Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24721475

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 03:02
Hơn 113,400 người chết vì Covid, 1.851 triệu người nhiễm bệnhtoàn thế giới, trên 22,000 người chêt tại Mỹ -- Đàn ông Việt ở Đức chết 58 tuổi
10.04.2020 22:21

Theo số liệu cập nhật của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), tính đến hết ngày 11/4, số người chết vì Covid-19 toàn cầu đã vượt 114,089 ca, tổng số người mắc bệnh 1,851,011 ca do Coronavirus, trên 22,000 người chết tại Mỵ 560,000 người nhiễm

Mỹ: Tâm điểm khủng hoảng dịch Covid-19


Với số liệu mới nhất, Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịc‌h Covid-19 với tổng số ca nhi‌ễm bện‌h và số ca t‌ử von‌g cao nhất thế giới.

Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 với tổng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong cao nhất thế giới. Ảnh: RTE
Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 với tổng số ca nhiễm bệnh và số ca tử vong cao nhất thế giới. Ảnh: RTE

Khi tình hình dịc‌h bện‌h diễn biến ngh‌iêm trọ‌ng, lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả 50 bang của Mỹ và thủ đô Washington D.C đã được đặt dưới tình trạng thả‌m họa do ảnh hưởng của đại dịc‌h Covid-19.

Wyoming ngày 11/4 đã trở thành bang thứ 50 và là bang cuối cùng của Mỹ, ban bố tình trạng thả‌m họa sau khi được Tổng thống Donald Trump phê chuẩn. Đây là lần đầu tiên toàn bộ 50 bang của Mỹ cùng thủ đô Washington được đặt dưới tình trạng thả‌m họa cùng lúc. Bên cạnh đó, các vùng lãnh thổ thuộc Mỹ như quần đảo Bắc Mariana, Guam, Puerto Rico cũng đã ban bố tình trạng thả‌m họa. Việc tuyên bố tình trạng thả‌m họa được đán‌h giá là giúp chính quyền các tiể‌u bang và vùng lãnh thổ sử dụng ngân sách liên bang để ứng phó với đại dịc‌h.

Theo thống kê, tính đến tối 11/4 (giờ địa phương),  tổng số ca t‌ử von‌g vì Covid-19 của Mỹ đã chính thức vượt qua Italy, đưa nước này thành nơi có nhiều ca t‌ử von‌g nhất thế giới. Tổng số ca mắc lên tới gân 533.000, trong đó số ca t‌ử von‌g là hơn 20.500. Con số này ở Italy lần lượt là 152.000 và gần 19.500.

Tại tâm dịc‌h bang New York, tổng số ca mắc bện‌h đã vượt 1‌80.000 người, trong đó có 8.627 ca t‌ử von‌g (chi‌ếm hơn 42% số ca t‌ử von‌g trên toàn nước Mỹ).

New Jersey là bang có số ca mắc Covid-19 cao thứ hai của Mỹ với 58.151 người, trong đó có 2.183 ca t‌ử von‌g. Ngoài ra, tại Mỹ hiện có 5 bang khác đã nghi nhậ‌n trên 20.000 ca mắc Covid-19 và 6 bang khác ghi nhậ‌n trên 10.000 ca mắc bện‌h.

Tuy nhiên, điều đáng khích lệ là tại New York, tâm dịc‌h Covid-19 của nước Mỹ, số người nhập việ‌n và số ca bện‌h Covid-19 cần hồi sức tích cực tiếp tụ‌c gi‌ảm, cho thấy tín hiệu lạc quan trong nỗ lực chống dịc‌h.

Thống đốc bang New York, ông Cuomo nói: "Tất cả các con số thống kê cho thấy đường cong của dịc‌h bện‌h đang đi xuống.  Vẫn có người bị nhi‌ễm bện‌h, vẫn có người đến bện‌h việ‌n nhưng tỷ lệ nhi‌ễm bện‌h tăng thấp hơn. Số lượng người nhập việ‌n cũng đã gi‌ảm."

Trong phát biểu vào hôm qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy chiến dịc‌h tích cực phòng chống dịc‌h bện‌h tại Mỹ đang cứ‌u sống rất nhiều người. Theo ông, số ca nhập việ‌n tại thành phố tâm dịc‌h New York đang tăng chậm lại. Một dấu hiệu lạc quan khác được Tổng thống Donald Trump nhắc tới là tổng số ca dự báo t‌ử von‌g vì dịc‌h bện‌h đã hạ xuống mức 60.000 ca, thấp hơn nhiều so với mức 100.000 đến 240.000 được dự báo trước đó.

“Ở New York, chúng ta đang chứng kiến việc nhập việ‌n gi‌ảm đáng kể, như tôi đã nói, và trên toàn quốc, số ca mắc mới mỗi ngày cũng đang đi theo đường nằm ngang. Điều này cho thấy chúng ta đang ở gần đỉnh điểm và chiến lược toàn diện của chúng ta đang hoạt độn‌g”, Tổng thống Trump nhấn mạnh.

Tuy nhiên, giới chức y tế Mỹ  cảnh báo, tuần tới, nước này sẽ đối diện với tuần tồi t‌ệ nhất khi rơi vào đỉnh dịc‌h  


Thủ tướng Anh xuất viện sau điều trị Covid-19

Dân trí  - Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay đã xuất viện sau 1 tuần điều trị do mắc bệnh Covid-19. Tuy nhiên, ông được khuyên không nên đi làm ngay trở lại.

>>Thủ tướng Anh lần đầu lên tiếng kể từ khi nhập viện vì Covid-19
>>Thủ tướng Anh rời phòng điều trị tích cực
>>Thủ tướng Anh phải thở oxy trong phòng điều trị tích cực

  1. Thủ tướng Anh xuất viện sau điều trị Covid-19 - 1

    Nhấn để phóng to ảnh

    Thủ tướng Anh Boris Johnson (Ảnh: Reuters)

    Truyền thông Anh dẫn thông báo ngày 12/4 của Văn phòng thủ tướng cho biết, ông Boris Johnson đã được xuất hiện và sẽ tiếp tục quá trình bình phục do mắc bệnh Covid-19 tại ngôi nhà ở vùng miền quê tại Chequers.

    "Theo lời khuyên của các bác sĩ, Thủ tướng sẽ không trở lại làm việc ngay tức thì", tuyên bố cho hay. "Ông cảm ơn tất cả mọi người tại bệnh viện St Thomas’ về sự chăm sóc tận tình mà ông nhận được. Ông luôn nghĩ đến những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này".

    Ông Johnson, 55 tuổi, đã nhập viện St Thomas’ ở trung tâm London vào ngày 5/4 do những triệu chứng dai dẳng của bệnh Covid-19. Một ngày sau đó, ông được đưa vào phòng chăm sóc tích cực và ở đây cho tới ngày 9/4.

    Trong một tuyên bố ngắn đưa ra hôm qua, Thủ tướng Johnson đã cảm ơn các nhân viên của Dịch vụ y tế Anh tại bệnh viện St Thomas. “Tôi không biết cảm ơn họ thế nào cho đủ. Tôi nợ họ mạng sống của tôi”, ông cho biết.

    Thủ tướng Boris Johnson có kết quả dương tính với virus Sars-CoV-2 gây bệnh Covid-19 hôm 27/3. Ông được cách ly tại số 11 phố Downing cạnh Phủ thủ tướng nhưng vẫn làm việc và điều hành các cuộc họp của chính phủ cho tới khi bệnh tình xấu đi.

    Ngày 11/4, Anh có thêm 917 ca tử vong vì Covid-19 ở các bệnh viện, nâng tổng số người chết vì virus Sars-CoV-2 ở nước này lên 9.875. Tính tới hôm qua, Anh ghi nhận tổng cộng gần 80.000 người mắc Covid-19.

    < iframe frameborder="0" src="https://gadgets.dantri.com.vn/corona?embed=true" id="dantri-widget-corona-undefined" allowfullscreen="true" webkitallowfullscreen="true" mozallowfullscreen="true" scrolling="no" style="margin: 0px auto; padding: 0px; outline: 0px; max-width: 100%; border-width: initial; border-style: none; width: 460px; height: 594px; overflow: hidden;">< /iframe>
    An Bình
    Dân trí - Các đại sứ châu Phi tại Trung Quốc đã thư gửi tới Ngoại trưởng nước này để phản đối "sự phân biệt đối xử" đối với người châu Phi.
    >>Những người châu Phi bị dồn vào cảnh không nhà ở Trung Quốc
    Châu Phi phản đối Trung Quốc phân biệt đối xử công dân - 1Nhấn để phóng to ảnh
    Người châu Phi ngủ trên nền đất ở Quảng Châu, Trung Quốc (Ảnh: Twitter)

    Reuters đưa tin, vài quốc gia châu Phi đã yêu cầu Trung Quốc giải quyết các lo ngại của họ rằng người châu Phi, đặc biệt tại thành phố Quảng Châu ở miền nam nước này, đang bị phân biệt đối xử và quấy rối.

    Sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh tại tâm dịch Covid-19 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc giờ đang lo ngại về các ca ngoại nhập và đã thắt chặt kiểm soát biên giới. Bắc Kinh đã bác bỏ các cáo buộc phân biệt đối xử trong khi tăng cường các biện pháp xử lý người nước ngoài không tuân thủ kiểm dịch.

    Trong những ngày gần đây, nhiều người châu Phi tại Quảng Châu đã báo cáo tình trạng họ bị chủ nhà đuổi ra khỏi các căn hộ đang thuê, bị xét nghiệm Covid-19 vài lần mà không được thông báo kết quả, bị xa lánh và phân biệt đối xử nơi công cộng. Những cáo buộc này đã được báo chí địa phương và mạng xã hội đăng tải.

    Theo Reuters, bức thư của các đại sứ nói rằng “sự kỳ thị và phân biệt đối xử” như vậy đã tạo ra ấn tượng sai lầm rằng người châu Phi đang phát tán virus này.

    “Nhóm các đại sứ châu Phi tại Bắc Kinh ngay lập tức yêu cầu chấm dứt việc thử nghiệm ép buộc, cách ly và các biện pháp đối xử vô nhân đạo khác nhằm vào người châu Phi”, bức thư viết.

    Bức thư trên đã được gửi tới nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc là Ngoại trưởng Vương Nghị, và bản sao của nó cũng được gửi tới Liên minh châu Phi, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và tất cả các ngoại trưởng châu Phi.

    Phát biểu trong một cuộc họp báo hôm nay, một quan chức Bộ ngoại giao Trung Quốc cho hay Quảng Châu đang thực hiện các biện pháp chống dịch đối với bất kỳ ai từ nước ngoài đến thành phố này, không kể quốc tịch, giới tính hay chủng tộc.

    Bức thư của các ngoại trưởng cũng nêu ra một số vụ việc được đưa tin gần đây, trong đó có các trường hợp người châu Phi bị đuổi khỏi khách sạn giữa đêm, bị tịch thu hộ chiếu, đe dọa thu hồi thị thực, bị bắt hoặc trục xuất.

    Ngoại trưởng Ghana Shirley Ayorkor Botchwey ngày 11/4 cho biết bà đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối về sự bất bình của bà và kêu gọi hành động ngay tức thì.

    Bộ Ngoại giao Kenya cũng bày tỏ “lo ngại chính thức” và cho biết chính phủ đang phối hợp với giới chức Trung Quốc để giải quyết các vấn đề.

    Ngày 10/4, nghị sĩ Nigeria Akinola Alabi đã đăng tải một video về cuộc gặp giữa lãnh đạo hạ viện Nigeria Femi Gbajabiamila và đại sứ Trung Quốc Zhou Pingjian, trong đó ông Gbajabiamila đề nghị nhà ngoại giao Trung Quốc giải thích về các cáo buộc kỳ thị đối với người Nigeria tại Trung Quốc.
    An Bình Theo Reuters
  2. Châu Phi phản đối Trung Quốc phân biệt đối xử công dân
  3. Lần đầu tiên tất cả 50 bang của Mỹ ban bố tình trạng thảm họa

Duy Anh

Lần đầu tiên trong lịch sử, tất cả 50 bang của Mỹ và thủ đô Washington D.C đã được đặt dưới tình trạng thảm họa do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. 

Theo Guardian, Wyoming hôm 11/4 đã trở thành bang thứ 50, và là bang cuối cùng của Mỹ, ban bố tình trạng thảm họa sau khi được Tổng thống Donald Trump phê chuẩn. Đây là lần đầu tiên toàn bộ 50 bang của Mỹ cùng thủ đô Washington D.C được đặt dưới tình trạng thảm họa cùng lúc.  Bên cạnh đó, các vùng lãnh thổ thuộc Mỹ như quần đảo Bắc Mariana, Guam, Puerto Rico cũng đã ban bố tình trạng thảm họa. 

  1. Lan dau tien tat ca 50 bang cua My ban bo tinh trang tham hoa hinh anh 1 Wyoming.jpg

    Nhân viên y tế tiến hành kiểm tra sức khỏe tại một điểm lưu động tại Wyoming. Ảnh: AP.

    Việc tuyên bố tình trạng thảm họa được đánh giá là giúp chính quyền các tiểu bang và vùng lãnh thổ sử dụng ngân sách liên bang để ứng phó với đại dịch.

    "Dù tình hình ở Wyoming chưa đến mức trầm trọng như một số bang khác, tuyên bố tình trạng thảm họa sẽ giúp chúng tôi chuẩn bị và huy động các nguồn lực khi cần thiết", Thống đốc Mark Gordon của bang Wyoming phát biểu.

    Wyoming là tiểu bang thưa dân nhất nước Mỹ với 578.000 người. Tới thời điểm hiện tại, số người nhiễm Covid-19 tại Wyoming là 253 trường hợp, trong đó chưa có ca nào tử vong.

    Mỹ hiện là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao nhất thế giới. Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số ca dương tính với Covid-19 tại Mỹ đã lên đến 524.903 trường hợp, với 20.389 ca tử vong. New York là bang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh với hơn 181.000 ca Covid-19, trong đó hơn 8.600 người đã tử vong.

