Vietnamville http://www.vietnamville.ca

Nổ tại viện nghiên cứu quốc phòng hàng đầu Trung Quốc khi đang thí nghiệm hỏa tiển bằn sang Mỹ, 2 người chết
24.10.2021

Nổ tại viện nghiên cứu quốc phòng hàng đầu Trung Quốc, 2 người chết

 DT- Ít nhất 2 người thiệt mạng, 9 người bị thương trong một vụ nổ lớn ở Đại học Hàng không vũ trụ Nam Kinh, Trung Quốc ngày 24/10



Nổ tại viện nghiên cứu quốc phòng hàng đầu Trung Quốc, 2 người chết - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Khói bốc lên sau vụ nổ tại phòng thí nghiệm ở Đại học Hàng không vũ trụ Nam Kinh, Trung Quốc ngày 24/10. (Ảnh: Weibo).

Theo báo South China Morning Post, vụ nổ xảy ra khoảng gần 16h ngày 24/10 theo giờ địa phương tại một phòng thí nghiệm của Đại học Hàng không và Du hành Vũ trụ Nam Kinh (NUAA), nơi được coi là cái nôi của công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc.

China launches first module of new space station - BBC News

"Hai người chết, 9 người bị thương. Nguyên nhân vụ nổ vẫn đang được điều tra làm rõ, hiện công tác cứu hộ đã kết thúc", Cơ quan phòng cháy chữa cháy Nam Kinh cho biết trên trang Weibo.

Các video chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những cột khói đen bốc lên từ khuôn viên NUAA. Trong số các bức ảnh chia sẻ có hình ảnh một người đàn ông bị bỏng nặng.

NUAA sau đó xác nhận, vụ nổ xảy ra tại trường Cao đẳng Công nghệ và Khoa học Vật liệu. Trường cao đẳng này có 5 phòng thí trọng điểm cấp tỉnh chuyên về vật liệu thiết bị năng lượng hạt nhân, chuyển đổi năng lượng, chuẩn bị và bảo vệ vật liệu khỏi môi trường khắc nghiệt và lưu trữ điện hóa. Hiện chưa rõ vụ nổ xảy ra ở khu vực phòng thí nghiệm nào trong 5 cơ sở đó.

NUAA được coi là viện nghiên cứu quốc phòng hàng đầu của Trung Quốc và là nơi có 3 phòng thí nghiệm cấp quốc gia, trong đó có 2 cơ sở chuyên về công nghệ trực thăng.

Viện nghiên cứu Hoover của Đại học Stanford (Mỹ) mô tả NUAA là một trong 7 "con đẻ" của quốc phòng Trung Quốc, hỗ trợ nghiên cứu quốc phòng và cơ sở công nghiệp của Trung Quốc, thúc đẩy thực thi các chính sách kết hợp giữa quân sự và dân sự.

Minh Phương
Theo SCMP


Tại TQ cái gì cũng nổ lớn: Khoảnh khắc vụ nổ lớn làm rung chuyển thành phố Trung Quốc

ân trí

 Vụ nổ quy mô lớn, nghi do rò rỉ khí gas, đã phá hỏng hàng loạt ngôi nhà và làm hàng chục người thương vong tại Liêu Ninh, Trung Quốc.

Khoảnh khắc vụ nổ lớn làm rung chuyển thành phố Trung Quốc - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Nhà cửa, xe hơi bị phá hủy bởi vụ nổ lớn (Ảnh: SCMP).

Theo SCMP, vụ việc xảy ra vào sáng sớm 21/10 tại thành phố Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Ít nhất một người chết và 33 người khác bị thương trong vụ nổ đã phá hỏng hàng loạt nhà cửa và xe hơi.

Một đoạn video ghi từ camera hành trình của xe hơi lan truyền trên mạng xã hội cho thấy khoảnh khắc một tòa nhà phát nổ, khói bốc lên ngùn ngụt ở một bên đường Nanqi vào khoảng 8h19 (giờ địa phương). Nhiều người hốt hoảng bỏ chạy khỏi hiện trường.

Theo China Daily, 

Nổ khí gas ở Trung Quốc: Nổ khí gas tại Trung Quốc, ít nhất 2 người thiệt  mạng | VTV.VN

Cảnh sát và lính cứu hỏa đã nhanh chóng sơ tán người dân sống khu vực lân cận. Một nhân chứng gần hiện trường cho biết, cửa sổ nhà bà đã bị vỡ vụn nhưng vụ nổ không gây quá nhiều thiệt hại cho ngôi nhà.

