Dự án xây dựng tượng đài Tội Ác CSVN
04.01.2021 12:49
Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản(Victims of Communism Memorial) VietHerritage_ Newsletter Jan2021_ver2.pdf
Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản tại Washington.D.C.Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếmĐài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial) được xây dựng trong một khuôn viên tại Washington, D.C., ở giao điểm của Đại lộ Massachusetts và Đại lộ New Jersey và Đường G, N.W, cách Ga Liên hiệp (UNI0N Station) hai dãy phố và trong tầm nhìn của Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, về hướng Tây. Theo Quỹ Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản thì mục đích của tượng đài lớn đó là "để lịch sử về sự tàn bạo của cộng sản sẽ được dạy cho các thế hệ tương lai",[1] và được ghi nhận là "để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản".[2] Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành vào ngày 12 tháng 6 năm 2007,[3] kỷ niệm 20 năm ngày Tổng thống Ronald Reagan đọc bài diễn văn nổi tiếng "Hãy phá đổ bức tường này" trước Bức tường Berlin. Quá trình thực hiện dự án Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial) Một dự luật (gọi tắt là H.R. 3.000) cho phép dựng đài tưởng niệm được bảo trợ bởi haiDân biểu Hoa KỳDana RohrabachervàTom Lantos, và haiThượng nghị sĩ Hoa KỳClaiborne PellvàJesse Helms, được nhất trí thông qua vào ngày17 tháng 12năm1993và được Tổng thống Hoa KỳBill Clintonký thành luật theo bộ Luật công chúng 103-199 Chương 905 (Public Law 103-199) củaHoa Kỳ. Vì chậm trễ trong việc thiết lập tượng đài, giấy phép sau đó được gia hạn theo Chương 326 của bộ Luật công chúng 105-277 được chấp thuận ngày21 tháng 10năm1998cho đến hết ngày17 tháng 12năm2007. Ủy ban Vận động Xây dựng Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản có nhiệm vụ gây quỹ và điều hành các giai đoạn đầu hoạch định cho tượng đài. Tháng 11 năm 2005,Ủy ban Kế hoạch Thủ đô Quốc giachấp thuận mẫu thiết kế cho tượng đài là một bản sao bức tượng"Nữ thần Dân chủ"bằngđồngcao 3 mét với hình người phụ nữ cầm ngọn đuốc tự do - hình ảnh mà các sinh viênTrung Quốcđã dựng lên trongcuộc biểu tình ở Thiên An Mônnăm 1989. Đài tưởng niệm gây ra lời chỉ trích từ Đại sứ quánCộng hòa Nhân dân Trung Hoavì bức tượng gợi nhớ lại các cuộc biểu tình đòi dân chủ đã bị đàn áp bằng xe tăng và súng đạn tạiQuảng trường Thiên An Môn. Đại sứ quán gọi việc xây dựng tượng đài này như"một mưu toan phỉ báng Trung Hoa". Mẫu thiết kế đài tưởng niệm và bức tượng là công trình của điêu khắc giaThomas Marsh. Tượng được đặt trên một bệ đá, mặt trước có khắc câu:To the more than one hundred million victims of Communism and those who love liberty(Để tưởng nhớ hơn 100 triệu nạn nhân củachủ nghĩa Cộng sảnvà những người yêu chuộng tự do); và mặt sau:To the freedom and independence of all captive nations and peoples(Chotự dovàđộc lậpcủa những quốc gia và dân tộc bị giam cầm). Đóng góp quỹ và đón nhận tượng đài Công trình tưởng niệm này do quỹ Victims of Communism Memorial Foundation (VOCMF) xây dựng. Đây là một tổ chức bất vụ lợi được thành lập theo bộ Luật công chúng 103-199 vào năm1994, nhằm mục đích tưởng niệm hơn một trăm triệu nạn nhân củachế độ cộng sảntrên thế giới. Chủ tịch của VOCMF là ông Lee Edwards, Chủ tịch danh dự là Tổng thống Hoa KỳGeorge