Cả thế giới kiện TQ đòi bồi thường thiệt hại tài sản và sinh mạng, đau khổ do vũ khi sinh học TQ gây nên , nhân dân VN kiện đòi đất biển đảvà những bồi thường sinh mạng ngư dân cũng như thuyền
29.04.2020 09:41
Quen thói bắt nạt các lãnh đạo CSVN hèn nhát, TQ từng gaHơn 10 ngàn người ở 40 quốc gia tham gia kiện Trung Quốc đòi bồi thường, CSVN vẫn binh vực nịnh bợ TQ ây chiến tàn sát hàng vạn dân VN, chiếm biển đảo tàn sát ngư dân, đdâm chìm thuyền cá và cướp cá, bắt cóc ngư dân đòi tiền chuộc nhưng sau đó lại được lãnh đạo chính phủ CSVN ca ngợi cám ơn đàn anh vĩ dại, lần nầy TQ gây tai họa cho nhân loại sẽ nhận lãnh hậu quả trừng trị đích đáng và bồi thường thiệt hại hàng ngàn tỉ đô Mỹ đồng thời tẩy chay hàng TQ khiến TQ vỡ nợ bị đẩy lùi lại cả nửa thế ký Covid-19 đe dọa khiến Trung Quốc - Mỹ "chia tách" nhanh hơn?
VietTimes -- Sự lây lan của dịch bệnh COVID-19 trên toàn cầu đã khiến Trung Quốc trở thành mục tiêu bị chỉ trích ở khắp nơi. Các công ty luật ở Mỹ và Israel gần đây đã khởi xướng các vụ kiện quốc tế chống lại Trung Quốc, đòi bồi thường thiệt hại.
Ngày càng có thêm nhiều người tham gia kiện Trung Quốc che giấu dịch bệnh, đòi bồi thường (Ảnh: DF).
Theo trang tin Đông Phương, Hồng Kông ngày 20/4, công ty luật Berman Law Group của Mỹ tháng trước đã phát động vụ kiện tập thể ở bang Florida. Luật sư Jeremy Alters, người hoạch địch và dẫn dắt vụ kiện, đã cáo buộc chính phủ Trung Quốc che giấu dịch bệnh dẫn đến đại dịch bùng phát, gây nên tổn thất về sinh mạng và tài sản yêu cầu bồi thường những thiệt hại liên quan. Ông cũng chỉ ra rằng cho dù Trung Quốc từ chối chịu xét xử ở Hoa Kỳ, tòa án Hoa Kỳ vẫn có thể ra phán quyết tịch thu tài sản của Trung Quốc tại Mỹ.
Cho đến nay, đã có hơn 10.000 người từ hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới tham gia vào vụ kiện tập thể này. Bà Lorraine Caggiano, một trong những nguyên đơn đến từ New York, nói rằng cùng với bà, đã có tổng cộng 10 người thân trong gia đình bị nhiễm bệnh và hai người trong số họ đã chết vì dịch bệnh COVID-19.
Luật sư Jeremy Alters, người khởi xướng vụ kiện tập thể có hơn 10 ngàn người ở 40 quốc gia tham gia chống Trung Quốc (Ảnh: ladbible.com).
Viện nghiên cứu Henry Jackson Society ở Anh trước đó đã đưa ra một báo cáo, nói rằng Trung Quốc cần bồi thường 3,2 ngàn tỷ bảng Anh (khoảng 31 nghìn tỷ đô la Hồng Kông) cho các nước G7 do hành vi che giấu dịch bệnh.
Ngoài ra, công ty luật Shurat Hadin của Israel trong tháng này cũng đã đại diện cho một nhóm nhân viên y tế, cáo buộc Trung Quốc tích trữ vật tư y tế. Luật sư đại diện, ông Lettner cho biết ông sẽ đệ đơn kiện tại Hoa Kỳ với cáo buộc Trung Quốc che giấu tình hình, sơ suất để dịch bệnh lây lan, hành xử tồi tệ và cảnh báo Trung Quốc không được sử dụng chủ quyền như một lý do để lẩn tránh tố tụng. Luật sư nhân quyền người Anh Robertson đã kêu gọi Liên Hợp Quốc điều tra nguồn gốc của dịch bệnh, nói rằng nếu Trung Quốc từ chối giải thích đầu đuôi vụ việc, họ sẽ phải đối mặt với áp lực quốc tế và trừng phạt kinh tế.
Ngoài ra, trong một diễn biến mới nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne ngày 19/4 đã lên tiếng yêu cầu thành lập một cơ chế độc lập để điều tra việc dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc.
Theo trang tin Hoa ngữ quốc tế Đa Chiều ngày 20/4, bà Payne đã nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn chương trình Insiders của hãng truyền thông ABC vào ngày 19/4 rằng niềm tin của bà với Trung Quốc chắc chắn là lâu dài, nhưng bà quan tâm hơn đến tính minh bạch của thông tin dịch bệnh.
Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne yêu cầu thành lập một cơ chế độc lập để điều tra việc dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc (Ảnh: Đa Chiều).
Bà nói muốn có một cuộc xem xét đánh giá độc lập, có tính quốc tế về dịch bệnh; điều tra nguồn gốc và cách xử lý bệnh dịch. Bà nói: “Tôi cho rằng tiến hành trong bối cảnh của những vấn đề này, mấu chốt là sự minh bạch”.
Bà Payne nói: “Sự khẳng định về sự minh bạch của Trung Quốc phải đến từ tất cả các quốc gia quan trọng trên thế giới, sẽ là một phần của bất kỳ cuộc điều tra nào được tiến hành”.
Bà Marise Payne nói: “Các vấn đề xung quanh virus Corona mới cần phải được xem xét đánh giá độc lập và tôi nghĩ chúng ta làm như vậy là rất quan trọng. Trên thực tế, Australia nhất định sẽ kiên trì điều này”.
Khi Payne được hỏi liệu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có nên tham gia vào việc xem xét đánh giá này hay không, bà Marise Payne nói: “Không nên... Như thế nó khiến tôi cảm thấy giống như ta tự kiểm tra mình”.
(NLĐO) - Trung Quốc đang đối mặt sức ép đang ngày một tăng từ Mỹ về việc bồi thường cho thiệt hại do dịch Covid-19, khởi phát tại TP Vũ Hán, gây ra.
Đáng chú ý, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27-4 cho rằng Washington có thể tìm kiếm khoản bồi thường "đáng kể" từ Bắc Kinh do cách thức xử lý dịch Covid-19 đang khiến hơn 3,1 triệu người mắc bệnh và hơn 218.000 người tử vong trên thế giới.
Trước đó, chính quyền bang Mossouri - Mỹ đã đệ đơn kiện, theo đó cáo buộc các quan chức Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho dịch bệnh.
Trung Quốc cho đến giờ vẫn bác bỏ lời kêu gọi bồi thường vì Covid-19, cũng như phản ứng mạnh yêu cầu điều tra nguồn gốc dịch bệnh.
Nhân viên y tế bên ngoài một bệnh viện ở TP New York - Mỹ hôm 28-4. Ảnh: Reuters
Ông Richard McGregor, chuyên gia tại Viện Lowy (Úc) nhận định tranh cãi trên cho thấy Trung Quốc quyết không chấp nhận chỉ trích giữa lúc Mỹ đang vật lộn với dịch bệnh, sự chia rẽ chính trị và tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng.
Trong bối cảnh như thế, nhiều khả năng Washington sẽ tăng cường đổ lỗi cho Bắc Kinh về dịch bệnh, từ đó khiến quan hệ hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này thêm căng thẳng.
Theo một số nhà phân tích, thời điểm dịch bệnh bùng phát không thể nào tồi tệ hơn đối với mối quan hệ song phương đang xấu đi vì chiến tranh thương mại và cuộc cạnh tranh chiến lược.
Ông Khong Yuen Foong, chuyên gia Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Singapore) nhận định một khi tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng, sẽ xuất hiện sức ép lớn ở Mỹ và có lẽ là tại châu Âu về việc xác định ai phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Washington có thể tìm kiếm khoản bồi thường "đáng kể" từ Bắc Kinh do dịch Covid-19. Ảnh: The New York Times
Theo ông Khong, đây sẽ là vũ khí quan trọng mà Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa sẽ sử dụng để trút giận lên Trung Quốc, tập trung vào cáo buộc nước này che đậy dịch bệnh và không minh bạch về số người tử vong.
Trong khi đó, ông Kishore Mahbubani, một nhà cựu ngoại giao Singapore, nhận định động thái quy trách nhiệm sẽ càng gia tăng khi cuộc bầu cử Mỹ đến gần, buộc ứng viên tổng thống tiềm tàng của đảng Dân chủ Joe Biden phải chứng tỏ ông cũng cứng rắn với Trung Quốc.
Chuyên gia Alicia Garcia-Herrero của Ngân hàng Natixis (Pháp) thậm chí dự báo dịch Covid-19 có thể đẩy nhanh sự "chia tách" giữa Mỹ và Trung Quốc bởi cộng đồng quốc tế nhận thấy sự phụ thuộc vào Bắc Kinh gây ra không ít rắc rối, chẳng hạn như khi nước này đóng cửa nền kinh tế để chống dịch bệnh. P.Võ (Theo The New York Times, The Straits Times)
Hồng y Miến Điện: Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì đại dịch corona
Hãng tin CNA ngày 02/04/2020 từ Roma dẫn lời một Hồng y Miến Điện khẳng định các nước nghèo đang phải gánh chịu đại dịch virus corona vì sự bất cẩn và đàn áp của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Bắc Kinh đang nợ một lời xin lỗi và phải bồi thường thiệt hại.
