Một từ “nhục” và an ninh hàng không có cũng… gần như không!
(Dân trí) - Với hành vi côn đồ của các đối tượng, ngoài vi phạm pháp luật còn mang theo một từ: Nhục! Với cách hành xử của nhân viên an ninh hàng không Thọ Xuân thì có cũng… gần như không!
Theo thông tin từ báo Dân trí, vào chiều ngày 23/11, nhóm đối tượng gồm Phạm Hữu An, Lê Văn Nhị và Lê Trung Dũng (Dũng là con trai của nguyên Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân) đi tiễn người quen ra sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Tại đây, các đối tượng này đã nhờ nhân viên hàng không là chị Lê Thị Giang chụp ảnh, sau đó đề nghị chị Giang chụp chung nhưng đã bị từ chối.
Không được đáp ứng yêu cầu “ghẹo gái”, các đối tượng đã to tiếng chửi bới, hành hung chị Giang. Đối tượng An đã dùng điện thoại đánh vào đầu và tát vào mặt chị Giang, đối tượng Nhị thẳng tay tát vào mặt chị. Những người đến can cũng bị họ hành hung...
Có thể nói, đây là hành vi côn đồ rất đáng xấu hổ. Hình ảnh 3 thanh niên khỏe mạnh, hành hung một phụ nữ không thể nói khác một từ: Nhục!
Song, có ba câu hỏi được dư luận đặt ra.
Thứ nhất, những hình ảnh trong clip cho thấy sự phản ứng chậm chạp, “lờ đờ” của lực lượng an ninh hàng không tại thời điểm đó. Giả sử có sự cố nghiêm trọng xảy ra, với cách hành xử này, liệu họ có đủ năng lực để đảm bảo an toàn cho sân bay, cho hành khách?
Rồi với việc đồng nghiệp bị hành hung mà họ còn hành xử như vậy thì liệu với hành khách, sự việc sẽ thế nào?
Câu hỏi thứ hai, được biết Công an Thanh Hóa đã khởi tố vụ án và như vậy, bước tiếp theo sẽ là khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng…
Thế nhưng trước đó, cơ quan hàng không chỉ đưa ra một hình thức xử lý “nhẹ hều” là cấm bay 01 năm. Tất nhiên, cơ quan hàng không không thể ra lệnh này, lệnh nọ ví như bắt tạm giam chẳng hạn, song họ hoàn toàn có quyền cấm bay nhiều năm, thậm chí cấm vĩnh viễn.
Thứ ba, sự việc chỉ được phát hiện khi clip trên được đăng tải trên mạng xã hội và báo chí. Giả sử không có chuyện đăng tải này, liệu vụ việc trên có được làm rõ hay sẽ bị bỏ qua? Tại sao sân bay Thọ Xuân không trực tiếp báo cho lực lượng công an để xử lý? Có hay không sự “e ngại” bởi trong đó có một đối tượng là con nguyên Chủ tịch UBND huyện này?
Gần đây, hành vi hành hung các nhân viên hàng không cũng như gây rối tại các sân bay ngày càng gia tăng. Đây không phải vụ đầu tiên. Đã từng có những vụ việc tương tự như hành khách đánh nhân viên tại sân bay hay tài xế tắc xi đâm thẳng xe vào nhân viên Đội kiểm soát sân đỗ, thuộc lực lượng An ninh hàng không của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cách đây ít lâu.
Trở lại vụ việc tại Thọ Xuân, Thanh Hóa. Có lẽ cùng với việc xử lý nghiêm hành vi côn đồ của các đối tượng trên, cần phải có hình thức kỉ luật nghiêm khắc với một số cán bộ trong lực lượng an ninh hàng không Thọ Xuân liên quan đến vụ việc này bởi như lời ông Lê Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: “Qua sự việc này có thể thấy lực lượng an ninh hàng không ở sân bay Thọ Xuân phản ứng chưa kịp thời, xử lý thiếu cương quyết, dẫn đến sự việc diễn biến phức tạp hơn”.
Với hành vi côn đồ của các đối tượng, ngoài vi phạm pháp luật còn mang theo một từ: Nhục! Với cách hành xử của nhân viên an ninh hàng không Thọ Xuân thì có cũng… gần như không!
Bùi Hoàng Tám
Giáô dục Xì tin XHCN bện hoạn: Cả trò lẫn cô giáo nhập viện điên loạn
Cấm nhúc nhích : mím môi,
thẳng tay tát vômặt học trò
như trời giáng !
Cách giáo dục thời vượn - ra xứ ngoài "đếm lịch" mệt nghỉ nhe Em
Cô Nguyễn Thị Phương Thủy ở Quảng Bình mấy ngày nay không thiết ăn ngủ, cả gia đình không dám đọc báo, xem tivi.
Sáng 27/11, tại nhà cô Nguyễn Thị Phương Thủy nằm đối diện cổng trường THCS Duy Ninh (xã Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình), nhiều người lui tới hỏi thăm, động viên cô giáo bình tâm sau khi đón chịu hệ quả của hình phạt tát má học sinh. Trong đó có nhiều đồng nghiệp ở trường Duy Ninh, học trò lớp 6.2.
Khuôn mặt hốc hác, mắt sưng húp, nước mắt chực trào, cô giáo 41 tuổi nói mấy ngày nay không thiết ăn uống gì. Bị đình chỉ công tác, cô ở hẳn nhà chứ không thể đi đâu vì sức khỏe yếu, tinh thần không ổn định. Mỗi khi có đoàn yêu cầu làm việc, cô Thủy lại đi bộ từ nhà sang trường.
Biết báo chí, mạng xã hội bàn tán nhiều về sự việc, cả gia đình cô Thủy nghỉ hẳn việc đọc báo, xem tivi và vào mạng. Chồng cô Thủy, là lái xe cho một sở ở TP Đồng Hới, phải xin nghỉ việc ở nhà chăm sóc vợ. Hiện cả gia đình cô Thủy đón chờ kết luận của nhà chức trách, cam kết sẽ nghiêm chỉnh chấp hành.
Cô Nguyễn Thị Phương Thủy đang bị đình chỉ công tác giảng dạy. Ảnh: Hoàng Táo
Cô giáo có 19 năm giảng dạy
Tốt nghiệp ngành sư phạm Toán Lý tại Đại học Quảng Bình, năm 1999 cô Thủy về nhận công tác một năm tại trường THCS Hiền Ninh. Từ năm 2000 đến 2018, cô dạy ở xã vùng biển Hải Ninh, cách nhà khoảng 7 km.
Theo đánh giá của thầy Lê Công Tráng, Hiệu trưởng trường THCS Hải Ninh, cô Thủy hàng năm đạt danh hiệu lao động tiên tiến, riêng một năm nghỉ sinh con nên được xếp loại “hoàn thành nhiệm vụ”. Trong công tác chủ nhiệm, cô giáo dẫn dắt lớp ở mức “bình thường”, “hồ sơ không thấy sai phạm gì”.
Từ đầu năm học 2018-2019, để tiện chăm sóc ba con nhỏ, cô giáo 41 tuổi xin về dạy ở xã nhà và được phân công chủ nhiệm lớp 6.2. Lớp có 27 học sinh, đa số học lực trung bình, nhiều em nghịch ngợm nên thường đứng cuối bảng thi đua toàn trường. Cô Thủy đã đưa ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện của lớp, nhưng chưa hiệu quả.
Trong một tiết sinh hoạt lớp, vì nhiều học sinh chửi thề, cô giáo đưa ra hình phạt em nào vi phạm sẽ bị các bạn tát vào má. “Việc này mới thực hiện được hai tuần cho đến khi bị gia đình học sinh phản ánh”, cô Thủy nói.
Em Nhật đã trở lại trường, vui vẻ và hòa đồng với bạn học. Ảnh: Hoàng Táo
Ngay khi biết em Hoàng Long Nhật bị phạt 230 cái tát, nhập viện điều trị, cô Thủy và gia đình đã nhiều lần đến bệnh viện thăm hỏi, xin lỗi gia đình. Cha ruột của cô giáo đang bị bệnh vẫn nhờ người chở đến tận gia đình phụ huynh xin lỗi.
