Kể từ ngày “Chủ trương lớn của đảng ta” là quyết chí “cõng” quân Tàu Ô, cả vạn người vào nước, dưới chiêu bài “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện” để khai thác quặng bô xít, nhưng thực chất đàng sau là nhờ quân Thiên triều của Đại Hán vào trấn thủ Tây Nguyên để bảo kê cho chiếc ngai vàng của mình được “muôn năm trường trị”, đảng Cộng sản Việt Nam, bè lũ “thập ngũ nhân bang” chóp bu trong Bộ Chính trị Bắc Bộ phủ, đã bị búa rìu dư luận trong nước lật mặt nạ, giáng cho những đòn chí tử, tá hỏa tam tinh mặt mày, y như bị thiên lôi giáng.
Chuyện khai thác “bô xít” (beauxite), âm mưu bán nước cho Tàu Cộng – “Chủ trương lớn của đảng ta” - bị “tuyệt đại đa số” nhân dân, từ đại công thần lão tướng Võ Nguyên Giáp đến các nhà khoa học uy tín, văn nghệ sĩ, đại biểu nhân dân… kịch liệt phản đối đã biến thành chuyện “bô xịt” (bull shit). Nhưng bên cạnh đó lại cũng có những tên văn nô, bồi bút cứ bưng tai trước thảm họa của dân tộc sắp đến đã được trưng dẫn, cứ nhắm mắt viết bừa để hoan nghênh “Chủ trương lớn của đảng ta” là “đúng đắn” mục đích chỉ để đảng ban phát cho tí ơn huệ, xem ra rất hài hước.
Duy có điều mĩa mai và buồn cười, những văn nô, bồi bút này lại “lạy ông con ở bụi này” than thở rằng “cái sự viết” đó là “bi kịch” của đời mình.
Vậy, một đời khom lưng, cúi đầu làm văn nô, bồi bút cho cái chế độ gian ác là bi hay hài kịch?
***
Hơn 60 năm qua dưới ách cai trị sắt máu của đảng Cộng sản bằng “chuyên chính” búa gõ đầu, liềm cắt cổ, giây thừng trói bao tử, người dân Việt Nam khiếp đảm, sợ mất mật, không một ai dám ngẫng đầu, há miệng ho he một lời phản kháng, kêu ca thán oán.
Dân ngu khu đen, khố rách áo ôm, thấp cổ bé miệng, phận con sâu cái kiến thì đã đành!
Còn những hạng trí thức, sĩ phu chữ nghĩa, bằng cấp, học vị đầy mình sao cũng chịu ngậm miệng nín khe một phép cả? Mũ cối đội nặng trĩu trên đầu, suốt đời cam tâm chắp tay, khom lưng đứng chực cửa hầu môn chỉ để chờ hô… khẩu hiệu tán dương, ca tụng kẻ đại gian, đại ác!
- Tại sao vậy?
- Tất cả chỉ vì một chữ hèn.
Cái hèn của đám sĩ phu Bắc Hà ở Hà Nội trước năm 1975 thì chúng ta cũng đã được biết ít nhiều qua phản ảnh của một vài người có liêm sỉ như Hữu Loan, Phùng Quán, Trần Dần… thà chịu sống trong cảnh nghèo khó, khốn cùng chớ quyết không ngồi chung chiếu với những kẻ ti tiện, chuyên xu nịnh, một đời chịu nhục, gục mặt nói hùa, khom lưng quì gối, tình nguyện làm tên văn nô, bồi bút, bẻ cong ngòi bút đổi trắng thay đen sự thật, bao che, chuốt lục tô hồng cho bạo quyền, cốt chỉ để kiếm miếng ăn và chút địa vị trong bộ máy cai trị.
Nhưng cái hèn của sĩ phu sẽ đưa đất nước đến họa diệt vong.
Tác giả Vô Danh trong Cổ Học Tinh Hoa nói rằng:
“Liêm, sỉ là tính rất hay của loài người, vì người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, không sỉ thì việc gì cũng làm. Người mà đến thế là người bỏ đi, không khác gì giống vật. Nhất là những bậc đứng chủ trương việc nhà, việc nước mà vô liêm, sỉ thì nhà phải suy bại, nước phải suy vong. Nghĩ cho kỹ, thì sỉ cần hơn liêm; người không liêm làm những chuyện bất nghĩa, căn nguyên cũng ở vô sỉ mà ra.”
Đứng đầu đám xu nịnh, vô liêm sỉ hạ tiện này chính là “thi nô cung đình” Tố Hữu, một đệ nhất cao thủ trong nghề nâng bi, bợ đĩa. Tài nịnh của y đã đạt tới mức thượng thừa nên mới có thế phun ra những câu thơ khiến người ta mỗi lần đọc đến phải đỏ mặt vì ngượng:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói,
Tiếng đầu lòng con gọi Xít Ta Lin”
…
Xít Ta Lin ơi! Xít Ta Lin ơi !
Hỡi ơi ! Ông mất đất trời biết không ?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng,
Thương mình thương một, thương ông thương mười.
…
Bác Mao nào ở đâu xa,
Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao »
Nhưng cái thời ngu dân của Đảng Cộng sản độc tài toàn trị « trói » giới văn nghệ sĩ:
«Bắt phanh trần phải phanh trần,
Cho may ô mới được phần may ô”
đã qua rồi.
Bây giờ là thời đại Internet. Thời đại thông tin bùng nổ từng ngày. Chỉ một cái nhấp chuột là bao nhiêu bí mật đen tối của đảng ta lập tức hiện nguyên hình trên màn ảnh. Một hình ảnh «đảng ta» rất trần truồng, méo mó như một quái thai dị dạng rất khó coi.
Giấy của đảng không gói được lửa nữa. Màn đen tăm tối của sự bưng bít, che giấu thông tin đã bị xé toang. Bao nhiêu trò lường gạt, bịp bợm của đảng ta, từ ngày « bác » dùng lá cờ đỏ của tỉnh Phúc Kiến làm quốc kỳ của mình, biểu tượng cho một nước chư hầu của Đại Hán, đem về nước đến nay đã bị nhân dân, nhất là giới sinh viên, học sinh, văn nghệ sĩ, blogger… không chịu ép mình dưới sự giáo dục nhồi sọ của đảng, bóc mẻ trần trụi.
Đảng Cộng sản Việt Nam hóa ra, trước sau, chỉ là thứ tay sai, một tên lính xung kích của Tàu và Liên Xô.
- Ta đánh Mỹ là đánh cho Tàu và Liên xô ! Tổng Bí thư Lê Duẫn đã hãnh diện, công khai tuyên bố « bộ đội cụ Hồ » là lính đánh thuê cho Cộng sản Quốc tế như vậy.
Vì thế, uy tín của đảng ta xây dựng bằng thứ pháp thuật bàng môn tả đạo, khôn ba năm, chỉ dại một giờ đã bị ngọn lửa «sự thật» thiêu rụi, mất sạch.
Lòng tin của nhân dân đối với đảng ta giờ đây chỉ còn là sự kinh tởm và khinh bỉ.
Bạo lực khủng bố, trấn áp, đe dọa, trù dập, tù đày, bao vây kinh tế… không còn làm cho ai khiếp sợ như trước nữa.
Nhà bà Trần Khải Thanh Thủy chưa đầy hai tháng, bị 11 lần, đảng ngậm phân người trộn với dầu nhớt và mắm tôm phun trước cửa, chỉ tổ dơ miệng mình chứ chẳng làm cho bà run sợ mãy may. Bà vẫn cứ ngang nhiên viết những bài tố cáo cái chế độ đốn mạt này tung lên internet để thế giới nhìn cho rõ bộ mặt ghê tởm của đảng cộng sản Việt Nam.
Ngọn lửa đấu tranh chống bạo quyền của quần chúng đã bùng cháy mãnh liệt khắp nước.
Dân oan khiếu kiện đất đai đã hàng hàng, lớp lớp kéo nhau đi biểu tình với những biểu ngữ viết trên băng rôn, viết trên áo, trên nón… công khai chỉ mặt, nêu đích danh những tên tham quan ô lại ăn cướp tài sản của nhân dân. Họ còn dám kéo đến trước cửa tư dinh, biệt thự của những tên chóp bu lãnh đạo như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng để đòi nợ máu.
Vụ việc Tòa Tổng Giám mục Hà Nội và giáo xứ Thái Hà là một ví dụ cụ thể điển hình về đấu tranh bất bạo động nhưng ngoan cường, dũng mãnh. Đảng Cộng sản đã dùng đủ mọi mưu ma chước quĩ để thực hiện cho bằng được sự gian trá của mình nhưng cuối cùng cũng đành bó tay chịu trói trước sự thật.
Và rãi rác đây đó đã có xãy ra nhiều vụ việc dân chúng vì không thể chịu đựng nổi sự lộng quyền, ức hiếp của bọn công an (nạn kiêu binh hiện nay) nên đã nổi lên đánh trả lại để tự vệ. Con giun xéo mãi cũng quằn là điều tất yếu. Đã có một số công an bị chết, bị thương và bị bắt làm con tin.
Dĩ nhiên sau đó là đòn trả thù tàn độc của đảng ta đối với dân đen, bắt giam, tra khảo, đánh đập, hành hạ, bỏ tù… để bảo vệ đảng viên, bọn chó săn trung thành thân tín của mình.
Giới sĩ phu, nhân sĩ, trí thức nhiều người cũng đã mạnh dạn gióng lên tiếng nói phản kháng mạnh mẽ, đấu tranh trực diện với đảng Cộng sản Việt Nam. Họ không còn hèn, còn sợ nữa. Họ đã hất đổ ra khỏi người thái độ hèn nhát, rụt rè gà phải cáo đã bị đảng úp chụp đè nặng trên đầu bấy lâu nay.
Thái độ dứt khoát đó đã làm cho đảng ta lo lắng và run sợ. Nền chuyên chính đã lung lay tận gốc rễ.
Xin đơn cử vài ví dụ điển hình:
Trong bài viết: « Lời bộc bạch của một đảng viên » của tác giả Blogger psonkhanh: (trích)
« Lâu nay tôi không viết blog, không comment vì tôi sợ.Tôi nghe được những thằng bạn làm bên an ninh nói rằng đang thực hiện những chỉ thị của cấp trên rất quyết liệt để tìm ra dấu vết, tung tích của những blogger « có vấn đề » để có cách xử lý thích đáng.Tôi thực sự sợ, có lẽ tôi hèn nhát. Nhưng hôm nay tôi muốn viết, tôi buộc phải viết, tôi không giải thích được tâm trạng của mình lúc này, nhưng tôi cảm nhận rõ ràng một sự thôi thúc phải nói ra những gì mình suy nghĩ cho nhiều người đọc. Sự thôi thúc đó đến từ đâu tôi cũng không chắc, nhưng thật tình là tôi vẫn rất run sợ khi post bài này, tôi không phải là người dũng cảm, nhưng tôi thấy mình cần làm điều đó.
… Tôi đã gần 50 tuổi, đang làm cho một viện nghiên cứu của Nhà nước, đã được 15 năm tuổi đảng. Thật lòng là tôi đã nghĩ đến việc ra khỏi đảng nhưng lại không dám thực hiện, tôi không đủ can đảm và mạnh mẽ để chấp nhận một cách kiếm sống mới hoàn toàn mà tôi không tự tin với nó.
…Nếu lên được trưởng phòng thì không phải lo tiền bạc, người ta cúng cho mình. Do vậy mà trong nội bộ người ta đấu đá giành giật nhau ghê lắm, vào Đảng cũng chỉ hy vọng lên được chức cao hơn. Nói thật ngày xưa tôi vào Đảng cũng với động cơ như thế, nhưng không nghĩ rằng như thế chỉ mới là cái bắt buộc sơ đẳng, muôn ngoi lên được đòi hỏi phải nhiều thủ thuật lắm, và phải biết luồn cúi thật giỏi, chà đạp người khác mà không bị cắn rứt. Mà cả hai cái này tôi đều dở, có lúc thấy phải làm nhưng làm cũng không đạt yêu cầu. Chuyên viên như tôi (dù là được xếp vào ngach cao cấp) bây giờ toàn phải nói vẹt, nói dối đến mức mất tư cách mà chẳng biết phải làm sao. Giờ mới thấy mình hèn nhưng đã muộn. Những người đảng viên như tôi bây giờ chiếm đa số tuyệt đối trong Đảng. Họ đều chán nãn và bi quan, không còn tin vào đường lối chủ nghĩa Cộng sản và học thuyết Mác Lê Nin nữa, họ chỉ hy vọng vào sự đổi mới của Đảng. Nhưng bây giờ Đảng không còn đổi mới được nữa. Đảng đang đi vào ngõ cụt. »
…
Một tác giả khác, Ông Nguyễn Quang Nhàn với bài viết: Trên đường đi đến thiên đàng… « Tản mạn của một người theo Cộng sản » : (trích)
« « Phấn khởi » « hồ hởi » đi trên con đường đến « thiên đàng… »
Cái ngày tháng Tư lịch sử 1975 đã quyết định trang sử mới của nước Việt Nam sau hơn 20 năm dòng bến hải bị cắt chia ! Cả miền Nam ngập trong màu cờ xanh, đỏ, sao vàng. Là người tham gia phong trào sinh viên học sinh dấn thân trong nội thành tôi cũng rất « phấn khởi » « hồ hởi » - theo cách nói sau ngày 30/4 - để tham gia vào công tác « cách mạng » -xây dựng chính quyền, xây dựng « chế độ mới », làm người trong đội quân « giải phóng ». Công việc gì cần đến sự an ninh, an toàn đều có lực lượng chúng tôi.(« Quan trọng » và « oai » ghê vậy đó !!)