1.778.862
108.774
402.651
50.586
 Nhiễm bệnhTử vong
Châu Âu852.89973625
Bắc Mỹ568.81121796
Mỹ532.74120581
Châu Á286.44110588
Tây Ban Nha163.02716606
Italy152.27119468
Pháp129.65413832
Đức125.4522871
Trung Quốc81.9533339
Anh78.9919875
Iran70.0294357
Thổ Nhĩ Kỳ52.1671101
South America48.0681947
Bỉ28.0183346
Thụy Sỹ25.1071036
Hà Lan24.4132643
Canada23.318653
Brazil20.9621140
Bồ Đào Nha15.987470
Africa14.220745
Áo13.806337
Nga13.584106
Israel10.743101
Hàn Quốc10.480211
Thụy Điển10.151887
Ireland8.928320
Ấn Độ8.446288
Oceania7.70260
Ecuador7.257315
Chile6.92773
Peru6.848181
Na Uy6.409119
Ba Lan6.356208
Australia6.30356
Nhật Bản6.00599
Đan Mạch5.996260
Romania5.990291
Czech5.902129
Pakistan5.01186
Malaysia4.53073
Philippines4.428247
Saudi Arabia4.03352
Mexico3.844233
Indonesia3.842327
UAE3.73620
Serbia3.38074
Luxembourg3.27062
Panama3.23479
Phần Lan2.90549
Cộng hòa Dominica2.759135
Qatar2.7286
Colombia2.709100
Thái Lan2.51835
Ukraine2.51173
Singapore2.2998
Belarus2.22623
Argentina2.14289
Hy Lạp2.08193
Nam Phi2.02825
Ai Cập1.939146
Algeria1.825275
Iceland1.6898
Moldova1.56030
Morocco1.545111
Croatia1.53421
Iraq1.31872
New Zealand1.3124
Hungary1.31085
Estonia1.30424
Slovenia1.18850
Kuwait1.1541
Azerbaijan1.05811
Bahrain1.0406
Lithuania1.02623
Hong Kong1.0014
Armenia96713
Bosnia & Herzegovina94637
Kazakhstan86510
Cameroon82012
Uzbekistan7674
Macedonia76034
Slovakia7282
72113
Diamond Princess71211
Tunisia68528
Bulgaria66128
Latvia6303
Cuba62016
Lebanon61920
Cyprus61610
Andorra60126
Costa Rica5773
Afghanistan55518
Oman5463
Ivory Coast5334
Uruguay4947
Niger49111
Burkina Faso48427
Bangladesh48230
Albania43323
Ghana4088
Channel Islands4079
Honduras39224
ReUNI0N3880
Đài Loan3856
Jordan3817
Malta3703
San Marino35635
Kyrgyzstan3395
Mauritius3199
Nigeria31810
Senegal2782
Bolivia27520
Palestine2682
Montenegro2632
Việt Nam2580
Guinea2500
Georgia2423
Isle of Man2262
DRC22320
Sri Lanka1987
Mayotte1963
Kenya1917
Djibouti1872
Faeroe Islands1840
Venezuela1759
Martinique1556
Guadeloupe1438
Guatemala1373
Brunei1361
Paraguay1336
Gibraltar1290
Campuchia1200
Rwanda1200
El Salvador1186
Trinidad & Tobago1128
Madagascar1020
Monaco921
Aruba920
Mali877
Guiana860
Liechtenstein791
Togo763
Jamaica694
Ethiopia693
Barbados684
Congo605
Quần đảo Cayman531
Uganda530
French Polynesia510
Sint Maarten509
Liberia485
Bermuda484
Bahamas468
Gabon461
Guyana456
Macau450
Zambia402
Myanmar383
Guinea-Bissau380
Benin351
Eritrea340
Haiti332
Tanzania323
Saint Martin322
Syria252
Libya251
Antigua and Barbuda212
Somalia211
Mozambique200
Angola192
Sudan192
Maldives190
Guinea Xích Đạo180
Lào180
New Caledonia180
Dominica160
Fiji160
Mông Cổ160
Namibia160
Saint Lucia150
Zimbabwe143
Curacao141
Grenada140
Belize132
Botswana131
Malawi122
Saint Kitts and Nevis120
St. Vincent Grenadines120
Eswatini120
Chad110
Greenland110
Seychelles110
Suriname101
Sierra Leone100
MS Zaandam92
Gambia91
Nicaragua91
Turks and Caicos91
Nepal90
Montserrat90
Cabo Verde81
CAR80
Vatican City80
Mauritania71
St. Barth60
Western Sahara60
Bhutan50
Burundi50
Falkland50
6,11%

(Ước tính của WHO)

2-14 ngày

(Có thể 0-27 ngày)

2-3

(Phát hiện 2-3 ca mắc mới sau mỗi ca)

219

Cập nhật 07:16 - 12/04/2020

Số ca nhiễm virus corona ở Mỹ vượt 500.000 ngày 10/4, theo các thống kê, tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy các lệnh phong tỏa, ở nhà diện rộng đang giúp kiềm chế số ca nhiễm mới.

Số ca mắc Covid-19 tại Mỹ đã tăng 30.000-35.000 ca mỗi ngày sau khi xét nghiệm được tiến hành rộng rãi. Tính đến 9h sáng 11/4, tổng số ca nhiễm ở Mỹ là 500.399 ca.

Về số ca tử vong, Mỹ trở thành nước đầu tiên ghi nhận hơn 2.000 ca tử vong vì virus corona trong một ngày, khi có 2.108 ca tử vong trong 24 giờ qua, theo thống kê của Đại học John Hopkins.

>>Hơn 1,5 triệu người mắc Covid-19, thế giới đối mặt suy thoái chưa từng có
>>Đặc điểm nguy hiểm khiến SARS-CoV-2 dễ lây lan hơn chủng virus corona khác
>>Thách thức nguy hiểm từ biến chủng của virus gây bệnh Covid-19

Hơn 100.000 người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thế giới đã có hơn 1,6 triệu người mắc Covid-19, trong đó hơn 102.000 người tử vong. (Ảnh minh họa: EPA)

Dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cuối năm ngoái đến nay đã lan ra ít nhất 213 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ca tử vong đầu tiên trên thế giới vì Covid-19 được xác nhận là tại thành phố Vũ Hán vào ngày 9/1. Chỉ 83 ngày sau đó, số ca tử vong vì dịch bệnh này đã lên 50.000 ca và chỉ thêm 8 ngày nữa để cán mốc 100.000 ca. Hiện có hơn 376.000 người đã bình phục.

Tỷ lệ tử vong trong ngày có xu hướng tăng mạnh trong một tuần trở lại đây, dao động từ 6-10%, đặc biệt riêng ngày 9/4, cả thế giới ghi nhận gần 7.300 ca tử vong do Covid-19. Tuy nhiên, đến nay, số người tử vong do đại dịch Covid-19 vẫn thấp hơn nhiều so với số người tử vong vì dịch cúm Tây Ban Nha. Dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát vào năm 1918 và đến năm 1920 đã lấy đi sinh mạng của hơn 20 triệu người.

Hơn 100.000 người chết vì Covid-19 trên toàn thế giới - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Dịch Covid-19 hiện đã lan ra toàn cầu, với số người chết vượt 100.000. (Đồ họa: ABC)

Với số liệu ghi nhận đến ngày 10/4, tỷ lệ tử vong do Covid-19 toàn cầu là khoảng 6,3%. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ thực tế có thể thấp hơn do nhiều ca bệnh triệu chứng nhẹ hoặc không co triệu chứng không được thống kê vào số người nhiễm bệnh.

Tại một số nước như Italia, Pháp, Algeria, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh, tỷ lệ tử vong thậm chí hơn 10%. Một trong các nghiên cứu lớn nhất về tỷ lệ tử vong do Covid-19 được tiến hành với 44.000 bệnh nhân ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ này chỉ khoảng 2,9%.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, trong khi ngày càng có nhiều người trẻ tuổi tử vong vì Covid-19, song 93% số người tử là người trên 50 tuổi, trong đó hơn một nửa là ngoài 70 tuổi. Tại các quốc gia có dân số già như Italia, Tây Ban Nha, dịch có xu hướng tác động nghiêm trọng hơn. Riêng khu vực Nam Âu chiếm hơn 1/3 số ca tử vong toàn cầu.

Số người chết tại Tây Ban Nha vượt 16.000, Italia gần 19.000

Dân trí - Pháp, Tây Ban Nha và Italia tiếp tục ghi nhận thêm hàng trăm ca tử vong vì Covid-19, trở thành những ổ dịch lớn nhất tại châu Âu.

>>Ranh giới sống - chết bên trong các bệnh viện Italia
>>Số ca tử vong vì Covid-19 tại Pháp vượt 12.200
>>Tây Ban Nha có hơn 15.000 ca tử vong, Thủ tướng tuyên bố dịch đã đạt đỉnh

< iframe frameborder="0" src="https://gadgets.dantri.com.vn/corona?embed=true" id="dantri-widget-corona-undefined" allowfullscreen="true" webkitallowfullscreen="true" mozallowfullscreen="true" scrolling="no" style="margin: 0px auto; padding: 0px; outline: 0px; max-width: 100%; border-width: initial; border-style: none; width: 460px; height: 594px; overflow: hidden;">< /iframe>
Số người chết tại Tây Ban Nha vượt 16.000, Italia gần 19.000 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Nhân viên y tế đặt bình ô xy cho bệnh nhân nghi mắc Covid-19 tại nhà riêng ở Paris, Pháp. (Ảnh: AFP)

Hơn 13.000 người chết tại Pháp

Giám đốc Cơ quan Y tế Pháp Jerome Salomon ngày 10/4 cho biết nước này ghi nhận thêm 987 ca tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 554 ca tại các bệnh viện và 433 ca tại các viện dưỡng lão. Tổng số ca tử vong vì Covid-19 tại Pháp tính đến thời điểm hiện tại được ghi nhận ít nhất 13.197 người.

Số người chết vì Covid-19 tại các viện dưỡng lão ở Pháp đã tăng lên tới 4.599 trường hợp, chiếm hơn 1/3 trong tổng số ca tử vong tại nước này. Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 tại các viện dưỡng lão tại Pháp đã vượt 34.100 người.

Số ca nhiễm và nghi nhiễm virus corona tại Pháp cũng tăng thêm 7.120 người, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 124.869.

Theo thống kê của Bộ Y tế Pháp, 7.004 người đang được điều trị tại các phòng chăm sóc tích cực tính đến ngày 10/4, giảm 62 người so với ngày trước đó.

Giới chức Pháp ngày 10/4 đã chuyển thêm 45 bệnh nhân Covid-19 bằng tàu cao tốc tới khu vực tây nam của nước này nhằm giảm bớt sức ép cho các bệnh viện đang bị quá tải ở khu vực thủ đô Paris.

Khoảng 200 bệnh nhân Covid-19 đã được sơ tán bằng đường bộ và đường hàng không từ khu vực Paris kể từ ngày 1/4. Tây nam Pháp vẫn là một trong những khu vực bị ảnh hưởng ít nhất bởi dịch Covid-19.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại các viện dưỡng lão vẫn là vấn đề khó khăn tại Pháp. Giới chức y tế vùng Ile-de-France Paris và các khu vực lân cận cho biết hơn 400 trên tổng số 700 viện dưỡng lão tại đây đã ghi nhận ít nhất 1 ca mắc Covid-19.

Pháp đã áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 17/3 trong một nỗ lực nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19. Người dân chỉ được phép ra ngoài trong các trường hợp cần thiết và sẽ bị xử phạt nếu vi phạm.

“Chúng ta bắt đầu chứng kiến những hiệu quả đầu tiên của lệnh phong tỏa trong những ngày qua”, ông Salomon nói, đồng thời cho biết đại dịch đang “chậm lại” tại Pháp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ có bài phát biểu trước toàn dân vào ngày 13/4. Đây là bài phát biểu lần thứ 3 của ông Macron kể từ khi dịch bùng phát tại Pháp. Dự kiến Tổng thống Pháp sẽ thông báo kéo dài lệnh phong tỏa, sau khi lệnh phong tỏa hiện tại kết thúc vào ngày 15/4.

Pháp hiện là nước có số ca tử vong vì Covid-19 cao thứ 3 thế giới, sau Italia và Mỹ, trong khi số ca mắc Covid-19 tại Pháp hiện đứng thứ 4 thế giới.

Italia thêm 510 ca tử vong

Số người chết tại Tây Ban Nha vượt 16.000, Italia gần 19.000 - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Một nhân viên y tế thăm khám cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện ở Varese, Italia. (Ảnh: Reuters)

Italia ngày 10/4 tiếp tục ghi nhận thêm 510 ca tử vong vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong tại nước này kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát hôm 21/2 lên 18.849 người. Italia cũng là nước có số người chết vì Covid-19 cao nhất thế giới.

Italia hôm qua cũng ghi nhận thêm 3.951 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 147.577 người. Nước vượt qua Italia trên bảng thống kê số người mắc Covid-19 là Mỹ với 501.778 trường hợp.

Tính đến ngày 10/4, 3.497 người đang được điều trị tại các phòng chăm sóc tích cực tại Italia, giảm so với 3.605 người vào ngày trước đó. Đây cũng là ngày giảm thứ 7 liên tiếp, đánh dấu tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Italia.

Thủ tướng Italia Giuseppe Conte hôm qua thông báo sẽ kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc tới ngày 3/5, thay vì tới ngày 13/4 theo lệnh phong tỏa hiện tại. Các hoạt động kinh doanh tại Italia vẫn phải đóng cửa, trong khi người dân chỉ được ra ngoài nếu có lý do cấp thiết.

Số người chết tại Tây Ban Nha vượt 16.000

Tại Tây Ban Nha, số ca tử vong vì Covid-19 tính đến ngày 10/4 đã lên tới 16.081 trường hợp, tăng 634 ca so với ngày trước đó. Trong khi đó, số ca nhiễm tại Tây Ban Nha tăng thêm hơn 5.000 trường hợp, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 158.273 người và xếp thứ hai thế giới sau Mỹ.

Sau gần 1 tháng áp lệnh phong tỏa toàn quốc, Madrid và Catalan vẫn là hai vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 tại Tây Ban Nha. Quân đội Tây Ban Nha đã triển khai gần 7.000 binh sĩ để tham gia cuộc chiến chống dịch Covid-19.

Tuần tới Tây Ban Nha sẽ bắt đầu chương trình xét nghiệm kháng thể để kiểm soát quy mô dịch Covid-19 tại nước này. Hơn 62.000 người từ 30.000 hộ gia đình sẽ cung cấp mẫu máu để xét nghiệm.

Quốc hội Tây Ban Nha ngày 9/4 đã kéo dài tình trạng khẩn cấp tại nước này đến ngày 26/4. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết nhiều khả năng các biện pháp phong tỏa tại Tây Ban Nha sẽ tiếp tục kéo dài ít nhất tới ngày 11/5.

Một số nước châu Âu cũng ghi nhận số ca tử vong và mắc Covid-19 tiếp tục tăng lên trong 24 giờ qua.

Số ca tử vong vì Covid-19 tại Anh ngày 9/4 đã tăng vọt lên tới gần 9.000 người, trong khi số ca nhiễm hiện ở mức hơn 73.000 người.

Hà Lan và Bỉ cũng được xem là 2 điểm nóng dịch bệnh tại châu Âu với số người chết lần lượt là 2.511 và 3.019 trường hợp. Thụy Sĩ cho đến nay có ít nhất 1.002 ca tử vong, trong khi số người chết tại Thụy Điển được ghi nhận 870 trường hợp.