Một phụ nữ khác sống ở tầng 5 của tòa nhà đối diện với hiện trường vụ nổ cho biết, tất cả các cửa sổ tại khu bà sống đều bị vỡ. "Tôi thấy sợ hãi khi vụ việc xảy ra. Sau đó tôi thấy xe cứu hỏa tới sau hơn 10 phút", người này cho biết.

Một phụ nữ khác sống ở khu vực lân cận cho hay, khi vụ nổ xảy ra, trần bê tông của căn bếp nhà bà đã bị bong ra.

Chính quyền địa phương cho hay, họ đang điều tra nguyên nhân vụ nổ.

Đức Hoàng

Theo SCMP

Trung Quốc cảnh báo Covid-19 lan rộng, sẵn sàng ban bố tình trạng khẩn cấp

Dân trí

 Giới chức Trung Quốc cảnh báo, ổ dịch Covid-19 hiện nay ở nước này có thể lan rộng trong những ngày tới, do vậy, các khu vực bị ảnh hưởng cần sẵn sàng áp dụng tình trạng khẩn cấp để ngăn dịch.

Trung Quốc cảnh báo Covid-19 lan rộng, sẵn sàng ban bố tình trạng khẩn cấp - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Người dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc xếp hàng chờ tiêm chủng tăng cường vaccine Covid-19 hôm 23/10 (Ảnh: EPA).

Bloomberg đưa tin, tại một cuộc họp báo ngày 24/10, người phát ngôn Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Mi Feng cho biết, đợt dịch Covid-19 hiện nay ở nước này do sự xâm nhập của biến chủng Delta. Quan chức này cho biết thêm, hiện dịch đã lan ra 11 tỉnh thành, hầu hết người nhiễm bệnh có tiểu sử di chuyển giữa các vùng.

Trong vòng một tuần qua, Trung Quốc ghi nhận hơn 130 ca nhiễm mới. Giới chức y tế Trung Quốc vẫn đang xác định nguồn gốc của đợt dịch mới. Tuy nhiên, theo ghi nhận 106 trong số 133 ca Covid-19 tuần qua có liên quan đến du lịch, ông Wu Liangyou, một quan chức thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết.

Ông Mi cảnh báo, dịch có thể diễn biến phức tạp hơn, số ca Covid-19 mới có thể tiếp tục tăng trong những ngày tới. Do vậy, ông khuyến cáo các vùng bị ảnh hưởng cần áp dụng "tình trạng khẩn cấp" để ứng phó.

"Dịch có nguy cơ lan rộng. Các khu vực bị ảnh hưởng nên nhanh chóng ban bố tình trạng khẩn cấp, các khu vực không có dịch vẫn cần siết chặt giám sát và cảnh báo sớm", ông Mi nhấn mạnh.

Ông Zhou Min, một quan chức Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, cho biết một số thành phố ở tỉnh Cam Túc, trong đó có thủ phủ Lan Châu, và khu vực tự trị Nội Mông đã ngừng hoạt động vận tải bằng xe buýt, taxi. Chính quyền ở đây cũng đề nghị du khách từng đến vùng dịch trong kỳ nghỉ lễ quốc khánh đầu tháng 10 khai báo và xét nghiệm ở cơ quan y tế địa phương.

Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh số ca Covid-19 cộng đồng ở Trung Quốc tăng trở lại. Theo giới chức y tế Trung Quốc, trong ngày 22/10, nước này ghi nhận 38 ca lây nhiễm nội địa, cao nhất hơn một tháng qua. Các ca nhiễm mới chủ yếu tập trung ở miền bắc Trung Quốc, liên quan đến yếu tố du lịch.

Cuối tuần trước, Bộ Văn hóa và Du lịch kêu gọi các địa điểm du lịch, các công ty lữ hành và chính quyền địa phương cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch, trong đó hạn chế các hoạt động tập trung đông người, định kỳ xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên và đảm bảo vệ sinh dịch tễ tại các nhà hàng, khách sạn.

