
Sau chiến thắng mùa xuân Kỷ Dậu, vua Quang Trung nỗ lực xây dựng đất nước. Dù chỉ tại vị có 4 năm ngắn ngủi, nhưng vua đã chứng tỏ ngài không phải chỉ là một nhà quân sự lỗi lạc nhất trong lịch sử mà còn là một nhà chính trị xuất sắc nhất, với hùng tâm mở một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt.
Về chính trị, ngài chia đổi Thăng Long thành Bắc thành, chia miền Trung châu Bắc hà thành 7 trấn là: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ, Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Phụng Thiên, Thanh Hóa ngoại. Miền sơn cuớc chia thành 7 trấn: Lạng Sơn, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Yên Quảng, Lạng Sơn, Cao Bằng và Tuyên Quang.
Về văn hóa, ngài cho mở trường học khắp các thôn xã. Những nơi nào không thể mở trường học thì mượn đình chùa làm nơi dạy dỗ. Vua Quang Trung là ông vua Việt nam đầu tiên đã có sáng kiến áp dụng một nền giáo dục phổ thông cho dân chúng. Và ngài cũng là vị vua đầu tiên đã thực hiện một cuộc cách mạng dân tộc là dùng chữ Nôm trong tất cả các chiếu biểu, văn thư hành chánh.
Về quân sự, quân lực Tây Sơn gồm 5 quân căn bản là: Tiền, Hậu, Trung, Tả, Hữu và những đội quân đặc biệt dùng như lực lượng trừ bị là: Tả bật, Hữu bật, Ngũ chế, Kiến thành, Thiên cán, Thiên trường, Thiên sánh, Hổ bôn, Hổ hầu, Thị Lân, Thị Loan. Ở các phủ huyện, có quân đội địa phương gồm có Ðạo, Cơ, Ðội. Quân chủ lực của Tây Sơn bấy giờ cứ 5 người mới có một cây súng trường, nhưng thiện dụng hỏa hổ, và gan dạ phi thường. Vì chuẩn bị đánh nhau với nhà Thanh sau này, ngài thu đố đồng trong nước để đúc đồ binh khí.
Về ngoại giao, thời đại Quang Trung là thời đại ngoại giao vàng son nhất lịch sử chúng ta. Từ xưa chưa có một vị vua nào tỏ vẻ lấn áp Trung hoa như vua Quang Trung. Trước hết, ngài đã không chịu thân hành đi đón sắc phong của vua Càn Long, hủy bỏ tục cống người vàng hằng năm cho Tàu để đền mạng Liễu Thăng đã có kể từ thời vua Lê Thái tổ. Và cuối cùng cử sứ bộ sang Tàu đòi hai hai tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây, cũng như xin cưới công chúa nhà Thanh.
Ðau đớn thay, trong khi nhà Thanh chuẩn bị đáp ứng những đòi hỏi của Việt nam thì vua Quang Trung lại sớm ra đi. Vũ Văn Dũng cầm đầu phái bộ ở Bắc kinh lúc bấy giờ khi nghe tin vua mất đã ngã ra chết giấc, và sau đó có làm bài thơ khóc vua như sau:
Bố y phấn tích ngũ niên trung
Kim cổ thi vi sự bất đồng
Thiên vị ngô hoàng tăng nhất kỷ
Bất ư Ðường, Tống thuyết anh hùng
Anh Hợp dịch:
Năm năm dấy nghiệp tự thôn nông
Thời trước, thời sau khó sánh cùng
Trời để vua ta thêm chục tuổi
Anh hào Ðường, Tống hết khoe hùng.
Lịch sử không thể nói hết những nét phi thường của vua Quang Trung. Ngài là một vị tướng bách thắng. từ lúc cầm quân đánh Phú yên cho đến lúc mất chưa bao giờ biết nếm mùi thất bại. Ngài là một nhà chính trị tài ba chứng tỏ sau bốn năm xây dựng Bắc hà qua các chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục. Nhưng tình hình Nam kỳ, cũng như chính sách của nhà Tây Sơn đối với Mãn Thanh lúc bấy giờ, đã có hai quan điểm khác nhau đối với tương lai của Việt nam nếu ngài còn sống thêm một kỷ nữa.