Thành Đạt

Covid-19 : Nhân viên y tế Ý trả giá đắt

Thanh Hà, RFI

Với 18.279 người thiệt mạng vì Covid-19 tính đến ngày 09/04/2020, Ý là quốc gia có số người tử vong vì virus corona cao nhất thế giới và nhân viên y tế tại quốc gia này đang trả giá đắt. Cơ quan quản lý giới y khoa tại Ý thông báo cho tới nay, có 99 bác sĩ chuyên khoa và đa khoa đã thiệt mạng trong mùa dịch Covid-19.

QUẢNG CÁO

Thông tín viên Anne Le Nir từ Roma cho biết thêm :

"Tương tự như nhân viên cứu hộ đào bới những đống gạch đổ nát để cứu người bằng mọi giá sau một trận động đất, từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Ý, khoảng một trăm bác sĩ, chuyên gia trên tuyến đầu tại các bệnh viện và kể cả các bác sĩ gia đình đi thăm bệnh nhân tại nhà, đã bị virus corona cướp đi sinh mạng. Phần lớn nạn nhân là nam giới, tuổi trung bình trên 60 và làm việc tại miền bắc nước Ý. Giờ đây, họ được tuyên dương như những vị anh hùng. Tương tự như vậy, trong số các y tá cũng đã có 27 người thiệt mạng. Những người này tử vong trong khi nước Ý không có trang thiết bị bảo hộ cá nhân.

Các cơ quan đặc trách phân phối khẩu trang, găng tay, kính và quần áo bảo hộ khẳng định là giờ đây sẽ cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết cho nhân viên y tế. Dù vậy, danh sách những người thiệt mạng có nguy cơ sẽ dài hơn nữa trong những ngày tới đây."

Tây Ban Nha : Số ca tử vong giảm xuống mức thấp nhất từ hôm 24/03/2020

Tây Ban Nha phải chăng đã vượt qua đỉnh dịch ? Madrid ngày 10/04/2020 thông báo trong 24 giờ qua đã có thêm 605 người tử vong. Đây là mức thấp nhất kể từ khi dịch bùng phát hồi tuần cuối tháng 3/2020.

Tổng số người thiệt mạng tại Tây Ban Nha tính tới hôm nay lên đến 15.843 người và đã có trên 157.000 ca dương tính với virus corona. Trước mắt, thủ tướng Pedro Sanchez thiên về giả thuyết kéo dài thời hạn phong tỏa sau ngày 25/04/2020.

Sáng 11/4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới, ổ dịch phức tạp tại Hạ Lôi

Dân trí Đến 6h sáng 11/4 số ca mắc Covid-19 tại nước ta vẫn là 257. Hà Nội xuất thêm hiện ổ dịch phức tạp tại thôn Hạ Lôi với 5 ca bệnh.
>>Chống dịch Covid-19: Cả cuộc chiến vẫn còn ở phía trước!
>>Bộ Y tế xác nhận thêm ca lây nhiễm Covid-19 tại ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh
>>Gần 4500 người tiếp xúc với ổ dịch Covid-19 tại bar Buddha

Bộ Y tế thông báo đến 6h sáng 11/4, Việt Nam chưa ghi nhận thêm ca mắc mới Covid-19 nào. Số mắc hiện vẫn là 257 trường hợp, trong đó 159 người từ nước ngoài chiếm 61,9%; 98 người lây nhiễm thứ phát.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly, theo dõi sức là 75.337. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.290; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 20.005; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 54.042.

Sáng 11/4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới, ổ dịch phức tạp tại Hạ Lôi - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Về điều trị, đã có 144 trường hợp đã khỏi bệnh, hiện còn 113 bệnh nhân đang điều trị tại 16 cơ sở y tế. Trong đó, 70 ca đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, 39 ca đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; và 4 trường hợp điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện.

Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 20. Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2 là 8.

Về công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Chúng ta đã chiến thắng từng trận đánh, nhưng cả cuộc chiến vẫn còn ở phía trước. Do đó, chúng ta cần đồng lòng, có niềm tin, ủng hộ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, hướng dẫn của ngành y tế.

Sáng 11/4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới, ổ dịch phức tạp tại Hạ Lôi - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Cán bộ Trung tâm Y tế quận Đống Đa làm test nhanh sàng lọc SARS-CoV-2 cho người dân.

Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, những ngày qua tình dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, nhưng người dân không được chủ quan, tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ thị về cách ly xã hội. Chiến lược của Việt Nam là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. 

Các chuyên gia khuyến cáo, giống như nhiều nước trên thế giới tỷ lệ diễn tiến nặng ở bệnh nhân lớn tuổi, trên 60 tương đối cao. Việt Nam có 20 bệnh nhân trên 60 tuổi thì có 4 trường hợp suy hô hấp nặng, phải thở máy. Ở độ tuổi 40-60, nước ta có 69 bệnh nhân, có 2 người phải thở máy. 

Dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện bước sang giai đoạn 3 lây lan trong cộng đồng. Có thể lúc này chưa thấy nhiều ca lây trong cộng đồng nhưng có thể có ca mắc mà không biết. 

Đến sáng 11/4, số ca mắc Covid-19 trên cả nước là 257 trường hợp. Trong đó riêng ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội đã ghi nhận 5 trường hợp mắc Covid-19. Hà Nội đánh giá đây hiện là ổ dịch phức tạp của thành phố. Trong đó ca bệnh 243 được phát hiện đầu tiên. Bệnh nhân này có tiền sử từng đến BV Bạch Mai, đi lại nhiều giữa Hà Nội, Mê Linh và đưa người nhà đến BV Phụ sản Hà Nội khám.

Sáng 11/4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới, ổ dịch phức tạp tại Hạ Lôi - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Liên quan đến bệnh nhân này đã có 4 ca lây nhiễm là bệnh nhân 250, 253, 254, 257 là hàng xóm, chị dâu và con của hàng xóm của bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân 254 có đến BV Thận Hà Nội chạy thận.

Ngày 10/4 Bộ Y tế quyết định cử tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương dẫn đầu hỗ trợ Hà Nội dập dịch. Đây tổ công tác đã có nhiều kinh nghiệm trong việc dập dịch tại xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc và ổ dịch tại Bình Thuận trước đó.

Hà Nội đã tiến hành khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi với 2.711 hộ gia đình (11.077 người), lấy 270 mẫu xét nghiệm những người có tiếp xúc gần. 

Nam Phương

Theo Reuters, AFP, France 24

Võ sĩ gốc Việt đau lòng vì sự thù ghét nhằm vào dân gốc Á

Martin Nguyen, võ sĩ MMA người Australia gốc Việt cảm thấy giận dữ và đau lòng trước nạn phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á liên quan đến đại dịch Covid-19.

Martin Nguyen, người đang nắm giữ 2 đai vô địch ở 2 hạng cân khác nhau tại giải o­nE Championship đã lên án cuộc tấn công phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á ở Australia, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tấn công toàn cầu.

Nguyen, 31 tuổi sinh ra và lớn lên ở Sydney. Cha mẹ anh là người Việt Nam định cư ở Australia, đã trở lại thành phố và tự cách ly với vợ con. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến các trận đấu trong khuôn khổ o­nE Championship đã bị hoãn lại.

Nhưng khi cả thế giới đang ở giữa cuộc chiến chống lại đại dịch, người gốc Á đã gặp phải sự phân biệt chủng tộc ở các quốc gia như Mỹ, Australia và một số nước khác.

Vo si goc Viet dau long vi su thu ghet nham vao dan goc A hinh anh 1 fa1530be_7a40_11ea_9b24_e7152d1bf921_972x_182159.jpg

Martin Nguyen (trái) trong lễ nhận đai vô địch vào tháng 8/2019. Ảnh: SCMP.

“Cũng là con người, sao lại ghét ai đó chỉ vì nơi họ đến, điều đó thật tàn khốc và đó không phải là con người. Thể hiện sự căm ghét đối với chủng tộc liên quan đến căn bệnh đang tàn phá khắp nơi, điều đó hoàn toàn sai, cách mọi người đang thể hiện với nó khiến tôi tức giận”, Nguyen nói với South China Morning Post.

“Nhưng điều đó đang nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Điều duy nhất tôi có thể làm là nâng cao nhận thức, tôi không thể làm bất cứ điều gì khác ngoài điều đó”, võ sĩ Nguyen nói.

Anh cho biết thêm bản thân chưa gặp phải vấn đề như thế khi lớn lên ở Sydney, nhưng sự bùng phát dịch bệnh lần này đã mang lại điều tồi tệ cho một số người. Nhưng ngay bây giờ nó là một vấn đề lớn. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc luôn tồn tại cho dù không có vấn đề gì xảy ra.

“Đây chỉ là một phần của vấn đề đang diễn ra lúc này”, Nguyen chia sẻ. “Phân biệt chủng tộc vẫn luôn ở đó. Sẽ có những người ngoài kia dung dưỡng nó theo cách như vậy”.

“Khi sự phân biệt xảy ra, điều đó thực sự đau lòng. Bạn thấy những người vô tội đi bộ trên đường bị quấy nhiễu. Tôi không muốn nghĩ về nó”, võ sĩ Nguyen nói.

“Hãy giữ an toàn, điều quan trọng nhất là hãy ở nhà cùng gia đình, giữ vệ sinh sạch sẽ”, Martin Nguyen gửi thông điệp tới người hâm mộ. “Thế giới sẽ cùng nhau tiến về phía trước và chúng ta sẽ trở lại cuộc sống bình thường”.

“Các bạn sẽ thấy tất cả các trận đánh đều đi đến hồi kết. o­nE Championship sẽ thi đấu ngay khi được phép và chúng ta sẽ có thời gian thú vị”, Martin Nguyen khích lệ.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ vượt 500.000

Số ca nhiễm virus corona ở Mỹ vượt 500.000 ngày 10/4, theo các thống kê, tuy nhiên có dấu hiệu cho thấy các lệnh phong tỏa, ở nhà diện rộng đang giúp kiềm chế số ca nhiễm mới.

Bất chấp sự phản đối chắc chắn của Cộng hòa, Đảng Dân chủ với sự cổ vũ của giới truyền thông vẫn kiên quyết thúc đẩy tiến trình luận tội mặc dù kết quả cầm chắc thất bại, nhưng hòng đạt mục tiêu phá hoại hình ảnh của tổng thống trước kỳ bầu cử mới. Hậu quả mà có lẽ Đảng Dân chủ cũng không ngờ tới là chính quyền Trump buộc phải đối đầu với mối đe dọa sinh tử trước mắt thay vì tập trung quan sát, chuẩn bị cho một cơn đại dịch còn chưa thành hình đến từ Trung Quốc.

Những phát ngôn và nỗ lực ban đầu chống lại dịch bệnh của chính quyền Trump rõ ràng là không hoàn hảo, nhưng để nói như những người chống lại ông rằng chính phủ của ông đã không làm được gì để ngăn chặn dịch bệnh thật là lố bịch. Joe Biden, đề cử viên sáng giá của đảng Dân chủ, đã chỉ trích lệnh cấm biên với Trung Quốc hồi cuối tháng Một của ông Trump là “bài ngoại quá khích”. Cùng lúc đó, sự chia rẽ và thù hằn đảng phái tại Thượng viện – nơi nắm quyền phế truất ông Trump – đã bị đẩy lên tới đỉnh. Trong khi các công tố viên của Đảng Dân chủ trong phiên tòa Thượng viện đã gọi ông Trump bằng nhiều cái tên như ông hoàng hay kẻ độc tài đang thành hình, thử tưởng tượng họ sẽ còn phản đối Trump đến đâu khi ông đơn phương ra các mệnh lệnh đóng cửa quốc gia chặt chẽ hơn?

Trong cơn bão luận tội, ông Trump mặc dù có những dòng tweet trấn an người Mỹ về dịch bệnh, như so sánh virus corona với việc cúm mùa giết hại hàng chục ngàn người Mỹ mỗi năm, cũng như ca ngợi quá sớm sự “minh bạch” của Trung Quốc trong công tác dập dịch, hành động của ông tỏ ra quyết liệt hơn nhiều. Sau khi cấm toàn bộ người Trung Quốc và người nước ngoài từng tới Trung Quốc nhập cảnh, tới tháng Hai, ông còn mở rộng lệnh cấm sang Nhật, Hàn Quốc, Ý và Iran. Sang đầu tháng Ba, ông phong tỏa đi lại với toàn bộ Châu Âu – một mệnh lệnh khiến cả Châu Âu ngơ ngác còn phe Dân chủ thì thêm nước công kích Trump kịch liệt. Nhưng chỉ một tuần sau, tất cả các nước Châu Âu lại học theo Trump tự dựng rào phong tỏa lẫn nhau.

Trên thực tế, tình hình nước Mỹ sẽ còn tồi tệ hơn nhiều nếu Đảng Dân chủ kéo dài vụ luận tội Trump. Thử tưởng tượng nếu các Thượng Nghị sĩ Cộng hòa chịu thua áp lực và chấp nhận yêu cầu gọi thêm nhân chứng của Đảng Dân chủ, Thượng viện sẽ phải dành hầu hết tháng Hai để lấy lời khai nhân chứng và tranh cãi kịch liệt trước tòa để tìm cách làm xấu hình ảnh chính trị của đối phương. Theo kịch bản này, phiên xử luận tội không thể kết thúc vào cuối tháng 2, trong khi thị trường chứng khoán bắt đầu đổ dốc vào ngày 24/2 khi người ta thấy rõ rằng Châu Âu và Mỹ không thể tránh khỏi sự lây lan của đại dịch. Lúc đó, liệu Phe Dân chủ có tạm hoãn chiến dịch phế truất tổng thống trong thời gian trọng yếu đó, hay lại tăng gấp đôi nỗ lực của họ?

Vụ luận tội đã để lại những vết nhơ gây chia rẽ quốc gia đến tận hôm nay. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi – người khai mào vụ luận tội, và Tổng thống Trump đã không nói chuyện với nhau suốt 5 tháng và nhiều khả năng sẽ không trong suốt cuộc khủng hoảng này. Sự thù ghét giữa 2 người vốn đã sâu sắc, vụ luận tội khiến cho mối quan hệ này khó có ngày sửa chữa được.

Thực tế là sự ghét bỏ Trump, cái mà ông Trump gọi một cách trào phúng là “hội chứng điên loạn vì Trump”, đã lên tới mức mà mọi hành động của ông đều bị phe bên kia chỉ trích. Nếu ông hành động quyết liệt hơn vào tháng Hai, chẳng hạn như đóng cửa toàn bộ đất nước với cả Châu Âu, chắc chắn sẽ có nhiều người lên án ông là cố tình tạo ra cuộc khủng hoảng nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi vụ luận tội. Nay khi chúng ta đang phải chịu đựng hậu quả của đại dịch, ông lại bị công kích là đã coi thường dịch bệnh, không phản ứng đủ nhanh.

