Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 1
 Lượt truy cập: 24843174

 
Tin tức - Sự kiện 20.04.2024 06:41
TQ vỡ nợ lớn nhất lịch sử kéo theo sụp đổ chế độ TC lẫn VC!
13.05.2019 20:49

Bloomberg: Trung Quốc vỡ nợ lớn nhất lịch sử trong năm nay!

Dân trí Năm nay có thể sẽ là năm mà Trung Quốc phải hứng chịu khoản vỡ nợ lớn nhất lịch sử trong thị trường trái phiếu trị giá 13 nghìn tỷ USD của nước này. 


>>DN nhà nước Trung Quốc hối lộ để giành những hợp đồng béo bở ở Venezuela 
>>Dự án Trung Quốc tại Venezuela “đút túi” trăm triệu USD nhưng dân địa phương thất nghiệp, chết đói

Các công ty Trung Quốc đã vỡ nợ 39,2 tỷ nhân dân tệ trái phiếu trong 4 tháng đầu năm nay.

Các công ty Trung Quốc đã vỡ nợ 39,2 tỷ nhân dân tệ trái phiếu trong 4 tháng đầu năm nay.

Theo Bloomberg, các công ty Trung Quốc đã vỡ nợ 39,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 5,8 tỷ USD) trái phiếu trong 4 tháng đầu năm, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm 2018, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg.

Tốc độ này cũng tăng gấp 3 lần so với năm 2016, khi các khoản vỡ nợ tập trung nhiều hơn trong nửa đầu năm, không giống như năm 2018.

Do đó, theo Bloomberg, xu hướng này đang ngày càng trở nên rõ ràng và trừ khi có gì đó thay đổi, không thì năm 2019 sẽ có một mức vỡ nợ kỷ lục mới.

Trung Quốc tiếp tục thúc ép các ngân hàng mở rộng tín dụng cho khu vực tư nhân và đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ. Động thái mới nhất đến vào tuần trước, khi ngân hàng trung ương nới lỏng một số quy tắc yêu cầu dự trữ với người cho vay.

Tuy nhiên, Chính phủ của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tập trung vào việc thu hẹp hệ thống tín dụng đen, nơi các quyết định tín dụng ít bị giám sát hơn và dễ tạo nên đòn bẩy không bền vững.

“Kỳ hạn trái phiếu ngắn có nghĩa là các công ty cần tái cấp vốn thường xuyên. Và những công ty nhỏ có thể sẽ gặp khó khăn hơn. Ngân hàng có thể miễn cưỡng cho các công ty yếu hơn vay vốn. Ngoài ra, thị trường tín dụng đen, nơi mà các công ty Trung Quốc yếu hơn dựa vào, sẽ tiếp tục phát triển khi chính phủ thắt chặt hơn”, nhà phân tích Nino Siu của Moody’s Investors Service tại Hong Kong cho biết vào tháng trước.

Theo đó, Bloomberg dự báo 5 công ty tư nhân Trung Quốc sẽ vỡ nợ trong năm là Neoglory Holding Group, Shandong SNTON Group, China Minsheng Investment Group, Citic Guoan Group, và Goocoo Investment.

Bất động sản và trang sức

Bloomberg: Trung Quốc vỡ nợ lớn nhất lịch sử trong năm nay! - 2

Neoglory đã không thể thanh toán khoản nợ 7 tỷ nhân dân tệ trái phiếu vào năm 2019.

Neoglory Holding Group, là công ty chủ đạo của một tập đoàn đầu tư trải dài từ bất động sản cho tới bán lẻ.

Theo Caixin Media, Zhou Xiaoguang đã cùng chồng gây dựng công ty này khi còn là một người bán hàng rong. Bà được một số người trong giới truyền thông mệnh danh là “Nữ hoàng trang sức”.

Neoglory Holding Group là 1 trong 3 công ty tư nhân lớn có trụ sở tại Chiết Giang. Tuy nhiên, Neoglory đã không thể thanh toán khoản nợ 7 tỷ nhân dân tệ trái phiếu vào năm 2019, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Trong khi một số chính quyền địa phương cùng với trung ương đã bước vào để củng cố các tập đoàn gặp khó khăn, ví dụ tỉnh Sơn Đông đã viện trợ cho Công ty Wanda Group vào đầu năm nay, thì không một ai có thể giải cứu Neoglory.

Sau nhiều năm cố gắng phát triển nhờ sử dụng đòn bẩy, công ty mẹ và 3 công ty con của tập đoàn này đã trong quá trình tái tổ chức phá sản, theo một tuyên bố nộp trên Shanghai Clearing House vào ngày 29/4.

Bảo lãnh cho công ty khác đến mức công ty mình vỡ nợ

Shandong SNTON Group là tập đoàn lớn nhất trong số ít các công ty tư nhân bị phá sản trong những tháng gần đây ở tỉnh phía đông tỉnh Sơn Đông.

Một đặc điểm nổi bật của nhà sản xuất dây thép này là mức độ mà nó tham gia bảo lãnh chéo, có nghĩa là công ty này cam kết trả nợ cho các công ty khác nếu vỡ nợ. Điều này khiến nguy cơ vỡ nợ lan rộng và chính quyền tỉnh Sơn Đông đã phải đưa ra động thái giải quyết bằng cách "chống lưng" cho China Wanda.

SNTON đã vỡ nợ 4,65 tỷ nhân dân tệ trái phiếu trong năm nay, sau khi đã từng cung cấp khoản bảo lãnh nợ trị giá 86 tỷ nhân dân tệ, tương đương 35% tài sản ròng của công ty này tính đến tháng 6/2018, theo một hồ sơ của công ty.

“Cha đỡ đầu” của công ty tư nhân

Tập đoàn đầu tư Trung Quốc Minsheng được Dong Wenbiao mệnh danh là phiên bản Trung của JPMorgan Chase & Co., được biết đến như là cha đỡ đầu của khu vực tư nhân.

Các khoản đầu tư của CMIG, bao gồm chăm sóc sức khỏe cho đến ngành hàng không, đều được xác định dựa trên nguồn tài trợ có được một phần thông qua tín dụng đen.

Đáng nói, công ty có trụ sở tại Thượng Hải này đã khiến các nhà đầu tư trái phiếu "shock" hoàn toàn khi tuyên bố không thể thanh toán khoản nợ vào cuối tháng 1.

Dù có thể huy động đủ tiền mặt bằng cách bán các khoản lãi bất động sản để trả nợ vào ngày 14/2 vừa qua, nhưng tính đến tháng 4, trái phiếu định danh bằng USD của CMIG cũng không được thanh toán do một chi nhánh khác vỡ nợ. CMIG cũng đối mặt với vụ vỡ nợ trái phiếu nội tệ đáo hạn vào cuối tháng 4, dù đã giải quyết vào 2 ngày sau đó.

Muốn vươn lên số 1 nhưng sắp vỡ nợ

Không giống như những công ty khác trong danh sách này, Citic Guoan Group có các liên kết với nhà nước quan trọng, điều này có nghĩa là các chủ đầu tư trái phiếu có thể an tâm hơn đôi chút.

Tuy nhiên, công ty này lại thiếu lượng cổ phần đủ để kiểm soát, dẫn đến tình trạng quyền lực bị hạn chế đối với việc công ty thuộc sở hữu nhà nước Citic Group cố gắng cung cấp hỗ trợ.

Citic Guoan tham gia vào nhiều lĩnh vực, từ đầu tư tài chính cho tới bất động sản.

Sau một loạt các vụ tịch thu tài sản làm tổn hại đến tính thanh khoản của nó, công ty đã không thể trả nợ 3 tỷ nhân dân tệ vào tháng trước.

Citic Guoan đã tích lũy tổng số nợ vượt quá 178 tỷ nhân dân tệ tính đến cuối tháng 9, trong đó có ít nhất 15 tỷ nhân dân tệ trái phiếu trong nước, báo cáo tài chính mới nhất của công ty này cho thấy.

Công ty cho biết trên trang web của mình rằng luôn cố gắng giành vị trí số 1, hướng tới mục tiêu gia nhập 500 công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới. Nhưng đến bây giờ, nó là 1 trong 5 công ty có nguy cơ vỡ nợ cao nhất của Trung Quốc trong năm 2019.

Thắt chặt tài chính vì sắp vỡ nợ

Có trụ sở tại An Huy, phía tây tỉnh Chiết Giang và Sơn Đông, Công ty Goocoo Investment là một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất của tỉnh.

Nhưng công ty cũng đã phải đối mặt với một loạt rắc rối khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về lượng đòn bẩy cao và Goocoo cũng không thể trả nợ trong thời gian sớm, kết quả là công ty này phải thắt chặt tài chính.

Goocoo và Citic Guoan đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận về việc vỡ nợ này. Các cuộc gọi đến Neoglory và SNTON cũng không được trả lời.

Hồng Vân

Theo Bloomberg

Trump đã đưa TC đi đúng quỹ đạo sụp đổ Liên Sô

baomai.blogspot.com
 
Nếu tổng thống đời 40 của Mỹ là Ronald Reagan đã đánh sập thành trì cnxh nguyên khai là Liên Sô vì ông biết dùng chiếc đũa thần kinh tế để đánh trúng tử huyệt của nó thì tổng thống thứ 45 của Mỹ là Donald Trump cũng dùng chiêu của tiền bối có cải tiến hơn để ép Trung cộng rơi vào quỹ đạo suy tàn rồi đánh sập cnxh đặc sắc của nó với kịch bản tương tự có cách tân.

Không thể phủ nhận sự phát triển của Trung cộng kể từ ngày Đặng Tiểu Bình mở cửa cách nay 40 năm, tuy nhiên xét cho cùng, khái niệm "mở cửa" của Trung cộng trong 40 năm qua chỉ là phỉnh phờ, thực chất Trung cộng chỉ là "hé cửa - trộm nhìn". Bản chất "khép kín" của Trung cộng vốn đã là thâm căn, cố đế, tuy mạnh hay yếu thì dân tộc Hán vẫn không bao giờ "mở lòng", đặc tính này được chứng minh qua việc Tần Thủy Hoàng đã dốc lòng xây Vạn lý trường thành để ngăn xâm nhập của các địch quân mạn Bắc.   

baomai.blogspot.com

Mặc dù Tần Thủy Hoàng dày công bế quốc bằng Vạn lý Trường Thành nhưng sai lầm của Tần Thủy Hoàng là ỷ vào sự vững chắc của Trường Thành mà ngông cuồng, tàn độc khiến cho "nhân oán - thiên trách" và tệ hại hơn là đã bị bại quốc là nước Triệu "cấy nhộng" Thái giám Triệu Cao vào nội cung gây chia rẽ quân -thần, rối loạn nội cung để rồi sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà sau 15 năm trị vì, nhà Tần đã bị Hán cao tổ Lưu Bang tiệt diệt. Khôn ngoan hơn Tần vương và 06 Hán vương tiền nhiệm, Hán Vũ Đế Lưu Triệt đã biết "hé cửa" khi đưa Hán quốc hội nhập với các nước bên ngoài thông qua việc kết nối vào Con đường tơ lụa - The Silk Road qua người tiền trạm Trương Khiên. Bằng việc "hé cửa" với bên ngoài, Hán Vũ Đế đã đưa nước Hán cường thịnh, nhưng cũng từ đây đã nảy sinh tình trạng gia tăng quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn, sự cấu kết các phe nhóm từ nội cung, nội quốc với các thương buôn, phú thương bên ngoài dẫn đến hiện tượng bè phái, cát cứ và cuối cùng nhà Hán bị diệt vong. 

Đối chiếu lịch sử Tần - Hán với Trung cộng thời Mao - Đặng, chúng ta bắt gặp có sự tương đồng, Mao theo chủ thuyết bế quốc của Tần Thủy Hoàng, Đặng Tiểu Bình theo chủ thuyết "hé cửa" của Hán Vũ Đế để bây giờ Tập Cận Bình thừa hưởng và nối tiếp như cuối đời nhà Hán, tức thừa hưởng được sự trỗi dậy của Trung cộng nhờ chính sách "hé cửa" nhưng cũng ôm lấy một xã hội Trung cộng đầy bất ổn vì "quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn",...

Để củng cố quyền cai trị độc tôn của đảng cộng sản, Trung cộng buộc phải có tiền vừa để an dân, vừa để gia cường quyền lực. Với lợi thế về dân số, về trí tuệ,... nếu Trung cộng thực sự "mở cửa" thì sau 40 năm qua, khả năng Trung cộng đã đuổi kịp Mỹ về tiềm lực kinh tế là rất cao. Tuy nhiên, nếu mở toang cửa ra thì làn sóng du nhập chủ nghĩa tư bản sẽ là liều thuốc độc giết chết chủ nghĩa cộng sản ngay lập tức bởi tự do, dân chủ là khắc tinh của độc tài cộng sản. Vì vậy Trung cộng thà đi chậm, chịu đứng sau Mỹ, chấp nhận "hé cửa nhìn trộm" để giữ đảng chứ không chấp nhận phát triển siêu tốc bằng "mở cửa" để mất đảng. 

baomai.blogspot.com
  
Điển hình cho chính sách "hé cửa nhìn trộm" đó là hai tập đoàn ZTE và Huawei. ZTE thì cửa hé rộng hơn bởi nó vẫn giao dịch trên sàn chứng khoán nhưng vẫn khống chế tư bản sở hữu lượng cổ phiếu của nó. Huawei thì khác, mặc dù luôn "chiêu hiền, đãi sĩ", vẫn tuyển dụng đội ngũ kỹ thuật viên trình độ cao với mức lương hậu hĩnh từ nước ngoài để "cướp đoạt chất xám" của họ nhưng Huawei không bán cổ phần cho họ, cho các tổ chức bên ngoài.

