Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24839851

 
Bản sắc Việt 19.04.2024 00:34
Bị TQ ếm bùa VN chìm sâu trong mê hồn trận, giờ thứ trưởng quốc phòng thượng tướng Nguyễn Chí Vinh mới tỉnh giấc sáng mắt nhân ra ai là bạn ai là thù
27.04.2020 10:39

Biển Đông: VN đã biết được 'ai là bạn thân, ai là đối tác'

Quốc Phương BBC News Tiếng Việt


Việt Nam đã rút ra nhận thức rõ ràng về ai là ‘bạn’, ‘bạn thân’, ai ‘đến với chúng ta’ trong lúc khó khăn, ai chỉ là ‘đối tác’, qua những gì chứng kiến về an ninh trên Biển Đông, trong lúc diễn ra đại dịch Covid, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói với truyền thông quốc phòng và quân đội nước này.

Getty Images

Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionThứ trưởng Quốc phòng VN, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Thứ trưởng phụ trách đối ngoại quốc phòng của Việt Nam tại Bộ Quốc phòng nói rằng cần phải ‘lên án’ những quốc gia đã lợi dụng thời điểm diễn ra Covid-19 để thúc đẩy những hành động mà ông gọi là ‘phi pháp’, cũng như đẩy mạnh ‘tham vọng’.

Làm gì có nhiều quốc gia chiếm biển của VN chỉ có một quốc gia đó là TC nhưng khiêp sợ phạm  úy bị TQ khiển trách nên tướng Vinh chỉ nói không không vậy không dám nêu tên TQ, đúng là toàn lủ tướng lãnh hèn nhát của CSVN 

'Công hàm 1958 không công nhận chủ quyền TQ với Hoàng Sa và Trường Sa'

Chuyên gia Việt Nam bác bỏ luận cứ Trung Quốc về công hàm Phạm Văn Đồng

Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: 'TQ lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông'

Trong một phát biểu gây chú ý hôm 26/4/2020 trên kênh Quốc phòng Việt Nam, trực thuộc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:

“Những thách thức ở an ninh khu vực thì nói dù có dịch hay không, thì nó đều tồn tại, nó là thách thức, nhưng nó chưa phải là nguy cơ.

“Điều đáng lên án là những quốc gia nhân cái dịp này đẩy mạnh những hoạt động phi pháp và tham vọng của họ và cái đó tôi cho là không có lợi cho quốc gia đó. Quốc gia nào làm điều đó không có lợi."

“Trong lúc này, chúng ta không bao giờ quên những nhiệm vụ khác để mà đối phó với các thách thức an ninh, ví dụ bảo vệ chủ quyền chúng ta không thể quên, không thể lơi là. Tàu hải quân của chúng ta, cảnh sát biển của chúng ta không có nghỉ ngày nào cả."

“Bộ đội ở Trường Sa làm sao mà không để dịch bệnh thôi, chứ không có một đồng chí nào cần phải dừng nhiệm vụ cả.”

Về quan hệ đối ngoại và với quốc tế qua diễn biến an ninh trên Biển Đông trong lúc diễn ra đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Chí Vịnh, người vừa là Ủy viên BCH Trung ương ĐCSVN và Ủy viên thường trực Quân ủy Trung ương QĐND Việt Nam, nói:

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

“Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai là người mà chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta.

VN 'quá rụt rè trước TQ' trong vấn đề Biển Đông

Biển Đông: Ai sẽ liên minh và hậu thuẫn Việt Nam?

“Thì cái này quan trọng lắm và tôi cho rằng bài học quan trọng nhất đó là dự báo đúng tình hình và hạ quyết tâm sớm.”

‘Nói thế rất đúng’

Cũng hôm 26/4 từ Hà Nội, một nhà phân tích chính trị và an ninh khu vực, TS. Hà Hoàng Hợp, thuôc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) đưa ra bình luận với BBC:

“Họ nói thế rất đúng. Khi đang có dịch, cả thế giới tập trung chống dịch ở từng nước và ở các nước, thì Trung Quốc lại có các hành động như đang có ở biển Đông, thì ai cũng thấy hành động đó không có lợi cho Trung Quốc và cho an ninh khu vực."

“Những nước nào lên án các hành động đó, ủng hộ chính sách và thực hành của Việt Nam, thì có thể coi họ là bạn bè. Nhận diện bạn bè, đối tác, đối tượng... thì từ lâu đã được nêu trong các chính sách của chính phủ Việt Nam; lúc này, các vị đó chỉ nhắc lại thôi."

“Tôi có thấy một đoạn truyền hình quốc phòng phỏng vấn Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, ông Vịnh đã nói rõ chủ đề này.”

Nhân dịp này, nhà nghiên cứu cao cấp thỉnh giảng thuộc viện nghiên cứu của Singapore đưa ra một số bình luận về an ninh Biển Đông và khu vực, đặc biệt liên quan các động thái nhiều mặt của Trung Quốc.

TS. Hà Hoàng Hợp nói:

“Những động tác công hàm của Trung Quốc, thì được đáp lại bằng các công hàm, các "giao thiệp" ngoại giao tương ứng và phù hợp từ phía Bộ Ngoại giao Việt Nam."

“Hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông, cụ thể như hiện nay Trung Quốc lại cử tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra Biển Đông, cử tàu nghiên cứu của Đại học Hạ Môn ra vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, quân sự hóa các đảo đắp, tập trận, trinh sát trên không... thì Bộ quốc phòng và các bộ liên quan của Việt Nam đã có hoạt động cụ thể."

“Các hoạt động cụ thể gồm việc quan sát, theo dõi, nắm tình hình, dự báo, sẵn sàng ứng phó trên thực địa (Trường Sa...)"

“Đang lúc có COVID-19, mà Trung Quốc có các hành động như thế, tức là họ lợi dụng tình hình để đẩy mạnh các hoạt động phi pháp ở biển Đông, thì đó là những hành động không có lợi cho Trung Quốc.”

Phạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976, và là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionPhạm Văn Đồng là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976, và là Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976

Về động thái của Trung Quốc công bố ra Liên Hiệp Quốc mới đây, hôm 17/04/2020, theo đó đưa Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra viện dẫn và bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông, đặc biệt trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, TS Hà Hoàng Hợp nói:

“Về công hàm 1958 ký bởi Thủ tướng VNDCCH ông Phạm Văn Đồng, thì chính phủ Việt Nam, các chuyên gia pháp lý của Việt nam, các chuyên gia luật quốc tế... đã phân tích kỹ rồi."

“Về pháp lý và chính trị, công hàm đó không có giá trị khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo ở Biển Đông, vì rất nhiều lý do, mà tôi không nhắc lại ở đây."

“Về chính trị, Trung Quốc nêu lại Công hàm 1958, một lần nữa cho thấy Trung Quốc cố ý giải thích sai luật quốc tế về biển. Đây là một điểm rất bất lợi cho Trung Quốc trong việc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền và lãnh thổ ở Biển Đông.”

Chu Ân Lai và Phạm Văn Đồng năm 1956Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionChu Ân Lai và Phạm Văn Đồng năm 1956

Liên minh hay không?

Có ý kiến từ giới học giả nói với BBC gần đây cho rằng Việt Nam không nên liên minh với cường quốc nào để đối trọng với Trung Quốc.

Các ý kiến này cho rằng ý tưởng liên minh là lạc hậu và không thực tế, mặt khác cũng không có ai chịu hay muốn liên minh với Việt Nam ở quốc tế và khu vực liên quan an ninh và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm:

“Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nhắc lại luận điểm không liên minh quân sự. Luận điểm này, như tôi đã nói trước đây, được tuyên bố nhằm thúc đẩy chính sách hòa bình của Việt Nam, và chiến lược quốc phòng trong thời bình."

“Nhưng một khi Việt Nam bị đe dọa tấn công, hoặc tấn công xâm lược, khi đó, tùy tình hình cụ thể Việt Nam sẽ có các quyết định cụ thể nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ. Không có chính sách hay chiến lược nào là cứng nhắc. Lợi ích của đất nước quyết định mọi thay đổi chính sách, chiến lược."

“Một số chuyên gia nói rằng không nên liên minh, chắc là họ có lý do của họ. Tôi chỉ lưu ý rằng, Biển Đông không chỉ là nơi Việt Nam có lợi ích quốc gia, mà các quốc gia khác, trong đó có Mỹ, Nhật Bản, phương Tây... có lợi ích quốc gia của mình, vì đây là con đường chuyển vận hơn 5.000 nghìn tỷ USD hàng hóa của thế giới."

“Một khi Biển Đông bị ai đó đe dọa độc chiếm hay hành động để tiến tới độc chiếm, thì các nước đều xem sẽ hợp tác với nhau thế nào để chống lại. Từ đó, có thể hình thành liên minh nào đó.”

Hành động ưu tiên gì?

Từ Hà Nội, một nhà nghiên cứu luật học và chính sách của Việt Nam từ Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển bình luận với BBC về điều mà ông cho rằng Việt Nam cần ưu tiên làm gì trong bối cảnh hiện nay.

“Việc ưu tiên đầu tiên hiện nay là ngay lập tức Việt Nam cũng phải có công hàm phản đối công hàm ngày 17/4 của Trung Quốc,” Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói.

Người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh SảngBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionNgười phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng xác nhận nước này hôm trung tuần tháng Tư đã gửi thư cho Liên Hiệp Quốc phản bác Việt Nam, tái khẳng định chủ quyền biển đảo ở Biển Đông

“Thứ hai là lập tức Việt Nam cần phải có một động thái tức là nêu vấn đề ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và đề nghị với tư cách thành viên không thường trực, nêu vấn đề nhóm họp khẩn cấp về tình hình ở Biển Đông trước những hành động mà không chỉ bằng những lời tuyên bố, mà còn bằng những hành động trên thực địa, đang đe dọa dùng vũ lực đối với Việt Nam."

“Và việc này không chỉ đe dọa riêng với Việt Nam mà còn đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực. Điều này về nội dung hoàn toàn phù hợp cho việc Việt Nam đề nghị đưa vào Chương trình nghị sự của phiên họp của Hội đồng Bảo an ngay lập tức, càng sớm càng tốt."

“Và việc tiếp theo nữa, theo tôi, Việt Nam cần chủ động có một sáng kiến tổ chức một Hội nghị về Biển Đông mà không nhất thiết với tư cách Chủ tịch của Asean, mà với tư cách là một trong những nước là nạn nhân của hành vi áp chế, đe dọa dùng vũ lực của phía Trung Quốc."

“Cụ thể Việt Nam có thể qua hoạt động vận động ngoại giao với Philippines, Malaysia, Indonesia v.v… để nêu ra sáng kiến họp khẩn cấp về tình hình mất an ninh, ổn định ở Biển Đông và đồng thời tham dự hội nghị như vậy, cần phải có sự có mặt của các nước có thể bị phương hại, hay chịu ảnh hưởng trực tiếp về tự do hàng hải bị đe dọa."

“Ở đây có thể nói đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, đó là Hoa Kỳ, Úc và Ấn Độ, những nước đó có thể vận động được để mà dự và có thể có được một hội nghị để bàn về vấn đề đảm bảo hòa bình và an ninh ở Biển Đông trước những hành vi rất là ngang ngược như vậy của Trung Quốc, theo tôi đây là những biện pháp khẩn cấp, cần làm ngay.”

‘Quan trọng và mới’

Cũng liên quan tình hình Biển Đông và an ninh khu vực, mới đây, một nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế từ Đại học George Mason nhấn mạnh với BBC về điều mà ông cho là điểm quan trọng và mới, có tính chất thời sự nên được lưu ý từ góc nhìn liên quan tới chính sách của Hoa Kỳ.

“Đó là Mỹ ủng hộ sự tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và ủng hộ các quốc gia khai thác dầu hỏa trong phạm vi chủ quyền của họ bằng cách tăng cường tuần tra, đặc biêt cử các tàu của Mỹ theo sát các tàu của Trung Quốc “khảo sát”, “nghiên cứu” ở Biển Đông,“ Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.

“Mỹ phối hợp với các nước liên hệ cùng làm việc đó và trong đạo luât cứu nguy các công ty dầu hỏa của mình, Mỹ giành ưu tiên cho những công ty khai thác dầu ở Biển Đông trong phạm vi chủ quyền của các nước trong khu vực căn cứ trên công ước về luật biển (Unclos 1982).

Trong một diễn biến gần đây, hôm 17/4 năm 2020, theo giới quan sát, Trung Quốc đã đệ trình một công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cáo buộc Việt Nam đã xâm chiếm trái phép biển đảo của Trung Quốc, đặc biệt ở Quần đảo Trường Sa.

Đặc biệt, đi kèm công văn này, Trung Quốc đã công bố và viện dẫn căn cứ để ủng hộ các tuyên bố chủ quyền cũng như cáo buộc, phản đối Việt Nam xâm phạm, xâm chiếm biển đảo khi gửi Liên Hiệp Quốc tham khảo công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng vào năm 1958 gửi người đồng cấp, Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc Chu Ân Lai.

Trung Quốc tuyên bố sẽ tiến hành mọi hành động kể cả các biện pháp mạnh mẽ cần thiết để bảo vệ và bảo đảm các quyền lợi chính đáng, cũng như chủ quyền của nước này tại Biển Đông.

Trước đó, vẫn theo giới quan sát, Trung Quốc đã nhiều lần lên án, cảnh báo và chỉ trích Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ đã có những hành động can thiệp, gây phức tạp về an ninh trên biển Đông và khu vực, Trung Quốc cũng đề nghị các quốc gia trong khu vực có tranh chấp bất đồng với Trung Quốc về biển đảo nên tiến hành các đàm phán, đối thoại song phương, cũng như chủ động đề nghị từng quốc gia riêng rẽ tiến hành khai thác chung các nguồn lợi trên biển với Trung Quốc ở những nơi có tranh chấp, hoặc đã đang trở thành tranh chấp.

Mời quý vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi ý kiến của học giả từ Hoa Kỳ bình luận về an ninh Biển Đông và khu vực qua một chương trình bình luận hôm 23/4/2020.


Biển Đông: Vì sao Trung Quốc sẽ chọn đánh Việt Nam trong khi CSVN ngủ mơ

Xi Jinping inspects massive navy parade in South China Sea - CNN

Nếu căng thẳng hiện nay ở Biển Đông dẫn đến xung đột toàn diện, dường như ngày càng có khả năng mục tiêu mà Trung Quốc tấn công đầu tiên sẽ là Việt Nam.