W. Bush. Ngân khoản cho công trình xây cất này là 825.000đô la Mỹ, được đóng góp bởi nhiều cá nhân, tổ chức, đoàn thể chính trị cùng nhiều quốc gia từng là nạn nhân của chế độ cộng sản nhưBa Lan,Hungary,Cộng hòa Séc,Slovakia,Bulgaria,Estonia,Gruzia,Cuba,Đài Loan... Tổng cộng số tiền đóng góp do "cộng đồng người Việt gây quỹ cho VOCMF" thu được là 100.000 đô la Mỹ. Theo một số người, chế độ cộng sản đã giết hại hàng triệu người, có rất nhiều nạn nhân vô tội, vô danh đã bị giết khắp nơi nhưLiên Xô,Trung Quốc,Việt Nam,Campuchia,Lào,Cuba... Họ đã bị giết trong nhữngtrại cải tạo, trong những ngục tù, trong những cuộc đại cách mạng, trong các cuộccải cách ruộng đất... Tượng đài sẽ giúp cho giới trẻ hiểu một phần của lịch sử thế giới trongthế kỷ XX. VOCMF quyết tâm thực hiện dự án họ đề ra suốt 10 năm vì họ cho rằng tội ác củachủ nghĩa phát xítđã được thế giới công nhận nhưng tội ác củachủ nghĩa cộng sảnvẫn ít người trên thế giới biết tới. Lễ khánh thành Lễ đặt viên đá đầu tiên xây đài tưởng niệm này vào ngày27 tháng 9năm2006. Vào ngày12 tháng 6năm2007, đài tưởng niệm được chính thức khánh thành, cóTổng thống Hoa KỳGeorge W. Bush tham dự.Trong số hàng trăm khách mời thuộc các quốc gia từng và đang theo chính thể cộng sản, có nhiều người được cho là nạn nhân trực tiếp của những chính thể theo chủ nghĩa cộng sản, như nhà thơngười ViệtNguyễn Chí Thiện, tù nhân chính trị Trung HoaHarry Wu, nhà báo chống cộngLitvaNijolė Sadūnaitėvà nhiều người khác. Trong buổi lễ khánh thành, Tổng thống Bush đã nêu ẩn danh của những người từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản:
Ông Bush cũng nói: "Thủ đô Hoa Kỳ chưa từng có đài tưởng niệm nào cho nạn nhân của chế độ cộng sản" và "Trước sự hiện diện của những người, nam cũng như nữ, đã đấu tranh cưỡng lại cái ác và tiếp tay đưa đến sự sụp đổ của đế quốc cộng sản, tôi hãnh diện nhận lấy Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản, thay mặt cho nhân dân Hoa Kỳ".[7]
Tuyên ngôn về tội ác Chủ nghĩa Cộng sảnBước tới điều hướngBước tới tìm kiếmTuyên ngôn về tội ác Chủ nghĩa Cộng sản là bài diễn văn được một số chính trị gia châu Âu, những tù nhân chính trị cũ, các nhà hoạt động Nhân quyền và một số sử gia ký vào ngày 25 tháng 2 năm 2010, tại "hội nghị quốc tế về tội ác chủ nghĩa Cộng sản" tại Praha dưới sự tài trợ của một số tổ chức chính trị châu Âu Hội nghị Hội nghị được tổ chức bởi Viện nghiên cứu về các chế độ toàn trị, dưới sự yểm trợ của Jan Fischer, thủ tướng Cộng hòa Séc, cũng như Heidi Hautala, chủ tịch ủy ban về Nhân quyền của Nghị viện châu Âu (EP), và Göran Lindblad, phó chủ tịch PACE. Những tổ chức cùng làm việc là quỹ Konrad-Adenauer, văn phòng thông tin của EP, đại diện của Ủy ban châu Âu tại Cộng hòa Séc, quỹ Robert-Schuman và viện Ba Lan ở Praha. Bản tuyên ngôn là một trong những thành quả của hội nghị quốc tế về "Tội ác của các chế độ Cộng sản", mà đã diễn ra tại thượng nghị viện và văn phòng của chính phủ Cộng hòa Séc từ 24 tới 26 tháng 2 năm 2010. Tuyên ngôn lập lại nhiều đề nghị mà đã được diễn tả bởi Tuyên ngôn Praha.[2] Nội dungNhững người ký tên đòi hỏi tạo thêm các lớp học về tội ác Cộng sản, truy nã các thủ phạm của các tội ác này, lập nên một tòa án quốc tế trong Liên minh Âu Châu để xét xử các tội phạm, lập một chỗ tượng niệm cho các nạn nhân chủ nghĩa Cộng sản (tương tự nhưĐài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sảnở Hoa Kỳ) và giảm tiền hưu trí, tiền xã hội cho những thủ phạm cộng sản.