Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười hai 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30 31          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 4
 Lượt truy cập: 25914669

 
Bản sắc Việt » Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh 05.12.2024 16:51
Đầu tư chứng khoán
09.02.2007 22:48

Kiến thức đầu tư cổ phiếu

ImageNhà bác học Isaac Newton, người đã khám phá ra trọng lực của trái đất và… từng tán gia bại sản vì chứng khoán đã đau đớn chấp nhận: “Có thể đo đạc sự chuyển động của những hành tinh chứ không thể đo đạc được mức điên rồ của con người”.

Phân tích kỹ thuật; cách khai thác biểu đồ giá cả để mua bán chứng khoán dựa vào tâm lý con người trên thị trường chứng khoán không thể chính xác. Ai muốn dùng AT (Analysis Technical)  để tìm một cách phân tích cho họ thắng mỗi phi vụ mua bán sẽ mãi là những người đi tìm “lá diêu bông” trong thị trường chứng khoán. Họ sẽ mất thời gian và thất vọng.

Những tín đồ AT phải có một chiến lược quản lý tài chánh lỗ một mà lời ba, bốn thì mới sống còn trên thị trường được. (Xin tham khảo bài viết về quản lý tài chánh, money management của cùng tác giả.)

Những người bài xích bạo miệng hơn, còn nói rằng AT (Analysis Technical) chỉ có thể  giải thích được quá khứ mà không thể giải thích được đường đi giá cả trong tương lai.

 Họ nói đúng. Nhưng họ chỉ đúng được một phần. Vì càng biết rõ quá khứ một cổ phần chứng nào thì người ta dễ ước đoán đường đi của cổ phần đó chừng đó. Cũng như cuộc sống hàng ngày, càng biết rõ tính nết của một người thì chúng ta lại càng đoán được phản ứng của người đó.

Lý Thuyết Căn Bản.

Dân “ngoại đạo” xem biểu đồ chứng khoán vẫn thấy rằng giá cả không bao giờ đi một đường thẳng mà là lên xuống vô trật tự như răng cưa. Để giải thích hiện tượng này, ông Charles Dow, người được coi như là tổ sư của nghành AT đưa ra giả thuyết rằng có ba hạng người mua bán trên theo chu kỳ trong ba giai đoạn khác nhau : hạng nắm được tin tức, hạng “ăn theo” và hạng đầu tư cá nhân.

Những người đầu tư có được thông tin từ trong nội bộ hay có những cách phán đoán được những công ty có triển vọng, mua cổ phiếu khi nó còn thấp để tích lũy.  

Khi giới đầu tư mua cổ phần vào, cổ phần không thể rớt xuống thêm mà sẽ đi lên. Giới mua bán “ăn theo” nhận định được sự đi lên này mà cũng mua theo, cổ phiếu càng được nâng lên thêm nữa.

Khi tin tức được loan báo rộng rãi trên những phương tiện truyền tin, cổ phần được nhắc nhở đến vì đã tăng tưởng mạnh mẽ, những nhà đầu tư cá nhân mới chú ý và mua vào. Trớ trêu thay, đây cũng là lúc những người đầu tư nắm biết được tin tức lại bán ra cổ phần của họ.

Sau ba giai đoạn tích lũy, theo xu hướng và bị phân phối này, cổ phiếu bị rớt xuống, kẻ bán sau cùng sẽ là người bị thiệt thòi nhất.

Charles Dow viết những giả thuyết của ông năm 1900, lúc thị trường chứng khoán còn đơn giản. Thời nay khi có nhiều thành phần phức tạp và tinh vi hơn tham gia chứng khoán, cộng thêm nhiều yếy tố như toàn cầu hoá, khả năng bán khống (short sale), sự hỗ trợ của  internet…như hiện nay thì giả thuyết này của Dow hết còn đầy đủ nữa mà phải giải thích bằng cách khác. Nhưng nó vẫn được sử dụng để làm nền tảng của nhiều cách phân tích kỹ thuật.

ImageĐường support và resistance.

 

Khi bạn nhìn một biểu đồ giá cả, thì bạn phải xem nó như là xem một bức tranh thủy mặc; nhìn cái  tổng thể trước, chi tiết sau. Điều đầu tiên cần biết khi xem một biểu đồ giá cả là xu hướng của nó. Một trong những cách tìm xu hướng là tìm ra đường support và resistance. Mời bạn xem biểu đồ.

Biểu đồ này xây dựng quanh hai trục giá (price) và thời gian (time).

Đường răng cưa là giá cả cổ phiếu.

Đường thẳng resistance ở trên là một đường tưởng tượng  nối liền hai hoặc những mức giá cao nhất (Resistance line)

Đường thẳng ở dưới nối liền những ít nhất mức giá thấp nhất  (Support line).

Dow cho rằng khi đỉnh và đáy “răng cưa”  giá cả sau cùng cao hơn đỉnh và đáy “răng cưa” trước thì xu hướng cổ phần đi lên. Khi “răng cưa” giá cả sau cùng thấp hơn răng cưa trước thì xu hướng cổ phần đi xuống.  Vậy xu hướng của biểu đồ cổ phần trên đây đang đi lên (up trend), bạn nên mua cổ phần khi giá cả chạm gần đường support.

Theo các chuyên gia AT, có thể xem như thị trường có ‘‘trí nhớ’’, mỗi khi khối lượng mua bán biến động mạnh thì giá mới vượt khỏi hai đường này.

ImageSau đây là một biểu đồ cổ phần đi xuống (down trend), bạn nên bán khi giá cả gần chạm đường resistance.

Nhưng ít khi nào xu hướng cổ phần đi lên hay đi xuống hoài, mà nó cũng ít khi giao động theo hai đường song song như vậy, khi nó xuống một thời gian thì nó lên và ngược lại. Cũng có thể bạn chỉ nhận định được đường support hay là đường resistance mà thôi. Bạn cũng nhờ đó mà ước đoán xu hướng dù nó không rõ rệt như có cả hai.

Sau đây là những biểu đồ của cổ phần đang có thể đổi xu hướng, đặc điểm của những biểu đồ sau là đường support và resistance hết còn song song mà đang chéo nhau trở thành những hình tam giác.

ImageHình Tam Giác Lên (Ascending Triangle còn gọi là Resistance Triangle):

Khi giá cả lên và cứ chạm mãi một mức giá cả rồi bị kéo xuống (resistance). Nhưng mỗi lần giá xuống thì được mua nhiều, đẩy cổ phần lên lại mau hơn, đường support không còn đi song song mà lại đi chéo lên. Hiện tượng này cho ta thấy rằng phe mua dần dần thắng thế, khi giá cả đến gần góc cuối hình tam giác thì có khả năng bị đẩy lên rất là nhiều

Bạn có thể mua cổ phần ngay khi hình tam giác này mới hình thành và khi mà hình tam giác càng rõ ràng thì bạn có thể mua thêm khi đến cuối hình tam giác. Điều kiện mà giá sẽ vượt lên khỏi mức resistance là khối lượng mua bán đột nhiên dồi dào hơn phiên giao dịch bình thường.

