Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 24868311

 
Văn hóa - Giải trí 25.04.2024 21:06
VN cũng giống Úc ngã theo Mỹ bi TQ tung Covid cực độc lây nhiễm chết người, DB Hạ Viện Mỹ, Có Vấn An Ninh TT Trump bị nhiễm nặng, thủ tướng Phúc kêu gọi toàn dân cánh giác tố Cộng Tàu cứu nước
27.07.2020 09:13

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: " Gián điệp TQ nhập cảnh trái phép bằng đường nào, ai chịu trách nhiệm?" Chủng CoVid 6 cưc độc cực mạnhlây lan gấp 6 lần Covid trên thế giới và đa số nhiễm dễ tử vong. Tại sao Nguyễn Phú Trọng hùa theo Tô Lâm cho TQ thí nghiệm tại ĐN?

Lãnh đạo CS từ HN đồng lõa với tình báo TQ đưa người Tàu mang Virus Covid 2 vào toàn cỏi VN phát tán lây lan khắp nước, Đà Nẵng sau một ngày từ 2 tăng lên 10,000 ca, chết 17 tróng  tuần lễ

TQ tấn công cực độc Covid-19: Thêm 11 ca tại Đà Nẵng, hoãn các giải bóng đá VN

A family have their temperatures taken in Da Nang, Vietnam
Chụp lại hình ảnh,

Công tác kiểm tra sức khỏe, phòng chống Covid-19 tại một khu dân cư ở Đà Nẵng

Việt Nam chính thức đóng cửa thành phố Đà Nẵng đối với các du khách kể từ nửa đêm nay, đêm 27 sang ngày 28/7, sau khi có bốn ca nhiễm mới virus corona trong cộng đồng được xác nhận.

Tính đến nay, Đà Nẵng đang trở thành ổ dịch mới, với thêm 11 trường hợp nhiễm bệnh vừa được công bố trong hôm 27/7.

Đóng cửa 14 ngày

Du khách sẽ không được vào Đà Nẵng trong vòng 14 ngày tới, và có tới 80 ngàn người, đa phần là khách tham quan nội địa, đang được đưa ra khỏi thành phố ven biển ở miền Trung vốn rất nổi tiếng với khách du lịch cả trong nước và quốc tế.

Việt Nam đã là một câu chuyện thành công về phòng chống dịch bệnh, với việc đóng cửa biên giới sớm, áp dụng chính sách cách ly kiểm dịch và truy tìm dấu vết.

Cho đến nay, Việt Nam ghi nhận có 431 trường hợp nhiễm virus corona và không có ca nào tử vong.

Tuy nhiên, sau gần 100 ngày không có ca lây nhiễm nào trong cộng đồng, từ hôm 25/7 tới cuối ngày 26/7 đã có bốn ca nhiễm mới, gồm ba trường hợp ở Đà Nẵng và một ở Quảng Ngãi.

Sang tới ngày 27/7, việc rà soát, xét nghiệm cho kết quả dương tính với 11 ca mới nữa, gồm bảy bệnh nhân và bốn nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng. Toàn bộ 11 trường hợp này đều là cư dân Đà Nẵng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Hai ra lệnh tái áp dụng biện pháp giãn cách xã hội và đóng toàn bộ các dịch vụ không thiết yếu ở Đà Nẵng.

Ông nói cần phản ứng "dứt khoát" nhưng vẫn chưa ra lệnh phong tỏa toàn bộ thành phố.

Lễ hội "Tuyệt vời Đà Nẵng 2020", sự kiện nhằm quảng bá và thúc đẩy du lịch của thành phố, dự kiến diễn ra từ 31/7 đến 5/8, nay sẽ không được tổ chức nữa.

Trong lá thư ngỏ gửi tới các du khách giải thích lý do hủy bỏ sự kiện, Phó chủ tịch UBND Thành phố, Lê Trung Chinh viết: "Chúng tôi thực sự lấy làm tiếc và rất mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ trước những bất tiện do dịch bệnh gây ra."

Chưa rõ mối liên hệ giữa bốn ca nhiễm mới

Ca nhiễm mới đầu tiên, BN416 bắt đầu có triệu chứng từ hôm 20/7.

Hơn 100 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được làm xét nghiệm, tất cả đều có kết quả âm tính.

Tuy nhiên, trong dịp cuối tuần qua, đã có thêm ba ca mới được ghi nhận, trong đó có một thanh niên 17 tuổi đi đi về về bằng giao thông công cộng từ Quảng Ngãi tới Bệnh viện C ở Đà Nẵng để chăm sóc người thân.

Hiện chưa rõ bốn người này bị lây nhiễm từ nguồn nào, hay liệu việc họ lây bệnh có liên hệ gì với nhau không. Sự chưa rõ ràng về nguồn gốc lây bệnh khiến người ta lo sợ rằng rất có thể sẽ có một đợt bùng phát mới diện rộng tại Đà Nẵng.

Family o­n a motorbike in Hanoi, Vietnam
Chụp lại hình ảnh,

Người dân Hà Nội được yêu cầu đeo khẩu trang trở lại sau nhiều tháng không cần đeo

Bệnh viện C Đà Nẵng hiện đóng cửa để lo xử lý dịch bệnh.

Đại dịch khiến việc ra nước ngoài là bất khả thi, khiến nhiều người chọn Đà Nẵng làm địa chỉ đi nghỉ trong thời gian qua.

Giới chức nói có khoảng 80 ngàn du khách trong nước đang có mặt tại thành phố, cho nên cần có các chuyến bay tăng cường để đưa họ về nhà. Mọi người có thể sẽ được yêu cầu phải cách ly khi về nhà, truyền thông Việt Nam nói.

Tăng cường phòng chống trên toàn quốc

Các bệnh viện trên toàn quốc đã tăng cường các biện pháp phòng ngừa, còn tại Hà Nội, mọi người bắt đầu được thúc giục đeo khẩu trang trở lại khi ra nơi công cộng.

Các trận bóng đá hôm Chủ Nhật cũng đã được hoãn lại, và giải V-League cùng các giải bóng đá khác nay lần thứ hai tạm dừng vô thời hạn.

Các quan chức thể thao nói việc tổ chức thi đấu trở lại sẽ chỉ diễn ra sau khi tình hình dịch bệnh đã kiểm soát được, với sự cho phép của các cơ quan chức năng.

Vụ đưa gián điệp Trung Quốc nhập cảnh trái phép: Án tối đa 15 năm VN không dám tử hìnhVụ đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép: Án tối đa 15 năm

(PLO)- Những người đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng có thể chịu mức án cao nhất là 15 năm tù.

Ngày 22-7, PV PLO có mặt tại căn nhà số 39 Dương Tử Giang (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng). Đây là địa điểm Công an TP Đà Nẵng phát hiện bốn người Trung Quốc (TQ) nhập cảnh trái phép vào ngày 11-7.

Theo quan sát, đây là căn nhà ba tầng, đang khóa cửa. Bên ngoài không hề có bảng hiệu hay bất kỳ thông tin nào thể hiện là cơ sở lưu trú. PV đã gọi cửa nhưng không có ai trả lời.

Vụ đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép: Án tối đa 15 năm  - ảnh 1
Căn nhà ba tầng tại 39 Dương Tử Giang. Ảnh: TẤN VIỆT

Cùng ngày, PV cũng đến khách sạn East Sea (55-57 Loseby, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà), nơi phát hiện 27 người TQ nhập cảnh trái phép vào ngày 16-7. Bên trong khách sạn này không hề có ai tiếp đón, nhiều vật dụng nằm ngổn ngang. PV đã nhiều lần gọi điện vào số điện thoại bàn của khách sạn East Sea nhưng không kết nối được. Qua một số điện thoại khác, một người đàn ông tự xưng là từng làm tại khách sạn này, cho hay cả khách sạn đã được cho người TQ thuê.

Theo người này, khách sạn East Sea đã cho người TQ thuê để kinh doanh ngay trước dịch COVID-19. Đến khi xảy ra dịch COVID-19, mọi hoạt động kinh doanh tại đây phải tạm dừng.

Vụ đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép: Án tối đa 15 năm  - ảnh 2
Khách sạn East Sea, nơi phát hiện 27 người TQ nhập cảnh trái phép. Ảnh: TẤN VIỆT 

Liên quan vụ việc này, PLO đã có cuộc trao đổi với Luật sư (LS) Nguyễn Văn Tứ, Đoàn LS TP Đà Nẵng.

LS Tứ cho hay Điều 348 Bộ luật hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định người nào vì vụ lợi mà tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép thì bị phạt tù từ 1-5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 5-10 năm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội hai lần trở lên; đối với từ năm người đến 10 người; có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng; tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tù từ 7-15 năm: Đối với 11 người trở lên; thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; làm chết người.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến 5 năm.

“Việc khởi tố vụ án để điều tra liên quan đến hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép của Công an TP Đà Nẵng là cần thiết để xác định cá nhân, tổ chức nào đứng sau tổ chức cho nhóm người TQ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Qua đó, cơ quan tố tụng có biện pháp xử lý hình sự để răn đe, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 đang bùng phát và mở rộng tại TQ thì khả năng làm lây lan dịch bệnh cho công dân Việt Nam của nhóm người TQ này là cực kỳ nguy hiểm”, LS Tứ nói.

Như PLO đã thông tin, Công an TP Đà Nẵng đã khởi tố vụ án Tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép theo Điều 348 Bộ luật Hình sự và tiến hành điều tra theo luật định.

Bệnh viện 199 - Bộ Công an tại Đà Nẵng cũng đang cách ly năm người TQ nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng. Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy năm người này âm tính với virus SARS-CoV-2.tung đợt 2 Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien mắc Covid-19

President Donald Trump listens to his newly announced White House national security adviser Robert O'Brien
Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Trump chọn ông O'Brien làm cố vấn an ninh quốc gia hồi tháng Chín năm ngoái

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, Robert O'Brien, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona, Tòa Bạch Ốc xác nhận.

Ông O'Brien, 54 tuổi, đã tự cách ly và làm việc từ nhà.

