Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Biden tránh chiến tranh lạnh, Canada trả tự do cho Mạnh Vãn Chu về TQ
24.09.2021

Bà Mạnh Vãn Chu được trả tự do về Trung Quốc sau thỏa thuận với Mỹ
Dân trí

 Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu sẽ được trở về Trung Quốc gần như ngay lập tức, sau khi đạt được thỏa thuận với phía Mỹ về việc hoãn truy tố và tiến tới hủy bỏ mọi cáo buộc.





Mạnh Vãn Chu_AP.jpg

Nhấn để phóng to ảnh

Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (Ảnh: AP).

Hoãn truy tố

Theo New York Times, Bộ Tư pháp Mỹ ngày 24/9 đã đạt được thỏa thuận mở đường cho Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu trở về Trung Quốc.

Theo thỏa thuận này, các công tố viên liên bang sẽ hoãn truy tố và cuối cùng là hủy bỏ các cáo buộc chống lại bà Mạnh Vãn Chu. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ cũng sẽ rút lại đề nghị dẫn độ đối với bà Mạnh. Thỏa thuận đã được ghi vào hồ sơ trong phiên điều trần trực tuyến kết nối giữa tòa án ở British Columbia (Canada) và tòa án liên bang ở Brooklyn, New York (Mỹ) vào hôm qua.

Đổi lại, bà Mạnh phải thừa nhận một số sai phạm. Tại phiên điều trần hôm qua, bà Mạnh không nhận tội, nhưng theo thỏa thuận, bà thừa nhận đã cố ý cung cấp "những tuyên bố sai lệch".

Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Nicole Boeckmann nói: "Bà Mạnh phải chịu trách nhiệm chính trong âm việc thực hiện âm mưu lừa đảo một tổ chức tài chính toàn cầu".

David Kessler, một luật sư của phía Mỹ, cho biết tại tòa rằng thỏa thuận hoãn truy tố sẽ có hiệu lực trong 4 năm kể từ thời điểm bà Mạnh bị bắt giữ ngày 1/12/2018 cho đến ngày 1/12/2022. Ông Kessler nói, nếu bà Mạnh tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận, Mỹ sẽ tiến tới xóa bỏ các cáo buộc chống lại bà trước thời hạn hoãn truy tố. Ngược lại, nếu không thực hiện các nghĩa vụ đó, bà Mạnh vẫn có thể bị truy tố.

Được trả tự do

Tại Vancouver, Canada, chiều 24/9, Thẩm phán Heather Holmes công bố quyết định hủy bỏ đề nghị dẫn độ của Mỹ, trả tự do và dỡ bỏ toàn bộ các điều kiện tại ngoại đối với bà Mạnh. Thẩm phán Holmes đánh giá cao về sự hợp tác của bà Mạnh với tòa án trong quá trình điều trần suốt gần 3 năm qua.

Bộ Tư pháp Canada hôm qua cũng ra thông cáo xác nhận, bà Mạnh Vãn Chu được phép rời khỏi Canada.

Về phần mình, bà Mạnh Vãn Chu nói: "Ba năm qua, cuộc sống của tôi đã có nhiều thăng trầm. Đó là một thời gian cuộc sống của tôi bị gián đoạn với vai trò một người mẹ, một người vợ... Đó thực sự là một trải nghiệm quý báu. Tôi sẽ không bao giờ quên những lời chúc tốt đẹp mà tôi nhận được từ những người ủng hộ. Càng gian khó, chúng ta càng trưởng thành".

Giới chức Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, tại sân bay Vancouver vào ngày 1/12/2018 theo đề nghị của Mỹ. Washington cũng đề nghị dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử vì bà bị cáo buộc nói dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran, khiến HSBC có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự vì vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.

Vụ việc liên quan đến việc bắt giữ và đề nghị dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu đã khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ và Canada căng thẳng. Giới chức Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích động thái của Canada, Mỹ, đề nghị trả tự do cho bà Mạnh ngay lập tức.

