Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Chín 2024
T2T3T4T5T6T7CN
            1
2 3 4 5 6 7 8
9 10 11 12 13 14 15
16 17 18 19 20 21 22
23 24 25 26 27 28 29
30            
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 2
 Lượt truy cập: 25530102

 
Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng 20.09.2024 16:20
CSBK làm gì cũng hõng trừ tham nhũng: Đảng CSBK độc qquyền giao sàn chứng khoán cho FPT và các lãnh đạo BK nghẽn giao dịch hàng ngày dân đầu tư CK thiệt hại nằng không dám than thở
09.06.2021 09:10

Sàn HoSE gánh 'bão' đánh giá 1 sao, nhà đầu tư tố lãnh đạo trốn trách nhiệm

TTO - Bức xúc vì bị thiệt hại do sàn giao dịch tắc nghẽn trong thời gian dài, nhiều nhà đầu tư đang đồng loạt đánh giá "1 sao" cho Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) trên Google. Lãnh đạo sàn bị tố bao biện, trốn tránh trách nhiệm.


Sàn HoSE gánh bão đánh giá 1 sao, nhà đầu tư tố lãnh đạo trốn trách nhiệm - Ảnh 1.

Trụ sở Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đặt tại quận 1 - Ảnh: BÔNG MAI

Sáng nay 9-6, hàng loạt nhà đầu tư chứng khoán ào ạt đánh giá "1 sao" tại thông tin giới thiệu Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) trên Google.

Tức nước vỡ bờ, nhiều nhà đầu tư còn cho biết do Google không có đánh giá "0 sao", chứ không họ sẽ đánh giá "0 sao" cho HoSE thay vì "1 sao" như hiện nay.

Vào lúc 9h HoSE đã nhận 300 đánh giá, hơn 2 tiếng sau, con số này tăng lên trên 1.000 đánh giá. Số lượng tài khoản đánh giá càng tăng, "sao" của HoSE lại càng bị tụt xuống, đang nằm mốc 1,2/5 sao.

Sàn HoSE gánh bão đánh giá 1 sao, nhà đầu tư tố lãnh đạo trốn trách nhiệm - Ảnh 2.
Sàn HoSE gánh bão đánh giá 1 sao, nhà đầu tư tố lãnh đạo trốn trách nhiệm - Ảnh 3.
Sàn HoSE gánh bão đánh giá 1 sao, nhà đầu tư tố lãnh đạo trốn trách nhiệm - Ảnh 4.

"Bão" 1 sao trên Google dồn dập đổ vào Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM - Ảnh: chụp màn hình

Cơn bức xúc này xuất phát từ tình trạng tắc nghẽn liên tục diễn ra trên sàn HoSE, bảng giao dịch "treo cứng" trong thời gian dài, nhà đầu tư bị "bịt mắt" khi giao dịch. Để "giải cứu" sàn HoSE, các công ty chứng khoán còn không cho khách hàng của mình sửa/hủy lệnh giao dịch, khiến gia tăng rủi ro đầu tư.

"Lãnh đạo không có tâm, không có tầm nhìn, hệ thống lỗi thời, sòng bạc tỉ đô, 1 sao", một nhà đầu tư đánh giá.

Đáng chú ý, hàng loạt nhà đầu tư bày tỏ phẫn nộ, không phục năng lực của những người lãnh đạo sàn HoSE và đề nghị từ chức.

"Hệ thống giao dịch lỗi thời. Vài năm không nâng cấp được lên. Lãnh đạo chỉ biết trốn tránh trách nhiệm. Tồi tệ", tài khoản Lê Tiến Mạnh chia sẻ.

"Sàn thì lag, nhà đầu tư thiệt hại quá nhiều. Lãnh đạo không biết xin lỗi, đẩy trách nhiệm, câu từ bao biện. Từ chức đi", một nhà đầu tư phẫn nộ.

Bảng giá chập chờn, không cho hủy/sửa lệnh, giao dịch trong mù mịt, nên nhiều người ví việc đầu tư chứng khoán như đánh bạc.

Tài khoản Vũ Quỳnh lên tiếng: "Nghẽn lệnh, không hủy và sửa được lệnh có khác gì cờ bạc bịp không? Nhà đầu tư quá thất vọng với HoSE, đề nghị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - PV) có biện pháp xử lý vấn đề này".

