Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 8
 Lượt truy cập: 24720801

 
Khoa học kỹ thuật 29.03.2024 01:22
Mỹ tái cắu trúc Mạng lưới Kinh tế Toàn cầu mời VN nhưng Trọng ngăn cản vì sợ xúc phạm TQ- Ong Tàu giết dân Mỹ tiếp theo Corona
07.05.2020 15:39

TTO - Rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc rất có thể là cụm từ khóa then chốt ẩn sau lớp sương mờ từ những màn đấu khẩu ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc quanh trách nhiệm với COVID-19.


Mỹ tái cấu trúc chuỗi cung ứng? - Ảnh 1.

Cọ xát Mỹ - Trung ngày càng quyết liệt, kể cả khi cả thế giới và Mỹ đang gồng mình chống đại dịch COVID-19 - Ảnh: orissapost.com

Theo Hãng tin Reuters, Mỹ đang cố gắng tạo ra một liên minh được gọi là "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế", nhằm thúc đẩy việc rút chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc.

“Chúng tôi đang làm việc cùng những người bạn của chúng tôi ở Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để chia sẻ thông tin và cách xử lý tốt nhất vì chúng tôi bắt đầu thúc đẩy kinh tế toàn cầu tiến lên.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu ngày 29-4.

Nhận diện "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế"

Từ góc độ của Mỹ, đại dịch COVID-19 đã làm bật lên vai trò then chốt của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đối với thuốc generic (biệt dược gốc), chiếm phần lớn các đơn thuốc ở Mỹ.

Nó cũng cho thấy sự thống trị của Trung Quốc đối với các mặt hàng như camera đo thân nhiệt để kiểm tra tình trạng sốt của công nhân, và tầm quan trọng của nó trong việc cung ứng thực phẩm. Mỹ cho rằng COVID-19 là sự kiện khiến nước này phải đẩy nhanh tốc độ rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc.

Trong bản tin đáng chú ý ngày 4-5, Reuters khẳng định chính quyền Tổng thống Donald Trump đang đẩy mạnh sáng kiến rút chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh Washington tính toán việc áp thuế nhập khẩu bổ sung lên hàng Trung Quốc nhằm "trừng phạt Bắc Kinh vì cách xử lý đại dịch".

Nguồn thạo tin về kế hoạch của chính quyền Trump nói với Reuters rằng trong số các phương án trừng phạt Trung Quốc nêu trên, những thảo luận về việc rút chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc đang được ưu tiên, đẩy nhanh và điều bất ngờ ở chỗ đó là một phương án đa phương, được gọi là "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế" (Economic Prosperity Network).

Theo lời một quan chức Mỹ trong bản tin của Reuters, mạng lưới này gồm các công ty và tổ chức xã hội hoạt động dưới một bộ tiêu chuẩn về mọi mặt, từ kinh tế số, năng lượng và hạ tầng cho tới nghiên cứu, xuất nhập khẩu, giáo dục và thương mại tổng thể.

Trên thực tế, "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế" chưa được liên hệ trực tiếp hay chính thức tới các nước cụ thể. Nhưng Reuters đã liên tưởng nó với một phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào ngày 29-4.

US-China Trade War Seen as Boosting Vietnam Growth | Voice of ...

Theo đó, ông Pompeo cho biết chính quyền Mỹ đang hợp tác cùng Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để "đưa nền kinh tế toàn cầu tiến lên" mà giới quan sát xem là hành động tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trung Quốc phản đối QUAD-Plus

QUAD (Bộ tứ kim cương) là cụm từ dùng để chỉ khuôn khổ hợp tác của bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

Tuy nhiên, Thời báo Ấn Độ (Times of India) đã sử dụng cụm từ QUAD Plus cho một bản tin về cuộc họp trực tuyến giữa "Bộ tứ kim cương" với 3 quốc gia khác, gồm Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand.

Đó là một cuộc họp thảo luận xung quanh vấn đề COVID-19 và được gọi là "Hội nghị trực tuyến QUAD-Plus". Bảy nước nêu trên theo đó "được kỳ vọng tiếp tục khuôn khổ họp trực tuyến hằng tuần, bao quát các vấn đề như phát triển vắcxin, thách thức từ việc công dân bị kẹt lại nước sở tại, hỗ trợ các nước có nhu cầu và giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu".