Phụ huynh của em Nhật đã chấp nhận tha thứ. Khi biết nhà chức trách khởi tố vụ án xảy ra ở trường THCS Duy Ninh, phụ huynh đã đến nhà thăm hỏi, động viên cô giáo. Hai nhà ở cùng xóm, cách nhau không xa.
Sáng cùng ngày, đại tá Đoàn Thanh Tuyên, Trưởng công an huyện Quảng Ninh, cho hay đơn vị đang làm việc khẩn trương để sớm kết luận sự việc, đảm bảo có lý có tình. “Việc phạt tát có được thi hành với em khác không thì chúng tôi sẽ mở rộng điều tra sau”, đại tá Tuyên nói.
Vào giờ ra chơi chiều 19/11, cô Thủy yêu cầu 23 học sinh trong lớp tát em Hoàng Long Nhật do chửi tục trong lớp. Nam sinh sau đó nhập viện điều trị, đến hôm qua đã đi học lại. Công an huyện Quảng Ninh đã khởi tố vụ án hành hạ người khác xảy ra tại trường THCS Duy Ninh.
Cô giáo “ép” cả lớp tát học sinh 231 cái (vì thành tích,cơ chế hay ẩn ức sinh lý-theo Freud..) đã nhập viện, vì tự tử bất thành!!??
28/11/2018 09:36
Cô Thủy được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tinh thần h.oảng l.oạn, lúc tỉnh lúc mê.
Chiều 28-11, ông Nguyễn Văn Thân, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), x.a’c nhận bệnh viện vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Thị Phương Thủy (41 tuổi, trú xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh).
Cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy khi còn đứng lớp
Theo ông Thân, khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, bệnh nhân Thủy được người nhà đưa lên bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tinh thần không ổn định, lúc tỉnh lúc mê, nói năng không lưu loát và bị tr.ầy x.ước ở tr.án.
Khi tiếp nhận, các bác sĩ bệnh viện đã tích cực cấp cứu, tiến hành ti.êm t.h.uốc a.n th.ần, tr.uyền dịch… Hiện vẫn đang tích cực theo dõi. Bệnh nhân Thủy được xếp ở phòng bệnh kh.uất x.a; hạn chế tiếp xúc với người ngoài.
“Qua thăm khám, cô Thủy có dấu hiệu bị sì-trét nặng. Thông tin người nhà cung cấp từ khi có quyết định khởi tố vụ án ở trường học vì liên quan đến việc ta’t vào má học sinh, cô Thủy hoảng loạn”- ông Thân thông tin lại.
Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh
Trước đó, ngày 19-11, em H.L.N (11 tuổi, học sinh lớp 6.2 – Trường THCS xã Duy Ninh) có lỡ miệng nói tục ngoài sân trường, bị đội cờ đỏ ghi vào sổ.
Cô Thủy liền đưa ra hình ph.ạt là é.p toàn bộ học sinh trong lớp t.a’t liên tiếp vào má N. Theo lời N., tổng cộng mà em học sinh này phải nhận là 231 cái t.a’t từ 23 bạn (mỗi bạn 10 cái) và lĩnh 1 t.a’t từ cô chủ nhiệm.
Sau tr.ận đ.òn từ bạn và cô giáo của mình, em N. m.ặt m.ũi tí.m s.ưng, không nói được nên được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngoài ra, qua tìm hiểu, có 10 học sinh khác cùng lớp bị cô Thủy tr.ừng p.hạt theo cách này.
Công an huyện Quảng Ninh sau đó cũng đã ra quyết định khởi tố v.ụ á.n hình sự để điều tra về “Tội hành hạ người khác” theo Điều 140 Bộ Luật Hình sự.Giáo dục XHCN: Du học sinh trộm cắp và câu chuyện đánh mất tương lai
Du học là con đường phát triển của nhiều bạn trẻ, song không ít người bị phạt tiền, trục xuất về nước, thậm chí đánh mất tương lai chỉ vì hành động sai trái nơi đất khách.
Ngày 14/6, một du học sinh Việt đang học tại Nhật bị phạt 1.800 SGD (gần 30 triệu đồng) vì lấy trộm nhiều hàng hiệu khi quá cảnh ở sân bay Changi của Singapore.
Đây không phải trường hợp đầu tiên. Trước đó, ngày 5/4, cảnh sát tỉnh Osaka, Nhật Bản bắt giữ nhóm 7 du học sinh người Việt với cáo buộc trộm cắp hàng hóa số lượng lớn, chuyển về nước tiêu thụ.
Những hành động xấu này của một số du học sinh không chỉ khiến họ "đứt gánh giữa đường", đánh mất tương lai, mà còn để lại ấn tượng xấu trong mắt người dân địa phương và bạn bè quốc tế.
Du hoc sinh trom cap va cau chuyen danh mat tuong lai hinh anh 1
Sân bay Changi (Singapore). Ảnh: AFP. Buồn và xấu hổ
Mainichi dẫn tin từ các nhà điều tra cho hay nhóm 7 nghi phạm người Việt bị bắt ở Nhật do nam sinh 23 tuổi cầm đầu. Sáu người còn lại được chia thành hai nhóm, hoạt động ở Tokyo và Osaka.
Nhóm này nhận sự chỉ đạo từ một phụ nữ ở Việt Nam để trộm những mỹ phẩm như kem dưỡng da, kem chống nắng... của một thương hiệu lớn trong các cửa hàng ở địa phương.
Sau đó, nam sinh đứng đầu sẽ tiếp nhận số hàng và trả thù lao cho các thành viên. Người này thuê du học sinh đưa số hàng trên về Việt Nam và trả công bằng vé máy bay.
Đầu năm 2016, báo Ashahi đưa tin 2 sinh viên người Việt kiếm được khá nhiều tiền nhờ đi làm thêm hàng tháng nhưng lại bị bắt vì ăn trộm dê thí nghiệm để giết thịt tại một công viên thuộc tỉnh Gifu ở Nhật.
Trong bài báo khác gần đây, một nghiên cứu sinh người Việt sang Nhật theo diện học bổng 3 năm cho biết ở Nhật, giá cả hàng hóa rất đắt đỏ, đôi giày có giá từ 10 triệu đến 20 triệu đồng nên những người như anh không thể có tiền mua và phải lấy cắp.
Cách đây không lâu, một số diễn đàn chia sẻ bản thông báo của Văn phòng Trường Nhật ngữ, Viện Nghiên cứu Tokyo gửi đến học sinh Việt Nam về việc trộm cắp vặt.
Bức ảnh chụp thông báo này được thành viên đăng tải nhận được nhiều ý kiến bình luận. Đa số đều cảm thấy buồn và xấu hổ về việc ăn cắp của một số du học sinh ở nước ngoài.
Du hoc sinh trom cap va cau chuyen danh mat tuong lai hinh anh 2
Du học sinh bị cảnh cáo vì hành vi trộm cắp vặt ở Nhật Bản. Ảnh chụp màn hình.Đừng hủy hoại tương lai vì hành động sai trái
Thực tế, rất nhiều vụ việc du học sinh ăn cắp ở nước ngoài bị bắt giữ, phạt tiền và thậm chí bị trục xuất ngay lập tức.
Đoàn Thu Thủy, du học sinh sống tại Fukuyama, Nhật Bản, cho hay các siêu thị ở đây không bắt gửi túi xách, nhiều người lợi dụng điều này để lấy đồ. Nữ sinh cảm thấy xấu hổ khi cô bạn cùng lớp mình sau nhiều lần ăn cắp đồ vặt, mới đây bị bắt vì trộm thịt lợn trong siêu thị để nấu ăn cho bạn trai.
Thủy kể khi bị bắt và khám người, cô bạn này có khoảng 80 nghìn yên (khoảng 15 triệu đồng), nhưng không mua mà vẫn ăn cắp gói thịt giá trị khoảng 50 nghìn đồng.
Nữ sinh này bị đình chỉ học và trục xuất về nước sau 6 tháng sang Nhật. Không những mang tiếng xấu, 9X còn phải trả món nợ lớn mà cha mẹ vay mượn cho con gái du học.
Theo Thủy, chi phí tốn kém nhất ở Nhật là nhà ở và đi lại. Đồ ăn, thức uống hay đồ dùng sinh hoạt không quá đắt đỏ, có thể lo liệu được.