(Nhưng) Hào quang…lóa sáng lên… rồi tắt giống như chớp lửa của trái đạn bay. Ai rồi cũng phải quay về với cuộc sống thực của chính bản thân gia đình mình và thực sống với cuộc sống xã hội. Người có tính toán trước, sống thực tế, thực dụng thì khác. Những anh chàng « tiểu tư sản » trí thức tham gia cách mạng thì chìm đắm trong cơn mê… hơi dài ( !) thậm chí ban đầu còn « tả khuynh » ! Tin vào « Tổ chức » ! Tin tưởng Đảng ! Đảng là cuộc sống của tôi ! Nói thì cái gì cũng « Đảng ta! ». Đất nước sau chiến tranh, cái gì cũng nguyên nhân do chiến tranh nên… chờ đất nước « ổn định » rồi lo cho chuyện riêng mình ! Cứ chờ ! Chờ mãi… đến bây giờ cũng chưa « ổn định », vẫn còn « định hướng » may mà có cái không thể chờ, nếu cứ chờ, chờ mãi chắc… đến giờ này… vẫn còn ế « vợ » !
Sau này nghĩ lại thấy mình quá dại, ảo tưởng, quá ngây thơ, thật tội nghiệp !
« Dân ngu khu đen » như tôi được đảng vĩ đại dẫn dắt trên đường đi đến « thiên đàng », thấy sao nói vậy. Mấy chục năm rồi, từ lúc đầu xanh, tuổi trẻ đến bây giờ đầu bạc, mắt mờ nhưng « thiên đàng » ở đâu cũng chẳng biết, thăm thẳm, mịt mù, bây giờ « tự đổi mới », « định (lại )hướng nữa…nếu giáp cái vòng hơn 60 năm xưa, nhân dân tự mình đi đến thiên đàng bây giờ chắc không ai còn đòi « dân chủ » !
Một sinh viên đang du học ở Đài Loan tên Lê Trung Thành, trong một bức tâm thư gửi về cho sinh viên, bạn bè trong nước, đọc được trên mạng lưới Toàn cầu, sau khi kể lại những sự việc mắt thấy, tai nghe ở xứ người, một xứ tự do, không cộng sản, anh kết luận: « Còn cờ đỏ sao vàng thì không bao giờ có độc lập tự do hạnh phúc ! »
Còn nhiều, rất nhiều bậc sĩ phu khác nữa, như Nguyễn Khải, Nguyễn ĐìnhThi, Chế Lan Viên, Nguyễn Đăng Mạnh, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, Đào Hiếu, Hoàng Minh Tường… ở cuối đời, họ đã nhất loạt cùng nhau đứng dậy, can đảm cất cao tiếng nói yêu nước, tố cáo cái chế độ bất nhân, hòa nhịp với lời gào thét của nhân dân để đòi lại đất nước đang nằm trong tay giặc Tàu, đòi nhân quyền, tự do, hạnh phúc mà đảng Cộng sản Việt Nam đã cướp đi hơn 60 năm nay.
Tác giả Vô Danh trong sách Cổ Học Tinh Hoa cũng đã nói :
« Than ôi! Thế mà ngày nay, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, người ta quên cả liêm, sỉ không kể chi người thường, thậm chí đến bọn sĩ phu cũng chan chan như thế cả. Ôi! Nếu cho là sự xấu hổ chung cho cả nước, cũng không phải là nói ngoa.
Tuy vậy, mùa đông rét mướt, tòng, bách vẫn xanh; mưa gió tối tăm, gà trống vẫn gáy. Đời tuy hôn mê, vẫn còn người tỉnh. » ( Tác giả Vô Danh này tài thật! Thấy rõ được cái thực trạng xã hội của Xã Hụi Chủ nghĩa này trước cả thế kỷ. NV)
Đời tuy hôn mê vẫn còn người tỉnh! Ngày nay, thời đại mạt Hồ đang lúc «khẩn trương» suy tàn, sĩ phu ai người tỉnh, ai người mê?
Muốn biết ai tỉnh, ai mê cứ lấy hai ví dụ điển hình dưới đây làm «cái ni» để đo nhân cách các «trí thức» trong nước:
- Nhạc sĩ Tô Hải với Hồi Ký của Một Thằng Hèn.
- Hiện tượng Hà văn Thịnh, giảng viên sử Đại học Huế, với Bài Trần Tình.
1.- «Hồi ký của một thằng hèn » của nhạc sĩ Tô Hải.
Mấy tháng gần đây, cuốn Hồi ký của nhạc sĩ Tô Hải tuy chưa xuất bản, chỉ mới giới thiệu sơ sơ trên mạng, nhưng âm vang của nó đã chấn động đến giới «sĩ phu trí thức Xã Nghĩa», nhất là giới lãnh đạo «đảng ta» hơi «bị» choáng vì chữ « hèn » trong cái nhan đề của cuốn sách: «Hồi ký của một thằng hèn». Tác giả định mượn gió vẻ trăng chăng? Mượn mình để mắng cả một tập thể đang «mê» chăng ?
Ở hải ngoại, nhiều người quan tâm đến «hiện tượng» 700 tờ báo đảng với hơn 13 ngàn ký giả, ký thiệt, văn, thi sĩ viết bài mà chỉ có một Tổng Biên tập, một lãnh chúa lãnh đạo, nên cũng tò mò muốn đọc cuốn hồi ký này để biết «Thằng nào là thằng hèn, làm văn nô bồi bút cho cái chế độ phi nhân này!»
Riêng nhạc sĩ Tô Hải vì sao lại hèn? Đã cho mình là «thằng hèn» sao lại còn đủ can đảm viết hồi ký để kể khổ cái hèn của mình toét toè loe ra cho bàn dân thiên hạ chiêm ngưỡng?
Lê Phú Khải viết lời tựa giới thiệu cho cuốn hồi ký trên, ngay những dòng đầu có nhắc đến một sĩ phu đầy nhân cách, sớm tỉnh thức trong cơn hôn mê dài của chế độ Cộng sản. Lê Phú Khải viết : (trích)
« Đọc ‘Hồi ký của một thằng hèn’ của nhạc sĩ Tô Hải, tôi bất giác nhớ đến bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Ông là một trí thức Việt kiều, rất hăng hái hoạt động trong phong trào mác-xít, đảng viên đảng Cộng sản Pháp, đã tình nguyện về nước để tham gia kháng chiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hăng hái là thế, mà ở tuổi ngoài tám mươi, khi làm bản tổng kết đời mình, ông đã phải thốt lên: «Đời tôi là đời một thằng ngây thơ». Trong hai chữ «thơ» và chữ «ngây», tôi xin giữ lại cho mình chữ «thơ» vì đã đi theo kháng chiến, còn cái chữ « ngây» để chỉ cái sự đi theo chủ nghĩa xã hội thì xin… vứt nó đi!».
Bên cạnh bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Lê Phú Thứ còn trưng ra thêm một nhân chứng khác, Nguyễn Khải, đại tá, nhà văn, giải thưởng Hồ chí Minh. Trước khi chết ông đã gửi lại lời trối của kẻ đã lạc (lầm!) đường trong mấy câu:
« Quả thực dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào đấu tranh giải phóng nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do, công bằng và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến thế!»
Đối với nhạc sĩ Tô Hải, tác giả Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, Lê Phú Thứ viết:
Tô Hải và Nguyễn Khắc Viện – hai con người, hai số phận, cả hai đều được Nhà nước Cộng sản tặng nhiều huân chương «cao quí», nhưng cái tương đồng giữa hai người là ở chỗ họ đều thiết tha yêu nước, nhưng không thể yêu chủ nghĩa xã hội.
Cậu học trò Tô Hải gia nhập Vệ Quốc Đoàn ngay từ những ngày đầu cách mạng. Cuộc đời binh nghiệp của Tô Hải có đủ niềm vui và nỗi buồn, vinh quang và tủi nhục, được ông ghi lại trong cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay. Nó là cuốn sách cần cho những ai muốn biết về chủ nghĩa cộng sản trong hiện thực. Nó cần cho những ai chưa tỉnh giấc nồng của những mộng mị được sơn phết vàng son. »
Có thể nói không ngoa rằng Hồi Ký Của Một Thằng Hèn là cuốn biên niên sử ghi lại quá trình từng bước, từng bước, nhân dân Việt Nam, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ bị tước đoạt đi cái quí giá của con người là Tự Do. Là chứng nhân của lịch sử, Tô Hải ghi lại trung thực, sống động cả một quá trình nhào nặn, đấu tố, cưỡng bức tư tưởng để biến văn học nghệ thuật thành « vũ khí đấu tranh » của Đảng, cho Đảng, vì Đảng. Hồi Ký Của Một Thằng Hèn là những trang viết bằng máu và nước mắt ghi lại tỉ mỉ tấn bi kịch của chính tác giả và bạn bè ông, nay kẻ cỏn người mất, để mọi người được biết họ đã phải sống như thế nào, phải… « hèn nhát» ra sao chỉ cốt để tồn tại. »
…
Và trãi qua những đại bi kịch được đảng cộng sản luôn say máu đấu tranh tạo ra như Cải Cách Ruộng Đất, Chỉnh Đảng, Chỉnh Quân, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng, Cải Tạo Công Thương Nghiệp, Cải Tạo Tư Sản… Tô Hải thấy đàng sau nó thực sự là cái gì ?Nó chẳng phải cái gì khác ngoài mưu đồ của một lũ cơ hội chuyên nghề lừa bịp, trấn áp nhằm chiếm bằng được quyền cai trị đất nước. Ông không che giấu những việc đáng xấu hổ khi tả lại cảnh phải đóng vai « đại hèn » để vợ con có miếng ăn, không bị cắt sổ gạo, bị đuổi khỏi biên chế hay tệ hại hơn nữa, bị đi cải tạo, vào tù. Ông thẳng thắn chỉ ra những bộ mặt cơ hội trong giới văn nghệ sĩ đã nhẫn tâm bước qua xác đồng nghiệp để kiếm chút đỉnh chung. » (ngưng trích)
Nhà văn Uyên Thao cũng viết về Hồi Ký Của Một Thằng Hèn của Tô Hải như sau : (trích)
« Dù viết về các lời lẽ gian trá hay hành vi tàn bạo của chế độ, dù viết về những ngu xuẩn tận cùng hay lưu manh ghê gớm, dù viết về toan tính bản thân hay tâm tư của bè bạn, Tô Hải không bao giờ rời nỗi đau đã thành cực hình vò xé tim óc.
Đó là nỗi đau phải sống cuộc sống không còn là cuộc sống con người. Nỗi đau càng lớn hơn khi luôn phải gặp gỡ không ít kẻ mệnh danh trí thức vẫn vênh váo tự hào với cuộc sống đó. »
Những lớp lớp cá nhân Tô Hải qua Hồi Ký Của Một Thằng Hèn dù có đáng thương mức nào, đáng tội nghiệp tới đâu thì cảm xúc xót thương, tội nghiệp dành cho họ sẽ hoàn toàn vô ích.
Bởi nỗi đau mà Tô Hải gánh chịu không phải nỗi đau riêng của Tô Hải, không phải hậu quả chỉ đến với một cá nhân do những chọn lựa của bản thân mà chính là một nét thực tế biểu hiện cái thân phận oan khiên mà dân tộc Việt Nam đang gánh chịu.