Tại thủ đô Bắc Kinh, dịch đã lan ra 3 quận, trong đó có quận Hải Điến - nơi tập trung các cơ sở nghiên cứu khoa học. Tính đến chiều 24/10, một quận của Bắc Kinh đã ghi nhận 10 ca Covid-19 mới chỉ trong vòng hai ngày sau hơn 2 tháng không ghi nhận ca cộng đồng nào.

Nhật báo Beijing Daily cho biết, chính quyền Bắc Kinh quyết định sẽ hủy giải marathon dự kiến diễn ra ngày 31/10. Người dân từ các địa phương có dịch cũng bị cấm thăm viếng hay trở lại Bắc Kinh ở thời điểm hiện tại. Những người muốn vào Bắc Kinh phải có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.

Tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, giải marathon dự kiến diễn ra cuối tuần qua cũng bất ngờ bị hoãn. Sự kiện này ban đầu dự kiến thu hút khoảng 26.000 người tham gia.

Để đối phó với các làn sóng Covid-19, Trung Quốc đã đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng. Trung Quốc đến nay đã tiêm chủng đầy đủ vaccine Covid-19 cho gần 76% dân số, tương ứng khoảng 1 tỷ người. Trung Quốc cũng bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng tăng cường cho người trưởng thành đã tiêm mũi vaccine thứ hai cách đó ít nhất 6 tháng, ưu tiên cho các lao động thiết yếu, người già và người có hệ miễn dịch kém.

< iframe frameborder="0" src="https://gadgets.dantri.com.vn/corona?embed=true" id="dantri-widget-corona-undefined" allowfullscreen="true" webkitallowfullscreen="true" mozallowfullscreen="true" scrolling="no" style="box-sizing: border-box; width: 660px; height: 589px; overflow: hidden;">< /iframe>

Minh Phương
Theo Bloomberg, SCMP

Mỹ hỗ trợ Đài Loan "tham gia có ý nghĩa" vào các tổ chức quốc tế LHQ

Dân trí

 Mỹ đã bày tỏ mong muốn giúp Đài Loan "tham gia có nghĩa vào Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên Hợp Quốc".

Mỹ hỗ trợ Đài Loan tham gia có ý nghĩa vào các tổ chức quốc tế - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ (Ảnh minh họa: AP).

Trong thông báo phát đi vào cuối ngày 23/10, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo rằng các quan chức của nước này và đảo Đài Loan đã họp trực tuyến một ngày trước để "thảo luận tập trung vào việc hỗ trợ Đài Loan tham gia một cách có ý nghĩa tại Liên Hợp Quốc".

"Phía Mỹ nhấn mạnh lại cam kết của Washington trong việc thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan tại WHO và Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu, và đồng thời thảo luận về các cách thức làm nổi bật khả năng đóng góp của Đài Loan vào một loạt vấn đề", thông báo viết.

Cơ quan đối ngoại Đài Loan đã cảm ơn Mỹ vì "sự ủng hộ vững chắc".

Thông báo trên được phát đi vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo bị tấn công. Trung Quốc sau đó đã yêu cầu Mỹ "tránh gửi đi những tín hiệu sai lệch". Nhà Trắng khẳng định không thay đổi chính sách "mơ hồ chiến lược" về vấn đề Đài Loan, nghĩa là Mỹ cam kết sẽ giúp Đài Loan xây dựng năng lực tự vệ, nhưng không đưa ra lời hứa hẹn một cách rõ ràng rằng họ sẽ bảo vệ hòn đảo.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời, cần được thống nhất bằng mọi giá, kể cả dùng vũ lực. Do đó, Trung Quốc tuyên bố có quyền duy nhất đại diện cho hòn đảo trên trường quốc tế.  

Trước đó, Trung Quốc hồi năm ngoái từng nổi giận khi Mỹ công khai ủng hộ Đài Loan tham gia các sự kiện của WHO và trở lại làm quan sát viên của tổ chức này. Bắc Kinh cáo buộc Washington "can thiệp vào tình hình nội bộ".

Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan gia tăng trong thời gian qua khi Trung Quốc tăng cường điều động máy bay tiến vào vùng nhận dạng phòng không hòn đảo.Trong một thông cáo phát đi tối hôm qua, thứ Bảy 23/10/2021, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết giới chức ngoại giao Hoa Kỳ và Đài Loan hôm thứ Sáu 22/10 đã có một cuộc họp trực tuyến để thảo luận về những cách thức có thể cho phép Đài Loan tham gia « đáng kể » vào các công việc của Liên Hiệp Quốc. Cuộc họp diễn ra ngay vào lúc Bắc Kinh chuẩn bị chào mừng dịp 50 năm chế độ cộng sản Bắc Kinh thay thế Đài Bắc, đại diện cho Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. 

Bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định các giới chức Hoa Kỳ tham gia cuộc họp với Đài Loan đã nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với khả năng Đài Loan tham gia « đáng kể » vào Tổ chức Y tế Thế giới và Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu. Đôi bên đã thảo luận về những cách giúp tăng cường khả năng đóng góp của Đài Loan về nhiều chủ đề hơn nữa. Bộ Ngoại Giao Đài Loan đã cảm ơn Mỹ về sự ủng hộ mạnh mẽ của Washington.

Thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ được đưa ra trong bối cảnh ngày mai thứ Hai 25/10, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày chính quyền cộng sản Bắc Kinh trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc. 

Reuters nhắc lại là Đài Loan, với tên gọi chính thức là Trung Hoa Dân Quốc, từng là thành viên của Liên Hiệp Quốc cho đến ngày 25/10/1971, trước khi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thành lập vào năm 1949, giành được quyền đại diện cho Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc. Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là chỉ một tỉnh của Trung Quốc và gần đây liên tục gia tăng áp lực chính trị và quân sự để khẳng định chủ quyền đối với Đài Loan. 

Năm 1979, Washington chính thức công nhận Trung Quốc cùng lúc với việc cắt đứt « quan hệ ngoại giao » với Đài Loan cũng vào năm này. Tuy nhiên, cũng trong năm này, Hoa Kỳ ban hành Đạo luật về Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act), buộc chính quyền Mỹ cung cấp cho Đài Bắc các phương tiện để tự vệ. 

Mặc dù không phải là thành viên Liên Hiệp Quốc, nhưng từ lâu nay, chính quyền Đài Loan chủ động hướng đến các mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế, về phát triển bền vững hay khí hậu, khẳng định là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Báo cáo của Liên Hiệp Quốc về các Giải pháp Phát triển Bền vững (SDSN) năm 2021 xếp Đài Loan đứng đầu khu vực Đông Á về chỉ số hạnh phúc, và đứng thứ 24 thế giới. Đài Bắc đang hướng đến mục tiêu trung hòa về khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2050.

Đức Hoàng

Theo Guardian

Trung Quốc phản bác tuyên bố của ông Biden về cam kết "bảo vệ Đài Loan" 

DT-  Trung Quốc đã lên tiếng phản hồi sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Washington sẽ hỗ trợ Đài Loan phòng thủ trong trường hợp hòn đảo bị tấn công.

Trung Quốc phản bác tuyên bố của ông Biden về cam kết bảo vệ Đài Loan - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Ảnh: Reuters).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm nay 22/10 kêu gọi Mỹ cẩn trọng với phát ngôn và hành động về vấn đề Đài Loan, đồng thời không gửi tín hiệu sai lầm đến các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan, tránh làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ Mỹ - Trung cũng như hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan.

Phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 21/10 tuyên bố Mỹ sẽ hỗ trợ Đài Loan phòng thủ nếu quân đội Trung Quốc tấn công hòn đảo.

Nhà Trắng sau đó nói với các phóng viên rằng, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan "không thay đổi". Người phát ngôn Nhà Trắng khẳng định quan hệ phòng vệ giữa Mỹ và Đài Loan vẫn tuân thủ Đạo luật Quan hệ Đài Loan.

Tuyên bố của Tổng thống Biden được xem là đi ngược lại với chính sách "mơ hồ chiến lược" được Mỹ áp dụng từ lâu liên quan tới vấn đề Đài Loan. Mỹ cam kết sẽ giúp Đài Loan xây dựng năng lực tự vệ, nhưng không đưa ra lời hứa hẹn rõ ràng về việc sẽ bảo vệ hòn đảo nhằm tránh chọc giận Bắc Kinh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định, liên quan đến vấn đề lợi ích cốt lõi và chủ quyền lãnh thổ, Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp hay nhượng bộ. Ông Uông Văn Bân cũng cảnh báo các nước khác không nên đánh giá thấp quyết tâm mạnh mẽ và năng lực của Trung Quốc trong vấn đề này.

"Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể xâm phạm của Trung Quốc. Vấn đề Đài Loan hoàn toàn là chuyện nội bộ của Trung Quốc, nước ngoài không được phép can thiệp", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.

Trong bình luận của mình hôm 21/10, Tổng thống Biden cho biết Mỹ không muốn có một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, nhưng bày tỏ lo ngại về việc liệu Trung Quốc có "tham gia vào các hoạt động khiến họ có thể mắc sai lầm nghiêm trọng hay không".

"Tôi chỉ muốn làm cho Trung Quốc hiểu rằng chúng tôi sẽ không lùi bước, chúng tôi sẽ không thay đổi bất kỳ quan điểm nào của mình", ông Biden nói.

Tại Đài Bắc, người phát ngôn của nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, hôm nay cho biết Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan thông qua các hành động cụ thể và hòn đảo sẽ không đầu hàng trước áp lực hay hành động hấp tấp.

"Đài Loan sẽ thể hiện quyết tâm kiên định của chúng tôi trong việc tự bảo vệ mình và tiếp tục hợp tác với các quốc gia có chung giá trị để đóng góp tích cực vào hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", người phát ngôn Đài Loan cho biết.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price trong tháng này khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với Đài Loan là "vững chắc".

"Mỹ cũng thể hiện rõ ràng rằng chúng tôi cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ của chúng tôi với Đài Loan", ông Price nói.

Căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan leo thang trong thời qua khi Trung Quốc điều số lượng lớn máy bay đi vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo. Người đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan Chiu Kuo-cheng hôm 14/10 cho biết, căng thẳng giữa Đài Loan và Bắc Kinh đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong 40 năm.

Trong 4 ngày đầu tháng 10, Trung Quốc đã điều động gần 150 máy bay quân sự áp sát Đài Loan. Đây là số lượng máy bay kỷ lục được Bắc Kinh triển khai tới gần hòn đảo.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/10 nhắc lại quyết tâm thống nhất Đài Loan với đại lục. Ông Tập nói rằng việc thống nhất bằng biện pháp hòa bình đảm bảo lợi ích tốt nhất cho cả Bắc Kinh và Đài Loan. 

Thành Đạt

Theo Reuters

Những món nợ Trung Quốc tiềm ẩn và rủi ro chính trị cho Việt Nam

Việt Nam tuy không chính thức tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), nhưng lại nhận hơn 16,3 tỷ đô la trong dự án tài trợ của Trung Quốc giai đoạn 2000-2017.

QUẢNG CÁO

Dù gánh nợ Trung Quốc không nặng như nhiều nước khác, nhưng báo cáo mới đây về những chương trình hỗ trợ kinh tế của Trung Quốc cho thấy, gánh nặng những khoản nợ mà Việt Nam vay Trung Quốc gia tăng, vượt xa những gì người ta thường nghĩ, tạo ra nhiều rủi ro chính trị và tác động đến các chính sách tiềm tàng trong quan hệ với Trung Quốc của chính quyền Việt Nam, vốn đã dễ bị thúc ép quấy nhiễu và đe dọa.   

385 tỷ đô la nợ được che giấu  

Trên trang mạng The Diplomat, hai nhà nghiên cứu Zachary Abuza và Phuong Vu, khi tìm hiểu báo cáo AidData về danh mục hỗ trợ và cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc, nhận thấy là tổng cộng có khoảng 385 tỷ đô la các món nợ đã không được công bố và công bố thấp hơn.   

Bộ dữ liệu này xem xét 13.000 dự án được Trung Quốc tài trợ, với tổng trị giá là 843 tỷ đô la tại 165 quốc gia, giai đoạn 2000-2017. Mặc dù dữ liệu bao gồm nhiều dự án không thuộc BRI, nhưng trên thực tế, các khoản cho vay và hỗ trợ tài chính của Trung Quốc cũng đã tăng lên nhiều, từ sau khi BRI được khởi động năm 2013. Báo cáo này cho thấy tính trung bình, chính phủ đã « công bố các khoản trả nợ và lãi cho Trung Quốc hiện nay và trong tương lai thấp hơn mức thực tế, tức là tương đương với khoảng 5,8% GDP ».   

