Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 3
 Lượt truy cập: 24667586

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 19.03.2024 02:33
Những kẻ bị CS tuyên án thường được nhân dân vinh danh
07.02.2020 21:39

Chuyện bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời: 'Kẻ bịa đặt' thành người đáng kính

TTO - Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc ngày 7-2 quyết định cử đội điều tra tới Vũ Hán để điều tra toàn diện về các vấn đề liên quan bác sĩ Lý Văn Lượng (người cảnh báo sự lây lan chủng virus mới).

Chuyện bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời: Kẻ bịa đặt thành người đáng kính - Ảnh 1.

BS Lý Văn Lượng - Ảnh: Weibo

Bác sĩ Lý Văn Lượng - bác sĩ nhãn khoa tại Bệnh viện trung tâm Vũ Hán, Trung Quốc - là một trong 8 người đầu tiên phát cảnh báo trước khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (nCoV) lây lan nghiêm trọng ở Vũ Hán.

BS Lượng bị công an triệu tập vì "phát tán thông tin sai lệch trên mạng", sau đó từ chính tài khoản mạng xã hội Weibo của mình, bác sĩ 34 tuổi này thông báo mình đã bị nhiễm bệnh.

Kể từ lúc BS Lượng mất, một làn sóng thương tiếc, phản ứng giận dữ trên mạng xã hội.

Tám người phát đi cảnh báo đầu tiên đáng kính, họ lo cho đất nước và người dân.

Ông TẰNG QUANG (chuyên gia dịch tễ học tại Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc)

"Họ lo cho nước cho dân"

Chiều 30-12-2019, trên WeChat, BS Lượng gửi tin nhắn cho một nhóm bạn học cũ, cảnh báo về 7 ca nhiễm virus đến từ một chợ hải sản địa phương mà theo anh là bệnh giống hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) năm 2002-2003, từng khiến khoảng 800 người thiệt mạng.

Tin nhắn của BS Lượng sau đó rò rỉ lên mạng. Có 7 người khác cũng chia sẻ thông tin tương tự. Ngay lập tức BS Lượng bị triệu tập tới đồn công an, bị buộc ký biên bản với nội dung "phát tán thông tin sai lệch trên mạng" dẫn tới "làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội".

Đến ngày 8-1-2020, BS Lượng chữa trị cho một người bị bệnh tăng nhãn áp. Người này sau đó có triệu chứng sốt, hình chụp CT cũng cho thấy bà bị viêm phổi do virus.

Tuy nhiên, bệnh viện không có dụng cụ thử nCoV vào thời điểm đó, BS Lượng cũng không mặc đồ bảo hộ do chỉ là khám thông thường. Sau đó vài ngày, BS Lượng bị ho, sốt và có các biểu hiện không bình thường, buộc phải nhập viện. Sau nhiều ngày chẩn đoán, BS Lượng đã bị nhiễm bệnh, dương tính với nCoV.

Khi mọi thứ dần dần sáng tỏ, lúc đó dịch bệnh đã lây lan nhanh tại Trung Quốc.

Từ một "kẻ bịa đặt", BS Lượng trở thành người đáng kính. Chỉ vài ngày trước khi BS Lượng công bố kết quả dương tính, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc nói rằng công an Vũ Hán không nên trừng phạt BS Lượng và 7 người khác vì thông tin của họ "không hoàn toàn bịa đặt".

Sau đó, ông Tằng Quang, chuyên gia dịch tễ học tại Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, đã thốt lên: "Tám người này đáng kính, họ lo cho đất nước và người dân".

Trước lúc ra đi mãi mãi, BS Lượng từng tâm sự với truyền thông khi được hỏi về kế hoạch sau khi khỏi bệnh: "Hồi phục xong, tôi vẫn muốn lên tuyến đầu làm việc. Dịch bệnh đang lây lan, tôi không muốn làm kẻ bỏ trốn!".

Nhưng hoài bão chưa thành, khoảng 21h30 ngày 6-2, tim của BS Lượng ngừng đập. Các bác sĩ nỗ lực cứu sống BS Lượng nhưng bất thành và thông báo anh qua đời lúc 2h58 sáng 7-2. BS Lượng ra đi để lại một đứa con 5 tuổi và người vợ đang mang thai.

Giấu chuyện virus lây từ người sang người?

Việc Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc cử đội điều tra đến Vũ Hán ngay sau cái chết của BS Lượng cho thấy vụ việc này nghiêm trọng ra sao, vì trước đó đã có trường hợp bác sĩ thiệt mạng trong cuộc chiến với virus corona chủng mới nhưng phản ứng không mạnh như vậy. Cái chết của BS Lượng đã khiến nhiều người Trung Quốc sốc. Họ tiếc thương và cầu nguyện cho anh.

Ngay từ đầu, bản thân BS Lượng cũng không biết rõ về virus corona chủng mới. Nhưng những cảnh báo của BS Lượng có lẽ đã hữu ích nếu chính quyền tỉnh Hồ Bắc nhìn nhận đúng và báo động sớm hơn trong bối cảnh tỉnh này phát hiện ra các ca nhiễm đầu tiên trong tháng 12-2019.

Theo trang Al Jazeera, chính quyền địa phương đã cố ngăn chặn thông tin lọt ra ngoài khi dấu hiệu lây nhiễm từ người sang người đã xuất hiện rõ vào thời điểm đó.

Hôm 28-1, Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tuyên rằng nếu công chúng nghe "tin đồn" của 8 người này vào thời điểm đó và áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang, khử trùng, tránh đến chợ bán động vật hoang dã thì người dân đã có thể ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Mới đây, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng yêu cầu chính quyền các cấp minh bạch thông tin về dịch bệnh này.

Có bao nhiêu bác sĩ, y tá bị nhiễm bệnh?

Theo báo New York Times, cái chết của BS Lượng làm lộ ra một vấn đề khiến người ta bất an vốn không được đề cập trong các số liệu cập nhật hằng ngày của Trung Quốc: Có bao nhiêu bác sĩ, y tá đã nhiễm virus corona chủng mới?

Mới đây, chính quyền quận Tây Thành ở Bắc Kinh còn phát hiện một ổ dịch virus corona chủng mới ngay trong một bệnh viện trên địa bàn. Có 5/9 người nhiễm là y bác sĩ tại bệnh viện.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc hôm 4-2 nói rằng có tới 80% trong số 425 ca tử vong lúc đó tại nước này là người trên 60 tuổi. Tuy nhiên, BS Lượng lại khác, chỉ mới 34 tuổi.

