Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24839858

 
Văn hóa - Giải trí 19.04.2024 00:35
Mặc dầu TT Trump kêu gọi các công ty chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn và dân chún gmua hàng VN thay vì TQ, lãnh đạo CSVN khiếp sợ xúc phạm sư phụ không dám hưởng ứng
15.05.2019 12:54

Ông Trump kêu gọi các công ty chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn
Dân trí “Nhiều công ty bị áp thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước tương tự ở châu Á”, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định vào sáng hôm qua (13/5).

>>Ông Trump ra lệnh đánh thuế tiếp với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc 
>>Mất dần kiên nhẫn, ông Trump dọa tăng thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc

Ông Trump kêu gọi các công ty chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam làm ăn - 1

Ông Trump cho rằng tình hình này là rất tệ cho Trung Quốc, và rất tốt cho Hoa Kỳ!

Trong một loạt các bài đăng trên mạng xã hội vào sáng sớm hôm qua (13/5), Tổng thống Donald Trump đã đưa ra một lập luận mới rằng người tiêu dùng có thể tránh thuế quan bằng cách mua hàng hóa không phải của Trung Quốc.

Mặc dù người tiêu dùng có thể chọn mua hàng hóa không phải của Trung Quốc trong một số trường hợp, nhưng người mua sắm tại Mỹ cảm thấy cần phải thay đổi thói quen mua hàng của họ và gần như chắc chắn sẽ phải trả giá cao hơn cho một số loại hàng hóa nhất định vì tranh chấp thương mại này.

“Hàng hóa của Trung Quốc không phải là lý do để người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả thuế quan.

Ngoài ra, thuế quan hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn mua sản phẩm được sản xuất tại Hoa Kỳ. Hàng hóa đó sẽ không phải chịu thuế.

Nhiều công ty bị áp thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước tương tự ở châu Á. Đó là lý do tại sao Trung Quốc đang cực kỳ muốn tiến hành thỏa thuận!

Sẽ không còn ai ở Trung Quốc để làm kinh doanh nữa. Tình hình này là rất tệ cho Trung Quốc, và rất tốt cho Hoa Kỳ! Trung Quốc đã tận dụng lợi thế của Hoa Kỳ trong nhiều năm qua, rằng họ đang dẫn trước. Do đó, Trung Quốc không nên trả đũa, mọi việc sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn mà thôi!”, ông Trump viết tweet vào sáng hôm qua.

Trong khi các nhà kinh tế tiếp tục chỉ ra rằng lập luận của tổng thống về việc người tiêu dùng Hoa Kỳ không phải trả tiền thuế là sai, thì cố vấn kinh tế hàng đầu của tổng thống, ông Larry Kudlow, giờ đây cũng công khai thừa nhận rằng người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả thuế.

Cụ thể, trong một cuộc phỏng vấn với Chris Wallace trên Fox News Sunday, ông Kudlow công khai có nhận định mâu thuẫn với tổng thống.

Aaron Klein, một thành viên của Viện Brookings, trước đây từng giữ chức Phó Trợ lý Bộ trưởng Tài chính trong thời ông Obama, cũng giải thích rằng thuế quan về cơ bản là một loại thuế đối với việc người Mỹ tiêu thụ hàng hóa nước ngoài.

Klein sử dụng ví dụ về một chiếc tivi có giá 300 USD do Trung Quốc sản xuất mà anh mới mua để giải thích về tác động của thuế quan đối với người tiêu dùng Mỹ.

“Nếu tổng thống định áp mức thuế 25% cho chiếc TV 300 USD này, thì chiếc TV này đắt hơn 75 USD. Vì vậy, nếu tôi trả 375 USD để mua chiếc TV, tôi đã gửi 75 USD tiền thuế cho Bộ Tài chính”, ông nói để chứng minh rằng 75 USD này không được trả bởi Trung Quốc mà bởi người tiêu dùng Mỹ.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được tiến bộ để đi đến một thỏa thuận thương mại cuối cùng nhưng tất cả các thỏa thuận dự kiến ​​đã sụp đổ vào tuần trước sau khi Trung Quốc tìm cách sửa đổi thỏa thuận, Nhà Trắng cho biết.

