Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24722065

 
Văn hóa - Giải trí 29.03.2024 05:31
Virus corona: Mỹ có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giớ hơn 45,000i, VN sẵn sàng gởi bác sĩ, tá đến trợ giúp
12.04.2020 10:42

Số người chết ở New York tăng trở lại, Italy ‘đảo chiều’ số ca bệnh
Dữ liệu mới nhất, được tổng hợp bởi Đại học Johns Hopkins, cho thấy hơn 44.000 người ở Mỹ đã chết.


Ngày 21/4 là ngày thứ hai liên tiếp mà số ca đang nhiễm virus ở Italy giảm xuống, giữa lúc nước này chuẩn bị ra quyết định hệ trọng có kéo dài phong tỏa toàn quốc hay không.

Theo đó, số người đang được điều trị Covid-19 ở Italy giảm 528 ca trong ngày 21/4, xuống còn tổng cộng 107,709 ca, theo số liệu chính thức. Con số này giảm 20 ca vào ngày 20/4 - lần đầu tiên trong hai tháng dịch bệnh, theo AFP.

Số ca tử vong ngày 21/4 tăng 534 lên 24.648, vẫn là cao nhất châu Âu, cao thứ nhì thế giới sau Mỹ.

Thủ tướng Giuseppe Conte cho biết sẽ không thể mở lại hoàn toàn đất nước khi lệnh phong tỏa hiện tại kết thúc ngày 3/5.

“Tôi muốn có thể nói là, hãy mở cửa tất cả, ngay lập tức”, Thủ tướng Giuseppe Conte nói ngày 21/4. “Nhưng một quyết định như vậy sẽ là vô trách nhiệm”.

New York lại tăng số ca tử vong, Mỹ nổi lên nhiều điểm nóng

Ở Mỹ, tính đến sáng 22/4 (giờ Việt Nam), đã ghi nhận khoảng 45.000 ca tử vong, theo Đại học John Hopkins và trang web Worldometers. Con số này vẫn tăng trong khoảng 1.500-2.500 ca trong những ngày gần đây, theo New York Times.

Số ca nhiễm ở Mỹ đã bùng nổ trong hai tháng qua, hiện vào khoảng 820.000, theo thống kê của Đại học John Hopkins và trang web Worldometers.

So nguoi chet o New York tang tro lai, Italy ‘dao chieu’ so ca benh hinh anh 1 merlin_171794538_d0cb2d15_9a89_4da5_89f6_62481e0212ea_jumbo_NYT.jpg

Bên ngoài bệnh viện Elmhurst ở Queens, New York ngày 21/4. Ảnh: New York Times.

Số ca tử vong vì Covid-19 tại New York tăng nhẹ, Thống đốc Andrew Cuomo thông báo ngày 21/4, với 481 ca so với 478 ca ngày trước đó. Tổng số thương vong liên quan đến virus ở toàn bang đang là 14.828. Tổng số ca nhiễm là hơn 250.000, theo thống kê của New York Times.

Nhưng ông Cuomo nói các số liệu khác cho thấy đường cong số ca nhiễm đang được san phẳng. Số bệnh nhân trong viện giảm 8 ngày liên tiếp, và số ca nhập viện mới thấp nhất trong ba tuần. Số người phải đặt ống thở - tức những ca nặng nhất - giảm 127, mức giảm mạnh nhất trong một ngày, giờ còn dưới 4.000.

Trong khi đó, bang New Jersey bên cạnh ngày 21/4 cho biết có 379 ca tử vong mới trong ngày trước đó, mức tăng kỷ lục, nâng tổng số lên 4.753 ca tử vong. Bang này ngày 21/4 ghi nhận 3.643 ca nhiễm mới, tổng số 92.387. Dù vậy, giới chức New Jersey tỏ ra lạc quan khi số bệnh nhân thở máy giảm.

Có những dấu hiệu lạc quan cho thấy đỉnh dịch đã qua ở New York, San Francisco hay Seattle (số ca mới đã ổn định, bệnh viện dã chiến được dỡ bỏ). Nhưng một số bang khác đang gia tăng nhanh chóng, như Massachusetts có thêm 1.700 ca mới ngày 19/4, và Connecticut có tổng số ca tử vong tăng gấp đôi lên 1.300 chỉ sau một tuần.

Nhiều cộng đồng nhỏ ở vùng Trung Tây cũng đang tăng vọt về số ca nhiễm, cho thấy cuộc chiến ở Mỹ vẫn còn dài, theo New York Times.

Trong khi đó, tiểu bang Missouri vào ngày 21/4 kiện lãnh đạo Trung Quốc về dịch Covid-19, đòi bồi thường cho những gì mà bang này mô tả là “lừa dối có chủ đích và hành động không đủ để ngăn dịch”, theo AFP.

Vụ kiện được nộp lên tòa liên bang, nhưng khả năng thành công khá xa vời vì luật Mỹ thường cấm tòa án cho kiện chính phủ nước ngoài, theo một quy tắc miễn trừ quốc gia, theo AFP.

A volunteer carrying out drive-through testing, in full PPE, in California
Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionMột thiện nguyện viên làm việc tại trung tâm xét nghiệm tại California. Hiện có hơn 520.000 người bị nhiễm Covid-19 trên toàn Hoa Kỳ

Dấu mốc nghiệt ngã đến ngay sau khi Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên ghi nhận hơn 2.000 trường hợp tử vong virus trong một ngày.

Thống đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo cho biết hôm thứ Bảy, số người chết của tiểu bang dường như đang ổn định.

Thông báo con số 783 tử vong mới trong một ngày ông Cuomo lưu ý rằng New York trong nhiều ngày qua mỗi ngày tiểu bang này có con số tương tự.

"Đó không phải là mức tử vong cao nhất và bạn có thể thấy rằng con số có phần ổn định nhưng nó đang ổn định ở mức khủng khiếp", ông Cuomo nói. "Đây chỉ là những con số đáng kinh ngạc miêu tả sự mất mát và đau đớn đáng kinh ngạc."

Virus corona: 'Bùng phát chết người' nếu dỡ bỏ các lệnh phong tỏa quá sớm

Virus corona: 'Khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ đại suy thoái những năm 1930'

Virus corona: Giám đốc WHO kêu gọi chấm dứt 'chính trị hóa' virus

Tiểu bang New York đã trở thành tâm điểm của sự bùng phát ở Mỹ, ghi nhận hơn 180.000 trong số ước tính 530.000 trường hợp của Mỹ.

