Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 18
 Lượt truy cập: 24721408

 
Tin tức - Sự kiện 29.03.2024 02:49
Không hèn như VC ra lệnh binh sĩ đứng yên làm bia cho TC bắn chết, VNCH đã dũng cảm khai hỏa bắn lại cộng sản Trung Quốc tại Hoàng Sa
03.12.2020 21:22

Tháng Giêng năm 1974, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã khai hỏa bắn vào tàu của Hải quân cộng sản Trung Quốc tại chuỗi đảo Hoàng Sa, nơi mà hiện nay, căng thẳng đối đầu đang gia tăng. 

< A >
Joseph Trevithick  * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch
 - "Dư âm của cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản vẫn còn vang dội đến ngày hôm nay. Có thể chắc chắn mà khẳng định rằng, đối với Việt Nam Cộng Hòa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chống giặc ngoại xâm là trách nhiệm hàng đầu, bất kể là hoàn cảnh khả năng có gặp khó khăn đến cỡ nào" - Ký giả Joseph Trevithick

Căng thẳng đối đầu giữa Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản Trung Quốc đã có từ lâu tại nơi này trước khi xảy ra giao tranh. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa thường xuyên phải đuổi ngư dân của Trung Quốc và của các nước khác trong vùng ra khỏi nơi này ngay từ những năm 1960 dưới sự trợ giúp của Hoa Kỳ.

Nhưng vào năm 1973, Hoa Kỳ đã bắt đầu cắt giảm hỗ trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa. Giới chức Ngoại giao Mỹ đi đến nhiều thỏa thuận ngầm với cộng sản Bắc Việt (mà sau này là cộng sản Việt Nam) tại Paris tạo điều kiện cho Quốc Hội Hoa Kỳ sau đó đi đến quyết định cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa. (3) 

Bắc Kinh nhanh chóng nhận ra tình hình chính trị đang thay đổi có lợi cho họ trong cuộc tranh chấp đối đầu tại vùng biển đảo Hoàng Sa. Lực lượng của họ đã kiểm soát nửa phía bắc của quần đảo.

Hải quân cộng sản Trung cộng bắt đầu âm thầm lấn chiếm phần còn lại của đảo Hoàng Sa mà không ai hay biết hay để ý. Vào ngày 16 tháng Giêng, các sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa cùng với các cố vấn quân sự Hoa Kỳ (trên đường ra Hoàng Sa khảo sát địa chất) đã tình cờ bắt gặp lính Hải quân cộng sản Trung quốc đã và đang thiết lập các ụ tàu trên đảo nhỏ Drumond (Hữu Nhật). 

Một trung đội lính Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên một hòn đảo khác gần đó cũng hoàn toàn không hay biết về sự xâm nhập lấn chiếm âm thầm này của Bắc Kinh. Khi Sài Gòn yêu cầu cộng sản Trung Quốc dỡ bỏ ụ tàu và rời khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh từ chối và thách thức ngược lại Sài Gòn, buộc lính Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi Hoàng Sa.

Mặc dù nguồn lực quân sự đang eo hẹp cắt giảm, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cảm thấy không thể cúi mặt trước thách thức trắng trợn này của cộng sản (3). 

Thế là ngay ngày hôm sau, một đại đội Người Nhái Biệt Kích đã đổ bộ lên đảo và xé toạc lá cờ của cộng sản Trung Quốc đã cắm tại vùng này. 

Hải quân cộng sản Trung Quốc phản ứng bằng cách gửi quân tiếp viện chuẩn bị phản công chiếm lại đảo vào ngày 18 tháng Giêng. 

Sáng hôm sau, Thủy quân Lục chiến Việt Nam Cộng Hòa lại đổ bộ lên một hòn đảo khác có tên là Quang Ảnh gần bên để ép đẩy quân đồn trú cộng sản Trung Quốc trên đảo ra khỏi, và thế là giao tranh bùng phát. 

