy trong bài viết Lịch-Sử của Đại-Tá Ngạc.

Nuôi quân ba năm, dùng quân một ngày. Đại-Tá 20 năm quân-ngũ, ngày Tổ-Quốc cần thì Ông Ngạc té ngã, vấp chân. Hôm sau khi báo-cáo Tư-Lệnh Hải-Quân, Đại-Tá đi đứng siêu vẹo, mang dép lẹp xẹp trước mắt ba quân. Xin xem hình "lịch-sử" lưu-trữ.

http://1.bp.blogspot.com/-6n-iUW7GiAI/Usp0BwxZweI/AAAAAAAAAQI/kvVxJKVefYs/s1600/Ng%E1%BA%A1c+ch%C3%A2n.jpg 
Đại-Tá Ngạc & cái chân >

Trang Web xin một lần nữa, lập lại đoạn văn đã kể ở trên, do chính tay Đại-Tá Ngạc viết. Công & tội của Ông trong Lịch-Sử (như Ông mong muốn) nằm phần lớn tại đây:

Sau chừng 15 phút thì Tuần-dương-hạm HQ16 báo-cáo là bị trúng-đạn hầm máy, tầu bị nghiêng nên khả-năng vận-chuyển giảm-sút, buộc phải lui ra ngoài vòng chiến để sửa-chữa và cũng không còn liên-lạc được với Hộ-tống-hạm HQ10, không biết rõ tình-trạng và chỉ thấy nhân-viên đang đào-thoát. Tôi nhận thấy một tuần-dương-hạm đã vận-chuyển nặng-nề mà chỉ còn một máy và bị nghiêng, nếu tiếp-tục chiến-đấu thì sẽ là một mục-tiêu tốt cho địch, nên tôi đã không ra phản-lệnh. Khu-trục-hạm HQ04 đã bị thiệt-hại nhiều sau khi phải bám-sát chiến-hạm địch trong tầm đại-liên, nên tôi ra lệnh cho Khu-trục-hạm HQ04 phải rút ra khỏi vòng-chiến ngay và chỉ-thị cho Tuần-dương-hạm HQ05 yểm-trợ cho chiếc này khi tiến ra xa, vì tất-nhiên Hải-đội đặc-nhiệm không thể để bị thiệt-hại một khu-trục-hạm mà Hải-Quân VNCH chỉ có tổng-cộng 2 chiếc mà thôi.

Khi nghe các tin quan-trọng "sinh tử" là HQ-10 nhân-viên đào thoát, HQ-16 rút ra ngoài mà Đại-Tá Ngạc không ra một phản lệnh gì cả, im-lặng cho 80 nhân-mạng đồng-đội "sống chết mặc bay" chăng?

Mới chỉ 15 phút đánh nhau, mặt trận Bắc đã "buộc phải lui ra ngoài vòng chiến" rồi mà Đại-Tá ra lệnh rút luôn chủ-lực-hạm HQ-4 (cứ cho là Đại-Tá Ngạc nói thật) thì tự Ông đã quyết-định loại 3 trong 4 chiến-hạm của lực-lượng ta ra ngoài vòng chiến, không đánh đấm gì nữa. Đã như vậy, Đại-Tá còn "bồi thêm" một lệnh nữa cho chiếc tàu cuối cùng là HQ-5 (lúc đó đang trao-đổi hải-pháo "friendly fire" với HQ-16) yểm-trợ để HQ-4 rút ra ...

Vậy mà gọi là đánh giặc sao đây? Hy-vọng, Quân-đội Việt-Nam tương-lai không kém cỏi cỡ chúng tôi vào hồi 1974 như thế!

http://3.bp.blogspot.com/-EOd2K4oUAPY/Usp0oQn-nMI/AAAAAAAAAQU/43j9fjDvjm0/s1600/ch%E1%BB%89+m%E1%BB%A5c.jpg

Phút thứ 10 đến 20 là thời-gian cận-chiến giữa HQ-4 (tàu radar) và các Kronstadt. Hình-ảnh này do TC vẽ, rất nổi tiếng trên Internet. Khoảng-cách của 2 "soái-hạm" đang cố gắng tiêu-diệt nhau chỉ vào khoảng năm, ba trăm thước.Các tàu bè khác của Ông Ngạc lúc đó ở đâu? sao không thấy "Tàu phù" vẽ lại.

Trước đó, Ông Ngạc đã hoàn-toàn không một chút phản-ứng gì cả khi HQ 10 và HQ 16 không thi-hành Lệnh Hành-Quân, không tiến đến vị-trí án ngữ giúp Phân-đoàn Nam, để Trung-Cộng tự-do đổ bộ tăng cường lên bờ phía Đông Bắc đảo Quang-Hoà Đông. Sự vô trách-nhiệm này làm cuộc hành-quân hoàn-toàn thất-bại, đâu phải vì lý-do ngoài khả-năng lực-lượng, hay ngẫu-nhiên do trời định đoạt.