Những người đang phê phán ông cũng bỏ qua một vấn đề quan trọng. Không ai có thể dự đoán trước đại dịch. Không một quốc gia Châu Âu nào dự phòng đủ số bộ kit xét nghiệm COVID-19 hay đặt hàng đủ khẩu trang, máy thở để chuẩn bị cho tình cảnh tệ hại nhất. Mặc dù ông Trump có tỏ ra coi nhẹ virus trên những phát ngôn nhằm trấn an nền kinh tế, thì trên chính sách thực tế, không một nước Âu Mỹ nào, kể cả thủ tướng Canada được phe cấp tiến ngưỡng mộ, có sự chuẩn bị cho đại dịch tốt hơn ông Trump. Những nhà phân tích có lý trí nhìn thấy một thực tế rằng việc một chính trị gia dự đoán trước được một sự kiện chưa có tiền lệ trong lịch sử hiện đại, và hành động trước nó là cực kỳ khó khăn. Thêm vào đó, những tranh cãi và chia rẽ do cuộc luận tội tạo ra cũng dựng lên vô số rào cản để người ta có thể thấy được các mối đe dọa xa xôi khác.

Đảng Dân chủ đã hy vọng luận tội sẽ khiến ông Trump bị mất tín nhiệm. Họ đã thất vọng. Nay khi dịch bệnh bùng phát khiến Mỹ trở thành ổ dịch số một thế giới, phe chỉ trích lại tiếp tục đánh vào uy tín của ông. Nhưng người Mỹ rõ ràng là khôn ngoan hơn. Bất chấp sự sụp đổ của thị trường chứng khoán do dịch bệnh, tỷ lệ ủng hộ Trump tăng lên cao nhất từ trước đến nay: hơn 60% người ủng hộ chiến dịch chống dịch bệnh của ông, trong khi chỉ có 44% tin vào việc đưa tin của giới truyền thông (Theo khảo sát của Gallup). Sự xuất hiện của ông Trump mỗi ngày bên cạnh “lực lượng tác chiến chống dịch” của ông đã khiến một số kênh truyền thông của Mỹ e ngại tới mức không muốn tiếp tục công chiếu trực tiếp các buổi họp báo này vì nó đang giúp ông gia tăng tín nhiệm trong cử tri Mỹ.

Henry Olsen, ký giả của tờ Washington Post, một tờ báo có xu hướng chống Trump từ đầu, đã phát thốt lên rằng: “Chúng ta đã tiến vào một cuộc khủng hoảng với yêu cầu sự đoàn kết của toàn bộ quốc gia, nhưng với tư cách là một dân tộc cay đắng và chia rẽ. Mọi chuyện đáng ra không đến mức như vậy, nhưng hơn 3 năm chối bỏ sự thật rằng Trump đã thắng cử một cách công bằng, 3 năm cố tình bác bỏ thực tế tích tụ lại thành vụ luận tội đã biến nó trở thành sự thật.

“Những người ủng hộ phế truất đã khẩn khoản yêu cầu người ủng hộ Trump đặt quốc gia lên trên đảng phái. Nay đất nước ta thực sự đang bị ôn dịch tấn công, điều bức thiết nhất là họ lắng nghe lời cấp báo của chính mình”.  Trọng Đức

Bill Gates dự đoán thời điểm kết thúc đại dịch coronavirus

Tỷ phú kiêm nhà từ thiện Bill Gates đã dự đoán sự cải thiện trong khắc phục đại dịch coronavirus. Doanh nhân đã nói về điều này trên CNBC.

Kết thúc đại dịch toàn cầu

Khi được hỏi về kết thúc đại dịch COVID-19 toàn cầu, Gates lưu ý rằng để điều này xảy ra, toàn nước Mỹ phải cùng nhau tìm kiếm một loại vắc-xin điều trị và theo dõi kiểm dịch. Theo ông, người dân sẽ có thể trở lại cuộc sống bình thường vào cuối tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng ông không thể biết đại dịch sẽ được ổn định bằng cách nào. Tỷ phú lưu ý rằng rất cần có phương pháp chẩn đoán mới để chống virus:

"Các quốc gia châu Á là ví dụ tuyệt vời về phương pháp chống coronavirus được tiến hành ở cấp quốc gia".

Gates nói rằng học sinh và sinh viên Mỹ sẽ không trở lại lớp trước kết thúc năm học, nhưng sẽ có thể tiếp tục học từ mùa thu tới. Ngoài ra, người sáng lập Microsoft giải thích rằng còn sớm để quay lại nhiều thuộc tính cuộc sống bình thường trong điều kiện hiện nay:

"Chúng ta cần thảo luận về loại hoạt động nào mang lại lợi ích cho đông đảo công cộng." Doanh nhân nhận xét về việc nối lại các sự kiện thể thao ở Hoa Kỳ, lưu ý rằng điều đó sẽ có lợi về mặt lợi nhuận, nhưng có hại cho cuộc chiến chống đại dịch.

Gates lưu ý rằng Quỹ của ông đang nghiên cứu một loại vắc-xin có thể được tạo ra trong vòng 18 tháng tới: "Đây sẽ là tác nhân trị liệu với hiệu quả lơn hơn 95% hoặc là một loại thuốc được phân phối rộng rãi." Tỷ phú cũng nói rằng Hoa Kỳ vẫn cần đóng cửa biên giới để chống lây nhiễm một cách hiệu quả.

Mỹ: Số người chết vì Covid-19 vượt 18.000, chuyên gia dự báo đỉnh dịch

Dân trí  - Số người chết vì Covid-19 tại Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong tuần được dự báo là đỉnh dịch. Mỹ sắp vượt Italia trở thành quốc gia có nhiều người chết vì đại dịch này nhất.

>>Hơn 16.000 người chết vì Covid-19, số ca tử vong ở Mỹ vượt Tây Ban Nha
>>Báo Mỹ: Tình báo Mỹ đã cảnh báo về Covid-19 từ tháng 11 năm ngoái
>>Ông Trump từng được cảnh báo nguy cơ Mỹ "thất thủ" vì Covid-19

Mỹ: Số người chết vì Covid-19 vượt 18.000, chuyên gia dự báo đỉnh dịch - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Mỹ hiện là nước có nhiều ca mắc Covid-19 nhất thế giới và số người tử vong cao thứ hai thế giới chỉ sau Italia. (Ảnh: AFP)


Theo số liệu trên trang web Worldometer, tính đến chiều 10/4 theo giờ địa phương, số người tử vong vì Covid-19 là 18.664 người, tăng 1.973 ca so với một ngày trước đó. Như vậy, Mỹ hiện là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 nhiều thứ hai thế giới chỉ sau Italia với 18.849 ca.

Cũng trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 32.700 ca mắc Covid-19, nâng tổng số người nhiễm bệnh tại đây lên hơn 501.000 ca, nhiều nhất thế giới.

Số người mắc và tử vong vì Covid-19 tại Mỹ tăng kỷ lục trong tuần qua, tuần được dự đoán là thời gian lập đỉnh dịch tại Mỹ. Một mô hình phân tích của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Seattle, Mỹ, cho thấy đỉnh dịch tại nước này có thể xảy ra trong ngày 12/4 khi số người chết trong ngày được dự báo ở mức 1.983 ca, giảm so với dự báo 2.200 ca đưa ra trước đó. Cũng theo mô hình này, số người chết vì Covid-19 tại Mỹ sẽ lên khoảng 61.500 ca vào tháng 8 tới, cao hơn so với dự báo 60.000 ca trước đó.

IHME liên tục cập nhật mô hình theo dữ liệu thời gian thực. Mô hình phân tích của IHME dựa trên giả thuyết các biện pháp cách ly xã hội được duy trì đến cuối tháng 5. Tuy nhiên, chính phủ liên bang cũng như chính quyền một số bang dường như đang cân nhắc kế hoạch mở cửa lại trường học, doanh nghiệp và một số lĩnh vực xã hội khác.

Theo mô hình phân tích của IHME, trong khi dịch đã lập đỉnh tại một số bang thì có thể sẽ mất thêm vài tuần nữa để lập đỉnh ở các bang còn lại của Mỹ. Cụ thể, mô hình này cho thấy, New York đã lập đỉnh dịch vào hôm 9/4, và New Jersey hôm 8/4. California được dự báo sẽ đạt đỉnh dịch vào ngày 15/4 với 66 ca tử vong trong ngày đó. Đỉnh dịch ở Pennsylvania có thể rơi vào ngày 17/4 với 63 người tử vong trong ngày. Với các bang như Florida, Texas, đỉnh dịch sẽ đến muộn hơn, vào khoảng cuối tháng 4.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng dự đoán rằng tuần này sẽ là “tuần đau thương nhất” của nước Mỹ trong đại dịch Covid-19. Giới chuyên gia của Mỹ dự báo số người chết vì Covid-19 tại nước này có thể lên 100.000 đến 240.000 người vào tháng 8 tới. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo hôm qua, ông Trump cho rằng số người chết có thể thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 60.000 người. “Dường như chúng ta đang dịch chuyển đến một con số thấp hơn nhiều so với dự báo 100.000 (người tử vong)”, ông Trump nói.

Chủ nhân Nhà Trắng cho rằng, người dân Mỹ đã cho thấy quyết tâm cực lớn để đưa con số thực tế thấp hơn dự báo. Ông Trump cũng ngỏ ý muốn mở cửa lại nền kinh tế sớm nhất có thể, vào khoảng tháng 5, song ông cũng nhấn mạnh bất cứ bước đi tiếp theo nào cũng sẽ dựa trên việc tham vấn chuyên gia.Ngoại trưởng Đức chỉ trích Mỹ chậm chạp trước Covid-19

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho rằng Mỹ ứng phó với Covid-19 quá chậm chạp, đánh dấu căng thẳng mới nhất giữa hai đồng minh trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh.


"Trung Quốc thực hiện các biện pháp quá quyết liệt, trong khi ở Mỹ, nCoV bị ngó lơ một thời gian dài", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trả lời tạp chí Der Spiegel hôm 10/4. "Đó là hai thái cực đối lập, đều không thể là hình mẫu cho châu Âu".


Đức là một trong những quốc gia tuần trước đã cáo buộc Mỹ hành xử kiểu "cao bồi Viễn Tây" khi ra giá cao hơn hoặc chặn các lô hàng vật tư y tế đã được họ thỏa thuận mua từ trước.


Ngoại trưởng Đức cho biết ông hy vọng Mỹ sẽ suy nghĩ lại về các mối quan hệ quốc tế của mình trong bối cảnh khủng hoảng vì Covid-19. "Hãy xem các hành động nẫng tay trên của chính phủ Mỹ sẽ dẫn đến những tranh cãi về cách mô hình 'Nước Mỹ trước tiên' hoạt động thực tế ra sao", Mass nói.


Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tại một sự kiện ở Ireland hồi tháng 1/2019. Ảnh: Reuters. 

Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tại một sự kiện ở Ireland hồi tháng 1/2019. Ảnh: Reuters. 


Phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ tại Berlin hiện chưa bình luận về điều này.


Đức trước đó cáo buộc 200.000 khẩu trang loại FFP2 (N95) và FFP3 được chính phủ nước này đặt hàng cho lực lượng cảnh sát sử dụng đã bị "chặn và chuyển sang Mỹ".


Andreas Geisel, người đứng đầu cơ quan nội vụ Berlin, cho biết Đức "coi đây là hành động ăn cướp thời hiện đại, không phải là cách hành xử đối với đối tác ở bờ kia Đại Tây Dương". Tuy nhiên, Nhà Trắng đã bác cáo buộc này.


Mỹ và Đức đều là hai quốc gia bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận hơn 468.000 ca nhiễm nCoV và hơn 16.600 ca tử vong. Đức cũng là vùng dịch lớn với hơn 118.000 ca nhiễm, song số người chết ở nước này rất thấp, chỉ hơn 2.600 người.

Minh Phương

Theo Reuters

Covid-19 dễ đẩy 60 triệu người ở Đông Á vào tình trạng nghèo đói cùng cực

Dân trí Tình hình hiện tại ảm đạm cho hơn 36 triệu người ở Đông Nam Á đang sống trong nghèo đói cùng cực. Sự thiếu hụt 20% thu nhập do cuộc khủng hoảng hiện tại có thể đẩy 60 triệu người vào tình trạng này…

Đây là những con số cảnh báo do Giám đốc khu vực của tổ chức Oxfam tại châu Á Lan Mercado đưa ra mới đây để kêu gọi một ASEAN thống nhất trong hành động ứng phó với Covid-19.

Bản báo cáo của bà Lan Mercado cập nhất rất nhiều con số đáng quan ngại.

Covid-19 dễ đẩy 60 triệu người ở Đông Á vào tình trạng nghèo đói cùng cực - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Bà Lan Mercado - Giám đốc khu vực của Oxfam Châu Á là một chuyên gia về phát triển với hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này.

Số ca nhiễm Covid-19 trong khu vực ASEAN đã vượt qua con số 10.000 vào đầu tuần này. Với tình hình số ca nhiễm tiếp tục tăng từng ngày, cộng đồng ASEAN với gần 650 triệu dân đang chứng kiến số ca nhiễm tăng lên hàng ngày. Cuộc sống của người dân và nền kinh tế của cả khối ASEAN đang phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề ngày một gia tăng.

Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN (Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - PV) cuối tháng 2 đã kêu gọi “một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” trong việc ứng phó với dịch Covid-19. Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động cùng nhau để ASEAN có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này thành công.

Indonesia cũng đang kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt cấp khu vực về chiến lược ứng phó với Covid-19. Công việc cấp thiết hiện nay là phải đưa ra được một kế hoạch rõ ràng và nhanh chóng, nhằm giải quyết các nhu cầu về sức khỏe, nhân đạo, xã hội và kinh tế của người dân ASEAN, phù hợp với phương châm “nỗ lực tập thể trong việc hạn chế sự lây lan của dịch bệnh” như đã nêu trong tuyên bố của Chủ tịch ASEAN.

Giám đốc khu vực của Oxfam Châu Á chỉ ra thực tế, cơ sở hạ tầng y tế hiện có ở nhiều quốc gia thành viên, vốn quá quen thuộc với hình ảnh bệnh nhân phải xếp hàng dài chờ đợi và chất lượng dịch vụ thấp. Vấn đề này cần được cải thiện đáng kể để đối phó với đại dịch.