Các lực lượng đồn trú cộng sản Trung Quốc đã bắn chết ba lính Thủy quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa và buộc tiểu đội này phải rút ngược về tàu của mình. Không nao núng, các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa và bao gồm cả các tàu tuần tra hải cảnh nhỏ đồng loạt bắn vào quân trên đảo và các chiến hạm của cộng sản Trung Quốc gần đó. 

Các lực lượng đồn trú cộng sản Trung Quốc đã bắn chết ba lính Thủy quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hòa và buộc tiểu đội này phải rút ngược về tàu của mình. Không nao núng, các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa và bao gồm cả các tàu tuần tra hải cảnh nhỏ đồng loạt bắn bắn vào quân cộng sản Trung Quốc trên đảo và các chiến hạm của cộng sản Trung Quốc gần đó. 

Nhưng vào tháng Bảy năm ngoái, các nhà lập pháp Mỹ đã ra quyết định cấm Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ can dự vào các cuộc xung đột tại Đông Nam Á. Không có sự hỗ trợ hỏa lực của Hoa Kỳ, nỗ lực tấn công của Việt Nam Cộng Hòa trở thành cố gắng trong tuyệt vọng.

Bắc Kinh ồ ạt gởi thêm quân tiếp viện vào khu vực. Oanh tạc cơ của cộng sản Trung Quốc ném bom dữ dội vào mọi vị trí quân đội Việt Nam Cộng Hòa trú đóng tại đảo Hoàng Sa.

Khi cuộc xung đột ngừng lại, một tàu Hải quân của Việt Nam Cộng Hòa bị chìm và hầu hết các tàu còn lại đều bị hư hại. Cộng sản Trung Quốc đổ bộ và kiểm soát chặt chẽ các hòn đảo, họ phủ nhận mọi thiệt hại kể cả một thừa nhận một tàu chiến của họ cũng bị chìm. (4)

Phía Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 50 chiến sĩ bị tử thương và gần 5 tù nhân, trong đó có cả một cố vấn người Mỹ (tên là Gerald Emil Kosh) (2). 

Các tù nhân cuối cùng đã được thả ra thông qua Hội Chữ thập đỏ ở Hồng Kông. Mãi cho đến cuối tháng Giêng, các tàu thương mại và ngư dân Việt Nam vẫn tìm thấy những người lính sống sót sau trận chiến đang thả trôi chờ cứu.

Dư âm của cuộc hải chiến Hoàng Sa giữa Việt Nam Cộng Hòa và cộng sản vẫn còn vang dội đến ngày hôm nay (5). Có thể chắc chắn mà khẳng định rằng, đối với Việt Nam Cộng Hòa, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chống giặc ngoại xâm là trách nhiệm hàng đầu, bất kể là hoàn cảnh khả năng có gặp khó khăn đến cỡ nào.(6) 

Ngoài ra, Cộng Sản Bắc Việt không công khai phản đối cộng sản Trung Quốc trong vụ tấn chiếm Hoàng Sa. Mãi đến sau năm 1975, Cộng sản Việt Nam mới đặt lại vấn đề chủ quyền quần đảo này.

Cuộc tranh chấp tại quẩn đảo Hoàng Sa vẫn (âm thầm) tiếp diễn cho đến ngày hôm nay và có rất thể ở một tương lai rất gần, sẽ có một trận chiến giao tranh nữa xảy ra tại quần đảo này (7).

Chú thích:

1. Ký giả Joseph Trevithick là một chuyên gia kỳ cựu chuyên về các vấn để quốc phòng. Ông nổi tiếng với nhiều bài viết ngắn, lời văn mộc mạc cộng với những nhận định chính xác gãy gọn rất hữu ích cho giới chính trị gia cầm quyền tại Hoa Thịnh Đốn. Ông có bằng Cử nhân tại đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh tiểu bang Pennsylvania về Lịch Sử và Chính Trị. Ông có bằng Cao Học chuyên về "Xung đột và Chính Trị" tại đại học Georgetown lừng danh ở Hoa Thịnh Đốn.

