Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 24890081

 
Tin tức - Sự kiện 30.04.2024 08:27
Đồ tể VNCH Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100
30.11.2023 18:50

 PV (Theo CNN)

 Thứ năm, ngày 30/11/2023 09:41 AM (GMT+7)

Theo Hãng tin Reuters, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã qua đời vào ngày 29/11 (giờ Mỹ) tại nhà riêng ở bang Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi.

Ông Henry Kissinger qua đời ở tuổi 100 - Ảnh 1.

Sinh ngày 27/5/1923 tại Furth, Đức. Ông Kissinger là người Do Thái, chạy trốn sự đàn áp của Đức Quốc xã và đến Mỹ vào năm 1938.

Theo CNN, Kissinger từng nhớ lại: "Khoảng một nửa số người học cùng tôi và khoảng 13 thành viên trong gia đình tôi đã chết trong các trại tập trung".

Ông trở thành công dân nhập tịch vào năm 1943 trước khi phục vụ trong Thế chiến thứ hai và sau đó lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Harvard, nơi ông tiếp tục giảng dạy. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của dịch vụ công đã đưa ông vào làm việc cho chính phủ.

Kissinger bắt đầu tham khảo ý kiến của Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc về các vấn đề an ninh quốc gia trước khi giữ chức cố vấn an ninh quốc gia và sau đó là ngoại trưởng cho cựu tổng thống Mỹ Nixon.

Tại lễ tuyên thệ nhậm chức ngoại trưởng của Kissinger năm 1973, Nixon gọi nó là "rất có ý nghĩa trong thời đại ngày nay khi chúng ta phải coi nước Mỹ như một phần của toàn thể cộng đồng thế giới mà lần đầu tiên trong lịch sử một công dân nhập tịch trở thành ngoại trưởng của Mỹ".

Kissinger được coi là cánh tay phải của Nixon, khi chính quyền Nixon giải quyết một loạt tranh cãi gần như liên tục trong và ngoài nước.

Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống của Nixon, Kissinger là cố vấn nội bộ cuối cùng của vị tổng thống đang bị bủa vây vẫn đứng sau vụ Watergate. Cả Nixon và Kissinger đã cùng nhau cầu nguyện vào đêm cuối cùng của Nixon tại Nhà Trắng.

"Đêm cuối cùng tại văn phòng, ông ấy mời tôi đến phòng khách Lincoln, nơi ông ấy và tôi thường cùng nhau hoạch định chính sách đối ngoại", Kissinger nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn năm 2012 với CBS News.

Sau khi rời Bộ Ngoại giao vào năm 1977, Kissinger trở thành một tác giả viết nhiều về thế giới và là nhà tư vấn quốc tế. Ông Henry Kissinger đoạt giải Nobel Hòa bình và đã hoạt động tích cực trong suốt cuộc đời của mình, tham dự các cuộc họp ở Nhà Trắng, xuất bản một cuốn sách về phong cách lãnh đạo và điều trần trước Ủy ban Thượng viện về mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên.

Vào tháng 7-2023, ông có chuyến thăm bất ngờ tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời, hưởng thọ 100 tuổi

RFA
2023.11.30
sharethis sharing button
Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger qua đời, hưởng thọ 100 tuổiẢnh chụp ngày 23/1/1973: Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Henry Kissinger bắt tay với Ủy viên Bộ Chính trị Bắc Việt Lê Đức Thọ sau khi ký kết thỏa thuận ngừng bắn trong chiến tranh Việt Nam, ngày 23 tháng 1 tại Paris. Henry Kissinger qua đời vào ngày 29-11 (giờ Mỹ) tại nhà riêng ở bang Connecticut, hưởng thọ 100 tuổi.
Kissinger là một nhà ngoại giao đầy quyền lực cũng là nhân vật gây nhiều tranh cãi. Ông đã tham gia vào nhiều sự kiện toàn cầu mang tính thay đổi thời đại trong những năm 1970, bao gồm Chiến tranh Việt Nam, mở cửa ngoại giao với Trung Quốc, các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí mang tính bước ngoặt giữa Mỹ và Liên Xô và mở rộng quan hệ giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập.
Giải Nobel Hòa bình năm 1973 thuộc về Kissinger và Lê Đức Thọ của Bắc Việt là một trong những giải gây tranh cãi nhất trong lịch sử giải thưởng.
Reuters, họ được chọn để làm việc trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris, nhằm dàn xếp việc rút quân Mỹ, ngừng bắn và duy trì chính quyền miền Nam Việt Nam. Hai thành viên của ủy ban Nobel đã từ chức vì sự lựa chọn này và ông Thọ từ chối giải thưởng với lý do công việc của họ chưa mang lại hòa bình.

Tròn 100 tuổi, Henry Kissinger nói gì về Đảng CS Trung Quốc và đối đầu Mỹ-Trung?

Chu Ân Lai và Richard Nixon

NGUỒN HÌNH ẢNH,BETTMANN/GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Chu Ân Lai mở tiệc đãi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon sang thăm Trung Quốc năm 1972. Không có mặt trong ảnh nhưng cố vấn Henry Kissinger mới là người thiết kế chiến lược Bắt tay với Trung Hoa của Mỹ

Hôm 27/05/2023, ông Henry Kissinger, cựu Ngoại trưởng, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, học giả nổi tiếng và không thiếu tai tiếng, tròn 100 tuổi.

Một số báo châu Âu đã có bài về ông, BBC News Tiếng Việt xin lược dịch một số đoạn trích đáng chú ý.

Trang The Economist tại Anh hôm 17/05 đã phỏng vấn ông Henry Kissinger về cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.

Nhà ngoại giao nổi tiếng, người lèo lái chính sách châu Á của Hoa Kỳ thời Chiến tranh Việt Nam, đích thân sang Trung Quốc thời Mao để kiến thiết chiến lược Bắt tay với Trung Quốc, nay cảnh báo cả hai nước về cuộc đối đầu trong Thế kỷ 21

"Ở Bắc Kinh hiện nay người ta đi tới kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ làm tất cả để trói chân Trung Quốc [to keep China down]. Còn ở Washington, họ thỏa mãn với ý nghĩ Trung Quốc lập mưu để lật đổ vị thế cường quốc dẫn dắt thế giới của Hoa Kỳ..."