Ngày 7-2, trang Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc viết: "Nhiều đồng nghiệp của BS Lý Văn Lượng cũng nhiễm virus corona chủng mới, và Bệnh viện trung tâm Vũ Hán đã trở thành một trong những chiến trường ác liệt nhất trong cuộc chiến chết chóc với dịch bệnh.

Lý Văn Lượng không may mắn, điều đó cho thấy cuộc chiến này khó khăn và phức tạp". Hãng tin Tân Hoa xã sau đó dẫn lại bài viết này.

Trong khi đó, Hiệp hội Y sư Trung Quốc ngày 7-2 cũng đánh giá môi trường làm việc của các nhân viên y tế Trung Quốc tại tuyến đầu hiện "rất nguy hiểm", đồng thời kêu gọi họ chú ý bảo vệ sức khỏe.

Chỉ muốn mọi người "biết sự thật"

Trong cuộc phỏng vấn với trang tin Tài Tân của Trung Quốc, khi được hỏi về biệt danh "người thổi còi" được một số người sử dụng để gọi anh, BS Lượng đáp: "Tôi không xứng đáng với cách gọi này.

Chỉ là tôi nắm được thông tin và cảnh báo các bạn của mình. Tôi không nghĩ nhiều như vậy vào lúc đó". Liên quan những thông tin mà BS Lượng công bố bị cáo buộc là tin đồn, anh nói việc mọi người "biết sự thật" mới là quan trọng.

Trung Quốc điều tra cái chết của bác sĩ cảnh báo dịch coronaTrung Quốc điều tra cái chết của bác sĩ cảnh báo dịch corona

TTO - Ủy ban Giám sát Nhà nước Trung Quốc ngày 7-2 thông báo sẽ cử một đội tới Vũ Hán điều tra về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong 8 người đầu tiên cảnh báo dịch bệnh do virus corona mới.

BẢO ANH

Tội ác Cộng Sản:

Để dịch virus corona vượt tầm kiểm soát: Tội chính của Bắc Kinh là giấu thông tin?

Bác sĩ Lý Văn Lượng, người thông báo với đồng nghiệp về dịch bệnh mới tại Vũ Hán, cuối tháng 12/2019, qua đời ngày 06/02/2020. Reuters/Li Wenliang

Dịch virus corona mới (COVID-19) trở thành đại dịch đe dọa toàn cầu, chỉ ba tuần lễ sau khi Trung Quốc thông báo với WHO về sự xuất hiện virus gây viêm phổi cấp tính bí ẩn tại Vũ Hán. Vì sao virus corona mới thành đại dịch ? Phải chăng việc Bắc Kinh che giấu thông tin là nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh bùng phát nhanh chóng vượt tầm kiểm soát ?

QUẢNG CÁO
Cuối tháng Giêng 2020, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh thừa nhận dịch virus corona mới, tỉnh Hồ Bắc, với hơn 50 triệu dân, đột ngột bị phong tỏa. Vũ Hán, một đô thị sầm suất 10 triệu dân biến thành thành phố ''ma''. Hơn 1.000 người chết từ đó đến nay, hơn 40.000 người nhiễm virus, theo con số chính thức của chính quyền Trung Quốc. Theo một thông tin do ứng dụng của Tencent (một tập đoàn tin học Nhà nước Trung Quốc), công bố hai lần trên mạng, ngày 01/02/2020, (trước khi bị xóa bỏ) số lượng người nhiễm cao gấp 10 lần con số do chính quyền công bố, số người chết gấp 80 lần (Chloé Froissart, ''Le coronavirus révèle la matrice totalitaire du régime chinois'', Le Monde, ngày 11/02/2020). Nhà dịch tễ học Adam Kucharski, London School of Hygiene & Tropical Medicine, trong bài trả lời hãng tin Bloomberg, đăng tải 08/02/2020, ước tính riêng tại Vũ Hán có khoảng 500.000 người nhiễm bệnh. Tổng thư ký Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng khẳng định số lượng người nhiễm virus chính thức công bố có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Một người đàn ông nằm bất động suốt hơn hai tiếng trên vỉa hè mới có đội ngũ y tế đến chở đi. Ảnh chụp ngày 30/01/2020 tại Vũ Hán.. Hector RETAMAL / AFP

Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc khẳng định đã minh bạch thông tin, và mở cửa cho sự hợp tác quốc tế trong việc đối phó với dịch bệnh. Ngày 31/12/2019, chính quyền Trung Quốc đã thông báo với WHO về sự xuất hiện của một loại virus lạ gây viêm phổi cấp tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. Ngay sau khi Bắc Kinh công bố dịch, phong tỏa Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiệt liệt ca ngợi ''sự minh bạch'' của chính quyền Trung Quốc, đã có các hành động hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Trung Quốc cũng khẳng định đã cung cấp cho quốc tế nhiều thông tin về chuỗi gien của virus corona mới, giúp cho giới khoa học quốc tế hiểu rõ hơn về loài virus lạ. Nhiều nhà khoa học thừa nhận trong đợt dịch này, giới y học Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng hơn hẳn, minh bạch hơn hẳn so với đợt dịch SARS năm 2002 - 2003.

Thời gian từ khi WHO được thông báo có virus gây viêm phổi cấp tính mới cho đến khi Trung Quốc chính thức công bố dịch là 3 tuần. Ba tuần lễ phải chăng là vừa đủ cho việc xem xét và công bố dịch bệnh thông thường, và nếu có sai lầm, phải chăng chính quyền Bắc Kinh chỉ phạm lỗi đã phản ứng chậm trễ, không hình dung hết tầm mức nguy hiểm của loài virus corona mới ?