Xét trên bình diện chung thì cấu trúc nền kinh tế của Trung cộng không khác gì cấu trúc nền kinh tế của Liên Sô, tức vẫn đậm chất kinh tế xhcn với đặc trưng "công xưởng quốc doanh, nông trang tập thể". Chúng chỉ khác nhau ở chỗ Liên Sô đóng sập cửa còn Trung cộng thì "hé cửa nhìn trộm". Vì vậy đối sách của Trump với Trung cộng cũng có những khác biệt căn bản so với đối sách của Reagan với Liên Sô. Reagan đánh Liên Sô bằng cách đánh vào thượng tầng của đảng cộng sản, làm phân hóa, tan rã nội bộ đảng cộng sản Liên Sô. Ngược lại, với Trung cộng thì việc đánh vào giới chóp bu của nó là điều rất khó bởi nó đã rút kinh nghiệm từ nguyên nhân sụp đổ của Liên Sô.

baomai.blogspot.com
  
Theo nghiên cứu thì dân Nga có đặc tính là "càng đói - càng hung - càng trung" ngược lại dân Trung hoa thì "càng đói - càng hèn - càng phản". Vì vậy, dù dân Nga đói rả họng nhưng họ vẫn hung và trung thành, ngược lại dân Trung hoa khi đói thì rất hèn nhát, mà hèn nhát thì dễ phản trắc, sẵn sàng lật vua, giết chúa, diệt chủ. Do đó nếu muốn đánh sập Trung cộng, xóa sổ cnxh thì Trump phải đánh thẳng vào bao tử của dân Trung cộng, bao tử bị đói thì dân sẽ phản loạn, điều này lịch sử đã chứng minh qua các triều đại của Trung hoa. Đó là lý do Trump đã dùng thuế quan để đánh vào bao tử của dân Trung cộng. 

Khi hàng hóa Trung cộng bị áp thuế, hàng loạt nhà máy phải đối mặt với đóng cửa, hàng triệu lao động sẽ mất việc. Sau thuế quan, Trump lại đánh tiếp vào lĩnh vực công nghệ, nơi được xem là những con mèo đen trắng giỏi bắt chuột để nuôi bộ máy độc tài, nuôi dưỡng quyền lực địa phương - quyền lực của các gia đình lớn",... Lần lượt ZTE, Huawei đã bị Trump thăm hỏi, kết quả sẽ đẩy hàng vạn lao động Trung cộng đối mặt với nạn thất nghiệp. 

baomai.blogspot.com
  
Nếu Trung cộng vẫn quyết giữ nguyên sách lược "hé cửa nhìn trộm" thì sẽ không tránh khỏi hàng loạt cú đánh trời giáng tiếp theo không chỉ riêng của Mỹ mà còn xuất phát từ các đồng minh của Mỹ, điều này sẽ rất đau đớn mà ZTE là một minh chứng, trước lịnh trừng phạt của Mỹ nó xém phá sản buộc phải theo yêu sách của Mỹ cơ cấu lại nhân sự trong tổ chức bộ máy, tức phải có người của Mỹ trong hội đồng quản trị của ZTE. Số phận của Huawei hay những tập đoàn tiếp theo cũng phải học tập và làm theo ZTE nếu không muốn phá sản. 

Nếu Trung cộng mở toang cửa thị trường thì ngoài việc đảng cộng sản mất đi nguồn thu béo bở từ thuế nhập khẩu ra thì hàng triệu lao động Trung cộng có chuẩn tay nghề thấp cũng bị mất việc do hàng hóa chất lượng cao từ Mỹ và các nước tiên tiến chảy vào Đại lục dìm chết hàng hóa nội địa. Khi thị trường hàng hóa được mở cửa, tất nhiên giá trị văn hóa, giá trị dân chủ, tự do cũng ồ ạt du nhập vào Trung cộng thông qua sự hiện diện của google, facebook,... Điều này đối với Trung cộng thật sự là nguy hại bởi thất nghiệp sẽ làm cho xã hội bất an cộng với sự du nhập của dân chủ phương Tây thì đặc quyền độc đảng sẽ bị lung lay, sụp đổ.

baomai.blogspot.com
  
Chẳng những chỉ dùng thuế quan, dùng quyền lực tài chánh để đánh Trung cộng mà Trump còn ép Trung cộng phải ném tiền vào chạy đua vũ trang, kích hoạt bom nhân quyền đặt ở các sắc tộc bị Trung cộng áp bức, chấn hưng dân khí cho các tiểu quốc lân bang, các nước nghèo lâu nay sập bẫy của Trung cộng. Với lối tấn công toàn diện, đa mục tiêu, không ngưng nghỉ của Trump thì độc cô Trung cộng sẽ thảm bại là tất yếu.

baomai.blogspot.com
  
Nhìn một cách toàn cục, Trung cộng giờ đây không khác gì Liên Sô thời tổng thống Reagan, tức đã đi chung một quỹ đạo sụp đổ. Tuy nhiên sự sụp đổ của Liên Sô xuất phát từ sự vây ép của Mỹ và thượng tầng cộng sản Liên Sô phân rã do bị dính đòn của Reagan thì Trung cộng lại vừa bị vây ép của Mỹ và hạ tầng xã hội bị dính đòn của Trump. Giờ đây Trung cộng đã bị Trump ép đi vào quỹ đạo sụp đổ, vì vậy dù muốn mở toang cửa ra hay mở từ từ cũng có chung một kết cục là SỤP ĐỔ. Cộng sản Việt nam khôn hồn sớm bỏ đảng để giữ thân, bằng ngoan cố vẫn phò suy bỏ thịnh thì khi Trung cộng suy tàn, cộng sản Việt nam đã bị nhân dân ném tất cả vào biển lửa giận dữ.

Tran Hung

Giấc mộng toàn cầu của Trung Quốc – Ác mộng của láng giềng

EmailInPDF.

Những lời ca tụng sự hội nhập Á-Âu của Tập Cận Bình có thể bỏ qua sự bành trướng vốn thường bạo lực của Trung Quốc, nhưng lịch sử đó chưa bị các nước láng giềng của Trung Quốc lãng quên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev tại Moscow, Nga ngày 9/5/2015. (Ảnh RIA Novosti)

Từ Nga đến Trung Á, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Bắc Kinh gợi lên những kỉ niệm xấu về chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc. 

Năm 1904, Halford MacKinder đã đưa ra lý thuyết ai làm chủ Lục địa Á-Phi-Âu sẽ "điều khiển thế giới". 109 năm sau, ở Astana của Kazakhstan, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã hành động, tuyên bố mình là người đề xướng và Trung Quốc là động cơ của sự hội nhập Á-Phi-Âu. Kỷ nguyên ngoại giao Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc đã bắt đầu. 

Lục địa Á-Phi-Âu nhanh chóng chứng tỏ là quá nhỏ cho tầm nhìn của Tập Cận Bình. Một tháng sau bài phát biểu ở Astana, Tập Cận Bình đã tới Jakarta để tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ "củng cố hợp tác hàng hải với các nước ASEAN... và phát triển mạnh mẽ quan hệ đối tác hàng hải trong một nỗ lực chung nhằm xây dựng Con đường tơ lụa trên biển". Hồi tháng 1, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã mời hơn 30 quốc gia Mỹ Latinh và Caribe gia nhập Sáng kiến "Vành đai và Con đường". Những ngày sau đó, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố Sách Trắng về chiến lược Bắc cực của nước này với câu cuối cùng khuyến khích các nước ủy viên Hội đồng Bắc cực - mà không giống Trung Quốc, thực tế giáp giới với Bắc cực - làm việc với Trung Quốc để "tham gia việc quản lý Bắc cực, thúc đẩy hợp tác liên quan đến Bắc cực dưới Sáng kiến 'Vành đai và Con đường'". 

Từ Nam Mỹ đến Bắc cực, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" công nhận Trung Quốc là nước đứng đầu sự hội nhập toàn cầu. Nhưng các nước láng giềng của Trung Quốc lại hoài nghi hơn. 

Các tác giả bài viết mới đây đã tới Bắc Kinh, Astana và Moskva để đánh giá tầm nhìn của Tập Cận Bình phù hợp như thế nào với của các nước láng giềng lục địa Á-Âu, những nước có sự hợp tác mang ý nghĩa quan trọng đối với thành công của Sáng kiến "Vành đai và Con đường". Các tác giả nhận thấy sự háo hức tham gia những dự án hỗ trợ phát triển quốc gia, nhưng có cả sự phản đối sâu sắc bất cứ sự mở rộng nào sang phía Tây hoặc Bắc của các hoạt động, ý tưởng hay dân số Trung Quốc. Là thủ đô mới nhất của khu vực, Astana có thể được mong đợi sẽ thể hiện những tham vọng về lục địa Á-Âu, nhưng ngoại trừ một khách sạn do Trung Quốc xây dựng, không có dấu hiệu nào cho thấy sự gắn bó với Trung Quốc ở thành phố này. Phía trước các cửa hàng và các tòa nhà chọc trời tràn ngập chữ Kirin và tiếng Anh; hầu như không có chữ tiếng Trung Quốc. Nga chủ yếu vẫn là một nước Slave và châu Âu; những định hướng nghệ thuật và tư tưởng của nước này hoàn toàn mang tính phương Tây. Không nước nào hy vọng rằng sức mạnh của Trung Quốc sẽ gia tăng với các khoản đầu tư của nước này. 

Lôgích chiến lược của Trung Quốc 

Tập Cận Bình chưa nhận ra hoặc không quan tâm. Trong khi Mackinder nghĩ rằng bất kỳ bá quyền trên Lục địa Á-Phi-Âu nào trước tiên đều phải thống trị Đông Âu, Tập Cận Bình tự tin rằng lịch sử chứng minh chìa khóa để kiểm soát lục địa nằm ở Trung Quốc. Vào tháng 9/2013, ông nói với người Kazakhstan rằng "hơn 2.100 năm trước... sứ tiết Trương Khiên được cử đến Trung Á hai lần để mở cửa giao thiệp thân thiện giữa Trung Quốc và các nước Trung Á cũng như Con đường tơ lụa xuyên lục địa nối phương Tây và phương Đông". Tháng 10/2013, trong bài phát biểu trước Quốc hội Indonesia, Tập Cận Bình đã nói rằng "Đông Nam Á từ thời xa xưa đã là một trung tâm quan trọng dọc Con đường tơ lụa trên biển cổ đại". 
Ý nghĩa của điều đó là thương mại giữa khu vực Á-Âu và Đông Nam Á thời cận đại do Trung Quốc thúc đẩy, một quan điểm rõ ràng mang tính xét lại. Thuật ngữ "Con đường tơ lụa" được một nhà địa lý người Đức đặt vào năm 1877, mang nghĩa hiện tượng lịch sử là thương mại Á-Âu thay vì một tuyến đường cụ thể. 

Con đường tơ lụa không lấy Trung Quốc làm trung tâm, cũng không phải là một con đường. Việc Tập Cận Bình thần thoại hóa Con đường tơ lụa cũng lờ đi thực tế rằng binh sĩ cũng như thương nhân đã đi dọc các tuyến đường nổi tiếng này. Sứ mệnh thật sự của Trương Khiên không phải là thiết lập một chế độ thông thương tự do - trao đổi kinh tế trên lục địa Á-Âu đã bắt đầu hàng thiên niên kỷ trước khi ông ra đời - mà là thuyết phục các dân tộc du mục kết liên minh với Trung Quốc trong cuộc chiến chống các bộ lạc người Thổ ở nơi ngày nay là khu vực Tân Cương và Trung Á. Những lời ca tụng sự hội nhập Á-Âu của Tập Cận Bình có thể bỏ qua sự bành trướng vốn thường bạo lực của Trung Quốc, nhưng lịch sử đó chưa bị các nước láng giềng của Trung Quốc lãng quên. 

Những lời nhắc đến lịch sử của Tập Cận Bình lờ đi chiến lược sâu hơn là thúc đẩy chiến dịch Sáng kiến "Vành đai và Con đường" ngày nay của Trung Quốc. Trung Quốc đang ở giữa cái họ gọi là một "thời kỳ cơ hội chiến lược" bắt nguồn từ sự nổi lên nhanh chóng của họ và tăng trưởng chậm chạp của phương Tây kể từ năm 2008. Đối với Bắc Kinh, cuộc khủng hoảng tài chính đã chấm dứt 30 năm Trung Quốc xếp sau Mỹ về kinh tế và chứng minh những tuyên bố phổ quát về các giá trị Mỹ và trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo là sai. Tập Cận Bình và các đồng sự của ông tin cơ hội chiến lược của họ được mở rộng nhờ uy tín của Mỹ đi xuống kể từ cuộc bầu cử năm 2016 và do Tổng thống Trump rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Họ coi trung tâm của quyền lực toàn cầu đang chuyển sang phía Đông. 

