Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24840908

 
Văn hóa - Giải trí 19.04.2024 05:51
Công an khát máu xả súng AK bắn chết 4 người là cán bộ làm việc tại phòng tạm giam
29.01.2020 21:09

Dân trí Nghi can nổ súng tại sòng bạc làm 4 người chết là cán bộ mang quân hàm thượng  úy làm việc tại trại giam và gây án bằng khẩu súng AK. Lực lượng công an đang nỗ lực truy bắt đối tượng gây án.

>>Nổ súng tại sòng bạc ở Sài Gòn, 4 người tử vong

Tối 29/1, Công an TPHCM cho biết đang tích cực truy bắt nghi can nổ súng làm 4 người chết ở sòng bài ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TPHCM.

Nghi can xả súng AK bắn chết 4 người là cán bộ làm việc tại phòng tạm giam - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Đối tượng L.Q.T.

Nghi can gây án là L.Q.T. (sinh năm 1987), cán bộ phòng tạm giam, tạm giữ Công an quận 11, TPHCM. Chiều ngày 29/1, T. đến sòng bài ở ấp 5, xã Tân Thạnh  và xảy ra mâu thuẫn. Sau đó, T. nổ súng làm 4 người tử vong, 1 người bị thương.

Nghi can xả súng AK bắn chết 4 người là cán bộ làm việc tại phòng tạm giam - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Đối tượng T. bỏ trốn bằng xe máy, trên tay vẫn cầm khẩu súng

Quá trình điều tra công an đã xác định nghi can T. gây án một mình và bằng khẩu súng nghi giống AK. Sau khi nổ súng làm 4 người chết và 1 người bị thương, đối tượng T. tẩu thoát khỏi hiện trường bằng xe máy màu đỏ, trên tay vẫn cầm khẩu súng.

Hình ảnh từ camera ghi lại, đối tượng T. đi xe máy màu đỏ, trên người mặc quần short jeans, áo khoác đen và đeo khẩu trang, tay cầm súng.

Như Dân trí đưa tin trước đó, chiều 29/1, người dân nghe thấy nhiều tiếng súng phát ra từ một hẻm cụt trên đường 121 (ấp 5, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, TPHCM) và chạy ra kiểm tra thì phát hiện nhiều người nằm gục bên vũng máu, gần đó có vỏ đạn. Tất cả nạn nhân được đưa đi cấp cứu nhưng 4 người đã tử vong.

Vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra.

Hoàng Thuận

 

Trưởng công an xã rút súng đòi bắn người dân

Ông T.N.T khẳng định một trưởng công an xã đã tự ý xông vào tiệm tạp hóa, khống chế, đánh con trai ông T., thậm chí còn rút súng đòi bắn.
Hình ảnh được cho là ông L. rút súng đe dọa người dân /// Ảnh trích từ camera an ninh
Hình ảnh được cho là ông L. rút súng đe dọa người dân
Ảnh trích từ camera an ninh
Ngày 2.1, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Nguyễn Văn Loan, Trưởng công an H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho biết công an huyện này đã cử tổ công tác tiến hành xác minh thông tin một trưởng công an xã có hành vi rút súng đe dọa người dân.
Theo đại tá Loan, người đang được tổ công tác xác minh, làm rõ là ông N.V.L,  là một trưởng công an xã bán chuyên trách, không phải công an chính quy, nhưng là công chức cấp xã.
Trả lời PV Thanh Niên, một lãnh đạo xã, nơi ông L. đang là công chức, cho biết đang chờ đơn thư tố giác của người dân để UBKT Đảng ủy xã xác minh, kiểm tra dấu hiệu vi phạm của ông L. PV Thanh Niên đã liên lạc với ông L. để tìm hiểu thêm, nhưng ông L. cúp máy.
Trước đó, ông T.N.T (58 tuổi, trú H.Tánh Linh) khẳng định ông L. đã tự ý xông vào tiệm tạp hóa của ông T., khống chế, đánh con trai ông T., thậm chí còn rút súng dọa bắn. Ông T. khẳng định toàn bộ vụ việc đã được camara an ninh đặt trong tiệm tạp hóa ghi lại.
Nam thanh niên bị CSGT bắn gây thương tích

Nam thanh niên cho rằng trong lúc bị CSGT rượt đuổi, anh ta bị bắn ba phát đạn cao su, trong đó có hai phát đạn trúng lưng và cổ.

Phản ánh đến Pháp Luật TP.HCM, gia đình cho biết Lê Trung Hậu (17 tuổi, ở ấp Nhơn Phú, xã Hòa Nghĩa, huyện Chợ Lách, Bến Tre) bị CSGT Công an huyện Chợ Lách trong quá trình rượt đuổi đã nổ súng bắn ba phát đạn cao su khiến em ngồi phía sau xe máy bị trúng đạn vào vùng lưng và cổ, phải nhập viện cấp cứu.

Chưa nhận được thông tin gì từ công an huyện

Hậu cho hay khoảng 21h hôm 5/10, em đi xe môtô do bạn cùng xóm là Nguyễn Tấn Hưng điều khiển đến vòng xoay ngã năm Chợ Lách (huyện Chợ Lách) thì gặp đội tuần tra CSGT Công an huyện Chợ Lách.

Do xe có gắn “pô độ” và tiếng pô xe kêu lớn, Hưng sợ bị chặn lấy xe nên chở Hậu bỏ chạy. Lúc này, xe CSGT gồm hai người rượt đuổi theo xe của Hậu đến ngã tư Tân Thiềng (xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách). Trong lúc bị CSGT rượt đuổi, Hậu bị bắn liên tục hai phát súng, trong đó có một phát bắn trúng lưng và một phát không trúng.

“Sau khi em bị trúng đạn, xe em bị ngã xuống lộ, lúc này có hai CSGT rượt đuổi tới, vì sợ quá em giơ hai tay lên đầu hàng. CSGT sau đó lại tiếp tục bắn vào cổ em khiến em gục xuống đất…” - Hậu nói.

Hậu sau đó được người dân đưa đến trạm y tế xã gần đó băng bó vết thương, ngay trong đêm nạn nhân được đưa đến BV đa khoa Chợ Lách.

Tiếp đó Hậu được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre). Sau khoảng một tuần điều trị tại bệnh viện, bệnh nhân đã xuất viện về nhà.

Theo giấy ra viện do bệnh viện này cung cấp, Hậu đã điều trị vết thương hở ở cổ. Phương pháp điều trị là mở rộng vết thương lấy dị vật, khâu vết thương.

Nam thanh nien to bi CSGT ban gay thuong tich hinh anh 1
Em Hậu sau khi xuất viện về nhà, vết thương vẫn còn sẹo ở vùng lưng và cổ. Em bị trúng đạn ở vùng lưng và cổ lúc nhập bệnh viện cấp cứu. Ảnh do gia đình nạn nhân cung cấp.

Công an tỉnh đã tiếp nhận sự việc

Trao đổi với phóng viên, ông Trương Văn Vũ (dượng của Hậu) bức xúc rằng từ ngày xảy ra sự việc đến nay, gia đình ông không nhận được thông tin gì từ phía CSGT công an huyện.

Ông Vũ cho rằng trong vụ việc này, nếu Hậu có vi phạm giao thông thì CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ, xử phạt vi phạm hành chính chứ không thể bắn đạn cao su vào người như vậy.

Ông Vũ cho biết mẹ của Hậu ít học, không biết chữ nên đã ủy quyền cho ông đòi lại công bằng cho Hậu. Vẫn theo ông Vũ, gia đình đã làm đơn tố cáo vụ việc của CSGT Công an huyện Chợ Lách, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các CSGT đã bắn cháu mình.

"Chúng tôi đã gửi đơn từ ngày 8/10, đến nay hơn nửa tháng nhưng không nhận được sự phản hồi nào từ phía cơ quan chức năng" - ông Vũ nói.