Đi ngược quy trình đối phó dịch tễ thông thường

Để tìm lời giải cho băn khoăn này, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi trước hết với bác sĩ Trần Tuấn, Tiến sĩ y tế cộng đồng, người có nhiều năm nghiên cứu về hệ thống phòng chống dịch Việt Nam, một quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc (theo ghi nhận của TS Trần Tuấn). Tiến sĩ Trần Tuấn nhận xét :

''Điểm thứ nhất chúng tôi nhận thấy là dường như hệ thống phòng chống dịch của Trung Quốc đã không được khởi động đúng của khoa học về dịch tễ học, điều tra về vụ dịch. Bằng chứng là sự can thiệp của cảnh sát đối với trường hợp bác sĩ Lý Văn Lượng. Khi các bác sĩ trao đổi chuyên môn về sự xuất hiện của một loại dịch bệnh, mang tính chất lây nhiễm tương tự như SARS, cần phải phòng chống, thì thay vì coi đấy là những đầu mối để khởi động một cuộc điều tra dịch tễ học, hình thành giả thuyết về khả năng xuất hiện của loại dịch bệnh mới hay không, để tiến hành điều tra theo các bước đã được nêu trong ngành dịch tễ học.

Quan sát thứ hai của chúng tôi là cho đến nay thông tin toàn bộ về số mất, số chết, cũng như toàn bộ cụ thể nguồn lây, cũng như tiến trình thời gian xuất hiện hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo của Trung Quốc. Nhìn vào hệ thống này, chúng ta thấy là dường như các thông tin được giải phóng cho một mục tiêu làm giảm nhẹ mức độ thực tế của bệnh, hơn là đưa ra cho công luận biết mà ngăn ngừa. Bằng chứng là giải phóng thông tin ban đầu cho rằng dịch xuất phát từ một chợ hải sản, buôn bán động vật sống, rồi ngay cả khi khẳng định virus thuộc nhóm corona, thì họ cũng vẫn cho rằng đường lan truyền chỉ giới hạn từ động vật sang người, không có từ người sang người. Do đấy mức độ lây lan được coi là hạn chế rất nhiều.

Điểm thứ ba là sự can thiệp của chính quyền không tuân thủ theo khoa học dịch tễ học. Bằng chứng là sau khi thực hiện việc đóng cửa chợ hải sản (ngày 01/01/2020), thì lý do của việc đóng cửa chợ cũng không nói với dân là do nghi ngờ là tâm điểm ổ dịch phát tán, mà do sửa chữa chợ. Như thế có thể nói là họ đã không khởi động hệ thống cảnh báo và xem xét vấn đề dịch bệnh.

Từ đó, điều này sẽ giải thích việc khởi động bộ máy phòng chống dịch chậm, cùng với sự lúng túng của bệnh viện trong việc đáp ứng được các điều trị khi dịch nổ ra và bệnh nhân đổ dồn đến (cả trường hợp mắc bệnh và trường hợp nghi ngờ đến xét nghiệm). Và từ đó dẫn đến cái mà chúng tôi gọi là sự khủng hoảng nguồn lực y tế đáp ứng tình hình dịch''.

Phương tiện hùng hậu, nhưng bộ máy xơ cứng

Hiện tại chính quyền Trung Quốc tỏ ra minh bạch trong việc hàng ngày cung cấp số lượng người mới bị nhiễm và số người chết do virus COVID-19. Toàn bộ hệ thống chính quyền khẳng định dốc toàn lực vào cuộc chiến chống virus. Có một sự tương phản vô cùng lớn giữa cuộc chiến chống virus COVID-19, đầy quyết tâm, đầy khí thế của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, với tình trạng chậm trễ, bị động trong giai đoạn trước khi chính quyền thừa nhận dịch. Vì sao hệ thống y tế Trung Quốc đã phản ứng bị động như vậy ? Tiến sĩ Trần Tuấn giải thích:

''Hệ thống này, phòng dịch hay y tế nói chung, là thụ động, vận hành theo mục tiêu của chính quyền, vận hành theo cách mà chúng tôi gọi là vì mục tiêu ''ổn định chính trị'', hơn là mục tiêu phòng chống dịch bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Vì thế toàn bộ tiến trình điều tra vụ dịch đã không đáp ứng được đúng theo yêu cầu thời gian, cũng như là cho kế hoạch chuẩn bị đối phó với dịch của ngành y tế Vũ Hán, bị động, bị chậm''.

Trải nghiệm của bác sĩ Bành Chí Dũng (Peng Zhiyong), một bệnh viện ở Vũ Hán, về thái độ quan liêu của giới quan chức y tế trung ương, cho thấy việc thừa nhận dịch bệnh đã bị chậm đi một nhịp, vào một thời điểm bước ngoặt ngày 12/01, sau khi có trường hợp đầu tiên tử vong vì COVID-19.

Một trung tâm triển lãm được cấp tốc chuyển thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 400 giường để nhận người bị nhiễm virus COVID-19,  tại Vũ Hán, ngày 4/2/2020.
Một trung tâm triển lãm được cấp tốc chuyển thành bệnh viện dã chiến, với quy mô 400 giường để nhận người bị nhiễm virus COVID-19, tại Vũ Hán, ngày 4/2/2020. STR / AFP

''Vào ngày 12 tháng 1, cơ quan y tế trung ương đã cử một nhóm gồm ba chuyên gia đến bệnh viện Trung Nam để điều tra. Các chuyên gia nói rằng các triệu chứng lâm sàng thực sự giống với SARS, nhưng họ vẫn nói về các tiêu chuẩn chẩn đoán… Chúng tôi trả lời rằng những tiêu chuẩn đó nghiêm ngặt quá mức. Trên thực tế, theo tiêu chuẩn như vậy, rất ít người có thể được kiểm tra virus''.

Cũng vào thời điểm này, một nghiên cứu dịch tễ học quốc tế đã chỉ ra mức độ lây nhiễm virus COVID-19 tại Vũ Hán có thể đã lên đến hơn 1.700 người (so với đánh giá của Trung Quốc chỉ có vài chục người). Đã phát hiện người nhiễm virus ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Viện Pasteur Pháp, ngay từ ngày 10/01, đã chuẩn bị các bộ xét nghiệm nhanh, để chẩn đoán virus COVID-19, sẵn sàng đối phó với bệnh dịch dự đoán sẽ khó lường. Vẫn theo bác sĩ Bành Chí Dũng, chỉ cho đến ngày 18/01, các chuyên gia cấp cao của Ủy Ban Y Tế Quốc Gia khi đến Vũ Hán lần nữa mới chấp nhận sửa đổi các tiêu chí đánh giá bệnh. Số lượng bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus COVID-19 tăng vọt. (''Reporter's Notebook: Life and death in a Wuhan coronavirus ICU'' / Sống chết tại khoa chăm sóc đặc biệt người nhiễm virus corona ở Vũ Hán, Straits Times, 06/02/2020).

