Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Mười 2024
T2T3T4T5T6T7CN
  1 2 3 4 5 6
7 8 9 10 11 12 13
14 15 16 17 18 19 20
21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31      
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 5
 Lượt truy cập: 25614191

 
Vietnam News in English 07.10.2024 04:16
Đề đốc Lâm Ngươn Tánh của hải chiến Hoàng Sa qua đời ở Mỹ- Ôn lại hải chiến Hoàng Sa
19.01.2022 14:53

Tin cho hay hôm 11/2 (giờ Mỹ), Đề đốc Lâm Ngươn Tánh của hải chiến Hoàng Sa qua đời tại nhà riêng ở thành phố Fredericksburg, bang Virginia, Mỹ, hưởng thọ 90 tuổi, gia đình xác nhận.

Đề đốc Lâm Ngươn Tánh là Tư lệnh Hải Quân cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa.

Thông báo do gia đình và Đảng Dân Tộc Việt Nam phát đi viết: "Toàn thể đảng viên đảng Dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước vô cùng đớn đau và thương tiếc phó tổng bí thư Lâm Ngươn Tánh: Một vị tướng lãnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa vô cùng xứng đáng và là nhà trí thức cách mạng hết lòng vì dân vì nước."

Đảng Dân tộc Việt Nam là chính đảng của người Việt do ông Nguyễn Hữu Chánh thành lập tại Hoa Kỳ vào năm 2003.

Một nguồn tin của BBC cho hay, gia đình mong muốn cử hành "tang lễ riêng tư."

Ông Nguyễn Hùng, cựu phóng viên BBC Tiếng Việt, người từng phỏng vấn ông Tánh hồi tháng 4/2015, cho hay: "Ông Lâm Ngươn Tánh là người ăn nói nhỏ nhẹ và khiêm tốn. Ông có quãng thời gian rất vất vả khi mới sang Hoa Kỳ sau Cuộc chiến Việt Nam nhưng ông nhớ lại khoảng thời gian đó rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh."

"Ông cũng may mắn có người vợ ở bên chăm sóc cho ông khi ông đã già yếu


."Theo một bài của Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng viết trên BBC hồi tháng 3/2017, ngày 17/1/1974 (ngày 18/1 - giờ Sài Gòn), Bộ Ngoại Giao Mỹ do Ngoại trưởng Henry Kissinger lãnh đạo đã gọi điện thoại cho Đại sứ Martin ở Sài Gòn và nhấn mạnh ý muốn của Bộ là "tình hình phải được hạ nhiệt".

Dĩ nhiên là ông Martin phải thi hành ngay và đã cố vấn ông Nguyễn Văn Thiệu. Ngày hôm ấy chính là ngày Tổng thống Thiệu bay ra Đà Nẵng để ra lệnh chống cự Hải quân Trung Quốc.

Cùng ngày, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa. Ngày 19/1 là ngày xảy ra trận hải chiến, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại gửi mật điện can ngăn Tổng thống Thiệu đừng đi thêm bước nữa.

tánh

NGUỒN HÌNH ẢNH,FACEBOOK CAPTAIN JAMES VAN THACH

Chụp lại hình ảnh,

Đề đốc Lâm Ngươn Tánh và Đại úy Mỹ gốc Việt James Văn Thạch hồi năm 2014

Hồi năm 1975, vợ chồng ông Lâm Ngươn Tánh được cho là "không muốn rời khỏi Việt Nam" và chỉ ra đi vào ngày tồn tại cuối cùng của nền Đệ Nhị Cộng Hòa khi không còn đường nào khác.

Ngày 30/4/1975, hai ông bà Lâm Ngươn Tánh lên Chiến hạm HQ Trần Hưng Đạo và sau đó theo tàu Hoa Kỳ tới Philippines. Thời điểm đó, bà Thủy Lâm, vợ ông, đang mang bầu bảy tháng. Từ tư lệnh hải quân khi rời Việt Nam tới Mỹ chẳng mấy chốc, ông trở thành nhân viên dọn dẹp vệ sinh để kiếm tiền nuôi gia đình. Nhưng sau ông cũng có công việc trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được nhiều bằng khen, vợ ông cũng có công việc tốt và ổn định, hai con gái bao gồm cả cô đầu sinh đúng năm 1975, đều thành đạt.

Ông Lâm Ngươn Tánh sinh năm 1928 tại Sa Đéc.

Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa

Đức Hoàng
Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa - 1

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Benfold (Ảnh: Reuters).

Reuters dẫn thông báo ngày 20/1 của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ cho biết, chiến hạm USS Benfold đã di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép và cải tạo bất hợp pháp.

Phát ngôn viên Hạm đội 7 Mark Langford cho biết, tàu chiến Mỹ đã thực hiện hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải (FONOP), nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Hải quân Mỹ cáo buộc, yêu sách của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế và "gây ra mối đe dọa nghiêm trọng tới tự do trên biển".

Hải quân Mỹ tuyên bố, "tàu Benfold đã khẳng định các quyền và tự do hàng hải được khẳng định trong vùng lân cận của quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là "đường chín đoạn", động thái đi ngược luật pháp và bị cộng đồng quốc tế nhiều lần phản đối.

Ông Langford hôm 20/1 cho biết, sự kiện hôm nay là lần thứ 2 Mỹ thực hiện hoạt động FONOP trong năm 2022 nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Ông cho biết, động thái này sẽ tiếp nối sự hiện diện về mặt quân sự của họ trong khu vực trong hơn một thế kỷ qua.

Mỹ thường xuyên thực hiện các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Tuần trước, Cục Đại dương và Môi trường Quốc tế và Khoa học thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố một tài liệu nghiên cứu dài 47 trang trong đó bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, cả về cơ sở địa lý và lịch sử.

Theowww.reuters.com


Hải chiến Hoàng Sa 1974: Tiết lộ của một chỉ huy VNCH

“Xin hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung Cộng bắt làm tù binh… Xin hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”.

Hải chiến Hoàng Sa 1974: Tiết lộ của một chỉ huy VNCH

Tàu HQ-16 quay về cảng Đà Nẵng sau Hải chiến Hoàng Sa.

Tường thuật về Hải chiến Hoàng Sa 1974 của người trong cuộc có nhiều điểm mâu thuẫn nhau. Theo một bài viết của trung tá Lê Văn Thự (cựu Hạm trưởng HQ-16) được công bố vào năm 2004 tại Mỹ, thì trong suốt trận hải chiến vào sáng 19/1/1974, ông đã không hề biết tàu HQ-4 và HQ-5 ở đâu và cũng không liên lạc được với đại tá Hà Văn Ngạc, là chỉ huy cao nhất tại hiện trường. Dưới đây là trích đăng bài viết của ông Thự.

“Chiều ngày 18/1/1974, khoảng 6 giờ, đại tá Ngạc gọi máy cho tôi và ra lệnh cho tôi chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán người nhái lên đảo Quang Hòa. Sau khi đại tá Ngạc ra lệnh này xong, thì từ đó về sau tôi không còn nghe lệnh lạc gì thêm từ đại tá Ngạc nữa.

Đến tối ngày 18/1/1974, máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Cộng phá rối tần số, không liên lạc được. Tôi không thể gọi đại tá Ngạc, HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên hải. Tôi chỉ liên lạc được với HQ-10 bằng máy PRC-45 là loại máy truyền tin xách tay, chỉ liên lạc được trong vòng 10 hải lý…

Sáng 19/1/1974, HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo như dự định (lòng chảo ở đây là khu vực đầm nước sâu, bao quanh bởi các đảo ở cụm Lưỡi Liềm; tàu lớn chỉ có hai lối vào được lòng chảo này). Tôi gọi máy cho thiếu tá (Ngụy Văn) Thà và nói là chừng nào thấy tôi khai hỏa là phải khai hỏa theo liền.

Khi HQ-16 và HQ-10 vừa qua khỏi hai cái “pass” (lối vào lòng chảo) và vừa tầm súng, tôi quay ngang tàu HQ-16 đưa phía hữu hạm của HQ-16 hướng về ba tàu Trung Cộng. Mục đích của tôi là để tận dụng tất cả súng từ mũi ra sau lái. Nếu hướng mũi tàu về phía tàu Trung Cộng thì chỉ sử dụng được hỏa lực ở phía trước mũi thôi. Xoay ngang tàu thì có lợi thế sử dụng tối đa hỏa lực nhưng cũng có cái bất lợi là hứng đạn của địch nhiều hơn. Nhưng vì tôi đánh phủ đầu tàu Trung Cộng nên phải sử dụng tối đa hỏa lực. So với tàu Trung Cộng, tàu tôi có đủ loại súng tàu Trung Cộng có, ngoài ra còn có thêm khẩu 127 ly mà tàu Trung Cộng không có. HQ-10 chỉ có hỏa lực ngang bằng tàu Trung Cộng.

Khi đang tiến vào lòng chảo, tôi đã mừng thầm khi thấy ba tàu Trung Cộng đều ở trong lòng chảo, tức là những mục tiêu tốt cho HQ-16 và HQ-10 tác xạ…

Khi đã ở đúng vị trí và vị thế dự định, HQ-16 cách HQ-10 chừng một hải lý, và hai tàu HQ-16 và HQ-10 cách ba tàu Trung Cộng từ 3 đến 4 hải lý, tôi ra lệnh lần chót: Các ổ súng phải luôn luôn theo dõi mục tiêu, mục tiêu nào thuận lợi thì bắn mục tiêu đó. Sau khi hỏi tất cả các ổ súng đã sẵn sàng chưa, tôi ra lệnh khai hỏa…

Tôi hy vọng trong 5, 10 phút là triệt hạ được tàu Trung Cộng vì khai hỏa trước và sử dụng tối đa hỏa lực trong khi tàu Trung Cộng bị tấn công bất ngờ…

Mười phút trôi qua mà chưa thấy tàu Trung Cộng hề hấn gì, tôi bắt đầu sốt ruột, trong khi đó tôi nghe tiếng lách tách, lép bép trên trời như tiếng pháo bông, giữa tàu tôi và HQ-10 và về phía HQ-10 nhiều hơn… Trận chiến vẫn tiếp tục. Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung Cộng bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.

Tiếp đến HQ-10 báo cáo hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy 4, 5 cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số nhỏ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã nhảy xuống biển…

Sau đó hầm máy hữu HQ-16 báo cáo trúng đạn ở lườn tàu dưới mặt nước. Nước tràn vào tàu… Chừng vài phúa sau, tàu bắt đầu nghiêng. Hầm máy báo cáo lỗ thủng bít không được vì nước vào quá mạnh, chỗ thủng nằm trong kẹt… Tôi ra lệnh nếu không bít được lỗ thủng thì đóng nắp hầm máy lại đừng cho nước tràn ra khỏi hầm máy…

Tàu chỉ còn một máy tả và một máy điện, phòng vô tuyến liên lạc truyền tin bị gián đoạn vì mất điện. Nhận thấy tình thế không thể tiếp tục chiến đấu được nữa, tôi vận chuyển tàu quay trở ra theo cái “pass” để rời lòng chảo.

… Hầm máy hữu báo cáo nhân viên phải rời hầm máy vì tàu sắp chìm. Thấy độ nghiêng của tàu đến mức gần hết độ an toàn, có thể tàu sẽ lật nên tôi ra lệnh: Toàn thể nhân viên vào nhiệm sở đào thoát vì sợ họ không còn thì giờ đào thoát kịp. Ra lệnh xong, tôi nắm lấy tay lái tiếp tục lái thay cho nhân viên ra nhiệm sở.

Trong khi tôi đang lái thì đại úy Hiệp, cơ khí trưởng, chạy lên đài chỉ huy, nói với tôi: “Vì sao hạm trưởng cho nhiệm sở đào thoát? Tôi đang ráng làm cân bằng tàu”. Tôi nói là tàu mỗi lúc một nghiêng thêm, không biết sẽ lật chìm lúc nào nên phải chuẩn bị đào thoát.

Lúc này tàu nghiêng đã đến độ bão hòa (không nghiêng thêm nữa) vì nước đã vào đầy hầm máy. Tôi cho giải tán nhiệm sở đào thoát và vào lại nhiệm sở tác chiến. Lúc này ở đài chỉ huy có trung úy Đoàn Viết Ất, tôi nói với trung úy Ất: “Tàu nghiêng như thế này, khó mà lái ra biển an toàn được, chắc tôi phải ủi tàu vào đảo khí tượng (đảo Hoàng Sa) để cố thủ và chờ HQ-4, HQ-5 tiếp viện”.

Trung úy Ất nói với tôi: “Xin hạm trưởng đừng ủi tàu vào đảo khí tượng. Mình sẽ bị Trung Cộng bắt làm tù binh. Làm tù binh Trung Cộng thì kể như chết rục xương trong tù, không còn thấy cha mẹ, vợ con, quê hương xứ sở. Xin hạm trưởng cứ lái ra biển. Tàu có chìm thì đào thoát vẫn còn cơ may sống sót. Nếu chết thì chết trên biển vẫn sướng hơn”. Bây giờ viết lại câu nói này của trung úy Ất, tôi vẫn còn xúc động đến chảy nước mắt…

Ra khỏi “pass”, tôi hướng tàu về Đà Nẵng, lúc này khoảng 5 – 6 giờ chiều ngày 19/1/1974. Tàu chỉ còn một máy và nghiêng nên chạy chậm…

Lúc này hệ thống truyền tin vừa được sửa chữa xong. Nhân viên vô tuyến báo cáo tình trạng chiến hạm về Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên hải nhưng không thấy HQ-5, HQ-4 lên tiếng… Sáng 20/1/1974, khoảng 7 – 8 giờ, tàu vào vịnh Tiên Sa Đà Nẵng…”.

Cũng theo trung tá Thự, viên đại bác bắn thủng tàu HQ-16 té ra là loại đạn 127 ly của tàu HQ-5; có lẽ trong lúc nóng bỏng, HQ-5 bắn nhầm vào tàu đồng đội. Theo THANH NIÊN o­nLINE (2014)

Đọc cuốn “Hải Chiến Hoàng Sa”

  • Trần Bình Nam
  • Gửi cho BBCVietnamese.com từ California

Cuốn Hải Chiến Hoàng Sa do Ủy Ban Nghiên Cứu Trận Hải Chiến Hoàng Sa soạn thảo. Ủy ban được gọi tắt là Ủy Ban Hoàng Sa (UBHS) và do Tổng Hội Hải Quân & Hàng Hải Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử bảo trợ thành lập. UBHS ra đời năm 2004 và cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là kết quả của 6 năm làm việc không ngừng của UBHS do cựu Hải Quân Thiếu Tá Trần Trọng Ngà làm Trưởng Ban cùng với 7 Ủy viên khác đều là cựu sĩ quan hải quân.

Trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 đã làm mất nhiều giấy mực. Nhưng trong xúc động và xáo trộn của biến cố 30/4/1975 liền sau đó các sự việc của trận đánh (như nguyên nhân, diễn tiến, kết thúc, thắng bại, hoạt động ngoại giao…) chưa được phân tích đầy đủ.

Khác biệt ý kiến

Ngày 30/4/1975 khi đoàn tàu HQ/VNCH rời khỏi nước không ai mang theo các tài liệu liên quan đến trận hải chiến, trong đó có một tài liệu quan trọng là Bản Tường Trình của Ủy Ban điều tra về trận đánh của Bộ Tư Lệnh Hải Quân (BTL/HQ). Nếu có tài liệu này, sự tranh cãi giữa các nhân vật liên hệ có thể đã không diễn ra hay ít nhất cũng giới hạn được rất nhiều các điểm cần tranh cãi.

Đại tá Hà Văn Ngạc trước khi qua đời năm 1999 tại Hoa Kỳ có viết một tài liệu nhan đề “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” nói về trận đánh. Đây là tài liệu có thẩm quyền nhất của người trong cuộc. Nhưng một số hạm trưởng trong hải đoàn đặc nhiệm bảo vệ Hoàng Sa của ông nhìn diễn tiến cuộc chiến qua lăng kính của chiến hạm họ chỉ huy đã nêu ra nhiều điểm khác biệt. Và trong nội bộ HQ/VNCH đã có những cái nhìn rất khác nhau ngoài mẫu số chung là HQ/VNCH đã giao chiến với HQ/TQ khi Trung Quốc muốn chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Sự khác biệt nhau rất rộng ngay cả sự đánh giá thắng hay bại.

Thậm chí khi Hội Bạch Đằng ở San Jose tự sưu tầm tài liệu và nhân chứng thực hiện một DVD ngắn nói về trận hải chiến Hoàng Sa được vị cựu Tư Lệnh Hải Quân Trần Văn Chơn và nhiều sĩ quan HQ/VNCH khác xem là tương đối gần sự thật nhất cũng đã gặp phải sự “phiền hà” gay gắt của một trong 3 hạm trưởng còn sống sót khi DVD nói một trong 4 chiến hạm tham chiến đã gặp trở ngại tác xạ sau phát súng đại bác đầu tiên.

Có lẽ đó là lý do UBHS ra đời với mục đích nghiên cứu để viết một tài liệu lịch sử thật chính xác về cuộc hải chiến Hoàng Sa.

Trận đánh diễn ra cách đây 36 năm nên chưa đủ dài để có một lịch sử thật chính xác. Thí dụ các tài liệu mật về phía Trung Quốc (Trung Quốc có tiết lộ một số chi tiết với mục đích tuyên truyền). Và những sự việc quan trọng như ông Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đã nói gì với Thủ tướng Chu An Lai khi hai người gặp nhau tại Bắc Kinh cuối năm 1973 bàn về quan hệ Mỹ-Nga-Tàu.

UBHS đã dùng một số tài liệu Trung Quốc công bố sau khi gạn lọc. Nhưng về quan hệ Mỹ-Trung - có lẽ UBHS cho là một vấn đề tế nhị và chưa có bằng chứng xác thực - đã không nghiên cứu kỹ hơn.

Tài liệu về phía HQ/VNCH cũng thiếu sót nhiều. Vị sĩ quan hải quân Chủ tịch Ủy Ban điều tra hiện ở Hoa Kỳ cũng cho biết không còn nhớ được bao nhiêu vì thời gian. Riêng tài liệu về phía Hoa Kỳ chỉ có một bản tường trình công khai của ông cựu đại úy Gerald Kosh khi theo đoàn tàu HQ/VN ra Hoàng Sa và bị bắt trên đảo. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ còn cất giữ nhiều tài liệu về vụ Hoàng Sa. UBHS có thể dùng luật “Information Act” của Hoa Kỳ để xin giải mật những tài liệu này nhưng UBHS không đủ thời gian và phương tiện.

Cuộc phỏng vấn các sĩ quan hải quân cao cấp VNCH liên hệ còn sống tại hải ngoại trong đó có vị TL/HQ năm nay đã hơn 90 tuổi và phó Đề Đốc Tư lệnh Vùng I Duyên Hải lúc đó thì nói chung vì tuổi tác và thời gian cũng không ăn khớp với nhau. Đáng tiếc nhất là ngoài đại tá Hà Văn Ngạc đa qua đời, trong 3 vị hạm trưởng còn sống, chỉ có Trung Tá Lê Văn Thự, hạm trưởng HQ 16 nhận trả lời phỏng vấn của UBHS.

Cần thêm những tư liệu mới về trận đánh năm 1974
Chụp lại hình ảnh,

Cần thêm những tư liệu mới về trận đánh năm 1974

Ba phần chính

Cuổn HCHS gồm 3 phần chính: Phần I nói về địa lý và lịch sử của quần đảo Hoàng Sa. Phần II nói về trận hải chiến. Phần III là phụ bản ghi lại nguyên văn (verbatim) các cuộc phỏng vấn, ngoại trừ cuộc trà đàm với ông Nguyễn Văn Ngân, cựu cố vấn đặc biệt tổng thống Nguyễn Văn Thiệu được UB ghi lại.

Phần I, với nhưng bằng chứng lịch sử, diện địa, đất đai, và tài liệu ngoại giao UBHS đã chứng minh một cách hùng hồn quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Cuộc đấu tranh giành lại biển đảo đã mất sẽ rất cam go. Thế kỷ này là thế kỷ của Trung Quốc trên con đường vươn lên để làm bá chủ. Trung Quốc đang biến quần đảo Hoàng Sa thành một căn cứ quân sự nối dài về phía sau với căn cứ Hải quân tại Yulin ở cực nam đải Hải Nam, và nối dài về phía trước với quần đảo Trường Sa trong sách lược chiếm cứ Biển Đông và chia đôi Thái Bình Dương với Hoa Kỳ .

Phần II miêu tả những vận chuyển chiến thuật của 4 chiến hạm VNCH khi lâm trân. HQ/VNCH đã phải nổ súng trước, khi các tàu Trung Quốc ngăn cản không cho đổ lính và người nhái lên đảo. Mặt khác, nổ súng trước để lấy thế thượng phong.

HQ/VNCH cũng như HQ/TQ đều chưa có nhiều kinh nghiệm hải chiến trên đại dương nên UB không thể trình bày một thế trận theo sách vở tại các trường dạy về hải chiến. Cuối cùng HQ/VNCH quyết định triệt thối về căn cứ hải quân Đà Nẵng để bảo toàn chủ lực. HQ/TQ bắt tù binh trên đảo và trên biển, trong đó có đại úy Kosh. Sau đó Trung Quốc đưa nhiều tiểu đoàn bộ binh đến đổ bộ chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đưa tất các tù binh về đảo Hải Nam và Quảng Đông, được ghi nhận đối đãi tử tế. Sau khi phỏng vấn tù binh lấy lệ, 10 ngay sau Trung Quốc trả tự do cho ông Kosh và 4 quân nhân Việt Nam, và cuối tháng 2/1974 tất cả 45 tù binh sĩ quan cũng như binh sĩ VNCH còn lại đều được trả tự do tại Hồng Kông.

Phần III là phần phỏng vấn. Nội dung các cuộc phỏng vấn đã được UB dùng một cách có hệ thống trong suốt cuốn HCHS. Trong 16 nhân vật được phỏng vấn có 3 cuộc phỏng vấn đáng quan tâm, và đáng ra UBHS nên in lại nguyên văn bài viết “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại Tá Hà Văn Ngạc trong phần này dù ông đã qua đời .

Cuộc phỏng vấn cựu Ngoại trưởng Vương Văn Bắc tiết lộ cuộc đấu tranh ngoại giao hết sức tích cực và đúng bài bản trên diễn đàn quốc tế để chứng minh quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam. Trước cuộc chiến, Bộ Ngoại Giao VNCH đã đưa ra những tuyên bố tố cáo định tâm xâm lăng của Trung quốc. Và sau cuộc chiến cũng đã đệ nạp cho Liên hiệp quốc những văn kiện khiếu nại cần thiết. Các thủ tục ngoại giao quốc tế và các tài liệu để lại sẽ là căn bản pháp lý quan trọng cho công cuộc đấu tranh giành lại đất đai về sau.

Cuộc phỏng vấn thứ hai với cựu Thiếu Tá Không quân Hồ Kim Giàu, phi đoàn trưởng phi đoàn nghênh cản 538 là lý thú nhất vì từ trước đến nay chưa được ai đề cập tới.

Phi đoàn nghênh cản của Không quân Việt Nam được thành lập cuối năm 1973 để đối phó với Không quân Bắc Việt trường hợp họ tấn công các phi trường thuộc Vùng I chiến thuật. Ngày 19/1/1974 khi cuộc chiến tại Hoàng Sa còn chưa ngả ngủ, Thiếu Tá Giàu được lệnh chuẩn bị phi đoàn bay ra Hoàng Sa oanh tạc các chiến hạm Trung quốc. Phi đoàn nghênh cản gồm 4 chiến đấu cơ F5-A và 12 chiến đấu cơ F5-E tối tân và với bình xăng phụ có khả năng bay ra Hòang Sa tác chiến trong vòng 15 phút và trở về. Các phi công đều được huấn luyện không chiến tại Hoa Kỳ.

Sáng ngày 20/1 phi đoàn sẵn sàng lên đường. Nhưng đến trưa có lệnh từ phủ tổng thống hủy bỏ công tác.

Cuộc phỏng vấn thứ ba là một cuộc trà đàm không ghi âm với ông Nguyễn Văn Ngân do UB ghi lại theo trí nhớ gồm 7 điểm. Trong đó chỉ có điểm số 6 liên quan đến những gì ông Ngân nghe biết về vụ Hoàng Sa. Sáu điểm còn lại không liên quan đến vụ Hoàng Sa mà chỉ là những nhận xét chính trị của ông Ngân về quan hệ Việt –Mỹ sau Hiệp Định Paris.

Nhưng trong điểm 6 ông Ngân là người duy nhất trong 16 nhân vật được phỏng vấn nêu nghi vấn Hoa Kỳ đã thỏa thuận làm ngơ để cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa trước khi Hà Nội chiếm miền Nam Việt Nam, một điều Hoa Kỳ biết trước sau cũng xảy ra. Ý của Hoa Kỳ là dùng Trung Quốc cản đường Nga Xô sau này dựa thế đồng minh với Hà Nội tiến vào Biển Đông đe dọa eo biển Malacca và Ấn Độ Dương.