Minh Phương
Theo SCMP, CBC

Huawei: Mạnh Vãn Chu thỏa thuận với Mỹ, mở đường về Trung Quốc

Mạnh Vãn Chu rời nhà ở Vancouver (24 tháng 9)

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Mạnh Vãn Chu rời nhà ở Vancouver (24 tháng 9)

Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu của Huawei Technologies sẽ có thể sớm được tự do rời Canada, nhờ đạt được thỏa thuận với Mỹ ngừng vụ điều tra.

Bộ Tư pháp Mỹ đã đạt được một thỏa thuận vào thứ Sáu để dọn đường cho giám đốc tài chính của Huawei Technologies, quay trở lại Trung Quốc.

Bà Mạnh đang bị quản thúc tại Canada vì cáo buộc gian lận của Mỹ và thời gian qua Mỹ đã đòi dẫn độ bà.

Bà đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2018 theo yêu cầu của Mỹ.

Vụ việc đã làm dấy lên một cuộc tranh cãi quốc tế, khiến quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và Canada trở nên căng thẳng.

Đây cũng đã là chủ đề của các cuộc đàm phán căng thẳng giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Thỏa thuận là thế nào?

Việc hoãn truy tố, công bố ngày 24/9, có thể xoa dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và cả Mỹ và Canada.

Thông báo đã được công bố trong phiên họp ở tòa án liên bang ở Brooklyn trước Thẩm phán Hoa Kỳ Ann Donnelly, và bà Mạnh đã tham dự qua video.

Hôm thứ Sáu, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết họ đã đạt được thỏa thuận hoãn truy tố.

Các công tố viên Hoa Kỳ cho biết, nếu bà tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận, các cáo buộc cuối cùng sẽ bị bác bỏ vào tháng 12 năm 2022.

Sau khi thỏa thuận được thông qua, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sẽ thông báo cho Canada rằng họ hủy bỏ yêu cầu dẫn độ bà.

Điều này có nghĩa là Mỹ sẽ tạm hoãn truy tố bà Mạnh cho đến tháng 12 năm 2022. Nếu bà tuân thủ các điều kiện do tòa án đưa ra, vụ án cuối cùng sẽ được hủy bỏ.

Mạnh Vãn Chu

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Mạnh Vãn Chu

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Canada

Mỹ cáo buộc bà đã đánh lừa ngân hàng HSBC về bản chất thực sự của mối quan hệ giữa Huawei với một công ty có tên là Skycom, khiến ngân hàng này có nguy cơ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Mạnh Vãn Chu, sinh năm 1972, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc phụ trách tài chính (CFO) Tập đoàn Huawei - là con gái của người sáng lập Nhậm Chính Phi.

Huawei đã phải đối mặt với những cáo buộc rằng chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng thiết bị của họ để hoạt động gián điệp - những cáo buộc mà họ phủ nhận.

Vào năm 2019, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Huawei và đưa Huawei vào danh sách đen.

Anh, Thụy Điển, Úc và Nhật Bản cũng đã cấm Huawei.

Vài ngày sau khi bà Mạnh bị bắt, Trung Quốc đã giam giữ hai công dân Canada là Michael Spavor và Michael Kovrig vì tình nghi làm gián điệp.

Trong nhiều tháng, đã có nhiều cuộc tiếp xúc hậu trường, với các giám đốc điều hành cấp cao của Huawei được công ty cử đến Washington để cố gắng giải quyết vụ việc.

Đối với ông chủ của Huawei, vấn đề này mang tính cá nhân sâu sắc, với việc con gái ông bị giam giữ.

Nhưng đối với toàn bộ Trung Quốc, vụ án cũng trở thành một nguyên nhân chính gây ra sự tức giận.

Tháng trước, một tòa án Trung Quốc đã kết tội Michael Spavor, một doanh nhân, tội gián điệp và kết án ông ta 11 năm tù.

Trung Quốc đã bắt giữ cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor, ngay sau khi bà Mạnh bị bắt, trong một hành động được nhiều người ở Canada coi là ngoại giao con tin.