"Nếu biết chi tiêu hợp lý với số tiền đi làm thêm của du học sinh - theo đúng quy định của luật pháp Nhật là 28 tiếng/tuần - hoàn toàn đủ sống chứ không thể đến nỗi cùng cực", Thu Thủy khẳng định.
Hoàng Lâm, giám đốc kinh doanh một công ty du học Nhật Bản ở Hà Nội, cho hay anh biết nhiều chuyện đang tiếc khi du học sinh Việt Nam bị trục xuất, phạt tiền chỉ vì lấy đồ và gây gổ ở trường học.
Theo giám đốc này, người Nhật luôn tôn trọng văn hóa hướng đến cộng đồng. Bất kỳ hành vi phạm tội nào, trong đó có ăn cắp, được coi như tổn hại nghiêm trọng đến cộng đồng. Những du học sinh bị trục xuất, dẫn độ về nước sẽ không còn cơ hội quay lại Nhật trong tương lai.
Theo Hoàng Lâm, việc xét duyệt hồ sơ của du học sinh Việt sang Nhật du học đang được thắt chặt. Vì thế có cơ sở để lo ngại rằng nếu không có sự ngăn chặn hay ít nhất giảm thiểu tình trạng trộm cắp, những người muốn du học Nhật sẽ bị ảnh hưởng.
Từng trả lời báo chí về vấn đề du học sinh Việt Nam trộm cắp vặt ở nước ngoài, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn - Đại học Sư phạm TP.HCM - nêu quan điểm có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đáng buồn này.
Đó có thể là sự chủ quan quá mức khi nghĩ qua mặt được kiểu giám sát và quản lý bán hàng ở nước ngoài; quá vô tư trước việc nghiêm túc của những quy định và cả sự nghiêm minh của pháp luật nước ngoài; hay sự cảm tính xót xa khi để lòng tham lên tiếng…
Ngoài ra, ở góc độ khác, có thể nói, chính thói xấu của cá nhân nổi lên sự tham lam, sự thể hiện mình hợm hĩnh, sự thiếu kiểm soát dẫn đến những hành vi tệ hại như trên.
PGS nhận định vấn đề này cần được quan tâm. Đầu tiên là nghĩ đến hậu quả của hành vi. Trên cơ sở đó, hàng loạt giải pháp cần được thực hiện như giáo dục nhận thức của cá nhân, đặc biệt là học sinh về hình ảnh cá nhân và hình ảnh dân tộc.
Tiếp đến, những giải pháp sâu sắc hơn về học đường để giáo dục và hình thành tính cách con người cần được phát huy. Song song đó, gia đình cũng cần nhận diện và giáo dục tốt hơn nữa về hành vi ứng xử trong cuộc sống của con em mình.
Người Việt có an tâm sống trên đất Nhật?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
Hàng Nhật thu hút khách mua là động cơ khiến nhiều tiếp viên lao vào tuồn hàng về nước.
Nguoiduatin.vn
Trong nhiều ngày qua vấn đề nhục quốc thể của người Việt tại Nhật đã làm cho người Việt khắp thế giới chú ý và dư luận không ít lần dấy lên phẫn nộ trước những hành động ăn cắp và thiều văn hóa cư xử của người Việt khi sang nhật làm việc hay du học. Mặc Lâm tìm hiểu thêm vấn đề này qua nhà báo Đỗ Thông Minh hiện cư ngụ tại Nhật đã hơn 50 năm qua. Trước tiên ông cho biết những việc đang xảy ra tại Nhật:
Đỗ Thông Minh: Có thể nói là đầu năm nay, hàng loạt các thông tin không hay về những hành vi xấu của người Việt đã xảy ra trên đất Nhật. Báo chí cũng như truyền hình đã đưa lên nhiều tường thuật chi tiết vấn đề này và trước đây chúng ta cũng nghe nói tại tỉnh Saitama đã có cửa tiệm dán cái bảng không muốn cho người Việt Nam vào …
Vấn đề là xã hội Nhật tương đối an ninh và trật tự, hàng hóa rất nhiều cho nên họ không kiểm soát hết được và một số người Việt Nam đã lợi dụng việc đó để đi ăn cắp, xong rồi gửi về một nơi tập trung về một nơi thu mua rồi từ đó bán lại. Bán cho người Việt ở tại Nhật Bản cũng như những hàng hóa có giá trị như mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng mà Việt Nam gọi là thực phẩm chức năng hoặc là quần áo rồi gởi cả về Việt Nam để bán.
Hàng hóa xách tay từ Nhật đang được ưa chuộng nhất. Một góc phố kinh doanh hàng xách tay thuộc dạng đắt đỏ nhất TP.HCM: Phố Tôn Thất Đạm, Q.1 (nguoiduatin.vn)(nguoiduatin.vn)
Mặc Lâm:Thưa anh, những sự việc như vậy xảy ra đã lâu chưa hay chỉ mới đây thôi?
Đỗ Thông Minh: Những chuyện đó đã xảy ra rất lâu và càng ngày càng có vẻ trầm trọng hơn. Theo thống kê phía cảnh sát Nhật thì về tội trộm cắp của người ngoại quốc thì Việt Nam mình chiếm đến 40% . Đấy là một con số tỷ lệ rất cao trong hàng mấy chục quốc gia có người cư trú ở tại đất Nhật này. Đây cũng là điều đáng lo ngại và cũng xấu hỗ cho người Việt mình.
Mặc Lâm:Sau khi đồ ăn cắp được thì chúng sẽ được vận chuyển bằng cách nào thưa anh? Có phải luôn luôn gửi bằng đường hàng không như vụ Hàng không Việt Nam mới đây hay không?
Đỗ Thông Minh: Họ gởi bằng phương tiện gởi hàng như UPS của bên Mỹ, bên đây có rất nhiều công ty gởi hàng giống như vậy.
Theo thống kê phía cảnh sát Nhật thì về tội trộm cắp của người ngoại quốc thì Việt Nam mình chiếm đến 40%. Đấy là một con số tỷ lệ rất cao trong hàng mấy chục quốc gia có người cư trú ở tại đất Nhật này. Đây cũng là điều đáng lo ngại và cũng xấu hỗ
Đỗ Thông Minh
Về địa điểm thu mua, người thu mua đồ gian sẽ gởi cho các nhân viên của hàng không Việt Nam đem về Việt Nam. Vừa rồi chúng ta thấy trường hợp bắt cô Nguyễn Bích Ngọc 25 tuổi, đã nhận hàng từ một người tên là Nguyễn Thị Ngọc 35 tuổi, và người này nhận hàng từ năm thanh niên đi lấy trộm ở các nơi và TV Nhật cũng đã có chiếu cảnh cảnh sát Nhật đè bắt một trong năm thanh niên này. Vấn đề không phải chỉ có như vậy mà vấn đề còn rất nhiều những cái hành vi phạm pháp khác nữa.
Ký giả của Nhật đã có những phóng sự ngay tại Việt Nam. Tại Việt Nam có rất nhiều cửa hàng gọi là cửa hàng xách tay, tức là những hàng đem trực tiếp từ ngoại quốc về mà hầu hết đều do các nhân viên của Air Việt Nam. Trước đây, sau năm 75 một thời gian thì những chuyện này là do các thủy thủ, các tàu biển, nhưng bây giờ là do phương tiện máy bay nó thông dụng hơn cho nên chuyển sang vấn đề của các nhân viên hàng không.
Một siêu thị ở quận Saitama, Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Files photosFiles photos
Chúng ta đã biết trước đây ông Đặng Xuân Hợp cũng đã bị bắt về tội này. Ông này là cơ phó và sau đó phải đóng một số tiền phạt là 500,000 yen cùng với án treo và bây giờ thì tới trường hợp của cô Nguyễn Bích Ngọc.
Quý vị thử tưởng tượng 70 tiếng một tuần có nghĩa là một ngày họ làm 7, 8 tiếng họ không có đi học gì cả. Danh nghĩa là du học sinh nhưng họ đi làm mà thôi cho nên đã bị Nhật Bản trục xuất
Đỗ Thông Minh
Mặc Lâm:Chúng tôi cũng nghe phong phanh rằng nhiều người Việt tại Nhật cũng trồng cần sa như tại Canada và Anh quốc, thực hư chuyện này ra sao?