Rất tiếc UB không đi vào chi tiết để tìm hiểu cơ sở lý luận của ông Ngân, và đào sâu thêm nghi vấn quan trọng này trong mối quan hệ giữa VNCH và Hoa Kỳ vào giờ thứ 25.

Giá trị

Cuốn Hải Chiến Hoàng Sa là một tài liệu công phu và nghiêm chỉnh nhất từ trước đến nay. Quyết định của Tổng Hội HQ&HH Việt Nam Cộng Hòa và Hội Đồng Hải Sử thành lập Ủy ban Nghiên cứu trận Hải chiến Hoàng Sa là một quyết định có tầm vóc.

UBHS với số ủy viên chỉ còn 5 người khi hoàn thành cuốn Hải Chiến Hoàng Sa, đã làm việc kiên trì và liên tục trong 6 năm liền là một đóng góp lớn lao cho kho lịch sử dựng nước và giữ nước, và là một phần của lịch sử HQ/VNCH khi đất nước còn bị chia cắt.

Tài liệu này là một thứ vũ khí đóng góp không nhỏ cho công cuộc tranh đấu đòi đất, đòi đảo của dân tộc Việt Nam không phân biệt chính kiến.

Trung Quốc tiết lộ về trận hải chiến Hoàng Sa 1974

Mới đây, Zhang Xiaojin, con gái của Zhang Yuanpei – cố Tư lệnh hạm đội Nam Hải đã trả lời một cuộc phỏng vấn nói về trận hải chiến Hoàng Sa 1974.

Theo trang mạng Sina quân sự, Zhang Xiaojin đã cung cấp cho báo chí những thông tin về trận hải chiến Hoàng Sa mà cô ta được cha mình kể cho. Cha cô – ông Zhang Yuanpei từng là Phó tư lệnh hạm đội Bắc Hải và năm 1970 được
thăng làm Tư lệnh hạm đội Nam Hải.

Zhang Xiaojin nói: Trung Quốc có 3 hạm đội: Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải. Trong đó, Nam Hải là hạm đội chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển rộng lớn nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên vào năm 1970, cha Xiaojin nói rằng trang thiết bị của Hải quân Trung Quốc cơ bản còn rất lạc hậu, tàu chiến còn rất hạn chế và chủ yếu sắp xếp ở các khu vực quan trọng hơn như Biển Bắc và Hoa Đông. Biển Đông được xếp vào khu vực thứ yếu nên Hạm đội Nam Hải trang bị kém nhất.

Tháng 1/1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa 4 tàu ra vùng biển Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Khoảng 13h ngày 15/1/1974, các tàu Việt Nam chạm chán một tàu đánh cá TrungQuốc gần Island Oasis. Tin báo về, Zhang Yuanpei lập tức báo cáo cho Bắc Kinh. Quân ủy trung ương Trung Quốc quyết định tổ chức lực lượng hải quân ra Hoàng Sa.

Lực lượng Trung Quốc có tàu chống ngầm 271, 274, tàu quét mìn 389, 396 với trọng tải và vũ khí kém hơn tàu của Việt Nam rất nhiều.

Ngày 17/1, Hải quân Nam Việt Nam đổ bộ lên Treasure Island và đảo Robert (Theo Wikipedia tiếng Việt, các đảo này là Hữu Nhật, Duy Mộng và Quang Ảnh). Tình hình nghiêm trọng, Zhang Yuanpei điều thêm tàu quét mìn 396 tới khu vực. Tại thời điểm này, mỗi bên có 4 tàu chiến nhưng tàu của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc trọng tải nhỏ hơn, pháo trên tàu cỡ nòng nhỏ hơn.

Trung Quốc tiết lộ về trận hải chiến Hoàng Sa 1974 - Ảnh 1
Tàu cá vũ trang Trung Quốc cản mũi tàu chiến của VNCH tiến vào Hoàng Sa. Ảnh tư liệu báo Tuổi trẻ.

Con gái của viên cố Tư lệnh hạm đội Nam Hải cũng nói một cách sai trái rằng: “quân đội đã luôn luôn duy trì sự kiềm chế và đã cố gắng đuổi các tàu chiến miền Nam Việt Nam ra khỏi vùng biển Tây Sa. Nhưng quân đội miền Nam Việt Nam dựa vào tàu chiến lớn đã liên tục khiêu khích”.

10h21, 4 tàu chiến Nam Việt Nam hình thành đội hình chiến đấu cố gắng đổ bộ lên đảo. Các tàu Trung Quốc lập tức chạy nước rút đến cách tàu Việt Nam vài chục mét thực hiện chiến đấu gần.

< iframe id="aswift_3" name="aswift_3" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="660" height="0" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-5407301011680591&output=html&h=280&adk=343180301&adf=2233594629&pi=t.aa~a.1535770616~i.18~rp.4&w=660&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1642621865&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=3490904107&psa=1&ad_type=text_image&format=660x280&url=https%3A%2F%2Fcanhco.net%2Ftrung-quoc-tiet-lo-ve-tran-hai-chien-hoang-sa-1974-p210581.html&flash=0&fwr=0&pra=3&rh=165&rw=660&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChAIgIqfjwYQhvqxvrHW_PgEEj0A1DGYtnnbO3JFWWpnh7SwhyWrJbUDo_8XkFfUrPlayhO93fKK5xnndKsmEOp_bzZWjT1m0n67mxy4zHDn&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTcuMC40NjkyLjcxIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1642621867580&bpp=4&bdt=1921&idt=-M&shv=r20220113&mjsv=m202201120101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da9c4cb6b55ed31d8-22fbb4e000cf00bb%3AT%3D1640718624%3ART%3D1640718624%3AS%3DALNI_Ma4nwQDjM7WwgpQqfIRMUxvV35joQ&prev_fmts=0x0%2C300x600%2C300x250&nras=2&correlator=3522637104015&frm=20&pv=1&ga_vid=1287553813.1640718625&ga_sid=1642621867&ga_hid=1948238741&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=7&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&dmc=8&adx=462&ady=1724&biw=1903&bih=969&scr_x=0&scr_y=0&eid=44750774%2C44753740%2C21066430%2C31064037%2C21067496&oid=2&pvsid=2441073909503299&pem=310&tmod=876&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2F&eae=0&fc=1408&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1920%2C969&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=4&uci=a!4&btvi=1&fsb=1&xpc=My4wnvcERh&p=https%3A//canhco.net&dtd=36" data-google-container-id="a!4" data-google-query-id="CInzsqfLvvUCFQwAoQod1XcLqQ" data-load-complete="true" style="box-sizing: border-box; margin: 0px auto; max-width: 100%; display: block; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 660px; height: 0px;">< /iframe>

Zhang Xiaojin khoe: “Phía bên kia đã khai hỏa đầu tiên, nhưng trên thực tế chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng lực lượng Hải quân khi cha tôi đã ra lệnh cho 4 tàu chiến triển khai đến Tây Sa mang đầy đạn dược và yêu cầu sĩ quan và thủy thủy sẵn sàng cho trận chiến.

Trận hải chiến đã kéo dài gần 1 giờ đồng hồ. Các tàu chiến Nam Việt Nam đã bị đánh mạnh phải rời khỏi vùng chiến sự. Tàu số 10 bị đánh chìm tại trận. Phía Trung Quốc, tàu 271 và tàu 396 bị thương. Tàu 389 quét mìn cũng bị thương nặng trong trận chiến, thân tàu bắt đầu nghiêng, các khoang ngập đầy nước.

< iframe id="aswift_4" name="aswift_4" sandbox="allow-forms allow-popups allow-popups-to-escape-sandbox allow-same-origin allow-scripts allow-top-navigation-by-user-activation" width="660" height="0" frameborder="0" marginwidth="0" marginheight="0" vspace="0" hspace="0" allowtransparency="true" scrolling="no" allowfullscreen="true" allow="attribution-reporting" src="https://googleads.g.doubleclick.net/pagead/ads?client=ca-pub-5407301011680591&output=html&h=280&adk=343180301&adf=4011768947&pi=t.aa~a.1535770616~i.22~rp.4&w=660&fwrn=4&fwrnh=100&lmt=1642621865&num_ads=1&rafmt=1&armr=3&sem=mc&pwprc=3490904107&psa=1&ad_type=text_image&format=660x280&url=https%3A%2F%2Fcanhco.net%2Ftrung-quoc-tiet-lo-ve-tran-hai-chien-hoang-sa-1974-p210581.html&flash=0&fwr=0&pra=3&rh=165&rw=660&rpe=1&resp_fmts=3&wgl=1&fa=27&adsid=ChAIgIqfjwYQhvqxvrHW_PgEEj0A1DGYtnnbO3JFWWpnh7SwhyWrJbUDo_8XkFfUrPlayhO93fKK5xnndKsmEOp_bzZWjT1m0n67mxy4zHDn&uach=WyJXaW5kb3dzIiwiMTAuMC4wIiwieDg2IiwiIiwiOTcuMC40NjkyLjcxIixbXSxudWxsLG51bGwsIjY0Il0.&dt=1642621867580&bpp=2&bdt=1921&idt=3&shv=r20220113&mjsv=m202201120101&ptt=9&saldr=aa&abxe=1&cookie=ID%3Da9c4cb6b55ed31d8-22fbb4e000cf00bb%3AT%3D1640718624%3ART%3D1640718624%3AS%3DALNI_Ma4nwQDjM7WwgpQqfIRMUxvV35joQ&prev_fmts=0x0%2C300x600%2C300x250%2C660x280&nras=3&correlator=3522637104015&frm=20&pv=1&ga_vid=1287553813.1640718625&ga_sid=1642621867&ga_hid=1948238741&ga_fc=1&u_tz=-300&u_his=7&u_h=1080&u_w=1920&u_ah=1040&u_aw=1920&u_cd=24&u_sd=1&dmc=8&adx=462&ady=2236&biw=1903&bih=969&scr_x=0&scr_y=0&eid=44750774%2C44753740%2C21066430%2C31064037%2C21067496&oid=2&pvsid=2441073909503299&pem=310&tmod=876&nvt=1&ref=https%3A%2F%2Fwww.google.com%2F&eae=0&fc=1408&brdim=0%2C0%2C0%2C0%2C1920%2C0%2C1920%2C1040%2C1920%2C969&vis=1&rsz=%7C%7Cs%7C&abl=NS&fu=128&bc=31&ifi=5&uci=a!5&btvi=2&fsb=1&xpc=f42KbXFnA5&p=https%3A//canhco.net&dtd=47" data-google-container-id="a!5" data-google-query-id="CMTDs6fLvvUCFQpjwQodtO4HkA" data-load-complete="true" style="box-sizing: border-box; margin: 0px auto; max-width: 100%; display: block; left: 0px; position: absolute; top: 0px; border-width: 0px; border-style: initial; width: 660px; height: 0px;">< /iframe>

Thuyền trưởng tàu 389 cho quay mũi vào vùng nước nông gần đảo để thủy thủ thoát ra, tránh được việc bị chìm tàu. Lúc 11h32, tàu 281 chở quân tiếp viện cũng đến nơi. Ngày 20/1, nhiều tàu quân sự của Trung Quốc liên tục vận chuyển quân đến tăng cường và đã chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Trên trang mạng Sina, con gái viên cựu Tư lệnh Hạm đội Nam Hải tự hào về chiến thắng của Trung Quốc trong hải chiến Hoàng Sa vì các tàu Trung Quốc trọng tải nhỏ hơn nhưng đã đánh chìm được 1 chiến hạm của Nam Việt Nam. Cô ta so sánh trận chiến như là cuộc đối đầu của David với Goliath.

Trung Quốc tiết lộ về trận hải chiến Hoàng Sa 1974 - Ảnh 2
Chiến hạm HQ-16 của Hải quân VNCH. Ảnh tư liệu.

Tuy vậy, phần mô tả về trận hải chiến quá sơ sài. Nguyên nhân có thể là do chính cha Zhang Xiaojin cũng không trực tiếp ở trận địa cho nên những lời kể của ông ta cho con gái cũng không thể nào cụ thể chi tiết được.

Để có thêm cái nhìn về trận hải chiến này, chúng ta hãy cùng lược lại diễn biến của nó theo Wikipedia:

Lúc 10h22 ngày 19/1, 2 chiến hạm của Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của VNCH là HQ-4 và HQ-5 cũng tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Vì tầm quan sát hạn chế, nên từ HQ-5 không quan sát được HQ-16 và HQ-10. Cũng vì máy liên lạc đã bị Trung Quốc phá sóng nên việc liên lạc từ Soái hạm với các chiến hạm còn lại rất hạn chế.

Sau vài phút chiến đấu, HQ-4 phải rút ra xa vì pháo bị trục trặc kỹ thuật. Trong khi đó, sau 15 phút chiến đấu, HQ-10 bị trúng đạn bốc cháy tại chỗ rồi chìm còn HQ-16 trúng đạn pháo 127mm do HQ-5 bắn nhầm. Viên đạn xuyên thủng hầm máy khiến tàu bị nghiêng 10 độ phải rút lui. Còn HQ-5 sau đó cũng bị trúng đạn đại bác của địch khiến các khẩu pháo 127mm và 40mm bị vô hiệu hóa.

Đến khoảng 11h25, do những thiệt hại và nhận được tin một tàu Trung Quốc, loại trang bị dàn phóng hỏa tiễn đối hải ở cách xa chừng 8 đến 10 hải lý đang tiến vào vùng giao tranh với tốc độ cao, các tàu HQ-5 và HQ-4 rút lui về hướng Đông Nam. Các tàu phía Trung Quốc cũng bị hư hại nặng, một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy không đủ sức đuổi theo”.

Kết quả trận đánh sau đó, theo phía VNCH thì phía Trung Quốc bị chìm tại trận hoặc hư hại nặng tàu 271 và 389, tàu 396 hư hại nặng, tàu 274 trúng đạn phải ủi bãi. Trong khi đó, VNCH bị chìm tàu HQ-10, HQ-16 hư hại nặng, HQ-4 hư hại nhẹ. Tổng cộng có 75 binh sỹ VNCH thiệt mạng trong đó có 63 người chết.

Theo tài liệu Trung Quốc, cả 4 tàu Trung Quốc đều trúng đạn nhưng chỉ hư hại trung bình. Về người, họ thiệt mạng 18 binh sỹ, bị thương 67 người.

Về nhiều mặt, trận hải chiến Hoàng Sa 1974 là một thất bại của Hải quân VNCH. Đối với đất nước Việt Nam, trận hải chiến này thất bại đã để lại hậu quả tai hại là Trung Quốc đã chiếm đóng trên quần đảo Hoàng Sa gây khó khăn cho Việt Nam trong tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. (Theo Người Đưa Tin) 

(TNO) Trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, phía Trung Quốc chỉ có trong tay loại tàu săn ngầm lớp 6604 cũ kỹ.

Tài liệu Trung Quốc về Hải chiến Hoàng Sa: Lần đầu hé lộ về vũ khí

Tàu săn ngầm lớp 6604

Ngày 11.12.2007, đài Phượng Hoàng (news.ifeng.com) đã tiết lộ về các loại vũ khí mà Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng trong Hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

Theo đó, có 4 tàu săn ngầm màu xám lớp 6604 do Trung Quốc sản xuất, với thiết kế “nhái y chang” theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến II. Tức là tàu cũng có độ dài 49,5 m, rộng 6,2 m, độ choán nước 320 tấn, tốc độ lớn nhất là 18 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 60 người (gồm 4 sĩ quan cao cấp, 56 lính). Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của loại tàu này chỉ lên tới 12 hải lý/giờ.

Được biết, từ tháng 2.1954, Trung Quốc đã ký với Liên Xô một bản giao ước về việc chuyển giao công nghệ đóng tàu chiến của Liên Xô, và phía Liên Xô đã cử hơn 30 chuyên gia tới Trung Quốc để chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể. Từ tháng 12.1954, Liên Xô đã vận chuyển nhiều thiết bị, phần thân của loại tàu săn ngầm này qua đường Mãn Châu vào Trung Quốc và vận chuyển tới Thượng Hải bằng đường sắt. Việc đóng tàu chính thức bắt đầu từ tháng 1.1955 tại xưởng đóng tàu ở Thượng Hải và Đại Liên, tới tháng 4.1955, tàu chính thức được hạ thủy. Từ năm 1954 - 1957, Trung Quốc sản xuất được 14 loại tàu săn ngầm này, trong đó 6 chiếc được phục vụ cho đại đội 73 ở căn cứ Ngọc Lâm tại Hải Nam.

Tàu lớp 6604 có khá nhiều phiên bản: tàu săn ngầm, tàu hộ vệ, tàu tuần tra…, theo tư liệu báo chí phương Tây. Tới nay, các loại tàu này đều đã “về hưu” do tuổi đời quá cao và thiết bị đã cũ kỹ, lạc hậu.

"Lết" vào cuộc chiến

Theo báo chí Trung Quốc, từ năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon do muốn giành thắng lợi ở cuộc bầu cử, đã quyết định rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Trước khi rút, Nixon đã ra lệnh để lại thiết bị quân sự tối tân cho Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu, coi như chút trách nhiệm cuối cùng dành cho đồng minh thân thiết. Lúc đó hải quân miền Nam Việt Nam được trang bị hơn 10 tàu chiến tối tân của Mỹ với các trang thiết bị vượt xa hạm đội Nam Hải của Trung Quốc. Vì vậy ông Thiệu đã không hề sợ hãi Trung Quốc.

Báo chí đại lục cho rằng từ tháng 8.1973, chính quyền miền Nam Việt Nam đã cử nhiều binh lính tới đóng tại nhiều đảo và rạn san hô của quần đảo Trường Sa. Còn tại quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Hòa đóng quân trên hòn đảo có cùng tên gọi (Hoàng Sa).

Mao Trạch Đông sớm phán đoán tình hình trên, nên đầu năm 1972, đã hạ lệnh triệu tập 3 bộ (gồm: Bộ Quốc Phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông) và 4 bên (gồm quân khu Quảng Châu, Hải quân, Cục thông tin Bộ Ngoại giao, Cục Thủy sản Bộ giao thông) cùng nhóm họp để giải quyết vấn đề mà phía Trung Quốc gọi là “phòng bị cho Hoàng Sa”. Tất cả các bộ ngành trên đều có mối liên quan mật thiết tới vấn đề Hoàng Sa.

Mao Trạch Đông đã yêu cầu “phòng ngự Hoàng Sa phải đạt tiêu chuẩn cao, theo kiểu một pháo đài bất khả xâm phạm mình đồng da sắt”. Một quyết định quan trọng trong cuộc họp được đưa ra là việc xây dựng trên đảo Phú Lâm (phía Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng) thuộc Hoàng Sa của Việt Nam cơ sở hạ tầng để có thể đón tàu hàng ngàn tấn và máy bay phản lực, đồng thời huy động 74 đại đội tàu săn ngầm, tàu đổ bộ tới đóng ở đây, để đảo Phú Lâm được xây dựng thành một cứ điểm quan trọng trong quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc cũng phái nhiều ngư dân, dân binh đánh đuổi đội lính Việt Nam ở đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, tới đầu năm 1974, sự việc này vẫn chưa giải quyết xong toàn bộ. Việc điều động 74 đại đội và tấn công Hoàng Sa vẫn chưa có kết quả. Trong khi đó, tàu chiến của Trung Quốc ngày một già cỗi, cũ kỹ.

Công tác tình báo hải quân cũng bị tác động không nhỏ. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm vốn đặt một trạm tình báo chịu trách nhiệm thu thập, phân tích thông tin tình báo của hải quân miền Nam Việt Nam. Nhưng trạm này đã ngưng hoạt động trong khoảng năm 1970, khiến hải quân Trung Quốc không tài nào nắm bắt được kịp thời hướng hành động của hải quân miền Nam Việt Nam. Công tác chuẩn bị tiền kỳ cho chiến trận của hạm đội tại biển Đông cũng vì vậy bị ảnh hưởng nghiêm trọng và bị động. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm phải dựa vào lời tường thuật của các ngư dân để tìm hiểu tình hình Hoàng Sa.

Mãi tới ngày 14.1.1974, căn cứ Ngọc Lâm mới lần đầu tiên thu thập được thông tin về tình hình Hoàng Sa thông qua kênh chính thống. Cũng ngày đó, hạm đội Nam Hải nhận được tin báo rằng tàu chiến của quân đội miền Nam Việt Nam đang hoạt động về phía đông ở vịnh Cam Ranh và thành phố Đà Nẵng, có khả năng sẽ tới Hoàng Sa, nên lệnh cho căn cứ Ngọc Lâm tổ chức một chuyến tuần tra Hoàng Sa, cùng các tàu đánh cá đối phó với quân đội miền Nam Việt Nam.

Lúc này, lãnh đạo của căn cứ hải quân Ngọc Lâm và các cấp đang ở Trạm Giang để tham gia hội nghị tập huấn quân sự thường niên của Hạm đội Nam Hải. Chỉ có phó tư lệnh căn cứ Ngọc Lâm là Ngụy Minh Sâm và Hồ Sinh Huy đều ở lại căn cứ. Độ nhạy bén nghề nghiệp đã khiến hai người sớm đánh hơi thấy mùi chiến tranh tiềm ẩn. Vì vậy công tác chuẩn bị đã được triển khai, hai người sớm phân chia trách nhiệm, họ Ngụy sẽ ra biển chỉ huy, họ Hồ sẽ ở nhà giữ căn cứ.

Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng tới mức có thể coi là nghèo nàn. Căn cứ hải quân Ngọc Lâm và cũng là toàn đội tàu chỉ có 4 tàu hộ tống có sức chiến đấu nhất. Con tàu Nam Ninh đã bị hư hỏng nặng đang phải sửa chữa tại Quảng Châu. Ba tàu hộ tống loại mới khác (mang số hiệu 214, 231, 232) có pháo 65 ly, do gặp sự cố hỏng hóc tại các bộ phận như bếp, đài phát thanh, thiết bị truyền tin… cũng đã định ngày chuẩn bị quay về xưởng sửa chữa. Các tàu chiến còn lại, tàu phóng ngư lôi trọng tải nhỏ, phạm vi trên biển rất hạn chế, khó có thể tác chiến ngoài khơi xa. Như vậy họ Ngụy chỉ còn trong tay 6 tàu săn ngầm lớp 6604, mà lúc bấy giờ đang chuẩn bị “về hưu” và được thay bởi tàu săn ngầm mới lớp 037. Các tàu 6604 vốn chỉ được giữ lại để luyện tập.

Thế rồi vào thời khắc đó, cuộc đời chúng bị đổi ngoặt. Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu săn ngầm có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.  Ngọc Bi

Đúng là quả báo, nhờ hy sinh VNCH và công hiến cho TQ quần đảo Hoàng Sa, Mỹ được TQ làm  thân . TQ giả bộ thân Mỹ để lợi dụng gả da trắng ngây thơ, Mỹ ra sức viện trợ và giúp cho TQ trờ thành siêu cường sáp soán vai Mỹ trong 8 năm nữa và đe dọa cả nước Mỹ.  TQ đã thí nghiệm vũ khí sinh học Covid khiến cả nước Mỹ và khắp nhân loại điêu đứng, hàng triệu ngươi tại Mỹ kể cả TT Trump từng chống Tàu bị nhiễm và  triệu chết , trên 1 triệu nhiễm một ngày riêng tại Mỹ. Đúng là quả báo nhãn tiền, gạ ông đập lưng ông, VNCH đã hy sinh hàng triệu sinh mạng để bảo vệ cho thế giới tự do cũng như nước Mỹ chống lại CS TQ và Đông Âu cuối cùng bị vong ân bội nghĩa bỏ rơi khiến cho cả dân tộc phẩn uất sống dưới ách gông kìm CSBV và TQ.

Hải chiến Hoàng Sa 1974

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hải chiến Hoàng Sa 1974
Paracel Islands-CIA WFB Map-2.JPG
Sơ đồ diễn biến trận hải chiến.
Thời gian19 tháng 1 năm 1974
Địa điểm
Kết quả

Hải quân Trung Quốc chiến thắng

Tham chiến
 Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa
Cờ Mạnh như sóng thần.png Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa
Flag of the United States.svg Cố vấn quân sự Hoa Kỳ
Chỉ huy và lãnh đạo
Ngụy Minh Sâm
Lưu Hỉ Trung[1]
Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh
Lực lượng
2 tàu quét lôi kiểu T43
2 tàu chống ngầm cỡ nhỏ lớp Krondstadt
500 lính hải quân đánh bộ



Tổng tải trọng tàu chiến: 1.760 tấn
3 khu trục hạm
1 hộ tống hạm

1 đại đội hải kích
1 nhóm biệt kích quân
1 trung đội địa phương quân
Tổng tải trọng tàu chiến: 7.840 tấn
Thương vong và tổn thất
4 tàu bị hư hại
18 thủy thủ chết
67 bị thương
VNCH:
1 hộ tống hạm chìm, 1 khu trục hạm hỏng nặng
2 khu trục hạm hỏng nhẹ
74 thủy thủ chết
16 bị thương
48 bị bắt làm tù binh
Hoa Kỳ:
1 cố vấn bị bắt
Bài viết này là một phần của loạt bài về
Chính trị Trung Hoa[2]

National Emblem of the People's Republic of China (2).svg

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa. Cả hai phía đều tuyên bố có chủ quyền ở quần đảo này, trong khi Liên Hợp Quốc không xác nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào ở Hoàng Sa, dẫn tới các tranh chấp về chủ quyền, cuối cùng tạo ra xung đột.

Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève 1954, toàn bộ phần lãnh hải phía nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam do quân đội Pháp kiểm soát sẽ được chuyển giao cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Sau khi chính phủ Việt Nam Cộng hòa được thành lập dựa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam thì quần đảo này thuộc quyền quản lý hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Trong thời gian chuyển giao giữa Pháp và Quốc gia Việt Nam vào năm 1956Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiếm nửa phía đông quần đảo Hoàng Sa và Trung Hoa Dân quốc đã chiếm đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa). Sau các căng thẳng ngoại giao, đến năm 1974 thì cuộc hải chiến xảy ra. Dù có tàu chiến mạnh hơn nhiều lần cả về kích thước lẫn hỏa lực[3] nhưng Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng thất bại, và Trung Quốc coi đây là một chiến thắng đầy kỳ tích của hải quân nước này[4]

Sau trận đánh, không quân Việt Nam Cộng hòa có kế hoạch huy động lực lượng áp đảo Trung Quốc để tái chiếm quần đảo, nhưng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh hủy bỏ chiến dịch do chịu sức ép từ Hoa Kỳ bởi Hoa Kỳ hăm dọa nếu chiếm lại Hoàng Sa TT Thiệu khó bảo toàn sinh mạng.  Để đổi lấy quan hệ đồng minh với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cảnh báo chế độ Việt Nam Cộng hòa không được đánh trả và ngầm công nhận Hoàng Sa sẽ thuộc về Trung Quốc.[5] Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho đến nay. 

Bối cảnh

Tuyên bố chủ quyền của các bên

Theo quan điểm của Trung Quốc, họ tuyên bố có chủ quyền từ suốt 2.000 năm qua đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:


Quần đảo Hoàng Sa kể từ khi bắt đầu thời kỳ nhà Hán (năm 206 trước công nguyên) đã được ghi nhận vào lãnh thổ Trung Quốc, các triều đại về sau vẫn có các hoạt động phát triển, các lực lượng hải quân Trung Quốc từ thời nhà Tống (năm 960-1279) đã gửi quân kiểm tra thường xuyên quần đảo này, kéo dài cho đến những năm cuối triều đại nhà Thanh (tức năm 1910).

Có một số di tích văn hóa Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa có niên đại từ thời kỳ nhà Đường và nhà Tống[6][note 1] và có một số bằng chứng về nơi cư trú của người Trung Quốc trên các đảo trong giai đoạn này[7] Trong cuốn sách Võ công thông bảo được xuất bản trong triều nhà Tống năm 1044, có ghi nhận lãnh thổ Trung Hoa bao gồm các quần đảo trong khu vực tuần tra của Hải quân nhà Tống.[8]

Trung Quốc đã gửi lực lượng hải quân tới các đảo vào năm 1902 và 1907, đặt cờ và đánh dấu trên các đảo. Nhà nước kế tiếp triều đại nhà Thanh là Trung Hoa Dân quốc đã tuyên bố quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc thẩm quyền của quận Hải Nam.[9]

Năm 1933, nhân lúc Trung Quốc bị suy yếu do nội chiến, Pháp đã chiếm đóng 9 hòn đảo ở quần đảo Trường Sa. Đến Thế chiến 2, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị xâm chiếm bởi Nhật Bản, rồi sau khi Nhật Bản thua trận thì lại thuộc về Pháp. Chính phủ Trung Hoa Dân quốc tuyên bố có chủ quyền không thể xâm phạm ở 2 quần đảo và lên án sự chiếm đóng trái phép của Pháp và Nhật[10] Chính phủ kế tục là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (thành lập năm 1949) tiếp tục duy trì lập trường này.

Theo quan điểm của Việt Nam, từ thế kỷ 17, trên các bản đồ và các tài liệu lịch sử Việt Nam đã khẳng định nước này có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:


Vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã cử các hải đội ra khảo sát, khai thác hải sản tại khu vực quần đảo.

Năm 1816, vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa để cắm cờ.

Năm 1933, Pháp tách quần đảo Hoàng Sa ra khỏi tỉnh Nam Nghĩa và đặt vào tỉnh Thừa Thiên và cho một đơn vị đóng quân ở đó.

Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm giữ năm 1946 và Pháp đã cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.[11]

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn. Cho đến khi trận hải chiến diễn ra, mỗi bên giữ một phần quần đảo và đều tuyên bố có chủ quyền trên toàn bộ quần đảo.


Các tranh chấp

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo. Nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa kiểm soát là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết, Lưỡi Liềm (Crescent Group) nằm ở phía Tây của quần đảo (gần đất liền Việt Nam); nhóm còn lại là nhóm An Vĩnh hay nhóm Bắc đảo (Amphitrite Group) (bấy giờ quen gọi là "Tuyên Đức" - tên Trung Quốc của nhóm An Vĩnh).


Năm 1951, tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố cả hai quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuy nhiên, hội nghị xét thấy không nước nào có đủ chứng cứ pháp lý nên quyết định không công nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo được xem là vô chủ. Năm 1954, Pháp rút khỏi Việt Nam, trao lại quyền kiểm soát 2 quần đảo cho Quốc gia Việt Nam. Tại quần đảo khi đó đã có đài khí tượng trên đảo Hoàng Sa do Pháp xây, trực thuộc Ty Khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.


Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa (nhóm An Vĩnh) trong đó có đảo Phú Lâm (Woody Island) và đảo Linh Côn. Phía Việt Nam Cộng hòa không có hành động đáp trả quân sự. Trung Quốc cho là Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nói: "Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc", trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Lý Chí Dân vào ngày 15/6/1956.[12]


Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm về việc mở rộng vùng lãnh hải lên 12 hải lý, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo và phạm vi 12 lãnh hải biển tương ứng với các đảo này, bao gồm Nam Sa (tức Trường Sa), Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa), Trung Sa (tức bãi Macclesfield), quần đảo Bành Hồ (Pescadores)[1]. Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc "quyết định về hải phận 12 hải lý" của Trung Quốc,[13] nhưng công hàm không nhắc gì đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Tây Sa và Nam Sa.


Năm 1961, chính phủ Việt Nam Cộng hòa ban hành sắc lệnh tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam của Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó, Đài Loan (tức chính phủ Trung Hoa Dân quốc) và Trung Quốc (tức chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) đều không chấp nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo, cả hai chính phủ này đều có chung lập trường rằng Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của người Trung Hoa.


Trong thời gian 1964-1970, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa chạm súng liên tục trên hải phận Hoàng Sa, nhưng không đưa đến thương vong.[14] Trong thời điểm đó, Việt Nam Cộng hòa cũng thiết lập một sân bay nhỏ tại đảo Hoàng Sa.


Theo giáo sư Lý Hiểu Binh (Xiaobing Li), Đại học Central Oklahoma trong bài viết gửi BBC cho rằng vào tháng 3/1969, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu rút khỏi lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân xuống không còn đơn vị nào vào tháng 7/1970, đồng thời Trung Quốc cắt giảm viện trợ quân sự và dân sự cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên Xô thay thế Trung Quốc trở thành quốc gia hỗ trợ kinh tế, quân sự nhiều nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc ngày càng lạnh nhạt, thay vào đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem Liên Xô là đồng minh quan trọng nhất. Cùng thời điểm này, mối quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc xấu đi. Từ đầu tháng 3/1969 bắt đầu có nhiều cuộc xung đột quân sự quy mô nhỏ dọc biên giới Trung – Xô, cả hai nước ở tình trạng chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sang đầu năm 1970, Liên Xô triển khai 48 sư đoàn, tương đương gần một triệu quân dọc biên giới Trung Quốc. Còn Trung Quốc tập trung sáu triệu quân tại biên giới với Liên Xô. Thậm chí còn có nguồn tin cho rằng lãnh đạo Liên Xô đã tính đến việc dùng vũ khí nguyên tử tấn công Trung Quốc nếu cần. Mâu thuẫn với Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào năm 1973.[15]


Năm 1970, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp ước trao trả Okinawa (Okinawa Reversion Treaty) trao trả quần đảo Senkaku (Sento Shosho hay Senkaku Retto của Nhật Bản) về dưới chủ quyền của Nhật Bản với sự phản đối của Đài Loan và Trung Quốc; và cùng năm Đô đốc Elmo Zumwalt, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ họp báo tuyên bố tại Guam rằng Hoàng Sa và Trường Sa không nằm trong chiến lược triển khai các hải đảo tiền đồn của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ. Theo nhận định của Hải quân Việt Nam Cộng hòa thì đây là sự kiện trao đổi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và là nguy cơ cho Việt Nam Cộng hòa trong việc bảo vệ Hoàng Sa.[16]


Năm 1971, Hải quân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam Cộng hòa tiếp tục chạm súng trên hải phận Hoàng Sa.[14] Những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, vì nhu cầu chiến trường, tiểu đoàn thủy quân lục chiến của Việt Nam Cộng hòa đóng tại Hoàng Sa được đưa vào đất liền, chỉ còn một trung đội địa phương quân trấn giữ nhóm Nguyệt Thiềm (Lưỡi Liềm). Sau này, ông Hoàng Đức Nhã giải thích việc Việt Nam Cộng hòa không chú trọng bảo vệ Hoàng Sa là do lúc đó chính phủ này ưu tiên chống đỡ sự tấn công của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hơn là bảo vệ Hoàng Sa.[17]


Tháng 2 năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc hội kiến Mao Trạch Đông. Mỹ và Trung Quốc đưa ra tuyên bố chung là Thông cáo Thượng Hải, trong đó phản đối "bá quyền" tại châu Á và Thái Bình Dương. Cũng từ năm 1972, Trung Quốc chấm dứt viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đổi lại Mỹ công nhận chính sách "Một Trung Quốc", theo đó họ bỏ phiếu loại Đài Loan ra khỏi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để Trung Quốc thay thế. Năm 1973, Trung Quốc và Mỹ mở văn phòng liên lạc ở thủ đô mỗi nước, mở đầu cho việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.[18]


Năm 1973, với Hiệp định Paris, Hoa Kỳ và Hạm đội 7 rút quân và thiết bị của Hoa Kỳ ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa. Như vậy Hoa Kỳ đã xem tranh chấp tại quần đảo này không phải là việc của họ. Việc Mỹ rút quân và kết làm đồng minh đã giúp Trung Quốc có thể điều quân đánh chiếm Hoàng Sa mà không lo ngại sẽ xảy ra xung đột với Mỹ.


Cuối năm 1973, Trung Quốc lên án hải quân Việt Nam Cộng hòa đã có những hành động bạo lực tàn nhẫn nhằm vào ngư dân Trung Quốc đánh cá ở vùng biển quần đảo Tây Sa, bắt giữ ngư dân Trung Quốc, và tra tấn để buộc họ phải thừa nhận quần đảo Tây Sa là lãnh thổ của Việt Nam.[19]


Ngày 11/1/1974 Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc và tố cáo Việt Nam Cộng hòa chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.[20] Sau đó, Việt Nam Cộng hòa ra tuyên bố khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam và bác bỏ những cáo buộc của Trung Quốc.[20]


Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa quyết định thiết lập một phi trường trên đảo Hoàng Sa có khả năng chuyên chở vận tải cơ hạng nặng C-7 Caribou để chuyển quân nhanh ra nhóm Nguyệt Thiềm. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, khi một phái đoàn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa thăm dò một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa trong việc chuẩn bị thiết lập phi trường nói trên thì khám phá ra sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc, và giao tranh xảy ra sau đó.


Tương quan lực lượng

Phía Việt Nam Cộng hòa có 4 chiến hạm là Khu trục hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16), Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10), Khu trục hạm Trần Bình Trọng (HQ-5), Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4), 1 đại đội hải kích thuộc Hải quân Việt Nam Cộng hòa, một số biệt hải (biệt kích hải quân) và 1 trung đội địa phương quân đang trú phòng tại đảo Hoàng Sa.[21]


Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 4 chiến hạm trực tiếp tham gia trận chiến là: 02 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp 6604 (nhái theo lớp Krondstadt của Liên Xô) mang số hiệu 274 và 271, 02 tàu quét thủy lôi lớp Type 010 (nhái theo tàu lớp T-43 của Liên Xô) mang số hiệu 389 và 396. Ngoài ra, có 2 ngư thuyền ngụy trang số 402 và 407 làm nhiệm vụ chở lính.[21] Về lực lượng đổ bộ lên đảo, phía Trung Quốc còn có lực lượng thuộc Trung đoàn 10 Hải quân Lục chiến, trinh sát (khoảng 500 binh sĩ). Sau khi trận chiến đã kết thúc, thì tàu chống ngầm số 282, tàu chống ngầm số 281 mới đến tăng viện, coi như không tham chiến.


Về vũ khí trên các tàu, phía Việt Nam Cộng hòa có:


HQ-05 Trần Bình Trọng: nguyên là Tàu khu trục lớp Barnegat. Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). 1 pháo mũi cỡ 127mm, 10 nòng pháo 40mm bắn nhanh, gồm 4 khẩu 2 nòng quanh đài chỉ huy và 2 khẩu hai bên sau. Ngoài ra còn có thêm 6 pháo 20mm bắn liên thanh.

HQ-16 Lý Thường Kiệt: nguyên là Tàu khu trục lớp Barnegat. Choán nước 2.800 tấn, vận tốc tối đa: 18 knots (33,7 km/h). Trang bị 1 pháo 127mm, 6 pháo 40mm bắn liên thanh, 4 pháo 20mm bắn liên thanh, 2 súng cối đa năng 81mm.

HQ-04 Trần Khánh Dư: Tàu khu trục lớp Edsall, choán nước 1.590 tấn, vận tốc tối đa 21 knots (39 km/h). Tầu có 3 tháp pháo, mỗi tháp pháo có 1 pháo 76,2mm nạp đạn tự động nên bắn rất nhanh (20 phát/phút). Ngoài ra tàu có 2 pháo 40mm và 8 pháo 20mm, đều bắn liên thanh. HQ-4 được trang bị radar trinh sát (DER - Destroyer Escort Radar) kết nối với 3 khẩu đại pháo 76,2mm nạp đạn tự động và có radar điều khiển (radar control) với khả năng tự dò tìm góc độ và tầm xa để "khóa chặt" (lock o­n) mục tiêu, đây là công nghệ khá hiện đại thời bấy giờ.

HQ-10 Nhật Tảo: Choán nước 650 tấn, vận tốc tối đa 14 knots (27,4 km/h). Trang bị 1 pháo 76mm, 4 pháo 40mm bắn liên thanh, 6 pháo 20mm bắn liên thanh.

Trong khi đó, phía Trung Quốc có:


2 tàu tàu săn ngầm lớp 6604 (nhái theo kiểu tàu chống ngầm lớp Krondstadt của Liên Xô đầu thập niên 1950). Mỗi tàu có choán nước chỉ khoảng 320 tấn, trang bị 1 pháo 85mm và 2 pháo 37mm, tất cả đều là kiểu pháo có từ thế chiến thứ hai, việc điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn đều thủ công bằng tay.[22]

2 tàu rà mìn T-43 có choán nước 560 tấn, trang bị 2 pháo đôi 37mm, 2 pháo đôi 25mm, cũng chỉ điều khiển, ngắm bắn và nạp đạn bằng tay.

Trung Quốc thời đó đang khó khăn kinh tế nên Hạm đội Nam Hải của họ chỉ có lực lượng rất yếu, tình trạng của các tàu Trung Quốc đều khá cũ kỹ và lạc hậu. Tài liệu của Trung Quốc ghi rằng[23]


Tàu săn ngầm lớp 6604, với thiết kế "nhái y chang" theo mẫu tàu săn ngầm lớp Kronshtadt do Liên Xô sản xuất từ sau Thế chiến 2... Qua thời gian sử dụng, tới năm 1974, tốc độ nhanh nhất của các tàu này chỉ còn 12 knots (21 km/giờ)... Năm 1974, lực lượng của hạm đội Nam Hải còn rất mỏng, tới mức có thể coi là nghèo nàn. 6 tàu săn ngầm lớp 6604 lúc bấy giờ đang chuẩn bị "về hưu", chỉ được giữ lại để luyện tập. Trước trận đánh, Hải quân Trung Quốc đã lựa ra 2 chiếc tàu 6604 có tình trạng tốt nhất, dồn hết thiết bị còn tốt lại rồi ráp vào hai tàu mang số hiệu 271 và 274 để tới tham gia trận đánh tại Hoàng Sa.

Sau này, Đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy Việt Nam Cộng hòa trong trận đánh đã mô tả: phía Trung Quốc có tới 11 tàu chiến, bao gồm cả những tàu Osa mang tên lửa chống hạm, đồng thời Trung Quốc huy động cả bốn phi cơ MiG-21 và MiG-23 để oanh tạc Hoàng Sa. Tuy nhiên, đối chiếu với các tài liệu thì cho thấy mô tả của Việt Nam Cộng hòa là phóng đại: Phía Trung Quốc chỉ có 4 tàu tham chiến, cả bốn tàu đều không có tên lửa, và cũng không có máy bay nào của Trung Quốc tham gia trận đánh (Trung Quốc khi đó chỉ có MiG-21 chứ không có MiG-23, và MiG-21 thì không đủ nhiên liệu để bay ra Hoàng Sa). Theo lời kể của trung tá Lê Văn Thự (thuyền trưởng HQ-16), sau trận đánh, Bộ Tư lệnh Hải quân đã phái người tới hỏi ông Thự vì sao ông nói với báo chí là không thấy máy bay phản lực Trung Quốc tham chiến. Ông Thự nghĩ rằng Bộ Tư lệnh Hải quân muốn ông trả lời phỏng vấn cho phù hợp với "kịch bản" mà Đại tá Hà Văn Ngạc đã mô tả[22]


Như vậy, xét tương quan lực lượng:


Về số lượng, mỗi bên đều có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến.

Về chất lượng và kích cỡ tàu chiến, Việt Nam Cộng hòa có ưu thế vượt trội, các chiến hạm của họ lớn và hiện đại hơn. 2 tàu lớn nhất là HQ-05 và HQ-16 đều có kích thước lớn gấp 6 lần tàu Trung Quốc (riêng mỗi chiếc HQ-05, HQ-16 đã có lượng choán nước lớn hơn cả bốn tàu Trung Quốc cộng lại), tàu nhỏ nhất là HQ-10 cũng lớn gấp đôi tàu Trung Quốc. 4 tàu của Việt Nam Cộng hòa có tổng lượng choán nước là 7.840 tấn, gấp 4 lần rưỡi so với phía Trung Quốc.

Về vận tốc, các tàu của Việt Nam Cộng hòa đều có vận tốc cao hơn so với tàu của Trung Quốc (chậm nhất là HQ-10 Nhật Tảo cũng chạy được 27,4 km/h, trong khi tàu của Trung Quốc chỉ chạy được 21 km/h là tối đa).

Về thiết bị, tàu chiến của Việt Nam Cộng hòa được trang bị radar, có thể tự động phát hiện mục tiêu kể cả trong sương mù hoặc đêm tối. Tàu Trung Quốc không có radar, chỉ có thể tìm kiếm mục tiêu bằng ống nhòm và mắt thường.

Về hỏa lực, các tàu của Việt Nam Cộng hòa được trang bị số lượng pháo nhiều gấp 3 lần. Các khẩu pháo cũng lớn hơn, bắn nhanh hơn và chính xác hơn. Xét riêng về pháo cỡ lớn, Việt Nam Cộng hòa có tổng cộng 2 khẩu pháo 127mm và 4 khẩu pháo 76mm, được nạp đạn và ngắm bắn tự động, điều khiển bằng radar (công nghệ khá hiện đại thời bấy giờ), có thể bắn chính xác tàu đối phương từ cự ly 14 km kể cả trong đêm tối. Phía Trung Quốc thì chỉ có 2 khẩu pháo 85mm, đều ngắm bắn và nạp đạn thủ công, không thể bắn chính xác ở cự ly quá 3 km. Pháo cỡ 127mm có thể đánh chìm các tàu chiến cỡ 500 tấn của Trung Quốc chỉ với 1-2 phát đạn trúng đích, trong khi pháo 85mm của Trung Quốc cần hàng chục phát đạn trúng đích mới có thể đánh chìm khu trục hạm 2.800 tấn của Việt Nam Cộng hòa.

Ngoài ra, tàu chiến Việt Nam Cộng hòa có thêm ưu thế bất ngờ: họ là bên khai hỏa trước trong trận đánh. Chỉ cần tàu chiến Việt Nam Cộng hòa bắn chính xác trong các loạt đạn đầu là có thể hạ gục toàn bộ tàu Trung Quốc.

Tài liệu Trung Quốc nhận định:


"Tương quan sức mạnh của hai bên có sự chênh lệch quá lớn, là hiếm thấy trong lịch sử chiến tranh hải quân. Hải quân Việt Nam Cộng hòa được đánh giá là có sức mạnh nằm trong Top 10 thế giới, trong khi các máy bay chiến đấu của Trung Quốc thì không có đủ tầm bay để tới Tây Sa (Hoàng Sa), hạm đội Nam Hải phải gánh vác trọng trách lớn nhất trong trận đánh. Nhưng các tàu chiến Việt Nam Cộng hòa có tính linh hoạt kém, và nhất là các thủy thủ sợ phải chiến đấu hy sinh, điểm yếu mà họ không thể khắc phục. Mặc dù hải quân Trung Quốc kém hơn về trang bị, nhưng binh sĩ có lòng can đảm và tinh thần chiến đấu tốt, cùng với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động ở eo biển Đài Loan, đã dũng cảm đối mặt với ưu thế áp đảo của hải quân đối phương mà không hề e ngại".[4]

Theo Đại tá Hà Văn Ngạc, xét về thông số, lực lượng tàu chiến của Việt Nam Cộng hòa có thể dễ dàng đánh bại hải quân Trung Quốc nhờ vào ưu thế về trang bị. Tuy nhiên, kết quả trận đánh lại là một thất bại nhanh chóng cho Việt Nam Cộng hòa vì những lý do sau:


Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa đã không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động: Trong trận đánh, Phân đoàn I (gồm 2 tàu hiện đại nhất là HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi", và vì quá lo sợ Trung Quốc, HQ-5 chỉ bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi cùng HQ-4 rút lui.[22] Mấy phát đạn này của HQ-5 thì lại bắn trúng vào tàu HQ-16, gây thiệt hại nặng cho chiến hạm này. Vậy là chỉ sau ít phút tham chiến, quân Việt Nam Cộng hòa mất 1 tàu do hỏa lực của chính đồng đội, 2 tàu khác thì quay đầu rút chạy. Chỉ còn lại HQ-10 nhưng đây là tàu nhỏ yếu nhất, khi hạm trưởng HQ-10 bị thương thì một số thủy thủ nhát gan cũng bỏ tàu nhảy xuống biển chứ không lo chiến đấu tiếp. Trận hải chiến vì vậy mà thất bại.[22][24][25]

Khi lính Trung Quốc đổ bộ lên đảo, binh lính Việt Nam Cộng hòa đã không tổ chức bắn trả mà bỏ chạy vào khu bụi cây giữa đảo, sau đó thì buông súng đầu hàng. Chỉ từ 10 giờ sáng tới xế trưa, lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh trên các đảo mà không cần nổ súng, hoàn tất chiếm các đảo một cách nhanh chóng.[26][27]

Lực lượng không quân của Việt Nam Cộng hòa ở sân bay Đà Nẵng khá mạnh (bao gồm 120 máy bay phản lực Northrop F-5) nhưng lại không được phép cất cánh để tham chiến. Theo Nguyễn Thành Trung việc sử dụng máy bay không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động vì Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.[5]

Nhìn chung, tương quan lực lượng và kết quả trận đánh có những nét rất giống với Hải chiến Hoàng Hải (1894), nơi mà lực lượng trang bị tàu chiến mạnh hơn lại thất bại nặng nề do những điểm yếu nội tại: các sĩ quan chỉ huy thiếu chuẩn bị, tinh thần chiến đấu kém của binh sỹ, một số tàu đã tự ý rời đội hình để bỏ chạy khỏi trận đánh...


Diễn biến

Phát hiện hải quân Trung Quốc và đổ quân lên các đảo

Ngày 16 tháng 1 năm 1974, Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) sau khi đưa một phái đoàn công binh Quân đoàn I Quân lực Việt Nam Cộng hòa do Thiếu tá Hồng dẫn đầu (trong đó có một cố vấn người Mỹ tên Kosh thuộc Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ tại Đà Nẵng) đi thăm dò một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa để thiết lập một phi đạo ngắn thì phát hiện hai ngư thuyền ngụy trang số 402 và số 407 của Hải quân Trung Quốc gần đảo Hữu Nhật (còn được gọi không chính xác là "đảo Cam Tuyền"), đồng thời phát hiện quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Quang Hòa và cắm cờ Trung Quốc tại các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh (còn được gọi không chính xác là "đảo Vĩnh Lạc").