Ông có các triệu chứng nhẹ và không có nguy cơ làm lây bệnh sang cho ông Trump hoặc cho Phó Tổng thống Mike Pence, theo nội dung một tuyên bố.

Ông O'Brien là quan chức cao cấp nhất trong chính quyền ông Trump có kết quả dương tính, tính đến nay.

Hiện chưa rõ lần cuối ông gặp Tổng thống Trump là khi nào, nhưng họ có vẻ như đã đi cùng nhau hồi hai tuần trước, trong một chuyến đi tới Miami.

Tuyên bố của Tòa Bạch Ốc viết: "Ông có các triệu chứng nhẹ và đã tự cách ly, làm việc ở nhà tại một địa điểm an toàn. Không có nguy cơ làm lây nhiễm ra tổng thống hoặc phó tổng thống. Công việc của Hội đồng An ninh Quốc gia tiếp tục diễn ra, không bị gián đoạn."

Một nguồn nói với hãng tin Bloomberg rằng ông O'Brien đã ra khỏi văn phòng một tuần, và ông cố vấn lây nhiễm virus sau một sự kiện của gia đình.

Tất cả những ai gần cận với tổng thống đều được xét nghiệm thường xuyên đối với bệnh Covid-19.

Một số người ở trong và liên quan tới chính phủ đã có kết quả xét nghiệm dương tính, trong đó có một thành viên quân sự làm công tác phục vụ hậu cần của Tòa Bạch Ốc, thư ký báo chí của ông Pence là Katie Miller, và một thủy quân lục chiến thuộc đội lái trực thăng.

Dân biểu Cộng hoà Louie Gohmert vào thứ Tư cho biết sẽ uống thuốc chống sốt rét  sau khi xét nghiệm dương tính với COVID 19, bất chấp cảnh báo từ  giới chuyên viên y tế không nên dùng điều trị virus corona. 

“Bác sĩ của tôi và tôi đều hoàn toàn ủng hộ,” Gohmert nói về thuốc hydroxychloroquine trong buổi phỏng vấn trên Fox News vào tối thứ Tư. 

“Trước khi đến đây, tôi nhận được tin nhắn từ một người bạn làm bác sĩ, ông ấy cũng vừa phát giác ra mình nhiễm bệnh, và ông ấy cũng bắt đầu chế độ điều trị, kẽm và hydroxychloroquine, và đã bắt đầu được 1 hoặc hai ngày, vì vậy, cám ơn,” Dân biểu nói thêm.

Gohmert thường xuyên phản đối mang mặt nạ ở điện Capitol. 

Tổng thống Donald Trump đánh bóng  hydroxychloroquine là thuốc điều trị virus corona, và mới đây đăng lại đoạn băng bị các mạng xã hội xoá vì trong đó chứa đựng những thông tin sai trái về đại dịch. 

Đoạn băng cho thấy một nhóm trong áo choàng trắng đang tổ chức một buổi họp báo trước Tối cao Pháp viện ở Washington D.C. Nhóm này tự nhận là “Bác sĩ Tuyến đầu của Mỹ,” và bác sĩ Stella Immanuel tuyên bố “Quý vị không cần phải mang mặt nạ” để ngăn chặn lây lan COVID 19. Bà ta cũng cho rằng, những nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc sốt rét hydroxychloroquine điều trị COVID 19 không hiệu quả đều là “khoa học giả tạo” do “các công ty dược phẩm giả tạo” tài trợ. 

Tiến sĩ Anthony Fauci – chuyên viên hàng đầu quốc gia về bệnh truyền nhiễm, khoa học gia trong lực lượng ứng phó virus corona của Toà Bạch Ốc – một lần nữa nhắc nhở, thuốc chống sốt rét không hiệu quả trong điều trị COVID 19. “Chứng cớ khoa học từ trước đến nay đều cho thấy hydroxychloroquine không hiệu quả trong điều trị virus corona,” ông Fauci cho hay trên MSNBC vào thứ Tư. 

Ông Trump vào thứ Tư bênh vực việc đăng lại đoạn băng, và vẫn tiếp tục ca ngợi bác sĩ Stella Immanuel. 

“Tôi lấy làm ấn tượng với cô ta, và các bác sĩ khác đựng cạnh cô ấy. Tôi nghĩ cô ấy có lý, nhưng tôi không biết gì về chuyện này,” ông Trump nói về bà Immanuel. “Với hydroxyl, tất cả tôi muốn là cứu mạng sống. Tất cả tôi muốn làm là cứu mạng sống,” Tổng thống nói thêm. 

Bà Immanuel được cho là một bác sĩ hoang tưởng ở Texas. Người phụ nữ này trong các bài thuyết giảng và trên YouTube cho rằng, những vấn đề phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u nang và vô sinh xảy ra là do người phụ nữ quan hệ tình dục với quỷ dữ và phù thuỷ trong giấc mơ của họ. 

Hay vào năm 2015, nữ bác sĩ cho rằng, DNA của người ngoài hành tinh được sử dụng trong chữa trị y khoa. Immanuel cũng bảo, chính phủ do “bò sát” điều hành chứ không phải do con người. Trong một bài thuyết giảng khác cũng vào năm 2015, bà ta tuyên bố, các nhà nghiên cứu hiện đang nghiên cứu thuốc chủng ngừa nhằm ngăn chặn người ta theo tôn giáo. 

Hương Giang (Theo The Hill) 

Robert O'Brien là ai?

Được đào tạo để trở thành luật sư, ông có bề dày trong sự nghiệp ngoại giao, làm việc dưới cả chính quyền Cộng hòa lẫn Dân chủ.

Ông được chọn thay cho ông John Bolton vào chức cố vấn an ninh quốc gia từ tháng Chín năm ngoái, sau khi ông Bolton bất hòa trầm trọng với Tổng thống Trump.

Ông O'Brien có các quan điểm giống với Tổng thống Trump trong một số vấn đề, như chỉ trích Liên Hiệp Quốc và phản đối thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Ông O'Brien trong tháng này đã tới Paris để thảo luận về các chính sách ngoại giao với những người tương nhiệm ở châu Âu, và đã có bài phát biểu tại Arizona hồi tháng Sáu trong đó ông so sánh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin.

Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị Mỹ tịch thu tài sản ở nước ngoài

TPO - Nếu Mỹ tiến đến chiến tranh tài chính với Trung Quốc, Washington có thể không chỉ trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc mà còn tịch thu cả tài sản của họ ở nước ngoài, một cố vấn nổi tiếng của Bắc Kinh vừa cảnh báo.

Ông Yu Yongding từng là thành viên Uỷ ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
Ông Yu Yongding từng là thành viên Uỷ ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)
Ông Yu Yongding, chuyên gia cấp cao tại Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (cơ quan tư vấn chính sách của chính phủ), nói tại một diễn đàn do báo The Beijing News tổ chức, rằng một khả năng có thể xảy ra là Mỹ sẽ trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc như từng làm hồi năm 2012 với ngân hàng Kunlun – định chế đứng sau là tập đoàn dầu khí nhà nước, vì đã giao dịch tài chính với Iran. 
Cấm các ngân hàng Trung Quốc giao dịch với hệ thống tài chính của Mỹ chỉ là một trong nhiều cách Mỹ có thể làm với Trung Quốc trên mặt trận tài chính, ông Yu nói. Nhà nghiên cứu này từng là cố vấn cho ngân hàng trung ương Trung Quốc. 
“Các biện pháp trừng phạt tài chính có thể được áp dụng bằng nhiều dạng, nhằm vào các ngân hàng hay ngành công nghiệp nhất định”, ông Yu nói. Ông cho rằng Mỹ có thể tịch thu các tài sản của Trung Quốc ở nước ngoài nếu mâu thuẫn nổ ra. “Không thể loại trừ khả năng đó”, ông Yu nói. 
“Rất khó để chúng ta dự đoán điều gì sẽ diễn ra tiếp theo”, ông Yu nói. 
Cảnh báo của chuyên gia này phản ánh mối lo ngại gia tăng của các nhà nghiên cứu và quan chức Trung Quốc về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tài chính thực sự với Mỹ. Nhiều người nói rằng phía Mỹ có lợi thế rõ ràng nhờ vai trò thống trị khi đồng đô la Mỹ được dùng trong đầu tư và thanh toán xuyên biên giới. 
Nguy cơ các ngân hàng Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt đang treo trước mắt, sau khi chính quyền Mỹ trừng phạt 11 quan chức Hong Kong và đại lục, trong đó có cả Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam vì cáo buộc làm suy yếu quyền tự trị của thành phố. 
Các định chế tài chính có giao dịch với những cá nhân này đang đứng trước nguy cơ bị Bắc Kinh coi là vi phạm trừng phạt. Bloomberg hôm qua đưa tin rằng ngay cả những ngân hàng nhà nước của Trung Quốc có chi nhánh ở Hong Kong đã bắt đầu đánh giá lại quan hệ của họ với những cá nhân bị Mỹ trừng phạt nhằm quản lý rủi ro. 
Ông Yu nói rằng Trung Quốc đối diện với “hàng loạt mối đe doạ từ Mỹ” trong vấn đề hạn chế tài chính. 
Trong trường hợp của Kunlun, ngân hàng này bị Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt vì hỗ trợ thanh toán cho việc vận chuyển dầu từ Iran. Kunlun bị loại khỏi hệ thống thanh toán đô la Mỹ, khiến hoạt động kinh doanh xuyên biên giới bị bóp nghẹt. 
“Những biện pháp trừng phạt như vậy từng được áp dụng. Mỹ có thể tiếp tục sử dụng trong tương lai. Chúng ta phải hết sức cẩn thận”, ông Yu nói. 
Chuyên gia này cho rằng Washington có thể ép các ngân hàng Trung Quốc bằng cách phạt những khoản tiền lớn để buộc họ phải thực hiện yêu cầu của Mỹ. 
Dù Ngân hàng trung ương Trung Quốc chưa lên tiếng về vấn đề này, cuộc tranh luận đang nóng lên giữa các nhà kinh tế và chuyên gia phân tích ở Trung Quốc. Họ dự đoán về khả năng Mỹ có thể sử dụng Hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng quốc tế (Chips) và Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (Swift) để loại Trung Quốc khỏi hệ thống thanh toán bằng đồng đô la Mỹ. 
Ông Yu nói rằng Bắc Kinh có ít lựa chọn và cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nhưng chuyên gia này nói rằng Washington chưa sẵn sàng làm quyết liệt như vậy. 
Theo nhà nghiên cứu này, chiến lược “lưu thông kép” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trong đó tập trung vào thị trường nội địa để giảm bớt tác động từ môi trường thù địch bên ngoài, là lựa chọn đúng đắn khi đứng trước nguy cơ bị trừng phạt và phải tách khỏi Mỹ về tài chính. 
“Từ quan điểm lâu dài, sự điều chỉnh đó sẽ tăng cường an ninh tài chính cho Trung Quốc và giả thiểu thiệt hại nếu có chiến tranh tài chính với Mỹ”, ông Yu nói. 

