Nước Mỹ trong giai đoạn đen tối từ khi bạo loạn do TT Trump xúi giục - Trump có thể kích hoạt chiến tranh hạt nhân để giữ ghế TT
10.01.2021 20:03
Bạo loạn ở điện Capitol phô bày tương lai nghiệt ngã của Mỹ? Những gì tiếp sau có thể sẽ thay đổi thế giới mãi mãi. Ông Patrick Skinner, cựu nhân viên Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), đưa ra dự đoán không lạc quan sau khi chứng kiến diễn biến tại đồi Capitol: "Có thể xảy ra một số vụ xả súng hoặc một vài vụ đánh bom trước hoặc sau lễ nhậm chức".
Các chuyên gia cảnh báo cuộc bạo loạn ở điện Capitol chỉ là bước khởi đầu.
Nhấn để phóng to ảnh
Cảnh sát chặn người biểu tình định xâm nhập Đồi Capitol hôm 6-1. Ảnh: Reuters
Một quan chức đảng Cộng hòa nói với kênh NBC ngay trước cuộc tấn công vào tòa nhà Quốc hội hôm 6-1: "Ông Trump sẽ không dừng lại". Một đồng minh giấu tên khác của Tổng thống Donald Trump nói thêm: "Mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn".
Theo Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (International Crisis Group - ICG), "cuộc bầu cử bị phân cực, cả hai bên bị cuốn vào các tác nhân bạo lực có thể làm gián đoạn quá trình và có thể xảy ra tranh chấp kéo dài".
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Denver Riggleman, cựu nhà phân tích tình báo của Lực lượng Không quân, nói rằng ông đã cố gắng cảnh báo các đồng nghiệp của mình về mối đe dọa đang rình rập. Ông Riggleman nói với tờ Independent: "Khi đặt những ý tưởng cấp tiến cùng với niềm tin vào Đấng Messiah (của người Do Thái), đó chính là công thức dẫn đến thảm họa".
Trong cách nhìn của ông Riggleman, nước Mỹ đang phải hứng chịu một "cơn sốt vô nghĩa", khi nhiều kẻ xấu phát tán các thuyết âm mưu giả tạo và viển vông dưới các biểu ngữ như QAnon, Kraken, Stop the Steal, Scamdemic…
Trang news.com.au dẫn phân tích của ICG: "Vết thương của những di sản của chế độ nô lệ ở Mỹ chưa bao giờ lành hoàn toàn", cộng với vấn đề súng đạn, sắc tộc, bất bình đẳng kinh tế là những nguồn căng thẳng kinh niên.
Giờ đây, các nhà phân tích Mỹ bao gồm cả phó giáo sư David Smith của Trường ĐH Sydney cảnh báo nhiều điều có thể xảy ra: "Đối với Tổng thống Trump, đây là toàn bộ cuộc chơi. Tại thời điểm này, có vẻ như không có gì khác mà ông ấy quan tâm. Ông ấy đang tuyệt vọng, cố gắng bám lấy quyền lực".
Theo TS David Smith của Trường ĐH Sydney, Tổng thống Mỹ đã lãnh đạo đất nước của mình thông qua một quá trình cực đoan hóa. Ông Smith nói: "Không thể tránh khỏi việc một số người Mỹ sẽ rất coi trọng lời của tổng thống đương nhiệm của họ. Việc kiểm soát hành vi của đám đông trở nên khó khăn hơn nhiều". "Ở một mức độ nào đó, tôi nghĩ họ biết rằng họ không thể thực sự nắm quyền. Họ sẽ chỉ tạo ra nhiều hỗn loạn nhất có thể và say sưa với sự phi lý của chuyện đó" - TS David Smith nhận xét.
Nhà khoa học chính trị David McLennan nói với đài ABC của Mỹ vào ngày 6-1: "Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này. Đây là khủng bố trong nước. Đây là xúi giục nổi loạn. Tôi sẽ nói với sinh viên của mình hai điều về những gì đã xảy ra ở Washington, ngày hôm nay. Thứ nhất, đây không phải là dân chủ. Thứ 2, tôi sẽ nói rằng đất nước sẽ tồn tại và phát triển bất chấp âm mưu đảo chính chống lại chính phủ".