Sàn HoSE gánh bão đánh giá 1 sao, nhà đầu tư tố lãnh đạo trốn trách nhiệm - Ảnh 5.

Bảng điểm của sàn HoSE lại bị đơ nặng trong phiên 9-6 - Ảnh: chụp màn hình

Ở phiên sáng nay, trong khi các dữ liệu về điểm và thanh khoản bên sàn HNX được chạy liên tục, thì bảng giá sàn HoSE lại bị "đơ", chỉ số VN-Index bị "treo cứng" trong thời gian dài. Đồ thị của chỉ số VN-Index là những đường ngang, gấp khúc, không phản ánh chính xác biến động của thị trường.

Đến 10h hơn mà sàn HoSE vẫn báo thanh khoản 3.788 tỉ đồng. Lúc hơn 11h, thanh khoản chỉ neo ở mốc 9.006 tỉ đồng, thấp hơn rất nhiều so với thực tế của sàn trong những phiên trước. Chốt phiên sáng, sàn HoSE đột ngột nhảy thanh khoản lên hơn 15.594 tỉ đồng, chuyển từ sắc đỏ (giảm điểm) sang xanh (tăng giá).

Tình trạng nghẽn lệnh kéo dài hơn nửa năm nay. Lãnh đạo HoSE phản ứng bằng cách đưa ra giải pháp nâng lô giao dịch tối thiểu lên 1.000 cổ phiếu, nhưng bị các thành viên trên thị trường phản đối. 

Trong một tuần nay nhà đầu tư lại bị ép không được sửa/hủy lệnh nên hết sức bức xúc. Dù vậy,  đến nay lãnh đạo sàn HoSE chưa có một lời xin lỗi chính thức.

Hiện nay với mỗi giao dịch nhà đầu tư phải trả cho HoSE khoản phí cố định ở mức 0,027%/tổng giá trị giao dịch. Riêng năm 2020, HoSE ghi nhận lãi sau thuế xấp xỉ 553 tỉ đồng, tăng gần 46% so với năm trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kém khả năng, nội các bất lực

Chờ cuộc “đại phẫu” HoSE

Chủ tịch FPT IS Dương Dũng Triều(BKgốc Hoa) tự tin với việc xử lý nghẽn lệnh tại HoSE, nếu phương án xử lý và kinh phí cho dự án này được thông qua.

Chốt phương án

“Phương án được chốt”, theo ông Dương Dũng Triều, là phương án đang chờ Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Tại cuộc họp với Tập đoàn FPT ngày 9/3/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đồng tình với phương án FPT nêu ra vì cũng trùng với trong một trong 3 phương án ngành chứng khoán trình Bộ Tài chính trước đó. Tuy nhiên, Bộ trưởng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý tình trạng nghẽn lệnh này.

Hiện tại, đã hơn 10 ngày trôi qua, thị trường chưa nhận được thông tin mới về việc Chính phủ đồng thuận hay không với phương án gỡ nghẽn mà Bộ Tài chính trình lên. HoSE vẫn đang tiếp tục các hoạt động kết nối để đi đến kiểm thử lần đầu hệ thống công nghệ do nhà thầu Hàn Quốc xây dựng (KRX). Cùng với đó, giải pháp trước mắt cho tình trạng nghẽn lệnh là HoSE ra các quyết định chấp thuận cho doanh nghiệp chuyển cổ phiếu sang sàn HNX khi có đủ hồ sơ.

Giờ không phải là lúc chúng ta chờ nhau và tìm các lời giải thích cho quá khứ, mà cần sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sự đồng lòng của hai sở và các đội ngũ chuyên gia giỏi nhất của thị trường để sớm có phương án xử lý triệt để việc nghẽn tải.

Bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Công ty Chứng khoán VNDirect

Chia sẻ về giải pháp FPT nêu ra, lãnh đạo HoSE cho biết, HoSE đã đưa đầu bài cho FPT nghiên cứu, xây dựng kế hoạch và nếu được thực hiện, nó giống như cuộc “đại phẫu” để tạo ra một hệ thống công nghệ có công năng sử dụng cao hơn. Giải pháp của FPT xử lý câu chuyện công nghệ ở quy mô của HoSE, chứ không mang tính tổng thể, kết nối công nghệ cho toàn thị trường như dự án KRX.