Ngày 24/10, trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Bến Tre, xác nhận có vụ việc trên xảy ra. Chúng tôi đặt ra một số câu hỏi: Tình tiết vụ việc xảy ra như thế nào? Đương sự có chống đối CSGT hay không? CSGT nổ súng trong trường hợp này có đúng quy định pháp luật hay không?… Trung tá Tùng cho rằng vụ việc đang trong quá trình điều tra, cần xác minh thêm nên chưa thể trả lời.

Cũng theo trung tá Tùng, phía Công an huyện Chợ Lách đã có báo cáo sơ bộ vụ việc. Công an tỉnh đã tiếp nhận đơn của gia đình Hậu và đã chuyển cho Thanh tra công an tỉnh tiếp nhận, đề xuất xử lý.




Đánh, bắn người dân bị thương, công an Hà Tĩnh còn vu vạ ngược lại

Công An thị xã Kỳ Anh đến giải vây cho đồng đội đánh người. (Hình: Thanh Niên)

HÀ TĨNH, Việt Nam (NV) – Lãnh đạo Công An thị xã Kỳ Anh khẳng định công an nổ súng để giải vây cho hai cán bộ bị côn đồ tấn công. Tuy nhiên, một thanh niên bị thương khẳng định mình bị công an dùng súng bắn bị thương ở chân.

Sự việc xảy ra vào khoảng 10 giờ 30 phút tối ngày 20 Tháng Chín, 2019, tại quán karaoke Quy Quy ở phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) giữa hai nhóm thanh niên, trong đó một nhóm là công an thị xã Kỳ Anh. 

Theo báo Hà Tĩnh: “Khi đó, Trung Úy Nguyễn Trường Giang, cán bộ Đội Điều Tra Tội Phạm Về Trật Tự Xã Hội và Thượng Sĩ Nguyễn Văn Sơn, cán bộ Đội Tổng Hợp, cùng nhóm bạn đang hát karaoke thì bị 20 người ập vào tấn công. Nhận tin báo, Công An thị xã Kỳ Anh điều hàng chục cán bộ tới quán karaoke, nổ súng cảnh cáo để giải vây cho đồng nghiệp. Đến lúc này, nhóm đối thủ mới chịu dừng lại và rời khỏi hiện trường. Hậu quả, hai cán bộ công an và một thanh niên bị thương phải nhập viện điều trị.”

Nói với Thanh Niên, Thượng Tá Ngô Đức Ninh, trưởng Công An thị xã Kỳ Anh, cho rằng “sự việc xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, không liên quan đến hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.” Theo ông Ninh, một thanh niên trong nhóm côn đồ đuổi đánh hai cán bộ của đơn vị “bị té ngã nên bị thương ở vùng mặt.”

Anh NNH nói rằng vết thương tại chân do súng bắn.(Hình: Tiền Phong)

“Sáng ngày 21 Tháng Chín, đơn vị đã triệu tập một số người trong nhóm thanh niên vây đánh hai cán bộ bị thương phải nhập viện điều trị để điều tra làm rõ,” ông Ninh cho biết.

Tuy nhiên, báo Tiền Phong dẫn lời kể của anh NNH (34 tuổi, trú tại thị xã Kỳ Anh), người trong nhóm thanh niên xô xát với hai cán bộ công an, cho biết khi anh và mọi người đến quán hát karaoke thì nghe mọi người hô hoán đánh nhau.

“Khi tôi chạy ra đã thấy em trai bị đánh nên lao đến can ngăn thì liền bị nhiều người đánh ngất tại chỗ và nghe tiếng súng nổ. Hiện trên người tôi có vết súng bắn tại chân và vùng mặt bị chấn thương,” anh NNH nói.

Lãnh đạo Khoa Mắt Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Hà Tĩnh, xác nhận “bệnh nhân NNH nhập viện khi được băng bó tại chân và phía vùng mắt.” (Tr.N)

Đại úy Công an nổ 5 phát súng giải tán điểm đá gà, 3 người bị thương

Đại úy Công an ở Tiền Giang nổ 5 phát súng tại tụ điểm đá gà làm 3 người bị thương. 

TP Mỹ Tho (Tiền Giang) hôm nay cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đang điều tra làm rõ vụ cảnh sát nổ súnglàm 3 người có mặt tại tụ điểm đá gà bị thương.

Đại úy Công an nổ 5 phát súng giải tán điểm đá gà, 3 người bị thương
Khu vực xảy ra vụ việc

Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h45 sáng nay, qua nguồn tin, lực lượng Công an TP Mỹ Tho phát hiện một nhóm khoảng 20 người tụ tập đá gà tại khu đất trống ở ấp Mỹ Thạnh, xã Mỹ Phong.

Công an TP Mỹ Tho cử 2 cán bộ thuộc Đội Cảnh sát hình sự gồm: Thiếu tá Nguyễn Văn Dư, Đại úy Lê Trần Duy Hữu Hạnh phối hợp với Công an xã Mỹ Phong đến hiện trường.

Khi thấy lực lượng công an, nhóm người tụ tập đá gà bỏ chạy tán loạn.

Thiếu tá Dư giữ lại được 1 đối tượng thì bị khoảng 6 người áp sát có biểu hiện tấn công lực lượng làm nhiệm vụ.

Lúc này, Đại úy Hạnh vừa chạy đến vừa nổ súng để can ngăn, giải cứu Thiếu tá Dư. Các đối tượng bỏ chạy để lại một số vật dụng tổ chức đá gà và 4 chiếc xe máy.

Sau đó, người dân phát hiện có người bị thương nên ập vào dùng hung khí đánh Thiếu tá Dư. Vụ việc được can ngăn và báo Công an TP Mỹ Tho đến xử lý.

3 người bị thương gồm: Nguyễn Văn Liên (37 tuổi), bị thương ở vùng cổ được đưa vào BV Đa khoa Trung tâm tỉnh, sau đó chuyển lên BV Chợ Rẫy (TP.HCM); Đồng Quốc Trí (44 tuổi) bị thương ở ngón tay phải; Nguyễn Văn Của (41 tuổi) bị thương ở khớp gối trái.

Theo điều tra ban đầu, Đại úy Hạnh là người nổ 5 phát súng. Ban Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang đã giao vụ việc cho Văn phòng Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh điều tra theo tinh thần cán bộ thực hiện công vụ sai phạm tới đâu xử lý đến đó.

Và nhiều vụ công an giết người từ Bắc đến Nam không bị pháp luật trừng trị nên không kể hết


Vụ Lê Đình Kình: TBT Trọng trực tiếp ra lệnh, chế độ CSVN dã man nhất trong lịch sử dân tộc VN hèn nhát mới chấp nhận nỗi

Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành

Hình của tác giả chụp
Image captionHình của tác giả chụp

Hôm mồng 4 Tết, tức 28/1/2020, tôi và một người em đã đến được thôn Hoành, Đồng Tâm. Làng nhỏ tí xíu mà có cái trụ sở ủy ban to đùng, khang trang ở giữa những dãy nhà rất khiêm tốn ấy. Đây là nơi có cơn bão kinh hoàng vừa đi qua.

Đại hội 13 Đảng CSVN và đường lên đỉnh cao quyền lực

Đồng Tâm: "Đã thực sự nhộn nhịp không khí Tết"?

Chúng tôi không rành đường nên phải cài chỉ dẫn, khi còn cách thôn Hoành khoảng hai km, xe dừng lại hỏi đường, một người phụ nữ tỏ vẻ rất cẩn thận, chị hỏi lại chúng tôi là ai, tôi nói người dưng tìm đến thắp nén nhang cho cụ Kình thôi.

Chị dặn: Vẫn còn công an chìm canh trong đấy, nếu họ có hỏi thì cứ nói người nhà của cụ.