Vào tháng 8, một tòa án ở đông bắc Trung Quốc, nơi ông Spavor sinh sống, đã kết án ông 11 năm tù sau khi tuyên ông phạm tội làm gián điệp.

Nếu hai người Canada được trả tự do, nó có thể mang lại tin vui cho Thủ tướng Justin Trudeau của Canada, người đã được bầu lại trong tuần này.

Việc ông Trudeau không thể đảm bảo quyền tự do của hai công dân đã phủ bóng đen lên vị trí thủ tướng của ông.

Thủ tướng Canada ra sân bay đón 2 công dân được Trung Quốc thả tự do

Dân trí

 Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đích thân ra sân bay ở Calgary để đón 2 công dân nước này, những người đã hồi hương sau khi bị Trung Quốc giam giữ gần 3 năm qua.

Thủ tướng Canada ra sân bay đón 2 công dân được Trung Quốc thả tự do - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Thủ tướng Canada Justin Trudeau (áo trắng, bên trái) ra sân bay đón 2 công dân Michael Kovrig và Michael Spavor (Ảnh: Justin Trudeau/Twitter).

SCMP đưa tin, 2 công dân Canada mới được Trung Quốc thả tự do sau 3 năm đã hồi hương vào ngày 25/9 và được Thủ tướng Trudeau ra sân bay đón.

Hình ảnh được phát sóng trên đài CTV cho thấy, 2 ông Michael Kovrig và Michael Spavor đã tới Calgary ở phía tây Canada vào sáng sớm ngày 25/9 (giờ địa phương).

Hai ông Kovrig và Spavor mặc áo vest, đeo khẩu trang và Thủ tướng Trudeau đã ôm và chào mừng 2 công dân Canada ở sân bay. Họ cũng cụng cùi trỏ tay với ông Trudeau.

"Hai người đàn ông này đã trải qua một thử thách khó tin. Trong 1.000 ngày qua, họ đã thể hiện sức mạnh, sự kiên trì, kiên cường", ông Trudeau phát biểu hôm 24/9 sau thông tin họ được thả.

Hai công dân Canada đã bị giới chức Trung Quốc bắt giữ hồi tháng 12/2018 với cáo buộc gián điệp, không lâu sau khi Canada bắt giữ Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu theo đề nghị của Mỹ. Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng việc bắt giữ hai công dân Canada là "ngoại giao con tin" để trả đũa và gây sức ép với Canada.

Bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ vào ngày 1/12/2018 tại sân bay Vancouver theo đề nghị của Mỹ. Washington cũng đề nghị dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử với cáo buộc nói dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran. Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.

Động thái thả 2 công dân Canada của Trung Quốc diễn ra sau khi bà Mạnh được trả tự do sau phiên tòa tại thành phố Vancouver ở Canada hôm 24/9. Máy bay chở bà Mạnh cũng đã hạ cánh xuống Trung Quốc vào tối qua theo giờ địa phương.

Đức Hoàng

Theo SCMP

Trung Quốc trải thảm đỏ đón bà Mạnh Vãn Chu hồi hương

Dân trí

 Máy bay chở giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã hạ cánh xuống Thâm Quyến, Trung Quốc trong sự chào đón của người ủng hộ, khi bà hồi hương từ Canada.

Trung Quốc trải thảm đỏ đón bà Mạnh Vãn Chu hồi hương - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Bà Mạnh Vãn Chu hạ cánh xuống sân bay ở Thâm Quyến tối 25/9 (Ảnh: Tân Hoa Xã).

Máy bay chở bà Mạnh Vãn Chu, con gái nhà sáng lập tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei Nhậm Chính Phi, đã hạ cánh xuống Thâm Quyến, Trung Quốc vào tối ngày 25/9, sau khi bà Mạnh được trả tự do sau hơn 1.000 ngày bị giam lỏng ở Canada.