Các nhà đàm phán Trung Quốc đã có mặt tại Washington vào cuối tuần trước để thoả thuận lại. Dù không rõ ràng khi nào các đại diện thương mại sẽ gặp lại nhau, nhưng Nhà Trắng nói rằng có khả năng Tổng thống Trump có thể gặp Chủ tịch Tập bên lề hội nghị G-20 vào tháng tới.

Đáng nói, theo dự báo của Bloomberg, năm nay có thể sẽ là năm mà Trung Quốc phải hứng chịu khoản vỡ nợ lớn nhất lịch sử trên thị trường trái phiếu trị giá 13 nghìn tỷ USD của nước này.

Cụ thể, các công ty Trung Quốc đã vỡ nợ 39,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 5,8 tỷ USD) trái phiếu trong 4 tháng đầu năm, gấp 3,4 lần cùng kỳ năm 2018, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg.

Theo đó, Bloomberg dự báo 5 công ty tư nhân Trung Quốc sẽ vỡ nợ trong năm là Neoglory Holding Group, Shandong SNTON Group, China Minsheng Investment Group, Citic Guoan Group, và Goocoo Investment.

Ngoài ra, theo Bloomberg, xu hướng vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng trở nên rõ ràng và trừ khi có gì đó thay đổi, không thì năm 2019 sẽ có một mức vỡ nợ kỷ lục mới.

Hồng Vân (Tổng hợp)


Ông Trump: 'Trung Quốc sợ các công ty chuyển qua Việt Nam và các nước khác'

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định nỗi sợ của Trung Quốc là việc khách hàng chọn mua của nước khác, còn các công ty thì chuyển sản xuất về Việt Nam và các nước khác.

Ông Trump: Trung Quốc sợ các công ty chuyển qua Việt Nam và các nước khác - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Rạng sáng 13-5 (giờ Mỹ), ông Trump "bắn" hàng loạt dòng trạng thái trên Twitter, trong đó đặc biệt có những luận điểm đáng chú ý về tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Tổng thống Mỹ tái khẳng định Trung Quốc đang là bên sốt sắng trong việc đạt thỏa thuận thương mại với Washington.

Theo ông Trump, không một người tiêu dùng Mỹ nào phải có trách nhiệm đóng thuế nhập khẩu mà Mỹ tăng cường áp lên Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Trump cũng "nhắc nhở" khách hàng và doanh nghiệp nước ngoài về hiệu ứng tốt đẹp mà loạt thuế nhập khẩu vừa qua của Mỹ có thể mang lại cho họ.

Đáng chú ý là trong lập luận này, người đứng đầu Nhà Trắng nhắc tới việc Trung Quốc lo ngại khi người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể lựa chọn Việt Nam và các nước khác như một sự thay thế.

Ông Trump: Trung Quốc sợ các công ty chuyển qua Việt Nam và các nước khác - Ảnh 2.

"Thuế nhập khẩu có thể hoàn toàn tránh được nếu các bạn mua hàng từ một nước không bị áp thuế nhập khẩu, hoặc mua hàng từ nước Mỹ (lý tưởng nhất là đây). Không có thuế nhập khẩu ở đây. Nhiều công ty bị áp thuế nhập khẩu cũng sẽ rời khỏi Trung Quốc để chuyển tới Việt Nam và các nước tương tự ở châu Á. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại muốn chốt thỏa thuận với Mỹ như thế", ông Trump viết.

Căng thẳng về vấn đề thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng nhiệt sau khi phía Mỹ tố Trung Quốc đảo ngược mọi điểm nóng đàm phán trước đó giữa hai phái đoàn suốt nhiều tháng qua.

Vòng đàm phán mới nhất tại Washington tuần trước vì vậy cũng không mang lại bước ngoặt nào, trong khi loạt tăng thuế nhập khẩu của Mỹ lên Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Các mặt hàng Trung Quốc nằm trong danh sách trị giá 200 tỉ USD nhập vào Mỹ tới đây sẽ bị đánh thuế nhập khẩu 25% thay vì 10% như trước.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều "nói cứng" giữa tình hình hiện nay. Và ông Trump ngày 13-5 tiếp tục khẳng định Trung Quốc là bên nên lo ngại vào lúc này, bất kể đã "tận dụng" sự yếu kém của các đời tổng thống Mỹ trước để thặng dư thương mại.