Trận dịch phơi trần ''bản chất'' chế độ

Tiến sĩ Trần Tuấn nhấn mạnh đến tính chất hùng hậu về phương tiện của hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn tương phản với phản ứng rất kém hiệu quả với dịch bệnh của chính hệ thống này:

''Có thể nhìn thấy các yếu tố mang tính hệ thống đặc trưng của Trung Quốc khiến cho dịch đã phát tán lan truyền, và khả năng kiểm soát dịch không được hiệu quả. Yếu tố đầu tiên chúng ta nhận thấy là Trung Quốc có một hệ thống bệnh viện trang thiết bị tốt, về tài chính hoàn toàn có khả năng kiểm soát một vụ dịch, nhưng mà hệ thống này là bị động trong việc điều tra, phòng chống. Sự bị động này là do hệ thống quản lý xã hội của Trung Quốc đã đặt mục tiêu an ninh lên trên mục tiêu sức khỏe cộng đồng. Chúng ta thấy là khi hệ thống đã vận hành mà không được ưu tiên dẫn đường bởi khoa học, mà là ưu tiên vì mục tiêu chính trị, thì phải nói rằng là tiến trình này đã xảy ra trong một thời gian dài, tạo thành một nếp làm việc quen trong hệ thống cán bộ, và như thế nó dẫn đến tình trạng mảng điều tra và khống chế dịch sẽ bị hạn chế, điều hành bởi phần chính trị nhiều hơn là các phần chuyên môn… Có thể thấy Trung Quốc thực sự có một mâu thuẫn là, hệ thống y tế, hệ thống xét nghiệm, hệ thống nghiên cứu y sinh học, phát hiện virus trong phòng thí nghiệm là mạnh. Bằng chứng là chỉ 10 ngày sau khi thông báo với WHO về virus mới, Trung Quốc đã phân lập được virus corona này. Trong phòng xét nghiệm, và về mặt khoa học cơ bản, Trung Quốc đáp ứng tốt, nhưng vận dụng cái đó cho mục tiêu sức khỏe cộng đồng thì lại yếu, vì có sự can thiệp của chính trị trong việc triển khai các hoạt động truyền thông cộng đồng, phòng chống dịch. Ở đây có thể thấy là từ đặc tính của Trung Quốc, khi luôn luôn đặt mục tiêu chính trị lên cao, chúng tôi nhận thấy báo cáo về sức khỏe cộng đồng thường rơi vào tình trạng tốt đẹp đưa ra, còn những gì là dịch bệnh, những gì có xu hướng xấu thì lại che đậy''.

Về phần mình, nhà Trung Quốc học Chloé Froissart, giảng viên chính trị học (Đại học Rennes 2), nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ giữa các thông tin về dịch bệnh lưu hành trong giới chuyên môn Trung Quốc, thông tin của chính quyền Trung Quốc với các đối tác bên ngoài và thông tin của chính quyền với người dân trong nước, người dân tại Vũ Hán.

Trong lúc Bắc Kinh thông báo bệnh dịch với WHO ngay từ ngày 31/12/2019, thì tuyệt đại đa số dân chúng tại địa phương hoàn toàn không hay biết là có dịch, trước khi dịch được chính thức công bố ngày 20/01. Trong vòng nhiều ngày, chính quyền Trung Quốc đã hạn chế cung cấp thông tin về dịch bệnh virus mới, trong lúc một cuộc họp quan trọng của đảng Cộng Sản được tổ chức tại thành phố Vũ Hán. Ngày 18/01, đúng vào lúc dịch đang bùng phát, một đại tiệc mừng Tết nguyên đán đã được chính quyền tổ chức, với sự tham gia của 40.000 gia đình. Rất nhiều người đã bị nhiễm virus trong dịp này.

Bộ mặt tươi đẹp của chế độ và hiểm họa virus

Hệ thống y tế Trung Quốc hoàn toàn xơ cứng không đủ khả năng đối mặt với dịch bệnh mới. Thông tin cần thiết cho phát hiện dịch bị ngăn chặn từ mọi phía. Trong bối cảnh được đánh giá là hết sức nhạy cảm, với cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, phong trào đòi dân chủ dâng cao tại Hồng Kông, thắng lợi vang dội của phe đòi độc lập với Trung Quốc tại Đài Loan trong bầu cử, đối với chính quyền Bắc Kinh cũng như với chính quyền địa phương các cấp, mục tiêu bảo vệ bộ mặt tươi đẹp của chế độ được đặt lên trước hết, hiểm họa virus kinh hoàng đã bị toàn bộ hệ thống chính trị Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ, cho đến khi không còn đường lùi.

Trả giá nặng nề nhất cho sự che giấu, chối bỏ, thờ ơ này trước hết là người dân Vũ Hán, người dân Hồ Bắc, mà tổn thất về nhân mạng chưa biết ra sao (việc Vũ Hán, và nhiều địa phương khác, bị cô lập đột ngột, trong tình trạng thiếu chuẩn bị, cũng bị nhiều người lên án, cho là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh tại các khu vực này thêm tồi tệ hơn). Việc trở lại tìm hiểu những nguyên nhân chính nào đã dẫn đến việc Trung Quốc thất bại trong việc kiểm soát dịch ắt hẳn cũng có thể mang lại những bài học có ích cho việc nhận dạng dịch bệnh, kiềm chế dịch bệnh vốn đang diễn biến hết sức khó lường trong hiện tại. Những bài học rất có thể sẽ đặc biệt bổ ích cho các quốc gia có nhiều điểm tương đồng với chế độ Trung Quốc về hệ thống y tế, về quan hệ giữa chính quyền với y tế, như trường hợp Việt Nam.

Chống Covid-19 : VN, Trung Quốc « cần thuốc dân chủ ».

Bắc Kinh Trung Quốc giữa mùa dịch virus corona ngày 8/02/2020. REUTERS










Thế giới bị đe dọa, uy thế Tập Cận Bình bị suy yếu, dân thành thị và nông thôn Hoa lục chia rẽ, du khách Trung Quốc bị dân châu Á tránh tiếp xúc. Tất cả cũng vì Covid-19 tên mới của siêu vi viêm phổi Vũ Hán. Nhưng căn nguyên nguồn cội của thảm họa chính là chế độ độc tài. Chỉ có « liều thuốc dân chủ mới cứu được Trung Quốc » theo đơn chẩn bệnh của các bác sĩ Hoa lục. Đó là những chủ đề nổi bật trên báo chí Pháp hôm nay.