Ông Đại-Tá không viết ra, ai mà biết được những chuyện khủng-khiếp này. Tài-liệu VNCH những năm 1974-1975 không có một dòng nào tương-tự như vậy.

Trước hết trên chuyến hải-hành định-mệnh, Ông kể về số phận HQ-10 "một cẳng" bị Ông kéo ra "hy-sinh vô ích" tại Hoàng-Sa (than ơi!) lại chỉ vì an-nguy sinh-mạng chính Ông. Đại-Tá sợ bị tấn-công trên hải-trình mà làm vậy thôi. Ông viết như sau: "Ðến khoảng buổi chiều thì Tư-lệnh vùng I duyên-hải còn hỏi tôi có cần thêm gì, tôi trình xin thêm một chiến-hạm nữa vì cần hai chiếc khi di-chuyển trong trường-hợp bị tấn-công trên hải-trình, chứ không phải vì số lượng chiến-hạm Trung-cộng đang có mặt tại Hoàng-Sa... chiến-hạm chỉ có một máy chánh khiển-dụng mà thôi."

Nếu giả-thuyết rằng HQ Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc muốn "tự đề cao" có chủ ý sửa-chữa lại những sử-liệu mà Việt-Nam Cộng-Hoà đã thực-hiện và lưu lại thì Ông đã thật dại dột, phạm lỗi-lầm quá sức lớn lao khi đánh-phá HQ-4. Sử-liệu hồi đó ghi Ông là Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân hải-chiến với Trung-Cộng, đó thực-sự là một vinh-dự rất lớn.

Nay người đời mới hiểu Ông chẳng làm gì trong Hải-Chiến, trừ việc Ông ra lệnh cho các chiến-hạm rút chạy (nếu người đọc tin Ông). Trong khi không có áp-lực gì cả, Ông tự viết Tường-trình và sửa Sử để "lậy Ông tôi ở bụi này", hại uy-tín cho chính Ông!

Bài viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa khá nhiều, chi-tiết và diễn-tiến cũng lắm. Thế nhưng thực-sự có lệnh đoạn-chiến do Chi-Huy-Trưởng Ngạc ban ra lúc nào cho chiến-hạm dưới quyền? Tuyệt-nhiên không, bảo-đảm mọi người trên vô-tuyến, không ai nghe...

Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-Thanh-Sắc đã viết (trong sách Hải-Chiến Hoàng-Sa, 2010), Giám-lộ Lữ-Công-Bảy thấy (đã viết trên mạng Internet, 2008) và cũng như Thuỷ-Thủ-Đoàn HQ-4 biết chiến-hạm bị bơ-vơ tác-chiến một mình. Khi HQ-4 xung-kích phía Đông thì tàu chở Ông chạy hướng Tây bắn HQ-16 và biệt tăm luôn.

Ông ở đâu mà im-lặng khi quân-nhân thuộc quyền Ông chiến-đấu. Cho đến trưa, Ông mới xin được rời vùng. Sĩ-Quan Truyền-tin của Ông là Trung-Úy Hồ-Hải viết: "Đ/Tá Ngạc đã xin lệnh rời vùng hành quân. Công-điện này chuyển về một Duyên Đoàn thuộc Vùng I DH (tôi không nhớ Duyên Đoàn nào) yêu cầu chuyển tiếp về BTL/HQ/V1DH, nôi đây sẽ chuyển tiếp về BTL/HQ. Công-điện có độ khẩn là Thượng Khẩn (Y), chuyển đi lúc khoảng 12 giờ trưa nhưng chờ mãi đến sau 3 giờ chiều không thấy ..."

Về chuyện hệ-trọng Lịch-Sử ảnh-hưởng đến cá-nhân "người viết Lịch-Sử Hà-Văn-Ngạc", Webmaster xin mượn một câu của Ông Hồ-Hải dùng tạm ở đây, nghĩ thấm-thía rất đúng "Trong quá khứ tôi cũng đã đôi lần thấy có người dại dột vạch áo cho người xem lưng, nhưng trường hợp Ông... thì lại khác, ông vạch áo, bôi bùn nhơ lên rồi mới mời người khác đến xem".

Đặc-biệt lần này, khi tự mình bôi bùn nhơ, Ông Ngạc còn thấy "không ổn" nên đang tâm chặt đứt luôn cánh tay mặt HQ-4 thân tín của Ông xuống mới vừa lòng.

Đau đớn quá, thảm-thiết quá, cánh tay mặt HQ-4 này vốn là Chi-Huy tiền-nhiệm của Chiến-dịch, hiện là Chi-Huy-Phó của Ông. HQ-4 đang gánh chịu tất cả áp-lực địch-quân, đang ở tuyến đầu sống chết, một mình giữa hạm-đội địch. HQ-4 lãnh gần ngàn vết đạn thù (xem sơ-đồ thiệt-hại HQ-4, chính Đại-tá Ngạc cũng trình-bày sơ-đồ này trong sách của Ông) khi Ông... từ Đài Chỉ-Huy nhào xuống, "què giò" đang đi tìm chỗ nào mà đứng vậy!

