Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 9
 Lượt truy cập: 24839203

 
Văn hóa - Giải trí 18.04.2024 22:27
Nội gián VC trong guồng máy VNCH: Nữ quận chúa đánh bom tòa Đại sứ Mỹ bây giờ ra sao?
06.12.2019 20:56

Xem mặt người đánh bom tòa Đại sứ Mỹ bây giờ ra sao?  
Sau khi đánh bom Tòa Đại sứ Mỹ ,bí mật nữ bác sĩ quận chúa đi tu tại chùa Quang Minh Tự.


Nữ tình báo Đặng Ngọc Ánh – Một Bác sĩ tốt nghiệp Phap –

               lập thành tích kinh hoàng ngày 29/6/1965:

 Đánh sập Tòa Đại sứ Hoa Kỳ! Vậy mà số phận của bà những năm cuối đời đến chính giới truyền thông Lề Đảng  đã phải đau đớn viết:

“Cả cuộc đời hy sinh, cống hiến cho cách mạng, cuối đời bà phải sống nương tựa vào người con tật nguyền của một nữ đồng đội mà bà hứa nhận nuôi. Để có cái ăn, bà phải tự tay lao động âm thầm ở một bản làng vùng sâu của huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng).”

 

Cả cuộc đời nữ bác sĩ xinh đẹp này đã hy sinh cho ‘Cách mạng’, đã chối bỏ cả người chồng chính thức của mình, rồi lừa dối một Đại sứ Mỹ lấy làm chồng chì vì để đánh sập Tòa Đại Sứ.

 

Có lẽ cuộc đời đều có nhân quả: Từ sau ngày 30-4-1975, cuộc đời của bà Ngọc Ánh là những năm tháng dài tăm tối, tủi nhục, nghèo đói, sống lay lắt ở một vùng đồi núi….

Những người gặp bà thường nghe những tiếng chặc lưỡi, những giọt nước mắt hối tiếc vì những điều mình đã làm

___

Đặng Hoàng Ánh

Đặng Hoàng Ánh (tên khai sinh là Nguyễn Phúc Ngọc Diệp) sinh ngày 28/4/1932 ở Huế trong một gia đình “danh gia vọng tộc”. Theo nhiều tài liệu lịch sử, Đặng Hoàng Ánh là con bác con chú ruột, chung một người ông với vua Bảo Đại và là cháu nội của Thái hậu Từ Dũ (mẹ của vua Tự Đức).

 

Con đường tình báo của Nguyễn Phúc Ngọc Diệp bắt đầu từ biến cố trong bối cảnh đất nước bị xâm lăng, nhiều người thân trong gia đình thiệt mạng, chỉ duy nhất Ngọc Diệp được cán bộ cách mạng là đồng chí Phạm Hùng cứu thoát. Khi ấy, bà chỉ khoảng 11 tuổi. Chính tuổi thơ bất hạnh, thời thế loạn lạc đã dẫn lối đưa đường một thiếu nữ 11 tuổi như bà đi theo con đường cách mạng. Mong ước đền nợ nước, trả thù nhà là động lực để bà cố gắng học hỏi và trở thành một nhà tình báo xuất sắc, luồn sâu trong lòng địch, thực hiện những trận đánh cảm tử rúng động chính quyền địch.

Bản thân may mắn được đồng chí Phạm Hùng cứu đưa về Sài Gòn giao gửi cho đồng chí Phạm Văn Xô cưu mang và nuôi nấng. Bà được các đồng chí che chở tránh sự truy sát (vì bà là con của Trần Lệ Chất chống Pháp), gom tiền cho đi học và hướng tư tưởng vào con đường cách mạng. Sau này khi lớn lên bà vẫn coi đó là 2 người anh thân tín, bà luôn quý như cha, như anh ruột của mình. Những lúc buồn muốn buông xuôi, anh Hai Xô (đồng chí Phạm Văn Xô) lại động viên: "Út Diệp, em phải nhẫn nhục cố học cho thành tài, hôm nay mây mù, ngày mai sẽ có bình minh chiếu sáng, sau lũ lụt đất nhiều phù sa, cây lại tươi tốt".

Chính nhờ những lời động viên ấy cô bé mồ côi lại cố gắng, luôn đạt kết quả xuất sắc, hoàn thành Tú tài I, II rồi thi đỗ luôn vào trường đại học Y khoa Hà Nội khi chưa đủ tuổi. Đó là con đường bắt đầu dẫn bà đến với cách mạng và trở thành một sinh viên y khoa xuất sắc, một nhà tình báo chiến lược từng làm cho bọn Mỹ - Ngụy bao phen chao đảo.

Một hôm đi bán báo dạo, đồng chí Hai Xô giao cho cô mang theo hai quả lựu đạn, đến rạp hát Nguyễn Văn Hảo (Sài Gòn) cô liều mình rút kíp ném chết 2 tên lính Pháp. Với chiến công đầu đời, cô bé Ngọc Diệp được các anh khâm phục về sự gan dạ và phong cho biệt danh con bé to gan lớn mật. Với bản lĩnh, thông minh, Ngoc Diệp được xứ ủy Nam kỳ cử đi học lớp phản gián ở Đông Cao Miên với thời hạn một năm. Khóa học phản gián đầu tiên đã trang bị nền móng kiến thức để sau này bà trở thành tình báo chiến lược.

Sau khi hoàn thành khóa học phản gián ở Đông Cao Miên, năm 1952 Ngọc Diệp trở về vừa đủ tuổi vào học tại đại học Y khoa Hà Nội, một năm sau thì chuyển vào Sài Gòn. Bốn năm trôi qua, Ngọc Diệp là sinh viên xuất sắc, thuộc danh sách thí sinh học bổng để sang Pháp học. Nhân tiện tổ chức Xứ ủy Nam kỳ cử đi học để đào tạo bác sỹ giỏi cho cách mạng sau này. Bà nhận được học bổng của một trong những trường đại học danh tiếng nhất thế giới (Đại học Sorbonne Paris).