Trong bài viết trên mục Ý kiến của UCA News, Hồng y Muang Bo, tổng giám mục Rangoon nhấn mạnh: « Chính chế độ toàn trị Trung Quốc do Tập Cận Bình và đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, chứ không phải là nhân dân nước này, nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra ».
Hồng y Muang Bo, người đứng đầu Hội đồng Giám mục châu Á tố cáo chế độ Bắc Kinh đã giấu diếm thông tin về nạn dịch xuất phát từ Vũ Hán, trừng phạt các bác sĩ và nhà báo muốn cảnh báo thế giới về sự lan tràn của con virus nguy hiểm.
Dẫn ra vụ bắt bớ bác sĩ Lý Văn Lượng và các nhà báo công dân ở Hoa lục, vị Hồng y tuyên bố: « Trung Quốc là quốc gia có nền văn minh lớn và lâu đời, đã đóng góp nhiều vào lịch sử nhân loại ». Nhưng chế độ cộng sản Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì đã để cho đại dịch lan tràn trên toàn thế giới. Ông nhấn mạnh, người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân và xứng đáng được cảm thông, nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc không thể phủi trách nhiệm.
Hồng y Bo nêu ra các hậu quả tai hại đối với người nghèo, nhất là tại các quốc gia Đông Nam Á láng giềng. Chẳng hạn đối với Miến Điện giáp giới với Trung Quốc, một nước nghèo có nền y tế kém phát triển và hàng trăm ngàn người phải di tản vì xung đột đang sống trong các lều trại, không thể áp dụng giãn cách xã hội như các nước khác.
Đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán tháng 12/2019 đã lan tràn đến 203 quốc gia trên toàn thế giới. Tính đến ngày 02/04/2020, hơn 1 triệu người trên hành tinh đã bị nhiễm virus corona, hơn phân nửa dân số thế giới sống trong cảnh phong tỏa, 52.000 người thiệt mạng. Riêng tại các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, Pakistan…đã có hơn 2.000 ca.
Tổng giám mục Rangoon kêu gọi Trung Quốc xóa nợ cho các nước đang phải chống dịch Covid-19. Ghi nhận rằng chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang bị chỉ trích vì thiếu chuẩn bị trước nạn dịch từ Vũ Hán, Hồng y Bo nhắc nhở, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm chính vì đã gian dối trong việc công bố số liệu nhiễm bệnh và tử vong khiến nhiều chính phủ chủ quan, lại còn tuyên truyền để đổ tội cho các nước khác đã gây ra đại dịch. Theo ông, « dối trá và tuyên truyền đã khiến sinh mạng của hàng triệu con người ở khắp nơi trên thế giới bị rơi vào vòng nguy hiểm ».
Nêu ra tình trạng nhân quyền tồi tệ với các vụ đàn áp tự do ngôn luận, tự do tôn giáo ngày càng dữ dội trong những năm gần đây tại Trung Quốc, vị Hồng y người Miến Điện nhắc lại lời của Thánh Phaolô tông đồ về « sự thật và tự do », nhấn mạnh đây là hai cột trụ để tất cả các quốc gia xây dựng được nền tảng vững chắc.
G7 đồng loạt chuẩn bị khởi kiệɴ TQ, yêu cầu bồi thường 6.000 tỷ đô la vì để dịch Covid-19 lây lan
Viện nghiên cứ.u Henry Jackson Society ở Anh cho rằng các nước G7 có thể ki.ện Trung Quốc, đòi b.ồi thườ.ng ít nhất 6.500 tỷ USD do để COVID-19 lây lan.
“Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chín.h x.ác trong giai đoạn đầu, ᴅịcн ʙệɴн đã không rời khỏi nước này”, Viện Henry Jackson Society (HJS) có trụ sở tại London, Anh, viết trong báo cáo “Bồi thư.ờng virus corona?” được công bố hôm nay, VnEpress đưa tin.
Tài liệu cho rằng Trung Quốc đã vi ph.ạ.m 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) vốn được siết chặt sau đại dịch SARS năm 2003. HJS khẳng định nỗ lực che giấu bệnh dịch của Bắc Kinh đã khiến COVID-19 lan khắp thế giới, khiến hơn 1,3 triệu người nhiễm, hơn 74.000 người chết và làm thiệt hại hàng nghìn tỷ USD. Mỹ và châu Âu hiện là điểm nóng khi số ca nhiễm và tử vong tăng nhanh, chưa xác định được đỉnh dịch.
“Nhiều quan chức Trung Quốc, bao gồm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã ủng hộ quan điểm phi lý rằng nCoV được quân đội Mỹ đưa vào Vũ Hán, thay vì bắt nguồn từ chợ hải sản ở thành phố này, nơi động vật ho.ang dã được mua bán”, báo cáo có đoạn viết.
Prague, thủ đô của Cộng hòa Séc, gần như bị bỏ hoang vì sự bùng phá.t của COVID-19, gây ra sự chậm trễ của hội nghị thượng đỉnh 17 + 1. Ảnh: DPA
Tổ chức này cho rằng Trung Quốc cần bồi thường tối thiểu 6.500 tỷ USD, tương đương số tiền các quốc gia G7 đang bỏ ra để đối phó ᴅịcн ʙệɴн và cứu trợ nền kinh tế do người dân phải ở nhà, còn các ngành công nghiệp bị đình trệ.
IHR yêu cầu các nước phải theo dõi và chia sẻ thông tin về khả năng truyền nhiễm và mức độ nghi.êm trọ.ng của những mầm bệnh có khả năng lây lan giữa các nước. Viện Henry Jackson Society c.áo b.u.ộc Trung Quốc đã hà.nh đ.ộng ngược lại khi che gi.ấu thông tin và tr.ừ.ng p.hạ.t những người tìm cách công bố dữ liệu.
Tờ SCMP ở Hong Kong cho biết gần 200 ca nhiễm nCoV đã được ghi nhận trước ngày 27/12/2019, nhưng chính qu.yền Trung Quốc chỉ thông báo về ᴅịcн ʙệɴн cho T.ổ ch.ức Y tế Thế giới (WHO) sau đó 4 ngày và khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy nó lây từ người sang người.
theo cungcau.vn
Trung Quốc bị nhóm luật sư Nigeria kiện, đòi bồi thường 200 tỷ USD vì Covid-19
Vương Nam - Daily Post Nigeria, ABC News Thứ Ba, ngày 28/04/2020 20:25 PM (GMT+7))
(Dân Việt) Các luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Nigeria đã kiện Trung Quốc ra tòa án để đòi bồi thường về những ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với quốc gia có dân số đông nhất châu Phi.
(Số liệu cập nhật lúc 21:39 29/04/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Việt NamThế giớiMỹÝĐứcAnh
270Ca nhiễm bệnh
0Ca tử vong
219Ca khỏi bệnh
STTTỉnhCa nhiễmCa tử vongCa khỏi bệnh
1Hà Nội112083
2TP Hồ Chí Minh55051
3Vĩnh Phúc19014
4Ninh Bình13011
5Bình Thuận908
6Quảng Ninh705
7Đà Nẵng606
8Hà Nam403
9Bắc Giang403
10Đồng Tháp404
11Hà Tĩnh403
12Tây Ninh303
13Quảng Nam303
14Thanh Hóa302
15Bạc Liêu303
16Thừa Thiên Huế202
17Cần Thơ202
18Trà Vinh202
19Ninh Thuận202
20Lào Cai202
21Hải Dương101
22Khánh Hòa101
23Bến Tre101
24Bắc Ninh101
25Thái Nguyên100
26Hưng Yên101
27Lai Châu101
28Đồng Nai101
29Hà Giang100
30Thái Bình200
Theo các luật sư Nigeria, Trung Quốc phải bồi thường vì những thiệt hại về người, sức khỏe, kinh tế, tổn thương tinh thần và bất ổn cuộc sống mà người dân nước này đang phải gánh chịu do Covid-19.
Tổng số tiền bồi thường mà các luật sư yêu cầu Trung Quốc phải trả lên tới 200 tỷ USD.
Đại diện của nhóm luật sư Nigeria cho biết, hành động pháp lý của họ được chia làm 2 giai đoạn: Đầu tiên là khởi kiện tại tòa án cấp cao liên bang, sau đó là thuyết phục chính phủ Nigeria tiến hành kiện Trung Quốc tại Tòa án Công lý Quốc tế.
Giới luật sư Nigeria kiện đòi Trung Quốc bồi thường 200 tỷ USD vì những tổn thất do Covid-19 (ảnh: Daily Post Nigeria)
Trong một diễn biến khác, mới đây, hơn 5.000 người Mỹ đã kiện Trung Quốc và đòi bồi thường thiệt hại vì Covid-19.
Tập đoàn Luật Berman, đơn vị đại diện cho ít nhất 5.000 thân chủ đã nộp đơn kiện Trung Quốc tại tòa án quận Nam Florida và đang chờ xử lý.
Tuyên bố của Tập đoàn Luật Berman có trụ sở tại thành phố Miami, bang Florida, cho hay, Trung Quốc phải bồi thường vì đã chậm trễ trong việc thông báo mối nguy về Covid-19 cho thế giới.
