Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ
     Các chuyên mục 

Tin tức - Sự kiện
» Tin quốc tế
» Tin Việt Nam
» Cộng đồng VN hải ngoại
» Cộng đồng VN tại Canada
» Khu phố VN Montréal
» Kinh tế Tài chánh
» Y Khoa, Sinh lý, Dinh Dưỡng
» Canh nông
» Thể thao - Võ thuật
» Rao vặt - Việc làm

Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca
» Cần mời nhiều thương gia VN từ khắp hoàn cầu để phát triễn khu phố VN Montréal

Bản sắc Việt
» Lịch sử - Văn hóa
» Kết bạn, tìm người
» Phụ Nữ, Thẩm Mỹ, Gia Chánh
» Cải thiện dân tộc
» Phong trào Thịnh Vượng, Kinh Doanh
» Du Lịch, Thắng Cảnh
» Du học, Di trú Canada,USA...
» Cứu trợ nhân đạo
» Gỡ rối tơ lòng
» Chat

Văn hóa - Giải trí
» Thơ & Ngâm Thơ
» Nhạc
» Truyện ngắn
» Học Anh Văn phương pháp mới Tân Văn
» TV VN và thế giới
» Tự học khiêu vũ bằng video
» Giáo dục

Khoa học kỹ thuật
» Website VN trên thế giói

Góc thư giãn
» Chuyện vui
» Chuyện lạ bốn phương
» Tử vi - Huyền Bí

Web links

Vietnam News in English
» Tự điển Dictionary
» OREC- Tố Chức Các Quốc Gia Xuất Cảng Gạo

Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng

Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP



     Xem bài theo ngày 
Tháng Tư 2024
T2T3T4T5T6T7CN
1 2 3 4 5 6 7
8 9 10 11 12 13 14
15 16 17 18 19 20 21
22 23 24 25 26 27 28
29 30          
   

     Thống kê website 
 Trực tuyến: 10
 Lượt truy cập: 24839344

 
Tin tức - Sự kiện 18.04.2024 22:56
Vì danh lợi cá nhân lãnh đạo CSVN ngã về Nga, TQ
10.03.2022 16:25

Đại sứ 21 nước châu Âu vừa viết một bài xã luận chung trong đó bày tỏ thất vọng với phiếu trắng của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi Hà Nội ‘sát cánh cùng Ukraine’ và vận dụng ảnh hưởng mà họ có với Nga để tác động đến Moscow.

Nguyễn Phú Trọng ký hàng loạt thỏa thuận với tổng thống Nga Putin tại SochiTổng thống Nga Vladimir Putin đang ôm  thân mật Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng 

Cuộc xâm lược của Nga, mà Moscow gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, đã bước sang tuần lễ thứ ba trong lúc phương Tây đang tăng cường sức ép cấm vận lên Nga cũng như tìm cách cô lập Moscow trên trường quốc tế.

Mặc dù có đến 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước đã bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược của Nga tại Đại hồi đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2/3, Việt Nam là một trong 35 nước đã bỏ phiếu trắng.

‘Liên Xô tan rã từ lâu’

Các đại sứ châu Âu chỉ ra số phiếu thuận áp đảo này để cho thấy ‘mức độ đồng thuận toàn cầu’ trong việc lên án Nga, nhưng cũng chỉ ra ‘chỉ có hai nước ASEAN bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam’.

“Liên hợp quốc đã cùng lên tiếng vì sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc,” bài xã luận đăng trên trang web của phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội hôm 8/3 khẳng định.

Một mặt, các nước châu Âu bày tỏ cảm thông quyết định của Việt Nam dựa trên lịch sử và mối quan hệ của nước này với Nga. Mặt khác, bài xã luận lập luận rằng lập trường không lên án cuộc xâm lược của Nga ‘là có hại’ cho Việt Nam.

“Chúng tôi hiểu mối quan hệ lịch sử quan trọng mà Việt Nam đã có với Liên Xô. Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam vào những thời điểm cần thiết trong khi các nước khác thì không,” các đại sứ châu Âu nhìn nhận nhưng đồng thời cũng nhắn nhủ Hà Nội rằng ‘Liên Xô đã tan rã từ lâu và chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới’.

Bài xã luận thừa nhận Việt Nam có những lợi ích riêng và quan điểm khác với châu Âu là ‘điều đương nhiên’, nhưng cũng nhắc Hà Nội cân nhắc lợi hại nếu như luật pháp quốc tế bị phá vỡ để một nước lớn bắt nạt và xâm lược nước láng giềng nhằm vẽ lại bản đồ, ngụ ý dường như so sánh tình thế Nga-Ukraine hiện nay với mối quan hệ nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung Quốc.

“Việt Nam liệu có được lợi ích khi thế giới được cai trị bằng logic đó hơn là bằng luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình?” bài viết lập luận.

‘Tiếng nói mạnh mẽ với Nga’

Các vị đại sứ châu Âu liên hệ cuộc chiến ở Ukraine hiện nay với lịch sử chiến tranh đau thương của Việt Nam để cho rằng Việt Nam sẽ thấu hiểu tình cảnh người dân Ukraine cũng như biết được giá trị của việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

“Và chính vì những ký ức cay đắng của chiến tranh và bởi vì tất cả chúng ta đều coi trọng hòa bình thực sự, mà tất cả chúng ta nên sát cánh cùng người dân Ukraine và tuyệt đại đa số cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột phi nghĩa này,” bài xã luận kêu gọi Hà Nội.

Bài xã luận nhắc đến tầm ảnh hưởng của Hà Nội đối với Nga vì ‘Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mà du khách Nga rất thích đến, đồng thời Việt Nam cũng có mối quan hệ sâu rộng với Liên bang Nga’. “Chúng tôi biết rằng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ với Nga,” các đại sứ khẳng định

Từ đó, đại sứ các nước châu Âu kêu gọi Việt Nam vận dụng ảnh hưởng của mình để hướng đến ‘một kết quả tích cực cho cả Nga và Ukraine’ – kết cục đó, theo phía châu Âu, là Nga ‘giảm leo thang và rút lui quân sự khỏi Ukraine’.

Ngoài 21 đại sứ các nước châu Âu tại Hà Nội, bao gồm Ailen, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Rumani, Séc, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý, bài xã luận còn có đại sứ Liên minh châu Âu đứng tên chung.

‘Chọn phe rõ ràng’

Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị, nhận định với VOA rằng lá thư chung này cho thấy châu Âu thấy được vị thế quan trọng của Hà Nội đối với Moscow nên châu Âu muốn Hà Nội ‘có tác động đến Tổng thống Nga Vladimir Putin’.

Ông Trung bày tỏ hy vọng Hà Nội sẽ lắng nghe các đại sứ châu Âu để tiến đến ‘chọn phe rõ ràng’ là đứng về phía Ukraine vì đó là ‘lựa chọn đạo lý cũng như lựa chọn vì lợi ích dân tộc’.

“Ở đây phải có lập trường rõ ràng chứ không thể mập mờ hay nước đôi được,” ông Trung nói, ý nhắc đến phiếu trắng của Việt Nam. “Chúng ta phải bảo vệ người yếu, bảo vệ cái đúng thì sau này thế giới mới bảo vệ chúng ta được.”

Ông nói là người dân Việt Nam, khi nhìn thấy cuộc xâm lược của Putin đối với Ukraine, ông ‘nghĩ đến hoàn cảnh Việt Nam cũng giống Ukraine là ở cạnh một nước lớn mà hàng ngàn năm nay vẫn luôn xâm lược Việt Nam’.

“Lý do ông Putin biện minh cho hành động xâm lược Ukraine là dân Nga với dân Ukraine là một – đó là chủ nghĩa Đại Nga rất giống với chủ nghĩa Đại Hán của Trung Quốc,” ông phân tích và cho rằng đứng về phía Ukraine như lời kêu gọi của châu Âu là ‘phục vụ lợi ích cốt lõi của Việt Nam’.

“Về quyền lợi quốc gia dân tộc Việt Nam, vấn đề chủ quyền bị đe dọa nghiêm trọng nên tôi nghĩ trật tự quốc tế phải đảm bảo không có chuyện cá lớn nuốt cá bé, không có chuyện nước lớn xâm lược nước nhỏ là cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam,” ông Trung nói.

Ông đồng tình với lập luận các nước châu Âu là Hà Nội không nên viện đến quan hệ truyền thống với Liên Xô trước đây để biện minh cho lập trường hiện nay.

“Liên Xô và Nga là hai thực thể khác nhau. Ukraine cũng từng thuộc về Liên Xô vậy,” ông nói. “Không thể viện lẽ quan hệ truyền thống để chà đạp đạo lý và pháp lý được.”

Ông cho rằng Việt Nam ‘hoàn toàn có thể chấp nhận được thiệt hại’ nếu quan hệ với Nga xấu đi nhưng Hà Nội ‘có thể bù đắp bằng quan hệ thương mại, ngoại giao, quốc phòng với các nước khác’.

“Bản thân châu Âu cũng đã chấp nhận thiệt hại rất lớn để đảm bảo giữ vững luật pháp và trật tự quốc tế,” ông chỉ ra.

Trung gian hòa giải?

Cũng như ông Nguyễn Tiến Trung, ông Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến từ Hà Nội, nói với VOA rằng Hà Nội ủng hộ Ukraine và châu Âu là ‘hợp với đạo lý và lợi ích quốc gia về lâu dài’.

“Lẽ ra Việt Nam phải phản đối quyết liệt (cuộc xâm lược của Nga) cùng với cộng đồng quốc tế. Những tính toán ngắn hạn cũng có phần nào đấy nhưng xét về lâu dài thì không tốt cho Việt Nam,” ông A nhận định.

Ông cho rằng bài xã luận chung của các vị đại sứ châu Âu ‘dù lập luận rất chặt chẽ’ nhưng cũng sẽ ‘không hề khiến Việt Nam thay đổi lập trường’ mà nếu Hà Nội vì bị áp lực mà lên tiếng phản đối Nga cũng là không hay.

“Bản thân Việt Nam phải từ trong đáy lòng mình thấy sự bất công, thấy sự vi phạm quốc tế mà không lên án thì cái đấy mới đáng lo ngại,” ông phân tích.

Tuy nhiên, thay vì quay ngoắt lập trường sang lên án Nga, ông đề xuất các lãnh đạo Việt Nam, chẳng hạn như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, có thể nói chuyện trực tiếp với ông Putin để đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Theo lời ông thì nếu sát cánh với Ukraine như lời kêu gọi của các nước châu Âu thì Việt Nam ‘chắc chắn sẽ có hậu quả xấu trong quan hệ với Nga, chủ yếu là dầu khí và vũ khí’. Nhưng nếu không đứng về phía châu Âu và phương Tây thì ‘cái giá phải trả của Hà Nội mới đắt hơn nhiều’.

“Về mặt kinh tế, Việt Nam làm ăn với các nước phương Tây là chính,” ông A chỉ ra.

Ông nói ông đồng ý với bài xã luận là Việt Nam không viện đến những ‘ân tình sâu xa’ để xử lý vấn đề hiện nay trong quan hệ với Nga.

“Sự giúp đỡ của bất kỳ ai Việt Nam cũng đều phải ghi nhận nhưng đó là chuyện trong quá khứ. Nhưng người đã từng giúp mình bây giờ người ta làm bậy thì chẳng lẽ mình không nên nói,” ông đặt vấn đề và cho rằng Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trước đây ‘cũng chính vì lợi ích của chính Liên Xô mà thôi’.

“Ân tình sâu xa với Đảng Cộng sản Trung Quốc thế nào mà Trung Quốc vẫn xâm lấn Việt Nam? Còn thái độ của Nga và Putin hiện nay ủng hộ Trung Quốc như thế nào?” ông lập luận.

Cộng sản Việt Nam cần từ bỏ ảo tưởng dựa Nga chống Tàu

Trung Nguyễn 14-8-2019

Theo tin từ BBC, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đã chính thức quay lại bãi Tư Chính sau khi rời khỏi khu vực này hôm 8/8/2019 để tiếp nhiên liệu. Giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chắc chưa kịp thở phào đã phải tiếp tục lo đối phó với “bạn tốt” Trung Cộng xâm lược ở bên ngoài và sự phẫn nộ của người dân Việt Nam về các chính sách đối ngoại và đối nội sai lầm của đảng Cộng sản.

Chính sách dựa Nga chống Tàu của cộng sản Việt Nam

Do không dám bắt tay ngay với Mỹ, quốc gia mà thời gian gần đây lãnh đạo đất nước vẫn cho giảng dạy tại các trường vũ trang là “đối tượng tác chiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam là quân đội Mỹ và đồng minh“, Cộng sản Việt Nam đã lựa chọn một đối tác truyền thống là Nga, một cường quốc biển, với lực lượng hải quân có thể hoạt động tầm xa và bảo vệ các mỏ dầu trên biển.

Bắt tay với Nga là bài học mà Cộng sản Việt Nam đã học được từ bài học cay đắng với Repsol, một công ty Tây Ban Nha, khi Trung Cộng đem tàu chiến vào, buộc Repsol phải rút lui khỏi dự án Cá Rồng Đỏ hồi năm 2017-2018. Chính phủ Tây Ban Nha im lặng, trong khi Repsol thậm chí còn muốn chính phủ Việt Nam phải bồi thường thiệt hại.

Tuy nhiên, việc mời công ty Rosneft của Nga liệu có phải là một bước đi khôn ngoan của Cộng sản Việt Nam? Liệu Trung Cộng sẽ e sợ sức mạnh hải quân Nga mà không dám điều tàu chiến uy hiếp các giàn khoan có Rosneft tham gia?Thế chân vạc như thời Tam Quốc

Kể từ sau Thế chiến 2, có thể nói quan hệ giữa ba đại cường Hoa Kỳ – Nga Xô – Trung Quốc ảnh hưởng đến toàn thế giới, và dĩ nhiên ảnh hưởng đến Việt Nam sâu sắc qua cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam – Bắc. Việc để mất Hoàng Sa năm 1974, một số đảo ở Trường Sa trong đó có Gạc Ma năm 1988, chiến tranh biên giới Tây Nam chống cộng sản Khmer Đỏ và phía Bắc chống cộng sản Trung Quốc, giai đoạn 1979-1989, đều có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ ý thức hệ cộng sản mù quáng không phân biệt bạn – thù với lợi ích quốc gia, cộng với ý chí duy trì quyền lực bất hợp pháp đến nỗi Cộng sản Việt Nam luôn lựa chọn sai lầm.

Sai lầm đó kéo dài đến ngày nay khi Cộng sản Việt Nam tiếp tục là đồng minh ý thức hệ với Trung Cộng, tán dương mô hình xã hội chủ nghĩa của Trung Cộng đã giúp Trung Quốc phát triển nhanh, ảo tưởng nước Nga hiện tại vẫn là “anh hai” truyền thống như thời Xô Viết, giúp đỡ Việt Nam đối phó với “anh ba” Trung Cộng.

Tàu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Cộng quay lại bãi Tư Chính mới đây chính là quả bom nổ tung những hi vọng của cộng sản Việt Nam về việc Trung Quốc sẽ không dám đụng đến công ty Rosneft của Nga.

Gấu Nga chỉ là đàn em của gấu Panda

Đầu tiên, có lẽ cộng sản Việt Nam hi vọng vào việc cạnh tranh chiến lược giữa Trung Quốc và Nga sẽ giúp Nga có thêm quyết tâm giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên biển Đông. Trung Cộng ngày càng mở rộng ảnh hưởng tại Trung Á, là “sân sau” truyền thống của Nga với dự án “Vành đai – Con đường”, thách thức ảnh hưởng của Nga tại khu vực này. Nga cũng không muốn Trung Cộng kiểm soát tuyến hàng hải hàng ngàn tỷ đô-la qua biển Đông, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Dù vậy, những mâu thuẫn giữa hai nước này là nhỏ so với việc Nga ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Cộng.