Ông viết thêm: "Sẽ không còn ai ở lại làm ăn với Trung Quốc cả. Rất tệ cho Trung Quốc, rất tốt cho nước Mỹ! Nhưng Trung Quốc đã lợi dụng Mỹ nhiều năm rồi, nên đang dẫn trước (các tổng thống trước đây của chúng ta không làm tốt việc này). Vì vậy, Trung Quốc không nên trả đũa vì chỉ khiến tình hình tệ thêm!".

Gần như chốt lại "loạt tweet dành cho Trung Quốc" sáng 13-5, ông Trump thông báo rằng GDP quý đầu tiên của Mỹ đã đặc biệt tăng trưởng 3,2%, mà đó là kết quả được đóng góp lớn từ số tiền thu thuế nhập khẩu Trung Quốc

Thương chiến Mỹ-Trung và cơ hội 'ngàn năm một thuở' cho VN

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCông nhân Trung Quốc làm việc tại một xưởng chế biến sản phẩm tre nứa

Những ngày gần đây, cuộc chiến Mỹ - Trung đã lên đến cao điểm sau khi Mỹ cáo buộc Trung Quốc nuốt lời hứa đối với những gì họ đã đưa ra trong cuộc đàm phán thương mại, đó là sẽ ban hành các đạo luật nhằm thực thi những cam kết đạt được.

Do đó, Tổng thống Trump đã cho tăng thuế nhập cảng trên 5.700 loại hàng hoá có trị giá 200 tỷ Mỹ kim từ Trung Quốc đến Mỹ, từ 10% lên 25%.

Thương chiến Mỹ-Trung: TQ trả đũa với biểu thuế mới

Thương chiến Mỹ-Trung: Trump nói TQ 'vi phạm thỏa thuận'

Trump tăng gấp đôi thuế quan lên hàng hóa TQ

Hôm thứ Hai, 13/04, Trung Quốc trả đũa để giữ thể diện bằng cách tăng thuế nhập cảnh của một số hàng hoá Mỹ trị giá 60 tỷ Mỹ kim lên 25%.

Chắc chắn Trung Quốc sẽ bị thiệt thòi nhiều hơn Mỹ nhiều trong cuộc chiến này.

Hầu hết tất cả các chuyên viên kinh tế trên thế giới đều cho rằng dù cho đàm phán Mỹ - Trung sẽ xảy ra với kết quả tốt đi chăng nữa, hay dù Tổng thống Trump có được thay bằng một tổng thống Đảng Dân chủ đi chăng nữa, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không bao giờ quay lùi lại cao điểm như ba thập niên qua.

Về phía Mỹ, họ nhận ra rằng Trung Quốc đã tận dụng sự cởi mở của các nước Âu Mỹ cũng như toàn cầu hoá để hiện đại hóa nền kinh tế và để bắt kịp các nước tân tiến.

Tham vọng của Bắc Kinh

Nếu mục đích của Trung Quốc dừng lại ở đây thì cũng không có gì đáng nói.

Nhưng mà cùng lúc, càng ngày Trung Quốc càng lộ rõ bá đồ muốn thống trị cả thế giới về kinh tế cũng như về quân sự. Điển hình là chương trình 2025, trong đó Bắc Kinh muốn trở thành lãnh đạo thế giới về kỹ nghệ năm 2049; và hành động quân sự cũng như thái độ thách thức của họ trên Biển Đông, nhất là đối với các nước láng giềng và đối với Nhật Bản.

Các nước Âu Mỹ nay đều đã tỉnh ngộ và thấy rằng Trung Quốc sẽ là mối hiểm họa lớn về kinh tế cũng như về quân sự trong Thế kỷ 21.

Signs with the US flag and Chinese flag are seen at the Qingdao free trade port area in Qingdao in China's eastern Shandong province o­n May 8, 2019.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Thế nhưng cho đến khi ông Trump lên làm tổng thống, hầu như các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đều né tránh việc đối diện với sự thật, và đều dùng các phương pháp gián tiếp, thay vì trực tiếp, trong việc đối đầu với những thách thức của Trung Quốc.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung qua năm biểu đồ

Những điều cần biết về thương chiến Mỹ-Trung

Trump 'ra lệnh đánh thêm thuế lên hàng TQ'

Tòa Bạch Ốc của ông Trump đã thẳng thắn gọi hành động kinh tế hung hãn của Trung Quốc là mối đe dọa cho công nghệ và sở hữu trí tuệ của Mỹ và của thế giới.