Kể từ thứ Bảy, tất cả mọi tiểu bang trên toàn quốc Hoa Kỳ đã tuyên bố một thảm họa để đối phó với dịch bệnh

Dân New York tụ họp bên ngoài bệnh viện NYU Langone Health hôm 11/4 để tỏ lòng biết ơn nhân viên y tế tại tuyến đầu trong trận chiến dẹp virus coronaBản quyền hình ảnhNOAM GALAI
Image captionDân New York tụ họp bên ngoài bệnh viện NYU Langone Health hôm 11/4 để tỏ lòng biết ơn nhân viên y tế tại tuyến đầu trong trận chiến dẹp virus corona

Trên toàn thế giới, cho đến giờ đã có hơn 100.000 người chết kể từ khi đại dịch bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc trong tháng 12/2019.

Tình hình khắp nơi tại Hoa Kỳ

Tính đến chiều thứ Bảy, Ý báo cáo 19.468 ca tử vong vi virus corona trong khi Hoa Kỳ có 20.506, theo thống kê của Johns Hopkins.

Hiện tại có hơn 530.000 trường hợp được ghi nhận về Covid-19 trên khắp Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu cơ quan về bệnh truyền nhiễm của Hoa Kỳ, cho biết nước này "bắt đầu thấy sự chững lại và đi xuống" của số người bị nhiễm cũng như tử vong, nhưng nói rằng các nỗ lực giảm thiểu như giản cách xã hội vẫn chưa được rút lại.

 Các khuyến nghị giãn cách liên bang, do Tổng thống Donald Trump ban hành, hiện đang có hiệu lực cho đến ngày 30 tháng Tư.

Tổng thống đang phải cùng một đối mặt với hai áp lực từ vụ dịch: với ít nhất 16 triệu việc làm bị mất trong những tuần gần đây do hạn chế sinh hoạt xã hội làm tê liệt nền kinh tế của nước Mỹ.

Virus corona: 'Hãy rút kinh nghiệm từ những sai lầm của Vũ Hán'

Ông nói hôm thứ Sáu rằng một hội đồng mới, bao gồm các nhân vật kinh doanh và y tế, sẽ được công bố vào tuần tới để giúp ông có "quyết định lớn nhất mà tôi từng phải đưa ra" là khi nào nên nới lỏng các biện pháp.

Công bố được đưa ra khi Quốc hội tiếp tục tranh cãi về giai đoạn tiếp theo của cứu trợ tài chính Covid-19.

Đảng Dân chủ muốn dự luật mới được đề xuất trị giá 250 tỷ đôla để giúp các doanh nghiệp nhỏ cũng như cho phép tài trợ thêm cho các bệnh viện và chính quyền địa phương.

Nhưng hôm thứ Bảy, hai đảng viên Cộng hòa hàng đầu trong Quốc hội, Chủ tịch Thượng viện Mitch McConnell và lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy, đã từ chối yêu cầu này.

Trong một tuyên bố, họ mô tả động thái này là một "mối đe dọa liều lĩnh" đã chặn "tài trợ kiếm công ăn việc làm". (BBC)

Virus corona: Viễn cảnh nào cho kinh tế Việt Nam

Dịch Covid-19 tác động tiêu cực, toàn diện với kinh tế VNBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDịch Covid-19 tác động tiêu cực, toàn diện với kinh tế VN

Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Long trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua thư điện tử về tác động của COVID-19 lên nền kinh tế Việt Nam và những gì Việt Nam cần làm để vượt qua khó khăn do tác động đó, cũng như để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững.

Ông Phạm Long đang làm việc tại Trường Kinh doanh và Khoa học xã hội, Đại học Louisiana, Hoa Kỳ.

Tác động tiêu cực, toàn diện với kinh tế VN

Truyền thông trong nước phổ biến kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân với hơn 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid-19 tới hoạt động kinh doanh.

Khảo sát trên cho thấy, nếu Covid-19 kéo dài 6 tháng, 74% doanh nghiệp có thể sẽ phá sản. Nguyên nhân chủ yếu do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho hoạt động như trả lương, lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng... Ngoài ra, gần 30% mất 20-50% doanh thu, 60% doanh nghiệp thậm chí giảm hơn một nửa doanh thu.

Đánh giá về ảnh hưởng của dịch COVID-19 với nền kinh tế Việt Nam, PGS-TS Phạm Long cho rằng, đó là điều khá rõ ràng:

"Ngoài du lịch, các ngành sản xuất như may mặc, da giầy, điện, điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô… đang chịu áp lực rất lớn vì hầu hết các nguyên nhiên vật liệu, phụ trợ, phụ tùng, hay thiết bị đầu vào cho quá trình sản xuất được nhập từ Trung Quốc, nay do dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch mà Trung Quốc đang triển khai trong đó có kiểm soát biên giới và các dòng lưu chuyển hàng hóa, đang trở nên thiếu hụt".

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng đến ngành dịch vụ Việt Nam. Trong ảnh: Phố bia Tạ Hiện (Hà Nội) vắng vẻ lạ thường trong mùa dịchBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng đến ngành dịch vụ Việt Nam. Trong ảnh: Phố bia Tạ Hiện (Hà Nội) vắng vẻ lạ thường trong mùa dịch

"Nhìn chung, các chuyên gia nhận định là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành này cố gắng thì cũng chỉ chống đỡ được cho đến cuối tháng 3 hay nửa đầu tháng 4, sau đó nếu tình hình không tiến triển tốt lên thì sẽ không đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất, lúc đó việc đóng cửa từng phần hoặc toàn bộ nhà máy chỉ là vấn đề thời gian". Tiến sĩ Phạm Long nhận định.

"Cũng lưu ý rằng bên cạnh việc nhập khẩu đầu vào cho quá trình sản xuất từ Trung Quốc, các doanh nghiệp của chúng ta còn nhập khẩu đáng kể từ Hàn Quốc và Nhật Bản và tình hình COVID-19 ở hai quốc gia này cũng đang có những dấu hiệu xấu đi, do đó càng gây áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất của chúng ta".

"Bên cạnh đó, lĩnh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng vì phần lớn là chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc, nay Trung Quốc đang tạm thời kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu và dòng lưu chuyển hàng hóa.''

''Nói tóm lại, không trực tiếp thì gián tiếp, hầu hết các ngành, lĩnh vực, và doanh nghiệp của Việt Nam đang bị tác động tiêu cực do COVID-19 gây ra".