Năm 2014, Nga sát nhập Crimea từ Ukraine, nên bị phương Tây cấm vận khiến kinh tế Nga lụn bại. Trung Quốc là cường quốc duy nhất ủng hộ Nga. Đổi lại, Nga sẽ nhắm mắt làm ngơ trước đường lưỡi bò 9 đoạn độc chiếm biển Đông do Trung Cộng tưởng tượng ra. Năm 2016, chính Tổng thống Putin tuyên bố “tình đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc” sau khi Trung Cộng tuyên bố, không chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế bác bỏ yêu sách của Trung Cộng ở biển Đông sau vụ kiện của chính phủ Philippines.

Về kinh tế, nền kinh tế của Trung Quốc hiện tại lớn gấp 6 lần Nga, tính theo sức mua tương đương. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất cho tài nguyên thô của Nga. Bản thân Rosneft, một công ty dầu khí quốc gia của Nga đang khai thác dầu ở biển Đông, phải phụ thuộc vào tài chính của Trung Quốc và phải bán dầu cho Trung Quốc. Gần một nửa các thiết bị khai thác dầu khí của Nga mua từ Trung Quốc. Tỷ lệ dự trữ của đồng nhân dân tệ trong rổ dự trữ của Nga đã lên tới 14%.

Trung Quốc cũng là nhà cung cấp các bộ phận quan trọng trong các hệ thống vũ khí tiên tiến của Nga. Nga cũng đã cho phép Huawei cung cấp thiết bị mạng 5G. Các thiết bị mạng và camera an ninh dựa trên trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc được Nga mua và sử dụng để kiểm soát đối lập và người dân, dập tắt biểu tình phản kháng của dân đối với chế độ độc tài cá nhân trị Putin.

Với việc phụ thuộc vào tiền và công nghệ của Trung Cộng như vậy, không khó hiểu khi Nga luôn sẵn sàng bán các vũ khí tiên tiến nhất của mình cho Trung Cộng như hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, trong khi Việt Nam chỉ có thể mua được S-300 thế hệ cũ hơn.

Cùng nhau, Nga và Trung Quốc bác bỏ các giá trị tự do – dân chủ – nhân quyền mà họ coi là của phương Tây. Nga và Trung Quốc cũng ủng hộ nhau tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc để chống lại những điều mà họ coi là phục vụ cho lợi ích của phương Tây đại diện bởi Mỹ, Anh và Pháp.

Cộng sản Việt Nam cũng đem kỳ tích phát triển kinh tế của Trung Cộng để biện minh cho đường lối “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của mình, ngụy biện cho mô hình độc đảng toàn trị tại Việt Nam.

Nhìn thấy được sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc thì sẽ thấy được chiến lược dựa vào đội tàu hải quân của Nga để bảo vệ lợi ích của Việt Nam trên biển Đông chỉ là ảo tưởng của cộng sản Việt Nam.

Tương lai vẫn thuộc về chế độ dân chủ, pháp quyền

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Trung Cộng và Nga Xô cạnh tranh về mặt chiến lược với Hoa Kỳ, đó là hình mẫu cho một nhà nước lý tưởng tương lai của nhân loại. Việc phân định thắng thua đã rõ với thắng lợi thuộc về chế độ dân chủ. Chế độ nào thực sự “của dân, do dân, vì dân” mới là chế độ có sức sống bền bỉ.

Nga và Trung Cộng hiện tại không còn khả năng đề xuất một hình mẫu lý tưởng cho loài người như thời trước. Giới cai trị hai quốc gia này chỉ đơn thuần là bác bỏ các giá trị tự do – dân chủ – nhân quyền mà họ coi là của phương Tây. Dù vậy, giới tinh hoa (trí thức, thượng lưu, trung lưu, quan chức) trong các xã hội như của Nga, Trung Quốc, và cả ở Việt Nam đa số đều thân phương Tây, hướng về phương Tây, thể hiện rất rõ ở con số di dân định cư và du học của tầng lớp tinh hoa các nước này đều chọn phương Tây. Sự chọn lựa của tầng lớp tinh hoa sẽ cho thấy định hướng của các quốc gia này trong tương lai, bất kể chế độ chính trị hiện tại có vẻ chống phương Tây như thế nào đi nữa.

Bản thân chế độ cộng sản Việt Nam cũng phải dựa trên luật pháp quốc tế, tức là tư tưởng pháp quyền qua Liên Hiệp quốc và các tòa án quốc tế để làm vũ khí chống lại chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Nhưng trong nước, Cộng sản Việt Nam lại bác bỏ chế độ pháp quyền, trong khi đề cao chế độ đảng trị: Đảng đứng cao hơn pháp luật và chủ quyền đất nước, cũng tương tự như Trung Cộng cho rằng họ cao hơn công pháp quốc tế.

Chính do việc theo đuổi con đường độc tài của Tập Cận Bình và Putin đã khiến cho hai quốc gia này gặp phải rất nhiều vấn đề nội tại trong nước, không hóa giải nổi. Ví dụ như ở Trung Quốc, nước này đang bị kẹt bởi các vấn đề như quả bom nợ do cho vay nợ ào ạt để phát triển kinh tế; ô nhiễm môi trường trầm trọng; dân bất mãn vì không có các quyền tự do dân chủ (ở Hongkong đang diễn ra các cuộc biểu tình liên tục đòi dân chủ); vấn đề dân tộc như Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan; kẹt trong chiến tranh thương mại – công nghệ với Mỹ và phương Tây; tham nhũng rộng khắp; cuộc chiến quyền lực giữa các phe phái trong đảng cộng sản; tư tưởng bành trướng Đại Hán mà cộng sản Trung Cộng đã nhồi sọ người Trung Quốc, khiến quốc gia luôn phải sẵn sàng gây chiến;… Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Trung Quốc và chế độ độc tài ở Nga là không thể tránh khỏi (có phải là trước sau gì thì Putin hay Tập Cận Bình rồi cũng phải chết?).

Bài học cho cả cộng sản lẫn người dân 

Do đó, giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cần dứt khoát nhìn thấu suốt vấn đề về mặt chiến lược dài hạn cho đất nước trong hàng chục năm, và cả trăm năm tới. Đó là phải thiết lập mô hình dân chủ pháp quyền, đa nguyên đa đảng ở trong nước để đoàn kết dân tộc, huy động được sức mạnh toàn dân tộc.

Nên nhớ là sau khi ăn quả lừa thế kỷ, đánh Mỹ để “giải phóng miền Nam”, người dân Việt Nam sẽ không bị Cộng sản Việt Nam lừa bịp một lần nữa: Dân sẽ không đổ máu bảo vệ Tổ quốc để rồi đảng Cộng sản nhận vơ đó là công của cộng sản và tiếp tục cai trị đất nước một cách độc đoán.

Bên ngoài, Việt Nam cần liên minh với các quốc gia dân chủ ở cả phương Tây như Hoa Kỳ lẫn phương Đông để chống lại sự xâm lược và ảnh hưởng tiêu cực của Trung Cộng lên đất nước.

Cần nhớ là có rất nhiều quốc gia phương Đông chọn chế độ dân chủ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia,… Phải chấm dứt ngụy biện cho rằng tự do – dân chủ – nhân quyền là các giá trị của phương Tây, không thích hợp với Việt Nam.

Việc cần làm ngay trước mắt là khởi kiện Trung Cộng thăm dò dầu khí bất hợp pháp tại bãi Tư Chính, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lên tòa quốc tế để giữ vững thế chính nghĩa của Việt Nam.

Dĩ nhiên, cộng sản Việt Nam sẽ không trao trả quyền lực cho người dân một cách dễ dàng nếu người dân không chủ động đoàn kết lại với nhau để tạo sức mạnh đấu tranh, tương tự như người dân Hongkong đang làm, để thoát khỏi chế độ độc đảng toàn trị của Trung Cộng.

Đoàn kết, chủ động đứng lại với nhau qua từng hội nhóm nhỏ như xã hội dân sự, đấu tranh một cách hợp pháp để giữ gìn lực lượng, đợi thời cơ đến,… và muôn vàn phương pháp đấu tranh sáng tạo khác, phù hợp với từng địa phương, với hoàn cảnh từng người một. Đó là cách thức khả dĩ hiện nay để buộc chế độ cộng sản Việt Nam phải thực hiện khát vọng dân chủ và độc lập của người dân.

Cuộc chiến Nga-Ukraine 2022 có giống cuộc chiến biên giới Trung-Việt năm 1979?

RFA
2022.03.08
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Cuộc chiến Nga-Ukraine 2022 có giống cuộc chiến biên giới Trung-Việt năm 1979?Một người đàn ông đi giữa những ngôi nhà bị phá hủy trong cuộc không kích của Nga vào thành phố Bila Tserkva, miền trung Ukraine vào ngày 8 tháng 3 năm 2022.
 Aris Messinis / AFP

Cập nhật vào lúc 11:10 PM giờ miền Đông nước Mỹ

Rạng sáng 24/2/2022, Nga chính thức tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, đánh dấu bước leo thang lớn đối với xung đột Nga-Ukraine bắt đầu từ năm 2014.

Khi xung đột Nga - Ukraine bước sang ngày thứ sáu với mức độ khốc liệt ngày càng tăng, tờ The Diplomat đã có bài của tác giả Khang Vu so sánh cuộc chiến này với cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc vào năm 1979.

Theo The Diplomat, cuộc xâm lược của Nga, sau khi không đảm bảo được cam kết từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không mở rộng thành viên sang Ukraine, làm nhớ lại cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc vào năm 1979, sau khi nước này nghiêng hẳn về Liên Xô khi ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Moscow vào một năm trước đó.

Nhiều cư dân mạng Việt Nam đã rút ra sự tương đồng giữa hai cuộc xâm lược: một cường quốc lớn, không hài lòng với chính sách đối ngoại của một nước nhỏ hơn, quyết định tiến hành một cuộc xâm lược để dạy cho ‘thế lực nhỏ’ một bài học. Theo nghĩa này The Diplomat cho rằng, việc Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược chớp nhoáng vào Việt Nam vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, với hơn 600.000 quân có sự tham gia gần giống với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Về mặt hình thức mà nói, cả hai cuộc chiến khá tương đồng nhau, và đó là chuyện một nước lớn đi xâm lược một nước láng giềng nhỏ hơn có chủ quyền.
-Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ

Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ khi trao đổi với RFA từ Na Uy hôm 8/3 cho rằng, về mặt hình thức mà nói, cả hai cuộc chiến khá tương đồng nhau, và đó là chuyện một nước lớn đi xâm lược một nước láng giềng nhỏ hơn có chủ quyền. Tuy vậy, mục đích của hai cuộc xâm lược có vẻ khác nhau. Ông Vũ giải thích:

“Trong cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979, mục tiêu chính của Trung Quốc đó là nắn gân Việt Nam, ngăn chặn chuyện Việt Nam kết hợp với Liên Xô mà làm mất an ninh của Trung Quốc. Việc Trung Quốc chỉ tiến hành các hoạt động quân sự nhanh chóng ở biên giới vì lo ngại Liên Xô có thể đổ quân và vũ khí vào giúp Việt Nam và cùng lúc tấn công Trung Quốc.”

Còn mục đích chính của cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hiện nay, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ là chủ yếu nhằm sáp nhập Ukraine vào Nga, cho dù Nga viện dẫn các lý lẽ khác nhau biện minh cho cuộc xâm lược. Tiến sĩ Vũ nói tiếp:

“Ukraine ở trong một tình huống không có đồng minh với các cam kết bảo vệ lãnh thổ, vì vậy mà họ dễ bị tổn thương khi người Nga đưa quân vào. Lúc này, vì không có các đồng minh lớn một cách chính thức để bảo đảm an ninh quốc gia, Ukraine chiến đấu gần như là đơn độc. Các khoản trợ giúp của các quốc gia dành cho Ukraine chủ yếu bởi vì họ không muốn thấy Nga sáp nhập Ukraine, trở thành một nước lớn và làm mất thế cân bằng chiến lược ở châu Âu.”

Cũng theo The Diplomat, mặc dù rất thú vị khi rút ra mối liên hệ giữa hai cuộc chiến xâm lược này, nhưng sự ví von như vậy đã bỏ sót một điểm khác biệt cơ bản giữa Việt Nam vào năm 1979 và Ukraine vào năm 2022. Cụ thể, Trung Quốc đã xâm lược một quốc gia được hậu thuẫn bởi một siêu cường mà họ đã có hiệp ước chính thức, trong khi Ukraine không chính thức là một phần của bất kỳ liên minh quân sự nào với phương Tây. Trong khi mục tiêu của hai cuộc xâm lược có thể giống nhau - nhằm làm suy giảm niềm tin của Việt Nam và Ukraine vào các cam kết an ninh của Liên Xô và NATO.

Trả lời RFA từ Hà Nội hôm 8/3, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, chiến tranh Nga- Ukraine 2022 và chiến tranh Trung-Việt 1979 có chỗ giống và cũng có khác nhau. Giống ở chỗ hai cuộc chiến đều phi nghĩa, nước lớn đánh nước láng giềng nhỏ và đã từng rất thân thiết, giống ở chỗ Trung và Nga đều bịa đặt ra những lý do xảo trá, vu cáo để gây chiến, bị đại đa số các chính phủ và nhân dân trên toàn thế giới lên án. Còn khác nhau giữa hai cuộc chiến thì theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống có nhiều. Ông kể ra vài điểm khác nhau cơ bản:

“Một là Trung quốc nói sẽ dạy cho Việt Nam bài học vì muốn làm “Tiểu bá” (trong khi họ bảo Liên Xô là đại bá), còn Nga nhằm trừng phạt Ukraine vì muốn gia nhập khối NATO, bị vu cho là có khuynh hướng phát xit.

Hai là Trung quốc chỉ đánh vào sáu tỉnh biên giới rồi bị nện cho tơi tả, phải rút về, trong lúc đánh nhau hình nhưng không đàm phán. Nga thì đánh sâu vào đến thủ đô của Ukraine và hai bên đã có vài cuộc đàm phán.

Ba là Trung quốc giỏi tuyên truyền dối trá nên gần như toàn thể dân của họ không có tiếng nói phản đối nào đáng kể, nhưng lực lượng tại Việt Nam theo và ủng hộ Trung quốc cũng không làm được gì. Nga thì bị một số người trong nước phản đối, nhưng lại được sự đồng tình của một số dân Ukraine có nguồn gốc từ Nga.

Điều thứ tư theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống là cuộc chiến đấu của Việt Nam tuy có được sự ủng hộ của nhân dân thế giới, nhưng sự ủng hộ đó không mạnh mẽ bằng sự ủng hộ đối với Ukraine.

000_ARP2093997.jpg
Lính Trung Quốc bị bắt được các chiến binh Việt Nam giữ lại trên chiến trường Cao Bằng, ngày 26 tháng 2 năm 1979. AFP PHOTO.

Dù Việt Nam có đồng minh chính thức khi Trung Quốc xâm lược vào năm 1979, nhưng theo The Diplomat, khó có thể đoán được liệu cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam có bị hạn chế khi không có liên minh Việt-Xô hay không, hay liệu Trung Quốc có xâm lược nếu Hà Nội chưa bao giờ nghiêng về phía Liên Xô ngay từ đầu.

Hiện một số cư dân mạng ở Việt Nam đã bày tỏ lo lắng rằng việc Nga xâm lược Ukraine nhắc nhở họ về mối đe dọa về một cuộc xâm lược bất ngờ tiềm tàng của Trung Quốc nếu Việt Nam nghiêm túc xem xét việc tham gia một liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại Trung Quốc trong tương lai.

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc khi trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 8/3 nhận định:

“Nga động binh tiến hành xâm lược Ukraine với rất nhiều lý do ngụy biện là Nga bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, trước sự bành trướng của Mỹ và khối NATO... hay thực chất là Nga xâm lược Ukraine để thực hiện tham vọng khôi phục lại đế quốc Nga thời kỳ Nga Sa Hoàng mà Putin hằng mơ ước? Còn lý do đầu tiên mà Putin đưa ra là để bảo vệ những người nói tiếng Nga trong khu vực tự trị ở Ukraine, thì tôi cho rằng cũng hoàn toàn ngụy biện. Nếu như chính quyền Kiev tàn sát, diệt chủng người nói tiếng Nga thì đã có LHQ xử lý. Đằng này Ukraine là nước có chủ quyền, tự trị hay không là công việc nội bộ.”