HoSE đã báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính các vấn đề trên thị trường theo thẩm quyền, trong đó có tác động, thay đổi hiện trạng công nghệ tại HoSE.

Tình trạng nghẽn lệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của hàng vạn nhà đầu tư và đã diễn ra gần 4 tháng. Dư luận không ngớt lời chỉ trích, đặt câu hỏi về trách nhiệm nhà quản lý ở đâu. Nhưng sau những ức chế tâm lý, nhiều người dần chuyển sang ngạc nhiên trước thực trạng kín tiếng của lãnh đạo HoSE cũng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Không có một phát ngôn chính thống, rõ ràng nào về giải pháp cho tình trạng nghẽn lệnh được đưa ra, ngoài việc ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc HoSE thông tin về một vài ý tưởng mang tính gợi mở, như nâng lô lên 1.000 cổ phiếu hay không cho phép hủy, sửa lệnh và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng mới chỉ có hướng dẫn xử lý hồ sơ chuyển sàn giao dịch.

Chuyển sàn có lợi cho cổ đông và giảm áp lực cho HoSE

Vì sao HoSE cũng như Ủy ban Chứng khoán không công bố giải pháp và thực thi sớm các giải pháp để giảm căng thẳng cho tình trạng nghẽn lệnh? Câu hỏi này được nhiều nhà đầu tư và công ty chứng khoán đặt ra với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, nhưng cơ quan này dường như “lực bất tòng tâm”.

Bởi theo quy định của Luật Chứng khoán, trường hợp có biến động lớn ảnh hưởng đến an ninh, an toàn thị trường chứng khoán, thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, đồng thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tình hình thị trường, các giải pháp để ổn định thị trường và bảo đảm an ninh, an toàn tài chính.

Với nhiệm vụ chính là quản lý thị trường, đốc thúc các công việc liên quan và… báo cáo, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có thực quyền để chủ động ra các giải pháp, xử lý kịp thời các vấn đề trên thị trường. Quý I/2020, khi Covid-19 bùng phát, chỉ số chứng khoán Việt Nam rơi sâu xuống 650 điểm.

Ngành chứng khoán cũng chỉ có cách ứng phó bằng việc giảm thủ tục soát hồ sơ của các doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ từ 7 ngày xuống 1 ngày và giảm phí giao dịch. Tuy nhiên, cả 2 giải pháp vẫn phải… chờ sự đồng thuận của Bộ Tài chính mới có thể triển khai.

Ở vị thế một cơ quan quản lý nhà nước thuộc bộ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có quyền ban hành văn bản pháp quy và cũng không trực tiếp quản lý về nhân sự, tài chính với 3 tổ chức vận hành thị trường chứng khoán là HoSE, HNX, VSD (Trung tâm Lưu ký chứng khoán).

Do địa vị pháp lý (đã được luật hóa), cách thức tổ chức ngành chứng khoán Việt Nam khác với các nước trên thế giới, nên khi đối diện với tình trạng nghẽn lệnh, dư luận như có 2 cách phản ứng khác biệt. Một bên hiểu rõ vị thế ngành chứng khoán, nên… im lặng; một bên bức xúc khi thấy ngành chứng khoán không quyết liệt đưa ra giải pháp.

Chính vì vậy, khi tình trạng nghẽn lệnh xảy ra, trong khi chờ Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về giải pháp “đại phẫu” hệ thống giao dịch tại HoSE của FPT, thì từ thị trường, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, nghẽn lệnh là cơ hội để người Việt Nam cùng hợp sức lại, xây một nền tảng công nghệ chủ động cho thị trường.

Trong khi chờ giải pháp cuối cùng, theo bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), việc tồn tại 2 sàn hiện nay chỉ là trong giai đoạn quá độ trước khi tái cấu trúc toàn thị trường, thống nhất 2 sàn giao dịch làm một sàn duy nhất. “Vì vậy, mong các doanh nghiệp nghĩ thoáng hơn về việc chuyển sàn giao dịch cổ phiếu, góp sức giảm nghẽn cho hệ thống nhập lệnh hiện nay”, bà Bình nhấn mạnh.

Trị bệnh, phải tận gốc. Từ thực trạng nghẽn lệnh và cách xử lý của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) và HoSE cho thấy công tác quản lý thị trường chứng khoán còn nhiều điều phải chấn chỉnh.