“Chúng tôi mong muốn đấu tranh cho quyền lợi của người dân và doanh nghiệp trên khắp Florida và cả những bang khác của đất nước”, Tập đoàn Berman thông báo trên trang web chính thức.
Trung Quốc bị 40 nước đồng loạt phát đơn kiện
Trung Quốc đã trở thành ‘bị đơn’ cô độc nhất thế giới khi có đến hơn 10.000 người ở 40 quốc gia đệ đơn kiện đòi bồi thường. Sự việc khiến nhiều người liên tưởng đến vụ bồi thường năm Canh Tý xảy ra đúng 120 năm trước giữa Trung Quốc và 8 quốc gia dưới thời của Từ Hy Thái Hậu. Mặc dù vụ kiện chưa diễn ra nhưng nhiều kịch bản cho vụ bồi thường lịch sử này đã được dư luận thế giới đưa ra.
Gần đây, có một bài báo có tiêu đề “Báo cáo nghiên cứu về tính khả thi của việc bồi thường cho Liên quân 80 nước” được lưu hành trên mạng xã hội WeChat ở Trung Quốc.
Tác giả đã chỉ ra trong phần mở đầu bài báo rằng vào năm Canh Tý (năm 1900), Thái hậu Từ Hy đã tuyên chiến với 11 quốc gia. Sau thất bại, chính quyền Mãn Thanh đã phải ký “Hiệp ước Tân Sửu” ngày 7/9/1901 với 8 quốc gia (bát quốc liên quân) gồm Đức -Nga- Mỹ- Pháp- Anh- Nhật- Ý- Bỉ (ngoài ra còn thêm 4 nước khác là Áo, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha), đồng ý bồi thường 450 triệu lượng bạc, sử sách gọi là “Bồi thường năm Canh Tý”. Giá trị bồi thường tương đương 67 triệu bảng Anh thời giá năm 1900, tương đương với GDP trong 5 năm của Trung Quốc.
Tác giả nói rằng dịch bệnh đang như lửa bỏng dầu sôi lan rộng trên khắp thế giới, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã thất thủ. Bồi thường năm Canh Tý của 120 năm trước có lặp lại một lần nữa hay không?
Tác giả phân tích rằng Liên Hiệp Quốc đã đang tiến hành điều tra ngọn nguồn COVID-19, Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích WHO thông đồng với Trung Quốc giấu dịch, Anh cũng theo chân Mỹ và các quốc gia khác lên án Trung Quốc. Cộng thêm tiếng nói của các kênh truyền thông, tiếng nói của người dân thế giới và các vụ kiện được khởi xướng, tác giả cho rằng “môi trường bên ngoài Trung Quốc đã thay đổi” và giờ đây Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ đối mặt với Liên quân 8 nước như thời Mãn Thanh trước đó mà có thể là liên quân 80 nước (bát thập quốc liên quân) bởi có nhiều nước muốn truy trách nhiệm và đòi Trung Quốc bồi thường vì gây ra thảm họa toàn cầu hiện nay.
Nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc Ngô Kiến Dân nói rằng những thiệt hại về nhân mạng và kinh tế mà dịch bệnh gây ra cho các nước châu Âu và châu Mỹ lần này thật sự quá khó để ước tính. Đây là món nợ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc không thể trốn thoát được.
Ông Ngô nói: “Vậy món nợ này phải tính thế nào đây? Cuối cùng, mọi người đã thống kê ra những con số tổn hại rất lớn về kinh tế và mạng người, con số này sẽ được tính thế nào với Đảng Cộng sản Trung Quốc đây? Vấn đề này cần phải được thực thi bằng nhiều biện pháp khác nhau. Bởi vì tất cả chúng ta đều biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc là một thể chế độc tài bất hảo, nó nhất định sẽ không muốn thừa nhận dịch bệnh này bùng phát ở Vũ Hán đầu tiên. Đến tận bây giờ Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn làm đủ mọi cách để vu oan giá họa cho Hoa Kỳ mang dịch bệnh đến Vũ Hán”.
Thịnh Tuyết – nữ nhà văn người Canada gốc Hoa chia sẻ: “Cộng đồng quốc tế nhất định phải hiểu rõ một đạo lý rằng đằng sau thảm họa lớn của thế kỷ này, việc bắt Đảng Cộng sản Trung Quốc bồi thường là cách làm đúng đắn và có trách nhiệm. Bắt Đảng Cộng sản Trung Quốc phải bồi thường không có nghĩa là bạn đang gây khó dễ cho Trung Quốc, không phải là lật đổ Trung Quốc, cũng không phải là đang gây hại cho người dân Trung Quốc. Bởi người dân Trung Quốc vừa khéo lại không có đủ khả năng và các điều kiện hoàn cảnh cần thiết để chấm dứt chính quyền tàn bạo này”.
Tác giả báo cáo trên tin rằng sẽ Đảng Cộng sản Trung Quốc không chịu bồi thường, dù về mặt lý thuyết là khả thi, nhưng nó sẽ phải đối mặt với trách nhiệm và áp lực đạo đức rất lớn từ quốc tế. Một khi quỵt nợ, nó sẽ rơi vào thảm cảnh không chốn dung thân trên trường quốc tế.
Thịnh Tuyết chia sẻ: “Cộng đồng quốc tế có thể liên kết lại với nhau, cùng chung tay tính sổ Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây rất có thể sẽ là một đòn chí mạng khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc rốt cục phải sụp đổ. Xét từ điểm này, thì đây cũng là sự giúp đỡ lớn nhất đối với người dân Trung Quốc”.
Bà cho rằng sau khi tình hình dịch bệnh có phần cải thiện hoặc chấm dứt hoàn toàn, sẽ có nhiều người hơn nữa đứng ra truy cứu trách nhiệm đằng sau trận đại dịch này, như vậy sẽ càng có nhiều người hơn tìm đến Đảng Cộng sản Trung Quốc để tính sổ.
RFI dẫn lời của cây bút thời luận Edouard Tétreau của báo kinh tế Les Echos cho rằng Trung Quốc cần phải trả giá vì làm lây lan dịch bệnh COVID-19 ra toàn thế giới. Cũng giống như thảm họa Chernobyl hồi năm 1986, cuối cùng đã khiến chế độ cộng sản Liên Xô sụp đổ, việc để virus corona lây lan nghiêm trọng là do sự im lặng, dối trá và hoạt động tuyên truyền của chế độ Trung Quốc toàn trị.
Đối với nhà báo Tétreau, chỉ có một cuộc điều tra quốc tế trên thực địa, từ Vũ Hán đến Bắc Kinh, với sự bảo trợ của một tổ chức quốc tế không chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, mới cho phép tìm ra đáp án và đánh giá trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để đại dịch lan truyền.
Cùng với đó, cần vô hiệu hóa vai trò quá lớn của Trung Quốc trong ban lãnh đạo của một số tổ chức chiến lược toàn cầu, và trong khi chờ kết luận điều tra quốc tế thì việc đầu tiên là tạm đình chỉ công tác của các nhà lãnh đạo người Trung Quốc đứng đầu các tổ chức quốc tế này.
Về kinh tế, mặc dù không thể cấm Trung Quốc đầu tư vào các doanh nghiệp nước ngoài và quyền nhận cổ tức, nhưng đã đến lúc phải xem xét lại quyền biểu quyết của họ, do “tính nguy hiểm” của chế độ Bắc Kinh, hiện đang kiểm soát mọi hoạt động đầu tư, dù là nhỏ nhất, bên ngoài Trung Quốc
Cũng trên tinh thần bảo vệ lợi ích sống còn và chủ quyền của châu Âu, việc để các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng các công nghệ quan trọng của Trung Quốc không còn phù hợp. Cuộc khủng hoảng này buộc châu Âu tái đầu tư ồ ạt vào các ngành và lĩnh vực quan trọng, di dời sản xuất về gần châu Âu, xa Trung Quốc nhất có thể, việc này cũng là cần thiết, nhìn từ góc độ sinh thái.
Chi phí thế giới bỏ ra để đối phó với virus corona là vô cùng lớn, nên cần có sự đóng góp tài chính quan trọng và dài hạn. Vì thế, nhà báo Tétreau đề xuất nhóm G20 (trừ Trung Quốc) áp thuế 20% hàng năm và trong vòng 5 năm đối với tất cả hàng xuất khẩu từ Trung Quốc (2.500 tỷ USD/năm). Số tiền này sẽ dành cho nỗ lực phục hồi và tái thiết của các nước, là nạn nhân “bất đắc dĩ” của virus corona. Việc tăng thuế 20% như trên cũng sẽ khuyến khích các nước “hồi hương” các ngành sản xuất chiến lược, mà họ đã từng tin tưởng giao phó cho Trung Quốc. Không muốn “nhiễm virus kép” (virus corona và “virus của chế độ độc tài Bắc Kinh”), các quốc gia trên thế giới phải tạo cán cân quyền lực mới với Trung Quốc và các chế độ chư hầu của Bắc Kinh.
James Gorrie, nhà văn và diễn giả tại Hoa Kỳ, tác giả của cuốn sách có tựa đề “The China Crisis” (Tạm dịch: “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”) cho rằng Trung Quốc phải trả giá trên mọi phương diện.