GDP Việt Nam bị ảnh hưởng thế nào?

Dù Việt Nam đang chuẩn bị các kịch bản theo tình hình dịch COVID-19 để chủ động ứng phó, nhưng chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay.

Câu hỏi đặt ra là GDP Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng như thế nào từ dịch?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 12/2, khi công bố báo cáo đánh giá ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với kinh tế-xã hội Việt Nam, đã giảm mức dự báo GDP xuống chỉ còn 5,96% nếu dịch bệnh kéo dài đến quý II, so với mục tiêu đặt ra trước đó cho cả năm là 6.8%.

Về chuyện này, Phó giáo sư Phạm Long cho rằng, con số còn phụ thuộc vào dịch sẽ được kiểm soát hoàn toàn như thế nào ở Việt Nam, các nước cung cấp đầu vào sản xuất cho Việt Nam, và trên thế giới, mức độ chịu ảnh hưởng của GDP là khác nhau.

Dệt may cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionDệt may cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch COVID-19.

"Một số ngành bị thiệt hại của Việt Nam, ví dụ ngành Hàng Không từ cuối tháng 1 đến nay giảm doanh thu là khoảng 25 nghìn tỷ đồng; ngành du lịch có thể thiệt hại đến 5 tỷ USD nếu dịch kéo dài đến hết quý 2. Các kịch bản cho sự sụt giảm của GDP phụ thuộc vào khi nào COVID-19 được kiểm soát: hết quý 1, hết quý 2, hay lâu hơn".

"Các chuyên gia cho rằng khả năng GDP của Việt Nam sẽ sụt giảm trong khoảng từ 0,5% - 1% trong năm 2020. Tuy nhiên, đó chỉ là con số dự đoán. Nếu tình hình tích cực, tức là COVID-19 được kiểm soát sớm hơn, "công suất" hoạt động của các nhà máy sản xuất và chế biến sẽ ở mức cao hơn bình thường sau khi bị "nén" trong thời gian dịch để bù đắp cho những tổn thất trước đó, thì mức giảm của GDP có thể thấp hơn 0.5%".

Kích thích tiền tệ, nên hay không?

Giữa tình hình đó, chính phủ Việt Nam có nên đưa ra gói kích thích tài chính, tiền tệ hay không?

Tiến sĩ Đinh Tuấn Minh, trong bài viết trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho rằng, "Dù với bất kể kịch bản nào, Chính phủ cần kiên định không lạm dụng chính sách tiền tệ để kích thích nền kinh tế" .

Tuy nhiên, có chuyên gia cho rằng, kích thích tiền tệ là điều cần thiết, nhấn mạnh là trong bối cảnh Việt Nam hiện nay một khu vực chính phủ có thể/cần tăng chi tiêu ngay là bổ sung nguồn lực cho hệ thống y tế; tăng và mở rộng chi bảo hiểm thất nghiệp. Quan điểm này cũng viện dẫn việc gần đây, Hong Kong đã có gói kích thích tiền tệ lớn, với việc phát cho mỗi người dân (trên 18 tuổi) 1200 USD không điều kiện.

Phó Giáo sư Phạm Long cho rằng Việt Nam cần một gói kích thích tài chính.

Tuy nhiên, điều này phải đặt trong bối cảnh tổng thể của phát triển kinh tế với mục tiêu tăng trưởng, giảm thiểu tác động của xu hướng đang chững lại của nền kinh tế thế giới và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững; chứ không phải là vì những gì đang diễn ra xung quanh câu chuyện COVID-19. Bởi theo ông, COVID-19 cũng chỉ là một nhân tố trong nhiều nhân tố rủi ro và bất trắc có thể xảy ra sau này.

Ông nhận định: "Cái mà chúng ta quan tâm hiện nay là khi nào COVID-19 sẽ chấm dứt, có thể là cuối quý 1 hay cuối quý 2 năm 2020, hay cũng có thể là lâu hơn. Thuật ngữ chúng ta dùng ở đây là "Hỗ trợ" tạm thời trong ngắn hạn, với kỳ vọng dịch sẽ nhanh chóng được kiểm soát".

"Các doanh nghiệp bị tác động bởi COVID-19 đang rất cần sự hỗ trợ của chính phủ, các bộ, ngành và địa phương. Hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sụt giảm vì hoạt động cầm chừng, hay phải dừng hoạt động, hay không xuất khẩu được sẽ làm giảm doanh thu đáng kể, trong khi các chi phí vẫn phát sinh, đặc biệt là các khoản vay ngân hàng, rồi các khoản nghĩa vụ với nhà nước".

"Các hình thức hỗ trợ có thể là gia hạn nợ, giảm lãi suất, miễn lãi suất, điều chỉnh linh hoạt thời điểm thanh toán nợ hay lãi, khoanh nợ, giãn nợ, lùi thời gian nộp các khoản nghĩa vụ với ngân sách, giảm các khoản nộp, và phí để giảm bớt một phần gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.''

"Hơn nữa, chính quyền trung ương, địa phương và các bộ, ngành có thể giúp cung cấp thông tin và thủ tục hành chính, để các doanh nghiệp có thể thương thảo với các đối tác cung ứng đầu vào ở nước ngoài điều chỉnh hợp lý các điều khoản của hợp đồng, cũng như tìm các nguồn cung ứng thay thế".

TS Phạm Đỗ Chí: Virus corona đánh vào kinh tế Mỹ và VN

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phân tích sự lệ thuộc của kinh tế Việt Nam vào Trung Quốc

"Chính phủ cũng cần chủ động lập các kênh liên lạc thường xuyên với các nước bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và có doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, để có thể khai thông và thúc đẩy các dòng luân chuyển nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, phụ tùng và thiết bị đầu vào ngay khi dịch vụ có thể được kiểm soát".

"Các chiến lược và kế hoạch xây dựng hình ảnh và quảng bá trên nền tảng sự thật là Việt Nam đang kiểm soát tích cực và bước đầu có hiệu quả, sẽ giúp cộng đồng quốc tế, doanh nghiệp, và du khách nước ngoài yên tâm, nhanh chóng đến Việt Nam cho các mục đích sản xuất, kinh doanh hay du lịch ngay sau khi dịch được kiểm soát".

Hôm nay (11/3) số phận giải đua F1 tại Hà Nội sẽ được quyết định.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionHôm nay (11/3) số phận giải đua F1 tại Hà Nội sẽ được quyết định.

