 |
 |
Các chuyên mục |
|
Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal
Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat
Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục
Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói
Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí
Web links
Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng
Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP
|
|
|
|
Xem bài theo ngày |
|
Tháng Mười hai 2019 | T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN |
|
|
|
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống kê website |
|
 |
Trực tuyến: |
13 |
 |
Lượt truy cập: |
14575031 |
|
|
|
|
|
|
 |
 |
|
|
Khinh thường VC, tàu Hải dương của TC xâm phạm lần thứ 4 trong vòng 2 tháng
03.10.2019 20:03
TTO – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 3-10 xác nhận nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam.
Tàu khảo sát địa chất Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc - Ảnh: Schottel "Theo cơ quan chức năng Việt Nam, nhóm tàu này tiếp tục mở rộng tầm hoạt động trong EEZ và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền Việt Nam, được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nói tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao tại Hà Nội ngày 3-10. Theo bà Thu Hằng, Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc về vấn đề này và đã yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu cũng như không được lặp lại hành động này. Trước đó một số thông tin cuối tháng 9, đầu tháng 10 cho thấy nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Đây là lần thứ tư kể từ tháng 7 nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 xâm phạm. Trên Twitter ngày 30-9, GS Ryan Martinson tại Đại học Hải chiến Mỹ khẳng định nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 đã thực hiện một đợt khảo sát/hoạt động ở khu vực mới kể từ khi rời khỏi Đá Chữ thập vào ngày 27-9. Theo ông Martinson, khu vực hoạt động của Hải Dương Địa chất 8 lần này vẫn nằm trong vùng EEZ của Việt Nam. Mẹ Nấm (Danlambao) - Ngày 3/10, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng xác nhận nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Theo bà Thu Hằng, Việt Nam đã "giao thiệp" với Trung Quốc về vấn đề này và đã yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu cũng như không được lập lại hành động này.
 | Cờ Trung Cộng tung bay tại vùng biển Dốc Lếch (Ninh Hoà, Nha Trang). |
Hiện chưa rõ Việt Nam "giao thiệp" kiểu gì nhưng trên bờ, ngay tại vùng biển Dốc Lếch (hthuoojc địa phận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), một nhóm khách du lịch đã giăng cờ Trung Quốc để chụp ảnh. Sự kiện này xảy ra ngay trong lúc khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam đang bị xâm lấn. Và đội tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9 của Trung Cộng chỉ cách bờ biển Nha Trang khoảng 110-120 hải lý.
Động thái của Việt Nam bảo vệ chủ quyền đến lúc này là gì?
Và thực tế trên biển:
1. Tàu cá Việt Nam bị truy đuổi ở Hoàng Sa.
Chỉ cần điểm sơ các phát ngôn, các hoạt động trên biển để thấy thực tâm bảo vệ chủ quyền của Ba Đình.
Tâm lý để đảng và nhà nước lo, nay đã được trả lời bằng hình ảnh lá cờ Trung Cộng tung bay trên bờ biển Dốc Lếch (Khánh Hòa). Và Bắc Kinh đang chứng minh cho công dân Việt Nam thấy những cam kết trong Hiệp ước Thành Đô 1990 là có thật.
3.10.2019

Phạm Trần (Danlambao) - Những hành động mới cho thấy đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn biết sợ Trung Quốc là giải pháp tốt nhất để tồn tại. Chủ trương này xảy ra trong bối cảnh tàu Hải Dương 8 (HD-8), được nhiều tàu quân sự và hải giám Trung Quốc hộ tống, tiếp tục công tác tìm kiếm dầu khí, bắt đầu từ ngày 03/07/2019, ở bãi Tư Chính và vùng biển lân cận, bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 Hải lý (khoảng 370 cây số) của Việt Nam.
Phía Việt Nam cũng đã gửi một số tàu võ trang của Hải Quân và lực lượng Cảnh sát biển đến vùng Tư Chính để bảo vệ an ninh cho các giàn khoan dầu hỗn hợp giữa Việt Nam với Nga và Ấn Độ.
Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Việt Nam đều không thông tin về hoạt động của đôi bên, dường như là để che đậy về cường độ mâu thuẫn.
Nhưng sự thể phía Trung Quốc tiếp tục để HD-8 hoạt động sau 3 tháng có mặt và chưa có dấu hiệu rút lui là một thách thức mới cho quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
Khác với năm 2014, khi giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở vị trí cách đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi, khoảng 120 Hải lý, hay lối 220 cây số, về hướng đông thì nó chỉ đứng nguyên ở đó từ ngày 01/05/2014 đến ngày rút lui 16/07/2014.
Ngược lại, nay bãi đá Chữ Thập ở phía bắc Tư Chính, bị Trung Quốc chiếm năm 1988, đã biến thành đảo nhân tạo với bến cảng kiên cố, sân bay và có quân lính bảo vệ nên HD-8 và các tàu hộ tống của Trung Quốc đã sử dụng Chữ Thập làm trạm nghỉ ngơi và tiếp tế nên có thể hoạt động dài ngày.
Hành động của Trung Quốc ở vùng Tư Chính, cực nam trong hình lưỡi Bò (hay đường 9 Đoạn) tự vẽ để chiếm ¾ tổng diện tích trên 3 triệu cây số vuông Biển Đông, là nhằm chống hợp tác dầu khí giữa Việt Nam với nước khác, không phải là Trung Quốc. Bởi vì từ năm 1977, khi lãnh đạo Trung Quốc là Đặng Tiểu Bình còn sống đã đưa ra đề nghị “gác tranh chấp để cùng khai thác”, với các nước có tranh chấp với Bắc Kinh gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.
Từ đó đến nay, qua nhiều lãnh đạo kế vị Đặng Tiểu Bình, Trung Hoa vẫn không đạt được mục đích hợp thức hóa quyền chủ quyền không hề có của mình ở Biển Đông.
Nhưng đến thời Tập Cận Bình thì áp lực của Trung Hoa đối với 5 nước Đông Nam Á gia tăng rõ rệt, song song với kế hoạch dùng viện trợ kinh tế và kỹ thuật, trong chủ trương “Một vành đai, một con đường” (Nhất đới, Nhất lộ) để mua chuộc và thao túng.
Phi Luật Tân-Trung Quốc
Cho đến nay, mặc dù bị Tòa án hòa giải quốc tế bác quyền chủ quyền của Trung Quốc trong hình lưỡi Bò, trong phán quyết Phi Luật Tân kiện Trung Quốc ngày ngày 12 tháng 7 năm 2016, nhưng Bắc Kinh tuyên bố không công nhận phán quyết này.
Từ lâu, Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Tây Phi Luật Tân ở bãi cạn Scarborough, Đá Vành Khăn (Micchief) và bải Cỏ Mây (Second Thomas), nhưng bị Trung Hoa bác bỏ. Bắc Kinh đã đem quân đồn trú và thường xuyên đe dọa ngư dân Phi đánh bắt ở đây.
Do đó, trước áp lực và được nhiều viện trợ của Trung Hoa, Tổng thống Phi Luật Tân Rodrido Duterte đã đồng ý hợp tác với Trung Hoa để tìm dầu khí chung với tỷ lệ ăn chia 60-40 nghiêng về Philippines.
Trong chuyến thăm Bắc Kinh cuối tháng 8/2019, ông Duterte đã công bố quyết định thành lập ban nghiên cứu giữa hai nước, sau cuộc họp với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Hoa Tập Cận Bình.
Theo Tân Hoa Xã của Trung Hoa thì họ Tập nói với Tổng thống Duterte: "Hai nước nên đặt tranh chấp qua một bên, loại trừ sự can thiệp từ bên ngoài, và có thể tiến một bước lớn hơn đối với việc phát triển dầu khí chung."