Theo các vấn đề xuất hiện trong nội dung thảo luận của QUAD-Plus, việc "giảm thiểu tác động lên kinh tế toàn cầu" chính là điểm mấu chốt có thể tạo ra sự thay đổi của chuỗi cung ứng cũng như thương mại quốc tế nói chung.

Như vậy, có ba khái niệm chưa được chính thức liên kết với nhau. Đầu tiên là nhóm làm việc 7 nước về COVID-19 gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Việt Nam, Hàn Quốc và New Zealand. Thứ hai là "QUAD Plus" theo cách gọi của Times of India. Và thứ ba là "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế" mà Reuters nhắc tới. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không ngần ngại liên hệ các khái niệm này với nhau và cho đó là một kế hoạch tổng thể của Mỹ.

Website của Đài truyền hình quốc tế Trung Quốc CGTN ngày 4-5 đăng bài xã luận của một chuyên gia người Nga, trong đó khẳng định hóa ra cuộc chiến truyền thông đổ lỗi cho Trung Quốc về COVID-19 chỉ là một phần trong kế hoạch toàn diện "Mạng lưới thịnh vượng kinh tế".

Theo đó, tác giả cáo buộc Mỹ không chỉ đổ lỗi cho Trung Quốc về COVID-19 để né trách nhiệm, mà còn biến COVID-19 thành một cái cớ để thay đổi chuỗi sản xuất theo hướng bất lợi cho Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc cũng cho rằng Mỹ lợi dụng đại dịch COVID-19 để làm một cột mốc thuyết phục "những người bạn" ở các nước còn lại thay đổi sự cung ứng.

QUAD-Plus là gì?

QUAD là cách gọi tắt của Đối thoại an ninh bốn bên, một khuôn khổ đối thoại chiến lược không chính thức giữa bốn nước, gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ. Khuôn khổ đối thoại này được Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đưa ra vào năm 2007. Sự hợp tác của QUAD đặc biệt bao gồm tập trận quân sự chung, và được đa số giới quan sát cho rằng nhằm làm đối trọng với sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Theo Heritage Foundation - một cơ quan nghiên cứu ở Washington, Mỹ, dấu vết của QUAD thực tế xuất hiện từ năm 2004, thời điểm cũng bốn thành viên trên đã thành lập nhóm Nòng cốt khu vực (Regional Core Group), vốn đóng vai trò phản ứng đầu tiên đối với trận sóng thần làm chết khoảng 230.000 người ở Ấn Độ. Nhưng sau khi ông Abe ra sáng kiến về đối thoại QUAD, mô hình này rơi vào quên lãng từ năm 2008 trước lúc quay trở lại trên chính trường quốc tế cuối năm 2017.

Trước đó kể từ năm 2013, Heritage Foundation đã tổ chức các đối thoại thường niên, cũng dùng cụm từ QUAD Plus mà Times of India sử dụng gần đây. Đối thoại của Heritage Foundation gồm quan chức, chuyên gia từ các nước QUAD cộng thêm những đối tác luân phiên bên ngoài. Phần "Plus" này vì vậy từng xuất hiện quan chức và chuyên gia của Philippines, Indonesia, Singapore, Đài Loan, Pháp và Sri Lanka.

California là bang đầu tiên ở Mỹ vay tiền liên bang trợ cấp thất nghiệpCalifornia là bang đầu tiên ở Mỹ vay tiền liên bang trợ cấp thất nghiệp

TTO - Bang California đã vay 348 triệu USD từ chính quyền liên bang để trang trải tiền trợ cấp thất nghiệp cho những người bị mất việc do đại dịch COVID-19.

NHẬT ĐĂNG

Việt - Trung sẽ nới thời gian thông quan 3 cửa khẩu

Tham tán Công sứ Trung Quốc tại Việt Nam cho biết hai bên sẽ kéo dài thời gian làm việc ở Hữu Nghị, Móng Cái và Tân Thanh để thúc đẩy thương mại sau Covid-19.

Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất cơ chế nhằm bảo đảm xuất nhập hàng hoá ở một số cửa khẩu, do vận chuyển qua đường hàng không và đường biển bị ngưng trệ vì Covid-19, bà Doãn Hải Hồng, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, nói trong họp báo trực tuyến sáng 7/5.

Theo đó, cửa khẩu Hữu Nghị sẽ kéo dài thời gian thông quan lên 11 tiếng, cửa khẩu Móng Cái là 12 tiếng và Tân Thanh là 7 tiếng, không nghỉ cuối tuần. Hai bên cũng mở lối đi nhanh cho hàng nông sản ở biên giới, tăng số lượng công nhân bốc dỡ, thực hiện quy trình thông quan nhanh.