"Nói tóm lại thuật ngữ "gói kích thích tài chính" nên được đặt trọng một bối cảnh tổng thể hơn, vì chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng nhiều rủi ro và bất trắc. Và COVID-19 cũng chỉ là một trong những rủi ro và bất trắc đó thôi".

"Chúng ta cần có chiến lược và các gói kích thích để giúp nền kinh tế của chúng ta tăng trưởng, có tính cạnh tranh, khả năng chống đỡ đối với các rủi ro và bất trắc, vừa có tính hội nhập và vừa có tính độc lập".

"Tuy nhiên, trong câu chuyện COVID-19, các doanh nghiệp Việt Nam đang và có thể tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực do COVID-19 gây ra trong ngắn hạn (có thể dài hạn, phụ thuộc vào tình hình kiểm soát COVID-19), nên rất cần sự hỗ trợ của chính phủ".

"Khi COVID-19 được kiểm soát, các hoạt động sẽ trở về trạng thái bình thường thậm chí gia tăng "công suất" để giúp doanh nghiệp một phần hay toàn bộ bù đắp những thiệt hại đã xảy ra. Kết quả như thế nào còn phụ thuộc vào thời điểm mà COVID-19 được kiểm soát trong ngưỡng an toàn", Phó giáo sư Phạm Long nhận định.

Chuẩn bị cho hậu COVID-19

Phó giáo sư Phạm Long cho rằng, đánh giá một cách tổng thể, ảnh hưởng của COVID-19 đến nền kinh tế khác một chút so với những câu chuyện khủng hoảng kinh tế đã từng xảy ra trước đây.

Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế có đặc trưng là nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng tồn tại âm ỉ lâu dài và đến thời điểm bung ra và không thể "đỡ" được nữa nên tạo ra khủng hoảng. Với COVID-19, dù nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chững lại một chút để lấy đà, năng lực sản xuất và chế biến của các doanh nghiệp Việt Nam đang vận hành, các nguồn cung cấp đầu vào không phải thiếu, các cơ hội và triển vọng tạo ra từ EVFTA và EVIPA.

COVID-19 xuất hiện đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn; đối với nông lâm hải sản bị ảnh hưởng bởi gián đoạn xuất khẩu; đối với cách đoanh nghiệp sản xuất khác thì vận hành có thể bị tạm dừng. Nếu COVID-19 được kiểm soát, thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các ngành sẽ được "bung ra" sau khi bị "nén" lại do COVID-19.

Phó giáo sư Phạm Long nhận định: "Như vậy, sau khi COVID-19 được kiểm soát, chúng ta kỳ vọng các dòng hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, các dòng khách và chuyên gia sẽ khơi thông trở lại vào Việt Nam. Do đó, chính phủ Việt Nam nên chuẩn bị các các giải pháp phối hợp và chỉ đạo các cơ quan ban ngành liên quan, các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải lên kế hoạch hoạt động để đảm bảo khơi thông hiệu quả các dòng chảy này".

Quốc hội Việt Nam góp phần cản trở nền kinh tế?

Dịch COVID-19 cho thấy điểm yếu của TQ và VN cần làm gì?

"Bên cạnh đó, hỗ trợ về tín dụng cho doanh nghiệp nên tiếp tục cân nhắc giảm lãi suất trong ngắn hạn và linh hoạt về thời điểm hoàn trả lãi suất và gốc đối với các khoản vay cũ và mới của doanh nghiệp, bởi vì dòng tiền thu của doanh nghiệp sẽ có thể bị lệch pha với các dòng tiền ra, trong đó có dòng tiền trả nợ. Điều tương tự đó là cho phép mức độ linh hoạt nào đó về thời gian hoàn trả đối với các khoản nghĩa vụ ngân sách của doanh nghiệp".

"Để hỗ trợ các doanh nghiệp có các hoạt động xuất khẩu, chính phủ nên rà soát để có giải pháp giảm một số loại thuế và phí, ví dụ phí cầu đường, bến bãi, lưu giữ, lưu thông….", Phó giáo sư Phạm Long phân tích.

Cơ hội thoát Trung?

Với câu chuyện trong nguy có cơ như ông Nguyễn Xuân Phúc, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh từng cho rằng, đây là cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế nhằm "ít phụ thuộc hơn vào một thị trường duy nhất".

Phó giáo sư Phạm Long, một lần nữa, nhấn mạnh rằng chúng ta nên xem xét trên một giác độ tổng thể, chứ không phải từ câu chuyện COVID-19 này.

"Mọi người thấy rõ rằng nền kinh tế Việt Nam có quan hệ quá chặt chẽ và phụ thuộc vào Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 40 tỉ USD các linh kiện điện tử, thì nhập từ Trung Quốc là gần 14 tỉ USD; nhập khẩu trên 23 tỉ USD bông, xơ, sợi, vải, phụ liệu da giầy, trong đó nhập từ Trung Quốc là trên 11 tỉ USD. Đó là minh chứng cho thấy chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất".

"Về cơ bản là chúng ta phải tái cấu trúc lại nền kinh tế của chúng ta; việc tái cấu trúc này không phải vì có COVID-19, mà chẳng qua đây là một tác nhân thôi thúc chúng ta hơn nữa thôi. Ai cũng biết là phải đa phương hóa và đa dạng hóa trong các quan hệ kinh tế, sản xuất, thương mại và đầu tư với nhiều đối tác, nhiều quốc gia, hay vùng lãnh thổ khác".

"Tuy nhiên, nói thì rất dễ, nhưng bắt đầu làm từ đâu và làm như thế nào thì lại là câu chuyện không đơn giản. Đến Mỹ hay Nhật còn phụ thuộc chặt chẽ vào Trung Quốc nữa là Việt Nam".

"Lấy ví dụ đơn giản, có khoảng 800 nhà cung cấp của Apple, thì có khoảng 300 nhà cung cấp đến từ Trung Quốc. Hàn Quốc cũng là một cường cuốc về ngành sản xuất, nhưng cũng phụ thuộc rất chặt chẽ vào nguồn cung của Trung Quốc".

