Ngoài ra, số lượng cảnh sát từ chức đã tăng mạnh kể từ khi quân đội trấn áp người biểu tình một cách bạo lực vào cuối tháng 2.

Hôm 4-3, có hơn 500 cảnh sát tham gia biểu tình và 100 người khác tham gia phong trào này hôm 5-3. Đặc biệt, sự góp mặt của thiếu tá Lực lượng Đặc nhiệm Tin Min Tun đã gây tác động lớn đối với giới cảnh sát.

"Tôi không muốn phục vụ chế độ quân sự nữa. Tôi đã cùng với các công chức tham gia biểu tình" - thiếu tá Tin đăng trên mạng xã hội Facebook tuần này.

Myanmar: Hơn 600 cảnh sát biểu tình phản đối quân đội - Ảnh 1.

Cảnh sát Myanmar giải tán người biểu tình phản đối đảo chính. Ảnh: The Irrawaddy

Một sĩ quan cấp cao giấu tên nói với The Irrawaddy: “Vẫn chưa có lệnh chống lại cảnh sát tham gia biểu tình. Các chỉ huy chỉ yêu cầu đưa họ về, quay lại nhiệm vụ và giải quyết vấn đề". Tuy nhiên, một nguồn tin cảnh sát tiết lộ chưa có cảnh sát nào tham gia biểu tình quay lại làm việc và không có ai bị bắt giữ.

Một cảnh sát ở TP Yangon tham gia biểu tình cho biết: “Tôi không thể chịu đựng được cảnh nhiều người gặp khó khăn để một vài cá nhân hưởng thụ. Một hạt vừng không thể làm ra dầu nhưng tôi chọn ra đi, tự nhủ rằng ít nhất là họ sẽ mất một cảnh sát trấn áp người biểu tình nếu tôi bỏ cuộc”.

Phần lớn cảnh sát tham gia biểu tình đã nộp đơn từ chức, trong khi một số người chỉ thông báo với cấp trên việc họ đang tham gia phong trào này. 

Hôm 4-3, Reuters đưa tin 19 cảnh sát Myanmar chạy tới bang Mizoram - Ấn Độ để xin tị nạn chính trị.

< iframe width="100%" height="0" title="추천 아이템" frameborder="0" scrolling="no" name="dableframe-0.14228598333549924" src="https://api.dable.io/widgets/id/6XggQDXN/users/66485262.1578844656639?from=https%3A%2F%2Fnld.com.vn%2Fthoi-su-quoc-te%2Fmyanmar-hon-600-canh-sat-bieu-tinh-phan-doi-quan-doi-20210306102110196.htm&url=https%3A%2F%2Fnld.com.vn%2Fthoi-su-quoc-te%2Fmyanmar-hon-600-canh-sat-bieu-tinh-phan-doi-quan-doi-20210306102110196.htm&ref=https%3A%2F%2Fnld.com.vn%2Fthoi-su-quoc-te.htm&cid=66485262.1578844656639&uid=66485262.1578844656639&site=nld.com.vn&id=dablewidget_6XggQDXN&category1=Th%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%B1%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF&ad_params=%7B%7D&item_id=20210306102110196&pixel_ratio=1&client_width=520&network=non-wifi&lang=vi&pre_expose=1&is_top_win=1&top_win_accessible=1" style="margin: 0px; padding: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; vertical-align: baseline;">< /iframe>
Myanmar: Hơn 600 cảnh sát biểu tình phản đối quân đội - Ảnh 2.

Cảnh sát Myanmar bắt giữ người biểu tình ở TP Yangon. Ảnh: The Irrawaddy

Cho đến nay, quân đội Myanmar đã bắt giữ hơn 1.500 người bao gồm các nhà lãnh đạo dân sự, nghị sĩ, nhà hoạt động, người biểu tình, thành viên ủy ban bầu cử và đình chỉ công việc của các công chức liên quan tới biểu tình.

Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) thống kê khoảng 1.507 người đã bị bắt, bị buộc tội hoặc bị kết án tính đến hôm 4-3. Chỉ có 307 trong số những người bị bắt được trả tự do, 1.200 người vẫn đang bị giam cầm và 61 cá nhân phải đối mặt với lệnh truy nã.

Đáng chú ý, một nhóm người ủng hộ Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển Myanmar (USDP) ở vùng Magway đã đâm chết 2 người hôm 5-3. Hai nạn nhân bao gồm ông Htway Naing, 53 tuổi, thành viên Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) và cháu trai Nan Wai Aung, 17 tuổi.