Thế rồi đến cái cổng làng, nơi có người ghi lại cảnh các chiến sĩ cơ động sau khi đưa lí thuyết được học ở trường vào thực hành tại thôn Hoành thì họ đã nằm la liệt ở đây vì quá mệt mỏi, qua một đêm chiến đấu với dân cày.

Nhà cụ Kình chỉ cách cổng làng khoảng 50m. Hai chị em tôi đưa xe đi hết dọc cái làng nhỏ xíu ấy rồi mới quay lại. Làng chìm trong yên ắng, cờ treo thấp thoáng, không nhức mắt băng rôn, khẩu hiệu như bao nơi khác.

Cái cổng làng đã từng chứng kiến bao đau thương của người dân đây, nhất là rạng ngày 9/1/2020 vừa qua, nhưng nó vẫn phải mang vác một băng rôn "Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước Đổi mới".

Ấy thế mà tờ báo nào nói Đồng Tâm đã vui tươi trở lại, đón Tết rộn ràng, náo nức nhỉ?

Tôi nhìn thấy một bà cụ đang lom khom nhặt nhạnh cái gì đó trước cửa nhà, tôi nhận ra đó chính là bà cụ Thành, vợ của cụ Lê Đình Kình.

Tôi bước vào một mình, đập vào mắt tôi là một mái che tuềnh toàng và một bếp lửa ở giữa sân cùng mấy cái ghế nhựa lổng chổng. Bên trong, gian ngoài là ban thờ cụ Kình cũng rất xuềnh xoàng, ám khói, lỗ chỗ những vết đạn... Tôi thắp nén nhang cho cụ, nhìn tấm ảnh thờ mà lòng tôi đau thắt, mắt ứa lệ... nấc lên nghẹn ngào mà không thể nói thành lời...

Bước vào bên trong, là phòng ngủ của cụ bà và cụ ông. Kín mít, nhỏ hẹp, không có cửa sổ thông khí. Cụ Thành kể: "Hôm người ta xộc vào nhà, tôi ngủ bên này, ông cụ nhà tôi ngủ bên kia. Họ đứng ngoài cửa xịt hơi cay, khí ngạt gì đó. Tôi ho sặc sụa và ông cụ nhà tôi thì mệt không thở được. Tôi chạy ra lấy khăn mặt dấp nước cho ông ấy bịt mũi, bịt miệng cho dễ thở... thì họ phá được cửa, xông vào, khoá tay tôi lôi đi còn ông cụ, tôi không biết người ta đã làm gì ông ấy... Các con tụ về để bảo vệ bố nhưng khi hơi cay, khói bụi mù mịt, không thở được cũng trở nên náo loạn. Rồi tôi nghe tiếng súng đạn nổ chí chéo, đùng đoàng từ ngoài vào trong, từ trên sân thượng xuống dưới nhà. Cả nhà tôi hoảng loạn... không còn biết là cái gì xảy ra nữa...(cụ khóc)...

"Nhà cửa, tất cả đều bị lục tung, bản đồ đất đồng Sênh dán trên tường bị xé đốt hết. Người ta bê mất cái hòm gỗ có để bản đồ, hồ sơ giấy tờ gốc về đất đai có từ xa xưa, cho đến đời ông Đỗ Mười ký lấy hết rồi bác ạ."

Tôi nói: "Sao biết họ rục rịch tấn công vào làng mà chẳng cất giấu đi nơi khác cho an toàn?"

"Có ai ngờ được đâu. Ông cụ nhà tôi tin vào ông Trọng chống tham nhũng lắm. Ông ấy tin ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ Đảng tuyệt đối. Ai ngờ đâu được bác ơi!"

Hình của tác giả chụp
Image captionHình của tác giả chụp

Tôi hỏi tiếp: "Ngoài bê mất hòm tài liệu đất đai, họ còn lấy đi cái gì nữa không?" Cụ trả lời: "Nó lấy mất chiếc ô tô trả góp của vợ Uy, bê mất hai két sắt của nhà Công và nhà Chức."

Tôi hỏi tiếp: "Nghe người ta nói rằng hôm ấy có 20 thằng nghiện được cụ Kình nuôi trong nhà đã chống người thi hành công vụ ghê lắm cơ mà cụ?"

Cụ Thành bảo: "Làm gì có thằng nghiện nào. Nhà tôi ăn còn chả đủ, làm gì có tiền nuôi ai? Ông nhà tôi mua một xuất bánh cuốn ăn sáng còn phải xẻ, nhường cho tôi một nửa, bảo tôi ăn để còn uống thuốc... "

Tôi hỏi tiếp: "Thế hôm ấy, mấy anh công an đã chết như thế nào, cụ và gia đình có biết không? Có phải mấy anh em nhà mình ném bom xăng xuống cái giếng trời làm họ bị chết cháy không?"

Một số người vào, cùng nói:

"Cả làng không ai nhìn thấy, không ai biết họ chết thế nào, không ai biết họ chết lúc nào, khi nào, sau này chỉ nghe công an nói... (mấy người quả quyết)...

Tôi hỏi tiếp: "Vậy, vì sao mấy anh em, chú cháu lại nhận là ném bom xăng xuống giếng trời đốt cháy họ?"

Cụ Thành và mấy người nói: "Chắc bị họ đánh đau quá, bắt phải nhận thôi."

Tôi hỏi tiếp: "Thế cho tới nay, gia đình đã biết tin anh Chức thế nào không?" Tất cả đều lắc đầu, trả lời "Không".

"Sức khoẻ của cụ bà và cháu bé 3 tháng tuổi giờ ra sao?" Cụ Thành nói: "Tôi cứ bị ho suốt từ hôm đó đến nay, tối đến đóng cửa đi ngủ, cái mùi thuốc súng, hơi cay, khói ám cứ gây gây kinh lắm. Còn cháu bé thì đang bị viêm phổi."

Tôi lặng đi, nghĩ "viêm phổi với một cháu bé hơn ba tháng tuổi mà không được đi viện thì vô cùng nguy hiểm".

Tôi chỉ biết vỗ về, động viên gia đình mấy câu, rút chiếc khăn đang quàng trên cổ, tôi quàng cho cụ bà và dặn: "Phải đưa cháu bé đi bệnh viện, có gì khó khăn cứ điện cho cháu, cháu sẽ giúp đỡ" rồi vội vã xin phép ra về.

Thú thật lúc xe chạy gần đến xã Đồng Tâm, tim tôi đã đập hồi hộp. Đến làng Hoành tim tôi như ngưng lại. Bước vào ngôi nhà đầy "huyền thoại", tim tôi như vỡ nát.

Thời gian có rất ít bên người thân của cụ Kình nên tôi chỉ hỏi được chừng ấy câu, vừa hỏi vừa đi xem hiện trường và chụp lại những "chiến tích" mà các chiến sĩ cảnh sát cơ động của để lại trong khắp căn nhà ụp thụp, nhằm giải mã cho những gì mà truyền thông của nhà nước công bố trên toàn quốc về "cuộc bố ráp, trấn áp băng nhóm tội phạm khủng bố ở Đồng Tâm" khiến hàng triệu người nghe thông tin một chiều mà thương vay, khóc mướn, thoá mạ, chà đạp lên những người dân yếm thế, vô tội nơi đây.

Người em đi cùng tôi thì phải ở bên ngoài cảnh giới. Hú vía.

Hai chị em cùng đi thắp nén nhang cho người quá cố oan uổng mà cũng đâu có được an tâm, người ở ngoài, người vào trong, cứ thấp tha thấp thỏm. Trên 100 km khứ hồi, về đến nhà rồi mới thấy hoàn hồn.

Hi vọng một ngày nào đó, Đồng Tâm phải được làm sáng tỏ, trả lại công bằng cho người đã nằm xuống và cả những người đang còn sống.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, là nhà giáo, người viết văn đang sống tại Hà Nội.