Ông viết lại "truyện Lịch-Sử" này làm gì? Hại cá-nhân Ông thì Ông chịu, nhưng hạ uy-tín của các đơn-vị tham-chiến thực-sự như chúng tôi thì thật là quá quắt, "không ổn" một tí nào cả. Càng nói càng thêm đau lòng.

Thánh Khổng-Tử chết dã 2 ngàn 500 năm, Lịch-Sử dài ngắn gì vẫn tiếp-tục có khen chê, phê phán cũng vì kinh-sách của Ngài để lại sờ sờ ở đó. Cọp chết để da, người chết để tiếng. Văn là Người, đọc bài văn "lịch-sử" của Ông, đời sau biết được con người Ông!

May hay rủi không biết trong thời-đại Internet Thông-tin Toàn-Cầu hôm nay, bài văn của Ông Ngạc được nhiều nơi hồ-hởi, tiếp tay phổ-biến rộng rãi.

http://2.bp.blogspot.com/-47s17ccEse4/Usp02JDloXI/AAAAAAAAAQc/e7jLSjXxWa0/s1600/%C4%91%C3%A1nh.jpg

Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-thành-Sắc trong Số Báo Đặc-biệt về Hoàng-Sa phát hành tháng 5 & 6-1974 (hội Cựu QNHQVN) đã tả sáng hôm về bến Đà-Nẵng: Hôm (qua) đụng trận, cả 3 chiếc tàu Trung Cộng (TC có 4 chiếc, một chiếc vừa mắc cạn) cùng bắn vào tàu tôi vì tưởng chiếc Khu-Trục-Hạm này là OTC. (trang 27, báo Cựu Quân-Nhân HQVN, năm 1974.) Hoạ-sĩ Trung-Cộng vẽ lại cảnh tượng HQ-4 giữa Hạm-đội địch trong một tấm hình màu ngày nay rất nổi tiếng trên mạng diện-tử Internet.

Giám-lộ Lữ Công-Bảy hồi-ức lại những giây phút sau khi HQ-4 tự mình đoạn-chiến, rồi "tất cả hải-pháo ngưng tác-xạ", rồi "làm vệ sinh nhiệm-sở"..., một mình lẻ loi trên chiến-trường. Cảnh này mãi-mãi đau lòng HQ-4 chúng tôi, và người đời sau tất cũng sẽ mủi lòng: Trên biển HQ-4 trở nên lẻ loi một mình. Đó cũng là lúc hải quân Trung Cộng tung xuống một lực lượng rất mạnh từ đảo Phú Lâm gần đó và từ căn cứ ở đảo Hải Nam. Trước tình hình đó, để bảo toàn lực lượng, hạm trưởng Vũ Hữu San đã vẽ một đường trực chỉ về Đà Nẵng."

Ông Hạm-phó HQ-4 Nguyễn-Thanh-Sắc (NTS) được Ủy-Ban Hải-Sử (UBHS) phỏng-vấn (18-3-2007) hỏi: "khi triệt thoái thì HQ-4 chạy về Đà Nẵng hay chạy hướng Subic Bay?" NTS quả-quyết: "Về Đà nẵng". UBHS: "Nói tóm lại là HQ-4 (tự) triệt thối, chạy thẳng về Đà Nẵng (một mình). Khi về gần Đà Nẵng thì được lệnh quay trở lại để tìm kiếm nhân viên của HQ-10 và HQ-16?" NTS: "Đúng như vậy!"

Ông Bảy (và cả ông Sắc nữa) có nghĩ gì tới Ông Sếp lớn Hà-Văn-Ngạc khi HQ-4 bị vị Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân này và Soái-hạm của Ông bỏ lại lẻ-loi, xoay-trở một mình trên chiến-trường không vậy? Thật là quá bất-hạnh cho số phận các chiến-binh khi xung-trận.

Đọc bài di-khảo (di-cảo?) của Ông, người ta thấy sau khi chiến-hạm Việt-Nam khai-hoả thì Ông rất khéo léo và cẩn-thận viết : "... tôi vào trung-tâm chiến-báo trực-tiếp báo cáo bằng máy siêu-tần-số SSB, tôi đã cố ý giữ ống nói sau khi tôi chấm-dứt báo-cáo để tiếng nổ của hải-pháo cũng được truyền đi trên hệ-thống này." nhưng Ông lại lờ đi lúc đoạn chiến là thời-điểm cũng thật quan-trọng... tại sao?

Sự kiện HQ04 lẻ loi một mình sau khi "tư-lệnh-hạm HQ-5" rút lui được Tướng Trung-Cộng Weiming Sen (Nguỵ-Minh-Sâm), Tổng-Chỉ-Huy toàn-thể lực-lượng Hải-Quân địch tại Hoàng-Sa 1974, viết lại trong báo-cáo (http://blog.sina.com.cn) Quý sửu hải chiến - Tây sa hảichiến bất hoàn toàn báo cáo, như sau:

...抵进后,271编队速射火力得到充分发挥,敌5号舰司令官中弹重伤,5号舰无心再战,向外海退走

... để tiến hậu, 271 biên đội tốc xạ hỏa lực đắc đáo sung phân phát huy, địch 5 hào hạm tư lệnh quan trung đạn trọng thương,5 hào hạm vô tâm tái chiến, hướng ngoại hải thối tẩu.