[3]Martin Mejstřík đã diễn giải sự đòi hỏi này: „ Cũng giống như tội ác của Đức Quốc xã được xử tại tòa án Nürnberg, những tội ác chống lại loài người của chủ nghĩa Cộng sản phải được lên án tại một tòa án quốc tế“. Chủ nghĩa Cộng sản không phải là một triết lý, mà là một ý thức hệ đầy tội lỗi, theo Mejstřík. Tuyên ngôn Praha đã bị nhiều nhóm khác nhau phản đối. Tờ The Economist nhận định: "Nó đã thu hút được sự ủng hộ của các cơ quan như Nghị viện Châu Âu. Nhưng nó đã khiến một số, nếu không phải tất cả, các nhà hoạt động người Do Thái; các chính trị gia cánh tả (hầu hết từ Tây Âu) tức giận; và tất yếu là nước Nga."[4] Đảng Cộng sản Hy Lạp phản đối Tuyên bố Praha và đã chỉ trích đây là "sự leo thang mới của sự cuồng loạn chống cộng do hội đồng EU, Ủy ban châu Âu và các nhân viên chính trị của giai cấp tư sản trong Nghị viện châu Âu dẫn đầu"[5] Đảng Cộng sản Anh cho rằng Tuyên bố Praha "là sự tiếp nối những nỗ lực dai dẳng của các sử gia chống Cộng nhằm đánh đồng Chủ nghĩa Cộng sản Liên Xô và Chủ nghĩa Phát xít Hitler, lặp lại những lời vu khống cũ của các tác giả người Anh như George Orwell và Robert Conquest. Di họa cộng sản nhức nhối và cay đắng Lê Diễn Đức viết từ Atlanta, Hoa KỳTrong tuần vào ngày 08/08/2007, hàng ngàn người Nga tại Moscow đã tập trung làm lễ tưởng nhớ các nạn nhân bị đàn áp chính trị dưới chế độ Stalin. Lễ tưởng niệm này cũng đã được thực hiện tại tất cả các nhà thờ của Chính Thống Giáo của thủ đô Moscow.Cách đây đúng 70 năm, trong giai đoạn 1937-1938, chế độ cộng sản của nhà độc tài máu sắt Stalin mở đầu hàng loạt vụ bắt bớ, thủ tiêu và thanh trừng chính trị. Từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin cũng bị giết vào thời gian này. Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, một phong trào rất có tiếng vang của các trí thức Nga tìm hiểu sự thật về các tội ác thời Liên Xô đã dày công nghiên cứu tư liệu tại Butov và tìm ra con số nạn nhân. Phong trào này đã “phát hiện” đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938. Hơn 700 ngàn người bị giết. Theo Alexandr Solzhenitsyn, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn học, có khoảng 60 triệu người đã bị chết trong chế độ Xô Viết trong giai đoạn từ 1917 đến 1956. Năm nay, người ta đặt tại nơi lễ tưởng niệm cây Thánh giá lớn được làm tại tu viện Đảo Sloviecki trên Biển Trắng (phía Đông Bắc nước Nga), nơi có trại giam kinh hoàng thời Xô-Viết. Buổi lễ tưởng niệm 70 năm ngày các nạn nhân đầu tiên bị chết oan ức dưới bàn tay của an ninh cộng sản Xô-Viết được nhiều giáo chủ các địa phận nước Nga và cả nước ngoài tham dự. Sự nhìn nhận tương phản về tội ác cộng sản và Stalin Khi nói về quá khứ cộng sản, ngày 21/06/2007, tiếp các đại diện khoa học-chính trị tại dinh thự riêng ở ngoại ô Moscow, Putin nói: “Không thể cho phép người khác bắt nước Nga chúng ta phải chịu lỗi cho lịch sử của nó. Mỗi một nước đều có mặt tối của lịch sử. Chúng ta còn có ít hơn cả các nước khác”. Kêu gọi những người Nga tưởng niệm nạn nhân của bi kịch năm 1937-1938, Putin nhấn mạnh: “Dù sao thì chúng ta cũng chưa sử dụng bom nguyên tử giết hại thường dân; chúng ta chưa rải chất độc hoá học trên hàng ngàn cây số vuông và chúng ta cũng chưa ném bom vào một nước nhỏ bé