2. Gerald Emil Kosh sanh năm 1946, nguyên là đại úy bộ binh, sau giải ngũ làm tùy viên quân sự cho tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn, ông có mặt tại Hoàng Sa cùng với nhân viên của Việt Nam Cộng Hòa trong khi khảo sát địa chất cho dự án xây phi trường ở nơi này.

Tuy nhiên, phía tòa đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn nhiều lần chối bỏ cho rằng ông Kosh ra Hoàng Sa quá giang tàu của Việt Nam Cộng Hòa chỉ là để đi du lịch ngắm cảnh, không có trách nhiệm gì từ tòa đại sứ giao phó cả. Sau vụ bị bắt trả về từ Hông Kông, Ông Kosh sống rất âm thầm, thậm chí được cho là không được nhận cả tiền quân hưu, và chết lặng lẽ tại Las Vegas, không thổ lộ điều gì cả. Có nhiều nghi vấn ông biết rất nhiều bí mật về những cuộc thỏa thuận ngầm để nhường Hoàng Sa lại cho cộng sản Trung quốc từ Henry Kisinger và Nixon với Chu Ân Lai, mà tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn có trách nhiệm thực hiện.

3. Cũng có những bằng chứng cần kiểm chứng cho thấy rằng Tổng thống Thiệu muốn phá những thỏa thuận ngầm của Henry Kissinger với cộng sản Trung Quốc nên đã ra lệnh nổ súng tấn công giữ đảo tại Hoàng Sa. Hoa Kỳ ra lệnh Hạm đội Bảy của họ lùi ra xa trận chiến Hoàng Sa không trợ giúp vì hiểu ý đồ của Tổng thống.

4. Kế hoạch tái chiếm lại Hoàng Sa của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa rất quy mô và hoàn chỉnh nhưng bị tổng thống Thiệu đình chỉ vào giờ chót vì tổng thống tin vào lời hứa nỗ lực vận động tăng viện trợ của giới chức Tòa Bạch Ốc của chính phủ Ford tại chính trường Hoa Kỳ. Tổng thống Thiệu cần khoảng viện trợ này như cá cần nước để khiến Việt Nam Cộng Hòa có thể đủ hỏa lực mà đứng vững trước đợt tổng tấn công của cộng sản Bắc Việt với hỏa lực viện trợ từ khối Xô Viết ước đoán gấp năm lần phía Việt Nam Cộng Hòa.

5. Lời hứa và nỗ lực vận động của chính phủ Ford như một màn kịch lúc không giờ và thất bại, viện trợ không đến như Tổng thống mong đợi, Việt Nam Cộng Hòa thất thủ và Hoàng Sa cũng vẫn không lấy lại được. Nhiều chiến lược gia ngày nay cho rằng tổng thống Thiệu nên liều thí mạng dân, mạng lính, đừng cân nhắc quá kỹ lưỡng như ông vẫn hay là, dồn toàn lực đánh cộng sản Trung quốc như tính toán lúc đầu để phá triệt để các dự tính của Henry Kissinger. Trước cũng thất thủ, sau cũng thất thủ, tính kỹ quá mà làm gì! 

Tuy nhiên, con người của tổng thống Thiệu vốn quý mạng người dân, không bao giờ chịu liều thí mạng người dân như cộng sản cả, bởi vậy, thời loạn làm Phật nên đại sự trước mắt mới hỏng! Nhưng ông lại thắng ở đường dài. Dân tộc Việt Nam Cộng Hòa nay hùng mạnh trở lại cũng từ lòng nhân của ông.

6. Ngày nay thì Hoa Kỳ đã thấy được di sản tai hại mà Nixon và Henry Kissinger để lại khi tìm cách bán rẽ đồng minh Việt Nam Cộng Hòa để lấy nụ cười của lãnh đạo cộng sản Trung quốc, nên bắt đầu tìm đủ cách khơi lại lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam Cộng Hòa một mình đương đầu với toàn bộ khối cộng sản, từ trên bộ lẫn ra ngoài hải phận, đương đầu từ cộng sản Bắc Việt lẫn cộng sản Trung Quốc. Bài viết này của tác giả báo hiệu nỗ lực về mặt công luận của chính phủ Hoa Kỳ trong tương lai sắp tới .