Sau khi cấp báo về Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng, HQ-16 dùng đèn hiệu yêu cầu các chiến hạm Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam. Các chiến hạm Trung Quốc không chấp thuận yêu cầu, và cũng dùng đèn hiệu yêu cầu phía Việt Nam Cộng hòa rời khỏi lãnh hải Trung Quốc.


Ngay sau đó, trong ngày 16 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo tàu chiến Cộng hòa Nhân dân Trung hoa xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hòa, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.[28]


Ngày 17 tháng 1 năm 1974, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đến Hoàng Sa chở theo một toán người nhái (biệt hải) và một đội hải kích đổ bộ xuống Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh để nhổ cờ Trung Quốc, dựng cờ Việt Nam Cộng hòa. Sau đó lính Việt Nam Cộng hòa rút trở lên tàu. Theo Hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, toán biệt hải rời HQ-4 bằng xuồng cao su để lên HQ-16. Cùng trong ngày, hai tàu chống ngầm loại Kronstadt số 274 và 271 của Trung Quốc xuất hiện.


Sự chuẩn bị của Trung Quốc


Bích chương "Tây sa chiến ca" của Trung Quốc nói về trận chiến ở Hoàng Sa.

Đêm 17 tháng 1 năm 1974, Chu Ân Lai nhận báo cáo tình hình Hoàng Sa từ Trường Lý Lực, Cục phó Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Sau đó Chu Ân Lai cùng với Diệp Kiếm Anh viết báo cáo gửi Mao Trạch Đông đề nghị phái quân ra quần đảo Hoàng Sa.[20]


Mao Trạch Đông phê vào bản báo cáo của Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh: "Đồng ý!" và nói rằng, "trận này không thể không đánh". Mao Trạch Đông giao cho Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy trận đánh tại quần đảo Hoàng Sa.[20] Đây là trận đánh đầu tiên của Đặng Tiểu Bình khi mới được phục chức sau 7 năm đi "cải tạo".[20]


Ngày 18/1/1974, Chu Ân Lai triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc để thảo luận về tình hình Hoàng Sa và lập ra ban chuyên trách năm người để đối phó với các diễn biến có thể xảy ra tại Hoàng Sa. Ban chuyên trách gồm: Diệp Kiếm Anh (chủ nhiệm ban chuyên trách), Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên. Ban chuyên trách nghe Phó Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Tô Chấn Hoa báo cáo sau đó quyết định tấn công hạm đội Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời, ban chuyên trách công bố bản hướng dẫn nhằm đánh lại các Tuần dương hạm của Việt Nam Cộng hòa. Căn cứ vào bản hướng dẫn này, Hải quân Trung Quốc lập kế hoạch chuẩn bị cho chiến dịch.[15]


Theo ông Hoàng Đức Nhã (bí thư báo chí của Việt Nam Cộng hòa), quần đảo Hoàng Sa nằm khá gần các căn cứ hải quân và không quân Mỹ tại Philippines, việc Trung Quốc phái quân ra Hoàng Sa chắc chắn là không thoát khỏi sự phát hiện và theo dõi của Hải quân Mỹ.[17] Ông tin rằng việc các lãnh đạo Trung Quốc quyết định phái tàu ra Hoàng Sa mà không lo ngại sẽ dẫn tới xung đột với Mỹ, chứng tỏ rằng lãnh đạo cấp cao Mỹ - Trung Quốc đã ngầm có sự tán đồng với nhau trong việc Trung Quốc sẽ chiếm giữ Hoàng Sa, rằng khi nào Trung Quốc điều tàu thì hải quân Mỹ sẽ làm ngơ, coi như không biết chuyện đó.[17] Theo Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thì tới năm 1974, Mỹ biết rằng họ sẽ thất bại ở Việt Nam nên đã ngầm giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc, nhằm mượn tay Trung Quốc ngăn cản hạm đội Liên Xô hoạt động ở vùng biển Đông.[29]


Thành lập lực lượng đối phó với Trung Quốc

Ngày 18 tháng 1 năm 1974, Phó Đề đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư lệnh phó Hải quân Việt Nam Cộng hòa bay ra Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tại Đà Nẵng để chỉ huy toàn bộ lực lượng tham chiến tại Hoàng Sa. Cũng trong sáng ngày 18 tháng 1 năm 1974, lực lượng tăng cường cho Hoàng Sa bao gồm Tuần dương hạm Trần Bình Trọng (HQ-5) và Hộ tống hạm Nhật Tảo (HQ-10) có mặt tại trận địa. Do hải hành lâu ngày chưa kịp tu bổ, HQ-10 tham chiến với một máy không dùng được, chỉ còn một máy hoạt động, radar bị hư hỏng.[30] HQ-5, do Trung tá Phạm Trọng Quỳnh chỉ huy, là soái hạm của Hải đoàn đặc nhiệm bao gồm 4 chiến hạm là HQ-4, HQ-5, HQ-10, HQ-16. Đại tá Hải quân Hà Văn Ngạc ở trên HQ-5 là người trực tiếp chỉ huy Hải đoàn.


Khoảng xế trưa ngày 18 tháng 1, Đại tá Ngạc quyết định hải đoàn sẽ phô trương lực lượng bằng một cuộc thao diễn chiến thuật để tiến về phía đảo Quang Hòa với hy vọng có thể đổ bộ chiếm lại đảo một cách hòa bình như đã làm trước đây. Bốn chiến hạm theo đội hình hàng dọc, dẫn đầu là khu trục hạm HQ-4, theo sau là tuần dương hạm HQ-5 trương hiệu kỳ hải đội, thứ ba là tuần dương hạm HQ-16 và sau cùng là hộ tống hạm HQ-10, khởi hành từ nam đảo Hoàng Sa để tiến về đảo Quang Hòa, tốc độ chừng 6 gút. Khoảng cách giữa các chiến hạm là hai lần khoảng cách tiêu chuẩn (1000 yard). Trên đường đến đảo Quang Hòa, Hải đoàn bị 2 tàu chống ngầm hạng nhẹ lớp Kronstad của Trung Quốc mang số hiệu 271 và 274 chặn đường. Hai chiếc chiến hạm khác nhỏ hơn mang số 389 và 396 vẫn ở sát bờ bắc đảo Quang Hòa. Chiến hạm 271 của Trung Quốc và soái hạm HQ-5 trao đổi với nhau bằng quang hiệu. Cả hai đều khẳng định đây là lãnh thổ của mình và yêu cầu đối phương rút lui. Để tránh đụng tàu đại tá Ngạc đưa Hải đoàn trở về phía nam đảo Hoàng Sa để theo dõi các chiến hạm Trung Quốc khi đó quay về đóng tại phía bắc và tây bắc đảo Quang Hòa.


Đổ bộ thất bại

Theo Hạm trưởng HQ-16, Trung tá Lê Văn Thự, khoảng 10 giờ sáng ngày 18 tháng 1, Đại tá Hà Văn Ngạc ra lệnh cho ông đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa sau đó cho toán biệt hải đổ bộ lên đảo Quang Hòa và một toán của HQ-16 lên giữ đảo Quang Ảnh. Sau khi đưa viên cố vấn Mỹ lên đảo Hoàng Sa, HQ-16 tiến đến gần đảo Quang Hòa đổ bộ toán biệt hải lên đảo thì một tàu Trung Quốc xuất hiện, cản trước mũi, không cho HQ-16 tiến gần đến đảo. Hai tàu cọ vào nhau làm tàu Trung Quốc hư hại nhẹ. Theo Trung tá Thự, tàu Trung Quốc mang số hiệu 271, dài chừng 70 mét, có súng tương đương với súng 76.2 ly, 40 ly, 20 ly và đại liên 12,7 ly của HQ-16. HQ-16 chuyển hướng sau đó cho biệt hải dùng xuồng cao su tấn công từ mặt Nam của đảo Quang Hòa từ khoảng cách 1-2 hải lý. Cuộc đổ bộ thất bại. Một thiếu úy biệt hải bị bắn chết. Toán biệt hải trở về HQ-16. Chiều ngày 18 tháng 1, khoảng 6 giờ, Đại tá Ngạc gọi máy cho Trung tá Lê Văn Thự và ra lệnh cho ông chỉ huy HQ-10, bằng mọi giá phải đổ bộ cho được toán biệt hải lên đảo Quang Hòa. Sau khi nhận lệnh này, HQ-16 không còn liên lạc được với đại tá Ngạc trên soái hạm HQ-5, tàu HQ-4 hay Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng. HQ-16 chỉ còn liên lạc được với HQ-10. Những ngày sau đó do bị thương khi hải chiến với tàu Trung Quốc, HQ-16 không thể chấp hành lệnh đổ bộ của Đại tá Ngạc.[22]


Vào khoảng 23 giờ ngày 18 tháng 1, Đề đốc Lâm Ngươn Tánh ban hành Lệnh Hành quân Hoàng Sa 1 nhằm chiếm lại một cách hòa bình các đảo Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Quang Ảnh. Đại tá Hà Văn Ngạc chia lực lượng tham chiến thành hai phân đoàn đặc nhiệm: Phân đoàn I là chủ lực gồm Khu trục hạm HQ-4 và Tuần dương hạm HQ-5 do Hạm trưởng Khu trục hạm HQ-4 chỉ huy; Phân đoàn II có nhiệm vụ yểm trợ gồm Tuần dương hạm HQ-16 và Hộ tống hạm HQ-10 do Hạm trưởng Tuần dương hạm HQ-16 chỉ huy.


Theo tài liệu của Tổng cục Chiến tranh Chính trị và tường thuật của Đại tá Hà Văn Ngạc, 8 giờ 30 ngày 19 tháng 1, hai nhóm Biệt hải của Việt Nam Cộng hòa gồm 74 người do Ðại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy tiếp tục đổ quân vào đảo Quang Hòa. Đại tá Ngạc chỉ thị lực lượng này không được nổ súng trước và có nhiệm vụ yêu cầu toán quân Trung Quốc rời đảo. Trên đảo đang có một đại đội của Hải quân Trung Quốc trấn giữ. Theo báo cáo của Biệt đội trưởng, chiến sĩ Ðỗ Văn Long là người đầu tiên tiến vào đảo và vừa nổ súng vừa tiến vào trong nên đã bị hỏa lực trong bờ bắn tử thương ngay tại bãi biển. Sau đó Trung úy Lê Văn Ðơn cũng tử thương. Việc đổ bộ thất bại. Hai toán Biệt hải được lệnh rút về HQ-5. Tổng số thương vong của Hải quân Việt Nam Cộng hòa gồm 2 người chết và 2 bị thương.[31]


Theo ông Lê Văn Thự, việc đổ quân thất bại là do kế hoạch quá sơ sài. Muốn đánh bại quân Trung Quốc trên đảo mà chỉ đổ bộ một toán người nhái 9, 10 người thì khó mà thành công, lại thiếu tiếp tế lương thực, nước uống và vật dụng thì cũng khó mà giữ đảo.


Hải quân Việt Nam Cộng hòa khai chiến

Việc đổ bộ thất bại được báo cáo ngay về Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên hải. Chừng ít phút sau đó (vào khoảng 9 giờ 30 sáng) Phó Đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại theo chỉ thị của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu[32][33] ra khẩu lệnh vắn tắt "khai hỏa" cho Đại tá Ngạc trên băng siêu tần số SSB (single side band) và không có chi tiết gì khác hơn.[21]


Ban đầu Đại tá Ngạc dự định cho hạm đội bắn pháo lên đảo để dọn đường cho lính thủy đổ bộ. Sau đó do các Hạm trưởng khác phản đối, Đại tá Ngạc quyết định tiêu diệt các tàu Trung Quốc trước. Lúc 10 giờ 22 cùng ngày, 2 chiến hạm của phía Việt Nam Cộng hòa là HQ-16 và HQ-10 tiến vào lòng chảo Hoàng Sa theo thế gọng kìm, nổ súng trước vào các tàu chiến Trung Quốc đang neo đậu trong khu vực này. Các tàu Trung Quốc tích cực di chuyển và phản kích dữ dội. Hai chiến hạm còn lại của Việt Nam Cộng hòa là HQ-4 và HQ-5 cũng tiến vào lòng chảo, tham chiến từ phía tây nam. Vì tầm quan sát rất hạn chế, nên từ Tuần dương hạm HQ-5 không quan sát được Tuần dương hạm HQ-16 và Hộ tống hạm HQ-10. Do máy liên lạc âm thoại giai tần đơn bị Trung Quốc phá sóng nên Soái hạm chỉ có thể liên lạc với các chiến hạm còn lại bằng máy PRC 25 nên việc liên lạc giữa các chiến hạm không liên tục và ổn định.


Tình hình chiến sự

Sau vài phút hải chiến HQ-4 chỉ bị thiệt hại nhẹ nhưng do "trở ngại tác xạ", không phát huy được hỏa lực, nên tàu này lùi ra xa và không tham chiến tiếp, sau đó thì rút chạy luôn. Sau khoảng 15 phút giao chiến, HQ-10 bị hư khẩu pháo chính 76 li trước mũi tàu, tàu bị bắn xối xả, bốc cháy tại chỗ; Hạm trưởng là Ngụy Văn Thà tử trận vì bị mảnh đạn phạt ngang cổ, Đại úy Hạm phó Trí bị thương nặng vẫn cố điều khiển HQ-10 húc vào tàu đối phương, ngay sau đó thì Đại úy Trí ra lệnh thủy thủ bỏ tàu nhảy xuống biển.[30] HQ-16 trúng đạn pháo 127 ly của HQ-5 bắn nhầm, viên đạn xuyên thủng hầm máy khiến tàu bị nghiêng trên 10 độ, tàu mất khả năng chiến đấu và phải rút lui về phía tây. Theo trưởng khối hành quân của HQ-5 là Bùi Ngọc Nở, thì sau 15 phút chiến đấu, tàu HQ-5 bị trúng đạn pháo của địch khiến các khẩu pháo 127 ly và (10 nòng pháo) 40 ly bị vô hiệu hoá.[24] Nhưng Hạm trưởng HQ-16 là Lê Văn Thự thì cho rằng tàu HQ-5 không hề bị hư hại gì trong trận đánh, việc ông Bùi Ngọc Nở nói tàu bị hư hại nặng chỉ là để biện hộ cho việc HQ-5 rút chạy sớm khỏi trận đánh.[22]


Tài liệu Trung Quốc thì ghi nhận: các chỉ huy Trung Quốc nhận thức rõ sự yếu thế về trang bị và vũ khí so với đối phương (tàu vừa nhỏ vừa cũ kỹ, công nghệ lạc hậu), nên họ đã có sự chuẩn bị kỹ về chiến thuật và tinh thần. Ngay sau khi nổ ra giao chiến, các tàu Trung Quốc lập tức cơ động, áp sát tàu địch càng gần càng tốt để hạn chế ưu thế về radar và pháo cỡ lớn của đối phương. Có những lúc, tàu chiến của họ chỉ cách chiếc HQ-10 khoảng 300 mét. Dù tàu nhỏ hơn nhưng các thủy thủ Trung Quốc đã dũng cảm không rời vị trí, họ dùng cả súng bộ binh và súng phóng lựu để nã vào tàu đối phương. Nỗ lực của Trung Quốc đã có kết quả: tàu HQ-10 bị trúng đạn vào đài chỉ huy, Hạm trưởng bị thương và hỏa lực trên tàu bị vô hiệu hóa, thủy thủ trên HQ-10 thì bỏ tàu nhảy xuống biển[4] Tài liệu Trung Quốc mô tả[34]:


Lúc 10:22, tất cả các tàu của đối phương khai hỏa, các tàu Trung Quốc liền bắn trả. Do những phát pháo đầu tiên của cả hai bên được ngắm bắn từ trước, tất cả những phát đạn đều bắn chính xác. 8 tàu chiến của cả hai bên đều bị bắn trúng, và tàu 274 của Trung Quốc bị bắn trúng vào buồng lái, Chính ủy và thuyền phó hy sinh. Ban chỉ huy Trung Quốc ra lệnh tiếp tục tiếp cận kẻ thù ở tốc độ cao và chiến đấu bằng các phương pháp cận chiến... Các tàu của hai bên nhanh chóng áp sát nhau. Tàu Trung Quốc lắp đặt pháo đôi cỡ nòng 25mm, 37mm và pháo cỡ nòng nhỏ khác ở mũi và phía sau. Với tốc độ bắn nhanh, chúng trút cơn mưa đạn lên tàu địch và đội hình của hải quân đối phương nhanh chóng bị phá vỡ.

Theo kế hoạch đã được thiết lập, các tàu 271 và 274 của Trung Quốc đã được dành riêng để đấu với tàu HQ-4, chiếc HQ-4 nhanh chóng tung khói mù và vội vã bỏ chạy. Tàu HQ-5 đã ngay lập tức bắn chặn vào tàu 274 đang đuổi theo và tàu 274 bị bắn trúng. Hai tàu quét mìn khác của Trung Quốc là 389 và 396 cũng đánh cận chiến với tàu HQ-10 và HQ-16, chúng nhanh chóng bốc cháy. Buồng chỉ huy của tàu 389 cũng bị đạn pháo địch phá hủy, gây thương vong nặng nề. Do sự cố của thiết bị lái, tàu 389 đã lao vào giữa hai tàu Việt Nam và bị tấn công bằng hỏa lực. Một quả đạn trúng giữa hai động cơ chính và phát nổ. May mắn thay, đám cháy đã được dập tắt kịp thời. Để sửa chữa máy phát điện bị hư hỏng, cả năm binh sĩ đã chết trong phòng máy, nơi chứa đầy khói thuốc súng và thiếu oxy trầm trọng.

Lúc này, pháo của cả hai bên đều vô dụng, và Đại úy chỉ huy tàu 389 đã nảy ra sáng kiến: ném lựu đạn! Vào thời điểm đó, một số hộp lựu đạn đã được chất lên tàu. Vì vậy, các thủy thủ Trung Quốc đã ném một loạt lựu đạn vào tàu HQ-10, một số người nhặt súng tiểu liên và bắn vào tàu HQ-10, thậm chí có người cầm một khẩu bazooka chống tăng để bắn tàu địch! Đến nỗi sau chiến tranh, quân Nam Việt Nam đã thông báo với báo chí rằng "tàu chiến Trung Quốc đã sử dụng tên lửa". Thuyền trưởng HQ-10 bị bắn chết tại chỗ, tàu 389 bị nghiêng nghiêm trọng. Sau khi tàu 396 rút khỏi trận chiến, nó phải tự mắc cạn với sự hỗ trợ của tàu cá Trung Quốc để tránh bị chìm. 3 tàu khác cũng bị hư hại ở các mức độ khác nhau và không còn nhiều đạn.

Việc các tàu Trung Quốc dùng chiến thuật đánh cận chiến với HQ-10, HQ-16 cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao: các tàu Trung Quốc sẽ bị hở sườn và phơi mình trước hỏa lực mạnh trên hai tàu HQ-4, HQ-5 đang khai hỏa từ một hướng khác. Các tàu Trung Quốc đang tập trung đánh HQ-10 và HQ-16, nên HQ-4 và HQ-5 không lo bị bắn, các tàu này chỉ cần ung dung bật radar ngắm bắn tự động và nã pháo từ xa, chỉ cần 1 phát đạn pháo 127mm bắn trúng đích là đủ để đánh chìm hoặc làm hỏng nặng 1 tàu Trung Quốc. Nhưng điều bất ngờ là HQ-4, HQ-5 chỉ khai hỏa chút ít rồi quay đầu rút chạy, bỏ mặc 2 tàu đồng đội đang phải chống đỡ tàu Trung Quốc áp sát.[22]


Theo lời kể của Lê Văn Thự, chỉ huy tàu HQ-16 thì: Phân đoàn II (gồm HQ-16 và HQ-10) là cánh tham chiến chủ yếu, còn Phân đoàn I (gồm HQ-4 và HQ-5) chỉ ở bên ngoài "nhìn và đợi". Và vì quá lo sợ Trung Quốc nên tin chắc thế nào Phân đoàn II cũng bị đánh chìm, Đại tá Hà Văn Ngạc đã ra lệnh HQ-5 bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui. Mấy phát đạn này lại bắn trúng vào đồng đội là chiếc HQ-16, khiến tàu HQ-16 bị hỏng nặng[22] Cũng theo Lê Văn Thự thì:


Chừng khoảng phút thứ 20 hay 30, tôi thấy một tàu Trung Quốc bốc khói, một tàu khác có lẽ bị trúng đạn làm hư hệ thống tay lái nên tàu cứ xoay quanh như gà trống chạy lòng vòng trước khi đạp mái.

Tiếp đến HQ-10 báo cáo Hạm trưởng bị thương. Tôi ra lệnh Hạm phó lên thay quyền chỉ huy, đồng thời đặt ống nhòm nhìn sang HQ-10 tôi thấy một ngọn lửa nhỏ cháy ở đài chỉ huy có thể dập tắt được bằng bình CO2 mà sao không ai làm. Quan sát phía sau lái HQ-10 tôi thấy bốn, năm cái đầu nhấp nhô trên mặt biển. Tôi không biết chuyện gì xảy ra trên HQ-10 vì không nghe báo cáo gì thêm. Tôi đoán chừng vì Hạm trưởng bị thương nặng nên HQ-10 như rắn mất đầu. Một số thủy thủ nhát gan sợ tàu cháy hay trúng đạn nổ nên đã bỏ tàu nhảy xuống biển. Nhưng HQ-10 vẫn nổi bình thường, thăng bằng, không nghiêng một chút nào cả.

Trận chiến Hoàng Sa rất giản dị, chẳng có chiến thuật gì rắc rối, phức tạp cả. Tôi chỉ khai thác sơ hở của ba chiến hạm Trung Quốc tập trung một chỗ trong lòng chảo để tấn công. Nếu thủy thủ đoàn HQ-16 và HQ-10 có kinh nghiệm tác xạ, HQ-16 không bị trúng đạn của đồng đội (HQ-5) và Hạm trưởng HQ-10 không bị thương thì chắc chắn ba tàu Trung Quốc phải bị đánh chìm. Tôi còn nghi vấn về Hạm trưởng HQ-10 bị thương là do đạn của Trung Quốc hay cũng bị trúng đạn của đồng đội là HQ-4, HQ-5.[22]

Khoảng 11 giờ 25, sau khi nhận được tin HQ-16 trúng đạn và mất liên lạc với HQ-10, Đại tá Ngạc ra lệnh cho HQ-4 và HQ-5 rút lui về phía đông nam, hướng về vịnh Subic, Philippines. Sau này, Đại tá Ngạc giải thích rằng ông đã phát hiện một chiến hạm của Trung Quốc có trang bị mỗi bên 1 dàn phóng hỏa tiễn chống hạm, cách xa chừng 8 đến 10 hải lý đang tiến vào vùng giao tranh với một tốc độ cao. Ông nghĩ rằng Hải đội không thể để bị thiệt hại một Khu trục hạm trong khi Hải quân Việt Nam Cộng hòa chỉ có tổng cộng 2 chiếc.[21] Nhưng theo Trung tá Lê Văn Thự, Đại tá Ngạc ra lệnh rút lui vì "lo sợ cả phản lực cơ và Tiềm thủy đĩnh Trung Quốc nên không còn tinh thần để chiến đấu nữa". Lê Văn Thự cho rằng chuyện phía đông xuất hiện một chiến hạm Trung Quốc có trang bị hỏa tiễn chỉ là tưởng tượng của ông Ngạc vì "cách xa chừng 8 đến 10 hải lý (khoảng 18 km) khó mà thấy được mỗi bên một giàn phóng hỏa tiễn".[22] Nhận định của Lê Văn Thự là phù hợp với các tài liệu Trung Quốc (trong trận này, các tàu của Trung Quốc đều là tàu săn ngầm cỡ nhỏ, không được trang bị hỏa tiễn, cái gọi là "hỏa tiễn" thực ra chỉ là đạn súng chống tăng vác vai[4]).