Cho nên thay vì bày tỏ cảm giác tội nghiệp xót thương cho cá nhân này hay cá nhân khác, cần nhìn thẳng vào nỗi nhục tự biến mình thành công cụ tôi đòi, nỗi nhục vận dụng tới tận cùng khả năng trí óc để ngụy biện cho sự tình nguyện khom lưng, uốn gối là thức thời – theo kiểu Nguyễn Tuân với câu nói từng được lập lại « phải biết sợ để tồn tại. »
Về phần tác giả, Tô Hải, khi bắt đầu viết Hồi Ký Của Một Thằng Hèn, Ông đã có những suy tư gì lúc đặt bút lên trang giấy?
Chúng ta hãy đọc qua bài viết ngắn của Ông với nhan đề : VÌ SAO TÔI VIẾT HỒI KÝ? (trích)
« Câu mở đầu đó, nếu tôi không nhầm, là của George Sand mà tôi đã đọc, đã thương cảm và đã tự nhủ rằng rồi đây chính mình cũng sẽ phải để lại cho đời ít dòng nói thật khi bước vào tuổi 70, nếu như cái chết lãng nhách không đến bất chợt.
Biết đâu đấy, rồi đây lịch sử sẽ có thêm được một số chi tiết trong « tội ác diệt văn hóa » của nhà cầm quyền Việt Nam trong một thời gian trên nửa thế kỷ nhờ những chứng liệu ghi trong hồi ký của một kẻ từng làm thứ văn nghệ gọi là « vì Đảng vì dân » trong suốt đời mình. »
Tô Hải nhận định suốt một thời gian dài từ năm 1945 đến đầu thế kỷ 21, lịch sử văn học nghệ thuật ở miền Bắc chỉ là một lỗ hổng lớn vì giới trí thức, văn nghệ bị cai trị bởi cái đám ‘đỉnh cao trí tuệ loài người’ :
«Tác phẩm của họ đâu rồi, ngoài lèo tèo mấy bài thơ của Hữu Loan, Trần Dần, Phùng Quán…và chẳng có một tiểu thuyết, một đoạn văn nào đáng được trích giảng trong các chương trình từ tiểu, trung đến đại học? Vậy mà suốt thời kỳ đất nước nằm dưới «sự lãnh đạo vô cùng sáng suốt» và «duy nhất đúng đắn» của những tên «xuất thân thành phần cơ bản», trình độ học thức ở mức «đánh vần được chữ quốc ngữ», các văn nghệ sĩ công chức ở nơi này vẫn được nhà cầm quyền trao tặng «Giải thưởng Nhà Nước», « Giải thưởng Hồ Chí Minh» và đủ thứ bằng khen, giấy khen, được trang trọng lồng kính treo kín những bức tường phòng khách! Thử hỏi những tác phẩm được khen nức khen nở ấy bây giờ ra sao ?
Té ra tất cả đã bị lịch sử xếp xó.
Hơn thế nữa, những tác giả được Nhà nước XHCN khen hàng loạt nọ, trong thực tế, còn là những kẻ bán rẽ lương tâm đã lợi dụng các loại hình văn nghệ để ca ngợi những điều bất nhân, bất nghĩa bị cả nhân loại phỉ nhổ: Khuyến khích con đấu cha, vợ tố chồng, hô hào, kích động người cùng một nước chém giết lẫn nhau, ra sức ca ngợi những tên sát nhân khét tiếng như Stalin,Mao Trạch Đông…thậm chí, còn quì gối khấu đầu tạ ơn những tên đao phủ và cái tổ chức tội ác là «Đảng đã cho ta mùa xuân», dạy những đứa trẻ bập bẹ biết nói : «tiếng đầu lòng con gọi Stalin» ! Nhục nhã thay cho nhnữg kẻ cam tâm bợ đít, luồn trôn những kẻ giết cha mình! Cho tới cuối thế kỷ thứ 20 vẫn còn những kẻ u mê cứ tưởng các tác phẩm « tuyên truyền» cho cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cho hận thù dân tộc, cho đấu tranh giai cấp của chúng là giá trị lắm ! Cứ xem chúng tâng bốc nhau, nịnh bợ nhau, bôi xấu nhau, để được nhận cái… vết nhơ một thời làm lính văn nghệ của Đảng thì thấy.
…
Trong khi đó, hồi ký của các «lãnh tụ cách mạng» chỉ là những cuốn sách viết ra cốt tự đề cao mình một lần cuối, để giải thích (chống chế thì đúng hơn) cho những hành động sai lầm, đổ tội cho người khác về những thất bại mang tính lịch sử mà kẻ viết hồi ký chính là tội phạm. Vậy thì, tôi, Tô Hải, một cái tên được nhiều người biết ở cái thời «âm nhạc phục vụ công nông binh», ở cái thời mà âm nhạc, nếu không làm đúng yêu cầu của đảng sẽ lập tức bị bọn «quan văn nghệ» lên án là «mất lập trường», là «cá nhân tiểu tư sản», thậm chí là « âm nhạc phản động», có gì để mà hồi với ký ?
Tô Hải đã «tự thú trước bình minh» cái hèn của mình ra sao và bắt nguồn cội rễ như thế nào khi ông nghĩ rằng mình đã hết hèn để nói toạc móng heo ra «nỗi bất bình dồn nén ám ảnh suốt mấy chục năm T.H» :
« Trước hết, tôi phải đè bẹp được sự « hèn nhát » trong tôi là cái đã bén rễ sâu chặt do thời gian quá dài sống trong lồng kín, cách ly bầu trời tự do.
Tôi tình nguyện làm một trong những người vạch trần những bộ mặt chính trị dỏm, văn nghệ dỏm, những tên cơ hội, đã cản trở, giết chết tác phẩm, đẩy những tài nang vào hố sâu quên lãng.
Đáng buồn là những chuyện được giấu kín đó, tôi đều được biết, thậm chí còn được tham dự các kế hoạch hại người (được gọi là kiểm điểm, học tập, thu hoạch…) ngay từ khi chúng mới được phác họa, trong suốt quá trình tôi ở cương vị cấp ủy, lãnh đạo, chỉ đạo nghệ thuật.
Để bảo vệ chổ đứng của mình, tôi đã không dám cãi lại những lời chửi rủa bố tôi là đồ « phản động», mẹ tôi là «Việt gian», họ hàng nhà tôi là « tay sai đế quốc»!
Và khi không còn chịu « lao động nghệ thuật » nữa, «bỗng dưng» ông được cái nhà nước công nông binh tặng cho cái «Huân Chương Lao Động Hạng Nhất» và đè ông ra đeo lên cổ cái mề đay « Giải thưởng Nhà nước». Ông mô tả đó là «Một bức tranh cười ra nước mắt» và kêu lên một cách mĩa mai chua xót: « Bi kịch hay hài kịch đây?»
Như thế đó, Tô Hải hy vọng rằng đất nước sẽ có ngày hoàn toàn đổi mới thật sự, hồi ký của ông sẽ được in ra để làm tài liệu lưu trữ về một thời cay đắng và tủi nhục nhất trong lịch sử Việt Nam. Và ông cũng mong rằng bạn bè, con cháu đời sau hiểu cho rằng ông đã có thời tưởng rằng mình là một cánh đại bàng bay bỗng giữa trời nhưng than ôi, gần hết cuộc đời ông vẫn chỉ là «một con đại bàng… cánh cụt, chạy lè tè trên mặt đất mà vẫn vấp ngã đến gãy mỏ, trụi lông.»
«Nhưng, ‘ vừa là tội đồ vừa là tòng phạm’ làm sao con đại bàng cánh cụt kia có thể bay cao, bay xa ? Thôi thì xin làm con sói của Alfred de Virngi, con bói cá của Musset tru lên tiếng rú cuối cùng, phan ngực, xé lòng, hiến cho lịch sử một mẫu trái tim, một mẫu óc, một chút hơi tàn của thân xác.
Với niềm tin vô bờ bến rằng ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam đã đến rất gần, dù có chậm hơn ở các nước bậc cha ông, anh cả, anh hai đến vài ba thập kỷ, niềm tin ấy vẫn cháy bỏng trong tôi thúc giục tôi vứt bỏ mọi sợ hãi, mọi hèn kém để ngồi vào computer.
Nhưng, Tô Hải lại mắc cái nhưng to tướng, tập Hồi Ký Của Một Thằng Hèn đã được viết xong từ năm 2000, nhưng do… hèn, Tô Hải vẫn không dám cho ra mắt bạn đọc như lời ông thú nhận trong « Đôi điều phi lộ viết… sau cùng » và còn cẩn thận ghi thêm một dòng ở ngoài bìa «Để xuất bản vào năm 2010». Có lẽ ông nghĩ rằng lúc đó ông đã «đi theo Bác» rồi thì những quân cẩu trệ sẽ chẳng làm gì được ông nữa chăng ? Ông lầm! Chúng sẽ thi hành đủ các thủ đoạn bẩn thỉu như đã làm đối với hai ông Trần Độ và Hoàng Minh Chính với cái chết của ông và vợ con ông sẽ … hết đất sống về sau !
Với quân tiểu nhân ti tiện, mặt người dạ thú như cộng sản Việt Nam thì đừng có hòng chúng có lòng nhân với câu «nghĩa tử là nghĩa tận» như lời người xưa giáo huấn.
2./ Hiện tượng Hà văn Thịnh với Bài Trần Tình vụ bô xít «Chủ trương lớn của đảng ta!»
Hà văn Thịnh hiện là giảng viên Sử của Đại Học Huế. Ngoài việc rao giảng lịch sử đảng Cộng sản trong giảng đường cho các em sinh viên thấm nhuần công lao trời biển của đảng ta và « Ơn Bác, ơn đảng » ra, ông còn ký hợp đồng viết bình luận cho báo Lao Động.
Ngày 19/01/09 ông viết một bài về vụ khai thác bô xít trên Tây Nguyên nhan đề «Gánh nặng của thế hệ hôm nay» đăng trên báo Lao Động cùng ngày. Nội dung là lên án việc khai thác tài nguyên bừa bãi, của đảng không cần biết đến hệ lụy về môi trường sống. Có đoạn rất cứng: (trích)
« Có tài nguyên thiên nhiên là tốt, cần lắm. Nhưng, có những đất nước không có tài nguyên vẫn giàu có như thường – bài học từ Nhật Bản là một dẫn chứng điển hình. Nếu chúng ta cứ vắt thật nhanh, bòn thật nhiều « của để dành » cho con cháu, thì mai này lịch sử sẽ ra sao ? Dù muốn hay không, chúng ta buộc phải thừa nhận rằng chưa bao giờ tài nguyên của đất nước bị khai thác một cách vội vã đến như thế và, chưa đủ tinh thần trách nhiệm đến như thế.
Phải giải quyết xong « bài toán » chất thải từ việc khai thác các loại quặng trước khi khai thác nó, đó là nguyên tắc. Phải tính toán sao cho tài nguyên của đất nước được chia đều cho nhiều thế hệ là bổn phận của người đi trước. Đây không là chuyện hôm nay, mà là lợi ích dài lâu. Nếu không vì lợi ích dài lâu, đất nước ta sẽ không phát triển bền vững. »
Sau đó ông cùng nhiều người ký tên trong bản kiến nghị gửi lên đảng để phản đối việc khai thác bô xít.
Thật ra bài báo cũng không có gì đáng nói. Nội dung không có gì mới mẻ hơn và không bằng nhiều bài báo khác của các nhà khoa học hay hai bức thư của tướng Giáp, đã phân tích tỉ mỉ vấn đề thảm họa môi trường, hiệu quả kinh tế, an ninh lãnh thổ v.v…đầy đủ hơn, giá trị hơn nhiều.
Điều đáng nói ở đây là bài viết tiếp theo ngày 27/4 cũng của ông giảng viên sử Hà văn Thịnh, sự việc lại quay ngoắc lại bài trước 180 độ, khiến cho nhiều người đọc phải bất ngờ đến độ sững sờ.
Có người gọi ông là con thò lò hai mặt. Có kẻ kêu ông là con kỳ nhông, một loài bò sát có khả năng đổi màu da rất nhanh ở môi trường thích nghi như ở cát thì màu trắng, ở bụi rậm thì màu xanh.
Số là, sau khi bài báo ngày 19/1 đăng ít lâu thì ngày 24/4 Bộ Chính trị ra Thông báo số 245 TB/TƯ có « Kết luận của Bộ Chính trị về bô xít » về việc quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 thì ngày 27/4 ông Hà văn Thịnh lập tức viết ngay bài « Sáng tỏ sự cân bằng đúng » để ca tụng « Chủ trương lớn của đảng ta » là đúng đắn và cần thiết, có nội dung trái ngược hẳn lại bài trước.