Khó có thể tranh luận về quan điểm đó. Trong khi Mỹ là một trở ngại đối với biên giới trên biển của Trung Quốc, nước này hầu như không quấy rầy khi Trung Quốc hướng sang phía Tây qua châu Âu, bên kia Trung Á. Tại đó, Trung Quốc hy vọng sử dụng dự trữ ngoại tệ của mình, vốn lớn nhất thế giới, kiến thức chuyên môn về xây dựng, sức cho vay của các ngân hàng thuộc nhà nước, công suất dư thừa thép (đứng đầu thế giới), nhôm, và sản xuất bê tông để hợp nhất không chỉ cơ sở hạ tầng, mà còn các dòng thông tin, các hệ thống tài chính và hoạt động cấp phép hải quan, giành được sự tôn trọng trong quá trình đó. 

Bắc Kinh không che giấu tư lợi được kết hợp vào Sáng kiến "Vành đai và Con đường". Trong câu chuyện của Trung Quốc, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" sẽ có lợi cho tất cả, nhưng đặc biệt tốt cho Trung Quốc. Theo một "tuyên ngôn" được đăng trên tờ Nhân dân nhật báo vào đầu năm 2018: "Thế giới cần Trung Quốc... Điều đó tạo ra không gian chiến lược rộng rãi cho những nỗ lực của chúng ta để duy trì hòa bình và phát triển cũng như giành được lợi thế". Tại một cuộc họp kín ở Washington vào tháng 2, một học giả từ Bắc Kinh đã 2 lần tiết lộ mục đích thật sự của Sáng kiến "Vành đai và Con đường" là quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Học giả này giải thích bằng cách biến đồng nhân dân tệ thành tiền tệ chính thức của các giao dịch trong Sáng kiến "Vành đai và Con đường", Trung Quốc sẽ thách thức địa vị của đồng USD là phương thức hối đoái toàn cầu hàng đầu ngay dù Trung Quốc quản lý chặt chẽ đồng nhân dân tệ. Trung Quốc có thể đòi hỏi các nước tham gia những dự án Sáng kiến "Vành đai và Con đường" chấp nhận các tiêu chuẩn của Trung Quốc về tư pháp cũng như đồng tiền của nước này. Theo một bài báo chưa được đưa tin đầy đủ, Trung Quốc đang thành lập các tòa án mới ở Bắc Kinh, Tây An và Thâm Quyến để phân xử các tranh chấp trong Sáng kiến "Vành đai và Con đường". 

Hơn nữa, sự ca ngợi dành cho Tập Cận Bình và Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của truyền thông Trung Quốc cho thấy sáng kiến này ít có ý nghĩa có lợi cho các đối tác của Trung Quốc hơn là củng cố sự ủng hộ trong nước dành cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự nhiệt tình của người Trung Quốc với tầm nhìn của Tập Cận Bình đang đạt những đỉnh cao vô lý. Tại một hội nghị ở Bắc Kinh mà các tác giả đã dự vào cuối năm 2017, một nhà phân tích chính sách đối ngoại người Trung Quốc tuyên bố rằng tầm nhìn của Tập Cận Bình không những có thể chỉ dẫn đường cho sự phát triển hòa bình của loài người, mà còn có lợi cho các loài động thực vật. Có lý do để cho rằng lời nói vô nghĩa thái quá này, giờ đây giống như trong kỷ nguyên Mao Trạch Đông, đóng vai trò che giấu những sự hoài nghi của người Trung Quốc về tính sáng suốt của Sáng kiến "Vành đai và Con đường". 

Tuy thế, cách Trung Quốc dàn dựng sự hội nhập Á-Âu đang điều khiển các thảo luận về chính sách trên toàn cầu; chính Sáng kiến "Vành đai và Con đường", chứ không phải Liên minh kinh tế Á-Âu của Nga hay sáng kiến Con đường tơ lụa mới gần như đã bị lãng quên của Mỹ, nắm bắt được trí tưởng tượng và những tít báo. Không ai có thể cáo buộc Tập Cận Bình suy nghĩ nhỏ nhặt. Lục địa Á-Âu và châu Phi, vốn vẫn là trọng tâm trong ngắn hạn của Sáng kiến "Vành đai và Con đường", chiếm 57% diện tích đất, 86% dân số và 65% GDP của thế giới. Tầm nhìn Sáng kiến "Vành đai và Con đường" - sự hội nhập kinh tế giữa các khu vực này thông qua cơ sở hạ tầng - sẽ là một thành tựu lịch sử. Người ta đã coi là chuyện bình thường khi các mạng lưới vận tải khu vực đang tồn tại không thể được kết nối, những mạng lưới mới cũng không thể được xây dựng, trừ khi Trung Quốc đóng một vai trò lớn trong việc cung cấp tài chính và công tác xây dựng đường cao tốc, hệ thống đường ray, đường ống dẫn và cảng biển. 

Nhưng kế hoạch Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Tập Cận Bình mơ hồ cũng giống như cách 1.000 tỷ USD đầu tư đã hứa của nó đầy lôi cuốn. Bất chấp những hứa hẹn kiêu ngạo của Tập Cận Bình, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc đã tăng theo cùng quỹ đạo được thiết lập trước khi Sáng kiến "Vành đai và Con đường" được tuyên bố, và thật ra đã giảm ở các nước tham gia sáng kiến này trong năm 2016. Và tuy Sáng kiến "Vành đai và Con đường" vẫn còn ở những ngày đầu, nhưng cho tới nay chương trình này đã đạt được rất ít thành công xuất sắc và các chuyên gia vẫn nghi ngờ rằng mạng lưới đường sắt Á-Âu sẽ có thể cạnh tranh được với chi phí thấp của vận tải đường biển. Cũng chưa rõ rằng việc làm thương hiệu, tiền mặt và tham vọng của Trung Quốc có thể khắc phục được sự phát triển không đồng đều, sự đa dạng chính trị và văn hóa, những thù hằn lâu đời và đặc điểm địa lý đáng ngại của Lục địa Á-Phi-Âu. 

Do đó, phản ứng với những đề nghị hào phóng của Trung Quốc là lẫn lộn. Nga, Kazakhstan và thậm chí Pakistan nghi ngờ sâu sắc bất chấp chính thức tỏ ra nhiệt tình. Các nước G7, Ấn Độ và Nhật Bản đã từ chối ủng hộ sáng kiến này bất chấp Trung Quốc đã nhiều lần đề nghị, chủ yếu vì họ coi Sáng kiến "Vành đai và Con đường" là nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị toàn cầu. Tuy nhiên, bất chấp những nghi ngờ về tính khả thi và những xu hướng mang tính xét lại của Sáng kiến "Vành đai và Con đường", chương trình mang dấu ấn của Tập Cận Bình này đang giành được sự ủng hộ từ Thái Lan, Tajikistan đến Hy Lạp. 71 nước đã "tham gia" sáng kiến này, mặc dù chưa rõ sau việc gia nhập sẽ là gì. 

Nhưng trong khi Tập Cận Bình phát biểu rất chắc chắn, các đối tác Nga và Kazakhstan của Trung Quốc lại thận trọng hơn. Họ chào đón đầu tư của Trung Quốc khi nó phù hợp với họ, nhưng không nghe theo những lời kêu gọi của Tập Cận Bình về một "cộng đồng tương lai chung" do một Trung Quốc nhân từ giám sát. Những nghi ngại như vậy không nhất thiết là tai hại đối với sự hội nhập cơ sở hạ tầng Á-Âu, nhưng sự băn khoăn lan rộng về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cho thấy nhiều nước láng giềng của Trung Quốc sẽ không đi theo ngọn cờ của Trung Quốc, ngay cả nếu họ hưởng lợi từ sự giàu có của nước này. 

Trục xoay Á-Âu của Moskva 

Sau vụ việc sáp nhập Crimea, Moskva khó có thể chỉ trích Bắc Kinh vì đẩy mạnh các tham vọng bành trướng lãnh thổ bằng cách tạo dựng thực tế trên thực địa. Cả Trung Quốc và Nga thường lớn tiếng về địa vị hàng đầu của chủ quyền trong quan hệ quốc tế, tuy nhiên không nước nào thể hiện sự tôn trọng chủ quyền của các nước láng giềng nhỏ hơn. Những thái độ như vậy đã làm căng thẳng quan hệ của Trung Quốc với phương Tây, và đã lật ngược hoàn toàn quan hệ của Nga với Mỹ và châu Âu, và do đó khiến Nga “xoay trục” sang Trung Quốc và châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Nga, sự nhiệt tình của Trung Quốc để đẩy mạnh kết nối Á-Âu đến đúng lúc, vì Nga nhận thấy mình ngày càng bị cắt bỏ khỏi các thị trường phương Tây. 

Đương nhiên, người Nga không chỉ đang hướng sang phía Đông vì tức giận hay tuyệt vọng. Các quan chức và chuyên gia Nga nói công khai về việc Trung Quốc "trở lại vị trí đương nhiên của mình ở Đông Á" và nhấn mạnh họ không thể bỏ lỡ cơ hội làm một phần trong sự nổi lên của Trung Quốc và châu Á. Đồng thời, người Nga công nhận rằng sự hiện diện dân số và kinh tế tương đối nhỏ của họ ở Đông Á một mình nó sẽ không bảo đảm cho họ một vai trò lãnh đạo trong khu vực đang trỗi dậy, liên kết lại này. Họ hy vọng bù đắp cho những hạn chế này bằng cách tận dụng sức mạnh của họ với tư cách là một bên tham gia an ninh và địa chính trị trong khu vực, và tận dụng mối quan hệ cá nhân nồng ấm giữa các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc. Trong bối cảnh này, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất một "quan hệ đối tác Á-Âu lớn hơn", còn được gọi là "hội nhập của những sự hội nhập", làm một con đường để kết nối Liên minh kinh tế Á-Âu do Nga dẫn đầu với “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. 

Quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung được công bố vào năm 2012 khó có thể là một sự đột phá về ý tưởng. Moskva và Bắc Kinh đã ký kết các thỏa thuận đối tác vào năm 1994 và 1996 cũng như hoàn tất Hiệp ước hữu nghị và hợp tác vào năm 2001. Trong nhiều năm, họ đã tìm cách phối hợp lập trường trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải, BRICS, G20 và đương nhiên cả Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Khi được hỏi về thành tựu chính sách đối ngoại quan trọng nhất của mình vào cuối nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 hồi năm 2008, Putin đã dẫn ra việc giải quyết tranh chấp biên giới sôi sục từ lâu với Trung Quốc. Trong trường hợp có bất kỳ nghi ngờ nào về quan hệ ấm lên, thì trong năm 2006 và 2007, hai nước đã tuyên bố năm Trung Quốc và năm Nga để kỷ niệm quan hệ thương mại, văn hóa và chính trị. 

Tuy nhiên người Nga công nhận rằng sức nặng và tham vọng ngày càng lớn của Trung Quốc sẽ thử thách độ lâu bền cho vị thế của chính họ ở Đông Á. Giống như các đối tác phương Tây của họ, người Nga đang theo dõi chặt chẽ đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng của khu vực Á-Âu, và nói họ sẽ đánh giá tầm quan trọng của “Vành đai và Con đường” không phải dựa trên nỗi lo sợ hay những lời hứa hẹn, mà là trên kết quả thực tế. Các tác giả được mô tả về kết quả như vậy nhờ một doanh nhân người Nga, người cảnh báo rằng trong khi các đối tác kinh doanh Trung Quốc sẽ không bao giờ đưa ra những đòi hỏi chính trị công khai, các giao dịch với họ cuối cùng sẽ được tiến hành hoàn toàn bằng đồng nhân dân tệ, và các chuỗi cung ứng sẽ được tái định hướng toàn bộ sang các nhà chế tạo Trung Quốc. Theo lời một quan chức Nga nói với các tác giả: "Văn hóa Trung Quốc không định hướng để thống trị - họ đơn thuần coi mình là trung tâm của thế giới". 

Sự nhiệt tình của Nga về kết nối kinh tế khu vực Á-Âu gia tăng một phần là thể hiện sự thất vọng của nước này với châu Âu và Mỹ. Không chỉ các biện pháp trừng phạt của phương Tây gây hại cho nền kinh tế Nga - chúng có gây hại, dù điều đó đã không thay đổi chính sách của Nga ở Ukraine hay Syria - mà chúng còn là dấu hiệu cho thấy tiếp tục có sự coi thường điều mà Nga coi là tầm vóc đúng của mình. Một số người Nga vẫn nghĩ về một "tam giác" địa chính trị, với Mỹ, Nga và Trung Quốc ở mỗi góc, trong khi những người khác tin rằng một cuộc chiến tranh lạnh đang dần hiện ra giữa Washington và Bắc Kinh. 