Ảnh: Bài viết của James Gorrie, nhà văn và diễn giả tại Hoa Kỳ, tác giả của cuốn sách có tựa đề “The China Crisis” có tựa đề “Đảng Cộng sản Trung Quốc phải trả giá” trên The Epoch Times
Ông viết trong bài tham luận bày tỏ quan điểm của mình như sau:
“Một số người, như Dân biểu Jim Banks và Thượng nghị sĩ Martha McSally, đã đề nghị Tổng thống Trump ép buộc Trung Quốc “miễn nợ” 1,1 tỷ đô la đang nằm trong tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ. Đây là một sự khởi đầu thuận lợi. Trên thực tế, thiệt hại Hoa Kỳ đang phải gánh chịu còn lớn hơn nhiều lần so với số tiền đó.
Một lựa chọn khác là lập tức tịch thu toàn bộ tài sản nước ngoài của Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc tịch thu những bất động sản và tài sản từ Vancouver đến Manhattan, từ San Francisco đến Boston, tại London, Paris, Milan, Rome và Tokyo, và bất kỳ nơi nào trên thế giới bị thiệt hại vì virus viêm phổi Vũ Hán .
Thậm chí, cần phải tịch thu cả tài sản cá nhân của đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cần đóng băng tất cả các tài khoản môi giới và tài khoản tại ngân hàng nước ngoài của từng đảng viên.
Hơn nữa, cần chặn tất cả các truy cập vào thị trường gọi vốn, cần tịch thu nhà ở và tài sản đầu tư nước ngoài, cổ phiếu và trái phiếu, tất cả các lợi ích kinh doanh khác và bất kỳ hình thức đầu tư nào bên ngoài Trung Quốc ở các nước sở tại.
Biện pháp trừng phạt Trung Quốc cũng có thể bao gồm mọi thỏa thuận công nghệ, thỏa thuận thương mại, lô hàng thực phẩm, nguyên liệu thô, IP và bất cứ thứ gì hỗ trợ cho sự tồn tại của chính quyền Bắc Kinh. Chúng ta đang chi trả hàng nghìn tỷ để hỗ trợ các nền kinh tế tại Hoa Kỳ và Châu Âu, vậy nên Trung Quốc phải trả giá.
Cũng cần phải thu hồi mọi nguồn tiền, nguồn thu nhập, đòn bẩy chính trị từ Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cần đình chỉ tất cả các hội thảo chuyên môn, hợp tác khoa học, sản xuất và phòng thí nghiệm có liên quan đến Trung Quốc Đại lục. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ, những tài sản đó sẽ được xem xét hoàn trả.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chứng tỏ rằng họ không xứng đáng có vị trí trong cộng đồng quốc tế. Những kẻ côn đồ Bắc Kinh nghĩ rằng họ có thể dùng virus để tiêu diệt phương Tây. Đây là lúc cả thế giới phải tước bỏ nguồn tài chính và các nguồn thu nhập trên thế giới khỏi tay những kẻ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ cứ tiếp tục bán sản phẩm từ bàn tay của hàng triệu triệu người lao động bị cưỡng bức trong các trại “cải tạo lao động” cho Kazakhstan, Iran và Zanzibar, để rồi xem rốt cuộc họ xoay xở ra sao.
Điều này nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Sau đó hãy để lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đối mặt với sự phán xét của chính công dân của họ.”
Hồi cuối tháng 3, các nghị sĩ của hai viện Quốc hội Mỹ đang đề xuất một số nghị quyết buộc chế độ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc họ đã xử lý sai dịch bệnh virus corona Vũ Hán trong đó có nghị quyết đưa ra những yêu sách cụ thể với Trung Quốc.
Ảnh: Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley và Tổng thống Donald Trump
Ngày 24/3, tại Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley đã đề xuất nghị quyết kêu gọi các quan chức y tế cộng đồng đa quốc gia mở một cuộc điều tra quốc tế nhằm tìm hiểu cách Trung Quốc xử lý đại dịch toàn cầu virus corona chủng mới trước ngày 11/3, và cách xử lý đó đã gây hại thế nào đối với người dân Hoa Kỳ và thế giới.
Nghị quyết của Thượng nghị sĩ Josh Hawley đề xuất tại Thượng viện cũng đưa ra các yêu sách thiết thực hơn như định lượng thiệt hại về kinh tế và sức khỏe của nước Mỹ và người dân Mỹ, đồng thời thiết lập các cơ chế yêu cầu chính quyền Trung Quốc bồi thường.
Trong khi đó, nghị quyết do Dân biểu Jim Banks đề xuất tại Hạ viện yêu cầu Trung Quốc rút lại tuyên bố lên án virus corona có nguồn gốc từ quân đội Hoa Kỳ; hủy bỏ quyết định trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ khỏi Trung Quốc; thả tự do cho các nhóm thiểu số Hồi giáo tại Tân Cương. Nghị quyết cũng yêu cầu Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros phải rút lại lời khen ngợi Trung Quốc và dừng hỗ trợ chế độ này tuyên truyền thông tin sai lệch về dịch virus Vũ Hán.
Thông tin mới đây cho biết hai Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Cộng hòa-bang Tennessee) và Martha McSally (Cộng hoa –bang Arizona) sẽ đưa ra Luật Ngăn chặn Bệnh truyền nhiễm virus xuất phát từ Trung Quốc (COVID) để đảm bảo là Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu những hậu quả trong vai trò làm cho virus corona lây lan.
Ảnh: Thượng nghị sĩ Marsha Blackburn (Đảng Cộng hòa, bang Tennessee
Luật Ngăn chặn COVID sẽ cho phép người Mỹ kiện Trung Quốc và đòi bồi thường tại các Tòa án Mỹ vì những tác hại do virus chết người này gây ra cho nền kinh tế và sinh mạng con người, các giới chức nói.
Dân biểu Texas Lance Gooden cũng đang đưa ra Hạ Viện dự luật tương tự.
Luật Ngăn chặn COVID sẽ buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm về pháp lý và tài chánh vì đã làm cho COVID-19 lây lan tại nước Mỹ.
Người Mỹ sẽ có dụng cụ pháp lý để kiện Trung Quốc tại hệ thống tòa án liên bang Mỹ vì tạo ra và làm tệ hại thêm đại dịch trên toàn thế giới.
Luật căn cứ trên các quy định hiện có trong Luật các miễn trừ vì chủ quyền nước ngoài và bãi bỏ việc không bị truy tố vì chủ quyền nước ngoài đối với những nước phát tán các vũ khí sinh học. Giữa lúc con số tử vong và thiệt hại tài chánh vì virus corona tăng cao, Trung Quốc phải bị buộc trả giá cho những thiệt hại của người dân Mỹ, các giới chức nói.
Ngày càng nhiều tổ chức, cá nhân đệ đơn khởi kiện Trung Quốc; ngày càng nhiều giới chức từ các quốc gia khác nhau đề nghị mở cuộc điều tra mang tầm cỡ quốc tế để làm sáng tỏ nguồn gốc của đại dịch và ngày càng có nhiều con đường để đòi Trung Quốc bồi thường.
Facebooker Duan Dang nhận định: Tập Cận Bình có lẽ cũng nhận thấy sự thay đổi tình hình nên trong cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị ngày 8/4 vừa qua đã kêu gọi “chuẩn bị tư tưởng và công tác ứng phó những thay đổi hoàn cảnh bên ngoài kéo dài”. Theo giới quan sát, giới lãnh đạo Trung Quốc rất hiếm khi đưa ra những nhận định kiểu như thế này.
Nếu thảm họa nguyên tử Chernobyl góp phần vào sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô thì đại dịch viêm phổi Vũ Hán liệu có làm nên kỳ tích cho một sự đổi thay lịch sử với sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Trung Quốc?
Hoàng Lan từ Hà nội – Thoibao.de (Tổng hợp)
Sau khủng hoảng Covid - 19, các công ty bắt đầu rời Trung Quốc tìm đến Việt Nam nhưng NP Trọng từ chối sợ TQ trừng phạt
Các chuỗi cung ứng sẽ được đa dạng hoá để hạn chế những phụ thuộc vào Trung Quốc, kênh truyền hình Mỹ CNBC đưa tin.
Việt Nam, Bangladesh và Thổ Nhĩ Kì là những điểm đến hấp dẫn thay thế Trung Quốc
Theo các nhà đầu tư tại Mobius Capital Partners, các công ty trên khắp thế giới sẽ thay đổi chuỗi cung ứng, để hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc hơn sau cuộc khủng hoảng Covid - 19.
Trả lời phỏng vấn với CNBC, Mark Mobius - người sáng lập Mobius Capital Partners, cho biết, đại dịch đã khiến một số doanh nghiệp phải suy nghĩ lại và tìm cách giảm thiểu những cú sốc nguồn cung tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
"Rất nhiều doanh nghiệp đang phải lệ thuộc vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc đã có suy nghĩ này, và bắt đầu đa dạng hoá nguồn cung của mình", Mobius chia sẻ.
Chẳng hạn đã có một vài công ty Mỹ đang có xu hướng ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp cung ứng có trụ sở tại Mỹ, hoặc ở các thị trường lân cận như Canada và Mexico hơn.
"Tuy nhiên, tôi nghĩ cuối cùng các chuỗi cung ứng này sẽ được chuyển rời đến các quốc gia như Việt Nam, Bangladesh và Thổ Nhĩ Kì, thậm chí là cả Brazil. Đây là một cách để có thể đa dạng hoá chuỗi cung ứng hơn", nhà phân tích nói thêm.
Công nhân đang làm việc tại một nhà máy ở Quảng Đông, Trung Quốc. (Ảnh: CNBC).