Đỗ Thông Minh: Vấn đề trồng cần sa thì cách nay khoảng hai ba năm đã xảy ra ở Nhật. Chúng ta thường nói là cháy nhà ra mặt chuột, nhưng ở đây cháy nhà ra cần sa. Cần sa tiếng lóng gọi là trồng cỏ thì nó cần sức nóng rất nhiều, nhưng nếu dùng điện nhiều quá như một số nơi đã dùng thì coi như người ta sẽ phát hiện cho nên họ đã dùng những lò sưởi bằng dầu để đốt nóng. Có lẽ do đã để quá lâu cho nên nhà bốc cháy. Có hai trường hợp ở Nhật đã xảy ra chuyện cháy nhà và phát hiện ra trong nhà toàn trồng cần sa.
Mặc Lâm:Mới đây thì chính phủ Nhật trục xuất một số du sinh người Việt Nam chuyện này ra sao thưa anh?
Đỗ Thông Minh: Trường hợp nhiều người với danh nghĩa là du học sinh nhưng thực chất là dùng giấy tờ giả với mục đích qua để đi làm. Mới đây cảnh sát Nhật cũng đã bắt và trục xuất 24 người ở Nhật này.
Theo luật pháp thì cho du học sinh được làm 28 tiếng trong một tuần, tức là mỗi ngày trung bình 4 tiếng, nhưng những người này đã làm quá cái mức đó, có người đã làm từ 30 cho đến 70 tiếng. Quý vị thử tưởng tượng 70 tiếng một tuần có nghĩa là một ngày họ làm 7, 8 tiếng họ không có đi học gì cả. Danh nghĩa là du học sinh nhưng họ đi làm mà thôi cho nên đã bị Nhật Bản trục xuất và đương nhiên là chủ thuê mướn họ cũng sẽ bị phạt. Đó là một vài hình ảnh không hay về người Việt tại Nhật ngày nay.
Thật ra số lần ăn cắp vặt như tôi trình bày là một tỷ lệ rất là cao. Cao một cách rất là bất thường...Tuy nhiên cũng phải nói một điểm là việc phạm tội đó đa số phạm tội rất nhẹ, ăn cắp vặt là nhiều chứ cũng không có những tội hình sự ghê gớm
Đỗ Thông Minh
Mặc Lâm:Qua nhiều vụ như vậy thì có lẽ người Việt sống tại Nhật cũng ít nhiều bị ảnh hưởng và sẽ có sự ngần ngại trong cách đối xử của dân bản xứ phải không ạ?
Đỗ Thông Minh: Dạ vâng, tất nhiên nó gây những tác động xấu và người Việt tại Nhật cũng cảm thấy xấu hỗ phần nào. Thật ra số lần ăn cắp vặt như tôi trình bày là một tỷ lệ rất là cao. Cao một cách rất là bất thường bởi vì môi trường của Nhật nó cũng gây dể dãi cho việc này. Tuy nhiên cũng phải nói một điểm là việc phạm tội đó đa số phạm tội rất nhẹ, ăn cắp vặt là nhiều chứ cũng không có những tội hình sự ghê gớm, lừa đảo về chứng khoán, lừa đảo về internet hoặc là chém giết để cướp tiền thì chuyện đó không có. Và cũng không có gian manh thủ đoạn ghê gớm như một số ít người Trung Quốc ở bên Nhật thì người Việt Nam mình không có làm. Đại đa số là tội ăn cắp vặt và thu mua những hàng hóa phi pháp bán cho người Việt ở tại Nhật hoặc là đem qua Việt Nam.
Mặc Lâm:Mới đây trên face book một du học sinh tại Nhật viết là anh ta bị người Nhật xa lánh trên xe điện khi biết là người Việt. Vấn đề có nghiêm trọng đến mức đó hay không?
Đỗ Thông Minh: Thật ra theo tôi nghĩ cũng không đến nỗi như vậy đâu. Bởi vì người Nhật họ cũng biết ngay trong người Nhật cũng có những người xấu, có những người trộm cắp phạm tội chứ không phải chỉ có riêng người Việt Nam chúng ta mới làm. Tuy nhiên tỷ lệ người Việt Nam hơi cao cũng là điều đáng e ngại và chúng tôi hy vọng rằng những người Việt Nam đang sống bằng nghề trộm cắp này nên nghĩ đến cái danh dự Việt Nam của chúng ta. Đa số là giới thanh niên ở cái tuổi 20 đến 30 cho nên có sức lực và đã được qua một đất nước tự do, thanh bình giàu có như nước Nhật thì nên đem cái lực và tài năng của mình ra để mà kiếm tiền. Hãy nhận đồng tiền lương thiện, sống ngẩng mặt và đừng sống cúi mặt để kiếm những đồng tiền dơ bẩn và làm tổn hại đến danh dự của người Việt.
Mặc Lâm:Xin cảm ơn nhà báo Đỗ Thông Minh.
Trùm côn an lột xác thành trùm sòng bạc
Đồ Hiếm (Danlambao) - Vụ án xét xử “Trùm côn an lột xác thành trùm sòng bạc” chỉ là một trò diễn mèo của kẻ đốt lò vĩ đại Nguyễn Phú Trọng: Trước là cứu vớt những tên c(hó) s(ăn) “còn đảng còn mình” - những tội đồ mà đã có công giữ cái mạng Lú và đảng cs tồn tại đến ngày hôm nay, sau là hòng cứu vãng sự rệu rã và sụp đổ không xa của đảng mafia tội phạm csVN bán nước hại dân.
*
Trong những ngày cuối năm 2018, báo đài lề đảng liên tục đưa tin về phiên tòa xoay quanh vụ đường giây đánh bạc online 10.000 tỷ hồ tệ do Tổng cục Cảnh sát C50 tổ chức với các bị cáo chính như sau:
- Trung tướng côn an Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.
- Thiếu tướng côn an Nguyễn Thanh Hóa, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao – C50.
- Nguyễn Văn Dương (con rể Phạm Quang Nghị) chủ tịch công ty Công ty Đầu tư và Phát triển An ninh Công nghệ cao (CNC). Dương thành lập CNC vào tháng 9/2011 tại Hà Nội với số vốn 20 tỷ. Đây là công ty mang bình phong dịch vụ thanh toán điện tử, nhưng thực sự là công ty tài chánh thu chi và rửa tiền đánh bạc trên mạng.
- Phan Sào Nam (con trai Phan Văn Vĩnh) làm chủ tịch Công ty VTC online. VTC online do Nam thành lập từ VTC Intecom. Công ty này đảm nhiệm kỹ thuật bao gồm: Phát triển hệ thống máy chủ, phần mềm cho “chiếu bạc”, phần mềm bảo mật... nhằm phục vụ cho đánh bạc online. Tiền thu được sẽ chuyển qua CNC để “rửa” thành tiền sạch.
Ngoài ra còn có thêm gần 90 bị cáo khác bị đưa ra xét xử bao gồm các tướng (cướp) sau: Trung tướng Nguyễn Công Sơn, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng; Trung tướng Nguyễn Văn Ba, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó tổng cục trưởng; Thiếu tướng Lê đình Nhường, Phó chủ nhiệm UB Quốc phòng và An ninh của QH, nguyên đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Chánh văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44); Thiếu tướng Nguyễn Huy Mạ, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát (C53) và Thiếu tướng Nguyễn Đức Thịnh, nguyên đảng ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (C46)…
Các lời khai và đối chất trước tòa
Nguyễn Văn Dương đã khai thật trước tòa rằng: CNC chỉ là công ty bình phong qua dịch vụ thanh toán điện tử cho các hoạt động đánh bạc online, mà đã được bảo kê bởi các tướng (cướp) côn an C50(1).
Khi CNC mới thành lập, Dương đưa cho Phan Văn Vĩnh 27 tỷ đồng và 1,75 triệu USD, và đưa cho Nguyễn Thanh Hóa 22 tỷ đồng; Bước sang giai đoạn vận hành game bài Tip.Club thì Dương phải chi cho Vĩnh 200.000 USD/tháng. Bên cạnh đó, Dương đã tặng Vĩnh một đồng hồ Rolex trị giá 7.000 USD.