Thuốc trị siêu vi corona : Tự do ngôn luận

Đối phó với siêu vi coronavirus, Tổ Chức Y Tế Thế Giới động viên nỗ lực toàn cầu. Virus corona làm hiện rõ nguồn cội độc tài của chế độ Trung Quốc. Số liệu tử vong và lây nhiễm công bố sai sự thật. Làm cách nào để cứu Trung Quốc? Giới y khoa, đang bị bịt miệng, đề ra phương án nhạy cảm. Les Echos đưa lên trang nhất lời kêu gọi của Tổ Chức Y Tế Thế Giới « huy động toàn cầu chống dịch ». Le Monde tìm hiểu vào căn nguyên « chính trị » của vấn đề.

Tham ô, ám ảnh sĩ diện Nhà nước-Đảng và kiểm soát thông tin là nhiên liệu làm dịch bệnh lan nhanh. Căn bệnh trầm kha của chế độ độc tài Trung Quốc đã làm dấy lên phong trào đòi hỏi tôn trọng các quyền tự do căn bản.

Le Monde giới thiệu bài phân tích của nhà Trung Quốc học Chloé Froissard : "Lẽ ra siêu vi chỉ hoành hành ở trong khu chợ Vũ Hán chứ không thể lan ra khắp thế giới nếu không có ba đồng minh, ba căn bệnh trầm kha của chế độ độc tài : Thứ nhất là nạn tham ô và báo cáo láo. Thứ hai, nhân danh ổn định xã hội, phải hiểu là chế độ độc đảng sợ mất mặt không dám nhìn nhận sự thật và thứ ba là chính sách kiểm duyệt, bóp nghẹt thông tin ngày càng siết chặt từ khi Tập Cận Bình cầm quyền".

Công luận phương Tây thán phục khả năng phản ứng của Trung Quốc phong tỏa cả một tỉnh Hồ Bắc, cách ly 56 triệu dân, xây khẩn cấp hai bệnh viện dã chiến, dùng hệ thống camera nhận diện để truy tìm người bị lây nhiễm, dùng thiết bị bay đuổi nông dân về làng… Thực ra, đó là bản chất của tư tưởng duy ý chí của Mao : hành động để hành động bất cần hiệu quả ra sao và tốn kém bao nhiêu.

Do vậy, lệnh cách ly thực hiện quá trễ sau khi đã có 5 triệu dân đã rời Vũ Hán. Những người ở lại, bị nhốt trong nhà, không có đủ thức ăn, nước uống, thuốc men. Thêm vào đó là các biện pháp tuyên truyền độc quyền đánh bóng các tổ chức ngoại vi của đảng tiếp tế nhân đạo cho dân mặc dù các tổ chức này thiếu chuyên nghiệp và trong sạch. Trong khi đó thì mọi sáng kiến tương thân tương trợ của người dân đều bị cấm đoán. Nói thẳng ra đây là một chiến dịch chính trị hơn là lo chống dịch lây lan.

Chưa hết, bên cạnh đó, để tỏ ra chế độ kiểm soát được tình hình, chính quyền che giấu thống kê về số bệnh nhân và người chết. Làm sao có thể tin vào báo cáo chính thức khi mà, một ứng dụng của Tencent, một trong những công ty của tập đoàn viễn thông Nhà nước, công bố con số người chết 80 lần cao hơn thống kê chính thức phổ biến cùng ngày, và số trường hợp lây nhiễm cũng đến 10 lần nhiều hơn. Hai lần đưa lên, hai lần gỡ xuống.

Cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một người trong nhóm bác sĩ Vũ Hán báo động về dịch corona và bị công an triệu tập dọa nạt, làm dấy lên một phong trào đòi tự do ngôn luận theo điều 35 Hiến Pháp. Hai bức thư ngỏ do 10 giáo sư y khoa Vũ Hán và 9 nhà trí thức có tiếng tăm ở Trung Quốc đồng ký. Nội dung hai bức tâm thư, phản ánh lời kêu gọi cuối cùng của bác sĩ Lý Văn Lượng : không thể nào chỉ có một tiếng nói duy nhất trong một xã hội lành mạnh. Đất nước lâm bệnh thì làm sao chữa trị ? Một trong những vị này nhấn mạnh : « Chỉ có nền dân chủ mới có thể cứu được Trung Quốc ».

Hoàng đế cô đơn, dân chúng kỳ thị nhau và bị người ngoài kỳ thị

Tập Cận Bình suy yếu. Nhân dân Trung Quốc bị họa lây. Trong nước dân chia rẽ, ra ngoài bị khinh thường. Le Figaro, Le Monde và Les Echos tập trung vào một loạt hệ quả xấu khác của chính sách kiểm duyệt thông tin.

Theo nhật báo thiên hữu, thảm họa Vũ Hán cho thấy rõ những nhược điểm của chế độ toàn trị che giấu dịch bệnh bằng kiểm duyệt thông tin. Bác sĩ Lý Văn Lượng, người báo động dịch, cũng « bị tước quyền nói và quyền chết ». Tin ông qua đời phải chạy 1000 km, về tận trung ương, chờ có đèn xanh của Tập Cận Bình, mới được báo chí loan báo.

Hậu quả của kiểm duyệt là dịch lan rộng tác hại đến chính trị và kinh tế. Một nhà ngoại giao tại Bắc Kinh bình luận : Hoàng đế cởi truồng và cô đơn.

Kinh tế Trung Quốc, trong ngắn hạn, khá bi quan theo nhận định của phóng viên báo Les Echos tại Bắc Kinh trong bài « Các nhà máy Hoa lục thiếu nhân lực ». Một hãng đóng bàn ghế ở Thượng Hải than thở : trong số 1000 nhân viên, chỉ có một phần ba trở lại làm việc. Theo số liệu chính thức, Trung Quốc có một lực lượng lao động 288 triệu người là nông dân lên tỉnh thành làm việc, tức là một phần ba dân số ở tuổi lao động.