Tháng 8/1958, kết thúc khóa học, Ngọc Diệp chính thức về nước, nhanh chóng móc nối lại với tổ chức để quán triệt đường lối. Tại Sài Gòn, trong cuộc họp bí mật tổ chức nhận định: "Với văn bằng Y danh tiếng, Ngọc Diệp cần phải đi xin việc ngay. Đảng, tổ chức cần những người hợp pháp như Ngọc Diệp để leo cao, chọc sâu vào lòng địch. Hiện tại chính quyền Ngô Đình Diệm đang rất cần cán bộ ở các bệnh viện công, nếu đi xin thì sẽ được ngay.

 Để luồn sâu vào bộ máy địch, bà trở thành con nuôi Tổng thống Ngô Đình Diệm

Đúng một ngày sau khi nhập cảnh vào Sài Gòn, sáng 29/8/1958 Phạm Ngọc Diệp lấy tên Tây Léna Phạm và cầm hồ sơ đến gặp Bộ trưởng y tế Trần Đình Đệ xin việc. Nhờ một người cậu bên ngoại của Ngọc Diệp là Docteur Quế bạn của Bộ trưởng Đệ, cũng là bác sỹ riêng của bà Phạm Thị Thân mẹ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, nên Ngọc Diệp được tiếp đón. Cô được vào Dinh Gia Long (nay là Dinh Độc Lập) để trò chuyện. Sau đó, do mối quan hệ trước đây của gia đình bà và gia đình Ngô Đình Diệm, bà được Ngô Đình Diệm nhận làm con nuôi.

Từ một cô gái mồ côi, không vai vế, vận may đang thênh thang mở ra trước mắt Ngọc Diệp. Cô trở thành con nuôi của viên tổng thống thét ra lửa, mang thân thế lá ngọc cành vàng. Cái mác là con nuôi Tổng thống là điều kiện thuận lợi để thực hiện những kế hoạch mà phía cách mạng giao phó.

Sau khi nhận làm con nuôi, Tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định cấp ngay cho Ngọc Diệp một khẩu súng Rulo, 6 viên đạn cùng giấy phép đặc quyền sử dụng có ấn ký của Tổng thống, để phòng thân đối với trường hợp bất trắc. Bên cạnh đó lệnh của Tổng thống sang bộ Y tế, Ngọc Diệp được cấp một biệt thự, xe hơi. Ngoài ra cô được quyền lựa chọn nơi làm việc hoặc là quê Ngoại Vĩnh Long, hoặc là ngay nội đô Sài Gòn.

Ngọc Diệp hài lòng bí mật trở về tổ chức nhận nhiệm vụ mới. Đó là điều kiện để cô trở về quê Vĩnh Long thăm bà ngoại. Cũng trong cuộc họp bí mật, tổ chức đồng ý cho Ngọc Diệp nghỉ phép 4 ngày về quê, đồng thời chỉ thị gặp đồng chí Albet Thảo, Phó Tỉnh đoàn trưởng Bảo an đoàn, kiêm Phó Tỉnh trưởng quân sự Vĩnh Long (có tên khác là Đại úy Phạm Ngọc Thảo, người của cách mạng cài cắm). Ở đó Ngọc Diệp sẽ được giao một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng.

Tại quê nhà Vĩnh Long, Ngọc Diệp đến địa chỉ bí mật gặp Đại úy Albet Thảo, đưa cho cô một tờ giấy: "Thi hành án ngày 3/9/1958". Cô gật đầu nhận lệnh. Người mà phía cách mạng cần phải khử ngay đó là tên tỉnh trưởng nổi tiếng ác ôn Khưu Văn Ba. Cấp trên chỉ thị, nội trong ngày 3/9/1958 Ngọc Diệp phải hoàn thành nhiệm vụ, kiên quyết không cho phép thất bại. Kịch bản đưa ra là trình đơn xin việc, khi tên này giở trò đồi bại thì lấy cớ khử ngay.

Là con gái nuôi của tổng thống Ngô Đình Diệm nên sau sự kiện Léna Phạm giết chết tên Tỉnh trưởng háo dâm Khưu Văn Ba, văn phòng Tổng thống  chỉ đạo vụ án tuyệt đối phải được điều tra bí mật, bị án Léna Phạm phải ra Côn Đảo ngay, khi nào hồ sơ vụ án hoàn thành mới trở về. Ngày 3/7/1959, đúng 8 tháng sau phiên tòa đại hình được mở bí mật tại Vĩnh Long, như dự kiến, Léna Phạm được trả tự do, khôi phục danh dự.

Tham gia vào trong lực lượng Cảm tử quân của Trung ương Cục miền Nam và Biệt động thành Sài Gòn, do yêu cầu công tác bí mật, để che mắt địch, Ngọc Diệp phải thay tên, đổi họ liên tục: Ba Diệp (tức Nguyễn Như Diệp); Cô Tư Mắt Kiếng (vì bị cận thị, phải đeo kính thường xuyên); Lâm A Mùi (thời gian sang Lào vận chuyển vàng và đôla về Việt Nam, 1961-1962); Hoàng Nga (thời gian làm tiếp tân Tổng thống phủ Sài Gòn, 1964-1965); T2R; TW307...

Sau này, trong thời gian hoạt động cách mạng, nữ tình báo này từng gây chấn động khi tham gia vào nhiều sự kiện như: Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ xảy ra lúc 10 giờ 45 phút ngày 29/ 5/ 1965. Sau khi tiến hành vụ ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không thành, bà đã gây chấn động nước Mỹ với trận đánh bom cảm tử rạp chiếu bóng Ngọc Lan (Đà Lạt) ngày 28/9/1969 khiến hàng trăm sĩ quan Mỹ, và chính quyền Sài Gòn chết và bị thương. Tiếp đó bà lại xung phong cùng đội cảm tử sang công tác và chiến đấu tại chiến trường Lào 3 năm.

Cuối tháng 4/1972, bà bí mật về nước để cùng một nhóm biệt động thâm nhập vào cứ điểm Đắc Tô - Tân Cảnh của chính quyền Sài Gòn, góp phần cùng bộ đội chủ lực tiêu diệt chúng. Khi vừa trở lại Đà Lạt thăm con, mua gạo tiếp tế cho Khu 6, bà đã không may bị phục kích, bà bị bắt khi đang ăn tối. Chúng đưa bà về giam tại Ty an ninh tỉnh Tuyên Đức, bị giam giữ và tra tấn ở đây suốt 3 tháng trời mới được Tỉnh trưởng Trần Văn Phước cứu thoát.