ImageTam Giác Hạ (Descending Triangle, còn gọi là Support Triangle):

Trong trường hợp này thì phe bán lại nhiều hơn phe mua, giá cả cứ rớt xuống, chạm mức giá support rồi trồi lên. Nhưng mức giá lên của nó lại ít hơn và nó rớt trở lại đường support cũng lẹ hơn. Đến cuối góc tam giác, khi phe mua bị yếu thế hẳn thì khả năng giá cổ phần rớt rất là lớn.

Khi bạn gặp loại hình tam giác này, thì tốt hơn bạn cũng nên bán ra phân nữa cổ phần mà bạn đang giữ rồi bán tiếp phần còn lại khi mà khi giá cả rớt qua đường support vì khả năng hạ giá của nó rất mạnh và rất lâu.

          ImageImageTheo lý thuyết AT, hai biểu đồ trên đây (symetrical triangle và expanding triangle) thể hiện những nhà đầu tư trong trạng thái chờ đợi, hai bên mua bán đang trong trạng thái ‘‘bên tám lạng người nửa cân’’ chưa biết ai thắng ai thua. Bạn đừng nên mua bán mà nên chờ đợi như mọi người, khi giá cả vượt qua đường resistance hay support rồi mới tính sau.

AT được dùng để “giải mã ” quá khứ của cổ phần, cho phép người ta mua bán ngắn hạn, điều mà những cách phân tích khác không thể làm được. Nhưng họ vẫn phải ước đoán với tài năng của và kinh nghiệm bản thân vì AT không phải là một loại phân tích chính xác. Cũng có lẽ vậy mà chưa có chương trình tin học nào tự mua bán và đem tiền về cho người sử dụng được trong một thời gian dài và trong mọi trường hợp.

 Người mới vào thị trường đừng nên mua bán kiểu rất ngắn hạn, day trading, swing trading mà ít nhất cũng phải từ thời gian trung bình, từ 3 tháng trở lên. (viet.no)

Đoàn Thanh Tùng - Tạ Phong Tần
Mười nguyên tắc vàng cho người bắt đầu mua bán chứng khoán
Posted o­n Monday, March 27 @ 01:00:00 CEST by webmaster

Đời Sống - Livsførsel

Đoàn Thanh Tùng


1. Chỉ đầu tư những gì mình có
.

Bạn chỉ nên đầu tư trên số tiền bạn đang sở hữu và bạn không cần nó trong một thời gian dài, ít nhất từ 3-4 tháng trở lên.



Có nhiều người nông nổi vay mượn tiền chơi chứng khoán, về mặt tâm lý thì họ đã tự đưa vào thế bất lợi, bắt buộc phải «thắng đậm» để trả lại số tiền vay mượn, trạng thái này dẫn đến những hành động thiếu thận trọng, càng thua càng muốn gỡ gạc, cay cú sát phạt lớn. Thái độ như vậy rất nguy hiểm cho người mới tập tành chơi chứng khoán.

Ở Âu Châu, các sách vở chuyên về chứng khoán khuyên nên bắt đầu mua chứng khoán ở mức 2.500€ cho mỗi cuộc mua bán, ít tiền hơn thì không có lời vì phải trả tiền giao dịch cho nhà môi giới quá nhiều. Thiết nghĩ, 2.500 Euros cũng không phải là nhiều đối với một người có công ăn việc làm. Nếu bạn sở hữu 10.000€ thì bạn nên phân chia nó ra làm 4 phần (mỗi phần 2.500€), mua 3-4 cổ phần mà bạn cho là có triển vọng nhất.

Chọn Broker - Nhà môi giới.

Người đầu tư cá nhân không thể mua chứng khoán thẳng ở thị trường chứng khoán mà phải qua trung gian. Trước đây, những công ty trung gian còn giới thiệu, mời chào cổ phiếu lẫn quỹ đầu tư của họ cho nên còn gọi là những nhà môi giới.

Còn hiện nay, với tình hình công nghệ truyền thông hiện đại, ai ai cũng có thể tự mình tìm những thông tin thị trường, mua bán như những người chuyên nghiệp, danh từ môi giới mất dần ý nghĩa của nó, gọi là công ty trung gian thì sát nghĩa hơn.

Các công ty trung gian hiện nay đang cạnh tranh nhau ráo riết về giá cả, dịch vụ... Dù bạn đã có ngân khoản ở một công ty trung gian trên mạng, thỉnh thoảng bạn cũng nên xem thử coi có công ty nào khác thích hợp hơn với bạn không. Không có trung gian chứng khoán nào tiện lợi cho người đầu tư cá nhân bằng các công ty trung gian trên mạng vì chi phí mua bán cổ phần rất thấp mà dịch vụ và những lợi ích của nó mang lại thì quá nhiều. Nhiều ngân hàng truyền thống phải tự mở chi nhánh trung gian trên mạng hay tìm cách mua lại những công ty trung gian độc lập vì họ bị áp lực nặng nề. Sự lựa chọn công ty trung gian này rất quan trọng, vì nó sẽ quyết định mức thành công của bạn.

Bạn nên so sánh ba điều sau đây.

- Giá cả :

Mỗi lần bạn mua hay bán cổ phiếu đều phải trả cho công ty trung gian một khoản chi phí, chi phí càng thấp chừng nào thì bạn có thể mua bán với số vốn ít chừng ấy.

Để dễ tính toán, bạn nên mua bán khi tiền chi phí chỉ tương đương hay thấp hơn 1 % tiền vốn, chẳng hạn như chi phí giao dịch của một phi vụ mua rồi bán là 20 €, thì bạn mua cổ phần hơn 2000 €. Vậy thì chỉ cần cổ phần của bạn lên hơn 1% là bạn đã có lời. Nếu bạn mua chỉ có 100 €, thì bạn chỉ lời khi cổ phần của bạn lên hơn 20%.

- Tin tức (information) biểu đồ (graph) và các cách ban lệnh (order):

Cách mua bán của bạn sẽ lệ thuộc vào khả năng cung cấp dịch vụ của công ty trung gian. Thông tin, phân tích cơ bản, sự dự đoán, bảng đấu giá, cách đặt lệnh, cách phân tích cơ bản, kỹ thuật v.v... càng phong phú chừng nào thì càng có lợi chừng ấy. Bạn có thể dựa trên những tin tức đó mà thiết lập nhiều chiến lược mua bán khác nhau, nhận thấy được những cơ hội mà người khác chưa thấy. Và khi một trong những chiến lược của bạn hết còn hữu hiệu thì bạn chuyển qua những chiến lược khác dễ dàng hơn.