Dịch nghĩa: ... tiếp sau (nói) đến biên-đội 271, vào lúc ta "tốc xạ" phát-huy được hoả-lực thì "tư-lệnh-hạm" của địch là chiếc 5 trúng đạn (HQ)-5 không có tâm-trí chiến-đấu, chạy lui ra ngoài biển (rộng) "thối" và ..."tẩu"!

Độc-giả có xem mấy bài viết của các Ông trên chiếc HQ-5 viết lại thì khiếp quá. Tàu Trung-Cộng hoạt-động từng cặp dính nhau như LCVP hay Fom/STCAN của ta, chạy cách nhau chừng trăm thước, đôi khi vài chục thước). Thế mà họ chọn lựa mục-tiêu từ cách xa 5, 7 cây-số, tách từng chiếc một ra rồi bắn cho chìm, mà lại còn đại-lượng gia ơn cứu-tử cho HQ-4 khỏi nằm lại biển Hoàng-Sa!

Mấy anh Tham-Mưu trên bờ nghĩ được cả kế-hoạch "cài răng lược" theo kiểu kỳ lạ ra sao, có lẽ chỉ là trong mộng! Đầu óc anh nào nghĩ ra được chiến-thuật này cũng đáng phục thật!

Nói tóm lại, bài viết này không tìm ra kết-quả chính-xác về vị-trí của Đại-Tá Ngạc khi tác-chiến. Nhân-chứng cận-kề nhất với Đại-Tá Ngạc là Hạm-Trưởng HQ-5, tuy nói rõ Ông Ngạc không có mặt tại Đài Chỉ-Huy, nhưng cũng không biết Ông ở đâu. Rõ-ràng qua bài viết thì Ông không làm gì, nói gì trong suốt cuộc hải-chiến và nhất là hoàn-toàn không đưa ra bất cứ một chiến-thuật hay một kế-hoạch nào đối-phó với địch-quân. Biến-cố lịch-sử Việt-Nam này có một tầm-mức quan-trọng, không những to-lớn trong quân-sử Hải-Chiến, mà còn ảnh-hưởng đến không-gian sinh-tồn ngoài đại-dương của cả dân-tộc Việt-Nam tương-lai, thế mà tiếc thay, chính vị Chỉ-Huy-Trưởng Hành-Quân Hoàng-Sa 1974 lại nói là kinh-nghiệm chiến-lược chiến-thuật không có một giá-trị nào. Nguyên-văn lời văn Hải-Quân Đại-Tá Hà-Văn-Ngạc như sau:

Sau trận hải-chiến, những ưu và khuyết điểm về chiến-thuật và chiến-lược của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa đến nay nếu nêu ra thì sẽ không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến-cố kế-tiếp.

Lẽ thường: Học-hỏi để tiến-bộ. Nhưng thôi đành vậy, tiên-sinh Ngạc không giúp gì cho hậu bối Việt-Nam ngày sau chống Tàu rồi.

Chính Ông Ngạc đã hiểu bài viết của Ông về HCHS "không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học v.v.. thì lại thấy một Sĩ-Quan HQVN (cũng dân tham mưu trên bờ) viết ra như sau đây:

"Chỉ huy trưởng HĐĐN/HS (Hà-Văn-Ngạc) là một sĩ quan tham mưu cao cấp của HQ/VNCH, bài viết của ông Ngạc rất cẩn thận, trau chuốt, cân nhắc từng chữ, ông trình bày diễn tiến cuộc hải chiến đúng theo sách vở, từ lúc bắt đầu nhận quyền chỉ huy cho đến lúc triệt thoái hải đoàn đặc nhiệm ra khỏi Hoàng Sa, ông đã làm đúng theo hệ thống quân giai, đúng với hải quy, đúng với kỹ thuật hải chiến và thậm chí trên đường triệt thoái ông còn cầu được cả mưa xuống để làm giảm tầm quan sát và khả năng tấn công của phi cơ địch." Bài viết "Những uẩn khúc trong cuộc Hải Chiến Hoàng Sa". Hà Quang Tự, E-mail : tuhaviha@yahoo.com. Không đề ngày tháng.

Thì ra trong HQVN chỉ có mình Ông Ngạc "toàn bích", cả việc "cầu được cả mưa xuống" cũng là thành-tích hải-chiến đáng kể và đúng theo sách vở hay sao? Người sau đọc bài mấy Ông này nghĩ trình-độ HQVNCH lúc đó ra sao nhỉ ?