Tiếp tục chiến đấu, bà có mặt tại Đà Lạt từ những ngày thành phố hỗn loạn vì quân địch tháo chạy trong chiến dịch mùa xuân lịch sử. Tiếp đó, bà cùng đoàn công tác của đồng chí Phạm Hùng từ Đà Lạt tiến về giải phóng Sài Gòn.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đã đổi họ tên mới là Đặng Hoàng Ánh. Với họ tên này, bà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng minh nhân dân số 250272236, ngày 19/10/1984.

 HN (tổng hợp)

Sinh ra trong một gia đình “danh gia vọng tộc”, theo nhiều tài liệu lịch sử, Đặng Hoàng Ánh (tên khai sinh là Nguyễn Phúc Ngọc Diệp) là “con bác con chú ruột”, chung một người ông với vua Bảo Đại và là cháu ruột của Thái hậu Từ Dũ (mẹ của vua Tự Đức).

Nữ tình báo mang dòng dõi hoàng tộc
Nữ tình báo mang dòng dõi hoàng tộc

Con đường tình báo của Quận chúa Ngọc Diệp bắt đầu từ biến cố trong bối cảnh đất nước bị xâm lăng, nhiều người thân trong gia đình thiệt mạng, chỉ duy nhất Ngọc Diệp được cán bộ cách mạng là đồng chí Phạm Hùng cứu thoát. Khi ấy, bà chỉ khoảng 11 tuổi.

Dung nhan của Quận chúa Ngọc Diệp

Dung nhan của Quận chúa Ngọc Diệp

Tham gia vào trong lực lượng Cảm tử quân của Trung ương Cục miền Nam và Biệt động thành Sài Gòn, do yêu cầu công tác bí mật, để che mắt địch, Ngọc Diệp phải thay tên, đổi họ liên tục.

Trong thời gian hoạt động cách mạng, nữ tình báo này từng gây chấn động khi tham gia vào nhiều sự kiện như: Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ xảy ra lúc 10 giờ 45 phút ngày 29/ 5/ 1965, đánh cảm tử rạp chiếu bóng Ngọc Lan (Đà Lạt) ngày 28/9/1969…

Bà Đặng Hoàng Ánh và Thiếu tướng Lê Ngọc Nam tại buổi  ra mắt tác phẩm Quận chúa biệt động

Nữ tình báo và Thiếu tướng Lê Ngọc Nam tại buổi ra mắt sách "Quận chúa biệt động"

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đã đổi họ tên mới là Đặng Hoàng Ánh. Với họ tên này, bà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng minh nhân dân số 250272236, ngày 19/10/1984.



ÔNG DIỆM DUNG DƯỠNG GIÁN ĐIỆP VIỆT CỘNG
NHƯNG LẠI TRIỆT HẠ BA LỰC LƯỢNG CHỐNG CỘNG
Cao Thế Dung

… Bộ Quốc Phòng do Trần Trung Dung, Bộ trưởng Phụ Tá, chủ trương tổ chức "đốt lon Pháp" là một sai lầm, một hành động " trẻ con ". Hậu quả là đã gây nên một "tai họa ngoại giao" : Pháp đoạn tuyệt mọi liên hệ về tình báo với chính phủ VNCH. Hàng trăm cán bộ tình báo của Cộng sản xâm nhập vào cả An Ninh Quân Đội, Báo Chí, Cảnh Sát Công An và kể cả đảng Cần Lao do hậu quả Pháp đã đem tất cả hồ sơ mật về nước.

Điển hình như nhóm Đông Nam Á Vụ của Cộng sản về đấu thú Pháp ở Hà Nội năm 1952. Pháp dùng làm gián điệp đôi; năm 1955 nhóm này đã len lỏi vào nhiều lãnh vực hoạt động ở Miền Nam, vào cả ngành an ninh tình báo của chính phủ Ngô Đình Diệm. Điển hình như nhóm Ca Dao, nhóm Phan Nghị (Ký giả) và nhiều nhóm khác trong đó có Phạm Xuân Ẩn- lúc ấy còn là một cán bộ cấp thấp nhưng đã là nhân viên tình báo 2 mang làm cho Phòng Nhì Pháp từ năm 1950.

Cử Nguyễn Ngọc Lễ làm Tổng Giám Đốc Công An là một sai lầm khác tai hại nghiêm trọng. Lễ xuất thân hạ sĩ quan Binh đoàn Pháp, bản chất võ biền và lỗ mãng. Lễ không biết gì về tình báo. Lúc Lễ về tiếp nhận Tổng Nha thì bao nhiêu hồ sơ mật đã biến mất, một trong mấy tay lành nghề tình báo thì Lễ không dùng, Bùi văn Nhu vốn là " con cưng " của Mật Thám và Phòng Nhì Pháp, Nhu được Cộng Sản khéo léo móc nối từ năm 1956 dưới thời Nguyễn Ngọc Lễ. Những tay giỏi nghề từ Miền Bắc vào Nam thì bị đẩy đi tỉnh xa hoặc không được dùng. Một lỗ hổng lớn trong ngành an ninh tình báo từ lúc Lễ làm Tổng Giám Đốc kéo dài cho đến thời Phạm Xuân Chiểu, một tướng lãnh duy nhất người Bắc thuộc Quốc Dân Đảng, có học, con cháu lớp Văn Thân Cách Mạng, nhưng ông tướng này không chuyên nghề trong lúc mặt trận tình báo phải là ưu tiên hàng đầu.

 Tình báo Cộng sản xâm nhập từ lỗ hổng to lớn trong suốt 3, 4 năm. Đầu não của Ngân Hàng Việt Nam lại là một ổ tình báo Cộng sản, một tay kế toán thân tín của Nguyễn Cao Thăng là tình báo Cộng sản, 2 tên "nội dịch" trong văn phòng "Cố Vấn chỉ đạoMiền Trung Ngô Đình Cẩn” lại là tình báo sau được đồng hóa làm trung sĩ Địa Phương Quân rồi biệt phái làm cho tướng Lê Văn Nghiêm lúc ông Nghiêm làm Tư lệnh Quân Khu I.

