Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25530338

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 20.09.2024 17:24
Người Việt cũng như Á châu ở Mỹ bị kỳ thị, đánh đập
10.03.2021 20:19

Người gốc Việt ở Mỹ quyết chống lại bất bình đẳng xã hội
Duy Anh Chủ nhật, 7/3/2021 09:42 (GMT+7)Cộng đồng người Mỹ gốc Việt tổ chức buổi thắp nến truyền đi thông điệp phản đối thù ghét và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á.

BUỔI THẮP NẾN ĐƯỢC CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỔ CHỨC Ở CÔNG VIÊN MILE SQUARE, THÀNH PHỐ FOUNTAIN VALLEY, TIỂU BANG CALIFORNIA SÁNG 4/3, THU HÚT HÀNG TRĂM TÌNH NGUYỆN VIÊN THAM DỰ, THEOLOS ANGELES TIMES.

Lúc 3h47, ngọn nến đầu tiên được thắp sáng. Những ánh đèn giống như ngọn hải đăng giữa nền cỏ xanh thẳm. Chúng được đặt thời gian để cháy sáng trong 53.000 giây, để tưởng nhớ 53.000 nạn nhân đã tử vong ở California vì Covid-19.

Buổi thắp nến cũng gửi đi thông điệp kêu gọi chấm dứt làn sóng phân biệt chủng tộc và hành vi tội phạm chống người gốc Á trên khắp nước Mỹ.

Alison Edwards, quan chức hạt Orange, tiểu bang California, cho biết hạt này ghi nhận hơn 40 vụ việc người gốc Á là nạn nhân của những hành vi thù ghét trong năm 2020. Con số này lớn gấp 10 lần số vụ việc ghi nhận trong năm 2019.

Những người tổ chức buổi thắp nến ở Fountain Valley cho biết họ đặt những ngọn nến trắng vào bên trong những túi giấy màu trắng vì ý nghĩa biểu tượng của chúng. Trong văn hóa châu Á, màu trắng là màu của than khóc.

phan biet chung toc o My anh 1

Buổi thắp nến tại Fountain Valley. Ảnh: LA Times.

Không tiếp tục cúi đầu

Những ánh nến trong buổi thắp sáng không chỉ để tưởng nhớ, chúng cũng là tiếng nói của cộng đồng người gốc Á tại California, rằng họ sẽ không im lặng trước sự bất công, Tam Nguyen cho biết.

Tam là người sáng lập của "Nailing It for America" - một nhóm được thành lập trong thời gian đại dịch mới bùng phát nhằm vận động quyên góp thiết bị bảo vệ cá nhân cho các nhân viên y tế.

"Nailing It for America" sau đó dẫn đầu chiến dịch cung cấp thực phẩm cho các trung tâm y tế, nhân viên cửa hàng tạp hóa, các trại dưỡng lão, và trung tâm cư trú. Tổ chức này cũng huy động cộng đồng người gốc Việt trên khắp nước Mỹ cùng tham gia.

Giờ đây, cộng đồng người Mỹ gốc Việt một lần nữa cùng nhau lên tiếng phản đối tâm lý bài người gốc Á, hay đổ lỗi cho người châu Á vì sự bùng phát của đại dịch Covid-19.

"Sự điên rồ này cần phải được giải quyết, và chúng tôi không muốn ngồi một chỗ chờ người khác giúp đỡ trong khi chúng tôi có thể huy động các thành viên trong cộng đồng của mình đứng lên", Ted Nguyen, một nhà tổ chức khác của sự kiện, nói.

phan biet chung toc o My anh 2

Một nhà sư tham gia cầu nguyện tại buổi thắp nến. Ảnh: LA Times.

"Mỗi người trong chúng tôi được nuôi lớn và dạy rằng phải cúi đầu xuống mà sống, nhẫn nại, làm việc chăm chỉ, không cản đường người khác", Tam Nguyen chia sẻ.

Tam Nguyen cho biết tình trạng phân biệt chống người gốc Á giờ đã trở thành vấn đề lớn hơn bất cứ gia đình hay doanh nghiệp nào.

Đối với Tam Nguyen, tình trạng phân biệt đối xử hay thù ghét chống lại cộng đồng châu Á chính là bất bình đẳng xã hội, và đã đến lúc những người Mỹ gốc Á phải lên tiếng.