Dịch Covid-19: 'Việt Nam đang chịu tổn thất về kinh tế'

Covid-19 là cơ hội cho Việt Nam cải cách 'thoát Trung'

"Cũng phải khẳng định thẳng thắn rằng, Trung Quốc có những lợi cạnh tranh nhất định mà các nước khác không có. Để sản xuất ra các nguyên vật liệu hay phụ liệu đầu vào cho việc sản xuất ra các sản phẩm thì phải có công nghệ, mà chúng ta thì rất yếu về công nghệ. Hay giả sử nếu chúng ta có thể sản xuất được các nguyên vật liệu hay phụ liệu đầu vào, thì giá thành lại rất cao và không có khả năng cạnh tranh, hay thậm chí cả chất lượng cũng có thể có vấn đề".

"Tuy nhiên, về dài hạn, chúng ta phải có chiến lược tổng thể để không quá phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc sản xuất ra các nguyên vật liệu hay phụ liệu đầu vào".

"Trước hết, quy hoạch tổng thể thế đứng của Việt Nam trong các chuỗi giá trị toàn cầu cho toàn bộ các sản phẩm hay dịch vụ. Ví dụ, chúng ta muốn ngành may mặc của chúng ta mỗi năm xuất khẩu bao nhiêu về số lượng và giá trị? Chỉ là gia công hay tự chúng ta làm và bán? Tăng trưởng mỗi năm là bao nhiêu phần trăm."

"Với quy hoạch này, thì chúng ta phải cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu và phụ liệu đầu vào? Bao nhiêu chúng ta có thể nhập khẩu? Bao nhiêu chúng ta phải tự lực trong nước. Rồi từ đó, mới quy hoạch các khu công nghiệp hay các vùng để tạo ra mức tự lực về nguyên nhiên vật liệu và phụ liệu trong nước".

Các nhà hàng ế ẩm vào mùa dịchBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCác nhà hàng ế ẩm vào mùa dịch

"Các ngành, sản phẩm, hay dịch vụ khác, chúng ta cũng phải đặt ra câu hỏi tương tự và tìm ra câu trả lời trên cơ sở quy hoạch tổng thể và chi tiết".

"Thứ hai, về giáo dục đào tạo và các viện nghiên cứu phải thay đổi triệt để, nâng cao đội ngũ giảng viên thế nào, chất lượng sinh viên như thế nào để có thể tạo ra được những công nghệ hay hiểu được các công nghệ và quá trình vận hành để sản xuất các nguyên nhiên vật liệu và phụ liệu đầu vào".

"Đây là một vấn đề rất khó vì nếu chúng ta không có công nghệ, không tạo ra được công nghệ, không làm chủ được công nghệ, thì chúng ta vẫn bị lệ thuộc. Có thể có công nghệ thì lại dẫn đến vấn đề chi phí chúng ta làm ra các nguyên nhiên vật liệu hay phụ liệu lại rất cao và không có sức cạnh tranh bền vững".

"Tiếp đó, với cải cách thể chế, phải làm sao để có thể minh bạch và tạo niềm tin cho các doanh nghiệp tham gia vào quá trình đổi mới sáng tạo, nghĩ dài hạn, chứ không phải tư duy tiểu nông ngắn hạn".

"Thứ tư, quan hệ trong ASEAN cần được tăng cường hơn nữa bằng cách nào để phát huy được vai trò của ASEAN và từng nước thành viên trong khối".

"Cuối cùng, tận dụng các cơ hội tạo ra từ EVFTA và EVIPA; và các hiệp định với các đối tác khác như thế nào để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, trong đó có đầu tư sản xuất các nguyên vật liệu và phụ liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất".


Bác sĩ Việt Nam mong muốn ‘điều trị COVID-19’ cho Thủ tường Anh và các bệnh nhân Covid ở Mỹbo tranh cam dong ve nhung bac si tuyen dau chong dich covid 19 (theo Hà Phương/VOV.VN)

Cập nhật dịch COVID-19 sáng 12-4: Không có ca nhiễm mới, 12 người đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh, không có tử vong, 60% đã khỏi bệnh số còn lại sẽ xuất viện trong thời gian tới


Cập nhật dịch COVID-19 sáng 12-4: Không có ca nhiễm mới, 12 người đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh - Ảnh 2.


Cập nhật dịch COVID-19 sáng 12-4: Không có ca nhiễm mới, 12 người đủ tiêu chuẩn khỏi bệnh

Việt Nam và người Việt các nơi đóng góp từ thiện chống Covid-19

50 thùng găng tay và khẩu trang do cộng đồng gửi đã được Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh (VAUK) chuyển tới một khu của NHS ở Dartford, Kent
Image caption50 thùng găng tay và khẩu trang do cộng đồng gửi đã được Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh (VAUK) chuyển tới một khu của NHS ở Dartford, Kent

Việt Nam tặng cho năm nước châu Âu nửa triệu khẩu trang để trợ giúp nỗ lực chống virus corona trên thế giới.

Virus corona: Nhận đồ bảo hộ, Donald Trump ‘cảm ơn những người bạn ở Việt Nam’

'Ngoại giao coronavirus' và tham vọng lãnh đạo thế giới của Trung Quốc

Virus corona: Thế giới nên tin hay nghi ngờ ‘thành công của Trung Quốc’?

Virus corona: Tại sao Turkmenistan không có ca nhiễm nào?

Virus corona: Hộp cơm miễn phí Sài Gòn 'lo cho người dưới đáy'

Cùng lúc, nhiều cộng đồng người Việt các nơi tham gia những sáng kiến từ thiện nơi họ sống để đóng góp chống dịch Covid-19.

Nổi bật quan hệ Mỹ - Việt

Chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam đã rời Hà Nội vào ngày 7/4.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nói "chuyến hàng này sẽ giúp bảo vệ các chuyên gia y tế làm việc trên tuyến đầu chống lại Covid-19 tại Hoa Kỳ và chứng minh cho sức mạnh của quan hệ đối tác Hoa Kỳ-Việt Nam."

Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết: "Sáng nay, 450.000 bộ đồ bảo hộ đã đến Dallas, Texas. Điều này đã trở thành hiện thực nhờ sự hợp tác giữa 2 doanh nghiệp tuyệt vời của Mỹ - DuPont và FedEx - cùng những người bạn ở Việt Nam của chúng ta. Xin cảm ơn!"

Các nhà ngoại giao Mỹ tại Hà Nội nói Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam và Chính phủ Việt Nam đã làm việc cùng nhau tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giao nhận và phê duyệt cần thiết để đẩy nhanh việc chuyển giao trang thiết bị bảo hộ cá nhân cho Hoa Kỳ.