Một ai đó mà so sánh cuộc xâm lược Ukraine là một hành động tự vệ, thì chẳng khác nào thừa nhận cuộc xâm lược năm 1979 đối với VN là cuộc phản kích tự vệ.
-Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một trong những nguyên tắc của LHQ là không can thiệp công việc nội bộ của nước khác và không có lý do gì để bảo vệ hành động này của Putin. Ông Phúc cho biết ông lên án hành vi Nga xâm lược Ukraine. Liên quan việc một số tướng lãnh quân đội Việt Nam ủng hộ Nga trong xung đột với Ukraine, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nói:

“Một ai đó mà so sánh cuộc xâm lược Ukraine là một hành động tự vệ, thì chẳng khác nào thừa nhận cuộc xâm lược năm 1979 đối với VN là cuộc phản kích tự vệ. Chúng ta thấy rõ VN chưa bao giờ xâm lược TQ, mà VN có truyền thống quan hệ hữu hảo với TQ, TQ viện trợ rất lớn cho VN trong chiến tranh... Vấn đề đó ai cũng hiểu, nhưng bây giờ một số tướng của VN lại đánh đồng hành vi xâm lược Ukraine của Putin là hành động tự vệ, thì chẳng khác nào ủng hộ hành động của TQ trước đây với VN. Cuộc chiến giữa Putin và Ukraine mới diễn ra 12 ngày, nhưng cuộc xâm lược của TQ đối với VN vào ngày 17/2/1979 không phải ngày một ngày hai mà kéo dài đến 10 năm.”

Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, âm mưu mà TQ nói dạy cho VN một bài học không phải là TQ muốn chiếm VN, không phải là TQ muốn đặt ách cai trị đối với VN như là chế độ phong kiến trước đây... mà TQ muốn VN thuần phục TQ, từ bỏ quan hệ với các nước phương Tây, để TQ dễ dàng thao túng ở Biển Đông, thao túng ở khu vực Đông Nam Á... Nhưng TQ đã không ngờ ý chí chiến đấu của nhân dân VN năm 1979.

Ông Phúc cho rằng ai hiếu chiến, ai ủng hộ chiến tranh, dù bất cứ trên danh nghĩa nào, đều phải bị lên án, đều phải bị phê phán... chứ không phải cứ đứng về một bên hay ủng hộ một bên khác.

___________

Đính chính: Bài viết có trích một phần trong bài viết "Why the Russia-Ukraine War is Not the Same as the Sino-Vietnamese War of 1979" của tác giả Khang Vu trên The Diplomat hôm 1/3/2022. Do sơ suất khi biên tập bài, biên tập viên đã bỏ qua lỗi không ghi nhận bài viết của tác giả Khang Vu. Xin thành thật xin lỗi tác giả Khang Vu và bạn đọc.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: "Mỹ và một số quốc gia viện trợ vũ khí cho Ukraine là... đổ dầu vào lửa?"

< A >
Ngàn Hương (Danlambao)
 - Báo Tuổi trẻ đăng bài trả lời phỏng vấn thượng tướng Nhuyễn Chí Vịnh, nguyên thứ trưởng BQP, với tựa đề: “Xung đột Nga-Ukraine: Không bên nào thắng”(1).

Tuy rằng không võ biền như Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Đức Hải, không gân cổ gào thét ồn ào như Lê Văn Cương. Bài trả lời phỏng vấn của tướng Vịnh tuy có vẻ nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn là luận điệu ủng hộ tên kẻ cướp Putin, được che đậy khéo léo hơn mà thôi.

Người ta không ngạc nhiên khi ông Vịnh bênh Nga chằm chằm, mà ngạc nhiên vì nhận thức non kém của một vị tướng 3 sao, nhiều năm phụ trách đối ngoại của bộ QP.

Đọc cái tựa bài báo đã nói lên rằng, ông nhận thức sai về bản chất cuộc chiến. Ông đã đánh đồng kẻ xâm lược là Nga và bên bị xâm lược là Ukraine, khi gọi là xung đột Nga-Ukraine. Nó còn thể hiện lập trường nước đôi khi ông cho rằng không bên nào thắng.

Với nhận thức sai lầm như vậy, nên ông không dám gọi Nga xâm lược, mà lại đánh lừa dư luận là “Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine” .

Ông đã “gắp lửa bỏ tay người” khi cho rằng “Mỹ và một số quốc gia viện trợ vũ khí cho Ukraine trong tình hình hiện nay là sai lầm, là đổ thêm dầu vào lửa”.

Xin hỏi tướng Vịnh rằng: Trước đây Bắc Việt nhận viện trợ của Liên Xô, TQ và phe XHCN, từ vũ khí đạn dược và lương thực, thực phẩm để đánh VNCH, thì ông có cho đó là các nước này đang “đổ dầu vào lửa” không?

Năm 1979, khi TQ xâm lược nước ta, VN nhận viện trợ vũ khí của Liên Xô để chống quân xâm lược. Như vậy có phải là Liên Xô đã đổ thêm dầu vào lửa không?

Những người lính Ukraine yêu nước, chiến đấu để bảo vệ tổ quốc thì ông gọi là bọn cực hữu, rất manh động.

Ông nói rằng: “Nếu các bên thiếu kiềm chế, không chỉ Nga - Ukraine mà cả các quốc gia can dự nữa, thì nguy cơ từ chiến tranh mở rộng, cộng hưởng với chiến tranh kinh tế, chính trị và tạo ra phân cực thế giới mới thì vấn đề có thể bị đẩy đi xa hơn, rộng hơn, xấu hơn rất nhiều”.

Ai phải kiềm chế thưa ông? Kẻ ăn cướp phải kiềm chế hay bên tự vệ phải kiềm chế?

Ông còn hù dọa rằng: “Ukraine sẽ tan nát sau cuộc chiến và trước mắt là một tương lai lệ thuộc, mất ổn định, xung đột, thậm chí nội chiến lâu dài”.

Đặc biệt là ông rất lưu manh khi nói rằng: “Ngưng ngay viện trợ quân sự cho tất cả các bên”… “Tất cả các bên, trước tiên là Nga và Ukraine, rồi đến các quốc gia can dự vào cuộc xung đột này, nhất là Mỹ và EU đều phải "quay xe", lùi lại”.

Để giải thích cho lá phiếu trắng của VN, ông nói: “chúng ta cần phải căn cứ vào vị thế của đất nước để có tiếng nói phù hợp đóng góp cho hòa bình, ổn định, an ninh thế giới”.

Không dám lên án quân xâm lược là đóng góp cho hòa bình ư?

Ông nói: “Trong hơn 1/4 thế kỷ qua, sóng gió như vậy nhưng Việt Nam giữ vững được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, giữ được độc lập tự chủ và những gì chúng ta đang có, đồng thời giữ được hòa bình”.

Những vụ TQ cắt cáp, hạ đặt dàn khoan trái phèo vào lãnh hải, đâm, cướp ngư cụ và bán chết ngư dân VN mà ông gọi là giữ được hòa bình ư?

Ông đã “lòi đuôi cáo” khi nói rằng “Không đồng tình với các lệnh trừng phạt kinh tế, bao vây, cấm vận áp đặt lên nước Nga”.

Tham vọng mở rộng lãnh thổ của nước Nga thời Putin là có hệ thống. Nga đã xúi dục hai vùng lãnh thổ Nam Ossetia và Abkhazia, thuộc Gruzia ly khai để trở thành các nước cộng hòa độc lập dưới sự ủng hộ của Nga.Năm 2008, Nga đưa quân đội tấn công vào Gruzia với lý do bảo vệ dân Nga, và chiếm hai khu vực ly khai này.

Y hệt như hai bang miền Đông của Ukraine là Donetsk và Luhansk của Ukraine, cũng do Nga xúi dục đòi độc lập. Và nay Nga tấn công Ukraine cũng với lý do bảo vệ dân Nga hai vùng nói trên. Cùng với việc Nga cướp đảo Crưm của Ukraune năm 2014.

Vậy mà câu trước ông Vịnh nói: “Chúng ta phản đối bất cứ hình thức nào áp đặt chiến tranh với Ukraine”. Thì câu sau lại nói: “Khi sống cạnh nước lớn mà anh lại định đem sức mạnh quân sự để đối đầu với họ là hạ sách”. Chứng tỏ kiến thức và tầm nhìn chiến lược quân sự của ông chỉ là mớ giẻ rách không hơn không kém.

Cuối cùng ông Vịnh cũng chỉ là cái loa tuyên truyền không công cho tên xâm lược, lại còn dạy khôn Ukraine, khuyên họ phải thế nọ thế kia.

Ts Nguyễn Sĩ Dũng từng nói: “Khi Sự đe dọa về an ninh từ Ucraine chỉ là một lý do ngụy tạo. Tuy nhiên, cho dù tồn tại một lý do như vậy, thì mục đích cũng không thể biện hộ cho phương tiện trong một xã hội văn minh. Công khai ủng hộ ô Pu chỉ là âm thầm phản bội những lợi ích chiến lược của đất nước”.

Xem ra cái tâm và tầm của ông Vịnh thua xa Ts Nguyễn Sĩ Dũng rất nhiều.

Chú thích:



CSVN thông mà không minh trong vụ Ukraine

< A >
Phạm Trần (Danlambao)
 - Sợ Nga nổi giận mà Việt Nam đã theo đuôi Trung Cộng bỏ “phiếu trắng” về cuộc xâm lăng Ukraine của Nga trong cuộc biểu quyết tại Liên Hiệp Quốc ngày 2/3/2022.

Sự việc này cho thấy Việt Nam không có bản lĩnh chính trị độc lập như Cao Miên và Myanmar (Miến Điện), hai nước cũng có quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Trung Hoa mà đã cùng với 6 nước còn lại của khối ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) gồm Phi Luật Tân, Nam Dương, Tân Gia Ba, Ma Lai Á, Thái Lan và Brunei bỏ phiếu lên án Nga. Nước thứ hai trong ASEAN bỏ phiếu trắng là Lào, nhưng vị trí đàn em của Vạn Tượng đối với đàn anh Trung Cộng không quá nặng như Hà Nội.

Nghị quyết lên án Nga được 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước thành viên Liên Hiệp Quốc, đạt tỷ lệ đồng thuận 73%. Trung Cộng là một trong 35 quốc gia bỏ phiếu trắng. Năm nước bỏ phiếu chống Nghị quyết LHQ gồm Eritrea, Bắc Hàn, Syria, Belarus và Nga.

Lập trường của Việt Nam

Tại Liên Hiệp Quốc, Đại biểu Việt Nam là Đặng Hoàng Giang nói: “Việt Nam hết sức lo ngại về tình hình xung đột vũ trang hiện nay ở Ukraine, một quốc gia thành viên có chủ quyền của LHQ…. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan giảm leo thang căng thẳng, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh, nhằm đạt được giải pháp lâu dài có tính đến lợi ích và quan ngại của tất cả các bên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.”

Vào ngày hôm sau, 3/3/2022, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố tại Hà Nội: “Việt Nam luôn theo dõi sát sao và hết sức quan ngại trước tình hình xung đột vũ trang tại Ukraine đang ảnh hưởng tới hoà bình, ổn định tại khu vực và trên thế giới.”

Bà Hằng nói: "Chúng tôi cho rằng ưu tiên hiện nay là cần kiềm chế tối đa, chấm dứt các hành động sử dụng vũ lực để tránh gây thêm thương vong và tổn thất đối với dân thường, nối lại đối thoại và đàm phán thông qua tất cả các kênh nhằm đạt được giải pháp lâu dài, có tính đến lợi ích chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở phù hợp với Hiến chương của Liên hợp quốc các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Từ hai lời tuyên bố này, vị trí chính trị “thân Nga” của Việt Nam trong cuộc chiến ờ Ukraine đã rõ rệt, trong khi Cao Miên, nước láng giếng nhỏ bé từng bị Việt Nam chiếm đóng từ tháng 12/1978 đến tháng 9/1989, đã tự chủ được lương tâm để lên án Nga xâm lược.

Quan hệ Việt - Nga

Hành động của Việt Nam không ngạc nhiên vì hai nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 30/01/1950, trước khi Việt Nam chia đôi tháng 7/1954. Sau đó, khi Cộng sản miền Bắc khởi động chiến tranh chống Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam thì Nga, khi ấy đứng đầu Liên bang Xô Viết, đã cùng với các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu và Trung Cộng cung cấp vũ khí, lương thực và huấn luyện quân sự cho miền Bắc, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau khi chiến tranh kết thúc ngày 30/04/1975, Nga tiếp tục huấn luyện và trang bị vũ khí chiến tranh cho Cộng sản Việt Nam. Phần lớn lực lượng tầu chiến, tầu vận tải, 6 tầu ngầm và máy bay chiến đấu đều do Nga viện trợ hay bán cho Việt Nam.

Theo báo Nhân Dân ngày 30/11/2021: “Hợp tác kinh tế-thương mại song phương duy trì đà tăng trưởng tích cực với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt gần 4,85 tỷ USD. Tính đến tháng 4/2021, Nga đứng thứ 25 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 144 dự án và tổng số vốn đăng ký khoảng 944 triệu USD. Việt Nam có hơn 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng vốn đăng ký gần 3 tỷ USD.”

Vì vậy, trong dịp kỷ niệm 70 năm quan hệ “chiến lược toàn diện” với Nga, báo của đảng CSVN, Nhân Dân viết: “Nhân dân Việt Nam luôn biết ơn sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của nhân dân LB Nga trong thành phần Liên Xô (trước đây) dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trên các diễn đàn đa phương, hai bên đồng quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp chặt chẽ và ủng hộ nhau tại các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN.”

Có ngả nghiêng không?

Bên cạnh phản ứng chính thức, có vài viên chức Ngoại giao cũng được phỏng vấn hay viết bài về tình hình Ukraine trên báo Quốc Tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Tác giả Vũ Đăng Minh, chuyên viên về Châu Âu viết: “Vì sao Nga khởi xướng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine? Động thái này hoàn toàn không bất ngờ, vì những mâu thuẫn, đối đầu tích tụ từ trong lịch sử và hiện tại, từ ý đồ chiến lược của các bên, chỉ chờ dịp là bùng phát.” (báo Quốc Tế, ngày 27/02/2022)

Nhưng tại sao Nga tự ý xua quân xâm lăng nước láng giềng trong khi không bị Ukraine tấn công thì ông Minh giải thích: “NATO (North Atlantic Organization) từng kết nạp các thành viên Đông Âu, quốc gia thuộc Liên Xô cũ, áp sát, bao vây, đe dọa an ninh, lợi ích của Nga và không có dấu hiệu dừng lại. Chính phủ Ukraine có động thái xa rời, thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, thậm chí là “bài Nga”. Họ nhiều lần bày tỏ mong muốn gia nhập NATO, sẵn sàng để NATO triển khai lực lượng, vũ khí trên lãnh thổ Ukraine.”

Rõ ràng trong lập luận này, Vũ Đăng Minh đã không dám gọi cuộc chiến tranh ở Ukraine bắt nguồn từ “cuộc xâm lăng quân sự” tự phát của Nga.

Thứ đến, ông Minh đã “gắp lửa bỏ tay người” để cáo buộc NATO đã tìm cách bao vây Nga và “vu vạ” cho Ukraine đã “bài Nga” và muốn “gia nhập NATO”.

Đi xa hơn, ông Minh còn bệnh vực hành động xâm lược của Nga khi viết: “Nga nhiều lần nêu điều kiện bảo đảm an ninh, nhưng NATO và chính phủ Ukraine phớt lờ. Các bên vẫn kiên quyết giữ nguyên tắc, không quan tâm đúng mức đến yêu cầu, cảnh báo của bên kia.Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, bất cứ ai cố cản đường, tạo ra mối đe dọa đất nước và nhân dân Nga, Moscow sẽ đáp trả ngay lập tức và hậu quả sẽ chưa từng thấy trong lịch sử. Nghĩa là Nga sẽ tiến hành mọi hành động được cho là cần thiết.”