- Sự mau chóng của những mệnh lệnh order:

Các mệnh lệnh mua bán khi qua trung gian và chuyển đến thị trường phải nhanh chóng và chính xác, thậm chí đối những đối với day trader, họ phải xem được bảng đấu giá và ban mệnh lệnh được ngay lập tức. Về cách bảo mật thì các công ty này khá an toàn vì bạn phải có password để vào ngân khoản riêng của bạn, sau đó phải có code riêng để xác nhận lệnh mua bán và cuối cùng là số tiền mà bạn thắng chỉ được chuyển đến những ngân khoản riêng mà bạn đã ấn định trước. Đừng ngần ngại tốn thời gian để chọn tìm và so sánh những công ty trung gian chung quanh bạn để dễ kiện tụng nếu có vấn đề.

3. Mua rẻ bán đắt, hay bán đắt rồi mua lại rẻ.

Công ty trung gian nào cho phép bạn mua bán với nhiều loại mệnh lệnh giới hạn (at limit) chừng nào thì bạn càng dễ vạch ra những chiến lược mua bán chừng ấy. Mua cổ phiếu ở giá rẻ và bán lại với giá cao thì ai cũng biết. Nhưng hình thức bán khống, bán trước mua sau thì ít người rành nhưng rất được giới đầu cơ dùng. Ví dụ:

Anh X đến tiệm vàng bán trước 1.000 € của thân nhân ở nước ngoài sẽ gởi về, anh lấy tiền với giá cả hiện tại 20.000 VDN/ € và, sau một tháng anh X đem 1.000 € trả sau cho tiệm vàng. Giá Euros lúc này chỉ còn 17.000 VDN/ €. Anh X lời được 3.000.000 VDN.

Bạn có thể giao kèo với công ty trung gian, bán trước những chứng khoán mà bạn nghĩ rằng nó sẽ xuống với giá hiện tại và mua lại với giá cả trong tương lai. Nếu giá cổ phần lên thì bạn lổ và cổ phần xuống thì bạn …lời.

Điều chú ý là không phải công ty trung gian nào cũng chịu mua bán khống và chỉ những công ty cổ phần có nguồn vốn thực sự dồi dào mới được chấp nhận buôn bán theo kiểu này.

Bạn nên biết phương pháp mua bán này để có một nhận thức cân bằng, không mơ ước cổ phần lên theo một chiều và có thể thắng bất kể khi thị trường lên hay xuống.

5. Dùng stop loss.

Bạn nên dùng stop loss ngay sau khi bạn mua cổ phần và giá của stop loss phải được ấn định trước khi bạn mua. Tâm trí con người tỉnh táo nhất là lúc chưa mua bán gì cả. Khi bạn đã nhập cuộc vào thị trường rồi thì bạn bắt đầu bị lạc vào “mê hồn trận”, day dứt giữa hai thái cực : sợ hãi và tham lam. Nỗi sợ hãi làm cho bạn muốn bán và lòng tham khiến bạn muốn giữ cổ phần.

Người yếu bóng vía thì phải tự vạch ra một chiến lược, mua bán một cách máy móc với phần trăm giá cả đã được quyết định trước và dù cổ phần có giao động ra sao thì vẫn phải tuân thủ tuyệt đối chiến lược của mình, không được đổi ý giữa chừng trong trạng thái tâm lý giao động.

6. Giữ cổ phần lời, bán cổ phần lỗ.

Có phần may rủi trong chứng khoán mà chúng ta không thể kiểm soát được, chúng ta phải chấp nhận như vậy. Chúng ta phải bán những cổ phần lỗ để đừng bị lỗ thêm và giữ cổ phần lời để lời thêm. Thường thường, người mua chứng khoán khi họ nghĩ rằng chứng khoán đang ở mức thấp nhất, sẽ lên trong nay mai. Nếu không may giá chứng khoán rớt xuống thêm, phản ứng tự nhiên của một người bình thường là mua thêm vì nó rẻ hơn dự đoán. Đó là một sai lầm quan trọng, có thể làm hao hụt tài sản một cách nhanh chóng.

7. Thị trường luôn luôn có lý chứ không phải là lòng tự ái của bạn.

Nhiều người nghiên cứu thị trường rồi …tự quyết định rằng thị trường đang lên hay đang xuống. Dù người đầu tư cá nhân có tiền bạc đến đâu đi chăng nữa thì cũng là những con «tép riu» so với những người đầu tư chuyên môn. Những tay market makers này có nguồn tài khoản dồi dào từ những quỹ đầu tư có thể làm mưa làm gió, nâng lên hay kéo xuống bất cứ cổ phần nào mà họ muốn. Khi họ quyết định bán cổ phần với một số lượng lớn thì bạn phải bán theo trước khi quá trễ dù cho bạn không hiểu lý do tại sao rồi có thể mua lại với giá thấp hơn. Bạn nên luôn luôn nhớ rằng thị trường luôn luôn có lý dù cho đôi lúc bạn thấy nó rất bất hợp lý.

8. Theo xu hướng.

Có ba xu hướng mà bạn phải theo dõi, một là xu hướng thị trường chứng khoán, hai là xu hướng lãnh vực liên quan và ba là xu hướng của cổ phần mà bạn đang giao dịch.

Chẳng hạn như cổ phần Renault thuộc về thị trường Euronext của Âu Châu, thuộc về lãnh vực kỹ nghệ xe hơi vừa mới thắng Formule 1 và có vị tân giám đốc Carlos Ghosn là người tài ba, ba xu hướng này đang tiến triển tốt thì cổ phần Renault sẽ lên.

Muốn biết xu hướng đang lên hay xuống thì có nhiều cách phân tích kỹ thuật, căn bản khác nhau dù không cách nào là tuyệt đối hoàn hảo. Nó rất quan trọng đến mức có thể nói biết xu hướng thị trường là biết chơi chứng khoán.

9. Rút kinh nghiệm từ thất bại của bản thân.

Trí nhớ con người có hạn, chúng ta nên ghi lại những thành công và thất bại để làm kinh nghiệm. Khi mua một cổ phần thì bạn nên ghi rõ với tối đa chi tiết như lý do tại sao mua, xu hướng thị trường, tin tức liên quan đến cổ phần, stop loss và sell limit…; khi bạn bán ra thì bạn cũng ghi rõ tới tối đa chi tiết và rút kết luận, kinh nghiệm…

Không có kinh nghiệm nào cay đắng và làm bạn nhớ lâu bằng kinh nghiệm rút từ những thất bại của bản nhân mình. Khi bạn chép ra những lý do đã làm bạn thất bại thì cũng như bạn ôn lại những tình huống đó một lần nữa.