Chuyến hàng thứ nhất trong số hai lô hàng đầu tiên với hơn 450.000 bộ quần áo bảo hộ DuPont được sản xuất tại Việt Nam đã rời Hà Nội vào ngày 7/4.

Việt Nam giúp Campuchia

Theo trang Facebook của đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Vũ Quang Minh, thì hôm 07/04 Bộ Tư lệnh Quân khu 7 của Việt Nam trao tặng trang thiết bị vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 cho một số đơn vị thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia trước Tết cổ truyền của họ.

Sang ngày 8/04, đại sứ Vũ Quang Minh đã thay mặt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chuyển giao cho Bộ Y tế Campuchia thiết bị xét nghiệm và khẩu trang, áo quần bảo hộ.. trị giá 314 nghìn USD, tin từ Phnom Penh cho hay.

Bệnh viện Khmer -Soviet ở Phnom Penh, nơi được chỉ định chữa bệnh nhân Covid-19. Ảnh minh họa
Image captionBệnh viện Khmer -Soviet ở Phnom Penh, nơi được chỉ định chữa bệnh nhân Covid-19. Ảnh minh họa

Theo các báo Việt Nam, hôm thứ Ba, 07/04/2020, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức lễ trao tặng 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất cho đại sứ Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và đại sứ - trưởng Phái đoàn Liên hiệp châu Âu tại Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Tô Anh Dũng được trích lời nói đến “sự chia sẻ trên tinh thần đối tác chiến lược, bạn bè truyền thống, hỗ trợ lẫn nhau khi gặp khó khăn” của Việt Nam với chính phủ các nước.

Động thái này xảy đến vào lúc nhiều quốc gia Âu Mỹ bắt đầu coi việc đeo khẩu trang y tế và khẩu trang bình thường cho dân chúng là cần thiết, ít ra là để ngăn virus corona lây lan trong cộng đồng.

Trước đó, khuyến cáo của ngành y tế tại Đức, Anh...vẫn cho rằng công chúng không cần đeo khẩu trang “nếu người đeo không có triệu chứng mắc virus corona”, điều cũng bị không ít ý kiến của báo chí chỉ trích, vì một phần trăm khá đông người mắc virus corona “không có triệu chứng bên ngoài gì cả”.

Ngoại giao từ thiện và từ thiện bình thường

Trong lúc Trung Quốc gặp phải phản ứng “dùng viện trợ từ thiện để tạo ảnh hưởng”, các hoạt động từ Việt Nam không bị phê phán gì, vì đến từ một quốc gia chưa có sức mạnh kinh tế áp đảo như Trung Quốc.

Ngoài ra, việc các nước Đông Nam Á hỗ trợ nhau, đồng thời nhận viện trợ chống Covid-19, được xem như là bình thường, cần thiết.

Ngay từ đầu tháng 2/2020, Việt Nam và chừng hơn 20 nước châu Á đã hiến tặng hàng hóa, tiền cho Trung Quốc để chống virus corona.

Gần đây nhất, theo trang Facebook của đại sứ Việt Nam tại Campuchia, ông Vũ Quang Minh, thì hôm 07/04 Bộ Tư lệnh Quân khu 7 của Việt Nam trao tặng trang thiết bị vật tư y tế phòng, chống dịch Covid-19 cho một số đơn vị thuộc Quân đội Hoàng gia Campuchia trước Tết cổ truyền của họ.

Cùng lúc, Việt Nam cũng nhận được viện trợ từ các nước.

Theo các báo Việt Nam hôm 30/03, Bộ Ngoại giao Mỹ, nước này chi 274 triệu USD để hỗ trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp cho các nước chống dịch COVID-19. Việt Nam sẽ nhận gần 3 triệu USD để chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát.

Trước đó, Vương quốc Thái Lan nói họ nhận được 2 triệu USD chống virus corona từ Hoa Kỳ.

Vietnam Airlines cuối tháng 3 đăng tin trên mạng xã hội rằng họ vận chuyển 10 máy thở cho bệnh nhân Covid-19, quà tặng của Temasek Foundation, Singapore, về Hà Nội hôm 29/03.

Người Việt may khẩu trang ở Dresden, ĐứcBản quyền hình ảnhNGƯỜI VIỆT Ở DRESDEN
Image captionNgười Việt may khẩu trang ở Dresden, Đức

Người Việt ở nước ngoài làm gì?

Người Việt ở một số quốc gia cũng tự tổ chức các đợt hỗ trợ ngành y tế nước chủ nhà chống dịch Covid-19.

Điều đáng chú ý là những người bình thường nhất, không phải triệu phú, doanh nghiệp nhiều tiền, đã làm việc này bằng đóng góp thời gian, công sức của họ.

Tại Anh, hôm 06/04, số hàng hiến tặng cho Hệ thống Y tế Công (National Health Service - NHS) gồm có 50 thùng găng tay và khẩu trang do cộng đồng gửi đã được Hội Người Việt Nam tại Vương Quốc Anh (VAUK) chuyển tới một khu của NHS ở Dartford, Kent, vùng Đông Nam của London.

Được biết đây mới là số hàng đầu tiên và VAUK đang tiếp tục kêu g̣ọi các thành viên và cộng đồng gốc Việt ở Anh quyên góp cho công tác này.

Phó Chủ tịch VAUK, ông Vũ Kim Thanh viết trên trang Facebook rằng đây là hành động “nhân văn của quí vị và bà con người Việt Nam tại Anh quốc , tuy của cải vật chất ít nhưng tấm lòng nhiều, trong phong trào cùng nhau đoàn kết chống dịch bệnh virus corona Vũ Hán”.

Bà Lâm Ngọc Thủy, giám đốc chuỗi hàng ăn Indochine, London, người có đóng góp cho hoạt động của VAUK nói với BBC, theo bà thực ra có nhiều cách để cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Anh chia sẻ gánh nặng chống COVID-19 với NHS lúc này:

“Chẳng hạn, việc ở nhà và chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết theo khuyến cáo của Chính phủ Anh cũng là một cách. Như vậy, xác suất bị nhiễm và gây nhiễm coronavirus sẽ giảm đáng kể và góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống y tế. Ngoài ra, cá nhân và doanh nghiệp nếu có điều kiện cũng có thể quyên góp ủng hộ đồ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, nước diệt khuẩn... vì nhiều bệnh viện đang rất thiếu đồ bảo hộ cho nhân viên y tế ở tuyến đầu.”