Từ Crimea đến Donbass

Nên biết Nga đã chiếm đóng bán đảo Crimea ở đông nam Ukraine năm 2014, sau khi quân chống Chính phủ kêu gọi Nga giúp. Sau đó Nga tiếp tục cung cấp vũ khí và ủng hộ phe ly khai chống Chính phủ Ukraine ở Donesk và Lugansk vùng Donbass. Vào ngày 22/02/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận Cộng hòa tự xưng Donesk (DPR) và Lugansk (LPR), đồng thời tung quân Nga vào lấy lý do bảo vệ an ninh cho dân gốc Nga, nhưng thực chất là xâm lăng Ukraine.

Vậy mà Vũ Đăng Minh vẫn mói thay cho Nga: “DPR, LPR kêu gọi giúp đỡ, ký kết hiệp ước với Nga. Các điều kiện cần thiết đã hội tụ. Kịch bản mở chiến dịch quân sự đã nằm sẵn trong két sắt. Đây không phải là ưu tiên số một, nhưng khi các phương án khác không khả thi, thì nó được kích hoạt. Tổng thống Vladimir Putin lệnh phát động chiến dịch quân sự.”

Cuối cùng, ông Minh kết luận: “Theo Nga, đó là chiến dịch quân sự đặc biệt, nhằm phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, trung lập hóa Ukraine; ngăn chặn, triệt tiêu hậu họa có thể xảy ra.”

Kế đến là cuộc Phỏng vấn của báo Quốc Tế với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó Tổng thư ký ASEAN.

Ông Tuấn cũng “tát nước theo mưa” khi nói: “Nguyên nhân chính của việc Nga phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào Ukraine rạng sáng ngày 24/2 (2022) là việc Nga lo ngại Mỹ và Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tiếp tục mở rộng biên giới sang phía Đông giáp nước Nga và Ukraine sẽ sớm trở thành thành viên của NATO.” (báo Quốc Tế, ngày 28/02 /2022)

Cũng giống như Vũ Đăng Minh, ông Tuấn đã biện bạch cho hành động xâm lăng của Nga: “Trước sự xích lại gần nhau giữa Ukraine với Mỹ và NATO, cuối năm 2021, phía Nga đã gửi đề nghị cho Mỹ và NATO, trong đó nêu rõ các quan ngại nêu trên của mình. Đồng thời, Nga cũng triển khai một lực lượng quân đội lớn xung quanh Ukraine để hỗ trợ cho các đòi hỏi của mình. Khi các đòi hỏi mà Nga cho là "chính đáng" không được đáp ứng, thì Nga đã "động binh" bằng chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 vừa qua, với mục tiêu là tìm cách "trung lập hóa" và "phi quân sự hóa" Ukraine.”

Theo quan điểm của ông Hoàng Anh Tuấn thì: “Nga phải hành động để việc Ukraine trở thành thành viên NATO sẽ không bao giờ xảy ra.”

Ông nói: “Tôi cho rằng, cuộc chiến này có thể để chấm dứt bất kỳ lúc nào để mở đường cho các các cuộc đàm phán an ninh rộng lớn hơn khi các yêu cầu của Nga về việc trung lập hóa Ukraine và Ukraine không trở thành thành viên của NATO được đáp ứng.”

Ngôn ngữ của nhà ngoại giao Hoàng Anh Tuấn đưa ra như một “tối hậu thư” của Nga dành cho Ukraine, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nhân dân Ukraine sẽ chấp nhận đầu hàng dễ dàng như vậy.

Báo chí ngất ngư

Trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, Tuyên giáo chỉ cho phép báo-đài của Việt Nam gọi cuộc xâm lược Ukraine của Nga là "Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine", hay “kể từ khi "Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine."

Lệnh thông tin-tuyên truyền của Tuyên giáo về tình hình Ukraine-Nga đã được Lê Hải Bình, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đưa ra tại Hội nghị trực tuyến với 38,000 đại biểu báo cáo viên Trung ương tháng 3/2022 tại Hà Nội.

Bình nói: “Không trích dẫn thông tin thiếu kiểm chứng, không sử dụng các từ ngữ không phù hợp, các từ ngữ mang tính chỉ trích, tiêu cực về các bên liên quan, về lãnh đạo các nước; tuyên truyền khẳng định trong tình hình phức tạp hiện nay tại Ukraine, với mong muốn hòa bình, ổn định và cuộc sống bình thường sẽ sớm trở lại tại Ukraine.”

Cách thông tin không dám coi vụ Nga vô cớ tấn công vào Ukraine là “cuộc xâm lăng” của báo chí và chỉ thị “Không trích dẫn thông tin thiếu kiểm chứng, không sử dụng các từ ngữ không phù hợp, các từ ngữ mang tính chỉ trích, tiêu cực về các bên liên quan” của Tuyên giáo cho thấy rõ bản tính sợ Nga và sợ Tầu cố hữu của phía Việt Nam vẫn không thay đổi, dù cả Thế giới đã lên án hành động tán ác vô nhân đạo của Nga ở Ukraine.

Ngược lại, báo chí của Việt Nam Cộng sản lại thông tin rộng rãi quyết định tạm thời ngưng bắn của Nga để “mở hành lang nhân đạo sơ tán dân thường” tại các vùng giao tranh. Nhưng nguyên nhân người dân Ukraine phải bỏ nhà chạy loạn vì quân Nga đã dùng hỏa tiễn, súng cối hạng hặng, xe tăng, máy bay trực thăng và nhiều loại vũ khí khác bắn phá bừa bãi vào vùng dân cư tại các thành phố lớn, kể cả Thủ đô Kyiv.

Truyền thông Việt Nam không có mặt tại Ukraine nên lệ thuộc hoàn toàn vào các hãng thông tin nước ngoài, phần lớn của Nga. Vì vậy, trong khi tuyệt đại đa số báo chí Tây phương và ở các nước không Cộng sản đều đưa tin trung thực về tình hình Ukraine thì báo chí ở Việt Nam đã “đứng giữa” khi loan báo các diễn tiến bằng ngôn ngữ có định hướng của Tuyên giáo.

Cũng đáng ghi nhận sự kiện báo-đài của Việt Nam đã tránh đưa tin thiệt hại vật chất và thương vong của thường dân Ukraine do Nga gây ra. Cũng thiếu vắng là những hình ảnh chiến đấu của quân và dân Ukraine, và cảnh chạy cư nheo nhóc của những phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi với gương mặt mất hồn đang trú ẩn ở ga xe lửa hay trong các giáo đường, và ở các nước láng giềng Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc v.v…

Nhìn người nhớ đến ta

Đối với người Việt Nam trong và ngoài nước thì những thảm cảnh của dân tộc Ukraine phải gánh chịu vì cuộc xâm lăng của Nga gây ra cũng chẳng khác gì những cuộc tản cư, chạy loạn chiến tranh trên Quê hương chúng ta từ 1954 đến 1975, và “vượt biên, vượt biển” từ 1975-1989.

Đáng nhớ nhất là cuộc di cư lịch sử từ miền Bắc vào miền Nam của trên 1 triệu người, sau Hiệp định Geneve chia đôi đất nước năm 1954; cuộc tản cư tang thương của đồng bào Quảng Trị trên Đại lộ kinh hoàng vào Thừa Thiên-Huế năm 1972; cuộc di tản bi thảm của mọi tầng lớp quân và dân trong cuộc triệt thoái Cao Nguyên trên đường số 7-B, từ Pleiku về Tuy Hòa ngày 14/3/1975.

Chính cuộc rút quân liều lĩnh từ Cao Nguyên về vùng Duyên hải, theo lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, sau khi Ban Mê Thuột rơi vào tay Cộng quân ngày 12/3/1975, đã dẫn đến sụp đổ của Sài Gòn ngày 30/04/1975.

Cuối cùng là cuộc bỏ nước ra đi kinh hoàng của hơn một triệu người bằng đường bộ qua ngả Cao Miên và “thuyền nhân” bằng đường biển đến các nước lân bang trong vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Tân Gia Ba (Singapore), Mã Lai Á (Malaysia), Phi Luật Tân (the Philipines) và Nam Dương (Indonesia).

Bách khoa Toàn thư mở viết: “Số người vượt biên diễn ra cao điểm vào các năm 1978 - 1979 (thời kỳ diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam (1975-1977) và chiến tranh biên giới Việt - Trung (1979-1989) trong đó chiếm một tỷ lệ đa số là người Hoa, họ vượt biên vì lo sợ chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Vào năm 1978, số lượng người Hoa chiếm tới 70% trong số những người vượt biên từ Việt Nam bằng đường biển. Ngoài ra, có khoảng 250.000 người gốc Hoa vượt biên sang Trung Quốc bằng đường bộ tại biên giới phía Bắc từ tháng 4 năm 1978 đến mùa hè năm 1979. Vào năm 1980, số người vượt biên sang Trung Quốc đạt 260.000 người. Sau giai đoạn này, số Hoa kiều tại Việt Nam đã giảm một nửa (từ 1,8 triệu năm 1975 xuống còn 900.000 vào năm 1989), người Hoa đã không còn là thế lực kiểm soát nền kinh tế Việt Nam như trước nữa.”

Trong tất cả những biến cố đau buồn vừa kể, không ai biết đích xác có bao nhiêu con dân Việt Nam đã bỏ mình trên đường chạy giặc Cộng sản tìm tự do.

Nhưng Bách khoa Toàn thư mở đã ghi nhận: “Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ước tính có từ 200.000 đến 400.000 thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân (bệnh tật, tai nạn, bão tố, gặp hải tặc...). Những ước tính khác cho rằng có từ 10 đến 70 phần trăm thuyền nhân chết trên biển do mọi nguyên nhân.”

Quay lại với cuộc chiến ở Ukraine do Nga gây ra từ tháng 2/2022 mới thấy tham vọng “chiếm đất giành dân” của nhà độc tài Putin, cũng không khác với độc tài Cộng sản Việt Nam trong chiến tranh là bao nhiêu. Nhưng khi Putin đề cao chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng da trắng gốc Nga đề bành trướng lãnh thổ thì đảng CSVN đã áp đặt cường quyền của thiếu số đảng viên để toàn trị đa số nhân dân.

Cả hai chiến thuật này, chung quy cũng phát xuất từ lòng tham vô đáy của chủ nghĩa bành trướng và bá quyền phản dân chủ của người Cộng sản mà thôi.

(03/022)

Đại tá Lê Thế Mẫu kiên trì ca ngợi TT Putin và tin vào thắng lợi của Nga ở Ukraine

Berlin

NGUỒN HÌNH ẢNH,KIEU AN GIANG

Chụp lại hình ảnh,

Người dân ở Berlin mang hình Putin, Lukashenko ra ví với Hitler trong biểu tình chống cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine

Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin KHQS, Viện Chiến lược Quốc phòng, trở thành nhà bình luận hàng đầu của đài báo Việt Nam về Nga-Ukraine và tình hình quốc tế.

Trước đó, ông đã khẳng định góc nhìn của mình là ủng hộ viên của Tổng thống Nga, qua phát biểu trên Sputnik được các đài báo VN giới thiệu lại, rằng "Tổng thống Nga Putin là chính khách uyên bác" trong bài đăng ngày 21/12/2018.

Trả lời báo Sputnik của Nga, bản tiếng Việt trong tuần qua ông khẳng định "sau tất cả, nước Nga sẽ chiến thắng".

Vì Bộ Ngoại giao Việt Nam không phát biểu nhiều về cuộc chiến tại Ukraine, có thể coi quan điểm được truyền thông chính thống ở Việt Nam đăng tải phần nào phản ánh cách nhìn, và mong muốn của một bộ phận quan trọng các quan chức - quân sự nước này trong chiến sự tại Ukraine.

Đại tá Mẫu không chỉ được coi như chiến lược gia quân sự mà còn được báo chí VN giới thiệu như một chuyên gia phân tích chính trị quốc tế.

Ukraine protest in Edinburgh

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Biểu tình ở Scotland chống chiến tranh do Nga tiến hành ở Ukraine. Đại tá Lê Thế Mẫu ở Việt Nam gọi thanh niên người Scotland tình nguyện giúp Ukraine "là khủng bố Hồi giáo"

Анастасія та її кіт Фредді у бомбосховищі

NGUỒN HÌNH ẢNH,ANASTASIYA

Chụp lại hình ảnh,

Cô gái Ukraine chăm sóc mèo trong thời gian bị bom đạn Nga tấn công

Hôm 11/03/2022, đại tá Mẫu nêu ra một số nhận định về hướng đi của cuộc chiến tại Ukraine.

Theo ông, nói trên trang Viet Times thì:

"Diễn biến chiến sự đang hướng đến kịch bản: chính quyền Ukraine phải chấp nhận thất bại, chấm dứt chiến sự và đáp ứng các yêu cầu của Nga. Đó là, chính quyền Kiev phải công nhận vị thế trung lập, không gia nhập Nato; công nhận chủ quyền của DPR và LPR; công nhận Crimea thuộc chủ quyền của Nga."

Hôm 22/02, hai ngày trước khi Nga tấn công Ukraine, đại tá Lê Thế Mẫu nói với VTC News rằng việc Nga công nhận hai cộng hòa Donetsk và Luhansk là nhằm "ngăn chặn hành động phiêu lưu quân sự của chính quyền Kiev".

Cùng lúc, ông nêu ra cáo buộc nghiêm trọng với Ukraine, nước đang có tổng thống là người gốc Do Thái, có thân nhân bị phát-xít Đức hủy diệt trong Thế Chiến II rằng đây là xã hội đã phát-xít hóa:

"Tuy nhiên, dù theo kịch bản nào thì tình hình Ukraine sẽ còn lâu mới có thể ổn định được vì tư tưởng phát xít mới và quốc xã mới đã ăn sâu vào nhận thức của cả một thế hệ người Ukraine kể từ sau khi giành được độc lập từ Liên Xô năm 1991."

Theo ông Mẫu, quân tình nguyện từ châu Âu, Mỹ, Canada sang giúp Ukraine chống Nga "chính là khủng bố Al Qaeda mới".

Tuy thế, vị đại tá ở Việt Nam không nêu bằng chứng vì sao các thanh niên Scotland, Anh, Đức, Ba Lan... gia nhập binh đoàn tình nguyện Ukraine lại phải trở thành "chiến binh Hồi giáo, khủng bố" chống lại các nước sinh ra họ, nơi đa số dân theo Ki Tô giáo.

Mặt khác, lời của ông Mẫu về người Ukraine khá gần với nhận định của Tổng thống Nga Putin rằng "người dân Ukraine đã bị tẩy não" (brainwashed), sau khi chiến sự không diễn ra theo ý của quân Nga và không có cảnh dân Ukraine "đổ ra đường cầm hoa đón chào quân Nga", mà trái lại, họ phản đối Nga kịch liệt.

Map showing how Asia voted
Chụp lại hình ảnh,

Bài của Mariko Oi trên BBC News hôm 10/03 đánh giá vì sao Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc không lên án cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine như đa số các thành viên LHQ

Đánh giá của chiến lược gia Việt Nam cho rằng "quân Nga làm nhiệm vụ khó khăn là vừa đánh địch, vừa bảo vệ thường dân" và không nói gì về chuyện hàng triệu dân Ukraine, gồm nhiều người Việt Nam ở Ukraine bỏ chạy sang EU trước bom đạn Nga.

Trong các phát biểu của mình, đại tá Mẫu tỏ ra kiên định ủng hộ Tổng thống Putin, ngay cả sau khi ông Putin lên án kịch liệt cố lãnh tụ Liên Xô là Lenin.

Về cơ bản, luận điểm của ông Putin nói chính quyền Xô Viết thời kỳ đầu của Lenin đã "sai lầm tai hại" khi công nhận quyền tự quyết của các dân tộc bị trị trong Đế chế Nga.