"Cha mẹ chúng tôi không ở vị thế có thể lên tiếng. Cha mẹ đã làm hết sức để chúng tôi có cái ăn, chỗ ở, để chúng tôi có cái quyền xa xỉ là tổ chức sự kiện này. Việc chúng tôi thể hiện quan điểm ở đây là điều rất quan trọng", Tam Nguyen nói.

Christie Nguyen là một tình nguyện viên tham gia buổi thắp nến. Cô gái nói việc sử dụng những cách gọi mang tính phân biệt chủng tộc về đại dịch khiến một bộ phận người dân có những hành vi thù ghét nhắm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á.

Christie hy vọng sự kiện sẽ lan tỏa thông điệp về công bằng, chống lại những hành vi phân biệt đối xử.

Christie cho biết khi đến Mỹ, cha mẹ cô không biết tiếng Anh và hoàn toàn tay trắng. Tuy nhiên, họ đã lao động chăm chỉ suốt cuộc đời để mang lại cho cô cuộc sống tốt đẹp hiện nay. Nhìn vào những người như cha mẹ mình, Christie cho biết cô sẵn sàng làm mọi điều cần thiết để tạo ra cuộc sống tốt đẹp hơn cho cả cộng đồng.

"Tôi làm điều này là để bảo vệ những bậc làm cha, mẹ, cũng như bảo vệ tương lai của các con mình", Christie nói.

Võ sĩ gốc Việt đau lòng vì sự thù ghét nhằm vào dân gốc Á

Martin Nguyen, võ sĩ MMA người Australia gốc Việt cảm thấy giận dữ và đau lòng trước nạn phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á liên quan đến đại dịch Covid-19.

Martin Nguyen, người đang nắm giữ 2 đai vô địch ở 2 hạng cân khác nhau tại giải o­nE Championship đã lên án cuộc tấn công phân biệt chủng tộc nhắm vào người gốc Á ở Australia, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tấn công toàn cầu.

Nguyen, 31 tuổi sinh ra và lớn lên ở Sydney. Cha mẹ anh là người Việt Nam định cư ở Australia, đã trở lại thành phố và tự cách ly với vợ con. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến các trận đấu trong khuôn khổ o­nE Championship đã bị hoãn lại.

Nhưng khi cả thế giới đang ở giữa cuộc chiến chống lại đại dịch, người gốc Á đã gặp phải sự phân biệt chủng tộc ở các quốc gia như Mỹ, Australia và một số nước khác.

Dai dich Covid-19 anh 1

Martin Nguyen (trái) trong lễ nhận đai vô địch vào tháng 8/2019. Ảnh: SCMP.

“Cũng là con người, sao lại ghét ai đó chỉ vì nơi họ đến, điều đó thật tàn khốc và đó không phải là con người. Thể hiện sự căm ghét đối với chủng tộc liên quan đến căn bệnh đang tàn phá khắp nơi, điều đó hoàn toàn sai, cách mọi người đang thể hiện với nó khiến tôi tức giận”, Nguyen nói với South China Morning Post.

“Nhưng điều đó đang nằm ngoài tầm kiểm soát của tôi. Điều duy nhất tôi có thể làm là nâng cao nhận thức, tôi không thể làm bất cứ điều gì khác ngoài điều đó”, võ sĩ Nguyen nói.

Anh cho biết thêm bản thân chưa gặp phải vấn đề như thế khi lớn lên ở Sydney, nhưng sự bùng phát dịch bệnh lần này đã mang lại điều tồi tệ cho một số người. Nhưng ngay bây giờ nó là một vấn đề lớn. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc luôn tồn tại cho dù không có vấn đề gì xảy ra.

“Đây chỉ là một phần của vấn đề đang diễn ra lúc này”, Nguyen chia sẻ. “Phân biệt chủng tộc vẫn luôn ở đó. Sẽ có những người ngoài kia dung dưỡng nó theo cách như vậy”.

“Khi sự phân biệt xảy ra, điều đó thực sự đau lòng. Bạn thấy những người vô tội đi bộ trên đường bị quấy nhiễu. Tôi không muốn nghĩ về nó”, võ sĩ Nguyen nói.

“Hãy giữ an toàn, điều quan trọng nhất là hãy ở nhà cùng gia đình, giữ vệ sinh sạch sẽ”, Martin Nguyen gửi thông điệp tới người hâm mộ. “Thế giới sẽ cùng nhau tiến về phía trước và chúng ta sẽ trở lại cuộc sống bình thường”.