Giới chức Anh cho hay tính đến 31/03/2020, hoạt động từ thiện tại nước này có nguy cơ thiệt hại 4 tỷ bảng vì dịch virus corona.

Lý do là nhiều hoạt động lớn như cuộc thi London Marathon vốn quyên góp nhiều tiền hiến tặng hàng năm, đã bị hủy, và các doanh nghiệp ngừng làm việc theo yêu cầu phong tỏa (lockdown) không có tiền để đóng góp đều cho từ thiện.

Quốc hội Anh hôm cuối tháng 3 kêu gọi tăng hoạt động từ thiện chống dịch virus corona trên cả nước.

Người Việt ở Ba Lan tham gia giúp đỡ
Image captionNgười Việt ở Ba Lan tham gia giúp đỡ

Tại Ba Lan, chừng 4100 kit thử virus corona đặt hàng ở nước ngoài và chuyển tới Ba Lan có được nhờ sự đóng góp tài chính của các doanh nghiệp và thành viên cộng đồng Việt ở nước này.

Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu, tại Warsaw có những quán ăn Việt tham gia nấu đồ ăn cho bác sĩ và y tá ở các bệnh viện, và những người khác may khẩu trang cung cấp cho bệnh viện, đồn công an, cơ quan chính quyền.

Tin tức này cũng được đài báo nước sở tại đăng tải, theo ông Trần Trọng Hùng, Phó chủ tịch thường trực phụ trách đối ngoại Hội Người Việt Nam tại Ba Lan ở Warsaw.

Tại Đức, nơi người Việt Nam ở vùng Đông Đức cũ từng có nghề may, và chuyên môn về may họ chưa quên, máy may nhiều người vẫn còn giữ trong gia đình.

Trong khi phải ngồi cách ly ở nhà, nhìn cảnh thiếu thốn khẩu trang cho hệ thống y tế của Đức, một số người ở Berlin, Dresden, Hamburg và các nơi khác đã nghĩ ra và phát động phong trào may khẩu trang mang tặng cho các nơi cần, theo nhà báo Lê Mạnh Hùng từ Berlin nói với BBC News Tiếng Việt hôm 08/04/2020.

“Phong trào nay đã lan rộng, được truyền thông Đức loan tải như một nét đẹp trong cuộc sống chung của cư dân thuộc nhiều nguồn gốc ở Đức.”

Tuy thế, theo ông Hùng, quy định về khẩu trang y tế tại Đức rất ngặt nghèo nên người Việt chỉ may khẩu trang gọi là 'để che mặt'.

“Người Việt ở Đức đã nhắc nhở nhau, hướng dẫn cách làm cho phù hợp. Ví dụ tìm hiểu các luật lệ liên quan, liên hệ trước với cảnh sát nhờ mách chỗ, liên hệ với các bệnh viện, nhà dưỡng lão, các siêu thị, nơi nào thực sự có nhu cầu mới mang khẩu trang phù hợp tới trao tặng.

Khi trao tặng cũng ghi rõ thông tin về mặt hàng để tránh hiểu lầm, dùng tên gọi mặt hàng cho phù hợp để tránh phạm luật, ví dụ "Cái che miệng" chứ không phải "khẩu trang".

"Tổng số khẩu trang do người Việt ở Đức tự may đem trao tặng khó xác định chính xác được là bao nhiêu, nhưng có thể là con số hàng trăm nghìn", ông Hùng nói.

Trung tâm Hà Nội vắng vẻ những ngày nàyBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung tâm Hà Nội vắng vẻ những ngày này

Ở Hoa Kỳ hiện cũng có các hoạt động thiện nguyện của người Mỹ gốc Việt trợ giúp bệnh viện và các cơ sở y tế ở Mỹ thiếu khẩu trang, quần áo bảo hộ, nước sát trùng, và nhiều thiết bị y tế khác, theo báo Người Việt tại Westminster, California.

“...Nhiều người gốc Việt đã sử dụng thời gian rảnh khi tuân thủ lệnh ‘ở tại nhà’ để may khẩu trang tặng nhân viên y tế, bệnh nhân trong các bệnh viện,” Tâm An viết trên trang Người Việt (27/03/2020).

Bài báo nêu ví dụ từ thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona về bà Tường Vi, thợ sửa quần áo:

“Tôi đóng cửa tiệm đã một tháng nay, tôi tự đi mua vải về để may khẩu trang rồi đem tặng cho người cao niên ở viện dưỡng lão. Họ cảm động muốn rơi nước mắt. Các y tá họ cũng xin, chủ yếu họ đeo bên ngoài cái khẩu trang y tế. Họ nói làm như vậy thì khẩu trang N95 sẽ đỡ bị nhiễm hơn, có thể dùng lâu dài.”

Bà Thảo Phạm, làm nghề nail ở Tacoma, tiểu bang Washington, cùng với nhiều thiện nguyện viên đã tự may và tặng được hơn 2000 khẩu trang cho các bệnh viện địa phương và nhiều trung tâm y tế, nguồn tin này nói.

TTO - Chính sách "ngoại giao corona" của Trung Quốc đe dọa mang lại nhiều đối thủ hơn bạn bè, mặt khác cũng phản ánh tình hình chính trị phức tạp trong nước, theo báo Financial Times.

Trung Quốc trả giá cho chiến dịch phản công hung hăng về virus corona? - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 là cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012 - Ảnh: CNN

Khi thượng nghị sĩ Roger Roth, chủ tịch thượng viện Cơ quan Lập pháp bang Wisconsin (Mỹ), nhận được email từ chính phủ Trung Quốc "nhờ vả" ông bảo trợ một nghị quyết ca ngợi phản ứng của Bắc Kinh trước dịch COVID-19, ông cứ nghĩ đó là trò lừa của tay nào đó.

Tác giả email còn cẩn thận đính kèm một bản dự thảo nghị quyết được viết sẵn, trong đó đầy những luận điểm và tuyên bố của nhà cầm quyền Trung Quốc để ông Roth đưa ra biểu quyết.

"Tôi chưa từng nghe nói có chính phủ nước ngoài nào tiếp cận một cơ quan lập pháp nhờ họ thông qua một nghị quyết. Tôi nghĩ lá thư không thể là thật", thượng nghị sĩ Roth kể với báo Financial Times (FT).

Nhưng sau đó ông Roth phát hiện email đó quả thật được gửi từ Tổng lãnh sự Trung Quốc ở Chicago. "Tôi ngạc nhiên hết sức... Tôi viết một dòng trả lời: 'Thưa ngài tổng lãnh sự, điên quá'".