"Cả hai bên đều tin tưởng rằng đối thủ đang tạo ra sự nguy hiểm chiến lược (strategic danger). Chúng ta đang trên con đường đi thẳng tới cuộc đối đầu hai đại cường."

Nói với The Economist, ông Kissinger, người vẫn được đón tiếp nồng nhiệt ở Bắc Kinh, cho rằng hai bên Hoa Kỳ và Trung Quốc "còn khoảng 10 năm để điều chỉnh quan hệ" nếu muốn tránh cuộc đối đầu - Thế Chiến III.

Trang The Sunday Times ở Anh có bài của GS Niall Ferguson viết rằng "được ngưỡng mộ, và cũng bị không ít người lên án, với những nhà chỉ trích muốn đem ông ra toà xử tội phạm chiến tranh, Henry Kissinger ít khi sai về địa chính trị quốc tế".

Former Secretaries of State (L-R) Henry Kissinger, James Baker, Madeleine Albright, Colin Powell and Hillary Clinton (September 2014)

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Hình chụp các ngoại trưởng đã nghỉ của Mỹ năm 2014: trừ trái sang Henry Kissinger, James Baker, Madeleine Albright, Colin Powell và Hillary Clinton

Vẫn về Trung Quốc, Kissinger bác bỏ quan điểm được "nuôi dưỡng lâu nay" ở Phương Tây rằng nhờ kinh tế thị trường, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia "giống Phương Tây".

Theo ông Ferguson, Henry Kissinger nói rằng với Hoa Kỳ, "việc chờ TQ Phương Tây hóa không còn là một chiến lược khả thi nữa". Tuy thế, ông cũng không tin rằng "thống trị thế giới là mục tiêu của Trung Quốc".

Theo Kissinger, Hoa Kỳ và Trung Quốc "vẫn có những điểm chung tối thiểu là trách nhiệm để thế giới không rơi vào thảm họa".

Còn trang Der Spiegel ở Đức hai năm trước có bài phỏng vấn dài với Henry Kissinger, người sinh ra và lớn lên ở Đức trước khi chạy sang Hoa Kỳ tỵ nạn năm 1938.

Kissinger nêu quan điểm về Trung Quốc rằng "đây không còn là một quốc gia cộng sản theo định nghĩa cũ: nhà nước quyết định rất cả. Nhưng TQ vẫn là quốc gia cộng sản theo nghĩa Đảng CS TQ độc quyền lãnh đạo".

Với Kissinger, cùng thuyết Ba Đại diện, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã biến ĐCS thành tổ chức quyền lực hơn là phong trào ý thức hệ cộng sản.

Khi được hỏi liệu ĐCSTQ có thay đổi hay không, Kissinger đáp:

"Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đi theo hướng của PRI - Đảng Cách mạng Định chế ở Mexico. Đảng này lãnh đạo Mexico 70 năm nhờ biết tạo ra các điều chỉnh thực tiễn. Có thể sẽ có thành phần ý thức hệ cánh tả chủ chốt trong ĐCSTQ nhưng nó sẽ không còn đóng vai trò toàn diện như thời Mao."

Ông cũng nói ĐCSTQ biết rằng xã hội thay đổi nhiều và họ luôn nói là đang điều chỉnh, chấp nhận các thay đổi lớn lao đó. Ở Trung Quốc luôn có các thế lực khác nhau trỗi dậy và câu hỏi là ĐCSTQ có kịp cho phép các đảng đối thủ xuất hiện hay là không.

Kissinger giỏi về điều gì?

Sinh năm 1923 ở Bavaria trong gia đình Đức gốc Do Thái, ông cùng cả nhà bỏ sang Hoa Kỳ năm 1938 và nhập ngũ năm 1944.

Khi quân Mỹ và Đồng minh tiến vào đất Đức, Kissinger là hạ sĩ quan bộ binh được giao nhiệm vụ thẩm vấn tù binh và hàng binh Đức nhằm truy bắt các cựu sĩ quan SS và Gestapo. Về Mỹ, ông giải ngũ, học đại học và làm bằng tiến sĩ về lịch sử chính trị châu Âu thế kỷ 19.

Thuyết cân bằng quyền lực từ "Dàn nhạc châu Âu" sau Hội nghị Vienna (1814-15) được Kissinger phát triển thành nhãn quan địa chính trị cho Hoa Kỳ vào thế kỷ 20. Chiến lược liên kết ngoại giao với Trung Quốc để chống Liên Xô và giải quyết Chiến tranh VN cuối thập niên 1960 được ông khởi xướng.

Năm 1973, ông cùng nhà đàm phán Bắc Việt Nam, Lê Đức Thọ được trao Giải Nobel Hòa bình.

Henry Kissinger và Stephen B. Young
Chụp lại hình ảnh,

Tác giả Stephen B. Young (trái) và bìa sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Theo ông Young, sự phản bội của Henry Kissinger là nguyên nhân chính khiến Việt Nam Cộng hòa sụp đổ'

Nhưng cách làm chính trị quá thực dụng của Kissinger bị phê phán. Quyết định rũ bỏ Nam Việt Nam bị chỉ trích là "phản bội đồng minh", và mưu kế của Kissinger cho Hoa Kỳ ném bom rải thảm vào Campuchia bị cho là "tội ác chiến tranh".

Dù đã nghỉ hưu sau khi nắm các chức quan trọng: Bộ trưởng Ngoại giao và Cố vấn An ninh của các đời tổng thống Hoa Kỳ, Kissinger vẫn là nhân vật có ảnh hưởng.

Thời George H Bush, các đệ tử của Kissinger thuộc phái diều hâu cổ vũ cho "cuộc oanh kích giải phẫu" (surgical strikes) vào Iraq năm 1991 để loại Saddam Hussein. Cụm từ tai tiếng đó là do Kissinger tạo ra, với ý rằng cường quốc như Hoa Kỳ có quyền, và có năng lực chiến trường bắn phá từ xa để thay đổi các chế độ thù địch.

Nhưng tới năm 2014, các tài liệu giải mật của Mỹ mới lộ ra ý tưởng oanh kích chiến thuật từ xa hóa ra đã được ông Kissinger nung nấu từ lâu: năm 1976, ông đề xuất bắn phá Cuba để chặn việc Havana đưa quân sang châu Phi nhưng không được Tổng thống Gerard Ford chấp nhận.