Quan điểm thứ nhất cho rằng, với tài năng phi thường của vua Quang Trung, ngài còn sống thêm lãnh thổ Việt nam đã thay đổi, tình hình chính trị ở Á châu cũng hoàn toàn thay đổi bộ mặt và vua Quang Trung có thêm cơ hội để chứng tỏ thêm sự phi thường tột bực của ngài. Quan điểm thứ hai đặt ra nhiều nghi ngờ là có thể nhà Tây Sơn lưỡng đầu thọ địch và tình trạng cũng khó biết đi về đâu.
Trong năm 1798, quân Nguyễn so với Tây Sơn cũng không còn sút kém, thế nhưng họ vẫn muốn được liên kết với nhà Thanh để hai mặt đánh Tây Sơn. Ðiều này làm nhiều người cho rằng, nếu vua Quang Trung còn, cuộc chiến giữa Tây Sơn và Mãn Thanh xảy ra, quân chúa Nguyễn sẽ đánh đàng trong, quân Thanh đánh mặt Bắc, hải quân nhà Thanh và chúa Nguyễn tấn công mặt đông, liên quân Xiêm La - Chân Lạp - Vạn Tượng đánh phía tây sẽ dồn Tây Sơn vào thế bốn bề thọ địch, thì chưa có thể dám kết luận vua Quang Trung sẽ có thể phá vỡ thế tấn công đó.
Tuy nhiên lịch sử không thể phủ nhận là với tài điều binh khiển tướng thần sầu khấp qủy của vua Quang Trung, nếu ngài không mất sớm Nguyễn Phúc Ánh dù có mua được bao nhiêu chiến cụ tối tân của Âu châu cũng không thể ngóc đầu lên nổi.
Vua Quang Trung rất biết người biết mình, biết chưa đủ sức chống lại đợt trả thù định huy động đến năm chục vạn binh 9 tỉnh miền Nam của Mãn Thanh, phải nhún nhường qua ải.
Sau khi Càn Long hủy bỏ quyết định huy động quân dân 9 tỉnh miền Nam Trung quốc Nam chinh, thì vua Quang Trung mới bắt đầu chứng tỏ sự độc lập của mình. Những gì nhà vua làm sau đó, đều có tính toán vì thăm dò được phản ứng của triều đình nhà Mãn. Vì thế, những đòi hỏi của vua Quang Trung như đòi Lưỡng Quảng, thì cũng gần như được thoả mãn một nửa. Vua Quang Trung có thể nuôi hùng tâm sẽ tấn công nước Tàu, vì Nữ Chân cũng là một nước nhỏ mà có thể vào làm vua Trung quốc. Và hơn nữa, bấy giờ những nghĩa sĩ Trung quốc, nhất là miền Nam Trung hoa đã có những phong trào kháng Thanh nổi lên rất mạnh.
Theo dự trù phải 10 năm, vua Quang Trung mới có thể thực hiện giấc mộng vĩ đại của mình. Tình trạng bang giao giữa hai nước cho đến năm 1792, coi như vẫn hoàn toàn thuận lợi cho Tây Sơn. Nếu ông còn sống, thu nạp công chúa con vua Càn Long, thì áp lực mặt Bắc lại có thể vì đó mà không còn phải lo lắng nữa, nếu như Quang Trung không khiêu khích thêm, và buộc Mãn Thanh phải phản ứng.
Hẳn vua Quang Trung sẽ không khiêu khích Bắc Kinh khi sứ bộ Võ Văn Dũng đã đạt những đòi hỏi. Và năm 1792, sau khi Thị nại bị tấn công là lúc Quang Trung chuẩn bị diệt mối lo nằm sau lưng. Lá thư của Le Labousse, sự lo âu của Nguyễn Phúc Ánh bày tỏ với sứ thần Xiêm La: "Rất có thể Huệ đem quân vượt qua đường Lào và Cao Mên để đánh miền Nam, thủy quân của Huệ cũng sẽ lần theo hải đạo đến Côn Lôn và hoạt động tại Xiêm La, Hà tiên, tới chiếm đóng Long xuyên, Kiên giang rồi hợp với bộ binh ở Sài Côn..." và cũng như mối lo của ngài bày tỏ với Trần Quang Diệu lúc lâm chung, cho thấy Quang Trung không khinh thường lực lượng Gia Ðịnh. Như vậy, nếu có thực hiện cuộc Bắc phạt đánh nhà Thanh, ngài phải diệt gọn lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trước đã. Diệt xong Nguyễn Phúc Ánh, những nước như Xiêm La, Cao Miên, Vạn Tượng không còn là mối lo đối với Tây Sơn, mà biết đâu họ lại là những nước lại xoay sang liên kết với Việt nam để ngó lên miền Bắc.