Việt Nam: Nếu xử lý không khéo sẽ có nhiều Đồng Tâm khác

Đồng TâmBản quyền hình ảnhOTHER
Image captionQuang cảnh ngôi nhà ông Lê Đình Kình chụp hôm 28/01/2020, gần ba tuần sau vụ tập kích và bố ráp 09/01, nhìn từ phía mặt đường trong thôn Hoành, xã Đồng Tâm

Vụ việc xảy ra với xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một điều đáng tiếc, nhưng nếu xử lý không khéo thì sẽ có các Đồng Tâm khác, theo Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp là nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam hiện đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) ở Singapore.

Hôm 29/01/2020, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp đưa ra nhận xét bao trùm của ông với BBC News Tiếng Việt về vụ việc Đồng Tâm nói riêng và tranh chấp đất đai ở Việt Nam nói chung, rằng việc lựa chọn sử dụng bạo lực có thể cho thấy trình độ chưa cao và thậm chí là sự 'thất thế' trong xử lý của chính quyền.

Ông Hiệp nhận định rằng nếu tiếp tục lựa chọn mô hình, cách thức xử lý như những gì xảy ra trong vụ bố ráp, tập kích hôm 09/01 ở Đồng Tâm, uy tín và tính chính danh của nhà nước và đảng cầm quyền sẽ chịu hệ lụy 'nặng nề' và có thể ảnh hưởng đến việc cầm quyền của đảng Cộng sản trong tương lai.

"Trong thời gian qua, vụ việc đã gây ra những tranh luận, những ý kiến trái chiều về cách ứng xử của chính quyền đối với tranh chấp, cũng như đối với cách mà người dân ở Đồng Tâm đã phản ứng với các quyết định của chính quyền.'' Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nói.

Đồng Tâm: Vì sao chúng tôi gửi thư cho 'Tam trụ' Việt Nam?

Đồng Tâm: "Đã thực sự nhộn nhịp không khí Tết"?

Bàn Tròn: EVFTA sẽ thông qua, khi Đồng Tâm còn nóng?

Việt Nam: 'Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách'

"Bản thân tôi không có đầy đủ thông tin, tuy nhiên tôi cho rằng mấu chốt của vấn đề là nhìn nhận về quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất ở khu vực này do những biến động về lịch sử cho nên dẫn tới những đánh giá, những nhìn nhận khác nhau về quyền sử dụng đất.''

"Điều đáng tiếc là đã xảy ra bạo lực và dẫn tới chết người. Dẫu sao, cho tới lúc này tình hình đã lắng xuống. Tôi cho rằng, đây là một bài học cho cả hai bên, về phía chính quyền, cũng như là từ phía người dân, để làm sao có thể có được phương cách đối thoại, cũng như là xử lý các tranh chấp hòa bình hơn.''

"Từ phía người dân, chúng ta cũng phải nhận định rằng là chính quyền thường có những lý do hay những phương tiện, hay chứng cứ để ủng hộ cho quyết định của mình. Và nếu người dân sử dụng các biện pháp bạo lực, thì họ là bên thiệt thòi hơn.''

Đồng TâmBản quyền hình ảnhOTHER/VTC
Image captionThứ trưởng Bộ Công An, Tướng Lương Tam Quang (đứng), thông báo về vụ việc Đồng Tâm trong một cuộc họp giao ban báo chí của chính quyền tuần thứ hai của tháng 01/2020

"Còn trong khi đấy, bên chính quyền cũng nên nhìn nhận rằng tranh chấp đất đai là một vấn đề nhức nhối và có thể bùng phát liên những điểm nóng gây bất ổn cho chính trị, xã hội.''

"Trong thời gian qua, chúng ta đã nhìn thấy nhiều sự kiện như là ở Tiên Lãng, rồi ở Văn Giang v.v... và bây giờ là vấn đề ở Đồng Tâm. Nếu như mà chính quyền không có cách xử lý khéo léo, thì sẽ có những vụ Đồng Tâm khác xảy ra và nó sẽ trở thành một gánh nặng đối với uy tín và tính chính danh của chính quyền trong thời gian tới."

Uy tín, tính chính danh bị ảnh hưởng?

Khi được hỏi tính chính danh và uy tín của chính quyền có thể bị ảnh hưởng cụ thể ra sao, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp giải thích:

Phản hồi bài phê phán nhóm Đồng Thuận của Lê Văn Bảy

Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác 'giết người'?

Chuyên mục Đồng Tâm trên BBC News Tiếng Việt

"Tranh chấp ở Đồng Tâm nói riêng, cũng như các tranh chấp đất đai khác nói chung, chúng ta thấy có hai bên tham gia. Ở đây một bên là người dân và một bên là chính quyền.''

"Và một khi mà chính quyền bất lực, họ không có biện pháp nào khác để xử lý các cuộc tranh chấp này mà phải xử dụng đến bạo lực, thì ở một mức độ nào đấy cho thấy sự yếu kém của chính quyền.''

"Nếu như bạo lực tiếp tục được áp dụng trong các cuộc tranh chấp khác, thì nó sẽ làm cho uy tín của chính quyền phải giảm sút và nó có thể đồng thời kích động phản kháng của người dân.''

"Tôi cho rằng đấy là một mối đe dọa lớn đối với uy tín của đảng Cộng sản Việt Nam trong dài hạn, mà nếu họ không thể hóa giải được, thì nó có thể sẽ có những hệ lụy nhất định đối với vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong tương lai."

GS Tương Lai: 'Tập kích Đồng Tâm là thiếu sáng suốt'

Vụ việc Đồng Tâm là một tranh chấp kéo dài, giữa một bên là người dân địa phương, liên quan tới một mảnh đất rộng 49ha ở khu vực Đồng Sênh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức trước đây thuộc tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội.

Diễn biến vụ bố ráp và đột kích đêm 08/01, rạng sáng ngày 09/01/2020 xảy ra trong lúc nhiều người dân ở xã Đồng Tâm, trong đó nòng cốt là một số công dân trong một nhóm tự đặt tên là tổ 'Đồng Thuận' do ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, lãnh đạo, tiếp tục khiếu nại và chưa đồng tình với quan điểm của nhà nước, chính quyền và kể cả của thanh tra chính phủ.

Vụ việc đã làm ông Lê Đình Kình, một đảng viên lão thành với 58 năm tuổi đảng, cựu lãnh đạo đảng và chính quyền ở địa phương, bị thiệt mạng và ba sỹ quan cảnh sát bị chết.

Sau vụ việc, chính quyền và công an đã bắt giữ khoảng ba chục công dân ở xã Đồng Tâm, tiến hành khởi tố vụ án và khởi tố bị can với cáo buộc những người bị bắt đã chống đối đường lối của đảng, nhà nước và chính quyền, có các hành vi bạo lực, kích động bạo lực, chống đối người thi hành công vụ và nhận tiền, thực hiện chỉ đạo của các tổ chức, cá nhân bị nhà nước Việt Nam liệt vào thành phần phản động hoặc khủng bố.

Vì sao chúng tôi đòi điều tra cái chết của cụ Kình?

Báo chí và truyền thông chính thống của nhà nước đưa tin cho rằng Đồng Tâm đã ổn định trở lại và đã có không khí đón Tết 'nhộn nhịp', tuy nhiên các nguồn tin từ giới luật sư và nhà hoạt động, cũng như người dân tại Đồng Tâm cho BBC News Tiếng Việt hay đó là 'tuyên truyền' của phía nhà nước và chính quyền.

"Toàn xã Đồng Tâm chìm trong đau thương, hoảng loạn và lo sợ là có thể có thêm các vụ bắt giữ, hiện đã có tới ba chục người bị bắt, có gia đình có con còn rất nhỏ, như đang bú, nhưng mẹ và cả cha đều bị bắt, hiện phải gửi ông bà chăm nuôi," một ý kiến từ người dân tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm nói với BBC hôm 29/01.