Cả hai bị tấn công lúc đang trên đường về nhà cùng với 6 thành viên khác trong gia đình. Khoảng 25 người ủng hộ USDP cầm dao tấn công họ trước một xưởng gỗ ở ngôi làng Kyaung Gone Gyi.

Trang Myanmar Now dẫn lời ông Bo Bo, người sống sót sau vụ tấn công, kể lại: "Họ nói rằng nếu chúng tôi chết, họ có thể làm bất cứ điều gì họ muốn". Năm người sống sót khác cũng bị thương do dao và súng cao su.

Một trong những kẻ tấn công được xác định là Kyaw Khine Oo, thành viên USDP. Người này ra tranh ghế hạ viện ở thị trấn Pwint Phyu hồi năm ngoái nhưng thua về tay Đảng NLD. Chín kẻ tấn công bị tình nghi đã bị bắt giữ. Phạm Nghĩa


Người biểu tình Myanmar treo váy, đồ lót phụ nữ để cản trở cảnh sát

TTO - Những người biểu tình ở Myanmar đã treo váy của phụ nữ trên dây, chăng ngang đường phố để cản trở cảnh sát và binh lính. Theo quan niệm của Myanmar, nam giới đi bên dưới quần áo phụ nữ là xui xẻo.

Người biểu tình Myanmar treo váy, đồ lót phụ nữ để cản trở cảnh sát - Ảnh 1.

Người biểu tình treo những tấm vải quấn phần thân dưới lên để cản trở cảnh sát - Ảnh: Reuters

Theo quan sát của Reuters, trên các dây phơi chăng ngang đường phố là các tấm vải quấn phần thân dưới của phụ nữ Myanmar, được gọi là longyi. Có nơi còn sử dụng đồ lót.

"Lý do chúng tôi treo longyi khắp các đường phố là vì theo quan niệm truyền thống, đi bên dưới longyi là xui xẻo", một người biểu tình 20 tuổi giấu tên cho biết.

"Thế hệ trẻ ngày nay không còn tin vào điều này nữa, nhưng những người lính vẫn tin. Đó là điểm yếu của họ. Chúng tôi có thêm thời gian để chạy nếu họ tiến về phía chúng tôi".

Các video trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát phải gỡ bỏ các dây treo longyi trước khi vượt qua. Theo truyền thống, việc đi bên dưới đồ dùng che thân dưới của phụ nữ không chỉ là điềm xấu mà còn gây phẫn nộ cho nam giới.

Người biểu tình Myanmar treo váy, đồ lót phụ nữ để cản trở cảnh sát - Ảnh 2.

Cảnh sát phải gỡ bỏ các dây treo longyi vì sợ xui xẻo - Ảnh: Reuters

Trong hơn 1 tháng, người dân Myanmar đã biểu tình chống đảo chính trên khắp cả nước. Người biểu tình cũng yêu cầu thả nhà lãnh đạo dân chủ kỳ cựu Aung San Suu Kyi và hàng trăm người biểu tình bị bắt. Cho tới nay, có hơn 50 người biểu tình đã bị thiệt mạng.

Người biểu tình không thể chống chọi với cảnh sát sử dụng hơi cay, đạn cao su và lựu đạn choáng. Một số người biểu tình bị giết bởi đạn thật dù phía quân đội cho biết họ đã kiềm chế khi trấn áp.

Dân Myanmar treo quần áo phụ nữ ngăn quân đội

Người biểu tình Myanmar treo quần áo phụ nữ khắp đường phố để ngăn binh lính vì đây được coi là đồ vật "xui rủi" với nam giới ở nước này.

Hình ảnh và video lan truyền mạng xã hội hôm nay cho thấy người biểu tình tại nhiều khu vực ở Myanmar đã treo quần áo phụ nữ, thậm chí có cả đồ lót, để làm "rào chắn tâm linh" ngăn binh lính kéo đến.

"Chúng tôi treo quần áo phụ nữ khắp các con phố vì theo niềm tin từ xa xưa, nếu bước qua quần áo nữ giới, chúng tôi có thế đánh mất may mắn của bản thân", một người biểu tình 20 tuổi nói.

"Thế hệ trẻ bây giờ không tin vào quan niệm này nữa, nhưng các binh lính vẫn coi đây là đồ xui xẻo và đó chính là điểm yếu của họ. Hàng rào từ quần áo phụ nữ có thể giúp chúng tôi có thêm thời gian bỏ chạy trong trường hợp khẩn cấp", một người biểu tình khác cho biết.