Quang Trung mất trong năm 1792 là cơ may, là thời trời cho Nguyễn Phúc Ánh, và có lẽ cũng là vận mệnh bắt dân Việt nam phải chịu 80 năm đô hộ… Dân tộc phải chịu đựng đau buồn, không thể sánh vai cùng các nước Á châu, mà trước đây so với Việt nam họ còn lạc hậu hơn nhiều. Lan Huong Nguyen
Thêm bằng chứng về ĐCSTQ ‘gắp lửa bỏ tay người’: Ai gieo rắc virus?

Méray nói: “Vậy thì vắc-xin tôi đã tiêm nửa giờ trước khi tôi đến khu vực đó là vô giá trị. Tôi không dám tin vào tai mình… Nếu sự nguy hiểm không tồn tại, vậy thì tại sao lại yêu cầu tôi tiêm vắc-xin? Đây chỉ là một trò biểu diễn giả.”
Trong tập trước của chuyên mục, chúng tôi đã đề cập đến việc vào năm 1952, ĐCSTQ đã phát động một cuộc chiến tranh thông tin quy mô lớn, ác ý cáo buộc Mỹ sử dụng vũ khí sinh hóa và vi khuẩn trên quy mô lớn chống lại dân thường ở Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Vào năm 2020, loại virus corona mới đã lây lan từ Vũ Hán ra toàn thế giới. ĐCSTQ vì để đùn đẩy trách nhiệm gây dịch bệnh, cản trở cuộc điều tra của xã hội quốc tế đối với Viện nghiên cứu virus học Vũ Hán, liền cắn lại bằng cách vu cho nước Mỹ chế tạo virus. Trong một thời gian, không ít bài báo của “Mao Tả” và các học giả nô bộc của ĐCSTQ đã xuất hiện trên Internet ở Trung Quốc, trích dẫn những hoang ngôn về cái gọi là “cuộc chiến tranh vi khuẩn năm 1952”, cố gắng gây hỗn loạn công chúng.
Trong thời kỳ Chiến tranh Triều Tiên, nước Mỹ đã không tiến hành “chiến tranh vi khuẩn”, đây là quan điểm chủ lưu ở phương Tây ngay từ đầu. Sau đó, nhiều chứng cứ ủng hộ quan điểm này đã xuất hiện, chẳng hạn như bản di cảo của Bộ trưởng Bộ Vệ sinh Quân tình nguyện Ngô Chi Lý, báo cáo của nhà báo Hungari Meray, và còn có các văn kiện đã được giải mật của Liên Xô. Những thứ này là những lời chứng đến từ ba bên của phe Cộng sản, và chúng chứng thực lẫn nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục xem, những lời chứng này phơi bày ĐCSTQ như thế nào.
Bản di cảo đáng tin cậy của Ngô Chi Lý
Đầu tiên, hãy nói về Ngô Chi Lý và các bản thảo di cảo của ông.
Sinh năm 1915, Ngô Chi Lý gia nhập quân đội ĐCSTQ với tư cách là một bác sĩ ở tuổi 20 dưới sự mê hoặc của hệ tư tưởng Cộng sản. Năm 1950, ông được bầu làm Bộ trưởng Bộ Vệ sinh của quân đội nhập Triều Tiên (Quân tình nguyện) của ĐCSTQ. Có thể thấy, ông không chỉ có y thuật giỏi, mà còn có tư bản chính trị được Trung ương ĐCSTQ tín nhiệm. Sau đình chiến Triều Tiên, Ngô Chi Lý trở về Trung Quốc và tiếp tục giữ các chức vụ quan trọng trong quân đội và bệnh viện quân y; Thân phận cuối cùng của ông là “nguyên Phó Viện trưởng kiêm Cố vấn của Học viện Khoa học Quân sự, đồng thời là một cán bộ đã nghỉ hưu của phó binh đoàn”. Chiểu theo tiêu chuẩn của ĐCSTQ, ông có thể được coi là một nguyên lão cấp cao của “lão thành cách mạng”.