Hồ Bắc, trung tâm dịch, cũng là trung tâm cung cấp lao động cho những tỉnh công nghệ như Quảng Châu và đồng bằng sông Dương Tử, sát ranh Thượng Hải. Họ bị kẹt vì biện pháp phong tỏa dịch làm gián đoạn giao thông. Trở lại được nơi có sở làm đã khó mà sau đó phải tự cách ly thêm 14 ngày. Đã thế, chủ nhà thuê còn khuyến cáo công nhân nên đi luôn sau khi nghỉ Tết. Như mỗi lần xảy ra dịch, di dân lao động bị dân thành phố nhìn với cặp mắt hoài nghi.

Thế nhưng, cộng đồng dân Trung Quốc, khi ra nước ngoài, nhiều tiền nhưng thiếu tư cách, nên bị dân các nước châu Á khác khinh thường. Đó là bài tổng hợp của bốn phóng viên Le Monde ở khu vực Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông và Úc. Một cuộc thăm dò ý kiến do trang mạng độc lập Khaosod ở Thái Lan cho thấy rõ tình trạng này : 83% đồng ý cấm dân Trung Quốc đến Thái Lan, 53% đồng ý đề xuất cấm du kháchTrung Quốc vào hàng quán ăn uống, 36% chủ trương buộc người Trung Quốc đeo khẩu trang để dễ phân biệt.

Nghiêm trọng không kém là thái độ của công luận Úc. Ngày 29/01/2020, nhật báo Herald Sun chạy tựa « Siêu vi Trung Quốc » trong khi đồng nghiệp Daily Telegraph viết : « Những đứa con Trung Quốc hãy ở nhà ». hôm 11/02/2020, trong cuộc họp báo, bộ trưởng Y Tế Úc, Greg Hunt, đã phải nhắc nhở công luận « cộng đồng có rủi ro cao là những người đến từ Trung Quốc từ ngày 01/02 chứ không phải người gốc Trung Quốc »

Bão ngầm Codv-19 tại Bắc Triều Tiên ?

Bắc Triều Tiên là nước đầu tiên đóng cửa biên giới với Trung Quốc . Vì sao Kim Jong Un đi tiên phong « cô lập » Bắc Kinh ? La Croix ghi nhận một số thông tin. Mặc dù tình hình có vẻ phẳng lặng như tờ, cũng do kiểm duyệt thông tin, nhưng đất nước khép kín này đang bị siêu vi corona đe dọa nghiêm trọng và đang ở trong tình trạng báo động tối đa.

Một nguồn tin chính thức cho biết có 3 người trong đó có một người 40 tuổi và một sinh viên 20 tuổi từ Hoa lục trở về, tử vong vào cuối tháng Giêng tại Bình Nhưỡng. Năm người nữa qua đời gần biên giới với Trung Quốc. Tin từ chính quyền Trung Quốc cũng cho biết có nhiều trường hợp viêm phổi được ghi nhận ở đặc khu kinh tế Sinuiju, gần Đan Đông của Trung Quốc. KNCA cho thấy các chiến dịch diệt trùng ở cảng Nampo và trên các chuyến xe bus ở thủ đô.

Libération dành cho siêu vi Covid-19 một bài tường thuật về du thuyền Diamond Princess cùng với 3700 du khách và nhân viên đang bị cách ly ở cảng Yokohama, Nhật Bản. Mỗi này đều có trường hợp lây nhiễm mới được phát hiện. Bệnh nhân lập tức được đưa vào bệnh viện. Những người còn lại tiếp tục chờ đợi. Ăn uống đầy đủ, phục vụ tận phòng nhưng « khổ sở nhất là không biết chờ đến bao giờ » theo tâm sự một du khách.

Omar el Bachir : Rồi 30 năm sau

Một nhà độc tài thét ra lửa trong suốt 30 năm, giờ đây đối mặt với công lý quốc tế. Omar el Bachir, tổng thống Sudan bị lật đổ, sắp bị giải sang Hà Lan. Bù lại, nhật báo thiên tả tập trung vào câu chuyện nhân quả ở Sudan. Bị Toà Án Hình Sự Quốc Tế La Haye tung lệnh truy bắt từ 11 năm nay, nhà độc tài Omar el Bachir vẫn bình chân như vại cho đến khi bị quân đội lật đổ vào tháng Tư 2019, sau một phong trào phản kháng suốt sáu tháng.

Tham ô, biển thủ, ra lệnh bắn đối lập … là một số cáo buộc nghiêm trọng. Hôm qua, chính phủ lâm thời Sudan đồng ý dẫn độ nhà cựu độc tài sang La Haye.

Liệu Erdogan dám đụng độ với Putin ?

Tại Syria, bom đạn của chế độ Bachar al Assad và không quân Nga làm hàng trăm ngàn dân ở Idleb bồng bế nhau chạy về hướng Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng, tổng thống Erdogan đe dọa nhiều mà hành động chẳng bao nhiêu.

Libération mô tả một cuộc di cư tị nạn chiến cuộc lớn nhất tại Syria từ 9 năm nay. Hơn 100.000 dân kéo nhau về hướng Thổ Nhĩ Kỳ để tránh hành động bạo ngược quân đội Nga và chế độ Damas. Từ khi Bachar al Assad mở chiến dịch tái chiếm Idleb, gần 1 triệu người đã bỏ làng, bỏ thành phố ra đi.

Vấn đề là Ankara, tuy đe dọa quân đội Syria nhưng không phản ứng , để cho lính Damas được Nga yểm trợ tái chiếm từ làng này đến khúc xa lộ khác.

Le Monde dự báo « cuộc leo tháng đẫm máu » giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ kéo dài. Đàm phán Nga-Thổ bế tắc vì « Putin chọn Bachar al Assad ».

Với hỏa lực của Nga, quân đội Damas sẽ tiếp tục tiến lên phía bắc và tiêu diệt lực lượng nổi dậy bất chấp thảm cảnh nhân đạo, với hàng trăm thường dân thương vong, đang diễn ra. Liên Hiệp Quốc kêu gào vô vọng.



Chủ nghĩa CS chống ôn dịch

Trung Quốc lấy sức dân dập dịch corona


TTO - Trung Quốc quyết tâm triển khai dập dịch do virus corona như tiến hành một cuộc “chiến tranh nhân dân” theo tuyên bố của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc lấy sức dân dập dịch corona - Ảnh 1.

Phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Zhongnan của Đại học Vũ Hán ở Vũ Hán - Ảnh: Tân Hoa xã/AP

Tính tới ngày 7-2, theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, dịch do virus corona Vũ Hán đã lây nhiễm sang hơn 31.100 người tại Trung Quốc và làm ít nhất 639 người chết, chủ yếu tại Trung Quốc.

Hoàn toàn tự tin và có đủ khả năng để đánh bại dịch bệnh mà không để lại những hậu quả lâu dài về kinh tế.

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc TẬP CẬN BÌNH bày tỏ

Trung Quốc tự tin "đánh bại" được corona

Theo Hãng tin Reuters, giới chuyên gia cảnh báo vẫn còn quá sớm để đưa ra nhận định về xu hướng tích cực của dịch bệnh do virus corona Vũ Hán.

Ngay cả khi số người nhiễm mới virus corona chủng mới tại Trung Quốc có giảm dần trong 2 ngày qua, tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus vẫn thận trọng cảnh báo về khả năng "những con số vẫn có thể tăng trở lại".

Bất chấp việc nhiều hãng hàng không quốc tế đã dừng bay đến và đi từ Trung Quốc, nhiều quốc gia phát cảnh báo người dân không tới Trung Quốc, số ca nhiễm mới vẫn được ghi nhận thêm hàng ngàn ca mỗi ngày. 

Trong ngày 7-2 đã ghi nhận thêm 41 người khác có kết quả xét nghiệm dương tính với corona Vũ Hán trên du thuyền Diamond Princess tại Nhật, nâng tổng số người nhiễm bệnh trên tàu là 61.

Trong khi đó, bệnh vẫn tiếp tục lan ra thế giới với 320 ca nhiễm tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Trung Quốc đại lục, theo thống kê từ những thông báo chính thức của các nước đến ngày 7-2. Hiện tại mức độ "chết chóc" của chủng virus corona mới vẫn là điều chưa thể biết.

“Kỷ luật chặt chẽ đang được thực thi tại Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ DONALD TRUMP viết trên Twitte

Dựa vào sức nhân dân

Ông Tập gọi cuộc chiến chống dịch bệnh corona Vũ Hán là một "cuộc chiến tranh nhân dân". Ông cũng nói rằng Trung Quốc đã triển khai "cuộc vận động toàn quốc, triển khai toàn diện và có phản ứng nhanh chóng" cùng "các biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch bệnh nghiêm khắc nhất".

Trong ngày 7-2, Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra. Hãng tin AFP dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết trong điện đàm, ông Tập khuyến nghị Washington nên có phản ứng "hợp lý" với dịch bệnh này.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng bày tỏ Trung Quốc "hoàn toàn tự tin và có đủ khả năng để đánh bại dịch bệnh mà không để lại những hậu quả lâu dài về kinh tế", đồng thời khẳng định "xu thế phát triển tốt đẹp hơn về lâu dài của Trung Quốc sẽ không thay đổi". Theo Nhà Trắng, ông Trump bày tỏ tin tưởng vào khả năng có thể giải quyết dịch bệnh của Trung Quốc.

"Không gì dễ dàng, nhưng ông ấy (Tập Cận Bình - PV) sẽ thành công, nhất là khi thời tiết bắt đầu ấm lên và hi vọng chủng virus này sẽ yếu đi và biến mất" - ông Trump đã viết như thế trên Twitter sau cuộc điện đàm với ông Tập. "Kỷ luật chặt chẽ đang được thực thi tại Trung Quốc, khi Chủ tịch Tập chỉ đạo quyết liệt một chiến dịch chắc chắn sẽ rất thành công. Chúng tôi sẽ sát cánh hỗ trợ Trung Quốc!" - ông Trump viết tiếp.

Chấp nhận thiệt hại, thực thi nghiêm kỷ luật

Sau cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong những bác sĩ đầu tiên có cảnh báo sớm về nguy cơ bùng phát dịch corona ở giai đoạn đầu và đã bị xử phạt, dư luận xã hội tại Trung Quốc dấy lên những luồng ý kiến phản đối cách xử lý dịch của chính quyền trong nước.

Trong một động thái có vẻ bị tác động bởi phản ứng gay gắt của dư luận, theo Hãng tin AFP, cơ quan chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc cử một đoàn cán bộ tới Vũ Hán để "tiến hành điều tra toàn diện về các vấn đề liên quan tới bác sĩ Lý Văn Lượng đã được quần chúng thông báo".

"Kỷ luật chặt chẽ đang được thực thi tại Trung Quốc" như ông Trump viết trên Twitter rõ ràng là một thực tế đã và đang diễn ra tại Trung Quốc. Nước này đã chủ động phong tỏa nhiều thành phố, hủy bỏ các chuyến bay, đóng cửa nhà máy, chấp nhận rất nhiều tổn thất kinh tế mà chưa cần tới lúc dịch kết thúc mới có thể đánh giá hết.

Hầu hết các doanh nghiệp Mỹ có hoạt động tại Trung Quốc dự kiến dịch bệnh sẽ làm giảm đáng kể thu nhập của họ trong năm nay. Cá biệt một số doanh nghiệp còn đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi chuỗi cung cấp của họ ra khỏi Trung Quốc theo kết quả khảo sát của Phòng Thương mại Mỹ tại Thượng Hải.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, cho tới nay các cơ quan chức trách tại Vũ Hán vẫn đang nỗ lực rà soát trong cộng đồng dân cư để phát hiện sớm những người nghi nhiễm hoặc đã được xác định nhiễm virus corona chủng mới nhằm đưa họ vào khu vực cách ly theo dõi, điều trị.

Bộ “Côn An”

< A >
Phạm Đình Trọng (Danlambao) - Thượng úy Lê Quốc Tuấn, Tuấn Khỉ, công an quận 11 Sài Gòn cay cú thua bạc, xả súng bắn chết bốn người dân tại sòng bạc xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Trên đường chạy trốn viên thượng úy công an Tuấn Khỉ lại xả súng tiếp bắn chết người dân đi xe máy, cướp xe. Trong xã hội công an trị hiện nay, cả đội ngũ công an đông đúc đã trở thành kiêu binh, đã trở thành hung thần, thành tai họa của dân lành thì hành động của viên công an Tuấn Khỉ không phải bột phát, lẻ loi, con người công an Tuấn Khỉ không phải là cá biệt.