Các hình ảnh do đài truyền hình Trung Quốc CCTV ghi lại cho thấy cảnh bà Mạnh mặc bộ váy đỏ, dường như rơm rớm nước mắt khi được tặng hoa và có một đám đông lớn đứng đón chào ở đường băng sân bay Thâm Quyến vào lúc 21h50 (giờ Trung Quốc).

Bà Mạnh vẫy chào đám đông khoảng 100 người rồi đưa ra một phát biểu ngắn. Phó thống đốc tỉnh Quảng Đông Zhang Xin và Thị trưởng Thâm Quyến Weizhong cũng ra sân bay đón bà Mạnh.

Phát biểu đầu tiên của bà Mạnh khi đặt chân xuống Trung Quốc là: "Cuối cùng tôi đã về nhà". Bà Mạnh cũng gửi lời cảm ơn tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Bà Mạnh Vãn Chu trở về Trung Quốc sau khi đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 3 năm với giới chức Mỹ. Bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ vào ngày 1/12/2018 tại sân bay Vancouver theo đề nghị của Mỹ. Washington cũng đề nghị dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử với cáo buộc nói dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran. Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.

Theo CCTV, bà Mạnh, 49 tuổi, đã được đưa đi làm xét nghiệm Covid-19, rồi được đưa tới cơ sở cách ly. Đoạn phát sóng trực tiếp màn chào đón bà thu hút tối đa 100 triệu người xem vào cùng một thời điểm.

Trung Quốc trải thảm đỏ đón bà Mạnh Vãn Chu hồi hương - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Bà Mạnh Vãn Chu được chào đón rầm rộ (Ảnh: CCTV).

Theo SCMP, hoạt động đón bà Mạnh được xem là rầm rộ hơn hẳn tiêu chuẩn thường thấy ở Trung Quốc. Thảm đỏ được trải từ cửa máy bay xuống đường băng, trong khi đài truyền hình quốc gia như CCTV tường thuật màn đón bà hồi hương kéo dài hàng giờ đồng hồ.

Tòa nhà cao nhất Thâm Quyến, trung tâm tài chính Ping An cao 555 m, cũng được đăng tải thông điệp: "Chào mừng hồi hương, Mạnh Vãn Chu" vào tối qua.

Tân Hoa Xã gọi việc bà Mạnh được thả là "nỗ lực của chính phủ Trung Quốc". Trong khi đó, Nhân dân Nhật báo lại cho rằng đây là "chiến thắng lớn của người Trung Quốc".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh từng cáo buộc rằng việc bắt giữ bà Mạnh là "tùy tiện" và là nỗ lực nhằm "đàn áp các doanh nghiệp công nghệ cao của Bắc Kinh".Đức Hoàng TheoSCMP 

Mạnh Vãn Chu đăng thông điệp "đẫm nước mắt" trên đường trở về Trung Quốc

Dân trí

 Giám đốc tài chính hãng công nghệ viễn thông Huawei Mạnh Vãn Chu đã đăng tải thông điệp đầu tiên trên mạng xã hội, sau khi bà lên máy bay rời Canada để trở về Trung Quốc.

Bà Mạnh Vãn Chu đăng thông điệp đẫm nước mắt trên đường trở về Trung Quốc - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Bà Mạnh Vãn Chu khi chuẩn bị lên máy bay rời Canada hôm 24/9 (Ảnh: Twitter).

Ngày 24/9, giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã lên một chuyến bay từ Vancouver, Canada trở về Thâm Quyến, Trung Quốc sau khi được trả tự do sau hơn 1.000 ngày bị giam lỏng.

Trên mạng xã hội WeChat, bà Mạnh cho biết "mắt bà nhòa lệ" trên đường trở về quê hương và gửi lời cảm ơn tới chính phủ Trung Quốc đã giúp bà được trả tự do.

Bà Mạnh, 49 tuổi, cũng nhắc tới những khó khăn kể từ khi bị bắt, nói rằng có lúc bà cảm thấy như đang ở trong một "vực thẳm", "bị dày vò bởi những đêm mất ngủ".