Năm 2001, TT George W Bush định mời ông làm chủ tịch ủy ban điều tra vụ 9/11 nhưng phải thôi vì làn sóng phản đối. Nhà văn Anh Christopher Hitchen năm đó tung ra bài xã luận công kích Kissinger, gọi ông ta là "kẻ tội phạm chiến tranh cần được đưa ra tòa xử".

Theo Niall Ferguson, sử gia Mỹ gốc Scotland, Kissinger tin vào 'chính trị thực tiễn' (realpolitik), không bị ám ảnh bởi các đức tính tốt đẹp (virtues) mà ông cho là ngây thơ.

Với phe tả Âu-Mỹ, Kissinger là hiện thân của thuyết chính trị diều hâu. Còn với những người tân bảo thủ, ông là bố già của tư duy quyền lực Mỹ và dám nhìn vào "các loại phương tiện" để đạt mục tiêu.

Ngay từ năm 1957, Kissinger đã tung ra học thuyết "chiến tranh hạt nhân hạn chế" như một trong nhiều giải pháp để giải quyết bế tắc Đông-Tây ở châu Âu.

Ông có tiếng là dám thay đổi quan điểm của chính mình và đây là điều các giới chức cao nhất ở nhiều nước tìm đến ông để nhận lời tư vấn.

Ví dụ, năm 2014 ông cảnh báo về chuyện nói tới tư cách thành viên Nato của Ukraine mà không lường hết các hiểm nguy.

Nhưng năm nay, ông lại cho rằng Ukraine "đã chiến đấu đủ để xứng đáng vào Nato" nhưng Phương Tây vẫn cần thu xếp cách chung sống hòa bình

Niall Ferguson kết luận rằng với Kissinger, cuộc đời 100 năm qua của ông phản ánh một sự thật: không phải là bạn muốn thế giới ra sao, mà đây là thế giới chúng ta phải sống trong nó, không có sự lựa chọn nào khác. 

Henry Kissinger: 100 tuổi tay chưa khô máu

Di sản đáng nhớ nhất của Kissinger là vô số núi xác người và một bàn tay nhuốm máu.

Mai Vũ Phạm


gày 27 Tháng Năm, năm 2023, Henry Kissinger chính thức bước sang tuổi 100, và được nhận những lời chúc tốt đẹp nhất từ giới ngoại giao khắp nơi. Tuy nhiên, đối với khá nhiều người, Kissinger lại là một tội đồ chiến tranh và một kẻ đáng nguyền rủa, vì những tội ác mà ông đã gây ra ở nhiều quốc gia, như Chile, Bangladesh, Argentina, và Campuchia.

Nhằm đánh dấu sinh nhật 100 tuổi của Kissinger, Cục Lưu trữ An ninh Quốc gia, một tổ chức tư nhân phi lợi nhuận, đã phát hành lại 38 tài liệu và liên kết đến hàng chục tài liệu khác, từ thời Kissinger làm cố vấn an ninh quốc gia và ngoại trưởng cho các cố Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Những tài liệu này phơi bày được tội ác kinh tởm của Kissinger. Từ 1969–1976, những chính sách ngoại giao của Kissinger để lại nhiều vết máu khó rửa cho cả Hoa Kỳ và thế giới dân chủ.

Henry Kissinger trong một lần gặp Vladimir Putin – Moscow ngày 29 Tháng Tư 2015 (ảnh: Sasha Mordovets/Getty Images)
Chile được đánh giá là nỗi ô nhục lớn nhất trong di sản của Kissinger, khi ông là kiến trúc sư trưởng của chính sách gây bất ổn cho chế độ Salvador Allende. Kissinger đã bày tỏ sự ủng hộ đối với tướng Augusto Pinochet, người đã thực hiện cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống được bầu cử dân chủ là Salvador Allende vào Tháng Chín năm 1973.

Điều đáng nói, Kissinger thậm chí nhắm mắt làm ngơ trước sự đàn áp tàn bạo của tướng Pinochet đối với những người ủng hộ Allende, bao gồm cả vụ đánh bom xe của một nhà phê bình nổi tiếng đang sống lưu vong ở Washington DC, Orlando Letelier, và khiến một đồng nghiệp trẻ người Mỹ, Ronni Moffitt, thiệt mạng.

Vào thời điểm đó, cố Tổng thống Richard Nixon đang xem xét đề xuất của một trong những phụ tá của Kissinger để đạt được một thỏa thuận tạm thời với chính quyền Allende. Tuy nhiên, Kissinger đã hoãn cuộc họp tại Nhà Trắng giữa Nixon với người phụ tá và thuyết phục Nixon tiêu diệt chính phủ mới của Chile. Sau khi tiến hành cuộc đảo chính thành công, Tướng Augusto Pinochet thiết lập một chính quyền quân sự. Pinochet thiết lập chế độ quân trị khắc nghiệt, từ đó bắt đầu quá trình “tái cấu trúc quốc gia”, nhưng thực chất là các cuộc đàn áp, bắt bớ những nhân vật đối lập.

Viện cớ chống lại mối đe dọa của cộng sản, Pinochet thiết lập một chế độ độc tài toàn trị, giải thể Quốc hội và các đảng phái chính trị, lập ra tổ chức mật thám DINA. Tổng cộng trong thời kỳ độc tài Pinochet, có khoảng 30 nghìn người bị tù đầy tra tấn vì lý do chính trị, và có khoảng 3,000 người bị bắt chết, ám sát, hay mất tích. 200,000 người Chile cũng phải bỏ chạy khỏi đất nước.

Nhân viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó đã kêu gọi Kissinger tố cáo Pinochet vì những vi phạm nhân quyền của ông ta, nhưng Kissinger gạt những lời thỉnh cầu này sang một bên. Kissinger thậm chí còn nói với Pinochet trong một cuộc họp riêng rằng: “Chúng tôi muốn giúp đỡ anh, và không muốn làm tổn hại đến anh.”