Theo tài liệu Trung Quốc, đến thời điểm 11h20, cả bốn tàu của họ đều bị hư hại (một tàu phải ủi bãi, một tàu bốc cháy), đạn dược cũng sắp hết. Nếu trận hải chiến kéo dài hơn thì khó có thể nói trước ai sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, đúng lúc này thì đội tàu của Việt Nam Cộng hòa quay đầu tháo lui, bỏ lại HQ-10 đang bị hỏng nặng. Một lúc sau, 2 tàu chống ngầm số hiệu 281 và 282 của Trung Quốc đến nơi khi trận đánh đã kết thúc. 2 tàu này đánh chìm HQ-10 (lúc này đã hư hại hoàn toàn) bằng 2 loạt đạn.[35]


Việt Nam Cộng hòa rút lui

Trong thời gian xảy ra chiến sự, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa nhận được thông báo của Văn phòng Tùy viên Quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Đệ thất Hạm đội ghi nhận một số tàu chiến và chiến đấu cơ từ Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Số tàu chiến chi viện của Trung Quốc vẫn chưa được xác định chính xác nhưng có thể bao gồm 2 tàu chống ngầm số hiệu 281 và 282 thuộc lớp tàu Hải Nam. Phó Đô đốc Hải quân Việt Nam Cộng hòa Hồ Văn Kỳ Thoại cho biết họ phải quyết định rút lui khi cố vấn Hoa Kỳ cho biết 17 chiến hạm của Trung Quốc trong đó có 4 tàu ngầm đang trên đường tới khu vực và khả năng là sẽ có phi cơ phản lực tới từ đảo Hải Nam nếu Việt Nam Cộng hòa quyết định tăng viện 2 chiến hạm cho Hoàng Sa, nhưng phía Việt Nam Cộng hòa chỉ có phi cơ khu trục F-5 thuộc Sư đoàn 1 Không quân tuy đang sẵn sàng hỗ trợ cho hải đội tại Hoàng Sa nhưng lại không đủ sức hoạt động lâu tại đây.[33]


Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng hòa sau đó yêu cầu Hạm đội 7 trợ giúp, nhưng phía Mỹ từ chối,[32] thậm chí Hạm đội 7 từ chối cả việc cứu những thủy thủ của tàu HQ-10 đang trôi dạt trên biển.[36] Sau khi Bộ Tư lệnh cân nhắc tương quan lực lượng, các chiến hạm Việt Nam Cộng hòa được lệnh rút bỏ quần đảo Hoàng Sa.[37]


Sau trận đánh, đội hình của Việt Nam Cộng hòa bị tan rã:


HQ-10 chìm tại trận

HQ-16 bị hỏng nặng, quay đầu chạy về Đà Nẵng. Trên đường rút lui, HQ-16 đưa 8 quân nhân lên giữ đảo Hoàng Sa.

HQ-4 còn nguyên vẹn, còn HQ-5 thì không rõ tình trạng, 2 tàu này tìm cách vòng qua Hoàng Sa để chạy sang Phillipines. Khoảng 14 giờ 30 ngày 19/01/1974, khi ngang qua đảo Tri Tôn thì HQ-5 được lệnh của Tư lệnh Hải quân từ Đà Nẵng: "HQ-4 và HQ-5 phải quay trở lại Hoàng Sa, nếu cần thì ủi bãi". Nhưng các tàu này không hề quay lại và không lâu sau đó có một lệnh tiếp theo từ Đà Nẵng, lệnh cho HQ-4 và HQ-5 trở về Đà Nẵng.

Đêm hôm đó, 3 chiến hạm Việt Nam Cộng hòa bị hư hại rút về tới căn cứ. Về đến Đà Nẵng, khi kiểm tra thì mới biết HQ-16 trúng một viên đạn 127mm bắn cầu vồng từ HQ-5 rơi xuống nước gặp sức cản của nước bị lệch hướng rồi đâm vào lườn tàu HQ-16 dưới mặt nước. Theo tường thuật của Trung tá Lê Văn Thự: "Viên đạn xước qua một góc máy điện, xuyên đứt cánh tay Trung sĩ Điện khí Xuân kế đó rồi chui vào kho điện khí ở một góc hầm máy và nằm ở đó". Trung tá Lê Văn Thự nói rằng HQ-16 đã gặp may, vì nếu viên đạn 127mm mà nổ thì HQ-16 sẽ chìm tại chỗ, và cũng chẳng còn chứng cứ nào để bóc trần việc HQ-5 đã bắn vào đồng đội.[22]


Hộ tống hạm HQ-10 bị trúng đạn, hư hại nặng và chìm. Trung tá Lê Văn Thự còn tỏ ý nghi ngờ rằng HQ-10 cũng đã bị tàu đồng đội là HQ-4, HQ-5 bắn vào chứ không chỉ bị trúng đạn của Trung Quốc[22]


HQ-4 rút lui ngay từ đầu do "trở ngại tác xạ" nên chỉ bị thiệt hại nhẹ. Về tàu HQ-5 thì lời kể có nhiều mâu thuẫn. Theo sĩ quan Bùi Ngọc Nở thì HQ-5 thiệt hại rất nặng: "đếm được tất cả là 102 lỗ đạn đại bác 100 ly, còn đạn đại bác 37 ly lỗ nhỏ hơn và nhiều không đếm được, riêng đài chỉ huy trúng mười mấy trái đại bác 100 ly nhưng may mắn là nhờ hai lớp thép bảo vệ nên khi xuyên qua hai lớp thép này thì hết tầm"[24] (thực ra tàu Trung Quốc không có pháo 100mm mà chỉ có pháo 85mm). Tuy nhiên, theo Hạm trưởng HQ-16 là Lê Văn Thự thì "Sự thật HQ-4 và HQ-5 chẳng bị trầy một mảnh sơn nào cả. Cả Hải quân đều biết. Vì thế cho nên chỉ một mình HQ-16 được tiếp đón ở Sài Gòn và gắn huy chương chứ không có Đại tá Ngạc hay HQ-4 và HQ-5".[22]


Trung Quốc chiếm toàn bộ Hoàng Sa

Trong khi chiến sự đang diễn ra tại Hoàng Sa, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa báo cáo lên Mao Trạch Đông đề nghị cho phép quân đội Trung Quốc chiếm tất cả các đảo do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát. Mao đã chấp thuận đề nghị này.[15] Khi hải chiến Hoàng Sa kết thúc, sau khi nghe báo cáo, Đặng Tiểu Bình đã chỉ thị cho Quân khu Quảng Châu tiếp tục đánh chiếm các đảo Hoàng Sa, Hữu Nhật và Quang Ảnh.[20]


Ngày 20 tháng 1, tàu Trung Quốc bắn pháo vào các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa. Trung Quốc pháo kích vào các đảo suốt 1 giờ, nhưng điều kỳ lạ là các phát bắn không trúng bất cứ công trình nào, cũng không gây ra bất cứ thương vong nào. Có thể vì Trung Quốc e ngại có người Mỹ trên đảo, nếu gây sát thương cho người Mỹ thì sẽ gặp rắc rối ngoại giao, nên tàu Trung Quốc chỉ bắn để hăm dọa chứ không nhằm tiêu diệt đối phương trên đảo[38].


Tiếp đó, quân Trung Quốc đổ bộ tấn công các đơn vị đồn trú của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo này. Sau 20 phút, lực lượng của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo bị mất liên lạc với đất liền.[39]


Hải quân Trung Quốc thời đó chưa có tàu đổ bộ chuyên dụng, tất cả binh sỹ của họ được đưa ra Hoàng Sa bằng các tàu đánh cá. Theo bản tường trình của cố vấn Gerald Kosh (hiện nay đã được công bố), phía Trung Quốc chỉ có xuồng cao su nên chỉ chở được bộ binh trang bị ở mức cơ bản: AK-47 hoặc súng Carbin, họ không sử dụng vũ khí hạng nặng (đại liên, súng cối), cũng không có xe tăng lội nước hoặc xe thiết giáp yểm trợ. Do trang bị đổ bộ thiếu thốn nên Trung Quốc dự tính thương vong khi đổ bộ sẽ khá cao nếu bị quân Việt Nam Cộng hòa bắn trả. Để bù đắp việc thiếu hụt trang bị, Trung Quốc đã huy động số quân đổ bộ khá lớn: khoảng 500 lính Trung Quốc được huy động cho chiến dịch đổ bộ[38]


Lực lượng của Việt Nam Cộng hòa trên các đảo bao gồm 1 trung đội (khoảng 48 lính và sĩ quan), có thêm 1 cố vấn Mỹ là Gerald Kosh. Trang bị của đơn vị này gồm: mỗi lính đều có một khẩu súng trường M16 và nhiều băng đạn, ngoài ra còn có 1 súng cối 60mm và 1 súng đại liên. Với trang bị tốt cộng thêm công sự phòng ngự, lực lượng này có thể chặn đứng quân Trung Quốc đổ bộ đông gấp nhiều lần, cầm cự chờ chi viện từ đất liền.


Tuy nhiên, diễn biến cuộc đổ bộ thuận lợi đến bất ngờ cho phía Trung Quốc: quân Việt Nam Cộng hòa không bắn trả nên quân Trung Quốc không chịu bất kỳ thương vong nào.[35] Quân Trung Quốc nhanh chóng chiếm các đảo vì quân Việt Nam Cộng hòa đóng trên các đảo đã bỏ vị trí chiến đấu, chạy vào khu lùm cây giữa đảo rồi buông súng đầu hàng ở đó. Đến trưa thì lính Trung Quốc đã bắt được 49 tù binh gồm 1 người Mỹ, 23 lính địa phương quân, 6 sĩ quan Quân đoàn 1, 5 nhân viên khí tượng, 1 sĩ quan và 14 quân nhân hải quân.[40]


Theo lời binh nhì Nguyễn Ðức, từng đóng ở Hoàng Sa khi trận đánh diễn ra, thì quân Việt Nam Cộng hòa đóng ở trên đồi, ngồi trong lô cốt, cơ số đạn trang bị có thể tiêu diệt số lượng quân gấp mười lần số lính Trung Quốc đang đổ bộ. Nhưng rồi tất cả đã đầu hàng mà không chống trả[41]:


"Ông cố vấn người Mỹ nói sao đó với chỉ huy trưởng, sau đó có lệnh đầu hàng, chúng tôi phải cởi áo trắng cắm làm cờ và chạy lên phía rừng, thả súng chờ quân Trung Quốc tới bắt. Cuối cùng bị bắt sang Trung Quốc, chuyện là vậy, ông cố vấn Mỹ khi sang Trung Quốc thì không thấy đâu nữa, chỉ có chúng tôi gồm 43 người, kể cả chỉ huy. Nói chung là cho đến bây giờ tôi cũng không hiểu vì sao lại có chuyện tự dưng đang thắng lại chuyển sang bại, đang đánh lại đầu hàng và vì sao chúng tôi được đối xử không tệ trong nhà tù?"

Sau trận đánh, nhà viết kịch Lục Trụ Quốc đã được giao nhiệm vụ đi phỏng vấn tại đảo để đưa trận hải chiến lên điện ảnh. Điều khôi hài nhất mà ông biết được qua phỏng vấn là khi quân Việt Nam Cộng hòa đầu hàng, họ không có cờ trắng nên đã vẫy những chiếc quần đùi trắng để đầu hàng.[42]


Theo bản tường trình của cố vấn Gerald Kosh, phía Trung Quốc đối xử khá tốt với tù binh, có lẽ vì thấy quân Việt Nam Cộng hòa không chống trả gì. Ban đầu, một số nhỏ tù binh bị trói tay bằng những sợi dây nhỏ, nhưng đến khi củng cố xong, tất cả tù binh đều được cởi trói. 48 tù binh được canh chừng bởi khoảng từ 35 đến 40 lính Trung Quốc, mỗi tù binh được cho uống nước và được mời hút thuốc lá, họ chỉ không được phép nói chuyện riêng. Sau khi khám xét, lính Trung Quốc trả lại cho họ đồ dùng cá nhân không liên quan đến quân sự (kể cả tiền bạc). Nhiếp ảnh viên Trung Quốc sử dụng máy ảnh Leica chụp rất nhiều hình tù binh, có vài bức hình chụp cả nhóm tù binh đứng chung với sỹ quan Trung Quốc. Sau này, khi được thả về nước, mỗi tù binh còn được Trung Quốc tặng quà, bao gồm cả những bức tranh vẽ gấu trúc khá đẹp[38]


Cựu Thiếu tá Phạm Văn Hồng, Phó Chỉ huy HQ-16 tham chiến trong trận đánh, đặt nghi vấn về vai trò rất quan trọng của viên cố vấn Mỹ có tên Gerald Kosh trong trận đánh Hoàng Sa. Theo ông Hồng, trận hải chiến Hoàng Sa không phải là một trận chiến tình cờ, trái lại, tất cả đều được Mỹ sắp xếp kỹ lưỡng từ trước. Trong lúc trò truyện, ông Hồng được biết Gerald Kosh vốn là Trung úy thuộc lực lượng đặc biệt mũ xanh (lực lượng biệt kích tinh nhuệ trong quân đội Mỹ), nay sang làm tại tòa Lãnh sự. Ông Hồng thấy Gerald Kosh mang tới 20 gói thuốc lá rồi một túi nhỏ đựng rất nhiều đồ mưu sinh thoát hiểm như lưới, bẫy sập, lưỡi câu... Đêm 18/1, đúng đêm hôm trước trận đánh, Gerald Kosh đòi lên đảo chứ không chịu ở trên tàu vì "sợ không an toàn". Đến ngày 19/1, khi bị bắt, lính Trung Quốc nói chuyện với Gerald Kosh bằng tiếng Anh (đây là điều bất thường vì binh sĩ Trung Quốc hồi đó rất hiếm người biết tiếng Anh, chứng tỏ phía Trung Quốc đã biết rõ trên đảo có người Mỹ). Về sau, ông Hồng nghĩ lại và nghi ngờ Gerald Kosh đã biết trước sẽ xảy ra hải chiến và đã chuẩn bị trước cho những tình huống tiếp theo.[cần dẫn nguồn]


Theo tiến sĩ Balazs Szalontai - một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary, Trung Quốc quyết định chiếm quần đảo Hoàng Sa trước khi Việt Nam Cộng hòa sụp đổ - nghĩa là trước khi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thể chiếm quần đảo.[43]


Kết quả


Một thư chia buồn của Đề đốc Trần Văn Chơn.

Theo tài liệu của Việt Nam Cộng hòa thì tàu HQ-10 trúng đạn vào pháo tháp và bị chìm sau đó. HQ-16 bị hư hại nặng, nghiêng trên 10 độ, HQ-4 thì chỉ bị hư nhẹ. Về HQ-5, có nhân chứng nói tàu chỉ hư nhẹ trong khi nhân chứng khác nói tàu hư nặng.


Hải quân Việt Nam Cộng hòa có 75 binh sĩ tử vong, trong đó riêng HQ-10 có 63 người chết bao gồm Hạm trưởng Ngụy Văn Thà. HQ-4 có ba người chết, HQ-5 có 3 quân nhân tử vong và 16 bị thương, HQ-16 có hai người chết, lực lượng người nhái có bốn người chết.[44][45]


Sau trận hải chiến, ngày 20 tháng 1, tàu chở dầu Hòa Lan "Kopionella" vớt được 23 người thuộc thủy thủ đoàn của HQ-10 đang trôi dạt trên biển. Đến mười ngày sau, ngày 29 tháng 1, ngư dân Việt Nam vớt được một toán quân nhân Việt Nam Cộng hòa gần Mũi Yến (Qui Nhơn), gồm 1 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan và 12 quân nhân thuộc lực lượng đổ bộ lên đảo Quang Hòa, đã dùng bè vượt thoát đảo sau trận hải chiến.[46]


Theo tài liệu của Trung Quốc thì các tàu 274, 271, 389, 396 đều trúng đạn và bị hư hại nhưng không có tàu nào chìm, phía Việt Nam Cộng Hòa có HQ-10 bị chìm tại trận. Trung Quốc bắt giữ một sĩ quan chỉ huy hàng đầu ở đảo (bị bắt ở trong rừng) tên là Phạm Văn Hồng, 47 tù binh khác, cộng với một người Mỹ là liên lạc ở Lãnh sự quán Mỹ tại Đà Nẵng.[47][48] Trung Quốc có trao trả tù binh sau đó ngày 27 tháng 2 tại Hồng Kông qua Hội Chữ thập đỏ. Một tài liệu khác của Trung Quốc thì cho là họ đã đánh chìm 1 tàu khu trục, làm hư hại 3 tàu khu trục khác, làm chết và bị thương hơn 100 lính của Việt Nam Cộng hòa, bên phía Trung Quốc 1 tàu chiến nhỏ bị hư hại, 18 binh lính chết và 67 binh lính bị thương.[48]


Phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có 18 binh sĩ thiệt mạng, 67 binh sĩ bị thương và 3 người bị xây xát nhẹ. Một trong những binh sĩ trở về từ cuộc chiến là Ngô Tiên Phong đã được nhà nước và quân đội Trung Quốc phong làm anh hùng quân đội và được tặng huân chương hạng nhất.[49]


Ông Nguyễn Hữu Hạnh, nguyên là Chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn năm 1975, kể lại:[29]


Phía Sài Gòn, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rình rang tổ chức "mừng chiến thắng" ở Hoàng Sa. Tôi lúc đó cảm thấy tức giận vô cùng, không hiểu được người ta ăn mừng cái gì: Tàu chìm, lính bị bắt, đất thì mất... mà hô hào chiến thắng? Tôi cất công đến thăm người bạn là phó Đề đốc Tánh (Tư lệnh phó Hải quân) để nắm tình hình... Tôi cũng không hiểu được vì sao hai nước giao tranh, người ta lại có thể thả tù binh một cách êm thấm như vậy? Không hiểu sao người ta lại tổ chức ăn mừng và Tổng thống Thiệu thì lên đài tuyên bố vài câu huênh hoang nào đó. Cuối cùng, những thông tin tình báo và tâm lý chiến cho tôi hay: Hạm đội 7 của Mỹ ở ngoài khơi đã rút khỏi miền Nam, tình hình chính trị giữa Liên Xô và Trung Quốc không êm thấm và Mỹ muốn giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc để chặn đường vào Bắc Việt Nam của hạm đội Liên Xô…

Theo Bill Hayton, đánh giá một cách khách quan thì trận chiến là một thất bại nặng cho Việt Nam Cộng hòa. Tuy vậy, họ vẫn tổ chức mừng chiến tích, truyền thông Việt Nam Cộng hòa thì kể rằng đội tàu của họ đã đánh chìm được hai tàu và ngăn cản được hạm đội Trung Quốc lớn hơn nhiều lần. Trận chiến được Việt Nam Cộng hòa thêu dệt ly kì như huyền thoại vào đúng dịp Tết, dù trên thực tế, đó là một thất bại tai hại[50].


Trung Quốc chiếm đóng toàn phần quần đảo Hoàng Sa từ thời điểm này cho đến tận ngày nay. Nhà nước Việt Nam cho tới nay vẫn khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và coi hành động của Trung Quốc là sự chiếm đóng trái phép lãnh thổ.


Kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ

Sau khi chiếm được Hoàng Sa, hải quân Trung Quốc cho tập trung 43 tàu các loại tại quần đảo này để đề phòng Việt Nam Cộng hòa phản công tái chiếm.[51]


Tuy Trung Quốc đã chiến thắng trong trận hải chiến và nhanh chóng chiếm được toàn quần đảo, nhưng kết quả đó vẫn khó giữ vững. Trung Quốc có bất lợi rất lớn là không có máy bay chiến đấu yểm trợ (khi đó Trung Quốc chỉ có MiG-21, loại máy bay hạng nhẹ này không thể bay tới Hoàng Sa). Tàu của Trung Quốc thì toàn là loại nhỏ, có hỏa lực phòng không yếu, nếu bị không quân đối phương tấn công thì khó mà chống đỡ được. Nếu đội tàu của Trung Quốc bị không quân đối phương đánh chìm, thì lực lượng bộ binh trên các đảo ở Hoàng Sa cũng sẽ buộc phải đầu hàng khi hết lương thực và nước uống. Không lực Việt Nam Cộng hòa khi đó là lực lượng không quân mạnh thứ 5 thế giới với toàn bộ máy bay do Hoa Kỳ cung cấp, gồm hàng trăm máy bay cường kích có thể bay ra Hoàng Sa, nên việc phản công chiếm lại đảo là hoàn toàn khả thi.


Hải quân Việt Nam Cộng hòa cho thành lập một Hải đoàn đặc nhiệm mới để chuẩn bị tái chiếm Hoàng Sa. Hải đoàn này bao gồm tàu HQ-6, HQ-17 điều động từ Trường Sa và HQ-5 từng tham chiến tại Hoàng Sa trước đó. Đại tá Hà Văn Ngạc tiếp tục được chỉ định làm chỉ huy Hải đoàn này. Hải đoàn thực hiện một cuộc thao dượt chiến thuật và thực tập tác xạ trong một ngày tại một đảo nhỏ nằm về phía bắc vùng cù lao Chàm phía đông nam Đà Nẵng. Nhưng cuối cùng việc tái chiếm Hoàng Sa bị hủy bỏ. Đại tá Ngạc cho rằng "cuộc phản kích tái chiếm sẽ thất bại ngoại trừ đó là một chiến thuật thí quân nằm trong một chiến lược cao hơn". Ông Ngạc cho rằng các tàu chiến của Việt Nam Cộng hoà là các tuần dương hạm (WHEC) sử dụng trong lực lượng phòng vệ duyên hải Mỹ (US Coast guard) từ lâu, chúng thích hợp cho công tác tuần tiễu hơn là chiến đấu, nên khó chống trả lại với đội chiến hạm của Trung Quốc có số lượng đông hơn. Loại này chỉ có một hải pháo 127 ly, còn 2 pháo 40 ly đã được Hải quân Việt Nam Cộng hòa đặt thêm vào lái tàu là nơi đã được dùng làm sàn đáp trực thăng.[21] Tuy nhiên, Phó Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại khi được hỏi về kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa thì lại cho biết "Riêng tôi thì tôi không được biết. Những gì trao đổi ở Sài Gòn, nếu có xảy ra, thì không được thông báo... tôi không được nghe biết và tôi cũng không nhớ rằng tôi có nghe những kế hoạch nào từ trong Sài Gòn dùng không quân để tái chiếm lại Hoàng Sa. Quyết định đó có thể có và cũng có thể không".[33]


Theo ông Hoàng Đức Nhã, Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí, Thư ký của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lĩnh đã có một số kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa nhưng không được thực hiện do ưu tiên lúc đó không phải là tái chiếm Hoàng Sa mà là phòng thủ trước sự tấn công của quân Giải phóng miền Nam.[17] Việt Nam Cộng hoà muốn bảo toàn lực lượng hải quân để chống lại quân Giải phóng "đang tập trung lực lượng chuẩn bị tiêu diệt Việt Nam Cộng hòa". Việc tái chiếm Hoàng Sa tạm gác lại để ưu tiên cho các mục tiêu trước mắt quan trọng hơn. Sau khi các mục tiêu này được giải quyết, Việt Nam Cộng hòa "sẽ dùng các biện pháp quân sự kết hợp ngoại giao thu hồi Hoàng Sa".[52] Ông Nhã cho rằng Việt Nam Cộng hòa đã không có liên hệ nào nhằm phối hợp với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên phương diện ngoại giao cũng như quân sự nhằm tái chiếm Hoàng Sa do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thái độ im lặng khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Mặt khác, ông Nhã nói Nguyễn Văn Thiệu đã tìm hiểu lập trường của Mỹ qua điện thoại, nhưng chỉ nhận được lời trả lời "khó tin" rằng người Mỹ đã "không hề hay biết gì". Dùng từ ngữ "dối trá chính trị", ông Nhã khẳng định Hoa Kỳ đã có sự thông đồng với chính quyền Bắc Kinh khi đó và đã làm ngơ trước hành động của Trung Quốc.[17]


40 năm sau, theo ông Nguyễn Thành Trung - khi đó là Trung úy phi công Không lực Việt Nam Cộng hòa, ngày 19/1/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều 5 phi đoàn phản lực F-5 bao gồm 120 máy bay và 150 phi công (mỗi phi đoàn có 24 máy bay), 4 phi đoàn ở sân bay Biên Hoà, 1 ở sân bay Đà Nẵng, ra Đà Nẵng chuẩn bị tái chiếm quần đảo Hoàng Sa.[51] Theo đánh giá của Nguyễn Thành Trung thì việc tái chiếm Hoàng Sa là hoàn toàn khả thi với sức mạnh áp đảo của không quân bao gồm 120 chiếc F-5 đang chờ lệnh ở Đà Nẵng. Thời điểm năm 1974, không quân Trung Quốc chỉ có MiG-21 là loại máy bay hạng nhẹ có tầm hoạt động ngắn, không thể bay tới Hoàng Sa. Còn hải quân Trung Quốc ở Hoàng Sa chỉ có khoảng 40 tàu cỡ nhỏ chứ không có tàu lớn, và các tàu này đều chỉ có khả năng phòng không rất yếu (phần lớn chỉ có súng máy 12,7mm, tối đa cũng chỉ có pháo cao xạ 37mm điều khiển thủ công). Trong khi đó, mỗi máy bay F-5 đủ sức tác chiến tại Hoàng Sa trong 20 phút, mỗi chiếc mang được tới 3 tấn bom. Như vậy, nếu cứ 3 máy bay đánh 1 tàu thì chỉ cần sau nửa ngày là có thể đánh chìm toàn bộ 40 tàu Trung Quốc. Ông Trung tin rằng "phần thắng là chắc chắn 100%, vì tàu Trung Quốc không thể chạy thoát nổi (do máy bay có vận tốc nhanh hơn rất nhiều), mỗi tàu chỉ cần trúng 1 quả bom là xong... Trung Quốc đi ra Hoàng Sa là bằng tàu thôi, nếu mà diệt hạm đội này là họ cụt ngòi". Các phi công lúc bấy giờ cũng cho rằng chiến dịch khá dễ dàng, chỉ trong vòng 12 giờ là 40 tàu Trung Quốc sẽ chìm hết.[5]


Nhưng cuối cùng, lực lượng không quân Việt Nam Cộng hòa đã nhận được lệnh không được cất cánh. Cũng theo lời thuật của Nguyễn Thành Trung, kế hoạch này cuối cùng đã không được thực hiện do "Mỹ đã cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động". Ông cho rằng "Nếu ngày đó chiến dịch diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu đỡ biết bao nhiêu. Bây giờ Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp ở Hoàng Sa rồi, cái di sản, cái gánh nặng để lại cho các thế hệ con cháu Việt Nam thật là quá nặng nề".[5]


Phản ứng ngoại giao và nhận xét

Trung Quốc

Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền hợp pháp tại quần đảo Hoàng Sa, do đó trận hải chiến là cuộc phản kích tự vệ trước việc Quân lực VNCH chiếm đóng trái phép các đảo tại Hoàng Sa và tấn công các tàu đánh cá Trung Quốc. Tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 20/1/1974 đã thuật lại sự kiện, tóm lược như sau: "Từ ngày 15.1.1974 chính quyền Sài Gòn đã dùng quân hạm và phi cơ liên tục xâm phạm lãnh hải và vùng trời quần đảo Tây Sa. Ngư dân và tàu biển của ta bất đắc dĩ phải phản kich tự vệ. Sáng 19/1, tàu của Nam Việt Nam chiếm đảo Thám Hàng, giết và làm bị thương nhiều ngư dân. Quân đội Sài Gòn còn bắn vào tàu tuần trên biển của ta, tàu của ta phải phản kích tự vệ,..."