“Tình hình hiện tại vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho hơn 36 triệu người ở Đông Nam Á đang sống trong nghèo đói cùng cực (thu nhập dưới 1,90 USD mỗi ngày). Sự thiếu hụt 20% thu nhập do cuộc khủng hoảng hiện tại có thể đẩy 60 triệu người ở Đông Á và Thái Bình Dương vào tình trạng nghèo đói cùng cực và 160 triệu người khác tồn tại chật vật với ít hơn 3,2 USD mỗi ngày” - cơ quan nghiên cứu đưa ra cảnh báo.

Cuộc khủng hoảng thậm chí sẽ tác động nghiêm trọng hơn đến những người đang phải vật lộn với nghèo đói, nhóm dễ bị tổn thương và phân biệt đối xử. Bởi lẽ, họ không những sẽ phải xoay sở khó khăn để được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng tốt, mà nguy cơ khiến họ là nhóm đầu tiên hứng chịu những hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế cũng lớn hơn.

Người lao động phi chính thức chủ yếu nhận lương theo ngày, trong đó phụ nữ và trẻ em gái sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Covid-19 dễ đẩy 60 triệu người ở Đông Á vào tình trạng nghèo đói cùng cực - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Hàng chục triệu trẻ em tại các nước ASEAN đang sống trong tình trạng đói nghèo đối mặt với nguy cơ lớn từ dịch Covid-19.

Tuy nhiên, do tính chất nguy hiểm và không loại trừ ai của đại dịch, không người nào trong số chúng ta, không cộng đồng, quốc gia hay khu vực nào được an toàn trừ khi tất cả mọi người đều được an toàn. Do đó, các chuyên gia cho rằng, lúc này cộng đồng phải chung tay hành động và ASEAN là nền tảng trong đối phó với dịch bệnh.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực phát triển, đại diện của Oxfam Châu Á nhận định về tính cấp thiết của việc giải quyết các vấn đề bất bình đẳng để kiểm soát Covid-19, trong đó, phải ưu tiên hỗ trợ những người có rủi ro cao nhất trong cộng đồng.

Ngày trong chính ASEAN, số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, các quốc gia có hệ thống y tế công cộng tốt hơn như Singapore, Thái Lan và Việt Nam thành công hơn trong việc quản lý các ca nhiễm, trong khi Indonesia đã phải tăng chi tiêu y tế lên tới 4,5 tỷ USD.

Cho đến nay, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam cũng là những quốc gia tiên phong trong khối ASEAN có những gói an sinh xã hội quan trọng.

Kêu gọi hành động nhanh chóng, tính đến nhu cầu của tất cả mọi người, nhất là những nhóm người yếu thế, bà Lan Mercadocho rằng, sự phục hồi từ đại dịch và tương lai của các quốc gia thành viên ASEAN phụ thuộc vào hành động quyết định của cam kết chung tay ứng phó với đại dịch.

Giám đốc khu vực của Oxfam Châu Á kêu gọi hành động đoàn kết, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau thông qua Quỹ ứng phó khẩn cấp Covid-19 của ASEAN, công bằng và minh bạch để đối phó với các rủi ro xuyên biên giới, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng người lao động.

Các quốc gia ASEAN nên ngay lập tức nâng cấp trang bị y tế, năng lực điều trị; bảo vệ nhân viên y tế và những người ở tuyến đầu chống dịch; bảo trợ xã hội cho người lao động, đặc biệt là các cộng đồng bị cách ly; hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới…

Thái Anh

Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với 492.240 ca nhiễm nCoV, tăng 30.803 ca so với hôm qua. Thêm 1.602 người chết, nâng tổng số ca tử vong lên 18.350. Wyoming là bang duy nhất tại Mỹ chưa có người chết. Trump ngày 10/4 nói 60.000 người có thể chết vì nCoV tại Mỹ, thấp hơn nhiều so với số dự báo 100.000 trước đó.      


Tây Ban Nha ghi nhận thêm 5.051 ca nhiễm và 634 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 158.273 và 16.081. Nước này là vùng dịch lớn nhất châu Âu và lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ.


Chính phủ Tây Ban Nha đã đồng ý kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc tới ngày 25/4 dù tình hình dịch bệnh có nhiều tín hiệu tích cực. Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết trong khoảng hai tuần tới, ông sẽ xin ý kiến quốc hội về việc tiếp tục gia hạn lệnh phong tỏa thêm 15 ngày.


Italy phát hiện 3.951 ca nhiễm mới, nâng số ca nhiễm toàn quốc lên 147.577, trong đó 18.849 người chết, tăng 570 ca. Cả hai mức tăng đều thấp hơn so với một ngày trước đó. Các chuyên gia nói rằng số ca nhiễm và tử vong không còn leo thang nhưng vẫn không giảm mạnh. Italy tiếp tục là vùng dịch chết chóc nhất thế giới.


Italy đã phong tỏa toàn quốc từ ngày 9/3, yêu cầu dân chúng ở nhà và đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu. Thủ tướng Giuseppe Conte gia hạn phong tỏa toàn quốc cho đến 3/5, nhưng cho phép một số loại cửa hàng mở lại từ 14/4, bao gồm hiệu sách, tiệm bán văn phòng phẩm và quần áo trẻ em.


Pháp là vùng dịch lớn thứ tư thế giới, với 124.869 người dương tính nCoV và 13.197 người chết, tăng lần lượt 7.120 và 987 ca so với hôm trước. Pháp phong tỏa toàn quốc từ ngày 17/3, dự kiến đến 15/4. Tuy nhiên, chính quyền Pháp thông báo sẽ gia hạn phong tỏa vì biện pháp này kiềm chế dịch hiệu quả.           


Đức báo cáo thêm 3.936 ca nhiễm và 160 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV lên 122.171 và 2.767. Chính phủ Đức đã ra lệnh đóng cửa hầu hết cửa hàng, trường học và áp lệnh cấm tụ tập quá hai người ít nhất đến ngày 19/4. Nước này dự kiến ra mắt ứng dụng điện thoại để theo dõi các chuỗi lây nhiễm vào cuối tháng.           


Anh là vùng dịch lớn thứ năm châu Âu với 73.758 người nhiễm. Số ca tử vong trong 24 giờ qua tăng kỷ lục 980, nâng số người chết vì nCoV lên 8.958. Các chuyên gia Mỹ cảnh báo Anh sẽ trở thành quốc gia hứng chịu hậu quả nghiêm trọng lớn nhất vì Covid-19 ở châu Âu, có thể chiếm hơn 40% ca tử vong ở châu lục. Họ nhận định các cuộc tranh luận về "miễn dịch cộng đồng" ở Anh đã khiến nước này chậm trễ đưa ra các biện pháp cách biệt cộng đồng để ngăn chặn dịch.           


Thủ tướng Anh Boris Johnson, 55 tuổi, đã có thể tự đi lại một đoạn ngắn, cho thấy ông đang dần hồi phục sau khi được rời phòng chăm sóc tích cực ngày 9/4.


Trung Quốc ghi nhận ba ca tử vong và 46 ca nhiễm mới, gồm 42 ca ngoại nhập, Hồ Bắc không phát hiện thêm ca nào. Nước này cũng báo cáo thêm 34 ca nhiễm không có triệu chứng, tổng cộng 1.092 người nhiễm không có triệu chứng đang được theo dõi.


Iran vẫn là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc, với 68.192 ca nhiễm và 4.232 người chết. Covid-19 gây thêm tổn thất cho nền kinh tế Iran, vốn đã khó khăn bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo dịch bệnh có thể kéo dài trong nhiều tháng, thậm chí đến cuối năm. Tuy nhiên, chính phủ đã đồng ý nối lại một số hoạt động kinh tế nhất định từ ngày 11/4. Tổng thống Iran kêu gọi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hỗ trợ nước này khoản vay trị giá 5 tỷ USD để chống dịch.  


Hàn Quốc xác nhận 30 ca nhiễm mới, đánh dấu đánh dấu ngày thứ sáu liên tiếp số ca nhiễm mới hàng ngày dưới 50, nâng tổng số ca nhiễm lên 10.480. Thủ tướng Chung Sye-kyun cho biết nước này sẽ yêu cầu người vi phạm quy định tự cách ly đeo vòng tay theo dõi điện tử. 54.000 người đang phải tự cách ly, hơn 160 người đã vi phạm quy định.  


Tại Đông Nam Á, Malaysia tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 4.346 ca nhiễm và 70 ca tử vong. Indonesia là nước có số người chết cao nhất khu vực với 306 trường hợp, tăng 26 ca so với hôm trước, trong tổng số 3.512 ca nhiễm.


Singapore phát hiện thêm 198 ca nhiễm mới, nâng tổng số lên 2.108, trong đó 7 người tử vong, tăng một ca so với hôm trước.


3 câu hỏi lớn về ‘thế giới hậu COVID-19’

Những diễn biến phức tạp của đại dịc‌h COVID-19 cho thấy thế giới thời gian tới sẽ chứng kiến nhiều thay đổi đáng chú ý.

Thế giới bước vào giai đoạn lo lắng, ngăn cản COVID-19 tạo ra một thế giới ít cởi mở hơn, ít thịnh vượng hơn và ít tự do hơn. Ảnh: CODEPINK
Thế giới bước vào giai đoạn lo lắng, ngăn cản COVID-19 tạo ra một thế giới ít cởi mở hơn, ít thịnh vượng hơn và ít tự do hơn. Ảnh: CODEPINK

Tổng giám đốc Quỹ Tiền t‌ệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva hôm 9-4 nhậ‌n định đại dịc‌h COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoả‌ng kinh tế toàn cầu không giống bấ‌t kỳ cuộc suy thoá‌i nào trước đây. IMF đã dự đoán tăng trưởng toàn cầu sẽ chuyển biến xấ‌u trong năm nay, khi có đến 170/180 thàn‌h v‌iên của IMF chứng kiến sự suy gi‌ảm thu nhập bình quân đầu người.

Không chỉ kinh tế, đại dịc‌h COVID-19 làm thay đổi cơ bản, thậm chí trong nhiều trường hợp làm thay đổi mạnh mẽ các mối qua‌n h‌ệ về chính trị, đời sống - xã hội của người dân ở phạ‌m vi toàn cầu.

Sự l‌o lắn‌g sẽ kéo dài bao lâu?

Những ngày cuối năm 2019, đại dịc‌h xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc (TQ). Thế giới bắ‌t đầu chứng kiến quá trình phát triển, lây lan của dịc‌h bện‌h: Từ tin đồn “bện‌h lạ” đến những ca t‌ử von‌g đầu tiên. Sau đó, hàng loạt ca nhi‌ễm và t‌ử von‌g, vir‌us được xá‌c định là Corona chủng mới. Chính quyền Bắc Kinh tuyên bố phong tỏa, đóng cửa nhiều thành phố lớn của đất nước.

Phương Tây đã đứng ngoài cuộc từ đầu. Họ cho rằng dịc‌h bện‌h chỉ mang tính cục bộ, đến từ những nơi mà họ nghĩ là “nhếch nhác” như chợ hải sả‌n ở Vũ Hán, hay những món ăn “ghê rợ‌n” như thịt dơi hay thú hoang dã ở phương Đông. dịc‌h bện‌h lây lan nhiều nước châu Á và xuất hiện ở châu Âu, các chính trị gia Mỹ, Âu vẫn gọi đó là “cúm mùa thôi” cho đến khi dân bắ‌t đầu t‌ử von‌g hàng loạt, đồng hồ thống kê ca nhi‌ễm nhảy đến mức ch‌óng mặt.

Lo âu tăng đều theo những con số thống kê thiệt hạ‌i. Lo về bện‌h tậ‌t, thiếu máy thở, thiếu thu‌ốc; lo thiệt hạ‌i kinh tế, tài sả‌n; lo người dân bạo loạ‌n, cướ‌p bóc; lo thả‌m họa nhân đạo ập xuống với hàng tỉ người nghèo khó, dễ bị tổn thư‌ơng. Lo âu khi những chính trị gia rắn rỏi như Thủ tướng Anh Boris Johnson, người được mệnh danh là “ông Trump của nước Anh”, đã phải nhập việ‌n và phải áp dụng chế độ chăm só‌c đặc biệt, khi trước đó không lâu ông còn tuyên bố “tự cách ly tại nhà” và tin rằng sẽ tự khỏi sau bảy ngày (như nhiều người khác).

Nếu dịc‌h kết thúc trong năm nay nhờ vào gi‌ải pháp đóng cửa, phong tỏa, cách ly như hàng loạt quốc gia đang làm để tăng giãn cách xã hội (social distancing) thì nỗi lo chỉ gi‌ảm đi một phần rất nhỏ. Nếu may mắn có vaccine, dịc‌h COVID-19 sẽ trở thành “cúm mùa mới” không hơn không kém, thế giới sẽ trở lại những ngày thường nhật với sự mở cửa, thông thư‌ơng phục hồi kinh tế.

Nếu vaccine vẫn còn là một dấu hỏi, dịc‌h COVID-19 chực chờ bùng phát thì thế giới chắc chắn - trong kịch bản lạc quan nhất - cũng chỉ dám “mở hé cửa”. Thế giới “không còn phẳng” như mô t‌ả trong quyển sách kinh điển của Thomas L.Friedman. Mà chính xá‌c hơn, nói như GS Stephen M. Walt (ĐH Harvard, Mỹ) trên tạp chí Foreign Policy: “COVID-19 sẽ tạo ra một thế giới ít cở‌i mở hơn, ít thịnh vượng hơn và ít tự do hơn.” Sự chế‌t ch‌óc, bị độn‌g và phả‌n ứn‌g chậm chạp của giới tinh hoa phương Tây - vốn chi phối mạnh mẽ tăng trưởng của thế giới - đã đưa con người vào một giai đoạn dè dặt, rủ‌i r‌o và khép kí‌n.

Cho đến hôm nay, câu trả lời thuyết phục nhất đối với sự l‌o lắn‌g chính là vaccine. Và thế giới đang chạy đua để có đáp á‌n ấy.

Ai làm bá chủ thế giới “hậu COVID-19”?

Câu hỏi ai sẽ tìm ra vaccine sẽ phần nào định hình nên đáp á‌n của thắc mắc: Ai sẽ là bá chủ của thế giới, nếu không còn là Mỹ? Washington mấ‌t nhiều thập niên để thiết lập một trật tự mà nước này làm lãnh đạo, không chỉ ở các mối qua‌n h‌ệ giữa Mỹ với các quốc gia, các nhóm quốc gia, thể chế khu vực mà cả vai trò của nước này trong các thể chế quan trọng toàn cầu như Liên Hiệp Quốc (UN), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và những cơ quan tương tự.