Hệ thống phát hành sách báo trước Genève 54, Phòng Nhì Pháp kiểm soát khá chặt chẽ nhờ " nghệ thuật " phóng tài hóa thu nhân tâm nhưng đầu năm 1955, những tay Cộng sản làm " chỉ điểm 2 mang " cho Pháp, được rảnh tay và họ thực sự nắm ngành phát hành cũng như ngành cải lương, từ soạn giả đến anh kéo màn sân khấu.

Mặt trận tình báo đã mở ra từ sau Genève 54, chính phủ Ngô Đình Diệm đã bất lực mặt trận này cho đến 2,3 năm sau. Chính vì vậy, chính quyền đã không biết rõ những ai với cái đuôi dài sau nhóm Nguyễn Hữu Thọ, Mã thị Chu, Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn văn Hiếu. lẽ tự nhiên cái đuôi sau mấy tay mặt nổi này mới quan trọng.

Huỳnh văn Trọng trước hết là một đảng viên Việt Nam Quớc Dân Đảng gia nhập Đảng năm 1945 tại Hà Nội, sau bỏ Đảng và làm cho Phòng Phản Gián Pháp từ năm 1950. Cuối năm 1954, Trọng ở lại Sài Gòn, Cộng sản móc nối với Trọng vào thời gian này cũng như Đinh văn Đệ, Trần Ngọc Châu, Phạm Ngọc Thảo, đều là dân tình báo được Cộng sản cài vào chính quyền Miền Nam một cách tinh vi.

Theo giới tình báo, sau Genève 54, Cộng sản đã để lại ở Sài Gòn 50 triệu (hối suất lúc ấy là 35 đồng ăn một Mỹ kim) để tiếp tục gây dựng cơ sở kinh tài để kinh tài nuôi tình báo. Vì sai lầm của Việt Nam Cộng Hòa đã không thu dụng được giới chỉ điểm 2 mang và chuyên viên tình báo của Phòng Nhì Pháp nên Cộng sản nhờ sẳn tiền đã kết nạp được giới này. Cộng sản không kết nạp vào Đảng mà đem vào các cơ sở kinh doanh của tư nhân và Đảng qua " tư nhân " góp vốn như hãng tàu chuyên chở Nguyễn văn Bửu và kể cả OPV của Nguyễn Cao Thăng sau này, nhất là cơ sở kinh doanh của nhóm Nguyễn Trung Thành và Ngân Hàng Việt Nam mà Nguyễn văn Diệp là điển hình. Diệp đã từng cộng tác với Pháp trước 1954 đồng thời hoạt động cho Cộng sản .

Một sai lầm khác nghiêm trọng của chính quyền Ngô Đình Diệm là làm mất đi 3 tiềm lực chống Cộng vô giá : Ở Miền Trung, Việt Nam Quốc Dân Đảng cầm súng chống lại chính quyền; ở Miền Nam, Cao Đài một phần bất hợp tác rút ra bưng trong hoàn cảnh bất đắc dĩ phải hợp tác với Cộng sản, một phần quan trọng khác, chủ lực là lực lượng Cao Đài Liên Minh Trình Minh Thế tuy đã về hợp tác với chính quyền nhưng từ đầu năm 1956, lực lượng này bị phân tán và đem ra Miền Trung, cuối cùng tan rã cả một binh đoàn thiện chiến về lối đánh du kích, đã quen với vùng rừng núi Tây Ninh ; ở miền Tây, lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh bị quân chính phủ đánh tan. ngày 13.4.1956, Liên Đoàn Bảo An Trần Quốc Tuấn bắt được Ba Cụt, được thưởng 1 triệu đồng; gần ba tháng sau, ngày 6.7.1956 toàn lên án tử hình Ba Cụt . Vị tướng 32 tuổi đầy mưu trí và yêu nước này đã bị hành quyết vào ngày 13.7.1956, gây nên sự căm phẩn sâu xa trong tập thể gần 3 triệu tín đồ Hòa Hảo ở Miền Tây.

image062

Tướng Lê Quang Vinh (Ba Cụt) bị xử án tử hình

 Chính quyền có thể loại Trần văn Soái, Lâm Thành Nguyên, nhưng loại lực lượng Hòa Hảo Lê Quang Vinh không những là sai lầm nghiêm trọng mà còn là một tội đối với lịch sử. Riêng lực lượng Hòa Hảo Nguyễn Giác Ngộ được coi là một lực lượng quốc gia thuần túy chống cả Pháp lẫn Cộng, có kỷ luật nghiêm minh, với trên 2000 quân đã quen với địa hình địa vật Miền Tây và lối đánh du kích

và chống du kích thì cũng như lực lượng Trình Minh Thế, bị phân tán đem ra Miền Trung, cuối cùng bị tan rã. Nếu chính quyền duy trì được hai lực lượng này thì tình trạng ở Miền Tây và Miền Đông đã không bị du kích Cộng sản tái hoạt động làm ung thối ngay giữa năm 1957 là năm cực thịnh của chế độ Ngô Đình Diệm.

Mất lực lượng võ trang Trình Minh Thế là một thiệt hại to lớn; với trên 2500 quân, năm 1952, lực lượng yêu nước này đã mở rộng địa bàn hoạt động khắp Miền Đông và lan tới Miền Tây, phát triển lối đánh du kích và đặc công. Lúc nghe tin tướng Thế bị bắn chết tại trận, theo Lansdale , người đang ngồi nói chuyện với ông Diệm , thì ông Thủ tướng bàng hoàng và chảy nước mắt.

Lansdale nói với Shaplen : " Đây là lần duy nhất mà tôi thấy ông bộc lộ tình cảm ". 

Nhưng chỉ một năm sau, lực lượng của tướng Thế bị chia cắt, đẩy ra khỏi Miền Đông và đưa lên Cao nguyên hoặc ra giới tuyến.

Miền Trung đen tối hơn, lực lượng Đại Việt võ trang ly khai ở Ba lòng . Quảng Nam, Quảng Ngãi là hai tỉnh với trên 2000 đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng võ trang lại ly khai, lập chiến khu chống lại chính quyền. Năm 1956, Việt Nam Quốc Dân Đảng trở về hợp táctuy nhiên, chỉ một thời gian

ngắn lại bị chính quyền đàn áp. Qua phong trào nhân dân tố Cộng, chính đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng lại bị phong trào này chụp mũ là Cộng sản.