Ông Hà Quang Tự này "nổi tiếng" bên Hạm-Đội vì quan-niệm trong hải-chiến, tàu phải đứng tại chỗ mà đánh đấm (như HQ-16 & HQ-10), đã phán câu "đúng với kỹ thuật hải chiến của riêng Ông" như sau:

"Kỹ thuật tấn công của HQ16 & HQ10 chậm rãi, mạo hiểm nhưng nhiều chính xác, trong khi đó kỹ thuật tấn công của HQ04 chớp nhoáng, ít mạo hiểm nhưng cũng ít chính xác".

Hải-Quân chế-tạo Khu-Trục-Hạm không cần máy chạy nhanh hay sao? Còn HQVN có lẽ đã huấn-luyện mấy anh Hải-Quân loại này "kỹ thuật tấn công chậm rãi" chắc!

Mấy bạn Hải-Quân từng chạy tàu PTF, PBR ngẫm-nghĩ kỹ-lưỡng kỹ-thuật này hơn tất cả phần đông quân-chủng, xin chỉ cho người lính chiến-hạm: thế tấn-công này là cái gì mà quái gở quá như vậy?

Hà Quang Tự này tự nhận là bạn đồng khoá với Nguỵ Văn Thà nhưng không bao giờ nghĩ việc giải oan-ức cho bạn mình, "một cẳng bị đẩy ra trận, đành chết tại chỗ" mà còn nói ra như vậy.

Nếu biết quý mạng người thì không bao giờ phí hoài sinh-mạng bạn cùng lớp với mình mới phải chứ! Điểm ngay mặt mấy kẻ trách nhiệm đi cho yên lòng tử-sĩ, dồng thời giúp kinh-nghiệm cho đời sau!

http://3.bp.blogspot.com/-DvV4tz63b34/Usp1K_lYTiI/AAAAAAAAAQk/0HHRVXtrTKE/s1600/T%E1%BB%B1.jpg 
Hà Quang Tự

Người đi tàu thấy mấy Ông trên bờ trong phòng máy lạnh "kiến-thức, kinh-nghiệm và thực-tài dẫn-đạo chiến-hạm" khiếp đến đâu mà xúm nhau lại bàn chuyện tác-chiến ngoài biển, phê-phán như cha, sợ quá rồi! Sang tới Mỹ gần 40 năm sau, tội-nghiệp mấy "Ông trốn biển" vẫn còn thèm bàn việc ra trận, lái tàu, bắn súng... Tại sao hồi đó không qua Hạm-Đội đi biển làm việc thực-sự để có credits bảo-đảm, ngày nay mộng mị bàn tán lung-tung mà dính máu ăn phần làm chi vậy? Không biết hổ ngươi sao?!

Đại-tá Ngạc viết: Tôi không quan-sát được Tuần-dương-hạm HQ16 và Hộ-tống-hạm HQ10 cũng như hai chiến-hạm khác và hai ngư-thuyền ngụy-trang của Trung-cộng nên tôi không rõ các chiến-hạm này bám-sát các chiến-hạm Trung-cộng được bao nhiêu. Còn Trung tá Lê văn Thự nói không biết gì về hoạt-động của Đại-Tá Ngạc, của HQ-4 & HQ-5.

Sự thực có đúng như vậy không, dù trời có mù cũng thấy nhau, mà không thấy bằng mắt thì cũng phải thấy qua màn radar. Hay radar theo các "quan" này cũng không thấy luôn!

Mấy Ông này hành-quân không thấy nhau và cũng không biết hoạt-động của nhau nữa. Tuy vậy Ông Lê văn Thự này biết rất rõ một chuyện và nhận-xét rất đúng về chuyện đó như sau: "Sau trận chiến, Bộ Tư Lệnh Hải Quân hay ít nữa là Bộ Tư Lệnh Hạm Đội cần có một buổi hội gồm các cấp chỉ huy các đơn vị tham dự trận chiến để mỗi người trình bày những hoạt động của đơn vị mình, nói lên những nhận xét để rút kinh nghiệm học hỏi, cùng những đề nghị nếu được áp dụng thì trận chiến sẽ có kết quả tốt hơn để mọi người cùng thảo luận. Đằng này mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn."

http://1.bp.blogspot.com/-GrEoDE2KzXs/Usp1ZJZkeBI/AAAAAAAAAQs/yMUf4xKJCXE/s1600/HT+San+quynhh.jpg

HT San (phải) & HT Quỳnh (trái), ngày nay đã quá Thất Thập Cổ Lai Hy.

Gần 40 năm trôi qua, Chúng tôi vẫn còn đau lòng với câu nói rất nhẹ-nhàng và lịch-sự hôm 20-1-1974 tại Vùng 1 Duyên-Hải: "mời các Hạm-Trưởng về tàu".

Ông Thự đến sau, chỉ gặp vị Tư-Lệnh-Phó Vùng 1 Duyên-hải thôi (không gặp các Đô-Đốc & Đại-Tá Ngạc), cũng được hân-hạnh mời về đúng phép tắc như vậy.