Dĩ nhiên, PV Vĩnh không thừa nhận mọi lời khai của Dương, mà phản bác rằng, tuy lương tháng của cựu trung tướng của Vĩnh chỉ là 20 triệu hồ tệ, nhưng Vĩnh vẫn đủ tiền mua lại đồng hồ Rolex từ Dương là do “bán cây cảnh trong sân nhà”... Vĩnh còn khai thêm, một tháng sau khi mua đồng hồ, Vĩnh vào rửa tay ở nhà vệ sinh một khách sạn, nơi tổ chức hội thảo đã để quên đồng hồ và bị mất. Đồng thời, khi mua đồng hồ từ Dương, Vĩnh đã không nhận một biên lai nào cả!
Phan Sào Nam khai: Sau khi ký hợp đồng với Dương, Nam đã chỉ đạo cấp dưới mua thiết bị, ký hợp đồng thuê chỗ đặt máy chủ gồm 262 máy chủ (physical server) và 6 “ảo” (virtual server). Cũng chính Phan Sào Nam chỉ đạo việc kết nối cổng thanh toán để cho các người đánh bạc sử dụng rút tiền từ tài khoản tại các ngân hàng VN và thẻ thanh toán quốc tế đánh bạc trực tuyến.
Ngoài Vietcombank là chính, 33 ngân hàng khác cũng phát hành thẻ ATM giúp cho người đánh bạc sử dụng tiền trong thẻ ATM để thanh toán trực tuyến. Việc vi phạm Luật Ngân hàng theo báo đài lề đảng sẽ được “xét xử” sau này. Số tiền bất minh mà các ngân hàng này thâu được sau khi làm ăn với đường dây đánh bạc, theo côn an tính toán chỉ 965 triệu hồ tệ. Ngoài ra, các công ty viễn thông VietTel (quân đội), Vinaphone, MobiFone (4T) đã vi phạm rõ ràng quy định về Luật Viễn thông. Các công ty này đã phân phối thẻ cào nạp tiền đánh bạc, vốn không phải là chức năng của dịch vụ viễn thông.
Lời bàn: Theo Tòa án, các sai phạm của ngân hàng và các nhà mạng (công ty viễn thông) sẽ bị xét xử vào một phiên khác sau này (?)! Tòa án CS chơi trò để “lâu hóa bùn”. Và con số “láo lếu & lưu manh” 965 triệu hồ tệ, mà các ngân hàng và nhà mạng thâu được, chỉ là một rất phần rất rất nhỏ của tảng băng vĩ đại, mà các đại gia đỏ (ngân hàng) cùng các quan đỏ (VietTel, MobiFone...) đã “khổ công” vơ vét được, chứ con số chính xác phải gấp mấy ngàn lần mới đúng!
Các lời bào chữa của bị cáo
Từ các lời khai, Viện Kiểm sát đã tổng kết sơ khởi nội vụ như sau: Nhà chức trách cho rằng số tiền giao dịch qua đường dây từ 2015 đến nay mang lại lợi nhuận cho những tên tổ chức khoảng 10.000 tỷ hồ tệ (khoảng 430 triệu USD). Trong đó, Dương và Nam hưởng lợi trên 3.200 tỷ. Người chơi bài trúng trên 2.600 tỷ, các nhà mạng trung gian cung cấp thẻ và ngân hàng thanh toán trực tuyến hưởng lợi khoảng 1.600 tỷ. Phần còn lại, khoảng 2.600 tỷ, rơi vào túi 2 tướng côn an Vĩnh và Hóa, cùng băng nhóm các tướng tá khác (2)!
Lời bàn: Xới bạc 10.000 tỷ mà người chơi trúng 2.600 tỷ (tỷ lệ 26 %) là chuyện không bao giờ có, vì theo sác xuất trò chơi đen đỏ bất minh, tỷ lệ trúng tối đa hiếm khi tới 5 %, lý do nhà cái còn phải chi cho rất nhiều các chi phí “phụ”! Ngay cả con số 10.000 tỷ (do côn an ban dầu đưa ra) là rất nhỏ so với con số không chính thức 18.000 tỷ, số chênh lệch này đang ở trong túi “quan đỏ” nào?
Nhưng cả Vĩnh lẫn Hóa đều một mực kêu oan, bào chữa cho hành động vi phạm của chúng là thu lợi nhuận để lấy tiền xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia, vì đến nay "không nhận được đồng nào từ ngân sách nhà nước cho việc đầu tư quốc phòng cả"!
Ngay cả việc C50 của côn an đã được công ty của Nguyễn Văn Dương biếu 700 triệu tiền lì xì dịp Tết chính là vì "động cơ vụ lợi tập thể" chứ không phải là tiền hối lộ!
Bị ép quá, Phan Văn Vĩnh lại cho nổ một quả bom trước tòa hôm 19/11/18, khi Vĩnh khai thực hiện đường dây đánh bạc theo chỉ đạo của đại tướng Trần Đại Quang!
Xin trích lại một phần các diễn biến khi thành lập đường dây đánh bạc:
-Ngày 25/3/16, Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ CA, có bút phê: "Kính gửi anh Vương chỉ đạo, chú ý không trùng chức năng của Cục An ninh mạng".
-Ngày 29/3/16, Thứ trưởng Bộ CA Lê Quý Vương có bút phê: "Tổng cục Cảnh sát thực hiện ý kiến của Bộ trưởng với văn bản 1155".
-Sau đó, theo ý kiến chỉ đạo này, Tổng cục Cảnh sát thực hiện. Ngày 20/5/2016, Cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hóa có giao tờ trình với văn bản 1155 cho Vĩnh.
Theo trình tự này có nghĩa là khi đó “Phan văn Vĩnh đang thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an Trần đại Quang" (Báo Thanh Niên)(3).
Các đề nghị án tù
Viện Kiểm sát đề nghị tuyên phạt (1):
- Phan Văn Vĩnh: 7 – 7 năm rưỡi tù.
- Nguyễn Thanh Hóa: 7 năm rưỡi - 8 năm tù.
Cả hai tên tướng côn an với cùng 1 tội danh “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” (không có tội tham ô).
- Nguyễn Văn Dương: 8 - 9 năm với tội Tổ chức đánh bạc, 3-4 năm tù với tội rửa tiền. Tổng cộng hình phạt chung từ 11 - 13 năm tù.
- Phan Sào Nam: 3 - 4 năm tù về tội Tổ chức đánh bạc; 3 năm tù về tội rửa tiền. Tổng hợp hai tội danh từ 6 - 7 năm tù.
Kết luận
Chỉ sau một phiên thẩm vấn, chúng ta có thể đủ để kết luận rằng, phải có một thế lực “nóng” gồm các tướng lãnh bên côn an, cả một tập thể tướng tá trong đảng ủy của Tổng cục, các ngân hàng, các nhà mạng và quyền lực hơn cả là Bộ trưởng CA Trần Đại Quang thời bấy giờ (2015) cùng Thứ trưởng Bộ CA Phạm Quý Ngọ đã ra sức bảo kê thì 2 công ty tổ chức đánh bạc CNC và CTV mới có đủ giấy phép để ngang nhiên hoạt động từ 3 năm qua, đến cuối năm 2017 mới bị lộ. Người dân thấp cổ bé miệng chỉ cần viết một bài phê bình hay tố cáo lãnh đạo cấp thấp nhất tại địa phương cũng đã nhận “giấy mời” lên đồn côn an làm việc, còn mạng lưới đánh bạc to đùng khắp cả nước với quy mô hơn 500 triệu USD, xuyên biên giới kia mà 3 năm sau mới bị khui ra, thì đủ biết thế lực “nóng” khủng khiếp nào đã che đậy cho tội phạm.
Và cũng đừng quên rằng, chính Trần Đại Quang lúc còn sống là kẻ đã đề xướng ra Luật An ninh mạng nhằm ngăn chận người dân có thể truy cập hay truyền thông những tin tức về các hoạt động bất minh của đảng trên mạng internet.