10. Đừng chờ mong gì mà chuẩn bị đối phó với mọi tình huống.

Tôn tử nói: Người giỏi dụng binh đánh giặc, trước tiên phải không để bại, sau mới tìm phương sách đánh bại kẻ địch. Thắng lợi có thể thấy trước («thắng khả tri») nhưng không nhất thiết đòi hỏi phải thắng cho bằng được («i nhi bất khả vi»). Không thể thắng được thì thủ, có thể thắng được thì công. Thủ là do chưa đủ điều kiện, công là khi điều kiện có thừa. Người giỏi thủ giấu quân tại các loại địa hình, người giỏi công phát huy mọi thế mạnh, bảo toàn được lực lượng mà vẫn toàn thắng («thiện thủ giả, tàng ư cửu địa chi hạ, thiện công giả, động ư cửu thiên chi thượng»). Cho nên người giỏi dụng binh bao giờ cũng đặt mình vào thế bất bại mà cũng không bỏ qua cơ hội nào để thắng địch.

Với những người mới chơi chứng khoán thì quan trọng nhất là đừng nghĩ làm gì khi thắng mà là làm gì để hạn chế sự lỗ lã. Nếu bạn không tìm được cơ hội thì cứ quan sát tiếp và đừng đem tiền mua cho bằng được một thứ gì đó rồi ân hận. Người háo thắng nên tự kiềm chế mình bằng cách không tính đến tiền thắng mà chỉ chú ý số tiền bị lỗ. Nếu không lỗ lã thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ có lời trên thị trường chứng khoán.

Đoàn Thanh Tùng
(Tổng hợp và chọn lọc, viet.no)



Phân tích kỹ thuật
Candlestick là một trong các kỹ thuật phân tích chứng khoán
Trong những trường phái dùng cách phân tích để biết cổ phần lên hay xuống đang thịnh hành hiện nay thì trường phái phân tích kỹ thuật đang áp đảo những trường phái khác.


Nhờ công nghệ thông tin và Internet, cách phân tích kỹ thuật ''đăng quang'' vì nó cho phép những người sử dụng rành rẽ phương pháp này mua bán mau lẹ với một số vốn tương đối nhỏ trong một thời gian ngắn.

Muốn trở thành tín đồ của trường phái phân tích kỹ thuật thì phải chấp nhận ''giáo điều'' này:

- Giá cả cổ phần là kết quả của tất cả những yếu tố kinh tế như xu hướng thị trường, tâm lý khách hàng, môi trường chính trị, tin tức lẫn tin đồn, khả năng phát triển, lời lỗ của công ty….

Vì vậy các 'cao thủ' trong trường phái phân tích kỹ thuật chỉ chú trọng về biểu đồ, đến sự giao động giá cả và số lượng cổ phiếu được mua bán mà phán đoán sự lên xuống của nó, ít khi nào họ tốn thời gian để chú tâm vào công ty cổ phần này hoạt động về lãnh vực gì và cũng không cần biết bản báo cáo tài chính nó ra sao.

Người càng muốn mua bán ngắn hạn chừng nào thì bản biểu đồ của họ phải càng có nhiều thông tin về giá cả chừng đó.

Biểu đồ

Sau đây là loại biểu đồ đơn giản nhất. Nó chỉ niêm yết giá cả cổ phần và số lượng mua bán mà bạn đọc ở báo chí ghi lại giá cuối ngày.

Đây là biểu đồ giá cả một năm của công ty chứng khoán hàng đầu của Âu Châu, Euronext tại thị trường Paris.

Chỉ cần 2-3 giây thôi là bạn có thể nhận thấy là xu hướng giá cả công ty này đang lên so với đường vẽ màu xanh MM50 (đường chỉ giá trung bình của cổ phiếu).

Biểu đồ năm thường được dùng để xác định hướng đi chính của một chứng khoán.

Một chứng khoán có thể có xu hướng đi lên nhưng vẫn có thể giảm giá ở những thời điểm nhất định nhưng thông thường giá không giảm qúa mạnh và cụ thể là không vượt qua mức giá thấp nhất mà cổ phiếu từng có trong thời gian gần đây nhất.

Muốn có một nhận định chính xác hơn, bạn phải xem một loại biểu đồ khác như biểu đồ bar-chart.

Biểu đồ dưới đây ghi lại hai tháng giao dịch cuối cùng của Euronext.

Biểu đồ này còn cho bạn biết thêm những giao động giá cả khác.

Xu hướng ngắn hạn của nó vẫn đang lên.

Thay vì một sợi dây giá cả liên tục, thì người ta phân chia ra làm những hình tượng thẳng đứng để cung cấp cho bạn nhiều tin tức hơn.

Mỗi đường thẳng đứng trượng trưng cho một giai đoạn thời gian, gạch ngang bên trái trượng tưng cho lúc đầu tiên, bên phải cho lúc cuối cùng.

Trong đó :

« Opening price » : giá mở màn của giai đoạn, giây phút đầu tiên, gạch ở bên trái.

« Closing Price »: Giá lúc giai đoạn kết thúc, giây phút cuối cùng, gạch ở bên phải.

“High” for the périod : Giá cao nhất trong giai đoạn này.

“Low” for the périod: Giá thấp nhất trong giai đoạn.

Candlestick

Nhờ bản đồ bar-chart trên bạn có thể có một khái niệm rõ ràng hơn về giá cả.

Nhưng mà nó không cho bạn nhiều thông tin rõ ràng như là biểu đồ candlestick japanese (chandelier japonnaise).

Tương truyền rằng biểu đồ candlestick được một thương gia Nhật tên Homma phát minh và sử dụng từ thế kỷ 18, ông sử dụng để phục vụ cho việc kinh doanh lúa gạo.

Ưu điểm của biểu đồ này là nó là rõ ràng, hình tượng hơn bar-chart, cho phép những tay day trader (buôn bán trong ngày) hay swing trader (buôn bán dao động giá) xâm nhập và nhảy ra ngoài thị trường hết sức mau chóng.

Hầu hết mọi day trader đều dùng biểu đồ Candlestick.

Ngày 19/03/2004, ở Paris trước 300 khán giả, chuyên gia chứng khoán Phillippe Erb đã dùng kinh nghiệm đọc biểu đồ candlestick và thắng dễ dàng đối phương, robot Trade System, một chương trình vi tính được chế tạo để mua bán chứng khoán.