Ông McLennan tỏ ra lạc quan về kết quả cuối cùng: những kẻ bạo loạn sau cùng chỉ đơn giản là rút lui. Thế nhưng, các nhà phân tích chính trị khác không chắc chắn như vậy. Họ cho rằng cuộc chiến vẫn chưa kết thúc. Thực tế, có thể chỉ mới bắt đầu. Đó là một công thức để giải quyết rắc rối trên toàn thế giới.
Vài tháng tới sẽ cho thấy liệu các tổ chức công bị mất uy tín và trung lập của Mỹ có đủ năng lực để lãnh đạo nước này vượt qua sự thay đổi chính trị xã hội hỗn loạn hay không. Báo cáo của ICG cảnh báo: "Nếu không thể, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới có thể đối mặt với thời kỳ bất ổn ngày càng tăng và uy tín ngày càng giảm ở nước ngoài".Theo Huệ Bình Người lao động
Quy trình Trump có thể tùy ý phát lệnh tấn công hạt nhân
Luật pháp Mỹ cho Trump toàn quyền ra lệnh tấn công hạt nhân, bất chấp Chủ tịch Hạ viện và nhiều nghị sĩ muốn ra tay ngăn chặn.
Trong thư gửi các đảng viên Dân chủ ngày 8/1, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết đã thảo luận với Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley "về các biện pháp phòng ngừa sẵn có nhằm ngăn một tổng thống bất ổn bắt đầu hành động quân sự thù địch hoặc sử dụng mã phóng và ra lệnh tấn công hạt nhân".
Nhiều nghị sĩ quốc hội cũng viết thư cho tướng Milley và quyền Bộ trưởng Quốc phòng Christopher Miller, đề xuất thiết lập những biện pháp kiểm soát quyền sử dụng vũ khí hạt nhân của ông chủ Nhà Trắng.
Tuy nhiên, theo luật pháp Mỹ hiện nay, Trump là người duy nhất trong chính phủ có quyền phát lệnh tấn công hạt nhân và quyền này dường như không thể ngăn chặn. "Tổng thống có quyền độc nhất, ông ấy có thể tùy ý ra lệnh mà không cần tham khảo ý kiến bất kỳ ai", Elaine Scarry, giáo sư tại Đại học Harvard, cho hay.
Trump phát biểu trước người ủng hộ tại bang Georgia hồi tháng 12/2020. Ảnh: AFP.
Việc giao quyền sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt vào tay một người duy nhất được coi là lựa chọn ít nguy hiểm nhất trong quá khứ. Quyền phát động tấn công hạt nhân của tổng thống Mỹ được triển khai từ cuối Thế chiến II, sau khi quân đội Mỹ thả bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki của Nhật Bản mà không có sự đồng ý trực tiếp từ Tổng thống Harry Truman.
Khi Chiến tranh Lạnh mở đầu, quyền sử dụng vũ khí hạt nhân được giao cho một số tư lệnh chiến trường, nhưng dần bị coi là phương án quá nguy hiểm. Quyền lực này sau đó được thu về một đầu mối duy nhất là tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ hiện nay luôn di chuyển cùng "quả bóng hạt nhân", chiếc vali da màu đen cho phép ông chủ Nhà Trắng phát động một cuộc tấn công hạt nhân khi không có mặt tại trung tâm chỉ huy cố định. Bên trong cặp có một điện thoại, một thẻ kỹ thuật số có biệt danh là "biscuit" (bánh quy) chứa các mã số cho phép phát động cuộc tấn công hạt nhân và danh sách những mục tiêu được lựa chọn từ trước.