Dù theo cách nghĩ nào, nhiều nhà lãnh đạo Nga vẫn coi sự nổi lên của Trung Quốc là chỉ dấu hàng đầu cho thấy sự suy sụp của phương Tây, và họ mong đợi thực tế này sẽ buộc Mỹ và châu Âu phải nhượng bộ theo thời gian, kể cả chấm dứt các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị áp đặt lên Nga sau năm 2014. Đối với những người Nga chia sẽ quan điểm này, việc theo đuổi hội nhập kinh tế với phương Đông trớ trêu thay phần lớn lại là về bảo đảm quan hệ tốt đẹp hơn với phương Tây. Nhưng người Nga có thể đang nhập nhằng các phép ẩn dụ để tô vẽ Sáng kiến "Vành đai và Con đường" là một đối trọng với sức ép và sự cô lập của phương Tây. Xét cho cùng, Nga có ý nghĩa nhiều nhất đối với Trung Quốc với tư cách là một hành lang tiềm tàng trên đất liền đến châu Âu, nơi nửa tỷ người tiêu dùng giàu có của nước này là thị trường đơn lẻ lớn nhất cho hàng hóa Trung Quốc. 

Kazakhstan: Chiếc khóa đai lưng? 

Kazakhstan không giáp biển và có dân số thưa thớt, dù giàu năng lượng và các tài nguyên thiên nhiên khác. Bị những người khổng lồ Nga và Trung Quốc vây quanh, chịu gánh nặng những di sản của sự cai trị từ Moskva trong thời Sa hoàng và ảnh hưởng từ thời Xôviết, Kazakhstan không thiếu những thách thức địa chính trị. Các quan chức Kazkhstan tự hào một cách chính đáng vì đã bảo đảm được chủ quyền cho nước mình, xây dựng một nền kinh tế tương đối ổn định, phồn vinh, và thiết lập một bản sắc quốc gia riêng biệt nhưng vẫn đa nguyên trong hơn 3 thập kỷ qua. Một cảm giác quyết tâm và tự hào như thế xuất hiện khi các nhà lãnh đạo Kazakhstan nhắc đến đất nước mình như là "chiếc khóa đai lưng" trong Sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. 

Đặc điểm địa lý của Kazakhstan khiến nước này trở thành trung tâm cho vành đai. Tuyến đường bộ hợp lý nhất từ Tây Trung Quốc đến Đông Âu đi qua Kazakhstan trên đường tới Nga. Chặng đường sắt từ Trung Quốc đến châu Âu qua tuyến đường này hiện mất 14 giờ, nhưng các quan chức Kazakhstan nhắm mục tiêu giảm nó xuống còn 10 giờ nhờ nâng cao cơ sở hạ tầng và hợp lý hóa việc băng qua biên giới. Sự tham gia của Kazakhstan với tư cách là một thành viên cốt lõi của Liên minh kinh tế Á-Âu với Nga và Belarus có nghĩa là thủ tục hải quan được tiêu chuẩn hóa trên cả 3 nước thuộc Liên Xô trước đây, vì thế - ít nhất trên lý thuyết - vận tải hàng hóa hẳn chỉ phải kiểm tra 1 lần tại mỗi đầu tuyến đường, nơi tàu hỏa phải chuyển đổi giữa khổ ray tiêu chuẩn (của châu Âu và Trung Quốc) và khổ rộng (Nga và Kazakhstan). Những toa tàu được điều hòa nhiệt độ di chuyển nhanh chóng từ các nhà máy Trung Quốc đến các thị trường châu Âu trong chưa tới 2 tuần hứa hẹn sẽ cách mạng hóa thương mại đối với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như thiết bị điện tử tiên tiến. Các nhà sản xuất châu Âu nhắm tới lấp đầy các toa tàu chiều về bằng thực phẩm và hàng hóa sang trọng dành cho người mua tiềm năng ở Trung Quốc. 

Tuy không phải là một nước nghèo, Kazakhstan biết rõ nhu cầu phải có nguồn tăng trưởng mới và một tầm nhìn phát triển vượt ra ngoài xuất khẩu năng lượng. Việc kết nối khu vực Á-Âu có thể đem lại cơ hội không chỉ thúc đẩy thương mại của chính Kazakhstan với Trung Quốc và châu Âu, mà còn thu được phí quá cảnh nếu lưu lượng vận tải đường sắt tiếp tục tăng như trong hơn một thập kỷ qua, từ 1.200 công-ten-nơ vào năm 2011 lên hơn 200.000 vào năm 2017. Hơn nữa, các nhà lãnh đạo Kazakhstan lập luận rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải kết nối các khu vực phía Đông và phía Tây của chính nước này có giá trị đặc biệt cho một nước có lịch sử tập trung vào kết nối Bắc-Nam. Theo các quan chức, đây là lý do giải thích tại sao Kazakhstan đã đầu tư 5 tỷ USD trong quỹ đầu tư quốc gia của chính mình vào các dự án cơ sở hạ tầng của Sáng kiến "Vành đai và Con đường", kể cả xây dựng thứ sẽ là cơ sở cảng khô lớn nhất thế giới ở Khorgos. Một chuyên gia người Kazakhstan giải thích: "Khi Trung Quốc đề xuất ý tưởng Sáng kiến 'Vành đai và Con đường', họ đã tìm thấy một đối tác đầy động lực". 

Đó là sức hút của Sáng kiến "Vành đai và Con đường" đối với Kazakhstan. Vậy còn những rủi ro? Hiện nay, các quan chức Kazakhstan nhấn mạnh họ kiểm soát được quan hệ với cả Nga lẫn Trung Quốc. Họ tự tin vào khả năng tách biệt thương mại và đầu tư với chính trị và an ninh. Họ lập luận rằng trong khi việc Moskva “xoay trục” sang phía Đông phần lớn là một quyết định chính trị, đối với Astana đó chỉ là làm ăn kinh doanh có lợi, không có thành phần chính trị nào. Tuy nhiên trong khi Kazakhstan đã chi trả phần đóng góp của mình vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, người Trung Quốc cũng đã đầu tư gần 30 tỷ USD vào hơn 50 dự án. Trên thực tế, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong tất cả 5 nước cộng hòa Trung Á thuộc Liên Xô trước đây, sinh viên Kazakhstan đang ngày du học nhiều hơn ở Trung Quốc (khoảng 40.000 người cho tới nay), và công nhân Trung Quốc đã đổ xô tới các công việc hấp dẫn ở những dự án đường ống dẫn, đường sắt và xây dựng khác, đặc biệt ở Tây Kazakhstan. 

Thế nào là quá gần gũi đến mức đáng ngại? Mặc dù người Kazakhstan coi địa vị của mình là một nước "thật sự mang tính Á-Âu", họ đã hấp thu những quan điểm lấy châu Âu là trung tâm về Trung Quốc từ sự liên kết lâu đời của họ với Nga, trong khi hướng vào những sự mất an toàn và định kiến của riêng mình. Các dự án của Kazakhstan và Trung Quốc để kết nối lục địa Á-Âu có thể đều là việc kinh doanh đối với cả 2 bên, nhưng chúng không đồng nghĩa với quan hệ đối tác. Như một chuyên gia người Kazakhstan chất vấn: "Làm thế nào chúng ta có thể hội nhập với 1,5 tỷ người". Năm 2016, hàng nghìn người Kazakhstan đã phản đối một đề xuất cải cách ruộng đất mà những người chỉ trích lập luận là sẽ khiến Trung Quốc mua được quá nhiều đất đai của Kazakhstan. Các mối quan hệ kinh doanh độc lập có thể phù hợp với Kazakhstan, nhưng Trung Quốc gần như tất yếu sẽ tìm kiếm sự tôn trọng nhiều hơn, và nhiều quyền kiểm soát hơn hẳn, khi đầu tư của nước này vào khu vực tiếp tục tăng. Một nhà quan sát quốc tế ở Astana cảnh báo: "Nên nhớ rằng nước Trung Á lớn nhất là Tây Trung Quốc". 

Giống phần lớn các nước láng giềng của Trung Quốc, Kazakhstan và Nga đánh giá ý định của Trung Quốc không phải bằng sử liệu đáng ngờ và phát ngôn kiêu ngạo của Trung Quốc, mà bằng kinh nghiệm, lợi ích và khả năng dễ bị tổn thương của chính họ. Họ bị cám dỗ bởi túi tiền không đáy của Trung Quốc, nhưng không bị thuyết phục bởi thiện chí của nước này. Tính đến những sự nhạy cảm của các nước láng giềng của mình, Trung Quốc có thể khôn ngoan duy trì tính mơ hồ của tầm nhìn Sáng kiến "Vành đai và Con đường" và để chương trình này phát triển từ từ. Tuy nhiên, nó mang theo nguy cơ là sự thiếu tính đặc trưng này sẽ được hiểu là che đậy tư lợi của Trung Quốc. Xét cho cùng, các đối tác tương lai của Trung Quốc trên khắp Trung Á và Đông Âu không lạ với những âm mưu đế quốc và phản ứng giận dữ trước bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự khinh thường văn hóa, bóc lột kinh tế hay sự xâm lấn lãnh thổ của họ. 

Dù Tập Cận Bình gặp khó khăn trong việc giải thích tầm nhìn của ông với những người hoài nghi trong và ngoài nước, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" đã trở thành một sức mạnh toàn cầu, cả về măt biểu tượng lẫn với tư cách là một động cơ cho đầu tự thật sự. Khi sự hội nhập Á-Âu phát triển, và nếu Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh hành động của mình với tư cách là một cường quốc toàn cầu, Sáng kiến "Vành đai và Con đường" có thể đạt được nhiều mục tiêu của nó. Tuy nhiên, khó có khả năng các nước của Đại lục Á-Phi-Âu, nhiều trong số đó là các nhà nước có văn minh đáng tự hào, sẽ theo đuổi sự lãnh đạo của Trung Quốc. Ngay cả nếu Sáng kiến "Vành đai và Con đường" giúp tạo lập một mạng lưới hậu cần Á-Âu, các bên hưởng lợi đầy lo âu của nó khó có khả năng đem lại cho Trung Quốc sự tôn kính mà nước này tìm kiếm. 

Phản ứng của Trung Quốc với nỗi thất vọng đó sẽ là thước đo thật sự cho những giấc mơ Á-Âu của nước này.

Robert Daly là giám đốc Viện Kissinger Nghiên cứu Trung Quốc và Mỹ, tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson. Bài viết được đăng trên Foreign Affairs.

Trần Quang (gt)



Kinh Tế Sụp Đổ"Trung Hoa Mộng"Tiêu TanNguyễn Vĩnh Long Hồ
YẾU TỐ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA TRUNG HOA VÀO ĐẦU THẾ KỶ XX:
Năm 1904, nhà địa lý người Anh, Sir Halford Mackinder, tác giả “The Geographical Pivot of History” (Trục địa lý của lịch sử). Ông cho rằng, lục địa Á – Âu chính là trục chiến lược của quyền lực thế giới, Trung Hoa một khi mở rộng sức mạnh của mình sẽ vượt ra ngoài biên giới của nó, có thể tạo thành mối hiểm họa da vàng cho tự do của thế giới, đơn giản vì Trung Hoa sẽ có thêm một vùng đại dương bổ sung cho nguồn tài nguyên của lục địa rộng lớn, một lợi thế mà nước Nga không may mắn có được trong khu vực cột trụ nầy. Trong khi nước Nga, một quốc gia có lãnh thổ rộng bao la trên lục địa Á – Âu, xét về cơ bản vẫn là một cường quốc trên đất liền với một mặt giáp đại dương bị băng đá Bắc Cực rào chặn; ngược lại, Ttrung Hoa với đường bở biển ôn đới 9.000 dặm, nhiều biển cảng tự nhiên thuận lợi, lại là một cường quốc lục địa lẫn hải dương. Mackinder tiên đoán, Trung Hoa một ngày nào đó sẽ thôn tính cả nước Nga. Tầm vói tay của Trung Hoa trải dài từ vùng Trung Á giàu khoáng sản và khí đốt đến những tuyến đường hàng hải trên Thái Bình Dương.
Trong cuốn sách kế tiếp “Democratic Ideals and Reality” (Các lý tưởng và thực tế dân chủ), Mackinder đã dự đoán cùng với Mỹ và Vương quốc Anh, Trung Hoa cuối cùng sẽ dẫn dắt thế giới bằng việc “xây dựng một nền văn minh mới cho một ¼ nhân loại, không thực như phương Đông, cũng không giống phuơng Tây.” Trung Hoa là sự pha trộn giữa tính hiện đại mang phong cách Tây phuơng với một “nền văn minh thủy lợi” (Hydraulic civilization), một thuận ngữ do nhà sử học Karl Wittogel đề ra, dùng để mô tả những xã hội thực hiện việc quản lý tập thể nguồn nước tưới tiêu nông nghiệp, bất cứ một nền văn minh nào có hệ thống nông nghiệp đều dựa vào cấu trúc thủy lợi rộng lớn do chính quyền điều hành độc quyền. Việc cung cấp nước đầy đủ cho tưới tiêu và khả năng bảo vệ mùa màng khỏi lũ lụt, mang lại quyền lực tuyệt đối cho chính quyền với nền kinh tế và từ đó là cả xã hội nông nghiệp. (Bắc Kinh xây dựng Đập Tam Hiệp và hệ thống đập thủy điện trên sông Mekong để kiểm soát nguồn nước không ngoài mục đích trên và những đập thủy điện kể trên, tự nó sẽ thành những tử huyệt của người khổng lồ chân đất sét TC)
                                                                      oOo
Chiều hướng bành trướng chính là nhu cầu quốc gia về năng lượng, quặng kim loại và những khoáng sản chiến lược giúp đảm bảo mức sống đang ngày một cao của một số dân khổng lồ chiếm khoảng 1/5 tổng số dân số toàn cầu của nước nầy. Tàu Cộng còn tìm đủ mọi cách tăng cường sự hiện diện trên khắp lục địa Châu Phi, được thiên nhiên ban tặng nguồn dầu mỏ và khoáng sản trù phú. Những vùng biển kết nối thế giới Ả Rập giàu dầu mỏ và khí đốt với bờ biển Hoa Lục. Bắc Kinh cũng chẳng quan tâm đến các chế độ mình đang tham gia hợp tác làm ăn là chế độ gì, độc tài hay quân phiệt, hoàn toàn không phải đạo đức như tiêu chuẩn của Mỹ & phương Tây. Điều nầy đã khiến Bắc Kinh vấp phải sự xung đột với Mỹ vốn có khuynh hướng truyền bá giá trị dân chủ – nhân quyền, cũng như với những quốc gia được gọi là sân sau của Mỹ hoặc Nga.