Kêu án Phan văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hóa, và bày đàn tướng tá côn an khác về các tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ “… chỉ từ 6 đến 7 năm tù trở xuống, dù bọn bị cáo mặc áo côn an này đã gây thiệt hại làm tan nát, tán gia bại sản hàng triệu gia đình sa vào bài bạc, làm chảy máu tiền dân ra khỏi phạm vi biên giới chục ngàn tỷ đồng trong dịch vụ rửa tiền … thì thấy ngay ngành tư pháp CSVN đã chà đạp công lý, đã cố tình bao che cho bầy đàn “còn đảng còn minh”, không những không xử tận gốc rễ tội phạm, mà còn tạo tiền đề khuyến khích phe “cùng nhóm lợi ích” tiếp tục phạm tội!
Dù sao cũng nhờ trò diễn dở của ngành tư pháp CSVN, mà dân đen và dĩ nhiên cả các nhà “trí thức” càng thấy rõ sự lưu manh gian trá của hệ thống chính trị độc tài cộng sản như sau:
- Vì sao phải xử kín, không mở công khai cho báo chí vào đưa tin, hay trực tiếp truyền hình cho toàn dân thấy được sự công minh của ngành tư pháp? Hay sợ những tin tức tố cáo việc ăn bẩn-làm bậy sẽ lộ ra thêm vài tên Ủy viên trong Bộ Chính trị? hay hàng đống tên tướng tá côn an, quân đội, quan đỏ? Mà chúng chỉ lo ăn tàn phá hại đất nước, bỏ mặc tổ quốc đang bị xâm giặc phương Bắc lấn chiếm từng ngày.
- Vì sao không minh bạch việc tịch thu tài sản của từng bị cáo con số là bao nhiêu? Hay các chóp bu cộng sản muốn ém nhẹm đi để dễ dàng chia chác nội bộ với nhau?
- Ngay cả những cá nhân, dù đã chết, có liên quan đến vụ án như Trần đại Quang, Phạm quý Ngọ sao không lập hồ sơ đưa ra xét xử để tịch biên hết tài sản bất minh ?
- Nếu Phan văn Vĩnh có khai đã dùng tiền lợi nhuận vào việc Quốc Phòng, thì Bộ Quốc Phòng có giải trình gì về lời khai này ?
Và còn nhiều câu hỏi khác mà có thể “tổn hại đến đất nước” và làm lộ “bí mật nhà nước” hay “bôi xấu lãnh đạo” !
Mới đây Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc lại đề nghị nghiên cứu hình thức "Tù tại gia", viện cớ để giảm bớt áp lực quá tải trại giam, nhưng chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng những cán bộ đảng viên – đặc biệt là các tướng côn an và quân đội - mắc sai phạm vốn nhiều tiền sẽ “chạy” Tòa án để về biệt phủ hưởng thú điền viên, người hầu kẻ hạ, sướng còn hơn khu nghỉ ngơi resort năm sao!
Vụ án xét xử “Trùm côn an lột xác thành trùm sòng bạc” chỉ là một trò diễn mèo của kẻ đốt lò vĩ đại Nguyễn phú Trọng: Trước là cứu vớt những tên c(hó) s(ăn) “còn đảng còn mình” - những tội đồ mà đã có công giữ cái mạng Lú và đảng cs tồn tại đến ngày hôm nay, sau là hòng cứu vãng sự rệu rã và sụp đổ không xa của đảng mafia tội phạm csVN bán nước hại dân.
Và Bộ Côn an là kết tinh của tất cả tội ác, tội phạm mafia, tội khủng bố của đảng cs Việt gian. Hôm nay, lũ côn an “còn đảng còn mình” không những là tấm khiêng bảo vệ bè lũ độc tài bán nước cs, là lực lượng vũ trang khủng bố người dân, cưỡng chế tài sản dân đen, cướp đoạt nhân quyền và truy diệt lòng yêu nước, mà còn là một tổ chức tội phạm quốc tế (buôn người, bắt cóc & đầu thú), tội phạm xã hội đen, rửa tiền, bảo kê, đòi nợ... Ngày mai, đầu năm 1/2019 lũ đầu trâu mặt ngựa này sẽ trực tiếp tham gia vào công việc buôn dân bán nước của đảng cs qua Luật ANIMAL. Vì sự tập trung quyền lực và tội ác nên đây cũng chính là “yếu huyệt” của đảng cs, đứng đầu là tên tội đồ Nguyễn phú Trọng .
Giải pháp duy nhất để giải quyết mọi vấn nạn giặc “nội xâm lẫn ngoại xâm” là:
Giải thể đảng cộng sản và giải trừ chế độ cộng sản tại VN!
Thấy gì từ vụ cô giáo tổ chức đánh học sinh tại Quảng Bình?
Hương Giang (Danlambao) - Mấy ngày qua, báo chí lề đảng và mạng xã hội nóng lên về vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy, chủ nhiệm lớp 6/2 Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), đưa ra hình phạt cả lớp cùng tát em Hoàng Long Nhật hàng trăm cái vì em này bị "tố" nói tục.
Cô bắt học sinh cùng lớp tát bạn, bạn nào tát không đủ mạnh, cô giáo bắt tát lại, và chính cô là người tát cái tát cuối cùng như một phát súng “ân huệ”, bắn vào đầu tử tù để kết liễu mạng sống con người. Em Nhật bị sưng mặt và chấn thương tâm lý đã được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
Điều này đã gióng lên hồi chuông báo động về nền giáo dục XHCN đang tràn lan về nạn bạo lực học đường. Không những học sinh đánh nhau ngoài đường như bọn giang hồ số má, mà còn ngang nhiên đánh nhau trong lớp học, rồi quay clip tung lên mạng, coi đó như một chiến công.
Còn việc thầy cô đánh học sinh cũng nhiều như cơm bữa. Vụ cô giáo bắt học sinh quỳ, uống nước giẻ lau, kể cả bạo hành tinh thần như chì chiết, mắng nhiếc, hạ nhục. Mới đây một cô giáo ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) tát học sinh gãy răng và rách môi phải nhập viện.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao nhà trường vốn là nơi dạy làm người, lại có thể biến thành giống như trại tù và gieo rắc và nuôi dưỡng thù hận kinh hoàng như vậy?
Trước hết cần khẳng định rằng, nền giáo dục XHCN tại Việt Nam hiện nay là một nền giáo dục thối nát và phi nhân bản.
Chạy theo thành tích
Nền giáo dục XHCN tại Việt Nam hiện nay chỉ lo chạy theo thành tích. Thành tích này không phải là kết quả của một nền giáo dục tốt, mà là thành tích trên giấy để đánh lừa dư luận và nhận khoản tiền khổng lồ của ngân sách đầu tư hàng năm cho ngành giáo dục. Khi nền giáo đục không tốt mà muốn có thành tích tốt thì phải dối trá. Nhà trường lừa dối Phòng Giáo dục, Phòng lừa Sở, Sở lừa Bộ, Bộ lừa Chính phủ, Chính phủ lừa dân. Và cứ thế diễn ra hết năm này qua năm khác. Xã hội được ru ngủ trong cơn bệnh thành tích hoang tưởng do dối trá mà có. Các cuộc kiểm tra chỉ là hình thức, làm cho qua chuyện, ghi biên bản thật tốt, rồi ăn nhậu, nhận bao thư và về.
Áp lực của thứ “bệnh thành tích” đã biến nhà trường thành một tổ chức dối trá, đào tạo ra những thế hệ làm láo, nói láo và báo cáo láo. Một nền giáo dục mà tất cả đều chạy theo thành tích, chạy theo các phong trào thi đua là một nền giáo dục khốn nạn và bế tắc. Dù mỗi lớp có nhiều học sinh yếu kém nhưng đến cuối mỗi năm học giáo viên vẫn đẩy cho lên lớp 100% để đạt chỉ tiêu trên giao. Và đa số kết quả của các kỳ thi THPH tỷ lệ đậu tốt nghiệp đạt từ 98 đến 100%. Điều này thật khốn nạn cho học sinh, khốn nạn cho thầy cô giáo và khốn nạn cho cả tương lai.