Hệ thống được thiết kế trong thời kỳ cao điểm Chiến tranh Lạnh, khi có nhiều lo ngại Tổng thống Mỹ chỉ có vài phút để phản ứng với một cuộc tấn công phủ đầu từ Liên Xô. "Ông ấy có thể thiệt mạng bởi đòn tấn công hạt nhân của nước ngoài và phải có khả năng kịp thời phát lệnh đáp trả khi vẫn còn sống", Joshua Pollack, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở California, cho biết.
Có nhiều biện pháp kiểm tra chéo để xác nhận lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân do tổng thống Mỹ đưa ra và chuyển tiếp chúng cho quân đội. "Tuy nhiên, toàn bộ cấu trúc chỉ huy được thiết kế với tư duy rằng tổng thống đủ năng lực làm việc và không tùy tiện ra lệnh tấn công hạt nhân", Pollack nói thêm.
Theo hiến pháp Mỹ, tổng thống là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, có quyền sử dụng valy hạt nhân để ra lệnh phát động tấn công hạt nhân vào bất cứ kẻ thù nào trên thế giới.
Trợ lý của Trump cầm theo vali hạt nhân bên ngoài Nhà Trắng hồi năm 2019. Ảnh: AP.
Các chuyên gia cho rằng rất khó để khởi động chiến tranh hạt nhân trong thực tế. Những quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc sẽ có trách nhiệm xác nhận mệnh lệnh của tổng thống và đề xuất hành động phù hợp. Nếu cảm thấy mệnh lệnh là phi pháp, họ có thể từ chối triển khai vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, Pollack cảnh báo về mặt kỹ thuật, Trump hoàn toàn có thể bỏ qua quy trình kiểm tra chéo bằng cách tự kích hoạt lựa chọn tấn công mục tiêu có sẵn trong vali hạt nhân mà không ai có thể ngăn cản được.
"Ông ấy không nhất thiết phải gọi điện cho ai để tham vấn trước khi phát lệnh", Pollack nói.
Giới chuyên gia cho rằng các quan chức cấp cao ở Washington có thể tìm cách câu giờ và can ngăn khi Trump ra quyết định như vậy, nhưng về lý thuyết, không ai có thể ngăn cản được việc Tổng thống Mỹ truyền lệnh tới Hạm đội Thái Bình Dương để nhập mã kích hoạt vũ khí hạt nhân, theo bình luận viên Polina Tikhonova của ValueWalk.
Bruce G. Blair, cựu sĩ quan phụ trách hầm phóng tên lửa đạn đạo Minuteman của Mỹ, cho hay sau khi Trump ra lệnh bằng hệ thống mã từ vali hạt nhân, mệnh lệnh sẽ được gửi trực tiếp đến các đơn vị trực chiến. Người vận hành sẽ phải so sánh thông điệp được gửi đến với bộ mã có sẵn.
Nếu các mã xác thực trùng khớp, quá trình khởi động tên lửa được bắt đầu. Đòn tấn công hạt nhân sẽ được thực hiện trong 5 phút, nhắm vào các hầm ngầm chứa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của đối phương..
Các tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân của Mỹ sẽ nhận được mệnh lệnh chậm hơn một chút do đang hoạt động sâu trong lòng biển, nhưng họ vẫn có thể khai hỏa tên lửa sau khi nhận lệnh khoảng 15 phút.
Nếu Trump mất khả năng lãnh đạo vì bất cứ lý do gì, quyền phát động tấn công hạt nhân sẽ được chuyển cho người tiếp theo trong chuỗi kế nhiệm quyền lực của chính phủ Mỹ, khởi đầu là Phó tổng thống Mike Pence và sau đó là Chủ tịch Hạ viện Pelosi.
Cả Scarry và Pollack đều cho rằng đã đến lúc xem xét lại các điều luật cho phép tổng thống Mỹ tùy ý phát lệnh tấn công hạt nhân.