Căng thẳng vùng Biển Đông tiếp tục sự chú ý đặc biệt của báo chí quốc tế, đặc biệt là những tờ báo chuyên về thờ i sự châu Á, như trang mạng Asia Times.

Ngày 05/09/2019, trang mạng này đã đăng tải một bài của nhà báo David Hutt với tựa đề « Vì sao Trung Quốc sẽ chọn đánh Việt Nam ». Theo các nhà phân tích mà David Hutt trích dẫn, Việt Nam sẽ được Trung Quốc chọn để đánh như là một cách để « khởi động - làm nóng » trước khi lao vào một cuộc chiến lớn hơn với Mỹ trên vùng Biển Đông.

Trong phần tạp chí hôm nay, RFI Việt ngữ xin giới thiệu bài báo này :

Nếu căng thẳng hiện nay biến thành xung đột toàn diện, dường như ngày càng có khả năng là tiếng súng đầu tiên sẽ nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Hai bên đã đối đầu với nhau tại khu vực Bãi Tư Chính giàu nguồn năng lượng, mà không bên nào có vẻ muốn lùi bước. Trung Quốc vẫn chống lại việc những bên tranh chấp khác khai thác các nguồn tài nguyên tại những các vùng biển đang tranh chấp, nhưng cuộc đối đầu hiện nay với Việt Nam có thể phục vụ mục đích chiến lược kép (cho Bắc Kinh).

Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng của RAND, một nhóm tư vấn tại Washington, lập luận rằng nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc tấn công quân sự ở Biển Đông, đối thủ được lựa chọn rất có thể sẽ là Việt Nam.

Trong năm nay, trước khi diễn ra cuộc đối đầu tại Bãi Tư Chính, ông Grossman đã từng viết rằng Việt Nam là « cuộc chiến khởi động ưa thích » của Bắc Kinh, với lý do Việt Nam chỉ là một quốc gia có sức mạnh cỡ trung bình, nên quân đội Trung Quốc dễ dàng đánh bại.

Mặc dù hiện giờ xung đột còn rất khó xảy ra, Bắc Kinh một lần nữa tăng cường xâm lấn và đẩy mạnh chính sách "ngoại giao pháo hạm", qua việc gây sức ép buộc Hà Nội chấm dứt hoạt động thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp.

Vào tháng 7, một tàu khảo sát của Trung Quốc, Hải Dương Địa Chất 8 , cùng với một đội tàu vũ trang, đã hoạt động suốt nhiều tuần tại khu vực gần Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Vào giữa tháng 8, sau khi dường như đã trở về Trung Quốc, tàu khảo sát này đã xuất hiện trở lại ở vùng biển Việt Nam nơi các công ty năng lượng Việt Nam và Nga đang cùng thăm dò dầu khí. Năm ngoái, áp lực tương tự từ Trung Quốc đã buộc Hà Nội phải hủy hợp đồng thăm dò dầu trị giá 200 triệu đôla đã ký với công ty năng lượng Tây Ban Nha Repsol.

Ngày 03/09/2019, có tin là chiếc tàu cẩu lớn nhất thế giới Lam Kình (Lanjing) đã được Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc đưa vào vùng biển Việt Nam, một hành động chắc chắn sẽ làm gia tăng căng thẳng.

Nếu đúng như thế, Trung Quốc và Việt Nam có thể sẽ tái diễn cuộc đối đầu gây cấn giữa hai bên năm 2014 , khi Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc đưa dàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào vùng biển mà Việt Nam khẳng định chủ quyền gần quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc đưa tàu cẩu Lam Kình vào vùng biển Việt Nam đúng vào lúc Việt Nam và chín thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tham gia các cuộc diễn tập hải quân chung đầu tiên với Hoa Kỳ.

Vụ này cũng diễn ra chỉ một tháng trước khi chủ tịch nước, kiêm tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dự kiến ​​sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Washington, và trong dịp này, Hoa Kỳ và Việt Nam có thể nâng quan hệ song phương lên cấp « đối tác chiến lược ».

Quân đội Trung Quốc và Việt Nam đã từng đụng độ với nhau vào cuối năm 1988 tại Đá Gạc Ma, Trường Sa, khiến 64 binh sĩ Việt Nam tử trận. Vụ đụng độ này xảy ra sau một cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu vào năm 1979, mà trong đó cả hai bên đều mất hàng ngàn binh lính.

Tình hình nay đã thay đổi kể từ những cuộc xung đột ngắn ngủi đó. Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) hiện là một trong những quân đội lớn nhất và được trang bị tốt nhất thế giới.

Vào năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi quân đội nước này chuyển đổi hoàn toàn thành một lực lượng tầm cỡ thế giới vào năm 2050. Tuy nhiên, người ta tin rằng giới lãnh đạo ở Bắc Kinh chưa an tâm về mức độ chuẩn bị của quân đội Trung Quốc để chiến đấu trong một cuộc xung đột quy mô lớn.
Do sự luân chuyển quan chức cấp cao kể từ cuộc xung đột thực sự cuối cùng vào năm 1979, hầu hết những người hiện nay chưa bao giờ biết đến chiến tranh.

Dennis Blasko, một nhà quan sát về quân đội Trung Quốc, vào tháng 2 đã lưu ý rằng, mặc dù đã đầu tư đáng kể vào vũ khí và công nghệ, và đã cải tổ sâu rộng về cơ cấu, nhưng vẫn có sự thiếu tin tưởng vào khả năng của quân đội Trung Quốc, trong khi đó các hệ thống giáo dục và huấn luyện của quân đội này đã thất bại trong việc đào tạo các viên chỉ huy và sĩ quan tham mưu cho các cuộc chiến tranh tương lai.

Theo ông Blasko, chính vì vậy mà các lãnh đạo cấp cao quân đội Trung Quốc rất ít nhiệt tình hoặc không chút nhiệt tình trong việc đưa quân đội nước này vào một cuộc chiến thực sự chống lại một kẻ thù hiện đại. Họ thiên về một cuộc chiến tranh kết hợp các lực lượng dân sự, chính phủ, bán quân sự và quân đội.

Cảm giác không an toàn này sẽ là yếu tố quyết định nước nào mà Trung Quốc coi là đối thủ « xứng đáng ». Theo nhận xét của ông Grossman, đánh Ấn Độ trên đất liền và trên núi cao trong dãy Hy Mã Lạp Sơn sẽ không có ích nhiều trong việc quân đội Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh trên không và trên biển. Xung đột trên bán đảo Triều Tiên có thể sẽ quá dữ dội và quá gần Trung Quốc. Còn nếu đánh Nhật Bản, Philippines hoặc Hàn Quốc, thì sẽ đụng với quân đội Mỹ, vì nước nào cũng đều có liên minh phòng thủ với Hoa Kỳ. Đạo luật Quan hệ Đài Loan thì dự trù là Washington phải bảo vệ hòn đảo này trong trường hợp Trung Quốc đưa quân xâm lược.

Theo cái nhìn của ông Grossman, Bắc Kinh có vẻ « thích một cuộc xung đột có thể thắng được » và Việt Nam về cơ bản yếu kém hơn Trung Quốc về khả năng, đào tạo và nhân lực.

Các nhà phân tích đều nhận thấy rằng Hà Nội đang ngày càng xem các vấn đề quân sự là nghiêm trọng, trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông leo thang qua từng năm.

Hãng tin Business Wire vào tháng 4 cho biết rằng chính phủ Việt Nam đã dành 5,1 tỷ đô la Mỹ cho chi tiêu quân sự trong ngân sách năm nay, khoảng một phần ba trong số đó sẽ dành cho việc mua sắm thiết bị quốc phòng. Một số nhà phân tích ước tính rằng chi tiêu quân sự của Hà Nội có thể tăng lên 7,9 tỷ đô la vào năm 2024.

Vào tháng 6, Tạp chí Quốc phòng Toàn dân, do bộ Quốc Phòng Việt Nam điều hành, đã đăng một bài viết về đào tạo quân sự và nhân lực của Việt Nam.Tác giả bài viết cảnh báo : « Việc đào tạo cán bộ trong quân đội không đồng đều và cân đối; nội dung và chương trình đào tạo vẫn còn chậm để đổi mới; việc cập nhật kiến ​​thức và công nghệ quân sự mới trong đào tạo không cao hơn

Rõ ràng, Việt Nam có quân đội yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Việt Nam chi khoảng 5 tỷ đô la một năm cho quân đội của mình, trong khi Trung Quốc chi đến 220 tỷ đô la. Trung Quốc có quân số nhiều gấp năm lần so với Việt Nam và có số lượng máy bay gấp mười lần (3.187 so với 318) và có gần gấp 11 lần số tàu hải quân (714 so với 65). Trung Quốc cũng có thiết bị tốt hơn nhiều; Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân có tàu sân bay và tàu khu trục, hai phương tiện mà Việt Nam chưa có.

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, do sự bất cân xứng này, chiến lược duy nhất mà Việt Nam có thể chọn đó là phòng thủ trong trường hợp xảy ra xung đột. Tuy nhiên, dường như không có sự đồng thuận về vấn đề này trong giới lãnh đạo Hà Nội.

Trong một bài viết cho Tạp chí Quốc phòng Toàn dân ngày 30/08/2019, bộ trưởng Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên là một thiếu tướng trong quân đội Việt Nam và là cựu chủ tịch Viettel, một tập đoàn thuộc sở hữu của quân đội, đã viết : « Trong tương lai, nếu chiến tranh xảy ra với đất nước chúng ta, đó sẽ là một cuộc chiến của nhân dân để bảo vệ một đất nước phát triển chống lại sự xâm lược của kẻ thù. »

Tuy nhiên, ông lưu ý : « Trong các cuộc chiến tranh chống lại tổ tiên ta trước đây và Đảng ta sau này, nước ta thường phải đối mặt với kẻ thù với sức mạnh quân sự vượt trội, nhưng chúng ta vẫn coi tấn công là tư tưởng chủ đạo, thay vì thụ động hay phòng thủ thụ động ».

Ông Nguyễn Mạnh Hùng sử dụng cụm từ « phòng thủ tích cực » tương tự như cụm từ được sử dụng vào những năm 1980 bởi nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là Đặng Tiểu Bình.

Điều này chắc chắn cho thấy các quan chức cao cấp của đảng Cộng Sản Việt Nam đang cân nhắc nghiêm túc khả năng xảy ra chiến tranh, và cách thức mà cuộc chiến này xảy ra. Do đó, có lẽ không phải ngẫu nhiên mà đảng Cộng Sản đã dành cho các tờ báo nhiều thời gian hơn để viết về kỷ niệm cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm nay.

Những thông tin trước đó trong năm nay cho thấy Việt Nam đã âm thầm mở rộng lực lượng dân quân biển và trang bị thêm cho lực lượng cảnh sát biển để chuẩn bị đối phó với các lực lượng tương tự của Trung Quốc.

Do sự chênh lệch về sức mạnh quân sự, khả năng răn đe lớn nhất của Việt Nam chính là thông qua các quan hệ đối tác quốc tế. Và Hà Nội đã rất bận rộn với việc kết bạn mới.

Chẳng hạn, tháng trước, Việt Nam đã đồng ý mở rộng quan hệ quốc phòng với Nam Phi, trong khi thủ tướng Úc Scott Morrison vừa tái khẳng định hợp tác quân sự giữa hai nước trong chuyến thăm Hà Nội.

Việt Nam cũng đã ký các thỏa thuận quốc phòng mới với Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản trong năm nay. Tuy nhiên, quan trọng nhất đối với Hà Nội đó là giành được nhiều bảo đảm chiến lược hơn từ kẻ thù cũ Hoa Kỳ.

Chuyến thăm sắp tới của ông Trọng đến Washington vì vậy rất quan trọng. Quan hệ hiện nay giữa Mỹ với Việt Nam đã rất là tốt rồi, nhưng nếu hai bên đồng ý nâng cấp quan hệ chiến lược, thì đây sẽ là một tín hiệu mạnh mẽ hơn cho thấy Mỹ đang yểm trợ Việt Nam, và đóng vai trò răn đe lâu dài đối với Trung Quốc.

Gần như chắc chắn hai bên sẽ chỉ sẽ dừng lại ở một hiệp ước quốc phòng, vì chính sách của đảng Cộng Sản Việt Nam gọi là « Ba Không » cấm Hà Nội ký hiệp ước quân sự với các quốc gia khác.

Tuy nhiên, một quan hệ đối tác không có điều kiện có thể cho phép có thêm nhiều chuyến thăm của tàu hải quân Hoa Kỳ đến Việt Nam - điều mà Washington mong muốn - và có lẽ là một cam kết của Hà Nội để mua thêm vũ khí từ Mỹ.

Việt Nam hiện mua khoảng bốn phần năm thiết bị quân sự từ Nga và một phần mười từ Israel. Đổi lại việc Hà Nội mua nhiều vũ khí hơn, Washington có thể sẽ làm rõ về việc liệu Việt Nam có sẽ bị xử phạt theo đạo luật Chống các đối thủ của Mỹ thông qua trừng phạt (CAATSA), dự trù trừng phạt các quốc gia mua vũ khí từ Nga, hay không.
Việt Nam đã tạm thời được miễn CAATSA, và cựu bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis đã tìm cách miễn hẳn cho Việt Nam. Nhưng để được miễn trừ lâu dài hơn, Hà Nội phải cho thấy rằng họ đang giảm sự phụ thuộc vào vũ khí nhập từ Nga. Cũng qua việc mua thêm vũ khí của Mỹ, Việt Nam sẽ giảm thặng dư thương mại đáng kể với Mỹ, vẫn gây bực bội cho chính quyền Donald Trump.

Washington đã kiên quyết chống lại các hành động mới nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông, mà bộ Ngoại Giao Mỹ mô tả là « sự can thiệp mang tính cưỡng ép » đối với các hoạt động dầu khí từ lâu của Việt Nam. Bộ Ngoại Giao Mỹ vào tháng trước cho rằng Trung Quốc đang tìm cách ngăn chận việc tiếp cận nguồn dầu khí chưa được khai thác ở vùng Biển Đông, được ước tính khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la.

Bộ Quốc Phòng Mỹ trong một báo cáo năm ngoái đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ khí đốt tự nhiên lớn thứ ba. Hơn nữa, sự phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu, chiếm 67% nhu cầu trong năm 2017, tỷ lệ này có thể tăng lên 80% vào năm 2035, cho nên các nguồn tài nguyên chưa được khai thác ở Biển Đông lại càng quan trọng đối với Trung Quốc.