Hồi đầu tháng 4, Trung Quốc siết thông quan một số cửa khẩu với Việt Nam nhằm kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài. Khi đó, cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam chỉ thông quan 5 tiếng mỗi ngày và nghỉ các ngày cuối tuần và lễ, Tết. Quy định này khiến hàng nghìn xe hàng của Việt Nam ùn tắc. 

Người nhập cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị ngày 4/2. Ảnh: Giang Huy.

Người nhập cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị ngày 4/2. Ảnh: Giang Huy.

Tham tán Trung Quốc cho hay nước này và Việt Nam đang bước vài giai đoạn mới phòng chống Covid-19. Hai nước tập trung phòng dịch ở vùng biên giới, ngăn các ca nhiễm từ bên ngoài và đảm bảo thương mại ổn định.  Việt - Trung sẽ thành lập cơ chế phối hợp phòng chống dịch trung ương. Sắp tới, Trung Quốc sẽ cung cấp vật tư y tế cho Bộ Công an Việt Nam, quân đội và các địa phương.

Nói đến kinh nghiệm hồi phục kinh tế sau Covid-19, bà Doãn cho biết Trung Quốc tập trung nguồn lực để tạo việc làm mới cho người dân; áp dụng các biện pháp tài chính giúp doanh nghiệp khó khăn và hướng sản phẩm vào thị trường nội địa, khi các thị trường xuất khẩu lớn ngưng nhập.

AbcNews: Khẩn cấp 15,000 hoa quả dương tính SARS doTQ hạ độc -nCoV-2 phong tỏa toàn khu vực Los Angeles & San Diego

Abc News đưa tin ngày 4/5, Các siêu thị lớn tại bang California một số loại hoa quả dương tính với SARS-nCoV-2.

Cảnh sát bang California điều tra có hơn 15,000 hoa quả như Đu đủ, Táo, Nho của tổng cộng 2 siêu thị hoa quả lớn ở Los Angeles và San Diego đã chính thức được các chuyên gia thị trường xét nghiệm bằng bộ kí xét nghiệm chuyên dụng của Mỹ sản xuất.

Ngay lập tức hàng ngàn hoa quả của 2 siêu thị lớn nhất 2 thành phố được thu hồi. Theo c.ả.n.h s.á.t điều tra cho hay những ngày gần đây chúng tôi nhân được những cuộc gọi của người dân khai báo rằng có triệu chứng nôn mửa, đau họng và chóng mặt.

Được các bác sĩ tư vấn một số người dân tại Los Angeles và San Diego khai báo, đã đến hai siêu thị ABC Supermarket và Liberty Public Market mua hoa quả để về phục vụ nhu cầu đời sống gia đình.

Thống đốc Bang California nhận được thông tin từ các lực lượng chức năng của 2 thành phố Los Angeles và San Diego đã chỉ đạo điều tra chất lượng và nguồn cung cấp của các loại hoa quả nói trên.

Nhưng khi cơ quan điều tra xác minh tại các vườn hoa quả của 2 siêu thị nhập vào bằng các bộ kít xét nghiệm thì thấy hoàn toàn bình thường.

Nhưng sự việc đã không ngờ tới bất ngờ Thống đốc Gavin Newsom của bang California cho rằng nếu nguồn gốc không phải thì chính là dụng của chính là các kít xét nghiệm của 2 siêu thị chuyên buôn bán hoa quả này.

Nhận được thông tin thì 450 bộ kít của 2 siêu thị được mang ra xét nghiệm dưới sự giám sát của Thống đốc Gavin Newsom bang California thì chúng cho kết quả dương tính SARS-CoV -2 của 450 bộ kít xét nghiệm này.

Ngay lập tức C.ả.n.h s.á.t Los Angeles và San Diego vào cuộc bắt giữ và điều tra 2 giám đốc điều hành Alex Sivir và Martin Guss. Theo như lời khai của 2 giám đốc đó thì các bộ kít xét nghiệm này được nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 2 tháng trước.

Như vậy đã có kết quả chính xác các bộ kít xét nghiệm chứa virus và vô tình khi dùng các bộ kít xét nghiệm này vào lượng hoa quả thì đã làm hàng loạt hoa quả dương tính với SARS-nCoV-2.