Theo Bloomberg

VN: Tổ quốc lâm nguy TQ tấn công đợt 2: Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng từ chiều 27/7

Thủ tướng Việt Nam nói “bình tĩnh không hoang mang”.
Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng từ chiều ngày 27/7

Sau khi có thêm 4 ca nhiễm trong cộng đồng, Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội TP Đà Nẵng.

Tại cuộc họp sáng 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Đà Nẵng thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị 16. Ông cho rằng diễn biến những ngày qua cho thấy chủng virus mới xâm nhập cơ thể rất mạnh, các bệnh nhân phải thở máy ngay khi phát hiện.

"Chúng ta phải có thái độ dứt khoát, nếu không sẽ thất bại trong đợt chống dịch này", Thủ tướng nói và yêu cầu chính quyền Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố từ chiều 27/7, áp dụng theo chỉ thị 16.

"Những dịch vụ không thiết yếu phải dừng lại. Chúng ta chưa dùng từ phong toả thành phố Đà Nẵng, nhưng phải có cấp độ cách ly xã hội", Thủ tướng nêu rõ.

Báo VnExpress trích lời Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ nói, tình hình dịch bệnh của thành phố đang rất phức tạp; hiện có 12 ca nghi nhiễm và thời gian tới, qua sàng lọc có thể phát hiện thêm ca nhiễm bệnh. Tại bệnh viện có tình trạng lây nhiễm cho đội ngũ bác sĩ; chưa tìm được mối liên hệ nào giữa ba ca bệnh.

Tính đến sáng ngày 27/7, Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới nào sau khi phát hiện 4 ca nhiễm trong các ngày gần đây. Trong đó có thêm 3 ca ở Đà Nẵng và 1 ca ở Quảng Ngãi. Hiện có gần 12.000 người cách ly chống dịch.

Vì sao các ca nhiễm mới chuyển biến nặng?

Theo báo cáo của Tiểu ban điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, tình trạng của bệnh nhân 416 và 418 đều chuyển biến nặng.

Cụ thể, bệnh nhân 416, 57 tuổi, có tiền sử u nang trung thất (khối u trong lồng ngực) đã phẫu thuật cách đây hai năm. Người đàn ông này khởi phát bệnh từ ngày 17/7 với biểu hiện ho, sốt. Đến ngày 20/7, bệnh nhân khám tại Bệnh viện C Đà Nẵng với triệu chứng sốt nhẹ, chụp X-quang có tổn thương phổi dạng viêm.

Ngày 23/7, bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đà Nẵng sau kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2. Chỉ 2 ngày sau khi nhập viện, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đã nghiêm trọng.

Theo đánh giá của Tiểu ban Điều trị chiều 25/7, bệnh nhân suy hô hấp, đầu chi tím nhẹ, có biến chứng nặng của hội chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS). Bệnh nhân được chỉ định ECMO ngay trong đêm 24/7.

Các bác sĩ tiên lượng các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng phải thở máy và lọc máu liên tục, dùng ECMO trong thời gian dài.

Đây là bệnh nhân Covid-19 thứ 3 tại Việt Nam phải can thiệp ECMO, sau BN19 và 91.

Xe chuyên dụng khử khuẩn hóa chất tiến hành phun khu vực trước cổng Bệnh viện Đà Nẵng.
Chụp lại hình ảnh,

Xe chuyên dụng khử khuẩn hóa chất tiến hành phun khu vực trước cổng Bệnh viện Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, bệnh nhân 418, 61 tuổi, cũng có nhiều bệnh nền, hiện có biến chứng suy hô hấp, suy tim cấp tổn thương thận và đang phải thở máy.

Báo cáo của Tiểu ban Điều trị cũng cho biết bệnh nhân 418 có tiền sử đái tháo đường type II, tăng huyết áp. Người đàn ông này khởi phát bệnh từ ngày 11/7. Sau 7 ngày không đỡ mệt, ho khạc đờm trắng, khó thở, bệnh nhân mới nhập viện.

Báo Tuổi Trẻ cũng trích lời các bác sĩ đánh giá rằng các chức năng trong phạm vi kiểm soát nhưng tiên lượng nặng, khả năng phải thở máy và lọc máu liên tục trong thời gian dài.

Vì sao ào ạt đưa người ra khỏi Đà Nẵng?

Thống kê lượng khách đặt chỗ qua các hãng bay từ 27 đến 31/7, Cục Hàng không Việt Nam ước tính 80.000 người đang kẹt ở Đà Nẵng.

Báo VnExpress ghi nhận trong ngày 26/7, Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép cho các hãng Vietjet Air, Bamboo Airways, Jetstar Pacific tăng thêm 17 chuyến bay khứ hồi đến Đà Nẵng để giải tỏa khách. Vietnam Airlines đổi máy bay lớn hơn để chở nhiều khách hơn.

Để giải tỏa lượng lớn hành khách, ngày 26/7 Cục đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho phép duy trì các chuyến bay bình thường từ thành phố này đến các địa phương trong tối thiểu 4 ngày tới (27-31/7).

Cục trưởng Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng nhận định, khách bị kẹt lại Đà Nẵng có thể hết tiền, thiếu chỗ ở, nếu không giải tỏa nhanh sẽ phát sinh thêm khó khăn.

Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết cục đã lên phương án lập cầu hàng không, yêu cầu các hãng tăng chuyến bay tối đa đến Đà Nẵng trong khả năng có thể, kể cả bay đêm để giải tỏa khách từ Đà Nẵng.

Tuy nhiên, nhiều người ái ngại việc đưa người ra khỏi Đà Nẵng gấp rút có thể gây nguy cơ lây nhiễm trên toàn quốc.

Trên trang cá nhân của mình, người dùng Trần Thu Nam đặt câu hỏi: "Khoảng 80.000 người tháo chạy khỏi Đà Nẵng mà không có xét nghiệm. Có thể, trong số này có người đã bị nhiễm Covid thì nguy cơ cách ly toàn xã hội có thể lại được áp dụng."

Nhiều người lo ngại việc đưa người rời khỏi Đà Nẵng mà không xét nghiệm tăng nguy cơ dịch bệnh.
Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người lo ngại việc đưa người rời khỏi Đà Nẵng mà không xét nghiệm tăng nguy cơ dịch bệnh.

Cụ thể, có người cho rằng dù chính quyền Đà Nẵng và Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 đã có nhiều đối sách nhanh chống như khoanh vùng, dập dịch và kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, yêu cầu người dân từ Đà Nẵng về khai báo y tế nhưng "khai báo chỉ mang tính hình thức. Cần xét nghiệm nhanh mới an toàn hơn".

Đáng chú ý, bệnh nhân 420, 71 tuổi ở Đà Nẵng từng vào TP HCM thăm con gái trong thời gian từ 21/6 đến 8/7 tại Chung cư Lạc Long Quân (phường 5, quận 11). Ngày 12/7, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và đau ngực. Đến ngày 21/7, bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh Bệnh viện C Đà Nẵng và nhập viện này vào 22/7.

Ngày 25/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng đã phối hợp với Bệnh viện C Đà Nẵng tiến hành giám sát và lấy mẫu xét nghiệm.

Truyền thông Việt Nam cho biết từ 13h ngày 26/7, Đà Nẵng sẽ chính thức thi hành việc giãn cách xã hội, theo Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong diễn biến khác, rạng sáng 27/7, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 1, Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (Cục CSGT) thực hiện tuần tra kiểm soát trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Theo đó, Công an bắt giữ 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Họ đến từ tỉnh Quý Châu, vượt biên gần 4 giờ bằng thuyền sang Lào Cai.

Lập tám đoàn kiểm tra phòng dịch trên các tuyến biên giới.
Chụp lại hình ảnh,

Lập tám đoàn kiểm tra phòng dịch trên các tuyến biên giới.

Trước đó, việc liên tiếp xuất hiện hàng loạt các trường hợp nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng, Quảng Nam và An Giang đang dấy lên lo ngại công cuộc "chống dịch như chống giặc" ở Việt Nam sẽ bị đổ vỡ. Chiều 26/7, Công an Đà Nẵng cho biết đã cùng Công an Quảng Nam bắt 1 người Trung Quốc trong đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Đà Nẵng, Quảng Nam.

Báo điện tử Zing đưa tin, tại cuộc họp ngày 25/7, khi đề cập đến việc quản lý xuất nhập cảnh, trung tướng Nguyễn Văn Sơn - thứ trưởng Bộ Công an, cho rằng nếu căn cứ vào 3 vụ việc mà Công an Đà Nẵng, Công an Quảng Nam phát hiện, xử lý thì thấy tình hình quản lý nhập cảnh còn lỏng lẻo. Ông nói thêm, nguồn lây nhiễm đối với bệnh nhân dương tính Covid-19 ở Đà Nẵng tuy chưa xác định được nhưng khoảng trống về quản lý người nhập cảnh trái phép là điều cần nhìn nhận nghiêm túc và xử lý dứt điểm.

Covid-19: TQ tấn công quê hương Thủ tướng Phúc nói không để Đà Nẵng “vỡ trận”

Thủ tướng Việt Nam nói “bình tĩnh không hoang mang”.
Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Việt Nam nói “bình tĩnh không hoang mang”.