Vẫn thân thiện
Vậy liệu lãnh đạo Cộng sản Việt Nam có noi theo Phi Luật Tân, trong bối cảnh của Tư Chính không?
Chưa có dấu hiệu như thế, chỉ thấy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã không đưa ra bất kỳ lời tuyên bố nào làm phật lòng Tập Cận Bình từ khi xảy ra vụ HD-8.
Ngược lại, ông Trọng và Chính phủ CSVN vẫn tỏ ra thân thiện, trên giấy trắng mực đen với nhà cầm quyền Trung Quốc. Bằng chứng do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) đưa tin ngày 29/09 (2019: "Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2019), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi điện mừng tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lật Chiến Thư."
VOV viết tiếp: "Các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta chúc mừng những thành tựu to lớn của Trung Quốc trong 70 năm qua, đặc biệt sau hơn 40 năm cải cách mở cửa; chúc nhân dân Trung Quốc tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cải cách mở cửa, sớm xây dựng Trung Quốc trở thành nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hoà và tươi đẹp, đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới."
Điện mừng khẳng định: "Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, mong muốn cùng Trung Quốc tiếp tục củng cố truyền thống láng giềng hữu nghị, làm sâu sắc các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các vấn đề tồn tại trên cơ sở tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, đáp ứng lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới, cùng hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc vào năm 2020."
Trong khi đó, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Nguyễn Phương Nga cũng đã nói trong buổi liên hoan mừng Quốc khánh Trung Hoa: "Việt Nam coi trọng cao độ quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện với Trung Quốc, và luôn mong thúc đẩy quan hệ hai nước không ngừng đi vào chiều sâu. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt-Trung sẽ tiếp tục duy trì hợp tác chặt chẽ với bạn bè Trung Quốc, tổ chức càng nhiều hoạt động, tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước để chào đón 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước."
Phạm Bình Minh
Riêng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã cố tình tránh không nói tên Trung Quốc, trong diễn văn ngày 28/09/2019 tại Liên Hiệp Quốc. Ông Minh đã có lần lên án đích danh Trung Quốc tại Hội nghị các nước ASEAN (Đông Nam Á).
Về Biển Đông, ông Minh nói với Liên Hiệp Quốc: "Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Biển Đông tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) - "Hiến chương của Biển và Đại dương". Kết nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với hòa bình, an ninh và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Nhận thức rõ điều đó, các quốc gia liên quan đã có nhiều nỗ lực, đạt được những kết quả tích cực về giải quyết bất đồng, tranh chấp. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đã nhiều lần nêu rõ sự lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có việc vi phạm các quyền chủ quyền, quyền tài phán tại các vùng biển của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982. Các bên liên quan cần kiềm chế và tránh có những hành động đơn phương làm phức tạp tình hình và gia tăng căng thẳng, và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982."
Tuyên bố của ông Minh, chắc chắn không phải của riêng ông mà là của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu. Mà ông Trọng là người nổi tiếng thân Bắc Kinh thì ai cũng biết.
Cha ông Minh là nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, tên thật là Phạm Văn Cương, một người công khai chống việc để cho Việt Nam bị lệ thuộc vào Trung Hoa dưới thời nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Có tin nói, vì không bằng lòng với áp chế của Trung Hoa vào Việt Nam mà ông Thạch đã cảnh giác ông Linh rằng: "Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu."
Sau đó ông Nguyễn Cơ Thạch đã bị Trung Quốc yêu cầu ông Linh phải loại ra khỏi Bộ Chính trị và luôn cả Đại hội đảng 7 thời Đỗ Mười, năm 1991.
Hai ông Linh và Mười đã cúi đầu tuân lệnh Bắc phương là một vết nhơ trong lịch sử bang giao Việt-Trung mà ai ở Việt Nam cũng biết.
Giờ đây, trong khi nối nghiệp Cha, ông Phạm Bình Minh đã không có nghĩa khí như Cha mình, nhưng ngược lại cả Bộ Chính trị, trong đó có ông Minh đã sợ Tàu ra mặt.