Hiện tại 2 siêu thị trên đang bị phong tỏa và cơ quan chức năng đang kêu gọi người dân để thu hồi hoa quả mua thừ 2 siêu thị này.

Công tác thu hồi hoa quả hiện đang rất khó khăn vì chính người dân thường mua hoa quả xong về để dùng luôn trong ngày.

Đối mặt với nguy cơ lây nhiễm là rất cao. Đây là vụ việc đang làm dậy sóng người dân Mỹ khi cho rằng cần làm rõ vụ việc và động cơ của 2 giám đốc điều hành 2 siêu thị lớn này và có thể đưa ra xử phạt hình sự mặt khác phải phạt thật nặng để răn đe các doanh nghiệp khác.

Mọi người nhớ đừng mua hoa quả bất kì ở đâu nếu chưa có được kiểm định chất lượng và nên chọn chỗ an toàn để mua và sử dụng.

Rút khỏi Trung Quốc, hàng loạt tập đoàn công nghệ chuyển sang Việt Nam

Hai tuần qua, ba trong số 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới công bố hoặc thảo luận kế hoạch rút dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Ngày 22/4, ủy viên thương mại Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan cho biết khối sẽ tìm cách “giảm bớt sự phụ thuộc về thương mại” sau đại dịch. Tuần trước, Nhật Bản công bố quỹ trị giá 2,2 tỷ USD để chào mời các nhà sản xuất nước này chuyển dây chuyền từ Trung Quốc về nước hoặc sang Đông Nam Á. Trước đó, giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ Larry Kudlow đề xuất Washington trả chi phí cho các công ty Mỹ chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về nước.

Một số công ty Mỹ, Nhật Bản và châu Âu đã rục rịch chuyển dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc do chi phí ngày càng tăng và tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Họ đang đứng trước sức ép ngày càng tăng để thúc đẩy chiến lược này, khi Covid-19 làm nổi bật sự phụ thuộc của các nước vào hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là vật tư y tế quan trọng.

Pegatron nhà lắp ráp iPhone đang đa dạng hoá nơi sản xuất. CEO Liao Syh-jang cho hay công ty hy vọng sẽ sản xuất tại Việt Nam trong năm 2021 sau khi thiết lập một nhà máy ở Indonesia hồi năm 2019. Inventec, đối tác lắp ráp chính AirPod, cũng cho biết hôm thứ 3 là đang chuẩn bị xây dựng cơ sở mới ở Việt Nam.

Chuỗi cung ứng của Apple tại Trung Quốc trong tháng 2 bị tê liệt do dịch Covid-19 càn quét trên diện rộng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Xu hướng chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc đang được đẩy nhanh, nhất là các nhà sản xuất quy mô nhỏ.

Các nhà sản xuất thiết bị cho các công ty khác ngoài Apple cũng đang tính chuyện chuyển sản xuất ra nước khác. Foxconn tiên đoán từ trước về khả năng thay đổi trong mô hình sản xuất toàn cầu, đã chi phối ngành thiết bị điện tử trong hơn 30 năm qua. Công ty cũng có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ và Việt Nam.
Rút khỏi Trung Quốc, các tập đoàn công nghệ chuyển sang Việt Nam
Đại gia công nghệ lên kế hoạch sang Việt Nam

Việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch bệnh đã khiến các doanh nghiệp nhận ra sự cấp bách của việc đa dạng hóa danh mục sản xuất, tránh phụ thuộc vào một quốc gia.

“Mọi thứ đang thay đổi theo từng ngày do sự gián đoạn chuỗi cung ứng, vì vậy rất khó để đưa ra bất kỳ bình luận về cung và cầu lúc này”, lãnh đạo một nhà cung cấp cho Apple nói.

Một số công ty đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.

Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái. Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh

Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Mỹ cho thấy lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.

Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam, nhận định, Việt Nam vẫn là một điếm đến đầy hứa hẹn từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bắt đầu. Dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, chủ đầu tư vẫn tự tin tăng giá đất trong quý đầu năm 2020 do đây là xu hướng đầu tư trong dài hạn.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn.

Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.

Theo báo cáo của JLL, miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.

Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0-5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.

Tại khu vực miền Nam, JLL ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý 1 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, TP.HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại.