Theo truyền thông Trung Quốc, máy bay của bà Mạnh dự kiến hạ cánh tại thành phố Thâm Quyến vào tối ngày 25/9 giờ địa phương.

Bà Mạnh Vãn Chu, con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, trở về Trung Quốc sau khi đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc chiến pháp lý kéo dài gần 3 năm với giới chức Mỹ.

Bà Mạnh bị giới chức Canada bắt giữ vào ngày 1/12/2018 tại sân bay Vancouver theo đề nghị của Mỹ. Washington cũng đề nghị dẫn độ bà Mạnh sang Mỹ để xét xử với cáo buộc nói dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran. Tuy nhiên, Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.

Sau phiên tòa ở Vancouver, nơi bà đã được trả tự do, bà Mạnh đã gửi lời cảm ơn tới các thẩm phán vì "sự công bằng", cảm ơn chính phủ Canada "vì tôn trọng pháp quyền", cảm ơn người dân và truyền thông Canada vì đã "thông cảm". Bà cũng cảm ơn Đại sứ quán Trung Quốc ở Canada, và thừa nhận rằng "cuộc đời tôi đã bị đảo lộn".

Vụ bắt giữ bà Mạnh đã đẩy căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc leo thang trong 3 năm qua.

Ngay sau khi bà Mạnh được về nước, Trung Quốc cũng đã thả tự do cho 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor. Hai người này đã bị giới chức Trung Quốc bắt giữ hồi tháng 12/2018 vì cáo buộc làm gián điệp, không lâu sau khi Canada bắt bà Mạnh.

Trung Quốc nhiều lần bác bỏ cáo buộc cho rằng việc bắt giữ hai công dân Canada là nhằm trả đũa và gây sức ép với Canada.

Đức Hoàng

Theo SCMP


Ông Tập Cận Bình nói gì với ông Nguyễn Phú Trọng?

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, vào sáng 24/9, đã điện đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hình ảnh do Thông Tấn xã Việt Nam công bố cho thấy cùng có mặt ở cuộc điện đàm, có một số ủy viên Bộ Chính trị tại Hà Nội.

Tân Hoa xã của Trung Quốc thì tường thuật Tổng Bí thư Tập Cận Bình cho biết từ đầu năm đến nay, hai nhà lãnh đạo "duy trì trao đổi mật thiết dưới nhiều hình thức, thúc đẩy hai Đảng Trung - Việt sâu sắc tin cậy lẫn nhau về chiến lược, củng cố hữu nghị truyền thống, cùng dẫn dắt quan hệ song phương trong tình hình mới".

'Lợi ích chung'

Theo Tân Hoa xã, trong cuộc điện đàm, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nói:

"Hai bên có rất nhiều lợi ích chung và mối quan tâm chung trong tình hình phức tạp chịu sự tác động chồng chất giữa cuộc biến đổi lớn trăm năm không gặp và đại dịch thế kỷ."

Hai bên cần phải nắm bắt phương hướng đúng đắn, tăng cường đoàn kết hợp tác, không ngừng phát triển lớn mạnh sự nghiệp xã hội chủ nghĩa, thiết thực bảo vệ tốt lợi ích căn bản của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, góp phần tích cực vào hòa bình và phát triển của khu vực và thế giới."

Việt Nam đang tập trung chống dịch Covid-19

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Việt Nam đang tập trung chống dịch Covid-19

'Bảo vệ an ninh cầm quyền'

Cũng theo phía Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh "bảo vệ an ninh cầm quyền của Đảng Cộng sản và an ninh chế độ xã hội chủ nghĩa là lợi ích chiến lược căn bản nhất của hai nước Trung - Việt".

"Trung Quốc kiên định ủng hộ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Đảng và nhân dân Việt Nam đi con đường xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước mình, thực hiện mục tiêu phát triển được xác định trong Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13."