Hoa Kỳ sẽ cần phải chứng minh rằng họ nghiêm túc trong việc bảo đảm an ninh cho Việt Nam đối với Trung Quốc. Hà Nội chắc vẫn còn nhớ rằng tổng thống Barack Obama thời đó đã từ chối bảo vệ một đồng minh có hiệp ước với Mỹ, khi Trung Quốc chiếm giữ bãi cạn Scarborough từ Philippines năm 2012. Obama cũng không hỗ trợ gì cho Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014.

Phần lớn chính sách của Trump cũng đi theo hướng đó, đưa ra những tuyên bố nghiêm khắc, nhưng không kèm theo hành động, khi Trung Quốc thành công buộc Việt Nam phải hủy bỏ các hợp đồng thăm dò dầu khí vào năm ngoái và năm 2017 tại các khu vực Biển Đông đang tranh chấp.

Các hành động gây áp lực của Trung Quốc gần Bãi Tư Chính và việc điều tàu cẩu vào vùng biển Việt Nam càng nguy hiểm hơn, vì kể từ nay các tàu của họ có thể tiếp cận các cơ sở hải quân và không quân mới trên các các đảo nhân tạo mà họ xây dựng ở Biển Đông.

Điều này có nghĩa là các tàu đó không còn cần phải quay trở lại Hoa lục để tiếp nhiên liệu và bảo trì trong các chuyến hành trình vào Biển Đông. Điều đó cũng có nghĩa là họ có thể tuần tra gần bờ biển Việt Nam hơn và trong thời gian dài hơn.

Nếu cuộc đối đầu với Việt Nam leo thang thành một cuộc đối đầu vũ trang, thì đó có thể là cuộc trắc nghiệm về sự sẵn sàng của Trung Quốc cho một cuộc chiến tranh lớn hơn có thể xảy ra ở vùng biển tranh chấp này trong những năm tới.

Lệnh TBT không được cạnh tranh TQ: 

Khẩu trang tắc đường “xuất ngoại", Việt Nam bỏ lỡ thành đại công xưởng?

Dân trí Năng lực sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt là rất lớn, nhu cầu xuất khẩu cao. Tuy nhiên, hiện nay việc xuất khẩu đang tắc lại vì cơ chế, khiến doanh nghiệp tiếc nuối.
>>Chưa mua đủ 60 triệu chiếc dự trữ, khẩu trang "xuất ngoại" bị "tắc" lại
>>Việt Nam có thể là đại công xưởng khẩu trang của thế giới

Khẩu trang tắc đường “xuất ngoại, Việt Nam bỏ lỡ thành đại công xưởng? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Một doanh nghiệp cho biết nhận được hàng chục cuộc gọi muốn đặt hàng xuất khẩu khẩu trang y tế từ đối tác nước ngoài nhưng chưa dám nhận đơn hàng vì không rõ thủ tục xuất khẩu tới đây sẽ như thế nào.

Khẩu trang tắc đường xuất khẩu

Chia sẻ tại cuộc họp mới đây, ông Trương Thanh Hoài - Cục trưởng Cục Công nghiệp cho biết: Việt Nam đã mua 46 triệu khẩu trang y tế trên chỉ tiêu 60 triệu chiếc dự trữ. Tuy nhiên vì 14 triệu chưa mua được khiến việc xuất khẩu của doanh nghiệp bị "tắc" lại.

Thông tin ông Hoài đưa ra khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối, phải chăng Việt Nam đang bỏ lỡ thời điểm “vàng" trong việc cung ứng mặt hàng khẩu trang ra thế giới - trong bối cảnh rất nhiều quốc gia đang cần mặt hàng này.

Lãnh đạo Cục Công nghiệp cho biết, năng lực sản xuất sản phẩm này của doanh nghiệp Việt là rất lớn, nhu cầu xuất khẩu cao. Thậm chí, Việt Nam có thể trở thành đại công xưởng khẩu trang của thế giới với năng lực như hiện nay. Tuy nhiên, việc xuất khẩu đang bị tắc lại do chưa mua đủ dự trữ.

Ông Lê Hải Trọng - Chủ tịch Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco (DNM) cho biết, cầu mặt hàng khẩu trang y tế tăng mạnh khi dịch Covid-19 bùng phát khiến các doanh nghiệp như Danameco phải đầu tư thêm hàng chục dây chuyền thiết bị đáp ứng nhu cầu, tăng năng lực sản xuất.

Cụ thể, doanh nghiệp này đã đầu tư 100 dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế, gần 10 dây chuyền sản xuất vải màng bọc giúp năng lực sản xuất mỗi ngày tăng lên 7 triệu chiếc khẩu trang y tế từ sau ngày 15/5 và khoảng 1 triệu chiếc khẩu trang chuyên dụng N95.

Ông Trọng cho biết, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và có dư để xuất khẩu, nhưng đường xuất những chiếc khẩu trang y tế thương hiệu Việt Nam lại đang vướng do thủ tục. Trong khi đó, Thủ tướng đã đồng ý cho xuất khẩu mặt hàng này để tận dụng cơ hội, giảm khó khăn cho doanh nghiệp.

“Ngay khi Nhà nước chưa cấm xuất khẩu, chúng tôi cũng không xuất khẩu cái nào vì quan điểm là ưu tiên phục vụ ngành y tế trong nước. Giá bán cho các cơ sở y tế trong nước luôn thấp hơn bên ngoài 2-3 lần so với thị trường”, ông Trọng chia sẻ.

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, thời gian qua nhiều doanh nghiệp phản ánh đã nhận được các yêu cầu hỏi hàng của các thương vụ nước ngoài. Nhiều khách hàng tại Anh, Pháp, Ý, Hàn Quốc, Hong Kong… quan tâm đến sản phẩm khẩu trang của Việt Nam.

Nhiều công ty đang thương thảo với đối tác những hợp đồng xuất khẩu rất lớn, lên tới cả triệu chiếc. Cụ thể, Công ty CP Dệt may và Thương mại Minh Trí đang thương thảo với đối tác đơn hàng 1 triệu chiếc. Công ty CP đầu tư Minh Bảo Tín với đơn hàng gần 10 triệu chiếc đi Ý, Úc, Mỹ... 

“Khi nhu cầu trong nước đã được đáp ứng, các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang đang gặp khó khăn trong tiêu thụ. Tổng lượng tồn kho tại 20 doanh nghiệp khoảng 20 triệu chiếc. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh đã bị ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh hiện nay", ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp nhận định.

Theo thông tin do Cục Công nghiệp tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Bộ Công Thương chưa đồng tình với tờ trình xuất khẩu khẩu trang của Bộ Y tế

Ông Lê Hải Trọng - Chủ tịch Danameco cho biết, mỗi ngày doanh nghiệp nhận được hàng chục cuộc gọi muốn đặt hàng xuất khẩu khẩu trang y tế từ đối tác nước ngoài nhưng chưa dám nhận đơn hàng nào vì không rõ thủ tục xuất khẩu tới đây sẽ như thế nào.

“Lúc này là thời cơ rất tốt để doanh nghiệp sản xuất uy tín có thể xuất khẩu mặt hàng khẩu trang vào các nước châu Âu, Mỹ. Doanh nghiệp đang rất trông chờ quyết định rõ ràng, kịp thời từ cấp có thẩm quyền để có thể xuất khẩu mặt hàng phòng dịch này”, ông Trọng nói.

Liên quan đến việc xuất khẩu khẩu trang y tế, Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi Bộ Y tế về việc góp ý dự thảo Tờ trình Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2 của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, dự thảo Tờ trình đề xuất cho phép doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế nếu đã bán hoặc có văn bản thỏa thuận hỗ trợ cho cơ sở y tế trong nước tối thiểu 20% số lượng dự kiến xuất khẩu.

“Quy định này trên thực tế có thể khó triển khai. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ký được hợp đồng bán khẩu trang cho cơ sở y tế trong nước trong thời gian ngắn. Chưa kể trường hợp cơ sở y tế không có nhu cầu mua hoặc chỉ có thể mua được số lượng rất nhỏ. Bên cạnh đó, việc tiến hành đấu thầu hoặc thương lượng để đi đến ký hợp đồng cũng không thể hoàn tất trong thời gian ngắn”, lãnh đạo Bộ Công Thương góp ý.

"Việc yêu cầu doanh nghiệp phải xuất trình văn bản công bố trúng thầu và hợp đồng đã ký với cơ sở y tế sẽ không đáp ứng được yêu cầu của Thủ tướng về tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế. Trường hợp doanh nghiệp hỗ trợ khẩu trang y tế, được hiểu là cung cấp miễn phí, cho cơ sở trong nước mới được xuất khẩu, tỷ lệ yêu cầu hỗ trợ 20% có thể là quá cao”, lãnh đạo Bộ Công Thương góp ý thẳng thắn.

Để tận dụng thời cơ xuất khẩu khẩu trang y tế, đồng thời đảm bảo có thể huy động khẩu trang y tế đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu sử dụng trong nước, Bộ Công Thương kiến nghị cơ chế quản lý xuất khẩu khẩu trang y tế cần duy trì chế độ cấp giấy phép.

Bộ Công Thương cũng đề nghị doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu khẩu trang y tế không hạn chế, nhưng trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có cam kết sẵn sàng cung cấp số lượng tối thiểu 10% năng lực sản xuất đã kê khai với Bộ Y tế cho nhu cầu sử dụng trong nước khi được huy động.

Với những doanh nghiệp xuất trình được tài liệu chứng minh đã tham gia bán hoặc hỗ trợ khẩu trang cho Bộ Y tế, cơ sở y tế tối thiểu 10% năng lực sản xuất thì được miễn yêu cầu cam kết nói trên.

Khi yêu cầu chống dịch trong nước tăng cao, Bộ Y tế có quyền hạn chế số lượng cấp phép hoặc dừng cấp giấy phép, giao Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc bãi bỏ chế độ cấp giấy phép khi nhu cầu dự trữ đã được đáp ứng hoặc lập lại chế độ cấp giấy phép xuất khẩu khẩu trang y tế khi có nhu cầu.

Nguyễn Mạnh

Trung Quốc thu hồi 90 triệu khẩu trang kém chất lượng, VN khong được phép làm mất mặt xuất khẩu trang tốt hơn TQ

Dantrí Trung Quốc đã thu hồi hơn 89 triệu khẩu trang kém chất lượng trong bối cảnh Bắc Kinh đối mặt với những phàn nàn về chất lượng mặt hàng bảo hộ y tế xuất khẩu không đạt chuẩn.

>>Tây Ban Nha thu hồi 350.000 khẩu trang Trung Quốc bị lỗi
>>Nghi vấn chất lượng từ ngành sản xuất khẩu trang "hốt bạc" của Trung Quốc

Trung Quốc thu hồi 90 triệu khẩu trang kém chất lượng - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Các nhà máy sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế của Trung Quốc hiện được ví như các "cỗ máy in tiền". (Ảnh minh họa: AFP)

Theo hãng tin Channel News Asia, tính đến ngày 24/4, Cục quản lý thị trường Trung Quốc đã kiểm tra gần 16 triệu doanh nghiệp trong nước và tịch thu hơn 89 triệu khẩu trang, 418.000 quần áo bảo hộ không đạt chuẩn.

Ngoài ra, cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc cũng tịch thu số sản phẩm nước khử khuẩn kém chất lượng trị giá hơn 7,6 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1,1 triệu USD), Phó Tổng cục trưởng Cục quản lý thị trường Trung Quốc Gan Lin cho biết tại cuộc họp báo ngày 26/4.

Hiện không rõ bao nhiêu trong số sản phẩm bị tịch thu này nằm trong kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp Trung Quốc.

Nhu cầu đối với đồ bảo hộ y tế tăng vọt khi các nước trên thế giới ra sức đối phó với Covid-19, đại dịch đã khiến gần 3 triệu người mắc bệnh, hơn 200.000 người tử vong. Tuy nhiên, nhiều nước đã lên tiếng phàn nàn về tình trạng khẩu trang và các sản phẩm bảo hộ y tế khác nhập khẩu từ Trung Quốc không đạt chuẩn, không thể sử dụng cho đội ngũ y tế tuyến đầu chống dịch. Một số nước, trong đó có Tây Ban Nha, Hà Lan, Cộng hòa Séc và Thổ Nhĩ Kỳ đã phải thu hồi hàng trăm nghìn khẩu trang và quần áo bảo hộ kém chất lượng mua từ Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã phải siết quy định cấp phép xuất khẩu các mặt hàng này. Theo đó, các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận sản phẩm của họ đạt tiêu chuẩn của quốc gia nhập khẩu. Theo số liệu thống kê, mỗi ngày doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất được hơn 116 triệu khẩu trang.

Trong 2 tháng đầu năm nay, gần 9.000 doanh nghiệp bắt đầu sản xuất khẩu trang ở Trung Quốc. Các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế ở Trung Quốc được ví như các “cỗ máy in tiền” giữa lúc thế giới đối phó với đại dịch.


Vào thời đầu nhà Lý, biên giới phía bắc rất bất ổn, nơi đây là vùng đất thuộc về người Tày, người Nùng và người Thái do các tù trưởng đứng đầu. Quân Tống dùng rất nhiều thủ đoạn để xâm lấn, chiếm đất cướp dân, nhà Lý dùng biện pháp mạnh để bảo vệ biên giới, trong đó không ít lần tiến sâu vào đất Tống khiến quân Tống kinh hoàng.

Bị xâm lấn biên giới, Đại Việt nhiều lần phản kích, tiến sâu vào đất Tống

Vua Lý kết thân với các tù trưởng

Lúc này ở Lạng Sơn và phía bắc của Bắc Giang (Lạng Châu) thường hay được gọi là Động Giáp, bởi người dân trong vùng đều mang họ Giáp. Cai quản vùng Động Giáp rộng lớn này là tù trưởng người Tày tên là Giáp Thừa Quý, gia đình ở Chi Lăng, Lạng Sơn.

Sau khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, để ổn định vùng biên giới phía bắc, nhà Vua tăng cường mối quan hệ giao hảo với các tù trưởng. Nhận thấy vùng Lạng Châu rất then chốt nên vua đã gả con gái cho tù trưởng và phong làm phò mã.

Giáp Thừa Quý được vua gả con gái là Lĩnh Nam công chúa và phong làm phò mã, đổi từ họ Giáp (甲) sang họ Thân (申) bằng cách thêm một nét.

Thân Thừa Quý được xem là ông tổ của dòng họ Thân, dòng họ 3 đời sau này được lấy công chúa, phong làm phò mã và làm châu mục Lạng Châu, cai quản và bảo vệ vùng biên giới phía đông bắc.