Chính sách này sau được phát triển thành chiến lược của Đảng CS Nga ủng hộ các dân tộc bị trị, thuộc địa ở châu Á đấu tranh chống đế quốc.

Đây cũng là điều khiến Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Nga tìm đến "chủ nghĩa Lenin" để có sự hỗ trợ giành độc lập cho Việt Nam khỏi chế độ thực dân Pháp trong thập niên 1920s.

Đại tá Lê Thế Mẫu nay đề xuất giải pháp "tốt nhất" cho Ukraine như sau:

"Giải pháp khả dĩ nhất có lợi cho cả hai bên là chính quyền Kiev chấp nhận ngừng chiến sự; công nhận Crimea thuộc chủ quyền của Nga; thành lập Cộng hòa liên bang Ukraine bao gồm cả DPR và LPR, có vị thế trung lập, không gia nhập Nato."

Điều ông không nói là hàng trăm nghìn dân tại DPR và LPR đã được Nga cấp hộ chiếu Liên bang Nga, vậy nếu họ "trở thành công dân CH Liên bang Ukraine" thì quy chế quốc tịch sẽ ra sao.

Và có vẻ như Đại tá Mẫu không đồng ý với quan điểm chính thức của nhà nước ở Việt Nam, và cả Trung Quốc là ủng hộ "sự toàn vẹn lãnh thổ" cho Ukraine.

< iframe src="https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/vietnam-60734566/p0bv425y/vi" title="Media player" allow="autoplay" scrolling="no" allowfullscreen="" class="bbc-sd0it0 e7h5is90" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.33px; height: 362.986px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Ký hiệu Z – biểu tượng ủng hộ chiến tranh tại Ukraine của Nga

Ông cũng nói, không trích nguồn, rằng "hiện nay, chính quyền Kharkiv và một số tỉnh khác đang thảo luận dự thảo Bản Tuyên ngôn của Cộng hòa Liên bang Ukraine".

Điều này khác với những gì BBC tìm hiểu được, như chuyện người dân ở Kharkiv vẫn tiếp tục chống lại nỗ lực tiến chiếm của Nga và dân ở Kherson bị Nga chiếm đóng đã biểu tình phản đối việc lập ra thêm một "Cộng hòa Nhân dân Kherson" do Nga chỉ đạo.

Thái độ hào hứng với cuộc chiến "diệt phát-xít" của Nga tại Ukraine của Đại tá Mẫu ở Việt Nam xem ra còn đi xa hơn cả quan điểm của lãnh đạo Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây nhất có trao đổi với lãnh đạo Pháp và Đức, bày tỏ "sự đáng tiếc là chiến tranh quay trở lại châu Âu". Trung Quốc cũng đã gửi trên 700 nghìn USD viện trợ nhân đạo cho Ukraine.



Ukraine yêu cầu Việt Nam cấm các giao dịch thanh toán bằng thẻ Mir của Nga

RFA
2022.03.10
Share o­n WhatsApp
Share o­n WhatsApp
Ukraine yêu cầu Việt Nam cấm các giao dịch thanh toán bằng thẻ Mir của NgaTrụ sở Ngân hàng Nhà nước Nga ở Moscow
 Reuters

Ngân hàng Trung ương Ukraine vào ngày 9/3 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng trung ương Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan , Armenia, Thổ Nhĩ Kỳ ngưng mọi  giao dịch với hệ thống thanh toán bằng thẻ Mir của Nga.

Mạng AsiaFinancial loan tin ngày 10/3, dẫn thông cáo của Ngân hàng Nhà nước Ukraine với yêu cầu các ngân hàng trung ương các nước vừa nêu ngưng chấp nhận thanh toán các loại thẻ của Mir tại những máy rút tiền tự động ATMs và vô hiệu hóa việc sử dụng các loại thẻ Mir.

Thông cáo nêu rõ yêu cầu được đưa ra vào thời điểm thật khẩn cấp cần tăng cường những áp lực tài chính toàn cầu đối với nước Nga xâm lược Ukraine.

Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine, Dmytro Kuleba, vào ngày thứ hai 7/3 lên tiếng về việc hãng hàng không Israel El Al tiếp tục chấp nhận thanh toán qua hệ thống thẻ Mir của Nga. Vị này cho rằng việc sử dụng hệ thống thanh toán thẻ Mir của Nga là vô đạo đức và là một cú đánh vào mối quan hệ Ukraine- Israel.

Hãng hàng không Israel Al El lên tiếng cải chính họ đã cấm thanh toán bằng thẻ Mir của Nga từ ngày 28/2.

Người Việt nhìn về chiến tranh Ukraine-Nga, nghĩ đến Trung Quốc

  • Luật sư Đặng Đình Mạnh
  • Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Bản đồ cho thấy cuộc tiến công của quân đội Nga vào Ukraine từ phía đông. Cập nhật ngày 7 tháng 3
Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ cho thấy cuộc tiến công của quân đội Nga vào Ukraine từ phía đông. Cập nhật ngày 7 tháng 3

Ngay từ khi ông Putin tập trung 20 vạn quân đóng dọc biên giới phía đông Ukraine dưới chiêu bài tập trận, thì nhiều người Việt mẫn cảm với thời cuộc đã sớm có sự so sánh tình cảnh Ukraine với Việt Nam hiện tại.

Cũng đều là các nước sống cạnh láng giềng khổng lồ luôn luôn có tham vọng lãnh thổ vượt ngoài phạm vi biên giới và thực tế đã nhiều lần ra tay thực hiện tham vọng đó. Ukraine bị Nga chiếm Crimea và lăm le chiếm hai tỉnh phía đông có đa số dân Nga cư ngụ. Việt Nam cũng vậy, bị Trung Quốc chiếm Hoàng Sa và chực chờ chiếm phần Trường Sa còn lại.

Cả Việt Nam với Ukraine là những quốc gia độc lập, có chủ quyền. Mà theo đó, lẽ ra có toàn quyền chọn lựa, tự quyết tất cả mọi vấn đề về đối nội, đối ngoại phù hợp với sự phát triển quốc gia mình. Thế nhưng, sống bên cạnh gã hàng xóm khổng lồ xấu tính, thì những lựa chọn tự quyết đều bị can thiệp.

Biden và Putn

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Biden và Putn

Nga yêu cầu Ukraine phải giữ vai trò "trái độn" an ninh cho Nga. Thế nên, Nga cho rằng các toan tính của Ukraine kết nối, gia nhập sâu rộng hơn với phương tây đều mang ý nghĩa thù địch, có khả năng tạo mối đe dọa an ninh cho Nga.

Vai trò "trái độn" của Ukraine chỉ mới phát sinh sau từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước khi Liên Xô sụp đổ và Ukraine trở thành một quốc gia độc lập và mâu thuẫn trở nên sâu sắc hơn kể từ sự kiện 100 ngày Euromadan vào năm 2014. Từ đó, Ukraine mạnh mẽ chuyển đổi dân chủ hóa đất nước và giữ khoảng cách với Nga. Đồng thời, Ukraine cũng công khai ý định gia nhập khối Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ukraine bị lôi kéo vào cuộc chiến năm 2014 khi phe ly khai thân Nga chiếm giữ các khu vực ở phía đông

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Ukraine bị lôi kéo vào cuộc chiến năm 2014 khi phe ly khai thân Nga chiếm giữ các khu vực ở phía đông

Về phương diện pháp lý, tất cả những động thái vừa kể của Ukraine đều phát sinh từ quyền tự quyết của một quốc gia. Thế nhưng, về phương diện chính trị, động thái ấy lại thành cái cớ hoàn hảo để ông Putin động binh đông tiến.

Hà Nội ngày 22/2

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Hà Nội ngày 22/2

Việt Nam, quốc gia rất thấm thía vai trò "trái độn" từ khá lâu, trước Ukraine ít nhất gần bốn thập kỷ. Từ giữa thập kỷ 50 thế kỷ trước với sự kiện ký kết Hiệp định Genever 1954, mà trong đó, "đàn anh" Trung Quốc đã tác động để phần phía bắc lãnh thổ Việt Nam, từ vĩ tuyến 17 trở lên trở thành "trái độn" an ninh cho Trung Quốc cho đến tận tháng 04/1975. Tương tự như việc phân chia hai miền Nam, Bắc Triều Tiên là di sản tồi tệ còn tồn tại đến tận ngày nay chưa thể giải quyết được.

Thế nên, quan sát những biến động trong quan hệ Ukraine - Nga cũng chính là cách rút ra bài học làm đối sách cho Việt Nam trong quan hệ Việt - Trung. Không chỉ Việt Nam, mà chắc chắn, ngay cả Trung Quốc cũng thế, vì họ còn có mối bận tâm lớn không kém là Đài Loan.

Thế giới, từng quốc gia, từng khối liên minh công bố các biện pháp trừng phạt Nga với các cách thức chưa từng áp dụng bao giờ. Thậm chí, cả Thụy Sỹ, các tổ chức thể thao cũng đã mau chóng từ bỏ vai trò trung lập, phi chính trị truyền thống để sớm công bố, nối dài thêm các biện pháp trừng phạt Nga.

Харків

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Kharkiv sau bom đạn Nga bắn vào

Chưa hết, ngày 02/03/2022, cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết với đa số phiếu lên án cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putin.

Trong cuộc bỏ phiếu công khai đó, việc các quốc gia bỏ phiếu thuận để lên án Nga là phổ biến, là bình thường. Nhưng công chúng đặt sự chú ý của mình hơn đối với các quốc gia bỏ phiếu chống và bỏ phiếu trắng.

Việt Nam không bỏ phiếu chống, nhưng là 01 trong 35 quốc gia bỏ phiếu trắng mặc cho những lời tuyên bố trước đó của người đại diện Việt Nam tuyên bố trước cuộc họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc gồm: Phê phán chiến tranh, đề cao luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bảo vệ độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ ... Tuy lời tuyên bố không nhắc đích danh Nga, nhưng Nga có vẻ đã là đối tượng của lời tuyên bố khi họ là quốc gia chủ động phát động chiến tranh, phủ nhận luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đồng thời, xâm phạm vào độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine !

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Một hình ảnh vệ tinh cho thấy hậu quả của các cuộc pháo kích ở ngoại ô phía đông bắc Kharkiv, Ukraine ngày 26 tháng 2 năm 2022

Rõ ràng, với vị thế khá tế nhị của chính quyền Việt Nam trong quan hệ với Nga, chúng ta khó hình dung ra một lời tuyên bố chính thức nào tốt hơn thế.

Kyiv năm 2018

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Kyiv năm 2018

Với lá phiếu trắng, nhiều người Việt đã phải tự hỏi, nếu Việt Nam rơi vào hoàn cảnh Ukraine, thì thế giới có ủng hộ như đã từng ủng hộ Ukraine không ? Họ có bỏ phiếu thuận để lên án kẻ xâm phạm đến Việt Nam như đang lên án Nga? Hay họ bỏ phiếu trắng để đáp trả phiếu trắng của Việt Nam cho Ukraine?

Bên ngoài sứ quán Ukraine tại Hà Nội hôm 5/3

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Bên ngoài sứ quán Ukraine tại Hà Nội hôm 5/3

Các câu hỏi được đặt ra đều hết sức cần thiết và chính đáng, mà trả lời những câu hỏi đó, nó giúp cho Việt Nam có đối sách thích hợp nếu lỡ rơi vào hoàn cảnh như Ukraine.

Theo đó, tôi đã đọc được nhiều câu trả lời mà đa phần là khá bi quan !

Tôi nghĩ khác. Nếu là Việt Nam, thì phản ứng của thế giới vẫn không khác. Điều có thể khác, chỉ là mức độ mà thôi. Vì các lẽ :

- Khi lập nên các định chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Tòa án Quốc tế, luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc … thì các quốc gia sáng lập viên đều hướng đến các mục tiêu đẹp đẽ, tiến bộ cho nhân loại. Đến nay, các định chế quốc tế này vẫn đang hoạt động. Ngoại trừ một thiểu số rất nhỏ, thì nhìn chung, thế giới ứng xử với nhau tử tế hơn so với mức người Việt bi quan. Các giá trị công lý, công bằng vẫn được minh thị bảo vệ. Việc một quốc gia mang quân đội đến xâm phạm một quốc gia khác có chủ quyền là hành vi xâm lược, vi phạm luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, đi ngược với lợi ích chung của thế giới. Cho nên, nếu Việt Nam là nạn nhân của sự xâm lược, thì thế giới, kể cả Ukraine sẽ vẫn lên tiếng bênh vực.

- Ngoại trừ một số ít quốc gia là cường quốc, hoặc thành viên của các liên minh quân sự hùng mạnh có thể tự bảo vệ mình trước các sự xâm phạm, thì đa phần còn lại đều là các quốc gia nhỏ, đều phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ mình. Cho nên, nếu Việt Nam là nạn nhân của sự xâm lược, thì hầu hết các quốc gia nhỏ đã từng bỏ phiếu thuận lên án Nga thì cũng sẽ bỏ phiếu thuận lên án quốc gia xâm lược Việt Nam. Vì họ bỏ phiếu thuận cho Việt Nam cũng là cách họ bỏ phiếu thuận bảo bệ cho chính mình vào tương lai và theo đó, luật pháp quốc tế được tôn trọng.

Đây cũng chính là lý lẽ mà bà Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam ngỏ trên trang cá nhân của mình: "Tôi hiểu được việc Việt Nam muốn giữ thế trung lập. Nhưng hiện không phải thời điểm thích hợp để giữ lập trường như vậy, bởi vì đây không chỉ là chuyện của Ukraine. Đây là vấn đề trật tự thế giới, đây là vấn đề tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam là nước nhỏ, cần dựa vào luật pháp quốc tế. Họ cần thể hiện ra rằng bất cứ ai vi phạm luật pháp quốc tế đều phải chịu hậu quả và phải đối mặt với công lý".

Thế nên, bất kể phiếu trắng của Việt Nam tại Liện Hiệp Quốc khác biệt so với 141 phiếu thuận của thế giới có làm phiền lòng Ukraine và nhiều người Việt khác đang lên án cuộc chiến xâm lược của ông Putin, thì điều đó vẫn không ngăn cản thế giới ủng hộ Việt Nam nếu rơi vào trường hợp như Ukraine trong tương lai. Đó là điều chắc chắn.

Tuy vậy, Việt Nam cũng cần thấy rằng việc điều chỉnh chính sách đối ngoại để không còn giữ mình trong hoàn cảnh tế nhị như hiện nay với Nga là điều hết sức cần thiết, khi mà quyền lợi mà ông Putin đòi hỏi cho nước Nga đang chà đạp luật pháp quốc tế, đi ngược với lợi ích chung của thế giới. Để Việt Nam không còn phải bỏ phiếu trắng cho những nỗ lực chung của nhân loại nhằm giữ gìn trật tự thế giới và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Hôm nay, người Việt lo lắng nhìn về Ukraine. Lo lắng cho Ukraine một, thì phải lo lắng cho Việt Nam gấp muôn phần. Vì lẽ, Việt Nam không chỉ là một danh xưng quốc gia, mà đó còn là quê hương.

Chiến tranh gắn kết dân tộc Việt-Nga'

Ngày thứ Ba 12/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm nhà nước tới Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ chiến lược song phương.

Nhân sự kiện này, BBC đã hỏi chuyện Tiến sỹ Anatoly Sokolov, chuyên gia về Việt Nam tại Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, về quan hệ đặc biệt giữa hai quốc gia tuy cách trở về mặt địa lý nhưng lại có nhiều gắn bó.

TS Sokolov: Đúng là về mặt địa lý thì Việt Nam và Nga nằm ở rất xa nhau. Thế nhưng từ cuối thế kỷ 19, giữa hai bên đã có những liên hệ đầu tiên. Các tàu Nga, kể cả tàu chiến, đã tới Việt Nam vào thời gian ấy. Sa hoàng tương lai Nikolai Đệ nhị của Nga lúc đó đã từng có mặt ở Sài Gòn.

Tuy nhiên khi ấy Việt Nam chưa nằm trong tầm quan tâm về địa chính trị của nhà nước Nga.