Xin trích vài điểm trong 5 điểm ông đã chỉ ra và khen nức nở đảng ta là vô cùng anh minh, sáng suốt trong việc «đường ta ta cứ đi mặc chó cứ sủa» trong việc «cõng» Trung Quốc vào Tây Nguyên để chúng tha hồ làm vương, làm tướng trong việc khai thác bô xít:
…
« Thứ hai, ‘ hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội’ là sự cân bằng đúng và đủ cho cả hai mặt lợi ích và bền vững. Cách nhìn nhận vấn đề như thế thể hiện sự tỉnh táo cần thiết trong giải pháp trước mắt và cả giải pháp chiến lược lâu dài.
…
Thứ năm, qua vấn đề bô xít, phải rút ra những bài học sâu sắc về sự hiểu biết và dư luận. Đa số người dân không hiểu tường tận sự thật của vấn đề nên dễ bị lợi dụng và bị kích động, đưa một chuyện riêng về kinh tế thành nguy cơ về chính trị, an ninh. Trong khi đó BCT đã khẳng định ‘không sử dụng lao động phổ thông nước ngoài’, tức là đã nhìn thấy bằng tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Mặt khác, một vấn đề ở đây là ‘dân biết, dân làm, dân kiểm tra’.
Trách nhiệm của giới trí thức là rất lớn trong việc đánh giá, xem xét các lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể, kịp thời và chính xác trong việc tham mưu cho Đảng và Nhà nước trước những nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự nghiệp của dân tộc, tương lai của đất nước. Đảng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến trí thức, nhưng không có nghĩa bỏ qua viêc một số người lợi dụng điều đó để xuyên tạc chống phá. »
Sau bài báo «tắc kè đổi màu da », dư luận trong nước rất bất bình về cái ông giảng viên khoa sử Hà văn Thịnh này. Đã có nhiều bài viết phản bác ông rất nặng ký. Nhưng tình trạng càng tệ hại hơn khi ông viết thêm một tâm thư gửi cho những người cùng ông ký kiến nghị phản đối. Vì bức thư này, ông Thầy sử Hà văn Thịnh lại càng bị phạng thêm nhiều quả búa tối tăm mặt mũi vì đã để lộ ra cái hèn của một anh nhà giáo, cam tâm uốn gối, khom lưng làm văn nô, bồi bút quá ư lộ liễu và trơ trẽn.
Xin đan cử hai bài phản bác làm điển hình, các tác giả vừa trích ý thư của ông vừa bình:
1/ Ông V.Quốc Uy trong bài 2 viết: «Chữ ký của một kỳ nhông » và «Đừng xóa tên ông Thịnh », ông Quốc Uy đánh giá:
« Trong bài ‘Chữ ký của một kỳ nhông’ tôi đã phác họa chân dung hai ông Hà văn Thịnh trái ngược nhau, một CHÍNH một TÀ, có vẻ trắng đen phân biệt, nên khó tin là một người. Nhưng sau khi đọc ‘Thư ông Hà văn Thịnh’ gửi những người đã gửi kiến nghị’ thì tôi lại tưởng tượng chân dung ông Hà văn Thịnh sinh động hơn. Sự đời không phải chỉ có CHÍNH hay TÀ, mà còn có ‘cải TÀ qui CHÍNH’, ‘cải CHÍNH qui TÀ’, có khi lại ‘TÀ CHÍNH luân phiên’.
Thiên hạ bình phẩm. Người thì cảm động trước ‘lời thú tội’ thành thực của ông Thịnh, chỉ thương chung cho cái kiếp nhà báo, nhà văn Xã hội Chủ nghĩa. Ngược lại, có người càng mất cảm tình với ông Thịnh hơn, vì ông đã lôi cả đám cùng nhúng chàm vào để làm nhòe đi cái trách nhiệm và tư cách cá nhân. Người ta nhại :
Bút nô là tại ‘hướng đình’
Cả làng nô bút, đâu mình Hà Văn… ?
Phải ghi nhận công của ông Hà văn Thịnh trong bức thư này là đã nói toẹt ra (một cách hơi Chí Phèo) về cái ‘hướng đình’ (định hướng) đã làm cho ‘cả làng toét mắt’. Tôi thấy nên cám ơn ông vì với bức thư ấy ông đã cung cấp những sự thực của một ‘người trong chăn’, để nhắc nhở cả làng phải mau mau xoay lại cái ‘hướng đình’ (nếu không thì chẳng những toét mắt mà còn mù cả lũ cho mà xem).
Xin trích mấy câu của ông Thịnh để ghi lại cái công ấy :
« Nói là bồi bút cũng phải, không sai đâu. Thế nhưng, cần phải lật ngược vấn đề rằng có ai ăn lương hiện nay mà đã không từng một lần ‘bồi bút’? CNXH khoa học sai nhiều như thế, ai nói?
Còn nói dối? Không có một nhà giáo dạy KHXH nhân văn nào không nói dối để nhận lương!
Xin các quí vị hiểu biết lịch sử đúng như nó cần phải được hiểu như thế! »
… Nhưng có lẽ ông Thịnh không đến nỗi yên tâm làm công cụ như những người khác, không hỗn hào như thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang, dám văng vào mặt những trí thức mà chính những người lãnh đạo cấp cao cũng phải kính nể những lời khiếm nhã như ‘xuyên tạc sự thật’ - nhằm dụng ý xấu – hoàn toàn mang tính bịa đặt và kích động’. Ông Hà văn Thịnh, không biết do bị bạn bè phê phán, hay do sự day dứt của một người đứng trên bục giảng mà trong giây phút nào đó ông đã không chịu nỗi cái thân phận bồi bút, khiến ông quên cả giữ gìn mà tố cáo ra những điều cần phải tố cáo?Cuộc vật lộn giữa vị giảng viên đại học với tên bồi bút dối trá thường không phải một lần là đã phân thắng bại, nhưng bạn bè và sinh viên cổ vũ cho ai, đâu là vinh đâu là nhục thì người thầy giáo chắc phải cảm nhận được. Nhiều bài nhắc đến tên ông Hà văn Thịnh, vì đó không chỉ là tên một người mà còn là một hiện tượng : Hiện tượng Hà văn Thịnh, đầy kịch tính.
Những người như ông Thịnh không ít. Nhưng nhiều, mà vị nào cũng thấy cô đơn. « Chính quyền cho tôi vào sổ đen, còn người trung nghĩa gạt tên mình ra. Đời thật là bi kịch », ông tâm sự rất thật như thế.
2/ Blogger Linh
Tác giả Linh viết trong blog của mình như sau: (trích)
« Ông Hà văn Thịnh viết bức thư nhằm giải bày sự việc ông viết hai bài báo trên báo Lao Động về beauxite có tinh thần trái ngược hẵn nhau vào ngày 19/1 và ngày 27/4. Đọc cứ như hề :
‘Tôi như một kẻ tội đồ. Đảng không tin tôi. Những người chính trực trên đất nước này cũng thế. Có thể, ‘cách đi’ của nhà báo nhọc nhằn, đau đớn đã làm cho tôi không biết cách né tránh hay dùng bút danh. Nhưng đó là số phận. Tôi chấp nhận. Tôi đã lường trước chuyện này lúc toà báo yêu tôi viết khi tôi mới thấy tên mình trong danh sách (ký tên phản đối khai thác beauxite Tây Nguyên) trước đó vài giờ ’.
Muốn kéo cả nhân loại xuống bùn để không phải chịu trách nhiệm cá nhân, ông cho rằng toàn giới nhà giáo (dạy KHXH nhân văn) đều nói dối như ông, toàn giới ăn lương đều từng làm bồi bút như ông.
Và ông thắc mắc với nhũng người phản đối sự tráo trở bất nhất của ông trong hai bài viết trước và sau khi có kết luận của Bộ Chính trị ‘ Hơn nũa, tại sao quí vị không đánh thẳng vào các VIP đi mà lại cứ nhè vào một kẻ phải viết báo để kiếm sống, để mong mỏi chút thay đổi nhạt mờ?’.
… Trong bài 27/4, ông hết lời ca ngợi Bộ Chính trị nào là có chủ trương từ lâu, cân nhắc suy xét kỹ càng, nào là biết tiếp thu ý kiến người dân, nào là có tầm nhìn xa một cách rõ ràng. Thế nhưng trong bài trần tình với những người cùng ký tên vào đơn phản đối việc khai thác beauxite, ông lại viết như thể xoa đầu Bộ Chính trị ‘Lời để kết thúc, tôi muốn nói rằng BCT đã ra thông báo như thế là đã biết sai rồi’.
Vậy là ‘chủ trương đúng đắn’ của BCT là đúng hay sai đây? Hay ông Thịnh là người có biệt tài ngửi gió? Còn ‘thơm’ hay ‘thối’ thì là tùy hướng gió?
Và tác giả Blog Linh kết thúc bài viết dài của mình bằng một câu rất ngắn nhưng cũng rất nặng ký :
« Xem ra ông Thịnh có thể có chữ ‘sĩ’ nhưng ắt là không có chữ ‘sỉ’. Hà văn Thịnh hay Hà Phù Thịnh?
* * *
Kẻ sĩ của một nước mà hèn thì quốc gia ấy ắt sẽ phải suy vong. Nhà nước độc tài đảng trị cộng sản Việt Nam đang đi vào vết xe đổ, bắt sĩ phu trong nước thành kẻ hèn để dễ bề cai trị thì con đường bại vong, mất nước đã thấy sờ sờ ngay trước mắt.
Suốt hơn 60 năm dưới gọng kềm sắt máu của đảng cộng sản Việt Nam giới sĩ phu, trí thức, văn nghệ sĩ… đều bi o ép, bắt buộc dưới mọi hình thức từ bạo lực đến khủng bố, hăm dọa, bao vây kinh tế, bóp bao tử, trù dập… phải phục vụ tuyên truyền, bẻ cong sự thật, làm lệch lịch sử có lợi cho chúng thì chuyện kẻ sĩ bị hèn không phải là chuyện lạ và đáng trách. Không hèn hôm nay thì ngày mai buộc phải hèn chỉ vì để sống còn.
Kẻ sĩ Bắc Hà, ở trong giai đoạn đảng đang say máu ‘giết lầm hơn bỏ sót’, như cá nằm trên thớt, những ai không cúi đầu nghe theo lệnh đảng như Hữu Loan, Phùng Quán, Trần Dần, Phan Khôi…được mấy ai ?
Tuy nhiên điều đáng hổ thẹn ở đây là có người, con số không phải là ít, lại hãnh diện cam tâm khom lưng làm văn nô, bồi bút cho ác quyền mà lương tâm và lương tri không một mảy may ‘bức xúc’ và ‘trăn trở’ với những dòng chữ nhơ nhớp của mình viết ra.
Loại người này luôn luôn chực chờ, rình mò cơ hội để sẵn sàng lập công dâng đảng, bất chấp thủ đoạn cốt chỉ được nhận cái vết… nhơ một thời làm lính văn nghệ cho đảng như Tô Hải đã vạch ra.
Cái đám lính văn nghệ cho đảng hiện nay rất đa số, đa năng, đa hiệu. Ngoài nghiệp vụ của người làm báo là thông tin ra chúng còn làm tài khôn của chó săn, cầm đèn chạy trước ô tô, chiếm luôn quyền hạn của lập pháp, hành pháp và tư pháp nữa. Bài viết của chúng luôn có đủ ba nhiệm vụ: vu cáo, kết tội và hung hăng ra án phạt trong khi đối tượng đang còn trong tình trạng điều tra.
Cứ xem các bài báo của những Xuân Quang (báo Nhân Dân), Như Phong (báo Công An), Anh Quang (báo Hà Nội Mới), Hà văn Thịnh (Báo Lao Động), Thái Nam, Phạm Gia Minh, Nguyễn Ngọc Trân, Thi Nga…và còn nhiều kẻ phải bịt mặt để viết bài vu khống, mạ lỵ, hạ nhục, bôi bẩn đối tượng, ký tên hai chữ tắt P.V để khỏi xấu hổ với chữ nghĩa bẩn thỉu của mình thì đủ biết chúng là loại gì.
Tóm lại, dù chúng có lấy bút danh, bút hiệu gì gì đi nữa để trốn tránh dư luận thì tự thâm tâm chúng cũng là những thứ văn nô, bồi bút, chó săn tệ mạt, hèn nhát.
Một ngày nào đó ‘đảng không tin tôi nữa’ như Hà Văn Thịnh than thở thì rồi chúng cũng sẽ cùng nhau đấm ngực và khóc rống lên, ca bài ca con cá rằng ‘Đời là bi kịch’.
Hãy ngẫm xem hai trường hợp điển hình vừa nêu trong bài, một nhạc sĩ Tô Hải và một giảng viên sử Hà văn Thịnh, ai là kẻ bi, ai là kẻ hài của một kiếp văn nô, bồi bút ?