“Các bạn sẽ thấy tất cả các trận đánh đều đi đến hồi kết. o­nE Championship sẽ thi đấu ngay khi được phép và chúng ta sẽ có thời gian thú vị”, Martin Nguyen khích lệ.



hông phải virus corona, kỳ thị người gốc Á mới là 'đại dịch' mới

Dịch virus corona ở Trung Quốc dẫn đến sự phân biệt đối xử, lời lẽ thù ghét, thậm chí là bạo lực nhắm vào người gốc Á ở nhiều nước - với những ví dụ được chia sẻ rộng trên mạng.

Một đoạn video gây sốc được đăng lên Twitter hôm 4/2 cho thấy một người đàn ông tấn công một phụ nữ châu Á đeo khẩu trang tại ga tàu ở quận Manhattan, thành phố New York. Người này văng tục và la lên “đừng chạm vào tôi”, nói người phụ nữ bị bệnh, theo Tony He, cư dân New York đã đăng video.

“Điều mà mọi người quên mất là nhiều người châu Á có thói quen đeo khẩu trang từ lâu trước khi có dịch virus corona”, ông He viết thêm, và nhận xét “dịch bệnh chỉ khiến mọi người chú ý hơn (tới khẩu trang)”.

ky thi nguoi chau A do virus corona anh 1

Người Việt bị đuổi khỏi nhà hàng chỉ vì ho

“Các vụ việc liên quan đến người châu Á không bao giờ lan truyền rộng trên mạng”, ông He nói. “(Ở Mỹ), mọi người nghĩ người châu Á khép mình, nhút nhát, và thường nói ‘họ không gặp chuyện gì đâu’. Vì vậy, khi có sự vụ gì, thường không gây nhiều chú ý”.

Canada, thường được coi là chào đón người nhập cư nhiều hơn so với nước láng giềng phía nam, không tránh khỏi sự phân biệt đối xử do dịch bệnh.

Một bản kiến ​​nghị trên mạng vào cuối tháng 1 kêu gọi một khu vực ở ngoại ô Toronto đông người Trung Quốc hãy cho nghỉ hơn hai tuần đối với một học sinh có gia đình vừa về thăm Trung Quốc. Bản kiến ​​nghị nhận được khoảng 10.000 chữ ký nhưng bị giới chức từ chối.

Cũng có những thông tin học sinh châu Á bị bắt nạt, và một review (đánh giá) một nhà hàng Trung Quốc ở Toronto đã nhận hàng loạt phản hồi kỳ thị, phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội.

Một số người gốc Á ở Pháp đã kể chuyện bị tránh né một cách rõ ràng ở nơi công cộng. Pháp là nước đầu tiên ở châu Âu xác nhận ca nhiễm virus corona.

“Nhiều người bị xúc phạm và đuổi khỏi phương tiện công cộng vì là người gốc Á. Đó không chỉ là trò đùa hay thù ghét trên mạng xã hội”, nhà báo người Pháp Linh Lan Dao viết trên Twitter.

Trên Twitter, nhà báo này cũng lên án giới truyền thông đã có sự phân biệt chủng tộc khi đưa tin về dịch bệnh, bao gồm một tờ báo ở vùng phía bắc Pháp Le Courrier Picard giật tít “Yellow Alert” trên trang nhất. (“Báo động Vàng”, màu vàng vừa là một mức báo động cũng có ý kỳ thị người da vàng). Sau đó, tờ báo này phải xin lỗi.

Không chỉ người gốc Hoa trở thành mục tiêu kỳ thị. Một bài đăng trên Instagram của thương hiệu Pháp Louis Vuitton có hình nữ diễn viên Nhật Bản cũng nhận được một số bình luận về virus corona. Thương hiệu này mất gần một tuần để xóa các bình luận kỳ thị.

Tuần này, một cô gái tên Chen, 25 tuổi, đến từ Bắc Kinh, sinh viên sau đại học tại Đại học California - Los Angeles bị yêu cầu rời một nhà hàng ở khu West Hollywood, Los Angeles, vì bạn đi cùng cô bị ho.