Thủ tướng Việt Nam nói “có một bộ phận chủ quan, lơ là” không thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch.

Ông Nguyễn Xuân Phúc được dẫn lời phát biểu trong một phiên họp của Chính phủ ngày 25/07 sau khi giới chức y tế cùng ngày xác nhận một ca nhiễm Covid-19 tại Thành phố Đà Nẵng.

Bệnh nhân 57 tuổi, hiện đang được cấp cứu, có xét nghiệm dương tính ít nhất 5 lần tại những bệnh viện khác nhau, kể cả Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

Ca nhiễm này chấm dứt 99 ngày không ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng trên toàn quốc.

Thông tin từ Tiểu ban Điều trị ngày 25/07 cho biết bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 416 tại Đà nẵng ''diễn biến nặng'', phải can thiệp ECMO và ngành y tế huy động mọi nguồn lực cứu chữa bệnh nhân này.

Thành phố Đà Nẵng cũng vừa được yêu cầu tiến hành xét nghiệm diện rộng sau ca nhiễm mới này.

Trong khi ông Phúc đánh giá cao cố gắng trong thời gian qua của các ngành trong nỗ lực phòng chống dịch Cocid-19, ông cũng nói rằng "có một bộ phận chủ quan, lơ là, không thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế".

"Với Đà Nẵng, tiếp tục điều tra, truy vết và thực hiện cách ly tập trung đối với những trường hợp F1 một cách an toàn; chỉ đạo, khoanh vùng, dập dịch, không để vỡ trận."

"Các biện pháp mạnh như áp dụng công nghệ, biện pháp trực tiếp như đi từng ngõ, gõ từng nhà, truy vết tìm F0 tiếp tục được tổ chức quyết liệt, không thể chủ quan," ông Phúc nói thêm.

Cuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc Giang
Chụp lại hình ảnh,

Cuộc sống ở Việt Nam đang trở lại bình thường, ảnh ngày 9/6, tỉnh Bắc Giang

Thủ tướng Việt Nam cũng đã yêu cầu kiểm tra biên giới, cửa khẩu một cách chặt chẽ, ngăn chặn nhập cảnh trái phép và yêu cầu Bộ Công an khởi tố điều tra đường dây đưa người bất hợp pháp.

Công an Đà Nẵng đã khởi tố vụ án "tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép" và bắt giữ ít nhất ba người.

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 25/07 xác nhận ca nhiễm cộng đồng 416 tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25/7 về phòng chống COVID-19
Chụp lại hình ảnh,

Quyền Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long ngày 25/07 xác nhận ca nhiễm cộng đồng 416 tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 25/7 về phòng chống COVID-19

Tin cho hay nhà chức trách Thành phố Đà Nẵng đang tiến hành quá trình tổng kiểm tra người nước ngoài tại Đà Nẵng và "tập trung vào người Trung Quốc" cư trú trên địa bàn.

Các trường hợp nhập cảnh trái phép sẽ bị coi như trường hợp nghi nhiễm và áp dụng cách ly y tế theo quy định.

Báo Tuổi Trẻ ngày 25/07 đưa tin "lại phát hiện nhiều người Trung Quốc nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng" trong đó có 9 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép (2 người đang cách ly tại bệnh viện và 7 người được đưa đi cách ly tập trung), ngoài ra có 14 trường hợp ''chưa khai báo tạm trú".

Công an TP Đà Nẵng cho biết ngày 11/07 đã phát hiện 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép và ngày 16/7 phát hiện 27 người Trung Quốc nhập cảnh lậu.

An ninh Sân bay Nội Bài ngày 23/07 phát hiện 2 hành khách Trung Quốc dùng ''giấy tờ giả'' định bay từ Hà Nội vào Tp HCM sau khi nhập cảnh "qua đường tiểu ngạch" từ Trung Quốc vào Việt Nam tại cửa khẩu Hà Giang.

Trong khi có lời kêu gọi "bình tĩnh không hoang mang" từ Thủ tướng Việt Nam, tỉnh Bắc Giang đã khuyến cáo cán bộ, công chức, viên chức và người dân tạm dừng đến Đà Nẵng trong thời gian này.

Văn bản chính quyền tỉnh ngày 25/7 nói "Những người từ Đà Nẵng về địa phương từ ngày 18/7 trở lại phải khai báo y tế và tự cách ly, theo dõi sức khỏe 14 ngày tại nhà".

Quảng Ninh khởi tố nhóm 'giúp nhập cảnh trái phép'

Trong diễn tiến liên quan, ngày 25/7, công an Quảng Ninh cho hay đã khởi tố, bắt tạm giam 6 đối tượng ở TP. Móng Cái để điều tra về hành vi "Tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép".

Họ bị cáo buộc đã nhận đưa người từ Đông Hưng (Trung Quốc) nhập cảnh trái phép bằng bè xốp vượt sông biên giới mốc 1355, sau đó dùng xe máy đưa về trung tâm thành phố và nội địa của Việt Nam.

Ngày 10/6, họ đón 4 người Trung Quốc, khi đang di chuyển thì bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.

Đà Nẵng: Khoảng 10 nghìn người là F1, F2 của 3 ca mắc Covid-19

Dân trí

 Theo Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, hiện số người là F1,F2 tiếp xúc 3 ca mắc Covid-19 tại Đà Nẵng là rất lớn, với khoảng hơn 10 nghìn người. Trong khi đó, số mẫu lấy xét nghiệm mới được 3000 người.

Nhiều nguồn lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng

Tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra sáng 27/7, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay, 3 ca bệnh ở Đà Nẵng gồm 416, 418 và 420 đều chưa truy xuất được nguồn gốc lây nhiễm, các ca này đều có sự độc lập tương đối. Qua kiểm tra chưa thấy có điểm chung giữa 3 ca bệnh.

"Chính vì vậy, có sự lo lắng là nguồn lây bệnh trong cộng đồng có nhiều nguồn khác nhau. Như vậy, có khả năng trong cộng đồng còn nhiều người nhiễm bệnh, mang mầm bệnh mà chúng ta chưa phát hiện"- ông Thơ nhận định.

Theo ông Thơ, Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách xã hội và lúc này cần thiết nâng cấp độ lên thành cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Theo đó, người dân chỉ được phép đi ra khỏi nhà để mua các nhu yếu phẩm cần thiết, lương thực, thực phẩm, thuốc men; không được tụ tập ở cộng đồng quá 2 người.

Đà Nẵng: Khoảng 10 nghìn người là F1, F2 của 3 ca mắc Covid-19 - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Ngành y tế Đà Nẵng lấy mẫu xét nghiệm trên diện rộng để kiểm soát dịch bệnh

Chủ tịch TP Đà Nẵng cũng đề xuất, Đà Nẵng hiện cần sự trợ giúp từ Chính phủ và các bộ ngành, cụ thể là cần lực lượng để tập trung rà soát, cách ly F1, F2.

Hiện nay, số lượng cần cách ly ở Đà Nẵng rất lớn, chỉ riêng tại 2 bệnh viện gồm Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng đã là hơn 8.000 trường hợp.

"Đó là chưa tính con số ngoài cộng đồng còn rất đông, dự kiến có khoảng 10.000 người là F1, F2 tiếp xúc các ca bệnh", ông Thơ nói.

Theo ông Thơ, những khu vực có nguy cơ cao, khu vực có người nước ngoài, người Trung Quốc và các hoạt động mà những bệnh nhân đã đến cũng rất nhiều. Chính vì thế Đà Nẵng phải khẩn trương tăng cường việc xét nghiệm để phát hiện ra những người có bệnh.

 "Việc xét nghiệm vừa để tìm kháng nguyên, vừa tìm kháng thể để có đánh giá chung về tình hình dịch. Hiện nay việc xét nghiệm còn rất khiêm tốn, mới được 3.000 người" ông Thơ nói và đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các trung tâm y tế lớn hỗ trợ Đà Nẵng trong việc tiến hành xét nghiệm.

Theo ông Thơ, việc xét nghiệm để có thể kiểm soát được, đánh giá bức tranh và tình trạng lây nhiễm trong cả cộng đồng. Ông thơ cũng đề nghị Bộ Y tế lập các trạm xét nghiệm di động để rút ngắn thời gian nhằm đưa ra các phương án.

4 đội tinh nhuệ nhất chi viện cho Đà Nẵng

Tại cuộc họp này, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã cử 4 đội tinh nhuệ nhất vào hỗ trợ Đà Nẵng.

Đội thứ nhất là Đội giám sát cách ly do GS. Trần Như Dương, là người trực tiếp đến các ổ dịch của Việt Nam từ Sơn Lôi, Hạ Lôi… và tất cả đều cách ly thành công.

Đội thứ 2 là Đội xét nghiệm do PGS. Lê Thị Quỳnh Mai, là một trong những người xét nghiệm ra virus Covid-19 tại Việt Nam.

Đội thứ là Đội điều trị, huy động tốp điều trị từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra đều trị cho các bệnh nhân nặng của Đà Nẵng.

Đội thứ 4 là Bệnh viện Bạch Mai do Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai vào trực tiếp hỗ trợ cho Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng về vấn đề phong tỏa.

Những ngày qua, các đội đã có mặt để hỗ trợ Đà Nẵng.

“Như vậy, Bộ Y tế đã tung tất cả các lực lượng tinh nhuệ nhất để hỗ trợ địa phương”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nói. Tâm  An - Khánh Hồng


Gần 1.000 lao động Trung Quốc sẽ đến Quảng Ngãi mang Virus Covid 6 vào phát tán VN được NPT cho ưu tiên nhập cảnh

Ngành đường sắt tổ chức nhiều đoàn tàu riêng để đưa các chuyên gia, lao động Trung Quốc nhập cảnh từ Lạng Sơn đến Quảng Ngãi trong tháng 6. 