Năm 1997, Ngô Chi Lý đã viết một bản thảo viết tay, tiết lộ rằng cái gọi là “chiến tranh vi trùng năm 1952” là căn bản không tồn tại. Cuối bản thảo có đoạn: “Chuyện này đã là bệnh tim của tôi mấy chục năm rồi, không gì khác ngoài nó, tôi chỉ cảm thấy tội nghiệp cho các khoa học gia Trung Quốc và nước ngoài, khi tất cả họ đều ký tên vào. Có lẽ tôi vẫn còn quá ngây thơ, bởi vì họ có thể biết được chân tướng, nhưng họ lại phục tùng nhu cầu của cuộc đấu tranh chính trị. Nếu đúng là như vậy, hay nếu không phải vậy, thì họ đều đã bị chúng tôi lừa dối”, “Hiện tại, vì tôi không còn tại chức, nên sự tình mà một lão nhân đã 83 tuổi nói ra là thích hợp hơn.”
Qua toàn văn có thể thấy rằng, trong những năm tháng cuối đời, ông đã có nhận thức thanh tỉnh hơn đối với thứ “chính trị uốn cong nhân tính” của ĐCSTQ, và không muốn đưa sự thật xuống mồ.
Trong số các nguyên lão của ĐCSTQ, Ngô Chi Lý không phải là người duy nhất muốn nói ra sự thật. Ông Ngô cũng hồi ức, nói rằng trước ông, tướng Hoàng Khắc Thành của ĐCSTQ từng nói với chủ biên Bách khoa toàn thư của Học viện Khoa học Quân sự rằng: “Đế quốc Mỹ không thực hiện cái gọi là ‘chiến tranh vi khuẩn’ ở Triều Tiên, và mối quan hệ giữa hai nước hiện tại cũng không tồi, vì vậy nó thích hợp để xoay lại vấn đề này.”
Khi đó, Hoàng Khắc Thành đã ở giai đoạn cuối của bệnh, và những người biên soạn sách liền đến hỏi Ngô Chi Lý. Nhưng lúc đó, Ngô Chí Lý không dám nói thẳng, ông ấy chỉ nói lấp lửng rằng “chứng cứ không đủ”. Năm 1986, sau khi Hoàng Khắc Thành ly thế, cuốn Bách khoa toàn thư quân sự của ĐCSTQ xuất bản sau đó vẫn đưa hoang ngôn về “chiến tranh vi trùng” vào cái gọi là “lịch sử”.
Tháng 9/2008, Ngô Chi Lý cũng qua đời vì bạo bệnh tại Bắc Kinh, mãi đến năm 2013, 5 năm sau khi ông qua đời, nguyệt san “Viêm Hoàng xuân thu” mới xuất bản một phần bản di cảo này trong kỳ san số 11, lấy tiêu đề “Cuộc chiến tranh vi trùng năm 1952 là một báo động giả.”
Vào thời điểm đó, không lâu sau khi Tập Cận Bình nhậm chức, ông dường như tiếp tục đẩy mạnh cải cách, và Trung – Mỹ cũng đang trong thời kỳ trăng mật. “Viêm Hoàng xuân thu” có thể cảm thấy rằng thời cơ đã chín muồi, mới cho một phần bản thảo này được nhìn thấy ánh sáng.
Phát hiện đáng kinh ngạc của ký giả Hungary
Tiếp theo, chúng ta cùng xem phát hiện đáng ngạc nhiên của một phóng viên người Hungary.
Tibor Méray là nhà báo đầu tiên được chính phủ cộng sản Hungary cử đến Triều Tiên vào thời điểm đó. Ông được cho biết rằng “người Mỹ đã tấn công Triều Tiên”, và mang theo lòng nhiệt thành “chính nghĩa”, ông đã nhận nhiệm vụ “chứng thực” một lượng lớn báo cáo về phương diện chiến tranh sinh học.
Méray ngây thơ nghĩ rằng, vì đảng Cộng sản chỉ trích “giai cấp tư sản” nên càng phải có đạo đức hơn, nhưng những tình huống thực tế mà ông nhìn thấy thực sự đã lật đổ nhận thức của ông. Sau chiến tranh, Méray ý thức rằng bản thân mình có thể đã bị lừa dối, và trở thành một “tên hề cung đình” chuyên kích động lòng thù hận. Ông cảm thấy lương tâm bất an, vì vậy ông đã lấy các “chứng cứ” nghe và thấy khác nhau về chiến tranh vi trùng, và thỉnh giáo ý kiến của một số chuyên gia uy quyền.
Cuối cùng, ông đã nhận ra đó là một trò lừa bịp, và đã viết một báo cáo dài 12 trang để giúp nhiều hơn người giải trừ sự mê hoặc. Báo cáo có tên “Sự thật về Chiến tranh vi trùng”, được xuất bản trên tờ Le Parisien số tháng 6/1957, chứa đựng một lượng lớn chi tiết đáng kinh ngạc.