Theo Scarry, phương án phù hợp nhất hiện nay là để quốc hội Mỹ tham gia vào quá trình này, bởi đây là cơ quan duy nhất có quyền tuyên bố chiến tranh. Tuy nhiên, bà cũng lưu ý rằng việc tập trung quá nhiều quyền lực vào tay một nhóm ít người có thể đi ngược lại quy tắc dân chủ của Mỹ. Vũ Anh (Theo NPR)
Chủ tịch Hạ viện Mỹ lo ngại ông Trump kích hoạt vũ khí hạt nhân
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho biết bà đã liên lạc với Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng Mark Milley, bày tỏ quan ngại về nguy cơ Tổng thống Donald Trump “không ổn định” kích hoạt vũ khí hạt nhân.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi lo ngại ông Trump kích hoạt vũ khí hạt nhân trước khi rời Nhà Trắng
REUTERS
Trong cuộc họp trực tuyến với các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện ngày 8.1, bà Pelosi cho biết ông Milley đã khẳng định có biện pháp đảm bảo an toàn, nhưng không công bố thêm chi tiết, theo Bloomberg.
Bà Pelosi cho biết: "Quân đội có sẵn các biện pháp đề phòng để ngăn chặn một tổng thống không ổn định thực hiện các hành động thù địch quân sự hoặc truy cập các mã khởi động và ra lệnh tấn công hạt nhân".
“Tình hình của Tổng thống Trump là không ổn định và chúng ta phải làm mọi thứ có thể để bảo vệ người dân Mỹ khỏi sự tấn công không cân sức của ông ấy chống lại đất nước và nền dân chủ của chúng ta”, bà Pelosi nói. Bà Pelosi đồng thời bày tỏ quan ngại ông Trump ra lệnh tiến hành hành động quân sự trước khi ông rời Nhà Trắng vào ngày 20.1.
Phản ứng trước thông tin này, phát ngôn viên Hội đồng Tham mưu trưởng, đại tá Dave Butler chỉ xác nhận bà Pelosi có cuộc điện đàm với chủ tịch Milley và "ông đã trả lời những câu hỏi về quy trình thẩm quyền chỉ huy hạt nhân".
Hiện vẫn chưa rõ ông Miller đảm bảo với bà Pelosi về quyền kích hoạt vũ khí hạt nhân của ông Trump hay biện pháp ngăn chặn ông Trump tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân. Mỹ không có chính sách "không tấn công đầu tiên" đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Ông Milley được cho là đã nói với bà Pelosi rằng hiến pháp Mỹ trao toàn quyền cho tổng thống quyền kích hoạt vũ khí hạt nhân, theo AFP.
Quốc hội không thể ngăn chặn quyết định tấn công hạt nhân
Theo báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội (CRS), Quốc hội Mỹ không thể can thiệp và các lãnh đạo của Lầu Năm Góc, tướng lĩnh quân đội nhất định phải thực hiện mệnh lệnh của tổng thống dù họ có đồng ý hay không.
Va li hạt nhân của Tổng thống kiêm tổng tư lệnh quân đội Donald Trump
REUTERS
Khi đến bất cứ nơi nào, Tổng thống Trump - kiêm tổng tư lệnh quân đội - luôn có một trợ lý tháp tùng, mang theo vali hạt nhân, chứa các chỉ dẫn, kế hoạch tấn công và mật mã khởi động một cuộc tấn công hạt nhân mà chỉ tổng thống mới có thể sử dụng, CRS lưu ý.
Trump nói Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân 'chưa ai có' sẵn sàng sử dụng
Trump từng tiết lộ Mỹ đã chế tạo vũ khí hạt nhân cả Nga và Trung Quốc đều chưa từng có, khiến nhiều quan chức Mỹ bất ngờ
.By the Way, Donald Trump Could Still Launch Nuclear Weapons at Any Time
THE NATION IS entering a particularly dangerous period of Donald Trump’s presidency. Still refusing to concede his election loss and angrily tweeting at all hours of the night, Trump faces the dwindling days of his administration, with all the authorities of the office intact and nothing left to lose. Among the authorities he’ll retain until his final minutes in office? The awesome and awful power to launch the United States’ nuclear arsenal on command.