Ngày 18/6, bà Phùng Thị Lý Hà, Phó TGĐ Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội, cho biết ngành đường sắt sẽ lập nhiều đoàn tàu riêng (chia làm nhiều đợt khác nhau) để vận chuyển gần 1.000 chuyên gia, lao động Trung Quốc từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đến Khu công nghiệp Dung Quất (Quảng Ngãi). Chuyến tàu đầu tiên đã khởi hành ngày 12/6, đưa 137 lao động từ ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) đến ga Quảng Ngãi.

Các đoàn tàu này do doanh nghiệp trong khu công nghiệp đặt hàng với ngành đường sắt. Ngành đường sắt và tỉnh Quảng Ngãi cùng phối hợp tổ chức chạy tàu và cách ly lao động Trung Quốc đảm bảo quy định phòng chống dịch. 

Lao động Trung Quốc xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt HN. 

Lao động Trung Quốc xuống tàu tại ga Quảng Ngãi ngày 12/6. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt HN. 

Ông Đào Việt Thắng, Trạm trưởng Trạm tiếp viên Đường sắt Hà Nội, cho hay đoàn tàu chở 137 lao động Trung Quốc được chia thành 2 khu vực riêng, gồm sáu toa xe vận chuyển khách và ba toa phục vụ, kỹ thuật. Tổ tàu gồm 15 người phục vụ và lực lượng giám sát hành khách, trong đó 3 tiếp viên trực tiếp giao thức ăn chokhách. Các nhân viên này được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ y tế. Đi từthẳng từoDDDi từ Đồng Đăng về Hà Nội, sau đó chạy tiếp vào Quảng Ngãi. Trong quá trình chạy tàu, các toa xe khách được khóa các cửa lên xuống và khóa cách ly với các toa khác. Dọc đường, đoàn tàu chỉ dừng tại một số ga để tác nghiệp kỹ thuật, không đón trả khách. 

Lao động Trung Quốc được phục vụ ăn uống trên tàu. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt. 

Lao động Trung Quốc được phục vụ ăn uống trên tàu. Ảnh: Đoàn tiếp viên đường sắt. 

Sau khi tàu tới ga Quảng Ngãi, các lao động Trung Quốc và 3 nhân viên phục vụ trực tiếp trên tàu đều được đi cách ly 14 ngày theo quy định. Đoàn tàu cũng được cơ quan y tế Quảng Ngãi phun khử trùng. 

"Theo kết quả xét nghiệm mới nhất, toàn bộ tổ tàu và 137 lao động Trung Quốc đều âm tính với nCoV", ông Thắng cho hay. 

Theo Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cả nước có 33.770 lao động Trung Quốc được cấp phép, trong đó hơn 15.000 người đang làm việc tại Việt Nam. Khoảng hơn 7.600 lao động đã về Trung Quốc ăn Tết Canh Tý và bị kẹt lại do dịch Covid-19. 

Việt Nam dừng nhập cảnh với tất cả người nước ngoài từ 0h ngày 22/3, để phòng chống Covid-19. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 9/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị tạo điều kiện cho các chuyên gia, nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, công nhân tay nghề cao được nhập cảnh Việt Nam để làm việc, khảo sát cơ hội đầu tư, kinh doanh; đồng thời phải cách ly phù hợp. 

Thủ tướng giao các địa phương bố trí địa điểm cách ly với từng trường hợp cụ thể theo hình thức có thu phí và xét nghiệm nhanh; hỗ trợ cấp mới và gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài, đảm bảo không lây nhiễm dịch bệnh.

Đoàn Loan

 

Muốn Mỹ cứu nguy nhưng CSVN vẫn sợ bỏ Tàu

< A >
Phạm Trần (Danlambao) - Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã kín đáo bắn tiếng muốn Mỹ nhảy vào giải quyết xung đột ở Biển Đông, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Cộng đã cảnh giác Việt Nam “không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài”.

Đề nghị bán chính thức của nhà cầm quyền CSVN đưa ra ngày 17/7/2020, bốn ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo gọi hành động đe dọa các nước nhỏ để chiếm đoạt và mưu toan cướp chủ quyền nguồn tài nguyên ở phần lớn Biển Đông của Trung Quốc là “phi pháp”.

Dưới Tiêu đề “Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề Biển Đông”, Tiến sỹ Lại Thái Bình của Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao CSVN đã đề nghị 2 khả năng hợp tác, chưa từng được nêu lên trước đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó là:

1- “Việt Nam và Mỹ cũng có thể cùng các quốc gia khu vực và trên thế giới tạo dựng một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên để thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan Biển Đông.”

2- “Hai nước cũng có thể thúc đẩy những hợp tác liên quan việc tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện, diễn tập chung, trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông, hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, phòng chống khủng bố, cướp biển, cứu trợ thiên tai...”

Về đề nghị thứ nhất, có vẻ như CSVN muốn “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, điều mà phía Trung Cộng không tán thành. Lập trường của Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết tranh chấp biển đảo “song phương” với từng nước có xung đột với Trung Quốc gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.

Trung Cộng cũng không muốn nói chuyện Biển Đông với ASEAN như một khối 10 quốc gia vì có 5 nước không có quyền lợi ở Biển Đông và không có tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng gồm Thái Lan, Tân Gia Ba, Miến Điện, Lào và Cao Miên.

Đây là nguyên nhân tại sao ASEAN không thể đoàn kết và thống nhất quan điểm trong khi thảo luận tìm giải pháp cho xung đột Biển Đông với Trung Quốc.

Nhưng liệu Mỹ có sẵn sàng đứng mũi chịu sào đứng ra làm đầu Tàu để tổ chức “một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên” với khối ASEAN và các nước lớn khác để giải quyết vấn đề Biển Đông?

Hay liệu Trung Cộng có từ bỏ lập trường “chỉ thảo luận song phương với nước nào có tranh chấp” để tham gia một diễn đàn quốc tế về Biển Đông?

Đề nghị thứ 2 của Tiến sỹ Lại Thái Bình có vẽ táo bạo vì ông muốn Mỹ không chỉ “tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện” mà còn muốn hai nước “diễn tập chung” và “trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông.”

Rõ ràng sáng kiến này liên quan đến chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam đã minh thị “4 không”, thay đổi từ “3 không” trước đây:

Sách trắng viết rằng: "(1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế."

Nhưng điểm 4 mới nên được hiểu như thế nào trong hoàn cảnh của Việt Nam? Phải chăng lãnh đạo CSVN muốn bắn tiếng với đàn anh Trung Cộng rằng “chúng em sẽ không gây chiến với bất kỳ nước nào, vì chúng em chỉ muốn được yên thân”?

Nhưng nếu Bắc Kinh hành quân xâm lược Việt Nam cả trên bộ lẫn ngoài khơi thì CSVN làm gì?

Chắc chắn CSVN sẽ không được Mỹ “tự động yểm trợ và bảo vệ” như Mỹ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân khi bị nước ngoài tấn công. Thỏa hiệp Quốc phòng Mỹ-Phi ký ngày 30/08/1951 tại Hoa Thịnh Đốn gồm 8 Điều đã minh thị rằng: "Hai nước sẽ yểm trợ nhau nếu, Phi Luật Tân hay Hoa Kỳ bị tấn công bởi lực lượng bên ngoài." (The overall accord contains eight articles and dictates that both nations would support each other if either the Philippines or the United States are attacked by an external party.)

Tàu cộng cảnh cáo Việt Nam

Cũng đáng chú ý là bốn ngày sau khi bài viết của Tiến sỹ Lại Thái Bình xuất hiện trên báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có Hội nghị trực tuyến lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, ngày 21/07 (2020), với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc.

Tại diễn đàn này, theo tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Minh “đã nêu quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây; đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung cấp cao và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc; tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả DOC; thúc đẩy đàm phán COC sớm đạt kết quả thực chất.”

Tuy nhiên, phía CSVN đã giấu nhẹm phát biểu lên lớp Việt Nam của Vương Nghị.

Đài Phát thanh quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International) đưa tin trong bản tiếng Việt ngày 22/07 (2020): "Về vấn đề Nam Hải, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết, Nam Hải là quê nhà chung của chúng ta, Trung Quốc và ASEAN vĩnh viễn là láng giềng, tìm kiếm hòa bình, thúc đẩy phát triển là nguyện vọng chung của chúng ta. Chính sách Nam Hải của Trung Quốc không thay đổi, giữ bền vững."

Sau khi giáo đầu như thế, họ Vương lên án Mỹ: "Xuất phát từ nhu cầu địa chiến lược, Mỹ châm ngòi thổi gió ở khắp nơi, liên tục cử tàu chiến và máy bay diễu võ dương oai tại Nam Hải, mục đích là nhằm gây ra sự bấp bênh căng thẳng trên Nam Hải, phá hoại đoàn kết giữa các nước trong khu vực, làm hỏng triển vọng phát triển của các nước và khu vực, các nước trong khu vực cần nêu cao cảnh giác."

Vương Nghị nói với ông Phạm Bình Minh: "Trung Quốc và Việt Nam cần kiên trì kiểm soát bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương song phương theo nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo tối cao hai Đảng và hai nước, tìm kiếm giải pháp công bằng và hợp lý theo một loạt thỏa thuận ký giữa hai bên. Trung Quốc và Việt Nam còn cần cùng các nước ASEAN, tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (DOC, Declaration o­n the Conduct of the Parties in the South China Sea)., thúc đẩy tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải” (COC, Code of Conduct), không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài."

Vương Nghị nói đến COC, nhưng sự thật là Trung Quốc đã tìm mọi cách trì hoãn thảo luận nghiệm chỉnh để hoàn tất văn kiện có tính rang buộc pháp lý đối với các bên vi phạm.

Nhưng tại sao cuộc thương thảo giữa khối ASEAN và Trung Quốc đã kéo dài gần 4 năm mà chưa đi đến đâu?