Tác động của cuộc thương chiến đối với kinh tế Việt Nam

Nếu viễn ảnh tương lai giữa Mỹ và Trung Quốc không còn sáng lạn như trước đây và sự cạnh tranh Mỹ - Trung càng ngày càng gắt gao, thì điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

Thứ nhất, các công ty phi quốc gia lớn trên thế giới (đa số là của Âu Mỹ) sẽ tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hoá các hoạt động đầu tư ở Trung Quốc, và sẽ chuyển một số các cơ số sản xuất hay thương mại đi các nước khác, chẳng hạn như Việt Nam.

Chính Tổng thống Trump đã nói hôm 13/05: "... Ngoài ra, thuế quan của Mỹ hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn mua từ một quốc gia không bị áp thuế, hoặc bạn mua sản phẩm bên trong Hoa Kỳ (ý tưởng này là tốt nhất). Đó là mức thuế Zero. Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này!"

US President Donald Trump speaks during an event to present US golfer Tiger Woods with the Presidential Medal of Freedom in the Rose Garden of the White House in Washington, DC, o­n May 6, 2019.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Donald Trump: "Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác ở châu Á. Đó là lý do vì sao Trung Quốc cấp thiết muốn đạt được thỏa thuận này!"

Việt Nam đang là một nước có tiềm năng lớn có thể thay thế sản xuất của Trung Quốc, cho nên các công ty đa quốc gia sẽ dò xét xem Việt Nam có làm vậy được hay không.

Theo so sánh thế giới thì Việt Nam có tiềm năng về năng lực rất khá so với các nước khác ở Á châu.

Thứ hai, xuất khẩu của Trung Quốc hiện vẫn còn đang tuỳ thuộc rất nhiều vào thị trường Mỹ (do công nghiệp tích hợp dọc -- 'vertically integrated industries'), cho nên các công ty công nghệ Trung Quốc cũng sẽ kiếm cách dọn qua Việt Nam sản xuất, hầu có thể dùng cái nhãn hiệu "Made in Vietnam" để quay lại thị trường Mỹ và tránh thuế nhập cảng của Mỹ.

Thứ ba, những chính sách kinh tế của Trung Quốc nhằm đương đầu với những thách thức mới về kinh tế cũng sẽ có ảnh hưởng đến Việt Nam, chẳng hạn như hối đoái hay tiền tệ. Do đó các chính sách kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới cũng phải thật là linh động để có thể đem lại quyền tự chủ cho quốc gia.

Cơ hội và thách thức

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung do đó sẽ tạo cho Việt Nam cơ hội độc nhất vô nhị, mà nếu nắm bắt được thì nó sẽ giúp Việt Nam tiến lên rất mạnh và rất xa trong kỹ nghệ hóa, trở thành một nước tân tiến trong 20-30 năm.

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.24.0/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" gesture="media" allow="autoplay" title="Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.207px; height: 346.605px;">< /iframe>
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Mặt khác, nếu không biết nắm lấy cơ hội này và không giải quyết được những thách thức mới thì Việt Nam sẽ suy sụp và không vươn lên nổi trong một thế giới cạnh tranh mãnh liệt này.

Do đó, kết quả tốt hay xấu đều tuỳ thuộc vào các chính sách kinh tế mà Việt Nam cần phải xác định rõ ràng.

Muốn nắm lấy cơ hội để tiến lên, chuyện đầu tiên Việt Nam phải làm là duyệt xét lại luật đầu tư hầu có thể kiểm soát chặt chẽ các đầu tư từ nước ngoài, nhằm tránh tình trạng bị các nước lạ lợi dụng để bán sang Mỹ.

Chính phủ phải giới hạn các khuyến khích về đầu tư trong những lãnh vực có thể làm hoàn thiện chuỗi khâu sản xuất hiện nay, và ưu tiên cho các nhà máy dùng những máy móc tối tân (như máy sợi cho ngành dệt), đầu tư vào các ngành công nghệ và trí tuệ cao, và nhất là phải tạo cơ hội để huấn luyện công nhân Việt Nam có thể hấp thụ công nghiệp mới.