Đại diện JLL cho rằng, về lâu dài, nhiều doanh nghiệp có khả năng thay đổi kế hoạch sản xuất của họ để đảm bảo tính liên tục của chuỗi cung ứng và giảm thiểu rủi ro của những cú sốc tương tự trong tương lai.

Cùng với các sáng kiến để cải thiện hiệu suất bền vững và hạn chế tác động môi trường từ các hoạt động sản xuất, các nhà bán lẻ có thể lựa chọn sản xuất và mua sản phẩm từ thị trường nội địa. Việt Nam sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

Chuyên gia quốc tế: Việt Nam có nhiều lợi thế thời kỳ hậu Covid-19

< iframe id="twitter-widget-0" scrolling="no" frameborder="0" allowtransparency="true" allowfullscreen="true" class="twitter-share-button twitter-share-button-rendered twitter-tweet-button" title="Twitter Tweet Button" src="https://platform.twitter.com/widgets/tweet_button.c63890edc4243ee77048d507b181eeec.en.html#dnt=false&id=twitter-widget-0&lang=en&original_referer=https%3A%2F%2Fbaoquocte.vn%2Fchuyen-gia-quoc-te-viet-nam-co-nhieu-loi-the-thoi-ky-hau-covid-19-115270.html&size=m&text=Chuy%C3%AAn%20gia%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%3A%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20c%C3%B3%20nhi%E1%BB%81u%20l%E1%BB%A3i%20th%E1%BA%BF%20th%E1%BB%9Di%20k%E1%BB%B3%20h%E1%BA%ADu%20Covid-19&time=1589066586065&type=share&url=https%3A%2F%2Fbaoquocte.vn%2Fchuyen-gia-quoc-te-viet-nam-co-nhieu-loi-the-thoi-ky-hau-covid-19-115270.html" style="box-sizing: border-box; position: static; visibility: visible; width: 60px; height: 20px;">< /iframe>

TGVN. Việt Nam được cho là điểm đến hứa hẹn trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

chuyen gia quoc te viet nam co nhieu loi the thoi ky hau covid 19Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Việt Nam là một hình mẫu về công tác chống dịch Covid-19
chuyen gia quoc te viet nam co nhieu loi the thoi ky hau covid 19Hội Cựu chiến binh Mỹ vì hòa bình ca ngợi Việt Nam kiểm soát thành công đại dịch Covid-19
chuyen gia quoc te viet nam co nhieu loi the thoi ky hau covid 19
Ngư dân ở Đà Nẵng đang trở lại nhịp sống bình thường sau dịch Covid-19. (Ảnh: Kham/Reuters)

Sau khi thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, Việt Nam giờ đã trở thành một nơi an toàn với hoạt động kinh doanh và được cho là điểm đến hứa hẹn trong bối cảnh các nhà đầu tư quốc tế đang tìm cách đa dạng đã dạng hóa chuỗi cung ứng của họ.

Điểm sáng ấn tượng trong con mắt giới đầu tư

Reuters dẫn lời các chuyên gia y tế đánh giá, với số ca mắc Covid-19 tương đối nhỏ, ở mức 288 và không có ca tử vong, quốc gia Đông Nam Á này có lợi thế để khôi phục nền kinh tế sớm hơn các quốc gia khác.

Công ty phát triển liên doanh Kizuna – đơn vị xây dựng các nhà máy đang chuẩn bị đi vào hoạt động tại Việt Nam cho biết: “Nhờ phản ứng nhanh và thành công trong cuộc chiến chống SARS-CoV-2, chúng tôi dự đoán đầu tư nước ngoài sẽ đổ vào Việt Nam sau đại dịch”.

Kizuna hiện đang đẩy nhanh kế hoạch hoàn thiện một nhà máy rộng 100.000 m2 ở khu vực phía Nam Việt Nam để đáp ứng nhu cầu gia tăng sau đại dịch. “Nhà máy này sẽ sẵn sàng đi vào hoạt động vào tháng 7”, công ty nêu rõ.

Các cố vấn hỗ trợ cho những công ty nước ngoài tái di dời chuỗi cung ứng cho rằng, thành công của Việt Nam trong ứng phó đại dịch đã giúp thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

“Cảm nhận của tôi rút ra từ nhiều cuộc thảo luận cho thấy, so với nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam sẽ nổi lên thành điểm sáng ấn tượng hơn cả trong con mắt của các nhà đầu tư”, ông Michael Sieburg – một đối tác của công ty tư vấn YCP Solidiance chuyên sâu về khu vực châu Á nói.

Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cũng cho biết, Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm những cơ sở sản xuất mới.

Xu hướng chuyển đổi đã sẵn sàng. Trước đại dịch, nhiều doanh nghiệp có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đã để mắt đến Việt Nam, khi tìm cách khắc phục chi phí lao động gia tăng và ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung.

Bên cạnh đó, các thỏa thuận thương mại của Việt Nam, chẳng hạn như Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng khuyến khích cơ hội đầu tư.

chuyen gia quoc te viet nam co nhieu loi the thoi ky hau covid 19WB: Chống chịu tốt ở phương diện kinh tế đối ngoại, kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại

Có lợi thế đáng kể về thương mại

Thành công của Việt Nam trong đẩy lùi đại dịch Covid-19 một phần là nhờ chương trình xét nghiệm nhắm mục tiêu và biện pháp kiểm dịch, cách ly hàng chục nghìn người.

Trong một bài viết đăng tải trên tờ The World ngày 7/5, tác giả Patrick Winn cho biết, có nhiều bài học được rút ra từ cuộc chiến Covid-19 tại Việt Nam, trong đó phải kể đến lợi ích của việc hành động nhanh chóng và quyết liệt.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn không tránh khỏi ảnh hưởng về kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Hoạt động kinh doanh bị gián đoạn và nhiều doanh nghiệp không dễ dàng khôi phục hoặc mở rộng một cách nhanh chóng.

“Do vẫn phải thận trọng trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát nên mọi người gặp khó khăn trong việc đi lại, ký kết hợp đồng hoặc thăm cơ sở vật chất”, ông Samuel Pursch – chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam cho biết.

Theo khảo sát của chính phủ, 85,7% trong số 126.565 doanh nghiệp được thăm dò tại Việt Nam cho biết họ đã bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch, trong đó nghiêm trọng nhất là những người làm việc trong lĩnh vực hàng không, du lịch, thực phẩm và giáo dục.

Sau 5 năm tăng trưởng liên tiếp, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã giảm 15,5% trong 4 tháng đầu năm xuống còn 12,3 tỷ USD, theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê (GSO). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng GDP hàng năm ở mức trên 5% trong năm 2020 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái sâu sắc.

Ông Fred Burke, một đối tác quản lý tại công ty luật quốc tế Baker McKenzie nhận định, phản ứng của Việt Nam đối với đại dịch đã giúp trấn an các doanh nghiệp trong nước và điều đó có thể khiến kinh tế phục hồi. “Việt Nam đã tạo ra lợi thế đáng kể về thương mại”, chuyên gia Fred Burke nói.

Ông cho biết thêm: “Thông thường khi đối mặt với một đại dịch như vậy, người nước ngoài sẽ quay trở về quê hương họ ở Bắc Mỹ, ở châu Âu, thậm chí Đông Bắc Á, nhưng với tỷ lệ tử vong do Covid-19 tương đối cao ở những khu vực này, họ sẽ cảm thấy an toàn hơn khi ở đây”.

chuyen gia quoc te viet nam co nhieu loi the thoi ky hau covid 19Phục hồi 'nhanh như kiểm soát Covid-19', kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc?

TGVN. Thời gian qua, truyền thông quốc tế đã dành nhiều lời khen ngợi cho phản ứng chống dịch Covid-19 nhanh và thành công của Việt ...

chuyen gia quoc te viet nam co nhieu loi the thoi ky hau covid 19Nhà ngoại giao Panama: Cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam và những bài học rút ra cho thế giới

TGVN. Trong bài viết dành riêng cho TG&VN, TS. David A. De León Salazar - Đại biện lâm thời Đại sứ quán Panama tại Việt Nam ...

chuyen gia quoc te viet nam co nhieu loi the thoi ky hau covid 19Truyền thông Czech: Hãy lấy cảm hứng từ Việt Nam, nơi đã đánh bại thành công virus corona!

TGVN. Báo Halo Noviny ngày 6/5 dẫn phát biểu của ông Vojtěch Filip, Phó Chủ tịch thứ nhất Hạ viện Czech, Chủ tịch Ủy ban ...

Hồng Anh/VOV.VN



Trump administration pushing to rip global supply chains from China: officials
Humeyra Pamuk, Andrea Shalal, Reuters

WASHINGTON (Reuters) - The Trump administration is “turbocharging” an initiative to remove global industrial supply chains from China as it weighs new tariffs to punish Beijing for its handling of the coronavirus outbreak, according to officials familiar with U.S. planning.