Thật vậy, phong trào tố Cộng từ năm 1956 đã trở thành đen tối ở Miền Trung. Hàng vạn người bị bắt nhưng đa số là lương dân vô tội, hoặc đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng hoặc bị trả thù cá nhân.

Phong trào tố Cộng trở thành cơn bảo tố ở nông thôn nhất là từ Phú Yên trở ra. Sau 10 tháng phát động phong trào, chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố là đã đưa về với chính nghĩa Quốc Gia được 100 ngàn cựu cán bộ Việt Minh và đã tiêu diệt được ảnh hưởng của Cộng sản trong 9 năm trước.

Thực tế không phải vậy. Cán bộ Cộng sản đã len lỏi vào phong trào và xâm nhập ngay từ văn phòng Bộ trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành để lèo lái phong trào tố Cộng, mô phỏng y như cách thức Cộng sản tố địa chủ và trí phú ở Miền Bắc.

Tổng thư ký Bộ Thông Tin là cán bộ Cộng sản nằm vùng, tức Trần Thúc Linh, sau này với cái dù thẩm phán, Trần Thúc Linh tiếp tục hoạt động cho Cộng sản cho đến năm 1975. Do đó, phong trào tố Cộng với kết quả trái ngược hẳn lại, chỉ đẩy lương dân về phía Cộng sản, giới Quốc Gia thì trở thành thù địch của chính quyền. Điển hình như ở Phú Yên, hàng trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt bị tra tấn và giam cầm, các em và cháu của lãnh tụ Trương Tử Anh đã bị đánh đập tàn tệ, bị bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963.

Năm 1957, Cộng sản vẫn còn yếu, nên dù nổ lực thế nào Cộng sản vẫn không gây được một phong trào nhân dân đứng lên đòi Tổng tuyển cử sau khi Ngô Đình Diệm bác bỏ. Trước đây nông thôn chỉ biết có Hồ Chí Minh, nay thì Ngô Đình Diệm thay thế và triệt để chống Cộng. Háng trăm ngàn cán bộ Việt Minh đã thực tâm hồi chánh và cộng tác với chính quyền song từ phong trào chống Cộng lại loại bỏ các thành phần đảng phái Quốc GiaCao ĐàiHòa Hảo.

Chính quyền Ngô Đình Diệm mất quần chúng ở cả nông thôn lẫn thành thị. Hàng trăm đảng viên Đại Việt, Duy Dân, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị đem nhốt chung với Cộng sản, hồ sơ cá nhân biến thành hồ sơ Cộng sản trong khi một số cán bộ Cộng sản trá hình đầu thú lại được trọng dụng và chính thành phần này đã " chỉ điểm " cho chính quyền bắt lương dân hay giới quốc gia chống Cộng mà chúng chụp mũ cho là Cộng sản.

Từ năm 1957, những Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Cao Dao đã thành cong trong công tác nằm vùng trong ngành tình báo của chính quyền Ngô Đình Diệm từ cơ sở thượng tầng đến tỉnh và quận.

Sai lần nghiêm trọng khác của chính quyền Ngô Đình Diệm là ngày 5.10. 1955, nghe lời tướng Cao Đài Nguyễn Thành Phương, đã đem quân xâm nhập Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh tước khí giới đạo Hộ Vệ Quân của Hộ Pháp Phạm Công Tắc, lại cho báo chí của chính quyền và kể cả đài phát thanh bôi nhọ Phạm Công Tắc như một người dâm ô, Việt gian tay sai PhápHộ Pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong qua Nam Vang, ít nhất 3 hệ phái lớn của Cao Đài đã liên minh với Cộng sản trong giai đoạn CÙNG ĐƯỜNG mà theo Douglas Pike thì 10 trong 11 giáo phái đã theo Cộng sản, chỉ còn một hệ phái cộng tác với chính quyền để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.

image008_0

Hộ Pháp Phạm Công Tắc và đội Hộ Vệ quân tại Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh

Chế độ Ngô Đình Diệm đã dùng luật pháp và Tòa án để trị dân và đặc biệt dùng Tòa án để chống Cộng sản song chính lại là cách làm cho Cộng sản tạo được cơ hội tuyên truyền và lấy lòng dân trong khi đối với các đảng phái đối lập thì Tòa án lại trở thành công cụ đàn áp " đập đổ những kẻ chống đối chế độ bất cứ bằng hình thức nào.

Còn các cơ quan ngôn luận dù có muốn vươn mình lên để nói tiếng nói tự do cũng không được. Họ bị ràng buộc mọi mặt . Muốn sống thì phải chiều ý nhà cầm quyền (Hồi ký Trần Tương).

Muốn chống Cộng thì phải làm y như Cộng, đó là chủ trương hết sức sai lầm của Bộ Thông Tin dưới thời Trần Chánh Thành và Trần Thúc Linh. Suy tôn Ngô Tổng Thống như kiểu Cộng sản suy tôn Bác Hồ đã làm cho ông Tổng Thống trở thành hình ảnh nhàm chán.

Giai đoạn 1946-1952, nghĩa là trước vụ Cộng sản đấu tố, Hồ Chí Minh đã rất thành công khi đi vào lòng quần chúng ở mọi giới, nhất là giới trẻ. Ông Hồ đi vào quần chúng bằng hai chử " Bác Hồ ", đơn giản với đôi dép quai râu, chiếc quần nâu rộng ống, nhiều khi xắn cao qúa gối..

Ông Diệm đã không thành công khi đi vào quần chúng, nhất là quần chúng nông thôn, với một bộ đồ lớn trắng tinh, tay cầm chiếc ba-tông hoặc ngồi trong xe lướt nhanh trên đường phố trống vắng với từng đoàn xe hộ tống. Đường Công Lý có lúc phải gián đoạn 3, 4 giờ để dẹp đường chờ đoàn xe Tổng Thống từ Tân Sơn Nhất về Dinh.