Trong những năm gần đây, xung đột tôn giáo sắc tộc ở Hoa Lục diễn ra rất căng thẳng, phức tạp và nguy hiểm, nhất là xung đột giữa Phật giáo Tây Tạng, xung đột giữa người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở Tân Cương với người Hán và chính quyền địa phương. Khủng bố liên tiếp xảy ra khắp nơi đe dọa nền an ninh của TC:

[1] TÂN CUƠNG: Là khu vực mà cư dân bản địa luôn luôn kháng cự sức ảnh hưởng của văn hóa Đại Lục, những căng thẳng sắc tộc tại những khu tự trị nầy đang làm phức tạp quan hệ giữa Bắc Kinh với các quốc gia lân cận. Năm 1949, QĐGPND của Mao Trạch Đông đã tiến vào Tân Cương dùng vũ lực để sáp nhập Tân Cương vào lãnh thổ Tàu Cộng. Nhưng trong thời gian gần đây, chủng tộc Uighur (Duy Ngô Nhĩ), hậu duệ của những người Turk từng thống trị Mông Cổ trong thế kỷ 7 & 8 đã nổi dậy chống lại chính quyền Bắc Kinh.

Tân Cương với diện tích rộng lớn gấp đôi tiểu bang Texas, có dân số khoảng 8 triệu người, chưa bằng 1% dân số Hoa Lục. Hán tộc với số lượng áp đảo, chính quyền Bắc Kinh triệt để áp đặt quyền thống trị tuyệt đối lên khu tự trị Tân Cương để kiểm soát toàn bộ nguồn dầu mỏ, khí đốt, quặng đồng và sắt dưới lòng đất và trong nhiều thập niên, Bắc Kinh đã liên tục di dân Hán chung sống cùng người dân bản địa với ý đồ Hán hóa tòan bộ khu vực nầy. Ngoài ra, thế lực của Bắc Kinh tại Trung Á thể hiện ở 2 đường ống dẫn lớn sắp hoàn thiện nối tới Tân Cương: một dùng để vận chuyển dầu mỏ từ Biển Caspi chạy dọc qua Kazakhstan, ống dẫn dầu còn lại để chuyển khí đốt từ Turkmenistan bắc qua Uzbekistan và Kazakhstan. Cơn khát dầu cháy cổ tài nguyên thiên nhiên còn đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẵn sàng bất chấp những rủi ro lớn để bảo vệ nó. Bắc Kinh vẫn tiếp tục khai thác mỏ đồng ở phía Nam Kabul, nằm ngay bên trong Afghanistan đầy khói lửa. Điều kiện địa chính trị của TC sẽ được củng cố nếu Mỹ ổn định được Afghanistan.

[2] TÂY TẠNG: Giống như Tân Cương, Tây Tạng có vị trí hết sức quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ đối ngoại của Bắc Kinh. Vùng cao nguyên Tây Tạng với địa hình đồi núi, giàu quặng đồng và sắt, chiếm một diện tích lớn lãnh thổ TC. Đây chính là nguyên nhân khiến Bắc Kinh luôn sợ hãi viễn cảnh về một Tây Tạng tự trị, chưa nói đến độc lập, vì nếu không thống trị được Tây Tạng, Bắc Kinh sẽ chỉ còn là một quốc gia nhỏ bé với phần diện tích còn lại không đáng kể, còn Ấn Độ có thể bổ sung thêm một vùng phía Bắc vào cơ sở quyền lực lục địa của mình.

Với hơn một tỷ dân, Ấn Độ như một hàng rào chắn, án ngữ ảnh hưởng của TC ở Á Châu. Ở mức độ nào đó, yếu tố địa lý đã sắp đặt Tàu Cộng và Ấn Độ trở thành kỳ phùng địch thủ là láng giềng kề cận với dân số khổng lồ và đều có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ như ở khu vực Arunachal Pradesh ở phía Nam Tây Tạng là của Ấn Độ. Trong tương lai, việc tranh chấp lãnh thổ không chỉ diễn ra ở khu vực nầy mà còn ở Bangladesh và Sri Lanka.

[3] MÔNG CỔ: Đường biên giới phía Bắc của TC bao quanh Mông Cổ là quốc gia có mật độ dân số thấp nhất thế giới và giờ đây đang bị nền văn minh đô thị của người láng giềng TC đe dọa về mặt nhân khẩu. Từng một lần Bắc Kinh xâm chiếm thành công Nội Mông để dọn đường tiến vào Ngoại Mông, vùng đất trù phú bao la, Bắc Kinh hiện nay đang sẵn sàng chờ thời cơ để quay lại chinh phục Mông Cổ lần nữa để thỏa mãn cơn khát dầu mỏ, than đá, uranium và cả những cánh đồng cỏ hoang vu và màu mỡ.

Các công ty khai thác thác khoáng sản, đặc biệt là than đá vẫn đang tìm kiếm cổ phần lớn trong việc khai thác những tài sản dưới lòng đất của Mông Cổ. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa thiếu kiểm soát đã biến TC thành thị trường tiêu thụ lớn hàng đầu thế giới của các mặt hàng như aluminum, đồng kẽm và quặng sắt với mức tiêu thụ tăng từ 10% lên đến 25% thị trường kim loại thế giới kể từ cuối những năm 1990. Với Tây Tạng, Ma Cau và Hồng Kông đã nằm trong tay chính quyền trung ương, những giao dịch của nước nầy với Mông Cổ sẽ trở thành thước đo để đánh giá mức độ của tham vọng đế quốc mà Bắc Kinh đang nung nấu.

KHU VỰC VIỄN ĐÔNG:

Nằm ở phía Bắc Mông Cổ và giáp ranh với 3 tỉnh Đông Bắc TC là khu vực Viễn Đông của Nga, vùng đất hoang vu, băng giá, có diện tích gấp đôi Châu Âu trong khi dân cư ngày một thưa thớt. Nước Nga mở rộng biên giới của mình đến khu vực nầy từ thế kỷ 19 đến thế kỷ 20, giai đoạn Trung Hoa đang suy yếu. Nhưng giờ đây, TC đã trở thành cường quốc, còn ở phía Nga, không đâu trên lãnh thổ quốc gia, quyền lực của chính quyền lại yếu như ở 1/3 lãnh thổ nằm ở phiá Đông này. Ở ngay bên kia biên giới  của TC có chưa đến 7 triệu người Nga vùng Viễn Đông, thậm chí tới năm 2015 giảm xuống 4,5 triệu người. Còn bên phía TC là 200 triệu dân Tàu của 3 tỉnh tiếp giáp của TC. Nghĩa là mật độ dân số ở phía TC cao gấp 62 lần so với phía Nga.

Dòng di dân bất hợp pháp từ Hoa Lục vẫn đổ sang Nga, định cư đông đúc ở thành phố trung tâm Chita, phía Bắc Mông Cổ và sống rải rác ở những nơi khác trong vùng. Tìm kiếm tài nguyên là mục tiêu hàng đầu của chính sách đối ngoại TC khắp mọi nơi, trong đó vùng Viễn Đông thưa thớt dân cư, Nga lại đang sở hữu những mỏ khí đốt, dầu mỏ, gỗ, kim cương và vàng. Theo David Blair – phóng viên Daily Telegraph của London – cho biết: “Moscow đang hết sức cảnh giác với số lượng khổng lồ di dân Tàu đổ vào khu vực nầy, mang theo những công ty khai thác khoáng sản và gỗ chở ồ ạt về bên Hoa Lục hàng trăm chuyến mỗi ngày.”

Cũng như với Mông Cổ, nỗi lo sợ của người Nga không phải là một này nào đó TC sẽ đưa quân xâm lược hoặc chính thức thôn tính vùng Viễn Đông Nga, mà là quyền lực kiểm soát của Bắc Kinh về dân cư và doanh nghiệp đang từng bước lặng lẽ bao phủ khu vực nầy. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, do những tranh chấp biên giới giữa LX và TC, hàng trăm ngàn binh lính đã được điều động tới vùng Siberia xa xôi và đã có lúc cuộc đối đầu bằng vũ lực. Yêú tố địa lý gần kề có thể gây chia rẽ Nga và TC, bởi quan hệ đồng minh hiện nay giữa hai bên chỉ đơn thuần bắt nguồn từ những tính toán chiến lược.

Khai thác sự mâu thuẫn giữa Trung – Nga có thể có lợi cho Hoa Kỳ. Vào những năm 1970, chính quyền Nixon đã từng lợi dụng mối bất hòa giữa Bắc Kinh và Moscow để đặt quan hệ hợp tác với Bắc Kinh. Trong tương lai gần, khi TC trở thành một cường quốc lớn với tham vọng thống trị thế giới, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi Mỹ bắt tay với Nga thành một liên minh chiến lược nhằm tạo thế cân bằng chiến lược với Bắc Kinh.

KHU VỰC ĐÔNG NAM Á:

Do tiềm năng quốc phòng của các quốc gia Đông Nam Á không hùng mạnh nên đây là khu vực kháng cự yếu nhất trước sự trỗi dậy của một chủ nghĩa Đại Hán. Về địa chính trị và sự nhu nhược và quá hèn của những tên lãnh đạo Đảng CSVN, Bắc Kinh gần như không gặp trở ngại nào bành trướng phía Nam, khống chế dễ dàng VN, Lào, Miên, Thái và Myanmar, trừ sự đối kháng quyết liệt của Philippines nhờ liên minh với Hoa Kỳ. Riêng Myanmar cũng là một gia yếu với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú mà Bắc Kinh thèm khát. Trung – Ấn đang cạnh tranh phát triển cảng nước sâu SITTWE, nằm trên bờ biển Ấn Độ Dương của Myanmar.

Tóm lại, với tất cả khu vực nói trên, Bắc Kinh đang áp dụng sách lược “chia để trị” (divide & conquer) trong một số lãnh vực. Bắc Kinh sẽ tiếp tục khai thác, áp dụng sách lược này để phát triển những mối quan hệ có lợi đối với các nước láng giềng phía Nam. TC sử dụng ASEAN như một thị trường tiêu thụ những mặt hàng độc hại do các nuớc phương Tây tẩy chay; đồng thời mua lại từ những nước nầy các sản phẩm nông nghiệp giá rẻ. Điều nầy đã mang về cho TC thặng dư thương mại, trong khi biến các nước ASEAN dần trở thành bãi phế thải cho những sản phẩm công nghiệp sản xuất nhân công giá rẻ của TC.

BIỂN ĐÔNG VÀ HOA ĐÔNG:

Hải quân TC đang phải đối diện với môi trường trên Biển Đông & Hoa Đông chông gai hơn nhiều so với lục quân trên bộ. Hải quân TC gần như không nhìn thấy được nhiều triển vọng nào khác ngoài những khó khăn trong khu vực mà TC gọi là “chuỗi đảo thứ nhất”, gồm bán đảo Triểu Tiên, đảo Kuril, quần đảo Ryukyu, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Australia. Cho đến nay, Bắc Kinh đã bị vướng vào nhiều tranh chấp về chủ quyền ở những vùng đáy đại dương giàu năng lượng ở Hoa Đông và Biển Đông. Với các nhà chiến lược Hải quân TC, viễn cảnh trên biển này lại không mấy lạc quan nếu xảy ra chiến tranh với Hải quân Mỹ – Nhật trên vùng biển nói trên.

Theo James Holmes và Toshi Yoshihara từ Học viện Hải chiến Hoa Kỳ (US Naval War College), chuỗi đảo thứ nhất là một dạng “VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH NGƯỢC”, tức là giống như một vòng vây hiệu quả của Mỹ – Nhật và các đồng minh, với mỗi bên đóng vai trò như một tháp canh giám sát và thậm chí có thể ngăn chận Hải quân TC tiếp cận với Thái Bình Duơng. Với “chuỗi đảo thứ hai” gồm các vùng lãnh thổ Guam và quần đảo Bắc Mariana của Mỹ đã cho thấy người TC coi đây là những không gian đảo mở rộng của lãnh thổ Hoa Lục rộng lớn.