Ông Thự viết thêm: Sau trận chiến tôi nghe nói BTL/HQ có thành lập Ủy Ban Điều Tra trận chiến Hoàng Sa (do HQ Đại Tá Phạm Mạnh Khuê điều khiển thì phải) nhưng tôi chưa bao giờ được ai hỏi một câu hỏi nào!

Gần đây Ô. Phạm-Mạnh-Khuê cho công-bố một số hồ-sơ, trong đó có "Biên Bản Buổi Họp ngày 17-7-1974" về cuộc Hành-Quân Trần Hưng-Đạo 47 thì lực-lượng HQVN/Hoàng-Sa do Bộ Tư-Lệnh HQ/Hành-Quân Biển Sài Gòn điều-động ...

Cả 3 chúng tôi San, Quỳnh & Thự không bao giờ được gặp Ủy Ban Điều Tra và cũng không bao giờ được vào phòng họp với Bộ Tham-Mưu lần nào:

http://4.bp.blogspot.com/-XjK5zp9j43g/Usp1h2kti4I/AAAAAAAAAQ0/SPMtu0Pkfas/s1600/H%E1%BB%8Dp+tham+m%C6%B0u.jpg 

Mời độc-giả xem các hình-ảnh minh-chứng trên đây!

Chúng tôi quả thật quá kém quân-vụ, nhưng phần nào cũng có chút giá-trị đóng góp cho Hải-Quân Việt-Nam. Mấy ai trong quý-vị thượng-cấp từng kiên-trì chịu đựng sóng gió như chúng tôi, trải qua những cuộc huấn-luyện hành-quân cùng bao nhiêu thử-thách ngoài khơi, ít nhất cũng mười mấy năm hạm-đội, 5, 6 lần chỉ-huy trên biển mới được ngồi vào ghế Hạm-Trưởng Tuần-Dương-Hạm hay Khu-Trục-Hạm.

Hạm-Trưởng nào mà lại có cơ-hội đến phòng thâu-hình quân-đội, được "nhường lời" hay hân-hạnh được trình-bày một chút gì về Hải-Chiến trước công-chúng như lời Đại-Tá Ngạc đã viết: "Tôi còn được đến phòng thâu-hình của quân-đội cùng các vị hạm-trưởng và một vài hạ-sĩ-quan trưởng pháo-khẩu để trình bầy các chiến-tích. Tuy nhiên tôi không đề-cập nhiều chi-tiết và nhường lời lại nhiều hơn cho các hạm-trưởng vì tôi nghĩ rằng các vị này đáng được đề-cao vì đã đích-thân huy-động tinh-thần nhân-viên và can-dảm trực-tiếp chiến-đấu."

Cả 3 chúng tôi San, Quỳnh & Thự đã và sẽ mãi mãi không đồng ý với Đại-Tá Ngạc khi Ông viết trong bài: Các quí-vị đã nghiên cứu về trận đánh Ấp-Bắc, thì trận hải-chiến Hoàng-Sa cũng gần tương-tự. (chữ "Quí-vị" ở câu này là Ông Ngạc nói với các Khóa-sinh Sĩ-Quan Cao-Cấp của trường Chỉ-huy Tham-mưu đặc-biệt tại Long-Bình).

Tương tự là thế nào? Ông vinh-dự (một mình Ông) cho trận Ấp Bắc sao? Ngày nay, có ai tổ-chức kỷ-niệm Trận Ấp Bắc cho Quý Vị được vui lòng chưa vậy?!

Trong những tài-liệu viết về Hải-Chiến Hoàng-Sa, có người cho rằng tai hại nhất là bài của ông Lê Văn Thự, cũng đã có nhiều phát biểu phản hồi. Tuy vậy, chúng ta thông-cảm là Ông Thự chỉ thấy vậy và viết như vậy thôi. Có mấy ai đặt câu hỏi bởi đâu, tại sao Ông Thự phải viết? Ông đã cho biết chỉ vì bài viết của Đại-Tá Ngạc "dàn dựng ra"đó sao? Có lửa mới có khói. Muốn chữa nạn cháy, trước hết phải tìm ngọn lửa ở đâu, trừ trường-hợp người ta dửng-dưng...

Đại-Tá Ngạc viết: Trong thời-gian tại căn-cứ, Tư-lệnh-phó HQ ít nhất đã hai lần tập-hợp nhân-viên tất cả các chiến-hạm có mặt tại chỗ để chỉ-thị không được có hành-động kiêu-ngạo về chiến-tích của Hải-quân VNCH. Ðể làm gương cho tất cả nhân-viên thuộc quyền, tôi đã giữ một thái-độ rất khiêm-nhượng và im-lặng.

Trong hai lần tập-họp đó (phải 500 người tham-dự ?) còn ai nhớ lúc nào, ở chỗ nào, ai nói gì nghe gì? Xin vui lòng kể ra vì chúng tôi là Hạm-Trưởng mà không biết...

Nếu thực-sự được kiêu-ngạo phút giây trong đời, 500 người chúng tôi cũng... sung sướng sau khi đã đổ máu xương!