7. Câu cuối cùng mà ký giả Joseph Trevithick viết là câu quan trọng nhất của toàn bài, báo hiệu một giai đoạn biến động chính trị sắp xảy ra tại Việt Nam.

Nguồn:



Nguyễn Trọng Dân


Hoàng Sa 1974: Chính phủ Mỹ nói gì?

Chụp lại hình ảnh,

Hình chụp ngày 19/1/2017, khi diễn ra một cuộc tuần hành kỷ niệm sự kiện 1974 của người dân ở Hà Nội

Ngày 19/1/1974 đánh dấu sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực kiểm soát toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Dựa theo các tài liệu đã giải mật của Hoa Kỳ, BBC tóm lược các phản ứng của chính phủ Mỹ ngay tại thời điểm sự kiện vừa diễn ra. Nhiều thông tin, quan điểm có thể đã bị những cứ liệu sau này vượt qua, nhưng thông tin dưới đây phản ánh cái nhìn trong chính phủ Mỹ tại thời điểm năm 1974:

18/1/1974:

Cơ quan tình báo Mỹ CIA gửi báo cáo nói Trung Quốc và Nam Việt Nam "có thể đã đụng độ" ngày 16/1 vì Trung Quốc chiếm đảo Cam Tuyền trong khu vực Hoàng Sa.

"Phía Nam Việt Nam cũng nói rằng Trung Quốc đã đổ bộ lên hai đảo khác trong Nhóm Nguyệt Thiềm của Hoàng Sa."

Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.

Báo cáo của CIA nhắc lại trước đó Bắc Kinh và Sài Gòn chỉ duy nhất một lần va chạm vào năm 1959 khi "phía Nam Việt Nam bắt giữ các ngư dân Trung Quốc ở Nhóm Nguyệt Thiềm".

"Việc quan tâm trở lại về sở hữu các đảo có thể xuất phát từ triển vọng tìm thấy dầu trên đảo hoặc vùng nước xung quanh," CIA nói.

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974
Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ quần đảo Hoàng Sa trong một báo cáo của CIA tháng Ba 1974

21/1/1974:

Sau khi Trung Quốc đã kiểm soát được toàn bộ Hoàng Sa, báo cáo của CIA ngày 21/1 thừa nhận thông tin về diễn biến cuộc đụng độ vẫn "vô cùng sơ sài".

Báo cáo này phân tích căng thẳng bắt đầu từ tuyên bố tháng Chín 1973 của Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

"Ban đầu Bắc Kinh bỏ qua tuyên bố này, nhưng đến ngày 11/1, họ phản ứng bằng tuyên bố bộ ngoại giao tái khẳng định chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa và Bãi Macclesfield."

"Lần đầu tiên, Bắc Kinh cũng chính thức đòi chủ quyền với "tài nguyên tự nhiên ở vùng biển xung quanh" các đảo."

"Cùng lúc này, Trung Quốc cũng đưa một số ngư dân đến Nhóm Nguyệt Thiềm, nơi mà theo phía Nam Việt Nam, những người này dựng lều và cắm cờ Trung Quốc."

"Vào lúc này, Sài Gòn chuyển hướng chú ý từ Trường Sa sang Hoàng Sa."

Báo cáo nói Sài Gòn đưa hải quân ra Nhóm Nguyệt Thiềm, khiến các ngư dân Trung Quốc phải rút đi.

CIA nói Trung Quốc "rõ ràng đã có chuẩn bị" cho diễn biến này.

"Sau khi Nam Việt Nam bắn vào ngư dân Trung Quốc trên đảo Quang Hòa ngày 16/1, Trung Quốc đưa các đơn vị quân đội hướng về nam, can thiệp bằng lực lượng bộ binh và hải quân khá lớn, cùng với không kích," CIA viết.

23/1/1974:

Tại trụ sở bộ ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Henry Kissinger gặp ông Han Hsu, quyền trưởng phái đoàn liên lạc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Washington.