Ông Tập nói: "Hai bên cần phải tổ chức tốt trao đổi cơ chế hóa như hội thảo lý luận, đào tạo cán bộ, hợp tác đảng ủy địa phương, v.v, sâu sắc giao lưu và học hỏi lẫn nhau giữa các cơ quan đối đẳng hai Đảng, hai nước, tăng cường định hướng dư luận, hai bên cần phải đẩy mạnh kết nối chiến lược phát triển, gây dựng điểm sáng hợp tác mới, để nhân dân hai nước có nhiều cảm giác được hưởng hơn."

Trung Quốc kiên định ủng hộ Việt Nam chiến thắng dịch bệnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hai bên cần phải tăng cường điều phối và phối hợp công việc quốc tế và khu vực, giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải, phản đối chính trị hóa vấn đề truy tìm nguồn gốc vi rút nCoV, thực hiện chủ nghĩa đa phương thực sự, thúc đẩy xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại."

Một chiếc Y 20 của Trung Quốc

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc mới đây đã cho máy bay hạ cánh xuống đường băng của các đảo nhân tạo thuộc Trường Sa mà VN tuyên bố chủ quyền để vận chuyển binh lính trở về đất liền

Báo chí Việt Nam chưa đưa tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói gì ở cuộc điện đàm.

Còn theo nguồn của Tân Hoa xã, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "đánh giá cao thành tựu to lớn Trung Quốc giành được trong các lĩnh vực dưới sự lãnh đạo kiên cường của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 100 năm thành lập Đảng và hơn 70 năm thành lập nước Trung Hoa mới, đặc biệt là kể từ Đại hội Đảng lần thứ 18 với hạt nhân là đồng chí Tập Cận Bình, tin chắc rằng Trung Quốc sẽ thu được thành tích huy hoàng mới trong hành trình mới xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện đại hóa toàn diện".

Ông cảm ơn Trung Quốc đã dành cho Việt Nam những ủng hộ và giúp đỡ quý báu trong phòng chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Tân Hoa xã, ông Nguyễn Phú Trọng nói Đảng Cộng sản Việt Nam sẵn sàng cùng Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng cường trao đổi giữa hai đảng, tăng thêm tin cậy lẫn nhau về chính trị, sâu sắc giao lưu kinh nghiệm quản lý đảng, quản lý đất nước, thúc đẩy hai bên tăng cường hợp tác cùng có lợi trong nhiều lĩnh vực.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã chúc mừng Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và đón chào 72 năm Quốc khánh Trung Quốc.

Mới đây, vào chiều 11/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Khi gặp mặt, ông Nguyễn Phú Trọng cũng nói hai nước "cùng nhau bàn bạc, giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong hợp tác; tăng cường tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước"

Theo ông Nguyễn Phú Trọng, hai nước "kiên trì giải quyết thỏa đáng các tranh chấp, bất đồng, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng phát triển lành mạnh, bền vững, vì lợi ích của nhân dân hai nước".(BBC)

Tổng bí thư Trọng đề nghị Việt - Trung ưu tiên hợp tác chống Covid-19

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bày tỏ mong muốn hai nước ưu tiên hợp tác phòng chống Covid-19.

Trong cuộc điện đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng 24/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19 và chia sẻ vaccine cho Việt Nam, mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác trong phục hồi, phát triển sau đại dịch.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội sáng 24/9. Ảnh: TTXVN.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội sáng 24/9. Ảnh: TTXVN.

Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên cần thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận đã đạt được, triển khai các thỏa thuận tự do thương mại và kinh tế biên mậu. Tổng bí thư đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện để thương mại hai nước phát triển cân bằng hơn, đẩy nhanh thủ tục cấp phép nhập khẩu một số nông sản của Việt Nam, tăng cường đầu tư những dự án lớn.

Hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ về quản lý, bảo vệ biên giới, thực hiện nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Tổng bí thư nói.

Hai nước tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác trên biển, thúc đẩy bàn bạc, thương lượng về tiến hành phân định và triển khai hợp tác, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, phối hợp hiệu quả, cùng ASEAN tích cực nỗ lực đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống với Việt Nam, mong muốn tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Ông cũng cho rằng hai bên cần phối hợp tại các diễn đàn đa phương, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển cũng như đẩy nhanh kết nối chiến lược trong bối cảnh ảnh hưởng của Covid-19.