Có đứa nào trong chúng tôi ngẩng mặt lên được như Vị Chỉ-Huy của chúng tôi lúc đó không?

Càng suy-nghĩ, ai cũng thấy lời Trung-Tá Thự nói quá đúng: "Chỉ những người ở trên HQ-4, HQ-5, HQ-10 và HQ-16 mới thấy là hoàn toàn do óc tưởng tượng (của Đại-Tá Ngạc) dàn dựng ra".

Liên-hệ đến vị Tư-Lệnh-Phó HQ lúc đó, chúng tôi đã ghi vào cuốn "Lươc-Sử HQVN" ở phần cước-chú 392 (http://haisu.tripod.com/toanthe.htm#_ftn392) như sau: [392] Nhiệm-kỳ Tư-Lệnh Hải-Quân của Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh rât ngắn, chỉ trong khoảng 4, 5 tháng. Các Hạm-Trưởng nhớ đến Ông nhiều nhất qua lời nói: "Mấy người đi tàu, cực khổ ngoài biển rất xứng đáng được tưởng-thưởng, chứ mấy người ở Bộ Tư-Lệnh có làm gì đâu mà cũng dính máu ăn phần..." Câu này nói về tệ-nạn tham-nhũng của các cấp lãnh-đạo HQVN, đăng trong "Đặc-San Ra Khơi số 2, Húy-Nhật Hưng-Đạo Đại-Vương, Tổng Hội Hải-Quân và Hàng-Hải Việt-Nam Cộng-Hòa, Bài Phỏng-Vấn Đề-Đốc Lâm-Nguơn-Tánh ngày Thứ Bảy 2/1/1993 thực-hiện bởi Ban Hải-Sử HQVN tại Virginia, Hoa-Kỳ, tháng 9/1993, trang 13-30.

Nếu có ai hỏi Đại tá Ngạc hay ông Trần Bình Nam (chúng ta có đánh hay không ?) là những người thức thời, nhìn xa hiểu rộng, thì tôi chắc hai người này sẽ dõng dạc công khai tuyên bố : "phải đánh". Còn đánh như thế nào, đồng tâm hiệp lực mà đánh hay đánh chiếu lệ, nửa nạc nửa mỡ, xem đồng đội như vật hy sinh, thì cái đó không phải là chuyện công khai... HT. Lê Văn Thự, 8 March 2004

Người Việt-Nam không mấy ai sợ khi chống Tàu xâm-lược suốt dòng lịch-sử.

Vậy có ai giúp chúng tôi chửi lại mấy thằng Tàu Cộng không vậy? Tụi nó dám phê bình "Sếp" chúng tôi & Soái-hạm của Ông nặng đến thế này:

开战时双方均本着擒贼先擒王的想法,攻击对方的指挥舰,但均判断失误:我方两个编队中,冲在最前面的一艘是指挥舰,而敌方攻击的是我方两个编队的后两艘舰艇,判断失误(如果敌人当时看看国内的报纸就不会失误了)。我方判断敌人怕死,所以指挥官应该躲在后面,所以也攻击后面的两艘舰,同样判断失误!战后查明,敌人的指挥舰是第二编队中的首舰!

Dịch qua Thiều-Chửu: Khai chiến thời song phương quân bản trước cầm tặc tiên cầmvương đích tưởng pháp,công kích đối phương đích chỉ huy hạm,đãn quân phán đoạn thất ngộ: ngã phương lưỡng cá biên đội trung,trùng tại tối tiền diện đích nhất sưu thị chỉ huy hạm,nhi địch phương công kích đích thị ngã phương lưỡng cá biên đội đích hậu lưỡng sưu hạm đĩnh,phán đoạn thất ngộ (như quả địch nhân đương thời khán khán quốc nội đích báo chỉ tựu bất hội thất ngộ liễu) Ngã phương phán đoạn địch nhân phạ tử,sở dĩ chỉ huy quan ưng cai đóa tại hậu diện,sở dĩ dã công kích hậu diện đích lưỡng sưu hạm,đồng dạng phán đoạn thất ngộ!chiến hậu tra minh,địch nhân đích chỉ huy hạm thị đệ nhị biên đội trúng đích thủ hạm.

When both sides in a war we must remember that the idea of attacking each other's command ship, but were misjudgments: our two formations, run ahead of the ship is the command ship, the enemy attack that our two formations, the latter two ships, to determine errors (if the enemy was at newspapers would not mistakes.) We determine the enemy afraid of death, so the commanders should hide behind, so it attacks the back of the two ships, the same misjudgment! , the enemy fleet command ship is the second ship in the first!