với khối lượng bom bằng bảy lần nhiều hơn cả Thế chiến thứ II, đó là Việt Nam”. Mọi người đều thấy rất rõ rằng, mặc dù “phi cộng sản” là một trong những khẩu hiệu chính của Kremli, nhưng những nhà cải cách hậu cộng sản - mà thường hầu hết gắn bó với quá khứ cộng sản - đều không thiết tha gì với những trang lịch sử đen tối của Liên Xô. Nhật báo “Viedomosti” đã nhắc mọi người rằng, lễ tưởng niệm 70 năm các nạn nhân bị chế độ cộng sản thảm sát trong 1937-1938 đã không được dư luận chú ý một cách đúng mức. Tờ báo viết : “Năm 2007 với nước Nga tất cả là: Năm cổ động cho ngôn ngữ Nga, Năm Trung Quốc – chứ không phải năm tưởng nhớ đến nạn nhân bị áp bức”. Cảm xúc của người Nga đối với tội ác Stalin - mặc dù mức độ rất lớn – cũng không đồng nhất. Như thủ lĩnh đảng dân chủ (đối lập) “Yabloko” Grigori Iavlinski, nhận xét: “Chủ nghĩa Stalin, đúng với bản chất của nó, đáng tiếc vẫn không được nhìn nhận đúng bằng lịch sử. Theo thăm dò dư luận xã hội, có đến 20% đồng bào của chúng ta sẵn sàng bỏ phiếu cho Stalin nếu như ông ta sống lại và ứng cử tổng thống.” Người ta nhận xét rằng, dù sao chăng nữa thì Kremlin cũng đã có những động thái tích cực, thậm chí có người cho là bước ngoặt đối với buổi lễ vừa qua. Đôi điều cảm nghĩ Chủ nghĩa cộng sản là tội ác của nhân loại. Đó là chân lý. Chân lý này đã được chứng minh bằng các sự kiện lịch sử và sáng tỏ thêm bằng nghị quyết của Nghị Viện châu Âu thông qua với đa số phiếu áp đảo vào tháng 1/2006. Một nơi đã sản sinh ra cái chủ nghĩa quái thai này, thể nghiệm nó hơn nửa thế kỷ và vứt bỏ nó, thì không ai có thể bào chữa được, trừ phi những người bào chữa là những kẻ bị mất trí, bệnh hoạn. Ấn tích đau thương của các dân tộc dưới thời cộng sản được ghi lại muôn đời bằng những tượng đài tưởng niệm các nạn nhân tại Ba Lan, CH Czech, các nước vùng Baltic… và gần đây nhất tại Washington, Hoa Kỳ. Thế nhưng, vấn đề thanh toán quá khứ cộng sản không đơn giản, nếu không nói là vô cùng phức tạp. Không phải cứ có một chính phủ dân chủ là có thể trả thù và tận diệt cộng sản như những người chống Cộng và mang nặng hận thù (dù chính đáng) với cộng sản suy nghĩ một cách đơn giản và hô hào bạt mạng. Xoá bỏ chế độ cộng sản không đồng nghĩa với tận diệt những người cộng sản! Trong xã hội tự do, dân chủ, ai cũng có quyền phê phán ai, hoặc chỉ trích chính quyền và những người trong bộ máy nhà nước, nói lên chính kiến khác biệt của mình, nhưng luật pháp cấm vu khống, phỉ báng trước công luận. Trả lại Hồ Chí Minh cho sự thật là vô cùng cần thiết và là đòi hỏi chính đáng của nhân dân Việt Nam, nhất là với thế hệ tương lai. Nhưng thái độ thoá mạ hạ cấp và phủ nhận hoàn toàn vai trò lịch sử của ông trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (bất luận dưới ý thức hệ nào), theo tôi, không có gì đảm bảo sẽ được toàn xã hội chấp nhận. Kinh nghiệm và kiến thức Tôi chưa nhìn thấy một ứng xử cực đoan quá đáng, thiếu văn hoá công cộng nào khi nói về các lãnh tụ cộng sản, thậm chí với Hitler trong giới trí thức tại các nước cựu cộng sản Đông Âu. Nếu có, từ một số ít ỏi cá nhân, đều không được dư luận xã hội đồng tình. Người ta rất nghiêm túc khi phân tích và nhận định. Lech Walesa, cựu thủ lĩnh Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan từng kết luận: "Vấn đề đưa những người lãnh đạo cộng sản ra trước toà để họ phải chịu trách nhiệm về các hành