"Không khí rất sợ hãi, có công an mặc thường phục và an ninh hiện diện trong xã, và nhiều gia đình sợ rằng người thân của họ sẽ bị bắt thêm trong đợt bắt giữ sau khi chính quyền ăn tết xong," vẫn ý kiến này nói với BBC hôm thứ Tư.''

Huyệt mộ mang tên Niềm Tin

< A >
Vũ Đông Hà (Danlambao) - Vợ ông Lê Đình Kình kể: "Ông cụ nhà tôi tin vào ông Trọng chống tham nhũng lắm! Ông ấy tin ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ đảng tuyệt đối..." Niềm tin đó đã được đảng "đền đáp" bằng những viên đạn lạnh lùng nhắm thẳng đồng chí mà bắn. 3 tên té giếng tham gia cuộc tấn công Đồng Tâm, dẫn đến cái chết bi thảm của ông Kình, được chính Nguyễn Phú Trọng trao huân chương hạng nhất.

"Đồng chí" Kình, 84 tuổi đời 60 tuổi đảng. Xem như là người đã dâng gần hết cuộc đời từ lúc trưởng thành đến lúc chết cho đảng. Trong 60 năm đi-theo-đảng ông đã cống hiến, góp phần bao nhiêu cho tập đoàn bán nước hại dân mà ông là thành viên? Chỉ có ông mới biết được "công sức" và "thành quả đóng góp cho cách mạng" của ông. Nhưng chắc chắn một điều: Ông không xem đảng cộng sản là tập đoàn hèn với giặc, ác với dân - là thủ phạm của mọi tai ương đến với dân tộc. Trước khi chết ông vẫn ủng hộ đảng, ủng hộ tên chúa đảng tuyệt đối. Ông là một phần tử của tập đoàn tội ác trong hơn nửa thế kỷ. 

Từ một đảng viên lãnh đạo xã như ông Lê Đình Kình, nhìn sang những lãnh đạo cộng sản cao cấp hơn ông rất nhiều như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh bị cho vào tù hay Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang chết vì bệnh "hiếm", bệnh "lạ"... tất cả đều giống nhau trong phiên bản đồng-rận-giết-đồng-chí vì sự nghiệp tranh quyền-tranh tiền-tranh đất. Tất cả những đồng chí bị đồng rận cho lên bờ xuống ruộng, lên voi xuống chó này, khi ở vào giây phút đụng đáy cuộc đời vẫn tuyệt đối tin vào đảng, tin vào đảng chúa. 

Không riêng gì ông Lê Đình Kình mà còn rất nhiều người - đảng viên và ngay cả không là đảng viên cộng sản - vẫn có niềm tin "son sắt", đến chết vẫn còn nhất định tiến bước trên con đường đi-theo-đảng. Chính vì những niềm tin lú lẫn này đã giúp cho đảng cộng sản tồn tại. Chính vì những kiểu tin ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ đảng tuyệt đối nên tên trùm đảng cướp mới huênh hoang và tự kỷ ám thị để cuồng tin rằng: “Hiếm có dân tộc nào trên thế giới khi nói đến đảng cầm quyền, nhân dân lại dành cho một sự trân trọng, tự hào, yêu thương như dân tộc Việt Nam đối với đảng cộng sản Việt Nam”

Nếu trong cuộc tổng tấn công Đồng Tâm với 3000 côn an côn đồ vũ khí tận răng mà lại có chuyện oái oăm 3 "chiến sĩ té giếng hy sinh" thì niềm tin của ông Kình cũng đắng cay theo kiểu "niềm tin té giếng". Liệu ở suối vàng ông có thấy đau vì cú té niềm tin này hay ông vẫn tuyệt đối tin vào đảng và tin luôn lời đảng rêu rao cho cả nước: Khi chết tên Lê Đình Kình trên tay vẫn còn cầm lựu đạn!? 

Nếu nghĩ rằng bài học "niềm tin té giếng" của ông Kình là quá đủ để cho người ta hết đui mù sau nhiều năm tháng "đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng" đến chói lòa con ngươi thì chưa chắc. Bài học bi đát và chua cay của ông Kình không phải là bài học đầu tiên. Đã có quá nhiều tấm gương để người ta sáng mắt thật sự từ ngày Minh râu bịt mặt che râu đi xem thuộc hạ giết chết ân nhân Cát Hanh Long cho đến bây giờ. Thế nhưng vẫn còn đó những Lê Đình Kình cho đến chết vẫn một lòng một dạ trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào "đảng ta". 

Chúng ta lên án, chống lại hành vi cướp đất, tấn công, bắt dân và giết người của đám cường hào ác bá cộng sản. Chúng ta đồng lòng, đồng hành, hỗ trợ người dân Đồng Tâm và thương cảm cho cái chết bi thảm của cụ già 84 tuổi Lê Đình Kình vì cuối cùng và trên hết ông là vẫn là một con người, là đồng bào, là nạn nhân của chế độ bạo tàn giống như mọi người dân Việt Nam khác đang bị chế độ cai trị và áp bức. Nhưng không thể bỏ qua mà phải nhắc đến một điều vì điều đó ảnh hưởng đến sự tồn tại của đảng độc tài và công cuộc tranh đấu xoá bỏ độc tài của dân tộc - đó là không thể đồng ý, đồng thuận hay tôn vinh một người mà cho đến chết vẫn còn tin tưởng tuyệt đối vào tên đầu đàn và đảng cướp của nó. 

*

60 năm trước. Người thanh niên Lê Đình Kình xách búa, cầm liềm và mang cuốc xẻng đào đất Việt Nam. Hố đất sâu dần theo năm tháng với người đảng viên cộng sản Lê Đình Kình mải mê trong đó. Hố đất có tên gọi Niềm Tin. Hố đất Niềm Tin. Niềm tin cộng sản. 

60 năm sau, các đồng chí của Lê Đình Kình đã dùng đống đất do chính Lê Đình Kình vun lên để phủ lấp cái hố mà bây giờ đã mang tên khác: Huyệt mộ Đồng Tâm. Trên huyệt mộ đó, các đồng chí của Lê Đình Kình cắm một tấm bảng. Không phải là bảng viết tên đồng chí Lê Đình Kình, khắc ghi công trạng đảng viên Lê Đình Kình. Tấm bảng đó có hàng chữ: Viettel - Đất Quốc Phòng

Làm màu mỡ cho mảnh đất đó là thịt xương của một người 60 năm góp vốn cuộc đời cho đảng, với niềm tin tuyệt đối vào đảng.

30.01.2020


Từ Lê Đình Kình đến bà Nguyễn Thị Năm

< A >
Phạm Trần (Danlambao) - Máu Đồng Tâm đêm ngày 09/01/2020 đã lôi ra ánh sáng bản chất gian dối, buộc sợ hãi vào người dân của một nhà nước chỉ muốn được sùng bái không khác gì thời của thảm kịch Cải cách Ruộng đất 1953-1956.

Gian dối Đồng Tâm do báo, đài Công an chủ đạo bịa đặt tất cả, từ bị tấn công nên phải phản công để bảo vệ lực lượng, bảo vệ chính quyền nhân dân nhưng thực chất là tiêu diệt Cụ Lê Đình Kình, người lãnh đạo công cuộc chống tham nhũng, cường quyền để bảo vệ 59 mẫu đất nông nghiệp của dân.

Cụ Kình, 84 tuổi, 58 tuổi đảng, không còn đi đứng bình thường sau lần bị Công an đánh gẫy chân năm 2017, nhưng được dân làng tín nhiệm và kính trọng. Hương linh cụ đã bị bôi nhọ sau khi bị hành quyết dã man bằng 4 phát đạn ngay tại nhà. Thủ phạm Công an không nói một câu về cái chết của cụ Kình, nhưng lại bịa chuyện phản khoa học rằng khi chết trên tay cụ vẫn còn cầm quả lựu đạn.