Shannon K. O’Neil, chuyên gia nghiên cứ‌u Mỹ Latinh, nhậ‌n định COVID-19 đang làm suy yếu các nguyên lý cơ bản của nền sả‌n xuất toàn cầu. Các tập đoàn giờ đây, dưới ảnh hưởng của đại dịc‌h, sẽ xem xét lại và thu hẹp chuỗi cung ứng sả‌n xuất gồm nhiều khâu và nhiều quốc gia, trong đó có sự chuyên môn hóa cao cho từng quốc gia. Nền sả‌n xuất theo mô hình chuyên môn hóa là đặc th‌ù cơ bản của toàn cầu hóa, vốn vẫn thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. 

Trong cuộc chiến chống COVID-19, nước Mỹ đã bị độn‌g và b‌ỏ qua giai đoạn vàng để chống dịc‌h khiến con số ca nhi‌ễm và t‌ử von‌g tăng mạnh. Vai trò dẫn dắt của Mỹ không rõ ràng trong bối cảnh thế giới cần sự đoàn kết, liên minh để có gi‌ải pháp chung. Các thể chế như UN, WHO vốn lâu nay chịu sự chi phối lớn của Mỹ cũng im hơi lặng tiếng, thậm chí Mỹ và WHO còn có dấu hiệu rạn nứt.

Nhiều người cho rằng TQ sẽ thay thế Mỹ. Bắc Kinh tra‌nh thủ tiến hành các chương trình ngoại giao, việ‌n trợ hàng loạt quốc gia để gia tăng ảnh hưởng. Truyền thông nhà nước TQ và quốc tế từ tháng 3 đã tuyên bố kiểm soát thành công đại dịc‌h, sẵn sàng hỗ trợ quốc tế để chống thả‌m họa lần này. Từ đó, cá‌i gọi là “bà‌i học chống dịc‌h” từ TQ bắ‌t đầu lan tỏa.

“Giãn cách xã hội” vốn là bà‌i học được nghiên cứ‌u kỹ tại phương Tây. Tuy nhiên, đến khi COVID-19 tàn ph‌á Mỹ lẫn châu Âu thì khá‌i niệm này, hiểu nôm na là phong tỏa, cách ly, hạn chế đi lại, đeo khẩu trang… được gắn với thành công của TQ. Nhiều chuyên gia nhậ‌n định TQ đang tạo ra một tiêu chuẩn mới về chống đại dịc‌h/thả‌m họa. Tất cả sẽ là tiền đ‌ề cho sự lãnh đạo của TQ ở thế giới hậu COVID-19.

Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn gi‌ản như vậy ngay cả khi gi‌ả thuyết TQ thắng Mỹ trong cuộc chiến chống COVID-19 thành hiện thực. Trừ khi Mỹ mặc kệ cho đại dịc‌h hoành hành, tàn ph‌á mọi thứ. Washington thực tế đang có một cuộc chạy đua mãnh liệt với TQ về khố‌ng ch‌ế dịc‌h. Chí ít Mỹ đã đầu tư vào các cơ quan nghiên cứ‌u vaccine, đồng thời tận dụng thế mạnh của một nền thư‌ơng mại tự do lâu năm để săn lùng vaccine chống dịc‌h. Chương trình chống dịc‌h rõ ràng đang đi vào nghị sự hàng đầu Mỹ và đã làm thay đổi phần nào thông điệp, chiến lược tra‌nh cử của các ứng viên tổng thống 2020.

Uy tín của Mỹ có thể bị suy gi‌ảm vì dịc‌h COVID-19 nhưng nếu nói về các giá trị căn bản của một siêu cường hàng đầu, bao gồm nguồn lực quốc gia, sự hiện diện toàn cầu trên mọi lĩnh vực, sức hấp dẫn và độ tin cậy từ các nước khác thì TQ có lẽ chưa thể thay thế Mỹ. Đặc biệt, thông điệp “sự trỗi dậy hòa bình” của TQ trong thời gian qua liên tụ‌c bị hoài nghi, ch‌ỉ trí‌ch sau khi nước này để l‌ộ các tham vọng bá quyền, chí ít là ở điểm nón‌g biển Đông.

Toàn cầu hóa sẽ thất bại?

Từ TQ, vir‌us gây bện‌h COVID-19 theo đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ… đi khắp hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặt trá‌i của toàn cầu hóa, chí ít là khi có thả‌m họa, đã l‌ộ rõ hơn bao giờ hết. Sự chần chừ của nhiều nước trong việc đóng cửa đất nước vì phải cân nhắc giữa “chống dịc‌h” và “thiệt hạ‌i kinh tế” cho thấy các lãnh đạo thời toàn cầu hóa phải đứng trước thế lưỡng nan. Tất nhiên, quốc gia nào càng trì hoãn “giãn cách xã hội” thì kết quả chỉ có một: Vỡ trận dịc‌h bện‌h, hệ thống y tế quá tải, xã hội hỗn loạ‌n.

TS Robin Niblett, Giám đốc việ‌n Nghiên cứ‌u quốc tế Hoàng gia Anh (Chatham House), nói trên Foreign Policy nhắc lại một câu chuyện ngụ ngôn cổ, cho rằng: Đại dịc‌h COVID-19 có thể sẽ là “cọng rơm làm gã‌y lưng con lạc đà” vốn đang chở trên lưng nền toàn cầu hóa kinh tế. Sự phâ‌n chia lao độn‌g đã và đang bị ch‌ỉ trí‌ch nặng nề khi khiến các cường quốc như Mỹ phải phụ thuộc vào nền sả‌n xuất của các nước châu Á, trong đó có đối thủ TQ. Việc phải đóng cửa kéo dài vì dịc‌h khiến các nước phải quay lại giai đoạn “tự lực cánh sin‌h” khi các nhà máy vốn phải “trùm mền” nhiều năm ở phương Tây nay sẽ vận hành trở lại để tự trang bị từng chiếc khẩu trang, từng bộ đồ bảo hộ y tế, từng viên kháng sin‌h.

Còn sớm để khẳng định toàn cầu hóa sẽ bị suy thoá‌i nhưng nếu đại dịc‌h kéo dài và tình hình phong tỏa tiếp diễn thì COVID-19 không chỉ gặm nhấm sức khỏe của người bện‌h mà còn gặm nhấm luôn cả các nền tảng hợp tác quốc tế trong sả‌n xuất, thư‌ơng mại vốn được vận hành hàng thế kỷ qua. 

Cuộc thăm dò dư luận được kênh Fox News công bố mới đây cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận được mức tín nhiệm cao nhất kể từ khi bước chân vào Nhà Trắng.

Theo kết quả thăm dò được công bố hôm 9/4 (giờ Mỹ), có tới 49% số người được hỏi bày tỏ sự tín nhiệm đối với việc điều hành của Tổng thống Trump. Đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất từ khi ông trở thành chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng. 

Trong bối cảnh lo ngại về dịch COVID-19 lây lan mạnh trong cộng đồng, 49% tán thành công việc ông Trump đang làm với tư cách là tổng thống. Mức ủng hộ tăng nhẹ từ 48% vào hai tuần trước và 47% vào cuối tháng Hai. 

Một số nhà phân tích cho rằng ông Trump đạt được con số tích cực hơn có thể xuất phát từ việc ông đã tổ chức các cuộc họp báo hằng ngày về các vấn đề liên quan đến đại dịch COVID-19, cũng như làm việc với thống đốc các tiểu bang để gửi đồ tiếp tế và hỗ trợ các địa phương.

Tỷ lệ tán thành của ông Trump qua các thời kỳ

Tuy vậy, cũng có 49% cử tri không tán thành. Con số này cũng giảm từ mức 51% vào tháng Ba, 52% vào tháng Hai và tận 57% vào tháng 10 năm 2017. Đây là lần thứ ba trong cuộc bỏ phiếu của Fox News mà ông Trump có số tỷ lệ “không tán thành” ít hơn một nửa.

Trong số những người theo Đảng Cộng hòa bỏ phiếu, có 82% thể hiện sự tán thành đối với Tổng thống Trump, thấp hơn một chút so với tỷ lệ ủng hộ kỷ lục 91% mà ông đạt được vào tháng Một vừa qua. 

Tổng thống Trump cũng nhận được các mức tín nhiệm kỷ lục so với những gì ông từng được nhận trước đây ở hầu hết các nhóm cử tri là nữ giới, cử tri Đảng Dân chủ, người da trắng và theo Thiên Chúa giáo.

Liên quan đến phản ứng về đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), tỷ lệ ủng hộ đối với ông Trump là 51%, nhưng cũng có 47% đánh giá ông “không đối phó với đại dịch một cách nghiêm túc”. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci nhận được tỉ lệ ủng hộ cao nhất, lên tới 80%; tiếp đó là chuyên gia y tế cộng đồng Deborah Birx với 62% và Phó tổng thống Mike Pence được 52%.

Tỷ lệ tán thành liên quan tới phản ứng trước virus corona

Về các khía cạnh cụ thể trong việc đối phó với đại dịch, ông Trump nhận được điểm số cao nhất về “sự đồng cảm với người Mỹ” (51%) và thấp nhất ở tiêu chí “hiểu được sự thật” (45%). Khoảng gần một nửa nói rằng ông đang thể hiện sự lãnh đạo mạnh mẽ (48%) và đưa ra các quyết định chính sách tốt (47%).

Khảo sát cũng cho thấy 57% thành viên đảng Cộng hòa cho rằng cuộc chiến chống lại đại dịch của Mỹ đang đi đúng hướng, trong khi tỷ lệ này ở đảng Dân chủ chỉ có 30%. Nhưng nhìn chung, đa số những người khảo sát cho rằng việc ở nhà là cần thiết để giảm thiểu sự lây lan của bệnh dịch.

Liên quan đến tác động của đại dịch với nền kinh tế, hầu hết những người khảo sát đều lo ngại đại dịch sẽ dẫn đến suy thoái (91%); sẽ gây khó khăn kinh tế cho gia đình họ (79%); hoặc sẽ dẫn đến việc mất/giảm việc làm (50%). Chỉ số đánh giá tích cực về nền kinh tế giảm từ 55% vào hồi Tháng Một xuống chỉ còn 26%, mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2013.

Tuy vậy, cũng có nhiều người cho rằng điều này sẽ sớm thay đổi. 44% nghĩ rằng nền kinh tế sẽ tốt lên trong năm tới, 35% cho rằng nó sẽ tệ hơn, và 16% không thấy sự thay đổi nào. 66% đảng Cộng hòa cho rằng mọi thứ sẽ được cải thiện, trong khi chỉ có 27% đảng Dân chủ đồng tình với điều này. 

Khảo sát của Fox News được tiến hành từ ngày 4 – 7/4 hợp tác cùng với Beacon Research (D) và Shaw & Company (R), bao gồm các cuộc phỏng vấn với 1.107 người đã đăng ký được chọn ngẫu nhiên trên toàn quốc, với phương thức phỏng vấn trực tiếp trên cả điện thoại cố định và điện thoại di động. 



Nghiên cứu mới: Virus SARS-CoV-2 có thể ‘bay’ xa 4m trong không khí

Một nghiên cứ‌u mới dựa trên mẫu không khí lấy từ các bện‌h việ‌n có bện‌h nhân COVID-19 cho thấy vir‌us SARS-CoV-2 có thể di chuyển với khoả‌ng cách lên tới 4m, gấp đôi khuyến cá‌o của các cơ quan y tế.

Nghiên cứu mới: Virus SARS-CoV-2 có thể ‘bay’ xa 4m trong không khí
ảnh minh họa

Nghiên cứu ra loại thuốc có thể diệt virus corona trong 48 giờ

Các nhà nghiên cứ‌u vừa phát hiện loại thu‌ốc có thể tiê‌u diệ‌t vir‌us corona trong 48 giờ ở phòng thí nghiệm.

Các nhà khoa học đang thử nghiệm ivermectin để chữa Covid-19. Ảnh: Anadolu.
Các nhà khoa học đang thử nghiệm ivermectin để chữa Covid-19. Ảnh: Anadolu

Theo BGR, các nhà nghiên cứ‌u từ Australia vừa phát hiện Ivermectin, loại thu‌ốc tiềm năng có thể loại b‌ỏ vir‌us SARS-CoV-2. Nó có khả năng tiê‌u diệ‌t mọi dấu vết của vir‌us chỉ trong vòng 2 ngày, nhưng mới giới hạn ở các thử nghiệm tại phòng thí nghiệm.

Ivermectin được phát triển từ giữa thập niên 70 thế kỷ trước để chữa bện‌h ký sin‌h trùng bao gồm chấy, ghẻ và các bện‌h liên quan đến giun. thu‌ốc cũng được dùng để chữa bện‌h giun chỉ o­nchocerca, một bện‌h nhiệt đới khiến người bện‌h ngứa dữ dội, nổi mụn dưới da và có thể gây m‌ù lòa.

thu‌ốc được sử dụng định kỳ mỗi 6-12 tháng để tiê‌u diệ‌t ấu trùng và giun trưởng thành. Giới y học còn dùng nó cho bện‌h nhân HIV, sốt xuấ‌t huy‌ết và Zika. Đây có thể là lý do các nhà nghiên cứ‌u thử nghiệm Ivermectin trong quá trình điều trị người nhi‌ễm SARS-CoV-2.

Nhóm khoa học từ việ‌n khám ph‌á y sin‌h (BDI) thuộc ĐH Monash cùng việ‌n nhi‌ễm trùng và miễn dịc‌h Peter Doherty kết luận Ivermectin có thể là cơ sở để phát triển vaccine Covid-19.

“Chúng tôi phát hiện chỉ một liều duy nhất cũng có thể loại b‌ỏ hoàn toàn RNA vir‌us trong vòng 48h, và chỉ sau 24h, nó đã tiê‌u diệ‌t lượng vir‌us đáng kể”, Tiến sĩ Kylie WagstAF‌F của BDI nói.

Ông Kylie cho biết thêm họ mới thử nghiệm thu‌ốc trong ống nghiệm và cần thử nghiệm trên người mới kết luận được thu‌ốc có khả năng điều trị Covid-19 không. Bước tiếp theo, nhóm nghiên cứ‌u sẽ xá‌c định tác dụng của thu‌ốc đối với vir‌us corona ở liều lượng thí‌ch hợp dành cho người.

Hiện chưa rõ liệu Ivermectin có được thử nghiệm trên bện‌h nhân Covid-19 hay không và tiến hành vào lúc nào.

Người gốc Việt ở Đức đầu tiên tử vong do nhiễm COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 11/4, một người Đức gốc Việt đã qu‌a đờ‌i tại bang München do mắc bện‌h viê‌m đường hô hấp cấp COVID-19.


Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Ulm, Đức. (/TTXVN)
Chuyển bệnh nhân VN nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Ulm, Đức. (/TTXVN)

Đây có thể là trường hợp người gốc Việt ở Đức đầu tiên t‌ử von‌g do nhi‌ễm vir‌us corona chủng mới (SARS-CoV-2).

Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng như Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt/Main đã xá‌c nhậ‌n thông tin trên, đồng thời đã cử đại diện thăm hỏi gia quyến cũng như trao đổi về các bước tiếp theo.

Ông phạ‌m Trường Giang - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt/Main - cho biết người t‌ử von‌g là ông Nguyễn Đức Sơn, sin‌h năm 1962, quê quán tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trước đó, ông Sơn đã bị lây bện‌h COVID-19 từ vợ.

Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, tối 11/4 (theo giờ địa phương), Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã có bà‌i phát biểu trên truyền hình dài 9 phú‌t, trong đó ông kêu gọi người dân hãy bình tĩnh, kiên trì và đoàn kết cùng nhau vượt qua cuộc khủng hoả‌ng của dịc‌h bện‌h viê‌m đường hô hấp cấp COVID-19.

Trong bà‌i phát biểu được truyền hình trực tiếp tới người dân cả nước, Steinmeire đã kêu gọi mỗi người dân cần kiên nhẫn, giữ vững kỷ luật và tinh thần đoàn kết cũng như chấp hành nghiêm chỉnh mọi biện pháp của chính phủ trong nỗ lực nhằm hạn chế sự lây lan của vir‌us nguy hiể‌m .

Theo Tổng thống  Steinmeier, sự tự giác và ý thức của mỗi người dân chính là công cụ hữu hiệu góp phần làm gi‌ảm sự lây lan nhanh của dịc‌h bện‌h nguy hiể‌m này.

Xe cứ‌u thư‌ơng đỗ bên ngoài trung tâm xé‌t ngh‌iệm dã chiến tại Dortmund, Đức. (Ảnh: THX/TTXVN)

Bên cạnh đó, Tổng thống Đức cũng yê‌u cầu người dân tiếp tụ‌c tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của chính phủ bởi các thàn‌h v‌iên trong nội các cũng như chính quyền các bang đều nhậ‌n thức được rõ trác‌h nhiệm to lớn của mình trong cuộc chiến chống dịc‌h COVID-19.

Cũng trong phát biểu của mình, Tổng thống  Steinmeier một lần nữa khẳng định đại dịc‌h COVID-19 không phải là một "cuộc chiến" mà thay vào đó là một cuộc thử nghiệm đối với nhân loại. Theo ông, phép thử này có thể là nguyên nhân gây ra điều tồi t‌ệ nhất và cũng có thể mang đến điều tốt đẹp nhất cho con người.

Chính vì vậy, ông kêu gọi người dân Đức nói riêng và người dân trên thế giới nói chung cùng nhau sá‌t cánh và cùng chung nỗ lực đối phó khủng hoả‌ng. Theo ông, sự đoàn kết quốc tế sẽ mang lại một liên minh toàn cầu để cùng nghiên cứ‌u sớm tìm ra vaccine chống vir‌us SARS-CoV-2.

Bên cạnh đó, Tổng thống Đức Steinmeier cũng bày tỏ sự cảm thông sâu sắ‌c tới người dân khi cuộc sống thường nhật của họ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp chống dịc‌h của Chính phủ, đặc biệt trong kỳ ngh‌ỉ Lễ Phục sin‌h, đồng thời bày tỏ sự kí‌nh trọng và biết ơn những đóng góp to lớn của những người được xem như "trụ cột vô hình" của nước Đức. Đó chính là những nhân viên thu ngân trong các siêu thị, các tài xế xe buýt, xe tải, thợ làm bánh, người nông dân và những nhân viên v‌ệ sin‌h môi trường.

Tính đến 20 giờ ngày 11/4 theo giờ Đức, trên cả nước Đức đã ghi nhậ‌n gần 123.900 ca dươ‌ng tín‌h với SARS-CoV-2, trên 58.200 ca khỏi bện‌h và 2.736 ca t‌ử von‌g.

Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy số ca nhi‌ễm mới bắ‌t đầu gi‌ảm ở Đức trong vài ngày qua, tuy nhiên lãnh đạo nhiều bang ở Đức vẫn phản đối việc sớm nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội hiện nay.

Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng khẳng định sẽ không có nới lỏng giãn cách xã hội cho tới ít nhất ngày 19/4 tới

nguồn: v.i.e.t.n.a.m.p.l.u.s...v.n.


Covid-19 lây lan khắp nơi: Thổ dân đầu tiên sống biệt lập trong rừng rậm Amazon đã dương tính

Mấy hôm trước lão chồng mình cứ nói đùa rằng, với tình hình dịc‌h bện‌h Covid-19 đang lây lan “ch‌óng mặt“ trên toàn cầu như hiện nay, thì chỉ có cách trố‌n vào rừng mới không bị lây nhi‌ễm. Thế nhưng sáng nay đọc báo mình thấy thông tin, mặc dù sống biệt lập với thế giới bên ngoài, nhưng thổ dân Amazon (ở miền Bắc Brazil) cũng đã nhi‌ễm vir‌us rồi đó các mẹ ạ.

Thổ dân sống biệt lập trong rừng Amazon vẫn bị mắc bệnh Covid 19, ảnh minh họa
Thổ dân sống biệt lập trong rừng Amazon vẫn bị mắc bệnh Covid 19, ảnh minh họa
Rừng Amazon đã có thổ dân đầu tiên mắc Covid-19

Ngày 8/4, chính phủ Brazil chính thức lên tiếng về ca dươ‌ng tín‌h Covid-19 đầu tiên vừa ghi nhậ‌n tại rừng rậm Amazon xa xôi, hẻo lánh là thiếu niên 15 tuổi, thuộc bộ tộc Yanomami - một nhóm người bản địa sống biệt lập trong rừng sâu, ít tiếp xú‌c với thế giới bên ngoài và dễ bị tổn thư‌ơng trước các bện‌h ngoại lai.

Thiếu niên này bắ‌t đầu có biểu hiện khó thở, tức ngự‌c và đa‌u họng từ ngày 3/4. Đến ngày 7/4, xé‌t ngh‌iệm chính thức cho kết quả dươ‌ng tín‌h.

Theo chính quyền bang Roraima (Brazil), từ khi trường học tạm đóng cửa vì dịc‌h Covid-19, cậ‌u thiếu niên đã trở về khu vực dành riêng cho người Yanomami trong rừng Amazon.

Hiện tại thiếu niên này đang được điều trị tại bện‌h việ‌n ở Boa Vista, thủ phủ bang Roraima. tiể‌u bang này cũng là một trong những địa phương thổ dân Yanomami tập trung sin‌h sống đông nhất.

Bộ tộc Yanomami có khoả‌ng 27.000 người. Ảnh: Internet

Các biện pháp phòng chống dịc‌h bện‌h vùng Amazon mạnh tay hơn gấp 3 lần

Brazil là nơi sin‌h sống của khoả‌ng 800.000 thổ dân của hơn 300 bộ tộc thiểu số. Những thổ dân sống trong rừng rậm Amazon là những đố‌i tượ‌ng rất dễ tổn thư‌ơng trước bện‌h dịc‌h từ thế giới bên ngoài bởi họ chưa từng tiếp xú‌c với vir‌us, vi khu‌ẩn mà người thường từng miễn dịc‌h.

Thổ dân Yanomami trong rừng Amazo. Ảnh: Internet

Bộ tộc Yanomami được biết tới với truyền thống vẽ mặt, xỏ khuyên, có khoả‌ng 27.000 người. Tộc người này từng bị cô lập với thế giới cho tới giữa thế kỷ 20. Vào những năm 1970, bộ tộc Yanomami đã từng bị "tàn phá" bởi dịc‌h bện‌h sởi và sốt rét.

Bộ tộc Yanomami được biết tới với truyền thống vẽ mặt, xỏ khuyên. Ảnh: Internet

Ở 3 bang cùng sở hữu rừng Amazon là Para, Amazonas và Roraima, tổng cộng 7 bện‌h nhân đang điều trị Covid-19.

Ông Luiz Henrique Mandetta - bộ trưởng Bộ Y tế Brazil mới đây cho biết, để phòng nguy cơ vỡ trận tại các khu vực dân tộc thiểu số, ngành y tế sẽ tiến hành các biện pháp phòng chống dịc‌h bện‌h mạnh tay hơn gấp 3 lần tại vùng Amazon.

Tính đến đầu giờ chiều ngày 10/4, Brazil là nước chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịc‌h Covid-19 ở Mỹ Latin với 1‌8.176 ca mắc Covid-19 và 957 trường hợp qu‌a đờ‌i.

nguồn: w.e.b.t.r.e.t.h.o...c.o.m.


Kết quả thử nghiệm thuốc đặc trị Covid-19 của Mỹ trên 53 người bệnh nặng

authorVương Nam – Bloomberg Chủ Nhật, ngày 12/04/2020 05:55 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Remdesivir - một loại thuốc đang được sử dụng để điều trị thử nghiệm cho bệnh nhân nhiễm Covid-19 của công ty dược phẩm Gilead Science Inc (Mỹ), đang cho kết quả rất khả quan, làm tăng thêm hy vọng chữa khỏi cho nhiều ca nhiễm virus có triệu chứng nặng.
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 07:49 12/04/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Việt NamThế giớiMỹÝĐứcAnh
258 Ca nhiễm bệnh
0 Ca tử vong
144 Ca khỏi bệnh
STTTỉnhCa nhiễmCa tử vongCa khỏi bệnh
1Hà Nội114058
2TP Hồ Chí Minh55040
3Bình Thuận909
4Ninh Bình1301
5Quảng Ninh700
6Đà Nẵng606
7Đồng Tháp404
8Bắc Giang300
9Hà Tĩnh200
10Bắc Ninh101
11Hải Dương101
12Ninh Thuận202
13Quảng Nam301
14Lào Cai200
15Thừa Thiên Huế404
16Khánh Hòa101
17Thanh Hóa301
18Vĩnh Phúc12011
19Trà Vinh200
20Tây Ninh302
21Bến Tre101
22Lai Châu100
23Nghệ An100
24Cần Thơ101
25Bạc Liêu300
26Đồng Nai100
27Thái Nguyên100
28Hà Nam200

Báo cáo kết quả điều trị được công bố trên tạp chí y khoa New England cho biết, tình trạng sức khỏe của 2/3 số bệnh nhân nhiễm Covid-19 biểu hiện nặng đã được cải thiện sau khi sử dụng thuốc Remdesivir.

Theo tạp chí New England, thuốc Remdesivir được dùng thử nghiệm trên 53 bệnh nhân người Mỹ, châu Âu và Canada, tất cả đều những ca nhiễm Covid-19 có biểu hiện nặng. 30 bệnh nhân trong số này đang phải sử dụng máy thở.

Sau 18 ngày điều trị bằng Remdesivir, tình trạng của 68% số bệnh nhân nói trên đã được cải thiện (36 người). 17 người trong số 30 bệnh nhân đang thở máy đã có thể không cần hỗ trợ máy thở. Gần một nửa số bệnh nhân nhiễm Covid-19 tham gia nghiên cứu thử nghiệm thuốc Remdesivir đã được xuất viện. Chỉ có 7 bệnh nhân tử vong.

“Kết quả quan sát từ những bệnh nhân nhiễm Covid-19 tham gia vào thử nghiệm thuốc Remdesivir là rất khả quan”, ông Jonathan Grein, Giám đốc dịch tễ tại Trung tâm y tế CedarsSinai tại Los Angeles (Mỹ) nhận xét.

 ket qua thu nghiem thuoc dac tri covid-19 cua my tren 53 nguoi benh nang hinh anh 1

Thử nghiệm thuốc Remdesivir điều trị Covid-19 tại Mỹ đang cho kết quả khả quan (ảnh: Bloomberg)

Một số thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn khác cũng đang được tiến hành để đánh giá tác dụng của thuốc Remdesivir trong việc điều trị Covid-19 – loại virus đã khiến hơn 100.000 người tử vong trên toàn thế giới.

Một trong số các thử nghiệm thuốc Remdesivir đang được tiến hành tại Trung Quốc và có thể báo cáo kết quả nghiên cứu trong tháng này. Một cuộc thử nghiệm thuốc Remdesivir khác cũng đang được thực hiện dưới sự tài trợ của Viện Y tế Quốc gia Mỹ. Riêng công ty Gilead Science tự mình tiến hành 2 thử nghiệm thuốc.

“Những cuộc thử nghiệm thuốc Remdesivir không chỉ trả lời cho câu hỏi liệu loại thuốc này có an toàn và hiệu quả khi điều trị cho người nhiễm Covid-19 hay không mà còn cung cấp thông tin về thời gian điều trị cho bệnh nhân cũng như sử dụng thuốc ở giai đoạn nào sẽ là có lợi nhất.

Những câu trả lời sẽ xuất hiện trong vài tuần sắp tới bằng việc công bố dữ liệu của các cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Remdesivir khác nhau”, Daniel O Day – Giám đốc điều hành của công ty Gilead Science, cho biết.

 ket qua thu nghiem thuoc dac tri covid-19 cua my tren 53 nguoi benh nang hinh anh 2

Một lọ thuốc Remdesivir đang được kiểm tra tại công ty Gilead (ảnh: NY Post)

Hiện tại, vẫn chưa có loại thuốc nào được thế giới công nhận là có tác dụng đặc trị Covid-19. Công ty Gilead Science đã cung cấp miễn phí thuốc Remdesivir cho hơn 1.800 bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên cơ sở nhân đạo.

“Nếu được chứng minh là an toàn và hiệu quả để điều trị Covid-19, thuốc Remdesivir ước tính sẽ có giá khoảng 9 USD cho một liệu trình điều trị”, ông Andrew Hill, chuyên gia nghiên cứu dược phẩm tại Đại học Liverpool, nhận định.

Kết quả của những cuộc thử nghiệm thuốc Remdesivir được giới chuyên gia đánh giá là rất đáng trông đợi vì đây là những nghiên cứu được tiến hành trên quy mô lớn và rất nghiêm ngặt.

Tổng thống Donald Trump đã quảng bá về tiềm năng điều trị Covid-19 của Hydroxychloroquine (thuốc trị sốt rét). Tuy nhiên, loại thuốc này chưa được tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn xem liệu rằng nó có thể điều trị cho bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hay không.

 ket qua thu nghiem thuoc dac tri covid-19 cua my tren 53 nguoi benh nang hinh anh 3

Nhiều bệnh nhân và bác sĩ vẫn đang rất trông chờ một loại thuốc đặc trị Covid-19 (ảnh: Reuters)

Trong khi những nghiên cứu vẫn đang tiếp tục được tiến hành, Remdesivir vẫn đang được các chuyên gia và bác sĩ đánh giá là một trong những loại thuốc hứa hẹn nhất giúp điều trị Covid-19.