Nền giáo dục tẩy não và nhồi sọ
Điều nguy hiểm nhất là họ tẩy não, gieo vào những đầu óc trẻ thơ trong trắng của học sinh tư tưởng hận thù, đưa học thuyết Mác-Lê làm môn chính để giảng dạy trong nhà trường, với cái gọi là “Học thuyết đấu tranh giai cấp”, với câu tuyên ngôn: “Đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên”.
Cùng với nền giáo dục nhồi sọ và tẩy não học sinh, họ chia cộng đồng dân tộc ra nhiều thành phần: với nông dân là từ địa chủ, phú nông, trung nông, đến bần cố nông, và họ coi trí thức học sinh là thành phần tiểu tư sản. Từ đó họ đề ra chủ trương với câu khẩu hiệu sắt máu: “Trí-Phú-Địa-Hào: đào tận gốc, trốc tận rễ”.
Họ gieo mối nghi ngờ để chia rẽ: cha mẹ không tin con cái, anh em không tin nhau, láng giềng chòm xóm nghi ngờ nhau, đi đến đấu tố lẫn nhau như hồi “Cải cách ruộng đất”.
Nhờ việc chia cộng đồng dân tộc ra nhiều thành phần giai cấp, nên họ cài cắm ăng ten khắp mọi nơi, có nhiệm vụ chuyên rình mò dò xét mọi sinh hoạt của người dân, nếu thấy nghi ngờ là lập tức báo cáo. Họ biến mỗi công dân thành những tên mật vụ, chỉ điểm theo dõi. Bọn này chuyên đánh hơi, lùng sục khắp mọi nơi để khống chế người dân và bóp nát mọi sự chống đối, dù là trong ý nghĩ.
Nhà thơ Lê Đạt có câu thơ “Đem bục công an đặt giữa trái tim người” để diễn tả tình trạng này.
Trong các nhà trường, họ tạo ra những đội ngũ chó săn mang danh giám thị, sao đỏ, cờ đỏ, đoàn thanh niên… chuyên săn lùng học sinh vi phạm để ghi tên và phạt. Chúng đánh hơi, lùng sục từ ngoài sân vào trong phòng học để sờ ngực, lột áo, lột tất học sinh ra để kiểm tra đeo bảng tên có đúng không, có xăm trổ hay sơn móng chân không. Có trường còn dám cho đoàn thanh niên làm nhiệm vụ của công an giao thông rượt đuổi theo những học sinh đến trường bằng xe máy bất chấp tai nạn.
Đội Sao Đỏ của cô giáo Thủy tại Trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) là ví dụ điển hình. Đội này đã rình mò nghe lén được câu nói tục của em Nhật, liền ghi chép và báo cáo cô chủ nhiệm để lấy thành tích. Và cũng vì phấn đấu để đưa trường đạt chuẩn quốc gia, nên tấn bi kịch đã xảy ra.
Việc giáo viên bạo hành học sinh mới chỉ bộc lộ cái ác một phần. Kẻ thủ ác đằng sau phải là đám lãnh đạo đồ tể mang danh ngành giáo dục, và cấp trên của họ.
Một đất nước với một nền giáo dục phi nhân bản như thế thì làm sao tiến lên để sánh vai cùng các quốc gia khác.
Suy cho cùng, cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy cũng là một nạn nhân, một sản phẩm tất yếu của nền giáo dục phi nhân bản này mà thôi.
Có người vì nền giáo dục cộng sản Việt Nam hiện nay như một vườn tiêu bị lây nhiễm rất nặng bệnh chết nhanh chết chậm. Nếu chỉ chặt bỏ một vài cây, hay thậm chí một vùng bị bệnh, thì những nơi còn lại sẽ lây lan, vì nguồn bệnh đã ngấm vào trong đất. Cách duy nhất là phải chặt bỏ toàn bộ vườn tiêu bệnh hoạn này, phải đào tận gốc rễ và đốt đi, sau đó xử lý thuốc trừ bệnh vào đất, và trồng mới lại toàn bộ. Có như thế may ra mới hy vọng cho những mùa sau.
Việc công an huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi tố vụ án với tội danh "hành hạ và làm nhục người khác" xảy ra tại trường THCS Duy Ninh lần này cũng chỉ là hành động nhằm hạ nhiệt trước búa rìu dư luận đang sôi sùng sục.
Xử lý vụ này mà hàng trăm vụ khác vẫn liên tiếp xảy ra theo hướng “vụ sau cao hơn vụ trước”, và ngày càng vươn lên “theo một tầm cao mới”, thì việc khởi tố cô giáo Thủy chỉ là muối bỏ biển.
Dù có chữa được một được một cái nhọt tại Quảng Bình, nhưng làm sao chữa được hết hàng trăm nghìn cái nhọt trên một cơ thể lở lói đầy mình, với một nền giáo dục thối tha nhầy nhụa, với một vị Bộ trưởng “ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời”, thì chỉ là hành động “vuốt mặt che mưa”.
Vì: “Anh có thể lừa một vài người trong một vài lần, nhưng anh không thể lừa được tất cả mọi người trong nhiều lần”.
Lãnh đạo tham nhũng khắp nước, Trưởng công an TP Thanh Hóa nói gì về việc bị tố nhận tiền “chạy án”?
Dân trí Dư luận xôn xao xung quanh đoạn ghi âm được phát tán trên mạng xã hội về việc cấp dưới tố cấp trên (tại Công an Thành phố Thanh Hóa) nhận tiền chạy án. Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa thừa nhận giọng nói trong đoạn ghi âm nói trên là của mình, nhưng “bác” việc nhận 260 triệu đồng chạy án của cấp dưới.
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn ghi âm có tiêu đề: "Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa nhận tiền chạy án 260 triệu, bị thuộc cấp tố cáo".
Cơ quan Công an thành phố Thanh Hóa, nơi Đại tá Phương công tác.
Nội dung đoạn ghi âm này thể hiện nhiều cuộc hội thoại được ghi lại ở nhiều thời điểm khác nhau, trong đó có giọng nói của cả nam và nữ.
Một trong số những người đó được cho là Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa, còn một người khác từng là cấp dưới của Đại tá Phương.
Trong đoạn ghi âm có đề cập tới việc người đàn ông được cho làm ở Công an thành phố Thanh Hóa có liên quan đến vụ việc trộm cắp xe máy có tìm Đại tá Phương để nhờ "chạy án" và có đề cập tới tiền "chạy án", tổng số tiền được nhắc đến là 260 triệu đồng, được đưa nhiều lần…
Trao đổi với phóng viên, Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an thành phố Thanh Hóa, thừa nhận giọng nói và cuộc trò chuyện là có nhưng phủ nhận chuyện nhận tiền. Theo Đại tá Phương, cuộc trò chuyện này diễn ra vào ngày 19 hoặc 20/7/2018.
Người nói chuyện với Đại tá Phương từng công tác tại Đội Cảnh sát trật tự, Công an thành phố Thanh Hóa bị tước danh hiệu Công an nhân dân vì hành vi trộm cắp xe máy trong cơ quan.
Đại tá Phương cho biết, việc đưa quà là có thật, nhưng ông không nhận. Sau đó, ông có gọi tổ công tác xuống ghi nhận và đem trả lại, nhưng người đưa cố tình không nhận lại.
Cũng theo Đại tá Phương, khi có thông tin trên facebook, ông đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh Thanh Hóa để các cơ quan có thẩm quyền vào xác minh làm rõ. Hiện sự việc đã được Công an tỉnh Thanh Hóa báo cáo Bộ Công an để xác minh, làm rõ.
Trần Lê
Tin mới bất ngờ vụ tiến sĩ, giảng viên làm giả giấy tờ noi gương bác Hồ để có nhiều vợ
TPO - Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh, giảng viên Khoa sư phạm Đại học Bạc Liêu khiếu nại với Cơ quan CSĐT và Viện KSND thành phố Bạc Liêu và nhiều cơ quan báo chí phản ánh hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” để…có nhiều vợ.
Trường đại học Bạc Liêu- nơi tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh làm giảng viên, yêu đương sinh viên T. C. D
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh khiếu nại với cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố Bạc Liêu: “Tôi khẳng định, tôi sống lén lút chứ không phải sống như vợ chồng” với Đ. T. K. L, N. T. P. T, T. C. D.