Đông Timor

Tháng 12 năm 1975, Tổng thống Suharto của Indonesia đang dự tính xâm lược Đông Timor, trước đây là thuộc địa của Bồ Đào Nha và đang tiến tới độc lập. Vào ngày 6 tháng 12, Tổng thống Gerald Ford và Ngoại trưởng Kissinger đang đến thăm Bắc Kinh và đã dừng lại ở Jakarta để gặp Suharto.Tổng thống Indonesia lúc đó đã báo hiệu rằng ông có ý định đưa quân vào Đông Timor và sáp nhập lãnh thổ này vào Indonesia. Tổng thống Ford và Kissinger không phản đối. Kissinger nói thêm, “Điều quan trọng là bất cứ điều gì bạn làm đều thành công nhanh chóng.”

Kissinger nhắc nhở Suharto hãy đợi cho đến khi cả Ford và Kissinger trở lại Hoa Kỳ thì hãy tiến hành cuộc xâm lược. Cuộc xâm lược tàn bạo của Suharto vào Đông Timor đã khiến 200,000 người thiệt mạng. Một Ủy ban Sự thật Đông Timor sau đó đã kết luận rằng sự hỗ trợ về chính trị và quân sự của Hoa Kỳ dành cho Suharto là “nền tảng cho cuộc xâm lược và chiếm đóng của Indonesia.”

Bangladesh (East Pakistan)

Năm 1970, một đảng chính trị ủng hộ quyền tự trị cho Đông Pakistan đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội. Tuy nhiên, vì lo sợ dân chủ, nhà độc tài quân sự cầm quyền Pakistan vào lúc đó là Tướng Agha Muhammad Yahya Khan đã bắt giữ thủ lĩnh của chính đảng này và ra lệnh cho quân đội tiêu diệt người Bengal. Một nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ ở Đông Pakistan đã gửi một bức điện trình bày chi tiết và chỉ trích hành động tàn bạo của quân đội Yahya đối với người Bengal và báo cáo rằng họ đang phạm tội “diệt chủng.

Vào thời điểm đó, tướng Yahya đang giúp Kissinger và Nixon thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Vì thế, Nixon và Kissinger đã từ chối chỉ trích Yahya, nhắm mắt làm ngơ, thậm chí âm thầm chấp thuận cuộc tàn sát diệt chủng của Pakistan đối với 300,000 người Bengal. Vào mùa xuân năm 1971, sau cuộc đảo chính ở Đông Pakistan do Tướng Agha Muhammad Yahya lãnh đạo dẫn đến cái chết của hàng triệu thường dân, Kissinger đã gửi một bức điện nhắc nhở các nhân viên ngoại giao: “Đừng siết chặt Yahya vào lúc này.”

Campuchia

Ngay sau khi nhậm chức tổng thống đầu năm 1969, Nixon và Henry Kissinger đã lên kế hoạch bí mật ném bom Campuchia để truy đuổi các doanh trại địch. Theo cựu giám đốc Chương trình Nghiên cứu Diệt chủng tại Đại học Yale và là một trong những người có thẩm quyền hàng đầu trong chiến dịch không kích của Hoa Kỳ tại Campuchia, Kissinger phải chịu trách nhiệm đáng kể về các cuộc tấn công ở Campuchia giết chết 150,000 thường dân.

Các cuộc oanh tạc dữ dội bắt đầu vào Tháng Ba năm 1969 và kéo dài trong hơn một năm dưới sự chỉ đạo của Kissinger đã giết chết hàng trăm ngàn thường dân Campuchia. Nó cũng nhấn chìm đất nước Campuchia trong biển lửa, nước mắt, máu, và sự bất ổn, tạo tiền đề cho Pol Pot lên nắm quyền và sát hại ít nhất 2 triệu người nữa, gần một phần tư dân số của đất nước.

Trong suốt thời gian khi Kissinger sống cuộc đời xa hoa nhất của một chính khách thì những người sống sót sau sau các cuộc dội bom ở Campuchia đã phải vật lộn với mất mát, chấn thương, và hàng loạt câu hỏi chưa được trả lời. Ở một mức độ nào đó, Kissinger đã thừa nhận những hành vi này nhưng vẫn biện minh cho hành động là “lợi ích an ninh quốc gia.” Tuy nhiên, ai cũng hiểu rõ bản thất “thực dụng” và “máu lạnh” của Kissinger.

Đã có rất nhiều người chỉ trích sự nhẫn tâm, tàn ác của Kissinger. Tuy nhiên, có lẽ người diễn đạt một cách xúc tích và hùng hồn nhất về con người Kissinger là cố đầu bếp nổi tiếng của đài CNN, Anthony Bourdain

Một khi bạn đã đến Campuchia, bạn sẽ không bao giờ muốn ngừng đánh Henry Kissinger bằng tay không cho tới khi hắn chết. Bạn sẽ không bao giờ có thể mở một tờ báo và đọc về tên lưu manh phản bội, kẻ quanh co, giết người đó đang ngồi trò chuyện vui vẻ với Charlie Rose, hoặc tham dự một vài bữa tiệc trịnh trọng mà không bị nghẹt thở. Chứng kiến những gì Henry đã làm ở Campuchia – thành quả từ tài năng ngoại giao thiên tài của hắn – và bạn sẽ không bao giờ hiểu tại sao Kissinger lại không ngồi tại Tòa án The Hague, bên cạnh Milosevic.”

(Serbia Slobodan Milosevic, từng được mệnh danh là “đồ tể vùng Balkan, đã bị đưa ra xét xử ở tòa án quốc tế Hague năm 2002 vì những tội ác chiến tranh đã gây ra ở Croatia, Bosnia, và Kosovo. Milosevic đã chết trong tù trước khi phiên tòa kết thúc.)

Bàn tay nhuốm máu

Nhiều người mong một lời xin lỗi đến từ Kissinger trong dịp sinh nhật 100 tuổi này của ông ta. Nhưng có lẽ điều đó không bao giờ xảy ra. Tác giả David Corn nhấn mạnh, chúng ta nợ lịch sử và hàng trăm nghìn người chết vì “tài ngoại giao” “sống chết mặc bay” của Kissinger một lời xin lỗi. Di sản đáng nhớ nhất của Kissinger là vô số núi xác người và bàn tay nhuốm máu.