03.10.2019

Nguyên Thạch (Danlambao) - Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là một đám côn đồ. Đảng cộng sản Tàu (ĐCSTQ) cũng là lũ côn đồ. Nhưng tại sao côn đồ Việt cộng lại ngán siêu côn đồ Tàu cộng?
Theo cách hiểu thông thường thì dân Tàu cộng đông hơn, vũ khí mạnh hơn, ăn cắp khoa học kỹ thuật giỏi hơn, sản xuất đồ nhái độc đáo hơn, cũng như có nhiều tiền hơn. Còn những người am hiểu về giống dân Tàu thì cho rằng người Tàu thâm độc và tham lam hơn khá nhiều dân tộc khác về phương diện nhân Bản.
Quả vậy, nếu nhìn lại dòng thời gian thì người Tàu có hơn 5.000 năm mà lịch sử đã ghi lại cho hậu thế qua sách vở, hình ảnh hoặc phim ảnh có giá trị về nhiều mặt như: Tư tưởng, xã hội, cách xử thế, triết lý, binh pháp... qua: Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tôn Tử Binh Pháp, Thủy Hử v.v.... Người viết không phải là nhà nghiên cứu sử, cũng như mức am hiểu về Trung sử rất có giới hạn, cho nên tác giả chỉ muốn muốn nêu lên những điều mà mình muốn nêu. Đồng thời cũng muốn được học hỏi thêm ở những vị am thông về sử Tàu.
Điều mà người viết muốn hiểu cho tường tận là: Lý do nào, ĐCSVN lại rất sợ ĐCSTQ? Để nhận diện một cách sâu sắc hơn về cốt lõi của vấn đề là nguyên nhân nào khiến ĐCSVN tôn thờ ĐCSTQ là bậc thầy?
Theo những nhận xét của cá nhân thì:
- Người Tàu có nhiều mưu mô;
- Người Tàu rất thâm độc;
- Người Tàu thù rất dai và trả thù rất độc ác (quân tử 10 năm trả thù không muộn);
- Người Tàu rất tham lam;
- Người Tàu rất xảo quyệt...
- Người Tàu rất kiêu ngạo, họ coi những giống dân khác là ma quỉ hoặc thứ man di mọi rợ.
Những nhân vật nổi tiếng mà nhiều người khó quên như: Khổng Tử, Khương Tử Nha, Trương Lương, Hàn Tín, Lưu Bá Ôn, Hán Vũ Đế, Tào Tháo, Khổng Minh Gia Cát Lượng, Tần Thủy Hoàng, Tôn Vũ, Võ Tắc Thiên, Phạm Văn Trinh... và gần đây là Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình mà chính dân tộc Tàu, họ cũng rất hãnh diện về những nhận vật lịch sử này.
Tất nhiên người viết không phải là một nhà biên sử, mà tác giả chỉ muốn cùng nhiều người tìm hiểu về tình hình trong suốt thời gian gần đây (lịch sử cận đại), nhất là trong giai đoạn nóng bỏng hiện nay ở Biển Đông, mà cụ thể là khu vực bãi Tư Chính, một trọng điểm của Biển Đông, nơi được xem là trung tâm lưu thông hàng hải Á Châu và quốc tế, cũng như có trữ lượng rất phong phú về dầu khí và khoáng sản... mà Tàu cộng muốn chiếm lấy bằng mọi giá, trong đó kể cả phương án chiến tranh với bất cứ quốc gia nào, mà Việt Nam và Hoa Kỳ là chủ yếu.
Có khá nhiều người am hiểu về chiến lược của Tàu cộng thì cho rằng "Tàu cộng sẽ không đánh Việt Nam vì ĐCSVN đã hoàn toàn quì gối đầu hàng thiên quốc, mà người đại diện là Hoàng đế Tập Cận Bình, cho nên Trung cộng không phải cần đến tiếng súng". Nhận định này, xét ra cũng có lý vì Tập nghĩ rằng tên hèn mạt Nguyễn Phú Trọng không thể là Hàn Tín thuở nào.