Chính phủ cần phải nhận dạng các ngành công nghiệp phụ trội quan trọng có nhiều liên kết ngược (backward linkages) với các công kỹ nghệ trong nước cũng như có lợi thế so sánh xuất cảng.

Thứ hai, chính phủ cần phải cấp tốc cải tổ và hoàn chuẩn nền giáo dục đại học và các chương trình dạy nghề.

Việt Nam cần phải có cơ cấu về nghiên cứu (R&D), trong đó có ba cơ quan nghiên cứu nằm trong khu vực công, khu vực hãng xưởng tư nhân, và khu vực đại học.

Thương chiếnBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES

Chính phủ phải giúp tạo ra cơ cấu này và thắt chặt mối liên hệ giữa ba lãnh vực này, nhằm nâng cao khả năng sáng tạo một cách hữu hiệu.

Để thu hút nhân tài, chính phủ cần đi mọi nơi thuyết phục các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở nước ngoài về cũng như để tạo điều kiện cho họ làm việc trong nước.

Thứ ba, cần phải xét lại vai trò của nhà nước: Có những lãnh vực nhà nước cần phải giữ một vài trò quan trọng, chẳng hạn như bảo vệ môi trường, an ninh thực phẩm, bảo vệ quyền công nhân, lập một hệ thống phân xử minh bạch giữa chủ và thợ khi có các tranh chấp, đầu tư vào hạ tầng cơ sở để giúp đỡ các xí nghiệp tư, v.v... Ngược lại, có những lãnh vực về sản xuất, nhất là công nghiệp, thì chính phủ cần phải đi ra khỏi 100% để tư nhân có thể hoàn toàn vượt lên.

Quan trọng hơn hết là phải biết nếu Việt Nam muốn tiến lên thì phải tạo điều kiện cho "Made by Vietnam" chứ không phải "Made in Vietnam", tức là phải tạo cơ hội cho các công ty Việt Nam sản xuất đi từ giai đoạn lắp ráp đến sản xuất kỹ thuật riêng (OEM --own engineering manufacturing), đến giai đoạn sản xuất thiết kế riêng (ODM-own design manufacturing), đến sản xuất thương hiệu riêng (OBM-own brand manufacturing).

Getty ImagesBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam được nhiều hãng đa quốc gia chọn đầu tư một phần nhờ có lực lượng lao động giá rẻ

Một thí dụ dễ hiểu là mặc dù hiện giờ điện thoại Samsung của Nam Hàn làm ở Việt Nam (Made in Việt Nam) rất nhiều (Việt Nam xuất cảng trên 25 tỷ đô la điện thoại mỗi năm), nhưng tuyệt đại đa số các thành phần trong điện thoại là nhập cảng từ các nước khác và Nam Hàn chỉ dùng công nhân Việt Nam giá rẻ để lắp ráp mà thôi. Vì vậy mà 99% giá tri của điện thoại là không phải do Việt Nam làm (Made by Vietnam).

Nếu không làm được điều này thì cả đời Việt Nam chỉ làm công nhân lắp ráp. Và muốn làm được điều này thì chính phủ phải đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên một nền kinh tế dựa trên trí tuệ con người.

Làm sao kỹ nghệ Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc, nhất là về giá cả đầu vào, nhiên liệu v.v...?

Tôi đã trình bày những yếu tố để Việt Nam có thể cạnh tranh với Trung Quốc trong cuốn sách "Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam" do Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2013.

Nói tóm lại, không có gì người dân Việt Nam không làm được nếu có được sự hỗ trợ đắc lực và khéo léo của chính phủ. Đây cũng là cơ hội ngàn năm một thuở.

Nếu Việt Nam không nắm lấy thì chắc chắn các nước cạnh tranh sẽ lấy đi mất.

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh hiện là Chủ Tịch Công Ty EGAT tại Hoa Kỳ. Ông nguyên là Chuyên gia kinh tế chính, Văn phòng Phó chủ tịch, và là Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới ở Washington, D.C. (1978-2014).