Tại thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam, vào năm 1975, Trung Quốc xây "Tây Sa hải chiến liệt sĩ lăng viên" (ở Hoàng Sa họ cũng xây một khu tương tự) để tưởng niệm 18 binh sĩ Trung Quốc tử trận. Trong Lăng viên ở Hải Nam, tháp kỷ niệm, có khắc hàng chữ:


"Những liệt sĩ hy sinh vinh quang trong trận chiến phản kích tự vệ ở quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa".- "Ngày 19.1.1974, tại quần đảo Vĩnh Lạc Tây Sa, tàu hải quân của chính quyền Sài Gòn tại Nam Việt Nam xâm nhập các đảo và hải vực của Trung Quốc, hạm đội Nam Hải của chúng ta đã anh hùng phản kích, đánh chìm một chiến tàu hộ vệ và đại phá 3 chiếc khu trục hạm của địch. Thừa thắng, hải quân ta đã thu hồi được các đảo Sách Hồ, Cam Tuyền, và Kim Ngân mà chính quyền Saigon đã chiếm bất hợp pháp. Ta đã đại thắng trong cuộc chiến phản kích tự vệ ở hải vực Tây Sa, giữ được lợi ích trên biển và chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc... trong cuộc hải chiến ác liệt, 18 đồng chí đã vì bảo vệ sự tôn nghiêm của tổ quốc mà không sợ hy sinh, đã anh hùng chiến đấu. Họ đã hiến sinh mệnh cao quý cho nhân dân, cho tổ quốc. Sự tích anh hùng của họ sẽ sáng ngời theo năm tháng, và sông mãi với đất trời. Những liệt sĩ cách mạng sẽ bất diệt"[53]

Trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc năm 2014 viết rằng[54]:


Từ năm 1990, Trung Quốc chính thức đưa ra chủ trương "gác lại tranh chấp, cùng nhau phát triển" về vấn đề Nam Sa (Trường Sa), đồng thời tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên, tuy nhiên thực tế vẫn chưa phát triển một cách thân thiện. Sự xích mích chưa bao giờ ngừng. Trong những năm qua, Việt Nam đã khai thác hơn 100 triệu tấn dầu và 1,5 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên từ mỏ dầu ở Nam Sa, với lợi nhuận hơn 25 tỷ đô la Mỹ. Sản lượng khai thác dầu hàng năm của Biển Đông vào khoảng 50 triệu đến 60 triệu tấn, trong khi vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam có sản lượng khai thác dầu hàng năm là 8 triệu tấn, chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số 30 triệu tấn dầu hàng năm do Việt Nam sản xuất. Giữa các quốc gia, không có bạn bè vĩnh cửu, chỉ có lợi ích vĩnh cửu. Trước tình hình phức tạp và gay gắt trên Biển Đông, một Trung Quốc trỗi dậy hòa bình sẽ có những lựa chọn khó khăn như thế nào?

Việt Nam Cộng hòa

Từ sau trận chiến cho đến sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa đã ra nhiều tuyên bố phản đối hành động của Trung Quốc như:


"Tuyên cáo của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa về những hành động gây hấn của Trung Quốc trong khu vực đảo Hoàng Sa" số 015/BNG/TTBC/TT ngày 19/1/1974.

"Tuyên cáo của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa về chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những đảo ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam Cộng Hòa" ngày 14/2/1974.

Tài liệu "Thế giới lên án Trung Cộng xâm lăng Hoàng Sa của Việt Nam Cộng hòa", Tổng cục Chiến tranh Chính trị, Cục Tâm lý chiến, Quân lực Việt Nam Cộng hòa, 1974.

"Sách trắng về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa, 1975.

Việt Nam Cộng hòa cũng tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa, phản đối hành động của Trung Quốc trước Liên Hợp Quốc, đề nghị các quốc gia đồng minh đưa vấn đề Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc.[17] Việt Nam Cộng hòa tuyên bố họ không bao giờ thừa nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc bằng hành động vũ lực đánh chiếm lãnh thổ[52]


Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Ngày 20/1/1974 Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ra bản Tuyên bố phản đối hành động này của phía Trung Quốc.[55]


Sau ngày tiếp quản miền Nam (30/4/1975), Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Vào ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã lên tiếng khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền Việt Nam, từ trước đến nay đều do người Việt Nam quản lý.[56]


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Theo tiến sĩ Balazs Szalontai ở Hungary, vào tháng 1 năm 1974, khi hải quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đánh chiếm Hoàng Sa, ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không hề có phát ngôn công khai, dù là ủng hộ hay phản đối. Báo chí Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không đề cập gì đến việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.[43] Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận định về phản ứng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa: "Một điều lạ, là trong khi dư luận phản ứng như thế ở miền Nam, mà Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có phản ứng gì".[57] Theo tiến sĩ Balazs Szalontai "sự im lặng của miền Bắc chủ yếu là do cân nhắc chiến thuật ngắn hạn của Hà Nội, chứ không phải vì sự đồng ý về pháp lý giữa Trung Quốc và Việt Nam".[43] Đây là vấn đề của cả hai miền Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ họp với Trung Quốc để làm rõ vấn đề. Theo ông Dương Danh Dy "Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa".[58]


Về mặt bán chính thức, ngày 21 tháng 1 năm 1974, 2 ngày sau khi trận chiến diễn ra, đại diện ngoại giao của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi trả lời hãng tin AFP đã khẳng định: "Việc bảo vệ chủ quyền của mọi quốc gia là một điều hết sức thiêng liêng. Các vấn đề về lãnh thổ và biên giới giữa các quốc gia láng giềng thường là những tranh cãi phức tạp, cần phải có những kiến giải thận trọng. Các quốc gia liên quan cần thương lượng dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, dựa trên tinh thần hữu nghị và láng giềng thân thiện để giải quyết tranh chấp".[59] Bên cạnh đó, trong cuộc trao đổi với Đại sứ Hungary tại Hà Nội khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã tuyên bố: "Có rất nhiều hồ sơ và tài liệu cho thấy quần đảo đang tranh cãi (tức quần đảo Hoàng Sa) là của Việt Nam".[60]


Ngay sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bắt đầu đề phòng, họ gây khó khăn cho Hoa kiều khi muốn thăm thân nhân ở Trung Quốc, và cũng không cho nhiều người Trung Quốc sang miền Bắc Việt Nam thăm người thân.[43]


Theo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hành động của Trung Quốc là có tính toán từ trước và nhận được sự làm ngơ của Mỹ. Vì vậy, khi đó đại sứ Mỹ Graham Martin ở Sài Gòn đã bác bỏ yêu cầu cứu viện của Việt Nam Cộng hòa và hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương đã được lệnh tránh xa quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt, hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ một ngày sau khi họ chấp nhận đàm phán với phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về vấn đề vịnh Bắc Bộ, trong đó Trung Quốc yêu cầu được đặc quyền thăm dò trong một khu vực rộng 20.000 km2 trong vịnh Bắc Bộ do họ tự ý định ra (yêu cầu này sau đó bị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bác bỏ và đàm phán lâm vào bế tắc).[61] Bởi một chuỗi các sự kiện trên, năm 1975, khi Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hỗ trợ Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam mở chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông để thu hồi Trường Sa, họ đã ra công điện chỉ thị phải tiến hành khẩn trương để đề phòng "quân đội nước ngoài" có ý định chiếm quần đảo.[62]


Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 9 năm 1975, Tổng Bí thư Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn nêu vấn đề Hoàng Sa trong chuyến thăm Trung Quốc. Phản ứng không nhượng bộ của Trung Quốc làm lãnh đạo Việt Nam khó chịu.[43] Ngày 15 tháng 3 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Bị vong lục về vấn đề biên giới Việt -Trung, trong đó lên án việc Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 28 tháng 9 năm 1979, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng, giới thiệu 19 tài liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.[63]


Việc này đã khiến Trung Quốc bất bình và bắt đầu một thời kỳ quan hệ căng thẳng giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.[64] Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay vẫn khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và vùng lãnh hải liên quan trên Biển Đông.


Hoa Kỳ

Chính phủ Mỹ không có tuyên bố ngoại giao nào lên án việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa mà chỉ tỏ thái độ thông cảm với Việt Nam Cộng hòa.[52] Hoa Kỳ cũng từ chối yêu cầu của Việt Nam Cộng hòa giúp đưa vấn đề này ra thảo luận tại Liên Hợp Quốc.[17]


Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí của Việt Nam Cộng hòa, đã gọi điện cho đại sứ Hoa Kỳ để hỏi vì sao Hoa Kỳ không thông báo việc Trung Quốc điều quân đến Hoàng Sa để chủ động đối phó, đại sứ Graham Martin trả lời rằng họ "không hề biết gì". Ông Nhã liền chất vấn Đại sứ Martin rằng chuyện cả một hạm đội di chuyển mà quân đội Mỹ "không biết" thì quả là khó tin.[52] Chính phủ Mỹ giải thích rằng Quốc hội Mỹ đã ra luật cấm Chính phủ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa nên họ không thể nào giúp Việt Nam Cộng hòa bảo vệ Hoàng Sa trước sự tấn công của Trung Quốc.[17] Các tài liệu giải mật sau này cho thấy: trái với lời giải thích của đại sứ Mỹ, cơ quan tình báo CIA của Mỹ đã theo dõi sát tất cả diễn biến tại quần đảo Hoàng Sa ngay từ lúc Trung Quốc đưa quân đến Hoàng Sa cho đến lúc Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo này để báo cáo cho Tổng thống Mỹ[65] nhưng Mỹ quyết định không can thiệp vào Hoàng Sa.[66] Sau này, ông Nhã gọi đây là sự "dối trá chính trị" và khẳng định Hoa Kỳ đã có sự thông đồng với Trung Quốc từ trước[17]


Trong tài liệu mang mã số 1974STATE012641_b của Chính phủ Mỹ, đề ngày 19/1/1974 có ghi "Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa", và tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn được lệnh thông báo, yêu cầu Việt Nam Cộng hòa phải "cố gắng tối đa tránh những đụng độ trực tiếp nữa với lực lượng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa..." [67]


Ngày 23 tháng 1, Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức hội đàm tại Washington. Mỹ đã gửi Ngoại trưởng Henry Kissinger tham gia, Kissinger đã bày tỏ quan điểm của chính phủ Mỹ về tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, theo đó "Hoa Kỳ không ủng hộ các tuyên bố về chủ quyền hải đảo của Việt Nam Cộng hòa", cũng không ủng hộ việc đưa vấn đề này ra thảo luận tại các tổ chức quốc tế.[68] Tóm lại, về ngoại giao, Hoa Kỳ sẽ không làm gì để giúp Việt Nam Cộng hòa.


Đến ngày 28/1/1974, Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ thị Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bày tỏ "lo lắng sâu sắc về rủi ro phía Việt Nam Cộng hòa bày tỏ giận dữ về Hoàng Sa bằng hành động quân sự phi lý với Trung Quốc"" và yêu cầu Đại sứ Mỹ "kiềm chế" chính phủ Việt Nam Cộng hòa (tức là phải ngăn cản Việt Nam Cộng hòa nếu họ có ý định đánh chiếm lại Hoàng Sa)[69]


Đánh giá

Chiến thuật

Trả lời câu hỏi của các sĩ quan khác về Hải chiến Hoàng Sa tại Khóa Chỉ huy Tham mưu đặc biệt tại Long Bình, Đại tá Hà Văn Ngạc, chỉ huy trận Hải chiến Hoàng Sa, nhận định Hoàng Sa cũng gần tương tự trận Ấp Bắc là nơi quân lực Việt Nam Cộng hòa đã "bị bất ngờ về chiến thuật của địch, có sự sai lầm về ước tính tình báo và nhầm lẫn về chiến thuật điều quân".[21]


Trung tá Lê Văn Thự, chỉ huy chiến hạm HQ-16, nhận định về trận hải chiến như sau:


Trong trận Hải chiến Hoàng Sa, Việt Nam Cộng hòa không có loại tàu thích hợp cho trận chiến. HQ-5, HQ-16, HQ-10 không có vũ khí kiểu mới, pháo quay bằng tay nên theo dõi mục tiêu khó khăn cũng như nhịp bắn chậm. Chỉ có HQ-4 là có vũ khí tối tân, các súng đều điều khiển bằng điện, tốc độ bắn nhanh, radar có tầm xa, vận tốc chiến hạm cao. Nhưng HQ-4 lại gặp "trở ngại kỹ thuật" nên rút lui ngay từ đầu (ông Thự còn nghi ngờ HQ-4 rút lui vì sợ tham chiến chứ không phải vì trục trặc).[22]

Hải đội của Việt Nam Cộng hòa tham chiến trận Hoàng Sa không có kế hoạch tác chiến. Chỉ huy HQ-16 chỉ nhận được một lệnh duy nhất từ Đại tá Ngạc đổ quân lên đảo Quang Hòa bằng bất cứ giá nào, ngoài ra ông không biết gì về hoạt động của HQ-4 và HQ-5 cũng như nhiệm vụ của họ. Khi trận chiến diễn ra, ông cũng không biết Đại tá Ngạc đã chia Hải đoàn thành 2 phân đoàn: phân đoàn I gồm HQ-4 và HQ-5, phân đoàn 2 gồm HQ-10 và HQ-16. Vì không có kế hoạch tác chiến nên khi máy truyền tin bị Trung Quốc phá sóng không liên lạc được thì không có tần số dự trù thay thế, nên hạm đội phải dùng máy PRC-25 liên lạc với nhau vì thế việc liên lạc không được liên tục, ổn định.[22]

Phân đoàn I được phân công là chủ lực nhưng không tích cực chiến đấu mà chỉ ở bên ngoài chờ đợi rồi "bắn vào lòng chảo 5 - 7 phát trước khi rút lui". Chỉ có phân đoàn II mang vai trò yểm trợ lại phải giao chiến với 4 tàu Trung Quốc nên thiệt hại nặng.[22]

Số quân HQ-16 đổ bộ để giành lại đảo Quang Hòa và giữ đảo Hoàng Sa quá ít, không có kinh nghiệm tác chiến trên bộ, lại không được tiếp tế đạn dược, lương thực, nước uống và vật dụng.[2]

Không có bác sĩ trên chiến hạm, chỉ có y tá không kinh nghiệm cứu thương cũng như ngoài khả năng của họ nên ai bị thương thì khó mà sống sót.[22]

Theo Trung tá Lê Văn Thự, sau trận chiến, Bộ Tư lệnh Hải quân đã không tổ chức thảo luận giữa chỉ huy các đơn vị tham chiến để rút kinh nghiệm học hỏi mà để "mọi chuyện đều cho trôi xuôi luôn".


Trong trận hải chiến Hoàng Sa, hải quân Việt Nam Cộng hoà gặp bất lợi lớn là hai khẩu hải pháo 76 ly tự động trên khu trục hạm HQ-4 bị "trở ngại kỹ thuật" nên HQ-4 phải rút lui ngay từ đầu. HQ-5 chỉ bắn vài phát đạn thì thuyền trưởng ra lệnh rút lui. HQ-16 chiến đấu một thời gian ngắn thì bị trúng đạn pháo 127 ly của tàu đồng đội là HQ-5 bắn nhầm, xuyên thủng hầm máy do đó bị loại ra khỏi trận chiến. Điều này cho thấy hải quân Việt Nam Cộng hòa chiến đấu trong thế bị động, không có kế hoạch tác chiến nên việc phối hợp giữa các chiến hạm kém dẫn đến HQ-5 bắn trúng HQ-16. Chỉ có HQ-10 là chiến đấu từ đầu đến cuối, nhưng đây lại là tàu nhỏ nhất đội hình, dễ bị hải quân Trung Quốc vô hiệu hóa. Như vậy hải quân Việt Nam Cộng hòa thiếu sự phối hợp giữa các chiến hạm và mất ưu thế về hoả lực ngay từ đầu trận chiến, trong khi Trung Quốc đã lên kế hoạch chu đáo ở cấp cao nhất là Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho việc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.


Theo nhà nghiên cứu Toshi Yoshihara (người Nhật), trận đánh này hải quân Việt Nam Cộng hòa thất bại vì 3 nguyên nhân chính, đến từ cả hai phía[3]:


Lính hải quân Trung Quốc tỏ rõ sự kỷ luật và dũng cảm, biết dùng lối đánh áp sát để hạn chế ưu thế của tàu địch;

Tàu của Việt Nam Cộng hòa to và hỏa lực mạnh hơn nhiều, nhưng chiến thuật thì sai lầm: tách đội hình thành 2 phân đội nhưng lại thiếu sự phối hợp, nên 2 phân đội không ứng cứu được cho nhau, thậm chí còn bắn nhầm vào nhau;

Chỉ huy của Việt Nam Cộng hòa không biết sử dụng ưu thế về hỏa lực để đánh từ xa mà lại để tàu địch áp sát đánh gần, như vậy là tự vứt bỏ ưu thế tàu to - pháo lớn của mình.

Chiến lược

Đại tá Hà Văn Ngạc nhận định dù Hải quân Việt Nam Cộng hòa có thắng được trận đầu thì cũng khó lường trước được tổn thất khi đối đầu với lực lượng tiếp viện của Trung Quốc nếu còn ở lại cố thủ tại Hoàng Sa. Vào thời điểm đó Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đang tập trung quân tại miền Nam, Hải quân Việt Nam Cộng hòa phải dồn lực lượng chống lại nên không thể chi viện tối đa cho Hoàng Sa. Theo Đại tá Ngạc, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kiềm chế không tiếp tục mở rộng chiến sự tại Hoàng Sa vì sợ châm ngòi cho một cuộc chiến mới giữa Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc.[21] Tuy nhiên, theo nhận định của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, trong cả năm 1973 và đầu 1974 - thời điểm sự kiện ở Hoàng Sa nổ ra - ở trên bộ, chính quyền Sài Gòn vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế về không quân và quân số. Lực lượng vũ trang và bán vũ trang của Việt Nam Cộng hòa liên tục vi phạm Hiệp định Paris, lúc này Quân Giải phóng vẫn đang ở thế phòng thủ và chống đỡ.[70] Theo phi công Nguyễn Thành Trung trả lời báo Thanh niên ngày 06/07/2014, không quân Việt Nam Cộng hòa lúc đó hoàn toàn đủ sức để tập kích Hoàng Sa. Tại Đà Nẵng, có 5 phi đoàn của Không quân Việt Nam Cộng hòa với khoảng 100 máy bay chiến đấu các loại. Theo ông Trung, Không quân Trung Quốc thời đó chỉ có MiG-21, chỉ đủ nhiên liệu bay nửa đường đến Hoàng Sa nên không thể tham chiến được, còn tàu chiến Trung Quốc thì chỉ toàn là tàu cỡ nhỏ, khả năng phòng không yếu. Trong khi đó, máy bay chiến đấu của Việt Nam Cộng hòa ngoài thời gian di chuyển từ Đà Nẵng ra Hoàng Sa vẫn còn khoảng 30 phút để tiến hành không kích, có thể đánh chìm các tàu chiến Trung Quốc một cách dễ dàng. Nhưng kế hoạch dùng không quân để đánh trả đã bị Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đình chỉ do Hoa Kỳ đã yêu cầu Việt Nam Cộng hòa không được phản kháng[71].


Theo ông Nguyễn Hữu Hạnh, Chuẩn tướng, phụ tá Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa năm 1975, Mỹ muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Liên Xô nên nhân sự kiện này để ngầm giao Hoàng Sa lại cho Trung Quốc, nhằm chặn đường vào miền Bắc Việt Nam của hạm đội Liên Xô.[29]


Theo tờ Nhà Ngoại giao (The Diplomat), Hải chiến Hoàng sa 1974 cũng đã để lại cho Việt Nam những bài học nhất định:


Biện pháp ngoại giao là ưu tiên số 1 nhưng không phải là biện pháp duy nhất do chẳng có hiệp định khu vực và quốc tế nào có thể bảo vệ các nước nhỏ một cách hoàn hảo trước các hành động đơn phương sử dụng vũ lực của một nước lớn.

Các cường quốc có thể sẽ không bảo vệ đồng minh của mình và đứng ngoài xung đột do vấn đề họ quan tâm là duy trì quyền tự do hàng hải và các lợi ích chiến lược toàn cầu khác, chứ không phải lợi ích của các nước nhỏ khi lợi ích đó ảnh hưởng tới lợi ích toàn cầu của nước lớn.

Một lực lượng quân sự đủ mạnh để kiểm soát một vùng biển hẹp nhưng có tính chiến lược là rất cần thiết, trong đó phải phong tỏa không cho đối phương tiếp cận vùng do mình kiểm soát, củng cố năng lực phòng thủ đảo, khả năng cảnh báo sớm và khả năng vận chuyển lực lượng từ trong bờ ra đảo trên phạm vi rộng để đổ bộ lên đảo một cách nhanh chóng và vững chắc.(Wkpd)


Tưởng niệm 48 năm Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974/19-1-2022

< A >
Trần Củng Sơn (Danlambao) - Để đối phó với sức mạnh của Liên Xô, tổng thống Hoa Kỳ là Nixon đã đến Bắc Kinh ngày 21 tháng 2 năm 1972 bắt tay chủ tịch Trung Cộng là Mao Trạch Đông và thông cáo chung Thượng Hải ra đời khởi đầu cho sự liên lạc gắn bó giữa hai nước Mỹ và Tàu. Và Hoa Kỳ đã làm ngơ để cho Trung Cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 19-1-1974. Sau mấy chục năm, bây giờ nước Mỹ mới hiểu rằng đây là một toan tính sai lầm vì Trung Cộng hiện nay đã dùng Hoàng Sa làm bàn đạp để thực hiện kế hoạch thôn tính toàn vùng Biển Đông.

Trận hải chiến Hoàng Sa, lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa mặc dù oai hùng chống trả nhưng là một nước nhỏ làm sao chống cự nổi một cường quốc Trung Cộng cho nên quần đảo Hoàng Sa đã bị kẻ địch chiếm lấy. Hạm trưởng Ngụy Văn Thà của chiến hạm HQ10 Nhật Tảo đã hi sinh cùng hơn bảy mươi chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa.

Trận hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 đã đi vào lịch sử kiêu hùng của dân tộc Việt Nam chống lại kẻ thù Phương Bắc. Ngay cả Việt Cộng mặc dù từng gọi chế độ Việt Nam Cộng Hòa là Ngụy quyền nhưng cũng có một số quan chức lên tiếng ca ngợi những người chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa.

Từ lúc lên nắm quyền cai trị đất nước cho đến hôm nay, nhà cầm quyền Hà Nội luôn chịu nhiều áp lực của Bắc Kinh và đã không dám chính thức bày tỏ quan điểm về trận hải chiến Hoàng Sa. Ngay cả những người dân trong nước biểu tình chống đối Trung Cộng xâm chiếm biển đảo, cướp giết ngư dân Việt Nam thì bị đàn áp và bắt bỏ tù.

Hiện nay Hoa Kỳ cần Việt Nam làm đồng minh để chống lại tham vọng xâm chiếm Biển Đông của Trung Cộng. Việt Nam đang sở hữu quần đảo Trường Sa rộng lớn và người dân Việt Nam vẫn coi quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Cộng chiếm lấy bất hợp pháp vào ngày 19-1-1974.

Hàng năm, tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và hải quân Trung Cộng để thế hệ con cháu mai sau của dân tộc Việt Nam không quên lịch sử đau thương.

Mời nghe ca khúc Ngụy Văn Thà Lời Thề Chiếm Lại Hoàng Sa, sáng tác Trần Chí Phúc trình bày hợp ca trong đêm nhạc Biển Đảo Cao Nguyên tại Viện Việt Học Nam Cali, Hoa Kỳ trình diễn ngày 16-1-2016.