Công an cũng lờ đi không giải thích tại sao lại tự động mổ bụng cụ Kình để làm gì, và ai đã cho phép làm chuyện bất nhân này?

Công an còn bịa đặt không hổ thẹn rằng: "Cơ quan điều tra thu giữ được các tài liệu chứng minh rằng, ông Lê Đình Kình giữ vai trò “đầu tàu”, tập hợp những người khác, trong đó có các thành phần bất hảo, nghiện ngập tụ tập về Đồng Tâm, phân chia ra các bè mảng để “thề ăn đủ”! Số này đã kêu gọi việc đóng góp từ nhiều nơi, trong đó có nguồn tài trợ từ tổ chức phản động hải ngoại, biến việc đòi đất ở Đồng Tâm thành cái cớ để gây sức ép với chính quyền, chống phá Nhà nước." (theo báo Công an Nhân dân (CAND), ngày 10/01/2020)

Vậy bằng chứng đâu mà đến nay chưa dám trưng ra?

Báo này viết tiếp với giọng lưỡi Hổ mang rằng: "Có chống phá là có tiền từ bên ngoài rót về, vì thế những đối tượng này đã kiếm sống bằng nguồn tiền phi pháp dựa trên vỏ bọc khiếu kiện đất đai. Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, chỉ vì động cơ vụ lợi thấp hèn, kiếm những đồng tiền nhơ bẩn mà chà đạp lên pháp lý, đạo lý, biến mình thành con rối trong tay kẻ địch để phản dân, hại nước. Do đó, chúng ta không thể gọi từ nhân dân Đồng Tâm nói chung mà phải tách biệt nhân dân với những kẻ phạm tội, gây tội ác. Mượn cớ đòi đất để gây sức ép với chính quyền, rồi thực hiện các hành vi phạm tội, đặc biệt là gây trọng tội giết người là hành vi đặc biệt nguy hiểm. Không thể bao biện, không thể ngụy trang dưới hình thức đòi đất, khiếu kiện để gây tội ác như vậy. Nhẫn tâm ra tay với cán bộ, với công an, cái đó phải thấy rõ để lên án và nghiêm trị trước luật pháp.”

Nhưng ai giết ai? Công an nói cả 3 Công an chết vì cùng “rơi xuống hố kỹ thuật”sâu 4 mét, hay còn gọi là “giếng trời” giữa hai căn nhà, nên cạnh nhà cụ Kình, rồi bị con cháu cụ Kình đổ xăng xuống, ném bom xăng đốt chết. Thế nhưng tại sao các bức tường của cái hố này lại không có vết cháy và khói đen bám vào? Xác cháy đen đâu?

Đã có nghi vấn cả 3 chết vì đạn cháy đeo theo người phát nổ, hoặc trúng đạn phe mình.

Tại sao công an chết?

Nên nhớ, kể từ khi lối 3,000 Công an và Quân đội đột phá Thôn Hoành, chưa có cuộc điều tra công khai, minh bạch và độc lập nào của Báo chí nước ngoài, của các Tòa Đại sứ nước ngoài, hoặc các Cơ quan Quốc tế có Đại diện ở Hà Nội về biến cố Đồng Tâm.

Về cái chết của 3 Công an, Facbooker Lã Minh Luận tiết lộ trong bài viết “Tôi đã đến được thôn Hoành, xã Đồng Tâm, ngày, 28-1-2020, trong cuộc đối thoại với Cụ bà Dư Thị Thành (quả phụ Lê Đình Kình):

“Tôi hỏi tiếp: “Thế hôm ấy, mấy anh công an đã chết như thế nào, cụ và gia đình có biết không? Có phải mấy anh em nhà mình ném bom xăng xuống cái giếng trời làm họ bị chết cháy không?” Cụ Thành lại vật ra kêu giời ơi…!

Đúng lúc ấy, mấy người hàng xóm và hai người con gái của cụ Thành bước vào, mọi người đồng thanh đáp: “Cả làng không ai nhìn thấy, không ai biết họ chết thế nào, không ai biết họ chết lúc nào, khi nào, sau này chỉ nghe công an nói…” (mấy người quả quyết)…

Tôi hỏi tiếp: “Vậy, vì sao mấy anh em, chú cháu lại nhận là ném bom xăng xuống giếng trời đốt cháy họ?” Cụ Thành và mấy người nói: “Cũng chả biết, chắc họ đánh đau quá, bắt phải nhận thôi, chứ thằng Uy vừa ló mặt ra sân thượng đã bị người ta bắn gãy tay, còn thả chó ra đuổi cắn… thì ai có thể chạy sang tận sân nhà bên để ném bom xăng…?”

Vậy mà báo Công an Nhân dân ngày 10/01 (2020) đã cảng cổ ra vu khống rằng: "Chúng ta thấy rõ tính chất hung hãn, mất nhân tính, giết hại cán bộ của những đối tượng chống đối, các đối tượng phải trả giá cho hành vi tội ác của mình và dư luận cần nhận diện rõ điều đó để lên án, không thể ngụy biện với bất cứ lý do gì.” 

Nhớ về bà Nguyễn Thị Năm

Lời cáo buộc “ngậm máu phun người” của Công an trong vụ thảm sát cụ Lê Đình Kình đã nhắc ta nhớ về vụ án bà Cát Hanh Long (tên hiệu buôn của Bà ở Hải Phòng), tức Nguyễn Thị Năm, trong giai đoạn đầu gọi là “tiêu diệt địa chủ cường hào ác bá” ở Thái Nguyên (miền Bắc Việt Nam) giữa năm 1953, trước khi phong trào Cải cách ruộng đất lan rộng đến năm 1956.

Trước tháng 8/1945 thì: "Bà Năm đã ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng tiền Đông Dương (giá trị bằng 700 lượng vàng) không kể vải vóc, lương thực. Tại “Tuần lễ vàng” ở Hải Phòng theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 9/1945, bà Năm cũng đã ủng hộ 100 lạng vàng nữa. Bà được cử làm Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên ba năm liền. Các ngôi biệt thự của bà ở Hà Nội, Hải Phòng, ở đồn điền Đồng Bẩm đều là nơi qua lại, ăn ở, địa điểm liên lạc của cán bộ Việt Minh cao cấp. Hai con trai bà là Nguyễn Văn Hanh, Nguyễn Văn Cát đều theo Việt Minh đi bộ đội. Nguyễn Hanh từng tháp tùng đoàn đại biểu Chính phủ do các ông Nguyễn Lương Bằng, Trần Huy Liệu, Cù Huy Cận... vào Huế nhận ấn kiếm khi vua Bảo Đại thoái vị.” (theo Tạp chí Luật sư Việt Nam, 18/9/2017) 

Tài liệu khác còn cho biết Bà từng là ân nhân của nhiều cán bộ cấp cao Cộng sản như Lê Đức Thọ, Hoàng Hữu Nhân (Bí thư Thành uỷ Hải Phòng), Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh v.v…

Thế mà, bất nhẫn thay, tài liệu viết tiếp: "Bà Nguyễn Thị Năm (Cát Hanh Long), 47 tuổi, đã bị quy là “địa chủ cường hào ác bá” và đã bị đem ra xử bắn ở Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên vào 29 tháng 5 âm lịch (tức 9 tháng 7) năm 1953 và được báo chí đương thời coi là phát súng hiệu cho một cuộc vận động "long trời lở đất".