“Thật điên rồ, bạn của tôi còn không phải người Trung Quốc, cô ấy là người Việt Nam và chưa bao giờ đến Trung Quốc”, Chen nói với Nikkei Asian Review.

ky thi nguoi chau A do virus corona anh 2

Người Hàn Quốc biểu tình kêu gọi cấm du khách Trung Quốc. Ảnh: AP.

Quán bar, resort từ chối khách Trung Quốc

Trong một bài viết về thái độ kỳ thị người gốc Á ở Pháp, tờ Le Parisien dẫn lời một người dùng Twitter nói họ sẽ không ngồi cạnh người gốc Á - ngay cả khi họ không biết người đó đến từ Vũ Hán hay Seoul.

Một người dùng Twitter khác đăng ảnh một biển hiệu trong quán bar gần đài phun nước Trevi biểu tượng của thủ đô Rome, Italy ngày 31/1, có ghi: “Do các biện pháp an toàn, tất cả người đến từ Trung Quốc không được vào quán. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này”.

Phân biệt đối xử với Trung Quốc xuất hiện ngay cả ở châu Á. Tuần trước, ở Nhật Bản, hashtag #ChineseDon’tComeToJapan (Người Trung Quốc đừng đến Nhật Bản) đã trở thành xu hướng trên Twitter. Trên Twitter ở Nhật Bản, nơi mà tâm lý e ngại du khách Trung Quốc đã có từ lâu, cư dân mạng bình luận về người Trung Quốc bằng những từ như “dơ bẩn”, “bất lịch sự” và “khủng bố sinh học”.

Ở Singapore, hàng chục nghìn người ký đề xuất cấm người Trung Quốc nhập cảnh.

Ở Hong Kong, Hàn Quốc, đã có những cửa hàng dán giấy bên ngoài và nói khách Trung Quốc không được chào đón.

“Trong bối cảnh sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc khiến nhiều láng giềng ở châu Á cũng như các cường quốc phương Tây lo ngại, dịch virus corona bắt nguồn từ Vũ Hán đang thổi bùng lên sự e dè, kỳ thị ẩn giấu ở các nước đối với người Trung Quốc đại lục”, tờ New York Times viết.

Một người đàn ông đến từ Thượng Hải, chỉ cho biết họ của mình là Ma, đặt phòng tại một resort suối nước nóng ở gần thành phố Yongpyong, Hàn Quốc, cùng người vợ Hàn Quốc. Sau khi lái xe 45 phút tới resort, cặp vợ chồng được lễ tân thông báo rằng họ không thể nhận phòng, với lý do người chồng là người Trung Quốc, sẽ gây “phiền toái” cho các khách khác.

Mặc dù ông đưa ra bằng chứng cho thấy họ đã rời Trung Quốc 10 ngày trước và không có triệu chứng gì, resort vẫn từ chối. Ông Ma phàn nàn về trải nghiệm của mình trên Weibo, và các bình luận dưới bài post cho thấy ít nhất bốn khách Trung Quốc khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự ở Hàn Quốc.

Hashtag, kiến nghị chống lại sự phân biệt

ỞPháp, hashtag #JeNeSuisPasUnVirus (tôi không phải virus) đang được nhắc đến để kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt đối xử vì virus corona.

“Vẫn còn nhiều việc phải làm để nâng cao nhận thức”, giáo sư Ya-Han Chuang của Viện Nghiên cứu Nhân khẩu Quốc gia Pháp cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Euronews. Ông Chuang lưu ý cần đẩy mạnh việc giáo dục nhận thức trong trường học và các tổ chức công.

ky thi nguoi chau A do virus corona anh 3

Người dùng Twitter ở Pháp đã sử dụng hashtag #JeNeSuisPasUnVirus để phản đối thái độ kỳ thị người châu Á do virus corona. Ảnh: Nikkei Asian Review.

Trong khi đó, một bài xã luận ​​có tiêu đề “Trung Quốc là người ốm yếu thật sự của châu Á” đăng trên Wall Street Journal ngày 3/2, khiến cộng đồng người Hoa tại Mỹ phẫn nộ. Một bản kiến ​​nghị gửi tới Nhà Trắng được tạo ra sau đó ba ngày, kêu gọi Wall Street Journal xin lỗi và rút lại bài viết, hoặc ít nhất là cái tít mang tính kỳ thị.