Lời ca như sau:

NGỤY VĂN THÀ LỜI THỀ CHIẾM LẠI HOÀNG SA

Tôi viết tên anh Ngụy Văn Thà. Cùng bao chiến sĩ đã hi sinh. Oai dũng năm xưa liều thân giữ đảo. Những người con tổ quốc trận tử chiến Hoàng Sa. Tôi viết tên anh tôi viết tên các anh.

Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam, Hoàng Sa Hoàng Sa quần đảo quê ta, từ ngày giặc chiếm Biển Đông phong ba, tàu lạ cướp giết ngư dân đau thương.

Hoàng Sa Hoàng Sa là bản hùng ca, Hoàng Sa Hoàng Sa lời thề còn vang, người người còn nhớ niềm đau quê hương, Tàu Cộng xâm lăng quần đảo thân yêu.

Năm tháng vẫn ghi lòng. Lời thề cương quyết giữ non sông. Sóng nước mênh mông còn ghi dấu vết, người chiến sĩ Hải quân, trận tử chiến năm xưa.

Hoàng Sa Hoàng Sa là của Việt Nam, vang vang lời thề, vang vang lời thề, chiếm lại Hoàng Sa.




Báo Anh: Gốc thuyền nhân từ Sài Gòn khiến Priscilla Chan 'giữ nền đạo đức cho Mark Zuckerberg'

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Priscilla Chan và Mark Zuckerberg làm lễ thành hôn ở Palo Alto năm 2012

Trả lời báo Anh, tờ Sunday Times hôm 24/10/2021, bà Priscilla Chan nói về gốc gác gia đình là thuyền nhân sau cuộc chiến Việt Nam đã phải vươn lên ở đất Mỹ ra sao.

Trong bài "Mark Zuckerberg's Moral Compass" (tạm dịch Kim chỉ nam đạo đức của Mark Zuckerberg), bà Priscilla Chan đã kể khá nhiều về cuộc hôn nhân của hai người, về lối sống được giáo dục từ nhỏ, và cuộc sống gia đình hiện nay với tỷ phú Zuckerberg, ông chủ Facebook.

Cuộc nói chuyện dài với nhà báo Kirsty Lang đề cập đến sự tương phản giữa cuộc sống của cặp đôi nổi tiếng này thời thơ ấu.

Tác giả Kirsty Lang viết: "Priscilla, con gái một gia đình di dân Hoa - Việt lớn lên đã gặp cảnh kỳ thị (racism), và tuân theo nguyên tắc sống "Gặp khó khăn thì hãy nín nhịn, nỗ lực hơn".

Theo BBC tìm hiểu, quán có tên là Taste of Asia, do cha bà Priscilla mở ra sau khi định cư tại Hoa Kỳ. Sau này quán được sang tên cho chủ khác và có tên mới, "Phở và tôi" (Pho & I).

Bài báo đăng bức ảnh bé Priscilla do mẹ bế và ghi chú thích bà mẹ là "người tỵ nạn gốc Hoa từ Việt Nam", và để chứng minh sự tương phản, kèm đó là ảnh cậu bé Mark hồi nhỏ năm 1984.

Xin mở ngoặc rằng một số tờ báo Việt Nam như Dân Trí, vì không hiểu tiếng Anh, đã gọi cha mẹ của Priscilla là "người Trung Quốc từng sống ở Việt Nam".

Các báo Việt Nam cũng rất thích nhấn mạnh vào "sự may mắn của cô gái gốc di dân cưới được tỷ phú", điều hoàn toàn trái với những gì truyền thông Hoa Kỳ mô tả về vai trò quan trọng của Priscilla Chan đối với chồng.

Người gốc Sài Gòn đi di tản sau 1975

Bản thân Priscilla Chan xác nhận "Tôi là người gốc Hoa (Chinese heritage) nhưng cả hai họ nội ngoại của gia đình đều sống tại Sài Gòn, và họ muốn đi vượt biên (sau 1975)."

Việc ông bà của Priscilla Chan chia các con đi các chuyến trên biển vô cùng mạo hiểm để nếu "đứa này chết thì còn đứa kia" là "bài toán mà người Mỹ bình thường không hiểu", theo lời vợ của Mark Zuckerberg kể lại trong bài báo.

Trại tị nạn Galang I, Indonesia

NGUỒN HÌNH ẢNH,BÙI VĂN PHÚ

Chụp lại hình ảnh,

Một trại tị nạn cho thuyền nhân Việt Nam ở Indonesia - ảnh minh họa

Mẹ của Priscilla đã vượt biên khỏi VN năm 12 tuổi theo cách đó, và đã ở một trại tị nạn của Thái Lan vài năm.

Yvonne sau đó gặp Dennis, bạn của anh trai và hai người cuối cùng đã đoàn tụ với các thành viên khác trong gia đình ở Mỹ.

Priscilla sinh ra ở Massachussetts năm 1985.

Mark Zuckerberg thì sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái trung lưu tại New York, và được ăn học đàng hoàng.

Hai người gặp nhau tại ĐH Harvard, nơi Priscilla kể lại là "Tôi thấy mình không hợp với họ. Ai cũng nói một giọng giống nhau."

Hai người kết hôn năm 2012 và hiện có hai con gái, August và Maxima.

Bài báo muốn nhấn mạnh rằng gốc gác di dân từ Việt Nam của Priscilla khiến bà là người "kéo chồng trở lại thực tại" và muốn làm các công việc từ thiện.

Các hoạt động này dẫn tới chỗ họ lập ra Quỹ CZI - Chan Zuckerberg Innitiative, với họ Chan (Trần) đứng trước.

Theo bà Priscilla giải thích, việc đặt chữ Chan trước Zuckerberg chỉ đơn thuần là họ chọn cách ưu tiên theo alphabet.

Trang của quỹ nói họ muốn dùng công nghệ và các giải pháp từ cộng đồng (community-driven solutions) để tạo ra tương lai cho tất cả mọi người, không loại trừ ai.

Công tác từ thiện này là cao quý, và Priscilla Chan đang là "kim chỉ nam cho định hướng luân lý" của chồng, nhưng tác giả Kirsty Lang đặt câu hỏi liệu nó bù đắp được bao nhiêu cho những điều tai hại mà Facebook bị cáo buộc đã gây ra.

Facebook phải làm gì trước cách thu thập tiền khủng, và trước "bệnh tâm thần cho các bé gái, cho thông tin sai (misinformation)?"

Chưa kể lời cáo buộc của nhà báo được Nobel Hòa bình năm nay, Maria Resa, nói Facebook "là mối đe dọa cho nền dân chủ", bà Kirsty Lang hỏi.

Mới đây nhất, 17 tờ báo và cơ quan truyền thông quốc tế, gồm Washington Post hôm 25/10 nêu cáo buộc ông Mark Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với "chính phủ độc tài của Việt Nam để hạn chế những bài viết được gọi là "chống nhà nước".

Mark Zuckerberg, his wife Priscilla and their baby girl called Max

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Mark Zuckerberg và vợ cùng con gái sơ sinh Max năm 2015. Họ cam kết cho đi 99% tài sản và bắt đầu bằng việc mỗi năm sẽ hiến tặng 1 tỷ USD vào công tác từ thiện

Trả lời BBC hồi cuối năm 2020 về vấn đề này, Facebook thừa nhận phải chặn những nội dung 'bị chính phủ VN yêu cầu xóa', nhưng để cho người bên ngoài vẫn xem được.

Kết luận bài phỏng vấn trên Magazine của Sunday Times, nhà báo của trang báo Anh nói bà hy vọng "trách nhiệm đáp trả lại cho xã hội của Facebook" sẽ được cặp đôi Mỹ trẻ tuổi "có thế lực nhất thế giới" làm thật, như lời hứa của Priscilla Chan.

Hồi 2015, sau khi con gái Maxima ra đời, họ đã nêu cam kết sẽ hiến tặng 99% tài sản, bắt đầu bằng việc mỗi năm sẽ hiến tặng 1 tỷ USD cho công tác từ thiện.

Chương Trình Văn Học Nghệ Thuật Đài Phát Thanh Saigon-Dallas: Tưởng niệm Hoàng Sa 19-01-1974

< A >
XNV
.- Kính thưa quý thính giả, hôm nay là ngày 19-01-2022. Cách nay đúng 48 năm – ngày 19-01-1974 – Trung cộng đã ngang nhiên đưa một lực lượng Hải Quân rất hùng hậu tiến vào hải phận thuộc lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) để tiến chiếm Hoàng Sa.

Để kỷ niệm ngày đau thương của lịch sử và dân tộc, hôm nay, chương trình Văn Học Nghệ Thuật thực hiện cuộc phỏng vấn một nhân vật nữ đã có rất nhiều gắn bó với đại gia đình Hải Quân VNCH trong hơn nửa thế kỷ qua.

Chúng tôi muốn đề cập đến nhà văn Điệp Mỹ Linh.

Kính thưa quý vị, trước khi trở thành tác giả của nhiều tác phẩm được xuất bản, Điệp Mỹ Linh từng tháp tùng nhiều đơn vị tác chiến của Hải Quân VNCH trong những cuộc hành quân hỗn hợp trên sông rạch tại Vùng IV Sông Ngòi, để viết tường thuật. Một trong những tác phẩm của Điệp Mỹ Linh được giới sử học lưu ý là cuốn tài liệu lịch sử rất quan trọng viết về chuyến ra khơi cuối cùng của Hải Quân VNCH, năm 1975.

Vì Điệp Mỹ Linh từng tháp tùng hành quân và cũng là tác giả của cuốn tài liệu Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975, cho nên, hôm nay, chúng tôi mời Điệp Mỹ Linh góp mặt với chúng tôi để cùng thực hiện phần Tưởng Niệm Hoàng Sa, ngày 19-01-1974.

Chào cô Điệp Mỹ Linh.

ĐML.- ĐML xin trân trọng kính chào quý thính giả, kính chào Ban Giám Đốc Đài Phát Thanh Saigon Dallas, chào cô Phượng Vi và chào cô Như Tuyền.

XNV.- Thưa cô, hôm nay đúng ngày 19 tháng Giêng, kỷ niệm trận Hải Chiến Hoàng Sa. Trận Hải Chiến Hoàng Sa đã được Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại “đưa” vào Hồi Ký "Can Trường Trong Chiến Bại" do chính Phó Đề Đốc viết. Theo cô, với cuộc chiến đẫm máu và nước măt như thế, và cô đã có viết hàng loạt những trận đánh oai hùng của Hải Quân VNCH, xin cô cho biết ý kiến và nhận xét của cô về trận Hải Chiến Hoàng Sa?

ĐML.- Kính thưa quý thính giả và thưa cô, thái độ của tôi đã được thể hiện rõ nét trong bài phản biện nhà báo Bill Hayton – làm việc cho BBC – khi Bill Hayton có những nhận xét sai lạc, thiếu kiểm chứng, không công bằng đối với trận Hải Chiến hào hùng của Hải Quân VNCH.


XNV.- Xin cô trình bày sơ lượt về trận Hải Chiến Hoàng Sa để quý thính giả am tường.

ĐML.- Theo Hồi Ký của Hải Quân đại tá Hà Văn Ngạc – sĩ quan chỉ huy chiến thuật trận hải chiến Hoàng Sa và cũng là sĩ quan đã trực tiếp ra lệnh cho Hải Đoàn Đặc Nhiệm của Hải Quân VNCH tại Hoàng Sa “khai hỏa”, để khởi đầu cuộc Hải Chiến Hoàng Sa – thì:

Ngày 11/01/1974, Ngoại trưởng Trung cộng tuyên bố về chủ quyền của Trung cộng trên các quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCH bác bỏ luận cứ của Trung cộng và tái xác nhận chủ quyền của VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 16/01/1974, Ngoại trưởng Vương Văn Bắc tuyên bố chủ quyền của VNCH trên 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa.

Ngày 17/01/1974, từ Saigon, tôi – từ đây, xin hiểu đại danh từ “tôi” là Hải Quân đại tá Hà Văn Ngạc – đến Đà Nẵng lúc 9:00 giờ sáng. Khi đến Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải tôi được biết Tuần Dương Hạm Trần Bình Trong, HQ5, với biệt đội Hải Kích, cũng sẽ đến Đà Nẵng vào tối nay.

Tối 17-01-1974, khoảng 9:00 giờ, HQ5 rời Đà Nẵng, hải hành ra Hoàng Sa. Hạm trưởng HQ5 là Hải Quân trung tá Phạm Trọng Quỳnh. Tôi chỉ huy Hải Đoàn Đặc Nhiệm từ HQ5.
Ngày 18/01/1974, khoảng 9 giờ sáng, HQ5 và HQ10 đến gần Hoàng Sa..

Xế trưa, cả 4 chiến hạm (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: HQ4, HQ5, HQ10 và HQ16) tập trung trong vùng quần đảo Hoàng Sa.

Hải Đoàn Đặc Nhiệm được thành hình.

Nhóm chiến binh thuộc HQ16 và HQ4 đổ bộ và trương quốc kỳ VNCH trên các đảo Cam Tuyền (Robert), Vĩnh Lạc (Money) và Duy Mộng (Drummond).

Từ phía Nam đảo Hoàng Sa, Hải Đoàn Đặc Nhiệm tiến về đảo Quang Hòa theo thứ tự: HQ4, HQ5 HQ16 và HQ10.

Khi Hải Đoàn Đặc Nhiệm tiến về đảo Quang Hòa thì hai chiến hạm Trung cộng loại Kronstadt, số hiệu 271 và 274 vận chuyển chặn hướng đi của Hải Đoàn Đặc Nhiệm. Hải Đoàn Đăc Nhiệm vẫn giữ nguyên tốc độ, trong khi hai chiến hạm khác, nhỏ hơn mang số 389 và 396 của Trung cộng vẫn nằm nguyên vị trí sát bờ bắc đảo Quang Hòa.

Chiếc Kronstadt 271 dùng quang hiệu chuyển công điện: “These islands belong to the People Republic of China since Ming dynasty STOP Nobody can deny”. Hải Đoàn Đặc Nhiệm đáp bằng quang hiệu: “Please leave our territorial water immediately.”

Ngày 18-01-1974, khoảng 8 giờ tối, HQ16 chuyển phái đoàn Công Binh, do thiếu tá Hồng hướng dẵn, sang HQ 5 bằng xuồng. Phái đoàn Công Binh cùng ông Kosh – thuộc cơ quan DAO Hoa Kỳ tại Đà Nẵng – vào gặp tôi.

10 giờ tối, tôi nói chuyện bằng vô tuyến với bốn Hạm Trưởng để thông báo tình hình quân sự rất phức tạp trong vùng, yêu cầu bốn vị chuẩn bị chiến hạm và huy động tinh thần nhân viên, sẵn sàng chiến đấu.

11 giờ tối, lệnh hành quân từ Vùng I Duyên Hải được chuyển mã hóa trên băng tần SSB – single side band – ghi rõ: “Tái chiếm một cách ôn hòa đảo Quang Hòa”.

Nhận được lệnh hành quân, tôi chia Hải Đoàn thành hai Phân Đoàn Đặc Nhiệm:

*.- Phân Đoàn Đặc Nhiệm I gồm HQ4 và HQ5 do Hạm trưởng Khu trục hạm HQ4 chỉ huy;

*.- Phân Đoàn Đặc Nhiệm II gồm HQ16 và HQ10 do Hạm trưởng HQ16 chỉ huy.

Diễn Tiến Trận Hải Chiến ngày 19-01-1974

Ngày 19-01-1974, lúc 6 giờ sáng, Phân Đoàn Đặc Nhiệm I có mặt tại Tây Nam đảo Quang Hòa. Biệt đội Hải Kích – do Hải Quân đại úy Nguyễn Minh Cảnh chỉ huy – được chỉ thị: Không được nổ súng và lên bờ yêu cầu toán quân của Trung cộng rời đảo. Trong biệt đội này có Hải Kích Đỗ Văn Long.

Biệt đội Hải Kích tiến vào đảo bằng 2 xuồng cao su, Hải Kích Đỗ Văn Long là người đầu tiên vừa nổ súng vừa tiến vào đảo. Hải Kích Đỗ Văn Long bị Trung cộng tử bờ bắn ra, tử thương ngay tại bãi biển! Trung úy Lê Văn Đơn – xuất thân từ Bộ Binh – tiến vào để thâu hồi tử thi của Hải Kích Đỗ Văn Long cũng bị Trung cộng bắn, tử thương. Tử thi vị sĩ quan này được thâu hồi ngay.

9 giờ 30 sáng 19-01-1974, đích thân Tư Lệnh Hải Quân VNCH hay Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải ra lệnh “khai hỏa”, bằng bạch văn, cho Hải Đoàn Đặc Nhiệm.

10 giờ sáng 19-01-1974, biệt đội Hải Kích trở về HQ5 với trung úy Lê Văn Đơn tử thương. Trong khi đó, tôi chỉ thị mỗi chiến hạm tấn công một chiến hạm địch, và bám sát địch trong tầm hải pháo 40 ly.

10 giờ 24 sáng 19-01-1974, lệnh khai hỏa được ban hành.

Chiếc Kronstadt 271 bị trúng đạn, vận chuyển rất chậm, trở thành mục tiêu của HQ5.

Hỏa lực của Kronstadt 271 không gây thiệt hại nhiều cho HQ5; nhưng có thể đã gây thiệt hại nặng cho HQ10 nằm về phía Bắc.

HQ4 nằm về phía Tây Nam của HQ5 đặt mục tiêu là Kronstadt 274 nằm về phía Bắc. Nhưng chẳng may, HQ4 bị trở ngại tác xạ ngay từ phút đầu tiên; tuy nhiên HQ4 vẫn phải tiếp tục bám sát Krondstadt 274, cho nên, HQ4 bị thiệt hại nặng bởi hỏa lực của Kronstadt 274.

10:39 sáng 19-01-1974, HQ16 báo cáo hầm máy bị trúng đạn, chiến hạm bị nghiêng, khả năng vận chuyển giảm sút, buộc phải lui ra khỏi vòng chiến; cũng không còn liên lạc được với HQ10; không biết rõ tình trạng và chỉ thấy nhân viên HQ10 đang đào thoát.

Tôi ra lệnh cho HQ4 lui ra khỏi vòng chiến ngay; và HQ5 yểm trợ cho HQ4 tiến ra xa.

Chiếc Kronstadt 274 của Tung cộng tấn công HQ5 với mục đich tiếp cứu chiếc Krondstadt 271 đang bị tê liệt.

HQ5 bị trúng đạn. Sĩ quan trưởng khẩu 127 ly tử thương và hải pháo bất khiển dụng. Máy siêu tần số SSB không còn liên lạc được. Khẩu hải pháo 40 ly đơn phía tả hạm cũng bị hư hại.

11 giờ 25 sáng 19-01-1974, cách xa khoảng 8 đến 10 hải lý, xuất hiện một chiến hạm của Trung cộng, được trang bị mỗi bên một dàn phóng kép hỏa tiễn loại hải hải (Ghi chú của Trần Đỗ Cẩm: đây là loại khinh tốc đĩnh Komar) đang tiến vào vùng giao tranh với tốc độ cao. Tôi cho lệnh HQ4 và HQ5 ra khỏi vùng Hoàng Sa, tiến hướng đông nam về phía Subic Bay.

1 giờ trưa 19-01-1974, HQ4 và HQ5 đã cách Hoàng Sa chừng 10 hải lý. Tư Lệnh Hải Quân đích thân ra lệnh cho HQ4 và HQ5 phải trở lại Hoàng Sa và đánh chìm chiến hạm của Trung cộng – nếu cần. Lệnh được thi hành ngay. Từ HQ5, tôi được thông báo HQ16 được HQ6 hộ tống về Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng.

2 giờ 30 chiều 19-01-1974, khi HQ4 và HQ5 trở lại Hoàng Sa. Khi còn cách đảo Hoàng Sa chừng 1 giờ rưỡi hải hành thì HQ4 và HQ5 nhận được phản lệnh, trở về Đà Nẵng.

7 giờ sáng ngày 20-01-1974, HQ4 và HQ5 về tới Căn Cứ Hải Quân Đà Nẵng an toàn. HQ16 đã về bến trước đó không lâu...

XNV.- Thưa cô, với trận chiến thư hùng này, không thể nào chỉ với khoảng thời gian ngắn như thế này mà nói hết được. Thường thường các quân binh chủng khác của Quân Lực VNCH có những trận đánh hào hùng trên rừng, ở giới đầu chiến tuyến như Khe Sanh, Hạ Lào, cổ thành Quảng Trị v...v...nhưng với Hải Quân, thì, ngoài việc phòng thủ, bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa, cô có thể cho biết sự tham gia của Hải Quân VNCH trong những trận chiến khác của Quân Lực VNCH hay không ạ?

ĐML.- Kính thưa quý thính giả và thưa cô, sự tổ chức của Hải Quân VNCH – về hành quân – gồm có hai lực lượng chính yếu: Hành Quân Lưu Động Sông và Hành Quân Lưu Động Biển. Trận Hải Chiến Hoàng Sa do Lực Lượng Lưu Động Biển chủ động. Lực Lượng Hành Quân Lưu Động Sông chỉ huy những đại đơn vị tác chiến của Hải Quân hoạt động trên sông, như: Giang Đoàn Xung Phong, Lực Lượng Thuỷ Bộ (danh xưng khác là Lực Lượng Đặc Nhiệm 211), Lực Lượng Tuần Thám (còn được gọi là Lực Lượng Đặc Nhiệm 212), Lực Lượng Trung Ương (danh xưng khác là Lực Lượng Đặc Nhiệm 214), Giang Đoàn Ngăn Chận, Giang Đoàn Tuần Giang.

Hoạt động của những đơn vị tác chiến Hải Quân khác, tôi không biết thỉ tôi không nói. Tôi chỉ xin nói qua về những đơn vị mà ông Minh đã phục vụ và tôi đã tháp tùng hành quân, được không ạ?

XNV.- Vâng, mời cô.

ĐML.- Thời lượng đã được ấn định, tôi chỉ xin tóm tắt. Khi ông Minh chỉ huy Duyên Đoàn 26, hậu cứ tại đảo Bình Ba, Cam Ranh, Duyên Đoàn 26 có nhiều đụng độ với Việt cộng tại bán đảo Vĩnh Hy, cố vấn Mỹ của Vùng II Duyên Hải bị thương. Trong những cuộc tuần tiểu, Duyên Đoàn 26, hai lần, bắt được hai ghe của Việt cộng, bên trên ngụy trang ghe câu; nhưng bên dưới chứa rất nhiều vũ khí nặng.

Khi ông Minh chỉ huy Giang Đoàn 30 Xung Phong, hậu cứ tại Thị Nghè, Saigon, có nhiều đụng độ với Việt cộng trong các chiến dịch dài hạng, gọi là Hành Quân Tam Giác Sắt.

Giang Đoàn 30 Xung Phong tham dự cuộc Hành Quân Tam Giác Sắt thứ II, khởi động ngày 09 tháng 01 năm 1967.

Lực lượng Hải-Quân sau đây được đặt dưới sự chỉ huy của – sĩ quan thâm niên hiện diện – Hải-Quân Đại Úy Hồ Quang Minh:

- Giang Đoàn 30 Xung Phong, Chỉ Huy Trưởng là Hải-Quân Đại Úy Hồ Quang Minh.

- 10 chiến đỉnh và một sĩ quan do Giang Đoàn 24 Xung Phong tăng phái

- 8 giang đỉnh và một sĩ quan do Đại Đội Tuần Giang tăng phái

Các đơn vị Hoa-Kỳ tham chiến:

- Một Lữ Đoàn của Sư Đoàn 1

- Một Lữ Đoàn của Sư Đoàn 25

- Lữ Đoàn 173 Nhảy Dù

- Thiết Đoàn 11

- Với sự tham dự của pháo đài bay B-52. (1)

Bằng sự quyền biến và liều lĩnh đầy mưu lược của một sĩ quan ngành chỉ huy, ông Minh đã chuyển đơn vị Hải-Quân từ thế thủ sang thế công và đem chiến thắng vẻ vang về cho quân bạn và Giang Đoàn 30 Xung Phong.

Sau chiến thắng Hành Quân Tam Giác Sắt II, đích thân Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu viếng thăm, ủy lạo và gắn huy chương cho binh sĩ. Riêng ông Minh được gắn Bảo Quốc Huân Chương với nhành dương liễu và được Đài Phát Thanh Quân Đội phõng vấn. Từ đó ông Minh được tặng danh xưng “Người Hùng Tam Giác Sắt”.

Năm 1968, Giang Đoàn 30 Xung Phong giữ an ninh dài hạn cho vùng Bình Điền/Chợ Lớn. Chính trong thời điểm này tôi mới thấy được sự “can cường rất dã man” của csVN!

XNV.- Cô vui lòng nói rõ hơn.

ĐML.- Sau khi bị csVN bất ngờ vi phạm Hiệp Định ngưng bắn vào dịp Tết Mậu Thân, sự canh phòng quanh các khu quân sự của VNCH và Hoa Kỳ được tăng viện và trở nên nghiêm nhặt hơn bao giờ hết! CsVN biết rằng khó lòng tấn công các yếu điểm này; cho nên, csVN bắt trẻ em và phụ nữ dàng hàng ngang, đi phía trước – để quân của VNCH và đồng minh không dám bắn – còn Việt cộng và “bộ đội ông Hồ Chí Minh” lom khom đi phía sau. Khi nhóm trẻ em và phụ nữ đến gần các căn cứ quân sự, đồn, bót, “bộ đội ông Hồ” và Việt cộng mới bắn vào mục tiêu! Khi đạn của hai bên “đan” vào nhau thì chỉ có Trời mới có thể che chở cho đám trẻ em và các phụ nữ xấu số đó!