Đọc thêm:

50 năm Hiệp định Paris: Sự phản bội của Henry Kissinger

Kissinger nhận sai lầm – quá muộn và không đủ

Di sản của Henry Kissinger

Henry Kissinger  
Lời người dịch: Việc ra đi của Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger là một đề tài được thảo luận sôi nổi trên các phương tiện truyền thông quốc tế.
  
Nhưng đối với người Việt miền Nam, việc Henry Kissinger ký kết Hiệp định Paris 1973 phải được xem là một sai lầm nghiêm trọng vì Bắc Việt đã lừa đảo được Henry Kissinger khi chiếm trọn mọi ưu thế trên chiến trường và nghị trường. Kết quả này dẫn đến việc Bắc Việt vi phạm Hiệp định và thống nhất lãnh thổ bằng quân sự.
  
Theo nội dung Hiệp định, Bắc Việt và MTGPMN có
 ba thắng lợi chính: Một là toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam; hai là công nhận sự hiện diện của 140.000 quân chính quy QĐNDVN ở miền Nam và chính phủ ”ma” MTGPMN; ba là quy chế khu phi quân sự sẽ không đuợc luật quốc tế công nhận và không ai sẽ can thiệp khi vi phạm.
  
Dù tiên đoán Hà Nội không tôn trọng Hiệp định và miền Nam sụp đổ, tại sao Kissinger không chuẩn bị các biện pháp khác nhằm ngăn chặn các hậu quả tàn khốc này? Đây là câu hỏi mà mọi người Việt miền Nam đặt ra để nguyền rủa Kissinger là phản bội VNCH và xem nhẹ các giá trị sống còn của miền Nam, vô đạo đức không thể tha thứ.
  
Kissinger luôn né tránh biện minh trách nhiệm đạo đức cá nhân và những sai lầm trong Hiệp định mà ngược lại đổ trách nhiệm cho chính quyền và dân chúng miền Nam là những người có quyền tự do tự định đoạt số phận của mình. Về trách nhiệm của phía Mỹ, ông dẫn chứng là Nixon bị buộc phải từ chức sau vụ Watergate và Quốc hội còn không muốn tiếp tục viện trợ cho VNCH.
  
Gần đây, có các cáo buộc mới về Henry Kissinger khi đơn phương chấp thuận cho phép binh sĩ Bắc Việt ở lại miền Nam và không thảo luận vấn đề này trước với Richard Nixon và chính quyền VNCH.  
  
Năm 1971 quan điểm công khai của Nixon là cả hai lực lượng Hoa Kỳ và Bắc Việt phải cùng lúc rút ra khỏi miền Nam, để cho người Việt Nam tự giải quyết vấn đề hòa bình.
  
Do đâu mà Henry Kissinger qua mặt  Richard Nixon và VNCH là một vấn đề còn cẩn thảo luận trong chi tiết. Hiện nay, các văn kiện của Henry Kissinger còn bảo mật và ký gởi tại Quốc hội Mỹ. Theo di chúc của ông, các tài liệu này sẽ được tự do tham khảo năm năm sau ngày ông qua đời.
 ***
 
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu.
  
Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.

Sinh ra ở Đức năm 1923, Kissinger di cư sang Hoa Kỳ năm 1938, trở về Đức trong khi phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, và là một sinh viên và sau đó là giảng viên tại Đại học Harvard. Ông đã phục vụ tám năm trong chính phủ Hoa Kỳ, đầu tiên là cố vấn an ninh quốc gia, và sau đó là ngoại trưởng (giữ cả hai vai trò đồng thời từ năm 1973 đến năm 1975) dưới thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.
  
Những thành tựu của ông trong lúc tại chức có nhiều và rất đáng kể. Để bắt đầu, đó là sự mở cưa cho Trung Quốc, một cơ hội được tạo ra bởi sự chia rẽ Trung Quốc -Xô Viết, nhưng được nhận ra và sau đó được Kissinger và Nixon khai thác để sử dụng làm đòn bẩy đối với Liên Xô (đối thủ chính của Mỹ vào thời điểm đó). Việc mở cửa ngoại giao đó không chỉ chấm dứt nhiều thập niên thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc. Nó cũng tạo ra một công thức để tạo ra sự khác biệt về Đài Loan, đặt nền tảng cho sự chuyển đổi kinh tế của Trung Quốc và thiết lập một mối quan hệ lâu dài và quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài ra còn có sự hoà hoãn: nới lỏng các căng thẳng với Liên Xô. Kissinger và Nixon (mối quan hệ thân thiết của họ là một lời giải thích cho ảnh hưởng của Kissinger) đã cấu trúc mối quan hệ giữa hai siêu cường của thời đại. Điều đó cho phép các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân, các quy tắc về lộ trình quản lý các xung đột liên quan đến từng đồng minh riêng biệt của họ và hội nghị thượng đỉnh thường xuyên, tất cả đều giúp giữ cho Chiến tranh Lạnh còn lạnh khi tình trạng có thể trở nên nóng hoặc tệ hơn là dẫn đến việc leo thang hạt nhân.
Sau đó là Trung Đông. Sự tương đồng so với ngày nay rất đáng chú ý, vì chính xác là cách đây 50 năm trước, Ai Cập và Syria đã khiến Israel mất kiểm soát với một cuộc đột kích giống như Hamas đã làm vào ngày 7 tháng Mười. Kissinger và Nixon đảm bảo rằng Israel có sự hỗ trợ quân sự nếu cần thiết; nhưng họ cũng gây áp lực buộc Israel không lạm dụng quá mức lực lượng quân sự, vì điều đó có thể kéo Liên Xô vào cuộc chiến hoặc loại bỏ triển vọng ngoại giao sau đó.  Chính sách ngoại giao “con thoi” cá nhân của Kissinger  đã giúp mang lại một lệnh ngừng bắn và tách biệt các lực lượng vũ trang đối lập, tạo tiền đề cho hoà ước Ai Cập-Israel  do Tổng thống Jimmy Carter đàm phán.
  
Những thành tựu này, bất kỳ một trong số đó sẽ tạo thành một di sản quan trọng cho một ngoại trưởng, chứng minh nhiều yếu tố trung tâm trong phương cách của Kissinger đối với các vấn đề của thế giới. Ông chấp nhận ngoại giao, để chắc chắn; nhưng đó là một chính sách ngoại giao hoạt động trong bối cảnh cân bằng quyền lực thuận lợi. Đó không chỉ là ngoại giao, mà là ngoại giao với sự kiềm chế.
  