Quan hệ giữa hai bên trở nên thân cận hơn từ sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, khi mà ý tưởng về cách mạng toàn thế giới lan truyền tới các nước, nhất là các nước thuộc địa ở Đông Dương.

Những năm 20-30 thế kỷ trước, nhiều người Việt đã theo học các khóa của Cộng sản quốc tế ở Moscow, trong đó có các lãnh đạo Cộng sản Việt Nam như Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai...

Đến cuối Thế chiến II khi Việt Nam giành độc lập từ thực dân Pháp thì quan hệ song phương với Nga đã chính thức được thiết lập. Năm 1950, Liên bang Soviet công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và từ đó thì giữa hai bên có mối quan hệ trung thực và hữu nghị.

BBC: Có chi tiết khá thú vị là có người Việt Nam đã tham gia chiến đấu ở Liên Xô thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai?

TS Sokolov: Vâng, trong cuốn sách 'Comintern và Việt Nam' của tôi, có nhắc lại việc ông Lê Hồng Phong đã học tập ở trường đào tạo phi công của Soviet. Khi Thế chiến II bắt đầu và phát xít Đức tiến về Moscow, một số người Việt Nam ở đây đã tình nguyện tham gia chiến đấu bảo vệ Moscow.

Theo các tài liệu thì con số người Việt Nam tham gia bảo vệ thủ đô của nước Nga lúc đó là 5 hoặc 6 người. Họ đã hy sinh và sau được nhà nước Soviet truy tặng huân chương, đó là sự thực. Người dân Nga cũng hết sức biết ơn việc họ đã hy sinh tính mạng để bảo vệ đất nước chúng tôi.

BBC: Và ngược lại, thì người Nga, hay đúng hơn là người Soviet, cũng đã tham gia trong các cuộc chiến ở Việt Nam?

TS Sokolov: Vâng, chúng ta nói tới hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất đánh thực dân Pháp, nhiều người Nga tham gia lực lượng lính lê dương của Pháp đã chạy sang phía Việt Minh. Một trong những người đó là ông Platon Skrzhinski.

Rồi sau đó có ông Fyodor Bessmernyi, và nhiều người khác. Những người này tham gia lê dương vì nhiều lý do nhưng sau đó hiểu ra là số phận của họ gắn liền với cuộc đấu tranh độc lập dân tộc của người Việt Nam.

[Tổng cộng có bốn làn sóng người Nga gia nhập quân đoàn viễn chinh nước ngoài tại Đông Dương. Đầu tiên là hồi cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, làn sóng thứ hai là những năm 20 của thế kỷ trước, thứ ba là khi Thế chiến II bắt đầu, và đợt thứ tư là những năm chiến tranh. Năm 1921, có 107 lính lê dương Nga ở Việt Nam. Đến năm 1929, con số này lên đến 129.]

Trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai chống Mỹ, Liên bang Soviet cũng ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách tích cực về cả quân sự, kỹ thuật, văn hóa vv... tức là hỗ trợ toàn diện.

Tại sao lại có sự hỗ trợ như vậy? Tôi nghĩ là vì bản thân người Nga, người Soviet đã phải trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt, cho nên đồng cảm được với người Việt Nam. Lúc đó nhiều người Nga đóng góp tiền bạc, ngày công lao động... cho Việt Nam.

Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Nga
Chụp lại hình ảnh,

Ông Putin sẽ tới Việt Nam ngày 12/11

Có một bộ phim tài liệu tựa đề là "Không nỗi đau nào của riêng ai" dựa trên ý thơ của nhà thơ Simonov phản ánh đúng tâm tư của người dân Soviet lúc đó.

BBC: Liệu có sự tranh giành ảnh hưởng nào đó giữa Liên Xô và Trung Quốc ở Việt Nam thời bấy giờ, cũng như giữa Nga và Trung Quốc bây giờ hay không?

TS Sokolov: Tôi không cho là có sự tranh giành giữa Liên Xô và Trung Quốc ở một nước thứ ba.

Đất nước chúng tôi xây dựng quan hệ với nước ngoài không phụ thuộc vào quan hệ với một nước thứ ba nào khác. Đó là nguyên tắc đối ngoại của Nga.

Quan hệ giữa Nga và Việt Nam là quan hệ lâu dài và vững chắc. Việc Tổng thống Putin tới Việt Nam lần này, trong chuyến thăm hai bên ký kết nhiều tài liệu quan trọng, cũng chứng tỏ ý nghĩa của Việt Nam đối với nước Nga.

Trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Vladimir Putin, tôi nghĩ ông Putin sẽ lần nữa khẳng định rằng quan hệ giữa Nga và Việt Nam là quan hệ lịch sử-chiến lược, quan hệ hữu nghị dựa trên các viễn cảnh tầm xa, hướng tới tương lai.

Bản thân tôi với tư cách người nghiên cứu lịch sử Việt Nam, tôi theo dõi sự kiện này với một sự lạc quan. Tôi cũng tin rằng quan hệ hai bên sẽ tiếp tục phát triển lâu dài và hiệu quả.

BBC: Liệu chúng ta có thể nói đến một lòng tin nào đó giữa hai nước?

TS Sokolov: Nhân dân Nga và Việt Nam đều trải qua các cuộc chiến tranh nặng nề. Chiến tranh luôn luôn khiến con người ta cho thấy bản chất thật của mình, chứng tỏ mình, và có lẽ điều đó đã gắn kết hai nước chăng?

Nga-Ukraine: Nhiều đại sứ châu Âu ở Hà Nội cùng kêu gọi Việt Nam ủng hộ Ukraine

Chụp lại video,

Nhà báo Trần Tiến Đức: ‘VN ở thế tiến thoái lưỡng nan'

Việt Nam gần đây không nằm trong số 141 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án Nga về cuộc xâm lược Ukraine và yêu cầu Moscow rút toàn bộ lực lượng quân sự của họ ngay lập tức.

Trong cả khối ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào bỏ phiếu trắng, còn Campuchia, Myanmar "hòa nhịp" với các nước còn lại bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết lên án cuộc xâm lăng của Nga.

Hôm 8/3, một bài báo chung của 22 đại sứ các nước thuộc liên minh châu Âu, Na Uy, Thụy Sĩ và Vương quốc Anh tại Hà Nội kêu gọi Việt Nam có lập trường ủng hộ Ukraine.

Nói về kết quả cuộc bỏ phiếu với 141 phiếu ủng hộ, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng, các đại sứ đánh giá:

"Đây là một thời khắc lịch sử, cho thấy mức độ đồng thuận toàn cầu về vấn đề này" khi mà "chiến tranh đã trở lại Châu Âu".

Bài báo của các đại sứ từ châu Âu cũng cho rằng ASEAN đã "ủng hộ nghị quyết của LHQ với số phiếu áp đảo", khi mà chỉ có hai phiếu trắng, và một trong số đó là Việt Nam.

Kết quả cuộc bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Kết quả cuộc bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ

Đại sứ các nước châu Âu cũng bày tỏ sự chia sẻ về mối quan hệ Việt Nam - Liên Xô trong lịch sử, nhưng cho rằng thế giới đang trong kỷ nguyên mới và cần được cai trị bằng luật pháp quốc tế.

"Chúng tôi hiểu mối quan hệ lịch sử quan trọng mà Việt Nam đã có với Liên Xô. Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam vào những thời điểm cần thiết trong khi các nước khác thì không. Nhưng Liên Xô đã tan rã từ ​​lâu và chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới.

"Xét về mặt khoảng cách địa lý, Việt Nam đương nhiên có những lợi ích riêng và một số quan điểm khác với chúng tôi ở châu Âu. Nhưng trong thời điểm khủng hoảng này, tất cả chúng ta phải tập trung vào câu hỏi căn bản là liệu có biện minh được cho việc Nga, một nước lớn, bắt nạt và xâm lược nước láng giềng Ukraine để cố gắng vẽ lại các ranh giới trên bản đồ, đi ngược lại các quy tắc quốc tế hay không? Việt Nam liệu có được lợi ích khi thế giới được cai trị bằng logic đó hơn là bằng luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình?" bài báo có đoạn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp tại Moscow ngày 30 tháng 11 năm 2021

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt tay Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc gặp tại Moscow, ngày 30 tháng 11 năm 2021

Đặc biệt, các đại sứ cho rằng người dân Việt Nam hiểu rõ hoàn cảnh và khó khăn hiện tại của người dân Ukraine, khi mà Việt Nam cũng đã trải qua nỗi đau chiến tranh trong quá khứ.

"Cũng giống như người dân châu Âu, người dân Việt Nam không may mắn khi biết quá rõ chiến tranh là như thế nào. Việt Nam, cũng như châu Âu, đã nếm trải nỗi đau khổ của những thường dân vô tội và biết rằng tại sao việc đấu tranh cho quyền tự do và giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia mình là vô cùng quan trọng. Việt Nam, cũng như châu Âu, hiểu rất rõ những gì mà người dân Ukraine đang phải trải qua.

"Và chính vì những ký ức cay đắng của chiến tranh và bởi vì tất cả chúng ta đều coi trọng hòa bình thực sự, mà tất cả chúng ta nên sát cánh cùng người dân Ukraine và tuyệt đại đa số cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột phi nghĩa này."

Cờ của Liên minh châu Âu và Ukraine bên ngoài Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp cho thấy sự ủng hộ của EU với Ukraine

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Cờ của Liên minh châu Âu và Ukraine bên ngoài Nghị viện châu Âu ở Strasbourg, Pháp cho thấy sự ủng hộ của EU với Ukraine

Do đó, trước những khó khăn gây ra cho kinh tế thế giới và cả Việt Nam từ cuộc chiến của Nga, các đại sứ châu Âu kêu gọi VN nên chia sẻ quan điểm với cộng đồng quốc tế nhằm làm giảm xung đột ở Ukraine.

"Sự xâm lược của Nga cũng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, vốn đang phải vật lộn với sự phục hồi sau đại dịch, sự thiếu hụt chuỗi cung ứng và lạm phát gia tăng. Giá năng lượng, vận tải, hàng hóa và thực phẩm đều tăng vọt. Tất cả những điều này đều không có lợi cho Việt Nam.

"Chúng tôi biết rằng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ với Nga. Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mà du khách Nga rất thích đến, đồng thời Việt Nam cũng có mối quan hệ sâu rộng với Liên bang Nga. Chúng tôi tin rằng các bạn, những người Việt Nam, cũng như chúng tôi, đều mong muốn một kết quả tích cực cho cả Nga và Ukraine. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn chia sẻ quan điểm với chúng tôi rằng việc giảm leo thang và rút lui quân sự không chỉ là điều đúng đắn cần làm vì những lý do về mặt pháp lý và nhân đạo, mà đó còn là lựa chọn chính trị đúng đắn của Nga vì toàn thể cộng đồng quốc tế và vì hòa bình và sự ổn định mà các dân tộc của chúng ta cần có để phát triển," bài báo kết luận.

Nga xâm lược Ukraine: Lo, buồn cho Việt Nam

  • Trần Thắng - Cựu Chiến binh và hưu trí
  • Gửi tới BBC từ Sài Gòn
< iframe src="https://www.bbc.com/ws/av-embeds/cps/vietnamese/forum-60675741/p0bs9gvy/vi" title="Media player" allow="autoplay" scrolling="no" allowfullscreen="" class="bbc-sd0it0 e7h5is90" style="box-sizing: inherit; border-width: 0px; border-style: initial; left: 0px; overflow: hidden; position: absolute; top: 0px; width: 645.33px; height: 362.986px;">< /iframe>
Chụp lại video,

Nhà báo Trần Tiến Đức: ‘VN ở thế tiến thoái lưỡng nan'

Cả thế giới, trong đó có Việt Nam đang từng giờ theo dõi cuộc chiến tranh Nga và Ukraine. Chưa bao giờ, người Việt lại quan tâm đến chiến tranh như vậy.

Và cũng chưa có cuộc chiến nào phân hóa tình cảm và thái độ người Việt như thế. Phân cực quyết liệt trong từng nhóm bạn, từng cơ quan và từng gia đình.

Thậm chí, cả học sinh tiểu học cũng quan tâm. Cháu ngoại tôi đang học lớp 4 trường Vinschool. Cháu rất mê lịch sử, nói vanh vách về 2 cuộc thế chiến.

Hôm kia, tôi ngạc nhiên khi tình cờ thấy cháu đang xem Youtube về cuộc chiến Nga - Ukraine. Tôi giật mình khi cháu nói "Cháu không thích Putin vì Putin gây chiến tranh. Cháu thấy Putin giống Hitler!" Cứ như ông cụ non.

Cả Nga và Ukraine đều từng là anh em chung nhà Liên Xô (Liên bang Xô Viết) từ 1917 - 1991 và từng là bạn chí thân của Việt Nam.

Tại phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ ngày 1/3/2022, Đại sứ Việt Nam Đặng Hoàng Giang dù không chỉ đích danh Nga, nước có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, nhưng đã mạnh mẽ nói: "Các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Mọi tranh chấp quốc tế cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, bao gồm các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia và không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Tất cả các quốc gia lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản này."

Nói có vẻ mạnh miệng và hợp lý nhưng khi hành đồng thì ba phải. Việt Nam là 1 trong 35/191 quốc gia thành viên LHQ bỏ phiếu trắng, nghĩa là có vẻ không có ý kiến chống hay ủng hộ ai.

Kết quả cuộc bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Kết quả cuộc bỏ phiếu nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine trong phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng LHQ

Singapore, nhỏ bé mà còn không chịu nổi sự ngang ngược, ban hành lệnh trừng phạt Nga vì "vô cớ xâm lược Ukraine".

Ngay sau khi Việt Nam bỏ phiếu trắng ở LHQ, đại biện Lâm thời của Ukraine tại Hà Nội Nataliya Zhinkyna, đã bày tỏ sự thất vọng. Bà viết trên Facebook "Trong số tất cả các thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lào là bỏ phiếu trắng. Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi, tôi rất thất vọng".

Tôi muốn nói với bà Nataliya Zhinkyna rằng, không riêng gì bà mà rất nhiều người Việt Nam, trong đó có tôi, cũng rất thất vọng.

Ngạn ngữ Anh có câu "Hãy cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ chỉ cho anh biết, anh là người như thế nào?". Là bạn tốt của nhau, thấy bạn làm sai phải can ngăn, nếu không nghe phải lên án và nhờ pháp luật can thiệp. Kể cả người thân trong nhà cũng vậy. Giữ thái độ im lặng là gián tiếp đồng lõa. Bỏ phiếu trắng là không chống, cũng không ủng hộ, là"ba phải".

Lâu nay, rất nhiều người Việt thần tượng Tổng thống Nga Vladimir Putin ở tính cách mạnh mẽ, thái độ quyết đoán, đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng và vòng kim cô xã hội chủ nghĩa.

Với nhiều người, thần tượng đó ngày càng nhạt nhòa khi chứng kiến những hành xử độc đoán, trấn áp các phần tử đối lập. Khi xua quân xâm lược Ukraine, Putin đã tự lột mặt nạ, bỏ hết cả phấn son.

Từng là người lính, tôi càng căm ghét chiến tranh và không thể tha thứ cho kẻ gây chiến vì "Chiến tranh đâu phải trò đùa" (Pham Minh Tuấn). "Cuộc chiến nào thì nhân dân cũng thất bại" (ý thơ Nguyễn Duy).

Dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn, nhất là xâm lược nước khác, là thể hiện hành xử phần Con. Chứ Người với nhau thật sự, luôn yêu chuộng và trân quí hòa bình.

Trung Quốc đang tập trận ở Biển Đông từ 4 - 15/3/2022, cấm tàu bè các nước qua lại trong cả vùng biền mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền. Phải chăng đây là hành động có chủ ý, lựa chọn thời cơ thế giới đang phân tâm về cuộc chiến, thăm dò dư luận và thái độ các nước, nắn gân Việt Nam?

Cặp bài trùng Putin - Tập Cận Bình dù có nhiều mâu thuẫn, đang dựa vào những lợi ích bá quyền cục bộ của nhau, liên minh uy hiếp hòa bình nhân loại.