Đầu năm 1957, Cộng sản bắt đầu phản công bằng chiến dịch ám sát các viên chức xã ấp và cựu kháng chiến trở về hợp tác với chính quyền . Con số chính quyền qua Bộ Thông Tin đưa ra vào dịp kỷ niệm lễ Song Thất 7.7.1954 là 42.760 người đã bị Cộng sản ám sátthủ tiêu dưới nhiều hình thức khác sau Hiệp Định Genève, song đây là con số không có bằng cớ khả tín. Ước lượng từ một tỉnh tân lập như Kiến Phong thì con số cán bộ xã ấp và cựu kháng chiến bị Cộng sản sát hại đã lên rất cao.

Hàng trăm điệp viên hữu hạng của Cộng sản từ Bắc được gửi vào Nam sau Hiệp Định Genève. Số điệp viên này thuộc Phòng Đông Nam Á Vụ và Phản Gián, hầu hết đã có kinh nghiệm hoạt động nội thành, chia nhau xâm nhập qua nhiều đường giây thuộc nhiều lãnh vực. Phan Nghị thì hành nghề ký giả sau len lỏi vào làm cho tờ Ngôn Luận và Chính Luận (sau 1963); Vũ Ngọc Nhạ len lỏi vào Công Giáo

phía Linh Mục Hoàng Quỳnh; Nguyễn văn Lương, giáo viên tư thục ở Nam Định là kẻ đã móc nối Vũ Hânh (1964) cùng Vũ Hạnh xuất bản tạp chí Tin Văn và sau bí mật cộng tác với Thế Nguyên, tạp chí Trình Bày . Cao Dao nối kết với Phạm Xuân Ẩn ...

Về tình báo, cao cấp nhất cài trong chính quyền thì trao cho Phạm Ngọc Thảo với một ám số đặc biệt và luôn luôn thay đổi. Phạm Ngọc Thảo bây giờ đã về đầu thú chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với

nhóm Kiều Công Cung và được Giám Mục Ngô Đình Thục đỡ đầu vì Thảo và Cung là Công giáo thuộc địa phận Vĩnh Long. Thảo được đồng hóa với cấp Trung Tá và làm việc trực tiếp với văn phòng Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu...

Vào giữa năm 1958, Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập Bộ Tư Lệnh Miền Đông, khởi đầu với 4 đại đội, một đại đội đặc công với 75 đội viên; Liên đại đội C-1000 hoạt động tại Tây Ninh, nơi không còn bóng dáng Cao Đài nên lực lượng Miền "tự tung tự tác ". Bộ Tư Lệnh Miền thành lập khu B tức Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh, chiến khu A từ Mã Đà đến Bù Cháp, Thủ Dầu Một.

Ngày 10-8-1958, Liên đại đội tỉnh Tây Ninh (từ đây gọi là Việt Cộng) tấn công quận Dầu Tiếng. Theo tài liệu của Việt Cộng, trận này "diệt 200 tên, bắt 30 tên, thu 200 súng tự động, sau đó đánh lui một tiểu đoàn đến tiếp viện cho Dầu Tiếng". Theo tài liệu Việt Nam Cộng Hòa (từ đây gọi là Nam Việt Nam), "quận Dầu Tiếng tuy bị đánh bất ngờ trong lúc cả nước đang thanh bình song đã chống trả kịch liệt với quân số 67 Bảo An và Dân Vệ, Việt Cộng để lại 17 xác. Cuộc truy lùng vào mấy ngày kế tiếp, bắt được 4 cán binh Việt Cộng bị thương nằm điều trị trong ba nhà phu đồn điền cao su.

Ngày 20-10-1958, đại đội đặc công Việt Cộng từ chiến khu D tấn công trụ sở phái bộ Quân Sự Mỹ (MAAG) ở Biên Hòa, mở màn cho các trận đặc công kế tiếp. Biệt Động Đội và Đặc Công là binh chủng thuần phục của Việt Minh trước đây. ..

Cao Thế Dung

[Source: Trích từ Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa, trang 480-497, Nxb Alpha, Falls Church, VA, 1991] Tựa bài viết nguyên thủy: “Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Đệ I VNCH sai lầm tự diệt vì dung dưỡng Gián điệp Việt Cộng nằm vùng, nhưng lại triệt hạ 3 tiềm lực chống Cộng vô giá ở Miền Nam !

Nguồn: http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/SailamDeICH.htm

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Trúc Giang

(Văn Hóa Vụ)
image022 

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập.

1-ĐỊNH NGHĨA:

Tình báo, gián điệp là người hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.

2- GIÁN ĐIỆP CỘNG SẢN TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên VC nằm vùng, còn có những điệp viên thuộc tình báo chiến lược như Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thuý và Phạm Ngọc Thảo.

image023
2.1. VŨ NGỌC NHẠ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.

Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.

2.1.1. Hoạt động

Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.

Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công giáo di cư vào Nam.

- Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người giúp việc” của Giám mục Lê Hữu Từ.

Năm 1958- Tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Đen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.

2.1.2 .Người Giúp Việc của Đức Cha Lê Hữu Từ

Một khuyết điểm lớn của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.

Tạo dựng niềm tin đối với Ngô Đình Cẩn.

Năm 1959- Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Đe Doạ Chế Độ” được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11-11-1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.

Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Đức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được xử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn”.

2.1.3. Xây dựng Cụm Tình Báo Chiến Lược A.22

Sau đảo chánh 1-11-1963, thế lực Công giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh mục Hoàng Quỳnh.

Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ”, do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã xử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Khối Công giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.

Năm 1967- Sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ) Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm Cụm Phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.

Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hoè, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Đồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thuý (hay Thắng) mật danh là A.25.

Các điệp viên nầy được giao nhiệm vụ “Chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.

Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thuý là Huỳnh Văn Trọng làm “Cố Vấn” cho tổng thống Thiệu.

Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiếnlược.
image024 

 2.1.4. Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo

CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.

Giữa năm 1968- Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.

Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.

Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Nguyễn Xuân Đồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.

Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.

Cụm tình báo A.22 bị phá vở hoàn toàn.

Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu nảo là Phủ tổng thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “Cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.

2.1.5. Biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị

Đây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự uỷ thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.

Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trác đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.

Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:

- Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hoè.

- Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.

Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu”.

2.1.6. Cho rằng CIA dàn cảnh

Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Đảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá:”Đó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Đàng”.

2.1.7. Tiếp tục hoạt động

Đầu năm 1973- Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đở của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 3″ của Dương Văn Minh.

Ngày 23-7-1973- Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh mục Giải Phóng”.