Trong chuyến thăm Việt Nam ngày 10-12/9, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cam kết nước này sẽ viện trợ thêm ba triệu liều vaccine cho Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số vaccine Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam lên 5,7 triệu liều.

Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của nước này xét theo tiêu chí quốc gia. Hai bên sẽ nối lại các chuyến bay thương mại khi điều kiện cho phép, tạo thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Covid: Thủ tướng VN phê bình tỉnh Kiên Giang làm dư luận xôn xao

Cuộc họp trực tuyến ngày 13/9/2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,VTV

Chụp lại hình ảnh,

Cuộc họp trực tuyến ngày 13/9/2021

"Ông nào cứ nói trong phòng ra, ông nào nắm được thì ra báo cáo, việc gì cứ phải nhắc?"

Đó là lời Thủ tướng Phạm Minh Chính khi phê bình tỉnh Kiên Giang chống dịch Covid-19, tại Cuộc họp trực tuyến ngày 13/9/2021.

'Cứ lơ mơ lơ mơ'

Trong đoạn clip của VTV, Thủ tướng đặt câu hỏi: "Ví dụ ngày hôm qua trong cộng đồng các anh xét nghiệm, ra bao nhiêu ca? Các đồng chí phải rất cụ thể, cứ lơ mơ lơ mơ làm sao chỉ huy được?"

Có tiếng trả lời rằng có 154 ca.

Thủ tướng không hài lòng: "Ông nào cứ nói trong phòng ra, ông nào đó nắm được thì ra báo cáo, việc gì cứ phải nhắc?"

Sau khi Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Thanh Bình nhắc lại con số 154 ca, Thủ tướng hỏi tiếp: "Ở đâu?"

Đoạn clip của VTV cho thấy ông Bình lúng túng tìm tài liệu, và nói "không nhớ nổi".

"Tôi đã gọi điện cho anh nhiều lần rồi anh Bình. Tôi nói là anh phải kiểm soát hàng ngày để anh xem là cái tốc độ trong cộng đồng tức là cái số trong cộng đồng tăng hay giảm. Hiện nay anh tiến hành xét nghiệm đã đúng như hướng dẫn của Bộ Y tế chưa…"

"Tỉnh anh từ chỗ xanh rờn bây giờ đỏ quạch…" ông Phạm Minh Chính nói.

Bộ Y tế cho biết, tại Kiên Giang, hiện có 7 huyện có nguy cơ rất cao, 3 huyện có nguy cơ cao và 5 huyện đang ở trạng thái bình thường mới.

Tại cấp xã, có 20/144 xã có nguy cơ rất cao, 32/144 xã có nguy cơ cao, 1/144 xã có nguy cơ và 91/144 xã ở trạng thái bình thường mới.

Tại Tiền Giang, từ ngày 29/6/2021, trung bình có 190 ca/ngày, cao nhất là 234 ca/ngày. Trong 7 ngày qua, Tiền Giang ghi nhận 1.139 ca, trong đó có 138 ca ghi nhận tại cộng đồng.

Tiêm vaccine Covid-19 ở Hà Nội

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Tiêm vaccine Covid-19 ở Hà Nội

Theo trang web Chính phủ, kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, qua gần 2 tháng thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, Kiên Giang và Tiền Giang "đã có rất nhiều cố gắng, nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp, kết quả chưa được như mong muốn và dự báo tình hình có thể phức tạp hơn".

Về nguyên nhân, theo ông Phạm Minh Chính, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo "một số nơi chưa nắm chắc, chưa quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp; việc nắm tình hình và dự báo tình hình chưa sát; tổ chức thực hiện bị động, lúng túng, không chặt chẽ, chưa khoa học, chưa phù hợp diễn biến dịch bệnh tại địa phương; còn có những bất cập trong quản lý cách ly, di chuyển, điều trị…"

Phản ứng của Kiên Giang?