Ông Kissinger nói chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đang đưa nhiều thư phản kháng lên các tổ chức quốc tế như SEATO và LHQ.

"Chúng tôi không dính líu đến các phản kháng đó," Ngoại trưởng Kissiger nói.

Ông nói thêm: "Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo này."

25/1/1974:

Tại một cuộc họp khác, Đô đốc Thomas H. Moorer, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, báo cáo: "Chúng ta đã tránh xa vấn đề."

Ngoại trưởng Kissinger hỏi lại: "Chúng ta chưa bao giờ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của họ [Nam Việt Nam]?"

Đô đốc Moorer trả lời: "Toàn vùng đó là cả vấn đề. Trường Sa và các đảo khác có cùng vấn đề - đó là lãnh thổ đang tranh chấp. Chúng tôi đã ra lệnh tránh khỏi vùng đó."

Ông Kissinger hỏi "Ai khởi đầu trận chiến ở Hoàng Sa?"

Đô đốc Thomas H. Moorer mô tả: "Một đội tuần tra của Nam Việt Nam trong khu vực phát hiện một số tàu Trung Quốc tiến về các đảo; họ tiến đến và đưa khoảng 75 người lên đảo Duncan (Quang Hòa). Đó là một trong các đảo phía nam của nhóm Nguyệt Thiềm.

"Họ phải đối đầu với hai đại đội Trung Quốc. Phía Nam Việt Nam phải rút sang các đảo gần đó.

"Bốn tàu Nam Việt Nam và khoảng 11 tàu Trung Quốc sau đó có trận hải chiến trong khi quân Nam Việt Nam rút lui."

Ngoại trưởng Mỹ hỏi tiếp: "Phản ứng của Bắc Việt trước toàn bộ vụ việc là thế nào?"

William Colby, Giám đốc tình báo CIA, nói: "Họ bỏ qua, nói rằng nó nằm dưới Vĩ tuyến 17 và vì thế không có ảnh hưởng đến họ. Nói chung, họ không đưa ra lập trường, không theo bên nào."

Ông William Smyser, từ Hội đồng An ninh Quốc gia, nói thêm: "Nó đặt họ vào tình thế tế nhị. Họ không nói gì cho đến khi đã xong chuyện, và rồi chỉ nói họ lên án việc dùng vũ lực."

Cuộc bàn luận tiếp tục với trình tự như sau:

"Ngoại trưởng Kissinger: Tôi biết họ nói gì rồi, nhưng họ thực sự cảm thấy thế nào?

Đô đốc Moorer: Tôi nghĩ họ lo lắng.

Ông Colby: Bắc Việt có thể muốn có mỏ dầu tại đó.

Ông Clements [Thứ trưởng Quốc phòng]: Đừng quá mơ mộng về khả năng có dầu tại các đảo đó. Đó vẫn là chuyện trên trời. Hiện chẳng có gì ở đấy cả, chỉ là tương lai thôi. Hiện nay dầu hỏa ở đó không khả thi. Chỉ là tiềm năng.

Đô đốc Moorer: Người Pháp nắm giữ các đảo trong thập niên 1930 cho đến khi Nhật chiếm trong Thế chiến. Năm 1955, người Pháp từ bỏ chủ quyền các đảo và Nhật đã làm như thế năm 1951. Nam Việt Nam và Trung Cộng kể từ đó cùng nhận chủ quyền. Philippines có tuyên bố yếu ớt, nhưng chỉ là trên giấy."

Sau đó, Đô đốc Moorer xác nhận lại với Henry Kissinger: "Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực."

28/1/1974:

Bộ Ngoại giao Mỹ gửi điện cho tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, nói rằng có một bản tin của UPI viết các tàu chiến Nam Việt Nam đã "bao vây" Hoàng Sa, sau khi đã bị mất đảo về tay Trung Quốc.

Bức điện nói "lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc".

Bức điện yêu cầu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn "kiềm chế" chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 700 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 538 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 488 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 181 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 143 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 83 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 82 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 66 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 26 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 11 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.