Năm 1974- Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong Trung tá QĐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình báo chiến lược, móc nối với Thành phần thứ 3 và khối Công giáo .
image025 

Ngày 30-4-1975- Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập bên cạnh tướng Dương Văn Minh.

2.1.8. Bị thất sủng và được tôn vinh

Ngày 30-4-1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.

Năm 1976- Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm Thượng tá.

Năm 1981- Được thăng Đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.

Năm 1987- Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong Thiếu Tướng.

Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7-8-2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức và Phạm Ngọc Thảo.

image026
2.2. PHẠM XUÂN ẨN

* Thân thế Và Hoạt động

Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12-9-1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của QĐNDVN.

Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.

Theo học trường Collège de Can Tho.

Năm 1948- Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.

Năm 1950- Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Đây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.

Năm 1952- Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủu viên Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.

Năm 1953- Phạm Xuân Ẩn được Lê Đức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.

Năm 1954- Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Đại tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.
image027 

Năm 1955- Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nồng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.

Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.

Năm 1957- Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.

Năm 1959- Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (Thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.

Năm 1960- Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hảng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…

Từ 1959 đến 1975- Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.

Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tĩ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ”.

Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.

Giai Đoạn 1973-1975- Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam ” của đảng CSVN.

Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .

Ngày 30-4-1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC húc đỗ cổng Dinh Độc Lâp. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng sản.

Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.

Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.

* Sau chiến tranh
image028 

Ngày 15-1-1976, trung tá “Trần Văn Trung”, tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang”.

Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch”.

Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30-4-1975 .

Năm 1986- Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.

Năm 1990- Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.

Năm 1997- Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.

Năm 2002- Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.

Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

* Thất Vọng

Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản”.

* Nhận định về Phạm Xuân Ẩn.

Lê Duẩn: Đã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.

Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA , tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói:”Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhựng chưa ai “Dẫn con mèo đi ngược” để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.” Hết trích.

Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó“.

2.3. PHẠM NGỌC THẢO
image029 

2.3.1. Thân thế

Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14-2-1922 tại Sàigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.

Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.

Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.

2.3.2. Hoạt động VC

Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bộ. Đó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.

Được bổ làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 410, quân khu 9. (Có tài liệu nói là TĐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.

Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.

2.3.3. Hoạt động tình báo

Sau Hiệp Định Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại để hình thành Lực lượng thứ 3.

Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.

Phạm Ngọc Thảo đã bị Đại tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh nầy thuộc địa phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Đình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.

Năm 1956- Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc Đại uý “Đồng Hóa”.

Năm 1956- Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám đốc Viện Hối Đoái, Bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.
image030 

2.3.4. Hoạt động trong Quân Lực VNCH

- Chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.

- Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.

Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình và về Binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Đình Nhu.

Năm 1957- Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.

Năm 1960- Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.

Năm 1961- Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian nầy, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.

Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.

Lý do là, Thảo đã thả hơn 2000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Định.

2.3.5. Tham gia các cuộc đảo chánh

* Đảo chánh lần thứ nhất, 1963

Tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (Thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm.

Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Biệt Động Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập.

Sau ngày đảo chánh 1-11-1963 , Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đỗ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức Đại tá làm Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ.

* Đảo chánh lần thứ hai năm 1965

Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.

Đảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20-2-1965 . Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19-2-1965 .

Ngày 19-2-1965: Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.

Ngày 20-2-1965: Hội Đồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.

Ngày 21-2-1965:Các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH.

Ngày 22-2-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động. (Một hình thức trục xuất ra khỏi nước)

Ngày 25-2-1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

2.3.6. Bị bắt và qua đời

Ngày 11-6-1965: Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Quân đội.

Ngày 14-6-1965: Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.

Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.

Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các Xứ Đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Đức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đở in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.

Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại“Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam”. (Võ Văn Kiệt)

Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.

Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Đan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.

Lúc 3 giờ sáng ngày 16-7-1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An ninh Quân Đội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xĩu vì đạn trúng vào càm. Khi tĩnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh mục Cường, Cha Tuyên Uý của Dòng Nữ Tu Đa Minh cứu chữa.

Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QĐ đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17-7-1965. 43 tuổi.

Theo Larry Berman trong cuốnÓi>”Perfect Spy” thì TT Thiệu ra lịnh tra tấn và hành hạ Thảo cho thật đau đớn bằng cách dùng 1 cái thòng lọng bằng da, buộc quanh cổ và 1 cái khác thì siết mạnh nơi tinh hoàn. Cũng có tin nói rằng Đại uý Hùng Sùi bóp dái Thảo cho đến chết.

Phạm Ngọc Thảo có 7 con và vợ Thảo đi dạy hoc. Tất cả hiện đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Có người con là bác sĩ ở Quận Cam, Cali.

Phạm Ngọc Thảo là 1 điệp viên đơn tuyến. Không có thượng cấp và thuộc cấp. Không thu thập tin tức mà chỉ tác động vào chính quyền.

Nhà nước CSVN truy tặng Thảo danh hiệu Liệt sĩ và quân hàm Đại tá QĐNDVN.

Cũng có nguồn tin cho rằng Phạm Ngọc Thảo là 1 gián điệp nhị trùng, nghĩa là làm việc cho CIA nữa.

 Trúc Giang



Gián điệp Cộng Sản trong chiến tranh Việt Nam

NV

Công Trần
(Tổng hợp các tin tức trên báo chí, tài liệu trước năm 1975)

Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên Việt Cộng nằm vùng còn có những tên gián điệp hoạt động tình báo chiến lược xâm nhập vào hầu hết những cơ quan chính quyền, những tổ chức xã hội, tôn giáo, sinh viên, các cơ quan truyền thông, các ngành nghề, quốc hội…

Những tên tuổi như: Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy, hoạt động ttrong cụm tình báo A-22 trong Dinh Ðộc Lập.

  1. Vũ Ngọc Nhạ

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.

Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30 tháng 3, 1928 tại tỉnh Thái Bình. Ðược kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pière Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ðình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn.”

Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.

Vũ Ngọc Nhạ cùng 1 số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công Giáo di cư vào Nam.

– Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh Mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người Giúp Việc” của Giám Mục Lê Hữu Từ.

Năm 1958 – tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Ðoàn Công Tác Ðặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Ðen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh Mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.

Một khuyết điểm lớn của Ðoàn Công Tác Ðặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.