Donald Trump’s “fire and fury” presidency has exposed all too clearly the intellectual fallacy at the heart of the nation’s nuclear plans: that the commander-in-chief will always be the most sober, rational, and conservative person in the room.
Many people assume, wrongly, that some other official has to agree with a presidential order to launch nuclear weapons; surely the White House chief of staff, the secretary of defense, the vice president, or maybe the general in charge of the nation’s nuclear forces has to concur with a presidential launch order, right? Nope. The president can choose to consult with those officials, or whoever else he may like, but from the dawn of the atomic age in the 1940s and 1950s, there has been no procedure to require any such second, concurring opinion in order to authorize a nuclear strike.
The nation’s hair-trigger alert system is an anachronism of the early days of the Cold War, when the limited size of the US arsenal and its comparatively primitive technology meant that if the weapons weren’t quickly used, they might be destroyed by an incoming attack—and with them, the country’s nuclear deterrent. Advancing technologies and expanding arsenals have negated that fear; today’s nuclear submarines ensure a so-called “survivable deterrent” such that even under the most extreme surprise attack scenarios, the US could still destroy dozens of foreign targets and kill tens of millions of people.
Even as the underlying technology and need changed, the US has never revisited its launch strategy. It doesn’t have to be this way, though. There’s simply no need for the nation’s weapons to be placed on routine high-alert and left in the hands of a single individual. We shouldn’t have to worry whether presidential whims endanger our world and human civilization.
This isn’t the first wake-up call for the US. In the final days of Richard Nixon’s presidency, as Watergate consumed his administration from within, his top aides worried what he might do. Nixon was despondent and drinking heavily. Those around him raised fears about his mental state; during one meeting with members of Congress he’d reportedly emphasized the world-ending powers at his fingertips, telling them, “I can go in my office and pick up a telephone, and in 25 minutes, millions of people will be dead.” Defense secretary James Schlesinger said later that he left specific instructions with the president’s military aides to double-check with either himself or secretary of state Henry Kissinger if there were any strange or unexpected orders from Nixon—like, say, an order to launch nuclear missiles. Luckily, as far as we know, Schlesinger’s worries were for naught; Nixon never tried to trigger a launch.
There have reportedly been similar protections put into place around Trump’s unstable presidency; notably, though, rather than coming only in its final days, the concerns around Trump’s moods began in the early days of the administration. The Associated Press reported in 2017 that then defense secretary James Mattis and then Homeland Security secretary John Kelly made a pact that they shouldn’t both travel overseas at the same time, ensuring that one of them would be available “to keep tabs on the orders rapidly emerging from the White House.” More recently, according to unconfirmed reporting in the Washington Monthly, the White House secretly distributed to the military aides responsible for accompanying the president at all times instructions about what to do if the president’s decisionmaking appeared compromised by Covid-19.
At various times in the Trump presidency, military leaders have made a point of saying they would not comply with an illegal launch order, but such statements have a much more narrow viewpoint than the public usually interprets. It’s not that the military would ignore an illogical order; it literally means that they would not comply with an order that violates international or military law, a tightly proscribed set of actions that revolve around questions like proportionality and the status of noncombatants.
All these other reported procedures or protections, from Nixon to Trump, are informal and extralegal. There are no guarantees that any of them would work in an emergency—and there is no process that would ensure such double checks.
Nowhere else does the US entrust its nuclear power to the hands of a single person. Instead, the military follows what’s known as the “two-man rule,” a requirement that two (or more) individuals are present whenever weapons are being accessed, fixed, or launched. No one is ever alone with a nuclear weapon. During maintenance or inspections, two people are always present—and if one leaves the work zone, the other must as well. When a launch order is transmitted, two officers have to separately validate that the codes are authentic. In the control capsules for the nation’s missile silos, two separate officers have to initiate launch sequences and turn their respective keys simultaneously, at stations spaced far enough apart to ensure that the same person can’t reach both at once.