Theo quan điểm của giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, một học giả về bang giao quốc tế, thì: "Trở ngại chính là các nước ASEAN không đoàn kết và nhất trí vì quyền lợi bất đồng và bị Trung Cộng chi phối trong khi đó Trung Cộng muốn kéo dài việc ký kết để có thời gian thực hiện các “việc đã rồi” hầu có thế thượng phong trong việc thương thuyết. Ngoài ra trong khi ASEAN muốn bộ Quy tắc Ứng xử có tính cách ràng buộc thì Trung Cộng không muốn thế. Việt Nam muốn bộ Quy tắc Ứng xử áp dụng cho cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, điều mà Trung Cộng không muốn. Đó là chưa kể những bất đồng về cơ chế giải quyết tranh chấp và cách tiếp cận trong việc xử lý tranh chấp."

Vậy ông Minh đã nói gì với Vương Nghị? CRI viết: "Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã giới thiệu lập trường của Việt Nam trong vấn đề trên biển, cho biết sẵn sàng cùng Trung Quốc giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển trên biển, điều này phù hợp lợi ích của Việt Nam và Trung Quốc, cũng là nguyện vọng phổ biến của các nước trong và ngoài khu vực."

Rõ ràng trong tuyên bố của Vượng Nghị, ông ta đã cảnh giác khối ASEAN và riêng Việt Nam phải tỉnh táo trước các hành động của Mỹ ở Biển Đông, và “không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”

Phía Trung Cộng cũng cố ý không nói đến việc ông Phạm Bình Minh đã “quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây” với Vương Nghị.

Nên biết Trung Cộng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974 và sau đó từ 1988 đến 1995, chính thức chiếm thêm 7 bãi đá gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn trong Quần đảo Trường Sa.

Sau Vành Khăn bị mất năm 1995, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luật Tân và Trung Cộng.

Ngoài ra, Đài Loan cũng đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island), lớn nhất ở Trường Sa từ sau năm 1956. Đảo này có diện tích tối đa 0,4896 cây số vuông với chiều dài 1,400 mét, rộng 379 mét. Có tài liệu nói Đài Loan đã chính thức đem quân đội và dân cư đến sống và bảo vệ đảo từ năm 1971.

Như vậy, cho đến nay, Trung Cộng và Đài Loan đã chiếm 9 đảo và đá của Việt Nam thuộc Trường Sa.

Mất quyền dầu khí

Trong khi đó, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì Việt Nam đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.

Ông nói: "Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát." (theo Infonet)

Tuy kiểm soát nhiều vị trí nhưng quân đội CSVN vẫn không có sức mạnh quân sự như Trung Cộng ở Biển Đông. Ngược lại Trung Cộng đã bồi đắp, tân tạo và xây dựng các vị trí ở Trường Sa thành căn cứ quân sự với bến cảng và sân bay. Ít nhất Bắc Kinh đã biến Chữ Thập, Vành Khăn và Subi thành căn cứ quân sự với sân bay và doanh trại kiên cố để đe dọa trực tiếp vào quân trú phòng Việt Nam.

Riêng đảo Gạc Ma, nơi đã xảy ra cuộc chiến đẫm máu ngày 14/03/1988 với lính Trung Cộng khiến 64 binh sỹ CSVN bị lính Tàu tự do thảm sát vì, được nói, Đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, đã ra lệnh cho binh sỹ không được nổ súng.

Ngày nay, Gạc Ma đã được Trung Cộng tân tạo và xây dựng thành căn cứ quân sự kiên cố với sân bay, doanh trại 6 tầng và hệ thống Radar tối tân. Gạc Ma sẽ là nút thắt cắt đường liên lạc và tiếp vận từ đất liền với lính CSVN ở Trường Sa, nếu xảy ra chiến tranh.

Trung Cộng cũng đã áp lực CSVN phải hủy bỏ một số dự án tìm kiềm dầu khí ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa, trong số này có nhiều đại công ty đã bỏ Việt Nam gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).

Mới đây, ngày 9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Cộng.

Vị trí Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, cách bờ biển Vũng Tàu 160 hải lý (370 cây số) hướng Đông-Nam. Trung Cộng tự coi bãi Tư Chính nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn, hay Đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ để dành quyền chủ quyền.

Với tình hình vừa kể, liệu bài viết của Tiến sỹ Lại Thái Bình muốn Mỹ nhảy vào giúp giải quyết xung đột Biển Đông với Trung Quốc có được coi là Việt Nam chỉ muốn Mỹ cứu nguy, hay lãnh đạo CSVN đã vượt qua nỗi sợ Trung Quốc? 

28.07.2020


TQ tấn công quốc hội Mỹ: Thêm một nghị sĩ dương tính, Hạ viện Mỹ bắt buộc đeo khẩu trang


TTO - Louie Gohmert, một nghị sĩ ủng hộ ông Trump và thường xuyên không đeo khẩu trang, được xác nhận dương tính với SARS-CoV-2 ngay trước khi gặp tổng thống. Chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi yêu cầu bắt buộc tất cả phải đeo khẩu trang sau sự việc.

Thêm một nghị sĩ dương tính, Hạ viện Mỹ bắt buộc đeo khẩu trang - Ảnh 1.

Nghị sĩ Louie Gohmert không đeo khẩu trang trong một phiên điều trần ngày 28-7 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, hiện vẫn chưa rõ ông Gohmert nhận kết quả dương tính khi nào. Ông này vừa mới tham gia một phiên điều trần có sự tham gia của Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr. Cả hai vừa đi vừa nói chuyện và không đeo khẩu trang hôm 28-7.

Hạ nghị sĩ Gohmert, người năm nay 66 tuổi, tuyên bố không có biểu hiện triệu chứng gì và xem nhẹ kết quả dương tính. Ông được xét nghiệm COVID-19 tại Nhà Trắng vì chuẩn bị tháp tùng Tổng thống Donald Trump tới bang Texas.

Theo quy định, những người hay tiếp xúc gần với tổng thống hay phó tổng thống phải lấy mẫu xét nghiệm thường xuyên.

"Tôi không có biểu hiện triệu chứng nào trong số các triệu chứng mắc COVID-19 đã được liệt kê hết. Không triệu chứng nhưng rõ ràng trong người tôi đã có con virus Vũ Hán", ông Gohmert sử dụng cách gọi khác của SARS-CoV-2, vốn đã bị Trung Quốc phản đối mạnh mẽ.

Theo Reuters, ông Gohmert là nghị sĩ thứ 13 mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát, 12 người còn lại đều đã khỏi bệnh. Ít nhất 3 người đã từng tiếp xúc ông Gohmert cho biết sẽ tự cách ly.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi, đã ra quy định bắt buộc tất cả nghị sĩ và nhân viên làm việc tại hạ viện phải đeo khẩu trang sau sự việc.

"Bà chủ tịch hi vọng các nghị sĩ và nhân viên của họ sẽ làm theo quy định này như một dấu hiệu cho thấy sự tôn trọng sức khỏe, an toàn của những người xung quanh", thông báo có đoạn nêu rõ.

Việc diễn giải quy định tưởng chừng đơn giản như trên là do chuyện đeo hay không đeo khẩu trang đã biến thành cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ trong thời gian qua.

Theo bà Pelosi, khẩu trang sẽ được phát cho những ai quên đem, các nghị sĩ chỉ được tháo khẩu trang khi tranh luận trong phòng họp lớn của hạ viện.

Đeo khẩu trang trở thành chuyện chính trị ở MỹĐeo khẩu trang trở thành chuyện chính trị ở Mỹ

TTO - Trong một tháng qua, nhận thức sau đã trở nên phổ biến ở Mỹ: 'Nếu theo phe Trump, đừng đeo khẩu trang. Nếu chống Trump, cứ việc đeo'. Điều này có lẽ đã không còn đúng sau khi Tổng thống Donald Trump xuất hiện với khẩu trang trên mặt ngày 11-7.

BẢO DUY



Việt Nam: Gián điệp TQ nhập cảnh trái phé p phát tán CoVid đe dọa phòng tuyến chống dịch

Liệu các trường hợp nhập cảnh trái phép có đâm thủng tuyến phòng dịch của Việt Nam?
Chụp lại hình ảnh,

Liệu các trường hợp nhập cảnh trái phép có đâm thủng tuyến phòng dịch của Việt Nam?

Việc liên tiếp xuất hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép ở Đà Nẵng, Quảng Nam và An Giang đang dấy lên lo ngại công cuộc "chống dịch như chống giặc" ở Việt Nam sẽ bị đổ vỡ.

Hôm 11/7, Công an TP Đà Nẵng thông báo lực lượng công an kiểm tra hành chính tại số 39 Dương Tử Giang, quận Ngũ Hành Sơn phát hiện 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Tiếp đó, ngày 16/7, lực lượng công an tiếp tục kiểm tra hành chính khách sạn East Sea 55 - 57 đường Loseby, quận Sơn Trà, phát hiện thêm 27 người Trung Quốc cũng nhập cảnh trái phép.

Chiều 18/7, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam cũng đã phát hiện một nhóm người Trung Quốc đang ở trong một khu lưu trú tại phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn. Theo cơ quan chức năng, 4 người đã bị tạm giữ tại chỗ và sau đó 17 người còn lại đã bị bắt tại TP Hội An. Tất cả 21 người đã được đưa vào cách ly, lấy mẫu xét nghiệm lần thứ nhất âm tính với virus corona.

Hôm 17/7, Trung tá Đinh Quang Điềm, đồn trưởng đồn biên phòng cửa khẩu Long Bình, huyện An Phú, An Giang, cho biết lực lượng biên phòng đã phát hiện ba vụ xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới, trục xuất và đưa đi cách ly 11 người.

Đại tá Trần Quốc Khánh, phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang, nói với Tuổi Trẻ: "Những người này đều bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi nhập cảnh trái phép. Sau đó, chúng tôi sẽ giao lại Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 huyện An Phú để cách ly theo quy định. Tính từ đầu mùa đến nay đã có hơn 300 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam sau khi dịch bệnh bùng phát."

Nhập cảnh trái phép thế nào?

Về trường hợp người nhập cảnh trái phép ở tỉnh An Giang, tổ công tác của đồn biên phòng Phú Hội phối hợp các ngành chức năng tuần tra phát một xe bảy chỗ có biểu hiện nghi vấn. Chiếc xe này chạy từ hướng xã Nhơn Hội về thị trấn An Phú, huyện An Phú.