Đồng quan điểm, nhà phân tích độc lập Fraser Howie cũng cho biết Chính phủ các nước sẽ tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Mặc dù vậy, Fraser vẫn lưu ý rằng sẽ không có cách nào loại bỏ hoàn toàn vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều lĩnh vực như dược phẩm, nông nghiệp và năng lượng đã chịu áp lực trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khoẻ toàn cầu lan rộng, bởi nó phụ thuộc quá nhiều vào các nền kinh tế như Trung Quốc. Đồng thời, những hạn chế hậu cần quốc tế đã đè nặng lên chuỗi cung ứng.
Tương tự, một số nhà sản xuất ô tô như Nissan và Toyota đã phải dừng sản xuất tại Nhật Bản, vì sự gián đoạn trong việc nhập khẩu các bộ phận linh kiện từ Trung Quốc. Các công ty dược phẩm Ấn Độ đã cảnh báo rằng sản lượng của họ đang bị đe doạ khi các lô hàng nguyên liệu từ Trung Quốc không thể cập cảng nước này.
Các nhà máy sản xuất công nghiệp điện tử phương Tây phàn nàn rằng họ không có được các bảng mạch Trung Quốc để tiếp tục chế tạo máy móc.
Trong hơn hai thập kỉ qua, Trung Quốc đã bước lên nấc tăng giá trị, để trở thành nhà xuất khẩu hàng hoá trung gian lớn nhất thế giới - công xưởng để chế tạo ra những sản phẩm cuối cùng. Hiện đất nước tỉ dân này đang chiếm tới 1/3 thị phần toàn cầu trong việc sản xuất hàng hoá.
Dịch Covid - 19 đã làm đứt gãy thêm chuỗi cung ứng bị phá vỡ trong hai năm qua, trước cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, buộc các công ty phải lựa chọn các quốc gia thay thế khác.
Từ cuộc chiến thương mại, các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã bắt đầu đa dạng hoá sản xuất bằng cách rót tiền vào Việt Nam và các nước ASEAN khác, với quy mô đầu tư vượt cả Trung Quốc.
Đơn cử như gã khổng lồ Samsung của Hàn Quốc đã biến Việt Nam trở thành một trong những thị trường sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới của mình.
Trong một diễn biến khác, trước tác động của cuộc khủng hoảng Covid - 19, giá dầu của Mỹ đã giảm mạnh, khiến cung vượt cầu, các hợp đồng tương lai dầu WTI giao tháng 5 lần đầu tiên rơi xuống mức -40 USD/thùng.
Theo chuyên gia phân tích tại Mobius, nhiều thị trường mới nổi sẽ được hưởng lợi từ việc giá hàng hoá đi xuống.
"Giá dầu giảm là một sự thúc đẩy lớn đối với một số thị trường mới nổi như Ấn Độ hay Trung Quốc - những quốc gia đang nhập khẩu dầu. Đây là một thông tin tuyệt vời đối với họ", ông nói.
"Mặc dù điều này không tốt cho các công ty dầu mỏ, nhưng lại là cơ hội cho một số quốc gia này".
Trong khi chính quyền Trung Quốc liên tục tuyên bố là “nạn nhân” của Covid-19 thì nhiều tổ chức, chính quyền các nước lại khởi kiện Bắc Kinh với lý do làm bệnh dịch lây lan rộng.
Một công nhân được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc. (Ảnh: Reuters).
Tối 24/4, tờ South China Morning Post dẫn báo cáo của Tập đoàn theo dõi tình báo SITE Intelligence (Mỹ) cho biết phòng thí nghiệm Vũ Hán (Trung Quốc) và nhiều tổ chức lớn đã bị tin tặc tấn công. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bị rò rỉ 450 địa chỉ email và mật khẩu đăng nhập của nhân viên. Ngân hàng Thế giới, tổ chức Bill & Melinda Gates Foundation, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) cũng nằm trong danh sách nạn nhân.
Mặc dù chưa xác định được nhóm tin tặc, SITE nhận định thủ phạm cố tình quấy rối và thu thập thông tin nhạy cảm về nguồn gốc Covid-19, vốn có thể gây khó khăn lớn cho Bắc Kinh.
Bị nhiều bang của Mỹ đệ đơn kiện
Trước đó, nhiều tổ chức, chính quyền đã lên án, yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho sự lây lan của Covid-19. Cụ thể, ngày 23/4, Mississippi trở thành tiểu bang tiếp theo ở Mỹ, sau Missouri, lên kế hoạch đệ đơn kiện, yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này.
Tờ Hoàn cầu Thời báo gay gắt gọi quyết định của hai bang trên là hành động theo “chủ nghĩa côn đồ” (nguyên văn: hooliganism). Điều này chỉ dẫn đến sự “ăn miếng trả miếng” và kéo cả thế giới vào hỗn loạn.
Trước đó, ngày 20/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng cộng đồng quốc tế cần hợp tác cùng nhau, thay vì đổ lỗi hay yêu cầu bồi thường. Và vi rút có nguồn gốc khoa học nên cần tôn trọng sự thật và khoa học, đừng nên chính trị hóa vấn đề.
Tuyên bố trên được đưa ra nhằm phản đối các cáo buộc liên tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump, về việc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm và hậu quả nặng nề nếu cố ý để vi rút lây lan. Washington gần đây liên tục yêu cầu Bắc Kinh mở cửa cho chuyên gia Mỹ vào Vũ Hán để điều tra.
Truyền thông và giới chức Mỹ đã tung ra hàng loạt điều tra và nghiên cứu buộc tội Trung Quốc che đậy thông tin vi rút SARS-CoV-2, và hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Một số giả thuyết cũng cho rằng phòng thí nghiệm tại Vũ Hán đã nghiên cứu một loại vũ khí sinh học mới và vô tình để lọt ra môi trường tự nhiên.
Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton chia sẻ với kênh Fox ngày 20/4 rằng ông đang đề xuất dự luật cho phép tất cả nạn nhân của vi rút có thể kiện chính phủ Trung Quốc, và áp đặt biện pháp trừng phạt với những người che đậy thông tin.
Trong khi đó, liên quan việc bang Missouri đệ đơn kiện lên tòa án liên bang yêu cầu Trung Quốc chịu trách nhiệm cho những thiệt hại xảy ra ở bang này, Tổng chưởng lí bang Eric Schmitt muốn người dân của bang được bồi thường, và Trung Quốc phải ngừng tích trữ thiết bị y tế.
Trước đó, nhiều đơn kiện dân sự tập thể khác do các doanh nghiệp đứng tên đã được đệ trình ở bang Florida và Nevada. Theo cuộc thăm dò của tổ chức Redfield & Wilton Strategies (Anh) trên 1.500 cử tri Mỹ, có đến 50% người được hỏi sẵn sàng ủng hộ một vụ kiện tập thể ở bang của họ để tìm kiếm sự bồi thường từ Trung Quốc.
Nhiều cuộc điều tra nhằm vào Trung Quốc
Phản ứng của Mỹ cũng kéo theo các cuộc điều tra độc lập từ nhiều nước nhằm vào sự ứng phó chậm trễ của Trung Quốc. Lực lượng tình báo khắp thế giới được cho là đang thu thập thông tin về phòng thí nghiệm Vũ Hán và sự lây lan ban đầu của vi rút.
Tờ Daily Mail đưa tin Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi Trung Quốc cung cấp nhiều thông tin hơn về giai đoạn khởi phát đại dịch. Các lãnh đạo châu Âu khác như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hay Ngoại trưởng Anh Dominic Raab đều đặt ra nghi vấn về tỉ lệ tử vong và nguồn gốc lây nhiễm ở Trung Quốc.
Tờ Bild, nhật báo hàng đầu của Đức, thì đăng tải hóa đơn trị giá 160 tỉ USD đòi Trung Quốc bồi thường cho những tổn thất về du lịch, hàng không, điện ảnh của nước này. Đính kèm với hóa đơn là lá thư gửi Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ trích Bắc Kinh giấu dịch.
Ngày 22/4, Thủ tướng Úc Scott Morrison tuyên bố kêu gọi tất cả thành viên của WHO hợp tác đẩy nhanh việc điều tra nguồn gốc SARS-CoV-2.
Trong khi đó, phía Bắc Kinh nhiều lần cho rằng những kiện tụng trên là không có giá trị và phương Tây đang chính trị hóa vấn đề.
Đòi bồi thường 4.000 tỉ USD
Theo BBC hồi đầu tháng 4, tổ chức Henry Jackson Society ở Anh đề xuất kiện Trung Quốc vì vi phạm các nguyên tắc y tế trong quá trình xử lí dịch. Tổ chức này yêu cầu Trung Quốc bồi thường 4.000 tỉ USD cho thế giới, riêng Anh phải được bồi thường 449 tỉ USD.
Tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa đổ thêm 4.000 tỷ NDT (565 tỷ USD) vào nền kinh tế đang lao đao vì dịch Covid-19..
Con số 4.000 NDT nghe có vẻ quen thuộc với các sinh viên hồi năm 2008 và 2009. Đó chính là số tiền mà Bắc Kinh đã tung ra để cứu vãn nhu cầu sụp đổ bởi vụ Lehman Brothers.
Gói cứu trợ nhanh chóng có hiệu quả. Trung Quốc sớm phục hồi sau vụ bê bối Phố Wall nhờ mạnh tay chi tiền vào cơ sở hạ tầng. Đến năm 2009, Bắc Kinh tăng tưởng 8,7% với những dự án công trình công cộng khổng lồ từ đường cao tốc, cầu, cảng đến trung tâm thương mại của các tòa nhà chọc trời.