It is an insane relic of the Dr. Strangelove era that we don’t have a similar procedure in place at the top of the nation’s nuclear system.
The impending end of Donald Trump’s presidency and a new Biden administration provides an important opportunity to reform the nation’s launch authorities. The country should insist upon a new command-and-control system that ensures the same checks and balances that we insist upon elsewhere in the nuclear system, as well as the same checks and balances we insist on other aspects of government power. Such a move would dramatically improve the safety of the world.
Policymakers have sketched out some ideas for what a new system might look like in recent years. Earlier in the Trump presidency, US representative Ted Lieu and Senator Edward Markey introduced legislation that would restrict a president from using nuclear weapons without a congressional declaration of war. That model, however, might prove too cumbersome and slow, even with more advanced US nuclear capabilities. Congress, after all, has all but forsaken its power to declare war, and there hasn’t been an official congressional declaration since 1942, when the US added the Axis powers of Bulgaria, Romania, and Hungary to its post-Pearl Harbor war declaration.
Other models would require the approval of a second individual, a more modest logistical hurdle that would still add a tremendous amount of safety and security to the nation’s most awesome responsibility. one idea, floated by two noted legal scholars, Richard Betts and Matthew Waxman, would keep the power solely within the executive branch and require the concurrence of a second top administration official—say the defense secretary, the vice president, or the attorney general—while other proposals would require someone outside the executive branch and the president’s chain of command, like the House speaker or Senate majority leader.
There are good reasons to rely on either a congressional declaration of war or the concurrence of a legislative leader like the House speaker: The founders and the Constitution clearly and specifically placed the power to start a war with the congressional branch, understanding that it would always be easier, politically and practically, for a president to get the nation into a war alone. There’s a fundamental disconnect in our military posture if, in theory, sending troops to invade a foreign country by land requires congressional action but destroying it and all its people from the air requires just a presidential phone call.
Debates about how and when the US should deploy nuclear weapons aren’t as esoteric as they may seem. It’s easy to forget how close we’ve come to nuclear war on multiple occasions—from mistaken alerts that have awoken presidential aides in the middle of the night to misinterpreted military exercises that have spiraled accidentally toward war. Moreover, as historical archives have been opened in recent years, we’ve learned about times when presidents and military commanders have weighed using nuclear weapons in Korea and Vietnam, with no public notice, and we’ve learned that the world came closer to nuclear war in the Cuban Missile Crisis than anyone realized.
The more one studies nuclear weapons, the more the historical fact that presidents haven’t used them seems luck rather than strategy. As he was leaving office, Dwight Eisenhower said he was most proud of keeping the world at peace. Restraint was not as easy it may look from the outside. “People asked how it happened—by God, it didn’t just happen, I’ll tell you that,” Ike said.
The Trump presidency has caused the nation to realize how much of our presidency and our politics is guided by norms and traditions rather than laws and policies. As we consider the path forward to newly codifying some of the nation’s expectations in our government, it would make sense to prioritize ensuring further protections that the nuclear peace Ike achieved continues to hold as long as it can.
Garrett M. Graff, a contributing editor at WIRED, is an executive producer on Vice TV’s new series, While The Rest of Us Die, about the nation’s secret emergency plans, which premieres Monday night at 10 pm ET.
Putin tàn phá nước Mỹ rất tinh tế:
Nguy cơ bùng nổ bạo loạn vào ngày nhậm chức của ông Biden
(PLO)- Vụ bạo động ở Điện Capitol vừa tạm lắng xuống thì các chuyên gia cảnh báo rằng thông điệp kích động bạo lực tiếp tục lan truyền trước ngày nhậm chức của ông Biden.
Trong nhiều tuần, nhiều ngày và nhiều giờ trước khi xảy ra vụ người biểu tình ủng hộ Tổng thống Donald Trump tràn vào tòa nhà quốc hội Mỹ hôm 6-1, đã có nhiều bài đăng từ các nhóm cực hữu kích động nội chiến, sát hại nghị sĩ cấp cao và tấn công lực lượng thực thi pháp luật.