“Bất kể tác giả có quan điểm thế nào về các vấn đề nội tại của Trung Quốc, chỉ riêng cái tít đã thể hiện sự phân biệt chủng tộc đối với người Trung Quốc... Những lời lẽ thiếu trân trọng như vậy đối với công dân Trung Quốc vô tội sẽ chỉ khuyến khích phân biệt chủng tộc và sẽ gây hậu quả đối với người gốc Hoa cũng như gốc châu Á khác”, bản kiến nghị viết.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề này trong cuộc họp báo ngày 4/2.

Trong các tình huống như dịch bệnh, “rất dễ có các quan điểm mang tính phân biệt đối xử, vi phạm nhân quyền, kỳ thị đối với những người vô tội chỉ vì họ đến từ một nước nào đó”, ông nói. “Việc tránh những quan điểm đó là rất quan trọng”.

'Tôi sợ hãi vì là người gốc Á ở Mỹ'

Tội ác vì thù hận nhắm vào người gốc Á ở Mỹ tăng cao trong thời gian gần đây với những vụ việc gây phẫn nộ và khiến cộng đồng này lo lắng cho sự an toàn của mình.

Cha mẹ người Triều Tiên của cô Sharon Kim Soldati sống ở ngoại ô Atlanta, bang Georgia, Mỹ. Giờ đây, cô đang rất lo lắng cho họ, trong bài viết chia sẻ tâm sự trên Los Angeles Times.

Kể từ khi đại dịch bắt đầu, “tội ác vì thù hận” (hate crime) với người châu Á ở Mỹ đã gia tăng đáng kể. Trong vài tuần qua, truyền thông đưa tin nhiều về việc người Mỹ gốc Á bị quấy rối và bạo hành.

Một người đàn ông lớn tuổi bị xô xuống đất và sau đó tử vong ở San Francisco. Một người khác bị chém vào mặt bên trong toa tàu điện ngầm ở thành phố New York.

Ngoài ra, còn vô số video ghi lại cảnh những người Mỹ gốc Á bị la hét, nhổ nước bọt vào mặt và yêu cầu quay lại đất nước của mình.

Những sự kiện gần đây tuy gây sốc, nhưng không làm Soldati ngạc nhiên. Nhiều người Mỹ gốc Á đã phải chịu đựng sự hắt hủi trong thầm lặng.

Những năm tháng trưởng thành của cô Soldati bị đè nặng bởi nỗi xấu hổ (vô lý) về gốc gác châu Á. Người gốc Hàn phải chứng minh mình là người Mỹ, ngay cả khi họ sinh ra và lớn lên ở đây, bằng cách cố gắng xuất sắc ở trường học và nơi làm việc.

Khi còn nhỏ, một số người trong cộng đồng của Soldati không chịu học nói tiếng Hàn. Hành xử như vậy đồng nghĩa với việc họ đánh mất nhiều phần trong bản sắc dân tộc của mình.

toi so hai vi la nguoi goc A o My anh 1

Người biểu tình phản đối bạo lực nhắm vào người châu Á gần khu Chinatown ở Los Angeles, California ngày 20/2. Ảnh: Getty.

Giả vờ bịt mũi trước hộp cơm của mình

Soldati luôn ý thức sâu sắc về việc phải cố gắng hòa nhập như thế nào. Khi Soldati 4 tuổi, gia đình cô chuyển đến Vancouver, Canada và sống trong một khu dân cư chủ yếu là người da trắng.

Lúc Soldati bắt đầu học tiểu học vào cuối những năm 1970, nhiều người ở đây chưa bao giờ nghe nói về Hàn Quốc. Trong lớp có một nữ sinh gốc Á khác là Ming Ming. Đến giờ ăn, Ming Ming sẽ ngồi trong góc với món mì đựng trong hộp giữ nhiệt của mình. Những đứa trẻ khác sẽ nhăn mặt vì mùi của món ăn đó.

Tình hình của Soldati cũng không khá hơn. Ngồi bên cạnh Ming Ming, cô mở hộp doshirak của mình. Doshirak là một loại cơm hộp Hàn Quốc có cơm chiên, thịt, rau và một đôi đũa bên trong. Bắt chước những đứa trẻ khác, Soldati bịt mũi trước hộp cơm của chính mình và giả vờ rằng những thứ bên trong cũng gây khó chịu.

toi so hai vi la nguoi goc A o My anh 2

Người biểu tình phản đối bạo lực với cộng đồng gốc Á cầm bức vẽ Vicha Ratanapakdee, cụ ông nhập cư Thái Lan 84 tuổi chết sau khi bị tấn công ở San Francisco. Ảnh: Los Angeles Times.