Kissinger có khuynh hướng bảo thủ. Ông ưu tiên hoá trật tự, có nghĩa là, những nỗ lực của ông để tránh chiến tranh được ưu tiên hơn các mục tiêu có nhiều tham vọng hơn đang được thúc đẩy bởi những người khác mà họ muốn biến đổi các quốc gia hoặc áp đặt hòa bình bằng công lý. Sự nhấn mạnh của ông là thẳng thắn về mối quan hệ giữa các quốc gia hơn là chính trị bên trong họ. Như Kissinger thấy vấn đề này, công việc chính của chính sách đối ngoại Mỹ là định hình chính sách đối ngoại của các nước khác.
  
Người ta tìm thấy những chủ đề này trong nhiều cuốn sách và bài báo của ông, từ luận án tiến sĩ và hồi ký của ông đến những suy tưởng của về vũ khí hạt nhân, các liên minh, nền ngoại giao và gần đây hơn, trật tự thế giới, Trung Quốc và trí tuệ nhân tạo. Ngay cả khi Kissinger chưa bao giờ phục vụ trong chính phủ, ông vẫn sẽ gây ảnh hưởng sâu xa đến chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ thông qua sức mạnh của các ý tưởng và tài hùng biện trong các bài viết.
  
Tất nhiên, hiện nay có những vị ngoại trưởng Mỹ vĩ đại khác, chẳng hạn như George Marshall, Dean Acheson và James Baker. Nhưng không người nào có thể so sánh với Kissinger khi vừa là một tác nhân vừa là một nhà phân tích. Ông là học giả và hành giả xuất sắc trong thời đại của mình.
  
Nhưng điều này không có nghĩa là Kissinger đã không phạm phải một số điều sai lầm. Ông chắc chắn đã làm, như nhiều người gièm pha và chỉ trích ông nhanh chóng chỉ ra.
  
Các chính sách gây tranh cãi nhất mà ông có tham gia liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Giới chỉ trích cuộc chiến đổ lỗi cho Kissinger đã kéo dài nó, và mở rộng sang Campuchia, vào thời điểm mà nhiều người đánh giá nó là không thể thắng và không đáng để chiến đấu. Nhưng ông cũng bị chỉ trích từ những người ủng hộ chiến tranh, do vai trò của ông trong việc đàm phám chấm dứt cuộc chiến. Các điều khoản của "hòa bình" cho phép Bắc Việt thắng được miền Nam trong vòng hai năm.
 
Kissinger cũng đóng một vai trò gây tranh cãi trong các biến cố năm 1971, khi ông đứng về phía Pakistan (một đồng minh của Mỹ đã giúp đỡ bước dọn đường để đột phá với Trung Quốc) bất chấp các báo cáo rằng chính phủ nước này đang thực hiện một chiến dịch đàn áp quy mô, hoặc điều mà nhiều người đánh giá là một cuộc diệt chủng, như ở Bangladesh ngày nay. Cuối cùng, Kissinger vẫn bị chỉ trích dữ dội vì vai trò của ông trong việc cố gắng lật đổ chính phủ ở Chile được bầu cử dân chủ là Salvador Allende, do khuynh hướng ý thức hệ.
  
Kissinger thỉnh thoảng cố gắng bác bỏ những phàn nàn này khác về các chính sách của ông. Nhưng những nỗ lực của ông không hoàn toàn thuyết phục, bởi vì một số phê bình chính đã có giá trị. Tuy nhiên, điểm quan trọng hơn là những thành tựu của Kissinger rất lớn, và lớn hơn nhiều so với những thất bại của ông.
  
Kết quả là một di sản lâu dài, xứng đáng về sự nghiêm túc về thế giới và về sự nguy hiểm của một chính sách đối ngoại của Mỹ được xác định bởi hoặc là dưới tầm với (chủ thuyết biệt lập) hoặc vượt quá tầm với (cố gắng chuyển đổi các tình huống hoặc chế độ chỉ có thể được xử lý, tốt nhất). Đó là một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan để chú ý khi họ một lần nữa phải đối mặt với một thế giới được đánh dấu bởi nền chính trị do các cường quốc và sự hỗn loạn ngày càng tăng.
 
 
– Richard Haass
Đỗ Kim Thêm dịch
 
Richard Haass, Chủ tịch hồi hưu của Council o­n Foreign Relations và tác giả  The Bill of Obligations: The Ten Habits of Good Citizens (do NXB Penguin Press ấn hành năm 2023) và Home & Away, bản tin Substack phát hành hàng tuần.


Kissinger và sự ảnh hưởng tới Việt Nam

Dương Quốc Chính  30-11-2023

Kissinger là kiến trúc sư chính cho việc thiết lập bang giao Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính vì sự kiện ngoại giao này, nên ông được coi là nhà ngoại giao có sức ảnh hưởng lớn đến thế giới, do hệ quả của mối bang giao nói trên. Hệ quả chấn động nhất là Mỹ và Trung Quốc liên thủ để chống lại Liên Xô. Là một trong những tác nhân dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN.

Ảnh hưởng tiếp theo là tới Đài Loan và Việt Nam. Do Đài Loan bị Mỹ gạt ra, thế chỗ bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở Liên Hiệp quốc, cũng dẫn tới thế chênh vênh của Đài Loan trước mối đe dọa TQ, biến quốc đảo này trở thành một quốc gia không chính thức.

Đối với Việt Nam, thì mối quan hệ hữu hảo Mỹ – Trung là nền tảng dẫn tới hòa đàm Paris được ký kết. Hòa đàm Paris thậm chí còn bắt đầu trước khi Kissinger đàm phán với TQ, nhưng không đi đến đâu. Chỉ sau khi Mỹ đã có mối quan hệ ngoại giao với TQ thì họ mới an tâm loại bỏ con đê chống CNCS lan tràn, là Việt Nam cộng hòa.