Mất lòng tin

Nhà báo Jamil Anderlini của FT nhận xét câu chuyện trên có lẽ là tập mới nhất của chiến dịch tô vẽ hình ảnh toàn cầu Bắc Kinh đang đẩy mạnh giữa đại dịch COVID-19. 

Thành công bao nhiêu chưa biết nhưng "ngoại giao corona" của Trung Quốc đã năm lần bảy lượt phản tác dụng. Từ việc xuất khẩu thiết bị y tế lỗi đi các nước, cho đến ủng hộ thuyết âm mưu quân đội Mỹ thả virus ở Vũ Hán, rồi vụ xìcăngđan ngược đãi người châu Phi ở miền nam Trung Quốc theo kiểu tống khứ về quê nhà...

Một số nhà quan sát từng nghĩ cách phản ứng hỗn loạn của phương Tây trước dịch COVID-19 sẽ tạo điều kiện cho Trung Quốc trám vào lỗ hổng quản trị toàn cầu, thậm chí bỏ qua một bên số liệu dịch bệnh đáng ngờ của Bắc Kinh.

Nhưng nhìn qua cách Bắc Kinh lợi dụng tình hình, Trung Quốc có khả năng chỉ càng bị cô lập và mất uy tín hơn trên trường quốc tế sau khi cuộc khủng hoảng trôi qua.

Ông Wasng Jisi, học giả nổi tiếng của Đại học Bắc Kinh, nhận xét dịch bệnh này đã đẩy quan hệ Trung - Mỹ xuống mức tồi tệ nhất kể từ khi mới bang giao hồi thập niên 1970. Ông mô tả hố ngăn cách kinh tế - công nghệ giữa hai cường quốc "đã không thể đảo ngược".

Ở Anh, sự thay đổi cũng rất lớn. Các chính khách bảo thủ quyền lực bắt đầu kêu gọi Thủ tướng Boris Johnson cứng rắn hơn với Trung Quốc, truyền thông Anh chỉ trích nhiều hơn, còn cộng đồng tình báo tuyên bố sẽ theo dõi sát mối đe doạ từ Bắc Kinh...

Ở châu Âu và Úc, các chính phủ hối hả chặn doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm tài sản giá rẻ giữa lúc kinh tế lao dốc vì dịch bệnh. Nhật Bản thì dành hẳn một quỹ 2,2 tỉ USD để giúp doanh nghiệp nước này dời nhà máy ra khỏi Trung Quốc...

Trung Quốc trả giá cho chiến dịch phản công hung hăng về virus corona? - Ảnh 2.

Vật tư y tế từ Trung Quốc được bốc dỡ xuống ở Geneva, Thuỵ Sĩ - Ảnh: REUTERS

Cuộc khủng hoảng lớn nhất

Phải nhìn nhận rằng một số lời chỉ trích nhắm vào Trung Quốc chưa được công bằng. Nhiều chính khách dân túy phương Tây tấn công Bắc Kinh còn nhằm mục đích phủi bớt trách nhiệm do thất bại trong chống dịch.

Nhưng không phải vì vậy mà những gì Trung Quốc làm là đúng. 

Bắc Kinh có thể đã tìm thấy sự đồng cảm nhiều hơn nếu họ chọn chiến lược minh bạch và hợp tác, nếu họ không bịt miệng những người dám lên tiếng (điển hình là bác sĩ Lý Văn Lượng), nếu họ không chạy chiến dịch truyền thông đánh lạc hướng nguồn gốc con virus, tự ca ngợi mình và hạ thấp nước khác...

Lời qua tiếng lại với Mỹ, hãng thông tấn Tân Hoa xã của Trung Quốc còn dọa nước này có thể chặn xuất khẩu vật tư y tế để nước Mỹ "chìm trong địa ngục corona".

Cách hành xử như vậy chỉ càng thổi bùng quyết tâm của Washington và nhiều nơi khác trong việc giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng từ Trung Quốc. 

Nhưng bên cạnh đó, thái độ kỳ lạ của Bắc Kinh trong cuộc khủng hoảng này được các nhà phân tích cho rằng đang phản ánh phần nào sự phức tạp của tình hình chính trị trong nước.

COVID-19 là thách thức lớn nhất Chủ tịch Tập Cận Bình đối mặt kể từ khi lên nắm quyền năm 2012. Ông Tập có lẽ hiểu rõ cơn khủng hoảng kinh tế sắp tới sẽ tác động mạnh hơn cả bản thân dịch bệnh. 

Hồi khủng hoảng tài chính 2008, Bắc Kinh xác định tăng trưởng phải ở mức 8% mới giảm thiểu được bất ổn xã hội, trong khi GDP quý 1-2020 của Trung Quốc đã giảm đến -6,8%, đe dọa gây ra những nhiễu động lớn.

Ở góc độ đó, việc guồng máy tuyên truyền và ngoại giao của Trung Quốc đẩy mạnh chủ nghĩa dân tộc được xem là chiêu đánh lạc hướng dư luận, bất chấp cái giá phải trả là hình ảnh quốc tế bị tổn thương. Nó giải thích được tại sao giới ngoại giao Trung Quốc lại liều lĩnh như vậy thời gian qua.

Quay lại Mỹ, sau lá thư kỳ lạ từ Trung Quốc, thượng nghị sĩ Roger Roth đang soạn thảo một nghị quyết khác. Hé lộ một chút với báo FT, ông cho biết sẽ ca ngợi người dân Trung Quốc nhưng sẽ "bóc trần ban lãnh đạo cho cả thế giới thấy".

Nghị quyết nhiều khả năng được thông qua với sự ủng hộ áp đảo.

Tờ Bild đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 160 tỉ USD vì COVID-19Tờ Bild đòi Trung Quốc bồi thường cho Đức 160 tỉ USD vì COVID-19

TTO - Tờ Bild được nhiều người đọc nhất ở Đức đã đăng trên báo giấy hóa đơn 160 tỉ USD cùng lá thư gửi tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ trích Bắc Kinh giấu dịch. Trung Quốc lập tức lên tiếng đáp trả.

PHÚC LONG
Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế…cho nhiều nướcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế…cho nhiều nước



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]
Chiến tranh Việt Nam [12.03.2023 22:07]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 702 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 541 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 490 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 182 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 146 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 85 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 83 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 68 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 29 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 15 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.