Làm thế nào gánh nặng nợ tiềm ẩn lại lớn đến như thế ? Báo cáo AidData ghi nhận « 70% những khoản cho vay ở nước ngoài của Trung Quốc chủ yếu đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp Nhà nước, ngân hàng Nhà nước, những quỹ phục vụ mục đích đặc biệt, các liên doanh, và các tổ chức khu vực tư nhân ở những nước nhận đầu tư ».   

Vì sao gánh nợ lại lớn như vậy ? Thứ nhất, lãi suất cho vay của Trung Quốc không hề rẻ, trung bình ở mức 4%, cao gần gấp bốn lần so với lãi suất cho vay từ Nhật Bản hay từ Liên Hiệp Châu Âu. Thứ hai, Trung Quốc có yêu cầu mức độ bảo đảm, thế chấp cao, bất kể đó là tài sản hay tiền trong tài khoản ký quỹ do Trung Quốc kiểm soát.   

Ngay cả khi Bắc Kinh có thể không có ý định chống lại một nhà nước có chủ quyền nếu họ không thể trả được nợ, thì Trung Quốc cũng không ngần ngại để các doanh nghiệp của mình siết nợ, chiếm giữ tài sản của đối tác ở nước ngoài, mà ví dụ điển hình là Sri Lanka và Lào.  

Số tiền các nước nợ Trung Quốc rất là lớn : 42 quốc gia đang phát triển, bao gồm bốn nước Đông Nam Á (Lào, Brunei, Cam Bốt và Miến Điện) có « mức nợ công Trung Quốc chiếm đến hơn 10% của GDP ».  

Nợ Trung Quốc của Việt Nam nằm ở mức độ nào ?   

Theo hai tác giả, tình hình Việt Nam đặc biệt khá nghiêm trọng. Việt Nam đứng hàng thứ tám trong việc nhận các luồng tín dụng chính thức khác của Trung Quốc (OOF – Official Other Flows) trong giai đoạn 2000-2017. Tại Đông Nam Á, tính tổng cộng Việt Nam đứng thứ hai, sau Indonesia, vay 16,35 tỷ đô la của Trung Quốc. Về vay ODA ưu đãi mà Trung Quốc cung cấp, thì Việt Nam chỉ xếp thứ 20 với khoảng 1,37 tỷ đô la. Tuy nhiên, do từ lâu nghi ngờ về BRI nên cho đến nay Việt Nam chưa có một dự án cơ sở hạ tầng nào, chính thức nằm trong khuôn khổ BRI.   

Có thể nói, cho đến khi thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế của cả nước – bị phong tỏa vì đại dịch Covid-19, Việt Nam có một mức tăng trưởng kinh tế tuyệt vời. Vì Việt Nam chuyển sang thu hút các công ty và nhiều nước đang tìm cách tách khỏi Trung Quốc, nhưng cơ sở hạ tầng lại là một trở ngại lớn nhất cho Việt Nam.   

Trung tâm Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu (Global Infrastructure Hub) ước tính nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2040 là 605 tỷ đô la. Vào lúc Việt Nam đang trở nên giầu có hơn, việc trợ công cho phát triển, các khoản vay thương mại song phương và đa phương lên đến đỉnh điểm. Nhu cầu cao đến mức Việt Nam phải huy động các nguồn tài trợ nước ngoài, trong bối cảnh các dự án quan hệ đối tác công tư, BOT ngày càng gặp nhiều khó khăn và ngân sách Nhà nước ngày càng hạn hẹp. 

Đương nhiên, BRI có tiềm năng giúp Việt Nam giải tỏa cơn khát vốn, và Hà Nội đã công khai tán thành. Tháng 11/2015, cả hai bên đồng ý mở rộng trao đổi thương mại song phương, đặc biệt là mậu dịch biên giới, do miền Bắc Việt Nam đã là một phần trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Hai nước còn đồng ý thúc đẩy hơn nữa, dù là không liên kết, BRI của Trung Quốc và chiến lược phát triển Hai Hành lang và Một Vành đai Kinh tế năm 2004 của Việt Nam.   

Tháng 11/2017, Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản Ghi nhớ (MOU – Memorandum of Understanding) về việc cùng thực hiện chung BRI của Trung Quốc và Hai Hành lang – Một Vành đai Kinh tế của Việt Nam, bên cạnh việc thành lập nhóm công tác về hợp tác cơ sở hạ tầng và nhóm công tác về hợp tác tài chính tiền tệ. Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam đã đến dự cả hai diễn đàn BRI năm 2017 và 2019.  