Còn tác giả của bài viết này nghĩ rằng Tàu cộng có đánh cộng sản Việt Nam hay không thì chưa biết, vì tác giả không dám cả quyết khi sự vụ chưa xảy ra. Nhưng có một điều mà tác giả biết chắc rằng: Việt cộng sẽ núp bóng bên ghềnh đá để làm "ngư ông đắc lợi". ĐCSVN đã và đang nằm dưới gốc sung, chờ Mỹ Tàu đánh nhau coi tay nào thắng thì theo tay đó, mặc dù thái độ của CSVN vẫn luôn thuần phục Trung cộng để tránh "nước xa, lửa gần". Thái độ xảo quyệt điếm đàng này phải được xem là bổn tính vốn dĩ của ĐCSVN.
Quả vậy, thời gian gần đây, thế giới đã thấy rằng Trung cộng ngày càng hung hăng ở Biển Đông, chúng đem tàu ngầm, hỏa tiển, máy bay, tàu chiến, tàu khảo sát, giàn khoan, dân quân thuộc lực lượng quân đội Trung cộng như vào chỗ không người. Thái độ này cũng chứng tỏ rằng Trung cộng không xem Hoa Kỳ, Anh, Mỹ Pháp, Nhật, Úc, Ấn... cùng đồng minh chẳng là gì. Tàu cộng vẫn ngang nhiên đi đi về về căn cứ đảo nhân tạo Chữ Thập cùng những đảo khác mà Tàu cộng chiếm được và đã xây dựng thành những căn cứ quân sự, kho chứa nhiên liệu, kho nguyên tử... như là những tiền đồn thuộc lãnh hải của họ.
Đáp lại Tàu cộng về mặt quân sự ở Biển Đông, eo biển Đài Loan là chiến thuật "Quay trục sang Á Châu" của Mỹ và phe Đồng Minh đưa các tàu chiến, tàu sân bay tối tân, hỏa tiển siêu, máy bay khủng cùng các lực lượng Hải Lục Không quân tinh nhuệ vào để dằn mặt bọn bá quyền Tàu cộng.
Như phần chi tiết phân tích về lịch sử của dân tộc Trung Hoa, một dân tộc luôn tự kiêu, tự đại và sĩ diện thì liệu rằng Tập Cận Bình và ĐCSTQ có thể chấp nhận sự mất mặt với thế giới bởi bị Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hạ nhục? Cùng thể ấy, liệu rằng Donald Trump có chịu lui bước trước Tập Cận Bình để chuốc lấy cái tên "miệng hùm, gan sứa" để đời? Quan trọng hơn cả, liệu rằng Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ có từ bỏ chức năng "Làm cảnh sát Quốc Tế" để giữ gìn, bảo vệ hòa bình thế giới? Và có chấp nhận vị thế đứng sau Trung cộng để Tàu cộng lãnh đạo toàn cầu?.
Một cuộc chiến có giới hạn hay không giới hạn có thể sẽ xảy ra mà những phương thức cho cuộc đối đầu đã được chuẩn bị rất kỹ càng.
Dựa vào những phân tích trên, nhà cầm quyền cùng quân đội CSVN đang ung dung nằm dưới gốc sung, vừa có tiền ăn, vừa có cơ hội. Thái độ hèn xảo này, Mỹ đã nắm rõ. Hoa Kỳ sẽ tính đến vận mạng của ĐCSVN vào thời hậu Trung cộng.