Tham vọng dẫn đầu trong tương lai
Hiện, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố kế hoạch trị giá 600 tỷ USD để xây dựng thêm nhiều sân bay, đường sắt và mạng lưới điện. Trong cùng 24 tiếng đó, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ, nghị sĩ Mitch McConnell, không tán thành những nâng cấp tương tự đối với cơ sở hạ tầng của Mỹ.
“Cơ sở hạ tầng không liên quan đến đại dịch virus corona mà chúng ta đang trải qua và cố tìm cách để vượt qua”, ông McConnell nhấn mạnh.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ Mitch McConnell (trái) phát biểu tại Phòng Bầu dục hôm 27/3. Ảnh: Getty Images.
Theo nhà báo William Pesek của Forbes, tin vui đến với ông Tập. Hàng nghìn tỷ USD mà chính phủ Trung Quốc chi cho kế hoạch Made in China 2025 đã đưa đất nước lên vị thế dẫn đầu về tương lai của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, xử lý vi mô, năng lượng tái tạo, xe tự lái và robot.
“Chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khiến kế hoạch của ông Tập trở nên dễ dàng hơn. Khi Trung Quốc chuẩn bị cho nền kinh tế toàn cầu năm 2025, Tổng thống Trump đang cố ‘đưa than vĩ đại trở lại’”, Forbes bình luận.
Trong khi đó, Trung Quốc, với hệ thống "ngân hàng bóng tối" trị giá 10.000 tỷ USD, tiếp tục phân bổ vốn một cách liều lĩnh. Số gói cứu trợ ngân hàng gần đây tăng vọt. Các nỗ lực giải cứu của Bắc Kinh đã làm nổi lên những vấn đề về kế toán và sự thiếu minh bạch nghiêm trọng tại Trung Quốc. Bê bối kế toán của “Starbucks Trung Quốc” Luckin Coffee là lời nhắc nhở rằng nền kinh tế hàng đầu châu Á vẫn chưa sẵn sàng cho thời kỳ toàn cầu.
Tuy nhiên, hơn 3 năm tại vị của Tổng thống Donald Trump không giúp nền kinh tế Mỹ có được sức mạnh cần thiết để giữ vị thế trên cơ Trung Quốc. Chính sách chiến tranh thương mại và bảo hộ của ông chủ Nhà Trắng có thể hiệu quả vào năm 1985. Nhưng ở năm 2020, đòn thuế của ông Trump có tác dụng ngược khi nền kinh tế toàn cầu chật vật vì dịch Covid-19.
Nước đi sai
Ông Trump không tăng khả năng cạnh tranh, năng suất hay tạo ra cơ hội đổi mới. Ông cắt giảm đầu tư vào giáo dục, đào tạo và y tế. Đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump làm ngơ cơ sở hạ tầng. Thay vào đó, tổng thống Mỹ cắt giảm thuế cho các tỷ phú mà không hề khuyến khích doanh nghiệp tăng tiền lương hay đẩy mạnh khả năng cạnh tranh.
Theo Forbes, trong vài năm qua, ông Trump đã làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo bằng cách đặt nới lỏng tiền tệ lên trên cải cách cấu trúc. Đó là lỗi mà Nhật Bản mắc phải từ những năm 1950. Một mình kích thích kinh tế không thể sửa sai hay tăng hiệu quả nền kinh tế.
Cơ sở hạ tầng xuống cấp của Mỹ có thể cần đến 600 triệu USD, hay thậm chí 2.000 tỷ USD. Nó không chỉ nhanh chóng tạo ra việc làm mà còn chuẩn bị tốt hơn cho nước Mỹ vào năm 2025, trước khi bị Trung Quốc vượt mặt.
Có một thực tế khác là sự bùng phát của dịch virus corona đến từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) giờ gây bất lợi cho tổng thống Mỹ. Theo Forbes, Trung Quốc rõ ràng cần chịu trách nhiệm về việc xử lý đại dịch Covid-19. Nhưng những hành động của ông Trump đã làm chệch hướng sự chỉ trích.
Trung Quốc trở nên tỉnh táo hơn khi đặt cạnh hình ảnh tức giận của tổng thống Mỹ trên Twitter. Ảnh: Getty Images.
Mỗi cơn thịnh nộ của tổng thống Mỹ trên Twitter chỉ khiến Trung Quốc trông nghiêm túc và tỉnh táo hơn. Mỗi mối đe dọa về thuế quan hay yêu cầu các khoản chi cho quân đội của Tổng thống Trump lại vô tình giúp cho Bắc Kinh.
Trong khi đó, thời kỳ cải cách cơ sở hạ tầng mà ông McConnell đánh mất có thể đi cùng cuộc chiến giữa Mỹ - Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ tới.
Đến năm 2025, các nhà đầu tư Mỹ có lẽ sẽ ước họ có thể tự thiết kế một thực tại khác cho riêng mình. Đó là nơi mà Tổng thống Trump và ông McConnell ủng hộ kế hoạch ngăn chặn tình trạng trượt dốc về cơ sở hạ tầng của Mỹ. Và khi nguy cơ này biến thành sự thật, các sử gia kinh tế sẽ nhìn lại những ngày vừa qua và nuối tiếc.
Eric Ciotti: Pháp nên dẫn đầu buộc chính quyền TQ chịu trách nhiệm về đại dịch
Châu Văn Anh
•
•
Ngày 18/4/2020 vừa qua, nghị sỹ Pháp Eric Ciotti đã đăng tải một bài viết bày tỏ quan điểm trên tờ Le Journal du Dimanche. Trong bài viết với tiêu đề “Kẻ độc tài lớn nhất thế giới phải bị truy cứu trách nhiệm”, ông lên án Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã liên tục nói dối về dịch COVID-19 và nhấn mạnh rằng ĐCSTQ phải chịu “trách nhiệm cực lớn” trong việc này. Ông kêu gọi Pháp “hãy dẫn đầu” trong việc buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình trong đại dịch.
Nghị sỹ Eric Ciotti. (Ảnh qua L’express)
Bài báo cho hay: “Khi đại dịch đột ngột lan rộng, hơn bao giờ hết người ta đặt câu hỏi về nguồn gốc của virus. Chính quyền độc tài theo chủ nghĩa Mao chối bỏ trách nhiệm, trong nhiều tháng qua đã cố gắng làm cho người ta quên đi phản ứng chậm hơn rùa của nó, những lời dối trá lặp đi lặp lại cũng như việc phủ nhận và bịt miệng của nó. Tuyên truyền, kiểm duyệt, trấn áp, bỏ tù các bác sỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, chỉ trích nước ngoài, ngoại giao khẩu trang… tất cả mọi thứ đã được dùng để che giấu nguồn gốc của thảm họa y tế toàn cầu này.”
Nghị sỹ Ciotti đặt câu hỏi: “Người ta làm sao có thể tưởng tượng được rằng một đất nước 1,5 tỷ dân, nơi Covid-19 bùng phát đầu tiên, chỉ có 4.632 ca tử vong, trong khi Châu Âu có gần 100.000 và Hoa Kỳ có hơn
Nghị sỹ Ciotti nói rằng ĐCSTQ không chỉ tăng nhanh tốc độ phát tán của virus qua những lời nói dối lặp đi lặp lại của nó, mà còn ngăn trở phản ứng quốc tế khi không chịu chia sẻ trình tự bộ gen của chủng virus này cho thế giới.
Ông Ciotti nói: “Rõ ràng là chúng ta cũng có phần trách nhiệm trong việc này vì sự ngây thơ và mù quáng của mình. Mấy thập kỷ qua, chúng ta đã ngây thơ nghĩ rằng chính quyền Trung Quốc chỉ có thể trở nên dân chủ hơn thông qua việc phát triển thương mại không giới hạn.”
“Chúng ta đã bình thường hóa một cách hiệu quả chính quyền độc tài lớn nhất trên hành tinh với giúp đỡ của một số người trong giới tinh anh của chúng ta và một vài quan chức đắc cử vô lương tâm. Chỉ mới vài tuần trước thôi, chúng ta vẫn còn được ca ngợi về công lao của giải pháp mạng 5G của Trung Quốc ở châu Âu, thật là điên rồ!”, ông Ciotti nhận xét.
Vì “công cuộc phi công nghiệp hóa và tái định cư ồ ạt” của Pháp sang Trung Quốc để theo đuổi “tham vọng thương mại ngắn hạn” mà Pháp cũng đóng vai trò là bàn đạp để cho ĐCSTQ tiến tới mục tiêu chính trị của nó hòng thống trị thế giới.
Ông Ciotti chia sẻ: “Khi mù quáng vì lợi nhuận, chúng ta bắt tay nhau, biến người Trung Quốc trở thành bậc thầy của tương lai công nghiệp và dược phẩm của chúng ta, cũng như công cuộc địa chính trị thế giới. Chúng ta nên cảm thấy xấu hổ vì đã bất chấp lời hứa của chúng ta về tự do và dân chủ.”
Ông Ciotti đặt câu hỏi tại sao Pháp lại không hành động gì trong khi ĐCSTQ tiếp tục vi phạm nhân quyền và bức hại chính người dân của nó, từ Cách mạng Văn hóa, đến Đại Nhảy vọt, Nạn đói lớn, và bây giờ là đàn áp người dân Hồng Kông, bức hại người Tây Tạng, các trại tập trung của người Duy Ngô Nhĩ và giám sát người dân Trung Quốc trên quy mô lớn. Ông cũng đặt câu hỏi làm sao người ta lại có thể mong đợi một chính quyền gây ra hàng triệu cái chết sẽ “minh bạch” và “đặt lợi ích sức khỏe của thế giới lên trước lợi ích của chính nó?”