Vì thời gian có hạn, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số nội dung chính trong báo cáo.
Điểm thứ nhất là, người phát hiện ra chiến tranh vi khuẩn tại Triều Tiên không phải là chính Triều Tiên. Thứ trưởng Bộ Vệ sinh Triều Tiên nói với Méray: “Chúng tôi trước tiên thông qua báo cáo của quân tình nguyện Trung Quốc để tường tận về cuộc tập kích vi khuẩn. Họ tuyên bố đã phát hiện một số loài côn trùng bất thường.” Năm 1998, đương án giải mật của Liên Xô được tiết lộ cũng chứng thực: Tháng 2/1952, sau khi Triều Tiên tiếp nhận thông tri từ Bắc Kinh, mới quyết định đưa ra một tuyên bố, với nội dung cáo buộc nhất trí bảo trì theo ĐCSTQ.
Méray cũng chỉ ra rằng, cáo buộc rằng máy bay quân sự Mỹ thả vi khuẩn và côn trùng vào ban đêm chỉ là suy đoán mà chưa ai tận mắt chứng kiến. Những người nông dân ở một ngôi làng ở Bắc Triều Tiên phát hiện thấy “ruồi nhặng bọc trong gói nhỏ” vào buổi sáng, và họ ngay lập tức nghĩ rằng đó là chiến tranh vi trùng. Nhưng về mặt khoa học, làm sao có thể coi loại “cho rằng” và “suy đoán” này là bằng chứng vững chắc?
Đồng thời, một số nông dân đã nói riêng với một bác sĩ người Hungary đóng tại một bệnh viện nông thôn địa phương rằng: “Những gói này không phải rơi xuống từ máy bay, mà là do binh sĩ Trung Quốc mang đến.” Tuy nhiên, vị bác sĩ này là một người tin chắc vào “chiến tranh vi trùng”, vì vậy ông ta cũng phàn nàn với Méray rằng những người nông dân này đang nói những điều vô nghĩa.
Vào thời điểm đó, Méray cũng tin chiến tranh vi trùng là thật, nên không phỏng vấn chứng thực những lời nói của những người nông dân này. Sau đó, khi quay đầu nhìn và nghĩ lại những chi tiết mà mình đã bỏ qua trước đây, ông mới cảm thấy không đúng, bởi người Triều Tiên và binh sĩ ĐCSTQ có quan hệ rất tốt, họ không thể nào tung tin đồn vu khống binh sĩ ĐCSTQ thả ruồi nhặng, trừ phi đó là sự thật.
Cuối cùng, Méray cũng kinh ngạc phát hiện rằng, bao gồm cả việc tiêm phòng của ông, tất cả đều là một trường biểu diễn giả. Ông ở Bình Nhưỡng đã nhận được yêu cầu tiêm phòng bệnh tả, mặc quần áo bảo hộ và đeo mặt nạ phòng độc, và được đưa đến hiện trường để phỏng vấn các nạn nhân của bệnh dịch tả.
Nhiều năm sau, sau khi nói chuyện với một số nhà khoa học vi sinh lỗi lạc, ông được biết rằng vi khuẩn tả vô cùng sợ lạnh, và ruồi nhặng có thể sát khuẩn. Những con ruồi nhặng đậu trên băng tuyết không có khả năng phát triển vi khuẩn tả sống. Ông không cách nào chứng minh rằng vi trùng dịch tả mà ông nhìn thấy trong phòng thí nghiệm của Triều Tiên đến từ ruồi nhặng, cũng như không thể nghiệm chứng rằng vi trùng dịch tả mà người tử vong mắc phải là đến từ ruồi.
Tiến sĩ Gallut, một chuyên gia về bệnh tả người Pháp, nói với Méray: “Để đối phó bệnh tả, phải tiêm hai mũi cách nhau bảy ngày. Mũi đầu tiên là 4 tỷ đơn vị, mũi sau là 8 tỷ đơn vị, và lực miễn dịch sẽ biến mất chỉ sau vài ngày”. Méray nói: “Vậy thì vắc-xin tôi đã tiêm nửa giờ trước khi tôi đến khu vực đó là vô giá trị. Tôi không dám tin vào tai mình… Nếu sự nguy hiểm không tồn tại, vậy thì tại sao lại yêu cầu tôi tiêm vắc-xin? Đây chỉ là một trò biểu diễn giả.”