Và giờ đây, khi vụ bạo động ở Điện Capitol tạm lắng xuống và Mỹ phải vật lộn để giải quyết vụ bạo lực khiến năm người thiệt mạng, các chuyên gia cảnh báo về những thông điệp kêu gọi bạo lực tiếp tục lan truyền trước ngày diễn ra lễ tuyên thệ của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Ngập tràn lời kêu gọi bạo lực trên mạng xã hội
Theo đài CNN, mạng xã hội xuất hiện ngập tràn lời kêu gọi đầy bạo lực kiểu như “Trump hay chiến tranh. Ngày hôm nay. Thật đơn giản” hay “Nếu bạn không biết cách bắn: Bạn cần học. Ngay bây giờ” hoặc “Chúng tôi sẽ xông vào các tòa nhà chính phủ, giết chết cảnh sát, giết chết nhân viên an ninh, giết chết nhân viên và đặc vụ liên bang, và yêu cầu kiểm lại phiếu”.
Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump đụng độ cảnh sát khi họ xông vào Điện Capitol hôm 6-1. Ảnh: CNN
“Chúng tôi đang theo dõi những thông điệp, lời kêu gọi từ những nhóm da trắng thượng đẳng, những kẻ cực đoan cực hữu, họ cảm thấy được cổ vũ” – ông Jonathan Greenblatt, Giám đốc điều hành tổ chức giám sát an ninh Anti-Defamation League, nói.
Sau khi những kẻ bạo loạn vượt qua hàng rào an ninh, tấn công cảnh sát, đập phá cửa sổ Điện Capitol và tràn vào bên trong, Tổng thống Trump kêu gọi họ về nhà. Ngay trong đêm, các nhà lãnh đạo Cộng hòa, bao gồm Phó Tổng thống Mike Pence và lãnh đạo phe đa số ở Thượng viện Mitch McConnell lên án những người bạo loạn bằng những lời lẽ mạnh mẽ nhất.< iframe frameborder="0" src="https://16c3a6f6175432535a7fe46fc11b2ae3.safeframe.googlesyndication.com/safeframe/1-0-37/html/container.html" id="google_ads_iframe_/21622890900/VN_plo.vn_pc_article_mid1_300x250//336x280_0" title="3rd party ad content" name="" scrolling="no" marginwidth="0" marginheight="0" width="300" height="250" data-is-safeframe="true" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" data-google-container-id="2" data-load-complete="true" style="background: none; text-align: center; box-sizing: border-box; margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; outline: 0px; vertical-align: bottom; text-size-adjust: 100%; line-height: 2rem;">< /iframe>
Tuy nhiên, điều đó dường như chẳng ảnh hưởng nhiều đến những phần tử cực đoan.
“Ông Trump sẽ tuyên thệ nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20-1. Chúng ta không thể để những kẻ cực tả chiến thắng, ngay cả nếu phải thiêu rụi thủ đô. Ngày mai chúng ta sẽ giành lại Washington D.C. và giành lại đất nước” – một người bình luận trên diễn đàn trực tuyến thedonald.win vốn ủng hộ Tổng thống Trump hôm 7-1.
Nhà nghiên cứu cấp cao về giám sát an ninh John Scott-Railton tại ĐH Toronto (Canada) nói rằng ông cực kỳ lo ngại về an toàn của lễ nhậm chức.
“Trong khi công chúng thất kinh trước những gì đã xảy ra hôm 6-1 tại Điện Capitol, chắc chắn sẽ có nhóm cánh hữu xem những gì đã xảy ra là một sự thành công”- ông Scott-Railton nói với CNN.
Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump phá hàng rào cảnh sát hôm 6-1 tại Điện Captiol. Ảnh: CNN
Nhiều ngày trước cuộc tấn công Điện Capitol, nhiều lời kêu gọi kích động bạo lực đã lan tràn trên mạng xã hội.