Sau đó, tổ công tác ra tín hiệu yêu cầu tài xế dừng xe để kiểm tra. Tại đồn biên phòng, họ khai nhận đã nhập cảnh trái phép từ Campuchia về Việt Nam.

Đến 20h25 cùng ngày, đồn biên phòng Phú Hữu cũng phát hiện năm người nữa có dấu hiệu nghi vấn nhập cảnh trái phép từ Campuchia nên đưa về đồn để làm rõ.

Đối với nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Quảng Nam, thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam, cho biết nhóm người Trung Quốc khai đi bằng đường bộ, khả năng có đường dây đưa những người này vào Việt Nam.

"Ban đầu nhóm người này khai đi bằng đường bộ, đường mòn, lối mở. Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra lại việc kiểm soát biên giới" - thiếu tướng Dũng nói với Pháp Luật o­nline.

Thiếu tướng Nguyễn Đức Dũng cũng nêu trách nhiệm của các cơ sở lưu trú. Theo ông, cơ sở lưu trú không thực hiện đúng quy định thì cơ quan điều tra sẽ củng cố hồ sơ để xử lý theo quy định.

Ông Dũng cũng cho rằng đây có khả năng là một đường dây đưa người vượt biên trái phép và có một "đầu nậu" giữ hết hộ chiếu của những người này.

Được biết tất cả 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được đưa vào cách ly, lấy mẫu xét nghiệm âm tính với virus corona lần thứ nhất.
Chụp lại hình ảnh,

Được biết tất cả 21 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép đã được đưa vào cách ly, lấy mẫu xét nghiệm âm tính với virus corona lần thứ nhất.

Trong khi đó, nói với Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Hà, Phó chủ tịch UBND TX.Điện Bàn, cho biết "Nếu để người TQ lưu trú tận 5 ngày mới phát hiện thì sẽ kiểm điểm trách nhiệm những người có liên quan. Những người quản lý địa bàn mặc dù không ai khai báo nhưng để người lạ tới lưu trú 5 ngày mà không biết là không được", ông Hà nói.

Theo ông Hà, nếu chủ cơ sở không khai báo tạm trú tạm vắng thì địa phương rất khó nắm bắt; nhưng nếu nhóm người TQ lưu trú đến 5 ngày thì phải xem xét kỹ càng vấn đề này. Tuy nhiên, một lãnh đạo Công an TX.Điện Bàn đã không trả lời về vấn đề buông lỏng quản lý địa bàn mà cho rằng nên hỏi cơ quan chức năng của tỉnh.

Lo ngại tuyến phòng dịch bị vỡ

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới với số người nhiễm toàn cầu đã lên đến 15.078.885 người với 618.684 ca tử vong, tính đến ngày 22/7.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên là một trong những điển hình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thành công trong công tác phòng chống dịch, bên cạnh Hàn Quốc, Đài Loan và New Zealand.

Ngày từ khi dịch Covid-19 chưa bùng phát, Việt Nam đã thực hiện giải pháp ngăn chặn triệt để nguồn lây nhiễm bên ngoài. Cụ thể, tất cả các trường hợp nhập cảnh đều phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm hai lần. Hệ thống giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh trong cộng đồng được duy trì để khoanh vùng, dập dịch ngay lập tức.

Hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 401 ca nhiễm, 365 ca bình phục và chưa có ca tử vong nào. Tính đến nay, Việt Nam đã trải qua hơn ba tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng; các ca nhiễm mới đều là người từ nước ngoài về và được cách ly ngay khi vừa nhập cảnh.

Nhưng việc người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thời gian gần đây dấy lên lo ngại công sức phòng chống dịch của Việt Nam sẽ đổ sông đổ biển.

Ông Đoàn Hải Đăng - giám đốc Vietravel tại Đà Nẵng, chủ tịch Hội Lữ hành Đà Nẵng nói với Tuổi Trẻ rằng thời gian qua Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả về công tác phòng chống Covid-19. Vì vậy, không riêng gì hoạt động du lịch mà các hoạt động kinh tế khác cũng đang hồi phục.

Theo ông Đăng, với thành quả đang tốt như vậy, việc nhóm người Trung Quốc bị phát hiện ở Quảng Nam, Đà Nẵng nếu lỡ có trường hợp nào dương tính thì mọi công sức sẽ đổ sông đổ biển và sẽ lại chịu ảnh hưởng ghê gớm của Covid-19 với tác động sẽ nặng nề hơn.

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đến mọi mặt của thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Theo bà Vũ Thị Thu Thủy, vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 6/2020, cả nước có 30,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Nghị sĩ dương tính nCoV trước khi tháp tùng Trump

Louie Gohmert, nghị sĩ đảng Cộng hòa đại diện bang Texas, dương tính với nCoV trước khi ngồi chung chuyên cơ với Tổng thống.

Gohmert. 66 tuổi, là một trong số các quan chức được lên kế hoạch lên chuyên cơ Air Force o­ne để tháp tùng Trump đến Texas ngày 29/7. Ông dương tính với nCoV khi Nhà Trắng thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước chuyến đi. Nghị sĩ sau đó phải hủy lịch trình, trở về văn phòng ở tòa quốc hội và thông báo tình trạng cho nhân viên.

Louie Gohmert trong phiên điều trần của của Ủy ban Tư pháp Hạ viện tại Washington ngày 28/7. Ảnh: AFP.

Louie Gohmert trong phiên điều trần của của Ủy ban Tư pháp Hạ viện tại Washington ngày 28/7. Ảnh: AFP.

Gohmert đã kiên quyết từ chối đeo khẩu trang. Tháng trước, ông nói với CNN rằng ông không đeo khẩu trang vì thường xuyên xét nghiệm. "Tôi không nhiễm nCoV", ông nói hồi tháng 6. "Nhưng nếu tôi nhiễm thì tôi sẽ đeo khẩu trang".

Hôm 28/7, Gohmert tham dự phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Hạ viện với Bộ trưởng Tư pháp William Barr và các nhà lập pháp hàng đầu khác. Barr và Gohmert, cả hai đều không đeo khẩu trang, đã đi khá gần nhau khi tiến vào hội trường. Phát ngôn viên Bộ Tư pháp cho biết ông Barr sẽ xét nghiệm ngày 29/7.

Nhiều chính trị gia Mỹ đã nhiễm nCoV. Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien dương tính nCoV trong tuần này, trở thành quan chức chính quyền cấp cao nhất nhiễm virus. Một loạt nghị sĩ cũng nhiễm nCoV như Mario Diaz Balart của bang Florida, Morgan Griffith của Virginia và Ben McAdams của Utah.

Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 17 triệu người nhiễm, gần 666.000 người chết và hơn 10,5 triệu người bình phục. Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 4,5 triệu ca nhiễm và gần 153.000 ca tử vong.

Cập nhật: 21:6, 29/7|Nguồn: WorldOMeters

NhiễmTử vong
Bắc Mỹ5,352,916214,088
Mỹ4,567,741153,719
Châu Á4,127,09494,024
Nam Mỹ3,945,008139,484
Châu Âu2,832,785202,523
Brazil2,555,51890,188
Ấn Độ1,584,38435,003
Châu Phi895,15718,908
Nga828,99013,673
Nam Phi471,1237,497
Mexico402,69744,876
Peru395,00518,612
Chile351,5759,278
Tây Ban Nha329,72128,441
Anh301,45545,961
Iran298,90916,343
Pakistan276,2885,892
Colombia276,0559,454
Saudi Arabia272,5902,816
Italy246,77635,129
Bangladesh232,1943,035
Thổ Nhĩ Kỳ228,9245,659
Đức208,8119,212
Pháp185,19630,238
Argentina178,9963,288
Iraq118,3004,603
Canada115,4708,917
Qatar110,153169
Indonesia104,4324,975
Ai Cập93,3564,728
Kazakhstan86,192793
Philippines85,4861,962
Trung Quốc84,0604,634
Ecuador83,1935,623
Thụy Điển79,7825,730
Oman78,569412
Bolivia72,3272,720
Israel68,299491
Ukraine67,5971,650
Belarus67,518548
Bỉ66,6629,833
Cộng hòa Dominica66,1821,123
Kuwait65,903444
Panama63,2691,374
UAE59,921347
Hà Lan53,6216,147
Singapore51,53127
Bồ Đào Nha50,6131,725
Romania48,2352,269
Guatemala47,6051,835
Ba Lan44,4161,694
Nigeria42,208873
Honduras40,4601,214
Bahrain40,311144
Armenia37,937723
Afghanistan36,4711,271
Ghana35,142175
Thụy Sỹ34,8021,979
Kyrgyzstan34,5921,347
Nhật Bản31,9011,001
Azerbaijan31,221438
Algeria29,2291,186
Ireland25,9421,764
Serbia24,892558
Moldova23,947759
Uzbekistan22,585131
Morocco22,213334
Áo20,850716
Nepal19,27349
Kenya19,125311
Oceania17,313199
Cameroon17,255391
Costa Rica16,800133
Venezuela16,571151
Czech16,093374
El Salvador15,841430
Ivory Coast15,81399
Ethiopia15,810253
Australia15,580176
Hàn Quốc14,251300
Đan Mạch13,634614
Sudan11,496725
Palestine11,28480
Bulgaria11,155368
Bosnia & Herzegovina11,127316
Macedonia10,503476
Madagascar10,31799
Senegal9,961200
Na Uy9,172255
Malaysia8,956124
DRC8,931210
Guiana7,64743
Phần Lan7,414329
Haiti7,371158
Gabon7,35249
Tajikistan7,32060
Guinea7,18346
Luxembourg6,533114
Mauritania6,273156
Zambia5,249146
Albania5,105150
Djibouti5,08158
Croatia4,993141
Paraguay4,86646
CAR4,60559
Hungary4,465596
Hy Lạp4,336203
Lebanon4,20555
Malawi3,738103
Nicaragua3,672116
Maldives3,56715
Thái Lan3,29858
Libya3,22276
Somalia3,21293
Congo3,20054
Guinea Xích Đạo3,07151
Montenegro3,01647
Hong Kong3,00324
Mayotte2,90539
Zimbabwe2,87941
Sri Lanka2,81011
Cuba2,58887
Eswatini2,55140
Mali2,521124
Cabo Verde2,37323
Nam Sudan2,32246
Slovakia2,24528
Slovenia2,115117
Lithuania2,04380
Estonia2,04269
Namibia1,9869
Rwanda1,9635
Guinea-Bissau1,95426
Iceland1,86110
Benin1,80536
Sierra Leone1,80367
Mozambique1,74811
Yemen1,711485
Suriname1,60726
New Zealand1,55922
Tunisia1,48850
Uruguay1,23735
Latvia1,22431
Jordan1,18711
Liberia1,17972
Georgia1,15517
Uganda1,1402
Niger1,13269
Burkina Faso1,10553
Cyprus1,08019
Angola1,07848
Chad92675
Andorra91852
Togo89618
Sao Tome and Principe86815
Jamaica85510
Botswana8042
Malta7209
Syria71740
Diamond Princess71213
San Marino69942
ReUNI0N6574
Channel Islands58747
Lesotho57613
Tanzania50921
Bahamas48411
Đài Loan4677
Việt Nam396
Guyana39820
Burundi3871
Comoros3787
Myanmar3516
Mauritius34410
Isle of Man33624
Gambia3268
Mông Cổ291
Martinique26915
Eritrea265
Guadeloupe24414
Campuchia226
Faeroe Islands220
Quần đảo Cayman2031
Gibraltar186
Bermuda1569
Trinidad & Tobago1568
Brunei1413
Aruba1193
Monaco1174
Sint Maarten11515
Seychelles114
Barbados1107
Turks and Caicos992
Bhutan99
Antigua and Barbuda913
Liechtenstein881
Papua New Guinea631
French Polynesia62
St. Vincent Grenadines52
Saint Martin493
Belize482
Macau46
Curacao291
Fiji27
Saint Lucia24
Timor-Leste24
Grenada23
New Caledonia22
Lào20
Dominica18
Saint Kitts and Nevis17
Greenland14
Falkland13
Montserrat121
Vatican City12
Caribbean Netherlands11
Western Sahara101
MS Zaandam92
Quần đảo Virgin thuộc Anh81
St. Barth7
Saint Pierre Miquelon4
Anguilla3
17,170,994Nhiễm
669,241Tử vong
10,680,192Khỏi