Thân Thừa Quý tiến sang đất Tống

Thời điểm này quân Tống hay quấy phá vùng biên giới, đánh cướp Lạng Châu, Thân Thừa Quý đưa quân đánh thắng thì quân Tống lại rút đi, sau đó lại đến quấy phá.

Năm 1028, quân Tống lại đến cướp phá Lạng Châu, Thân Thừa Quý đưa quân đến đánh bại rồi đem quân truy đuổi sang đất Tống, đánh đến tận châu Thất Nguyên (Thất Khê), bắt được rất nhiều quân Tống. Chúa châu Thất Nguyên là Lý Tự bị chết. Thân Thừa Quý cũng bắt thêm nhiều người Tống nhằm gây áp lực ngoại giao

Viên quan nhà Tống coi Ung Châu phải nghị hòa, Thân Thừa Quý mới thả người và cho quân rút về nước.

Sự kiện này được ghi chép trong “Tục tư trị thông giám trường biên” như sau: “Năm 1028, có việc gì bất bình ở biên giới, Phò mã Thân Thừa Quý đem quân vào đất Tống. Tại Chúa châu Thất Nguyên Lý Tự bị chết. Thừa Quý bắt dân Tống đem về, Viên coi Ung Châu bàn hòa. Lý Thái Tổ ưng thuận”.

Thân Thiệu Thái tiến đánh Tống đến tận Ung Châu

Sau khi Thân Thừa Quý mất, con trai là Thân Thiệu Thái lên thay, được vua Lý gả Bình Dương công chúa và phong làm phò mã.

Bị xâm lấn biên giới, Đại Việt nhiều lần phản kích, tiến sâu vào đất Tống
Đền Cầu Từ thờ công chúa Bình Dương, vợ Phò mã Thân Thiệu Thái. (Ảnh từ bacgiang.gov.vn

Năm 1059, quan lại nhà Tống dụ dỗ dân ở Lạng Châu qua đất Tống rồi giữ lại không cho về. Vua Lý Thánh Tông yêu cầu thả người nhưng nhà Tống không chịu.

Phò mã Thân Thiệu Thái nhận lệnh đưa quân sang châu Tây Bình của nhà Tống để đòi người nhưng bị quân Tống đánh chặn phải rút lui.

Lấy cớ Đại Việt tiến quân sang, nhà Tống cử tướng Tống Sĩ Nghiêu đưa quân tiến đánh Lạng Châu. Thân Thiệu Thái đánh cho quân Tống thảm bại, bị thiệt hạ rất nhiều, Tống Sĩ Nghiêu đưa tàn quân chạy về nước.

Thân Thiệu Thái lại cho quân truy đuổi sang tận đất Tống, tiêu diệt được Tống Sĩ Nghiêu và nhiều tướng lĩnh khác. Vua Tống hay tin vội đưa quân đến Ung Châu nhằm sẵn sàng tiến đánh quân Đại Việt.

Lúc này đã sang năm 1060, Thân Thiệu Thái cho quân tiến đến Ung Châu. Các tướng Tống phải xin thêm 3.000 quân thiện chiến ở Kinh Hồ xuống cứu viện. Trên đường đi, Thân Thiệu Thái cho quân đánh vào trại Vĩnh Bình, bắt được viên tướng chỉ huy là Dương Bảo Tài cùng nhiều binh lính, đồng thời cho quân đốt phá các căn cứ của nhà Tống.

Vua Tống cho cách chức quan coi thành Quế Châu và Ung Châu, rồi cử Thị lang Bộ Lại là Dư Tĩnh đưa thêm quân đến bảo vệ Ung Châu, đối phó với Thân Thiệu Thái.

Vua Lý thấy Thân Thiệu Thái giành một loạt chiến thắng thì cho thêm quân tăng viện tiến sang đất Tống. Nhà Tống thấy quân Đại Việt rất mạnh liền nghị hòa, các quan và tướng nhà Tống xin nhận lỗi. Vua Lý chấp nhận nghị hòa và rút quân về, nhưng không trả lại viên tướng Dương Bảo Tài nhằm trừng trị việc dụ dỗ dân chúng đi qua đất Tống, nhà Tống phải chấp nhận.

Nhà Tống tiếp tục dụ dỗ các tù trưởng

Đến năm 1062, quan nhà Tống lại tiếp tục ý đồ xâm lấn biên giới, mua chuộc thủ lĩnh, dụ dỗ dân chúng theo Tống, nhường lại vùng đất cho Tống, rồi cho lập vùng đất ấy thành châu Thuận An. Không chịu mất đất, vua Lý cho phò mã Lê Thuận Tông (chồng công chúa Kim Thành) là châu mục Châu Phong đi sứ sang Tống đòi lại đất và dân.

Nhà Tống buộc phải trả lại đất nhưng giữ lại dân không trả. Nhà Lý cũng cho quân đánh chiếm lại các vùng đất biên giới bị nhà Tống lấn chiếm.

Lý Thường Kiệt tiến đánh Ung châu

Năm 1073, nhà Tống lại mua chuộc Nông Thiện Mỹ, một thủ lĩnh ở gần vùng Thất Khê (Lạng Sơn), đem 700 dân chạy sang theo Tống. Năm 1075 nhà Lý đòi lại người nhưng nhà Tống không trả lời vì đang tập hợp quân lương ở Ung Châu chuẩn bị tiến đánh Đại Việt.

Lúc này Khu Mật Viện báo tin quân Tống chuẩn bị kế hoạch đánh Đại Việt, quân lương tập trung ở Ung Châu. Kế hoạch đánh Ung Châu được tiến hành và đặt dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt.

Lý Thường Kiệt cho quân triều đình và quân các tù trưởng vùng biên giới cùng tiến sang Tống. Lúc này Thân Thiệu Thái đã mất, con trai là Thân Cảnh Phúc lên thay được gả công chúa phong làm phò mã. Thân Cảnh Phúc cũng chỉ huy đội quân của mình tiến sang đất Tống.

Đánh Tống
Tượng Thân Cảnh Phúc tại đền Hả. (Ảnh từ nghiencuulichsu.com)

Quân Đại Việt lần lượt đánh bại quân Tống ở Khâm Châu, Liêm Châu, Lộc Châu, Bạch Châu, rồi tiến đến bao vây Ung Châu và đánh bại quân Tống ở đây, rồi gây ra cuộc thảm sát thành Ung Châu.

Nhà Tống mất mặt đến mức quyết định nhượng bộ Tây Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía Bắc, nhằm huy động các cánh quân tinh nhuệ xuống phía Nam tiến đánh Đại Việt để phục thù.

Đầu năm 1077, tướng Quách Quỳ dẫn 30 vạn quân, trong đó có 10 vạn quân chủ lực và 20 vạn phu phen tiến đánh Đại Việt. Nhưng một lần nữa quân Tống lại chịu thảm bại, phải đồng ý nghị hòa rút quân về nước, điểm lại binh mã thì 10 vạn quân chủ lực chỉ còn lại 23.400 lính, 20 vạn phu phen còn lại chưa đầy một nửa.

Chiến thắng này đã đập tan ý chí Nam tiến của quân Tống, khiến nhà Tống từ đó không dám ngó ngàng dải đất phương Nam nữa.

Trần Hưng

VN phải liên kết kêu gọi thế giới giụp Phải đánh một trận Bạch Đằng Đông Hải cho TQ không còn manh giáp, tác động các địa phương nổi lên tự trị chia TQ làm lục quốc đờng thời đòi lại Vân Nam, Lưỡng Quảng, Bách Việt lập thành Đại Việt

Tổng bí thư: Chọn nhân sự khóa 13 tránh ‘cua cậy càng, cá cậy vây’

Tổng bí thư lưu ý, phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự khóa 13, tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây".

Trong bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn lại con số từ đầu nhiệm kỳ khoá 12 gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý bị kỷ luật, một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.

Chịu trách nhiệm với nhân sự do mình đề xuất, giới thiệu

Tổng bí thư lưu ý, tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi.

Tổng bí thư: Chọn nhân sự khóa 13 tránh ‘cua cậy càng, cá cậy vây’
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức... ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng

Theo Tổng bí thư, đây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.

Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi.

Vì vậy nhiệm vụ của toàn Đảng sắp tới là rất nặng nề. Để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước trong thời gian tới, Bộ Chính trị, BCH TƯ phải chuẩn bị thật tốt để trình Đại hội thảo luận và quyết định nhân sự TƯ khoá 13.

“Đây là công việc vô cùng quan trọng. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Đảng, toàn dân. Gần như đi đến đâu, ở chỗ nào, cũng thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ ra quan tâm theo dõi và có phần băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Đảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó?”, Tổng bí thư trăn trở.

Tổng bí thư nhấn mạnh, công tác nhân sự Đại hội là vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn, nặng nề, đòi hỏi BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cả hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết.

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và ở những nơi có cán bộ tham gia quy hoạch cán bộ cấp chiến lược được giới thiệu TƯ khóa 13 phải chịu trách nhiệm trước tiểu ban Nhân sự, trước Bộ Chính trị và BCH TƯ về nhân sự do mình đề xuất, giới thiệu.

Bộ Chính trị, BCH TƯ phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước.

Đừng nhìn gà hoá cuốc

Theo Tổng bí thư, đây là việc cực kỳ phức tạp, khó khăn, vì liên quan đến con người, là "công tác con người". Mà đã là con người thì như nhà văn Nga Mắc-xim Goóc-ky đã nói: 'Con người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao!'. Nhưng con người cũng có đủ thứ chứng tật không lành mạnh, nói ra rất tế nhị, nhạy cảm.

"Nhận xét, đánh giá nhau thế nào? nhất là nói về nhược điểm, khuyết điểm của nhau; bố trí, sắp xếp vào đâu? liên quan đến danh dự, chế độ, chính sách hưởng thụ, chức vụ cao, thấp, lợi ích, bổng lộc... so sánh với người khác thế nào?... 'Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly', 'Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng thì lộn gan lên đầu!", vô cùng phức tạp, nhạy cảm, rất dễ phát sinh vấn đề, tâm tư day dứt, gây mất đoàn kết”, Tổng bí thư lưu ý.

Vì vậy, Tổng bí thư yêu cầu công tác nhân sự Đại hội phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, đặc biệt phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn.

"Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già!", Tổng bí thư trích dẫn và nhấn mạnh, phải trên cơ sở xác định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ, tạo ra một ê-kíp, một tập thể thật sự "ăn ý", đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh.

Muốn thế, phải thật sự phát huy dân chủ, chống tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen, "cánh hẩu", "lợi ích nhóm"; tránh cách làm giản đơn, tuỳ tiện, vô nguyên tắc.

Tổng bí thư yêu cầu, phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.

“Để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai họa cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn”, Tổng bí thư cảnh báo.

Tổng bí thư nhắc các thành viên tiểu ban Nhân sự và tổ giúp việc của tiểu ban phải trung thực, trong sáng, công tâm, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường, "đừng nhìn gà hoá cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng là chín", đừng chỉ thấy "cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong"; chống các biểu hiện tiêu cực chính ngay trong các cán bộ có trách nhiệm.

Tổng bí thư cũng thống nhất quan điểm là không quá cầu toàn, không quá tuyệt đối hoá. Điều quan trọng là không chọn nhầm người và phải có cách bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp.

“Tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây", tự cao tự đại, coi thường người khác, không phối hợp, hợp tác tốt”, Tổng bí thư lưu ý.

Thu Hằng

Biển  đảo không quan trọng bằng Đảng, TQ là anh cả tử tế

Tổng bí thư: Chọn nhân sự khóa 13 tránh ‘cua cậy càng, cá cậy vây’

Tổng bí thư lưu ý, phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự khóa 13, tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây".

Trong bài viết "Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13 của Đảng", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn lại con số từ đầu nhiệm kỳ khoá 12 gần 100 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý bị kỷ luật, một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.

Chịu trách nhiệm với nhân sự do mình đề xuất, giới thiệu

Tổng bí thư lưu ý, tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển, chạy phiếu bầu, chạy bằng cấp, chạy khen thưởng, chạy danh hiệu, chạy tội..., trong đó có cả cán bộ cấp cao, tuy đã được ngăn chặn nhưng vẫn chưa hoàn toàn bị đẩy lùi.

Tổng bí thư: Chọn nhân sự khóa 13 tránh ‘cua cậy càng, cá cậy vây’
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức... ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng

Theo Tổng bí thư, đây cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ từ lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, được rèn luyện, trưởng thành trong những năm tháng kháng chiến, chủ yếu được đào tạo ở trong nước và tại các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, sang lớp cán bộ sinh ra, lớn lên, trưởng thành trong hoà bình và được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều nước có thể chế chính trị khác nhau.

Tình hình tư tưởng trong Đảng và tâm trạng trong nhân dân, bên cạnh mặt tích cực là cơ bản, cũng có những biểu hiện đáng lo ngại. Nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức mới chỉ bước đầu được ngăn chặn, đẩy lùi.

Vì vậy nhiệm vụ của toàn Đảng sắp tới là rất nặng nề. Để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước trong thời gian tới, Bộ Chính trị, BCH TƯ phải chuẩn bị thật tốt để trình Đại hội thảo luận và quyết định nhân sự TƯ khoá 13.

“Đây là công việc vô cùng quan trọng. Đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Đảng, toàn dân. Gần như đi đến đâu, ở chỗ nào, cũng thấy cán bộ, đảng viên và nhân dân tỏ ra quan tâm theo dõi và có phần băn khoăn, lo lắng, đặt câu hỏi: Đảng ta sắp tới dự định lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo thế nào để đủ sức gánh vác nhiệm vụ cách mạng to lớn mà lịch sử giao phó?”, Tổng bí thư trăn trở.

Tổng bí thư nhấn mạnh, công tác nhân sự Đại hội là vô cùng quan trọng nhưng cũng hết sức phức tạp, khó khăn, nặng nề, đòi hỏi BCH TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cả hệ thống chính trị phải làm việc với tinh thần trách nhiệm rất cao, thật sự công tâm, khách quan, khoa học, đặt lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng, của nhân dân lên trên hết.

Các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và ở những nơi có cán bộ tham gia quy hoạch cán bộ cấp chiến lược được giới thiệu TƯ khóa 13 phải chịu trách nhiệm trước tiểu ban Nhân sự, trước Bộ Chính trị và BCH TƯ về nhân sự do mình đề xuất, giới thiệu.

Bộ Chính trị, BCH TƯ phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt", có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước.