Sau cuộc họp trực tuyến, Bí thư Kiên Giang Đỗ Thanh Bình được phóng viên báo Tiền Phong hỏi vì sao lại lúng túng trước các số liệu, ông Bình nói: "Bây giờ anh (PV Tiền Phong) lấy báo cáo của Kiên Giang xem sẽ rõ hết".

Cũng liên quan phiên họp trên, một lãnh đạo UBND tỉnh - người có mặt cạnh Bí thư Tỉnh ủy, thanh minh với báo Tiền Phong: "Hỏi chi tiết là chết dở rồi. Tôi ngồi cạnh anh Bình Bí thư, cũng nhắc anh ấy, xin phép không báo cáo chi tiết, chỉ đạo chung thôi".

Theo vị này nói: "Mình có số liệu lớn, dài ngày thôi, chứ hỏi mấy giờ có ca nào không, làm sao tôi trả lời nổi. Mình nắm hết, nhưng chi tiết sao nhớ nổi. Số liệu mấy ngày qua lớn như thế, tôi theo dõi hàng ngày nó giảm bao nhiêu phần trăm. Nếu hỏi các anh có nhớ nổi không".

Vị này nói thêm: "Mình rất buồn, như học trò trả bài".

Còn theo báo Lao Động, ông Nguyễn Thanh Phong, Ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang, nói sau cuộc họp: "Kiên Giang đề ra lộ trình hành động mới, nhanh chóng, hiệu quả để đáp ứng với tình hình mới trong phòng chống dịch."

Kết luận cuộc họp hôm 13/9, ông Phạm Minh Chính nói: "Rất mong các tỉnh, các huyện, các xã đánh giá lại, phát huy những việc làm tốt, rút kinh nghiệm những việc chưa làm tốt, chỉ ra nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để làm tốt hơn. Chủ trương, biện pháp đã đầy đủ, tôi nhấn mạnh việc tổ chức thực hiện thật tốt từ tỉnh tới huyện, xã và thôn, ấp, tổ dân phố…, các bộ ngành phối hợp, giúp đỡ để 2 tỉnh thực hiện được mục tiêu của mình trong phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân."

Bình luận trên báo chí

Tờ Tuổi Trẻ Thủ đô bình luận: "Thiết nghĩ, điểm tử huyệt trong phòng chống dịch lại vẫn là con người, là lãnh đạo. Tình huống sát hạch của Thủ tướng ngay trên diễn đàn trực tuyến là tiếng chuông cảnh tỉnh để cho lãnh đạo địa phương bừng tỉnh, cần sâu sát, nắm rõ thông tin, tình hình dịch bệnh tại địa phương. Chỉ khi đó, các chỉ đạo điều hành phòng chống dịch mới thực sự hiệu quả, hiệu lực, mới đúng và trúng mục tiêu, trọng tâm trọng điểm. Còn không, cứ "lơ mơ" như các tỉnh Kiên Giang, Tiền Giang thì công cuộc chống dịch kém hiệu quả, thậm chí là thất bại là điều dễ hiểu."

Báo Tuổi Trẻ cho rằng: "Để chống dịch, chúng ta đã đánh đổi bằng tạm ngừng sản xuất, hạn chế đi lại, giãn cách hàng tháng trời. Khi cả vùng nỗ lực để thu hẹp vùng đỏ, mở rộng vùng xanh thì việc một hai tỉnh do lơ là chống dịch mà đổ dốc, xuống hạng, xanh chuyển sang đỏ là không thể chấp nhận."

Còn báo Dân Trí trích dẫn một đoạn phân tích của Thủ tướng: "Tôi hỏi chi tiết để thấy sự lúng túng của các cấp lãnh đạo địa phương. Chính sự lúng túng này cho thấy mặc dù giãn cách, rồi tăng cường giãn cách cứ kéo dài mãi nhưng biện pháp để làm gì, chặn dịch thế nào trong mỗi lần giãn cách đó, mục tiêu để đạt được gì thì địa phương lại không nêu ra được."


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8221

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca