Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Ba 2024
T2T3T4T5T6T7CN
        1 2 3
4 5 6 7 8 9 10
11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24
25 26 27 28 29 30 31
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 7
 Lượt truy cập: 24722210

 
Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca 29.03.2024 06:23
Cả thế giới chết chóc, nhiều nơi đói khổ trong khi kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển mạnh
27.04.2021 14:46

BẮC KINH - Trong tháng Tư, nền kinh tế lớn nhì thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, nhờ xuất cảng vững chắc và niềm tin kinh doanh tăng cao.

Trẻ em đang thử nghiệm người máy khử trùng tại Hội Chợ Điện Tử Trung Quốc được tổ chức tại Phúc Châu, Phúc Kiến ngày 26 tháng 4, 2021. (Yang Enuo/ VCG via Getty Images)



Một chỉ số kết hợp tám thành phần cho thấy trong tháng Tư, kinh tế Trung Quốc vẫn trong vùng "tăng trưởng mạnh mẽ,” tương tự hồi tháng Ba. Dù vậy, sức tăng mạnh một phần còn do tháng Tư năm 2020 là thời điểm Trung Quốc vẫn vật lộn để hồi phục và tái mở cửa sau thời gian phong tỏa vì Covid-19.

Theo các chuyên gia, niềm tin của các công ty cở vừa và cở nhỏ tại Trung Quốc đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, theo khảo sát hơn 500 công ty của Standard Chartered.

Kỳ vọng gia tăng cho thấy hiệu quả hoạt động trong tam cá nguyệt thứ hai này thậm chí còn mạnh hơn so với quý đầu năm.

Ngành dịch vụ cũng đang bắt kịp với tốc độ phục hồi nhanh hơn, được thúc đẩy bởi các ngành vận tải và hậu cần, công nghệ thông tin và dịch vụ thương mại. Trong khi đó, các ngành ăn uống và lưu trú vẫn ế ẩm.

Theo truyền thông, ngành dịch vụ Trung Quốc cải thiện nhờ các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ và tiến triển trong việc chích thuốc ngừa. Nhu cầu xuất cảng vẫn mạnh và nhu cầu trong nước cũng bắt đầu tăng lên.
Thị trường chứng khoán của Trung Quốc cũng tăng cao hơn trong tháng Tư.

Chỉ số CSI 300 tăng trở lại mức trên 5,100. Doanh số bán nhà tiếp tục tăng trong tháng 4, dù tốc độ không mạnh bằng tháng 3. Bộ Thương Mại Trung Quốc (MOC) cho biết nước này sẽ bắt đầu một chiến dịch kéo dài một tháng, gọi là "Tháng Khuyến Mãi Quốc Gia,” nhằm thúc đẩy người dân tăng tiêu thụ, trong lúc nước này đã kiểm soát được đại dịch.(VDNB)


Bị sập bẫy nợ Trung Quốc, Montenegro cầu cứu Liên Hiệp Châu Âu


Vào năm 2014, bất chấp các khuyến cáo từ phía Liên Hiệp Châu Âu, Cộng Hòa Montenegro nhỏ bé vùng Balkan đã vay của Trung Quốc gần một tỷ đô la để xây một tuyến đường cao tốc mà chi phí rất đắt đỏ trong lúc lợi ích kinh tế bị đánh giá là chẳng bao nhiêu. Năm nay ngân sách Montenegro bị cạn kiệt vì Covid-19, đúng vào lúc quốc gia này  bắt đầu phải trả nợ. Montenegro đã cầu cứu Liên Âu, kêu gọi Bruxelles giúp trả nợ Trung Quốc. Tuy nhiên, Liên Âu từ chối. 

Theo hãng tin Anh Reuters, hôm 12/04/2021 vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu gần như đã chính thức từ chối đáp ứng lời yêu cầu giúp trả nợ của Montenegro, quốc gia có khả năng gia nhập khối Liên Âu trong vài năm tới đây.

Phát biểu tại Bruxelles, một phát ngôn viên của Ủy Ban Châu Âu cho biết là Liên Hiệp Châu Âu không thể giúp Montenegro trong vấn đề nợ Trung Quốc, nhưng có thể hỗ trợ quốc gia vùng Balkan này trong việc hoàn tất tuyến đường cao tốc đã bắt đầu xây dựng.

Xa lộ Bar-Beograd: Đường cao tốc đắt đỏ nhất thế giới

Tuyến đường cao tốc mà Montenegro bắt đầu xây dựng là một xa lộ dài 145 km, nối liền hải cảng Bar của Montenegro bên bờ biển Adriatic, với thủ đô Beograd của Serbia ở phía bắc.

Theo nhật báo Pháp Le Monde ngày 12/04, ngay từ đầu, dự án khổng lồ này của tiểu quốc vùng Balkan này đã tạo ra rất nhiều hoài nghi về tính khả thi cũng như hiệu quả kinh tế.  

Tuy nhiên, bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia, và thái độ dè dặt của Liên Hiệp Châu Âu, với hai định chế tài chính lớn là Ngân Hàng Tái Thiết và Phát Triển Châu Âu và Ngân Hàng Đầu Tư Châu Âu đều từ chối tài trợ cho dự án, chính quyền Montenegro vào năm 2014 vẫn quyết định xúc tiến việc xây dựng, với 944 triệu đô la vay của Trung Quốc.

Công trình đã được tự động giao cho Tổng Công Ty Cầu Đường Trung Quốc (CRBC), một công ty mà phần lớn vốn do nhà nước Trung Quốc nắm giữ, mà không cần gọi thầu. Đoạn 41 km đầu tiên nối liền cảng Bar với thành phố Boliare sát biên giới với Serbia sắp hoàn thành, với 20 cây cầu và 16 đường hầm xuyên núi.

Trong thực tế, chi phí xây dựng đã bị đội lên rất cao, và theo ước tính của nhật báo Anh Financial Times, đã lên đến gần 24 triệu đô la (khoảng 20 triệu euro) cho mỗi km. Đối với tờ báo, đây chính là một trong những tuyến đường đắt đỏ nhất thế giới!

Bẫy nợ được giăng ra

Khoản vay gần một tỷ đô la - tương đương với một phần ba số nợ nước ngoài của Montenegro - rất lớn và thời hạn trả nợ đầu tiên sẽ đến trong năm nay. Vấn đề là với dịch Covid-19 hoành hành trên thế giới và đánh gục ngành du lịch, nguồn lợi tức chính của mình, quốc gia vùng Balkan này đang lâm vào tình trạng không có tiền thanh toán.

Theo hợp đồng đã ký kết, nếu không trả được nợ, Montenegro sẽ phải nhượng các phần đất đã thế chấp cho Trung Quốc khi đi vay. Điều đáng nói là khi ký hợp đồng vay, quốc gia vùng Balkan này đã chấp nhận nhiều điều kiện của luật pháp Trung Quốc, không chấp nhận các thủ tục trọng tài.

Trên báo Le Monde, Éric Dor, chuyên gia kinh tế thuộc trường quản lý kinh doanh Pháp IESEG không một chút nghi ngờ về cái bẫy nợ mà Bắc Kinh đã bày ra: “Đường cao tốc Montenegro minh họa cho chiến lược của Trung Quốc ở nhiều nước, bao gồm các nước ở vùng Balkan. Đó là đồng ý tài trợ, với các điều khoản có vẻ có lợi, cho các dự án mà tính hữu ích rất mơ hồ. Lợi thế đối với Trung Quốc là đặt các nước này vào tình thế lệ thuộc, với khả năng cao là chiếm được các tài sản đã được đưa ra để thế chấp cho các khoản cho vay của mình. " 

Vì sao Montenegro cầu cứu Châu Âu ? 

Trước nguy cơ bị Trung Quốc thâu tóm, tân chính phủ mới lên cầm quyền tại Montenegro từ tháng 8 năm 2020, sau gần 30 năm thống trị của Đảng Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa, đã kêu gọi Liên Hiệp Châu Âu giúp đỡ. Trên nhật báo Anh Financial Times ngày 11/04/2021, bộ trưởng Tài Chính Montenegro Milojko Spajic đã cố gắng thuyết phục rằng việc Liên Hiệp Châu Âu ra tay giúp nước ông trả nợ Trung Quốc sẽ là “một quyết định dễ dàng” và là một “chiến thắng nhỏ” cho châu Âu trong việc đối phó với “ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc”.

Đối với Liên Hiệp Châu Âu, yêu cầu này rất khó thỏa mãn vì làm sao có thể cấp vốn cho một dự án đã từng bị từ chối, bị nhiều định chế tham vấn đánh giá là thiếu cân đối, quá đồ sộ và không có lợi về kinh tế. Thế nhưng Montenegro lại là một ứng viên tương lai gia nhập Liên Âu, có một vị trí chiến lược không thể xem thường. Trên báo Le Monde, chuyên gia Andreas Eisl thuộc viện nghiên cứu Jacques Delors nhận định : “Đây là một lựa chọn chính trị và ngoại giao hơn là một lựa chọn kinh tế cho Liên Hiệp Châu Âu”.

Câu trả lời của Ủy Ban Châu Âu hôm 12/04 là một giải pháp dung hòa. Một mặt Bruxelles nêu bật nguyên tắc “không gánh các món nợ mà một nước đi vay của nước khác”, nhưng một mặt khác thì sẵn sàng giúp Montenegro hoàn tất việc làm còn dang dở, huy động ngân quỹ dành cho vùng Balkan lên đến 9 tỷ euro.

Hạn chế ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc ở vùng Balkan

Việc giúp Montenegro là điều cần thiết để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Balkan. Nhật báo Pháp Les Echos ngày 13/04 đã trích dẫn một báo cáo vào tháng 02/2021 của trung tâm tham vấn Hội Đồng Đối Ngoại Châu Âu ghi nhận việc “Bắc Kinh rõ ràng là ngày càng mở rộng và tích hợp sự hiện diện của họ trên khắp khu vực Tây Balkan trong nhiều lĩnh vực khác nhau, liên kết với một số lượng ngày càng lớn các tác nhân địa phương”.

Báo cáo lưu ý: “Tiến trình này có dấu hiệu đang được đẩy nhanh vào thời điểm mà phương Tây đang có sự đồng thuận về những thách thức đặt ra từ việc Bắc Kinh xâm nhập vào khu vực”.

Bài nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh đến các rủi ro đến từ việc mắc nợ Trung Quốc. Riêng về trường hợp Montenegro, các tác giả bản báo cáo nêu bật hợp tác chặt chẽ giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc với Đảng Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa Montenegro, đã bị mất quyền lãnh đạo vào tháng 8/2020 sau ba mươi năm cầm quyền.



Một năm sau, nay đâu là sự thật dịch Vũ Hán?

< A >
Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao)
 - Nay chính phủ các nước nạn nhân dịch Vũ Hán như Hoa Kỳ, Úc, Gia-nã-đại, Cộng hòa Séc, Đan-mạch, Estonie, Do-thái, Nhật Bản, Lettonie, Lithuanie, Na-Uy, Nam Hàn, Slovènie, và Anh Quốc đã cùng nhau bày tỏ mối quan tâm và nghi ngờ về kết quả nghiên cứu tìm nguồn gốc Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới vừa qua tại Trung Quốc và kêu gọi nên có nhận xét độc lập và hoàn toàn khoa học (CNN 30/03/2021):

“Chúng tôi cùng nhau bày tỏ các mối quan tâm chung liên quan đến việc Phái đoàn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mở cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 tại Trung Quốc. Chúng tôi cũng nhận thấy cần cùng nhau làm việc nghiêm túc, hướng tới sự phát triển hiệu quả, trong sáng, dựa trên khoa học, và độc lập đối với các đánh giá quốc tế về những đợt bùng phát dịch bệnh mà nguồn gốc vẫn chưa được biết rõ ràng”.

“Sứ mệnh của WHO là quan trọng để thăng tiến sức khỏe toàn cầu và an ninh sức khỏe, và chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các chuyên gia và nhân sự và ghi nhận sự làm việc không mệt mỏi của họ để mang lại sự chấm dứt đại dịch Covid-19, gồm việc hiểu biết cách đại dịch đã bắt đầu và lây lan. Và chúng tôi thấy có nhiệm vụ quan trọng phải lên tiếng về các quan tâm chung mà nghiên cứu chuyên môn quốc tế về nguồn gốc của Covid-19 đã bị trì trệ đáng kể và không có sự tiếp cận đối với tài liệu và các mẫu trọn vẹn, gốc”....

“Tiếp tục đi tới, giờ đây WHO và tất cả các quốc gia thành viên phải có cam kết mới về sự tiếp cận, trong sáng, và kịp thời.”

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi “điều tra thêm lý thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm”.

Tedros nhắc lại “Nhóm đã đến thăm viếng nhiều phòng thí nghiệm tại Vũ Hán và đã quan tâm đến khả năng virus lây lan vào con người như là kết quả của sự kiện phòng thí nghiệm”. Ông nói tiếp “Tuy nhiên, tôi không tin là đánh giá này là đủ rộng rãi. Các tài liệu và nghiên cứu thêm được cần thiết để đạt tới những kết luận mạnh mẽ hơn”.

3 giả thiết gần sự thật

Sau hơn một năm dịch Vũ Hán tràn lan khắp thế giới, người ta vẫn chưa có một cắt nghĩa nào rõ ràng về nguồn gốc con virus gây bệnh. Sự hợp tác các nhà khoa học trên thế giới chưa đủ để làm sáng tỏ về con virus này từ đâu phát xuất và sơ yếu lý lịch nhà nó như thế nào?

Một năm sau, lần đầu tiên một phái đoàn khoa học của WHO tới Vũ Hán hồi đầu tháng 3/21 điều tra về nguồn gốc và diển tiến của dịch bệnh. Trong cuộc họp báo, phái đoàn lấy làm thất vọng đã không tìm được bằng chứng cụ thể về nguồn gốc của dịch bệnh vì thiếu hẳn những dữ liệu thí nghiệm.

Virus từ thú hoang như dơi hay pangolin truyền qua người là giả thiết được một số nhà khoa học để ý. Dơi sanh sống cách Vũ Hán cả ngàn km. Và cả 2 loài vật này đều không có bày bán ở chợ Vũ Hán vào lúc dịch xảy ra.

Nhiều nhà khoa học bày bác giả thiết này.

Giả thiết thứ 2 là phải chăng coronavirus có thể xuất hiện từ động vật đông lạnh hay không? Đây là thuyết của Bắc kinh đưa ra giải thích nguồn gốc Covid-19 và không ngần ngại nói rỏ thêm đó là thịt đông lạnh của Úc, bò của Brésil, hải sản của xứ Equateur hoặc trái dâu của Chili. Những thứ này có bày bán ở chợ Vũ Hán!

Vì thấy những nhận xét này không có khả năng thuyết phục được nhiều nhà khoa học quan tâm điều tra nguồn gốc coronavirus nên WHO đề nghị một cuộc điều tra cụ thể, tức ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, tại Vũ Hán, nơi phát xuất bệnh dịch. Kết quả sẽ đi tới đâu, chưa biết nhưng ngay khi WHO đề xuất con đường điều tra này chắc chắn sẽ làm cho Xi reo mừng vì quá đúng ý của Xi bởi chắc chắn kết quả sẽ không có gì mới hơn. Tổng Giám đốc WHO luôn luôn là người cực kỳ thông minh! (Theo ông Jean-Julien François, Muséum d'histoire naturelle, Paris).

Trường hợp thứ 3, virus corona 19 thoát ra từ một phòng thí nghiệm vi trùng học. Trước hết, giả thiết này bị coi như là một thuyết âm mưu nhằm tấn công Xi và Bắc kinh. Tuy không hoàn toàn thuyết phục nhưng thuyết này gợi sự tò mò của nhiều người, cả giới khoa học trên khắp thế giới.

Gần đây, trên TV pháp đài 2 chiếu một phim tài liệu dài 40 phút, đưa ra viện quốc tế vi trùng học Vũ Hán được biết đến có chương trình nghiên cúu về coronavirus ở dơi. Mùa hè năm 2020, nhiều nhà nghiên cứu khám phá ra viện vi trùng Vũ Hán đã xử lý khoa học con virus anh em họ của con Sars-CoV-2, tức là con RATG13 (khám phá năm 2013 trên dơi sanh sống ở Vân Nam, cách Vũ Hán cả ngàn km). Thật ra không có chứng minh nào cho thấy có sự liên hệ với virus Vũ Hán hiện nay, nhưng theo ông Etienne Decroly lưu ý, người ta biết chắc là viện vi trùng học Vũ Hán đã phân đoạn con virus này năm 2018. Ông Etienne Decroly giải thích thêm “Chuyện khả dĩ hơn hết là đem xử lý con virus RATG13 ở phòng thí nghiệm. Từ đây một sự sơ xuất nào đó làm cho nhân viên phòng thí nghiệm bị lây nhiểm. Ngoài ra virus rất có thể phát tán trong không gian gần đó do vật dụng của phòng thí nghiệm ném ra ngoài mà không được bảo quản kỹ lưỡng”.

Dịch từ động vật hoang dã truyền qua người hay do sự sơ xuất của người trong phòng thí nghiệm, các nhà vi tùng học vẫn quyết chí cùng nhau phải tìm cho ra nguồn gốc virus. Ông Etienne Decroly nói thêm “Đó mới là vấn đề cốt lỏi vì không phải biết virus lây nhiểm qua người cách nào là người ta có thể ngăn ngừa được những bệnh mới”.

Biết được nguồn gốc virus thì người ta sẽ có biện pháp chống lại hũu hiệu, canh chừng, kiểm soát môi trường ô nhiểm virus.…

Nhưng cho tới nay, nhà cầm quyền bắc kinh vẫn còn ngoan cố che dấu sự thật về dịch Vũ Hán. Phái đoàn WHO và cả toán TV đài 2 của Pháp cũng không thể có những tiếp cận tích cực hơn.

Riêng ông Peter Ben Embarek, Trưởng phái đoàn WHO, trong chuyến điều tra tại Vũ Hán không tìm được manh mối gì khá hơn là biết được hồi tháng 12/2019, Vũ Hán đã có cả ngàn người bị nhiểm coronavirus rồi. Vì virus luu hành thoải mái ở đây. Đó là điều mới và quan trọng. Sự lan truyền lây nhiểm vào tháng 12/2019 ở Vũ Hán có lẽ là quan trọng hơn hết, hơn tất cả gì mà mọi người tới nay đã biết. Nhưng ông vẫn chưa có thể đưa ra một kết luận.

Nguồn gốc dịch Vũ Hán: Xi nói dối

Xóa sạch các chi tiết có thể dẩn tới nguồn gốc virus Vũ Hán, Xi quyết định dùng mọi phương tiện để phá thối những cuộc điều tra của bất kỳ tổ chức khoa học nào. Đó là vấn đề căn bản của nhà cầm quyền bắc kinh.

Nhiều nguồn tin trái ngược nhau tung ra làm cho bức màn đen bao phủ sự thật về virus Vũ Hán ngày càng dày thêm.

Nghe ông Tổng Giám độc Who tuyên bố “Chúng tôi muốn biết rỏ nguồn gốc con virus gây ra dịch Vũ Hán và chúng tôi làm mọi việc để biết”, nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Không lẽ nay Tedros Adhanom Ghebreyesus lại dám tách rời Xi, chuộc lỗi trước giờ và làm áp lực để sự thật khoa học xuất hiện rõ ràng?

Nên hiểu mục đích của các nhà khoa học không nhằm nói ai là trách nhiệm, hay chính quyền nào trách nhiệm, mà chỉ muốn có thể khắc phục tầm tác hại của virus gây bệnh và đề phòng trước những bệnh mới xuất hiện. Nếu ai là người đã gây ra thảm nạn dịch, thì nay người ta cũng phải sớm có biện pháp điều chỉnh.

Nhưng rốt cuộc mọi người vẫn phải không tin được ở thiện chí của Xi có thể hợp tác trong mục đích chung vì phúc lợi của nhân loại. Chẳng những Bắc kinh luôn luôn tung ra những thông tin sai lệch và mâu thuẫn, mà họ còn ngăn chận hoạt động điều tra khoa học của phái đoàn WHO.

Tháng rồi, tờ New York Times khám phá ra Bắc kinh bắt buộc WHO phải cam kết hướng dẫn phái đoàn điều tra chỉ nên đọc và xử dụng những số liệu và thông tin do những nhà khoa học bắc kinh đưa ra mà thôi, tuyệt đối không được mở riêng những điều tra tại chỗ theo ý của họ.

CNN cũng nêu lên sự thật là nhà cầm quyền Vũ Hán nói rỏ Bắc kinh công bố mọi chi tiết về dịch Vũ Hán, như số người mắc bệnh, số tử vong,.. .tất cả đều sai sư thật rất xa. Ít nhất là 2000%!

Những nhà khoa học không thể hiểu tại sao Xi vẫn tìm cách bưng bít nguồn gốc con virus Vũ Hán cho tới nay là hơn một năm rồi?

Phải chăng chỉ vì virus Vũ Hán thật sự là vũ khí sinh học của Xi xử dụng để hạ Hoa Kỳ trả đũa những đòn đánh vào kinh tế Trung Quốc, đồng thời đưa cả thế giới vào tình trạng suy sụp chung để Xi sửa soạn chiếm ngôi vị bá chủ thế giới sớm vào năm 2025 tới đây?



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tưởng niệm tháng tư 75 [NEW]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN
Tại săo mất Hoàng Sa oan uống? 50 năm tưởng niệm trong đau buồn
Tọi ác dân tộc: Thái Lan Hải tặc tàn ác do chính phủ khuyến khích
CSVN: Một trong những nước độc tài vi phạm nhân quyền nhất hành tinh
Bắc Cộng diệt Nam cộng thu tóm non sông về phương Bắc

     Đọc nhiều nhất 
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát [Đã đọc: 702 lần]
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á [Đã đọc: 541 lần]
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 490 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 183 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 147 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 85 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 85 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 69 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 29 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 15 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.