Đừng nhìn gà hoá cuốc

Theo Tổng bí thư, đây là việc cực kỳ phức tạp, khó khăn, vì liên quan đến con người, là "công tác con người". Mà đã là con người thì như nhà văn Nga Mắc-xim Goóc-ky đã nói: 'Con người, hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao!'. Nhưng con người cũng có đủ thứ chứng tật không lành mạnh, nói ra rất tế nhị, nhạy cảm.

"Nhận xét, đánh giá nhau thế nào? nhất là nói về nhược điểm, khuyết điểm của nhau; bố trí, sắp xếp vào đâu? liên quan đến danh dự, chế độ, chính sách hưởng thụ, chức vụ cao, thấp, lợi ích, bổng lộc... so sánh với người khác thế nào?... 'Thua trời một vạn không bằng thua bạn một ly', 'Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng thì lộn gan lên đầu!", vô cùng phức tạp, nhạy cảm, rất dễ phát sinh vấn đề, tâm tư day dứt, gây mất đoàn kết”, Tổng bí thư lưu ý.

Vì vậy, Tổng bí thư yêu cầu công tác nhân sự Đại hội phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, đặc biệt phải "có con mắt tinh đời" trong việc đánh giá, giới thiệu, lựa chọn.

"Khen cho con mắt tinh đời, anh hùng đoán giữa trần ai mới già!", Tổng bí thư trích dẫn và nhấn mạnh, phải trên cơ sở xác định rõ tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá đúng cán bộ, lựa chọn đúng người, sắp xếp đúng việc, bố trí đúng chỗ, tạo ra một ê-kíp, một tập thể thật sự "ăn ý", đoàn kết, thống nhất, có sức mạnh.

Muốn thế, phải thật sự phát huy dân chủ, chống tư tưởng cục bộ, địa phương, thân quen, "cánh hẩu", "lợi ích nhóm"; tránh cách làm giản đơn, tuỳ tiện, vô nguyên tắc.

Tổng bí thư yêu cầu, phải bằng mọi biện pháp dứt khoát không đưa vào cơ quan lãnh đạo những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người đã phạm sai lầm hoặc sa sút về phẩm chất, đạo đức, vướng vào tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, hống hách, gia trưởng, nịnh trên, nạt dưới, bao che cho tội phạm, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng.

“Để những người đó lọt được vào cương vị lãnh đạo là tai họa cho Đảng, là tạo điều kiện cho họ càng hại nước, hại dân nhiều hơn”, Tổng bí thư cảnh báo.

Tổng bí thư nhắc các thành viên tiểu ban Nhân sự và tổ giúp việc của tiểu ban phải trung thực, trong sáng, công tâm, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường, "đừng nhìn gà hoá cuốc", "đừng thấy đỏ tưởng là chín", đừng chỉ thấy "cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong"; chống các biểu hiện tiêu cực chính ngay trong các cán bộ có trách nhiệm.

Tổng bí thư cũng thống nhất quan điểm là không quá cầu toàn, không quá tuyệt đối hoá. Điều quan trọng là không chọn nhầm người và phải có cách bố trí, sắp xếp nhân sự sao cho phù hợp.

“Tránh tình trạng "cua cậy càng, cá cậy vây", tự cao tự đại, coi thường người khác, không phối hợp, hợp tác tốt”, Tổng bí thư lưu ý.

Thu Hằng  


Cựu thứ trưởng quốc phòng Mỹ vạch trần ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông

Cách hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng khiến nhiều nước phải dè chừng. Châu Âu cũng nhận ra các hành động của Bắc Kinh gây ra nhiều vấn đề. 

Trung Quốcđang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cả các nước trong khu vực và quốc tế vì nhữngBộ Dân chính nước này ngày 19/4 đơn phương công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông. Danh sách 80 thực thể bao gồm 25 đảo, đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, đi kèm tọa độ cụ thể.

Hầu hết thực thể này tập trung ở phần phía tây Biển Đông, một số nằm dọc theo "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đòi yêu sách phi pháp và rất gần đất liền Việt Nam.

Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Bắc Kinh ngang nhiên công bố thành lập cái gọi là “quận đảo” Tây Sa và Nam Sa để “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cuu thu truong quoc phong My vach tran y do cua Trung Quoc o Bien Dong hinh anh 1 trung_quoc_ngang_nhien_dat_ten_80_thuc_the.jpg

Đơn vị hành chính "thành phố Tam Sa" do Trung Quốc tự dựng lên vào năm 2012 để quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm đóng trái phép của Việt Nam. Ảnh: AFP.

Ý đồ của Trung Quốc

Chia sẻ quan điểm với Zing, ông Dov Zakheim, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), vạch rõ những động thái nói trên của Trung Quốc phản ánh kiểu dần lấn tới thực hiện hóa các yêu sách từ lâu của nước này đối với toàn bộ lãnh thổ bên trong cái gọi là “đường chín đoạn” phi lý.

“Trung Quốc đang cố thiết lập cái gọi là 'sự đã rồi trên thực địa' liên quan tới những tuyên bố của nước này đối với tất cả vùng đất và biển dựa trên lãnh thổ bên trong đường chín đoạn phi pháp. Phần lớn hành động gần đây của Trung Quốc là sự tiếp tục của cách hành xử nước này đã thúc đẩy trong những năm qua”, ông Zakheim nhận định về ý đồ của Bắc Kinh.

Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng việc Trung Quốc ngang ngược công bố thành lập cái gọi là “quận đảo” Tây Sa và Nam Sa, cũng như tự ý đưa ra cái gọi là 'danh xưng tiêu chuẩn' của hàng chục đảo, bãi cạn trên Biển Đông, không thể củng cố cho những tuyên bố chủ quyền đầy tham vọng của nước này ở vùng biển chiến lược, những tuyên bố vốn đã bị tòa trọng tài quốc tế tại The Hague (Hà Lan) phủ nhận trong vụ kiện của Philippines vào năm 2016.

Cuu thu truong quoc phong My vach tran y do cua Trung Quoc o Bien Dong hinh anh 2 Defense.gov_News_Photo_020327_D_9880W_056.jpg

Ông Dov Zakheim, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Ảnh: Wikipedia.

Trong khi đó, ông Gregory Poling, Giám đốc Chương trình sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc CSIS cho rằng động thái của Bắc Kinh là bất thường và có thể vi phạm luật pháp quốc tế.

Vị chuyên gia về Biển Đông chỉ ra rằng phần lớn các thực thể mà Trung Quốc đặt lại "danh xưng tiêu chuẩn" đều là thực thể chìm. Ông khẳng định Trung Quốc "không thể tuyên bố chủ quyền trên đáy biển".

Mặt khác, nhà phân tích Zakheim chỉ rõ cách hành xử của Trung Quốc ngày càng khiến nhiều nước khác dè chừng. “Châu Âu cũng đang bắt đầu nhận ra các hành động của Trung Quốc gây ra nhiều vấn đề cho họ. Kết quả là một số nước châu Âu đã gia nhập với Mỹ và Australia cùng các bên khác trong việc tiến hành các hoạt động Tự do Hàng hải qua Biển Đông”, ông nói.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối động thái lập hai quận trái phép của Trung Quốc, cũng như việc Bắc Kinh ngang nhiên đặt “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông.

"Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời có quyền chủ quyền, quyền tài phán ở vùng biển như xác lập ở Công ước Luật biển UNCLOS năm 1982", Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng trả lời câu hỏi của Zing tại họp báo hôm 23/4.

"Mọi hành vi xâm hại chủ quyền Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam với vùng biển của mình đều không có giá trị, không được công nhận và Việt Nam kiên quyết phản đối", ông Thắng nói thêm.

"Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là 'thành phố Tam Sa' và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói trong tuyên bố ngày 19/4.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố.

Mỹ cần gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc

Ngày 23/4, trong cuộc họp với các bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ quan ngại trước "cách hành xử khiêu khích" và "đơn phương" của Trung Quốc trên Biển Đông.

Ông nhắc lại các động thái của Trung Quốc trong thời gian gần đây, gọi đó là sự "lợi dụng sự mất tập trung" từ cộng đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc "gia tăng áp lực quân sự và cưỡng ép những láng giềng trong khu vực Biển Đông, thậm chí táo bạo đến mức đâm chìm cả tàu cá Việt Nam".

"Mỹ kịch liệt phản đối hành động bắt nạt của Trung Quốc và chúng tôi hy vọng các nước khác cũng yêu cầu họ thừa nhận trách nhiệm", ông Pompeo nhấn mạnh.

Cuu thu truong quoc phong My vach tran y do cua Trung Quoc o Bien Dong hinh anh 3 da_chu_thap.jpg

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa, đang bị Trung Quốc chiếm đóng, quân sự hóa và cải tạo thành đảo nhân tạo phi pháp. Ảnh: AP.

Theo đánh giá của ông Zakheim, chính những hành động ngày càng gây lo ngại của Trung Quốc tại khu vực đã thúc đẩy “Sáng kiến Răn đe tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Hạ nghị sĩ Mac Thornberry, từng là chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ. Dự luật này sẽ “hướng cho Bộ trưởng Quốc phòng tăng cường cam kết của Mỹ đối với an ninh của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

“Tôi đã chấp bút ủng hộ dự luật ‘Sáng kiến Răn đe tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương’ của Hạ nghị sĩ Mac Thornberry. Chính phủ Mỹ cần tăng cường nguồn lực và các hoạt động trong khu vực để gửi thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc”, ông Zakheim nói.

Cụ thể, dự luật của ông Thornberry “sẽ mở rộng sự hiện diện của Mỹ, cho phép thêm các cuộc diễn tập, cải thiện cung ứng và hạ tầng, tăng cường phối hợp hoạt động với các đồng minh và đối tác”, và “thể hiện... cam kết với các nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và nhắm đến các thách thức cụ thể về tác chiến... đặc biệt là liên quan đến Trung Quốc”.

Ông Thornberry đề xuất phân bổ 6 tỷ USD trong năm tài chính 2021 để hỗ trợ sáng kiến, và yêu cầu báo cáo thường niên với Quốc hội, bắt đầu từ tài khóa 2022, trong đó vạch ra các khoản chi dự kiến để duy trì sự hiện diện, hạ tầng, củng cố các đồng minh và đối tác, diễn tập, và mua sắm trang thiết bị.

Nhà phân tích Zakheim cho rằng sáng kiến mà nghị sĩ Thornberry, lâu nay được coi là chiến lược gia hàng đầu về an ninh quốc gia, đề ra “hoàn toàn hợp thời điểm”.

Đối với các nước khác ở Biển Đông, ông Zakheim cho rằng cần tiếp tục thực hiện các quyền hợp pháp tốt nhất có thể, như hàng hải, đánh bắt.

"Các nước ASEAN có thể tiếp tục công khai các hành động của Trung Quốc và tìm kiếm các nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc - không giống như nghị quyết Hội đồng Bảo an mà Trung Quốc có thể phủ quyết".

Từ lập quận phi pháp đòi quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, đến đặt lại danh xưng cho các thực thể nổi và chìm, các động thái của Trung Quốc thể hiện lập trường ngang ngược và vô lý.

Hành động ngang ngược mới nhất trên Biển Đông. 

Thuyền cá Quảng Nam gặp nạn bị tàu TQ đâm chìm ở vùng biển Trường Sa

Ảnh chụp màn hình báo Nongnghiep.

Theo ngư dân, khoảng 3h sáng 26/4, trong lúc đang đánh bắt trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa (chưa xác định được vị trí tọa độ), tàu cá mang số hiệu QNa-95654 do ông Tô Điệp (thôn Bình Tịnh, xã Bình Minh) làm chủ đã bị tàu hải cảnh TQ dâm chìm 8 ngư dân rơi .xuống biển.

Lúc bị nạn, trên tàu có 31 người. Khi tàu chìm, nhiều chiếc thúng trên tàu rớt xuống biển, 30 ngư dân đã bơi 4 chiếc thúng đến nhà giàn DK1/11 để cầu cứu. Ngư dân bị mất tích được xác định là ông N.H.M (43 tuổi, trú thôn Bình Tịnh).

Sáng 28/4, trả lời VTC News, ông Lê Xuân Tới – Phó Chủ tịch UBND xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam – xác nhận thông tin tai nạn trên nhưng theo lệnh Trung ương phải báo là tàu gặp  sóng lớn đánh chìm để tránh phật lòng T.Q.


Trong binh pháp 36 kế, có một kế là hỗn thủy mạc ngư, tức thừa nước đục bắt cá. Nay cả thế giới đang quay cuồng trong cơn bão COVID-19 (vốn bắt đầu từ chính Trung Quốc), Mỹ và Châu Âu phải tập trung mọi nguồn lực chống dịch, thì Bắc Kinh tức tốc thúc đẩy các hoạt động trên biển Đông để vừa thực hiện âm mưu từ lâu của mình, vừa “rút củi đáy nồi”, chuyển hướng áp lực đang sục sôi trong dân chúng ra nước ngoài.

Ông Tập Cận Bình (Ảnh: VOA)

Ngày 2/4, Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam hoạt động ở Hoàng Sa. Trong khi vấp phải sự chỉ trích của Việt Nam và thế giới, Trung Quốc đưa ra một lời giải thích vô lý rằng chính tàu cá của Việt Nam đã húc vào tàu hải cảnh của Trung Quốc rồi chìm.

Ngày 14/4, Trung Quốc xua tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra biển Đông, con tàu “tai tiếng” đã cắm cọc ở vùng biển Việt Nam suốt nhiều tháng với mục tiêu được cho là quấy rối hoạt động dầu khí của Việt Nam.

Hôm 19/4, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, phần lớn số này nằm trong quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Việt Nam nói trong những thực thể này có những bãi cạn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.

Trước đó một ngày, hôm 18/4, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” thuộc “thành phố Tam Sa”, hai quận hành chính để quản lý quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không những thế, Trung Quốc còn gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc tố cáo Việt Nam chiếm đóng trái phép các đảo thuộc Trung Quốc, yêu cầu Việt Nam rút toàn bộ nhân lực khỏi các đảo này.

Cũng trong tháng Tư, bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa bị phát hiện xuất hiện trong lãnh thổ Trung Quốc, khi bị chỉ trích, Facebook nói đây là lỗi “cập nhật bản đồ”. Gần đây, người ta phát hiện trên kênh Youtube của tỷ phú Bill Gates có bản đồ đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông.  Vị tỷ phú người Mỹ này cũng nức tiếng khen ngợi Trung Quốc đã kiểm soát tốt đại dịch, đồng thời ra mặt phản đối chính quyền Trump khi nói không nên đổ lỗi cho Trung

Ý đồ chiếm trọn Biển Đông của Bắc Kinh vốn đã rõ như ban ngày, nhưng nay được Bắc Kinh đẩy nhanh tốc độ trong một sự tính toán rằng khi Mỹ đang bị quấn tay bởi đại dịch, Việt Nam và các nước nhỏ ở Đông Nam Á sẽ không dám đối mặt trực diện với sức mạnh của người khổng lồ phương Bắc, nhưng có lẽ Trung Quốc đã nhầm.

Vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam rồi bỏ mặc ngư dân đã làm dấy lên làn sóng chỉ trích sự phi nghĩa của Trung Quốc trong bối cảnh thế giới tang tóc vì dịch bệnh. Chính phủ và Quốc hội Mỹ liên tiếp có người đứng lên yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hành vi bắt nạt các nước nhỏ.

Chúng ta đã thấy Trung Quốc đang… chèn ép láng giềng ở Biển Đông, thậm chí đi xa đến mức đâm chìm một tàu đánh cá của Việt Nam. Mỹ cực lực phản đối thói bắt nạt của Trung Quốc. Chúng tôi hi vọng các nước khác sẽ buộc họ chịu trách nhiệm“, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói hôm 23/4, theo Reuters.

Hôm 24/4, tàu khu trục mang tên lửa đàn đạo USS Barry đã băng ngang qua eo biển hẹp nằm giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục để tiến về phía Biển Đông, đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy 1 tháng tàu chiến Mỹ đi qua khu vực này. Trong lúc đó tại phía nam Biển Đông, 3 tàu chiến của Mỹ và 1 tàu khu trục Úc đã tham gia một cuộc tập trận chung tại khu vực không xa nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát bất hợp pháp ở vùng biển Malaysia. Mỹ gửi đi một tín hiệu chắc chắn rằng dù đang phải vật lộn với đại dịch, Mỹ cũng không bỏ quên lợi ích của mình ở vùng biển then chốt này.

Trong khi đó, một nước được coi như đã “xoay trục” sang Trung Quốc như Philippines cũng lên tiếng ủng hộ Việt Nam trong vụ đâm tàu.

“Kinh nghiệm tương tự của chúng tôi đã cho thấy niềm tin vào tình bạn đã bị mất như thế nào qua vụ việc như vậy; và niềm tin đã được tạo ra nhiều thế nào bởi hành động nhân văn của Việt Nam trực tiếp cứu mạng sống của ngư dân Philippines của chúng tôi“, tuyên bố có đoạn nêu rõ.

“Chúng tôi đã không ngừng và sẽ không ngừng cảm ơn Việt Nam về hành động đó. Và với suy nghĩ, chúng tôi đưa ra tuyên bố này để thể hiện tình đoàn kết”.

Việt Nam đang được chứng kiến một sự thay đổi trong tầm nhìn chiến lược về biển Đông.

Hôm 26/4, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh có một phát biểu đáng chú ý rằng Việt Nam đã rút ra nhận thức rõ ràng về ai là bạn, ai chỉ là đối tác, qua những gì chứng kiến về an ninh trên Biển Đông, trong lúc diễn ra đại dịch Covid.

“Điều đáng lên án là những quốc gia nhân cái dịp này đẩy mạnh những hoạt động phi pháp và tham vọng của họ và cái đó tôi cho là không có lợi cho quốc gia đó. Quốc gia nào làm điều đó không có lợi”, ông Vịnh nói với phóng viên.

“Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai là người mà chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta.”

Theo RFA, một chuyên gia của Ấn Độ cho rằng Việt Nam nên hiểu rằng việc coi Mỹ là kẻ thù lâu dài sẽ không có lợi cho các lợi ích chiến lược của Hà Nội. Việt Nam cần ký thỏa thuận an ninh và đối tác chiến lược với Mỹ. Có thể áp dụng theo mô hình quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Ấn Độ-Nhật Bản và tuyên bố chung về hợp tác an ninh.

Về phần mình, Việt Nam đã trở thành tiếng nói chống bá quyền Trung Quốc mạnh mẽ nhất khu vực Đông Nam Á, lập tức phản đối các công hàm “luật rừng” của Trung Quốc về vấn đề biển đảo cũng như thẳng thắn thừa nhận sự cố lịch sử mà Trung Quốc đang lợi dụng để buộc Việt Nam từ bỏ chủ quyền. Trung Quốc lại đưa ra Công Hàm Phạm Văn Đồng 1950 ra Liên Hiệp Quốc, trong đó chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận tuyên bố 12 hải lý của Trung Quốc lúc bấy giờ để nói rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Các chuyên gia luật của Việt Nam đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ suy luận này của Trung Quốc, nói thẳng rằng công hàm này vô nghĩa vì theo Hiệp Định Geneva 1954, hai quần đảo này lúc đó thuộc sự quản lý của Việt Nam Cộng Hòa. Thủ tướng cũng không có quyền từ bỏ lãnh thổ quốc gia, lại càng không thể từ bỏ một phần lãnh thổ mà họ không có quyền quản lý.

Tinh thần chống Trung trong Việt Nam có thể còn dâng cao hơn trong khi nước này tỏ ra rất thành công trong chiến dịch chống dịch COVID-19. Trung Quốc trong khi định nhân thế giới hỗn loạn tóm gọn Biển Đông, thì nay có nguy cơ đưa Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác vào thế đối địch, đồng thời cũng có thể bị mất hết tín nhiệm trên trường quốc tế vì hành động “đục nước béo cò” này.

Trọng 

Tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc xua đuổi

Dân trí Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS Barry đã thực hiện hoạt động tuần tra tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

>>Mỹ lên án hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc tại Biển Đông
>>Hai tàu chiến Mỹ tới Biển Đông, nghi hoạt động gần tàu khảo sát Trung Quốc
>>Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngừng “bắt nạt” ở Biển Đông

Tàu chiến Mỹ áp sát quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc xua đuổi - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Tàu khu trục USS Barry của Mỹ. (Ảnh: Getty)

Giới chức Hải quân Mỹ nói với trang tin USNI News ngày 28/4 rằng, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Barry (DDG-52) đã tiến hành hoạt động đảm bảo tự do hàng hải tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thông tin trên được đưa ra cùng thời điểm giới chức Trung Quốc thông báo về sự xuất hiện của một tàu chiến Mỹ tại quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, Hải quân Trung Quốc đã triển khai lực lượng hải quân và không quân “theo dõi, giám sát, xác thực, nhận dạng và xua đuổi” một tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển Hoàng Sa.

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng, tàu Mỹ bị Trung Quốc cảnh báo là tàu khu trục USS Barry.

Mặc dù thông báo của Trung Quốc cho biết quân đội nước này buộc tàu USS Barry phải rời khỏi Hoàng Sa, song một quan chức Hải quân Mỹ nói với USNI News rằng, hoạt động của tàu Mỹ vẫn diễn ra như kế hoạch mà không phải đối mặt với hành vi thiếu an toàn hay thiếu chuyên nghiệp nào từ các máy bay hay tàu chiến Trung Quốc.

Trước đó, truyền thông Đài Loan đưa tin tàu USS Barry của Hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan 2 lần trong tháng này. Trong cả 2 lần, các tàu chiến của Trung Quốc đều bám sát tàu Mỹ.

Bộ Quốc phòng Australia ngày 22/4 thông báo, tàu hộ vệ HMAS Parramatta của Australia cùng 3 tàu Mỹ, gồm tàu tấn công đổ bộ USS America, tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Barry đã thực hiện cuộc diễn tập chung tại Biển Đông.

Trước đó, 2 tàu USS America và USS Bunker Hill được cho là đã hoạt động gần tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc, sau khi Hải Dương 8 bị phát hiện khảo sát gần một tàu của Công ty dầu khí quốc gia Malaysia Petronas tại Biển Đông.

Thành Đạt

Tổng hợp



Biển Đông: 'Đảng CSVN quá rụt rè khúm núm trong việc kiện TQ, VN đang mất lợi thế'

HOANG DINH NAM / Getty ImagesBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM / GETTY IMAGES
Image captionTàu hải cảnh Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 hồi năm 2014

Tác giả cảm ơn Thái Văn Cầu, Nguyễn Lương Hải Khôi, Phan Văn Song, Dự Văn Toán và Lê Vĩnh Trương đã góp ý cho nội dung bài viết.

"Tránh sao khỏi tai họa về sau"

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác.

Google Earth / Pham Van SongBản quyền hình ảnhGOOGLE EARTH / PHAM VAN SONG
Image captionTrung Quốc khảo sát và uy hiếp bên trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam

Việc báo chí nhấn mạnh tên "Bãi Tư Chính" đã không thể hiện hết mức độ của sự xâm lấn mới này. Thật ra, mỏ Lan Đỏ nằm trong bồn Nam Côn Sơn, gần bờ hơn Bãi Tư Chính, cạnh mỏ Lan Tây, vốn là nguồn cung cấp 30% khí đốt của Việt Nam từ năm 2003. Và thật ra sáu trong tám lô bị đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm, các lô 130, 131, 132, 154, 155 và 156 đều nằm phía bắc Bãi Tư Chính, với lô 130 chỉ cách đất liền Việt Nam khoảng 80 hải lý và đảo Phú Quý khoảng 37 hải lý.

Năm 2017 và 2018 Trung Quốc đã gây áp lực khiến Việt Nam phải ngưng Repsol hoạt động trong các lô 07-03 và 136-03 gần đó, và năm 2012, để trả đũa việc Việt Nam ban hành luật biển, Trung Quốc đã rao thầu cho 160.000 km² trong EEZ của Việt Nam, trong đó có các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157, mà họ gọi là RJ03 và RJ27. Dĩ nhiên động thái mới của Trung Quốc là những bước tiến trong một quá trình có chủ đích và sẽ không phải là những bước cuối cùng.

Ngày xưa, Trần Hưng Đạo thấy "sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ; ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau", làm ông "thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm."

Ngày nay, Việt Nam lại đứng trước tình trạng "hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau" và Bắc Kinh lại uốn tấc lưỡi bảo Việt Nam phải "ứng xử cho đúng", "tôn trọng chủ quyền Trung Quốc" và "đừng làm phức tạp tình hình".

Chúng ta không sánh được với người hùng anh xưa, nhưng may mắn được sống trong một thế giới có những biện pháp hòa bình để bảo vệ quyền lợi của đất nước. Nếu bỏ phí cả những biện pháp đó thì "chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc... há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?"

Cơ chế giải quyết tranh chấp UNCLOS

Bài viết này sẽ cố gắng, qua các câu hỏi và trả lời, cung cấp thông tin về một trong những biện pháp văn minh nhất, bình đẳng nhất, với nó chí nhân có thể thay cường bạo như Nguyễn Trãi đã viết. Đó là kiện Trung Quốc.

1. Kiện Trung Quốc về điều gì?

Việt Nam cần kiện Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

2. Nếu Trung Quốc không chấp nhận ra tòa?

UNCLOS, trong Phần XV và các Phụ lục liên quan, quy định về một cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc cho các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Cơ chế này cho phép các thành viên kiện nhau về các tranh chấp liên quan đến việc diễn giải và áp dụng Công Ước, trong đó có tranh chấp về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Với cơ chế này, dù Trung Quốc không chấp nhận ra tòa cũng không ngăn cản được vụ kiện. Trung Quốc cố ý không giải quyết tranh chấp một cách công bằng, và mục đích của cơ chế này chính là để cho các thành viên UNCLOS có thể thoát khỏi những sự cố ý tồi tệ như thế.

Tuy cơ chế này cần hội tụ đủ một số điều kiện và có một số hạn chế, thí dụ như trong Điều 297 và 298, việc vụ kiện Phi-Trung 2013-2016 được thụ lý cho thấy khả năng là nếu Việt Nam kiện và Trung Quốc không chấp nhận ra tòa thì tòa cũng sẽ thụ lý.

3. Sao không kiện Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa?

Bản chất của tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa là tranh chấp chủ quyền, không phải là diễn giải và áp dụng UNCLOS.

Cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS không bao gồm những tranh chấp mà bản chất là tranh chấp chủ quyền. Tòa án Công lý Quốc tế cũng không có thẩm quyền để xử tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa cho đến khi mọi bên trong tranh chấp đã chấp nhận thẩm quyền của Tòa bằng một trong những hình thức trong Điều 36 và 37 của Quy chế của Tòa, và hiện nay điều kiện đó chưa được đáp ứng.

Trung QuốcBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTrung Quốc sử dụng nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có các tàu 'nghiên cứu' Hải Dương Địa Chất, đưa vào các khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông và khu vực

4. Tòa nào sẽ xử?

Điều 287 của UNCLOS cho phép các bên trong tranh chấp tuyên bố chọn phương tiện phân xử, thí dụ như Tòa án Công lý Quốc tế hay Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (ITLOS), nhưng phương cách mặc định là một Hội đồng Trọng tài (HĐTT) lâm-cấp thời (ad hoc) được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS.

Hội đồng bao gồm năm trọng tài: mỗi bên được chọn một và các bên cùng nhau chọn số còn lại. Nếu không đủ năm trọng tài vì các bên không đồng ý với nhau, hay có bên không chọn, thì Chủ tịch Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển sẽ chọn. Chính một HĐTT như thế đã phân xử vụ kiện Phi-Trung Philippines chọn một trọng tài, nhưng Trung Quốc không tham gia, và Chủ tịch ITLOS Shunji Yanai chọn bốn trọng tài còn lại.

5. Hội đồng Trọng tài không phải là Tòa án Công lý Quốc tế, phán quyết của họ có ý nghĩa gì không?

Phán quyết của HĐTT được thiết lập theo Phụ lục VII của UNCLOS hoàn toàn có tính ràng buộc giữa các quốc gia trong vụ kiện, đối với các quốc gia này thì không khác gì Tòa án Công lý Quốc tế đã xử. Thí dụ, phán quyết 2016 có tính ràng buộc giữa Philippines và Trung Quốc, dù Trung Quốc không công nhận.

Tuy nhiên, phán quyết đó không có tính ràng buộc giữa các quốc gia đó và các bên thứ ba.

6. Phán quyết 2016 đã bác bỏ Đường Chữ U rồi, kiện nữa làm gì?

Phán quyết đó chỉ có tính ràng buộc giữa Philippines và Trung Quốc. Nếu Việt Nam muốn có một phán quyết có tính ràng buộc giữa mình và Trung Quốc, Việt Nam phải kiện Trung Quốc.

BBC

Lợi ích và khả năng thắng

7. Kiện có ích gì khi Trung Quốc sẽ không tuân thủ?

Chắc chắn Trung Quốc sẽ không tự nguyện tuân thủ phán quyết, cũng như họ đã không tuân thủ phán quyết 2016 về vụ kiện Phi-Trung.