vi tội ác gây ra với nhân dân không nhằm vào mục đích đưa họ vào nhà tù để trả thù. Vấn đề là công luận phải biết sự thật về các sự kiện lịch sử". Phải thừa nhận rằng, câu phát biểu này biểu hiện một tinh thần thượng võ và nhân bản của người thắng trận. Cũng nên chú ý rằng, khi chế độ cộng sản được thay thế bằng hệ thống chính trị đa nguyên, không phải cứ là đảng phái chính trị không cộng sản thì luôn luôn thắng trong các cuộc bầu cử tự do và có thể tha hồ thao túng xã hội theo ý muốn. Thiếu hụt kinh nghiệm và kiến thức trong quá trình dân chủ hoá, thiếu những phân tích sâu sắc, tầm nhìn viễn kiến và những bài học bổ ích từ thời cộng sản và hậu cộng sản của các nước đã đi trước, sẽ dẫn đến tranh đấu theo cảm tính duy ý chí thù hận, ngộ nhận, chủ quan và trở nên quá khích hoặc thiếu sáng suốt trong phương thức, thái độ, đường hướng, nhất là khi Việt Nam vẫn còn trong chế độ độc tài. Vấn đề thanh toán quá khứ cộng sản tại Nga và Đông Âu, đã sau 18 năm, vẫn chưa thể kết thúc và luôn là đề tài nhức nhối. Nó không chỉ phụ thuộc vào phương pháp, thiện chí và mục đích của đảng cầm quyền mà còn của cả toàn xã hội. Quan trọng hơn nữa, nó phụ thuộc vào các nhà khoa học, lịch sử, xã hội, nhân văn có lương tâm trong sáng, cũng như các tổ chức phi chính phủ, trong việc tìm tòi, nghiên cứu và công khai hoá sự thật các tài liệu lịch sử. Song song là việc nhà nước dân chủ phải có chương trình quảng bá, giáo dục ý thức chính trị trước lịch sử và trách nhiệm công dân đối với đất nước. Và tối thượng, mọi vấn đề phải được thực hiện trong khuôn khổ của một hiến pháp dân chủ, được quốc hội từ bầu cử tự do chuẩn y và được toàn dân chấp nhận qua trưng cầu dân ý bản hiến pháp đó.
Phản biện của báo CSVN tại quê hương HCM Nghẹ An https://ngheanthoibao.com/my-lap-dai-tuong-niem-nan-nhan-cua-chu-nghia-cong-san-khi-tro-gia-gieu-duoc-nang-tam/
Search ResultsĐó là lý do vì sao một tượng đài tưởng nhớ các nạn nhân cộng sản được dựng lên ngay trung tâm thủ đô nước Mỹ. Đến với khu tượng ...May 19, 2017 · Uploaded by VOA Tiếng Việt Bởi cho đến nay Cộng sản tại Việt Nam vẫn chưa thừa nhận tội ác ... Tượng đài nạn nhân cộng sản ở Washington DC, chúng tôi sẽ ...Apr 9, 2018 · Uploaded by VOA Tiếng Việt Tượng Ðài Thuyền Nhân và dấu tích tội ác cộng sản ... Người Việt tỵ nạn đã xây dựng những tượng đài tưởng niệm người chết và tri ân ...Aug 2, 2015 Đoàn của phái bộ Mỹ do Đại tá Thomas Stevenson dẫn đầu tưởng niệm những liệt sỹ “đã hy sinh vì lòng yêu nước” trong nghi lễ diễn ...Jul 28, 2020 · Uploaded by VOA Tiếng Việt Louis, bang Missouri, trong một chiến dịch nâng cao nhân cao nhận thức của cộng đồng về tội ác của cộng sản do Hội tưởng ...Nov 8, 2019 · Uploaded by VOA Tiếng Việt Tội ác của ông cò cảnh sát cộng sản Trần Đại Quang đã gây ra cho dân ... nhà tưởng niệm những nhân vật cộng sản hàng đầu ...Oct 8, 2018 Trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, trước sức tấn ... Số phận những viên tướng 'hùng hổ' của VNCH sau ngày ...May 22, 2020 · Uploaded by An Ninh Thế Giới Mười Tội ác của đảng cộng sản việt nam 1/ Tội thứ nhất : Là tội Cướp ... chiến tranh tương tàn cốt nhục đẩm máu và nước mắt Kéo dài ...Nov 4, 2014 Vào đêm 3/6, khi Vương Đan, sinh viên Đại học Bắc Kinh, nghe tin rằng ... một hành động tội ác đối với người dân do đảng Cộng ...Jun 7, 2019 · Uploaded by VOA Tiếng Việt |
|