Hiện sống tạ̣i bang Virginia, Hoa Kỳ, ông đã đăng tải các tác phẩm Công nghiệp nhẹ châu Phi (2012), Các câu chuyện kể từ mặt trận phát triển kinh tế (2013), Phát triển công nghiệp nhẹ tại Việt Nam (2013), và Công việc làm, kỹ nghệ hoá, và toàn cầu hoá (2017).



Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc 'chết yểu' vì thương chiến


TTO - Cuộc đấu thuế quan với Mỹ đang đe dọa tham vọng trở thành cường quốc công nghệ hàng đầu thế giới của Trung Quốc, theo Đài CNBC của Mỹ.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bìa trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (bìa phải) tại cuộc gặp song phương ở Argentina - Ảnh: REUTERS

CNBC  ngày 13-5 cho rằng tham vọng của Bắc Kinh được Washington xem như mối đe dọa đối với vị thế của Mỹ.

Trong quý I-2019, chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình được đánh giá đã giữ nền kinh tế Trung Quốc ổn định, mặc cho hàng xuất khẩu tới Mỹ sụt giảm. Bắc Kinh thực hiện điều này bằng cách tăng chi tiêu chính phủ và cho vay từ ngân hàng.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 2.

Các sản phẩm công nghệ được Bắc Kinh xem là sản phẩm mũi nhọn để phát triển kinh tế trong tương lai - Ảnh: REUTERS

Thế nhưng, các nhà xuất khẩu công nghệ Trung Quốc đang phải chịu thiệt hại, chịu 40% doanh thu giảm sút. Doanh thu giảm, kéo theo lợi nhuận đi xuống, khiến hoạt động nghiên cứu của khối doanh nghiệp này cũng chịu ảnh hưởng.

Trưởng kinh tế gia khu vực châu Á của Hãng IHS Markit, Rajiv Biswas, nhận định Trung Quốc buộc phải chọn "đường khó" để phát triển công nghệ của mình, trong bối cảnh cơ hội tiếp cận đối tác nước ngoài ít đi.

"Đây sẽ là con đường chậm hơn", ông Biswas nhấn mạnh.

Chiến tranh thương mại leo thang đã khiến gánh nặng trên vai các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc nặng thêm. Những công nghệ này vốn đang phải chịu sự soi xét của Mỹ và châu Âu.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 3.

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây tác động không nhỏ tới các nhà sản xuất hàng công nghệ Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Các quốc gia phương Tây cho rằng những doanh nghiệp trên đã ăn cắp công nghệ của doanh nghiệp ngoại, được ngân hàng nhà nước "chống lưng" và nhận nhiều ưu đãi bất công tại thị trường nội địa.

Ngoài ra, Washington hiện đang giục Bắc Kinh rút lại các kế hoạch đầu tư nhà nước trong lĩnh vực công nghệ. Cụ thể là những kế hoạch nhằm tạo ra các doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực robot, xe điện, trí tuệ nhân tạo và nhiều ngành công nghệ mới nổi khác.

Các đối tác thương mại của Trung Quốc cho rằng những kế hoạch này vi phạm cam kết của Bắc Kinh, nhằm mở cửa thị trường và hoạt động kinh doanh trong nước.

Mỹ và châu Âu liên tục nâng chi phí và độ phức tạp đối với các thương vụ thâu tóm công nghệ doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện, thậm chí là ngăn toàn bộ thương vụ diễn ra, theo CNBC. Điều này thể hiện qua quy định mới được thông qua tháng 10-2018 của Liên minh châu Âu (EU) về đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nhạy cảm.

Không chỉ ở khối nhà nước, các nhà sản xuất và khách hàng ngoại của hàng điện tử Trung Quốc cũng bắt đầu chuyển đầu tư sang Đông Nam Á nhằm giảm chi phí. Xu hướng này buộc các hãng cung cấp thiết bị Trung Quốc phải xén bớt một phần doanh thu đầu tư cho phát triển công nghệ.

"Ban điều hành của các doanh nghiệp đa quốc gia, bao gồm cả một số công ty Trung Quốc, có thể cho rằng họ cần mở rộng khả năng sản xuất bên ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro", ông Biswas nhận định.