Khi mẹ phạm tội ác tày trời, bị xử tử hình ở quê hương, hai người con trai là Nguyễn Văn Hanh, đang học tập ở Nam Ninh (Trung Quốc) bị điệu về nước, đưa ngay vào trại cải tạo; Nguyễn Văn Cát - chỉ huy bộ đội của Đại đoàn 308 đang chỉnh huấn ở nước bạn cũng bị bắt giải về giam ở Việt Bắc, không có bản án rõ ràng. Vợ ông Cát là Đỗ Ngọc Diệp đang hoạt động ở vùng địch hậu Bắc Ninh nên không bị bắt, nhưng lại được người ta khuyên cắt đứt quan hệ với con trai một địa chủ cường hào ác bá; bà Diệp không chịu, khi sửa sai sau này vợ chồng ông Cát - bà Diệp mới được đoàn tụ.

Ai giết bà Năm - ông Hồ làm gì?

Nhưng ai muốn giết Bà Năm và ông Hồ Chí Minh có trách nhiệm gì không?

Theo Hoàng Tùng, nguyên Bí thư Trung ương đảng khóa V, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân viết trong hồi ký Những kỷ niệm về ông Hồ thì: "Thấy cố vấn Trung Quốc bảo phải xử tử Nguyễn Thị Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách Ruộng đất trung ương, phụ trách Cải cách ở Thái Nguyên đến báo cáo với Hồ Chí Minh ý kiến của cố vấn. Hồ Chí Minh hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo trong cải cách ruộng đất nhưng ông không làm. Hơn nữa, Hồ Chí Minh đã giữ im lặng vì sợ gây mâu thuẫn với cố vấn Trung Quốc. Hồ Chí Minh nói: "Không ổn! Không thể mở đầu chiến dịch bằng cách nổ súng vào một phụ nữ, mà người phụ nữ ấy lại là người từng nuôi cán bộ cộng sản, là mẹ một trung đoàn trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tại chức!". Cũng theo hồi ký của Hoàng Tùng thì: "Chọn địa chủ Nguyễn Thị Năm để làm trước là do có người mách cho cố vấn Trung Quốc". Họp Bộ Chính trị Hồ Chí Minh nói: "Tôi đồng ý người có tội thì phải xử thôi, nhưng tôi cho là không phải đạo nếu phát súng đầu tiên lại nổ vào người đàn bà, mà người ấy lại giúp đỡ cho cách mạng.", "Người Pháp nói không nên đánh vào đàn bà, dù chỉ đánh bằng một cành hoa". Sau cố vấn Trung Quốc là La Quý Ba đề nghị mãi, Hồ Chí Minh nói: "Thôi, tôi theo đa số chứ tôi vẫn cứ cho là không phải", và họ cứ thế làm.”

Mặt khác, trong hồi ký Làm người là khó, Đoàn Duy Thành, Phó Thủ tướng giai đoạn 1982-1990 viết: "Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đã can thiệp, Bác nói đại ý "Chẳng lẽ Cải cách Ruộng đất không tìm được một tên địa chủ cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đã phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?" Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đã hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời "Hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả!" Thế là đem hành hình Nguyễn Thị Năm".

Ăn cháo đá bát

Nhưng câu hỏi của lịch sử là, tại sao khi ấy, trong cương vị lãnh đạo cao nhất của đảng và nhà nước mà ông Hồ Chí Minh không giám ra lệnh “ngưng hành quyết bà Nguyễn Thị Năm”. Và tại sao ông Hồ lại nghe theo ý phải giết bà Năm của Cố vấn Tầu La Quý Ba?

Chẳng nhẽ ông Hồ khi ấy cũng chỉ là bù nhìn của Tầu hay sao?

Nhưng chuyện đảng “ăn cháo đá bát” bà Nguyễn Thị Năm vẫn kéo dài cho đến bây giờ, 67 năm sau ngày bà bị xử bắn.

Tài liệu về vụ án bà Năm trên Bách khoa Toàn thư (BKTT) mở viết: "Trong nhiều năm, ông Nguyễn Hanh cùng bà Diệp vẫn đứng đơn đề nghị các cá nhân và cơ quan có trách nhiệm thực hiện Nghị định số 28/CP của Chính phủ ban hành ngày 29 tháng 04 năm 1995, theo đó đề nghị của gia đình ông Hanh nhiều năm nay là nên xét thưởng Huân chương Kháng chiến chống Pháp và truy tặng danh hiệu Liệt sĩ cho bà Nguyễn Thị Năm. Dù đã nhiều lần lên tiếng yêu cầu từ năm 1995 đến năm 2014 qua những lá thư gửi lên địa phương và trung ương đòi phục hồi danh dự cho mẹ nhưng gia đình hoàn toàn không được hồi âm.” (BKTT)

Duy nhất, “từ tháng 3 năm 1987, Ban Tổ chức Trung ương đã chỉ đạo tỉnh Bắc Thái để ra văn bản (ngày 11.6.1987), nhưng cũng chỉ làm cái việc duy nhất là xác định lại thành phần giai cấp của bà Nguyễn Thị Năm là “tư sản địa chủ kháng chiến” (theo Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc (viết trên báo Lao Động), ngày 22/07/2012)

Vậy tại sao lại có sự cố tình lảng tránh ghi công bà Nguyễn Thị Năm, mặc dù từ ông Hồ Chí Minh trở xuống đểu biết bà là ân nhân của đảng, là người đã đóng góp tài sản và nuôi ăn bộ đội trong nhiều năm?

Phải chăng, với thái độ kiêu ngạo Cộng sản gốc bần cố nông, lãnh đạo đảng CSVN chỉ biết lợi dụng lòng tốt của dân để củng cố quyền lực khi còn phải chiến đấu gian khổ. Nhưng sau khi thành công thì kết quả là của riêng mình như đảng đã trở mặt với các thành viên của Câu Lạc Bộ Truyền thống kháng chiến (tên ban đầu là Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ) ở miền Nam, trong đó có các đảng viên kỳ cựu như Trần Văn GiàuTrần Bạch Đằng và Trần Nam Trung.

Câu lạc bộ này, chính thức ra đời ngày 23/09/1986, nhưng bị Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh ra lệnh đình chỉ hoạt động tứ tháng 03/1989 vì đảng cho rằng “các hoạt động đòi cởi mở của Câu Lạc Bộ đã đi quá đà.”

Nên biết lệnh giải tán Câu Lạc Bộ của ông Nguyễn Văn Linh được thi hành sau khi có Phong trào sinh viên xuống đường đòi tự do ở Bắc Kinh, và các biến động chính trị làm tan rã Thế giới Cộng sản ở Đông Âu và khối Liên Xô.

Vì vậy, nếu vụ Đồng Tâm đã quy tụ được một khối quần chúng đứng sau cụ Lê Đình Kình để đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất, biến cụ thành một nông dân anh hùng ngay giữa Thủ đô Hà Nội thì không khỏi khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khó chịu. Do đó mà dư luận nhân dân có tư duy văn hóa đã không loại bỏ nghi ngờ là chính ông Trọng đã ra tay hạ sát cụ Kình để tiêu diệt uy tín và ngăn chặn ảnh hưởng của cuộc tranh đấu ở Đồng Tâm đến những vùng dân cư khác. 

Cũng như bà Nguyễn Thị Năm bị đảng phản bội, nhưng vẫn được lịch sử ghi công thì Cụ Lê Đình Kình, dù bị mạ lỵ và vu khống nhưng con tim của dư luận người Việt trong và ngoài nước đã đứng về phía Cụ trong vụ Đồng Tâm. -/-

(01/020)

Công an giết người: Lỗi do cơ chế CS độc tài VN

Diễm Thi, RFA
    Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chiều ngày 29 tháng 1 năm 2020, tức Mùng 5 Tết Canh Tý, khi không khí vui Xuân còn chưa dứt thì báo chí loan tin một nghi phạm là công an, công tác tại nhà tạm giữ Công an quận 11, TP.HCM xả súng AK giết chết 4 người tại sòng bạc ở huyện Củ Chi. Nghi phạm đã tham gia đá gà, đánh bạc từ sáng đến trưa, thua bạc và có cự cãi với một số người, sau đó bỏ về, vài tiếng sau quay lại gây án.