Nguyễn Thanh Ty
Tản mạn đôi dòng về cái sự “văn nô”

Có lần tôi được nghe ông K, một người rất mê đọc sách nói thế này : “Từ hơn ngàn năm trước, Khổng Tử đã dạy học trò của mình rằng, đã là trí giả thì không thể bị u mê, càng không thể vì mấy đấu gạo mà viết cho kẻ bất nhân …”. Tôi bảo : “ Chỉ vì được mấy đấu gạo mà viết cho bọn thất đức, thì là bồi bút rồi còn gì”. Ông K bảo ” Đúng vậy ! nhưng lũ bồi bút lại được sinh ra từ cái sự văn nô”. Tôi hỏi lại ” Văn nô là sao ?”. Ông K bảo ” Là sao, thì chú phải tìm hiểu. Chỉ biết cái sự ấy nó làm hỏng cả một nền văn học. Nó biến không ít kẻ cầm bút thành thứ mạt hạng. Nó …”. Tôi vội xua tay ” Thôi, thôi xin bác, xin bác, em sẽ tìm hiểu, sẽ tìm hiểu…”. Ông K liền nhìn tôi như kẻ xa lạ, nhìn từ đầu xuống chân, lại từ chân lên đầu, rồi chỉ vào tôi mà rằng : ” Nhìn chú kìa, mới nghe thế mà đã, trên thì mặt xanh như đít nhái, dưới thì vãi cả ra thế kia rồi, thì cầm bút thế đéo nào được”.
Hơn 20 năm đã qua, ông K bây giờ đã thành người thiên cổ. Còn tôi cũng dần ngộ ra rằng, thì ra cái sự “nô” ấy nó kinh khủng lắm. Cả một dân tộc, một đất nước đã từng là nô lệ. Bị nhốt chung trong cái cũi khổng lồ ấy nào là những nông nô, công nô, binh nô, trí nô và vân vân nô… Bằng núi xương, sông máu, lật đổ được cái kiếp nô lệ ấy rồi, thì không ai lại ngu muội chui đầu vào cãi cũi ấy nữa, trừ phi là bị phỉnh, bị lừa.
Còn cái sự văn “nô” ? Thấy tôi cứ lúng túng dây nhợ như gà mắc tóc mãi, một đồng nghiệp đã “đóng” vào tai tôi những lời như búa bổ : ”Nô, tức là cúc cung tận tụy, phụng sự cho bề trên, cho ông chủ. Như kiếp chó ấy. Bề trên bảo sủa to thì sủa to, bảo sủa nhỏ thì sủa nhỏ, bảo cắn thì cắn, thế thôi”. Nghe đồng nghiệp nói vậy thì biết vậy, nghĩ mình phận ếch ngồi đáy giếng, đọc chưa được bao nhiêu, viết cũng chẳng được bao nhiêu, lại toàn thứ vô bổ, chỉ đáng vứt sọt rác, nên nghe lời ông K, tôi phải tự lần mò tìm hiểu …
Khi cụ Đồ Chiểu vung bút với những câu âm vang như sấm ” Dù đui mà giữ đạo nhà …”, rồi ” Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” và khi cụ Tản Đà đầy khí phách “Xuống ngọn bút mưa sa, bão táp, vạch câu thơ quỷ thảm, thần kinh. Lũ mọt dân trừng trị bằng câu văn, người hiền sỹ tinh biểu bằng ngòi bút…” v.v…, thì cái sự “nô” ấy đã phải bạt xa rồi. Chưa hết, khi ở phương trời Âu đang ồn ào lý luận Mac-xít đưa quần chúng bần hàn lên tận mây xanh, bằng việc tấn phong họ là ” những người chân chính sáng tạo ra lịch sử”, thì cụ Tản Đà đã không ngần ngại chỉ thẳng ra cái sự thật bi thảm và “giáng” một búa nẩy lửa vào cái đầu còn tăm tối và cả tin của đồng bào mình, rằng ” Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn, Cho nên quân nó dễ làm quan”. Thiển nghĩ, với thiên chức góp phần hướng thiện con người, tôn vinh cái đẹp, thì người cầm bút phải tôn trọng sự thật, bảo vệ sự thật, vạch mặt giả dối, mị dân, bịp bợm. Mọi sự tô hồng, bôi đen, bóp méo sự thật nhằm phục vụ lợi ích của thiểu số kẻ cầm quyền, đều là kẻ thù của văn chương. Sự chân thực là phẩm giá của ngòi bút nên rất cao quý và thiêng liêng. Khi Liên Xô, thành trì của chủ nghĩa CS dưới thời Stalin mặc dù có cả một bộ máy KGB khổng lồ, nhưng một học giả người Nga vẫn lớn tiếng khẳng định ” Sự thật cao hơn tất cả, cao hơn nước Nga và cao hơn cả Lê-nin “. Được biết, lý luận văn học Xô-viết còn đẻ ra cái gọi là “hiện thực xã hội chũ nghĩa”, từng được các học giả Đông, Tây mổ xẻ xem nó là cái giống gì ? Đã “hiện thực” lại còn hiện thực nọ, hiện thực kia nữa. Cái ấm sứt vòi, nhìn từ mọi phía cũng không thể nào là cái bình pha lê được. Đúng là rặt một thứ “ný nuận nồn”, như cách nói ngọng của một bà bán mắm tôm nơi chợ quê. Cũng vậy, ở ta lâu nay còn có câu ” nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, một khái niệm không thể tìm thấy trong bất cứ học thuyết Đông, Tây, kim cổ nào. Ngay cả cụ tổ của CNCS là Kar.Max có tái thế chắc chắn cũng phải chào thua, không thể nào định nghĩa nổi. Nên nhà thơ Trần Mạnh Hảo mới có câu thơ thật mỉa mai ” khái niệm đưa ra không biết lối thu về”, là vì vậy.
Liên quan đến cái sự văn “nô”, có một vấn đề từng được nêu ra từ mấy chục năm qua, nhưng bị cho là “nhạy cảm” nên chỉ được “nhá xèng” lên tý rồi tịt luôn như pháo tịt ngòi. Đó là quan hệ giữa văn học và chính trị. Còn nhớ khoảng cuối 1990, một người bạn gặp tôi, hỏi : ” Này ! có một nhà thơ vừa đưa ra nhận xét là, văn học nghệ thuật cao hơn chính trị và xa hơn chính trị. Ông thấy sao ?”. Tôi liền khẳng định ngay : “Đúng ! đúng là như thế”. Không ngờ anh ta lồng lên ” Đúng, đúng cái con khỉ. Ông lúc nào cũng nằm mơ. Xa hơn, cao hơn cái nỗi gì. Chính trị là bố , là ông cố nội của văn học, thì có…”. Rồi anh dẫn ra nào Tần Thủy Hoàng; Hítler ; Mao v.v… Tôi liền hỏi lại : ” Vậy mấy bạo chúa ấy sống được 100 tuổi không ? Chết ngóm sau mấy chục năm cường quyền chứ gì ? Còn các tác phẩm văn học, nghệ thuật đích thực, thứ thiệt, thì sống muôn đời”. Và, để anh ta tâm phục, khẩu phục tôi đã lý giải nôm na thế này : Chính trị là phạm trù lịch sử, có nay không có mai. Lịch sử phát triển xã hội loài người hết chế độ này, thì đến chế độ khác. Triều đại nào thối nát, phản dân hại nước ắt sẽ sụp đổ và bị triều đại khác thay thế. Còn văn học nghệ thuật thuộc phạm trù vĩnh viễn. Các tác phẩm đích thực sẽ “bước” từ thời đại này qua thời đại khác, trở thành tài sản vô giá của nhân loại và bất tử. Các tác phẩm cổ điển, trung đại, cận đại v.v… là những minh chứng hùng hồn. Văn học nghệ thuật chân chính phản ánh chân thực ước mơ và khát vọng của nhân dân mình. Văn học, nghệ thuật chân chính (không phải thứ văn nô, bồi bút) luôn chỉ ra cho chính trị biết phải làm gì, làm thế nào để an dân, để được lòng dân. Bởi chính trị muốn tồn tại, thì phải được lòng dân. Nên văn học nghệ thuật cao hơn chính trị là ở cái lẽ ấy, vân vân và vân vân …
Cái sự văn “nô” còn liên quan đến bản lĩnh, khi phách người cầm bút. Phùng Quán , một nhà thơ “Nhân văn giai phẩm” rất đáng kính từng có tuyên ngôn rằng ” Dù ai ngon ngọt nuông chiều cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu…”. Ông Trường Chinh (Sóng Hồng), nếu tôi nhớ không nhầm cũng từng có câu : ” Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ. Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”. Theo tôi, Những câu thơ này của Phùng Quán và Trường Chinh có giá trị thời đại rất cao, vì nói lên được bản lĩnh và tâm huyết người cầm bút. Không biết, Hội Nhà Văn VN có cho dịch ra nhiều thứ tiếng để gửi đến các văn nghệ sỹ đang phải sống trong những chế độ độc tài, phản dân chủ tại Hội nghị giới thiệu văn học VN ra nước ngoài vừa qua, hay in ra hàng ngàn bản cho bóng bay gửi lên kính cáo với trời đất, sông núi nước mình trong Ngày “Đại lễ thơ VN” hoành tráng rằm tháng Giêng Canh Dần vừa rồi ? Nhân đây xin nhắc lại một chuyện nhỏ. Trong một hội thảo ở Nha Trang về phát triển nông nghiệp của một tỉnh miền Trung hồi cuối thập niên 1980. Giờ giải lao, cánh nhà báo tụ tập ở hành lang, to nhỏ bàn chuyện trên giời, dưới đất, chuyện dân dã, chuyện triều đình … Anh Bốn T, tuy là một cán bộ chủ chốt của tỉnh PY, nhưng tỏ ra rất bình dân với cánh phóng viên, cũng đến góp chuyện. Chuyện trò một hồi, bỗng anh trầm ngâm giây lát rồi phán một câu xanh rờn : ” Đúng là cánh nhà văn, báo chí, văn nghệ sỹ chúng mày, thời nào cũng chống chính quyền …”. Lập tức một đồng nghiệp trong chúng tôi trả lời ngay : ” Anh Bốn nhầm rồi ! Không phải chống chính quyền mà là chống cường quyền. Thời nào những người cầm bút cũng chống lại cường quyền …”. Tất cả chúng tôi cùng cười vang tán thưởng.
Lẽ thường người cầm bút (nhà thơ, nhà văn v.v…) không thể làm điều ác, điều thất đức và càng không thể dùng ngòi bút để bảo vệ cái ác. Những nhà văn, nhà thơ nào còn coi CNCS là lý tưởng của đời mình , chắc càng không thể quên lời giáo huấn của cụ Kar.Max, rằng ” Chỉ có loài súc vật mới quay lưng lại với số phận người khác …”. Đến nay, ai cũng biết, “cải cách ruộng đất” từng được coi là ” cuộc cách mạng long trời lở đất”, là một đại họa đối với nông dân và nông thôn nước ta hồi giữa thập niên 1950. Vì thế, tôi không thể tin câu thơ đầy máu lạnh sau đây lại phát ra từ con tim của Xuân Diệu – một nhà thơ tình :
“Thắp đuốc cho sáng khắp đường
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay
Lôi cổ chúng nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống đọa đầy chết thôi”
Các nhà lý luận đã chia nền văn học nước ta theo từng giai đoạn, hoặc theo dòng này, dòng kia. Với riêng tôi, “Dòng hiện thực” (trước 1945) với những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố; Nguyễn Công Hoan; Vũ Trọng Phụng ; Nam Cao v.v…là sáng giá nhất. Tác phẩm của các ông, chứng tích bằng văn học của một thời khốn nạn sẽ còn mãi với thời gian và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm của các ông, cho đến nay hình như vẫn còn đó :
“Đã rằng Bá Kiến hết rồi
Mà sao anh Chí ba đời còn đây ?” (*)
Rõ ràng, trong đêm đen của “Tắt đèn”, trong hũ nút của “Bước đường cùng”, trong nhốn nháo, tha hóa, giả dối, đĩ điếm, lừa phỉnh, bịp bợp, mị dân, đạo đức giả … của “Số đỏ”, thời kỳ văn học này vẫn sản sinh được cho hậu thế những tên tuổi gắn liền với NHÂN CÁCH LỚN CỦA NGƯỜI CẦM BÚT.