Năm 1959 – Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Ðe Dọa Chế Ðộ” được sự chú ý của Ngô Ðình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11 tháng 11, 1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.

Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Ðức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được sử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn.”

Sau đảo chánh 1 tháng 11, 1963, thế lực Công Giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh Mục Hoàng Quỳnh.

Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ,” do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã sử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa Tướng Thiệu và Khối Công Giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.

Năm 1967 – Sau khi Tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ). Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm cụm phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Ðức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.

Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hòe, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Ðồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thúy (hay Thắng) mật danh là A.25.

Các điệp viên này được giao nhiệm vụ “chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.

Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thúy là Huỳnh Văn Trọng làm “cố vấn” cho Tổng Thống Thiệu.

Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiến lược.

CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.

Giữa năm 1968 – Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.

Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.

Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hòe, Nguyễn Xuân Ðồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.

Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.

Cụm tình báo A.22 bị phá vỡ hoàn toàn.

Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu não là Phủ Tổng Thống cho đến các cơ quan khác, nhất là 1 “cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.

Ðây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự ủy thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.

Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Ðộng Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trát đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.

Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:

– Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hòe.

– Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.

Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn, “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu.”

Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Ðảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá: “Ðó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Ðàng.”

Ðầu năm 1973 – Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đỡ của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 33 của Dương Văn Minh.

Ngày 23 tháng 7, 1973 – Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh Mục Giải Phóng.”

Năm 1974 – Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong trung tá QÐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình Báo Chiến Lược, móc nối với Thành Phần Thứ 3 và khối Công Giáo.

Ngày 30 tháng 4, 1975 – Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Ðộc Lập bên cạnh Tướng Dương Văn Minh.

Ngày 30 tháng 4, 1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.

Năm 1976 – Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm thượng tá.

Năm 1981 – Ðược thăng đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp, Phạm Văn Ðồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.

Năm 1987 – Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Ðiệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong thiếu tướng.

Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7 tháng 8, 2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Ðặng Trần Ðức và Phạm Ngọc Thảo.

  1. Gián điệp Phạm Xuân Ẩn

Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12 tháng 9, 1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của quân đội Cộng Sản Bắc Việt.

Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.

Theo học trường Collège de Can Tho.

Năm 1948 – Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.

Năm 1950 – Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Ðây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.

Năm 1952 – Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được Bác Sĩ Phạm Ngọc Thạch, ủy viên Ủy Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.

Năm 1953 – Phạm Xuân Ẩn được Lê Ðức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.

Năm 1954 – Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Ðại Tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Ðông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.

Năm 1955 – Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nòng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.

Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.

Năm 1957 – Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.

Năm 1959 – Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ Tổng Thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.

Năm 1960 – Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hãng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…

Từ 1959 đến 1975 – Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.

Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tỉ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ.”

Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.

Giai đoạn 1973-1975 – Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam” của đảng CSVN.

Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .

Ngày 30 tháng 4, 1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC húc đổ cổng Dinh Ðộc Lập. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng Sản.

Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.

Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.

Ngày 15 tháng 1, 1976, Trung Tá “Trần Văn Trung,” tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang.”

Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch.”

Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp Bác Sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30 tháng 4, 1975.

Năm 1986 – Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.

Năm 1990 – Ðại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.

Năm 1997 – Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.

Năm 2002 – Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.

Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản.”

Lê Duẩn: Ðã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.

Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA, tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói: “Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhưng chưa ai ‘dẫn con mèo đi ngược’ để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.”

Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói, “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó.”

  1. Phạm Ngọc Thảo

Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14 tháng 2, 1922 tại Saigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công Giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.

Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.

Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.

Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bộ. Ðó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.

Ðược bổ làm tiểu đoàn trưởng TÐ 410, Quân Khu 9. (Có tài liệu nói là TÐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Ðôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.

Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột Giáo Sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.

Sau Hiệp Ðịnh Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại nằm vùng.

Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.

Phạm Ngọc Thảo đã bị Ðại Tá Mai Hữu Xuân, giám đốc An Ninh Quân Ðội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh này thuộc địa phận của Giám Mục Phêrô Ngô Ðình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Ðình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.

Năm 1956 – Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc đại úy “Ðồng Hóa.”

Năm 1956 – Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, tổng giám đốc Viện Hối Ðoái, bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.

Hoạt động trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa:

– Chức vụ Tỉnh Ðoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.

– Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.

Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình vào binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Ðạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Ðình Nhu.

Năm 1957 – Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức tỉnh đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.

Năm 1960 – Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Ðà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.

Năm 1961 – Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian này, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.

Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng Sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.

Lý do là, Thảo đã thả hơn 2,000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Ðịnh.

Tháng 9 năm 1963, Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Ðình Diệm.

Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Ðoàn 3, Quân Ðoàn 4, Biệt Ðộng Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập, nhưng đã xin tỵ nạn chính trị ở Hồng Kông.

Sau ngày đảo chánh 1 tháng 11, 1963, Ðệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức đại tá làm tùy viên báo chí trong Hội Ðồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm tùy viên văn hóa tại Tòa Ðại Sứ VNCH ở Hoa Kỳ.

Ðầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.

Ðảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20 tháng 2, 1965. Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19 tháng 2, 1965.

Ngày 19 tháng 2, 1965. Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Ðằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.

Ngày 20 tháng 2, 1965. Hội Ðồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa, các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.

Ngày 21 tháng 2, 1965, các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm tổng tư lệnh QLVNCH.

Ngày 22 tháng 2, 1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm Tướng Nguyễn Khánh làm đại sứ lưu động (một hình thức trục xuất ra khỏi nước).

Ngày 25 tháng 2, 1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

Ngày 11 tháng 6, 1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho quân đội.

Ngày 14 tháng 6, 1965, Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia được thành lập do Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm chủ tịch.

Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.

Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các xứ đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Ðức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đỡ in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.

Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại, “Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam.” (Võ Văn Kiệt)

Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.

Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Ðan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.

Lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 7, 1965, Thảo vừa ra khỏi Ðan Viện Phước Lý thì bị An Ninh Quân Ðội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xỉu vì đạn trúng vào càm. Khi tỉnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh Mục Cường, cha tuyên úy của Dòng Nữ Tu Ða Minh cứu chữa.

Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QÐ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17 tháng 7, 1965. 43 tuổi.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 403 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.