Hung thủ chưa bị bắt thì đến rạng sáng ngày 30 tháng 1, một vụ bắn chết người, cướp xe lại xảy ra ở huyện Củ Chi được camera người dân ghi lại khiến người dân hoang mang, lo sợ.

Cùng ngày, TAND quận Thanh Xuân, Hà Nội đã tuyên phạt ba công an phường Thanh Xuân Nam mỗi người 7 năm tù với tội nhận hối lộ, trả lại ma túy cho người nghiện. Trong đó ông Nguyễn Thế Biết từng là Phó trưởng Công an phường, ông Trần Văn Trọng và ông Nguyễn Minh Tuấn là cán bộ thuộc Tổ Cảnh sát hình sự phường.

Cựu đại tá công an Nguyễn Đăng Quang nói với RFA vào tối 30 tháng 1 rằng ông thấy buồn vì những ứng xử như vậy của những người được gọi là ‘công an nhân dân’, nhưng ông không thấy lạ. Ông nói:

Theo chú thì dù có giáo dục tư tưởng chính trị bao nhiêu chăng nữa mà luật pháp không nghiêm thì người ta vẫn coi thường kỷ luật và dẫn đến tình trạng mất hiệu nghiệm. Ông Nguyễn Đăng Quang

“Việc làm của những chiến sĩ công an trong ngành như vậy làm tôi trước hết thấy buồn và sốc. Điều này sẽ xảy ra không sớm thì muộn đối với một số cá nhân thôi vì công tác giáo dục chính trị tư tưởng không được chu toàn cho lắm.

Theo chú thì dù có giáo dục tư tưởng chính trị bao nhiêu chăng nữa mà luật pháp không nghiêm thì người ta vẫn coi thường kỷ luật và dẫn đến tình trạng mất hiệu nghiệm.”

Việc nghi phạm được cho là công an xả súng giết người như vậy gây bàng hoàng cho người dân cả nước vào những ngày đầu năm mới. Người dân hoài nghi về tính nghiêm minh trong việc thực thi các thông tư, nghị định dành cho lực lượng này đã được pháp luật quy định. Chẳng hạn như Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 hay Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đều có những quy định chặt chẽ các trường hợp được nổ súng và nghiêm cấm hành vi lạm dụng việc sử dụng vũ khí để xâm phạm sức khỏe, tính mạng của công dân.

Cụ thể, điều 22 pháp lệnh năm 2011 quy định rõ rằng, khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo.

Ngoài việc nổ súng giết người vừa xảy ra, nhiều sự việc không hay liên quan đến công an làm ảnh hưởng xấu đến ngành này nói riêng và toàn xã hội nói chung bị người dân đưa lên mạng xã hội, điển hình là Đại úy công an Lê Thị Hiền đồng thời là cán bộ xử lý hành chính của Đội Cảnh sát giao thông - trật tự - phản ứng nhanh thuộc Công an quận Đống Đa, Hà Nội, đã la hét, xô đẩy lực lượng chức năng ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 8 năm 2019; Thượng úy công an Nguyễn Xô Việt, công an thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên ném đồ ăn và tát vào mặt một nhân viên tại quầy tính tiền khi bị nhắc nhở tháng 11 năm 2019…

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, nhận định về hành xử sai trái của nhân viên công lực Việt Nam như vừa nêu:

Luật pháp không nghiêm thì cũng nằm trong cái chế độ độc tài, độc đảng, công an được trao quá nhiều quyền lực nên họ đứng trên pháp luật. Bao nhiêu sự việc xử lý bao che. - Anh Nguyễn Văn Quang

“Tôi cho rằng tình trạng cán bộ công an vi phạm pháp luật đã được Bộ trưởng công an Tô Lâm nói đến và ngành công an cũng ban hành chỉ thị 64 về học tập tác phong của Hồ Chủ Tịch và phải thưởng xuyên rèn luyện, tu dưỡng, không được vi phạm pháp luật. Ngành công an có 6 điều nhằm ngăn chặn suy thoái về đạo đức. Bản thân những người công an vi phạm là do không có sự rèn luyện. Tình trạng này đến lúc báo động. Tôi cho rằng phải thực hiện chặt chẽ hơn nữa quy trình đào tạo, tuyển dụng, quy hoạch cán bộ chiến sĩ công an.

Một số người dân mà RFA tiếp xúc đều cho rằng thói hành xử côn đồ ‘có sẵn trong máu’ của công an Việt Nam do bản tính, môi trường, tư duy nhận thức. Nếu họ sinh ra, lớn lên được học tập, rèn luyện trong một môi trường tốt hơn thì họ sẽ không có cách hành xử như vậy.

Ông Trần Trọng Nhân, một người dân Sài Gòn nhận định rằng việc công an cư xử như vậy xuất phát từ thể chế. Với kinh nghiệm bản thân, ông thấy hầu hết công an có cách làm việc hết sức thiếu tôn trọng người dân và bạo lực. Ông phân tích rằng, do công an Việt Nam thấm nhuần cách mà họ được đào tạo cai trị người dân bằng bạo lực chứ không bằng lẽ công chính, bằng luật pháp, cho nên trong bất cứ trường hợp nào, dù người dân phạm tội hay không thì họ cũng hành xử một cách côn đồ, bạo lực để thị uy và trấn áp người dân ngay từ ban đầu. Chính vì vậy mà khi ra đời sống, cách hành xử nó bộc phát ra.

Qua sự việc nghi phạm là một công an xả súng bắn người trong sòng bạc ở Củ Chi, anh Nguyễn Văn Quang từ Sài Gòn nêu cảm nhận của mình:

“Bây giờ tôi không còn niềm tin vô luật pháp Việt Nam, không tin vô những người thực thi pháp luật ở Việt Nam nữa. Ở góc độ người dân thì cực chẳng đã mới phải nhờ đến họ thôi. Luật pháp không nghiêm thì cũng nằm trong cái chế độ độc tài, độc đảng, công an được trao quá nhiều quyền lực nên họ đứng trên pháp luật. Bao nhiêu sự việc xử lý bao che thấy rõ.”

Anh nói thêm rằng cảnh sát huy động 500 người bao vây một khu vực không rộng lớn mà sau hai ngày vẫn chưa bắt được nghi phạm chứng tỏ năng lực yếu kém của cơ quan chức năng.

Sự vụ này khiến nhiều người nhớ lại rạng sáng ngày 9 tháng 1, mấy ngàn quân tràn vào thôn Hoành, Xã Đồng Tâm chỉ để giết cho được ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, ngay tại tư gia. Ông là đảng viên cộng sản 58 tuổi đảng và được dân làng tin tưởng giao phó trọng trách đi đầu đấu tranh giữ 59 héc ta đất nông nghiệp của làng.

Jan 22, 2020 - Uploaded by RFA Tiếng Việt
Hàng chục công dân làm đơn tố giác vụ giết ông Lê Đình Kình ở Đồng Tâm 2. ... Việt Nam mất 900 triệu USD vì bị Malware tấn ...
Missing: coông ‎| Must include: coông
Jan 21, 2020 - Các tin tức liên quan đến vụ tấn công vào xã Đồng Tâm rạng sáng 9 Tháng ... “Đơn tố giác tội phạm” đòi khởi tố những kẻ giết cụ Lê Đình Kình.
Missing: coông ‎| Must include: coông
7 days ago - Uploaded by Người Việt Daily News
Vì sao TT Trump không tấn công Iran? Người Việt Daily ... Công an CSVN bẻ cong sự thật vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng ...
Jan 10, 2020 - Uploaded by Người Việt Daily News
Công an CSVN bẻ cong sự thật vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng Tâm ... -Ba người trúng đạn, một người chết sau khi công an nổ súng phá ...



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 829 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 477 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 407 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 368 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 346 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 343 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 294 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 283 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 251 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 246 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.