Ông đã trả thù được máy tính Big Blue cho Kasparov, kỳ tài về cờ vua.

Biểu đồ trên ghi lại giá cả 3 ngày của Euronext.

Đây là cấu trúc của một candlestick, bạn có thể so sánh vì nó cũng như bar-chart nhưng nó hình tượng hơn.

Thương gia Homma gọi hình chữ nhật là thân (body) và đường thẳng ở đầu trên hay đầu dưới của thân là bóng (shadow).

Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu và kết thúc của cổ phiếu trong ngày trong khi phần bóng ở bên trên hoặc bên dưới phần thân thể hiện phần giá cả giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở cửa và đóng cửa.

Chẳng hạn một cổ phiếu có thể mở đầu phiên giao dịch với giá $10 và đóng cửa ở mức $11. Phần biểu đồ candlestick thể hiện mức giá từ 10-11 gọi là thân.

Nhưng trong ngày cổ phiếu này luôn có thể sụt xuống dưới mức giá mở cửa, chẳng hạn xuống thấp nhất là $9 và trước khi kết thúc ở mức $11, những người mua có thể đẩy giá lên mức $12 trong thời gian giao dịch.

Khoảng từ 9-10 và từ 11-12 chính là bóng với phần thân kẹp ở giữa.

Khi giá cổ phần tăng trong ngày người ta dùng hình trắng hoặc xanh lá cây để mô tả phần thân.

Trái lại khi cổ phần xuống thì người ta dùng màu đỏ hay màu đen.

Khai thác candlestick

Biểu đồ candlestick đã lưu truyền và càng ngày càng thịnh hành trong giới đầu cơ vì nó đã hình tượng hóa một sự thật kinh tế rất đơn giản:

Giá cả cổ phần lên xuống do sự thương lượng giữa những người muốn bán và người những muốn mua.

Khi số lượng cần mua nhiều hơn số lượng cung cấp thì giá cổ phiếu sẽ lên.

Khi cung nhiều hơn cầu thì giá sẽ xuống.

Tùy theo hình tượng màu trắng hay đen, bóng và thân dài ngắn ra sao mà người ta đặt tên cho từng candlestick.

Ưu điểm tuyệt đối của candlestick là chỉ nhìn sơ sơ qua những hình tượng là bạn có khái niệm rõ ràng về sự mạnh yếu giữa hai phe mua và bán, do đó bạn có thể đoán trước sự lên xuống cổ phần chính xác hơn nhiều loại biểu đồ khác, ít nhất là 5- 10 phút tiếp theo.

Đối với những người day trader, chỉ cần đoán trước khoảng chừng thời gian đó thôi thì cũng đủ kiếm tiền từ túi người khác trong thị trường chứng khoán.

Sau đây tôi xin dẫn chứng một vài hình tượng:

Hình tượng Marubozu chỉ có thân mà không có bóng (body without shadow).

Marubuzo

Marubozu màu trắng có nghĩa là bên bán bị phe kia mua mạnh hơn nuốt trửng, có bao nhiêu cổ phần tung ra thị trường được mua bấy nhiêu.

Điều này đẩy giá cổ phần lên rất nhanh.

Ngược lại nếu hình Marubozu đen thì số lượng cổ phần bán ra quá nhiều và người mua chiếm thế chủ động và thường được giá hời.

Marubozu màu đen cho thấy cổ phần sụt giá trầm trọng.

Hình tượng doji (ngôi sao) hay spinning stop (bông vụ).

Thân nhỏ mà bóng dài cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán chưa phân thắng bại, giá cả đang còn lưng khừng.

Khi bạn định mua hay bán một cổ phần mà gặp hình tượng này thì bạn nên chuẩn bị nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi bên bán hoặc bên mua thắng thế.

Bạn cần tới một trong bốn hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu hướng:

Hình hammer (búa tạ), inverted hammer (búa tạ ngược), hangging man (tội nhân treo cổ) và shooting star (sao băng).

Là bốn hình tượng có đặc điểm chung là thân ngắn mà một bóng dài, ít nhất phải bằng hai lần thân, một bên không có hoặc có bóng rất nhỏ.

Đây là những hình tượng cho ta biết cổ phần đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ.

(Xin xem hai biểu đồ chứng minh ở cuối bài).

Cụ thể là hình búa tạ và búa tạ ngược đi theo Doji báo hiệu sự thắng thế của người mua và giá cả từ đây có thể sẽ đổi hướng từ giảm sang tăng, ít nhất là trong ngắn hạn.

Trong khi đó hai hình tượng tội nhân treo cổ và sao băng cảnh báo trước người mua có thể đã thắng thế người bán và giá cả có nhiều khả năng sẽ đi xuống.

Đây chỉ là những hình tượng tiêu biểu của candlestick, vì bài viết có hạn, tôi không thể trình bài hết những cái lắt léo của cách đọc phương pháp candlestick này.

Quý vị nào muốn nắm vững nó cần phải học hỏi nhiều hơn.

Cách dễ nhất là vào google.com tìm website có chữ “candlestick” hoặc là mua cuốn sách nói về candlestick do S. Nison và G.L. Morris viết.

Bạn cần phải thành thạo những hình tượng mới nên lao vào thị trường chứng khoán.

Khuyết điểm của mọi hệ thống phân tích kỹ thuật (candlestick cũng không ngoại lệ) là nó có thể cho chúng ta những dấu hiệu sai lầm làm chúng ta mua và bán không đúng thời điểm.

Bạn có thể dùng nó để buôn bán cổ phần, chỉ số (index)... một khi bạn đã thành thạo.

Bạn mua bán càng ngắn hạn chừng nào thì biểu đồ candlestick càng cho bạn đoán trước chính xác chừng ấy.

Để khai thác hết ưu điểm của nó, người đầu tư phải được công ty trung gian cung cấp dịch vụ cho phép họ đọc được bảng biểu đồ candlestick và ban lệnh mua bán lập tức.

Nếu công ty của bạn không có những dịch vụ này, thì bạn khó có thể thành day trader hay swing trader bắt buộc bạn mua bán với giai đoạn thời gian lâu hơn.

Và Vì BBC yêu cầu diễn tả chứng khoán mang tính cách thời sự, tôi xin kể lại cách mua và bán cổ phần Euronext dựa vào biểu đồ candlestick vào cuối tuần vừa qua.

Tôi dùng hai chiến lược khác nhau, swing và day trading.

Swing trading với cách chơi cổ phần Euronext ngắn ngày, mua vào ngày 30/03/2006 với giá 66,24€/cổ phiếu và đặt stop loss ở mức 64,45€ và đặt lệnh bán với giá định sẵn (sell limit) ở mức 69,72€.

Euronext lên được 3,34 %, giá 68,05€.