Quyết định thanh tra hành chính Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) do Bộ Tài chính ban hành xem ra quá chậm so với những gì diễn ra nhiều tháng qua và vẫn chưa đủ.

HoSE thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước - nơi trực tiếp quản lý và giám sát thị trường chứng khoán, cũng là nơi giúp bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về lĩnh vực này.Vì vậy, thị trường chứng khoán có vấn đề, trách nhiệm không chỉ có HoSE.

Trị bệnh, phải tận gốc. Từ thực trạng nghẽn lệnh và cách xử lý của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) và HoSE cho thấy công tác quản lý thị trường chứng khoán còn nhiều điều phải chấn chỉnh.

Đừng nghĩ rằng có hệ thống giao dịch mới, hết nghẽn lệnh là xong. Một khi thị trường có thêm nhà đầu tư, quy mô lớn hơn, phát triển nóng hơn… sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mà ngay từ bây giờ không xử lý sẽ để lại hậu quả.

Như từ tình trạng nghẽn lệnh, một số nhà đầu tư lên tiếng về sự không minh bạch của một số công ty chứng khoán khi công ty cũng là một nhà đầu tư.

Đặc biệt gần đây có nhiều nhà đầu tư mới, dễ dao động trước thông tin của công ty chứng khoán dưới dạng "tư vấn, khuyến nghị nhưng không chịu trách nhiệm", họ là nạn nhân của những cơn bán tháo hoặc mua bằng mọi giá.

Làm sao để các công ty chứng khoán và nhân viên chứng khoán công tâm với nhà đầu tư, không để lợi nhuận làm mờ mắt, dẫn đến xung đột quyền lợi với nhà đầu tư? Thực trạng này ra sao, chấn chỉnh thế nào, SSC phải làm rõ. Có vậy mới hoàn thiện pháp luật về hoạt động tự doanh của các công ty chứng khoán và bảo vệ nhà đầu tư cá nhân.

Chúng ta tự hào thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng thuộc hạng "ngôi sao" nhưng nhà đầu tư nước ngoài liên tục rút vốn, gần 1,5 tỷ USD. Có thể họ làm thế với nhiều thị trường khác, tuy nhiên vì sao Việt Nam rất hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài, nhưng với chứng khoán lại không?

Cả nước chăm chút thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhưng thu hút vốn gián tiếp (FII) liên tục bị kêu ca, nay rút vốn triền miên. Bộ Tài chính đã làm gì để xây dựng môi trường đầu tư, kiến tạo thị trường đưa dòng vốn trở lại Việt Nam?

Đâu chỉ nước ngoài, nhà đầu tư trong nước cũng oải với cung cách quản lý thị trường của cơ quan quản lý. Vụ nghẽn lệnh, dù kéo dài đã lâu, nhà đầu tư bức xúc nhưng Bộ Tài chính, SSC bình chân như vại, ít trả lời hay giao tiếp với nhà đầu tư?

Khi nghẽn lệnh bùng lên, chỉ khi Thủ tướng Chính phủ có ý kiến, Bộ Tài chính mới có thông báo về "tổ công tác do thứ trưởng làm tổ trưởng" giải quyết dứt điểm nghẽn lệnh theo nguyên tắc "giải pháp thực hiện không làm gián đoạn thị trường và ảnh hưởng đến nhà đầu tư". Vậy mà, tình hình chỉ tệ đi!

Mới đây một vài công ty chứng khoán hùa nhau tắt chức năng hủy, sửa lệnh, vi phạm quyền của nhà đầu tư nhưng không "tiếng còi" nào cất lên. Thậm chí còn được xem đó là "sáng kiến" để chống nghẽn lệnh!?

Vì vậy, chỉ thanh tra hành chính HoSE để xoa dịu dư luận sẽ không thấy hết được bệnh trì trệ trong quản lý cũng như sóng ngầm trên thị trường chứng khoán. Hơn nữa, trong nhiều tháng nghẽn lệnh, hằng ngày có vài ngàn tỉ bị gạt ra khỏi thị trường.

Cứ 1.000 tỉ đồng giá trị giao dịch bị nghẽn, không vào thị trường, ngân sách nhà nước mất 1 tỉ đồng thuế thu nhập cá nhân. Bấy nhiêu đó cũng đủ để làm rõ ai phải chịu trách nhiệm, không chỉ là HoSE.

THANH TUYỀN

TUỔI TRẺ

Giao dịch chứng khoán bị Giao dịch chứng khoán bị 'bịt mắt'

TTO - Giữa lúc thị trường chứng khoán giảm sốc, bảng giao dịch lại 'tê liệt', nhà đầu tư bị 'bịt mắt' khi mua bán cổ phiếu.



Đề nghị thuê người nước ngoài quản lý Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam  vì tập đoàn CSBK chỉ ăn hại đái nát


TTO - 'Có thời điểm nhà đầu tư không thể biết quan hệ cung cầu trong giao dịch chứng khoán hoặc không thể mua, bán chứng khoán… cho thấy năng lực quản trị điều hành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM rất yếu'.

Đề nghị thuê người nước ngoài quản lý Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam - Ảnh 1.

Nhà đầu tư theo dõi thị trường chứng khoán - Ảnh: BÔNG MAI

Hôm nay 10-3, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho biết đã có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng và các lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) đề xuất các giải pháp khắc phục tình trạng "tắc nghẽn" trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM (HSX).

VAFI hình dung sàn HSX như "trái tim của thị trường chứng khoán Việt Nam" và đang bị thương tổn trong 3 tháng qua vì tình trạng nghẽn lệnh.

"Có thời điểm nhà đầu tư không thể biết quan hệ cung cầu trong giao dịch chứng khoán hoặc không thể mua, bán chứng khoán… làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của nhà đầu tư và uy tín của thị trường chứng khoán Việt Nam với giới đầu tư quốc tế", đại diện VAFI cho biết.

Đồng thời VAFI cho rằng các sự cố trên thể hiện "năng lực quản trị điều hành HOSE rất yếu kém".

VAFI nhận định sự yếu kém này không phải bây giờ mới lộ rõ mà trong mấy năm qua đã có vài trường hợp nghiêm trọng bị sập sàn chứng khoán nhưng sau đó không có các giải pháp khắc phục hữu hiệu.

Sự yếu kém năng lực quản trị HOSE còn thể hiện khi dự án làm hệ thống giao dịch mới triển khai từ năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa xong và không biết chắc chắn bao giờ mới hoàn thành.

Theo VAFI, HOSE cũng rất yếu kém trong khâu giám sát thị trường, vì "tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, tình trạng lừa đảo thao túng chứng khoán ngày càng phát triển đã tạo ra nhiều cổ phiếu rác, cổ phiếu lừa đảo. Cổ phiếu rác được chọn vào bộ chỉ số VN30 một cách dễ dàng và tồn tại trong nhiều năm, ban lãnh đạo HOSE có thể biện minh rằng họ chọn vì cổ phiếu rác đó thanh khoản tốt và đủ tiêu chí chọn lọc nhưng họ 'không biết rằng' tính thanh khoản đó là giả tạo, bị điều khiển bởi công ty chứng khoán của đội thao túng giá để dụ dỗ hàng vạn nhà đầu tư nhỏ lẻ vào ôm bom và từ đó các kẻ thao túng có cơ hội bán giấy lấy tiền thật với lợi nhuận hàng ngàn tỉ đồng"

Tình trạng yếu kém như phân tích trên, theo VAFI, là do công tác bổ nhiệm nhân sự một số chức danh chủ chốt trong ban điều hành HOSE và hội đồng quản trị không đạt yêu cầu.

VAFI đưa ra ba đề xuất. Thứ nhất, thuê nhân sự giỏi người nước ngoài, có nhiều kinh nghiệm và thành tích quản lý vận hành các sở giao dịch nổi tiếng trên thế giới làm tổng giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách IT, giám sát thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam (Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - con trên cơ sở sắp xếp lại HNX và HOSE). Những người này cũng phải có khả năng kiêm nhiệm các chức danh quản lý chủ chốt tại HOSE.

"Thuê người nước ngoài giỏi quản lý sở giao dịch với chi phí không nhiều so với doanh thu hoạt động của HOSE và đem lại lợi ích rất lớn cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường chứng khoán không thể phụ thuộc vào năng lực yếu kém của vài người và đến khi bị sự cố như hiện nay thì không thể nhanh chóng khắc phục được" - ông Nguyễn Hoàng Hải, phó chủ tịch VAFI, nói.

Ông Hải cũng chia sẻ hiệp hội và các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng giúp Bộ Tài chính tìm kiếm và lựa chọn nhân sự nếu Bộ Tài chính yêu cầu.

Thứ hai, không bổ nhiệm lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán nhà nước hay các cơ quan trong Bộ Tài chính vào các chức danh chủ chốt trong hội đồng quản trị, ban điều hành của các sở giao dịch, trung tâm lưu ký chứng khoán như trước kia và hiện nay.

Thứ ba, cần nhanh chóng cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký chứng khoán để cho các đơn vị này có năng lực quản trị ngang tầm các nước trong khu vực.

Làm chủ công nghệ để giải quyết triệt để câu chuyện nghẽn hệ thống giao dịch

Hoài Vũ

Trong những nỗ lực xử lý tình trạng tắc nghẽn mạng trong giao dịch chứng khoán tại sàn HOSE, giải pháp liên quan đến công nghệ tiếp tục nhận được nhiều sự ủng hộ và đề xuất.

Khi hệ thống nghẽn lại, người thiệt hại nhất là các cổ đông, nhà đầu tư vì không thể mua, không thể bán được cổ phiếu
Khi hệ thống nghẽn lại, người thiệt hại nhất là các cổ đông, nhà đầu tư vì không thể mua, không thể bán được cổ phiếu

Chủ tịch Công ty chứng khoán VNDirect Phạm Minh Hương cho biết, bà ủng hộ phương án mà Chủ tịch FPT Trương Gia Bình đề xuất: mang hệ thống HNX vào làm mới tại HOSE. Phương án này cũng đã được Bộ Tài chính giao các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tài chính và Sở Giao dịch chứng khoán chủ động phối hợp với FPT để giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạng trong giao dịch chứng khoán. Giải pháp được yêu cầu không làm gián đoạn thị trường và ảnh hưởng đến nhà đầu tư và sớm có báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

LÀM CHỦ CÔNG NGHỆ VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA TRONG NƯỚC 

"Tôi mong FPT sẽ đại diện, hợp lực để kết nối sức mạnh của các đội ngũ chuyên gia và đội ngũ phát triển phần mềm của toàn quốc. Đây là vấn đề an ninh quốc gia rồi", Chủ tịch VNDirect nói.

Thay vì đổ lỗi loanh quanh về tình trạng nghẽn lệnh, việc tốt nhất cộng đồng nên làm là cùng tư duy về khả năng làm thế nào để người Việt Nam làm chủ được công nghệ. "Quy mô thi trường chứng khoán gần tương đương GDP. Nhiều năm gần đây, thỊ trường chứng khoán Việt Nam gắn với hình ảnh quốc gia trong đánh giá của các nhà đầu tư quốc tế, nên vấn đề công nghệ không còn là câu chuyện của riêng ngành chứng khoán nữa. Quy mô và tính chất nhạy cảm của ngành chứng khoán khiến bài toán công nghệ đáng bàn ở tầm quốc gia", bà Minh Hương nói.

Từ kinh nghiệm của mình, Chủ tịch VNDIRECT cho rằng, cái khó nhất của dự án KRX là ở chỗ họ có thể có giải pháp rất tốt, nhưng là để giải quyết bài toán ở thị trường nước ngoài và để phù hợp với điều kiện vận hành của thị trường Việt Nam, các chuyên gia quốc tế sẽ phải tốn rất nhiều công để điều chỉnh. Chúng ta cần giải pháp phù hợp với nền tảng pháp lý, điều kiện quản lý, cấu trúc thị trường, cấu trúc sản phẩm theo thực tế của thị trường Việt Nam.

Bà Minh Hương tin rằng FPT có thể đứng ra hợp lực công nghệ cùng với kinh nghiệm chuyên môn quản lý của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, HOSE, HNX, VSD và sự hợp sức của những chuyên gia giỏi nhất, trưởng thành từ trải nghiệm 21 năm với thi trường chứng khoán, đủ sức đặt ra đầu bài để cùng xây "căn nhà" công nghệ Việt, nếu được Chính phủ hiệu triệu. "Căn nhà" mới chắc chắn sẽ phù hợp với hiện trạng pháp lý, cấu trúc thị trường và các yếu tố khác của Việt Nam.

Dự án KRX là gói thầu về hạ tầng công nghệ thông tin cho thị trường chứng khoán do HOSE là chủ đầu tư với 2 đơn vị thụ hưởng là HNX và VSD. Đây là một dự án được kỳ vọng khi đưa vào vận hành sẽ làm thay đổi toàn bộ hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2012, khi Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) ký thỏa thuận hợp tác triển khai Gói thầu 04 và cho đến nay vẫn chưa thể đưa vào hoạt động. Sau gần 10 năm triển khai, mặc dù Dự án KRX đã giúp người Việt học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhưng liệu một giải pháp được ký kết chuyển giao công nghệ từ năm 2012 có còn khả thi với yêu cầu thực tế thị trường hiện nay và nhu cầu tăng trưởng trong tương lai của thi trường chứng khoán Việt Nam.

"Tôi chỉ mong chúng ta đừng nhìn vào quá khứ để lo sợ và dùng nó để ảnh hưởng cho tương lai, mà chúng ta cần nhìn vào thực tại để lựa chọn cái gì là tốt nhất cho sự phát triển bền vững của thi trường chứng khoán Việt" - bà Phạm Minh Hương cho hay.

Vì làm chủ được công nghệ, nên đội ngũ chuyên gia Việt đã trưởng thành và có điều kiện liên tục cải tiến và hoàn thiện hệ thống đáp ứng kịp thời các yêu cầu thay đổi của thị trường. Và không chỉ với VNDirect, giải pháp công nghệ người Việt xây nên đang được hầu hết các công ty chứng khoán Việt sử dụng. "Chúng tôi tin rằng, các chuyên gia Việt Nam, nếu được giao đầu bài tốt sẽ hoàn toàn có năng lực phát triển một giải pháp công nghệ không kém gì các giải pháp quốc tế khác", bà Minh Hương nói. 

CHI PHÍ CƠ HỘI CẦN THIẾT

Dù chậm, nhưng KRX vẫn là một dự án có giá trị lịch sử khi chúng ta được trải nghiệm và học tập kinh nghiệm quản trị và vận hành của một hệ thống giao dịch chứng khoán của nước ngoài. Bởi thách thức của công nghệ không phải là bài toán kỹ thuật cần kinh nghiệm quốc tế, mà là trình độ ra đầu bài vận hành, kiểm soát quản trị phù hợp với yêu cầu của thị trường và khả năng làm chủ công nghệ để liên tục điều chỉnh và hoàn thiện kịp thời các thay đổi mới.

Bà Minh Hương cho rằng, tất cả các quyết định chúng ta làm đều có lý do khi xét ở bối cảnh lịch sử và nhu cầu lúc đó. Chẳng hạn, năm 2000, Việt Nam đón nhận sự giúp đỡ của thị trường chứng khoán Thái Lan, họ cho mình từ cái bảng giao dịch đến giải pháp công nghệ để mở cửa thị trường chứng khoán vì lúc đó không người Việt Nam nào có trải nghiệm về thị trường chứng khoán.

Năm 2012, ngành chứng khoán chọn giải pháp của Hàn Quốc (KRX). Đây là một quyết sách rất phù hợp và cần thiết tại thời điểm đó, bởi người Việt chúng ta chưa thể tự xây nên hệ thống đủ sức kết nối tất cả trên một nền tảng. Khi dự án được Chính phủ quyết và đi vào triển khai, thực tế mới nhận ra có những cái vướng nên bị chậm lại. Dù chậm, nhưng KRX đã giúp chúng ta học được kinh nghiệm xây đầu bài vận hành và quản trị, và nhờ có quá trình làm việc với các chuyên gia quốc tế, các chuyên gia Việt Nam mới có thể tự tin khi thiết kế đầu bài cho hệ thống giao dịch của HNX. Một bằng chứng là, hiện nay hệ thống sàn HNX có thể hoạt động rất ổn định và hoàn toàn đáp ứng được tải tăng trưởng gấp nhiều chục lần so với hệ thống của sàn HOSE (HSX) hiện nay.

"Với tôi, KRX là một chi phí cơ hội và nếu như chúng ta có phải dừng KRX để lựa chọn giải pháp HNX hay thiết kế một giải pháp mới cho người Việt làm chủ, thì chi phí cơ hội đó là rất cần thiết. Tôi chỉ mong chúng ta đừng nhìn vào quá khứ để lo sợ và dùng nó để ảnh hưởng cho tương lai, mà chúng ta cần nhìn vào thực tại để lựa chọn cái gì là tốt nhất cho sự phát triển bền vững của thị trường. Tôi tin rằng, chắc chắn có rất nhiều người hiểu biết trong cuộc cũng đồng ý với quan điểm của tôi", bà Minh Hương chia sẻ.

MỘT ĐẦU BÀI TỐT SẼ GIẢI QUYẾT TỐT NGHẼN LỆNH 

Chủ tịch VNDirect chia sẻ, từ 2006, VNDIRECT đã lựa chọn chiến lược tự làm chủ công nghệ và giao một công ty Việt Nam xây dựng và phát triển. Rất nhiều công ty chứng khoán đã từ bỏ giải pháp nước ngoài và chọn giải pháp công nghệ mà chúng tôi đã lựa chọn.

Năm 2006, chúng tôi bắt tay xây dựng Công ty Chứng khoán VNDirect và "may hơn khôn". Bởi khi đó, thị trường Việt Nam quá nhỏ. VNDirect chẳng có lựa chọn giải pháp công nghệ nào, nên đành chọn giải pháp tự xây. Đội ngũ của VNDirect, trong đó có một số nhân sự cũ của FPT từng xây nền tảng công nghệ Smartbank, đã cùng ngồi lại, quyết tâm "đặt đầu bài" và tự xây dựng một giải pháp công nghệ (core) riêng cho công ty chứng khoán Việt.

"Thị trường chờ đợi vào hệ thống KRX để thay đổi năng lực đáp ứng tải của HOSE. Tuy nhiên, tôi thấy đây là một lựa chọn rủi ro Thị trường chứng khoán đã chứng minh vai trò thiết yếu của nó trong nền kinh tế, nhưng chúng ta đang phải chờ đợi một giải pháp chưa rõ lời giải, chưa rõ thời gian có thể kết thúc, trong khi nhà đầu tư hàng ngày phải đối diện nỗi lo không thể giao dịch an toàn. Đây không phải là lúc chúng ta chờ nhau và tìm các lời giải thích cho quá khứ, mà cần sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Tài chính, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, sự đồng lòng của hai sở và các đội ngũ chuyên gia giỏi nhất của thị trường để sớm có phương án xử lý triệt để việc nghẽn tải. Nhà đầu tư phải được bảo vệ càng sớm càng tốt.

BÀ PHẠM MINH HƯƠNG, CHỦ TỊCH CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VNDIRECT .

"Trong ngắn hạn, giải pháp tốt nhất là doanh nghiệp chuyển sàn giao dịch sang HNX". Chờ dự án KRX, làm một bảng tạm hay xây dựng hệ thống công nghệ mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam đều cần thời gian nhiều tháng hoặc lâu hơn, nên Chủ tịch VNDirect cho biết, Hội đồng quản trị Công ty đã đồng thuận và sẽ tiên phong chuyển giao dịch từ HOSE sang HNX. Bà mong rằng, nhiều doanh nghiệp cũng sẽ cùng hành động quyền lợi của cổ đông, của nhà đầu tư được bảo vệ tốt nhất.

"Khi hệ thống nghẽn lại, người thiệt hại nhất là các cổ đông, nhà đầu tư vì không thể mua, không thể bán được cổ phiếu. Nếu Hội đồng quản trị của các doanh nghiệp lớn cùng nhìn rõ vấn đề này và ra nỗ lực chuyển giao dịch sang HNX, tôi tin rằng, cổ đông sẽ ủng hộ. Vì giải pháp tạm thời này vừa bảo vệ cổ đông, vừa góp sức giữ an toàn hệ thống cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong lúc chờ các giải pháp trung, dài hạn", bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Công ty chứng khoán VNDirect cho hay.

'Người trong cuộc' lên tiếng về sàn HOSE nghẽn lệnh

TTO - Nguyên lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán nhà nước (đề nghị không nêu tên) lý giải vì sao sàn HOSE lại nghẽn và chậm xử lý.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ
5 người Việt bị bạn hùn hạp gốc Mỹ gốc Hoa đầu độc cyanure rồi tự sát trên quê hương hải tặc để xóa nợ

     Đọc nhiều nhất 
[Đã đọc: 346 lần]
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ [Đã đọc: 321 lần]
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư [Đã đọc: 307 lần]
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên. [Đã đọc: 287 lần]
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 249 lần]
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80 [Đã đọc: 244 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 189 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 187 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 143 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 78 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.