Cuối bài viết, nghị sỹ Ciotti kêu gọi: “Trung Quốc không phải là đồng minh của chúng ta và đã đến lúc phải bảo vệ lợi ích của chính chúng ta… Cuộc khủng hoảng này đánh dấu bước ngoặt thế kỷ. Phương Tây phải ngẩng cao đầu. Chính quyền độc tài lớn nhất thế giới này phải bị truy cứu trách nhiệm. Trung Quốc phải giải trình về những hành động của nó, cả về kinh tế lẫn hình sự, trước các tòa án quốc tế thích hợp. Sẽ là vinh dự của Pháp khi dẫn đầu hành động để buộc chính quyền Trung Quốc chịu trách nhiệm.”
Theo Minghui.org Châu Văn Anh
All business areas of China are now safe.
SOMETHING IS FISHY!!!
The Coronavirus orginated from the city of Wuhan in China and has now reached every corner of the world, but the virus did not reach China's capital Beijing and China's Economic Capital Shanghai, located in close proximity to Wuhan itself.
Beijing is the city where all the leaders of Chinese Communist Party live, including their military leaders. There is no lock down in Beijing.
Shanghai is the city that runs China's economy. It is the economic capital of China, where all the rich people of China live and run major industries. There is no lock down here, there is no effect of the Coronavirus there.
SOMETHING IS FISHY!!!
Hollywood stars, Australia's Home Minister, Britain's Prime Minister and Health Minister, Spain's Prime Minister's wife, Canada's Prime Minister's wife, and Britain's Prince Charles, among others, have contracted the Coronavirus, but NOT A SINGLE POLITICAL LEADERINCHINA, NOT A SINGLEMILITARY COMMANDER in China have tested positive for Coronavirus.
SOMETHING IS FISHY!!!
This leaves one to speculate that the Coronavirus is a bio-chemical weapon of Chinese Communist Party, which Chinese Communist Party used to carry out destruction in the world in order to gain economic supremacy. This is abuse of gene-editing technology and against the Geneva conventions treaty of biological weapons development manufacturing and use.
Chinese Communist Party has now put this virus under control, may be they also have the antidote/ vaccine that they are not sharing with the world ever or will do when it is in their best interest to do so.
THE ENTIRE WORLD NEEDS TO COME TOGETHER AND HOLD CHINESE COMMUNIST PARTY ACCOUNTABLE.
CHINESE COMMUNIST PARTY MUST PAY BACK THE ECONOMIC DAMAGE AND LIVES IT CAUSED TO THE WORLD AND THE MOURNING FAMILIES
KÊU GỌI NHÀ CẦM QUYỀN BÙ NHÌN TÀU KIỆN TQ VỀ BIỂN ĐÔNG
Hưng Hoàng a lancé cette pétition adressée à Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Ngày 18/04/2020, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc công bố thành lập hai huyện mới là Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đã thành lập năm 2012, một lần nữa áp đặt chủ quyền phi pháp với những đảo trong quần đảo Trường Sa và với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm của Việt Nam. Cái gọi là “Huyện Tây Sa” chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, do Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam tháng 1 năm 1974, huyện lị được đặt trên đảo Phú Lâm, do Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1956; cái gọi là “Huyện Nam Sa” là 7 thực thể đảo đá chìm thuộc quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam, huyện lị được đặt trên đảo Chữ Thập của Việt Nam.
Chúng tôi cực lực lên án hành động phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc trước nhân dân trong nước và nhân dân toàn thế giới và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:
1. Tuyên bố trước toàn dân Việt Nam và các tổ chức quốc tế sự vô hiệu về pháp lý trong việc không xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của công thưdo Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958.
2. Nhanh chóng kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế nhằm: -Đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, xóa bỏ “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, thực hiện phân định vùng biển quốc gia theo đúng Công ước Quốc tế Luật biển UNCLOS 1982.
-Đòi Trung Quốc bồi thường cho nhân mạng ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giết hại, bồi thường tài sản của ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại do Trung Quốc gây ra trên các vùng biển của Việt Nam trong những năm qua.
3. Tổ chức Hội nghị các nước có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn với Việt Nam như Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia để phân định rành mạch vùng biển của các nước hữu quan, có quan sát viên là các nước văn minh không mâu thuẫn lợi ích, không có ý đồ xâm lược Việt Nam như Mỹ, Úc, Nhật, Ấn, đảm bảo sự đoàn kết trong khối ASEAN và Việt Nam, tăng cường hợp tác với nhau vì chung lợi ích, chung nguy cơ bị bành trướng bá quyền xâm lược.
4. Tôn trọng và đảm bảo cho các tổ chức Xã hội dân sự và người dân Việt Nam được tự do thực hiện quyền yêu nước dưới mọi hình thức, như quyền quảng bá hình ảnh biển đảo của Việt Nam trên mọi vật phẩm, nhất là hình ảnh “cắt lưỡi bò”, No-U để phản đối đường “lưỡi bò” (đường chữ U, đường 9 đoạn) phi pháp của Trung Quốc. Trừng trị những kẻ đe dọa, bắt bớ người dân dùng những vật phẩm có biểu tượng “cắt lưỡi bò” Trung Quốc. Trả tự do cho những người bị bắt bớ, tù đầy vì lên tiếng đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam.
5. Đặt và thực thi kế hoạch để Việt Nam từng bước thay đổi thể chế chính trị quốc gia theo hướng dân chủ phổ quát, đảm bảo người dân có đầy đủ quyền tự do dân chủ để xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, đủ thực lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền và trên biển.
Ngày 21 tháng 4 năm 2020
Mỹ: Xuất hiện nhiều đơn khởi kiện tập thể, quyết đòi TQ khốn nạn bồi thường hàng nghìn tỉ USD vì COVID-19
Tất Đạt
Ảnh: Tân Hoa Xã
"Người dân Mỹ không phải là những người đáng phải chịu tổn thất. Trung Quốc mới là bên phải thanh toán các tổn thất đó," một luật sư đại diện nói.
Khoản bồi thường khổng lồ
Theo Newsweek, ít nhất 4 đơn kiện tập thể đã được gửi tới tòa án liên bang Mỹ với yêu cầu đòi Trung Quốc bồi thường hàng nghìn tỉ USD tổn thất cho Mỹ với lí do rằng Trung Quốc đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch COVID-19 và cảnh báo cộng đồng quốc tế về sự nguy hiểm của virus corona.
Cuối tháng 3 vừa qua, một tập thể các nhà quản lí tài sản và hãng kế toán đã đại diện "tất cả các doanh nghiệp nhỏ" ở California đang chịu tổn thất do COVID-19 đệ đơn kiện Trung Quốc.
Larry Klayman, một luật sư bảo thủ, đang là người đứng đầu một đơn kiện tập thể khác nhằm cáo buộc Trung Quốc gây ra vấn đề y tế nghiêm trọng đối với thế giới.
Tất cả các đơn kiện đều nhằm thẳng vào Trung Quốc và đại dịch COVID-19. Họ hi vọng hệ thống pháp luật Mỹ sẽ giúp khôi phục lại khoản tổn thất lớn về kinh tế sau khi Trung Quốc bồi thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia pháp lí, cơ hội thắng kiện và nhận được bồi thường là rất thấp.
Các đơn kiện đã vấp phải một số trở ngại trong việc đưa Trung Quốc ra tòa án Mỹ. Chimene Keitner, một giáo sư về luật quốc tế tại Đại học California và là cựu nhân viên Dịch vụ Dân sự Bộ Ngoại giao Mỹ, cho biết Đạo luật Miễn trừ đối với Chủ quyền Nước Ngoài (FSIA) năm 1976 sẽ cho phép các các nước được miễn trừ pháp lý trong hầu hết các vụ kiện tại Mỹ, trừ một số trường hợp ngoại lệ hi hữu.
"Luật miễn trừ này là căn bản trong các mối quan hệ đối ngoại," bà Keitner nói.
Bên cạnh đó, bà Keitner cho rằng các điều khoản ngoại lệ mà các đơn kiện đề ra đều không phù hợp. Ví dụ, một số đơn cho rằng chợ hải sản ở Vũ Hán là bằng chứng điển hình cho sự lơ là của Trung Quốc, qua đó dẫn tới sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, để buộc Trung Quốc chịu trách nhiệm cho "hoạt động thương mại" như chợ, chính quyền Trung Quốc phải trực tiếp chỉ đạo hoặc trực tiếp tổ chức các hoạt động tại chợ.
Hoạt động thương mại nói trên cũng phải được thực hiện tại một địa điểm tư nhân trong khi theo Tòa án Tối cao Mỹ, một thực thể như quốc gia sẽ không thể đóng vai trò là "một tổ chức tư nhân" ở trong chợ.
Những điểm hạn chế của đơn kiện
Một luận điểm khác được nêu ra trong các đơn kiện nhắc tới việc Trung Quốc phải có trách nhiệm bắt buộc trong việc đưa ra cảnh báo về virus. Bà Keitner cho biết bà không nghĩ rằng lí lẽ này sẽ được tòa án chấp nhận.
"Trung Quốc không có bất kì nghĩa vụ nào dưới luật pháp Mỹ," bà Keitner nói.