Báo cáo điều tra của ISC là phi khoa học
Lại nói về báo cáo được ký bởi Ủy ban Điều tra Khoa học Quốc tế (ISC) mà chúng tôi đã đề cập trong số trước.
Sau khi báo cáo được phát hành vào năm 1952, nó lập tức bị giới chuyên nghiệp chất vấn, giới quyền uy khoa học phủ nhận. Giáo sư Lepine, một trong những nhà khoa học hàng đầu được kính trọng nhất ở Đông Âu và là giám đốc của Viện Phòng chống Dịch tễ Quốc tế, bác bỏ rằng đó là một công tác báo cáo khoa học, cho rằng bên trong nó có quá nhiều lỗ hổng và mối liên hệ nhân-quả trong đó rất mong manh.
Chủ tịch ISC Needham, trong một cuộc phỏng vấn báo chí, đã thừa nhận minh xác rằng bản thân họ đã không tiến hành bất kỳ cuộc điều tra thực địa nào, và rằng “Trung Quốc và Triều Tiên đã cung cấp cho họ ‘bằng chứng’, và họ đã tiếp nhận nó một cách tự tin”.
Các văn kiện giải mật của Liên Xô
Năm 1998, tờ “Sản kinh tân văn” của Nhật Bản cũng đã công bố 12 bản ghi chép các bản sao đương án bí mật của Liên Xô từ năm 1952 đến năm 1953, trong đó bao gồm các bức điện của Stalin với ĐCSTQ, văn điện của Trung ương ĐCS Triều Tiên, cũng như các bản ghi nhớ nội bộ của Ủy ban Trung ương ĐCS Liên Xô. Theo các báo cáo này, nguồn ban đầu của các văn kiện là Cục Lưu trữ của Tổng thống Nga. Sau khi nghiên cứu của Kathryn Weathersby và các chuyên gia khác về lịch sử Chiến tranh Lạnh của Mỹ được thừa nhận, họ tin rằng tư liệu này là đáng tin cậy.
Trong các văn kiện được tiết lộ, các chuyên gia tư vấn của các cơ quan y tế, an ninh công cộng và quân đội của Liên Xô tại Triều Tiên đã mô tả cách họ hỗ trợ người Triều Tiên hai lần để ngụy tạo cái gọi là “bằng chứng” như tạo giả hiện trường bùng phát và khu vực lây nhiễm vi khuẩn.
“Thư Nghị quyết của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô gửi Mao Trạch Đông,” đề ngày 2/5/1953, trực tiếp đề xuất rằng “… những lời buộc tội chống lại người Mỹ chỉ là hư cấu” và kiến nghị “ngừng công bố những tài liệu buộc tội chống lại người Mỹ sử dụng vũ khí vi khuẩn”, “Loại bỏ vấn đề chiến tranh vi khuẩn ở Trung Quốc (Hàn Quốc) khỏi các cuộc thảo luận trong các tổ chức quốc tế và các cơ quan của Liên Hợp Quốc.”
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những tài liệu này của Liên Xô đã cung cấp bằng chứng không thể chối cãi rằng cáo buộc Hoa Kỳ sử dụng chiến tranh sinh học là một trò lừa nhân tạo, một trò bịp hợp tác liên Trung – Triều – Xô.
Chỉ trong nháy mắt, đã 70 năm đã trôi qua kể từ khi trò lừa này ra đời. Tuy nhiên, chừng nào ĐCSTQ vẫn còn tồn tại, nó sẽ tiếp tục làm vẩn đục tâm hồn con người bằng những lời dối trá được viết lên giấy trắng mực đen. Một số người hồ nghi đã đặt câu hỏi, nếu quả thực có bằng chứng cứng rắn, tại sao họ không dám yêu cầu Hoa Kỳ bồi thường thiệt hại?
Tư liệu tham khảo:
1. Đương án giải mật trên trang “Lịch sử Quốc tế của Chiến tranh Lạnh” (Wilson center)
2. Milton Lighttenberg, “Những cáo buộc vu khống của Trung Quốc về việc Mỹ sử dụng vũ khí sinh học trong Chiến tranh Triều Tiên”
3. Xô Cộng giải mật đương án
4. Sách “Sự thật về Chiến tranh vi khuẩn” của Tibor Méray
Theo Epoch Times
Mộc Lan biên dịch