Putin vs Xi

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Tôi cũng nực cười khi có người bảo lý do Nga xâm lược Ukraine để ngăn Ukraine gia nhập Nato. Ô hô, đến con cái tới tuổi trưởng thành (18 tuổi), đều có quyền độc lập, tự quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hành xử của mình. Cha mẹ còn không thể cấm con chơi với ai nữa là các quốc gia bình đẳng, độc lập, có chủ quyền.

Bữa kia, bên phường họp cán bộ hưu trí bất thường "đề nghị tất cả đảng viên tránh quan tâm và bình luận về cuộc chiến Nga - Ukraine vì thông tin nhiễu, dễ bị lôi uốn và lợi dụng". Tôi cười trong bụng, đâu phải con nít mà dễ dụ.

Con nít bây giờ cũng khó dụ nữa là mấy ông già gần đất xa trời. Nhưng dù sao họ chỉ đề nghị chứ không cấm, nên tôi và nhiều người hàng ngày vẫn theo dõi chiến sự theo những kênh tin cậy và có chính kiến riêng, chứ không ba phải hay sọc dưa.

Báo chí Việt Nam

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP VIA GETTY IMAGES

Chụp lại hình ảnh,

Báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin Nga tấn công Ukraine nhưng vẫn không dùng từ 'xâm lược' như truyền thông phương Tây

Về đối ngoại, Việt Nam chủ trương 5 không - "Không tham gia liên minh quân sự - Không liên kết với nước này để chống nước kia - Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác - Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế - Không liên kết nước này để chống nước kia".

Không chống nước nào cả, không có nghĩa là làm ngơ, im lặng trước cái ác.

Mọi cuộc chiến tranh xâm lược đều cần lên án và góp phần tích cực chặn đứng.

Cuộc chiến Nga - Ukraine sẽ trờ thành tiền lệ xấu, rất xấu cho các nước nhỏ, yếu hơn trước các cường quốc, mà Việt Nam là điển hình.

Nếu Việt Nam bị ai đó xâm lược, các nước khác bỏ phiếu trằng thì sao nhỉ. Không chừng lúc đó Việt Nam có thêm không thứ 6 - Không nước nào lên án (kẻ xâm lược Việt Nam) thì chí nguy.

Nghĩ mà lo và buồn.

Sứ quán Ukraine ở Hà Nội làm hội chợ gây quỹ trong lúc Nga đánh Ukraine

NGUỒN HÌNH ẢNH,NHAT LAM

Chụp lại hình ảnh,

Sứ quán Ukraine ở Hà Nội làm hội chợ gây quỹ hôm 5/3, trong lúc Nga đánh Ukraine

Cuộc chiến Nga-Ukraine đang ngày càng lan rộng. Thương vong ngày mỗi gia tăng. Thiệt hại ngày càng khủng khiếp.

Tôi cho rằng hỗ trợ nhân dân Ukraine, buộc Nga chấm dứt và bồi thường chiến tranh là trách nhiệm của cả nhân loại, để thế giới giữ vững hòa bình.

Ủng hộ Nga xâm lược Ukraine là... phản bội tổ quốc

< A >
Ngàn Hương (Danlambao)
 - Trong cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine nổ ra từ ngày 24/2, Việt Nam thực sự lâm vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Nga là “đối tác chiến lược toàn diện” hàng đầu của VN. Do đó VN không lên án Nga. Nhưng kẹt một nỗi, VN cũng có mối quan hệ rất chặt chẽ với Ukaine. Ukraine là một thị trường quan trọng cho hàng xuất khẩu VN sang châu Âu. Ukraine là nguồn cung cấp thiết bị quân sự chính cho VN. Một phần công nghiệp quốc phòng của Liên Xô cũ nằm trên lãnh thổ Ukraine.

Tại phiên họp khẩn cấp của ĐHĐ LHQ để thảo luận về tình hình Ukraine. Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ đã bỏ phiếu trắng, nghĩa là không lên án Nga xâm lược Ukraine.

Bà Nataliya Zhynkina, Đại diện lâm thời của Ukraine tại VN đã viết rằng: "Trong số tất cả các thành viên ASEAN chỉ có Việt Nam và Lao đã bỏ phiếu trắng. Việt Nam ơi, quê hương thứ hai của tôi, tôi rất thất vọng|”.

Vì VN không dám công khai ủng hộ Nga, vì nếu ra mặt ủng hộ Nga nhiệt tình mang tiếng ủng hộ quân xâm lược, nên xua bò đỏ ra bênh vực, định hướng dư luận, ngầm ủng hộ Nga trong cuộc chiến này.

Ngoài những đám lâu la giẻ rách DLV đông như quân Nguyên, thì phải kể đến một số con bò đầu đàn, với học hàm học vị và mang hàm tướng hẳn hoi, đã hung hăng nhảy ra xung trận, luôn to mồm gào thét, biện minh cho hành động xâm lược của Putin là chính đáng.

1.Trung tướng Nguyễn thanh Tuấn, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên huấn Quân đội, cho rằng hành động của Putin tấn công Ukraine là ngăn chặn từ xa mối đe doạ tới an ninh nước Nga.

2. Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược BCA, ngày 28/2/2022, phun ra trên báo Nghệ An, gắp lửa bỏ tay người, vu cho Tổng thống Ucraine Zelensky tội hướng sang phương Tây muốn gia nhập NATO đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh.

3.Trung tướng Nguyễn Đức Hải, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, nói trên báo Pháp Luật tpHCM ngày 28/2/2022 rằng: Đây chỉ là chiến dịch quân sự đặc biệt để bảo vệ người Ukraine nói tiếng Nga, và là hành động can thiệp tự vệ, không phải tiến công xâm lược.

Nếu nói như ba ông tướng này thì năm 1979, TQ xua 60 vạn quân sang đánh VN cũng là hợp lý vậy. Vì TQ cho đó là cuộc chiến phòng vệ, đánh trước khỏi VN đánh mình.

Tiếp đên là con vẹt trong ngành ngoại giao là Vũ Đăng Minh, viết trên tờ Quốc tế.vn rằng: “Vì NATO từng kết nạp các thành viên Đông Âu, áp sát, bao vây, đe dọa an ninh, lợi ích của Nga. Chính phủ Ukraine xa rời, thoát khỏi ảnh hưởng của Nga, thậm chí là “bài Nga”. Do đó Nga phải mở chiến dịch quân sự đặc biệt, nhằm phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, trung lập hóa Ukraine; ngăn chặn, triệt tiêu hậu họa có thể xảy ra”.

Nên biết rằng, năm 2011, khi tàu TQ cắt cáp tàu Bình Minh 02 tại vùng đặc quyền kinh tế của VN, vi phạm quyền chủ quyền của VN, dư luận trong nước và quốc tế nói VN hoàn toàn có cơ sở pháp lý vững chắc để đưa vụ này ra cơ quan tài phán quốc tế.

Đặc biệt là năm 2014, TQ ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của VN. Lo sợ VN kiện TQ, ngày 5.9/2016, Putin khẳng định rằng Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vụ kiện Biển Đông, đồng thời phản đối các nước bên ngoài khu vực can thiệp vào vấn đề Biển Đông (Tờ Thanh Niên ngày 6/9/2016 đưa tin(1).

Tờ VOV.VN ngày 6/9/2016 viết: “Tổng thống Nga đã khẳng định rõ và không úp mở rằng nước ông ủng hộ Trung Quốc phản đối phán quyết từ PCA về Biển Đông”(2).

Hai tên độc tài Pu-Tập đang âm mưu muốn thiết lập một trật tự thế giới mới. Theo đó VN và nhiều quốc gia khác sẽ là con tin trong âm mưu này.

Năm 1979, trước khi xâm lược VN, Đặng Tiểu Bình đã đi Mỹ và khom lưng quỳ gối xin tổng thống Mỹ Jimmy Cartơr ủng hộ Đặng trong việc đánh VN.

Nay trước khi đánh Ukraine, Putin cũng lấy cớ đi tham dự khai mạc TVH mùa đông tại Bắc Kinh. Thực chất là đi gặp Tập để xin Tập ủng hộ Nga đánh Ukraine. Cũng tại cuộc gặp này, Tập yêu cầu Putin hoãn tấn công Ukraine để chờ TVH mùa đông tại Bắc kinh kết thúc. Và đúng y vậy.

Sau khi tưởng làm gỏi Ukraine trong 72 giờ thất bại, buộc Nga phải ngồi vào bàn đàm phán.

Một trong những yêu sách Putin đưa ra trên bàn đám phán là yêu cầu Ukraine công nhận hai bang Donetsk và Luhansk của Ukraine là hai quốc gia độc lập, và công nhận bản đảo Crưm thuộc Nga.

Putin nói Nga và Ukreine là một dân tộc. Chỉ chống tân phát xít. Đặng cũng nói VN vốn là một phần lãnh thổ của TQ, coi VN là đứa con hoang phản loạn. Nay Đặng phải dạy cho tập đoàn Lê Duẩn một bài học.

Xin hỏi những con bò đỏ và những con vẹt rằng: Nếu như TQ lại tấn công xâm lược VN như năm 1979, và chúng yêu cầu VN phải công nhận Hoàng Sa và Trường Sa và Biển Đông là của TQ, thì những người này sẽ phản ứng ra sao?

Ts Nguyễn Si Dũng, nguyên Phó CN Văn phòng QH, đã viết rằng: “Sự đe dọa về an ninh từ Ucraine chỉ là một lý do ngụy tạo. Tuy nhiên, cho dù tồn tại một lý do như vậy, thì mục đích cũng không thể biện hộ cho phương tiện trong một xã hội văn minh. Công khai ủng hộ ô Pu chỉ là âm thầm phản bội những lợi ích chiến lược của đất nước”.

Vậy những kẻ hôm nay đang công khai ủng hộ Putin xâm lược Ukraine, chính là đang âm thầm phản bội những lợi ích chiến lược của đất nước.

Hay nói cách khác: Ủng hộ Nga xâm lược Ukraine là phản bội tổ quốc.

Chú thích:




Châu Âu kêu gọi Việt Nam quay lưng với Nga và sát cánh cùng Ukraine


Tổng thống Nga Vladimir Putin đang lắng nghe Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong cuộc gặp ở thành phố nghỉ mát Sochi bên bờ Biển Đen hồi năm 2018

Đại sứ 21 nước châu Âu vừa viết một bài xã luận chung trong đó bày tỏ thất vọng với phiếu trắng của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, kêu gọi Hà Nội ‘sát cánh cùng Ukraine’ và vận dụng ảnh hưởng mà họ có với Nga để tác động đến Moscow.

Cuộc xâm lược của Nga, mà Moscow gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, đã bước sang tuần lễ thứ ba trong lúc phương Tây đang tăng cường sức ép cấm vận lên Nga cũng như tìm cách cô lập Moscow trên trường quốc tế.

Mặc dù có đến 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước đã bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược của Nga tại Đại hồi đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2/3, Việt Nam là một trong 35 nước đã bỏ phiếu trắng.

‘Liên Xô tan rã từ lâu’

Các đại sứ châu Âu chỉ ra số phiếu thuận áp đảo này để cho thấy ‘mức độ đồng thuận toàn cầu’ trong việc lên án Nga, nhưng cũng chỉ ra ‘chỉ có hai nước ASEAN bỏ phiếu trắng, trong đó có Việt Nam’.

“Liên hợp quốc đã cùng lên tiếng vì sự tôn trọng các giá trị và nguyên tắc đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc,” bài xã luận đăng trên trang web của phái đoàn Liên minh châu Âu tại Hà Nội hôm 8/3 khẳng định.

Một mặt, các nước châu Âu bày tỏ cảm thông quyết định của Việt Nam dựa trên lịch sử và mối quan hệ của nước này với Nga. Mặt khác, bài xã luận lập luận rằng lập trường không lên án cuộc xâm lược của Nga ‘là có hại’ cho Việt Nam.

“Chúng tôi hiểu mối quan hệ lịch sử quan trọng mà Việt Nam đã có với Liên Xô. Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam vào những thời điểm cần thiết trong khi các nước khác thì không,” các đại sứ châu Âu nhìn nhận nhưng đồng thời cũng nhắn nhủ Hà Nội rằng ‘Liên Xô đã tan rã từ lâu và chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới’.

Bài xã luận thừa nhận Việt Nam có những lợi ích riêng và quan điểm khác với châu Âu là ‘điều đương nhiên’, nhưng cũng nhắc Hà Nội cân nhắc lợi hại nếu như luật pháp quốc tế bị phá vỡ để một nước lớn bắt nạt và xâm lược nước láng giềng nhằm vẽ lại bản đồ, ngụ ý dường như so sánh tình thế Nga-Ukraine hiện nay với mối quan hệ nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung Quốc.

“Việt Nam liệu có được lợi ích khi thế giới được cai trị bằng logic đó hơn là bằng luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình?” bài viết lập luận.

‘Tiếng nói mạnh mẽ với Nga’

Các vị đại sứ châu Âu liên hệ cuộc chiến ở Ukraine hiện nay với lịch sử chiến tranh đau thương của Việt Nam để cho rằng Việt Nam sẽ thấu hiểu tình cảnh người dân Ukraine cũng như biết được giá trị của việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

“Và chính vì những ký ức cay đắng của chiến tranh và bởi vì tất cả chúng ta đều coi trọng hòa bình thực sự, mà tất cả chúng ta nên sát cánh cùng người dân Ukraine và tuyệt đại đa số cộng đồng quốc tế, đồng thời kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột phi nghĩa này,” bài xã luận kêu gọi Hà Nội.

Bài xã luận nhắc đến tầm ảnh hưởng của Hà Nội đối với Nga vì ‘Việt Nam là một đất nước xinh đẹp mà du khách Nga rất thích đến, đồng thời Việt Nam cũng có mối quan hệ sâu rộng với Liên bang Nga’. “Chúng tôi biết rằng Việt Nam có tiếng nói mạnh mẽ với Nga,” các đại sứ khẳng định

Từ đó, đại sứ các nước châu Âu kêu gọi Việt Nam vận dụng ảnh hưởng của mình để hướng đến ‘một kết quả tích cực cho cả Nga và Ukraine’ – kết cục đó, theo phía châu Âu, là Nga ‘giảm leo thang và rút lui quân sự khỏi Ukraine’.

Ngoài 21 đại sứ các nước châu Âu tại Hà Nội, bao gồm Ailen, Anh, Áo, Ba Lan, Bỉ, Bulgaria, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hungary, Hy Lạp, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Rumani, Séc, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý, bài xã luận còn có đại sứ Liên minh châu Âu đứng tên chung.

‘Chọn phe rõ ràng’

Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tiến Trung, một cựu tù nhân chính trị, nhận định với VOA rằng lá thư chung này cho thấy châu Âu thấy được vị thế quan trọng của Hà Nội đối với Moscow nên châu Âu muốn Hà Nội ‘có tác động đến Tổng thống Nga Vladimir Putin’.

Ông Trung bày tỏ hy vọng Hà Nội sẽ lắng nghe các đại sứ châu Âu để tiến đến ‘chọn phe rõ ràng’ là đứng về phía Ukraine vì đó là ‘lựa chọn đạo lý cũng như lựa chọn vì lợi ích dân tộc’.

“Ở đây phải có lập trường rõ ràng chứ không thể mập mờ hay nước đôi được,” ông Trung nói, ý nhắc đến phiếu trắng của Việt Nam. “Chúng ta phải bảo vệ người yếu, bảo vệ cái đúng thì sau này thế giới mới bảo vệ chúng ta được.”

Ông nói là người dân Việt Nam, khi nhìn thấy cuộc xâm lược của Putin đối với Ukraine, ông ‘nghĩ đến hoàn cảnh Việt Nam cũng giống Ukraine là ở cạnh một nước lớn mà hàng ngàn năm nay vẫn luôn xâm lược Việt Nam’.