Dịch nôm na: Khi cả hai đội quân giao-tranh, chúng ta phải nhớ cái ý tưởng tấn công tàu chỉ huy của nhau. Nhưng (lần này) chúng ta suy-đoán sai (misjudgments): (Vì) trong khi ở cả hai đội-hình của chúng ta thì tàu chạy về phía trước là tàu chỉ huy nên ta đã đoán vị-trí cả hai (tàu chỉ huy) biên-đội địch bị nhầm (nếu tin-tức về đối phương ở các tờ báo quốc-nội tả không sai). Chúng ta xác-nhận là đối phương sợ chết, vì vậy các Sĩ Quan chỉ huy đã lẩn trốn ở hậu-diện. Do đó, trong khi tấn công, chúng nằm phía sau cả hai đội tàu. Hai lần chúng ta xét đoán, cả 2 đều là sai! Theo sự xác-nhận sau chiến tranh cho thấy các chỉ-huy-hạm là các con tàu thứ hai (thay vì thứ nhất) trong cả (2) biên-đội!

http://blog.sina.com.cn/s/blog_4c080d650100csy4.html

http://zhidao.baidu.com/question/131139957.html

http://bbs.tiexue.net/post2_4405317_1.html

http://canglang.blog.hexun.com/2315262_d.html

Ông SQ Tổng-Chỉ-Huy HQVN đó cùng Chi-Huy-Hạm HQ-5 của Ông không những đã nấp phía hậu-đội rồi (Khi đó HQ05 cách tàu TC chiếc gần nhất phải từ 3 đến 5 hải lý- lời nhân-chứng Hồ-Hải- HQ-5) mà Ông vẫn chưa yên chí, Ông không kéo hiệu-kỳ cho chắc ăn.

HQ Thiếu-Uý Phan-Công-Minh trên Soái-Hạm HQ-5 xác-nhận: "Tôi cũng xin nói rỏ HQ05 là soái hạm, lúc gần vào trận chiến chúng tôi có ý kiến, nếu HQ05 treo kỳ hạm thì chẳng khác nào chỉ điểm cho địch biết đây là bộ Chỉ huy để tập trung tấn công, Đại tá Ngạc cũng đã biết rỏ điều nầy, Ông đã cho hạ kỳ và trao cho HQ-4".

Có chuyện một anh giám-lộ HQ-4 kể lại lúc trà-dư tửu-hậu khá vui như sau:

"Thường khi chạy ngang qua kỳ-đài Đô-Dốc tại Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân, các Chiến-hạm đều trong tư-thế chào kính nghiêm-trang, cho dù có cờ Tư-Lệnh vắng mặt hay không. Hạ-Sĩ Vương Văn Hà tả cảnh đó như sau: Chiến hạm từ từ chạy qua Bộ Tư Lệnh Hải Quân, với hàng dàn chào trong quân phục tiểu lễ trắng toát, uy nghi. Quốc kỳ, Chiến kỳ, Hiệu-kỳ của chiến-hạm phần-phật tung bay trong gió bến sông Bạch-Đằng mỗi khi chúng tôi ra vào quân cảng Sài-Gòn.

Hồi-tưởng chiều hôm 18-1-1974 tại biển Hoàng-Sa khi HQ-5 vừa tới. Hạm-Trưởng của tàu tôi (HQ Trung-Tá Vũ-Hữu-San) muốn cả hải-đội 3 chiếc hải-hành hàng dọc trong khu-vực để vị Chỉ-Huy-Trưởng mới đến có thể quan-sát và nắm vững tình-hình tại chỗ, rồi bàn-giao trách-nhiệm:

... Ngay khi chuẩn bị vào đội hình thì chúng tôi không thấy hiệu-kỳ Hải-Đội-Trưởng trên cột cờ HQ-5, thật-sự không ai biết là họ kéo lên lúc nào, họ hạ xuống lúc nào. Khi đó, HQ-4 chỉ thấy có cái cờ Chuẩn-hạm (Guide Ship) mà thôi. HQ-16 thì đang vào vị-trí dẫn đầu.

HQ-4 chúng tôi không thể chào HQ-5 là tàu kém thâm-niên được, mà chúng tôi biết HQ-5 cũng sẽ không chào chúng tôi như thường-lệ. Họ cậy có Chỉ-Huy-Trưởng Hải-Đội trên tàu. Hạm-Trưởng tôi cho máy tăng lên chạy thật nhanh vào đúng vị-trí chỉ-định cuối hàng, tức sau đuôi HQ-5 khoảng cách 1,000 yards, Ông làm một vòng khá rộng để tránh không gần với HQ-5 và không đi ngang Đài chỉ-huy của tàu chuẩn. Quyết-định này giúp HQ-4 giải-quyết một việc khó xử ai chào ai, chứ chúng tôi thực sự không có một ý nghĩ xa xôi đến việc bảo-mật gì hết."

Vì thông-lệ NATO, để dễ-dàng vận-chuyển chiến-thuật, chuẩn-hạm thường là có Sĩ-Quan Chi-Huy Chiến-Thuật (OTC) đi đầu hay đi cuối hàng (Column). Đại-Tá Ngạc muốn đi ở giữa hàng, làm sao mà mấy anh Tàu biết là Ông chỉ-huy.

____________





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 544 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 475 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 432 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 428 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 407 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 354 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 354 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 312 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 303 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 303 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.