Mỹ yên tâm là làn sóng CS sẽ chỉ dừng lại ở Việt Nam, từ đó Nixon quyết định rút quân Mỹ khỏi VNCH. Vì lý do chính khiến Mỹ can thiệp vào VNCH là do học thuyết Domino, Mỹ lo ngại làn sóng đỏ từ TQ sẽ lan khắp Đông Nam Á, VNCH được gánh trách nhiệm là tiền đồn chống Cộng, giống Hàn Quốc và Tây Đức.

Kissinger cũng là đồng tác giả của Hiệp định Paris, ông có nhiều cuộc hội đàm bí mật với Lê Đức Thọ, từ đó dẫn đến HĐ Paris được ký kết. Hai người đều được trao giải Nobel Hòa Bình (nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối nhận), vì có công cứu vãn hòa bình ở Việt Nam. Nhưng hòa bình chỉ thực sự diễn ra sau 2 năm, do Bắc Việt chiến thắng VNCH, chứ không phải do sự ngưng chiến theo HĐ Paris.

Ảnh chụp bìa sách “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại ParisCác cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger tại Paris Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ – Kissinger”, của NXB Chính trị Quốc gia

Hiệp định Paris được cho là đã để cho VNDCCH được nhiều lợi thế để chiến thắng và chỉ nhằm mục đích để Mỹ được có hòa bình trong danh dự và ít đếm xỉa tới quyền lợi cũng như sự rủi ro của VNCH. Vì thế mà Tổng thống Thiệu đã từ chối ký HĐ cho đến khi Mỹ phải dùng B52 rải thảm Bắc Việt để lấy niềm tin là sẽ không bỏ rơi đồng minh.

Đó là vì, tuy Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam nhưng VNDCCH lại không cần rút, chỉ đóng tại chỗ kiểu da beo. Từ đó họ có thể dễ dàng chiến thắng VNCH, do không còn sự hỗ trợ của Mỹ, trong khi Bắc Việt vẫn được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ.

Vào nhiệm kỳ của Nixon, Mỹ rơi vào khủng hoảng kinh tế và họ đã chọn việc hỗ trợ Israel đương đầu với các nước Arab, thay vì hỗ trợ VNCH chống Cộng sản. Nhiều người cho rằng, cũng nhờ bàn tay của Kissinger, một người Do Thái.

Kissinger cũng [được] coi như là người Mỹ có công lao lớn nhất khiến TQ có thể trỗi dậy như ngày nay. Thực ra công Kissinger dẹp Liên Xô không lớn vì Liên Xô tự chết là lý do chính, chứ không phải nhờ vai trò của TQ. Còn TQ trỗi dậy được thì đúng là nhờ Mỹ chơi cùng. Chứ nếu mà Mỹ cứ chặn không cho vào LHQ, vẫn o bế cho Đài Loan thì TQ còn dặt dẹo chán. Vì xét cho cùng thì TQ đi lên được là nhờ học theo Mỹ, làm gia công cho Mỹ, sử dụng các phát minh nền tảng của Mỹ.

Vì vậy, có thể thấy rằng Kissinger là một nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc Mỹ bỏ rơi VNCH, dẫn tới sự sụp đổ, khiến nhiều người Việt cho rằng ông ta là kẻ tội đồ. Bao TD

Dương Thu Hương đã khóc vì: kẻ chiến thắng là kẻ mọi rợ.