Xây dựng chuỗi đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông. Hải quân TC áp dụng học thuyết “SỨC MẠNH BIỂN” của chiến lược gia Hoa Kỳ Đô đốc Alfred Thayer Mahan (1840-1914). Ông đưa ra các điều kiện căn bản để trở thành quốc gia kiểm soát biển:

  • Phải có hải quân hùng mạnh, căn cứ hải quân và các tuyến giao thông trên biển không bị nước khác kiểm soát.
  • Phải có đội tàu buôn mạnh cùng các hải cảng và tuyến hàng hải, phải có giao thương với nước ngoài. Sức mạnh biển phải thể hiện ở chỗ kiểm soát được và lợi dụng được biển, công cụ chính để khai thác biển là đội tàu buôn và hải quân hùng mạnh để bảo vệ đội thương thuyền và tuyến hàng hải. Trong thời chiến, đội tàu buôn có thể chi viện hải quân tác chiến, chở vật tư, vũ khí, chở thương binh.
  • Mahan nêu công thức: Sức mạnh hải quân = Lực lượng hải quân + vị trí chiến lược.

Dĩ nhiên, lực lượng tàu chiến và vũ khí mạnh mà không có vị trí thuận lợi thì khó phát huy được tác dụng trong tác chiến trên biển. Để có vị trí thuận lợi, nước Mỹ đã chiếm một số đảo dù rất nhỏ và rất xa trên đại dương để làm căn cứ địa hải quân, trong khi nhiều nước thực dân khác Anh, Tây Ban Nha chỉ lo chiếm đất thật rộng. Thực tế, sau nầy chứng tỏ suy tính của chiến lược gia Mỹ rất sáng suốt, nếu không có chuỗi các đảo nhỏ dùng làm căn cứ hải quân đó, như Guam, Midway… thì làm sao Mỹ có thể thắng được Hải quân Nhật trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Tóm lại, TQ có khả năng sẽ phát triển thành một cường quốc cả trên biển và trên đất liền, ít nhất sẽ làm lu mờ Nga tại khu vực lục địa Á – Âu. Nhưng, đây là nhận định của Sir Halford Mackinder về Trung Hoa vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay, nhân loại đã bước vào thế kỷ 21, gió đã đổi chiều, gió Tây đã đánh bạt gió Đông khi Washington tuyên bố: “xoay trục về châu Á – TBD”, Hải quân Hoa Kỳ khẳng định quyền tự do đi lại trên các vùng biển thuộc Thái Bình Dương mà Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng xung quanh.

Căng thẳng trên Biển Đông leo thang khi Hải quân Mỹ điều tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của TC trên quần đảo Trường Sa của VN. Tuy nhiên “Luật pháp Quốc tế” là nỗi lo sợ thực sự của Bắc Kinh, chính là phòng xử án của Tòa Trọng Tài ở The Hague, Hòa Lan tuyên bố có thẩm quyền xử vụ kiện của Philippines sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới vị thế nước lớn của Bắc Kinh.

Phía TC đưa ra yêu sách chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, tuyến hàng hải huyết mạch nhộn nhịp nhất thế giới; đồng thời là nguồn trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và hải sản phong phú. Bắc Kinh dựa tấm bản đồ mơ hồ được chính phủ Tưởng Giới Thạch vẽ năm 1947 để khẳng định cái gọi là chủ quyền với 90% Biển Đông. Theo đó, Bắc Kinh bác bỏ tính hợp pháp của tòa vì cho rằng là tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, Tòa tuyên bố có thẩm quyền xét xử đơn kiện của Philippines vì cho rằng Manila kiện cách diễn giải UNCLOS của Bắc Kinh, chứ không đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ ra tòa. Phải nói, đây là tuyệt chiêu của Manila. TC tự rơi vào cái bẫy pháp lý khi tuyên bố bác bỏ thẩm quyền của Tòa án The Hague.

KINH TẾ TUỘT DỐC SẼ TÁC ĐỘNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỦA ĐCSTQ:

Năm 2009, thế giới đã từng phớt lờ lời tiên đoán của Jim Chanos – nhà sáng lập Kynikos Associates –  khi ông bắt đầu đặt ra câu hỏi về kinh tế TQ khi ông nhận ra rằng, phần lớn các nhà sản xuất hàng hóa đã không bị ảnh hưởng bởi khủng khoảng tài chính toàn cầu. Trên thực tế, họ còn ghi nhận mức lợi nhuận lớn kể cả khi các ngành khác chật vật vì khủng hoảng. Ông đã phát hiện ra một điểm quan trọng: “Trung Cộng rất khát hàng hóa. TC với nền kinh tế đã tránh được khủng hoảng – nhập cảng tới 40% lượng đồng và 50% lượng quặng sắt xuất cảng trên toàn thế giới, các hàng hóa khác cũng tương tự. Phát hiện này khiến Chanos đưa ra một lời cảnh báo táo bạo: “Trung Cộng đang ở trong một bong bóng tín dụng không bền vững”.

Ông Chanos nói với Charlie Rose của CNBC rằng, hoạt động đầu cơ bất động sản rất phổ biến ở TC và nguyên nhân là vì nền kinh tế này dựa quá nhiều vào xây dựng. Trong hầu hết các trường hợp là xây dựng các tòa nhà không có cơ hội tạo ra đủ thu nhập để hoàn trả nợ. Phần lớn là các căn hộ chung cư cao cấp có mức giá trên 100.000 USD, trong khi thu nhập bình quân của các hộ gia đình TC chưa đến 10.000 USD mỗi năm. “Trung Cộng đang trên guồng máy quay đi tới địa ngục”. Ngày nay, thị trường chứng khoán TC rơi tự do là minh chứng hùng hồn nhất cho thấy nhận định cho thấy Chanos đã đúng. Nền kinh tế lớn thứ hai mất đà, TTCK suy sụp và những nỗ lực cứu vớt thị trường của chính phủ nước nầy tỏ ra không hiệu quả.

Tuy nhiên, những nhà kinh tế đã nghiên cứu kỹ nền kinh tế TC thì cho rằng chính tình trạng dư thừa công xuất mới là nguy cơ chính của nước này. Ngày 9/9/2015, người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của TC đã thừa nhận rằng, nước này hiện đang phải đối mặt với nguy cơ giảm tăng trưởng rất cao. “Vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế TC đang phải đối mặt hiện giờ là tình trạng dư thừa công xuất tại các nhà máy,” ông Xu Shaoshi – Chủ tịch Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), đã phát biểu như vậy tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Một trong những minh chứng cho điều nầy là tình trạng các nhà máy “xác sống” đang ngày một gia tăng tại Hoa Lục. Điển hình trong đó là nhà máy xi măng Lucheng Zhuoyue tại thành phố Changzhi của tỉnh Sơn Tây. Năm 2014, sản lượng xi măng trong tỉnh cao gấp 3 lần nhu cầu khiến cho gần 2/3 số công ty sản xuất xi măng bị thua lỗ, theo số liệu của Hiệp hội Sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Sơn Tây.

Nhà máy thép Panchenggang ở ngoại ô Thành Đô (TQ) đã đóng cửa vào cuối tháng 3/2015. Việc đóng cửa các khu công nghiệp là một phần quá trình chuyển đổi hiện tại, khi các ngành công nghiệp nặng đang dần suy yếu do nhu cầu giảm và đầu tư quá mức. Tình trạng tương tự đang diễn ra tại nhiều thành phố và thị trấn trên khắp Hoa Lục. Các nhà máy giấy ở Đông Quan đang phải chuyển địa bàn sản xuất.

Nếu ai đó nghi ngờ về mức độ của cuộc khủng hoảng mà ngành công nghiệp sắt thép lớn nhất thế giới của TC đang phải đối mặt, hãy nghe những gì mà ông Zhu Min – Phó chủ tịch Hiệp hội Sắt Thép TC – nói: “Nhu cầu và giá thép ở TC đang thi nhau sụt giảm với “tốc độ kinh hoàng”, trong khi các ngân hàng siết hầu bao đối với các nhà sản xuất thép nước này, còn thua lỗ của các công ty thép thì chồng chất,” ông Zhu nói. “Tốc độ cắt giảm sản lượng đang chậm hơn so với sự sụt giảm nhu cầu, bởi vậy mà tình trạng dư thừa nguồn cung ngày càng tồi tệ.” ông Zhu cho biết ngày 28/10/2015.

Tình trạng này khiến cho nhiều công ty rơi vào tình trạng chỉ có thể sản xuất cầm chừng và giá hàng hóa thì liên tục giảm. Một khi sản lượng nhà máy sản xuất ra vượt xa nhu cầu sử dụng của nền kinh tế sẽ tạo nên tình trạng “khủng hoảng dư thừa” hay còn gọi là dư thừa công xuất. Nếu tình trạng dư thừa công xuất này không được giải quyết thì sản phẩm sẽ còn rớt giá trong thời gian sắp tới. Điều nầy kéo theo lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm và giá chứng khoán tiếp tục giảm là điều không thể tránh khỏi.

KINH TẾ TRUNG CỘNG ĐANG MÉO MÓ HƠN THỜI KỲ ĐẠI NHẢY VỌT:

“Kinh tế TC mất cân bằng hơn so với nửa thế kỷ trước, thời điểm những quyết sách “Đại nhãy vọt” của Mao Trạch Đông dẫn đến khủng hoảng kinh tế” đó là nhân định của ông Ha Jiming – Phó chủ tịch Goldman Sachs Group Inc – đưa ra ngày 14/10/2015. Ông nói. “Năm 1958 – 1960, Mao Trạch Đông thực hiện chính sách “Đại Nhảy Vọt”, sử dụng một dân số khổng lồ của TC trong việc cải cách kinh tế – xã hội nhằm đưa TC từ một nước nông nghiệp trở thành nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Để đẩy mạnh sản lượng thép, Mao Trạch Đông kêu gọi người dân nấu chảy mọi thứ như đồ dùng trong gia đình để làm nguyên liệu; chặt cây tàn phá thiên nhiên để làm nguyên liệu cho các lò nung. Quyết sách cẩu thả, vội vàng, thiếu nền tảng đã khiến “đại nhảy vọt” của Mao Trạch Đông trở thành thảm họa kinh tế, gây ra nạn đói khủng khiếp hàng chục triệu người bỏ mạng”.

Đó là thời kỳ đen tối của TC. Và một tuyên bố mới đây của chuyên gia kinh tế Ha Jiming khiến thế giới rùng mình khi cho rằng lịch sử có thể lặp lại, thậm chí, tệ hại hơn khi kinh tế TC có quá nhiều méo mó, Bloomberg cho biết. Ông Ha Jiming là tiến sĩ Kinh tế Đại học Kansas từ 1993 – 2004, ông là chuyên gia kinh tế cao cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington. Sau khi giữ chức Kinh tế trưởng China International Capital Corp. Năm 2010, ông gia nhập Goldman Sachs.

Nhà kinh tế cấp cao tại IMF trong hơn 10 năm cho biết: “Kinh tế TC sẽ không thể phục hồi cho tới khi Tập Cận Bình khắc phục tình trạng giảm xuất, sản xuất dư thừa và cho vay quá mức”. Đầu tư tài sản cố định tại TC năm ngoái tăng đến 46% GDP – một con số lịch sử tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Một nguy cơ lớn của Bắc Kinh là xây dựng kinh tế như cách làm chính trị,” ông nhấn mạnh. “Việc TC theo đuổi mục tiêu tăng trưởng bằng mọi giá đang khiến nền kinh tế nước nầy đối mặt nhiều rủi ro”.

Tại TC, nhà nước chi phối quá nhiều vào nền kinh tế. Các công ty nhà nước tạo ra sức ì nặng nề đối với kinh tế khi nắm giữ 110 ngàn tỷ NDT (tương đương 17 ngàn tỷ USD), nhưng chỉ đóng góp 3% lợi nhuận, ít hơn một nửa lợi nhuận của các công ty tư nhân đóng góp. Vì thế, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước trở thành chìa khóa then chốt kích thích sự phát triển của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Theo nhận định của Nicholas Lardy, thành viên cấp cao Viện Kinh tế Quốc tế Peterson. Dù Ngân hàng Trung Ương TC (PBOC) tuyên bố, ngân hàng này đủ khả năng để giữ đồng NDT ổn định. Nhưng, Ha Jiming cho biết mọi thứ chỉ có thể cầm cự trong thời gian ngắn. Đồng NDT sẽ tiếp tục rớt giá trong những năm sắp tới tương ứng với cán cân thương mại nước này chuyển từ thặng dư sang thâm hụt. Chuyên gia kinh tế cấp cao nầy khẳng định: “Đồng NDT nhất định sẽ tiếp tục mất giá.”

Những cuộc khủng hoảng kinh tế đóng vai trò quyết định những biến động chính trị lớn trong lịch sử thế giới. Từ sự tan rã của đế chế La Mã và cuộc lật đổ vua Louis XVI đến thất bại của nền Cộng hòa Weimar và sự sụp đổ từ bên trong Đế quốc LX, sự suy giảm kinh tế đã góp phần thúc đẩy sự ra đi của những chế độ chính trị tồn tại từ lâu đời. Do đó, những nền dân chủ vững chắc sẽ thành công hơn trong việc duy trì chế độ so với các chính thể độc tài chuyên chế.