Tôi dùng lệnh trailing stop lên mức 67,24€/cổ phiếu để nếu cổ phiếu xuống tới mức này cổ phiếu sẽ được tự động bán đi.

Dù thứ hai này, Euronext có hạ giá, thì tôi vẫn giữ được tiền vốn sau khi trừ đi các chi phí giao dịch.

Day trading với hai phi vụ mua bán trong ngày thứ sáu 31/03/2006, lần thứ nhất mua vào Euronext lúc 9h43 với giá 66,95€/cổ phiếu, bán ra lúc 10h28 với giá 67,90€/cổ phiếu.

Phi vụ thứ hai lúc 15h59 giá 67,50€/cổ phiếu và bán ra với giá 67,85€ lúc 16h43.

Ba trong bốn quyết định mua vào, bán ra trong ngày thành công là do tôi nhìn thấy hai tượng hình hammer và inverted hammer.

( Theo BBC )
Các "trường phái" chính trong phân tích chứng khoán
Xác định giá chứng khoán (CK) là một công việc phức tạp và thực sự cần thiết đối với các nhà đầu tư CK. CK đó đáng giá bao nhiêu và lúc nào nên mua-bán là một câu hỏi mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn mình giải đúng. Cùng với lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới, có thể tổng kết được 6 trường phái trong phân tích CK.


1. Phân tích cơ bản

Điều mà nhà phân tích cơ bản coi như kim chỉ nam chính là cho rằng giá trị thực của một công ty có mối quan hệ mật thiết với các đặc tính tài chính như: khả năng phát triển; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền mặt... Bất kỳ một sự chệch hướng nào so với giá trị thực cũng là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu (CP) đó đang ở dưới hoặc vượt quá giá trị thực.

Một chiến lược đầu tư dài hạn thường dựa vào những giả thiết như:

a. Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.

b. Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.

c. Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.

Giá trị là mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty, trong khi đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E) hoặc giá trị số tích...

Khi những nhà phân tích này nắm giữ một số lượng lớn các CP đang ở dưới giá trị trong danh mục đầu tư nghĩa là họ đang nuôi hy vọng danh mục này sẽ đem lại một mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của thị trường.

2. Mua đặc quyền kinh doanh

Nhà mua đặc quyền kinh doanh thường tập trung vào một số ít các công ty mà họ hiểu rõ và họ sẽ tiến hành mua CP khi những công ty này đang ở dưới giá trị thực. Thường thì nhà mua đặc quyền kinh doanh sẽ có ảnh hưởng lên Ban quản lý và có thể thay đổi chính sách tài chính hoặc chính sách đầu tư của công ty.

Trên khía cạnh đầu tư dài hạn thì:

a. Nhà đầu tư hiểu rõ công ty sẽ ở vị thế tốt hơn trong định giá công ty.

b. Có thể mua những công ty ở dưới giá trị thực mà không làm cho giá của chúng tiến đến gần giá trị thực.

Giá trị cũng đóng vai trò chủ chốt và nhà mua đặc quyền kinh doanh sẽ hướng sự chú ý của mình vào những công ty mà họ tin tưởng công ty đó đang ở dưới giá. Ngoài ra, họ cũng quan tâm tìm hiểu xem họ sẽ gia tăng được thêm bao nhiêu giá trị cho công ty nếu họ có thể tái cơ cấu lại công ty.

3. Biểu đồ (phân tích kỹ thuật)

Những nhà phân tích kỹ thuật tin tưởng rằng phần giá cả dao động do tâm lý của các nhà đầu tư ít nhất cũng bằng phần dao động do các yếu tố tài chính. Những thông tin có sẵn như dao động giá, khối lượng giao dịch, bán khống... sẽ cung cấp những chỉ báo về tâm lý của nhà đầu tư về dao động giá trong lương lai.

Nhưng nhìn chung có thể thấy các nhà đầu tư cá thể đầu tư theo cảm tính nhiều hơn là đầu tư theo các phân tích hợp lý.

Trong khi giá trị không đóng vai trò chính trong phân tích kỹ thuật thì cũng có nhiều con đường để nhà phân tích kỹ thuật có thể kết hợp vào phân tích. Giá trị có thể được sử dụng ví dụ như để quyết định đường hỗ trợ hoặc kháng cự trên biểu đồ giá.

Trên một biểu đồ đường hỗ trợ thường căn cứ vào điểm dưới mà dưới điểm đó giá có khuynh hướng ngừng giảm, còn đường kháng cự được căn cứ vào điểm trên mà trên điểm đó giá có khuynh hướng ngừng tăng. Những mức này thường được dự tính theo giá quá khứ, biên độ của giá tính theo phương pháp giá trị có thể được sử dụng để quyết định. Có nghĩa là giá trị tối đa sẽ trở thành mức kháng cự và giá trị tối thiểu sẽ trở thành đường hỗ trợ.

4. Thông tin

Giá cả lên xuống phụ thuộc vào thông tin về công ty. Những nhà giao dịch căn cứ vào thông tin giao dịch (dựa trên lợi thế thông tin mới hoặc ngay sau khi thông tin được công bố trên thị trường), họ sẽ mua vào khi có tin tốt và bán ra khi có tin xấu. Giả thiết được đưa ra là các nhà giao dịch có thể dự đoán thông tin sắp công bố và đánh giá được phản ứng của thị trường tốt hơn nhà đầu tư thông thường.

Đối với nhà kinh doanh dựa vào thông tin thì việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin và sự thay đổi giá là quan trọng hơn việc nghiên cứu giá trị. Do đó, nhà kinh doanh này có thể mua một công ty có giá vượt quá giá trị thực dựa trên niềm tin rằng thông tin kế tiếp là những thông tin tốt, vượt mức mong đợi và sẽ đẩy được giá lên.

Như vậy, nếu có mối quan hệ trong việc công ty ở dưới giá, trên giá và xác định được cơ chế của giá CP phản ứng lại những thông tin trên thị trường thì nhà đầu tư dựa trên thông tin sẽ có những quyết định đầu tư hợp lý.

5. Thời điểm

Những nhà đầu tư thời điểm cho rằng dự đoán thay đổi của cả thị trường thì dễ hơn việc chọn lựa cụ thể một CP nào đó và như vậy việc dự đoán được dựa trên những yếu tố có thể quan sát được.

Trong khi việc xác định giá trị của một CP có thể không sử dụng công cụ của nhà phân tích thời điểm thì chiến lược tính toán thời điểm thị trường lại có thể sử dụng công cụ giá trị bằng ít nhất hai cách sau:

a. Tổng thị trường tự nó được định giá và so sánh theo thời điểm hiện tại.

b. Mô hình giá trị có thể được sử dụng để tính toán giá trị của tất cả các CP và kết quả từ việc kiểm tra chéo có thể được sử dụng để quyết định xem thị trường đang ở dưới hoặc trên giá trị thực của nó.