  Nếu người dân Miền Bắc ai cũng được vô thăm quan Sàigòn một vài ngày rồi về, thì chắc chắn, cuộc chiến xâm lăng Miền Nam của CS Hà Nội sẽ phải bị huỷ bỏ, vì chẳng còn ai tin vào đường lối tuyên truyền lừa bịp của chúng. Cũng vì đã trải qua tâm trạng đó, nên sau này, tôi đã tìm thấy sự đồng cảm sâu xa ở nhà văn Dương Thu Hương khi nghe bà nói, sau 1975, vô Sàigòn, nhìn thấy những đường phố, những tòa nhà và cuộc sống của người dân Miền Nam, bà đã khóc và đau xót nhận ra, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, kẻ chiến thắng là những kẻ mọi rợ.
Điều phi lý của cuộc chiến tranh Việt Nam là, trong khi Miền Bắc xâm lăng Miền Nam, theo đuổi một cuộc chiến phi nghĩa đầy bẩn thỉu, thì người dân Miền Bắc lại sống trong hào quang giả tạo, xuất phát từ ảo tưởng “chống Mỹ cứu nước, giải phóng Miền Nam”. Trái lại, trong khi Miền Nam phải chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống cộng sản xâm lăng, có đầy đủ hào quang chính nghĩa và lý tưởng cao quý, thì có nhiều người sinh ra và lớn lên ở Miền Nam, lại không nhận ra được điều cao đẹp đó, tìm đường vô bưng, đi theo cộng sản. Đó là do lỗi của ai? Lỗi của gia đình, nhà trường, chính phủ, hay do hoàn cảnh ân oán, phe nhóm của mỗi cá nhân? Nhưng dù cho đó có là lỗi của ai, bây giờ nhìn lại, đều thấy chua xót, vì trong cuộc chiến, Miền Nam đã có chính nghĩa nhưng đã không làm sáng tỏ chính nghĩa đó, hoặc có làm, nhưng chưa đến nơi đến chốn.
Bây giờ, nhìn trở lại cuộc chiến tranh Việt Nam, nhiều khi tôi vẫn nghĩ, nếu ở Miền Nam có những văn nghệ sĩ phản chiến, ít nhiều có tội, làm thiệt hại đến cuộc chiến tranh chống cộng sản xâm lăng; thì ở Miền Bắc, những người có tội lỗi nhất đối với dân tộc, đất nước, chính là những văn sĩ, nhạc sĩ, thi sĩ, nhà báo, nhà giáo… đã đóng vai trò của những văn nô, ký nô cho chế độ. Một người cộng sản, dù có xảo quyệt đến đâu, khi phun nọc độc tuyên truyền, người nghe bao giờ cũng cảnh giác, thận trọng. Nhưng một người trí thức, một thi sĩ, văn sĩ, nghệ sĩ,… khi dùng cái tài năng thiên phú của họ, phụng sự cho qủy, thì sự khốc hại bao giờ cũng thê thảm hơn rất nhiều. Trong suốt 20 năm sống ở Miền Bắc, và sau này suốt mấy chục năm, theo dõi thơ văn của Việt Nam dưới chế độ cộng sản, tôi phải đau xót thú nhận, hầu hết những người cầm viết được coi là “thần tượng” của người Việt trên đất Bắc, đều là những người đã tôn thờ qủy, phục vụ cho qủy, để đánh đổi ơn mưa móc của chế độ cộng sản, mà nhiều khi ơn mưa móc đó chỉ là vài lạng thịt, ít cần đường phèn, hay một chiếc vỏ xe đẹp…. Và khi một nhà văn, nhà thơ đã được coi là “thần tượng” mà lại đi tôn thờ qủy, đánh đổi những vật chất tầm thường, thì sự tai hại thiệt là vô cùng cho chính họ, cũng như cho những ai tôn thờ họ.
Tôi xin đơn cử một thí dụ, nhà thơ Chế Lan Viên. Tài thơ văn của nhà thơ Chế Lan Viêncó thể nói tuyệt vời. Tập thơ Điêu Tàn làm lúc ông mới mười mấy tuổi đã cho thấy tài năng thiên phú của ông. Đáng tiếc và đáng giận, khi ông dùng tài năng của ông viết những vần thơ ca ngợi chế độ cộng sản, khiến không biết nhiêu thanh thiếu niên, lao đầu vào chỗ chết, hiến thân xáccho đảng cộng sản, chỉ vì đọc những vần thơ của ông.
Để ca ngợi cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam của cộng sản Hà Nội, Chế Lan Viên viết những câu thơ xao xuyến lòng người:
Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
- Chưa đâu! Và cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc,
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng…
Hay khi kêu gọi tinh thần hy sinh, sẵn sàng dâng hiến tất cả cho “lý tưởng giải phóng Miền Nam” của đảng cộng sản, Chế Lan Viên đã viết những vần thơ có giá trị liên tưởng, đầy khích lệ:
Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng,
Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,
Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng…
Đọc những câu thơ trên, quý vị sẽ thấy, thi sĩ Chế Lan Viên đã đội vương miện, tắm hào quang cho cuộc chiếntranh xâm lăng Miền Nam của cộng sản. Dĩ nhiên, khi viết những câu thơ đó, Chế Lan Viên đã biết rõ sự thực của cuộc chiến tranh VN. Sau này, khi bước vào lúc tuổi xế chiều, Chế Lan Viên đã tỏ ra ân hận rất nhiều, khi ông thú nhận trong bài thơ “Ai? Tôi!”, trong đó có những câu:
Mậu Thân 2,000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2,000 người đó? Tôi!
Tôi – người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng cac người không tiếc mạng mình
trong mọi cuộc xung phong.
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ.
Bên cạnh những thi nô như Chế Lan Viên, Tố Hữu, Huy Cận, Thế Lữ, Phạm Tiến Duật… ở Miền Bắc còn có những cuốn truyện đầu độc người đọc. Trong số những tác phẩm văn chương ảnh hưởng độc hại đến trí tuệ, lửa nhiệt tình và quan niệm sống của thanh thiếu niên Miền Bắc, có 2 tác phẩm quan trọng hơn cả là cuốn 
Ruồi Trâu và cuốnThép Đã Tôi Thế Đấy.

Thép đã tôi thế đấy !

Ruồi trâu (tiểu thuyết)



 
HỒI KÝ KẺ BỊ RÚT PHÉP THÔNG CÔNG CỦA NGUYỄN MẠNH TƯỜNG- KỲ 1
1      2     3      4      5      6
 
HỒI KÝ DẤU BINH LỬA CỦA PHAN NHẬT NAM
 
HỒI KÝ  MỘT NGÀY GIÔNG TỐ CỦA TÂM PHONG
 
 
HỒI KÝ NHỮNG KẺ KHỔ NHỤC CỦA TÂM PHONG
 
 
HỒ CHÍ MINH, CUỘC ĐỜI CỦA MỘT CON NGỰA HOANG CỦA WILLIAM DUIKER
 
 
HỒI KÝ NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY TRONG NGỤC TÙ CỘNG SẢN CỦA DUYÊN ANH
 
 
HỒI KÝ HOA XUYÊN TUYẾT CỦA BÙI TÍN
HỒI KÝ 7 NGÀY Ở CHIẾN TRƯỜNG QUẢNG TRỊ CỦA TRUNG ÚY NGUYỄN NGỌC ẨN
 
 
HỒI KÝ VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT: "BA NGƯỜI KHÁC" CỦA TÔ HOÀI
 
 
HỒI KÝ CÁT BỤI CHÂN AI CỦA TÔ HOÀI
 
 
HỒI KÝ GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ CỦA NHÃ CA
 
 
HỒI KÝ MỘT CƠN GIÓ BỤI CỦA TRẦN TRỌNG KIM
 
 
HỒI KÝ BA PHÚT SỰ THẬT CỦA PHÙNG QUÁN
 
 
HỒI KÝ CHIỀU CHIỀU CỦA TÔ HOÀI
 
 
 
HỒI KÝ KHÔNG TÊN CỦA TÊN ĂN CƠM QUỐC GIA THỜ MA CỘNG SẢN LÝ QUÝ CHUNG
 
 
 
HỒI KÝ THÁNG BA GÃY SÚNG CỦA CAO XUÂN HUY
HỒI KÝ CỦA LOẠN TƯỚNG ĐỖ MẬU: VIỆT NAM MÁU LỬA QUÊ HƯƠNG TÔI
 
CHẾT DƯỚI TAY TRUNG CỘNG
 
NHỮNG TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN ĐỐI VỚI QUÂN CÁN CHÍNH VÀ ĐỒNG BÀO MIỀN NAM
 
 
KÝ SỰ TRONG TÙ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA
 
HỒI KÝ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM BÁ HOA



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Nhận được tin vui viện trợ Mỹ được Hạ Viện chấp thuận, quân Ukraine tổng phản công đánh bom tàu ​​cứu hộ lâu đời của Nga ở Crimea
Bí mật 30-4 chưa bao giờ tiết lộ : Quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót Vì Bị Bỏ Rơi
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á

     Đọc nhiều nhất 
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 625 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 622 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 610 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 531 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 508 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 503 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 491 lần]
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford! [Đã đọc: 460 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 442 lần]
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh! [Đã đọc: 423 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.