02.10.2019
Ca nô Trung Quốc ngăn cản trục vớt tàu cá Việt Nam bị chìm ở Hoàng SaTPO - Chiều 3/10, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, phía Trung Quốc đã điều 1 ca nô ngăn cản hoạt động trục vớt tàu cá của ngư dân Việt Nam bị chìm ở quần đảo Hoàng Sa. Cụ thể, tàu cá ĐNa 90929 TS với 9 lao động của Đà Nẵng bị phá nước, chìm lúc 5 giờ ngày 26/9, cách phía Đông đảo Bạch Quy (Quần đảo Hoàng Sa) khoảng 5 hải lý, cách phía Đông Đà Nẵng khoảng 210 hải lý. Sau khi bị chìm, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã yêu cầu các lực lượng chức năng của Việt Nam trên biển thông báo huy động các phương tiện hoạt động gần đến cứu nạn 9 ngư dân tàu bị nạn. Sau đó, gần 10 giờ ngày 26/9, 9 ngư dân tàu bị nạn đã được tàu cá QNg 95563 TS của Quảng Ngãi cứu vớt đưa lên tàu an toàn. Đến ngày 2/10, Đà Nẵng đã có công văn đề nghị Trung quốc hỗ trợ, giúp đỡ chủ tàu cá ĐNa 90929TS trục vớt tàu và tài sản. Chủ tàu bị nạn đã thuê 2 tàu cá của Quảng Ngãi (QNg 90019TS và QNg 66018TS) đến hiện trường để trục vớt tàu và tài sản. Tuy nhiên, lúc 14 giờ 20 ngày 3/10, phía Trung Quốc điều một ca nô ra ngăn cản hoạt động trục vớt tàu chìm của ngư dân. Trước tình hình trên, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã yêu cầu Cục lãnh sự (Bộ Ngoại giao), Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam, Cảnh sát biển, Tổng Cục Thủy sản, Ban chỉ uy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng, tùy theo chức năng nhiệm vụ, triển khai các biện pháp hỗ trợ chủ tàu cá ĐNa 90929 TS tiến hành trục vớt tàu và tài sản. 
Có thâm niên 30 năm bám biển, đối mặt với gió mưa và bao đêm tối chạy bão, nhưng ông Đinh Trọng Dũng vẫn rùng mình khi nhớ lại phút giây hãi hùng. 
Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (bị Trung Quốc cưỡng chiếm) đã được nêu trong một bài viết mới đây của phóng viên Mỹ Lendon. 
Hội Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án tàu Trung Quốc cướp tài sản của ngư dân Việt Nam và xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. 
Nhiều tàu của ngư dân Quảng Ngãi gần đây liên tiếp trúng 3-4 tấn cá đỏ mỗi đêm khi đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. 
Rạng sáng 17/3, năm ngư dân của tàu QNg 90819 TS-tàu cá gặp nạn ở vùng biển Hoàng Sa, đã được một tàu ở địa phương đưa vào bờ. Các ngư dân phản bác thông tin phía Trung Quốc đề cập trước đó. 
Chiều 6/3, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, một tàu cá Quảng Ngãi đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm. 
Một tàu khu trục của Hải quân Mỹ vừa tiến gần các đảo trên biển Đông. 
Từ sáng sớm 11/7, tin tàu cá của thuyền trưởng Bùi Văn Phải cứu 32 ngư dân Trung Quốc gặp nạn ở Trường Sa đã loang nhanh khắp đảo Lý Sơn. Bà con ngư dân bàn tán, ai nấy đều trầm trồ mấy từ “lại là thằng Phải…”. Bởi như sự sắp đặt ngẫu nhiên của số phận, khi chính ngư dân Phải từng bao lần bị tàu của Trung Quốc tấn công giữa Hoàng Sa, khiến tan gia bại sản. Đỉnh điểm là lần tàu cá của anh bị bắn cháy suýt chết hồi mấy năm trước… 
Đảo Trường Sa Đông nằm trong khu vực cụm đảo phía Nam quần đảo Trường Sa, nơi có vị trí chiến lược quan trọng, có nhiệm vụ quan sát, theo dõi các tàu nước ngoài hoạt động từ quần đảo Trường Sa xuống vùng biển phía Nam… NAM KHÁNH |
|
Những nội dung khác:
|
|
|
 |
|