Kết quả kinh tế tệ hại sẽ gây ra những đe dọa nghiêm trọng đến chế độ độc tài toàn trị hay khả năng tồn tại của chế độ độc tài phụ thuộc chủ yếu vào kết quả kinh tế? Trong những thời kỳ khó khăn về kinh tế, giới cầm quyền độc tài vẫn có những công cụ có thể sử dụng cho phép họ tiếp tục duy trì chế độ. Công cụ đó là dùng vũ lực đàn áp và khủng bố cho những người bất mãn chế độ chống lại họ. Nhưng, dùng vũ lực tàn bạo đàn áp quần chúng sẽ làm bào mòn thêm tính chính danh và khuyến khích sự đối lập thêm lớn mạnh, vì thế đàn áp cứng là con dao 2 lưỡi.

Nhiều học giả cho rằng, suy thoái kinh tế là nguyên nhân nổi bật cho sự thất bại của chế độ độc tài. Nói theo ngôn từ của bà  Barbara Geddes (Geddes 2004, p.26): “Khủng hoảng kinh tế thường được xem như là lý do quan trọng duy nhất cho sự sụp đổ của chế độ độc tài. Nói cách khác, trong những thời điểm kinh tế khó khăn, người dân có nhiều khả năng chống lại chính quyền hơn, đồng thời nhóm cầm quyền cũng có xu hướng chia rẽ nhiều hơn, quay lại chống đối lẫn nhau, hay từ bỏ chế độ khi đối mặt với các cuộc biểu tình lớn”.

Theo Acemoglu và Robinson tranh luận rằng: “Khủng hoảng kinh tế làm tăng nguy cơ chia rẽ tầng lớp lãnh đạo cũng như khả năng diễn ra các cuộc nổi dậy của dân chúng, bởi vì những người chống đối có ít thứ để mất hơn, nếu như tình hình kinh tế của họ vốn đã xấu đi. Theo ngôn từ của tác giả: “Những thay đổi chế độ thường xảy ra nhiều hơn trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Bởi vì, sự bất ổn chính trị cho cả người nghèo và người giàu, nguy cơ người dân nổi dậy thường đặc biệt cao nếu suy thoái kinh tế diễn trong những xã hội được cai trị bởi chế độ độc tài toàn trị nơi mà của cải được phân chia bất bình đẳng. Bất bình đẳng càng cao, thì những người nghèo bị tước quyền bầu cử lại càng sẵn sàng thay đổi số phận của họ thông qua một cuộc cách mạng dân chủ”. (Acamoglu & Robinson 2001, pp938f).

Theo Merkel, những cuộc khủng hoảng kinh tế cũng góp phần cho thất bại của các chế độ chuyên chế ở châu Á (Merkel 2010, pp.271 ff). Sau cùng, suy thoái kinh tế kéo dài của những nền kinh tế Xô Viết ở Đông Âu trong suốt những năm 1980 cũng có thể được coi như một nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản vào đầu thập niên 1990 (Kotz & Weir 1997).

KINH TẾ TC CHƯA SỤP ĐỔ NHƯNG NGÀY CÀNG SUY YẾU:

Theo Reuters trích dẫn báo cáo từ các khảo sát độc lập cho thấy các công ty sản xuất dịch vụ nhỏ và trung bình cũng đang lâm vào tình trạng ngày một khó khăn hơn. Các doanh nghiệp nhỏ và trung bình đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế TC, cung cấp phần lớn số lượng việc làm tại quốc gia này và chiếm đến 60% GDP cả nước. Các số liệu thống kê nói trên đang làm dấy lên lo ngại rằng các chính sách kích cầu của Bắc Kinh đã không thể ngăn tốc độ tăng trưởng kinh tế tụt xuống dưới mức 7% trong quý III/2015.

Quy mô hoạt động sản xuất tại các nhà máy quốc doanh trong tháng 9/2015 tiếp tục bị thu hẹp, mặc dù mức độ thu hẹp có giảm so với tháng 8/2015. Còn hoạt động sản xuất của các nhà máy quy mô nhỏ hơn đã rơi vào tình trạng tồi tệ nhất trong 6 năm rưỡi qua và đà sụt giảm về số lượng đơn đặt hàng dự kiến sẽ trầm trọng thêm trong thời gian tới.

Theo dự đoán của các chuyên gia kinh tế thuộc tập đoàn tài chánh ANZ (Australia): “Hoạt động sản xuất thu hẹp trong 2 tháng liên tiếp, cộng với thị trường chứng khoán lao dốc, cho thấy tăng trưởng GDP trong quý III của TC nhiều khả năng sẽ chậm lại xuống mức 6.4%”. Reuters cho biết đợt sụt giảm liên tục của TTCK Tàu Cộng hồi mùa hè vừa qua và quyết định phá giá đồng NDT của Bắc Kinh hồi tháng 8/2015 đã gây chấn động thị trường toàn cầu, khiến nhiều nhà đầu tư, chuyên gia cả trong và ngoài TC hoài nghi về khả năng điều hành kinh tế của chính phủ nước nầy.

KINH TẾ LAO DỐC, DÂN TÀU ÀO ẠT CHUYỂN TIỂN RA NƯỚC NGOÀI:

Đối mặt với cơn địa chấn trên sàn chứng khoán và những triệu chứng kinh tế đổ bệnh, nhiều người dân Tàu Hoa Lục đang tìm cách chuyển tiền chui ra nước ngoài, Nhật báo Wall Street ghi nhận. Tuy nhiên, không có số liệu chính thức theo dõi các hoạt động chuyển tiền ngầm nầy, nhưng các quan chức Ngân Hàng Trung Ương TC (PBOC) ước tính có khoảng 800 tỷ NDT (tương đương 125 tỷ USD) đã được xử lý thông qua kênh giao dịch này mỗi năm. Con số thậm chí tăng đột biến trong năm 2015.

Dấu hiệu rõ ràng là kho dự trữ ngoại hối của TC bốc hơi mạnh, cho thấy nhu cầu đối với các đồng tiền mạnh tăng. Két tiền của Bắc Kinh đã giảm kỷ lục 93,9 tỷ USD trong tháng 8/2015 và 43 tỷ USD trong tháng 9/2015. Ngoài ra, đầu tư vào bất động sản tại nước ngoài của người dân Tàu Hoa Lục đang hướng tới mức vượt 10,5 tỷ USD trong năm 2014, theo số liệu của CBRE.

Bà Jiang Jinjin, nhân viên môi giới bất động sản tại New York, cho biết: bà đã xử lý gần 2.000 giao dịch bất động sản cho cư dân người Tàu Hoa Lục tại Đại học Columbia. Bà cho biết rất nhiều thanh niên Tàu muốm mua nhà. Dòng tiền “chảy máu” khỏi TC đã đặt các ngân hàng ngầm vào tầm ngắm của giới chức tài chính Bắc Kinh. Cò chuyển tiền thường núp bóng sau các cửa hàng tiện dụng và tiệm cà phê. Họ phục vụ đủ loại khách hàng có nhu cầu, từ các tham quan tìm cách giấu của cải, cho tới các tầng lớp trung lưu. Những khách hàng đều tin tưởng rằng, tài sản của mình sẽ được an toàn ở ngoại quốc. Trong nhiều năm, các ngân hàng ngầm nở rộ ở Sán Đầu và Triều Châu và những thành phố ven biển. Các ngân hàng ngầm chỉ đơn giản nối hai khoản tiền bằng nhau ở hai đầu thị trường. Tháng 6/2015, cảnh sát Thiên Tân đã bố ráp một ngân hàng ngầm, bắt giữ 31 người và đóng băng 1.087 tài khoảng chứa gần 2 tỷ USD.

NHẬN ĐỊNH GOLDMAN SACHS CỦA TC:

Citic Securities từng được ví như “Goldman Sachs của TC”. Chủ tịch Wang Dongming, chủ tịch Citic Securities đang bị điều tra do bị tình nghi có hành vi làm rò rỉ thông tin nội bộ và giao dịch nội gián, nhằm dập tắt hành động giao dịch phi pháp. “Kế hoạch nầy được triển khai song song với chiến dịch bài trừ tham nhũng. Bắc Kinh đang muốn chứng minh sự quyết liệt trong việc xục xạo thị trường, không ngoại trừ một ai,” ông Fraser Howie – Giám đốc điều hành Newedge Singapore – nhận xét. Ông là đồng tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Chủ nghĩa Tư bản Đỏ: Nền tảng mong manh cho sự trỗi dậy bất thường của TC”.

Citic Group – công ty mẹ của Citic Securities – là tập đoàn đa ngành lớn nhất TC với hoạt động phủ sóng trên nhiều quốc gia, hoạt động trong mọi lĩnh vực từ xây dựng, sản xuất, năng lượng, bất động sản và tài chánh, bao gồm cả công ty môi giới chứng khoán CLSA đóng trụ sở tại Hồng Kong. Citic Group là một trong những công ty chứng khoán tham gia tích cực vào đầu tư ký quỹ, hoạt động thổi phòng đà tăng điểm trên TC. Nhắm vào Citic Securities, Bắc Kinh đang tìm cách xoa dịu sự phẫn nộ trong dân chúng khi TTCK sụp đổ. Ông Paul Gillis, GS Tài chánh tại Đại học Peking, nhận xét: Tính đến hiện tại, chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình đã nhằm vào nhiều quan chức các ngành, từ quân đội tới mọi ngành nghề. Giờ lĩnh vực tài chánh đang nằm trong tầm ngắm. Thực chất chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của họ Tập chỉ nhằm mục đích triệt hạ các đối thủ để củng cố quyền lực chính trị của mình.

Theo Marc Faber, nhà tư vấn nổi tiếng về thị trường mới nổi, khẳng định ông không tin tưởng vào giới hành pháp TC. “Họ có thanh lọc được thị trường không?” Câu trả lời là không. Hệ thống tài chính quá rộng lớn, quá lộn xộn với những hoạt động ẩn nấp dưới vỏ bọc ngân hàng ngầm. Đây sẽ là một chiến dịch cực kỳ tốn kém, cả về kinh tế lẫn chính trị”, ông khẳng định.

Theo con số được ngân hàng Goldman Sachs đưa ra, Bắc Kinh đã phải bơm nhiều khoản tiền khổng lồ, được thẩm định lên tới 208 tỷ Euro, nhằm cứu vãn tình hình và để thời hoàng kim quay lại với TTCK.  Trong khi TTCK ở Thượng Hải vẫn tiếp tục trồi sụt, các nhà đầu tư nhỏ không biết phải “bấu víu” vào đâu. Báo Le Monde thuật lại cuộc gặp gỡ một số người tại một vài phòng giao dịch nhỏ ở Thượng Hải và mô tả con đường tiến tới cảnh “trắng tay” của những con người nầy…

Trong 3 thập niên phát triển với tốc độ chóng mặt, TC được coi là miền đất hứa của giới đầu tư trên toàn thế giới. Thị trường béo bở với dân số khổng lồ nhất thế giới với sự đa dạng về nhu cầu hàng hóa đã khiến cho những ai chậm chân đến thị trường nầy chỉ nhận được thiệt thòi. Nhưng mọi thứ giờ đây đã thay đổi. Thị trường TC giảm dần sức hấp dẫn một cách trông thấy, đang tạo nên xu hướng di dời sang các khu vực khác của các nhà đầu tư quốc tế, điển hình là các nước Đông Nam Á, nơi thị trường vẫn còn chưa bão hòa và các lợi thế về nhân công giá rẻ hơn TC. Xu hướng chuyển đổi thị trường xuất cảng cũng dần thành hình, khi mà nhu cầu nhập cảng hàng hóa của TC giảm đi trông thấy.

TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM TẠI HOA LỤC HẾT THUỐC CHỮA:

Trong suốt hàng thập kỷ, mức tăng trưởng kinh tế không khi nào dưới 2 con số. Thế giới phải thừa nhận TC đích thực là “con rồng Châu Á”. Tuy nhiên môi trường sống chính là điều khiến chính quyền Bắc Kinh đau đầu nhất do hậu quả của việc phát triển kinh tế dựa vào “xuất cảng” cuả Bắc Kinh trong nhiều năm liền khiến các dòng sông chết, bầu không khí mù sương khô, độc hại, lượng khí độc trong không khí vượt tiêu chuẩn an toàn. Việc Bắc Kinh chỉ chú trọng tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua yếu tố môi trường sống, khiến Bắc Kinh phải trả giá bằng các gói ngân sách hàng trăm triệu đô mà vẫn không thể cứu vãn và phục hồi môi trường sống trong sạch để bảo vệ sức khỏe người dân.

Không ít người giàu Hoa Lục sở hữu hàng triệu đô phải tìm cách ra nước ngoài sinh sống vì môi trường sống trong nước ô nhiễm đến mức không thể chấp nhận được. Để giải quyết tạm thời nạn ô nhiễm, hàng loạt hệ thống nhà máy công nghiệp đều phải ngưng hoạt động đồng loạt để giảm thiểu ô nhiễm. Điều nầy cho thấy sự bất lực của một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới trong việc bảo đảm môi trường sống lành mạnh.