Trong đơn khiếu nại, tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh cho rằng ông đang ly thân với vợ đầu, thiếu thốn tình cảm nên làm quen với nhiều người.
“Tôi không lừa tình, lừa tiền ai mà họ yêu thương tự nguyện”- tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh trình bày trong đơn yêu cầu đến Cơ quan CSĐT, Viện KSND thành phố Bạc Liêu.
Theo hồ sơ, ông Thịnh và vợ kết hôn ngày 10/12/2001, tại UBND phường 7 (thành phố Bạc Liêu), đã có 2 con chung. Gần đây, ông Thịnh lâm vào cảnh “cơm không lành canh không ngọt” với vợ.
Trong đơn khiếu nại, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh trình bày: “Vì buồn nên tôi mới đi chỗ này, chỗ kia và quen biết nhiều người. Những người phụ nữ yêu thương tôi đều biết tôi có gia đình, họ tự nguyện đến với tôi chứ tôi không lừa tình như mọi người nghĩ”.
Theo tường trình vụ việc, tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh khi làm giấy xác nhận độc thân giả, đăng ký kết hôn, làm khai sinh cho con với bà N. T. P. T, ở xã Phú Hưng (Cái Nước, Cà Mau). Sau đó, tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh và cô sinh viên trẻ T. C. D, ở xã Thạnh Phú (Cái Nước, Cà Mau) đang theo học tại trường Đại học Bạc Liêu.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh cho biết, T. C. D là sinh viên Đại học Bạc Liêu- nơi ông đang làm giảng viên. T. C. D tự nguyện yêu thương và sau đó có con dù biết ông đã có gia đình.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh cho rằng, kết quả điều tra của Cơ quan CSĐT Công an thành phố Bạc Liêu và cáo trạng của Viện KSND thành phố Bạc Liêu truy tố ông là oan. “Tôi khẳng định tôi có trình độ cao về khoa học tự nhiên. Còn lĩnh vực khác, tôi còn hạn chế”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thịnh nói.
NGUYỄN TIẾN HƯNG
Nam Phi: 6 người của đảng ra tòa vì cáo buộc nấu cao hổ, sư tử
Cảnh sát Nam Phi vừa bắt giữ 6 công dân Việt Nam và 2 người dân nước này cùng với nhiều bộ xương động vật, da sư tử, hổ và các dụng cụ, phương tiện được cho là sử dụng để nấu cao hổ, sư tử.
Thông báo của Lực lượng cảnh sát điều tra trọng án Nam Phi (DPCI), thường được biết đến với tên gọi Hawks, cho biết các nghi phạm tuổi từ 22 đến 60, bị bắt khi đang di chuyển trên đường thuộc thị trấn Klerksdorp, tỉnh North West hôm 25-11.
Khám xét các phương tiện nhóm người này sử dụng, cảnh sát phát hiện nhiều bộ xương và thịt sư tử, da hổ và các dụng cụ, phương tiện được cho là sử dụng để nấu cao hổ, sư tử.
Xương hổ và sư tử được tìm thấy trong vụ bắt giữ. Ảnh: Hawks
Nhóm người này sau đó đưa cảnh sát đến một trang trại nằm cách Klerksdorp khoảng 30 km, nơi da sư tử và những máy móc được cho là dùng để cắt xương sư tử được tìm thấy. 40 con sư tử đã bị giết tại trang trại này, gồm 30 con hôm 24-11 và 10 con hôm 23-11.
Một nghi phạm thứ 9 đã ra đầu thú cảnh sát và cùng 8 đối tượng nói trên xuất hiện lần đầu tiên trước Tòa án Klerksdorp hôm 27-11. Họ đối mặt cáo buộc sở hữu bất hợp pháp xương và da hổ, xương sư tử và vi phạm các quy định về bảo vệ các loài động vật hoang dã thuộc danh mục các loài đang bị đe dọa, có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ.
Những tang vật thu giữ. Ảnh: Times Live
Theo trang Times Live, 9 người ra tòa là Louis Fouche, 22 tuổi, Lourens Pretorius, 24 tuổi, Mguyel Huu Son, 30 tuổi, Tuan, 33 tuổi, Dao Chanh, 38 tuổi, Pham Khur, 56 tuổi, Chanh, 56 tuổi, Quol Thang, 60 tuổi và Michael Frederich Fourie, 42 tuổi.
Phiên tòa được hoãn đến ngày 5-12. Những người nói trên vẫn còn bị giam giữ trong lúc thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại diễn ra.
Theo trang News24, những người này là thành viên một băng nhóm buôn bán xương hổ và sư tử hoạt động trái phép ở tỉnh North West. Tổ chức Save the Beasts Stop the Slaughter cáo buộc nhóm này đã hoạt động trong nhiều năm tại Nam Phi và được một số quan chức biến chất ở địa phương che chở.
Theo P.Võ
Người lao động Trộm người Việt sang Singapore dùng chiêu bọc lá thiếc qua mặt máy chống trộm
17/09/2018- Đồ lót và các quần áo khác hiệu Uniqlo nằm trong số 800 đồ đạt mà băng trộm đánh cắp bị cảnh sát thu hồi.Đồ lót và các quần áo khác hiệu Uniqlo nằm trong số 800 đồ đạt mà băng trộm đánh cắp bị cảnh sát thu hồi.
Cảnh sát bắt giữ bốn người, mà họ tin là công dân Việt Nam, bị nghi ngờ đã trộm cắp 868 mặt hàng ở các cửa hàng quần áo lớn trên khắp Singapore. Đây là vụ trộm cắp lớn nhất tính đến thời điểm này liên quan đến một băng nhóm trộm cắp cửa hàng ở Singapore. Hai người đàn ông và hai người phụ nữ, tuổi từ 26 đến 31, bị cáo buộc tội ăn cắp quần áo phụ nữ, và đồ lót hàng hiệu, trị giá 26.000 đô la Singapore (khoảng gần 442 triệu đồng Việt Nam, hay 19.000 đôla Mỹ), trong các cửa hàng.
Tại cuộc họp báo hôm 17/9, cảnh sát mô tả đây là vụ trộm cửa hàng lớn nhất về giá trị và số lượng mà họ bắt được trong những năm gần đây. Cảnh sát nói các tên trộm, được tin là người Việt, gói các đồ ăn trộm vào vào các túi giấy bên trong lót tấm thiếc để đi qua các cảm biến chống trộm của cửa hàng mà không bị phát hiện.
Hình ảnh do các camera an ninh ghi lại cho thấy bốn nghi can trộm đã làm điều này nhiều lần tại mỗi cửa hàng. Các video cũng cho thấy những tên trộm này còn mang theo các vali đựng hành lý, khiến cảnh sát nghi rằng đây có thể không đơn giản chỉ là những vụ trộm nhỏ lẻ. Giới hữu trách đang cố xác định bốn nghi can này đã hành động tại các cửa hàng ở Singapore từ lúc nào.
Cảnh sát đã bắt bốn nghi can này trên đường Chin Swee hôm Chủ nhật 16/9, một ngày sau khi họ nhận được trình báo mất trộm từ một cửa hàng bán lẻ trong khu thương mại Pasir Ris Close. Trong số các vật phẩm mất cắp đã thu hồi được, cảnh sát cho biết có 529 áo ngực hàng hiệu, một số túi hành lý, kìm và móc treo.
Các băng trộm thường gửi các đồ họ đánh cắp được về đất nước họ để tiêu thụ. Cảnh sát tin rằng bốn nghi can này có thể đã định sử dụng các vali hành lý để chuyển các đồ đánh cắp ra khỏi Singapore. Giám đốc Sở cảnh sát Bedok, ông Tân Tin Wee cho biết: "Đây là một ví dụ cho thấy sự hợp tác chặt chẽ giữa cảnh sát và các cửa hàng bán lẻ trong việc chống tội phạm.” Ông nói thêm rằng: “cảnh sát sẽ không tha thứ cho các băng đảng tội phạm nước ngoài tìm cách hoạt động ở Singapore. Những kẻ bị phát hiện sẽ bị truy tố đến mức tối đa của luật pháp.
Bốn nghi can này sẽ bị đưa ra tòa vào thứ Ba 18/9. Nếu bị kết án, họ có thể đối mặt với án tù bảy năm và phạt tiền.