Nhưng trong thảo luận nội bộ, giới lãnh đạo và các cố vấn chính sách đã bày tỏ những mối ngờ vực nghiêm trọng. Biên bản ghi nhớ năm 2017 hầu như đã không được thực hiện vì nhiều lý do.  

Thứ nhất, lãi suất cho vay của Trung Quốc không hề rẻ. Chẳng hạn, các khoản vay ODA của Trung Quốc có lãi suất rất cao, trung bình khoảng 3% mỗi năm, cao hơn rất nhiều so với Nhật Bản (0,4 – 1,2%), Hàn Quốc (0 – 2%), hay Ấn Độ (1,75%).   

Hơn nữa các khoản vay của Trung Quốc còn phải chịu phí cam kết 0,5% và phí quản lý 0,5%. Trong khi các đối tác khác thường chấp nhận cho Việt Nam vay trong vòng 15 năm, với ân hạn là 5 năm thì thời hạn và ân hạn của Trung Quốc lại ngắn hơn.  

Thứ hai, các khoản vay của Trung Quốc đi kèm nhiều điều kiện bổ sung, bao gồm thiết kế và quản lý dự án từ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, mua công nghệ Trung Quốc, và sử dụng nhân công Trung Quốc. Việc nhiều người trong số lao động này không bao giờ về nước đã gây ra sự bất bình của người dân địa phương.  

Thứ ba, các công ty Trung Quốc có nhiều « tiền sử » về sự chậm trễ, thiếu minh bạch, vượt chi phí, hủy hoại môi trường, chất lượng công trình kém, và chi phí bảo trì cao. Ví dụ điển hình là tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội, dự án công trình trị giá 866 triệu đô la. Chất lượng dự án hạ tầng của Trung Quốc tồi tệ là nguồn gốc của sự phản đối đáng kể từ công chúng.   

Ý chí chính trị  

Vậy tại sao Hà Nội tiếp tục tìm kiếm các khoản vay từ Trung Quốc ? Một phần đó là do những tính toán chính trị, khi hy vọng rằng quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc thì sẽ hạn chế được sự uy hiếp và gây hấn của Bắc Kinh. Chính quyền Hà Nội cũng không công khai bày tỏ lo lắng gì về việc rơi vào « bẫy nợ » của Bắc Kinh. Những khoản nợ đó vẫn có thể kiểm soát được và kinh tế phát triển còn đủ mạnh để trả nợ. Không giống như Lào, Việt Nam có rất nhiều nguồn vốn.   

Nhưng những mối lo này của Việt Nam đã được chứng thực. Hà Nội đã hạn chế những khoản vay giữa hai Nhà nước, khuyến khích các khoản đi vay không cần bảo lãnh của Nhà nước thông qua các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp nhà nước, và nhiều hãng tư nhân nhằm giảm thiểu các rủi ro chính trị. Theo AidData, nếu tính gộp nợ của Nhà nước và các khoản nợ khác (OOF), tổng nợ của Việt Nam với Trung Quốc chiếm đến 6% của GDP.   

Nếu tính theo con số cụ thể, thì Indonesia là nước nhận nhiều khoản vay Trung Quốc nhất tại Đông Nam Á, nhưng nếu xem xét trong tổng thể, thì tình hình Việt Nam có vẻ đáng quan ngại hơn, cho dù những khoản nợ của Nhà nước và các khoản cho vay khác, nếu tính theo tỷ trọng của GDP, thì chỉ thấp hơn Lào, Cam Bốt, Brunei và Miến Điện.   

Chừng nào Việt Nam còn có thể trả được nợ vay cho Trung Quốc, dù ở mức lãi suất cực kỳ cao, thì khi ấy thừa phát lại (kẻ đi đòi nợ) vẫn chưa đến gõ cửa nhà. Nhưng nếu và khi ngày ấy mà đến, thì giới lãnh đạo tại Hà Nội có lẽ sẽ phải đối mặt với những phản ứng dữ dội từ những công dân mang nặng tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, những người có mức độ nghi kỵ Trung Quốc rất cao.   

Đây mới chính là rủi ro chính trị thật sự cho chính quyền Hà Nội, hai tác giả kết luận ! 


URL của bản tin này::http://www.vietnamville.ca/article.8237

© Vietnamville contact: admin@vietnamville.ca