Người dân Myanmar treo quần áo phụ nữ để ngăn binh lính ở thành phố Yangon hôm 6/3. Video: Reuters.

Advertising
Ads by 

Theo quan điểm truyền thống ở Myanmar, khi bước dưới quần áo phụ nữ, đặc biệt là đồ lót, không chỉ là điềm gở mà còn được coi như sự xúc phạm với nam giới. Cảnh sát và binh sĩ Myanmar dường như đã gỡ hết hàng rào quần áo này trước khi bước qua chúng.

Hiện đại diện lực lượng cảnh sát và quân đội Myanmar chưa bình luận về thông tin.

Quân đội Myanmar gần đây liên tục điều lực lượng tới các thành phố lớn để ngăn những cuộc biểu tình chống đảo chính chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân Myanmar vẫn quyết tâm xuống đường phản đối chính phủ quân sự bất chấp đã trải qua "ngày đẫm máu", khiến hàng chục người thiệt mạng, trong đó có cả trẻ em.

Theo Liên Hợp Quốc, hơn 50 người biểu tình Myanmar đã thiệt mạng dưới các cuộc trấn áp của lực lượng an ninh và chỉ tính riêng trong ngày 3/3, số nạn nhân là 38. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) trong khi đó cho biết ít nhất 5 trẻ em Myanmar đã bị bắn chết và ít nhất 4 em bị thương nặng.

Biểu tình lớn ở Myanmar, hàng chục nghìn người xuống đường

Hàng chục nghìn người hôm nay (7/3) đã đổ xuống các đường phố ở Myanmar để phản đối chính biến. Cuộc biểu tình lớn nhất nổ ra ở Mandalay.

Biểu tình lớn ở Myanmar, hàng chục nghìn người xuống đường
Biểu tình cực lớn ở Myanmar, hàng chục nghìn người xuống đường. Ảnh: Reuters

Theo Reuters và NBC News, cuộc biểu tình hôm nay là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất bất chấp các cuộc đột kích đêm qua nhằm vào các nhà hoạt động đối lập và lãnh đạo phong trào biểu tình của lực lượng an ninh tại thành phố Yangon.

Cảnh sát đã bắn hơi cay và lựu đạn gây choáng tại thành phố Lashio, vùng Shan, phía bắc Myanmar, các video truyền trực tuyến qua Facebook cho thấy. Một nhân chứng cho biết, cảnh sát đã nổ súng để giải tán biểu tình tại thị trấn có ngôi đền cổ Bagan song hiện không rõ họ dùng đạn cao su hay đạn thật.

Biểu tình lớn ở Myanmar, hàng chục nghìn người xuống đường
Ảnh: AP

Hiện chưa có báo cáo thương vong. Các cuộc biểu tình ở gần chục thành phố khác diễn ra hoà bình.

Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra ở thành phố lớn thứ hai của Myanmar là Mandalay, nơi các nhà hoạt động biểu tình ngồi sau hai phút mặc niệm để tưởng nhớ những người bị cảnh sát và quân đội làm thiệt mạng.

Biểu tình lớn ở Myanmar, hàng chục nghìn người xuống đường
Ảnh: AP

Liên Hợp Quốc cho hay, lực lượng an ninh Myanmar đã giết chết hơn 50 người nhằm dẹp các cuộc biểu tình mỗi ngày xảy ra tại nước này kể từ khi cuộc chính biến xảy ra vào đầu tháng 2.

Hôm qua, hơn 1.700 người đã bị bắt theo lệnh của chính quyền quân sự, thống kê của Hiệp hội trợ giúp các tù nhân chính trị cho biết.

Biểu tình lớn ở Myanmar, hàng chục nghìn người xuống đường
Ảnh: AP

Giới chức Myanmar cho biết, đã khai quật thi thể của Kyal Sin, 19 tuổi, người trở thành biểu tượng của phong trào biểu tình sau khi bị bắn chết ở Mandalay hồi giữa tuần qua. Cô này bị bắn khi đang mặc chiếc áo phông với dòng chữ “Mọi thứ sẽ OK”.

Truyền hình quốc gia MRTV cho biết, khám nghiệm pháp y cho thấy, cô gái này có thể không phải bị cảnh sát bắn chết vì cô này bị bắn từ phía sau trong khi cảnh sát đứng phía trước.