Khi thuyên chuyển đến Giang Đoàn 26 Xung Phong, hậu cứ tại Long Xuyên, ông Minh chỉ huy Giang Đoàn 26 Xung Phong và cũng có nhiều đụng độ tại biên giới Việt Miên, sông Trèm Trẹm, sông Cái Lớn, Kinh Ngang, xã Hộ Phòng, quận Gò Quau... Ông Minh bị B40 tại Kinh Ngang.

XNV.- Sau đây, chúng tôi xin được đọc một đoạn văn của nhà văn Điệp Mỹ Linh phản biện nhà báo Bill Hayton – làm việc cho đìa BBC – về bài nhận định thiếu trung thực của Bill Hayton.

Góp Ý Với Bill Hayton về Trận Hải Chiến Hoàng Sa, 19-01-1974

... Bất ngờ, được website truclamyentu chuyển đến một bài dịch từ bài viết của ông Bill Hayton, tôi nhận thấy có vài điều tôi muốn viết để góp ý.

Tôi nghĩ, khi đề cập đến một trận chiến – chứ không phải viết lịch sử – người ta thường nhìn vào tinh thần chiến đấu của người lính tham gia trận chiến đó và phản ứng thức thời, thích nghi của cấp chỉ huy của trận chiến đó. Còn nếu chỉ nhìn cuộc chiến đó bằng kế hoạch hành quân và những “tai nạn” – như Bill Hayton đã nêu ra trong bài của ông ấy – khi khói lửa ngập trời mà không hề đề cập đến tinh thần của binh sĩ thì đó là một cách nhìn thiếu công bằng.

Tôi được hiểu rằng: Kế hoạch hoặc phương án hành quân và lệnh hành quân lúc nào cũng được bảo mật; sĩ quan thuộc cấp có thể biết một vài phần nhưng hạ sĩ quan và lính thì không được phép biết. Vì lẽ đó, những Người Lính VNCH đã tham chiến trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 01 năm 1974 – cả Địa Phương Quân/Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến – khi trở về đất liền được chào đón như những vị anh hùng là hoàn toàn hợp lý; bởi vì, Người Lính chỉ biết tuân lệnh, xã thân vào trận chiến vì tinh thần yêu nước, muốn bảo vệ quê hương chứ Người Lính không thể lựa chọn và cũng không cần biết ai phát họa phương án hoặc kế hoạch hành quân; phương án hoặc kế hoạch hành quân đó tốt hay xấu, có lợi hay bất lợi; phương án hoặc kế hoạch hành quân đó là một thảm họa hay là một khúc khải hoàn ca!

Cả thế giới đều biết, trận Hải Chiến giữa Hải-Quân VNCH và Hải Quân Trung cộng là một cuộc chiến không cân sức, như là "châu chấu đá xe". Thế mà Hải Quân VNCH vẫn chấp nhận chiến đấu để quân cướp Trung cộng biết rằng VNCH là chủ của Hoàng Sa – nghĩa là Hải-Quân VNCH cũng như Chính Phủ VNCH tự "rước" thảm họa (chữ của người nào dịch bài báo của Bill Hayton). Đó là tinh thần dũng cảm của Quân Lực VNCH, tác giả và mọi người – nhất là người Việt Nam – cần phải ghi nhận một cách trân trọng và nêu cao...

... Bill Hayton viết rằng: “…chính quyền Sài Gòn phải tham chiến với một nền kinh tế hầu như bị tê liệt…”

Đúng!

Vào thời điểm Hải Chiến Hoàng Sa, Chính Phủ VNCH với nền kinh tế hầu như bị tê liệt (chữ của Bill Hayton) và Người Lính VNCH chiến đấu trong điều kiện cạn kiệt vũ khí (chữ của Điệp Mỹ Linh); vì Hoa Kỳ không còn viện trợ vũ khí cho miền Nam Việt Nam nữa! Thế mà Chính Quyền VNCH và Người Lính VNCH vẫn “…Thù nước lấy máu đào đem báo…” (lời ca bài Quốc Ca VNCH). Tư cách như vậy, tác phong như vậy và tinh thần yêu nước như vậy phải được ghi nhận một cách công bằng và trang trọng, thưa ông Bill Hayton!...

XNV.- Thưa cô khi viết đoạn văn này cảm giác của cô như thế nào?

ĐML.- Tôi rất tức giận.

XNV.- Là phu nhân của một sĩ quan cao câp Hải Quân, xin cô cho biết tâm sự khi chứng kiến những trận thư hùng của hải quán và cô có cảm tưởng gì về người lính Hải Quân nói riêng, và người lính VNCH nói chung?

ĐML.- Kính thưa quý thính giả và thưa cô, để trả lời câu hỏi của cô, tôi xin trích một phần trong bài Nỗi Niềm của Người Vợ Lính. Đoạn ấy như thế này: “Từ ngày trở thành vợ của một ‘ông Hải Quân’ và được tháp tùng những cuộc hành quân hỗn hợp với các quân, binh chủng bạn, tâm nguyện của tôi là: Viết về những chiến tích có thật, sự dũng cảm có thật và những anh hùng có thật trong cuộc chiến giữa người Lính VNCH và người lính của đảng cộng sản Việt Nam (csVN) ...

...Năm 1974, Hải Quân VNCH cùng một số Địa Phương Quân, Người Nhái, Thủy Quân Lục Chiến, v.v… đã chống lại sự xâm lăng của Trung cộng tại Hoàng Sa. Tôi rất hãnh diện về sự kiện đó; vì trong đời tôi, Hải Chiến Hoàng Sa là cuộc chiến đầu tiên mà người Lính VNCH cùng thời đại với tôi đã hiên ngang chiến đấu chống lại sự xâm lược của ngoại xâm Trung cộng – kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam yêu nước – vào vùng lãnh hải của miền Nam Việt Nam.

Sau khi niềm hãnh diện trong tôi lắng xuống, bình tâm trở lại, bản tính ngay thẳng trong tôi bừng lên và tôi nhận ra, trong tim tôi, tất cả quân nhân Quân Lực VNCH đều có cùng một vị thế rất đặc biệt và bình đẳng. Bất cứ một người Lính của quân binh chủng nào bị thương hoặc tử trận, lòng tôi cũng ngậm ngùi và biết ơn. Lòng biết ơn của tôi đối với Thương Binh VNCH được thể hiện một cách trực tiếp và âm thầm – với sự hỗ trợ của các con tôi – trong mấy mươi năm qua. Lý do tôi viết nhiều về Hải Quân VNCH không phải tôi thiên vị Hải Quân VNCH mà chỉ vì tôi không biết, không hiểu nhiều về các quân binh chủng khác thuộc Quân Lực VNCH...

XNV.- Tiếp theo,mời quý vị theo dõi một đoạn văn khác của nhà văn ĐML: Xin trích một đoạn trong bài Người Lính Mỹ: “... Đối với tôi, cảnh lửa đạn trên sông hoặc dọc bờ sông, vào ban đêm, mang nặng tính chất hào hùng và bi thảm. Nhưng, hình ảnh và tiếng hát nghẹn ngào của Hải Quân đại úy Ashmore nơi mũi chiếc Command vào một đêm trăng, trên sông Cái Lớn, lại cho tôi hiểu thế nào là thương nhớ, thế nào là cô đơn, thế nào là bơ vơ, lạc lõng của một người lính chiến phải xa quê hương cả nửa vòng trái đất!

Gần nửa thế kỷ qua, không thể nào tôi nhớ được tựa đề của ca khúc mà Ashmore thường hát trên những dòng sông nhuộm máu. Nhưng giọng hát đầy u uẩn và bóng dáng đơn độc của Ashmore nơi mũi chiếc Command thì mãi hoài đọng lại trong hồn tôi!...”

XNV.- Thưa cô, với cuốn “Hải Quân Ra Khơi” cô đã gởi những tâm tình gì trong đó cho nguời Việt và đặc biệt như giới trẻ tụi cháu?

ĐML.- Kính thưa quý thính giả và thưa cô, Hải Quân VNCH Ra Khơi, 1975 là một cuốn tài liệu lịch sử, nhiều nhân chứng còn sống. Tôi quan niệm, khi viết truyện, tác giả có thể gửi gấm tâm tình của tác giả vào truyện; nhưng khi viết tài liệu thì chỉ có sự thật mà thôi.

XNV.- nhân ngày tưởng niệm Hoàng Sa và 74 tử sĩ của Hải Quân VNCH xin cầu nguyện Quốc Tổ linh thiêng phù trợ cho đất nước Việt Nam thoát khỏi ách cộng sản và đòi lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Mời cô gửi lời tạm biệt thính giả trước khi kết thúc chương trình.

ĐML.- ĐML xin trân trọng cảm ơn quý thính giả đã lắng nghe; kính chào Ban Giám Đốc Saigon Dallas Radio và chào hai cô xướng ngôn viên duyên dáng.

XNV.- Chào. Nhạc đệm kết thúc với bài Hải Quân Hành Khúc (chiến sĩ hải quân ra khơi....Ra khơi sóng vương dạt dào, lênh đênh nhấp nhô thân tàu....)

CSVN đồng lõa Trung Quốc “vu vạ” ngư dân Việt Nam cướp tàu cá nước khác ở Biển Đông

Bình luận của Lưu Kiếm Thanh
2022.01.24
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Trung Quốc “vu vạ” ngư dân Việt Nam cướp tàu cá nước khác ở Biển ĐôngHình minh hoạ: Tàu cá ngư dân Việt Nam ở đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi năm 201“Miệng nam mô, bụng một bồ dao găm”

Mới đây, trong một diễn đàn trực tuyến do Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines và một nhóm vận động địa phương tổ chức ở thủ đô Manila, Philippines ngày 17/01, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này sẽ không dùng sức mạnh để "bắt nạt" các láng giềng, nhấn mạnh sẽ giải quyết bất đồng ở Biển Đông một cách hòa bình. Ông này nói: "Việc chỉ chú trọng vào tuyên bố chủ quyền của một bên và áp đặt ý chí của mình lên những bên khác không phải cách mà các láng giềng đối xử với nhau. Điều này đi ngược lại triết lý phương Đông về sự hòa hợp giữa con người" (?) Với Philippines, ông mong muốn hai bên có thể "giải quyết hợp lý các vấn đề dựa trên tinh thần thiện chí và thực tế", đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ "không sử dụng sức mạnh của mình để chèn ép các nước nhỏ hơn”. (1)

Tuyên bố này của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra sau chỉ vài ngày khi Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 12/1 đã công bố một báo cáo trong đó đưa ra những lập luận pháp lý bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi nước này ngừng các hoạt động cưỡng ép và bất hợp pháp ở khu vực.. Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt với báo cáo này.

Với tuyên bố của ông Vương Nghị, liệu Trung Quốc thay đổi quan điểm? hay đơn thuần đây chỉ là động thái “lừa phỉnh” để “trấn an” các nước ở Biển Đông?

Có rất nhiều hành động của Trung Quốc gần đây đã cho thấy những lời nói trên của ông Vương Nghị không thể tin được.

Từ “đường chín đoạn” cho đến “Tứ Sa”

Báo chí mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah phát biểu hồi tuần trước lưu ý rằng Bắc Kinh hiện “không nhắc đến 'đường 9 đoạn”, mà tập trung nhiều hơn để biện minh về cái mà họ gọi là “Tứ Sa”. Ông Saifuddin Abdullah nói rằng các nước ASEAN cũng đã nhận ra sự thay đổi này trong cách lập luận của Bắc Kinh và yêu sách này "thậm chí nguy hiểm hơn" yêu sách cũ (2)

Khu vực mà Trung Quốc gọi là “Tứ Sa” là bốn nhóm đảo ở Biển Đông mà Bắc Kinh nói rằng họ có “quyền lịch sử” đối với nhóm đảo này, gồm Đông Sa (Dongsha Qundao), quần đảo Hoàng Sa (Xisha Qundao), khu vực bãi ngầm Macclesfield (Zhongsha Qundao) và quần đảo Trường Sa (Nansha Qundao). Còn yêu sách mà Bắc Kinh có thể đang muốn làm lu mờ - yêu sách “đường 9 đoạn” - là một đường hình chữ U bao quanh hầu hết Biển Đông mà Trung Quốc lâu nay đã và đang sử dụng đòi hỏi và tuyên bố yêu sách chủ quyền của họ trên vùng biển tranh chấp này.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, sự “lươn lẹo” của Trung Quốc đối với các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông ra sao.

Các hành động đe doạ vẫn tiếp diễn

Ông Vương Nghị nói rất hay, nhưng mà người ta vẫn chưa dễ quên được khi mà chỉ chưa đầy hai tháng trước, Trung Quốc còn phái ba tàu hải cảnh phun vòi rồng, buộc hai tàu tiếp tế dân sự của Philippines phải quay đầu tại bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ngày 19/1 lại đưa tin các lực lượng thuộc Chiến khu miền Nam của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa tiến hành tập trận huấn luyện bắn đạn thật ở Biển Đông. (3)

Các hành động hung hăng, đe doạ các quốc gia nhỏ yếu khác ở Biển Đông luôn xảy ra như vậy mà ông Vương Nghị nói chuyện đạo lý, liệu nghe có lọt tai chăng?

Vu vạ dân quân biển Việt Nam

Cũng cách đây không lâu, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc ngày 7/1 đăng bài bài của Ding Duo, Phó giám đốc Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Hoa Nam (Biển Đông), phân tích về lực lượng tàu đánh cá vũ trang” của Việt Nam với chiến thuật du kích nhằm chống lại lực lượng Trung Quốc trên biển (4).

Tác giả bài báo viết rằng: “Các ngư dân từ Trung Quốc, Malaysia và Indonesia cho biết họ đã bị các tàu đánh cá nước ngoài cướp và đe dọa ở Biển Đông trong những năm gần đây. Hơn chục thuyền viên trẻ trên những tàu đánh cá dị thường này có thể nói thông thạo tiếng Việt và họ cũng được trang bị vũ khí hạng nhẹ như súng lục và súng tiểu liên. Theo mô tả của ngư dân các nước, những tàu đánh cá vũ trang này rất có thể là của lực lượng dân quân biển Việt Nam.

Trong hơn một thập kỷ, Việt Nam đã sử dụng nguồn nhân lực và vật lực rất lớn để phát triển lực lượng dân quân biển. Lực lượng dân quân biển đóng vai trò là “con mắt” của Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam, thậm chí còn tham gia các cuộc đối đầu trên biển, không chỉ chèn ép mà còn đe dọa trực tiếp đến hoạt động và an toàn của tàu cá và tàu chấp pháp Trung Quốc.”

Cái kiểu “vu vạ”, “ngậm máu phun người” này của Trung Quốc, người dân thế giới không lạ gì.

Khoản 1, Điều 2 của Luật dân quân tự vệ 2019 của Việt Nam quy định rõ: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ”. Khoản 5 điều 2, Luật Dân quân tự vệ định nghĩa: “Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.”

Như vậy, ta có thể thấy mục tiêu lớn nhất của lực lượng dân quân biển Việt Nam là lực lượng tại chỗ để tích cực tham gia các hoạt động phòng tránh, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả thiên tai. Ngoài ra, do thực tế tình hình các ngư dân Việt Nam vẫn còn có các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền của nước ngoài, dẫn đến nhiều hệ lụy về pháp lý quốc tế, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Do đó, lực lượng dân quân tự vệ biển còn có nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến pháp luật về chủ quyền quốc gia, về tuân thủ các điều luật quốc gia và quốc tế, giữ gìn vùng biển và hải đảo hòa bình, ổn định và phát triển. Thêm nữa, tùy theo vị trí chiến lược và tầm quan trọng của cơ sở sản xuất, khai thác tài nguyên biển mà các đơn vị dân quân tự vệ được trang bị các loại vũ khí, khí tài phù hợp, được huấn luyện kỹ chiến thuật thích hợp để phối hợp với Hải quân Nhân dân Việt Nam sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu tích cực để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Trong một lần trả lời báo chí, Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Phương từ Việt Nam cho biết: Dân quân biển của Việt Nam phần lớn là ngư dân bản địa, hàng ngày vẫn đi đánh cá, ít được huấn luyện, chỉ được hưởng phụ cấp, không có lương.. hầu hết tàu cá của Việt Nam chỉ là tàu vỏ gỗ, chủ yếu đánh bắt gần bờ trong khi tàu dân quân biển Trung Quốc đều là tàu vỏ thép, được trang bị thiết bị vệ tinh, có thể đi xa bờ dài ngày và có khả năng chịu va chạm tốt.” (5)

Như vậy là chúng ta đã thấy sự khác nhau rõ rệt giữa dân quân biển Việt Nam và dân quân biển Trung Quốc. Dân quân biển Trung Quốc là công cụ của nhà nước, sử dụng chiến thuật “vùng xám” để đi gây hấn, xâm chiếm, cưỡng bức, đe doạ tại vùng biển của các quốc gia khác. Còn dân quân biển Việt Nam chỉ hoạt động tại vùng biển Việt Nam, chủ yếu là hoạt động đánh bắt trên biển và hỗ trợ ngư dân.

Chính vì vậy, Người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng cho rằng thông tin từ China Daily là thông tin không đúng sự thật và Việt Nam hoàn toàn bác bỏ: “Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng an ninh hòa bình và tự vệ. Hoạt động của các lực lượng chức năng Việt Nam tuyệt đối tuân theo pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Cùng với đó, Việt Nam luôn nỗ lực đóng góp vào việc duy trì khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hợp tác và phát triển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982. Chúng tôi kêu gọi các quốc gia trong và ngoài khu vực cùng đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào mục tiêu này.” (6)

_____________

Tham khảo:

1. https://www.reuters.com/world/china/china-wont-bully-neighbours-over-s-china-sea-foreign-minister-says-2022-01-17/

2. https://www.rfa.org/english/news/china/malaysia-southchinasea-01182022151031.html#.YefJ8yoT_LE.twitter

3. https://www.globaltimes.cn/page/202201/1246499.shtml

4. https://global.chinadaily.com.cn/a/202201/07/WS61d7a545a310cdd39bc7fb50.html

5. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-militia-squadron-cannot-threaten-china-06142021140931.html

6. https://baoquocte.vn/viet-nam-phu-nhan-thong-tin-xay-dung-luc-luong-dan-quan-tu-ve-tren-bien-171580.html


Bốn trong số các chiến hạm của Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974 (DR). Đôi lời trước khi viết:.
Người Việt Boston · Tâm Thức Việt - Anh Chi · Jan 19, 2019
Thưa quý thính giả, hôm nay Chương Trình Văn Học Nghệ Thuật mời nhà ... Đề cập đến trận Hải Chiến Hoàng Sa, tôi xin trích ...
Báo Quốc Dân · Thanh Niên Quốc Gia · Jan 30, 2021
Lễ Truy Điệu 45 Năm Hải Chiến Hoàng Sa 19/1/1974 – 19/1/2019 ... hướng dẫn đến vùng Dallas – Fort Worth để phỏng vấn ...
baotgm.net · V. anh nguyen · Jan 23, 2019
Giao lưu văn nghệ trên tàu Trường Sa HQ-571 - PHẦN 1Đêm đầu tiên trên chuyến hải trình đi quần đảo Trường Sa, một ...
YouTube · PhoBolsaTV · May 22, 2012
Tàu USS Benfold thực hiện Chiến dịch Tự do Hàng hải (FONOP) theo quy định ... động thái điều chiến hạm tới Hoàng Sa ...
Báo Quốc Dân · QD tv · 3 days ago
Phóng viên Vũ Nhân từ Dallas Fort Worth tường trình trong phóng sự ... và bảo tồn văn hóa Việt Nam tại hải ngoại. www ...
YouTube · SBTNOfficial · 2 hours ago
Xin mời quý độc giả xem 4 “youtube” tiều biều dưới đây: ... -Bà quả phụ Lê Văn Hoan/Hội Cảnh Sát: $100.00. -Ẩn danh: $50.00.
dòng sông cũ · V. anh nguyen · Nov 18, 2019
Hình ảnh lễ tưởng niệm. Ngày 17-1-1974, tư lệnh Vùng 1 Duyên Hải là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chỉ định HQ Đại tá Hà Văn ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · Jan 22, 2014

Ngày 17-1-1974, tư lệnh Vùng 1 Duyên Hải là Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chỉ định HQ Đại tá Hà Văn Ngạc làm chỉ huy trưởng ...
Vũ Thất · Lang Nguyen · Jan 23, 2014
Chương Trình Văn Học Nghệ Thuật Đài Phát Thanh Saigon-Dallas ... Trận Hải Chiến Hoàng Sa đã được Phó Đề Đốc Hồ ...
Botayvk · sachilechannel · 5 days ago
RFA (1-1-2014): Sự thật về hải chiến Hoàng Sa. ĐNO (3-1-2014): 43 đồ án dự thi kiến trúc Nhà trưng bày Hoàng Sa. BVN ...
vietbao.com · Tự Lực Bookstore · Sept 28, 2021
Các chiến sĩ Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. ... Hải Chiến Hoàng Sa sẽ được cử hành ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · Jan 12, 2008
Ngụy quyền VNCH đã dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc năm 1974. Nhưng từ đó đến nay các "chiến binh hèn nhát ...
UBND Quận Tân Bình · Jan 22, 2019
Tuy nhiên Cố vấn HK cho biết một lực lượng hùng hậu gồm 17 chiến hạm, trong đó có 13 chiến hạm và bốn chiếc tiềm thủy đỉnh ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · Jan 18, 2008
HQ.Ðại Tá Hà Văn Ngạc , Hải Ðội Trưởng Hải Ðội III Tuần Dương HQVNCH , người chỉ huy trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào ...
CHÍNH NGHĨA · KIM ÂU · Jan 31, 2002
Thưa quý thính giả, hôm nay Chương Trình Văn Học Nghệ Thuật mời nhà ... Đề cập đến trận Hải Chiến Hoàng Sa, tôi xin trích ...
Việt Báo Văn Học Nghệ Thuật · Tự Lực Bookstore · Jan 28, 2021
#HQHChannel Talkshow19JAN22: NHÌN LẠI HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974 & VAI TRÒ CỦA VIÊT NAM CỘNG HÒA ...
YouTube · Huỳnh Quốc Huy · 4 days ago
Ông nguyên là Phó Đề Đốc Tư lệnh Hải quân Vùng I Duyên Hải, Quân khu I, Việt Nam Cộng Hoà, từ năm 1970 đến năm 1975 ...
Hải Ngoại Phiếm Đàm · Tuệ Ngọc Vân Vân · Jan 13, 2019



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:
Đưa nàng lên đỉnh [15.08.2022 19:48]




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng!
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui
Người gốc Hoa kiều cháu thái thú Tô Định làm tổng bí thư
Cựu thiếu Mỹ úy William Calley bị kết án trong vụ thảm sát Mỹ Lai chết ở tuổi 80
Thuở trời đất nổi cơn cát bụi, Gái Việt Nam nhiều nỗi truân chuyên.
Nạn kỳ thị chủng tộc người Á Châu tại Mỹ
Đàn ông Nga bị đại dịch rối loạn cương dương do cuôc chiến của Putin, phụ nữ bị trầm uất làm giàm sinh suất đưa đến tuyệt chủng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng băng hà, quyền bính đảng và nhà nước được giao cho thái thú Tô Lâm, cháu 18 đời Tô Định VN tnay trong tay TQừ

     Đọc nhiều nhất 
Kamala Harris thắng như chẻ tre đảng Dân Chủ sẽ chiếm ghế Tổng Thống, Chủ Tịch Thương à Hạ Viện Cộng Hoà thành đối lấp thiểu số- TTCK tăng mạnh do tin ui [Đã đọc: 353 lần]
Ukraine mang quân giải phóng Nga lần đầu tiên kể từ đệ nhị thế chiến đất Nga bị Xâm chiếm [Đã đọc: 286 lần]
Trong khi những người Việt cuồng tín sùng bái Trump thì chính vợ ông ta muốn Harris thắng! [Đã đọc: 278 lần]
Thực tập sinh, du học sinh CSBK tại Nhật Bản ăn trộm về cho gia đình để trả tiền hối lộ được đi [Đã đọc: 234 lần]
Trump thảm bại tranh luận Harris thắng thế - Đa số người gốc Việt cuồng Trump trước đây giờ đổi phe định sẽ bỏ phiếu cho Harris [Đã đọc: 188 lần]
Ukraine tiến tấn công quy mô lớn nhằm vào Nga [Đã đọc: 172 lần]
Chiến sự Ukraine ngày 930: Thủ đô Moscow Nga bị tấn công lớn nhất, nổ cháy, khóc la khói lửa khắp thủ đô [Đã đọc: 160 lần]
Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bịTQ đánh đập dã man hàng chục dân VN thuong tich trên biển đã về đến đất liền [Đã đọc: 70 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.