Từng có người nói rất đúng rằng, nhà văn, nhà thơ là do “Tổ chức Trời” phân công. Thực ra là trời bắt “tội”, trời hành xác họ. Còn họ thì tự nguyện cho cái sự bắt tội và hành xác đó. Thế thì thì khuynh hướng sáng tác, quyền sáng tác phải thuộc về chủ thể sáng tạo là họ. Vậy tại sao cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước, Nguyễn Minh Châu phải viết “lời ai điếu” cho một thời kỳ văn học? Có lẽ theo ông đó là thời “tụng ca,minh họa”. Nếu đúng vậy, thì thành tựu của thời kỳ này giá trị thế nào, hoành tráng đến đâu, có lợi cho ai, gây hại cho cái gì, đã được thời gian sàng lọc, trả lời rồi. Mọi người đều biết cả. Thiển nghĩ, dù Nguyễn Minh Châu không viết lời “ai điếu” thì những sản phẩm tụng ca, minh họa rẻ tiền một thời kiểu như … kiểu như … cũng sẽ lần lượt chết ngóm. Có những tên tuổi từng là trụ cột của nền văn học, nghệ thuật một thời như ông nhà văn Nguyễn Khải, đến cuối đời mới giật mình “Đi tìm cái tôi đã mất”, như ông nhạc sỹ Tô Hải mới cay đắng nhận ra mình là “một thằng hèn” (cho dù là trường hợp “thằng hèn” của ông Tô Hải đang và sẽ được lớp hậu sinh kính trọng), thì cũng là quá muộn. Lấy ngay ví dụ về tác phẩm “Tầm nhìn xa” minh họa, tụng ca cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp của Nguyễn Khải. Không biết ông nhà văn này có “tầm nhìn” xa cỡ nào, được mấy tấc, mấy thước, mà ngay hồi ấy trong dân gian đã có vè chửi cái mô hình hợp tác xã nông nghiệp “thằng còng làm, thằng ngay ăn” này rồi. Thôi thì “gặp thời thế, thế thời phải thế”, vì niêu cơm, vì mấy đấu gạo mà phải tụng ca, minh họa, còn cho là tạm thông cảm được. Nhưng đến cái sự văn “nô” hướng thượng, sun xoe, tới mức có cả một câu cửa miệng của người đời ” thằng đéo lào mà lịnh thế ?”, thì không biết còn có nền văn học thời hiện đại nào của nhân loại trên hành tinh này, nảy nòi ra được những văn sỹ như thế ? Vâng ! trăm năm bia đá cũng phải mòn . Nhưng những câu thơ “lịnh” mà tôi dẫn ra dưới đây của ông Tố Hữu, thì không biết đến kiếp nào “bia miệng” thế gian mới hết nói lời xấu hổ ? Quả thật, bất cứ người Việt Nam nào có lòng tự trọng với nguồn cội con Rồng cháu Tiên của mình, đều cảm thấy bị xúc phạm, khi phải lướt mắt thôi ( đọc lên là nhục lắm, xấu hổ lắm).
Lúc Stalin chưa chết và rất có thể ông ta vừa ký chưa ráo mực những sắc lệnh khủng khiếp, khiến hàng chục ngàn người vô tội bị khủng bố, bị sát hại, hoặc bị đưa đi lưu đày ở Xibêri ( trong đó có cả những văn nghệ sỹ nổi tiếng, sau này được nhận giải Nô ben). Chính Tổng thống Nga Putin cũng phải thừa nhận, rằng ” Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó”. Vậy mà, không biết xuất phát từ tình cảm gì Tố Hữu, một nhà thơ của cách mạng lại có mấy câu thơ hướng thượng, nghe vong bản đến buồn nôn là : ” yêu biết mấy nghe con tập nói, tiếng đầu đời con gọi Stalin”. Còn khi Stalin chết, không biết có họ hàng hang hốc gì với ông ta không mà Tố Hữu, một người Việt Nam (chắc chắn là chưa hề được gặp Stalin) đã có thơ khóc với theo quan tài cách cả hàng ngàn cây số đường chim bay, bằng những lời đại bất hiếu với người ruột thịt trực hệ của mình, thế này: ” Thương cha, thương mẹ, thương chồng. Thương mình thương một, thương ông thương mười”. Ôi! Lời thơ khóc mới thê lương, thảm thiết làm sao, nếu át được tiếng phèng la, tiếng nhạc chói tai, nhức óc của đội kèn đồng đưa đám, để Stalin nghe thấy, chắc “ngài” cũng thấy nhột, phải lập tức bật nắp quan tài ngồi dậy, mà rằng ” thằng đéo nào ở đâu mà lịnh thế !”.
Khoảng thời gian 1985 – 1990, bắt đầu xuất hiện và sau đó người ta nói nhiều đến hai từ “cởi trói”. Nào là, cởi trói cho nền kinh tế; cởi trói cho nông dân, cởi trói cho … v.v. Và, văn nghệ đã mừng húm vì cũng được “ban” cho hai từ “cở trói” này. Câu hỏi đặt ra là, ai đã “trói” văn nghệ ? “Trói” bằng cái gì ? Trả lời ư ! Ai cũng trả lời được, nhưng không ai trả lời. Lại cũng không ai muốn/dám trả lời cái mà mình có thể trả lời. Bi kịch thế đấy. Nhưng cũng có người phán tỉnh queo, rằng “có ai trói các anh đâu ! Tự các anh trói mình, rồi còn “trói” lẫn nhau đấy chứ ?”. Thế là thành bi, hài kịch. Than ôi! Có lẽ, chung quy cũng tại bởi cái tư duy văn “nô” của cái sự văn “nô”.
Tôi đã mang tất cả những “tản mạn” nói trên trao đổi với một bạn viết. Sau giây phút trầm ngâm, ông bảo ” Ừ ! kể cũng phải. Tiên trách kỷ hậu trách nhân, cái mình nghĩ trong đầu thì cường quyền, thời thế đéo nào “trói” được…. Chẳng qua là mình cứ tự huyễn hoặc mình, tự lừa mình, rồi lại mang cái sự lừa ấy để lừa nhân dân mình. Thế là giả dối, là khốn nạn, là lưu manh đấy ! “. Nghe ông nói, tôi giật mình nhớ đến bài thơ “Bi kịch hót” của anh Bùi Minh Quốc :
Tưởng bay ngàn dặm thơ
Hóa vòng vo nhảy nhót
Giữa cái lồng rất to
Tự đan bằng tiếng hót.
Bài thơ chỉ có mấy dòng mà cứa vào ta bao nỗi xót sa, cười ra nước mắt, thương cho con chim không tự biết rằng, nó đang “hót” theo, nhảy nhót theo, nhại theo lời ca và cái vũ điệu lăng nhăng, bát nháo, vô cảm của một thằng hề./.
(*) Thơ – Nguyễn Chính
Từ “Kẻ ám sát cánh đồng” đến “Chuyện làng Nhô”,
một sự lưu manh tột cùng của những kẻ bồi bút văn nô
Đỗ Trường

Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…
Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham. Để có kinh phí lên trung ương kiện cáo, ông cùng dân làng lập ra đội tự quản 447, bán vé, thu tiền chợ. Tuy nhiên, những lời kêu cứu, sự chờ đợi ấy của dân làng vẫn không có lời hồi đáp.
Trước sự trả thù ngày càng điên cuồng không chỉ bằng lực lượng công an, mà còn cả bọn côn đồ của chính quyền, buộc ông Khải và người dân làng Lạc Nhuế lập lũy chống trả, một cách sinh tử. Sự trả thù một cách đê hèn lên đến đỉnh điểm, khi bọn quan tham thuê hai tên côn đồ lẻn vào làng định giết ông Trịnh Văn Khải bằng thuốc độc. Nhưng chưa kịp hành động cả hai đã bị bắt. Dân làng căm phẫn và hành quyết hai tên côn đồ tại chỗ, trước sự can ngăn của ông Khải.
Và đó cũng chính là cái cớ để chính quyền quan tham huy động hàng trăm cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất tấn công vào làng. Ông Trịnh Văn Khải và hàng chục người dân bị bắt đi. Sau đó, ông Khải bị tử hình, và hai người dân bị đánh chết trong tù. Rồi đến con trai ông Khải cũng bị bọn quan tham thuê côn đồ giết, bằng cách gây tai nạn giao thông.
Nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Để che lấp tội lỗi, bọn quan tham đã thuê những tên đồ tể truyền thông truyền hình và cả nhưng tên bồi bút như Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến… bóp méo sự thật, đánh lừa dư luận dân chúng…
Ực liền tù tì mấy ly, rồi dừng lại giây lát, hắn quay sang tôi bảo, nếu không tin, ông có thể tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng của tên an ninh Nguyễn Quang Thiều, và kịch bản phim Chuyện Làng Nhô do văn nô Phạm Ngọc Tiến chuyển thể, đọc sẽ rõ.
Chờ cho sự xúc động của hắn dịu xuống, tôi hỏi: Ông chứng kiến những việc đó? Hắn bảo, không chỉ chứng kiến, mà còn là một trong những thanh niên cùng dân làng lập lũy chiến đấu chống lại bọn quan tham từ đầu đến cuối. Không hiểu sao lúc đó tôi thoát được, trốn vào Nam, vay mượn tiền bạc, đổi tên thay họ tìm đường sang Nga, rồi Balan, để lúc này cùng uống rượu với ông đây.
Có lẽ, chưa tin hẳn lời cái gã Balan này, nên hôm rồi, tôi gọi điện hỏi người bạn thời trung học, ở Sở công an Hà Nam. Dù làm bộ phận hành chính và đã về hưu, nhưng hắn vẫn nhớ khá rành rọt về vụ việc ở Lạc Nhuế (Làng Nhô). Tuy một vài chi tiết nhỏ hơi khác với lời kể của gã Balan, nhưng nhìn chung diễn biến và bản chất sự việc, con người hoàn toàn trùng khớp nhau.
Và lời kể thêm của ông bạn cựu cảnh sát này, đã cho tôi động lực đi tìm cuốn Kẻ Ám Sát Cánh Đồng, cũng như kịch bản Chuyện Làng Nhô để đọc. Tuy nhiên, tôi chỉ tìm thấy kịch bản Chuyện Làng Nhô của Phạm Ngọc Tiến. Và bìa cuốn kịch bản này in chung tên tác giả Nguyễn Quang Thiều và Phạm Ngọc Tiến.

Có thể nói, Chuyện Làng Nhô là kịch bản mang nặng tính chính trị tuyên truyền. Vụ việc và con người hoàn toàn trái ngược với sự thật những gì đã diễn ra ở làng Lạc Nhuế. Nếu người thủ lĩnh nông dân Trịnh Văn Khải ngoài đời trí thức, hiền lành hết lòng vì vợ con gia đình, làng xóm bao nhiêu, thì Trịnh Khả của Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến hiện lên như một lục lâm thảo khấu, ranh ma lừa lọc, đầm đĩ, đểu cáng bấy nhiêu. Và sự lưu manh, bỉ ổi đê hèn của của những quan tham, với đám tay sai, côn đồ trong Chuyện Làng Nhô đã được hai ông văn nô, bồi bút này miêu tả hiền lương, xả thân cứu người, giúp dân một cách vô cùng dũng cảm.
Đã hơn một lần, nhà văn Võ Thị Hảo nói với tôi: Phim, truyện của những kẻ văn nô thiếu nhân cách này, không đáng để bình luận, phân tích. Tuy không cực đoan như chị, nhưng tôi cũng không đi vào cái hay dở nghệ thuật viết truyện, hay kịch bản phim của Nguyễn Quang Thiều, và Phạm Ngọc Tiến. Mà tôi chỉ đi sâu tìm hiểu mục đích, nguyên nhân nào họ phải úp mặt, xoay bút đứng về phía cường hào thống trị, đẩy những người nông dân cùng khổ đến đường cùng như vậy.
Theo nhà sách Phương Nam, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã về tận nơi, (tức làng Nhô) tìm hiểu sự việc, lấy tài liệu, gặp gỡ trò chuyện với những người thực trong biến cố đó, và anh soi chiếu nó bằng cái nhìn văn học.
Như vậy, có nghĩa Nguyễn Quang Thiều đã biết được sự thật những gì đã xảy ra ở Làng Nhô. Nhưng cái kính chiếu yêu của văn học này, làm ngòi bút Nguyễn Quang Thiều đảo ngược lại chăng?