Khi về đến nhà, Soldati hỏi mẹ: "Tại sao mẹ không làm cho con một bữa trưa bình thường với các món như bánh mì kẹp bơ đậu phộng và mứt?".

"Món đó sao mà lành mạnh được?", người mẹ phản bác. "Món đó không có rau!".

Tuy nhiên, mẹ của Soldati cũng đầu hàng. Và cô nhẹ nhõm khi được đến trường với một chiếc bánh mì sandwich kiểu phương Tây.

Chịu đựng

Một trong những từ yêu thích với mẹ của Soldati trong tiếng Hàn là cham-ah, nghĩa là chịu đựng. Đó là những gì bà và gia đình phải làm khi rời khỏi Triều Tiên trong mùa đông năm 1950.

Họ đi bộ từ Bình Nhưỡng đến Seoul, băng qua những con sông băng giá và tìm chỗ ẩn nấp khỏi bom và đạn pháo. Sau đó, họ đi từ Seoul đến Daegu trên nóc một chuyến tàu hỏa chở hàng của quân đội Mỹ.

Cha mẹ cô đến Los Angeles, Mỹ vào những năm 1970 và làm nhân viên vệ sinh tại nhà hát Shubert. Họ tiết kiệm tiền để mua cửa hàng tạp hóa đầu tiên của mình trong một khu phố nói tiếng Tây Ban Nha.

Tuy nhiên, không thể xin thị thực thường trú cho gia đình, gia đình Soldati chuyển đến Canada. Cha mẹ cô đã sơ chế cá ở chợ địa phương và mua một cửa hàng kim khí.

toi so hai vi la nguoi goc A o My anh 3

Bạo lực nhắm vào người gốc Á ở Mỹ đã gia tăng trong thời gian gần đây. Ảnh: AP.

Khi mẹ của Soldati có chứng chỉ kỹ thuật viên y tế và tìm được việc làm ở New York, họ chuyển về Mỹ.

Sau khi phải trải qua thời gian vất vả để mưu sinh, cha mẹ giúp Soldati thấm nhuần tư tưởng về sự chịu đựng.

Nếu bị ai đó ngược đãi, họ được yêu cầu không được làm ầm ĩ - Cham-ah. Khi giáo viên nói với cha mẹ rằng tên tiếng Hàn của Soldati quá khó phát âm, họ đã hỏi ý kiến ​​mục sư nhà thờ để đặt cho con những cái tên theo kiểu Mỹ. Từ bỏ những cái tên Hàn Quốc là cái giá phù hợp để hòa nhập.

Tại quầy thanh toán của một cửa hàng bánh mì kẹp, người phụ nữ phụ trách đơn hàng của Soldati nói rất to và chậm rãi về giá tiền món ăn. Bà cũng giơ 7 ngón tay lên, như đề phòng việc không hiểu tiếng Anh.

Trong suốt cuộc đời, Soldati cảm thấy việc mình là người châu Á ở Mỹ là một thiếu sót. Và cô phải bù đắp chuyện đó bằng cách làm việc chăm chỉ và không trở nên quá khác biệt. Tuy nhiên, trong tuần này, sự lo lắng đã chuyển thành nỗi sợ hãi thực sự.

Soldati lo sợ cho cha mẹ già của cô, cho người thân và bạn bè.

Soldati hy vọng miễn dịch cộng đồng với Covid-19 có thể mang lại một kỷ nguyên mới về sự bao dung chủng tộc.

Việc đánh bại Covid-19 cũng có thể giảm bớt các cuộc tấn công vì chủng tộc này, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi trong gia đình Soldati.

"Tuy nhiên, chúng tôi không thể chờ đợi điều đó xảy ra. Đã đến lúc phải lên tiếng về tội ác vì thù hận chống người châu Á", Soldati viết trên Los Angeles Times.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ

     Đọc nhiều nhất 
[Đã đọc: 346 lần]
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ [Đã đọc: 321 lần]
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư [Đã đọc: 307 lần]
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên. [Đã đọc: 287 lần]
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 250 lần]
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 [Đã đọc: 244 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 190 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 188 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 144 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 78 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.