Nhưng một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, sẽ vô cùng hữu ích trong việc tranh thủ sự ủng hộ của thế giới. Các nước khác, đặc biệt là Mỹ, có thể ủng hộ Việt Nam một cách danh chính ngôn thuận, không thể bị cho là thiên vị một bên trong tranh chấp và sự ủng hộ của họ sẽ có nhiều trọng lượng hơn.

Trung Quốc sẽ không thể ngụy biện rằng họ đang giải quyết và quản lý tranh chấp với các nước nhỏ một cách tốt đẹp, các nước ngoài khu vực không nên xen vào. Các nước khác có thể lên tiếng bảo vệ các công ty dầu khí của họ khi các công ty này làm việc với Việt Nam, Trung Quốc không thể yêu cầu họ rút ra khỏi "vùng tranh chấp".

Nếu trong tương lai Việt Nam phải đưa tranh chấp ra LHQ, vì chắc chắn là Trung Quốc sẽ leo thang lấn lướt, nếu có trong tay một phán quyết xác nhận Việt Nam đúng, Trung Quốc sai, Việt Nam sẽ được nhiều phiếu ủng hộ hơn.

Ngoài ra, phán quyết của HĐTT UNCLOS sẽ xứng đáng với chính nghĩa của Việt Nam hơn là cử người phát ngôn BNG, thậm chí cử ngoại trưởng, ra lặn ngụp trong cù nhầy với các tương nhiệm Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh càng ngày càng lấn tới.

8. Lập luận của Việt Nam sẽ là gì?

Lập luận của Việt Nam có thể là:

  1. Các lô 05, 06, 07, 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156, 157 và một phần của bãi Tư Chính nằm trong EEZ tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam.
  2. Phần còn lại của bãi Tư Chính nằm trong thềm lục địa tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam.
  3. Các khu vực này nằm dưới mặt nước, do đó không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với chúng. Bất cứ nước nào, tối đa cũng chỉ có các loại quyền chủ quyền và quyền tài phán (khác với chủ quyền) dựa trên nguyên tắc đất thống trị biển và UNCLOS.
  4. Các khu vực này không thể nằm trong EEZ hay thềm lục địa của bất cứ đảo nào đang bị tranh chấp (tức là các đảo thuộc quần đảo Trường Sa). (Lý do là theo Điều 121(3) UNCLOS không đảo nào được hưởng quy chế vùng EEZ hay thềm lục địa, như HĐTT 2016 đã khẳng định).
  5. Trung Quốc không thể có quyền lịch sử đối với vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Việt Nam. (Lưu ý HĐTT 2016 đã khẳng định rằngTrung Quốc vừa không hề có quyền lịch sử đối với vùng biển và đáy biển bên ngoài lãnh hải 12 hải lý, vừa không thể bắt cá hai tay, một mặt thì đòi tự do tiền-UNCLOS trong việc họ khai thác bên trong EEZ của các nước khác, một mặt thì không chấp nhận tự do tự do tiền-UNCLOS của các nước khác khai thác bên trong EEZ của họ. Việc phê chuẩn UNCLOS có nghĩa phải bỏ cả hai sự tự do này).
  6. Vì vậy các khu vực này hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. (Lưu ý đây là những quyền có hạn chế được UNCLOS quy định, khác với chủ quyền mà không nước nào có thể có).
  7. Trung Quốc đã vi phạm các quyền này của Việt Nam và phải ngưng vi phạm.
< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.32.6/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" lang="vi" allow="autoplay" title="Giáo sư Ngô Vĩnh Long bình luận về động thái và 'mưu đồ' của Trung Quốc trên Biển Đông" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.198px; height: 346.597px;">< /iframe>
Giáo sư Ngô Vĩnh Long bình luận về động thái và 'mưu đồ' của Trung Quốc trên Biển Đông

9. Khả năng Việt Nam thắng là bao nhiêu?

Để thắng, Việt Nam phải vượt qua ba thử thách: Hội đồng Trọng tài có thẩm quyền hay không (vấn đề jurisdiction), vụ kiện có thể được chấp nhận hay không (vấn đề admissibility), và các lập luận của Việt Nam có đúng hay không (vấn đề merit). Ba thử thách này dựa trên cùng các nguyên tắc trong vụ kiện Trung-Phi.

Tuy HĐTT mới không bị phán quyết 2016 bắt buộc phải xử Việt Nam thắng, khả năng là Việt Nam cũng sẽ thắng.

Thử thách thứ nhất tương đương với trong vụ kiện Trung-Phi, và khả năng là HĐTT mới cũng sẽ kết luận rằng họ có thẩm quyền.

Các luật gia ủng hộ Trung Quốc có thể cho rằng cả hai nước đều đòi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa như một đơn vị bao gồm các thực thể và các vùng nước, do đó tranh chấp là tranh chấp chủ quyền và nằm ngoài thẩm quyền của HĐTT. Nhưng yêu sách của bất cứ nước nào cũng phải dựa trên nguyên tắc đất thống trị biển, và thêm vào đó các vùng biển trong vụ kiện nằm quá xa quần đảo để bất cứ nước nào có thể đòi chủ quyền với chúng như một đơn vị với quần đảo, cho nên lập luận đó sẽ bị bác bỏ.

Trong thử thách thứ nhì, Việt Nam có một điểm mà Philippines không có, đó là bản "Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa" ngày 11/10/2011, trong đó có câu "Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị".

Các luật gia ủng hộ Trung Quốc có thể khai thác câu này, diễn giải rằng nó đã loại cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS. Tuy nhiên, lập luận của HĐTT của vụ kiện Phi-Trung trong phán quyết về thẩm quyền, đoạn 222-225, tuy là về DOC, cho thấy khả năng là diễn giải đó cũng sẽ bị HĐTT mới bác bỏ.

Thử thách thứ ba có hai phần: bác bỏ yêu sách "quyền lịch sử đối với EEZ và thềm lục địa", và chứng minh "không có EEZ có thể thuộc Trường Sa phủ trùm lên các khu vực trong vụ kiện."

HĐTT 2016 đã bác bỏ yêu sách "quyền lịch sử đối với EEZ và thềm lục địa" một cách vững chắc, và khả năng là HĐTT mới sẽ công nhận lập luận đó.

Điểm "không đảo nào trong quần đảo Trường Sa có EEZ" là điểm có thể bị tranh cãi nhiều nhất, và khó có thể chắc chắn 100% rằng HĐTT mới cũng sẽ công nhận điểm đó.

May mắn cho Việt Nam, giả sử như HĐTT mới không công nhận điểm đó đi nữa, ba đảo lớn nhất, Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc đều nằm xa các khu vực trong vụ kiện.

Giả sử các đảo này được cho là có EEZ đi nữa, EEZ tối đa của chúng chỉ trùm phủ lên một diện tích nhỏ của các khu vực trong vụ kiện. Nếu các luật gia ủng hộ Trung Quốc đưa ra lập luận kiểu quần đảo Trường Sa và vùng nước lân cận là một đơn vị chủ quyền thì cũng vô ích, vì nếu đã là "vùng nước lân cận" thì không thể lan ra đến các khu vực trong vụ kiện. Do đó, khả năng Việt Nam thắng kiện còn lớn hơn khả năng Philippines thắng khi họ đưa Trung Quốc ra tòa.

Rụt rè và lỡ cơ hội

10. Nếu Trung Quốc rút ra khỏi UNCLOS thì sao?

Đây là một câu hỏi quan trọng cho Việt Nam. Nếu Trung Quốc rút ra khỏi UNCLOS trước khi Việt Nam nộp đơn kiện, HĐTT sẽ không còn thẩm quyền để xử, Việt Nam sẽ không còn cơ chế để đưa Trung Quốc ra Tòa.

Năm 2006 Trung Quốc đã vận dụng Điều 298 cho phép họ tuyên bố rút ra khỏi một phần của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của UNCLOS, phần liên quan đến phân định ranh giới biển. Với tuyên bố đó, Trung Quốc đã đi trước một bước và làm cho Việt Nam mất đi cửa ngõ rộng nhất để kiện những bước kế tới của họ: đuổi BP năm 2007, đuổi Exxon Mobil năm 2008, phản đối đệ trình của Việt Nam về thềm lục địa năm 2009, và hàng loạt những hành động lấn lướt khác.

Nếu Việt Nam để cho Trung Quốc đi bước trước lần nữa, Việt Nam sẽ mất đi cửa ngõ duy nhất còn lại để kiện họ. Có thể Trung Quốc sẽ đi bước này trước khi họ bắt đầu một giai đoạn mới để tước đoạt từ Việt Nam.

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-2" name="smphtml5iframemedia-player-2" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.32.6/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" lang="vi" allow="autoplay" title="TQ có ý đồ gì trong cuộc đối đầu ở Bãi Tư Chính?" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.198px; height: 346.597px;">< /iframe>
TQ có ý đồ gì trong cuộc đối đầu ở Bãi Tư Chính?

11. Vậy tại sao Việt Nam không kiện?

Đây cũng là câu hỏi quan trọng cho Việt Nam. Có thể là Việt Nam quá rụt rè, không làm điều tối ưu, không tận dụng các phương tiện hòa bình để tự vệ, không có một chiến lược tổng thể và lâu dài, có thể sẽ lỡ cơ hội.

Có điều đáng lưu ý là khi Philippines còn bị lấn lướt ít hơn Việt Nam thì họ đã khởi kiện Trung Quốc rồi (năm 2013), và khi đó họ không thể biết nhiều về thắng-thua như ta biết hiện nay.

Điều thứ nhì là khi họ kiện thì Bắc Kinh đã nổi giận nhưng không trả đũa.

Điều thứ ba là mặc dù Tổng thống Duterte có chính sách thân-sợ-thua Trung Quốc, gác phán quyết sang một bên, họ có sự lựa chọn gác hay không - Việt Nam không có sự lựa chọn đó.

Điều thứ tư đáng lưu ý là khi tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines thì người dân Philippines phản ứng mạnh mẽ, và Trung Quốc chỉ lấp liếm đó là tai nạn, tàu của họ định cứu các ngư dân Philippines bị nạn, nhưng do bị tám tàu cá Philippines bao vây nên phải bỏ đi - khác hẳn khi tàu Trung Quốc đâm chìm rất nhiều tàu cá Việt Nam và không mảy may đếm xỉa đến các phản ứng ngoại giao của chính phủ Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, một nhà nghiên cứu hiện đang sống và làm việc tại Anh Quốc.

VN nên công bố chi tiết' và đừng 'hạn chế báo chí', gọi thẳng tên China đừng khiếp  sợ gọi nước Lạ, tàu Lạ nữa quá hèn nhược VN ơi!

GS Carl Thayer đề nghị Việt Nam nên công bố chi tiết về những gì đã diễn ra ở Biển Đông từ hôm 3/7 và cho báo chí đưa tinBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionGS Carl Thayer đề nghị Việt Nam nên công bố chi tiết về những gì đã diễn ra ở Biển Đông từ hôm 3/7 và cho báo chí đưa tin

Cùng ngày tổ chức CSIS ở Washington DC đưa tin về hoạt động "quấy nhiễu" của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam tại Bãi Tư Chính trong vùng Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại học New South Wales, cũng nhận định về sự kiện này.

Theo nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế Carl Thayer, tin tức về cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam hiện giờ chưa nhiều, tuy nhiên: ''rõ ràng là có điều gì đó đang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển này, và Việt Nam có vẻ đã phản ứng mạnh mẽ".

Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 18/7, Giáo sư Carl Thayer nói rõ thêm về điều mà ông gọi là ''phản ứng mạnh mẽ'' này.

GS Carl Thayer: Những nhận xét này đề cập đến cuộc đối đầu giữa 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam và 2 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (một tàu khổng lồ 10.000 tấn) và một tàu khảo sát địa chấn. Mặc dù các tàu Cảnh sát biển Việt Nam có trọng lượng nhẹ hơn nhiều, nhưng chúng được báo cáo là đã đứng vững.

Sau đó, các báo cáo không chính thức chưa được xác minh qua phương tiện truyền thông xã hội tiếng Việt cho biết đã có một loạt đụng độ giữa Lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, và Cảnh sát biển Việt Nam đã được chuẩn bị tốt hơn so với năm 2014.

Bãi Tư Chính và lô 06-01: Rõ hơn về tàu Trung Quốc ‘quấy nhiễu’ Việt Nam

Bình luận chuyện báo VN 'im' về vụ bãi Tư Chính

"Đối đầu" giữa các tàu TQ và VN lại xảy ra ở Biển Đông

BBC: Trong trường hợp các báo cáo về sự đối đầu, hay đụng độ, theo một số tường thuật, giữa Cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam được chính phủ Việt Nam và truyền thông Việt Nam xác nhận, ông có nghĩ sẽ có những cuộc biểu tình lan rộng như cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra năm ngoái khi Quốc hội xem xét dự luật Đặc khu không? Nhiều người cho rằng có lẽ sẽ không thể có biểu tình trong tình trạng Việt Nam đang mạnh tay đàn áp những nhà bất đồng chính kiến. Ông nghĩ sao về điều này?

GS Carl Thayer: Việc đàn áp những người bất đồng chính kiến là nhằm vào một vài cá nhân bày tỏ quan điểm của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Các cuộc biểu tình rầm rộ nổ ra năm ngoái liên quan đến dự Luật về các khu hành chính và kinh tế đặc biệt đã lan rộng sau khi có tin đồn Trung Quốc sẽ được cho thuê đất trong vòng 99 năm ở những khu vực nhạy cảm với an ninh quốc gia. Mặc dù Luật An ninh mạng mới sẽ có hiệu lực lớn lên các cuộc biểu tình, nhưng luật này không đủ để ngăn chặn các cuộc biểu tình công cộng tự phát trên khắp Việt Nam.

Tôi vừa đọc một báo cáo của một blogger đăng bài chi tiết về sự đối đầu trên Biển Đông, rằng tài khoản Facebook của người ấy đã bị gián đoạn. Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên, sẽ không thể chặn những tường trình về cuộc đối đầu này, một khi nhiều chi tiết hơn được công bố.

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một lần đối đầu với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc năm 2014Bản quyền hình ảnhSTR
Image captionTàu Cảnh sát biển Việt Nam trong một lần đối đầu với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc năm 2014

BBC:Theo ông, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có ngụ ý gì khi nói với Chủ tịch Quốc hội VNguyễn Thị Kim Ngân rằng hai nước nên ''bảo vệ hòa bình và ổn định hàng hải bằng các hành động cụ thể"? Những hành động cụ thể  Trung Quốc đã thực hiện là gì, và hành động cụ thể ông Tập muốn chính phủ Việt Nam làm là gì?