Thượng úy Nguyễn Việt Xô, con nhà nòi công an Thái Nguyên dẫn con trai nhỏ, một công an tương lai vào cửa hàng, cho con ăn xúc xích của cửa hàng và lấy mang đi, không trả tiền. Người bán hàng nhắc trả tiền, thượng úy công an Xô liền sửng cồ ném xúc xích vào mặt nhân viên nữ và đấm đá nhân viên nam. Hành động của viên thượng úy con nhà nòi công an Nguyễn Việt Xô là gì nếu không phải là côn đồ 

Đại úy Lê Thị Hiền công an quận Đống Đa, Hà Nội được nhắc nhở khi hành lý mang theo lên máy bay quá cân liền nổi tam bành to tiếng rủa mắng té tát nhân viên hàng không sân bay Tân Sơn Nhất, lu loa vu vạ, quyết liệt gây sự khi bảo vệ sân bay đến can thiệp, làm náo loạn cả nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, nơi cửa ngõ đất nước suốt ngày đêm lúc nào cũng nờm nợp khách năm châu bốn biển đến và đi, nơi đón và tiễn khách quốc tế đông đúc nhất cả nước, nơi thực sự là bộ mặt đất nước. Hành động của viên đại úy công an Lê Thị Hiền là gì nếu không phải là côn đồ. 

“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” Điều 25 Hiến pháp đang có hiệu lực ghi rành rành như vậy. Người dân Sài Gòn trong tay chỉ có tờ giấy, chỉ có mảnh vải ghi ý nguyện, tập hợp biểu tình phản đối dự luật đặc khu kinh tế, phản đối dự luật an ninh mạng đã bị công an Sài Gòn mặc sắc phục và công an thường phục có lực lượng đông đảo, có tổ chức chỉ huy chặt chẽ, tràn vào chia tách, cô lập người dân biểu tình rồi thẳng tay vụt dùi cui, dí roi điện, đấm phụ nữ tóe máu mặt, đánh thanh niên chấn thương sọ não. 

Không có lệnh bắt người, không có biên bản thu giữ tài sản, công an cướp điện thoại, cướp máy ảnh rồi ném người dân biểu tình hợp pháp bị đánh bất tỉnh lên ô tô đưa đi mất tích nhiều ngày, nhiều tháng. Cả lực lượng đông đảo công an Sài Gòn có tổ chức, có chỉ huy hành hung phi pháp, tàn bạo với dân như vậy là gì nếu không phải là côn đồ cấp thành phố. 

Các tướng lĩnh cầm đầu bộ công an vạch phương án tác chiến và chỉ huy một lực lượng lớn, ba ngàn cảnh sát vũ trang, lực lương chiến lược tinh nhuệ nhất của bộ công an trong đêm đánh úp làng quê bé nhỏ, hiền hòa Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội mà tất cả dân trong làng đều là người lương thiện, không ai có tội hình sự dù là tội nhỏ nhất, không ai bị truy tố hình sự. Ba ngàn cảnh sát vũ trang, áo giáp chống đạn trên người, súng hiện đại và cả quả nổ thô sơ trong tay như ra trận giáp chiến với giặc thù chỉ để vây ráp những ngôi nhà của người dân vô tội. 

Phá cửa, xông vào tận giường ngủ bắn chết dân. Vơ vét của cải tiền bạc của dân. Đánh dân rồi ném những người dân bị đánh gần chết đưa đi mất tích. Không một văn bản pháp luật cho phép công an bắn dân, bắt dân, thu giữ tài sản của dân. Hành động đó của bộ công an là gì nếu không gọi là côn đồ cấp nhà nước. 

Đưa cả lực lượng lớn công an do hai trung tướng chỉ huy xâm nhập nước Đức, chà đạp lên pháp luật nhà nước Đức, bắt cóc công dân Việt Nam cư trú hợp pháp ở Đức, lén lút đưa về nước, gây khủng hoảng ngoại giao với nước Đức. Hành động đó của bộ Công an Việt Nam là gì nếu không gọi là côn đồ quốc tế. 

Công an nhà nước cộng sản Việt Nam được biệt đãi, được chăm bẵm, được trang bị tối tân nhất thế giới không phải để bảo vệ pháp luật, càng không phải để bảo vệ người dân lương thiện mà chỉ để bảo vệ sự cầm quyền bất minh, bất chính của đảng cộng sản. Nhận đồng lương hậu hĩ từ tiền thuế của dân, mặc áo của dân, cầm khẩu súng của dân nhưng chính bộ Công an đã công khai lý do tồn tại của họ trong bộ máy nhà nước cộng sản bằng cái slogan lố bịch, vô đạo đức, vô liêm sỉ: Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình! 

Đảng cộng sản cầm quyền đã đứng ngoài và đứng trên pháp luật khi ông đảng trưởng coi hiến pháp của nhà nước chỉ là văn bản pháp luật dưới cương lĩnh của đảng. Chỉ biết có đảng thì đương nhiên công an cũng đứng ngoài và đứng trên hiến pháp và pháp luật, trở thành thứ kiêu binh đông đúc, tàn bạo và ghê tởm nhất trong lịch sử Việt Nam. 

Mang danh bảo vệ pháp luật nhưng ứng xử với dân không theo khuôn phép pháp luật mà theo thói ngông cuồng của kiêu binh, ứng xử với dân không biết đến pháp luật mà chỉ biết có bạo lực thì đó là hành xử côn đồ. 

Từ lâu trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam đã xuất hiện từ ngữ mới “côn an” để chỉ những kẻ “chỉ biết còn đảng còn mình”, côn đồ mặc sắc phục công an, mang danh công an. Cũng từ lâu người dân không viết đầy đủ tên gọi bộ Công an mà viết thiếu chữ “g”, bộ Côn an. 

09.02.2020




 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [NEW]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc
Ngu dân VN từ tin nhãm chủ nghĩa CS đên mê tín dị đoan nhất thế giới!
Thảm Trạng Dân Tộc Vô Cùng Đau Đớn Của người Việt thời dại HCM
Chưa hề có lãnh đạo CSVN nào cho 1 đồng từ thiện mà chỉ tham nhũng trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc
Tìm hiểu sự thật bác Hồ là ai

     Đọc nhiều nhất 
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn [Đã đọc: 793 lần]
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích [Đã đọc: 743 lần]
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN [Đã đọc: 740 lần]
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 634 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 483 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 416 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 104 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 77 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 6 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.