Ngoài ra, hành vi phạm pháp cũng phải xảy ra trên lãnh thổ Mỹ, chứ không chỉ xét tổn thất cuối cùng.
Kent Schmidt, một luật sư California chuyên về các vụ kiện doanh nghiệp và tập thể, nói rằng tòa án liên bang sẽ không cho phép đơn kiện đại diện cho "tất cả các tầng lớp" như những người nộp đơn yêu cầu. Ông cho biết cơ hội được thông qua "là gần như bằng không".
"Khi nguyên đơn muốn đại diện một nhóm người nào đó, họ phải thể hiện rằng nhóm người này có thể xác định được. Vì vậy, không thể đại diện 'tất cả những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19'. Đó là điều bất khả thi."
"Rõ ràng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm vì không kiểm soát được dịch bệnh. Nhưng tòa án Mỹ không có quyền hạn để hỗ trợ tới từng cá nhân bị ảnh hưởng," bà Keitner nói.
Tuy nhiên, luật sư Klayman lại bất đồng với quan điểm này. Ông cho biết ông sẽ kiện dựa trên một điều khoản ngoại lệ đặc biệt. Ngoài ra, ông Klayman tiết lộ "ông có những người nắm giữ thông tin về hành vi của Trung Quốc trong đại dịch" và những người này hiện đang sinh sống ở Israel và Mỹ.
"Người dân Mỹ không phải là những người đáng phải chịu tổn thất. Trung Quốc mới phải thanh toán các tổn thất đó," ông nói.
Luật sư Matthew T. Moore, người đại diện cho đơn kiện tập thể tại Florida, cáo buộc Trung Quốc đã che giấu "sự nguy hiểm thực sự của COVID-19 và khiến virus này lây lan trên khắp thế giới".
"Theo đạo luật FSIA có hiệu lực từ năm 1976, khi một quốc gia nước ngoài có hành vi chống lại nhân loại, hay không cảnh báo về những nguy cơ hiện hữu, đây có thể được coi là một ngoại lệ. Ảnh hưởng trực tiếp của COVID-19 đối với người dân và doanh nghiệp Mỹ là không thể đo đếm. Đây là con đường pháp lý rõ ràng của vụ kiện," ông nói.
Viện nghiên cứu Anh: Cần kiện Trung Quốc 6.500 tỷ USD vì Covid-19
Viện nghiên cứu Henry Jackson Society ở Anh cho rằng các nước G7 có thể kiện Trung Quốc, đòi bồi thường ít nhất 6.500 tỷ USD do để Covid-19 lây lan.
"Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn đầu, dịch bệnh đã không rời khỏi nước này", Viện Henry Jackson Society (HJS) có trụ sở tại London, Anh, viết trong báo cáo "Bồi thường virus corona?" được công bố hôm nay.
Tài liệu cho rằng Trung Quốc đã vi phạm 10 điều luật, trong đó có Quy định Sức khỏe Quốc tế (IHR) vốn được siết chặt sau đại dịch SARS năm 2003. HJS khẳng định nỗ lực che giấu bệnh dịch của Bắc Kinh đã khiến Covid-19 lan khắp thế giới, khiến hơn 1,3 triệu người nhiễm, hơn 74.000 người chết và làm thiệt hại hàng nghìn tỷ USD. Mỹ và châu Âu hiện là điểm nóng khi số ca nhiễm và tử vong tăng nhanh, chưa xác định được đỉnh dịch.
"Nhiều quan chức Trung Quốc, bao gồm phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên đã ủng hộ quan điểm phi lý rằng nCoV được quân đội Mỹ đưa vào Vũ Hán, thay vì bắt nguồn từ chợ hải sản ở thành phố này, nơi động vật hoang dã được mua bán", báo cáo có đoạn viết.
Tình nguyện viên Trung Quốc mặc niệm nạn nhân Covid-19 hôm 4/4. Ảnh: AFP.
Tổ chức này cho rằng Trung Quốc cần bồi thường tối thiểu 6.500 tỷ USD, tương đương số tiền các quốc gia G7 đang bỏ ra để đối phó dịch bệnh và cứu trợ nền kinh tế do người dân phải ở nhà, còn các ngành công nghiệp bị đình trệ.
IHR yêu cầu các nước phải theo dõi và chia sẻ thông tin về khả năng truyền nhiễm và mức độ nghiêm trọng của những mầm bệnh có khả năng lây lan giữa các nước. Viện Henry Jackson Society cáo buộc Trung Quốc đã hành động ngược lại khi che giấu thông tin và trừng phạt những người tìm cách công bố dữ liệu.
Tờ SCMP ở Hong Kong cho biết gần 200 ca nhiễm nCoV đã được ghi nhận trước ngày 27/12/2019, nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ thông báo về dịch bệnh cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau đó 4 ngày và khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy nó lây từ người sang người.
"Những người thổi còi như bác sĩ Lý Văn Lượng đã bị cảnh cáo vì đăng thông tin về dịch bệnh. Nhiều người cho rằng Covid-19 đã lây giữa người với người từ trước thời điểm trên", JHS cho hay, kêu gọi thành lập liên minh khởi kiện vì Bắc Kinh "thường phản ứng hung hăng với các mối đe dọa trên trường quốc tế".
"Biện pháp này sẽ đòi hỏi sự can đảm và đoàn kết toàn cầu. Chính quyền Vũ Hán và Hồ Bắc đã vi phạm IHR trong giai đoạn đầu dịch, trách nhiệm phải thuộc về cấp lãnh đạo cao nhất. Rõ ràng là cách đối phó Covid-19 của chính quyền Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế", báo cáo có đoạn.
Khởi kiện do tranh cãi xung quanh IHR là hành động chưa từng có tiền lệ, nhưng JHS cho rằng đã có những khuôn khổ trong WHO cho phép thực hiện điều này. Viện nghiên cứu Anh cũng đề xuất phương án đưa sự việc ra Tòa Trọng tài Thường trực, Tổ chức Thương mại Thế giới hoặc viện dẫn các quy định trong thỏa thuận đầu tư, thậm chí là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
Matthew Henderson, đồng tác giả báo cáo, cho rằng người dân Trung Quốc cũng là "nạn nhân vô tội" bởi sự thiếu trách nhiệm của chính phủ. "Đây là lỗi của chính quyền Trung Quốc. Họ chưa học được bài học nào từ sau thất bại trong đại dịch SARS. Những lời nói dối và thông tin giả từ đầu dịch Covid-19 đã gây ra nhiều hậu quả chết người", Henderson nói.
Nhóm tác giả soạn báo cáo của JHS cho rằng cách tính giá trị thiệt hại với các nền kinh tế phát triển và xây dựng quy trình tố tụng theo trật tự dựa trên luật pháp có thể giúp các nước "được đền bù sau những thiệt hại do Trung Quốc gây ra".
California: Nghi Phạm Đập Phá 8 Cửa Tiệm Của Người Châu Á Gần Đây Là Một Ông Ba Tàu Quê Việt Tại Milpitas
Sở cảnh sát Milpitas, tiểu bang California vừa cho biết nghi phạm đập phá nhiều cửa tiệm của người châu Á là một người đàn ông gốc Hoa từ Việt,Nam hiện tại ông này vẫn chưa bị bắt.
Chắc quý vị còn nhớ cách đây không lâu một người đàn ông bịt mặt đã đập phá nhiều cửa tiệm của người châu Á tại hai thành phố San Jose và Milpitas, thuộc tiểu bang California. Trong số đó có rất nhiều cơ sở thương mại của người Việt.
TTất cả người Tàu tin theo cộng sản và VC đều là gián điệp ...
chúng gọi là tình báo nhân dân.
THẾ GIỚI BỪNG TỈNH KHI CANADA TIẾT LỘ CHẤN ĐỘNG
HOA KIỀU CÓ THỂ TRỞ THÀNH GIÁN ĐIỆP BẤT CỨ LÚC NÀO
Xem lại bài viết: Nhiều cửa hàng của người gốc Việt tại California bị một người đàn ông bịt mặt đập phá↻ Xem tại đây
Mới đây vào hôm 27 tháng 4, Sở cảnh sát Milpitas cho biết họ đã nhận dạng được nghi phạm này. Theo đó nghi phạm được xác định là ông Trịnh Văn Tài, 42 tuổi là cư dân thành phố Milpitas, tiểu bang California.
Được biết thiệt hại gây ra cho các cơ sở thương mại trên ước tính lên đến hàng chục ngàn USD cho mỗi cơ sở.
Sự việc này đã khiến rất nhiều người Châu Á, nhất là người Việt cho rằng đây là một vụ do thù hằn, phân biệt chủng tộc và kỳ thị người gốc Châu Á. Tuy nhiên hiện tại thì mọi việc đã được sáng tỏ mặc dù cảnh sát vẫn chưa biết được mục đích thật sự phía sau hành động này.
Theo ông Vinh Phạm, chủ sở hửu của 7 Leaves, một trong số những cơ sở thương mại bị đập phá cho hay, ông rất đau lòng về chuyện này và theo ông Vinh thiệt hại ước tính cho cửa tiệm ông là khoảng $10,000.
Hiện tại thì nghi phạm Trịnh Văn Tài vẫn chưa bị bắt, cảnh sát đang tiến hành truy nã người này, bất kỳ ai có thông tin về người này có thể liên lạc với cảnh sát theo số (408) 586-2400 hoặc (408) 277-4401.