Đài Mỹ: tham vọng cường quốc công nghệ của Trung Quốc chết yểu vì thương chiến - Ảnh 4.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

Nhà đầu tư ngoại từ chối cổ phiếu Trung Quốc?

Nhà đầu tư ngoại sẽ sớm sở hữu cổ phiếu Trung Quốc một cách dễ dàng, nhưng vấn đề là họ không còn mấy mặn mà về điều đó.

Bloomberg đưa ra nhận định trên ngày 13-5 khi nhận thấy nhà đầu tư nước ngoài đang bán tháo cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc với tốc độ kỷ lục. Điều này diễn ra gần thời điểm Tập đoàn tài chính Morgan Stanley Capital International (MSCI) chuẩn bị điều chỉnh các chỉ số chuẩn của mình.

Cụ thể, MSCI sẽ cộng thêm các yếu tố được cân nhắc đối với cổ phiếu loại A, cũng như niêm yết thêm một số cổ phiếu công nghệ trên bảng ChiNext vào ngày 29-5. Chỉ số MSCI là một chỉ số quan trọng đối với những thị trường mới nổi như Trung Quốc.

Chứng khoán Trung Quốc vẫn có những thể hiện tốt trong năm nay. Tuy nhiên, Bloomberg cho biết hơn 1 tỉ USD đã bị quét sạch khỏi thị trường này trong vòng 3 tuần, kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có dấu hiệu leo thang. 

Chỉ số Shanghai Composite cũng rớt 10% sau khi đạt đỉnh vào tháng 4.

Để không bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung

13/05/2019 10:12 GMT+7

TTO - Rất có thể có một làn sóng các doanh nghiệp đối thủ Vinamit ở Trung Quốc sẽ tìm đến Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp trong nước, xây nhà máy sản xuất xuất sang Mỹ để né thuế, hai là sẽ bán ngược lại Trung Quốc.

Để không bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung - Ảnh 1.

Nhiều mặt hàng từ Việt Nam có lợi thế trong thương chiến Mỹ - Trung. Trong ảnh là sản xuất gỗ tại một công ty ở TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

< iframe id="adbro-video" width="100%" height="100%" src="https://www.youtube.com/embed/dK97IaovrGI?rel=0&controls=0&showinfo=0&mute=1&enablejsapi=1&controls=0&showinfo=0&mute=1&enablejsapi=1&rel=0" allow="autoplay" frameborder="0" allowfullscreen="" style="padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; font: inherit; vertical-align: baseline; position: absolute; top: 0px; left: 0px; width: 586px; height: 329.625px; margin: 0px !important;">< /iframe>

Khi USD tăng giá thì những doanh nghiệp xuất khẩu như Vinamit, theo tổng giám đốc Nguyễn Lâm Viên, "hưởng lợi" vì bỗng nhiên có thêm tiền, cứ mỗi phần trăm USD tăng giá là mỗi phần trăm Vinamit thêm lời. 

Còn những nhà nhập khẩu nhiều nguyên liệu, theo tổng giám đốc một công ty nội thất, thì bị ảnh hưởng lớn, cứ một đồng tỉ giá tăng thì mất thêm một đồng khoản lãi. 

Nằm ở giữa ấy là những doanh nghiệp vừa xuất vừa nhập, như Cỏ May ở Đồng Tháp - nhập về đậu nành để làm thức ăn chăn nuôi bị "lỗ tỉ giá" nhưng lại được khoản "lời" từ xuất khẩu cá tra bù vào, nên "cũng không mấy ảnh hưởng", theo CEO Phạm Minh Thiện.

"Niềm vui" lời tỉ giá trước mắt khó mà khỏa lấp được nỗi lo, mà theo ông Viên của Vinamit, là "lợi ít hại nhiều". Ấy là bởi rất có thể có một làn sóng các doanh nghiệp đối thủ Vinamit ở Trung Quốc sẽ tìm đến Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp trong nước và xây nhà máy để sản xuất các sản phẩm, một là xuất sang Mỹ để "né thuế", hai là sẽ bán ngược lại Trung Quốc để cạnh tranh trực diện với nông sản Việt.

Đó là chưa nói đến chuyện tỉ giá tăng, đằng nào người Trung Quốc cũng sẽ tìm cách "lấy lại" bằng cách này hay cách khác, vì "họ là những người rất lão luyện trong thương trường", theo ông Viên.