Các nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm được thực hiện bởi Đại học Bắc Carolina và Đại học Vanderbilt (Mỹ) cho thấy, Remdesivir có hoạt tính mạnh, không chỉ chống được Covid-19 mà còn có thể dùng điều trị cho một số loại virus khác tương tự.

Remdesivir từng được sử dụng ở những bệnh nhân mắc Ebola, mặc dù không có nhiều hiệu quả nhưng đã chứng minh được độ an toàn. Vì vậy, Remdesivir rất nhanh chóng được đưa vào thử nghiệm điều trị Covid-19.

Nếu loại thuốc này được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị Covid-19, một vấn đề đặt ra là liệu sẽ có đủ nguồn cung thuốc hay không. Công ty Gilead cho biết, họ sẽ nỗ lực hết mình để cung ứng loại thuốc khó điều chế này.

Bộ Y tế VN khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.


Mỹ: Cháu và chắt của Kennedy chết trong lúc cách ly


Chết chóc bám mãi theo gia đình kennedy?

Dường như số phận chưa buông tha cho gia đình Kennedy khi mới đây cháu và chắt của Robert Kennedy chết trong lúc cách ly.

Lực lượng cứu hộ vừa tìm thấy thi thể của Gideon McKean, 8 tuổi. Cậu bé biến mất một tuần trước, cùng với mẹ của mình, cháu gái của Robert Kennedy (người đã bị sát hại năm 1968). Thi thể của một người phụ nữ đã được tìm thấy vào thứ Hai. Hai mẹ con bà chèo thuyền kayak để chơi bóng dưới nước, họ đã đi quá xe bờ và tai nạn xảy ra.

Thi thể của Maeve McKean, 40 tuổi và con trai được tìm thấy ở vùng biển ngoài khơi Chesapeake, Maryland.

McKean là luật sư làm việc tại Đại học Georgetown; chuyên về sức khỏe cộng đồng và nhân quyền.

Trong thời gian bị hạn chế do dịch coronavirus, McKean đã đến nhà của mẹ cô, bà Kathleen Kennedy Townsend- con gái của Robert Kennedy – ở Shady Side, Maryland.

Chồng của cô David McKean đã báo cáo trên Facebook rằng, gia đình đi khỏi nơi thường trú của họ tại Washington trong thời gian cách ly để con cái có nhiều không gian hơn. Vợ và con trai của ông ta đã biến mất khi họ đang chơi bóng nước bằng thuyền. “Họ trèo lên thuyền kayak, đuổi theo quả bóng đang bị gió hoặc thủy triều cuốn ra xa”, ông viết vào hôm thứ Sáu. “Khoảng 30 phút sau, một người quan sát đất nhìn thấy họ ở quá xa bờ và gọi cảnh sát.”

Sự biến mất của cháu gái và cháu chắt của “RFK” được truyền thông Mỹ mô tả như một trường hợp tiếp theo  của “lời nguyền Kennedy”.

“RFK”, là tổng chưởng lý Hoa Kỳ năm 1961-64 và Thượng nghị sĩ bang New York. Ông bị bắn vào ngày 5 tháng 6 năm 1968 tại Los Angeles, ngay sau khi phát biểu liên quan đến chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống của Đảng Dân chủ California. Hai con trai của Robert chết sớm: David do quá liều ma túy năm 1984 ở tuổi 28 và Michael năm 1997 ở tuổi 39.

Anh trai của RFK, Tổng thống Hoa Kỳ thứ 35 John F. Kennedy, đã bị ám sát tại Dallas năm 1963 và con trai của ông là John Jr. tử vong cùng với vợ và chị dâu khi máy bay của ông bị rơi ở ngoài khơi bờ biển Massachusetts.

Cháu gái của Robert Kennedy, Saoirse Kennedy Hill, đã qua đời vào năm 2019 do sử dụng ma túy quá liều tại nhà của gia đình Kennedy ở Hyannis Port, Massachusetts.

Theo o­net.pl

Khủng hoảng ngoại giao Bắc Kinh - Châu Phi

< A >
Jenni Marsh (CNN) * Mẹ Nấm (Danlambaa) lược dịch - Bắc Kinh đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngoại giao ở châu Phi sau khi các báo cáo về sự phân biệt đối xử liên quan đến coronavirus đối với các công dân châu Phi ở Trung Quốc đã làm dấy lên sự tức giận lan rộng khắp lục địa.

Trong bối cảnh Trung Quốc lo ngại về các ca nhiễm bệnh nhập khẩu, sinh viên châu Phi và người nước ngoài đến thành phố Quảng Châu tuần trước đã bị buộc phải xét nghiệm và tự kiểm dịch 14 ngày một cách tùy tiện, bất kể lịch sử du lịch gần đây. Một số lượng lớn người quốc tịch châu Phi cũng bị mất chỗ trọ, sau khi bị chủ nhà đuổi đi và bị các khách sạn trong thành phố từ chối. 

Theo báo cáo các ca nhiễm ở Trung Quốc, những lo ngại dịch bệnh bùng phát gia tăng trong những tuần gần đây qua làn sóng thứ hai do các du khách nước ngoài nhập cảnh vào nước này. 

Tuy nhiên, ở Châu Phi, các chính phủ, cơ quan truyền thông và công dân đã phản ứng giận dữ với sự gia tăng rõ rệt của tình trạng bài ngoại, khi các video công bố trên mạng cảnh người châu Phi bị cảnh sát quấy rối, ngủ trên đường phố hoặc bị nhốt vào nhà dưới sự kiểm dịch. 

Hôm thứ Bảy, trên trang đầu của tờ báo lớn nhất của Kenya với tiêu đề, "Người Kenya ở Trung Quốc: Giải cứu chúng tôi khỏi địa ngục", một thành viên của quốc hội nước này kêu gọi các công dân Trung Quốc rời khỏi Kenya ngay lập tức. Các đài truyền hình ở Uganda, Nam Phi và Nigeria cũng đưa tin những câu chuyện về sự ngược đãi. 

Những thông tin này đe dọa làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở châu Phi. Trong những năm gần đây, các quốc gia châu Phi đã trở thành đối tác thương mại và ngoại giao quan trọng đối với Bắc Kinh, với thương mại của Trung Quốc với châu Phi trị giá 208 tỷ đô la vào năm 2019, theo số liệu chính thức từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. 

Trong một tuyên bố được công bố hôm Chủ nhật, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) phủ nhận Trung Quốc kiểm dịch nước ngoài. "Chúng tôi vẫn đang đối mặt với rủi ro lớn của các trường hợp nhập khẩu và hồi sinh trong nước. Đặc biệt, khi đại dịch lan rộng trên toàn thế giới, các trường hợp nhập khẩu đang gây ra áp lực gia tăng". "Tất cả người nước ngoài được đối xử bình đẳng. Chúng tôi không phân biệt và chúng tôi không khoan dung đối với sự phân biệt đối xử”, Zhao nói. 

Sự cố trong quan hệ 

Các nước châu Phi thường được coi là đối tác yếu hơn trong quan hệ song phương với Bắc Kinh, Các quan chức Mỹ liên tục cảnh báo các quốc gia này hãy cảnh giác với ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc khi điều khoản trong đó buộc các nước phải giao tài sản chính cho các khoản vay dịch vụ khi họ gán trả. Điều này có thể làm suy yếu chủ quyền. Nhưng trong những ngày gần đây, các chính phủ châu Phi đã nhanh chóng yêu cầu câu trả lời từ Bắc Kinh về cách đối xử với công dân của mình. 

Hôm thứ Bảy, nhà lập pháp Nigeria Oloye Akin Alabi đã đăng một video lên Twitter của đại sứ Trung Quốc tại Nigeria, Zhou Pingjian. Chính trị gia Nigeria chất vấn về vụ ngược đãi người châu Phi ở Quảng Châu. Trong quá trình trao đổi, Zhou được xem video về cảnh những người châu Phi bị cáo buộc ngược đãi ở Trung Quốc. Oloye kèm theo thông điệp rằng chính phủ của ông sẽ "không dung thứ cho việc ngược đãi người Nigeria ở Trung Quốc". 

Chính phủ của Uganda và Ghana cũng đã triệu tập các đại sứ Trung Quốc để chất vấn về những gì mà người Ghana gọi là "sự đối xử vô nhân đạo" Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nam Phi, hiện đang làm chủ tịch Liên minh châu Phi, cho biết họ "quan ngại sâu sắc" bởi các báo cáo. 

Có lẽ dấu hiệu nghiêm trọng nhất của sự bất mãn trên toàn lục địa diễn ra hôm thứ Bảy, khi Moussa Faki Mahamat, Chủ tịch của Ủy ban Liên minh châu Phi, đã tweet rằng ông đã mời đại sứ Trung Quốc tới AU để thảo luận về các cáo buộc ngược đãi. 

Phản ứng của Trung Quốc 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian đã trả lời cuộc khủng hoảng hôm Chủ Nhật. Ông Zhao hứa rằng chính quyền địa phương sẽ "coi trọng" mối quan tâm của một số nước châu Phi và xem xét cải thiện các biện pháp kiểm dịch, bao gồm cung cấp chỗ ở đặc biệt cho người nước ngoài cần theo dõi y tế. 

Tuy nhiên, khuyến cáo này không có ảnh hưởng với các quan chức thành phố tại Quảng Châu. Ông Zhao đã không giải quyết các cáo buộc cụ thể rằng chính quyền đã thi hành chính sách kiểm tra bắt buộc và cách ly 14 ngày đối với tất cả người dân châu Phi, ngay cả khi họ không rời khỏi Trung Quốc trong những tháng gần đây; không có lịch sử tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm virus Vũ Hán đã được xác nhận; vừa hoàn thành cách ly 14 ngày; hoặc có giấy chứng nhận cho thấy họ không nhiễm bệnh. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trước đó đã đưa tin rằng 5 người Nigeria được xét nghiệm có kết quả dương tính với virus ở Quảng Châu. 

Cảnh sát địa phương cho biết hôm Chủ Nhật rằng tất cả người nước ngoài phải tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp Trung Quốc và những người từ chối xuất trình giấy tờ tùy thân khi cảnh sát yêu cầu sẽ phải đối mặt với hình phạt. Có nghi ngờ cho hay nhiều người Châu Phi đang quá hạn thị thực ở Quảng Châu, trong khi các quan chức cho biết họ thống kê có 4.553 người Châu Phi sống hợp pháp tại thành phố này vào tuần trước. 

Hôm Chủ Nhật, Thời báo Hoàn cầu thuộc sở hữu nhà nước đã phủ nhận sự sụp đổ ngoại giao đang diễn ra. Tờ báo này viết rằng "các báo cáo lan truyền cho rằng người châu Phi đang bị phân biệt đối xử và đối xử tệ trong thành phố đã được một số phương tiện truyền thông phương Tây sử dụng để kích động các vấn đề giữa Trung Quốc và các nước châu Phi. " 

Trong những năm gần đây, quân đoàn của các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tham gia Twitter, một nền tảng truyền thông xã hội bị cấm ở Trung Quốc. 
Tại Châu Phi, CNN cho thấy có ít nhất 25 tài khoản thuộc về các nhà ngoại giao hoặc lãnh sự quán Trung Quốc. Nhưng những tài khoản Twitter của các quan chức đã liên tục bảo vệ các nỗ lực viện trợ của Trung Quốc ở châu Phi trong những tuần gần đây, đã giữ im lặng đáng chú ý về vấn đề người di cư châu Phi ở Quảng Châu. 

Sau tuyên bố của Zhao vào Chủ Nhật, nhiều người bắt đầu tweet bình luận phát ngôn này. 
Lina Benabdallah, trợ lý giáo sư chính trị tại Đại học Wake Forest, chuyên về quan hệ Trung Quốc - Châu Phi, nói rằng bản chất "tế nhị" của vấn đề này đòi hỏi phải có "phản ứng phối hợp", vì các nhà ngoại giao Trung Quốc sẽ cần ngăn chặn phản ứng dữ dội của hơn 1 triệu người Trung Quốc hiện đang sống ở châu Phi. 
"Giảm căng thẳng leo thang nên được hiểu có lẽ là dành ưu tiên," cô "Đó là một điều nhạy cảm." 

Quan hệ giữa người với người

Vào cuối tuần qua, theo tin mà CNN liên lạc được, hầu hết những người châu Phi di cư ở Quảng Châu, chủ yếu là thương nhân và sinh viên là nhóm dân cư lớn nhất ở Trung Quốc, đã tìm được nơi trú ẩn.

Đội quân của các tình nguyện viên đã tập hợp trên WeChat để kết nối người châu Phi với chủ nhà và khách sạn vẫn sẽ chấp nhận người nước ngoài. Những người khác đã bị chính quyền địa phương vây bắt và đưa vào kiểm dịch tại các khách sạn do chính phủ chỉ định. Theo những người châu Phi và tình nguyện viên chia sẻ với CNN: "Họ (chính quyền) chỉ không muốn thấy người châu Phi trên đường phố", một tình nguyện viên yêu cầu giấu tên vì sợ chính phủ trả thù . 

Shen Shiwei, một nghiên cứu sinh tại Viện Nghiên cứu Châu Phi tại Đại học Sư phạm Chiết Giang, cho biết quan hệ giữa người với người là mấu chốt giữa Trung Quốc và Châu Phi, và điều này cần được bảo vệ. 

Shen kêu gọi các quan chức Trung Quốc cải thiện liên lạc với cộng đồng người Châu Phi tại Quảng Châu, gợi ý các dấu hiệu bằng tiếng Anh và ngôn ngữ địa phương để giúp giải thích các quyết định trong việc ổn định xã hội. "Tôi nghĩ rằng có mọi câu chuyện đều có hai mặt " ông nói. 

Hannah Ryder, một người Anh gốc Kenya từng làm việc cho Liên Hợp Quốc ở Trung Quốc và hiện là Giám đốc điều hành của một công ty thuộc sở hữu của Kenya ở Bắc Kinh, cho biết những sự cố như thế này có thể ảnh hưởng lớn đến cách những người châu Phi nhìn nhận về Trung Quốc: "Nếu không được xử lý đúng cách, có thể dẫn đến hậu quả lớn hơn nhiều so với cảnh người ta ngủ trên đường phố. Nó có thể gây hậu quả đến quan hệ quốc tế, thương mại và thậm chí ngoại giao. Vì Trung Quốc là nước đầu tiên đối phó và phục hồi từ Covid-19, thế giới có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ Trung Quốc. Tôi hy vọng rằng khi nói đến vấn đề bài ngoại liên quan đến virus, Trung Quốc có thể thể hiện sự lãnh đạo theo cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này và là một ví dụ mà thế giới có thể noi theo.", Ryder nói. 

Nguồn: 

14.04.2020



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 700 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 538 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 488 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 181 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 143 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 83 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 82 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 66 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 27 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 11 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.