“Lý do ông Putin biện minh cho hành động xâm lược Ukraine là dân Nga với dân Ukraine là một – đó là chủ nghĩa Đại Nga rất giống với chủ nghĩa Đại Hán của Trung Quốc,” ông phân tích và cho rằng đứng về phía Ukraine như lời kêu gọi của châu Âu là ‘phục vụ lợi ích cốt lõi của Việt Nam’.

“Về quyền lợi quốc gia dân tộc Việt Nam, vấn đề chủ quyền bị đe dọa nghiêm trọng nên tôi nghĩ trật tự quốc tế phải đảm bảo không có chuyện cá lớn nuốt cá bé, không có chuyện nước lớn xâm lược nước nhỏ là cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam,” ông Trung nói.

Ông đồng tình với lập luận các nước châu Âu là Hà Nội không nên viện đến quan hệ truyền thống với Liên Xô trước đây để biện minh cho lập trường hiện nay.

“Liên Xô và Nga là hai thực thể khác nhau. Ukraine cũng từng thuộc về Liên Xô vậy,” ông nói. “Không thể viện lẽ quan hệ truyền thống để chà đạp đạo lý và pháp lý được.”

Ông cho rằng Việt Nam ‘hoàn toàn có thể chấp nhận được thiệt hại’ nếu quan hệ với Nga xấu đi nhưng Hà Nội ‘có thể bù đắp bằng quan hệ thương mại, ngoại giao, quốc phòng với các nước khác’.

“Bản thân châu Âu cũng đã chấp nhận thiệt hại rất lớn để đảm bảo giữ vững luật pháp và trật tự quốc tế,” ông chỉ ra.

Trung gian hòa giải?

Cũng như ông Nguyễn Tiến Trung, ông Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến từ Hà Nội, nói với VOA rằng Hà Nội ủng hộ Ukraine và châu Âu là ‘hợp với đạo lý và lợi ích quốc gia về lâu dài’.

“Lẽ ra Việt Nam phải phản đối quyết liệt (cuộc xâm lược của Nga) cùng với cộng đồng quốc tế. Những tính toán ngắn hạn cũng có phần nào đấy nhưng xét về lâu dài thì không tốt cho Việt Nam,” ông A nhận định.

Ông cho rằng bài xã luận chung của các vị đại sứ châu Âu ‘dù lập luận rất chặt chẽ’ nhưng cũng sẽ ‘không hề khiến Việt Nam thay đổi lập trường’ mà nếu Hà Nội vì bị áp lực mà lên tiếng phản đối Nga cũng là không hay.

“Bản thân Việt Nam phải từ trong đáy lòng mình thấy sự bất công, thấy sự vi phạm quốc tế mà không lên án thì cái đấy mới đáng lo ngại,” ông phân tích.

Tuy nhiên, thay vì quay ngoắt lập trường sang lên án Nga, ông đề xuất các lãnh đạo Việt Nam, chẳng hạn như Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, có thể nói chuyện trực tiếp với ông Putin để đóng vai trò trung gian hòa giải trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Theo lời ông thì nếu sát cánh với Ukraine như lời kêu gọi của các nước châu Âu thì Việt Nam ‘chắc chắn sẽ có hậu quả xấu trong quan hệ với Nga, chủ yếu là dầu khí và vũ khí’. Nhưng nếu không đứng về phía châu Âu và phương Tây thì ‘cái giá phải trả của Hà Nội mới đắt hơn nhiều’.

“Về mặt kinh tế, Việt Nam làm ăn với các nước phương Tây là chính,” ông A chỉ ra.

Ông nói ông đồng ý với bài xã luận là Việt Nam không viện đến những ‘ân tình sâu xa’ để xử lý vấn đề hiện nay trong quan hệ với Nga.

“Sự giúp đỡ của bất kỳ ai Việt Nam cũng đều phải ghi nhận nhưng đó là chuyện trong quá khứ. Nhưng người đã từng giúp mình bây giờ người ta làm bậy thì chẳng lẽ mình không nên nói,” ông đặt vấn đề và cho rằng Liên Xô giúp đỡ Việt Nam trước đây ‘cũng chính vì lợi ích của chính Liên Xô mà thôi’.

“Ân tình sâu xa với Đảng Cộng sản Trung Quốc thế nào mà Trung Quốc vẫn xâm lấn Việt Nam? Còn thái độ của Nga và Putin hiện nay ủng hộ Trung Quốc như thế nào?” ông lập luận.

GS Hồ Vĩ: 'Trung Quốc, VN cần vứt lẹ Putin để không bị cô lập cùng Nga'

A service member of pro-Russian troops in uniform without insignia jumps off a tank with the letters "Z" painted o­n it outside a residential building which was damaged during Ukraine-Russia conflict in the separatist-controlled town of Volnovakha in the Donetsk region, Ukraine March 11, 2022.

NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS

Chụp lại hình ảnh,

Xe tăng Nga ở Ukraine

Trong lúc truyền thông Trung Quốc cố tỏ ra 'trung lập' trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine, một bộ phận trí thức, cán bộ nước này (giống như ở Việt Nam), nhiệt tình ủng hộ 'Putin thắng trận', có tiếng nói từ Trung Quốc kêu gọi "chọn bên thắng trận là hòa bình thế giới, bỏ chơi với Putin".

Bài của tác giả Hồ Vĩ (Hu Wei), Phó Chủ tịch Trung tâm Nguyên cứu Chính sách Công thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, Chủ tịch Hội Nghiên cứu Chính sách công Thượng Hải (Shanghai Public Policy Research Association) đề nghị lãnh đạo Trung Quốc hãy bỏ cách đứng về phía Kremlin để không bị cô lập và hứng chịu hậu quả Phương Tây nhắm tới.

Giáo sư Hồ Vĩ, trong bài đăng bản tiếng Trung hôm 05/03/2022 nhưng nhanh chóng bị xóa đi trên mạng ở TQ, đã nhận định rằng Vladimir Putin "cuối cùng sẽ sụp đổ, kể cả có thắng về quân sự ngắn hạn ở Ukraine", và vùng Đông Á sẽ ngày càng nghiêng về sức mạnh của Hoa Kỳ và đồng minh dân chủ.

Sự kiện này được nhiều báo quốc tế đăng tải như bài "Ukraine war: China risks isolation if it doesn't distance itself from Russia, says Shanghai academic" trênSCMP(14/03/2022).

BBC News Tiếng Việt giới thiệu một số đoạn từ bản dịch tiếng Anh của Lưu Gia Kỳ ngày 12/03/2022 được các trang như uscnpm.org đăng tải song ngữ.

Dự đoán về kết quả chiến tranh Nga-Ukraine:

"Xung đột lớn nhất châu Âu từ sau Thế Chiến II có thể còn gia tăng, và không thể nào loại trừ khả năng Phương Tây dính líu vào....Khi mà sự gia tăng sẽ vô cùng tốn kém, có thể đoán với khả năng cao rằng Putin không bỏ cuộc dễ dàng, vì tính cách của ông ta, và vì quyền lực. Cuộc chiến có thể lan ra bên ngoài Ukraine, thậm chí có thể có cuộc tấn công nguyên tử. Nếu điều đó xảy ra, Hoa Kỳ và châu Âu sẽ không ngồi yên, và mọi sự sẽ làm nổ ra thế chiến, hay thậm chí chiến tranh hạt nhân. Kết quả sẽ là đại thảm họa cho nhân loại và sẽ là cuộc đấu (showdown) giữa Mỹ và Nga. Cuộc tranh giành cung cuộc sẽ tồi tệ cho Putin, nếu nhìn vào sức mạnh quân sự của Nga không bằng nổi của Nato.

Kể cả khi Nga chiếm được Ukraine thì đó là "lò lửa chính trị" (烫手的山芋). Nga sẽ phải ôm gánh nặng lớn, sẽ bị choáng ngợp và thực ra, không quan trọng là Volodymyr Zelensky còn sống hay chết thì người Ukraine sẽ lập chính phủ lưu vong để chống Nga về lâu dài. Nga sẽ vừa chống đỡ lệnh trừng phạt của Phương Tây, vừa chống lại nội loạn ở Ukraine trong cuộc chiến trường kỳ."

Kinh tế Nga sẽ không chịu nổi và cuối cùng sẽ quỵ xuống và thời kỳ này sẽ không quá vài năm."

Đánh giá rằng Trung Quốc bênh Nga nhưng cố ra vẻ "trung lập", ông Hồ Vĩ khuyến cáo chính phủ nước mình "cần chọn bên", vì quyền lợi quốc gia lâu dài.

Về thế giới hậu chiến tranh Nga-Ukraine, ông viết:

The Duke and Duchess of Cambridge with Olena and Volodymyr Zelensky at Buckingham Palace in October 2020

NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA

Chụp lại hình ảnh,

Hoàng tử William và Nữ công tước Cambridge đón TT Volodymyr Zelensky và Phu nhân Olena tại Điện Buckingham, London vào tháng 10/2020. GS Hồ Vĩ tin rằng Phương Tây sẽ mạnh lên và thu hút thêm nhiều xứ sở theo họ sau cuộc chiến thất bại của Nga ở Ukraine

"Thế lực Phương Tây sẽ tăng đánh để, Nato sẽ bành trường tiếp, và ảnh hưởng cùa Hoa Kỳ ở thế giới ngoài Phương Tây sẽ chỉ tăng. Sau cuộc chiến này, bất kể Nga đạt thành tựu gì, nước này sẽ chỉ có yếu đi, và cùng nó là các thế lực chống Phương Tây trên thế giới.

Khung cảnh xảy ra như ở khu vực Xô Viết và Đông Âu biến động sau 1991: các thuyết "kết thúc thời của ý thức hệ" sẽ tái hiện, và sự trỗi dậy của làn sóng thứ ba dân chủ hóa sẽ mất đà, và nhiều nước Thế giới thứ ba sẽ theo Phương Tây. Phương Tây sẽ bá quyền (hegemony) hơn trước, cả về quân sự và các giá trị, các định chế, và quyền lực cứng, và quyền lực mềm của nó sẽ lên đỉnh cáo mới.

Trung Quốc thì sẽ tiếp tục bị cô lập khi bối cảnh mới này hình thành. Vì các lý do trên, nếu Trung Quốc không chủ động tìm cách đối phó, thì quốc gia sẽ còn bị bao vây tiếp từ phía Hoa Kỳ và Phương Tây."

Một khi Putin sụp đổ, Hoa Kỳ không còn phải đối mặt với hai đối thủ mà chỉ cần bao vây chiến lược Trung Quốc. Châu Âu sẽ bỏ Trung Quốc, Nhật Bản sẽ trở nên tiền đồn chống Trung Quốc và Nam Hàn ngả mạnh vào vòng tay Mỹ. Đài Loan sẽ gia nhập dàn đồng ca chống TQ và cả thế giới, theo tâm lý đám đông, sẽ đi theo phe mạnh.

Trung Quốc sẽ không chỉ bị bao vây quân sự bởi Hoa Kỳ, Nato, the QUAD, AUKUS, mà còn bị các giá trị Phương Tây và hệ thống của họ thách thức."

Ông Hồ Vĩ bày tỏ lo ngại về viễn kiến trên và đề xuất Trung Quốc "phá vòng vây" càng sớm càng tốt.

"Cần thoát thế bị cô lập'

Mục tiêu của ông là "tịnh tiến bãi thoát cô lập cục diện" bằng cách bỏ ngay Putin, bỏ ngay "trung lập hình thức" để tái thiết hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và làm dịu đi quan hệ với Hoa Kỳ, và Phương Tây.

Xi Jinping and Vladimir Putin at the Kremlin

NGUỒN HÌNH ẢNH,EPA

Chụp lại hình ảnh,

Hai ông Tập và Putin 'cùng nhìn về tương lai'?

"Dù khó khăn và cần trí huệ lớn, đây là giải pháp tốt nhất cho tương lai Trung Quốc," ông viết.

"Trung Quốc cần chứng tỏ vai trò là một đại cường có trách nhiệm, không thể cứ đứng cạnh Putin mà phải có hành động cụ thể ngăn Putin phiêu lưu tiếp.

Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có năng lực làm việc đó. Mất sự ủng hộ của TQ, Putin sẽ có khả năng chấm dứt chiến tranh sớm...Kết quả là TQ sẽ thắng được nhân tâm, sự công nhận quốc tế vì đã giúp gìn giữ hòa bình (nguyên văn: ghi công đầu về hòa bình - duy hộ thế giới hòabình lập hạ liễu đầu công -和平立下了头功) và điều đó sẽ có thể giúp làm giảm đi nguy cơ cô lập trong nay mai, và có thể còn tạo ra cơ hội cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ và Phương Tây."

Tính từ thời điểm đăng bài, GS Hồ nói Trung Quốc chỉ còn hai ba tuần để ra quyết định "chọn bên" trước khi quá muộn.

Tin từ Rome 15/03/2022 cho hay sau cuộc gặp với Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan của Mỹ, nhà ngoại giao cao cấp TQ Dương Khiết Trì cam kết sẽ "tiếp tục viện trợ nhân đạo cho Ukraine".

GS Hồ Vĩ từng là học giả tại Viện Harvard-Yenching Institute và là tác giả nhiều công trình nghiên cứu về Trung Quốc.



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những nội dung khác:




Lên đầu trang

     Tìm kiếm 

     Tin mới nhất 
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế
Ukraine trước nguy cơ bị đảng Cộng Hòa của Trump bỏ rơi như VNCH thời TT Ford!
Nhiều nước thế giới cấm công dân miền Bắc CHXHCNVN nhập cảnh!
Tưởng niệm tháng tư 75
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi
Tỷ lệ dân số độc thân Việt Nam và Đông Nam Á
Đất nước tiến lên đỉnh cao Mại Dâm chủ nghĩa, hoa hậu, hoa khôi giá cao, hoa hậu thế giới VN cao nhất 200 triệu đồng/phát
Nỗi nhục dân tộc do những công dân gương mẫu CSBV tức CHXHCNVN

     Đọc nhiều nhất 
Tưởng niệm cuộc chiến với đại cường TQ anh em môi hở răng lạnh sông liến sông núi liền núi [Đã đọc: 828 lần]
Ảnh hưởng của Nga đối với phe Trump và đảng Cộng Hoà tại quốc hội làm ngăn chân gói viện trợ vũ khí cho Ukraine để vừa lòng Putin [Đã đọc: 472 lần]
Nhiều thanh niên Ấn, TQ và VN đang du học, lao động hoặc định cu bị Nga bắt lính đưa ra tiền tuyến [Đã đọc: 404 lần]
Không khiếp nhược như CSVN,Philippines 'thách' Trung Quốc ra tòa quốc tế [Đã đọc: 366 lần]
CHXHCNVN: Vô địch thế giới sinh viên đại học làm kinh tế: mãi dâm 4 lần được cho học [Đã đọc: 343 lần]
CSBK chứng tỏ tình yêu đối với Nga: đội mưa hiến máu cứu người - Phú Trọng tha thiết mời Putin thăm VN bảo đảm không bị bắt [Đã đọc: 340 lần]
Bấc Công Diệt Nam Cộng thu hết giang san vào tay BK độc quyền trị quốc bình thiên hạ [Đã đọc: 290 lần]
Tưởng niệm tháng tư 75 [Đã đọc: 280 lần]
Viết về ngày Quốc Hận, 30-4-1975 [Đã đọc: 247 lần]
Nhân dân Pakistan chống Tàu cứu nước: Tấn công tự sát nhằm vào nhóm kỹ sư Trung Quốc, 6 người thiệt mạng [Đã đọc: 244 lần]

Trang chủ :: Tin tức - Sự kiện :: Website tiếng Việt lớn nhất Canada email: vietnamville@sympatico.ca :: Bản sắc Việt :: Văn hóa - Giải trí :: Khoa học kỹ thuật :: Góc thư giãn :: Web links :: Vietnam News in English :: Tài Chánh, Đầu Tư, Bảo Hiểm, Kinh Doanh, Phong Trào Thịnh Vượng :: Trang thơ- Hội Thi Nhân VN Quốc Tế - IAVP :: Liên hệ

Bản quyền: Vietnamville
Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút: Tân Văn.