Theo TS Phạm Tất Thắng - nghiên cứu viên cao cấp Viện Nghiên cứu thương mại, nếu Mỹ đánh thuế toàn bộ số hàng còn lại từ Trung Quốc sẽ dẫn tới biến động vô cùng to lớn đến thị trường thế giới, có thể khởi đầu cho cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. 

Không chỉ với thị trường hàng hóa mà động chạm tới một loạt các thị trường khác như thị trường chứng khoán "điên đảo", thị trường vốn và tiền tệ, quan hệ tỉ giá sẽ "nhảy múa". 

Có lo ngại rằng điều đó sẽ ảnh hưởng tới sự suy thoái toàn cầu, dĩ nhiên mức độ từng quốc gia là khác nhau.

"Việc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) để đảm bảo sức cạnh tranh hàng hóa của họ, nhưng sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam, vì quan hệ tỉ giá đồng VND và NDT tương đối đặc biệt, nhất là ta có quy định đồng NDT có thể được thanh toán ở biên giới. Khi giá trị đồng NDT giảm xuống và đồng VND tăng lên, khả năng cạnh tranh hàng Việt Nam kém đi", ông Thắng nói.

Trung Quốc thiệt hại nhiều hơn Mỹ

Tiến sĩ Trần Toàn Thắng, trưởng ban kinh tế thế giới Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT), cho biết với việc đánh thuế 25% với 200 tỉ USD, Trung Quốc sẽ chịu khá nhiều tổn thất. 

Theo đó, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể giảm 0,37 điểm phần trăm trong giai đoạn 2019 - 2020 và sẽ lớn hơn trong vòng 2 năm tiếp sau đó trước khi cơ cấu kinh tế có thể điều chỉnh và phục hồi. Tương tự, phía Mỹ cũng chịu nhiều thiệt hại với tốc độ tăng GDP bị giảm đi 0,25 - 0,36 điểm phần trăm.

Cẩn trọng để không bị phía Mỹ "bắt giò"

* TS Lê Hoài Quốc (cựu trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM): Chính sách phải lường trước rủi ro

Để không bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung - Ảnh 4.

Với tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hiện nay, rõ ràng đã có 2 luồng tác động đến các nhà đầu tư. Đó là làn sóng những doanh nghiệp FDI rời khỏi Trung Quốc để sang Việt Nam cũng như các nước lân cận, hoặc chính các doanh nghiệp Trung Quốc cũng muốn chuyển đến Việt Nam nhằm né thuế. 

Nếu để Trung Quốc dịch chuyển nhà máy sang Việt Nam rồi xuất khẩu sang Mỹ, không khéo chúng ta sẽ bị Mỹ "bắt giò", đánh thuế hàng hóa từ chính Việt Nam, khi đó họ sẽ có thể xem xét các chính sách về thuế. 

Do đó, về mặt chính sách chúng ta phải lường trước và khôn ngoan để đảm bảo lợi ích cho hàng Việt.

* PGS.TS Nguyễn Văn Minh (viện trưởng Viện Kinh tế và thương mại quốc tế): Chọn công nghệ, tri thức

Để không bị kẹt giữa thương chiến Mỹ - Trung - Ảnh 5.

Việt Nam có quan hệ kinh tế với độ mở rất cao, nhưng trong xu hướng chuyển dịch này, bài toán đặt ra là các doanh nghiệp có chuẩn bị sẵn sàng để đón làn sóng đầu tư và chuyển dịch hay không vì mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng nhiều hơn trên chính sân nhà Việt Nam. 

Nếu không có sàng lọc kỹ lưỡng, có thể Việt Nam sẽ là bãi rác công nghiệp khi Trung Quốc chuyển dịch đầu tư. Do đó, cùng với chính sách quản lý, lựa chọn đầu tư cho phù hợp thì doanh nghiệp Việt Nam trước làn sóng này cũng phải củng cố thương hiệu và thị trường. Việc liên kết hợp tác với FDI có thể tăng lên nhưng cần chọn ai có công nghệ giúp thay đổi năng suất, hàm lượng tri thức trong sản phẩm.

NGỌC HIỂN - NGỌC AN ghi




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 473 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 344 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 291 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 250 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.