Tổ chức giám sát phi đảng phái Advance Democracy, Inc. cho biết trước sáu ngày diễn ra vụ bạo loạn, họ phát hiện 1.480 bài đăng từ các tài khoản liên quan tới tổ chức QAnon đề cập sự kiện này và chứa nội dung bạo lực. Cũng theo Advance Democracy, Inc., trên mạng xã hội Parler, nhiều bài đăng kêu gọi chiến tranh kèm những lời lẽ như “chiến tranh bắt đầu từ hôm nay”.
Nhà vận động chính trị Ali Alexander, người tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ ông Trump, bao gồm cuộc biểu tình dẫn đến vụ bạo loạn ngày 6-1 cáo buộc “nhóm cánh tả cố gắng đẩy chúng tôi tới chiến tranh”.
Cuối tháng 12-2020, ông Alexander nói với những người ủng hộ rằng ông và ba nghị sĩ Cộng hòa đang lên kế hoạch cho một sự kiện lớn.
Hôm 4-1, Advance Democracy, Inc. công bố một nghiên cứu trình bày chi tiết những mối đe dọa bạo lực tiềm ẩn trong ngày nhậm chức sắp tới.
Cũng trong ngày 4-1, một phân tích rủi ro của hãng an ninh G4S cho biết những lời kêu gọi bạo lực hiện nay cho thấy sẽ có những người tham dự có ý định bạo lực, bao gồm các nhóm dân quân vũ trang trong thời gian từ ngày 6-1 đến ngày nhậm chức 20-1.
Phân tích dẫn vô số bài đăng ủng hộ bạo lực trên trang cánh hữu thedonald.win trong những tuần gần đây. Trong số đó có bài đăng vào cuối tháng 12-2020 với lời kêu gọi: “Chúng ta sẽ phải đạt được một chiến thắng chiến thuật thực sự như xông vào và chiếm đóng Quốc hội để đạt được hiệu quả như mong đợi”.
Điều khiến các chuyên gia an ninh bất ngờ là tại sao lực lượng thực thi pháp luật thiếu phản ứng an ninh mạnh mẽ.
Lực lượng an ninh không lường trước
Nhiều quan chức an ninh và liên bang nói rằng họ không lường trước vụ bạo loạn hôm 6-1 sẽ xảy ra.
“Không có thông tin tình báo nào cho thấy khả năng sẽ xảy ra một vụ tấn công Điện Capitol” – cảnh sát trưởng thủ đô Washington D.C., ông Robert Contee nói hôm 7-1.
Hoàng hôn trên Điện Capitol. Ảnh: James Lawler Duggan/REUTERS
Ông Steven A. Sund, người từ chức cảnh sát trưởng của lực lượng bảo vệ Điện Capitol, nói cảnh sát chỉ lên kế hoạch cụ thể để đối phó các hoạt động trong khuôn khổ Tu chính án thứ nhất.
“Tuy nhiên xin đừng nhầm lẫn, cuộc bạo loạn đó không phải là hoạt động như theo Tu chính án thứ nhất, mà đó là hành vi bạo loạn hình sự” – ông A. Sund nói.
Đối với sự an toàn trong ngày nhậm chức của ông Biden, Mật vụ Mỹ đã ra tuyên bố cho biết kế hoạch đã được chuẩn bị chi tiết.
“Lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ là thành tố căn bản của nền dân chủ chúng ta. An toàn và an ninh của những người tham dự lễ nhậm chức là quan trọng trên hết” – tuyên bố của Mật vụ Mỹ cho biết.
Ông Joel Finkelstein, Giám đốc Viện nghiên cứu Network Contagion của ĐH Rutgers (Mỹ) cho hay vô số thuyết âm mưu xuất hiện từ các trang mạng nhỏ hơn nhanh chóng phát tán trên Facebook, Twitter và Instagram. Kết quả là nhiều người vốn không hề cực đoan đã bị thông tin sai lệch dẫn dắt và bị lôi kéo tham gia biểu tình hôm 6-1.