Vâng! Dù có che đậy bằng những tiểu thuyết, sáng tạo văn học hay gì gì đi chăng nữa, trước sau nó cũng lộ nguyên hình sự dối trá, lưu manh trắng trợn nhất của kẻ cầm bút, dưới lăng kính méo mó dẫn dắt chỉ đường của Ban tuyên giáo, an ninh mật vụ và cả tiền bạc của những đám quan tham. Là một nhà văn còn một chút tự trọng có lẽ, không ai bán nhân phẩm, lương tâm của mình như vậy. Nhưng Nguyễn Quang Thiều xuất thân từ gia đình cảnh sát, và bản thân cũng là một an ninh được đào tạo cơ bản ở trong cũng như ngoài nước. Do vậy, Nguyễn Quang Thiều phải bảo vệ chế độ, bảo vệ con đường công danh cũng như miếng cơm manh áo của mình là lẽ đương nhiên thôi.
Phải nói thẳng, Chuyện Làng Nhô (Lạc Nhuế) xảy ra đã trên hai chục năm, khi chưa có FB, dân trí và internet chưa phát triển, sự lưu manh dối trá này ít nhiều mang lại hiệu quả. Còn vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức Hà Nội hiện nay có cho ăn mật gấu, các thêm cái ghế Chủ tịch hội nhà văn, Nguyễn Quang Thiều và Phạm NgọcTiến cũng không dám viết Chuyện Làng Nhô thứ hai.

Trước đây, đôi khi tôi có đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều, nhưng dường như ít có bài đọc trọn vẹn. Thơ Thiều thường rối rắm, tối thui về ngữ nghĩa. Một thứ thơ méo mó, đọc không để hiểu. Hôm rồi được mời đến dự buổi âm nhạc và thi ca ở gần thành phố tôi cư ngụ, thấy có bác nhà thơ cộng đồng khá quen, lên đọc bài thơ “Lịch sử tấm thảm Thổ Nhĩ Kỳ” của Nguyễn Quang Thiều rất hùng hồn. Chẳng biết, có ai hiểu gì hay không, nhưng khán phòng cứ vỗ tay ầm ầm, khi bài thơ kết thúc. Lát sau, nhìn thấy tôi, bác đến chào. Tôi hỏi, sao bác không đọc thơ của mình, mà đọc thơ của Nguyễn Quang Thiều vậy. Bác cười bảo, đọc thơ của mình nhiều rồi, hôm nay thay đổi không khí chút. Tôi rút tờ giấy in bài thơ còn găm trên túi áo của bác ấy, hỏi, thế bác có hiểu bài thơ này không. Bác nhà thơ này lắc đầu: Thấy mọi người khen hay thì đọc vậy thôi.
Thành thật mà nói, Nguyễn Quang Thiều có tài năng viết báo, viết văn thông tấn như đàn anh Trung tướng an ninh Nguyễn Hữu Ước, hoặc những tản văn trải thật lòng mình về đất và con người. Còn những cuốn sách tuyên truyền dạng Kẻ Ám Sát Cánh đồng dù có được công kênh, nhưng nó chỉ là những trang viết chết.
Và cũng như Phạm Ngọc Tiến đã bán linh hồn bằng thứ danh hão, Nguyễn Quang Thiều dù có ngoi lên giám đốc nhà xuất bản, hay Chủ tịch hội nhà văn đi chăng nữa, thì vết ô nhục Chuyện Làng Nhô không bao giờ rửa sạch.
Leipzig ngày 24-4-2017
Đỗ Trường
http://vannghecuocsong.com/news/Van/Tu-ke-am-sat-canh-dong-den-chuyen-lang-Nho-mot-su-luu-manh-tot-cung-cua-nhung-ke-boi-but-van-no-2304/
Hai bức thư ngỏ của Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Quang Thiều
.jpg)
Trần Mạnh Hảo
Thư ngỏ của thường dân Trần Mạnh Hảo:
KÍNH GỬI ÔNG PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆP VIỆN TRƯỞNG VIỆN VĂN HỌC
Kính thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng
Ông Viện trưởng kính mến,
Tôi tên là Trần Mạnh Hảo, quê Nam Định, sống tại Sài Gòn, tuổi đời thuộc lứa U70, viết văn làm thơ, viết phê bình văn học vô luồng (không ở trong luồng cũng không ở ngoài luồng – vô lề :không ở trong lề phải mà cũng không ngoài lề trái) xin thưa cùng ông mấy việc như sau :
Việc thứ nhất : về tên gọi của cơ quan ông đang làm thủ trưởng : VIỆN VĂN HỌC
Thưa ông, theo thiển nghĩ của chúng tôi, gọi Viện Văn học là danh không chính nên ngôn không thuận, ngôn không thuận thì việc không thành ( lời Đức Khổng Phu tử)
Có lẽ những ai đặt tên cho cơ quan ông, một cơ quan nghiên cứu lý luận phê bình văn học là VIỆN VĂN HỌC thực sự đã không rành rẽ tiếng Việt. Chưa ở đâu như ở cơ quan ông lại có nhiều người mang học vị tiến sĩ và học hàm giáo sư văn học như thế mà lại dốt tiếng Việt đến như thế. Có lẽ các vị PGS.TS, GS.TS nhiều như …thế chưa bao giờ mở từ điển ra coi xem từ VĂN HỌC nghĩa là thế nào ?
Chúng tôi xin tra từ điển dùm ông nhé : “ VĂN HỌC dt.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, xây dựng hình tượng để phản ánh hiện thực : văn học dân gian-tác phẩm văn học-nghiên cứu văn học” ( trang 1796, Đại từ điển Tiếng Việt. NXB Văn hóa thông tin 1999).
Theo định nghĩa từ VĂN HỌC này, nội hàm của nó quy định phần lớn nghĩa của từ chỉ việc sáng tác văn học, sau rốt mới có tí ti : nghiên cứu văn học mà thôi.
Vậy, việc gọi tên cho một Viện chuyên môn làm nghiên cứu lý luận phê bình văn học là VIỆN VĂN HỌC là không chính danh, là các ông, xin lỗi rất dốt tiếng Việt. Khi đã dốt tiếng Việt cỡ thế này, thì làm sao các ông có khả năng nghiên cứu văn học đây ?
Nhớ thời hai vị tiền bối : GS. Đặng Thái Mai làm Viện trưởng và nhà văn, nhà phê bình Hoài Thanh làm viện phó Viện mang tên rất đúng tiếng Việt là VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC.
Xin ông vì danh dự chung của giới cầm bút mà kịp thời bỏ cái tên KHÔNG CHÍNH DANH = VIỆN VĂN HỌC đi để thay bằng tên ngày trước là VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC, không Tầu nó ngó thấy sẽ cười vào mũi dân Việt Nam mà rằng : dốt thế này thì để cho NGỘ dùng lưỡi bò liếm mẹ nó nước NỊ đi cho khuất mắt.
Việc thứ hai chúng tôi xin thưa với ông là chuyện ông làm thành viên ban giám khảo cuộc thi thơ Làng Chùa, cùng với toàn Ban Giám khảo ( có cả ông phó chủ tịch Hội Nhà Văn VN Nguyễn Quang Thiều) đã cho một trường ca có tên “ Nơi ngày đông gió thổi” của tác giả Đinh Thị Như Thúy giải nhất, mà blog Văn chương+ đã tường thuật như sau :
“NHÀ THƠ ĐINH THỊ NHƯ THÚY – TRẠNG NGUYÊN GIẢI THƯỞNG THƠ LÀNG CHÙA VÀ TRƯỜNG CA “NƠI NGÀY ĐÔNG GIÓ THỔI”
Vừa ẵm giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Đinh Thị Như Thúy lại chơi thêm cái giải trạng nguyên thơ làng Chùa nữa. Nhưng là làng thơ được cả nước biết tên tuổi. Quả là phúc trùng lai. Cái làng này lạ, tổ chức thi thơ mà đến cả Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Nguyễn Quang Thiều về làm thư ký thơ làng.
Ban Giám Khảo thì toàn cây đa, cây đề như Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp, Phó GĐ Nxb Hội Nhà văn Trần Quang Quý, nhà thơ Mai Văn Phấn, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội – Dương Kiều Minh, rồi nhà thơ Y Phương… nhìn vào BGK mà suy ra kết quả giải thưởng cuộc thi. Giải làng mà quy tụ được quá nhiều anh hùng và giai nhân về chơi hội. Sáng nay 9h ngày 17/3/2012, tại Làng Chùa, Sơn Công, Ứng Hòa, Hà Nội diễn ra Lễ trao giải thơ rất độc đáo này. Trân trọng giới thiệu, bài thơ đoạt giải nhất của nhà thơ Đinh Thị Như Thúy với bạn đọc. (Văn chương +)”
http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/03/nha-tho-inh-thi-nhu-thuy-trang-nguyen.html
Tạp chí nhà văn đã in lại lời tuyên dương có cánh ca ngợi hết lời “ Nơi ngày đông gió thổi” của ông, PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng viện văn học như sau :
“Nơi ngày đông gió thổi”… có sự kết hợp hài hòa giữa thực và ảo, giữa hơi thở thao thiết của tình yêu và hạnh phúc, cô đơn và đau khổ… Hấp lực thơ Đinh Thị Như Thúy không nằm ở những cách tân táo bạo, những cách nói gây sốc mà là sự trường sức và phóng khoáng của một trường liên tưởng mạnh với nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và đầy nữ tính…
http://tapchinhavan.vn/news/Tin-tuc-Su-kien/Trao-gia-cuoc-thi-Tho-ca-va-nguon-coi-lan-thu-II-1117/
Chúng tôi đã vào công cụ tìm kiếmhttp://google.com đánh tên “ Nơi ngày đông gió thổi- Tiền Vệ” tìm thấy bài thơ này dài đến nỗi tôi đã đọc trong bốn tiếng đồng hồ mới hết. Chúng tôi thấy “ Nơi ngày đông gió thổi” không phải là thơ mà là một bài văn xuôi huyên thuyên dễ dãi viết không chuẩn tiếng Việt.
Chúng tôi mong ông và các ông trong ban giám khảo giải thơ Làng Chùa, cùng các PGS.TS va các GS.TS nơi Viện ông hãy thương lấy chúng tôi cùng mà viết bài lên báo phân tích vì sao một bài thơ nhạt nhẽo và dở cỡ nhất thế giới như thế lại được các ông vinh danh thành trạng nguyên thơ Làng Chùa ? Chúng tôi sẵn sàng tranh luận với cả Viện của ông và cả Hội của ông Thiều.
Nếu các ông cứ im lặng không trả lời yêu cầu này của tôi thì việc trao giải thơ Làng Chùa này đích thị là việc treo đầu dê bán thịt chó, đánh lừa giới văn học cả nước, làm sai lạc thẩm mỹ thơ lớp trẻ, gây đại họa cho văn học Việt Nam. Và như thế, ông Viện trưởng sẽ bị mang tiếng mãi là người không hề biết tí ti gì về văn học, không có thẩm mỹ thi ca chân chính, sao lại làm Viện trưởng Viện Văn học được ?
Việc thứ ba là chuyện Viên Văn học của ông chuẩn bị hội thảo : ““Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại”
Nhân dịp “Châu thổ”, thơ tuyển lần thứ nhất của tác giả Nguyễn Quang Thiều được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, Viện Văn học tổ chức Tọa đàm khoa học “Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại”. Qua trường hợp thơ Nguyễn Quang Thiều, tọa đàm hướng đến việc tìm hiểu và định giá thơ ca của Nguyễn Quang Thiều như một tiếng nói đại diện của thế hệ nhà thơ sau 1975 trong bối cảnh của quá trình đổi mới thơ Việt Nam đương đại”
http://www.vienvanhoc.org.vn/
Chúng tôi thấy thơ ông Nguyễn Quang Thiều viết rất dễ dãi, tào lao, nếu chọn cho ông này năm bài thơ hay để vào tuyển thơ hay e rằng không có. Xin ông xem bài viết của chúng tôi về thơ ông Nguyễn Quang Thiều: “Về trường phái thơ “TÂN…CON CÓC” của Nguyễn Quang Thiều”, hãy đánh tiêu đề này vào công cụ tìm kiếm http://google.comđể tìm sẽ thấy ít nhất 50 web và blog có in bài này.