President Donald Trump, who has stepped up recent attacks o­n China ahead of the Nov. 3 U.S. presidential election, has long pledged to bring manufacturing back from overseas.
Now, economic destruction and the U.S. coronavirus death toll are driving a government-wide push to move U.S. production and supply chain dependency away from China, even if it goes to other more friendly nations instead, current and former senior U.S. administration officials said.
“We’ve been working o­n (reducing the reliance of our supply chains in China) over the last few years but we are now turbo-charging that initiative,” Keith Krach, undersecretary for Economic Growth, Energy and the Environment at the State Department told Reuters.
“I think it is essential to understand where the critical areas are and where critical bottlenecks exist,” Krach said, adding that the matter was key to U.S. security and o­ne the government could announce new action o­n soon.
The U.S. Commerce Department, State and other agencies are looking for ways to push companies to move both sourcing and manufacturing out of China. Tax incentives and potential re-shoring subsidies are among measures being considered to spur changes, the current and former officials told Reuters.
“There is a whole of government push o­n this,” said o­ne. Agencies are probing which manufacturing should be deemed “essential” and how to produce these goods outside of China.
Trump’s China policy has been defined by behind-the-scenes tussles between pro-trade advisers and China hawks; now the latter say their time has come.
“This moment is a perfect storm; the pandemic has crystallized all the worries that people have had about doing business with China,” said another senior U.S. official.
“All the money that people think they made by making deals with China before, now they’ve been eclipsed many fold by the economic damage” from the coronavirus, the official said.
ECONOMIC PROSPERITY NETWORK
Trump has said repeatedly that he could put new tariffs o­n top of the up to 25% tax o­n $370 billion in Chinese goods currently in place.
U.S. companies, which pay the tariffs, are already groaning here under the existing o­nes, especially as sales plummet during coronavirus lockdowns.
But that does not mean Trump will balk at new o­nes, officials say. Other ways to punish China may include sanctions o­n officials or companies, and closer relations with Taiwan, the self-governing island China considers a province.
Commerce o­n Monday launched a national security probe that could lead to new U.S. tariffs o­n imports of key components of power transformers, saying it needed assured domestic access to such goods to be able to respond to power disruptions.
Discussions about moving supply chains are concrete, robust, and, unusually for the Trump administration, multi-lateral.
The United States is pushing to create an alliance of “trusted partners” dubbed the “Economic Prosperity Network,” o­ne official said. It would include companies and civil society groups operating under the same set of standards o­n everything from digital business, energy and infrastructure to research, trade, education and commerce, he said.
The U.S. government is working with Australia, India, Japan, New Zealand, South Korea and Vietnam to “move the global economy forward,” Secretary of State Mike Pompeo said April 29.
These discussions include “how we restructure ... supply chains to prevent something like this from ever happening again,” Pompeo said.
Latin America may play a role, too.
Colombian Ambassador Francisco Santos last month said he was in discussions with the White House, National Security Council, Treasury Department and U.S. Chamber of Commerce about a drive to encourage U.S. companies to move some supply chains out of China and bring them closer to home.
China overtook the United States as the world’s top manufacturing country in 2010, and was responsible for 28% of global output in 2018, according to United Nations data.
The pandemic has highlighted China's key role in the supply chain for generic drugs here that account for the majority of prescriptions in the United States. It has also shown China's dominance in goods like here the thermal cameras needed to test workers for fevers, and its importance in food supplies.
HARD SELL FOR COMPANIES
Many U.S. companies have invested heavily in Chinese manufacturing and rely o­n China’s 1.4 billion people for a big chunk of their sales.
“Diversification and some redundancy in supply chains will make sense given the level of risk that the pandemic has uncovered,” said Doug Barry, spokesman for the U.S.-China Business Council. “But we don’t see a wholesale rush for the exits by companies doing business in China.”
White House trade adviser Peter Navarro o­n Monday said Trump had already signed an order that could allow limits o­n imports of components for the U.S. power grid from Russia and China, and would soon issue a separate order that would require federal agencies to purchase U.S.-made medical products.
John Murphy, senior vice president for international policy at the Chamber of Commerce, said that U.S. manufacturers already meet 70% of current pharmaceutical demand.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 698 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 535 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 485 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 179 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 141 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 81 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 79 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 64 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 23 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 9 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.