Trung Quốc tập trận, Mỹ điều máy quân sự áp sát 12 ngày liên tiếp


TTO - Một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết máy bay săn ngầm P-8A của Hải quân Mỹ đã bay cách thành phố Thượng Hải chưa tới 100km. Các máy bay quân sự Mỹ đã bay gần bờ biển Trung QUốc 12 ngày liên tiếp như vậy.

Trung Quốc tập trận, Mỹ điều máy quân sự áp sát 12 ngày liên tiếp - Ảnh 1.

Một chiếc máy bay săn ngầm P-8A - Ảnh: Hải quân Mỹ

Báo South China Morning Post ngày 27-7 đưa tin các máy bay quân sự của Mỹ một lần nữa lại bay gần Trung Quốc đại lục trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang tăng cao.

Cụ thể, Sáng kiến ​​điều tra tình hình chiến lược Biển Đông (SCSPI), một nhóm nghiên cứu ở Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) tiết lộ trên Twitter rằng một máy bay săn ngầm P-8A và một máy bay trinh sát EP-3E đã đi vào eo biển Đài Loan, bay gần bờ biển tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến của Trung Quốc hôm 26-7.

Đến đêm 26-7, nhóm này cho biết máy bay săn ngầm P-8A của hải quân Mỹ đã hoạt động gần Thượng Hải cùng với tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Rafael Peralta.

Theo dữ liệu được nhóm này đăng lên Twitter, chiếc P-8A đã bay cách Thượng Hải 76,5km và đây là khoảng cách gần nhất mà các máy bay quân sự của Mỹ bay gần Trung Quốc đại lục những năm gần đây. 

Đây là ngày thứ 12 liên tiếp các máy bay quân sự của Mỹ bay gần bờ biển Trung Quốc.

Ngày 27-7, SCSPI tiếp tục chia sẻ trên Twitter rằng "dường như" một chiếc RC-135W - một loại máy bay trinh sát khác của Mỹ - đã bay vào không phận Đài Loan. Phía cơ quan phòng vệ Đài Loan đã từ chối bình luận.

Sau đó cùng ngày, SCSPI lại đăng tweet (dòng trạng thái) cho hay một chiếc máy bay trinh sát EP-3E của hải quân Mỹ đang bay cách bờ biển tỉnh Quảng Đông chưa tới 100km.

"Hiện tại quân đội Mỹ đang triển khai từ 3 - 5 máy bay trinh sát tới Biển Đông mỗi ngày. Trong nửa đầu năm 2020, với tần suất cao hơn nhiều cùng khoảng cách gần hơn và đa dạng nhiệm vụ hơn, hoạt động trinh sát của máy bay Mỹ ở Biển Đông đã bước vào một giai đoạn mới" - SCSPI đánh giá.

Các hoạt động của máy bay quân sự Mỹ diễn ra cùng thời điểm quân đội Trung Quốc đang tổ chức tập trận bắn đạn thật gần bán đảo Lôi Châu (nằm ở phía nam tỉnh Quảng Đông và phía tây nhìn ra vịnh Bắc Bộ), ngay "ngưỡng cửa của Biển Đông", từ ngày 25-7 tới 2-8.

Trung Quốc tung clip khu trục hạm lớn nhất thế giới thử vũ khí hiện đại để làm gì?


TTO - Nhân Dân Nhật báo của Trung Quốc ngày 29-7 đã công bố video khu trục hạm Type 055 bắn phá mục tiêu trên đất liền bằng pháo chính. Chuyên gia nhận định Bắc Kinh đang muốn gởi thông điệp tới nhiều nước.

Trung Quốc tung clip khu trục hạm lớn nhất thế giới thử vũ khí hiện đại để làm gì? - Ảnh 1.

Type 055 có lượng choán nước đầy tải lên tới 12.000 tấn, lớn hơn cả các tuần dương hạm của Mỹ - Ảnh chụp màn hình

Trong video được Nhân Dân Nhật báo công bố, khu trục hạm số hiệu 101 có tên Nam Xương đã bắn thử pháo chính cỡ nòng 130mm tại một vùng biển không xác định. Qua video, có thể thấy việc huấn luyện được tiến hành cả ngày lẫn đêm, trong điều kiện thời tiết xấu.

"Kể cả khi sương mù dày đặc khiến tầm nhìn trên biển giảm xuống dưới 100m cũng không làm giảm hiệu suất chiến đấu của khẩu pháo", tờ báo lớn của Trung Quốc khẳng định.

Type 055 là tàu khu trục lớn nhất thế giới do Trung Quốc tự phát triển, với lượng choán nước hơn 10.000 tấn. Bắc Kinh đang gấp rút chế tạo loại tàu khu trục này, xem đây là xương sống trong lực lượng bảo vệ tàu sân bay.

Việc Nhân Dân Nhật báo công bố video Type 055 thử lửa vào thời điểm hiện tại là một điều đáng chú ý. 

Trước đó, Hoàn Cầu Thời báo cũng công bố video các máy bay chiến đấu Trung Quốc giội rocket xuống các mục tiêu trên Biển Đông. Cả hai video đều không đề cập thời gian diễn ra sự chuyên gia quân sự Nguyễn Thế Phương cho biết vai trò chủ yếu của pháo hạm là tấn công tàu chiến kẻ thù ở tầm gần và bắn hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ.

Riêng khẩu pháo trên Type 055 có tầm bắn lên tới 30km và có thể bắn được nhiều loại đạn dùng cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn phá hủy công sự ven biển hoặc tiêu diệt binh sĩ co cụm.

"Thông điệp mà Trung Quốc muốn gởi tới các nước trong video này là Type 055 có thừa khả năng tấn công, phá hủy các công sự trên các đảo hoặc ven bờ. 

Tuy nhiên, nếu nhìn một cách tổng thể, Type 055 tượng trưng cho tham vọng lớn hơn của Trung Quốc. Họ đang muốn vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ nhất bằng loại tàu khu trục lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương", ông Thế Phương nhận định.

Trung Quốc tung clip khu trục hạm lớn nhất thế giới thử vũ khí hiện đại để làm gì? - Ảnh 3.

Một chiếc Type 055 chế tạo tại Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) đang tiến hành thử nghiệm trên biển - Ảnh chụp màn hình

Khu trục hạm Type 055 Nam Xương của Trung Quốc khai hỏa pháo chính 130mm trong tập trận trên biển - Nguồn: Twitter Nhân Dân Nhật báo.

Trao đổi với Tuổi Trẻ o­nline, Theo chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (SCIS), mặc dù Trung Quốc đang tăng tốc phát triển các loại tàu mới như Type 055 hay Type 076, năng lực thực sự của các loại tàu này vẫn còn cần phải kiểm chứng qua biến cố.

"Type 055 được chế tạo không phải cho mục đích thống trị Biển Đông mà là những vùng biển ngoài khu vực này. 

Trung Quốc phân cấp khá rõ khu vực hoạt động của các loại tàu có trong biên chế. Ví dụ ở những vùng biển gần như Biển Đông là các tàu khu trục Type 052D hay Type 054 và Type 056", ông Thế Phương lưu ý.

Đài Loan tập trận, Mỹ điều máy bay trinh sát tới gần bờ biển tỉnh Quảng ĐôngĐài Loan tập trận, Mỹ điều máy bay trinh sát tới gần bờ biển tỉnh Quảng Đông

TTO - Máy bay trinh sát E-8C của Mỹ được phát hiện ở gần bờ biển tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc ngày 13-7 trong bối cảnh quân đội Đài Loan bắt đầu cuộc tập trận thường niên.

BÌNH AN



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Xxng đột Israel-Hamas [13.10.2023 21:10]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 571 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 562 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 468 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 448 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 424 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 374 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 372 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 357 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 332 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 323 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.