GS Carl Thayer: Trung Quốc luôn luôn muốn Việt Nam cùng tham gia hợp tác với các công ty liên doanh [hoạt động trong vùng Biển Đông] như một cách để giải quyết các tuyên bố pháp lý của Việt Nam đối với chủ quyền, quyền tài phán với tài nguyên biển và đáy biển trong Vùng đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa.

Cụm từ ''hành động cụ thể'' Trung Quốc dùng cũng có nghĩa là Việt Nam không nên đưa ra những tuyên bố công khai về chủ quyền không thể chối cãi của họ đối với các thực thể ở vùng Biển Đông. Nói một cách khác, Trung Quốc nói Hà Nội nên chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng cách kiềm chế các cuộc đối đầu và kiềm chế việc đưa ra các tuyên bố công khai về chủ quyền mà Việt Nam nói là không thể chối cãi của họ.

Đường 9 đoạn 'ăn vào 67 lô dầu khí VN'?

Repsol 'có cơ sở yêu cầu Việt Nam bồi thường'

Repsol tạm ngừng khoan dầu ở VN

< iframe id="smphtml5iframemedia-player-1" name="smphtml5iframemedia-player-1" frameborder="0" scrolling="no" src="https://emp.bbc.com/emp/SMPj/2.32.6/iframe.html" allowfullscreen="" allowtransparency="" lang="vi" allow="autoplay" title="Chuyện gì đang xảy ra ở khu vực Bãi Tư Chính?" style="border-width: 0px; border-style: initial; color: inherit; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-stretch: inherit; font-family: inherit; font-weight: inherit; letter-spacing: inherit; line-height: inherit; margin: 0px; padding: 0px; vertical-align: baseline; position: absolute; left: 0px; top: 0px; width: 616.198px; height: 346.597px;">< /iframe>
Chuyện gì đang xảy ra ở khu vực Bãi Tư Chính?

BBC: Ông nghĩ chính phủ Việt Nam nên làm gì trong việc chính thức lên tiếng về vụ bãi Tư Chính, cũng như việc ra chỉ thị cho truyền thông Việt Nam, nhất là trong bối cảnh sự kiện này đã được thảo luận rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội, và việc báo chí VN không đưa tin, tự nó cũng là một vấn đề đang được bàn cãi?

GS Carl Thayer: Trước tiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nên ban hành một tuyên bố chi tiết về những gì đã thực sự diễn ra ở Biển Đông kể từ ngày 3/7 khi một tàu khảo sát của Trung Quốc bắt đầu hoạt động và làm rõ liệu hoạt động này có diễn ra trong Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ) hay không. Theo UNCLOS, Trung Quốc không thể thực hiện các khảo sát thủy văn tại EEZ Việt Nam mà không có sự cho phép trước của nước này.

Việt Nam cũng nên cung cấp chi tiết về phản ứng của mình thông qua các kênh ngoại giao tại Hà Nội và Bắc Kinh. Có phải Việt Nam đã chính thức phản đối, nếu vậy, căn cứ pháp lý và chính trị của sự phản đối là gì?

Việt Nam cũng nên cung cấp chi tiết về những chỉ thị đã ban hành cho các tàu Cảnh sát biển Việt Nam trên trạm và những thông điệp họ trao đổi với Cảnh sát biển Trung Quốc. Việt Nam cần vạch ra những điều mà họ chủ trương để giải quyết cuộc đối đầu đang được đưa tin này một cách hòa bình; cũng như chi tiết Trung Quốc đã cho thấy sự sẵn sàng để thảo luận về vấn đề này chưa.

Việt Nam nên loại bỏ bất kỳ hạn chế nào đối với báo chí và truyền thông trong nước trong việc tường trình chính xác về những diễn biến đang xảy ra. Các phương tiện truyền thông nên được tự do liên hệ với giới chuyên gia trong và ngoài nước để hỏi quan điểm và ý kiến của họ về vấn đề nghiêm trọng này. Thật vậy, Việt Nam nên mời các cơ quan truyền thông nước ngoài lên các tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong khu vực để có thể chứng kiến tận mắt về những điều đang xẩy ra từng ngày.

Việt Nam cũng nên nhắc lại rằng tình trạng đối đầu này chính xác là vấn nạn mà Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông ASEAN-Trung Quốc được lập ra để ngăn chặn hoặc giải quyết.

Cuối cùng, Việt Nam nên kêu gọi các quốc gia trong khu vực và các thành viên khác của cộng đồng quốc tế hỗ trợ Việt Nam duy trì các quyền của mình theo UNCLOS.

Hoàng Sa - Trường Sa hôm nay

< A >
Mẹ Nấm (Danlambao) - Tháng 4 năm 2020, Trung cộng đưa công hàm do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958 ra trước Liên Hiệp Quốc. Như thường lệ, vẫn là những cuộc tranh cãi về tính pháp lý, về giá trị của công hàm trước quốc tế. Nhưng năm nay, có một điểm khác biệt thời điểm xảy ra câu chuyện này rơi vào tháng 4 - tháng đau buồn nhất của dân tộc Việt Nam kể từ năm 1975.

Với một người sinh sau năm 1975 như tôi, lịch sử là những gì đã trải qua, đã diễn ra trong một thời gian bất kể ngắn dài. Và hôm nay, khi mọi thứ đã bày lên trên bàn, nhiều người trẻ vẫn mơ hồ với giai đoạn lịch sử được chép lại, có chủ đích bởi những người viết sử nhận lương phục vụ mục đích cai trị độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 4 năm 2020, Trung cộng đem công hàm mà ông Phạm Văn Đồng đã ký thừa nhận chủ quyền biển đảo thuộc về nước cộng sản "vừa là đồng chí vừa là anh em" trong tinh thần thế giới đại đồng.

Những người nhiều chữ, những người có kiến thức, có địa vị trong guồng máy cai trị độc tài, hèn với giặc ác với dân vẫn đang tìm cách biện minh cho sai lầm của CSVN - nhận giặc làm anh em, giết hại đồng bào mình!

Họ - là những người thừa hưởng, kế thừa quyền lực từ chế độ, họ không thể đi ngược lại với lợi ích của hệ thống đảng.

Cải chính - là nhiệm vụ của hệ thống tuyên truyền!

Và kết quả đáng quan tâm nhất vẫn là hiện thực xã hội.

Một bộ phận giới trẻ được huấn luyện thành thế hệ "vừa hồng, vừa chuyên" vẫn tin theo hệ thống tuyên truyền dối trá để phủ nhận sự thật lịch sử, để gọi đồng bào mình là "ba que, phản động".

Họ kêu gọi chung tay bảo vệ chủ quyền theo đúng ý đảng ở thời điểm hiện tại, có nghĩa là người Việt phải tạm chấp nhận thứ lịch sử được viết lại?

Họ muốn mọi người chấp nhận để đảng sửa sai trên lưng dân tộc như đảng đã từng làm trong quá khứ đến hôm nay ư?

Tôi có thể nhận thức rõ một điều là ở thời điểm hiện tại, muốn bảo vệ chủ quyền, chính đảng Cộng sản phải thừa nhận sự thật và trước hết là sự thật của lịch sử.

Nếu đảng CSVN vẫn chọn cách tiếp tục phủ nhận những gì ông Phạm Văn Đồng đã ký, bằng việc đổ lỗi hay sử dụng mưu mẹo láu cá như xưa giờ vẫn làm, thì mục đích cuối cùng cũng chỉ là lừa gạt người dân Việt Nam. Bởi trong mắt những người sinh sau 1975 như tôi đến nay, dưới sự nhồi sọ của hệ thống giáo dục, tuyên truyền, rất nhiều người có cái nhìn sai lệch, thiếu kiến thức thậm chí không hề có khái niệm gì về giai đoạn trước năm 1975 của miền Nam Việt Nam.

Sự tồi tệ nhất đối với tôi mà đảng Cộng sản đã gây ra không chỉ là hành vi cắt đất, bán đảo cho Trung cộng, mà chính là xoá sạch lịch sử về miền Nam, khoét sâu vào sự ngăn cách của người trẻ với lịch sử và biến lòng yêu nước thành một khái niệm có thể nhồi nắn, định hướng theo chủ trương của đảng.

Người Việt vốn mau quên, hôm qua những kẻ bán nước vừa đạp vào mặt, tống lên xe bus những người bước chân xuống đường hô vang khẩu hiệu "Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam" thì hôm nay chính những kẻ bán nước đó cũng là những người vỗ ngực tự cho là tạo được dấu ấn lịch sử vì đưa vấn đề biển Đông với Trung cộng ra trước Liên Hiệp Quốc!?

Hôm qua chính những kẻ bán nước, chĩa súng vào đồng bào mình và gọi họ là "nguỵ quân, nguỵ quyền", hôm nay, họ lại được coi là đã thực tâm sửa đổi vì muốn "hoà hợp, hoà giải" dân tộc!?

Làm gì có chuyện viết lại lịch sử một cách dễ dàng như vậy!?

Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam. Ai cũng nghĩ như vậy! Nhưng giá trị chủ quyền được viết bằng nước mắt, bằng máu của những ngư dân ngày đêm bám biển kia hôm nay sẽ trở thành vô nghĩa vì Trung cộng biết rõ và nắm rõ chiến lược để điều khiển Ba Đình trên ván cờ quyền lực sắp diễn ra.

Công dân Việt Nam gọi tên Hoàng Sa - Trường Sa đã từng trở thành "phản động, bị thế lực thù địch kích động giật dây" cũng chỉ vì mục đích của hai đảng Cộng sản cầm quyền.

Tôi vẫn nhớ rõ, người bạn thân của mình, sinh ra trong một gia đình cộng sản trung kiên đã lặng người ngồi khóc khi đi suốt hành trình đất nước để gặp các quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hoà, gặp người cần gặp và nghe họ kể về chuyện buông súng để “bảo vệ sanh mạng đồng bào mình”.

Bạn tôi khóc nức nở vì đã từng trót tin rằng đó là "chiến thắng lịch sử" trả giá bằng cả tuổi thanh xuân của bố mẹ anh, để rồi cuối đời với cảm giác bị chính đồng đội lừa gạt, bố anh lặng lẽ xếp “bảng ghi công” cất vào một chỗ.

Không có chiến thắng nào cả khi bóng cờ đỏ vinh quang được xây bằng máu của đồng bào mình!

Chuyện lịch sử, cần phải được thừa nhận một cách rõ ràng và chính đáng để người trẻ có nhận thức đúng đắn.

Tháng 4 năm 2020, muốn phủ nhận giá trị pháp lý của công hàm mà Phạm Văn Đồng đã ký, thì phải thừa nhận sự tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng Hoà. Và kết quả hiển nhiên là không thể tiếp tục gọi mùa xuân năm 1975 là cuộc chiến "chống Mỹ, cứu nước". Không thể tiếp tục gọi những người đồng bào màu đỏ da vàng trên cùng mảnh đất Việt Nam là "nguỵ". Trả lại sự thật vốn có của lịch sử, chấm dứt việc giải thích quanh co có lẽ là cách duy nhất để bảo vệ chủ quyền hiện nay!

Bảo vệ chủ quyền phải thực tâm hành động, không thể tiếp tục bao biện dối trá với chính người dân Việt Nam.

27.04.2020

Thăm một số đảo thuộc Quần đảo Trường Sa trước khi TBT ra lệnh khong được nổ súng dầu bị bắn chết trước khi dâng cho TQ

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Vào tháng Tư hàng năm, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Ngoại giao Việt Nam thường phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức đưa các Việt kiều tới thăm một số đảo ở Trường Sa và Nhà giàn DK1.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Ông Phạm Trung Kiên, một Việt kiều sống tại Singapore, đã có mặt trong một chuyến đi như thế.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Điểm đến của hành trình là một số đảo và để những người tham dự được tận mắt chứng kiến cảnh sinh hoạt tại Nhà giàn DK1.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Trong hình là buổi giao lưu ngoài trời giữa kiều bào với những người lính tại Đảo Sơn Ca trong chuyến đi 2016.

Chào cờ và giao lưu với cán bộ chiến sỹ tại hòn đảo nổi có mặt bằng đất rộng này luôn là một phần trong lịch trình các chuyến đi, ông Phạm Trung Kiên cho biết.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Đây là hình ảnh chụp năm 2018 tại Đảo Song Tử Tây, khi cư dân và lính đảo nhận món quà của người Việt Nam tại Singapore gửi tặng, một bộ sân tập ngoài trời.

Một bộ sân tập tương tự đã được tặng cho Đảo Trường Sa Lớn hồi năm 2016.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Phòng ngủ của bộ đội Trường Sa.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Trong chuyến đi năm 2018, một số chị em Việt kiều ở Singapore gửi tặng xe đạp cho cán bộ chiến sỹ Đảo Song Tử Tây. Đặc biệt xe gửi ra đây là xe với nhiều chi tiết làm từ inox 304, chịu được điều kiện muối biển.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Hình ảnh chùa Vinh Phúc trên Đảo Phan Vinh.

Gần như tất cả các đảo nổi mà Việt Nam đang quản lý thuộc Quần đảo Trường Sa đều có chùa và dân (bảy hộ dân mỗi đảo), trường học..., điều được cho là để thể hiện sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Với các đảo chìm (tức là bãi đá chỉ nhô lên mặt nước khi thủy triểu rút) thì thường ít lính và diện tích cũng rất nhỏ. Những người lính biển ở đây thường nuôi và chơi đùa với chó. Hình ảnh chụp tại Đảo Đá Tây B trong chuyến đi năm 2016.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Cận cảnh một nhà giàn ngoài biển.

TK PhamBản quyền hình ảnhTK PHAM

Việc di chuyển giữa các đảo được thực hiện bằng thuyền nhỏ.

Phạm Trung KiênBản quyền hình ảnhPHẠM TRUNG KIÊN

Trong số nhiều hoạt động suốt chuyến đi, những người tham dự rất hào hứng với việc câu cá ở Trường Sa hàng đêm.

Một kỷ niệm đáng nhớ nữa, ông Phạm Trung Kiên cho BBC News Tiếng Việt biết, là việc được ăn rau muống biển ở đảo Trường Sa Lớn.

"Tôi uống hết một tô nước canh rau muống, thấy vị nó như cách đây 30 năm trong đất liền," ông Kiên nói.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 473 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 405 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 367 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 344 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 291 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 250 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.