Bắc Kinh đang lâm vào cảnh “họa vô đơn chí”, tờ China Daily số ra ngày 18/4 dẫn báo cáo mới của chính phủ TC cho thấy gần 1/5 diện tích đất nông nghiệp ở nước nầy bị ô nhiễm trầm trọng, gây lo ngại về an toàn thực phẩm sau nhiều năm công nghiệp hóa tràn lan. Thủ phạm chính gây ô nhiễm là 13 chất độc vô cơ, đặc biệt là cadmium, nickel và thạch tín. Báo cáo cho biết đất nông nghiệp bị ô nhiễm tập trung dọc bờ biển phía đông, khu vực sông Dương Tử và Châu Giang cũng như vành đai công nghiệp đông bắc. Theo AP, lâu nay các nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường ở Hoa Lục thường tập trung vào chất lượng nước & không khí . Tuy nhiên, sau các vụ thực phẩm độc nhiễm bẩn gần đây, vấn đề đất nông nghiệp bị ô nhiễm mới được chánh quyền quan tâm thì đã quá trễ.

Ô nhiễm ngày càng tăng ở Hoa Lục đã dẫn đến đường thủy không sử dụng được, tỷ lệ dị tật bẩm sinh và một số nơi có không khí ô nhiễm nhất trên trái đất. Theo dữ liệu của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, nồng độ hạt bụi phân tử PM 2.5 trong không khí ở mức độ 300 sẽ được coi là rất nguy hiểm. Trong khi đó, nồng dộ PM 2.5 được ghi nhận ở Bắc Kinh vào khoảng đầu tháng 2/2014 đã lên tới 500. Các nhà khoa học dự đoán rằng, nếu TC vẫn tiếp tục tình trạng ô nhiễm môi trường mất kiểm soát như hiện nay. Dự kiến từ nay tới năm 2030, tổng sản lượng khí CO2 do TC thải ra sẽ bằng tổng sản lượng CO2 trên toàn thế giới.

KẾT LUẬN:

Tập Cận Bình là vua mỵ dân. Với tư cách là Tổng Bí Thư, Chủ tịch Trung Quốc đã phát biểu trước Bộ Chính Trị rằng, ông ta không màng “sống chết và uy tín” để chiến đấu chống tham nhũng, báo South China Morning Post (HK) đưa tin ngày 6/8/2014. Trước đó, ngày 4/8, nhật báo Changbaishan đưa tin, các quan chức địa phương đã nhận được chỉ đạo của họ Tập: “Tôi đã bỏ sinh mạng cũng như uy tín cá nhân vào cuộc chiến chống tham nhũng. Chúng ta phải chịu trách nhiệm kể từ khi đảng và đất nước giao phó vận mệnh vào tay chúng ta,” ông ta nói. “Hai lực lượng tham nhũng và chống tham nhũng đang đối đầu nhau và rơi vào thế bế tắc.”

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đã ghi nhận con số kỷ lục các quan chức bị điều tra, cách chức, vào tù, điển hình là những con hổ lớn như: Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng…tất cả những nhân vật nầy là tay chân thân tín của Giang Trạch Dân. Mục tiêu của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” là để củng cố quyền lực chính trị của Tập Cận Bình.

Một câu hỏi được đặt ra Tập Cận Bình có tham nhũng không? Chắc chắn là có, xin dẫn chứng một vài trường hợp:

  • Tờ New York Times tố cáo chị ruột và anh rể của Tập Cận Bình đã mua phần cổ phiếu của công ty Dalian Wanda Commercial Properties trước khi lên sàn chứng khoán. Các cổ phiếu nầy được mua thông qua một công ty đầu tư có tổng giá trị 28.6 triệu USD năm 2009, nay đã tăng lên đến 201 triệu USD.
  • Tại một diễn đàn ở Harvard Business School ở Boston, Hoa Kỳ, trước 1.000 sinh viên, ông Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin) chủ tịch sáng lập công ty Dalian Wanda có trụ sở tại Bắc Kinh, xác nhận ông Deng Jiagui, anh rể của Tập Cận Bình đã mua cổ phiếu tại một chi nhánh của Dalian Wanda chuyên về địa ốc. Các doanh nhân tầm cỡ của TC rất hiếm khi bình luận về vấn đề tài chánh của các lãnh đạo chóp bu. Những phát biểu đăng trên tài khoản của ông Vương ở mạng Tài Kinh vài giờ sau đã bị rút xuống. Bộ Ngoại Giao TC từ chối bình luận
  • Ngày 22/10/2015, ông John Bercow, Chủ tịch hạ viện Anh Quốc, ca ngợi Tập Cận Bình và nói rằng: “Mong nhà lãnh đạo TQ sẽ trở thành tấm gương sáng ngời về đạo đức cho cả thế giới. Nghe tới đây thì ai khờ dại tới đâu cũng phải hiểu rằng, ông nầy muốn chửi cha Tập Cận Bình. Vì sao? Câu trả lời rất đơn giản là vì Tập Cận Bình đang hô hào chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” mà chính bản thân và gia đình họ hàng bị báo chí Hoa Kỳ phanh phui có tài sản khổng lồ. Thực vậy, vào ngày 25/10/2012, thông tấn xã Bloomberg và tờ báo New York Times đã điều tra và công bố tài sản của gia đình Tập Cận Bình lên đến khoảng xấp xỉ 500 triệu USD (1/2 tỷ Mỹ kim).
  • Điển hình nhứt, cô con gái rượu Tập Minh Trạch, lén lút dưới tên giả Xiao Muzi đi qua xứ tư bản Mỹ học tại Đại học tư Harvard, từng nổi tiếng mắc tiền nhất, học phí mỗi niên học cả 100.000 USD, trong khi lương bổng được công bố chính thức trên báo chí của Tập Cận Bình chỉ có xấp xỉ 20.000 USD/năm, tiền ở đâu ra? Như vậy, Tập Cận Bình không xứng đáng là tấm gương sáng ngời “ĐẠO ĐỨC GIẢ” bị ông John Bercow chửi xéo là phải!

Dù sao, tôi cũng thông cảm cho tính lo xa của Tập Cận Bình, phải biết tham nhũng mới có tài sản khổng lồ phòng khi hữu sự chứ! Hơn ai hết, Tập Cận Bình phải hiểu rằng, ông ta sẽ bất lực để giải quyết nhiều bài toán nan giải trong nước như:

  • Nền kinh tế lao dốc không phanh, ngưng trệ, mất đà. Nhiều nhà máy sản xuất phải đóng cửa vô thời hạn.
  • Tổng sản phẩm xã hội tụt xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua.
  • TTCK rơi tự do, dự trữ ngoại tệ bốc hơi từng ngày.
  • Đồng NDT tiếp tục mất giá.
  • Bong bóng bất động sản bế tắc, thành hình nhiều thành phố ma, vắng bóng người.
  • Tình trạng ô nhiễm môi trường sống hết thuốc chữa.
  • Biển Đông đang bị Mỹ và Đồng minh bao vây cô lập, tứ bề thọ địch.
  • Philippines sẽ đánh bại Bắc Kinh trên mặt trận chiến tranh pháp lý.
  • Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông lạc điệu với “Trung Quốc mộng”
  • Làm sao giải quyết nạn thất nghiệp với hơn 400 triệu người không có công ăn việc làm?
  • An ninh bất ổn, các nhà máy bị phá hoại liên tục như vụ nổ nhà máy hóa chất Thiên Tân.
  • Làm sao ngăn chận hơn 20.000 cuộc biểu tình và bãi công xảy ra hàng năm?
  • Hồng Kông đã trở thành khúc xương khó nuốt, khó dập tắt phong trào đòi “tự do – dân chủ” của nhân dân Hồng Kông.
  • Xã hội TC phân hóa giàu – nghèo ảnh hưởng đến hệ thống chính trị ĐCSTQ.

Tóm lại, Tập Cận Bình phải nhìn thấy viễn cảnh “Kinh tế sụp đổ – Trung Hoa mộng” sẽ tan tành theo mây khói.Vì thế, họ Tập phải lo tham nhũng, phải có đô la để cùng gia đình đánh bài chuồn sang một nước nào đó, có thể là Mỹ, Canada hay Australia để an hưởng tuổi già. Nhưng, khi xuống lưng cọp có toàn mạng hay không là chuyện khác, vì Tập Cận Bình có quá nhiều kẻ thù…

                  NGUYỄN VĨNH LONG HỒ


Cộng sản VN sẽ, phải, chừng nào…sụp đổ?

Khi Donald Trump mở đầu cuôc chiến thương mại với Tầu Cộng, nhiều người tin tưởng chỉ trong một thời gian ngắn vài năm, kinh tế của Tầu Cộng sẽ sụp đổ, Tập Cận Bình sẽ bị truất phế, đảng CS Tầu sẽ tan rã, Việt Cộng sẽ chết theo…

Cuộc chiến thương mại hiện nay đã tạm ngưng trong 90 ngày để đàm phán cho thấy Mỹ không hề chiến thắng như mong đợi của nhiều người, cũng xất bất xang bang, te tua, tơi tả vì địch có chết ba thì ta cũng chết bộn.

Theo thống kê của chính quyền, Thâm thủng mậu dịch Mỹ-Trung sau khi Trump khai chiến trong năm 2018 chẳng hề sút giảm mà con tăng hơn trước. Chưa kể tháng 12.2018, chênh lệch mậu dịch của Mỹ về nhập siêu là 382,331 tỉ $ so với cả năm 2017 là 375,576 tỉ $. Nguồn thượng dẫn.

Niềm tin vào sự sụp đổ kinh tế của Tầu Cộng vì cuộc thương chiến khiến một số người đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền ở VN trở nên mù quáng, mất hẳn cả lý trí để tìm hiểu sự thật, nhận định về bàn cờ chính trị thế giới, về con người thật của Trump, những việc làm gian dối, lưu manh, xảo quyệt của Donald Trump trong quá trình kinh doanh địa ốc để trở thành tỉ phú.

Họ không nhìn thấy được tính khí thất thường, dễ nóng giận, căn bệnh hoang tưởng, khoác lác, thích khen tặng, nịnh hót, khinh người, nhỏ mọn, đê tiện…của Trump. Qua những phát ngôn ngớ ngẩn, những tuyên bố ngờ nghệch về nguyên nhân cháy rừng, biến đổi khí hậu… cho thấy bản thân Trump không đủ khả năng để điều hành đất nước, không đủ kiến thức chính trị để có thể hiểu biết XHCN là gì?

Từ ngày Trump nhậm chức tổng thống đến nay đã hơn 2 năm, tình trạng nhân quyền ở VN trở nên tồi tệ hơn bao giờ. Chế độ CS đàn áp người bất đồng chính kiến dã man, tàn độc hơn trước, ngang nhiên, trắng trợn cướp bóc đất đai của người dân bằng những thủ đoạn man rợ, giữa ban ngày không hề úy kị gì truyền thông, báo chí thế giới, những bản án tù cho những người bất đồng chính kiến nặng nề hơn trước với những tội danh thật mơ hồ.

Giờ đây được Trump coi như người bạn thân thiết, CSVN có thêm được hậu thuẫn thì tương lai đất nước, dân tộc VN càng trở nên mờ mịt, đen tối, xa vời hơn. Tuy nhiên vẫn có không ít lập luận ngây thơ, tin tưởng rằng khi bắt tay với Trump, được Trump ủng hộ, chế độ CSVN sẽ phải thay đổi đường lối, chính sách cai trị cho phù hợp với các tiêu chuẩn của Mỹ đặt ra.

Một số khác hoang tưởng, bệnh hoạn hơn, nhận định rằng Tầu Cộng và Việt Cộng hoảng sợ khiTrump tuyên bố sẽ xóa sổ XHCN, do đó chắc chắn sẽ phải thay đổi chế độ để tồn tại. Họ dẫn chứng tình hình ở Venezuela để khẳng định niềm tin vào Trump nhưng quên rằng bối cảnh xã hội của Việt Nam và Venezuela rất khác biệt nhau.

Một cuộc biểu tình, nổi dậy của người dân VN như ở Venezuela sẽ khó có thể xẩy ra bởi hiện nay chưa có một tổ chức, lực lượng, cá nhân nào có đủ tầm vóc, ảnh hưởng, tiếng nói để kêu gọi người dân VN đứng lên lật đổ chế độ CS.

Hơn thế nữa, giờ đây Trump quay sang khen ngợi chế độ XHCN Việt Nam, lại còn khuyến khích Bắc Hàn nên theo gương Việt Nam để phát triển kinh tế. Tương lai các phong trào đấu tranh ở Việt Nam ra sao đã rõ.

Chế độ CSVN sẽ chẳng bao giờ sụp đổ khi những người tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền chỉ trông chờ vào các thế lực ngoại bang, bịt tai, che mắt, cắm đầu nghe theo những lời tuyên bố của một tổng thống nổi tiếng mắc bệnh hoang tưởng, tính khí thất thường, gian manh, nói láo, hành xử côn đồ…

Thạch Đạt Lang



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 486 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 414 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 374 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 356 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 351 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 299 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 288 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 259 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 253 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 253 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.