Vừa qua, chúng tôi có viết bài phê bình thơ ông Nguyễn Quang Thiều và một số nhà thơ cùng trường phái thơ “ Tân…con cóc”. Ông Thiều không tranh luận lại mà lên mạng Internet chửi chúng tôi như một ả mất gà rằng :
“Ông Hảo có viết thơ thì chắc không phải là kẻ ác độc đến tận cùng. Nhưng ông ấy là kẻ vô phúc. Kẻ vô phúc thì đáng thương hơn là đáng giận con ạ. Chắc thể nào trước khi chết, ông ấy sẽ nhận ra điều đó. “…“làm điều bẩn thỉu”
“Nhưng với những gì anh viết về tôi ( tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của tôi ) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và bỉ ổi.”…Ký tên Nguyễn Quang Thiều.”
http://vannghecuocsong.com/news/Tin-tuc/Nha-tho-Nguyen-Quang-Thieu-Pho-chu-tich-HNV-Viet-Nam-chui-nha-tho-Tran-Manh-Hao-408/
Một người làm thơ dở khi bị phê bình chửi người khác là “Thằng đê tiện và bỉ ổi” kiểu ông Nguyễn Quang Thiều chửi chúng tôi như trên, trong lịch sử văn học nước nhà chắc chưa ai dám hành xử kiểu này ? Một người có nhân cách và hành vi đầu đường xó chợ như thế này, người đó có xứng làm phó chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam hay không, có xứng được Viện Văn học của ông vinh danh bằng một cuộc hội thảo sang trọng đến thế hay không, thưa ông PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp ?
Mấy yêu cầu nhỏ nhoi của tôi mong ông trả lời, cốt là để giữ danh dự cho ông và nền văn học nước nhà hầu như đang bị bọn đầu cơ …thao túng, nhằm kết liễu nền văn chương đương đại Việt Nam.
Kính chúc ông và gia đình mạnh khỏe
Trân trọng kính chào ông :
Thường dân : Trần Mạnh Hảo
Sài Gòn ngày 20-6-2012
TMH
http://vanchuongplusvn.blogspot.com/2012/06/tran-manh-hao-kinh-thua-kinh-men-ve-toa.html

Nguyễn Quang Thiều
Hà Đông, 14.06.2012
Gửi anh Trần Mạnh Hảo,
Tôi nhắn tin cho anh, không thấy anh trả lời. Bởi vậy tôi viết mấy dòng gửi anh.
Thư này tôi chỉ đề cập đến hai điều anh viết liên quan đến làng Chùa của tôi và đến cá nhân tôi. Tất nhiên những gì anh chửi thơ tôi từ năm 1994 đến nay, tôi không bao giờ bàn luận với anh. Chẳng lẽ tôi lại chửi lại anh. Vì như thế thật vô học. Chắc anh hiểu tại sao tôi dùng chữ CHỬI khi nói về những bài viết của anh.
Điều thứ nhất: Anh đã dè bỉu và xúc phạm cuộc thi thơ do những người nông dân làng tôi tổ chức. Cuộc thi này là lời kêu gọi những người Việt Nam nhớ về nguồn cội của mình thông qua một thể loại văn học mà người Việt Nam yêu thích : đó là thơ ca, khi ngày càng nhiều hơn những kẻ vô ơn và vô học với cố hương, tổ tiên, ông bà, cha mẹ và đồng loại của mình. Vì là nông dân nên họ đã mời những người có hiểu biết thơ ca giúp họ chấm giải. Và tôi được họ phân công làm thư ký giúp việc cho họ và cho những người chấm giải. Làng Chùa của tôi đã yêu thơ, làm thơ và tổ chức các cuộc thi thơ ở nhiều hình thức có lẽ đã hơn hai thế kỷ này rồi. Tôi đã đọc cho những người nông dân làng tôi nghe những gì anh viết về cuộc thi thơ hay nói cách khác là lời kêu gọi tình yêu quê hương, tình yêu con người. Nếu anh là kẻ có đọc về việc tổ chức cuộc thi đó, anh sẽ không mù lòa để mà không nhận ra tính nhân văn của nó. Ở đây, không ai tuyên xưng Trạng nguyên hay Bảng nhãn… cả.
Sau khi nghe những gì anh viết, những người nông dân làng tôi sợ tôi cả giận mất khôn mà dặn rằng : Con không được viết bất cứ bài báo nào chửi lại ông ấy. Làng ta ngèo và học hành không nhiều nhưng không được làm điều vô học. Ông Hảo có viết thơ thì chắc không phải là kẻ ác độc đến tận cùng. Nhưng ông ấy là kẻ vô phúc. Kẻ vô phúc thì đáng thương hơn là đáng giận con ạ. Chắc thể nào trước khi chết, ông ấy sẽ nhận ra điều đó.
Những người nông dân yêu thơ và thích làm thơ làng tôi nhờ tôi nhắn tới anh một câu. Đó là một trong hàng trăm câu nói của những người làng Chùa : Một chữ mà có ÂN thì nở hoa, vạn chữ chỉ có OÁN thì sinh sâu bọ.
Điều thứ hai : Anh viết tôi là Công an cài vào Hội nhà văn và để rồi chiếm Hội nhà văn. Anh đã vu khống tôi và có thể gây cho bạn bè tôi và bạn đọc những hiểu lầm tệ hại về tôi. Nếu là người còn một chút nhân cách thì không bao giờ làm điều bẩn thỉu ấy. Vì lời dạy của những người nông dân làng tôi, tôi không bao giờ nói lại anh trên báo chí hay các trang mạng cho dù như thế sẽ có không ít những người hiểu sai về tôi. Nhưng với những gì anh viết về tôi ( tôi xin nhấn mạnh: không liên quan đến thơ ca của tôi ) tôi chỉ còn biết nói với anh một câu duy nhất: anh là một thẳng đê tiện và bỉ ổi.
Nguyễn Quang Thiều
http://vannghecuocsong.com/news/Tin-tuc/Nha-tho-Nguyen-Quang-Thieu-Pho-chu-tich-HNV-Viet-Nam-chui-nha-tho-Tran-Manh-Hao-408/
Họa văn nô.
Người khôn:
Đưa gạo để kẻ khác đánh giặc thay dân mình.
Đứa ngu:
Xin viện trợ đánh giết anh em cho tận diệt.
Nhân sĩ:
Không được nói thật, thì không nói.
Văn nô:
Có ăn, nói gì cũng nói. Hả họng cho lớn mà táp.
Tai họa lớn của đất nước. Lịch sử ghi lại:
Họa văn nô.
Cái họa nầy có kẻ gây ra, đến gần chết nói lại cho con cháu họ biết. Có kẻ ngậm tăm đi luôn vì nghĩ con cháu còn trên đời núp tài văn nô của mình, sống thêm một vài kiếp thú vật mà an thân. Cũng không ít kẻ trí trá, cảm nhận ra cái nguy, gần tàn hơi, bày trò giác ngộ, may ra con cháu sau nầy khỏi họa truy văn nô.
Thử điểm sơ qua vài vị:
Nguyễn Tuân. Gần đất xa Bác Hồ đến nơi: Sống với chế độ Cộng Sản, không hèn làm sao tồn tại.
Tô Hoài. Nói tội một thời máu đổ, dân lầm than: Chuyện 3 người khác. Còn nhà văn như ông ta vô can.
Bùi Tín. Ai bậy cứ bậy, Bác Hồ với tướng Giáp : Sáng suốt anh dũng muôn năm muôn năm.
Chế Lan Viên. Cuối đời nhìn lại. Ai sai gì sai, tui không sai. Chim báo bão, chớ Viên đâu có làm nát tan cả văn hóa dân Việt nầy.
Đào Hiếu. Tui đi Lạc Đường thôi, đi lại mấy hồi. Đâu có đi sai đường, nói bậy cho cả dân tộc nầy lầm than khổ ải vì cái tài văn nô của Hiếu lúc đang hiếu với đảng.
Nguyễn Khải. Tìm lại cái tôi đã mất, lúc nhắm mắt quay cu đơ. Còn thiên hạ mất gì từ cái tài văn nô bồi bút sinh tiền của ông. Mặc xác. Chết rồi nói lấy cảm tình với ai từng đọc của ông. Nguyên nhân chính phớt lờ.
Còn nhiều bác văn nô nữa, kể ra chỉ có lấy trúc trên rừng làm bút, lấy bao xốp nylon gói thức ăn làm giấy, liệt kê mới hết. (Giả giọng của mấy bác nô hồi chiếm miền nam kể tội ác dân Nam Bộ đó.)
Nhưng tổng kết mấy bác có một điểm chung: Nhóng coi ấm lạnh của trung ương đang thế nào. Coi vé mua tàu suốt về với ông bà ông vải gần tới ngày chưa. Khi đó mới viết hay công bố..láo một bài Phản Tỉnh, trần tình. Coi như xóa bao nhiêu lời hoa bướm, câu khích tướng đẩy đám thanh niên thanh nữ ngây thơ như Đặng Thùy Trâm, vất bỏ đời thanh xuân lao vô chết xuẩn ngốc. Giờ mấy bác hối hận, lầm đường, lạc lối. Hạng yểu mạng như đám ngây khờ nầy, có đội mồ sống dậy. Đòi mạng bọn bồi bút văn nô được đâu. Sợ gì không làm một bài giả phản tỉnh tinh vi.
Nếu Thuỳ Trâm còn sống thì cũng vì yêu nước, thấy họa Tàu Cộng xâm lăng đất Việt lên tiếng phản đối. Thì phận dữ nhiều lành ít, như Điếu Cày Hoàng Hải, Nguyễn Tiến Trung, Tạ Phong Tần, Trần Khải Thanh Thủy… Chớ thấy nhà văn, nhà báo, nhà đài nào lên tiếng binh vực cho họ một câu.
Không một văn sĩ Việt Cộng danh tiếng nào, thời sanh tiền có một lời, một thái độ thiện cảm với anh em cùng giuộc đang lâm cảnh tai họa vì muốn bảo vệ chân lý quê hương.
Thái độ nầy nói lên điều gì với đám văn nô mà Bổn Tiệm hài danh, nhắc tiếng ở trên. Chắc lại mũ ni che tai che luôn mắt mũi họng.
Chế độ nầy sẵn sàng bày ra đủ thứ giải thưởng nâng tầm đám văn nô đực cái, già mén, thành đại văn hào, đại thi hào đất nước. Chứng tỏ tài năng họ là loại hiếm có, nói gì trúng đó. Toàn là lời vàng tiếng ngọc, dân thật thà chỉ biết tin theo; chớ đâu lềnh đường đặc chợ như rác vụn cá ươn.
Vậy tại sao mọi biến động của cuôc sống, của xã hội qua mắt qua tai họ bàng quan, không khác người mù câm điếc ?. Đợi khi gần đất xa trời mới nói vài câu giả trá của kiếp làm bồi ?. Câu hỏi nầy: Mấy bác văn nô hãy tự nghiền ngẫm và hãy tự trả lời với bản thân, với người thân của mình. Bổn Tiệm hỏi vậy thôi, chớ lạ gì chính danh văn nô đã dùng gọi đúng nghề mấy bác.
Phút lâm chung, các oan hồn bị mấy bác khích tướng có đến đòi mạng với mấy bác không ?.
Oan hồn đến nay còn vất vưởng bụi bờ trong nam, có đến đòi mấy bác, dẫn đường cho họ về với gia đình của họ ngoài đó không ?.
Ha
y phải nhờ đám Cảm Xạ được bọn mấy bác dựng đứng là trò láo lếu ?. Cũng lại mấy bác nữa chớ ai vô đây mà chế ra Cảm Xạ với Cảm Lừa.
Bài nầy không khui mồ người chết, mà nhắc kẻ gần chết dọn cho thân họ cái mả cho đúng con người. Dù biết rằng đời người ai không chết. Chuyện mới đây như vụ xịt hơi cay bằng bình xịt tại giáo xứ Thái Hà. Cả đám bồi bút báo đài cứ đổ hết cho giáo dân gây loạn. Nay có cả hình chụp rõ như ban ngày: đám đầu trâu mặt ngựa tụm lại cầm ác khí dở thói côn đồ. Bầy văn nô thấy gì nghĩ gì, nói càn đưa tin bậy; tiếp thêm tội chồng lên đầu con cái các người.
Hay như xưa kia văn nô đã viết bao nhiêu bài báo, cuốn sách gian xảo chuyện có nói không, chuyện không dựng đứng lên như thật. Bằng tài văn chương, cộng thêm quyền độc nhứt được đưa tin.
Đẩy hằng triệu dân bắc vào chỗ chết, mà không đi tới mục tiêu lý tưởng nào. Nay đã có thực sự thấy tội ác giết người lớn nhứt, kinh khủng nhứt và nhiều nhứt. Là do đám bồi bút văn nô đã ra tay từ khởi đầu. Mọi tội ác với dân chính đám văn nô khởi động.
Hãy dừng tay tội ác của các người cho sớm.
Đừng chờ gần chết mới lừa mị lần cuối, vì biết không còn nói giả trá được nữa. Chứ không hề lâm chung hối lỗi, với cách nói không che dấu cái hèn và sự dối trá của mình.
Nói chuyện với bọn cầm bút gây Họa văn nô; thế nầy là nhiều lời lắm rồi.
Hồ Lô Tửu.