6. Thị trường hiệu quả

Những nhà thị trường hiệu quả tin tưởng rằng giá cả tại một thời điểm nào đại diện cho dự đoán tốt nhất về giá trị thực của công ty và bất cứ dự định nào nhằm hưởng lợi từ thị trường hiệu quả sẽ tốn kém hơn là lợi nhuận thu được. Họ cho rằng thị trường thích hợp thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và các nhà đầu tư theo kiểu vay-mua sẽ lập tức lấp đầy những khoảng không hiệu quả.

Đối với nhà phân tích thị trường hiệu quả thì giá trị là một công cụ kiểm tra hữu hiệu để hiểu rõ tại sao một CP được bán ở mức giá đó. Kể từ khi giả thiết giá thị trường là dự đoán tốt nhất đối với giá trị thực của công ty thì đối tượng quyết định đối với giả thiết này là phân tích tác động của mức tăng trưởng và rủi ro trong giá thị trường hơn là việc tìm kiếm công ty ở dưới hoặc lên giá trị thực.
Các hệ số tài chính - nội dung quan trọng trong phân tích đầu tư CK
Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán.


Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh.

Việc sử dụng hệ số tài chính trong phân tích đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo ra chi phí thấp mà hiệu quả lại cao hơn, và việc này cũng đúng ngay cả trên thị trường tiền tệ khi các ngân hàng tài trợ vốn cho doanh nghiệp thông qua cấp tín dụng. Đối với những nhà quản lý, việc sử dụng hệ số tài chính để giám sát quá trình kinh doanh, nhằm đảm bảo công ty sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Thông qua các hệ số tài chính, nhà quản lý thấy được tình trạng tài chính và hoạt động của công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thấp hơn các chuẩn mực nhất định, thì có giải pháp kiểm soát, khắc phục trước khi phát sinh các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, việc phân tích các hệ số tài chính cũng cho phép nhà đầu tư hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa bảng cân đối tài sản và các báo cáo tài chính (ví dụ như để tính toán thu nhập trên đầu tư của một công ty cần phải lấy số liệu tổng tài sản từ bảng cân đối kế toán và số liệu lợi nhuận ròng từ báo cáo thu nhập).

Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty.

Nhóm hệ số khả năng thanh toán

Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh (hay còn gọi là hệ số thử axít).

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là mối tương quan giữa các tài sản lưu hoạt và các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh sau khi tài sản đã được loại bỏ bởi các hàng tồn kho và tài sản kém tính thanh khoản.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- Hàng dự trữ) / Nợ ngắn hạn.

Nhóm hệ số hoạt động

Các hệ số hoạt động xác định tốc độ mà một công ty có thể tạo ra được tiền mặt nếu có nhu cầu phát sinh. Bao gồm các hệ số thu hồi nợ trung bình, hệ số thanh toán trung bình, hệ số hàng lưu kho.

Hệ số thu hồi nợ trung bình biểu thị thông qua kỳ thu hồi nợ trung bình của một công ty sẽ cho biết công ty đó phải mất bao lâu để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Kỳ thu hồi nợ trung bình = Các khoản phải thu / (Doanh số bán chịu hàng năm /360 ngày).

Hệ số thanh toán trung bình biểu thị thông qua thời hạn thanh toán trung bình, phản ánh mối tương quan giữa các khoản phải trả đối với tiền mua hàng chịu mỗi năm.

Thời hạn thanh toán trung bình = Các khoản phải trả / (Tiền mua chịu hàng năm/360 ngày).

Hệ số hàng lưu kho biểu thị số lượng hàng đã bán trên số hàng còn lưu kho, hệ số này cho thấy khả năng dùng vốn vào các hàng hoá luân chuyển cao, tránh được lưu kho bởi các mặt hàng kém tính lưu hoạt.

Hệ số hàng lưu kho = Giá trị hàng đã bán tính theo giá mua / Giá trị hàng lưu kho trung bình.

Nhóm hệ số nợ của công ty

Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung.

Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.

Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản

Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.

Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ phần.

Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn.

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ= EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm.

Phân tích, dự báo giá cổ phiếu

Nhà đầu tư cần phải nắm vững những vấn đề bản chất nhất của phân tích và dự báo giá cổ phiếu, và do đó phải xem xét toàn diện, tổng thể các nội dung chính yếu sau:



1. Tiến hành phân tích CP trên thị trường với mục tiêu là đưa ra dự báo về giá CP và xu hướng giá CP trong tương lai, tìm khả năng sinh lời cao. Đó là một trong những nội dung quan trọng - xác định giai đoạn nào của chu kỳ CP tăng trưởng - giúp nhà đầu tư cân nhắc để đi đến quyết định đầu tư CK có hiệu quả nhất.


2. Đầu tư vào CP, với tính chất sinh lợi và rủi ro cao, nhà đầu tư thường sử dụng một lượng tiền khá lớn hoặc cực lớn để kinh doanh CK, do đó, họ rất quan tâm việc dự báo diễn biến giá CP. Nếu dự đoán giá cả diễn biến đúng, sẽ mang lại thành công lớn; và ngược lại, sẽ thua thiệt, thậm chí có khi dẫn đến phá sản. Chính vì vậy, phân tích CP đã trở thành một ngành kinh doanh lớn và có xu hướng ngày càng phát triển - theo đòi hỏi ngày càng cao của nhà đầu tư - vì thị trường ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp hơn.


3. Muốn phân tích CP để dự báo tốt về diễn biến giá cả CP, nhà đầu tư cần phải xem xét, nghiên cứu và tìm ra câu trả lời thoả đáng các vấn đề cụ thể:


a/ Các CP nào sẽ lên giá - vì sao?


b/ Các CP đó lên giá bao nhiêu - do đâu?


c/ Trong thời gian bao lâu, thì các CP đó đạt mức tăng như vậy - vì đâu? Phải phân tích và tìm ra một ưu thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ khác như: độc quyền về công nghệ, phát minh sáng chế, chiếm lĩnh thị trường hoặc phương pháp quản lý khoa học, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả kinh doanh v.v...


4. Trong giai đoạn thử nghiệm này, hầu hết chỉ có sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, sau 43 phiên giao dịch, giá liên tục tăng quá cao, vượt xa giá trị thực của CP (có loại CP giá thị trường hơn 3 lần so mệnh giá CP) - với tác động của quan hệ cung - cầu thị trường và tâm lý nhà đầu tư - xu hướng giá còn tiếp tục tăng và giá tăng, giảm xen kẽ, dẫn đến rủi ro và lợi nhuận xen kẽ, thực sự cuộc chơi "đỏ, đen", người được kẻ mất trong kinh doanh CK. Hãy cảnh giác với thị trường!


5. Vấn đề quan trọng là phải xác định và lựa chọn CP tăng trưởng - nghĩa là cổ phiếu đó có thể tiếp tục tăng trưởng trong tương lai, theo các tiêu chí sau :


a/ Đưa ra các sản phẩm mới hoặc dịch vụ mới, độc đáo, có sức thu hút trên thị trường, có khả năng chiếm lĩnh thị trường, đạt tốc độ tăng trưởng trong thời gian dài;


b/ Có chu kỳ doanh thu ổn định, tăng một cách liên tục đều đặn;


c/ ở trong giai đoạn của chu kỳ tăng trưởng để có lợi nhuận cao trong một thời gian dài;


d/ ở vị thế dẫn đầu trong ngành hoạt động và có chiến lược phát triển thích hợp, dự đoán đúng xu hướng phát triển trong tương lai;


e/ Có lợi nhuận trên vốn cao hơn 15%, sử dụng một phần lợi nhuận còn lại sau khi đã chi trả cổ tức để tăng vốn chủ sở của các cổ đông - tái đầu tư phát triển;


f/ Có số lợi ít, hoặc ít nhất là có tỷ số nợ/vốn cố định khoảng< 20% nguồn vốn daì hạn, sẽ gặp khó khăn tài chính trong quá trình tăng trưởng.


6. Căn cứ vào các tiêu chí trên, cần phân tích kỹ những loại cổ phiếu đang lưu hành - tính hoàn thiện chưa đủ. Mỗi loại cổ phiếu: Sam, Ree, Hap- mang sắc thái riêng, từng tiêu chí "đậm, nhạt" khác nhau - nổi lên là: công nghệ, sản phẩm, thị trường, tái đầu tư, lợi tức, tỷ số nợ và các tổ chức quản lý.vv..., đặc biệt là chiến lược phát triển trong tương lai.


Cảnh giác với thị trường, vì thị trường vẫn hoạt động chỉ với 4 loại CP giao dịch, đầu tư gắn liên với đầu cơ, giá tiếp tục biến động. Cần tìm ra các giới hạn khác nhau của các loại cổ phiếu đó - xác định mức độ tín nhiệm và sịnh lời để có chiến lược đầu tư cụ thể đối với từng loại cổ phiếu, bảo đảm lợi nhuận và thu nhập hợp lý là vấn đề khó khăn và giải quyết đúng đắn của các nhà đầu tư, tránh rủi ro thua thiệt.


7/ Trong thực tế kinh doanh CK, việc dự báo biến động giá và xu hướng giá ngắn hạn có nhiều thành công hơn và chính xác hơn dự báo xu hướng dài hạn, vì tính nhạy cảm và phức tạp của thị trường chứng khoán. Do đó, phải dự đoán và xử lý các vấn đề sau:


a/ Trong dài hạn, đầu tư CP sẽ mang lại lợi tức vượt xa các loại đầu tư khác, yếu tố quyết định nhất và duy nhất đến giá CP là lợi nhuận và
chất lượng CP là quan trọng nhất;


b/ Trong ngắn hạn, đầu tư CP có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính của nhà đầu tư;


c/ Lợi nhuận và rủi ro luôn tỷ lệ với nhau, lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn; d/ Mức độ biến động của CP lớn hơn nhiều so với trái phiếu, lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng đến giá trái phiếu;


đ/ Danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn danh mục đầu tư tập trung;


e/ Lạm phát là mối đe doạ lớn nhất đối với các khoản đầu tư dài hạn. Đó là những vấn đề kinh tế - tài chính và nguyên tắc kinh doanh phức tạp, có tính tổng hợp - ảnh hưởng do nhiều yếu tố khác nhau kể cả trình độ hiểu biết của các chuyên gia phân tích CK cũng như nhà đầu tư.


8/ Phân tích cơ bản CP nhằm cung cấp thông tin để đánh giá triển vọng tăng trưởng và lợi nhuận trên cơ sở dự báo tương lai của TCPH, của ngành hoạt động, của nền kinh tế quốc dân và trong tương lai của cả nền kinh tế thế giới.

Nó bao gồm các nội dung:


a/ Đánh giá môi trường kinh doanh tương lai;


b/ Dự báo thu nhập tương lai của TCPH;


c/ Dự báo mức giá CP. Do đó, phân tích cơ bản là phương pháp tiếp cận dài hạn, còn có nhiều biến số phải tính đến và không biết trước chắc chắn được.


9/ Phân tích kỹ thuật CP nhằm nghiên cứu những diễn biến hay hành vi thị trường - thông qua việc nghiên cứu các mô hình giao dịch và các hành vi hiện tại của thị trường, vốn đã phức tạp - để có thể biết được một cách sâu sắc các hành vi có thể xảy ra trong tương lai của thị trường. Những thông tin về một CP, hoặc một ngành, hoặc một thị trường đều có thể được các nhà đầu tư nghiên cứu, xem xét, và do đó, nó phản ánh vào trong giá, cổ tức, lợi nhuận và mô hình giao dịch.


Nhà đầu tư có thể đầu tư vào một TCPH khi phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cùng đưa ra kết luận chung về xu hướng biến động của giá và của TTCK.


( Theo BSC ) 

Đầu tư thị trường chứng khoán





 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Bí quyết làm giàu [12.04.2012 18:04]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp?
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ

     Đọc nhiều nhất 
Nữ sinh Đà Nẵng đăng quang Hoa Hậu Quốc Tế _ Đại học Duy Tan Đà Nẵng xếp hạng top đại học VN Tốt nhất Thế giới liên tuc 5 nămTop- đại học VN theo QS World University Rankiing top tất cả đại học V [Đã đọc: 281 lần]
Nữ sinh ca sĩ trẻ gốc Quảng Nam hát nhạc VNCH tuyệt vời có một không hai - Quảng Nam có gì đẹp? [Đã đọc: 192 lần]
Ukraine không châp nhận đình chiến quyết đánh đến cùng gần 1 triệu thanh niên Nga bị tiêu diệt, Nga ráo riết tuyển mộ thanh niên VN đưa ra làm bia đỡ đạn [Đã đọc: 181 lần]
Không khiếp nhược nịnh hót TQ như CSVN, Philippines tính mua vũ khí tấn công chiến lược nội địa TQ [Đã đọc: 153 lần]
Nỗi nhục quóc thể thời đại CSVN: hàng loạt công dân CHXH trộm cướp trên thế giới bị bắn giết [Đã đọc: 151 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.